LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực, có xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với bất kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Hồng Tư
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ DẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Cá
207 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
16
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
24
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1
28
2.1.
Công tác quân sự, quốc phòng địa phương và công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
28
2.2.
Những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
51
Chương 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1
70
3.1.
Thực trạng nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
70
3.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
98
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ TRONG CÔNG TÁC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở CÁC TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 HIỆN NAY
111
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay
111
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay
121
KẾT LUẬN
157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
161
PHỤ LỤC
175
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1 1
Chiến tranh nhân dân
CTND
2
Công tác đảng, công tác chính trị
CTĐ, CTCT
3
Cơ quan quân sự
CQQS
4
Đảng ủy quân sự
ĐUQS
5
Hội đồng nhân dân
HĐND
6
Khu vực phòng thủ
KVPT
7
Lực lượng vũ trang
LLVT
8
Quân đội nhân dân
QĐND
9
Quân sự, quốc phòng
QSQP
10
Quân sự, quốc phòng địa phương
QSQPĐP
11
Quốc phòng, an ninh
QPAN
12
Quốc phòng toàn dân
QPTD
13
Ủy ban nhân dân
UBND
14
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công tác QSQPĐP có vị trí, ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Quân khu 1 là địa bàn chiến lược, trọng yếu về QPAN của đất nước. Công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng nền QPTD, thế trận CTND và LLVT địa phương vững mạnh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để các tỉnh trên địa bàn Quân khu phát triển các mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, bảo vệ vững chắc địa phương và góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
Tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là vấn đề có tính nguyên tắc, một trong những giải pháp cơ bản, quan trọng hàng đầu trực tiếp góp phần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, chỉ huy, hướng dẫn của cấp ủy, chính quyền, ĐUQS, CQQS địa phương các cấp đối với công tác QSQPĐP, bảo đảm cho công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu luôn quán triệt và thực hiện theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, đạt kết quả cao; LLVT địa phương vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Những năm qua, trên cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí chiến lược của địa bàn, của công tác QSQPĐP và vai trò quan trọng của hoạt động CTĐ, CTCT đối với việc thực hiện nhiệm vụ công tác QSQPĐP, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1; cấp ủy, chính quyền địa phương, ĐUQS địa phương, đội ngũ cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 đã thường xuyên coi trọng và có nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP. Vì vậy, chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ công tác QSQPĐP của các tỉnh trên địa bàn Quân khu. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, hoạt động nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nhận thức của một số chủ thể, lực lượng về nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP có nội dung chưa sâu sắc và đầy đủ. Nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT còn chung chung, chậm đổi mới. Chưa phối hợp và phát huy tốt vai trò của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP. Kinh phí, ngân sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho hoạt động CTĐ, CTCT và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hành động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thỏa hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và lôi kéo các nước tham gia. Các thế lực thù địch ráo riết đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình” chống Đảng, Nhà nước, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong. Thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên đã và đang tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên, LLVT và các tầng lớp nhân dân. Trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, yêu cầu nhiệm vụ công tác QSQPĐP của các tỉnh trên địa bàn Quân khu trong tình hình mới ngày càng cao đã và đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao hơn nữa chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án.
Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP, chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở 06 tỉnh trên địa bàn Quân khu 1. Tiến hành khảo sát ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị LLVT thuộc 06 tỉnh trên địa bàn Quân khu 1. Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến gồm đại diện cán bộ, sĩ quan các đơn vị LLVT địa phương, cán bộ dân chính đảng ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1. Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay. Các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 có giá trị vận dụng thực hiện đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về QSQP, bảo vệ Tổ quốc XHCN; về xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhân dân, xây dựng KVPT; về Đảng lãnh đạo quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; về CTĐ, CTCT và công tác QSQPĐP.
Cơ sở thực tiễn
Là toàn bộ thực tiễn công tác QSQPĐP, CTĐ, CTCT và chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo sơ, tổng kết về công tác QSQPĐP, CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1, của cấp ủy, chính quyền, ĐUQS, CQQS, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1; các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tế của tác giả.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó, chú trọng các phương pháp phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, điều tra khảo sát, thống kê - so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng và luận giải làm rõ quan niệm chất lượng, nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Khái quát một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, có tính khả thi trong các giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm sâu sắc thêm một số vấn đề lý luận về chất lượng và nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1; cấp ủy, chính quyền, ĐUQS, đội ngũ cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu xác định những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP.
Luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập môn CTĐ, CTCT và các môn học có liên quan ở các học viện, nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng địa phương
A.T.An-tu-nin (1980), Phòng thủ dân sự [1]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu về một nội dung cơ bản của công tác QSQPĐP ở Liên bang Xô Viết. Theo tác giả, phòng thủ dân sự là sự nghiệp của toàn dân. Mỗi công dân Xô Viết đều phải nắm vững những kiến thức cần thiết về phòng thủ dân sự, phòng tránh vũ khí huỷ diệt lớn. Việc chuẩn bị cho nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm nhiều biện pháp khác nhau; trong đó, biện pháp quan trọng hàng đầu, có ý nghĩa quyết định là tổ chức huấn luyện, luyện tập, hướng dẫn cho nhân dân biết cách thực hiện các biện pháp phòng tránh, cấp cứu cho nhau và tự cấp cứu cho bản thân mình..., bảo đảm cho mỗi người dân sẵn sàng hành động đúng đáp ứng các điều kiện đặc biệt của chiến tranh.
Chương Tư Nghị (1986), Công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc [104]. Đây là công trình khoa học gồm 10 phần, 47 chương, trong đó có nội dung bàn về công tác QSQPĐP. Theo tác giả, “Chiến tranh chống xâm lược trong tương lai, chiến tranh nhân dân vẫn là bảo bối quan trọng chiến thắng quân địch” [104, tr. 679]. Vì vậy, để xây dựng nền QPTD và tiến hành CTND có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền địa phương phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mặt của công tác QSQPĐP như: công tác xây dựng, huấn luyện lực lượng dân quân; công tác tuyển quân; công tác xây dựng và huy động quân dự bị Đặc biệt, từ việc phân tích làm rõ vị trí, vai trò của lực lượng dân quân - một thành phần quan trọng trong LLVT địa phương, tác giả chỉ ra yêu cầu: “Đảng ủy và chính quyền địa phương phải coi việc xây dựng văn minh tinh thần dân quân là vấn đề có ý nghĩa quan trọng của công tác đảng quản lý lực lượng vũ trang trong tình hình mới, phải đặt công tác này vào vị trí mới” [104, tr. 700].
N.I.Nie-kra-xốp (1987), Công tác tổ chức giáo dục thể thao quốc phòng trong trường học [105]. Đây là công trình khoa học nghiên cứu về một hoạt động cụ thể của công tác QSQPĐP, đó là việc tổ chức các hoạt động thể thao quốc phòng trong hệ thống các trường học ở Liên Xô. Tác giả đã tổng kết quá trình hoạt động của Hội Tình nguyện giúp đỡ hải, lục, không quân toàn Liên Xô (gọi tắt là hội Đô-xáp Liên Xô) trong các trường học, nhằm giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác cách mạng, bồi dưỡng, huấn luyện những kiến thức, kỹ năng QSQP cần thiết cho học sinh. Qua đó cho rằng, các chi hội Đô-xáp cơ sở phải được tổ chức, phát triển và hoạt động có hiệu quả trong các trường học, nhằm giúp học sinh thực hiện ước mơ “trở thành những phi công anh dũng, những người chinh phục không gian bao la, những thủy thủ can đảm, những nhà chế tạo máy bay và động cơ” [105, tr. 7], giúp học sinh học bắn súng giỏi, bơi lội, chèo thuyền, hành quân bộ, lái môtô, ôtô Tác giả khẳng định, sự tham gia của học sinh vào các tổ, các lớp huấn luyện như vậy sẽ góp phần củng cố khả năng phòng thủ đất nước, bởi vì càng có nhiều thanh niên thông thạo một hoặc nhiều môn quân sự thực dụng bao nhiêu, thì công tác giáo dục quốc phòng phổ cập càng được nâng cao bấy nhiêu. Tác giả còn cho rằng, mỗi người Xô Viết yêu nước, bất kỳ ở cương vị nào đều cần thiết được chuẩn bị về mặt quốc phòng.
Sỉ Phon Kẹo Sa May (2013), Xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào [102] đã luận giải làm rõ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của xây dựng nền QPTD đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào; đồng thời làm rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về xây dựng tiềm lực quốc phòng trong tình hình mới. Theo tác giả, xây dựng tiềm lực QPTD là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc xây dựng tiềm lực QPTD đòi hỏi phải phát huy vai trò, trách nhiệm của tất cả các tổ chức, lực lượng; trong đó, tăng cường sự lãnh đạo cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương các cấp đối với nhiệm vụ xây dựng tiềm lực quốc phòng là vấn đề có ý nghĩa quyết định.
Một số công trình tiêu biểu khác nghiên cứu về công tác QSQPĐP như: U Đôm Xay Mường Khột (2009), Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở địa bàn Trung Lào [99]; Phôn Thong Phăn Cha Lơn Phôn (2011), Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh Bắc Lào [124]; Khăm Phun Lươn Sôm Vẳng (2016), Xây dựng tiềm lực quân sự khu vực phòng thủ các tỉnh ở địa bàn Nam Lào trong tình hình mới [144].
Các công trình trên đều thống nhất nhận định: Bước vào thời kỳ mới, đất nước Lào có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Lào. Vì vậy, xây dựng nền QPTD, thế trận CTND vững mạnh, KVPT vững chắc; chú trọng xây dựng và phát triển các LLVT cách mạng nói chung, LLVT địa phương Lào nói riêng vững mạnh, lấy xây dựng vững mạnh về chính trị làm cơ sở; đảm bảo giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, mà trực tiếp là của cấp ủy địa phương các cấp đối với công tác QSQPĐP là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào trong mọi tình huống.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang
A.A.Ê-pi-sép (1976), Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973 [89]. Đây là công trình khoa học tổng kết quá trình hình thành và phát triển của CTĐ, CTCT trong sự nghiệp xây dựng và trưởng thành của các LLVT Xô Viết từ năm 1918 đến năm 1973. Cuốn sách đã chỉ rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CTĐ, CTCT đối với sự nghiệp xây dựng Quân đội Xô Viết; chỉ ra cơ sở chính trị - xã hội và tư tưởng - lý luận chính trị, sự hình thành các nguyên tắc CTĐ, CTCT. Bên cạnh đó, về mặt nội dung, cuốn sách đã trình bày rõ nội dung của công tác tư tưởng, công tác tổ chức; CTĐ, CTCT trong nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu của quân đội; CTĐ, CTCT trong củng cố, tăng cường kỷ luật quân sự; CTĐ, CTCT trong việc nâng cao trình độ nghệ thuật chiến đấu cho chiến sĩ; CTĐ, CTCT trong củng cố sự hợp tác chiến đấu với quân đội các nước trong hiệp ước Vác-sa-va
A.A.Grê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô Viết [92] đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CTĐ, CTCT đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của LLVT Liên Xô; chỉ ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong LLVT, nhất là trong thời kỳ mới, trước sự chống phá của kẻ thù, đặc biệt là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng; chỉ ra nội dung cơ bản và các biện pháp nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong LLVT. Tác giả còn chỉ ra nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến thành công của CTĐ, CTCT chính là vì “nó được tiến hành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị” [92, tr. 489].
P.I.Các-pen-cô (1978), Công tác đảng - chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết [29]. Đây là công trình khoa học trình bày khá sâu sắc và toàn diện về CTĐ, CTCT trong các LLVT Xô Viết.
Bàn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của CTĐ, CTCT, tác giả cuốn sách khẳng định: CTĐ, CTCT trong các LLVT Liên Xô là một bộ phận khăng khít của hoạt động biến đổi cách mạng của Đảng Cộng sản. Trong suốt lịch sử xây dựng Quân đội Xô Viết, công tác này luôn luôn “là phương tiện thực hiện có hiệu nghiệm chính sách của Đảng Cộng sản Liên Xô trong các lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở chính trị - tinh thần của sức mạnh chiến đấu và sự sẵn sàng chiến đấu, tăng cường ảnh hưởng của Đảng trong cán bộ, chiến sĩ, là một trong những điều kiện tất yếu để chiến thắng kẻ thù” [29, tr. 10]. Theo tác giả, vai trò của CTĐ, CTCT không chỉ được thể hiện trong chiến tranh, mà ngay trong thời bình và hiện nay, vai trò đó càng trở nên đặc biệt quan trọng, cấp thiết. Bởi vì, mặc dù trong thời bình, song “lực lượng vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ cực kỳ nặng nề và phức tạp, vì ngay bản thân lực lượng vũ trang đang không ngừng phát triển và hoàn thiện về chất lượng, vì cuộc đấu tranh tư tưởng trên thế giới đang gay gắt” [29, tr. 10].
Bàn về nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT, tác giả cuốn sách cho rằng, khi tiến hành CTĐ, CTCT, các tổ chức, lực lượng cần phải tuân thủ các nguyên tắc như: CTĐ, CTCT phải mang tính Đảng, tính giai cấp và tính tư tưởng; CTĐ, CTCT phải liên hệ chặt chẽ với cuộc sống, với thực tiễn xây dựng chủ nghĩa cộng sản, với các nhiệm vụ của LLVT; CTĐ, CTCT phải mang tính cụ thể và tính mục đích; CTĐ, CTCT phải mang tính liên tục và linh hoạt; CTĐ, CTCT phải có sự thống nhất giữa công tác tư tưởng và công tác tổ chức; CTĐ, CTCT phải có tính kế hoạch; CTĐ, CTCT phải có tính khoa học; CTĐ, CTCT phải gắn liền với hoạt động của các cơ quan Đảng, cơ quan Xô Viết địa phương.
Bàn về nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT, cuốn sách đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò, nội dung, hình thức công tác tư tưởng trong LLVT; chỉ ra các nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong các tình huống chiến đấu và trong thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội; làm rõ hoạt động thi đua XHCN trong quân đội và hải quân, hoạt động rèn luyện tinh thần - chính trị và tâm lý cho bộ đội, hoạt động CTĐ, CTCT trong việc củng cố liên minh chiến đấu với quân đội các nước XHCN...
Bàn về tiêu chí đánh giá hiệu lực, hiệu quả CTĐ, CTCT, tác giả khẳng định: “Trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, tiêu chuẩn cơ bản để xem xét hiệu lực công tác chính trị là trình độ sẵn sàng chiến đấu và khả năng chiến đấu của bộ đội” [29, tr. 41].
Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông (2015), Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [147] đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm tiến hành công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Từ thực trạng, nguyên nhân và dự báo những yếu tố tác động, tác giả xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất 06 giải pháp tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay đó là: (1) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng và mọi cán bộ, chiến sĩ của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đối với công tác dân vận; (2) Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp tiến hành công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; (3) Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành tốt công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào; (4) Tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyên địa phương và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan để tiến hành công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào; (5) Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để tiến hành công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào; (6) Tăng cường công tác kiểm tra, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào hiện nay.
Thỉm Sảo Đuông Chăm Pa (2016), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay [107] đã luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào; phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Từ thực trạng, nguyên nhân và dự báo những yếu tố tác động, tác giả xác định yêu cầu và đề xuất 05 giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay đó là: (1) Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức của các tổ chức, các lực lượng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay; (2) Đổi mới chương trình, nội dung, vận dụng linh hoạt hình thức, phương pháp giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay; (3) Nâng cao chất lượng bồi dưỡng phẩm chất, năng lực tiến hành giáo dục chính trị cho đội ngũ cán bộ chính trị cấp đại đội ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay; (4) Phát huy tính tích cực, chủ động của hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh trong tự học tập, tự rèn luyện; (5) Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng trong nâng cao chất lượng giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng địa phương
Các công trình nghiên cứu chung về công tác quân sự, quốc phòng địa phương
Võ Nguyên Giáp (1976), Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [91]. Trong cuốn sách, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Xây dựng nền QPTD là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN. Đó là một vấn đề cơ bản thuộc về đường lối và nhiệm vụ chính trị, quân sự của Đảng trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước; là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài, đồng thời là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn cách mạng mới. Theo Đại tướng, xây dựng nền QPTD vững mạnh là xây dựng toàn diện trên tất cả các tiềm lực, từ chính trị tinh thần, kinh tế, đến quân sự và khoa học công nghệ; trong đó, tiềm lực chính trị tinh thần là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta. Đại tướng còn cho rằng, để xây dựng nền QPTD vững mạnh, vấn đề có ý nghĩa quyết định về mặt quân sự là phải “giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa xây dựng lực lượng thường trực với xây dựng lực lượng hậu bị, giữa xây dựng lực lượng vũ trang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình với xây dựng lực lượng tiềm tàng về mọi mặt của đất nước sẵng sàng được động viên trong thời chiến” [91, tr. 42].
