Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư

LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế (gọi tắt là WTO – World Trade Organization), con đường phát triển của nước ta đã mở rộng trước mắt, với nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Cơ hội khi Việt Nam có thể giao lưu kinh tế với các bạn nước ngoài, tăng cường sự ảnh hưởng của mình trên các diễn đàn quốc tế và đặc biệt quan trọng khi nước ta có thể thu hút vốn lớn từ bên ngoài để x

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1446 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên thì thách thức đặt ra cũng rất lớn. Việc thu hút vốn một mặt tạo cơ sở vật chất cho nước ta, nhưng mặt khác đặt ra điều kiện mới khi nước ta phải đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả, không chỉ vốn nội lực mà còn có cả vốn vay nước ngoài, bởi sử dụng hiệu quả vốn làm tiết kiệm thời gian cũng như tiền của, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Hơn nữa, nâng cao uy tín của nước ta, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư nước ngoài. Thách thức trên bắt buộc Việt Nam cần có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư sẽ là công cụ trợ giúp đắc lực cho nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chuyên đề này nhằm tập trung viết về chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư của nước ta trong thời gian gần đây, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện chất lượng công tác này. Chuyên đề có tên “Nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư” gồm 2 chương: - Chương I: Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. - Chương II: Kiến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc hoàn thành được chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực của bản thân có sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo Tiến sỹ Từ Quang Phương - Chủ nhiệm Bộ môn Kinh tế đầu tư - Trường đại học Kinh tế quốc dân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Phương cùng sự giúp đỡ của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch đầu tư là đơn vị nhận em vào thực tập trong thời gian qua. Chuyên đề là kết quả của việc tổng hợp, phân tích các số liệu và kiến thức có được trong suốt quá trình thực tập tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư và 4 năm đại học tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngoài ra có sự tham khảo một số sách chuyên đề. Chương I: Thực trạng công tác Giám sát và Đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư I.Một vài nét về Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 1.Chức năng - Nhiệm vụ - Cơ cấu tổ chức Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư được thành lập từ năm 1974, tuy nhiên lúc đó vụ có tên là Văn phòng Thẩm tra nhiệm vụ thiết kế và báo cáo kinh tế - kỹ thuật - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Tới năm 1984-1985, Vụ có tên là Vụ xây dựng cơ bản - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Đến năm 1992, Vụ chuyển thành Văn phòng thẩm định - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cho đến năm 1995 và tới bây giờ, Vụ có tên chính thức là Vụ thẩm định và Giám sát đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư. 1.1.Chức năng - Nhiệm vụ Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thổ, các dự án đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc cho phép đầu tư và các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tham gia với các Vụ liên quan trong Bộ xem xét để Bộ có ý kiến đối với các dự án đầu tư, các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Làm nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư ; tổ chức thẩm định các dự án đầu tư quan trọng quốc gia theo quy chế làm việc của Hội đồng. Làm đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc ; giám sát, đánh giá các dự án đầu tư trong nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc Thủ tướng giao ; phối hợp với các đơn vị trong Bộ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế quốc dân. Tham gia nghiên cứu, soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư ; chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm cụ thể trong lĩnh vực thẩm định và giám sát đầu tư ; hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định, giám sát đầu tư cho các bộ, ngành và địa phương. Tổng kết, đánh giá, báo cáo về công tác thẩm định, giám sát các dự án đầu tư ; cung cấp thông tin cần thiết cho mạng thông tin của Bộ. Phối hợp với Văn phòng Bộ quản lý và sử dụng lệ phí thẩm định theo quy định của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao 1.2.Cơ cấu tổ chức Tính đến đầu năm 2006, tổng số cán bộ có 21 người, trong đó gồm 4 lãnh đạo (1 vụ trưởng, 3 vụ phó), 17 chuyên viên (có 2 công chức dự bị). Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư có cơ chế hoạt động khá đặc biệt: 1 chuyên viên có thể làm việc cùng 1 lúc với cả 3 vụ phó. 2.Một số nhiệm vụ chính của Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư về Đánh giá và Giám sát đầu tư Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong toàn quốc Tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn quốc theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Chính phủ và tổng hợp báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ quản lý ngành và địa phương liên quan thực hiện giám sát, đánh giá các dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư trên phạm vi toàn quốc. Tuỳ theo từng dự án cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan cử các cán bộ, chuyên gia tham gia giám sát, đánh giá dự án dưới hình thức thành lập các Tổ công tác liên ngành. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện giám sát, đánh giá các dự án nhóm A do Bộ tổ chức hoặc chủ trì tổ chức thực hiện. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ hoặc với các Bộ, ngành, địa phương liên quan (theo thẩm quyền) về các giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc trong hoạt động đầu tư của các ngành, các địa phương hoặc đối với các dự án nhóm A để đảm bảo tiến độ và hiệu quả đầu tư. Xem xét, có ý kiến hoặc giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ khi có yêu cầu của các Bộ, ngành khác, địa phương và chủ đầu tư. 3.Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư là đơn vị được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân công làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá đầu tư của Bộ, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và chủ đầu tư, cung cấp thông tin, hướng dẫn nghiệp vụ và xử lý các vấn đề về giám sát, đánh giá đầu tư. Phương thức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư của Vụ như sau Tổ chức theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình đầu tư: Thực hiện nhiệm vụ theo dõi, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư trên cơ sở các thông tin, báo cáo định kỳ theo hệ thống và chế độ quy định. Tổ chức mạng thông tin liên thông để thu thập và cập nhật thông tin, phối hợp theo dõi và đánh giá tình hình đầu tư Kiểm tra, xem xét thường xuyên: Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư bằng việc kiểm tra, xem xét thường xuyên hoạt động đầu tư thuộc phạm vi trách nhiệm của mình Yêu cầu chủ đầu tư báo cáo hoặc tiến hành giám sát tại chỗ về vấn đề cần tìm hiểu trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định về quản lý đầu tư, những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án hoặc có những vấn đề chưa rõ trong Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư Tổ chức đánh giá hoạt động đầu tư: Thực hiện nhiệm vụ đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án (đánh giá đầu tư) vào thời điểm cần thiết theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của người quyết định đầu tư. Nhiệm vụ, nội dung và thời điểm đánh giá tổng thể đầu tư hoặc đánh giá dự án đầu tư do cơ quan cấp trên hoặc người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định. II.Thực trạng công tác giám sát và đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư A-Chế độ báo cáo và nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ 1.Nội dung giám sát, đánh giá đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư 1.1. Đánh giá tổng thể đầu tư Đánh giá tổng thể đầu tư bao gồm: Đánh giá tổng thể đầu tư của nền kinh tế, ngành và địa phương, vùng lãnh thổ Vụ có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương theo các chỉ tiêu phản ánh quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ và hiệu quả đầu tư. Qua đó xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư ; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau ; Đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Việc đánh giá tổng thể đầu tư toàn bộ nền kinh tế được thực hiện hàng năm, 5 năm hoặc theo yêu cầu của Chính phủ. Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư Đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư nhằm đánh giá tình hình thực hiện các quy định về quản lý đầu tư ở các Bộ, ngành và địa phương, phát hiện những sai phạm, những vướng mắc để kịp thời chấn chỉnh hoạt động đầu tư ở các Bộ, ngành, địa phương và xử lý kịp thời về mặt cơ chế, chính sách cho thích hợp với tình hình thực tế 1.2.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư Giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo các giai đoạn gồm Giám sát chuẩn bị đầu tư: Vụ tiến hành việc giám sát chuẩn bị đầu tư nhằm kiểm tra sự đảm bảo các quy định về pháp lý trong việc chuẩn bị đầu tư ; kiểm tra nội dung quyết định đầu tư theo quy định nêu tại Điều 30 Nghị định 52/CP ; đánh giá sự phù hợp của quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch, chương trình đầu tư của ngành ; địa phương ; thẩm quyền và trình tự ra quyết định đầu tư đối với dự án Đánh giá tổng thể về tính khả thi của quyết định đầu tư theo những yếu tố chủ yếu của dự án Đánh giá về năng lực của Chủ đầu tư Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án đầu tư Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình tựhc hiện dự án Kiểm tra việc áp dụng và chấp hành các chính sách, chế độ quy định của Nhà nước, của ngành và địa phương áp dụng đối với dự án Đánh giá năng lực của Ban quản lý dự án theo phương thức thực hiện đầu tư đã lựa chọn Đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu (khối lượng, tiến độ, chất lượng, giải ngân) ảnh hưởng về môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện đầu tư. Trên cơ sở theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện dự án phát hiện những vấn đề phát sinh, các sai phạm hoặc bất hợp lý, những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cần giải quyết. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị người có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc cơ quan liên quan xem xét, giải quyết để đảm bảo tiến độ đầu tư. Đánh giá sau thực hiện dự án đầu tư Đánh giá kết thúc quá trình đầu tư Nhằm tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Đánh giá quá trình khai thác, vận hành dự án Nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư, phân tích tác động đối với dự án về các mặt chính sách, sử dụng đất đai …và đề xuất các biện pháp để đảm bảo khai thác, vận hành dự án có hiệu quả. 2.Báo cáo về giám sát đánh giá đầu tư 2.1.Chế độ báo cáo Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư có nhiệm vụ trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm và từng thời kỳ kế hoạch theo yêu cầu của Chính phủ ; tổng hợp báo cáo về giám sát tổng thể đầu tư 6 tháng một lần ; báo cáo tổng hợp, giám sát, đánh giá dự án nhóm A trong phạm vi toàn quốc một quý một lần 2.2.Thời hạn báo cáo định kỳ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm trong tháng 2 năm sau Báo cáo quý về giám sát đánh giá dự án đầu tư nhóm A trong tháng đầu của quý sau. B- Công tác tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư tại Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư giai đoạn 2003-2006 1.Quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư của nước ta Công tác giám sát và đánh giá đầu tư từ lâu đã được Chính phủ coi là công việc vô cùng quan trọng. Cùng với việc thẩm định dự án đầu tư, giám sát và đánh giá đầu tư luôn được tiến hành thường xuyên, định kỳ đối với các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư quan trọng cấp quốc gia, các chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án nhóm A. Tuy nhiên, trong một quá trình dài Chính phủ Việt Nam chưa có những văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm cũng như nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát, đánh giá dự án. Do vậy, tình hình trên đã gây ra những phiền phức cũng như những hậu quả không đáng có do việc quản lý dự án chất lượng kém như: dự án chất lượng kém, chậm tiến độ, thời gian thi công kéo dài, các thiệt hại gây hậu quả nghiêm trọng tới tài sản xã hội chủ nghĩa không quy được trách nhiệm … Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ; cải tiến mạnh mẽ phương thức xây dựng nhằm đảm bảo ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua năm 2005. Liên quan đến hoạt động đầu tư, trong năm 2006 Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật đầu tư năm 2005 ; Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng ; Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 Quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ; Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số đièu của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-KHĐT-UBTƯMTTQVN-TC ngày 04/12/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng. Năm 2007, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao nhiệm vụ xây dựng Luật về quản lý đầu tư các dự án sử dụng vốn Nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh (Luật Đầu tư công) nhằm từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước. Ngoài ra, trong phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của mình, các Bộ, ngành, địa phương qua công tác rà soát đánh giá các văn bản pháp quy, đã tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh hoặc ban hành những văn bản pháp quy mới để tăng cường quản lý đầu tư và xây dựng có hiệu quả hơn. Điển hình như: Bộ Công nghiệp có Chỉ thị số 06/CT-BCN ngày 28/03/2006 về tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống thất thoát, lãng phí và các tiêu cực trong thực hiện đầu tư ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 18/2006/TT-BNN ngày 20/3/2006 hướng dẫn một số nội dung quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông quản lý ; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng ban hành Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND ngày 14/9/2006 về việc tăng cường biện pháp chỉ đạo và xử lý các khoản nợ đọng xây dựng cơ bản đối với ngân sách cấp huyện và xã ; Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Chỉ thị số 12/2006/CT-UBND ngày 10/4/2006 yêu cầu các đơn vị kiểm tra các dự án đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những sai phạm, thiếu sót, lãng phí, nhằm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý, xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định, Chỉ thị số 34/2006/CT-UBND ngày 27/10/2006 về tổ chức