Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng Công ty rau quả Việt Nam

Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận về XK rau quả Tầm quan trọng của XK rau quả Nội dung của hoạt động XK rau quả Các hình thức XK rau quả 4 4 5 5 Chương II: Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam I. Tình hình kinh doanh XNK trong vài năm qua II. Nguồn nguyên liệu và sản xuất, chế biến mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Nguồn nguyên liệu và công tác thu mua Tình hình sản xuất và chế biến mặt hàng đồ hộp rau quả

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng Công ty rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tại TCT rau quả Việt Nam Thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam Tình hình kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả trong những năm gần đây của TCT rau quả Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả Mặt hàng xuất khẩu Hiệu quả kinh tế – xã hội của xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam IV. Đánh giá tình hình XK của TCT rau quả Việt Nam Chương III: Những biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Những tồn tại Phương hướng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Chiến lược phát triển ngành rau quả đồ hộp của Việt Nam đến năm 2010 Mục tiêu phát triển của TCT rau quả Việt Nam đến năm 2010 Các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Mở rộng thị trường xuất khẩu Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh Nâng cao năng lực giao dịch đàn phán và ký kết hơp đồng XK Hoàn thiện qui trình thực hiện qui trình thực hiện hợp đồng XK Tổ chức sản xuất, chế biến và kiểm tra chất lượng hàng XK Tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động XK Nâng cao trình độ nghiệp vụ XK cho đội ngũ cán bộ kinh doanh trong TCT. Một số bện pháp hạn chế rủi ro. một số kiến nghị đối với Nhà nước. Kết luận Tài liệu tham khảo 7 7 10 10 10 12 12 12 13 16 19 20 20 21 21 22 23 23 25 26 27 32 32 33 33 34 36 37 Lời mở đầu Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Nó là sản phẩm của sự phát triển khoa học công nghệ và lực lượng sản xuất trên qui mô thế giới. Bất kỳ quốc gia nào cũng nhận thức được rằng đứng ngoài toàn cầu hoá và khu vực hoá có nghĩa là tự mình cô lập, cấm vận mình nguy cơ tụt hậu là không tránh khỏi. Hơn lúc nào hết, khẩu hiệu “buôn có bạn bán có phường” trở thành thách thức lớn đối với mỗi quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là thực sự cần thiết để phát triển bởi lẽ hoạt động xuất khẩu tạo ra một lượng ngoại tệ lớn, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất và phát huy được những lợi thế của đất nước. Mặt khác quá trình tự do hoá thương mại diễn ra khắp toàn cầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy việc buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện cho các nước kém phát triển và đang phát triển bắt kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Đồng thời nó cũng chỉ ra những nguy cơ tụt hậu của các nước đang phát triển nếu các nước này không nhanh chóng tìm bước đi thích hợp cho mình. Do nhu cầu rau quả trên thế giới ngày càng tăng đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển nên Việt Nam rất chú trọng tới công tác xuất khẩu rau quả vì tiềm năng xuất khẩu rau quả rất lớn, với chủng loại phong phú đa dạng. Song để thực hiện xuất khẩu mặt hàng rau quả đem lại nhiều lợi nhuận không phải một sớm một chiều mà thành công nó đòi hỏi một sự đầu tư thích đáng cả về thời gian tiền vốn và trí óc. Trong điều kiện đó, việc “Nâng cao các biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu rau quả tại Tổng công ty rau quả Việt Nam” là hết sức cần thiết vì chúng ta nhận thấy rằng mặt hàng đồ hộp rau quả có vị trí hết sức quan trọng và rất có tiềm năng. Chương I: cơ sở lý luận về xuất khẩu rau qủa Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả Rau quả nước ta được trồng rất sớm từ mấy ngàn năm nay trong quá trình phát triển nông nghiệp. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trải dài trên 15 vĩ độ lại tiếp giáp với biển Đông, thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta nhiều lợi thế về địa lý, sinh thái so với các nước khác. Điều kiện tự nhiên cho phép chúng ta trồng nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, mùa vụ thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Việt Nam còn là một trong các vùng phát sinh của nhiều loại cây ăn quả như quả có múi, dứa, chuối, vải, dưa chuột, chôm chôm… Đối với mặt hàng rau quả tươi, đặc điểm nổi bật nhất là khó bảo quản chất lượng vì nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thời tiết. Mà nhu cầu thị trường quốc tế đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm và mức độ an toàn cho sức khoẻ cho nên đây là ngành hàng dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Còn đối với mặt hàng đồ hộp rau quả, nguyên liệu để đưa vào đóng hộp phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm rau quả tươi và yêu cầu một chế độ bảo quản nghiêm ngặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, công việc sản xuất mang tính thời vụ cao. Những đặc điểm dễ thấy cũng là những ưu điểm nổi bật phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam để sản xuất và tiêu thụ rau quả là: Thị trường cung cấp rau quả rộng, do Việt Nam là nước nông nghiệp với lợi thế của chất lượng nổi tiếng sản phẩm từng vùng. Yêu cầu vốn đầu tư cố định và khả biến không cao. Khả năng thu hồi vốn nhanh. Sử dụng nhiều nhân công lao động, bên cạnh đó giá nhân công tại Việt Nam rất thấp so với khu vực và thế giới. Chính vì lợi thế trên mà thị trường quốc tế về rau quả đồ hộp xuất hiện nhiều trung tâm tiêu thụ và cung cấp lớn của Việt Nam. Với tiềm năng rau quả to lớn như vậy, TCT rau quả Việt Nam đã chọn lọc, khai thác và phát triển những mặt hàng có khả năng XK lớn. Nội dung của hoạt động xuất khẩu rau quả Tham gia xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển và hệ thống sản xuất, cung cấp rau quả đáp ứng nhu cầu trong nước và thị trường quốc tế. Do đó, ta phải xây dựng các vùng chuyên canh, thâm canh rau quả có năng suất chất lượng cao: Sản xuất giống rau quả, nông lâm sản, dịch vụ trồng trọt và trồng rừng. Chế biến rau quả và các loại đồ uống. Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt…). Bán buôn, bán lẻ, bán đại lý giống rau quả, thực phẩm đồ uống, máy móc thiết bị phụ tùng, nguyên liệu hoá chất hàng tiêu dùng. Sản xuất chế tạo các sản phẩm cơ khí thiết bị phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng… Xuất khẩu trực tiếp: rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng, máy móc, nguyên liệu, hoá chất. Thực hiện nghiên cứu khó học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu có chất lượng cao Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật: liên doanh liên kết với các đơn vị trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất và kinh doanh rau quả cao cấp