Văn Tiến Dũng (1979), Chiến tranh nhân dân địa phương trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc [52]. Đây là công trình khoa học đăng tải các bài nói, bài viết của Đại tướng Văn Tiến Dũng về công tác quân sự địa phương, trong đó đề cập đến sự phát triển mới về lý luận quân sự của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách chỉ rõ: Trong tình hình mới, trước sự chống phá của kẻ thù, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, Đảng, Nhà nước phải quan tâm, chăm lo xây dựng nền QPTD, xây dựng LLVT nhân dân ba thứ quân vững mạnh; kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc phòng và an ninh với kinh tế; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Đảng và Nhà nước, mà trực tiếp là của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP
Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2002), Một số vấn đề về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới [145]. Đây là công trình tập hợp các bài tham luận Hội thảo khoa học do Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự - Bộ Quốc phòng tổ chức với chủ đề: “Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới - dự báo đặc điểm và phương hướng chuẩn bị”. Cuốn sách đã luận giải làm rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tính tất yếu khách quan phải tiến hành CTND ở Việt Nam; chỉ ra một số kinh nghiệm trong chuẩn bị và tiến hành CTND bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách cho rằng, để xây dựng nền QPTD và tiến hành CTND có hiệu quả phải tiến hành và thực hiện tốt các mặt công tác QSQPĐP. Theo đó, biện pháp quan trọng nhất là phải thường xuyên giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là của cấp ủy địa phương đối với công tác QSQPĐP.
Phan Văn Giang (2019), Tiếp tục xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc trong tình hình mới [90]. Bài báo khẳng định: Xây dựng KVPT tỉnh, thành phố vững chắc là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước thể hiện sự kế thừa, phát triển tư tưởng “lo giữ nước từ sớm, từ xa, từ lúc nước chưa nguy” của dân tộc. Theo tác giả, trong tình hình mới, để xây dựng KVPT tỉnh, thành phố vững chắc, cùng các biện pháp khác, cần phải tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước, trực tiếp là của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động KVPT.
Nguyễn Tân Cương (2019), Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc [50]. Theo tác giả: Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao là chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Trong tình hình mới, để xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao đòi hỏi phải: (1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các địa phương và cấp ủy, chỉ huy các đơn vị đối với nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; (2) Đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật về xây dựng lực lượng dự bị động viên phù hợp với sự phát triển của thực tiễn; (3) Thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng lực lượng dự bị động viên; (4) Tích cực huy động các nguồn lực bảo đảm cho xây dựng lực lượng dự bị động viên.
Các công trình nghiên cứu về công tác quân sự, quốc phòng địa phương trên địa bàn Quân khu 1
Bộ Tư lệnh Quân khu 1 (2015), Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 1 - Việt Bắc (1945 - 2015) [21]. Đây là công trình tổng kết lịch sử quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu của các LLVT Quân khu qua các thời kỳ cách mạng. Cuốn sách đã khái quát làm rõ vị trí, ý nghĩa chiến lược của địa bàn Quân khu 1 đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; khái quát làm rõ quá trình xây dựng, trưởng thành và phát triển của các LLVT Quân khu qua các thời kỳ cách mạng; đồng thời, tiến hành tổng kết rút ra 05 bài học kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng LLVT Quân khu về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tạ Minh Hưng (2016), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay [98] đã khái quát làm rõ một số nét chính về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, QPAN của địa bàn Quân khu 1; luận giải làm rõ một số vấn đề về ban chỉ huy quân sự huyện, đội ngũ chính trị v...nhân dân làm nòng cốt” [128, tr. 1].
Công tác QSQP là sự kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động quân sự và hoạt động quốc phòng của đất nước. Đó là lĩnh vực công tác trọng yếu của Đảng và Nhà nước, do Đảng, Nhà nước, LLVT và toàn dân tiến hành trên phạm vi toàn quốc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự tham mưu của các bộ, ban, ngành Trung ương (nòng cốt là Bộ Quốc phòng), bao gồm tổng thể các nhiệm vụ như: Quyết định đường lối, nhiệm vụ QSQP; xây dựng kế hoạch và tổ chức phòng thủ đất nước, phương án tác chiến chiến lược; phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền QPTD, xây dựng QĐND, xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, xây dựng hậu phương chiến lược, công tác tình báo quốc phòng, công tác QSQPĐP; nghiên cứu, tổng kết lịch sử, phát triển nghệ thuật quân sự, công tác đối ngoại quân sự; bảo đảm ngân sách quốc phòng và các chế độ, chính sách đối với quân đội và hậu phương quân đội
Theo từ điển Tiếng Việt: “Địa phương: 1. Khu vực trong quan hệ với những vùng, khu vực khác trong nước. 2. Vùng, khu vực trong quan hệ với Trung ương, với cả nước” [137, tr. 315]. Như vậy, địa phương bao gồm các tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương); huyện, (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh); xã (phường, thị trấn) trong mối quan hệ với Trung ương và các tỉnh, huyện, xã trong cả nước.
Công tác QSQPĐP là một bộ phận công tác QSQP của Đảng và Nhà nước, được tổ chức tiến hành ở các địa phương trong cả thời bình và thời chiến. Đó là một mặt công tác cơ bản, trọng yếu của cấp ủy, chính quyền địa phương, do toàn thể đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, nhân dân và LLVT địa phương tiến hành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp uỷ địa phương, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương, sự tham mưu của các cơ quan chức năng (nòng cốt là CQQS địa phương) và sự chỉ đạo, chỉ huy của CQQS cấp trên, nhằm tổ chức và động viên mọi lực lượng tham gia xây dựng nền QPTD; chuẩn bị và tiến hành CTND ở địa phương, thực hiện bảo vệ địa phương, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước.
Theo cách tiếp cận kể trên, có thể quan niệm: Công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là một bộ phận công tác QSQP của Đảng và Nhà nước, được tổ chức tiến hành ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1, do các tổ chức, lực lượng và toàn thể nhân dân tiến hành, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy địa phương; sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương; sự tham mưu của các cơ quan chức năng (nòng cốt là CQQS địa phương) các cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, nhằm xây dựng nền QPTD, thế trận CTND ở địa phương vững mạnh, xây dựng KVPT tỉnh, huyện vững chắc, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củng cố, tăng cường QPAN, bảo vệ địa phương và góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
Quan niệm trên chỉ ra:
Mục đích tiến hành công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là nhằm xây dựng nền QPTD, thế trận CTND ở địa phương vững mạnh, xây dựng KVPT tỉnh, huyện vững chắc, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ củng cố, tăng cường QPAN, bảo vệ địa phương và góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
Chủ thể công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, các cơ quan chức năng của Quân khu 1 và cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương. Trong đó:
Đảng ủy Quân khu có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh ủy trên địa bàn lãnh đạo xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với thế trận an ninh nhân dân, công tác quân sự địa phương, xây dựng lực lượng bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, thực hiện chính sách hậu phương quân đội... Các tỉnh ủy trên địa bàn Quân khu có trách nhiệm lãnh đạo địa phương quán triệt và thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về công tác QSQPĐP.
Cấp ủy địa phương các cấp, từ tỉnh ủy đến đảng ủy (chi bộ) xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp lãnh đạo mọi mặt công tác QSQP ở địa phương.
Chính quyền địa phương các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở có trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động QSQP của địa phương.
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương (nòng cốt là CQQS) từ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác QSQPĐP.
Đảng ủy quân sự địa phương, chi bộ quân sự xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm đề xuất nội dung lãnh đạo và giúp cấp ủy địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ QSQP và chính sách hậu phương quân đội tại địa phương mình; đồng thời, lãnh đạo mọi mặt đối với CQQS và các đơn vị LLVT địa phương thuộc quyền thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ do cấp ủy địa phương và cấp ủy, người chỉ huy quân sự cấp trên giao.
Lực lượng thực hiện công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân, trong đó LLVT địa phương làm nòng cốt.
Lực lượng tham gia thực hiện công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 còn có các cơ quan, đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu, của Bộ Quốc phòng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.
Nhiệm vụ công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Một là, giáo dục QPAN cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng kiến thức QPAN cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước; phổ biến kiến thức QPAN cho các tầng lớp nhân dân ở địa phương.
Hai là, xây dựng, củng cố nền QPTD ở địa phương, xây dựng thế trận CTND gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên địa bàn; kết hợp giữa xây dựng, củng cố QPAN với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại; chuẩn bị địa phương sẵn sàng chuyển từ thời bình sang thời chiến.
Ba là, xây dựng KVPT tỉnh, huyện vững chắc; tổ chức huấn luyện, diễn tập và tác chiến KVPT bảo vệ địa bàn lãnh thổ, bảo vệ tổ chức đảng, chính quyền, bảo vệ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ địa bàn chiến lược của Quân khu, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc.