công tác giám sát đàu tư cộng đồng ; Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà ban hành Chỉ thị số 28/2006/CT-UBND ngày 29/9/2006 về việc triển khai thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh ; Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Đồng Tháp và một số địa phương khác có các Quyết định quy định trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư. Các Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư đã có tác dụng rõ rệt trong việc huy động nguồn lực đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, phân cấp phát huy tính chủ động của địa phương, từng bước đưa việc giám sát, đánh giá đầu tư qua đó đưa quản lý đầu tư vào nề nếp, tháo gỡ nhiều khó khăn cho các đơn vị thực hiện quản lý đầu tư. 2.Tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 Số liệu tổng hợp giai đoạn 2003-2006 gửi tới Bộ Kế hoạch và đầu tư từ các Bộ chủ quản, các ngành, địa phương và các Tổng Công ty đều đặn và chính xác hơn qua các năm. Số đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư có số liệu cụ thể ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ các đơn vị ngày càng chú trọng hơn, nghiêm túc hơn trong công tác giám sát và đánh giá đầu tư. 2.1.Báo cáo giám sát, đánh giá chung các dự án đầu tư từ các đơn vị Theo báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư từ các cơ quan, đơn vị gửi về Bộ kế hoạch và đầu tư, tổng số các đơn vị gửi về qua các năm có tăng lên. Năm 2003, số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư mới chỉ là 55 đơn vị (thấp nhất giai đoạn (2003-2006). Đến năm 2004, con số này tăng lên 95 đơn vị (cao nhất trong giai đoạn 4 năm 2003-2006) và trong 2 năm 2005-2006, số đơn vị gửi báo cáo về dao động từ 93(2005) xuống 90(2006). Như vậy, số đơn vị gửi báo cáo tăng lên mạnh nhất giai đoạn 2003-2004 từ 55 đơn vị lên đột biến 95 đơn vị (tăng 72,7%). *Nguyên nhân: giải thích cho việc tăng đột biến là do: +Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19 tháng 5 năm 2003 hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư cho các đơn vị quản lý Nhà nước về đầu tư cũng như các chủ đầu tư có dự án đầu tư đang triển khai. +Quốc hội đã ra Nghị quyết và Thủ tướng có Chỉ thị quy định về công tác giám sát đánh giá đầu tư. Do vậy, quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý và chủ đầu tư tăng lên, bắt buộc những đơn vị này phải có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. +Ban hành Thông tư trên cùng với việc phân cấp ngày càng mạnh mẽ cho các địa phương. Do vậy, công tác giám sát đánh giá dự án ngày càng được cải thiện. Giai đoạn 2004-2006, các đơn vị gửi báo cáo đều đặn hơn và không năm nào số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư dưới con số 90 đơn vị. Điều này cho thấy, các văn bản pháp luật của Chính phủ có tính khả thi cao, các đơn vị ngày càng tuân thủ nhiệm vụ quản lý đầu tư của mình. Bảng 1: Tổng hợp đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Năm Số đơn vị nộp báo cáo giám sát đánh giá tổngthể đầu tư 2003 2004 2005 2006 55 95 93 90 % 43% 69.90% 68.90% 68.70% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư-Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tuy nhiên, tính đến năm 2006 số đơn vị gửi báo cáo vẫn chỉ dao động dưới mức 70%, chưa năm nào vượt qua mức này (năm cao nhất là 2004 đạt 69,9%). Đây là mức vẫn còn thấp so với yêu cầu. Tỷ lệ nộp báo cáo thấp này gây cản trở tới việc tổng hợp thông tin, số liệu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, qua đó giúp Thủ tướng thấy rõ được tình hình thực hiện quản lý đầu tư để có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Như vậy, tình hình chấp hành chế độ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương và các Tổng Công ty mặc dù có sự cố gắng và cải thiện nhiều qua từng năm nhưng nhìn chung vẫn chưa nghiêm túc, thiếu sự cố gắng. 2.2.Tình hình tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 2.2.1.Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư chung của cả nước giai đoạn 2003-2006 Giai đoạn 2003-2006, công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư của cả nước có những điểm chính sau: +Năm 2003, số dự án thực hiện đầu tư của cả nước thấp nhất, đạt 5432 dự án. Năm 2004 tăng 278% lên 20515 dự án. Các năm tiếp theo số dự án tiếp tục tăng với tốc độ năm 2005 là 19% và năm 2006 là 12%. Các dự án thực hiện đầu tư đều tăng trong từng năm cho thấy tình hình đầu tư của nước ta có sự phát triển, đặc biệt phát triển mạnh mẽ từ năm 2004 trở đi. Như vậy, xét chung cho cả dự án đầu tư trong nước lẫn dự án đầu tư từ nước ngoài, các nhà đầu tư đã ngày một tin tưởng vào chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam nên ngày càng thực hiện nhiều dự án đầu tư hơn. Qua đó cho thấy chính sách đầu tư cũng như môi trường đầu tư của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể (từ năm 2004 trở đi), có tiềm năng thu hút đầu tư mạnh mẽ. +Số dự án đầu tư kết thúc đưa vào hoạt động trong năm 2005 chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số dự án thực hiện đầu tư với tỷ lệ 40,76%. Các năm còn lại đều dao động quanh mức trên dưới 36%. Tỷ lệ này còn quá thấp, chưa vượt qua mức 50% cho thấy công tác giải ngân còn chậm. Đây cũng là vấn đề tồn tại của thực trạng đầu tư nước ta trong nhiều năm liền. Việc giải ngân chậm làm cho dự án đầu tư đưa vào hoạt động bị trì hoãn, một mặt không tạo thêm tài sản cho nền kinh tế quốc dân, mặt khác dự án lâu ngày không được sử dụng hoạt động sẽ bị hao mòn vô ích (không phải hao mòn do sử dụng trong hoạt động sản xuất), hư hỏng gỉ sét trong khi vẫn phải mất diện tích lớn cho những công trình này khiến nhiều dự án khác không có đất để triển khai, làm giảm sức cạnh tranh của môi trường đầu tư nước ta. Giải ngân chậm cũng là nguyên nhân làm Việt Nam trong nhiều năm liền không được nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng đầu tư. +Tỷ lệ số dự án được giám sát đánh giá tăng trong giai đoạn 2003-2004, 2005-2006 và giảm giai đoạn 2004-2005. Năm 2004 tỷ lệ số dự án này cao nhất (60,53%) là năm công tác giám sát, đánh giá dự án thực hiện tốt nhất trong cả nước. Năm 2005, việc thực hiện nhiệm vụ này giảm sút mạnh, chỉ còn 45,78%. Năm này công tác thực hiện kém nghiêm túc nhất trong toàn giai đoạn 2003-2006. Sang năm 2006, công tác này được chấn chỉnh, do đó số dự án được giám sát, đánh giá đã tăng lên. +Số dự án vi phạm đầu tư tăng lên với tốc độ rất nhanh, cùng với sự tăng lên của số dự án thực hiện đầu tư. Năm 2003 mới chỉ có 1,4% số dự án thực hiện đầu tư vi phạm thủ tục đầu tư. Các năm sau, số dự án vi phạm tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Từ năm 2005, tốc độ tăng số dự án vi phạm thủ tục đầu tư có chiều hướng giảm đi mặc dù vẫn tăng do có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ trong công tác giám sát và đánh giá dự án đầu tư. Trong số các nguyên nhân gây ra vi phạm thủ tục đầu tư, các nguyên nhân như không phù hợp với quy hoạch được duyệt, không đúng thẩm quyền và ký hợp đồng không đúng quy định trong năm 2003 không có hiện tượng này xảy ra, tuy nhiên sang các năm sau đều phát sinh. Nguyên nhân chậm tiến độ vẫn là nguyên nhân cơ bản chính. Tỷ lệ chậm tiến độ chỉ giảm giai đoạn 2003-2004 (về mặt tương đối) mặc dù vẫn tăng (về mặt tuyệt đối).Các năm khác tỷ lệ này đều tăng (cả về tuyệt đối lẫn tương đối) +Dự án phải điều chỉnh trong cả nước có xu hướng tăng về số lượng, trong đó điều chỉnh về vốn đầu tư tăng mạnh nhất. Đáng chú ý và đáng mừng là số dự án hoạt động không hiệu quả chiếm tỷ lệ rất ít (trên tổng số các dự án thực hiện đầu