công nghệ sạch. Các hình thức xuất khẩu rau quả Trong kinh doanh thưong mại quốc tế có rất nhiều hình thức xuất khẩu rau quả nhưng trong đề án này Em chỉ quan tâm đế việc mở rộng thị trường xuất khẩu. Trên thực tế TCT rau quả hiện đang kinh doanh với rất nhiều bạn hàng, đối tác và đang tìm cách mở rộng thị trường của mình trên phạm vi toàn thế giới. Điều đó thể hiện như sau: Năm 1998 TCT đã quan hệ buôn bán với 43 nước trên thế giới (năm 1996 là 37 nước; năm1997 là 36 nước) nhưng đến năm 1999 ngoài 43 nước, TCT có thêm một số thị trường mới so với năm 1998 là: Suđăng, Ai Cập, Lào, Xyria. Các thị trường xuất nhập khẩu từ 500.000 USD trở lên là 19 nước, tăng hơn so với năm 1998, với tổng kim ngạch 35.625.776 USD. Trong số các thị trường trên có 12 nước kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1 triệu USD. Bảng 4: Mức tăng giảm của một số thị trường chính năm 1999 như sau: STT Tên nước Tổng kim ngạch USD Trong đó So với năm 1998 (%) Xuất khẩu Nhập khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Mỹ Canada Đức Thụy Sỹ ý Anh Đài loan Hàn quốc Nhật Hồng kông Singapore ấn độ ả rập Ba lan Pháp Ai cập Trung quốc Liên bang Nga Thái lan 2.706.285,5 460.641,0 3.182.645,4 474.354,0 3.822.289,0 728.531,0 3.387.914,0 3.917.887,0 3.315.460.5 1.151.384,0 3.013.891,0 1.178.243,0 673.935,0 501.478,0 1.365.707,0 496.500,0 2.954.197,0 4.179.362,0 979.022,0 2.288.201,5 460.641 609.273,4 474.354 487.194 728.531 1.118.939 1.893.210 1.098.634 971.638 1.725.466 536.756 673.935 501.478 600.712 496.500 1.724.044 3.73.109 418.084,0 2.573.372,0 3.335.095,0 2.268.975,0 2.024.677,0 2.216.826,5 179.746,0 1.288.445,0 641.487,0 764.995,4 1.230.153,0 447.253,0 979.022,0 178 215 40 297 97 77 89 121 64 224 57 184 88.6 79.2 Chương II: Thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu trong vài năm qua Kim ngạch xuất nhập khẩu Trong bảng 1 về kim ngạch XNK của TCT rau quả Việt Nam được trình bày dưới đây ta thấy: Tính riêng năm 1998: - Tổng kim ngạch XNK: 40.456.522 USD bằng 106.3% so vơid thực hiện năm 1997 bằng 101,14% so với kế hoạch Bộ giao. Trong đó + Xuất khẩu: 21.058.647 USD bằng 91,8% so với thực hiện năm 1997 + Nhập khẩu: 19.397.875 USD bằng 128,1% so với thực hiện năm 1997 Tính riêng năm 1997: - Tổng kim ngạch: 39.128.525 USD bằng 96,7% so với thực hiện năm 1998 bằng 94,4% so với thực hiện Bộ giao. Trong đó: + Xuất khẩu: + Nhập khẩu: 20.089.191 USD bằng 95,4% so với thực hiện năm 1998 19.039.334 USD bằng 98,2% so với thực hiện năm 1998 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Trong quá trình phát triển kinh doanh từ trước tới nay, cơ cấu xuất khẩu của TCT ngày càng phong phú, đa dạng gồm có: Quả tươi: dứa, chuối, cam, bưởi, đu đủ, vải nhãn, xoài, chôm chôm, thanh long…Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột…Rau quả hộp: dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, măng…Rau quả đông lạnh: dứa khoanh, dứa miếng, đậu và rau. Rau quả sấy muối: dưa chuột, sấu, mơ, gừng, nấm…Gia vị các loại: hạt tiêu, ớt, gừng, nghệ…Nông sản thực phẩm chế biến: hoa tươi cây cảnh. Và một số loại khác. Bảng 2: Cơ cấu tỷ lệ các nhóm hàng xuất khẩu Nhóm hàng Thời kỳ 1998 1999 1988 – 1990 1991 – 1995 1996 – 1997 Rau quả Rau quả tươi Rau quả hộp Rau quả đông lạnh Rau quả sấy muối Gia vị các loại Nông sản thực phẩm chế biến Hàng hoá khác 80,2% 17,4% 25,6% 21,1% 16,1% 6,7% 12,8% 0,3% 67,1% 9,2% 38,24% 3,76% 15,9% 16,3% 14,2% 2,4% 44,89% 3,43% 23,86% 2,8% 14,8% 22,4% 