Bốn là, xây dựng LLVT địa phương vững mạnh về mọi mặt, thực sự là lực lượng nòng cốt; tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ QSQPĐP.
Năm là, tiến hành công tác động viên, công tác tuyển quân, phối hợp tuyển sinh quân sự; tiến hành công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ khác để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Sáu là, xây dựng cơ sở hậu cần, kỹ thuật theo phạm vi xác định và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ QSQPĐP.
Bảy là, tổ chức thực hiện chính sách về quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội trên địa bàn.
Tám là, thực hiện quản lý Nhà nước về quốc phòng trên địa bàn; tham gia xây dựng, hoàn thiện, cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật về công tác QSQPĐP; tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác QSQP trên địa bàn theo phạm vi chức năng, quyền hạn.
Vai trò của công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Một là, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 góp phần quán triệt và thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về QSQP và bảo vệ Tổ quốc.
Công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm nhiều nội dung, nhiều mặt công tác, từ công tác giáo dục QPTD đến tổ chức xây dựng tỉnh, huyện thành các KVPT vững chắc; kết hợp kinh tế, văn hoá, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hoá, xã hội; thực hiện công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; tổ chức thực hiện chính sách về quốc phòng và chính sách hậu phương quân đội... Do vậy, tổ chức thực hiện tốt các nội dung này sẽ bảo đảm làm cho các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: quan điểm về kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hóa, xã hội; quan điểm về xây dựng nền QPTD, tiến hành CTND và xây dựng KVPT vững chắc; quan điểm toàn dân xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc, toàn quân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước... được quán triệt và triển khai thực hiện trên thực tế ở các địa phương.
Hai là, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trực tiếp xây dựng nền QPTD, thế trận CTND và LLVT các tỉnh vững mạnh, góp phần ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với địa phương; bảo vệ vững chắc một vùng biên cương, một hướng phòng thủ chiến lược rất quan trọng của đất nước.
Thông qua việc tổ chức thực hiện tốt các nội dung của công tác QSQPĐP, như: công tác giáo dục, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức QPAN cho các đối tượng; tổ chức xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tác chiến KVPT; thực hiện công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên; tham gia xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh..., công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trực tiếp xây dựng nền QPTD, thế trận CTND và LLVT các tỉnh vững mạnh, tạo ra sức mạnh QSQP to lớn, đủ sức răn đe, góp phần chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với địa phương; giữ vững đường biên, mốc giới, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ vững chắc một vùng biên cương, một hướng phòng thủ chiến lược rất quan trọng của đất nước.
Ba là, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 góp phần xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt.
Công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 không chỉ trực tiếp xây dựng và nâng cao sức mạnh QSQP của các tỉnh mà còn tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác của địa phương, từ nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, đến phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn Qua đó, góp phần xây dựng địa phương vững mạnh về mọi mặt. Thực tế cho thấy, ở địa phương nào thực hiện tốt công tác QSQPĐP, thì ở địa phương đó kinh tế - xã hội có sự phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, vào chính quyền
Bốn là, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự; tổ chức chuyển địa phương từ thời bình sang thời chiến, thực hiện nhiệm vụ phòng, tránh, đánh trả địch ngay từ những ngày đầu khi chiến tranh xảy ra.
Công tác QSQPĐP nói chung, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 nói riêng không chỉ được tiến hành trong thời chiến, mà còn được tiến hành ngay trong thời bình, với nhiệm vụ trọng tâm là chuẩn bị đầy đủ về con người, về tổ chức, phương án, cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị, cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, chỉ huy quân và dân địa phương chiến đấu chống chiến tranh xâm lược Sự chuẩn bị tích cực, chu đáo ngay từ thời bình sẽ giúp cho các tỉnh trên địa bàn Quân khu chuyển mọi hoạt động của địa phương từ thời bình sang thời chiến một cách nhanh chóng, chính xác, hạn chế những xáo trộn về mặt xã hội. Đồng thời, khi chiến tranh xảy ra, nếu địch tiến công vào KVPT của các tỉnh, dựa vào thế trận đã chuẩn bị sẵn từ thời bình, công tác QSQPĐP ở đây sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng, giành thế chủ động, đánh trả kịp thời, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương. Đặc biệt, với thế trận CTND rộng khắp và cách đánh của KVPT, công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu trực tiếp chỉ đạo quân và dân địa phương tiến hành ngăn chặn, sát thương, tiêu hao, tiêu diệt làm giảm tốc độ tiến công của địch; hình thành thế xen kẽ, căng kéo, không cho địch phân tuyến, làm hạn chế khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao và tiến công hỏa lực từ xa của địch, kịp thời dẹp bạo loạn, lật đổ phá vỡ ý định trong đánh ra, ngoài đánh vào của chúng, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, buộc chúng phải sa lầy, tạo điều kiện cho lực lượng chủ lực bước vào chiến đấu giành thắng lợi.
2.1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Quan niệm về công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Với bản chất là hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với LLVT cách mạng, quân đội cách mạng, CTĐ, CTCT ra đời gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của LLVT nhân dân, QĐND, với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, sự tiến bộ, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của QĐND Việt Nam.
Theo Điều lệ CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam:
Công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội, một mặt công tác cơ bản của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy, chi bộ), chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội; là công tác xây dựng Đảng, xây dựng Quân đội về chính trị, tư tưởng và tổ chức; là công tác vận động quần chúng của Đảng trong Quân đội, nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm cho Quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó [125, tr. 11-12].
Ngày nay, với đường lối xây dựng nền QPTD, thế trận CTND, xây dựng KVPT vững chắc, phát huy sức mạnh của toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thì CTĐ, CTCT không chỉ được tiến hành trong LLVT nhân dân, QĐND mà còn được tiến hành trong công tác QSQPĐP. Theo đó, mục đích, chủ thể, lực lượng, đối tượng, nội dung, hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP được mở rộng và phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đặc điểm của công tác QSQP trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Với cách tiếp cận kể trên có thể quan niệm: CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp; một mặt công tác cơ bản của chính quyền, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chính trị các đơn vị LLVT địa phương, bao gồm tổng thể các hoạt động công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách và công tác vận động quần chúng, nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng, huy động mọi nguồn lực của địa phương thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác QSQPĐP, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
Quan niệm chỉ ra:
Mục đích tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, huy động mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về công tác QSQPĐP, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.
Chủ thể CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1; cấp ủy, chính quyền địa phương; ĐUQS địa phương, chi bộ quân sự xã (phường, thị trấn), cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương các cấp. Trong đó:
Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1 có trách nhiệm phối hợp với các tỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Các tỉnh ủy có trách nhiệm lãnh đạo địa phương mình quán triệt và thực hiện nghị quyết của Đảng ủy Quân khu về công tác QSQPĐP và CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu.
Cấp ủy địa phương các cấp, từ tỉnh ủy đến đảng ủy (chi bộ) xã, phường, thị trấn là chủ thể trực tiếp lãnh đạo, xác định các chủ trương, phương hướng cho mọi hoạt động CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; chỉ đạo chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết lãnh đạo thành các kế hoạch, chương trình hành động để tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát hệ thống chính trị ở địa phương tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP.
Chính quyền địa phương các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở có trách nhiệm cụ thể hóa, thể chế hóa nghị quyết lãnh đạo CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP của cấp ủy địa phương thành các chương trình, kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện; chỉ đạo, điều hành các cơ quan chức năng của chính quyền tiến hành các hoạt động tư tưởng, tổ chức, chính sách trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP.
Đảng ủy quân sự địa phương, chi bộ quân sự xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với cấp ủy địa phương cấp mình những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; đồng thời trực tiếp lãnh đạo CQQS địa phương cùng cấp và các đơn vị LLVT thuộc quyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CTĐ, CTCT; hướng dẫn, kiểm tra các cấp, các ngành tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP.
Chính ủy, chính trị viên CQQS địa phương các cấp có trách nhiệm chủ động phối hợp với chỉ huy trưởng tham mưu, đề xuất với ĐUQS, chi bộ quân sự cùng cấp, để ĐUQS, chi bộ quân sự tham mưu, đề xuất với cấp ủy địa phương quyết định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị LLVT thuộc quyền tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tiến hành các hoạt động công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách trong thực hiện nhiệm vụ công tác QSQPĐP.
Cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch CTĐ, CTCT và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị LLVT địa phương tổ chức thực hiện; phối hợp với cấp ủy địa phương cấp dưới và các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức, chính sách trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP.
Lực lượng tham gia tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm: Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan, ban, ngành của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, những người có uy tín trong các tầng lớp nhân dân địa phương; các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân, đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức, lao động hợp đồng ở các cơ quan, đơn vị LLVT địa phương; cấp ủy, cơ quan chính trị các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu, của Bộ Quốc phòng và cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn.
