Lời mở đầu
Năm 2007 là năm đánh dấu nhiều bước tiến quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam: Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Liên Hợp Quốc đã tạo ra cho nền kinh tế nhiều chuyển biến quan trọng trong đó phải kể đến sự phát triển của ngành ngân hàng - một ngành kinh tế đầu mối quan trọng của đất nước. Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều thuận lợi hơn trong việc huy động, sử dụng vốn hiệu quả, góp phần t
68 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vpbank), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo ra nguồn lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng.Là một ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, được thành lập từ năm 1993 trải qua hơn chục năm tồn tại và phát triển VPBank đã xây dựng được một vị trí nhất định trên thị trường. Đối tượng khách hàng của VPbank ngay từ khi thành lập chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy nhiên với nhu cầu phát triển hơn nữa VPbank mong muốn có thể phục vụ tất cả các khách hàng không chỉ là các doanh nghiệp mà còn có các cá nhân, hộ gia đình điển hình là việc phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng. Họat động này được ngân hàng triển khai hơn 7 năm đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế như quy mô vẫn còn nhỏ chưa được chú trọng phát triển tương xứng với tiềm năng của ngân hàng, nợ quá hạn còn ở mức cao …đặc biệt khi kinh tế ngày càng phát triển thu nhập của người dân ngày càng cao, các nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.Hơn nữa hiện nay dịch vụ này được các ngân hàng đồng loạt triển khai một cách khá mạnh mẽ một phần do để đáp ứng nhu cầu người dân một phần là do CVTD mang lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho các ngân hàng.Vì vậy để có thể cạnh tranh được trong thời gian tới VPank cần có nhiều biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ CVTD.Trong bối cảnh đó thì đề tài:
“Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)” được chọn làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề này gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank).
Chương 1
Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM
Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng gắn liền với sự phát triển của hàng hóa.Sản xuất hàng hóa phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy họat động của ngân hàng phát triển.Tiền thân của ngân hàng xuất phát từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền vàng.Những người làm nghề đổi tiền thường là những người giàu có, địa chủ hoặc thương gia trước đó có thể là những người cho vay nặng lãi. Họ thường có két để cất giữ tiền an toàn và thực hiện luôn cả nhiệm vụ cất trữ tiền hộ nhằm đảm bảo an toàn cho những người gửi tiền đồng thời cũng kiếm được một khoản lợi nhuận từ việc cất trữ này.Hoạt động này đã thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt.Do việc thanh toán này có nhiều ưu điểm nên đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn.Trải qua quá trình hoạt động lâu dài họ nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người rút tiền ra nhưng không cùng một thời điểm do vậy đã tạo ra số dư tiền gửi trong két. Trong khi đó có một lực lượng nhất định lại muốn đi vay tiền và những nhà buôn này đã sử dụng một phần số tiền còn dư trong két để cho vay nhằm thu lãi.Họat động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi – làm thành nhà buôn tiền – Ngân hàng.Vậy ngân hàng là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng: có thể định nghĩa theo chức năng các dịch vụ vai trò mà ngân hàng cung cấp trong nền kinh tế.Nếu tiếp cận theo phương diện các loại hình dịch vụ thì ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính đa dạng nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.Đây là một định nghĩa chung nhất về ngân hàng.
Nếu theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “họat động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.Họat động sơ khai đầu tiên của ngân hàng là họat động nhận tiền gửi đây cũng là một trong các hình thức huy động vốn đầu tiên của ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới hính thức nhận tiền gửi, nó chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn.Đầu tiên ngân hàng huy động tiền gửi từ những nhà buôn giàu có sau đó do nhu cầu mở rộng quy mô nhằm tăng lợi nhuận nên ngân hàng tìm cách thu hút thêm nguồn tiền gửi từ dân cư dưới nhiều dạng thức khác nhau gồm:tiền gửi thanh toán,tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân khác, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư,tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.Mỗi loại tiền gửi trên có những đặc điểm riêng thích hợp với các đối tượng khác nhau.Chẳng hạn tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào không nhằm mục đích sinh lời.Khách hàng gửi vào ngân hàng chủ yếu để được hưởng các tiện ích thanh toán nên lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi này thường thấp và các nguồn này có tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào. Trong khi đó khác với tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm lại nhằm mục đích chủ yếu sinh lãi nên các nguồn tiền này có tính chất ổn định cao hơn nguồn tiền gửi thanh toán.Hoạt động huy động tiền gửi chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại.Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng các hình thức huy động khác như phát hành giấy tờ có giá.Trên cơ sở nguồn vốn huy động này ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn này nhằm mục đích sinh lời điển hình cho hoạt động này là hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động sơ khai tiếp theo của ngân hàng thương mại sau hoạt động huy động vốn.Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người tạm thời dư thừa vốn họ tiến hành gửi tiền vào ngân hàng và những người thiếu vốn, họ có nhu cầu vay vốn của ngân hàng để tiến hành đầu tư nhằm mục đích sinh lời.Là một doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng tiến hành các hoạt động đi vay để cho vay. Hoạt động cho vay cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng của ngân hàng thương mại: Nó giúp trang trải cho các khoản chi phí như chi phí trả lãi, chi phí trả lương công nhân viên…và mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.Vậy cho vay là gì?
Theo điều 3 quyết định 1627/2001/ QĐ-NHNH ban hành ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước có viết: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.Khi cho vay ngân hàng tiến hành thu lãi, lãi suất này dựa trên lãi suất ngân hàng huy động được và một số các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí cơ sở hạ tầng công nghệ…và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngân hàng còn thực hiện một số các hoạt động khác như:
- Hoạt động ngân quỹ: Ngân quỹ thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng.Tuy nhiên nó đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng khả năng chi trả cho ngân hàng.Ngân quỹ là tài sản không sinh lời vì vậy mỗi ngân hàng cần phải tính toán để duy trì một lượng ngân quỹ thích hợp.Ngân quỹ của ngân hàng có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền trong két, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác.
- Họat động thanh toán: Đây là một trong các họat động sơ khai của ngân hàng khi mới bắt đầu hình thành.Ngân hàng thực hiện việc thanh toán hộ khách hàng đồng thời khách hàng phải trả một khoản phí nào đó.Thông qua quá trình thanh toán hộ khách hàng góp phần làm giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông đóng vai trò không nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát.Cùng với quá trình phát triển và mở rộng của ngân hàng thì hoạt động thanh toán cũng phát triển hết sức khả quan: các ngân hàng triển khai hoạt động thanh toán được tiến hành trong nước và ngoài nước với quy mô và chất lượng ngày càng cao. Các họat động thanh toán của ngân hàng hiện nay bao gồm bốn hình thức sau: chuyển tiền, nhờ thu, mở thu tín dụng, mở tài khoản.
-Thẻ: Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM.
Họat động thẻ được bắt đầu ở Việt Nam trong một số năm gần đây nhưng đang được các ngân hàng phát triển khá mạnh mẽ do nó đem lại nhiều tiện ích: như thanh toán nhanh, không phải sử dụng tiền mặt, giảm chi phí cho các ngân hàng...Xu hướng gần đây là việc liên minh thẻ giữa các ngân hàng ngày càng phổ biến tức một thẻ của một ngân hàng không những rút tại các địa điểm chấp nhận thẻ của ngân hàng đó mà có thể rút tại các ngân hàng khác. Các loại thẻ trên thị trường hiện nay cũng hết sức đa dạng và phong phú như: thẻ ghi nợ, thẻ liên ngân hàng, thẻ Visa Card, Master Card…Tuy nhiên hoạt động thẻ cũng có nhiều tồn tại như: chi phí lắp đặt lớn, trục trặc sai sót kỹ thuật, khả năng bảo mật chưa cao...