28,9% 3,81% 40,9% 2,6% 21,5% 2% 14,9% 22,9% 32,65% 3,55% 40,1% 4,3% 24,3% 5,7% 5,8% 25,1% 31,2% 3,6% Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Trong danh mục các nhóm hàng XK nêu trong bảng 1, ta thấy hơn 10 năm qua hàng rau quả XK (rau quả tưoi, rau quả hộp, rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch XK. Nếu xét riêng từng thời kỳ tỷ lệ đó có xu hướng giảm dần và giảm mạnh vào năm 1998, 1999 tương ứng còn 40,9% và 40,1%. Nguyên nhân một phần do giá cả và chất lượng sản phẩm của chúng ta chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, thời kỳ trước 1990 chỉ có TCT rau quả Việt Nam thực hiện việc XNK rau quả thì nay đã có nhiều đơn vị cùng tham gia XNK rau quả. Trong khi tỷ trọng XK nhóm hàng rau quả giảm, TCT đã đẩy mạnh XK các loại gia vị, nông sản và hàng hoá khác (tỷ trọng đều tăng mạnh từ năm 1988 đến năm 1999 đặc biệt là gia vị các loại ). Đây là biểu hiện tinh thần năng động, dám mạnh dạn vươn ra tìm kiếm thị trường góp phần tăng kim ngạch XK của TCT. II. Nguồn nguyên liệu và sản xuất, chế biến mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Nguồn nguyên liệu và công tác thu mua Với tiềm năng rau quả vốn có của Việt Nam, TCT rau quả Việt Nam đã chọn lọc, khai thác và phát triển những mạt hàng có khả năng phát triển lớn. Để phục vụ cho chế biến xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả, TCT đã tiến hành thu mua nguyên liệu từ: Các đơn vị trực thuộc TCT Mua từ các địa phương. Hình thức thu mua gồm 2 loại: + TCT bỏ vốn đầu tư cho các địa phương rau quả rồi sau đó mua lại sản phẩm. + Mua trực tiếp từ các địa phương. Nhìn chung, nguồn nguyên liệu của TCT còn phụ thuộc vào các địa phương mà tại đó sản xuất nhỏ, chất lượng không đồng đều và có nhiều loại giống khác nhau. Bên cạnh đó, nguyên liệu còn phụ thuộc vào thời tiết tương đối khắc nghiệt. Chính vì thế giá cả nguyên liệu không ổn định lúc lên lúc xuống gây rất nhiều khó khăn cho công tác thu mua. Tất cả những yếu tố này làm cho giá nguyên liệu đầu vào cao hơn so với các nước và dẫn đến gía đồ hộp của TCT tăng lên tạo ra sức cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, TCT đã và đang cố gắng hết sức để khắc phục tồn tại này nhằm hạn chế sự bất ổn định của giá nguyên liệu đầu vào. Tình hình sản xuất và chế biến mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Lực lượng chủ yếu cho sản xuất và chế biến rau quả trên cả nước thời gian qua là 17 nhà máy đồ hộp (tổng công suất thiết kế khoảng 70.000 tấn/năm) và năm nhà máy đông lạnh (tổng công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm). Trong đó, TCT quản lý 11 nhà máy đồ hộp và 1 nhà máy đông lạnh với danh mục các sản phẩm chế biến chủ yếu sau: + Sản phẩm đóng hộp: dứa, chuối, vải, chôm chôm, măng, dưa chuột… + Sản phẩm đông lạnh: dứa khoanh, dứa miếng, đậu và rau… + Pure quả + Sản phẩm sấy khô: rau quả, gia vị. + Sản phẩm muối và dầm dấm : dưa chuột giá đỗ… + Sản phẩm nước quả cô đặc: xoài, chuối, dứa, đu đủ… + Gia vị và nông sản chế biến các loại. Trong các sản phẩm chính này thì sản phẩm đồ hộp rau quả chiếm một tỷ trọng tương đối cao về sản lượng cũng như kim ngạch XK. Những năm cao nhất, các nhà máy đã sản xuất được 30.000 tấn đồ hộp rau quả trong đó dứa hộp chiếm đến 80% và hiện nay trung bình mỗi năm sản xuất được 20.000 tấn -> 25.000 tấn dứa hộp. Mặt hàng dứa hộp của TCT rất được nhiều nước ưa chuộng và đã có mặt ở các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật bản và EU… Đóng