Đối tượng của CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm tất cả các tổ chức, các lực lượng tham gia thực hiện công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Nội dung CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm:
Một là, quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống địa phương, giáo dục phương hướng, yêu cầu nhiệm vụ công tác QSQPĐP, xây dựng bản lĩnh, lập trường, củng cố ý chí, niềm tin cho các thành phần, lực lượng, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực, chủ động của các tổ chức, lực lượng và mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác QSQPĐP.
Hai là, xây dựng các tổ chức, lực lượng, trước hết là tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong LLVT địa phương và tham gia xây dựng hệ thống chính trị địa phương vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự địa phương có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác QSQPĐP.
Ba là, thực hiện chính sách quốc phòng, chính sách hậu phương quân đội; tiến hành công tác dân vận tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, thắt chặt mối quan hệ đoàn kết quân - dân.
Bốn là, tiến hành công tác bảo vệ an ninh quân đội, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, giữ gìn bí mật quân sự, bí mật quốc gia; xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn.
Năm là, tiến hành CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ QSQPĐP, trọng tâm là nhiệm vụ tuyển quân, tuyển sinh quân sự; xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ; xây dựng tỉnh, huyện thành KVPT vững chắc; xây dựng và hoàn thiện các phương án chiến đấu; nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của LLVT địa phương; nhiệm vụ kết hợp kinh tế, văn hóa, xã hội với QPAN và QPAN với kinh tế, văn hóa, xã hội
Sáu là, tham gia nghiên cứu phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự; tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận về CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP. Tham gia nghiên cứu phát triển khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam, biên soạn điều lệnh, điều lệ, giáo trình, giáo khoa, lịch sử, truyền thống LLVT địa phương.
Hình thức, biện pháp CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 gồm:
Một là, thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị LLVT địa phương theo quy chế, quy định đối với từng đối tượng do các tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị LLVT địa phương tiến hành và được tiến hành trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương.
Hai là, thông qua các hình thức giáo dục QPAN cho học sinh, sinh viên; bồi dưỡng kiến thức QPAN cho các đối tượng (đối tượng 3, 4, đối tượng là cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư), phổ biến kiến thức QPAN cho các tầng lớp nhân dân.
Ba là, thông qua các hình thức CTĐ, CTCT trong thực hiện các nhiệm vụ QSQPĐP (xây dựng và diễn tập KVPT tỉnh, huyện; huy động và huấn luyện lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ, trong công tác tuyển quân, thực hiện chính sách hậu phương quân đội...).
Bốn là, thông qua các phong trào hành động cách mạng, các phong trào thi đua yêu nước, thi đua quyết thắng của nhân dân và các đơn vị LLVT địa phương trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP.
Năm là, thông qua các hình thức, biện pháp công tác tổ chức xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị, các đơn vị LLVT địa phương.
Sáu là, thông qua các hình thức, biện pháp công tác bảo vệ an ninh, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt.
Đặc điểm công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Thứ nhất, CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 có sự tham gia của nhiều tổ chức, lực lượng trong và ngoài Quân đội.
Tiến hành công tác QSQPĐP không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị LLVT địa phương, mà còn là trách nhiệm cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân địa phương và các lực lượng đứng chân trên địa bàn, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự tham mưu của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể (nòng cốt là CQQS) địa phương và sự chỉ đạo, chỉ huy của CQQS cấp trên. Vì vậy, với phương châm: ở đâu có hoạt động QSQP thì ở đó có hoạt CTĐ, CTCT, cho nên chủ thể, lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 rất phong phú, đa dạng, gồm: Đảng ủy, Bộ Tư lệnh, Cục Chính trị Quân khu 1; hệ thống cấp uỷ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương từ cấp tỉnh đến cơ sở; hệ thống ĐUQS, CQQS các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu; cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, hội đồng quân nhân, các tổ chức quần chúng, đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị LLVT của các tỉnh; các đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu, của Bộ Quốc phòng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1.
Đặc điểm này đặt ra yêu cầu đối với CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1, một mặt phải lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác QSQPĐP và tiến hành CTĐ, CTCT. Mặt khác, phải xây dựng và phát huy được sức mạnh tổng hợp của tất cả các chủ thể, lực lượng, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của cấp ủy, quản lý điều hành của chính quyền địa phương và vai trò tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của ĐUQS, CQQS địa phương các cấp trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP và tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu.
Thứ hai, đối tượng của CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 rất đông đảo, đa dạng và phức tạp.
Đối tượng của CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 là tất cả các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ công tác QSQPĐP, bao gồm cả quân và dân, với sự phong phú, đa dạng và phức tạp cả về thành phần dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ văn hóa, phong tục tập quán, điều kiện sống và hoạt động Bên cạnh đó, CTĐ, CTCT còn phải tiến hành tuyên truyền đặc biệt với các lực lượng và nhân dân ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có cả đối tượng phản động, buôn lậu, vượt biên trái phép với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
Nghiên cứu nắm vững đặc điểm này đòi hỏi các chủ thể, lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT cần phải thấy được tính đa dạng, phức tạp của đối tượng CTĐ, CTCT. Trên cơ sở đó, xác định và lựa chọn những nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP nói riêng, chất lượng, hiệu quả công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 nói chung.
Thứ ba, CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 luôn gắn liền với mọi phong trào hành động cách mạng của nhân dân ở địa phương.
Công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 bao gồm nhiều nội dung, nhiều mặt công tác có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các lĩnh vực khác, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa - xã hội, QPAN... Công tác này do toàn thể đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, LLVT và các tầng lớp nhân dân địa phương tiến hành. Do vậy, có gắn liền với mọi phong trào hành động cách mạng của các tổ chức và nhân dân ở địa phương thì CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu mới có nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động cụ thể, thiết thực; mới hiện thực hóa được đường lối, nhiệm vụ QSQP của Đảng và Nhà nước vào các địa phương trên địa bàn Quân khu.
Chính vì vậy, nghiên cứu đặc điểm này đòi hỏi các chủ thể, lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT, đặc biệt là cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của địa phương cần phải phát động và tổ chức thực hiện tốt các phong trào hành động cách mạng để thông qua đó tuyên truyền, giáo dục, vận động các tổ chức, lực lượng và các tầng lớp nhân dân địa phương tích cực tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ QSQP của địa phương.
Thứ tư, CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 được tiến hành trong điều kiện kinh tế - xã hội một số địa phương còn khó khăn, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật của CTĐ, CTCT còn hạn chế.
Các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay, ngoại trừ Bắc Ninh là tỉnh có thu nhập quốc dân cao so với cả nước, các tỉnh còn lại cơ bản vẫn là những tỉnh nghèo, kinh tế - xã hội chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (theo thống kê, tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 của tỉnh Cao Bằng là 26,07%, của tỉnh Bắc Kạn là 19,57%, của tỉnh Lạng Sơn là 10,89% thuộc nhóm cao nhất của cả nước) [phụ lục 4]. Bên cạnh đó, mặc dù đã được quan tâm đầu tư, song cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí phục vụ cho hoạt động CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở đây còn nhiều thiếu thốn. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu.
Do vậy, nghiên cứu nắm vững đặc điểm này đòi hòi các chủ thể, lực lượng tiến hành CTĐ, CTCT cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; đồng thời, cần tích cực tuyên truyền, vận động phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các tổ chức, các lực lượng và nhân dân, bằng nhiều hình thức, biện pháp huy động kinh phí, vật chất, phương tiện phục vụ nhiệm vụ QSQP nói chung và hoạt động CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP nói riêng.
Vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
Thứ nhất, CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 góp phần củng cố, tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp đối với công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu.
Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, CTĐ, CTCT giữ vị trí, vai trò rất quan trọng, trực tiếp tham gia vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP.
Thông qua các hoạt động cụ thể của công tác tư tưởng, CTĐ, CTCT trực tiếp ...̃ thuật: 193 đ/c; 195 phương tiện; chi trả phụ cấp trách nhiệm cho 4.308 quân nhân dự bị.
- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở cho 50 đ/c; có 464 thí sinh đăng ký thi vào các trường quân đội (94 thí sinh trúng tuyển).
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Cán bộ chiến sĩ làm công tác dân vận với 17.315 lượt người.
- Đóng góp ủng hộ các quỹ là 644.000.000 đ; xây dựng công trình “Thắp sáng đường quê” 4 km với số tiền 100.000.000 đ.
- Xây 04 nhà tình nghĩa; ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa trên 231.000.000 đ, quy tập 04 hài cốt liệt sĩ.