- Hoạt động kiều hối: Đây cùng là một hoạt động mà các ngân hàng quan tâm.Thông qua việc duy trì một lượng ngoại tệ nhất định các ngân hàng có thể kiếm lời từ sự chênh lệch tỷ giá.Một số ngoại tệ mạnh có tính thanh khoản cao được các ngân hàng nắm giữ thay cho một số lượng ngân quỹ nhất định vì ngân quỹ của ngân hàng thường không sinh lời, còn duy trì ngoại hối khi cần thiết có thể bán một lượng ngoại hối nhất định để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Họat động xã hội khác: Ngoài các họat động nhằm sinh lời các ngân hàng thường tiến hành các hoạt động xã hội khác như: Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ việc xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trao học bổng cho các học sinh nghèo vượt khó, họat động tài trợ khác: tài trợ cho giải bóng đá, tài trợ cho chương trình ca nhạc...các hoạt động này góp phần vào việc nâng cao hình ảnh cho ngân hàng.
1.1.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ.Hình thức cho vay tiêu dùng của các hãng là bán trả góp.Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh.Các ngân hàng cho vay tiêu dùng để giúp các cá nhân mua sắm các khoản mục hàng hóa lâu bền như: nhà cửa, phương tiện vận chuyển, đi lại...Cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thương mại triển khai khá sớm cho đến nay cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Do thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định nên có nguồn trả nợ ngân hàng. Hơn nữa cho vay tiêu dùng còn giúp họ nâng cao mức sống tăng khả năng được đào tạo ...giúp họ có cơ hội tìm kiếm nguồn có thu nhập cao hơn.Tóm lại cho vay tiêu dùng mang lại lợi ích rất lớn cho cả ngân hàng và khách hàng và cho xã hội.Vậy cho vay tiêu dùng là gì?
Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình.Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải các nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ…Bên cạnh đó những chi tiêu cho nhu cầu chi tiêu giáo dục, y tế…cũng có thể được tài trợ bởi cho vay tiêu dùng.
Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy ngân hàng cần coi trọng công tác thẩm định. Đầu tiên các cán bộ tín dụng cần nắm được đặc điểm của cho vay tiêu dùng. Cho vay tiêu dùng có các đặc điểm cơ bản sau:
Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn nhưng quy mô món vay nhỏ Khác với các họat động cho vay khác như cho vay mua sắm tái sản, cho vay phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh... những họat động này thường có nhu cầu vay với số lượng lớn nhưng vay tiêu dùng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cá nhân nên quy mô món vay thường nhỏ, mặt khác cũng do số lượng các hộ, cá nhân có nhu cầu chi tiêu cho họat động tiêu dùng lớn nên số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn.
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các khoản cho vay khác. Mức lãi suất mà một ngân hàng đặt ra khi cho khách hàng vay thường xem xét trên cơ sở cân đối giữa chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn và lợi nhuận dự kiến thu được. Khác với các khoản cho vay khác lãi suất thường được thả nổi theo lãi suất thị trường thì lãi suất cho vay tiêu dùng được áp dụng một cách cứng nhắc thường là lãi suất cố định. Do chi phí của cho vay tiêu dùng cao hơn các khoản cho vay khác như chi phí in ấn giấy tờ, chi phí thẩm định khách hàng... nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.
Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao: Khi tiến hành thẩm định cho vay, một trong những nội dung để xét duyệt cho vay của ngân hàng là phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với cho vay tiêu dùng do khả năng trả nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thu nhập định kỳ của khách hàng. Những khoản cho vay này thường phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe, thu nhập của khách hàng trong tương lai, bất kỳ sự biến động nào về sức khỏe cũng như thu nhập của khách hàng đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Hơn nữa thông tin về khách hàng là những thông tin cá nhân thường hay được giấu kín, việc thẩm định khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy cho vay tiêu dùng thường có rủi ro lớn hơn các khoản mục cho vay khác của ngân hàng thương mại.
Cho vay tiêu dùng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng: Bất kỳ hoạt động của ngân hàng nào đều được thực hiện trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong lý thuyết tài chính tiền tệ cho nói: rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng cũng càng cao.Hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi ro cao,chi phí lớn nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn các lãi suất của các khoản vay cùng kỳ hạn.Điều này chứng tỏ cho vay tiêu dùng mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm với nền kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập của người dân cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng tạo điều kiện cho họat động này phát triển. Ngược lại khi kinh tế bất ổn rơi vào tình trạng suy thoái, các cá nhân hộ gia định e dè trong việc chi tiêu do đó hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ kém hiệu quả hơn. Do vậy tình hình kinh tế phát triển ổn định là một trong các nhân tố thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát triển.
Tài sản đảm bảo của cho vay tiêu dùng. Tài sản đảm bảo được coi như công cụ trả nợ thứ hai của khách hàng một khi không trả được nợ cho ngân hàng, ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo để giải quyết các khoản nợ xấu của khách hàng. Cũng giống như các khoản mục cho vay khác cho vay tiêu dùng cũng cần tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu bằng thế chấp bất động sản…
1.1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
Căn cứ vào mục đích vay gồm cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư trú
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, xây dựng, sửa chữa nhà cửa của khách hàng.
-Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm mục đích trang trải cho các khoản chi phí như mua sắm phương tiện đi lại, thanh toán tiền điện nước...
Căn cứ vào phương thức hoàn trả gồm
- Cho vay trả góp: Là loại cho vay trong đó định kỳ khách hàng tiến hành thanh toán cho ngân hàng một phần nợ gốc và lãi. Hiện nay hầu hết các ngân hàng chủ yếu áp dụng phương thức cho vay này do nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập hàng tháng.Hình thức cho vay này được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại như ôtô...
- Cho vay hoàn trả một lần: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng tiến hành hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chủ yếu áp dụng với các khoản cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời cho khách hàng như: thanh toán tiền điện nước, cho các chuyến đi nghỉ...
- Cho vay hoàn trả theo nhu cầu: Là các khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn trong đó khách hàng có thể trả lãi hoặc gốc tuỳ theo tình hình tài chính của mình miễn là khi đến hạn khách hàng phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
Căn cứ vào nguồn gốc cho vay
- Cho vay trực tiếp: Là khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.
-Cho vay gián tiếp: là loại cho vay trong đó ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách thông qua các hãng bán lẻ.
1.1.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng
Đây là bước đầu tiên của quy trình tín dụng, ấn tượng đầu tiên của khách hàng với ngân hàng là một điều rất quan trọng nó góp phần tạo ra uy tín của ngân hàng trong tâm trí khách hàng.Trong quá trình tiếp xúc nhân viên ngân hàng tiến hành giới thiệu các dịch vụ của ngân hàng và tìm hiểu nhu cầu khách hàng:khách hàng đến vay vốn để làm gì? thời hạn vay bao lâu, năng lực pháp lý cũng như năng lực tài chính của khách hàng, sau đó đối chiếu với các quy định hiện hành của ngân hàng xem đã phù hợp chưa nếu phù hợp, nhân viên giới thiệu cho khách hàng những thủ tục cần thiết để vay vốn ngân hàng.Tiến hành tiếp nhận hồ sơ khách hàng gồm: bản sao chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khảu, phương án sản xuất kinh doanh…
Bước 2: Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng
Đây là một bước quan trọng có tính chất quyết định đến rủi ro trong ngân hàng.Một khi quy trình này không được chú trọng thì rủi ro xảy ra cho ngân hàng là không thể tránh khỏi.Vì vậy, nhân viên tín dụng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ của khách hàng, tìm hiểu độ chính xác của hồ sơ thông qua nhiều cách có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau như từ các báo cáo tài chính của khách hàng, từ các bạn hàng hay từ các ngân hàng khác mà khách hàng từng có quan hệ …trên cơ sở xem xét hồ sơ khách hàng tiến hành thẩm định
Lai lịch khách hàng: tư cách pháp lý, tiểu sử bản thân, nghề nghiệp, sức khoẻ...