hộp rau quả được hiểu với nghĩa rộng là bảo quản rau quả trong bao bì kín (hộp kim loại, lọ thuỷ tinh, túi chất dẻo…), sản phẩm được tiẹt trùng. Đồ hộp rau quả được phân chia làm hai loại như sau Đồ hộp từ rau Đồ hộp rau tự nhiên: Chế biến từ nguyên liệu rau tươi với dung dich kết hợp chủ yếu là muối loãng. Nguyên liệu chủ yếu được dùng cho đồ hộp này là cà chua đỏ, đậu hạt, xúp lơ, nấm, ngô ngọt, ngô bao tử, dưa chuột bao tử… Đồ hộp rau ăn liền: với sản phẩm này, rau có thể được chế biến, có hoặc không kèm theo thịt. Trong sản phẩm thường có dầu thực vật, sốt cà chua và gia vị, tiêu biểu có: bắp cải sốt cà chua, cà tím rán xay nhỏ với sốt cà chua. Đồ hộp dầm dấm: Chế biến từ rau với dung dịch có chứa đường, muối, axit acetic. Sản phẩm chủ yếu: dưa chuột dầm dấm, cà chua dầm dấm, sa lát. Sản phẩm cà chua nghiền: Chế biến từ cà chua mịn rồi cô đặc tới các độ đặc khác nhau. Đồ hộp nước rau: Được dùnglàm đồ uống như nước cà chua, nước cà rốt, nước ép từ bắp cải đã muối chua. Ngoài các loại đồ hộp chính trên còn có các sản phẩm chính như sau: rau nghiền dùng cho trẻ em, rau nghiền dùng cho người ăn kiêng (rau hỗn hợp)… Đồ hộp từ quả Đồ hộp quả với nước đường ở các nồng độ khác nhau, có thể thêm axít thực phẩm. Sản phẩm có thể là hỗn hợp như chôm chôm hỗn hợp với dứa, mít nước đường… Đồ hộp nước quả: Nước quả cũng có nhiều dạng. Nước quả ép được chế biến bằng cách ép để lấy dịch quả. Nước quả nghiền được chế biến bằng qủa đã được loại hết thịt quả rồi cô đặc đến độ khô 50 – 70%. Ngoài ra nước quả chế từ nhềi loại quả chộn lẫn là nước quả hỗn hợp, nguyên liệu chính: dứa, chuối, xoài, vải, cam, quýt… Nhìn chung các nhà máy chế biến đồ hộp được xây dựng và sử dụng đã 20 – 30 năm, máy móc thiết bị và công nghệ đã quá cũ kỹ, lạc hậu. Mặt khác khi chuyển sang thực hiện cơ chế mới mặc dù đã có những nỗ lực rất cao nhưng do gần như mất hẳn thị trường Đông Âu kèm theo giá nguyên vật kliệu tăng vọt nên lợ nhuận vẫn còn thấp. Gần đây, TCT có hai nhà máy liên doanh với nước ngoài là: nhà máy chế biến nước giải khát DONA NEWTOWER (20.000 tấn/năm) và nhà máy bao big hộp sắt TOVECO (60 triệu hộp/năm) đã đi vào hoạt động có hiệu quả, được thị trường trong nước và quốc tế chấp nhận. Hiện nay đã có nhiều công ty, nhà máy liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, phần lớn ở phía Nam đang xây dựng hoặc mới hoạt động. Nói tóm lại, tới nay công nghiệp chế biến mặt hàng đồ hộp rau quả của nước ta nói chung và TCT rau quả Việt Nam nói riêng vẫn còn nhẻ bé so với tiềm năng sản xuất rau quả, sức cạnh tranh còn thấp, chủng loại sản phẩm chưa nhiều, giá thành cao, chưa đáp ứng nhu cầu nhu cầu thị trường trong nước đã tăng lên và thị trường XK. III. Thực trạng kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam Tình hình kinh doanh xuất khẩu mặt hàng đồ hộp rau quả trong những năm gần đây của TCT rau quả Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả Khi xem xét tình hình kinh doanh XK của một công ty, chúng ta không chỉ quan tâm tới cơ cấu mặt hàng XK, thị trường XK mà điều quan trọng là phải xem xét kim ngạch XK của một công ty đó cao hay thấp, có như vậy mới đánh giá đúng được thực trạng kinh doanh XK của công ty đó. Đối với các mặt hàng đồ hộp rau quả cũng vậy. Tuy nhiên, ngoài việc chỉ ra kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả qua các năm cũng cần biết được tỷ trọng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả trong tổng kim ngạch XK của TCT. Đơn