2. Năm 2019
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc phòng: 53 đ/c; trong đó, cấp tỉnh: 05 đ/c, cấp huyện: 23 đ/c, cấp xã: 25đ/c.
- Tập huấn giáo viên giảng dạy QPAN: 289 đ/c; bồi dưỡng kiến thức QPAN đối tượng 2 là 18 đ/c, đối tượng 3 là 305 đ/c, đối tượng 4 là 1.413đ/c, học sinh, sinh viên là 47.178 em.
- Đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ cho 7.474 thanh niên; giao 1700 tân binh và đón nhận 1.566 quân nhân xuất ngũ.
- Xét tuyển sinh quân sự cho 377 hồ sơ đủ điều kiện dự thi tuyển sinh quân sự (trúng tuyển 98 thí sinh).
- Đăng ký công dân độ tuổi dân quân tự vệ: 12.197 người; huấn luyện 17.225 đ/c; huy động làm nhiệm vụ 218.456 dân quân tự vệ.
- Tập huấn cán bộ dân quân tự vệ: 1.932 đ/c; trong đó, cấp tỉnh là 419 đ/c, cấp huyện 1.513 đ/c.
- Đăng ký quân nhân dự bị hạng 2 được 3.442 đ/c; nữ có chuyên môn kỹ thuật: 79 đ/c; 68 phương tiện; động viên 1881 quân nhân dự bị; chi trả phụ cấp trách nhiệm cho 4328 quân nhân dự bị.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
Xây 01 nhà tình nghĩa, 02 nhà đồng đội, quy tập 02 hài cốt liệt sĩ, trao tặng 548 xuất quà trên 567.000.000 đ.
* Nguồn: Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ QSQPĐP và xây dựng Đảng bộ
năm 2018 và năm 2019 của ĐUQS tỉnh Bắc Ninh
Phụ lục 12
THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG; CÔNG TÁC DÂN VẬN, CHÍNH SÁCH HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI
CỦA TỈNH CAO BẰNG NĂM 2018
* Công tác quân sự , quốc phòng địa phương
- Lực lượng DQTV phối hợp tuần tra, canh gác 5841 lần, với 24.496 lượt người. Tổ chức rà phá bom mìn, vật liệu nổ được 40,9 ha.
- Tập huấn cán bộ các cấp 517 đ/c, trong đó cán bộ dân quân tự vệ: 19 lớp với 2579 đ/c, tập huấn chuyên ngành 34 đ/c.
- Huấn luyện lực lượng thường trực quân số đạt 97,8 %; huấn luyện dân quân 289 cơ sở, với 10.979 /11.061 đ/c; diễn tập chiến đấu phòng thủ xã, phường, thị trấn 44/44 cơ sở đạt khá.
- Sắp xếp quân nhân dự bị vào các dơn vị dự bị động viên 10.867/14733, đạt 73,75%, đúng chuyên ngành quân sự 65,20%, gần đúng 15,37%, không đúng 19,44%. Kiểm tra sẵn sàng động viên, huấn luyện quân nhân dự bị: 1.758/1.758 đ/c, đạt 100% chỉ tiêu.
- Tuyển quân: 850/850 (100%). Tuyển sinh quân sự 21 trường hợp.
- Giáo dục chính trị, giáo dục pháp luật, quân số đạt 98,7%, tiến hành thông tin thời sự được 146 buổi/9300 lượt người nghe, xây dựng 26 chuyên mục, 156 tin, 03 chương trình phát sóng, phát động 07 đợt thi đua.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận: phát dọn vệ sinh đường làng được 104,5 km/4210 công; phát quang đường biên 13 km/765 công; làm đường bê tông được 2,17 km/1.118 công; nạo vét kênh, mương 48,5 km/3.150 công; giúp gia đình chính sách 230 công; khắc phục hậu quả thiên tai 13 lượt/585 đ/c/825 công.
- Khảo sát 14 mộ liệt sĩ, xây dựng 06 nhà tình nghĩa.
* Nguồn: Nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ QSQPĐP và xấy dựng Đảng bộ
năm 2018 của ĐUQS tỉnh Cao Bằng
Phụ lục 13
THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG; CÔNG TÁC DÂN VẬN, CHÍNH SÁCH HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI
CỦA TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2017, 2018, 2019
1. Năm 2017
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 1 được: 3/3 đ/c (100%), đối tượng 2: 23/24 (95,83%), đối tượng 3: 271/288 (94,09%), đối tượng 4:7814 đ/c (118%), đối tượng là già làng, trưởng bản, người có uy tín được 02 lớp, với 200 người. Giáo dục QPAN cho học sinh, sinh viên đạt 99,9%, trong đó 85,5% đạt khá, giỏi.
- Huấn luyện xong 345/345 cơ sở dân quân tự vệ, quân số đạt 98,7%; trong đó giỏi 74/354 (21,4%), khá 245/345 (71,0%), đạt 26/345 (7,5%).
- Tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 24,5%. Riêng đảng viên trong dân quân tự vệ nòng cốt đạt 17%.
- Thành lập thêm 16 chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn, nâng tổng số chi bộ quân sự xã, phường lên 33 chi bộ.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Tặng quà tết cho cán bộ, chiến sĩ và đối tượng chính sách: 2.982.300.000 đ. Chi trả theo Quyết định 62: 4660 đối tượng, số tiền là 14.498900.000 đ, theo Quyết định 49: 116 đối tượng, số tiền là 233.500.000 đ.
- Xây dựng 02 nhà chính sách, 02 nhà tình nghĩa, 01 nhà đồng đội. Thu quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”: 195.500,220 đ, quy tập 04 hài cốt liệt sĩ.
2. Năm 2018
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Đã đầu tư 13,591 tỷ đồng cho xây dựng KVPT.
- Thực hiện 26 chuyên mục, chuyên trang, phóng sự: 928 tin, bài về QPAN, phổ biến giáo dục pháp luật được 265 buổi/14.888 lượt người. Đối tượng 1: 06 đ,c, đối tượng 2: 39 đ/c, đối tượng 3: 240 đ/c, đối tượng 4 được: 120 lớp/6645 đ/c, đối tượng khác 15 lớp/1662 lượt người; học sinh, sinh viên: 28.459 em.
- Tổng số dân quân tự vệ đạt 2.5% dân số, trong đó dân quân tự vệ nòng cốt đạt 2,0%.
- Đảng viên trong dân quân tự vệ đạt 27,7% (dân quân: 25%, tự vệ:44,5%), đoàn viện đạt 60,2 %.
- Quân số dân quân tự vệ đạt 15.976/16.150 người.
- Toàn tỉnh đã thành lập được 36 chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn (21/21 xã biên giới).
- Tuyển công dân nhập ngũ 1250/1250 (đạt 100%), giải quyết xuất ngũ 68 đ/c, đón quân nhân xuất ngũ về địa phương: 628đ/c.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Cất bốc, bàn giao 05 mộ liệt sĩ, xác minh, tìm kiếm 11 hài cốt liệt sĩ. Tiếp nhận 02 hồ sơ đề nghị xét công nhận liệt sĩ.
- Đã có quyết định chi trả 8.920 đối tượng, số tiền 18.433900.000 đ.
- Tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ với các đoàn thể quần chúng nhân dân được 102 buổi, 1.579 lượt người tham gia.
- Lực lượng dân quân tự vệ tham gia 9.905 người/20.592 ngày công (tương đương trị giá: 3.088.800.000 đ). Tu sửa công trình phúc lợi, vệ sinh môi trường, nạo vét mương máng được 94 km, phát quang đường liên thôn, liên xã được 118 km, tham gia 45 ngày công giúp đỡ 03 gia đình chính sách, giúp tu sửa 04 trường học khó khăn trên địa bàn.
3. Năm 2019
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Tỷ lệ dân quân tự vệ toàn tỉnh đạt 2,5% dân số, đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt đạt 20,8%.
- Dự bị động viên đã xếp đủ 100% đầu mối đơn vị, quân số đạt, 98,97%; 346/346 cơ sở dân quân tự vệ đã hoàn thành chương trình huấn luyện theo kế hoạch. Toàn tỉnh đã xây dựng được 39 chi bộ quân sự xã, phường.
- Tuyển công dân nhập ngũ: 1.250/1.250 đạt 100% chỉ tiêu; giải quyết xuấ ngũ 68 đ/c. Đón quân nhân xuất ngũ về địa phương: 628 đ/c.