Mục đích sử dụng tiền vay: đây là một trong các tiêu chí quan trọng trong thẩm định khách hàng. Bởi một trong các nguyên tắc tín dụng là ngân hàng chỉ cho khách hàng vay khi các khoản vay đó được sử dụng đúng mục đích không bị pháp luật cấm và phải có phương án trả nợ thích hợp cho ngân hàng.
Tài sản đảm bảo: Mặc dù hiện nay không bắt buộc khách hàng đi vay cần có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên các ngân hàng khi cho vay vẫn xem xét đến khoản mục này và coi đây là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng. Các ngân hàng thường không cho vay vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo.
Bước 3: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng phê duyệt
Sau khi tiến hành thẩm định các cán bộ tín dụng lập hồ sơ trình ban tín dụng
trình ban tín dụng phê duyệt xem có cho vay hay không đồng thời quy định mức cho vay, lãi suất cho vay, thời gian cho vay.Hồ sơ này bao gồm: tờ trình thẩm định, tài sản đảm bảo, hồ sơ vay vốn của khách hàng vay vốn.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ và hợp đồng tín dụng
Sau khi trình cấp có thẩm quyền ký quyết đinh cho vay, nhân viên tín dụng kết hợp với phòng thẩm định tài sản đảm bảo để hoàn thiện hồ sơ và hợp đồng tín dụng bao gồm các hồ sơ như: hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, đăng ký giao dịch bảo đảm, các chứng từ bảo hiểm.Sau khi hoàn thành hồ sơ trình ban có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 5: Tiến hành giải ngân
Sau khi cấp có thẩm quyền ký quyết định, nhân viên tín dụng gửi một bản hợp đồng và các giấy tờ liên quan khác cho bộ phận giao dịch để tiến hành giải ngân.Bộ phận giao dịch căn cứ vào các chứng từ thu được kiểm tra tính hợp lệ và tiến hành giải ngân. Thời gian và tiến độ giải ngân cho khách hàng được thực hiện căn cứ vào việc sử dụng vốn của khách hàng mà có thể tiến hành giải ngân làm nhiều lần hoặc một lần trong quá trình vay.
Bước 6: Kiểm tra và sử lý nợ vay
Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong quá trình cho vay các nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra khách hàng về mục đích sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo, thông báo cho khách hàng về nghĩa vụ trả các khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng.Nếu trong quá trình kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ngân hàng có thể tiến hành thu nợ trước hạn. Hoặc nếu đến hạn khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng có thể tiến hành gia hạn nợ, chuyển sang nợ qúa hạn hoặc phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay.
Bước 7: Hoàn tất hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ
Đây là bước cuối cùng của quy trình tín dụng, sau khi khách hàng đã thanh toán hết cả gốc và lãi cho ngân hàng thì tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng: Xuất kho tài sản đảm bảo, thông báo giải chấp gửi tới cơ quan có thẩm quyền…sau đó lưu tập hồ sơ khách hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Tiếp xúc khách hàng
Thẩm định hồ sơ
Trình hồ sơ cho ban tín dụng
Hoàn thiện hồ sơ và ký HĐTD
Giải ngân HĐTD
Kiểm tra và xử lý nợ vay
Tất toán và lưu trữ HĐTD
Thẩm định TSĐB
Sơ đồ 1.1: Quy trình CVTD của NHTM
Chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM
Khái niệm chất lượng CVTD của NHTM
Trong sản xuất kinh doanh một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh là chất lượng hàng hoá.Chất lượng hàng hoá tốt, giá cả hợp lý sẽ có khả năng thu hút được nhiều khách hàng.Hoạt động CVTD cũng không nằm ngoài quy luật đó.Đây là một hoạt động có khả năng tạo ra lợi nhuận khá lớn để duy trì sự hoạt động và phát triển của ngân hàng do lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.Hoạt động này chứa nhiều rủi ro vì vậy khi xem xét cho khách hàng vay vốn đòi hỏi cần có biện pháp để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể gặp phải tức là cần nâng cao chất lượng cho vay.Vậy chất lượng cho vay là gì?
Chất lượng cho vay là những lợi ích mà khoản vay đó mang lại cho cả người cho vay và người đi vay.Một khoản vay của ngân hàng có chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và người đi vay đồng nghĩa với việc khách hàng có khả năng trả nợ gốc và lãi, ngân hàng có thể giảm bớt được các rủi ro không lường trước được.Thông thường khi nói đến nâng cao chất lượng cho vay người ta thường nghĩ ngay đến việc giảm thiểu các rủi ro, đến việc thực hiện mục tiêu mà ngân hàng đã đề ra.Việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như ở quy mô khoản vay, việc đảm bảo các nguyên tắc an toàn trong cho vay, việc thu hồi các khoản nợ, lợi nhuận có thể mang lại từ hoạt động cho vay tiêu dùng …Sau đây ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng tại NHTM
Chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ cho vay
Mức độ tăng trưởng dư nợ tuyệt đối CVTD = dư nợ CVTD năm nay – dư nợ CVTD năm trước
Mức dư nợ tương đối CVTD =
Dư nợ CVTD năm nay
Dư nợ CVTD năm trước
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng theo quy mô. Một ngân hàng có mức dư nợ cho vay tương đối và tuyệt đối trong năm tăng tức là hoạt động cho vay tiêu dùng đã mở rộng hơn.
Chỉ tiêu quay vòng vốn CVTD
Vòng quay của vốn CVTD =
Doanh số CVTD
Dư nợ CVTD
Doanh số CVTD là số tiền mà ngân hàng tiến hành cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định.Doanh số cao cho thấy quy mô cho vay tiêu dùng cao.Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD.Chỉ tiêu quay vòng vốn CVTD được sử dụng nhằm để đánh giá hiệu quả sử dụng của các khoản CVTD của ngân hàng.Vòng quay này càng cao chứng tỏ ngân hàng quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn. Điều này tạo thuận lợi cho các cá nhân cũng như hộ gia đình trong việc sử dụng vốn từ đó nâng cao chất lượng tín dụng giúp tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn tại ngân hàng thương mại
Đây là một trong các chỉ tiêu mà ngân hàng thường hay sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của mình. Nó được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng ở một thời điểm nhất định thường là một tháng một quý hoặc một năm. Nếu ngân hàng xem xét thấy tỷ lệ nợ quá hạn cao tức khả năng thu hồi khoản vay đó gần như không chắc chắn chất lượng cho vay thấp, điều này co ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng được coi là làm ăn có hiệu quả thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp.Vậy nợ quá hạn là gì? Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khi đến kỳ hạn nợ khách hàng không trả được gốc và (hoặc) lãi đúng hạn, điều này đã vi phạm nguyên tắc cho vay của ngân hàng (khách hàng phải trả gốc và lãi đúng hạn) vì vậy có ảnh hưởng lớn đến tính an toàn của khoản vay gây rủi ro cho ngân hàng. Nợ quá hạn có thể chia thành hai loại:
+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Đây là các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được hết nợ gốc và lãi nhưng người vay vẫn có khả năng hoàn trả.Có nhiều lý do dẫn đến việc khách hàng không trả được nợ đúng hạn như khách hàng bán được hàng nhưng tạm thời chưa thu được, do khó khăn nhất định trong thời gian ngắn tạm thời chưa trả được ngân hàng, do thiên tai dịch bệnh…khi khách hàng được ngân hàng đánh giá là khoản nợ quá hạn sẽ phải chịu lãi suất phạt bằng 150% lãi suất trong hạn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Nó được đo bằng
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Tổng dư nợ quá hạn * 100
Tông dư nợ
+ Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi)
Là các khoản nợ quá hạn gần như không có khả năng thu hồi dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn. Nguyên nhân của điều này là khách hàng làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán, người vay cố tình lừa đảo ngân hàng…
Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn =
Tổng dư nợ khó đòi* 100
Tổng dư nợ quá hạn
Bất kỳ một ngân hàng nào cũng có nợ quá hạn, tỷ lệ này này ở các ngân hàng khác nhau là khác nhau.Các ngân hàng luôn tìm mọi cách để giảm thiểu tối đa nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn khi cho vay cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp.Thông thường tỷ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng phải dưới 5%.