vị: USD Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT rau quả Việt Nam Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Tổng 3 năm Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Số tiền (USD) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch XK của TCT 22.924..201 100% 21.058.647 100% 20.089.191 100% 64.072.039 100% Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả Dứa hộp Dưa chuột hộp Vải hộp Chôm chôm hộp Măng hộp Đò hộp khác 4.123.150 2.030.000 531.300 180.000 1.000.000 147.000 234.850 17,9% 4.522.140 2.211.540 420.000 189.600 1.300.000 164.500 236.500 21,5% 4.881.950 2.378.000 390.950 252.800 1.420.000 165.200 275.000 24,3% 13.527.240 6.619.540 1.342.250 622.400 3.720.000 476.700 746.350 21,% Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX- KD năm 1997, 1998, 1999 của Tổng công ty rau quả Việt Nam Theo số liệu trên ta thấy: + Kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả 3 năm qua là:13.527.240 USD chiếm 21,1% tổng kim ngạch XK của TCT trong 3 năm đó. + Kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả rất ổn định qua các năm. năm 1998, 1999 kim ngạch đều tăng so với năm 1997 và tỷ trọng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả so với tổng kim ngạch XK của TCT đều tăng từ 17,9% lên 21,5% năm 1998 và 24,3% năm 1999. + Trong đó các mặt hàng đồ hộp rau quả XK, dứa hộp trong 3 năm qua có kim ngạch XK cao nhất: 6.619.540 USD chiếm tới 48,9% tổng kim nhạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả. Tiếp đến là chôm chôm chiếm 27,5%. Kết quả này là do mặt hàng chôm chôm hộp đã thâm nhập vào các thị trường mới với giá bình quân 1000 USD/tấn. + Các mặt hàng dưa chuột hộp, vải hộp, măng hộp, và đồ hộp hỗn hợp khác có kim ngạch đều tăng nhưng chậm và chiếm tỷ trọng còn nhỏ so với tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp. TCT cần đẩy mạnh hơn nữa các mặt hàng này, tìm kiếm thị trường mới khôi phục thị trường cũ để đạt kim ngạch cao hơn. Mặt hàng XK Trong tất cả các mặt hàng XK phong phú và đa dạng của TCT thì mặt hàng đồ hộp rau quả XK năm nào cũng chiếm tỷ trọng rất cao, có thể coi là sản phẩm XK chủ lực của TCT hiện tại cũng như tro +ng tương lai. Sản phẩm đồ hộp rau quả XK gồm có: Dứa hộp, Dưa chuột hộp, Vải hộp, Chôm chôm hộp, Măng hộp, Đồ hộp khác. một điểm thuận lợi là năm nào TCT cũng ký được các hợp đồng XK các sản phẩm đồ hộp này. Trong đó dứa hộp là mặt hàng XK thường xuyên nhất của TCT với khối lượng khá lớn. Bảng 7: lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả trong 3 năm qua. Đơn vị: tấn Mặt hàng đồ hộp 1997 1998 1999 KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) Dứa hộp 3.500 50,8 3.813 52,8 4.100 53,3 Dưa chuột hộp 1.518 22,1 1.200 16,6 1.117 14,5 Vải hộp 225 3,3 237 3,3 316 4,1 Chôm chôm hộp 1.000 14,5 1.300 18 1.420 18,5 Măng hộp 210 3,1 235 3,3 236 3,1 Đồ hộp khác 427 6,2 430 6 500 6,5 Tổng KL XK mặt hàng đồ hộp rau quả 6.880 100% 7.215 100% 7.689 100% Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX- KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Bảng 8: Khối lượng sản phẩm rau quả sản xuất trong 3 năm qua Đơn vị: tấn Các chỉ tiêu 1997 1998 1999 KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) KL (tấn) Tỷ trọng (%) Tổng KL sản phẩm rau quả SX 11.321 100 12.457 100 14.183 100 KL XK các mặt hàng đồ hộp rau quả 6.880 60,8 7.215 57,9 7.689 54,2 KL các sản phẩm còn lại 4.441 39,2 5.242 42,1 6.494 45,8 