- Xây dựng chốt dân quân thường trực biên giới xã Thanh Hòa, huyện Cao Lộc, bảo đảm ngân sách cho xây dựng thao trường huấn luyện Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh 6.677.787.000 đ, thao trường huấn luyện thành phố Lạng Sơn 3.000.000.000 đ.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Cất bốc bàn giao 03 mộ liệt sĩ, xác minh, tìm kiếm 12 hài cốt liệt sĩ. Tiếp nhận 5 hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ. Thực hiện quyết định 49/2015 QĐ-TTg từ năm 2015-2019 đã có 29.066 hồ sơ; xét duyệt báo cáo Quân khu 26.241 hồ sơ. Đã có quyết định 20.284 trường hợp chi trả, với số tiền 41.702100.000 đ.
* Nguồn: Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
năm 2017, năm 2018, năm 2019 của ĐUQS tỉnh Lạng Sơn
Phụ lục 14
THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG; CÔNG TÁC DÂN VẬN, CHÍNH SÁCH HẬU PHƯƠNG QUÂN ĐỘI
CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2017 VÀ 2018
1. Năm 2017
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Tổ chức đưa 34 đồng chí đi dự lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN đối tượng 2 tại Trường quân sự Quân khu đạt 100 % chỉ tiêu.
- Tổ chức 07 lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 3, với 478 đ/c.
- Tổ chức 129 lớp bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 4, với 10.734 đ/c.
- Xét tuyển sinh quân sự cho 534 hồ sơ đủ điều kiện dự thi tuyển sinh quân sự (trúng tuyển 75 thí sinh).
- Bổ nhiệm 105 trung đội phó đơn vị dân quân tự vệ, miễn nhiệm 90 trung đội phó đơn vị dân quân tự vệ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm 323 cán bộ ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; thành lập 18 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức, 18 trung đội binh chủng, đổi tên một Ban chủ huy quân sự; giải thể 13 Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức.
- Đã huấn luyện xong 100% đơn vị dân quân, tự vệ, đảm bảo 100% quân số (21.564 người ).
- Tổ chức đào tạo được 98 sĩ quan dự bị bằng nguồn ngân sách địa phương.
- Đã huấn luyện quân nhân dự bị: 4.010 đ/c, đảm bảo 100% quân số. Trong đó; sĩ quan là 764 đ/c, hạ sĩ quan - chiến sĩ là 3.246 đ/c, huy động 14 phương tiện.
* Công tác dân vận, chính sách hậu phương quân đội
- Tặng quà các gia đình chính sách: 1.342 xuất quà, với số tiền 1.512.130.000 đ.
- Ủng hộ quỹ nhân đạo, từ thiện 700.000.000 đ.
- Xây tặng 01 nhà Văn hóa cho nhân dân Xóm Lưu Quang 2, xã Minh Tiến, huyện Đại từ với số tiền 520.000.000 đ.
- Vận động cán bộ, chiến sĩ ủng hộ quỹ “Ngày vì người nghèo” với số tiền là 115.700.000 đ.
- Tặng đối tượng chính sách nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập LLVT tỉnh 70 xuất quà, trị giá 35.000.000 đ. Xây dựng 8 nhà tình nghĩa.
2. Năm 2018
* Công tác quân sự, quốc phòng địa phương
- Bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 2 là 44 đ/c, đối tượng 3 là 342 đ/c, đối tượng 4 là 1.591 đ/c.
- Huấn luyện 431 cơ sở dân quân tự vệ (100 %), với quân số 21.217 đ/c đạt 100% quân số.
- Sở chỉ huy cấp tỉnh: Cải tạo, mở rộng 4 hang, hầm, tổng diện tích 2.317 m2, kinh phí 16.991.000.000đ, làm đường bê tông 350 m, hầm cơ quan hậu cần, kỹ thuật tổng số 165,5 m2, đào 380 m hào cơ động.
- Thành phố Thái Nguyên xây dựng 02 hầm ngầm, 18 nhà bạt bán âm, đào 600 m giao thông hào, khu tăng gia thời chiến, bãi đỗ xe, thiết kế hệ thống điện nước, các công trình vệ sinh cho khu sở chỉ huy thời chiến.
- Thị xã Phổ Yên, xây dựng 02 hầm ngầm, 02 hầm họp, 27 nhà bạt bán âm, 01 hầm phẫu thuật, 01 trận địa súng máy phòng không 12.7mm, 01 đài quan sát, 02 trạm gác, 02 bãi đỗ xe, làm 4,5 km, nâng cấp 3 km đường vào trong khu sơ tán, khu tăng gia thời chiến, xây dựng hệ thống điện, nước cho sở chỉ huy khu sơ tán.
* Công tác dân vận, chính hậu phương quân đội
- Nhân dịp tết nguyên đán Mậu Tuất 2018, chuyển quà của Bộ Quốc phòng, Quân khu, của đơn vị: 1.127 xuất quà, trị giá: 1.512.303.000 đ; quyên góp ủng hộ các hộ gia đình đặc biệt khó khăn 100.000.000 đ.
- Đề nghị Quân khu hỗ trợ xây 02 nhà đồng đội tặng cho 2 cựu quân nhân có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
- Tổ chức tìm kiếm hài cốt liệt sĩ phi công của Quân chủng Phòng không - Không quân bị tai nạn năm 1971.
- Xây dựng, bàn giao 07 nhà tình nghĩa, khảo sát 17 mộ liệt sĩ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quy tập 04 mộ liệt sĩ, báo cáo Quân khu 2.774 hồ sơ liệt sĩ, chi trả 5767 hồ sơ theo Quy định 49, 62, 290 với số tiền là 12.028.900.000 đ.
- Chuyển 185 xuất quà từ ngân sách của Bộ Quốc phòng cho cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý và thương, bệnh binh, con liệt sĩ, cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo đang công tác trong quân đội với số tiền 42.400.000 đ.
- Tổ chức tập huấn cho 3.435 cán bộ (từ trưởng xóm, tổ trưởng tổ dân phố trở lên) theo Đề án 1237 của Thủ tướng chính phủ về công tác lập bản đồ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.
* Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm 2017, năm 2018
của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên
Phụ lục 15
TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
- Đối tượng điều tra: cán bộ, sĩ quan LLVT địa phương
- Địa bàn điều tra: Các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
- Số lượng: 500 phiếu
- Thời gian điều tra: tháng 4/2020
Stt
Nội dung hỏi và phương án trả lời
Tổng số ý kiến trả lời
Tỷ lệ (%) trên tổng số
1
Ý kiến đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của công tác QSQPĐP đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Rất quan trọng
265
53,0
- Quan trọng
227
45,4
- Bình thường
08
1,6
- Không quan trọng
0
0
2
Ý kiến đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đối với việc hoàn thành nhiệm vụ QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Rất quan trọng
234
46,8
- Quan trọng
259
51,8
- Bình thường
07
1,4
- Không quan trọng
0
3
Ý kiến đánh giá về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Rất quan tâm
307
61,4
- Quan tâm
102
20,4
- Bình thường
64
12,8
- Không quan tâm
14
2,8
- Khó trả lời
13
2,6
4
Ý kiến đánh giá về sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Rất quan tâm
32
6,4
- Quan tâm
265
53,0
- Bình thường
102
20,4
- Không quan tâm
54
10,8
- Khó trả lời
47
9,4
5
Ý kiến đánh giá về nội dung hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Phong phú, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm
158
31,6
- Bình thường
319
63,8
- Lạc hậu, không phù hợp
23
4,6
6
Ý kiến đánh giá về hình thức hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả
167
33,4
- Bình thường
269
53,8
- Đơn điệu, máy móc
64
12,8
7
Ý kiến đánh giá về sự phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong tiến hành công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Nhịp nhàng, ăn khớp
178
35,6
- Bình thường
231
46,2
- Chồng chéo, trùng lắp
91
18,2
8
Ý kiến đánh giá vai trò của CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đối với sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân đối với nhiệm vụ QSQPĐP
- Chuyển biến tích cực
298
59,6
- Ít chuyển biến
202
40,4
- Không chuyển biến
0
0
9
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP góp phần xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương
- Góp phần quan trọng xây dựng các tổ chức vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
186
37,2
- Bình thường
251
50,2
- Hạn chế
63
12,6
10
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP
- Tốt
382
76,4
- Bình thường
110
22
- Chưa tốt
08
1,6
11
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP tạo ra sự chuyển biến về kết quả công tác QSQPĐP
- Tốt
296
59,2
- Bình thường
156
31,2
- Còn hạn chế
48
9,6
12
Ý kiến về những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
454
90,8
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
423
84,6
- Thực hiện đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
397
79,4
- Phát huy vai trò của ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
449
89,8
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
382
76,4
Phụ lục 16
TỔNG HỢP
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA BẰNG PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
- Đối tượng điều tra: cán bộ dân chính đảng ở địa phương
- Số lượng: 500 phiếu
- Địa bàn điều tra: Các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
- Thời gian điều tra: tháng 4/2020
Stt
Nội dung hỏi và phương án trả lời
Tổng số ý kiến trả
Tỷ lệ (%) trên tổng số
1
Ý kiến đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của công tác QSQPĐP đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Rất quan trọng
255
51,0
- Quan trọng
190
38,0
- Bình thường
47
9,4
- Không quan trọng
08
1,6
2
Ý kiến dánh giá về vai trò, tầm quan trọng của CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đối với việc hoàn thành nhiệm vụ QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Rất quan trọng
217
43,4
- Quan trọng
161
32,2
- Bình thường
109
21,8
- Không quan trọng
13
2,6
3
Ý kiến đánh giá về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Rất quan tâm
311
62,2
- Quan tâm
125
25,0
- Bình thường
47
9,4
- Không quan tâm
0
0
- Khó trả lời
17
3,4
4
Ý kiến đánh giá về vai trò, trách nhiệm của ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Rất quan tâm
162
32,4
- Quan tâm
303
60,6
- Không quan tâm
0
0
- Khó trả lời
35
7,0
5
Ý kiến đánh giá về nội dung hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Phong phú, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm
171
34,2
- Bình thường
297
59,4
- Lạc hậu, không phù hợp
32
6,4
6
Ý kiến đánh giá về hình thức hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu
- Linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả
169
33,8
- Bình thường
243
48,6
- Đơn điệu, máy móc
88
17,6
7
Ý kiến đánh giá về sự phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong tiến hành công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
- Nhịp nhàng, ăn khớp
192
38,4
- Bình thường
227
45,4
- Chồng chéo, trùng lắp
81
16,2
8
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP tạo ra sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân đối với nhiệm vụ QSQPĐP
- Chuyển biến tích cực
276
55,2
- Ít chuyển biến
224
44,8
- Không chuyển biến
0
0
9
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP góp phần xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương
- Góp phần quan trọng xây dựng các tổ chức vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
197
39,4
- Bình thường
280
56,0
- Hạn chế
23
4,6
10
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP
- Tốt
392
78,4
- Bình thường
103
20,6
- Chưa tốt
05
1,0
11
Ý kiến đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP tạo ra sự chuyển biến về kết quả công tác QSQPĐP
- Tốt
241
48,2
- Bình thường
202
40,4
- Còn hạn chế
57
11,4
12
Ý kiến về những giải pháp nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
437
87,4
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
454
90,8
- Thực hiện đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
463
92,6
- Phát huy vai trò của ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
478
95,6
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
372
74,4
Phụ lục 17
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ, sĩ quan LLVT địa phương)
Đồng chí thân mến!