Chỉ tiêu mức sinh lời của đồng vốn CVTD
Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng quyết định đến chất lượng CVTD của NHTM.Nguồn thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ lãi thu được của hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng thu nhập của ngân hàng, tạo ra lợi nhuận đồng thời đảm bảo bù đắp được các khoản chi phí cho ngân hàng như chi phí huy động tiền gửi, chi phí nhân viên…vì vậy khi đánh giá các khoản vay của ngân hàng thương mại cần xem xét đến khả năng sinh lời của nó. Chỉ tiêu mức sinh lời được đo bằng tổng thu lãi từ nghiệp vụ cho vay tiêu dùng trên dư nợ bình quân.
M ức sinh lời CVTD =
Tổng thu lãi CVTD
Dư nợ CVTD
Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng CVTD càng tốt nguồn lợi nhuận ngân hàng tạo ra từ hoạt động này càng lớn.
Ngoài các chỉ tiêu trên còn có các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu cơ cấu tín dụng, chỉ tiêu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu… và các chỉ tiêu định tính như công tác thẩm định cho vay, quy chế cho vay, thời gian cho vay…Mỗi chỉ tiêu dù đinh tính hay định lượng đều có những ý nghĩa riêng.Vì vậy khi xem xét đánh giá chất lượng CVTD không chỉ xem xét một chỉ tiêu mà phải xem xét một cách tổng hợp các chỉ tiêu trên.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
Chất lượng CVTD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.Vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại cần phải xem xét kỹ lưỡng các nhân tố để từ đó phát huy một cách hiệu quả nhất các nhân tố tích cực hạn chế các nhân tố tiêu cực.Sau đây ta sẽ đi xem xét các nhân tố tác động đến chất lượng CVTD của ngân hàng.
1.3.1 Nhân tố chủ quan
Quy trình CVTD
Đây là một trong các nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng CVTD của ngân hàng.Quy trình tín dụng không chặt chẽ có ảnh hưởng đến quá trình thẩm định khách hàng khi cho vay.Mỗi khách hàng trước khi được ngân hàng xét duyệt cho vay đều phải thông qua quá trình thẩm định và được thực hiện theo một quy trình nhất định.Quy trình CVTD là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ vay vốn đến khi chấm dứt hợp đồng CVTD. Trong quy trình CVTD của ngân hàng thì khâu thẩm định là khâu quan trọng nhất.Thẩm định là việc xem xét tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của phương án để ra quyết định cho vay. Mục đích của khâu thẩm định là giúp cho các cán bộ tín dụng xem xét hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra để từ đó quyết định xem có cho khách hàng vay hay không?Đồng thời cũng từ đó mà xác định số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay và phương thức trả nợ cho ngân hàng. Quy trình CVTD không hợp lý, không khoa học là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc ra quyết định sai lầm như: cho khách hàng không đủ điều kiện vay vốn vay, định kỳ hạn trả nợ cho khách hàng không đúng làm cho khách hàng không trả nợ đúng hạn…Tất cả các điều trên đều dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.Vì vậy cần phải xây dựng một quy trình CVTD chặt chẽ hợp lý, một mặt giảm thời gian thẩm định giúp khách hàng nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn đồng thời cũng góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng góp phần nâng cao chất lượng CVTD.Đặc biệt trong quy trình CVTD còn phải chú trọng đến công tác kiểm soát sau cho vay. Đây là một hoạt động không kém phần quan trọng của ngân hàng để kiểm soát xem khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không, khi có những biểu hiện bất thường trong việc sử dụng vốn của khách hàng có biện pháp kịp thời ngăn chặn như: trích lập dự phòng hoặc thu hồi nợ trước hạn…để hạn chế rủi ro có thể xảy ra gây mất vốn cho ngân hàng.
Chính sách tín dụng trong CVTD của NHTM
Trong từng thời kỳ các ngân hàng luôn đặt ra các chi tiêu hoạt động riêng, việc có một chính sách tín dụng hợp lý giúp ngân hàng thực hiện các mục tiêu đề ra.Tuỳ từng giai đoạn từng thời kỳ ngân hàng có thể đề ra các chính sách nhằm thắt chặt hay nới lỏng tín dụng.Chẳng hạn ở thời điểm cuối năm khi nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng của người dân tăng cao ngân hàng có thể mở rộng CVTD nhưng ở các thời điểm khác thời điểm đầu năm nhu cầu tiêu dùng của người dân thường thấp hơn thay vào đó ngân hàng tiến hành huy động thêm vốn. Chính sách cho vay của từng ngân hàng là khác nhau tuy nhiên đều phải tuân thủ theo các chính sách của ngân hàng nhà nước.Việc xác định đúng mục tiêu giúp các ng._.ân hàng tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng cho các khoản vay của ngân hàng trong đó có CVTD.
Trinh độ và đạo dức của các cán bộ, nhân viên trong ngân hàng
Khi có quy trình và chính sách tín dụng hợp lý thì điều quan trọng tiếp theo có ảnh hưởng đến chất lượng CVTD là trình độ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng. Trình độ cán bộ thấp sẽ tạo cơ sở cho việc ra quyết định cho vay không đúng đắn, không tuân thủ quy trình tín dụng chung…nó làm cho việc thu hồi các khoản nợ vay khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng CVTD nói riêng đồng thời gây mất vốn cho ngân hàng có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng phá sản.Ngược lại trình độ cán bộ cao thì rủi ro xảy ra cho ngân hàng thấp hơn nhờ việc đưa ra quyết định tín dụng dúng đắn, khả năng kiểm soát sau cho vay tốt. Ngoài ra còn kể đến vấn đề đạo đức của nhân viên vì ngân hàng là một loại hình kinh doanh rất đặc biệt hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín, khi cán bộ nhân viên trong ngân hàng thực hiện các hành vi sai trái như tham ô, nhận hối lộ của khách hàng…điều này làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng CVTD tới uy tín của ngân hàng có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn.
Chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng thu thập
Thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng của ngân hàng: trước khi xem xét thẩm định việc vay vốn của khách hàng thì ngân hàng cần có những thông tin chính xác về khách hàng đó như trong CVTD ngân hàng cần nắm rõ về thu nhập của khách hàng mục đích vay vốn của khách hàng đó, tài sản đảm bảo,nguồn trả nợ ngân hàng…Thông tin đúng đắn kịp thời là cơ sở đầu tiên để ra quyết định cho vay.Thông tin sai lệch sẽ làm cho cán bộ tín dụng ra quyết định sai gây rủi ra mất vốn cho ngân hàng.Vì vậy,thông tin ngân hàng thu thập đòi hỏi phải chính xác như vậy ngân hàng mới đánh giá đúng khách hàng cũng như khả năng trả nợ để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho ngân hàng.Thông tin ngân hàng có được có thể từ các báo cáo tài chính của khách hàng hoặc từ thông tin bên ngoài từ các đối tác,từ các ngân hàng mà khách hàng từng có quan hệ…
Khả năng kiểm tra tổ chức quản lý các hoạt động trong ngân hàng
Để hoạt động kiểm tra giảm sát của ngân hàng đạt hiệu quả trước hết ngân hàng cần xây dựng được một bộ máy tổ chức hoạt động chặt chẽ, thống nhất từ trên xuống.Việc kiểm tra giám sát của ngân hàng là một việc làm rất quan trọng của ngân hàng vì vậy nó không thể được coi nhẹ.Việc kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu sai lệch trong quá trình sử dụng vốn có thể giúp ngân hàng đề ra các biện pháp kịp thời để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy đến cho ngân hàng. Các hoạt động này thường được tiến hành một cách thường xuyên trong ngân hàng.Ngân hàng kiểm tra xem các hoạt động của ngân hàng đã theo đúng mục tiêu đề ra chưa từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp.