tư). Bảng 2: Tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giai đoạn 2003-2006 Năm Số dự án thực hiện đầu tư Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong năm Số dự án đã thực hiện GS,ĐG đầu tư trong năm Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư Số dự án phải điều chỉnh Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả Tổng Tổng Không phù hợp với quy hoạch Không đúng thẩm quyền Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án Đấu thầu không đúng quy định Bỏ giá thầu không phù hợp Phê duyệt không kịp thời Ký hợp đồng không đúng quy định Chậm tiến độ Chất lượng xây dựng thấp Có lãng phí Tổng Nội dung đầu tư Tiến độ đầu tư Vốn đầu tư 2003 5432 2057 2840 39 0 0 4 1 4 18 0 144 18 26 451 102 127 326 66 1 37.90% 52.30% 1.40% 0.00% 0.00% 0.10% 0.00% 0.10% 0.60% 0.00% 5.10% 0.60% 0.90% 15.90% 3.60% 4.50% 11.50% 2.30% 0.00% 2004 20515 7344 12418 779 8 1 119 9 6 12 72 954 11 6 1347 341 454 892 267 3 35.80% 60.53% 3.80% 0.04% 0.00% 0.58% 0.04% 0.03% 0.06% 0.35% 4.65% 0.05% 0.03% 6.57% 1.66% 2.21% 4.35% 1.30% 0.01% 2005 24364 9931 11155 2534 16 5 31 4 4 68 14 2346 55 28 2838 1019 1628 2126 217 1 40.76% 45.78% 10.40% 0.07% 0.02% 0.13% 0.02% 0.02% 0.28% 0.06% 9.63% 0.23% 0.11% 11.65% 4.18% 6.68% 8.73% 0.89% 0.00% 2006 27340 9754 14044 3660 26 5 7 41 15 27 6 3595 14 8 4576 1023 2991 2992 481 6 35.68% 51.37% 13.39% 0.10% 0.02% 0.03% 0.15% 0.05% 0.10% 0.02% 13.15% 0.05% 0.03% 16.74% 3.74% 10.94% 10.94% 1.76% 0.02% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và đầu tư 2.2.2.Thực trạng công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư của các Bộ -Cơ quan ngang bộ, Cơ quan Chính phủ, các địa phương và các Tổng Công ty 91 a) Giám sát, đánh giá chung các dự án đầu tư của của các Bộ -Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ, các địa phương và các Tổng Công ty 91 *Thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư Công tác giám sát đánh giá dự án đầu tư được triển khai trên toàn đất nước. Không chỉ thực hiện đối với các Thành phố lớn như Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng mà còn sát sao đến tận các tỉnh vùng sâu địa đầu Tổ quốc như Hà Giang, Lào Cai … Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ cũng như các Tổng Công ty đã chấp hành việc thực hiện chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư để đảm bảo kịp thời tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình quản lý đầu tư của cả nước trong từng năm, từ đó có kế hoạch định hướng đầu tư cho những năm tiếp theo. Báo cáo gửi về Bộ Kế hoạch đầu tư bao gồm cả báo cáo có số liệu cụ thể lẫn báo cáo không có số liệu cụ thể. Ta có bảng số liệu sau đây: Bảng 3: Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư giai đoạn 2003-2006 Năm  Cơ quan 2003 2004 2005 2006 Tỉnh, Thành phố 27(61) 47(64) 53(64) 54(64) 44.26% 73.44% 82.81% 84.38% Tổng Công ty 91 10(20) 17(19) 14(19) 8(19) 50% 89% 73.68% 42.11% Bộ, Cơ quan ngang Bộ 10(29) 24(36) 20(36) 20(36) 34.48% 67% 55.56% 55.56% Cơ quan Chính phủ 8(15) 7(17) 6(17) 4(17) 53.33% 41.18% 35.29% 23.53% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng 2 trên đây cho thấy: +Các tỉnh, thành phố: tỷ lệ nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư đạt cao nhất năm 2006 (84%) và thấp nhất là vào năm 2003 (chỉ đạt 44%). Số liệu trên chỉ ra các địa phương nộp báo cáo tăng cả về số lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Chỉ trong giai đoạn 2003-2006, số địa phương nộp báo cáo tăng gấp đôi, từ 27 tỉnh, thành phố lên 54 địa phương. Như vậy, số lượng địa phương nộp tăng theo chiều hướng tích cực, tăng đều qua các năm và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Giai đoạn về sau 2005-2006 số địa phương nộp báo cáo tăng chậm. Theo giải thích trên đây, việc những năm sau năm 2003 các tỉnh thành phố nộp báo cáo tăng lên là do Thủ tướng, Chính phủ đã ban hành nhiều quy chế, thông tư quy định trách nhiệm, nhiệm vụ ngày càng tăng cho các địa phương. Hơn nữa, việc phân cấp quản lý ngày càng mạnh, các địa phương ngày càng được giao nhiệm vụ trọng trách nặng nề hơn, quản lý nhiều dự án lớn với mức vốn lớn nên công tác giám sát đánh giá được Chính phủ quản lý chặt chẽ, tránh gây ra các hậu quả thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, của công dân. +Bộ và Cơ quan ngang Bộ: Số lượng các báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư do các Bộ và Cơ quan chủ quản gửi về có gia tăng về số lượng cũng như chất lượng báo cáo, cho thấy các Bộ đã có ý thức chấp hành nghiêm túc các Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Bảng số liệu trên cho thấy, các Bộ tiến hành gửi báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư ngày càng đều đặn hơn. Trong 2 năm liên tiếp 2005-2006, số đơn vị gửi báo cáo không thay đổi, duy trì được tỷ lệ 20 đơn vị. Năm 2003 số đơn vị nộp báo cáo chỉ có 34% trên tổng số Bộ và Cơ quan ngang Bộ. Đến cuối năm 2006 và tính đến đầu tháng 4/2007, con số này lên mức 56%, tăng 1,5 lần so với năm 2003. Tuy nhiên cần phải thấy rằng, mặc dù có tăng lên nhưng số đơn vị nộp vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt, năm 2004 có 24 Bộ, Cơ quan ngang Bộ nộp xong tới những năm sau giảm xuống chỉ còn 20. Đây là điều cần xem xét vì số Bộ, Cơ quan ngang Bộ của năm 2004 đều bằng với năm 2005, 2006 nhưng số đơn vị nộp lại cao hơn. Như vậy, xét về tổng thể giai đoạn 4 năm thì các Bộ, Cơ quan ngang Bộ có xu hướng thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá nghiêm túc hơn. Trong giai đoạn tới, Thủ tướng Chính phủ cần phải có các quy định cũng như chỉ thị cụ thể yêu cầu các Bộ, Cơ quan ngang Bộ chấp hành nghiêm chỉnh hơn nữa chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư, bởi đây là những cơ quan Nhà nước quản lý các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, nếu không thực hiện nghiêm túc thì khó có thể quản lý được tình hình thực hiện đầu tư trong các ngành kinh tế của đất nước. +Tổng Công ty 91: Năm 2003, số Tổng Công ty 91 nộp báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư chỉ khiêm tốn ở con số 10/20 đơn vị (50%). Trong đó, các Tổng Công ty lớn như Tổng Công ty than, Tổng Công ty điện (nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam), Tổng Công ty ximăng, Tổng Công ty công nghiệp đóng tàu không có báo cáo giám sát đánh giá. Đây là những Tổng Công ty mũi nhọn của Việt Nam, có tác dụng định hướng phát triển nền kinh tế và chiếm tỷ trọng các dự án thực hiện đầu tư rất lớn. Do vậy, số liệu báo cáo tổng hợp trình lên Thủ tướng là số liệu không đầy đủ, không phản ánh đúng thực tế hoạt động đầu tư trong năm. Giai đoạn sau, tình hình nộp báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư của các Tổng Công ty này có sự cải thiện rõ rệt. Các năm 2004, 2005 Tổng Công ty điện đều có báo cáo nộp Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Năm 2004, có 17/19 Tổng Công ty nộp báo cáo (chiếm 89%), tăng đột biến so với năm 2003. Năm 2005 giảm chỉ còn 14/19 Tổng Công ty và giảm mạnh nhất là vào năm 2006 chỉ có 8/19 đơn vị (chỉ chiếm 42%). Như vậy, sau khi tăng mạnh vào năm 2004, năm 2006 số Tổng Công ty 91 thực hiện chế độ báo cáo lại xuống thấp hơn (mặc dù số lượng Tổng Công ty 91 không hề giảm), do đó có thể thấy tình trạng nộp báo cáo của những đơn vị này thực hiện không nghiêm túc, cần được chấn chỉnh hơn nữa. +Cơ quan Chín._.h phủ: Các Cơ quan Chính phủ có số đơn vị nộp báo cáo ngày càng giảm qua các năm. Cao nhất số báo cáo các Cơ quan Chính phủ gửi về là năm 2003 với 8/15 đơn vị gửi (53,33%), trong đó Tổng Cục thống kê là đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh nhất (4 năm từ 2003-2006 đều có báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư có số liệu cụ thể). 