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, xin đồng chí cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây. Trong từng câu hỏi đã có các phương án trả lời, đồng ý phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô vuông (¨) tương ứng bên cạnh. Đồng chí không cần ghi tên vào phiếu này.
1
Đồng chí đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của công tác QSQPĐP đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu như thế nào?
- Rất quan trọng
¨
- Quan trọng
¨
- Bình thường
¨
- Không quan trọng
¨
2
Đồng chí đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đối với việc hoàn thành nhiệm vụ QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu như thế nào?
- Rất quan trọng
¨
- Quan trọng
¨
- Bình thường
¨
- Không quan trọng
¨
3
Đồng chí cho biết sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP như thế nào?
- Rất quan tâm
¨
- Quan tâm
¨
- Bình thường
¨
- Không quan tâm
¨
- Khó trả lời
¨
4
Đồng chí cho biết sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP như thế nào?
- Rất quan tâm
¨
- Quan tâm
¨
- Bình thường
¨
- Không quan tâm
¨
- Khó trả lời
¨
5
Đồng chí đánh giá về nội dung hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Phong phú, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm
¨
- Bình thường
¨
- Lạc hậu, không phù hợp
¨
6
Đồng chí đánh giá về hình thức hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả
¨
- Bình thường
¨
- Đơn điệu, máy móc
¨
7
Đồng chí đánh giá về sự phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong tiến hành công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Nhịp nhàng, ăn khớp
¨
- Bình thường
¨
- Chồng chéo, trùng lắp
¨
8
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã tạo ra sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân đối với nhiệm vụ QSQPĐP như thế nào?
- Chuyển biến tích cực
¨
- Ít chuyển biến
¨
- Không chuyển biến
¨
9
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã góp phần xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương như thế nào?
- Góp phần quan trọng xây dựng các tổ chức vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
¨
- Bình thường
¨
- Hạn chế
¨
10
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP như thế nào?
- Tốt
¨
- Bình thường
¨
- Chưa tốt
¨
11
Đồng chí cho biết hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã tạo ra sự chuyển biến về kết quả công tác QSQPĐP như thế nào?
- Tốt
¨
- Bình thường
¨
- Còn hạn chế
¨
12
Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu cần thực hiện những giải pháp nào sau đây?
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Thực hiện đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Phát huy vai trò của ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
¨
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Ngoài các giải pháp trên, theo đồng chí còn có giải pháp nào khác để nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1?
13
Đồng chí cho biết thêm một số thông tin cá nhân
Là sĩ quan ¨ Là QNCN ¨
Là đảng viên ¨ Là đoàn viên ¨
Là cán bộ quân sự ¨ Là cán bộ chính trị ¨
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!
Phụ lục 18
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho cán bộ dân chính đảng ở địa phương)
Đồng chí thân mến!
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng công tác đảng, công tác chính trị trong công tác quân sự, quốc phòng địa phương ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, xin đồng chí cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây. Trong từng câu hỏi đã có các phương án trả lời, đồng ý phương án nào thì đánh dấu (X) vào ô vuông (¨) tương ứng bên cạnh. Đồng chí không cần ghi tên vào phiếu này.
1
Đồng chí đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của công tác QSQPĐP đối với phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QPAN ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu như thế nào?
- Rất quan trọng
¨
- Quan trọng
¨
- Bình thường
¨
- Không quan trọng
¨
2
Đồng chí đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đối với việc hoàn thành nhiệm vụ QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu như thế nào?
- Rất quan trọng
¨
- Quan trọng
¨
- Bình thường
¨
- Không quan trọng
¨
3
Đồng chí cho biết sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP như thế nào?
- Rất quan tâm
¨
- Quan tâm
¨
- Bình thường
¨
- Không quan tâm
¨
- Khó trả lời
¨
4
Đồng chí cho biết ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS địa phương đã phát huy vai trò, trách nhiệm như thế nào đối với công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP?
- Tốt
¨
- Bình thường
¨
- Chưa tốt
¨
- Khó trả lời
¨
5
Đồng chí đánh giá về nội dung hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Phong phú, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm
¨
- Bình thường
¨
- Lạc hậu, không phù hợp
¨
6
Đồng chí đánh giá về hình thức hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả
¨
- Bình thường
¨
- Đơn điệu, máy móc
¨
7
Đồng chí đánh giá về sự phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng trong tiến hành công tác QSQPĐP và CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu thời gian qua như thế nào?
- Nhịp nhàng, ăn khớp
¨
- Bình thường
¨
- Chồng chéo, trùng lắp
¨
8
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã tạo ra sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng và nhân dân đối với nhiệm vụ QSQPĐP như thế nào?
- Chuyển biến tích cực
¨
- Ít chuyển biến
¨
- Không chuyển biến
¨
9
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã góp phần xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị địa phương như thế nào?
- Góp phần quan trọng xây dựng các tổ chức vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
¨
- Bình thường
¨
- Hạn chế
¨
10
Đồng chí đánh giá hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã góp phần xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân - dân trong thực hiện nhiệm vụ QSQPĐP như thế nào?
- Tốt
¨
- Bình thường
¨
- Chưa tốt
¨
11
Đồng chí cho biết hoạt động CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP đã tạo ra sự chuyển biến về kết quả công tác QSQPĐP như thế nào?
- Tốt
¨
- Bình thường
¨
- Còn hạn chế
¨
12
Theo đồng chí, để nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu cần thực hiện những giải pháp nào sau đây?
- Tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Thực hiện đúng nội dung, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Phát huy vai trò của ĐUQS, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị thuộc CQQS các cấp ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP
¨
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lực lượng đối với nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1
¨
- Ngoài các giải pháp trên, theo đồng chí còn có giải pháp nào khác để nâng cao chất lượng CTĐ,CTCT trong công tác QSQPĐP ở các tỉnh trên địa bàn Quân khu 1?
13
Đồng chí cho biết thêm một số thông tin cá nhân
Là cán bộ ¨ Là công chức, viên chức ¨
Là đảng viên ¨ Là đoàn viên ¨
Thuộc khối đảng, đoàn thể ¨ Thuộc khối chính quyền ¨
Xin chân thành cảm ơn đồng chí!