1.3.2Nhân tố khách quan
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại.Các biến động của môi trường này như dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt… cũng đều ảnh hưởng thu nhập hiện tại của người dân, làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng và có thể đẩy ngân hàng vào tình trạng khó khăn.
Môi trường kinh tế
Ngân hàng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều của nền kinh tế.Kinh tế ổn định người dân có thu nhập yên tâm công tác từ đó thúc đẩy tiêu dùng phát triển.Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp kho khăn, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, thu nhập của người dân trở lên khó khăn hơn vì vậy họ tiêu dùng ít hơn hoạt động của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng CVTD của ngân hàng.
Môi trường chính trị xã hội
Yếu tố quan trọng để các hoạt động tiêu dùng sản xuất kinh doanh trong nước phát triển là sự ổn định về chính trị xã hội.Kinh tế phát triển nhưng đòi hỏi chính trị phải ổn định có như vậy các cá nhân doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất kinh doanh, yên tâm tiêu dùng để thúc đẩy các hoạt động khác phát triển. Chính trị không ổn định thường xuyên có nhiều biến động gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và đời sống của nhân dân, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải phá sản, khả năng thu hồi các khoản nợ của ngân hàng khó khăn ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.Ngoài ra phong tục tập quán, thói quen nhận thức của dân cư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại.
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng. Văn bản pháp luật chồng chéo thiếu đồng bộ gây khó khăn cho ngân hàng khi ký kết các hợp đồng tín dụng với khách hàng vay vốn làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng CVTD của ngân hàng.Ngược lại môi trường pháp lý tốt sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trình vay vốn góp phần nâng cao chất lượng CVTD của ngân hàng.
Nhân tố thuộc về khách hàng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng cho vay của ngân hàng.Việc có thu được nợ vay hay không hoàn toàn phụ thuộc phần lớn vào tình hình kinh doanh và thu nhập của khách hàng trong tương lai.Trong CVTD nguồn trả nợ cho ngân hàng chính là từ thu nhập định kỳ của khách hàng.Bất kỳ sự biến động nào về sức khoẻ như ốm đau, bệnh tật… đều làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng.Ngoài ra tình trạng khách hàng cố ý chây ì không trả nợ cho ngân hàng cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng làm cho chất lượng khoản vay xấu đi.Vì vậy có thể nói khách hàng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng CVTD, có thể làm cho nó tốt lên hoặc xấu đi.Vì vậy ngân hàng cần có các biện pháp để giám sát, kiểm tra khách hàng kịp thời ngăn chặn các hành vị sai trái của khách hàng giúp nâng cao chất lượng CVTD của ngân hàng thương mại.
Tóm lại có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại, mỗi nhân tố khác nhau có tác động khác nhau đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng.Vì vây khi xem xét ta cần xem xét tổng hợp các nhân tố trên và từ đó có các biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng.
Chương 2
Thực trạng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPbank)
2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPbank)
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Được thành lập theo giấy phép họat động ngày 0042/ NH-GP của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 chính thức mở cửa giao dịch vào ngày 10 tháng 9 năm 1993 trải qua hơn chục năm họat động ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhất định. Qúa trình thành lập của ngân hàng có thể tóm tắt thành 4 giai đoạn như sau
Giai đoạn 1(từ năm 1993 đến năm 1996) giai đoạn mới thành lập và tăng trưởng
Đây là giai đoạn ngân hàng mới được thành lập và bước đầu đi vào tăng trưởng và phát triển về quy mô. Với số vốn thành lập ban đầu là 174.9 tỷ đồng Vpbank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ lớn nhất và với quy mô gồm 1 hội sở chính, 3 chi nhánh cấp 1, 5 phòng giao dịch tạo tiền đề cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển của ngân hàng. Đồng thời Vpbank cũng là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận góp vốn từ cổ đông nước ngoài là Dragon Capital và Vietnam Fund với số vốn tham gia đầu tiên chiếm 20% vốn cổ phần của toàn ngân hàng. Tính đến cuối năm 1996 tổng tài sản của VPBank là 846 tỷ đồng.Tuy nhiên trong quá trình họat động VPbank cũng chịu ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Châu Á năm 1997 và bước vào giai đoạn khủng hoảng.
Giai đoạn 2 ( từ năm 1997 đến năm 2000) giai đoạn khủng hoảng
Do những sai lầm trong chính sách tín dụng: cho vay quá nhiều đối với cán bộ công nhân viên, việc thẩm định trước khi cho vay không được chú trọng quan tâm dẫn đến cho vay quá nhiều với những đối tượng mà khả năng hoàn trả rất khó khăn. Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao đến mức gấp 5 lần vốn tự có của ngân hàng.VPbank đang đứng trên bờ vực phá sản và rơi vào tính trạng mất khả năng thanh toán, gần như tất cả các họat động kinh doanh bị đình trệ.
Giai đoạn 3( từ năm 2001 đến năm 2004) giai đoạn cải tổ và lành mạnh hóa tài chính
Trong tình trạng khủng hoảng Vpbank bị rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong thời hạn 2 năm (từ 25/09/2002 đến 25/09/2004) hầu như tất cả các họat động của VPbank đều bị hạn chế và kiểm soát.Nhận thức được tình trạng này toàn bộ các cán bộ và nhân viên trong ngân hàng đã dốc sức đi vào cải tổ để khôi phục tình hình hiện tại: VPbank tập trung vào thu hồi nợ tồn đọng của giai đoạn trước và tăng cường họat động tín dụng với các khoản cho vay có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế nợ quá hạn. Do cố gắng nỗ lực trên VPbank đã đạt được thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam ký quyết đinh xóa bỏ tình trạng kiểm soát đặc biệt trước 4 tháng và điều này bước đầu đã mở ra cho VPBank một giai đoạn phát triển mới với nhiều thành tựu nổi bật đáng kể để bước vào giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống.
Giai đoạn 4(từ năm 2005 đến nay) giai đoạn hoàn thiện và phát triển hệ thống
Trong giai đoạn này VPbank đi vào xây dựng và cải tổ, mở rộng hệ thống cả về quy mô và chất lượng dịch vụ.Khi mới thành lập VPbank có số vốn điều lệ là 20 tỷ VNĐ, sau đó do nhu cầu phát triển mở rộng hoạt động nên ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ VNĐ và năm 1994 tiếp tục tăng lên 174.9 tỷ VNĐ.Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tháng 9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của Ngân Hàng Nhà Nước cho phép bán 10% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ được nâng lên trên 750 tỷ đồng.Tiếp đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1000 tỷ đồng. Và tăng lên 1500 tỷ đồng vào tháng 7/2007, chính thức tăng lên 2000 tỷ VNĐ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055689 do sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 31/12/2006 hoàn thiện chỉ tiêu tăng vốn điều lệ trong năm 2006.Mặt khác, việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ VNĐ có ý nghĩa quan trọng đối với họat động của ngân hàng trong thời gian tới.Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng trong mấy năm vừa qua.