3 năm về sau, số đơn vị gửi báo cáo về giảm dần, trong khi số Cơ quan Chính phủ lại tăng lên (từ 15 năm 2003 lên 17). Như vậy, số lượng Cơ quan Chính phủ gửi báo cáo giảm về cả số lượng tuyệt đối lẫn tương đối. Mặt khác, các báo cáo gửi về giảm trong hoàn cảnh số đơn vị tăng lên cho thấy việc chấp hành chế độ báo cáo ở các Cơ quan Chính phủ chưa nghiêm túc. *Tình hình cụ thể công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở các Bộ - Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ, Tỉnh - Thành phố và các Tổng Công ty 91 Ta có bảng số liệu sau đây: Bảng 4: Tổng hợp số liệu các dự án đầu tư giai đoạn 2003-2006 STT Năm Cơ quan Số dự án thực hiện đầu tư Số dự án quyết định đầu tư Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong năm Số dự án đã thực hiện GS,ĐG đầu tư trong năm Tổng Nhóm A Nhóm B Nhóm C 1 2003 TỈnh,Thành phố 3018 9 284 2725 2024 1279 1011 0.30% 9.41% 90.29% 67.06% 42.38% 33.50% Tổng công ty 91 1700 22 275 1403 389 627 1386 1.29% 16.18% 82.53% 22.88% 36.88% 81.53% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 511 16 199 296 58 79 248 3.13% 38.94% 57.93% 11.35% 15.46% 48.53% Cơ quan CP 203 2 41 160 116 72 195 0.99% 20.20% 78.82% 57.14% 35.47% 96.06% 2 2004 TỈnh,Thành phố 7942 56 1172 6631 3920 2532 3555 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% Tổng công ty 91 6316 91 581 5644 1767 1243 5918 1.4% 9.2% 89.4% 28.0% 19.7% 93.7% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 6008 125 799 5083 1926 3508 2755 2.08% 13.30% 84.60% 32.06% 58.39% 45.86% Cơ quan CP 249 3 84 162 83 61 190 1.20% 33.73% 65.06% 33.33% 24.50% 76.31% 3 2005 TỈnh,Thành phố 12165 73 1971 9966 4693 4462 5331 0.60% 16.20% 81.92% 38.58% 36.68% 43.82% Tổng công ty 91 4727 71 610 3891 1558 2293 4450 1.50% 12.90% 82.31% 32.96% 48.51% 94.14% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 7357 279 1907 5160 1507 3136 1322 3.79% 25.92% 70.14% 20.48% 42.63% 17.97% Cơ quan CP 115 3 58 54 38 40 52 2.61% 50.43% 46.96% 33.04% 34.78% 45.22% 4 2006 TỈnh,Thành phố 17371 88 2065 15218 5957 6583 10538 0.51% 11.89% 87.61% 34.29% 37.90% 60.66% Tổng công ty 91 2245 11 432 1802 974 1242 1920 0.49% 19.24% 80.27% 43.39% 55.32% 85.52% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 7606 202 1366 6038 2993 1901 1542 2.66% 17.96% 79.38% 39.35% 24.99% 20.27% Cơ quan CP 118 1 33 84 39 28 44 0.85% 27.97% 71.19% 33.05% 23.73% 37.29% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Báo cáo của các địa phương, các Bộ-Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ cũng như các Tổng Công ty gửi về nhìn chung có số liệu cụ thể về tình hình quản lý dự án đầu tư nhóm A, B, C, cho thấy - Về các dự án nhóm A, B, C: *Ở các tỉnh, thành phố: Số dự án nhóm A thực hiện trong kỳ của các địa phương trong 4 năm đạt tỷ lệ thấp. Năm 2003 chỉ có 9 dự án nhóm A được thực hiện, chiếm 0.3% trong tổng số dự án thực hiện trong kỳ. Liên tục trong 4 năm, dự án nhóm A chỉ tăng lên với tốc độ chậm, lên 0.71% vào năm 2004. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây số dự án nhóm A thực hiện trong kỳ có xu hướng giảm. Nhìn chung, dự án nhóm A có xu hướng tăng nhưng không nhiều, chưa có năm nào tăng vượt quá tỷ lệ 1%. Số dự án nhóm A chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng số các dự án thực hiện trong kỳ chứng tỏ các dự án thực hiện đầu tư có vốn lớn chiếm ít, các dự án nhóm B, C ít vốn hơn chiếm tỷ trọng lớn. Tổng số các dự án nhóm C chiếm nhiều nhất. Trong 4 năm, dự án nhóm C chiếm ưu thế hơn hẳn các dự án nhóm A, B mặc dù tỷ trọng các dự án nhóm C có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2003, số dự án nhóm C là 2725, đạt tỷ lệ 90.29% cao nhất trong 4 năm. Các năm 2004, 2005 và 2006 dao động trên dưới 85% và chưa trở lại mức cao nhất năm 2003. Trong khi các dự án nhóm C giảm thì các dự án nhóm B lại có xu hướng tăng, mạnh nhất vào năm 2005 đạt 1971 dự án (chiếm tỷ lệ 16.2%). *Ở các Bộ, Cơ quan Ngang Bộ: Tỷ trọng các dự án nhóm C cũng chiếm ưu thế trong số các dự án thực hiện đầu tư theo số liệu báo cáo từ các Bộ, cơ quan ngang bộ. Số liệu cho thấy, dự án nhóm A ở các Bộ có mức độ dao động về tỷ lệ phần trăm không lớn, dao động từ 2,08%(mức thấp nhất năm 2004) tới 3,79% (mức cao nhất năm 2005) nhưng về số lượng tuyệt đối thì dao động mạnh qua các năm, thấp nhất chỉ có 16 dự án nhóm A trong năm 2003 (mặc dù chiếm tới 3,13% tổng số dự án thực hiện đầu tư năm này) lên 125 dự án vào năm 2004 và cao nhất là 279 dự án năm 2005. Như vậy, số lượng các dự án nhóm A có xu hướng tăng xét về tổng thể giai đoạn 4 năm. *Ở các Tổng Công ty 91, số lượng dự án nhóm A rất ít, chỉ đạt cao nhất về số lượng là 91 dự án vào năm 2004. Trong đó, Tổng Công ty điện là đơn vị liên tục 2 năm 2004-2005 có số dự án nhóm A cao nhất lần lượt là 51 và 61. Đây đồng thời cũng là đơn vị có số dự án thực hiện đầu tư lớn nhất trong số các Tổng Công ty 91, năm 2004 đạt số lượng dự án nhóm A cao nhất là 3559 dự án. Như vậy, với số liệu trong bảng 2 có thể thấy, xu hướng các dự án lớn và vừa (nhóm A và nhóm B) có xu hướng tăng theo thời gian, mặc dù với tốc độ chậm nhưng phản ánh các dự án có vốn đầu tư lớn đang tăng dần, thể hiện nền kinh tế các địa phương đang ngày càng phát triển, ngày càng tạo ra nhiều tài sản cho nền kinh tế quốc dân. -Về số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ: *Ở các Tỉnh, Thành phố: Theo các báo cáo trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng số các dự án thực hiện đầu tư trong kỳ ở các địa phương tăng qua các năm. Nếu như năm 2003, số dự án đầu tư thực hiện chỉ là 3018 dự án thì đến năm 2006 đã tăng lên gấp gần 6 lần là 17371 dự án. Như vậy, số các dự án được thực hiện đầu tư tại các địa phương tăng lên rất nhanh trong 4 năm, cho thấy tình hình triển khai các dự án đầu tư được các địa phương tích cực giúp đỡ, cấp giấy phép thực hiện nhanh chóng. Các địa phương đã rất tích cực hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án thông qua cơ chế ngày càng thông thoáng, thời gian cấp phép thực hiện đầu tư ngày một rút ngắn. Đồng thời, số dự án thực hiện đầu tư tăng lên cũng phản ánh sự phát triển của nền kinh tế đất nước ngày càng tăng mạnh mẽ trong giai đoạn 2003-2006. *Ở Tổng Công ty 91: Số dự án thực hiện đầu tư của các Tổng Công ty 91 thấp nhất vào năm 2003, chỉ có 1700 dự án. Tăng mạnh nhất năm 2004 khi có tới 6316 dự án thực hiện đầu tư (tăng 370% so với năm 2003). Sở dĩ giai đoạn này có sự tăng đột biến vì số lượng các dự án đầu tư của các Tổng Công ty tăng mạnh do nhu cầu mở rộng sản xuất của các đơn vị này. *Đối với các Bộ và Cơ quan ngang Bộ, số dự án đầu tư thực hiện có xu hướng tăng rất nhanh và mạnh. Năm 2003 mới chỉ có 511 dự án (thấp nhất trong vòng 4 năm) thì sang năm 2004 đã tăng 11 lần lên 6008 dự án và cao nhất hiện nay là năm 2006 (7606 dự án). Điều này được lý giải cũng là do nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp, các đơn vị khi nền kinh tế đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Mặt khác, do các dự án thực hiện đầu tư ở các địa phương tăng nên việc các dự án của Bộ và Cơ quan ngang Bộ thực hiện đầu tư tăng là việc dễ hiểu (do các Bộ quản lý dọc chuyên ngành của mình còn các địa phương thực hiện việc giám sát các dự án xây dựng ở địa phương mình). Nhìn chung, các Bộ ngành, địa phương, Tổng Công ty 91 đều có xu hướng tăng số lượng các dự án thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2003-2006. *Các Cơ quan Chính phủ: Có số lượng các dự án thực hiện đầu tư ít nhất trong số các đơn vị. Số dự án chỉ dao động thấp nhất 115 năm 2004 và cao nhất chỉ là 249 dự án. Tuy nhiên, do số lượng báo cáo gửi về của các Cơ quan Chính phủ thấp nên con số trên có thể chưa chính xác. - Về số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm: *Ở các Tỉnh, Thành phố:có xu hướng giảm ở các địa phương. Cao nhất là năm 2003 khi số dự án đưa vào hoạt động 42,38% trên tổng số dự án thực hiện đầu tư. Các năm sau đều giảm, thấp nhất vào năm 2004 chỉ có 2532 dự án (chiếm 31,88%). Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động chỉ đạt tỷ lệ thấp như vậy (chưa năm nào vượt quá 50%) chứng tỏ tình trạng giải ngân chậm. Theo báo cáo từ các địa phương, các tỉnh như Bà Rịa Vũng Tàu, Bắc Cạn, Đồng Tháp, Sơn La, Sóc Trăng, Tiền Giang, Hà Giang nhiều năm liền đều không thể giải ngân được, do vậy, dự án đầu tư kết thúc xong không thể đưa ngay vào hoạt động, làm mất tính cạnh tranh của dự án, gây thiệt hại không chỉ cho chủ đầu tư mà còn cho cả các tỉnh trên. Điều này phần nào cho thấy các tỉnh trên có tốc độ phát triển kinh tế kém hơn so với các tỉnh lân cận khác. Nhìn vào bảng số liệu trong bảng 2 cho thấy mặc dù thấp về tương đối (tỷ lệ phần trăm giữa số dự án đưa vào hoạt động trong kỳ so với số dự án đầu tư thực hiện) nhưng số dự án dự kiến (gồm cả nhóm A, B và C) kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong kỳ trong các năm về mặt tuyệt đối có tăng lên. Năm 2003 con số này là 1279 dự án, đến năm 2004 đã tăng gấp đôi lên 2532 và lần lượt các năm 2005 và 2006 là 4462 và 6583 dự án kết thúc đầu tư đưa vào hoạt động trong năm. Các địa phương cũng đã có nhiều cố gắng tập trung các nguồn lực về nhân lực, về tài chính và cải tiến các quy định quản lý, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, huy động nhanh và có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, rút ngắn thời gian đầu tư, nhanh chóng đưa dự án vào sử dụng. Điển hình như Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, bằng việc chỉ đạo sát sao, kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện đầu tư thực tế, trong quý 4 năm 2006 đã cắt giảm vốn kế hoạch của 15 dự án, công trình đầu tư với kinh phí trên 67 tỷ đồng để điều tiết, bổ sung cho các dự án có khả năng sử dụng hết vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Tình trạng giải ngân chậm diễn ra trong ngành giáo dục gây không ít khó khăn. Nguồn vốn công trái giáo dục nhìn chung giải ngân chậm, kế hoạch năm 2005 phải hoàn thành mục tiêu kiên cố hoá trường học, nhưng đến hết tháng 8 năm 2005 chương trình này mới giải ngân được 68,4% so với tổng vốn Trung ương đã chuyển cho các địa phương. Các tỉnh giải ngân chậm trong nhiều năm là Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Bình Định, Lâm Đồng. Theo kế hoạch của Chính phủ, chương trình kiên cố hoá trường lớp học phải kết thúc cuối năm 2005, tuy nhiên cho đến cuối năm 2006 thì vẫn còn gần 28% số phòng học cần xây dựng nhưng vẫn chưa được triển khai. *Ở các Tổng Công ty 91: Số lượng các dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm ở các Tổng Công ty 91 thấp nhất vào năm 2003 chỉ có 627 dự án (chiếm 36,88% trên tổng các dự án thực hiện đầu tư) và cao nhất vào năm 2005 là 2293 dự án. Giai đoạn 2003-2004 tăng mạnh nhất 98% (năm 2004 so với năm 2003). *Ở các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong kỳ thay đổi thất thường, năm 2006 chỉ có 1901 dự án. Con số này thấp hơn rất nhiều so với năm 2005 là 3136, tương tự năm 2004 cao nhất là 3508 dự án. Điều này cho thấy số dự án kết thúc đưa vào hoạt động ngay trong kỳ ở các Bộ có xu hướng giảm. Tựu chung lại, việc huy động dự án vào sử dụng ngay trong kỳ ở cả địa phương, Bộ Cơ quan ngang bộ và Tổng Công ty đều thấp, tính trung bình thời gian thực hiện dự án dài, nhiều khi có các dự án kéo dài hơn chục năm. Tài sản không phát huy được tác dụng cho nền kinh tế gây thiệt hại lớn. *Tại các Cơ quan Chính phủ, dự án đưa vào hoạt động đầu tư trong năm có xu hướng giảm qua các năm, cao nhất là 72 dự án năm 2003 (35,47%) và xuống thấp nhất là năm 2006 chỉ còn 28 (chiếm 23,73%) trên tổng số 118 dự án thực hiện đầu tư trong năm này. -Về số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm: *Ở các Tỉnh, Thành phố: Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong tổng số các dự án thực hiện đầu tư, số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm ở các địa phương chiếm tỷ lệ không cao lắm. Thấp nhất là vào năm 2003 khi số dự án thực hiện giám sát đánh giá đầu tư chỉ đạt 1011 dự án (chiếm 33%). Tuy nhiên, con số này tăng dần qua các năm. Năm 2006 đạt cao nhất, thể hiện ở số dự án thực hiện giám sát đầu tư tăng gần gấp đôi so với năm 2005, đạt 10538 dự án (chiếm 61%). Điều này cho thấy công tác thực hiện giám sát đánh giá đầu tư ngày càng được cải thiện, rõ nét hơn trong các năm về sau. Năm 2004 tăng gấp hơn 3 lần năm 2003, năm 2005 tăng 1,5 lần năm 2004. Như vậy, về mặt tuyệt đối tăng rất nhanh (về mặt tương đối trong 2 năm 2004, 2005 tăng không nhiều do số dự án thực hiện đầu tư cũng tăng theo). Do đó, công tác giám sát đánh giá được các địa phương chú trọng hơn giai đoạn trước. Đồng thời, đây cũng là kết quả của việc Chính phủ đã có chủ trương đúng đắn, nhanh chóng ban hành các Nghị định, quy định về công tác giám sát đánh giá kịp thời trong giai đoạn hiện nay khi các dự án đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng lên. *Ở các Tổng Công ty 91: Tuy nhiên có thể thấy, công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư thực hiện ở các Tổng Công ty lại rất tốt. Chưa có năm nào ở các đơn vị này số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm đạt tỷ lệ dưới 81%, chỉ thấp nhất năm 2003 là 1386 dự án (81,5%). Các năm sau, số dự án thực hiện đầu tư ở các Tổng Công ty giảm nên số lượng dự án thực hiện giám sát đánh giá trong năm cũng giảm theo. Qua đây cho thấy các đơn vị này có ý thức rõ rệt về kết quả đầu tư do hiện nay xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp tăng mạnh, các Tổng Công ty 91 phải tăng cường năng lực cạnh tranh trước sức ép to lớn của các tập đoàn hùng mạnh thế giới chuẩn bị thâm nhập thị trường Việt Nam khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. *Ở các Cơ quan Chính phủ Các dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư trong năm tại các Cơ quan Chính phủ đạt tỷ lệ rất cao vào năm 2003 khi đạt mức 195 trên tổng số 203 dự án thực hiện đầu tư (96,06%), tuy nhiên sang năm 2004 giảm 2,5% còn 190 dự án (chiếm 76,3% do số dự án thực hiện đầu tư tăng lên 249 dự án trong năm này). Các dự án thực hiện giám sát, đánh giá giảm cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối. b)Phân tích các nguyên nhân gây vi phạm thủ tục đầu tư Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, các dự án thực hiện đầu tư đều vướng mắc phải các vi phạm về quy định đầu tư hiện nay do Nhà nước ban hành. Số lượng các dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư, dự án phải điều chỉnh, dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau đều có trong các báo cáo của các Tỉnh, Thành phố cũng như các Bộ -Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ và các Tổng Công ty 91. Bảng 5: Tổng hợp dự án đầu tư vi phạm thủ tục đầu tư STT Năm Cơ quan Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư Số dự án phải điều chỉnh Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả Tổng Không phù hợp với quy hoạch Không đúng thẩm quyền Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án Đấu thầu không đúng quy định Bỏ giá thầu không phù hợp Phê duyệt không