Thứ nhất xét về quy mô hoạt động của VPBank thì không ngừng được mở rộng và phát triển.Ngay khi thành lập, hệ thống mạng lưới của ngân hàng còn hết sức nhỏ hẹp: năm 1993 chỉ có một chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh.Sau đó liên tục được mở rộng và phát triển thêm.Tháng 11/1994 mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng và tháng 7/1995 có thêm chi nhánh ở Đà Nẵng.Trong năm 2004 ngân hàng đã mở thêm 3 chi nhánh cấp 1 là chi nhánh Hà Nội, chi nhánh Huế, chi nhánh Sài Gòn. Đến đầu năm 2005 VPbank tiếp tục mở thêm 4 chi nhánh cấp 1 nữa là chi nhánh Cần Thơ,chi nhánh Quảng Ninh,chi nhánh Vĩnh phúc, chi nhánh Bắc Giang. Tính đến năm 2007 ngân hàng đã có 1 hội sở chính đặt tại Hà Nội, 130 chi nhánh và điểm giao dịch tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đưa VPbank vào tốp 5 ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới giao dịch lớn nhất hiện nay tại Việt Nam.
Thứ hai là trình độ cán bộ nhân viên: Bất kỳ một doanh nghiệp nào sẽ không thể phát triển mạnh nếu không có đội ngũ cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm, lành nghề, có trình độ chuyên môn giỏi.Ngân hàng cũng vậy, đội ngũ nhân viên là lực lượng lòng cốt trong ngân hàng.Vì ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt sản phẩm của ngân hàng có sự khác biệt so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản phẩm đó là dịch vụ, do đó đội ngũ nhân viên là nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng, là bộ mặt của ngân hàng quyết định thương hiệu cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi mà sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn thì vấn đề nhân lực cần được ngân hàng đặt lên hàng đầu.Nhận thức được vấn đề kể trên trong thời gian qua VPBank đã không ngừng phát triển hệ thống nhân lực lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.Mặc dù khi mới thành lập lực lượng này còn yếu nhưng vấn đề này đã được ngân hàng cải thiện dần qua các năm. Năm 2004 toàn thể ngân hàng có 607 người trong đó chủ yếu là đại học và trên đại học chiểm 87%, năm 2005 con số này là 1325 người tăng 534 người so với năm 2005 và tăng 718 người so với năm 2004. Đến năm 2007, toàn hệ thống ngân hàng có khoảng hơn 2,681 người tăng 1,356 người so với cuối năm 2006 và đang tiếp tục tuyển dụng nhân sự cho các chi nhánh chuẩn bị thành lập, hầu hết các nhân viên được tiếp nhận vào VPbank đều phải qua vòng thi tuyển, phỏng vấn trình độ kỹ năng do đó có thể đáp ứng được nhu cầu công việc và mong muốn được phát triển cùng VPbank.Cùng với việc mở rộng nguồn nhân lực thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực cũng không thể thiếu. VPBank thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo kỹ năng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên đặc biệt trong quá trình hội nhập khi mà công nghệ điện tử được ứng dụng ngày càng cao trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi một nhân viên ngân hàng giỏi không chỉ thành thạo về nghiệp vụ ngân hàng mà còn hiểu biềt những công nghệ thông tin trong ngân hàng.Cụ thể năm 2007 đã tổ chức đào tạo 54 khoá học cho hơn 2,106 học viên với tổng chi phí đào tạo lên tới 808,630,000 đồng. Thêm vào đó VPBank cũng có những chiến lược thu hút nguồn nhân lực có trình độ khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển mở rộng của ngân hàng.
Đặc biệt, hàng năm ngân hàng tổ chức nhận sinh viên thực tập đào tạo kỹ năng,vì coi đây là lực lượng lòng cốt của ngân hàng trong tương lai.Sau khi thực tập xong những sinh viên có đủ năng lực có thể được giữ lại làm việc trong ngân hàng.Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong hơn 14 năm hoạt động VPbank đã đạt được nhiều thành tựu đáng khen ngợi và được nhiều tổ chức uy tín phong tặng các danh hiệu cao quý như:
Được Bank of NewYork trao chứng nhận đạt diện chuẩn trong thanh toán quốc tế (năm 2006).
Được nhận bằng khen của thống đốc ngân hàng nhà nước cho tập thể cán bộ nhân viên xuất sắc năm 2005.
Được nhận cúp vàng “doanh nghiệp vì sự phát triển xã hội bền vững” và biểu tượng “doanh nhân văn hoá”.
Nhận được công văn số 8084 của ngân hàng nhà nước thông báo VPbank được xếp hạng A- hạng cao nhất cho kết quả hoạt động năm 2005(theo tiêu chuẩn xếp hạng A, B, C, D về xếp hạng các tổ chức tin dụng do ngân hàng nhà nước công bố.
Được Union Bank Of Califonia công nhận là ngân hàng đạt chuẩn chính xác về chuẩn quốc tế về độ chính xác của điện chuyển tiền trong thanh toán quốc tế
Giấy chứng nhận ngân hàng Thanh toán suất sắc năm 2006 do Citibank trao tặng.
Bằng khen và cúp Thăng Long “Nhà doanh nghiệp giỏi Hà Nội”do UBND thành phố Hà Nội trao tặng cho tổng giám đốc Lê Đắc Sơn…
Để đạt được tất cả các thành tựu trên đòi hỏi toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng phải nỗ lực đồng lòng từ trên xuống vì mục đích phát triển chung của ngân hàng.Điều này được thể hiện ngay trong cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ của ngân hàng.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của VPBank
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Văn phòng hội đồng quản trị
Hội đồng quản lý TS nợ, TS có
Hội đồng tín dụng
Phòng kế toán
Phòng ngân quỹ
P.tổng hợp và PT sản phẩm
Trung tâm tin học
Trung tâm đào tạo
Ban kiểm soát
P. kiểm toán nội bộ
Các ban tín dụng
P. TT quốc tế- kiều hối
Phòng pháp chế
Văn phòng
Trung tâm Wester Union
Trung tâm thẻ
CT quản lý TS VPbank
Các chi nhánh
CT CK VPbank
Các phòng giao dịch
2.1.3 Bộ máy hoạt động của ngân hàng
Hội Đồng Quản Trị
Hội đồng quản trị có chức năng quản trị tổ chức tín dụng của VPBank, đây là những người có đạo đức uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực ngân hàng.Thành viên của Hội Đồng Quản Trị hiện nay có bốn thành viên gốm: Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT và các Uỷ viên.Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội Đồng Quản Trị được quy định trong luật các tổ chức tín dụng.
Ban kiểm soát
Do Đại Hội Đồng Cổ Đông bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn của ngân hàng, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ từng lĩnh vực, đánh giá chính xác các hoạt động kinh doanh và thực trạng hoạt động của ngân hàng. Thành viên của Ban kiểm soát ngân hàng gồm 3 thành viên: 1trưởng ban kiểm soát và 2 kiểm soát viên.
Ban điều hành
Gồm Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc, Kế Toán trưởng.Tổng giám đốc là ngưòi chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng và có các phó tổng giám đốc giúp việc.Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của ngân hàng, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Các giám đốc các chi nhánh
Các giám đốc chi nhánh này chịu trách nhiệm về họat động của các chi nhánh theo đúng định hướng phát triển của ngân hàng và có trách nhiệm báo cáo và chịu trách nhiệm trước HĐQT các hoạt động này.
2.1.4 Hoạt động cơ bản của ngân hàng
2.1.4.1 Hoạt động huy dộng vốn
Huy động vốn đặc biệt là họat động huy động tiền gửi là rất quan trọng trong họat động của ngân hàng.Hình thức huy động hết sức đa dạng bao gồm: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi siêu lãi suất…trong tiền gửỉ tiết kiệm lại có tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm an sinh, tiết kiệm an sinh ôtô, tiết kiệm an sinh nhà ở,tiết kiệm an sinh giao dục, tiết kiệm rút gốc linh họat,…Với nhiều chiến lược và biện pháp trong thời gian qua tổng vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng và đạt được kết quả hết sức khả quan cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của VPbank giai đoạn 2005- 2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số dư
Tỷ trọng
số dư
tỷ trọng
số dư
tỷ trọng
Tổng vốn huy động
5,638,001
100%
9,065,194
100%
15,355,000
100%
Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
4,397,641
78%
7,252,155
80%
12,541,894
81.68%
Trung,dài hạn
124,360
22%
1,813,039
20%
2,813,106
18.32
Phân theo cơ cấu
Huy động thị trường 1
3,209,771
57%
5,678,458
63%
12,941,000
84,28%
Huy động thị trường 2
2,398,230
43%
3,386,736
37%
2,414,000
15,72%
( Báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổng kết năm năm2007)
Biểu đồ 2.1
Tổng vốn huy động của VPBank qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2007 huy động vốn tăng 6,289,806 triệu đồng( tức tăng 69.38 %) so với năm 2006 và tăng 9,716,999 triệu đồng gần hơn 2.7 lần so với năm 2005. Nếu phân theo kỳ hạn thì vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn: năm 2005 chiếm 78% và năm 2007 chiếm 81.68 % , các nguồn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn do huy động vốn chủ yếu của VPbank là các tiền gửi ngắn hạn. Nếu phân theo cơ cấu thì tổng vốn huy động trên các thị trường cấp 1 lớn hơn so với trên thị trường cấp 2. Cụ thể trong năm 2007 tổng vốn huy động trên thị trường cấp 1 gấp 5.36 lần (tương đương với 10,527,000 triệu đồng) so với năm 2006.
Để đạt được kết quả trên là nhờ toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng phải nỗ lực không ngừng.Đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay khi Việt Nam ra nhập WTO thì mạng lưới chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào VN ngày càng nhiều trong khi đó cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì nguồn vốn huy động từ dân cư ngày càng khó khăn hơn. Tuy nhiên họat động huy động vốn của VPBank từ dân cư vẫn không hề giảm sút do ngân hàng thường thường xuyên chú trọng mở rộng mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc - một kênh truyền thông rất hiệu quả đã tạo cho ngân hàng một thương hiệu mạnh tạo uy tín trong dân cư. Ngoài ra còn tổ chức các đợt khuyến mại với nhiều phần quà hấp dẫn nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.Họat động gần đây nhất là chương trình khuyến mạị đặc biệt của ngân hàng giành cho khách hàng khi gửi tiền vào VPbank: đó là chương trình: “gửi tiền trúng ngay Camry 2.4”. Với giải đặc biệt là một chiếc xe Toyota Camry 2.4 chương trình được thực hiện trong 3 tháng từ ngày 20/07/2007 đến ngày 30/09 năm 2007 đã thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia.
2.1.4.2 Hoạt động cho vay
Trong nền kinh tế mở khi mà nhu cầu đầu tư cho nền kinh tế ngày càng cao, đặc biệt với tiến trình ra nhập WTO thì một lượng vốn đầu tư nước ngoài lớn đổ vào VN.Nhờ đó họat động tín dụng của các ngân hàng trong đó có VPBank cũng khá phát triển. Hoạt động này không những trang trải được các khoản chi phí mà con sinh lời.Trong thời kỳ 2005-2007 họat động tín dụng của Vpbank được giữ vững theo phương châm “bảo thủ” không cạnh tranh bằng cách nới lỏng các điều kiện tín dụng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cũng đạt mức khá cao và liên tục tăng trong các năm cụ thể như sau
Dư nợ tín dụng năm 2007 đạt 13,217 tỷ đồng và tăng 8,816 tỷ đồng so với cuối năm 2006 (tương ứng tăng 163% so với cuối năm 2006), trong đó dư nợ cho vay bằng VNĐ đạt 12,596 tỷ đồng chiếm 95% tổng dư nợ, dư nợ ngắn hạn đạt 6,626 tỷ đồng chiếm 50% tổng dư nợ. Đặc biệt một số CN vượt kế hoạch tăng dư nợ cả năm 2007, đó là: CN Thăng Long vượt kế hoạch 27%, CN Bắc Giang vượt kế hoạch 8%.
Về chất lượng tín dụng của VPBank đã đảm bảo được yêu cầu của ngân hàng Nhà Nước và quy chế của ngân hàng, tỷ lệ dư nợ xấu của VPBank(gồm nhóm 3,4,5 theo tiêu chuẩn phân loại nợ xấu của ngân hàng nhà nước) cuối năm 2007
là 0.49% thấp hơn so với mức yêu cầu của ngân hàng nhà nước(5%).
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay của VPBank trong thời kỳ 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng dư nợ
3,014,209
5,031,190
13,217,000
Theo loại hình cho vay
Cho vay ngắn hạn
1,405,093
2,511,550
6,626,000
Cho vay trung,dài hạn
1,607,058
2,485,097
6,525,785
Cho vay khác
2,058
34,543
65,215
Theo tiền tệ
Cho vay bằng tiền Việt Nam đồng
2,906,417
4,760,502
12,596,000
Cho vay bằng ngọại tệ
79,016
270,688
621,000
(Nguồn báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổng kết năm 2007)
Biếu đồ 2.2
Tổng dư nợ cho vay từ năm 2005 đến năm 2007 của VPBank
(Đơn vị: triệu đồng)
(Theo báo cáo thường niên năm 2005, 2006 và báo cáo tổngkết năm 2007)
2.1.4.3 Các họat động dịch vụ khác bao gồm.
Hoạt động thanh toán trong nước
Hoạt động thanh toán trong nước cũng có tăng trưởng khá. Do việc mở rộng mạng lưới hoạt động nên hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng nhanh chóng và thuận tiện. Biểu hiện cụ thể năm 2007 doanh số chuyển tiền trong nước là 9,053 tỷ đồng tăng 23.5% so với năm 2006. Phí dịch vụ thu chuyển tiền trong nước thu được năm 2007 là 3.12 tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán quốc tế
Họat động thanh toán quốc tế của Vpbank cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt trong mấy năm gần đây. Trong năm 2007, khối lượng L/C nhập khẩu mở đạt 89 triệu USD tăng 45.9% so với năm 2006.Doanh số chuyển tiền TTR đạt hơn 142 triệu USD tăng 78% so với năm 2006.
Hoạt động ngân quỹ
Trong năm 2007 các kế hoạch về ngân quỹ đếu đạt vượt mức kế hoạch 30-40% họat động ngân quỹ là họat động không sinh lời nếu có thì rất ít.VPbank duy trì mức ngân quỹ ở một mức nhất định với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.Ngân hàng duy trì mối quan hệ bạn hàng với hầu hết các ngân hàng trong hệ thống, duy trì một lượng ngoại tệ thích hợp nhằm dựa vào sự chênh lệch tỷ giá để kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.Luôn duy trì một lượng ngoại tệ âm đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nhà nước đặt ra.Trong năm 2007 mức ngoại tệ ngân hàng mua vào là 486 USD bán ra 425 USD.
Họat động kiều hối
Trong năm 2006 trung tâm kiều hối của ngân hàng đã chuyển từ Hồ Chí Minh sang trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nhờ đó mà công tác này được chú trọng và phát triển hơn.Cụ thể trong cuối năm 2007 doanh số chuyển tiền qua Western Union tăng 220% so với năm 2006, tổng số phí được hưởng gần 500 nghìn USD tăng 68% so với năm 2006.