kịp thời Ký hợp đồng không đúng quy định Chậm tiến độ Chất lượng xây dựng thấp Có lãng phí Tổng Nội dung đầu tư Tiến độ đầu tư Vốn đầu tư 1 2003 TỈnh,Thành phố 27 0 0 3 1 2 18 0 84 16 26 347 59 54 263 31 0 0.89% 0.00% 0.00% 0.10% 0.03% 0.07% 0.60% 0.00% 2.78% 0.53% 0.86% 11.50% 1.95% 1.79% 8.71% 1.03% 0.00% Tổng công ty 91 43 0 0 0 0 0 0 0 43 0 0 83 26 47 32 22 1 2.53% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 2.53% 0.00% 0.00% 4.88% 1.53% 2.76% 1.88% 1.29% 0.06% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 2 0 0 0 0 1 0 0 1 2 0 8 11 5 21 0 0 0.39% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.20% 0.00% 0.00% 0.20% 0.39% 0.00% 1.57% 2.15% 0.98% 4.11% 0.00% 0.00% Cơ quan CP 10 0 0 1 0 1 0 0 16 0 0 13 6 21 10 13 0 4.93% 0.00% 0.00% 0.49% 0.00% 0.49% 0.00% 0.00% 7.88% 0.00% 0.00% 6.40% 2.96% 10.34% 4.93% 6.40% 0.00% 2 2004 TỈnh,Thành phố 319 7 1 66 5 4 12 72 435 11 6 811 232 189 499 201 2 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% 0.71% Tổng công ty 91 115 0 0 53 2 0 0 0 149 0 0 168 40 75 106 30 1 1.8% 0.0% 0.0% 0.8% 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2.4% 0.0% 0.0% 2.7% 0.6% 1.2% 1.7% 0.5% 0.0% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 341 1 0 0 22 2 0 0 358 0 0 347 56 184 274 35 0 5.68% 0.02% 0.00% 0.00% 0.37% 0.03% 0.00% 0.00% 5.96% 0.00% 0.00% 5.78% 0.93% 3.06% 4.56% 0.58% 0.00% Cơ quan CP 4 0 0 0 0 0 0 0 12 0 0 21 13 6 13 1 0 1.61% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 4.82% 0.00% 0.00% 8.43% 5.22% 2.41% 5.22% 0.40% 0.00% 3 2005 TỈnh,Thành phố 1821 15 3 31 2 0 56 14 1573 54 28 2313 866 1312 1630 97 0 14.97% 0.12% 0.02% 0.25% 0.02% 0.00% 0.46% 0.12% 12.93% 0.44% 0.23% 19.01% 7.12% 10.79% 13.40% 0.80% 0.00% Tổng công ty 91 337 1 0 0 0 0 0 0 381 1 0 123 42 66 100 85 0 7.13% 0.02% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.06% 0.02% 0.00% 2.60% 0.89% 1.40% 2.12% 1.80% 0.00% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 364 0 2 0 2 3 11 0 354 0 0 374 95 230 373 34 1 4.95% 0.00% 0.03% 0.00% 0.03% 0.04% 0.15% 0.00% 4.81% 0.00% 0.00% 5.08% 1.29% 3.13% 5.07% 0.46% 0.01% Cơ quan CP 12 0 0 0 0 1 1 0 38 0 0 28 16 20 23 1 0 10.43% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.87% 0.87% 0.00% 33.04% 0.00% 0.00% 24.35% 13.91% 17.39% 20.00% 0.87% 0.00% 4 2006 TỈnh,Thành phố 3173 26 5 7 41 14 6 6 3069 14 7 4119 863 2773 2604 18.27% 0.15% 0.03% 0.04% 0.24% 0.08% 0.03% 0.03% 17.67% 0.08% 0.04% 23.71% 4.97% 15.96% 14.99% 0.00% 0.00% Tổng công ty 91 52 0 0 0 0 1 11 0 74 0 0 73 48 59 70 6 2 2.32% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.04% 0.49% 0.00% 3.30% 0.00% 0.00% 3.25% 2.14% 2.63% 3.12% 0.27% 0.09% Bộ,Cơ quan ngang Bộ 421 0 0 0 0 0 0 0 438 0 1 365 103 144 308 12 4 5.54% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 5.76% 0.00% 0.01% 4.80% 1.35% 1.89% 4.05% 0.16% 0.05% Cơ quan CP 14 0 0 0 0 0 10 0 14 0 0 19 9 15 10 1 0 11.86% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.47% 0.00% 11.86% 0.00% 0.00% 16.10% 7.63% 12.71% 8.47% 0.85% 0.00% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo bảng trên có thể rút ra các nhận xét sau: +Thứ nhất: Các dự án đầu tư có mức độ vi phạm các quy định đầu tư ngày càng tăng. Số các dự án vi phạm về thủ tục đầu tư tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003 có tỷ lệ các dự án đầu tư vi phạm thủ tục đầu tư ít nhất, chỉ 27 dự án (chiếm 0,89%). Tuy nhiên, đến năm 2004 tăng mạnh gần 5 lần con số sai phạm này. Năm 2006 đạt tỷ lệ cao nhất là 18% trên tổng số các dự án thực hiện đầu tư. Điều này lý giải là do số dự án thực hiện đầu tư qua các năm cũng tăng lên, công tác quản lý đầu tư ở các địa phương vẫn còn yếu về nhiều mặt nên việc kiểm soát các dự án đầu tư ở địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Số các địa phương có vi phạm về thủ tục đầu tư ngày càng gia tăng. Năm 2003, mới chỉ có 3 tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ và Hà Nam vi phạm. Đến năm 2004, con số này đã là 13 tỉnh. Theo số liệu thông báo, tới giai đoạn hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có số dự án vi phạm thủ tục đầu tư lớn nhất (năm 2005 là 990, đến năm 2006 đã tăng lên 247% lên 2445 dự án). Đây là địa bàn đông dân, đất rộng và có tiềm năng kinh tế lớn của nước ta. Nhiều dự án trong và ngoài nước đã chọn Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm đầu tư. Do vậy, vấn đề giám sát, đánh giá dự án ở thành phố này rất quan trọng. Nếu không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế nước ta. Mức độ vi phạm về quản lý đầu tư cao nhất trong các đơn vị gửi báo cáo thuộc về các Cơ quan Chính phủ. Năm 2006 vi phạm cao nhất với tỷ lệ 11,86% trên số dự án thực hiện đầu tư tại đơn vị này. Đáng chú ý ở các Bộ -Cơ quan ngang Bộ tỷ lệ gia tăng dự án vi phạm rất nhanh. Năm 2003 mới chỉ có 2 dự án vi phạm thủ tục đầu tư (0,39%), sang năm 2004 đã tăng lên 341 dự án, tăng 170% so với năm trước. Các năm sau số lượng vi phạm liên tục tăng. Liên tục trong nhiều năm vi phạm về chậm tiến độ luôn chiếm ưu thế và duy trì ở mức độ cao.Năm 2003 vi phạm về chất lượng xây dựng thấp lớn nhất là 2 dự án, chậm tiến độ mới chỉ đạt 1 dự án. Năm 2004, các dự án chất lượng xây dựng thấp đã được khắc phục song chậm tiến độ lại tăng mạnh, từ năm 2004 là 341 dự án đến cuối năm 2006 đã lên 468 dự án. +Thứ hai: Trong số các dự án vi phạm quy chế quản lý đầu tư, có nhiều nguyên nhân gây ra việc vi phạm này. Nguyên nhân chậm tiến độ: tình trạng chậm tiến độ là nguyên nhân gây ảnh hưởng rất lớn. Số dự án chậm tiến độ năm 2003 là 84 (2,78%), năm 2004 là 435 (5,48%), năm 2005 là 1573 (12,93%) và năm 2006 là 3069 (18%). Tại các Tổng Công ty 91, tình trạng này cũng là vấn đề chính yếu. Tổng Công ty Bưu Chính Viễn thông trong 4 năm liên tiếp đều có dự án chậm tiến độ với số lượng tương đối cao. Tương tự như vậy, chậm tiến độ cũng xảy ra tại Tổng Công ty hàng không. Đặc biệt, Tổng Công ty điện có số dự án chậm tiến độ cao nhất năm 2005 là 312 dự án.Trong số các nguyên nhân gây ra vi phạm về thủ tục đầu tư tại các Tổng Công ty, chậm tiến độ chiếm tỷ lệ cao nhất, số liệu trong bảng cho thấy tình trạng này xảy ra nhiều nhất vào năm 2005 với 381 dự án (trong đó tập đoàn điện lực đã chiếm tới 312 dự án). Như vậy, tình trạng chậm tiến độ ngày càng gia tăng. Tỉnh Hà Nam nhiều năm liền đều xảy ra tình trạng này. Nhưng tiêu biểu nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có số dự án chậm tiến độ diễn ra ngày càng nhiều. Tính tới cuối năm 2006, số dự án chậm tiến độ ở địa phương này đã lên tới 2431 dự án (trong khi số liệu báo cáo năm 2003 không có dự án nào). Điều này cho thấy tình trạng chậm tiến độ ngày một tràn lan ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, qua đây cũng cần phải xem lại các báo cáo giám sát đánh giá đầu tư của thành phố này có thể chưa chính xác, mang tính hình thức cao mà không cụ thể. Nguyên nhân của việc chậm tiến độ do nhiều lý do: đền bù giải toả khó khăn, tư vấn yếu kém hoặc quá tải, một số đơn vị thi công không đủ năng lực ; chủ đầu tư năng lực tổ chức thực hiện yếu ; cơ quan thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu kéo dài ; bố trí vốn không đủ, thanh quyết toán chậm, trong đó đền bù giải toả khó khăn, chuẩn bị thủ tục đấu thầu và xét thầu kéo dài và sự yếu kém của chủ đầu tư là nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất…Đây là vấn đề nan giải, bởi chậm tiến độ gây ra lãng phí, giảm hoặc không còn hiệu quả của dự án đầu tư. Chậm tiến độ đều xảy ra ở mức độ lớn ở các đơn vị nộp báo cáo. Ví dụ như Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông triển khai 21 dự án lớn dung nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, nhưng cho đến tháng 4/2006 vẫn còn một số dự án vẫn đang chuẩn bị đầu tư, một số dự án chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo quy định. Ở các địa phương lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng do là các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước nên số dự án đầu tư vào các tỉnh này nhiều. Công tác giải phóng mặt bằng ở những nơi này diễn ra rất chậm chạp, chi phí cho công tác này nhiều khi chiếm tới 70% vốn đầu tư dự án. Ngoài ra, các dự án giao thông triển khai trên các địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Sơn La, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Hà Nội cũng gặp rất nhiều trở ngại. Các nguyên nhân khác: dự án không phù hợp với quy hoạch, không đúng thẩm quyền, không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra thẩm định, phê duyệt không kịp thời, đấu thầu không đúng quy định, phê duyệt không kịp thời …góp phần làm gia tăng các vi phạm về thủ tục đầu tư. +Thứ ba: về số dự án phải điều chỉnh. Tại các tỉnh, thành phố số dự án này ngày càng tăng. Cao nhất là vào năm 2006 có tới 4119 dự án (chiếm 23,71%) số dự án thực hiện đầu tư phải điều chỉnh Điều chỉnh về vốn đầu tư: Đây là một bức xúc rất lớn trong công tác đầu tư hiện nay. Vốn đầu tư của rất nhiều dự án đầu tư ở địa phương phải điều chỉnh lại nhiều lần, đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng các công trình công cộng. Các cơ quan Chính phủ có số dự án phải điều chỉnh ít song ở các đơn vị này có ít dự án thực hiện đầu tư giai đoạn 2003-2006 nên tính theo tỷ lệ phần trăm thì lại là đơn vị có nhiều dự án điều chỉnh nhất. Năm 2003, số dự án này chiếm 6,4% trong tổng số dự án thực hiện đầu tư tại Cơ quan chính phủ (là năm ít nhất) thì đến năm 2005 đã lên tới 24,35%. Xét chung cho cả giai đoạn 4 năm 2003-2006 thì các Cơ quan Chính phủ năm nào cũng chiếm vị trí số 1 về tỷ lệ dự án phải điều chỉnh. Điều chỉnh nội dung đầu tư và tiến độ đầu tư: Trong đó, điều chỉnh về tiến độ đầu tư có tốc độ tăng nhanh hơn điều chỉnh về nội dung đầu tư. Điều này cho thấy nội dung đầu tư của các dự án ngày càng phù hợp với chủ trương đầu tư của địa phương, của Bộ ngành, các Tổng Công ty cũng như các Cơ quan Chính phủ nhưng tiến độ đầu tư điều chỉnh nhiều làm gia tăng các khó khăn cho khả năng cạnh tranh của dự án. Nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án đã được nêu nhiều lần, chủ yếu là do năng lực của chủ đầu tư, tư vấn hạn chế ; công tác khảo sát chưa đầy đủ hoặc số liệu khảo sát chưa chính xác, chất lượng thấp nên trong quá trình thực hiện phát sinh các yếu tố bắt buộc phải điều chỉnh. +Thứ tư: Về số các dự án đưa vào hoạt động không có hiệu quả.Số liệu các địa phương gửi về cho thấy số các dự án đưa vào hoạt động không có hiệu quả rất ít. Chỉ có năm 2004 có 2 dự án hoạt động không có hiệu quả, các năm còn lại số liệu báo cáo không có dự án nào. Nếu theo báo cáo của địa phương thì đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều dự án hoạt động dưới công suất, thậm chí bỏ phí không sử dụng ? Do vậy, các báo cáo của các địa phương cần phải được xem xét lại vì vấn đề dự án hoạt động không hiệu quả được báo đài và nhân dân phản ánh rất nhiều. Tương tự như vậy đối với các báo cáo của các Tổng Công ty 91 và các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan Chính phủ đều có tỷ lệ các dự án hoạt động không hiệu quả rất thấp, cao nhất chỉ có 4 dự án hoạt động không hiệu quả trong năm 2006 của Bộ Xây dựng. Tuy vậy, giống như các địa phương, do số lượng báo cáo gửi về không đầy đủ, đặc biệt đối với Cơ quan Chính phủ là đơn vị thực hiện kém nhất chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư nên con số trên đây chưa hẳn đã chính xác. 2.2.3.Giám sát, đánh giá dự án đầu tư các dự án đầu tư nhóm A *Thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá đầu tư: Bảng 6: Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể dự án đầu tư nhóm A 2003-2006 STT Năm Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Số dự án thực hiện đầu tư Số dự án quyết định đầu tư Số dự án kết thúc đưa vào hoạt động đầu tư trong năm 1 2004 93(136) 275 42 20 % 68.38% 15.27% 7.27% 2 2005 93(135) 426 57 31 % 68.89% 13.28% 7.28% 3 2006 90(131) 302 35 27 % 68.7% 11.59% 8.94% Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Theo bảng số liệu báo cáo giám sát đánh giá đầu tư các đơn vị trên đây cho thấy - Số đơn vị gửi báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư không dao động mạnh qua các năm (không có số liệu của năm 2003). Tuy nhiên, đây vẫn là số liệu chưa đầy đủ, không chính xác (bởi vẫn có đơn vị gửi báo cáo không có số liệu cụ thể). Mặt khác, số đơn vị gửi về vẫn chưa đạt yêu cầu về số lượng. Do đó, tình hình chấp hành thực hiện chế độ báo cáo giám sát đánh giá dự án đầu tư nhóm A vẫn chưa nghiêm túc. Dự án nhóm A là dự án quan trọng của đất nước nên việc thực hiện giám sát, đánh giá cần phải được chấp hành nghiêm túc. - Tổng số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm của các dự án nhóm A rất thấp, chưa năm nào vượt quá 9%. Tốc độ tăng của các dự án nhóm A kết thúc đưa vào hoạt động dự án rất thấp, hầu như không đáng kể. Đáng chú ý nhất là các Cơ quan Chính phủ vẫn là đơn vị kém nhất có ít dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm tính chung cho giai đoạn 2004-2006 (ngoại trừ đài truyền hình Việt Nam có 10 dự án trong năm 2006). Như vậy, trong khi số dự án thực hiện đầu tư thì lớn (cao nhất năm 2005 với 426 dự án) thì số dự án kết thúc đưa vào hoạt động trong năm quá ít cho thấy dự án nhóm A vẫn chưa được xem xét một cách nghiêm túc về tầm quan trọng của nó (năm 2006 có 27/426). Những dự án thuộc nhóm A có vốn đầu tư lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ phát triển của nền kinh tế nên nếu kết thúc không đưa vào hoạt động ngay sẽ gây ra tình trạng lãng phí rất lớn. *Tình hình cụ thể công tác giám sát đánh giá các dự án nhóm A STT Năm Báo cáo giám sát đánh giá tổng thể đầu tư Số dự án đã thực hiện GS, ĐG đầu tư trong năm Số dự án có vi phạm về thủ tục đầu tư _Không phù hợp với quy hoạch _Không đúng thẩm quyền _Không thực hiện đầy đủ trình tự thẩm tra, thẩm định dự án _Đấu thầu không đúng quy định _Bỏ giá thầu không phù hợp _Phê duyệt không kịp thời _Ký hợp đồng không đúng quy định _Chậm tiến độ _Chất lượng xây dựng thấp _Có lãng phí _Số dự án phải điều chỉnh _Nội dung đầu tư _Tiến độ đầu tư _Vốn đầu tư Số dự án phải ngừng thực hiện vì các lý do khác nhau Số dự án đưa vào hoạt động nhưng không có hiệu quả 1 2004 93(136) 185 41 0 0 0 0 0 0 0 56 0 0 48 7 25 18 4 0 68.38% 67.27% 22.16% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 30.27% 0.00% 0.00% 25.95% 3.78% 13.51% 9.73% 2.16% 0.00% 2 2005 93(135) 160 45 0 0 0 0 0 2 0 51 0 0 38 9 28 13 1 0 68.89% 37.56% 10.56% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.47% 0.00% 11.97% 0.00% 0.00% 8.92% 2.11% 6.57% 3.05% 0.23% 0.00% 3 2006 90(131) 78 25 0 0 0 0 0 1 0 25 0 0 59 17 37 26 1 1 68.7% 25.83% 8.28% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.33% 0.00% 8.28% 0.00% 0.00% 19.54% 5.63% 12.25% 8.61% 0.33% 0.33% Bảng 7: Tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá dự án nhóm A Nguồn: Vụ Thẩm định và Giám sát đầu tư - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Qua bảng số liệu ta thấy: - Thứ nhất: Số dự án đã thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có xu hướng ngày càng giảm. Cao nhất._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4878.doc
Tài liệu liên quan