Hoạt động của trung tâm thẻ
Cũng giống như các ngân hàng khác cũng với việc liên tục mở rộng mạng lưói hoạt động thì việc xây dựng các trung tâm phát triển thẻ cũng được chú trọng.Ngày 21/4/2006 ngân hàng nhà nước ký QĐ805/NHNN về việc cho phép VPBank phát hành thẻ thanh toán nội địa và thẻ quốc tế Master Card.Ngày 12/8/2006 VPBank chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa Autolink.Từ đó đến nay VPBank đã không ngừng phát triển hệ thống thẻ. Hiện nay, VPBank cho ra đời ba loại thẻ: thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế Master Card trong đó có hai loại thẻ là Platilum Master Card là loại thẻ cao cấp và thẻ công nghệ chíp EVN đầu tiên tại Việt Nam.Ngoài ra các đợt khuyến mại miễn phí mở thẻ cũng được ngân hàng liên tục sử dụng. Họat động của trung tâm tin học cũng phát triển: kể từ năm 2006 khi ngân hàng mua hệ thống T24 - một công nghệ phần mềm điện tử ứng dụng trong ngân hàng nhờ đó mà họat động của VPBank đã được cải thiện một cách đáng kể giảm thiểu sai sót trong việc thanh toán và tăng tốc độ thanh toán với khách hàng.
Hoạt động xã hội khác
VPBank một mặt phát triển các hoạt động giúp tăng trưởng tín dụng mặt khác còn duy trì các họat động Đoàn thể và các họat động từ thiện khác.Các họat động nghỉ Hè và nghỉ Xuân tổ chức cho các bộ công nhân viên trong ngân hàng được thường xuyên tổ chức hàng năm góp phần tạo mối quan hệ tốt, thúc đẩy họ hăng say làm việc đã góp phần làm nên thành tựu của ngân hàng hiện nay. VPbank cũng chú trọng các hoạt động từ thiện để phục vụ cộng đồng và quảng bá thương hiệu cho ngân hàng như các họat động tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ cho các sinh viên nghèo vượt khó, ủng hộ đồng bào gặp bão lũ hàng năm,…
2.2 Chất lượng cho vay tiêu dùng của Vpbank
2.2.1 Thực trạng CVTD trong thời gian qua
Hiện nay ở VPbank đang triển khai các hình thức CVTD khá đa dạng như: cho vay mua, sửa chữa, xây dựng nhà, cho vay mua ôtô, du học… đặc biệt hoạt động cho vay mua sửa chữa, xây nhà chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số CVTD. Được triển khai trong vòng hơn 7 năm từ năm 2001 đến nay CVTD của VPBank chiếm một vị trí không nhỏ trong hoạt động sử dụng vốn của VPBank.Cụ thể như sau:
Bảng 2.3 Tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ của Vpbank
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số CVTD
1,373,000
3,857,241
11,920,082
Dư nợ CVTD
1,205,000
2,126,684
6,443,288
Tổng dư nợ CV
3,014,200
5,031,190
13,217,000
Tỷ trọng dư nợ CVTD/dư nợ CV
39.98%
42.27%
48.75%
(Theo nguồn báo cáo thường niên của Vpbank)
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ dư nợ cho vay tiêu dùng qua các năm từ 2005 đến 2007
Đơn vị: triệu đồng
Doanh số CVTD của VPBank liên tục tăng qua các năm từ năm 2005 đến năm 2007.Năm 2007 tăng 10,547,082 triệu đồng tương đương gấp 8.68 lần so với năm 2005. Đồng thời tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ cho vay cũng tăng trong các năm 2005, 2006, 2007.Cụ thể năm 2005 tăng 921,684 triệu đồng tức gấp 1.76 lần và từ năm 2006 đến năm 2007 tăng 4,316,604 triệu đồng, chiếm gần 50% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng Điều này được lý giải là một phần là do kinh tế ngày càng phát triển và thu nhập của người dân được cải thiện do đó nhu cầu chi tiêu cho tiêu dùng ngày càng cao.Đồng thời trong thời gian qua VPbank đã chú trọng hơn trong việc phát triển dịch vụ cho vay này.Sau đây ta sẽ đi xem xét về cơ cấu cho vay tiêu dùng của VPbank.
2.2.1.1 Cơ cấu cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn của VPBank
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay tiêu dùng với mục đích vay vốn
Đơn vị: triệu đồng
Stt
Mục đích vay
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Dư nợ
tỷ trọng
Dư nợ
tỷ trọng
Dư nợ
tỷ trọng
1
Mua xây sửa nhà
774,092
64,24%
1,301,743
61,21%
3,991,617
61.95%
2
Mua ôtô
361,500
30%
668,417
31.43%
2,061,852
32%
3
Du học
28,920
2.4%
64,864
3.05%
217,139
3.37%
(theo nguồn báo cáo tín dụng tại Hội sở Vpbank)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tỷ trọng cho vay mua, xây dựng,sửa chữa nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank.
Do nhu cầu mua sắm nhà cửa là một trong những nhu cầu quan trọng và bức thiết nhất của người dân.Hơn nữa kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu sống trong một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi vật dụng hiện đại lại càng tăng cao.Cho vay mua, xây, sửa chữa nhà năm 2006 tăng 527,651 triệu đồng (tăng gấp 1.68 lần) so với năm 2005.Năm 2007 tăng 2,689,874 triệu đồng (tương đuơng 3.07 lần) so với năm 2006 và tăng gần 5.16 lần so với năm 2005. Mặc dù trong năm 2006,2007 tỷ trọng dư nợ cho vay mua, xây, sửa chữa nhà trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng có giảm so với năm 2005,2006 là 3.03%; 2,29% nhưng doanh số của hoạt động này vẫn tăng. Lý giải cho sự sụt giảm này là do trong thời gian vừa qua VPbank đã liên tục mở rộng phát triển đa dạng hoá danh mục cho vay tiêu dùng.
Dư nợ cho vay mua ôtô cũng tăng và chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của VPBank. Khi Việt nam gia nhập WTO thì cùng với quá trình hội nhập là tiến trình cắt giảm thuế làm cho hàng hoá trở nên rẻ hơn thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư nước ngoài khi đó nhu cầu đi lại cũng tăng nhanh hơn thúc đẩy hoạt động cho vay mua ôtô phát triển. Cụ thể
Dư nợ cho vay mua ôtô tăng đáng kể năm 2007 tăng 309,917 triệu đồng( tương đương tăng gấp 1.85 lần) so với năm 2006 và tăng 1,700,352 triệu đồng (tương đương tăng 470.36 %) so với năm 2005.
Khoản mục thứ ba trong cho vay tiêu dùng của VPBank là cho vay du học.Tuy nó chiếm một tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng nhưng có xu hướng ngày càng tăng.Cụ thể từ năm 2005 dư nợ cho vay du học chỉ là 28,920 triệu đồng( chiếm 2.4%) đến năm 2006 tăng thêm 35,944 triệu đồng và đến năm 2007 là 217,139 triệu đồng tăng 152,275 triệu đồng( gấp 3.35 lần) so với năm 2006.Trong thời gian tới cho vay hỗ trợ du học sẽ còn chiếm tỷ trọng cao hơn nữa. Lý giải điều này là do khi kinh tế phát triển thì nhu cầu học hành để nâng cao kiến thức ngày càng được chú trọng hơn.
Ngoài ra VPbank còn phát triển các dịch vụ cho vay tiêu dùng khác như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay xuất nhập khẩu…
Điều này cũng được thể hiện rõ hơn trong biểu đ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7632.doc