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX- KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Theo bảng 4 ta thấy khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng khối lượng sản phẩm rau quả sản xuất. Tuy nhiên tỷ trọng giảm do khối lượng các sản phẩm còn lại tăng mạnh. Theo bảng 3 trừ các mặt hàng dưa chuột hộp còn tất cả các mặt hàng đồ hộp rau quả khác đều có khối lượng XK tăng đều qua các năm trong đó đáng chú ý là dứa hộp: năm 1997 chiếm tỷ trọng 50,8% tổng khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả, năm 1998 chiếm 52,8 và năm1999 chiếm 53,3% tổng khối lượng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả Nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh XNK vì mục tiêu lợi nhuận, TCT rau quả Việt Nam luôn quan tâm tới việc mở rộng thị trường, đặc biệt là sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu tan rã. Riêng đối với mặt hàng đồ hộp rau quả, TCT đã mở rộng được thêm nhiều thị trường rất có tiềm năng. Đơn vị: USD Bảng 9: Thị trưòng XK các mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT TT Tên nước Tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả So sánh % 1997 1998 1999 98/97 99/97 99/98 ST (USD) TT(%) ST (USD) TT(%) ST (USD) TT(%) 1 Nga 1.200.000 29,1 1.219.236 26,9 1.358.451 27,8 101,6 113,2 111,4 2 Singapore 711.200 17,2 840.000 18,6 880.000 18 118,1 123,7 104,8 3 Mỹ 703.100 17,1 714.132 15,8 715.300 14,7 101,6 101,7 100,2 4 Đài loan 497.600 12,1 498.700 11,1 499.214 10,2 100,2 100,3 100,1 5 Đức 298.977 7,3 339.800 7,5 420.627 8,6 113,6 140,7 123,8 6 Thuỵ sĩ 295.484 7,2 300.400 6,6 311.428 6,4 101,6 105,4 103,7 7 Pháp 117.236 2,8 289.457 6,4 375.000 7,7 246,9 319,9 129,5 8 Tây bannha 219.553 5,3 239.415 5,3 240.730 4,9 109,0 109,6 100,5 9 Hà lan 80.000 1,9 81.000 1,8 81.200 1,7 101,2 101,5 100,2 Tổng 40123.150 100 4.522.140 100 4.881.950 100 109,7 118,4 107,9 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Theo bảng 9 mặt hàng đồ hộp rau quả của TCT có mặt ở 9 thị trường: Nga, Đài loan, Đức, Thụy sĩ, Pháp, Tây ban nha, và Hà lan. Trong các thị trường này Nga vẫn là một thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả lớn nhất. Tiếp theo đó là Singapore, Mỹ là các thị trường có kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả tương đối cao. Nhìn chung, 9 thị trường này ổn định và kim ngạch tăng đều qua các năm. Cụ thể: + kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả sang thị trường Nga năm 1998 và 1999 tăng so với năm 1997 và trong 3 năm này đều chiếm tỷ trọng cao nhất (29,1%, 26,9% và 27,8% ) trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả. điều này càng chứng minh nhận định của TCT: “Nga vẫn là thị trường rau quả lớn nhất của TCT rau quả Việt Nam”. + Đáng chú ý là thị trường Pháp, kim ngạch và tỷ trọng tăng rất nhanh. Năm 1998kim ngạch tăng gấp 2,5 lần năm 1997 và năm 1999 tăng gấp hơn 3 lần so với năm 1997. Tỷ trọng năm 1997 là 2,8% trong khi đó năm 1998 lên tới 6,4% và năm 1999 là 7,7%. Kết quả này là do mặt hàng vải hộp của TCT rất được ưu chuộng ở Pháp. + các thị trường khác kim ngạch tăng rất chậm và còn chiếm tỷ trọng thấp đặc biêt là Hà lan: tỷ trọng năm 1997 là 1,9%, năm 1998 là 1,8% và năm 1999 là 1,7%. Tỷ trọng thấp nhất và giảm như vậy là do kim ngạch của thị trường Hà lan tăng chậm: năm 1997 là 80.000 USD, năm1998 là 81.000 USD và năm 1999 lên một chút là 81.200 USD. Nếu xét một cách tổng thể thì TCT rau quả Việt Nam đã có sự năng động, linh hoạt trong việc mở rộng thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả. Tuy nhiên, ngoài thị trường Nga kim ngạch XK mặt hàng đồ hộp rau quả sang các thị trường khác là rất nhỏ. Chính vì vậy trong những năm tới TCT phải có biện pháp để tăng dần kim ngạch XK sang các thị trường này, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thêm thị trường XK mặt hàng đồ hộp rau quả. Hiệu quả kinh tế xã hội của việc XK các mặt hàng đồ hộp rau quả tại TCT rau quả Việt Nam Trong thời gian qua, mặc dù tình hình XK các mặt hàng đồ hộp nói chung của TCTgặp rất nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh cũng như chịu ảnh hưởng nặng nề của sự bất ổn định kinh tế chính trị ở các thị trường XK của TCT ( tổng kim ngach những năm gần đây giảm liên tục ) nhưng mặt hàng đồ hộp rau quả vẫn đứng vững với kim ngạch XK tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn. Điều này càng khẳng định vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của TCT. Hiệu quả kinh tế xã hội của xuất khẩu các mặt hàng đồ hộp rau quả thể hiện ở các điểm sau: - Về mặt mở rộng diện tích, các loại rau quả đóng hộp nhìn chung rất dễ trồng. Do đó, khi loại sản phẩm này phát triển nhanh hơn nữa sẽ góp phần mở rộng diện tích ở nhiều vùng. đặc biệt dứa ( dứa hộp có kim ngạch và tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch XK các mặt hàng đồ hộp rau quả ) được xem như loại cây có giá trị kinh tế rất cao và có nhiều ưu điểm hơn các loại cây aưn trái khác vì: Dứa là loại cây rất dễ trồng và không đòi hỏi đất tốt, có thể trồng được trên nhiều loại đất, kể cả các vùng đất đồi dốc sỏi đá lẫn vùng đất phèn, có nhiều độc chất mà nhiều loại cây khác không sống được. Vì thế có thể mở rộng phát triển diện tích trồng dứa rất dễ dàng ở vùng đất chua xấu và sử dụng dứa như là loại cây có khả năng cải tạo được đất đồi. Về mặt XK thu hồi ngoại tệ: các mặt hàng đồ hộp rau quả có thị trường XK rất lớn sang các nước tư bản chủ nghĩa và Liên bang Nga. So sánh giá trị XK các loại sản phẩm rau quả hộp với các sản phẩm rau quả khác như rau quả đông lạnh, rau quả sấy muối… cho thấy hiện nay, tuy năng suất ở các vùng trồng rau quả ở nước ta còn thấp (VD: dứa trung bình khoảng 9- 14 tấn/ha) nhưng các sản phẩm hộp rau quả nói chung và sản phẩm dứa hộp nói riêng có giá trị xuất khẩu cao hơn các sản phẩm rau quả khác. Bảng 10: Hiệu quả xuất khẩu một số mặt hàng đồ hộp rau quả tính trên một tấn sản phẩm ( bình quân năm 1999 ) Đơn vị: USD Hạng mục Dứa hộp Dưa chuột hộp Vải hộp Chôm chôm hộp Măng hộp Chi phí mua quả tươi 382 187 612 578 452 Chi phí chế biến lưu thông 146 131 155 187 183 Giá thành/1 tấn sản phẩm 528 318 767 765 635 Giá xuất khẩu 580 350 800 1000 700 Lãi 52 32 33 235 65 Tỷ lệ lãi/chi phí (% ) 9,8 10,6 4,3 30,7 10,2 Nguồn: Báo cáo công tác SX- KD năm 1999 của Tổng công ty rau quả Việt Nam Về mặt thu nhập, các loại rau quả được dùng để đóng hộp XK đặc biệt là dứa là những cây ăn trái trồng rất mau thu hoạch, đồng thời lại cho thu hoạch rất lớn. VD: theo thống kê ở các nước có ngàmh dứa phát triển, với năng suất 60 tấn/ ha nếu chỉ xuất khẩu trái tươi thì lợi nhuận đã là gần 10.000 USD/ ha, còn nếu chế biến đồ hộp để xuất khẩu thu hoạch thì lợi nhuận là 20.000 USD/ha Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là XK mặt hàng đồ họp rau quả của TCT mặc dù đem lại cho chúng ta khá nhiêù lãi, nhưng nếu so với xuất khẩu quả tươi thì lợi nhuận/tấn vẫn không bằng vì thiết bị, công nghệ sản xuất sản phẩm chế biến của ta vẫn còn lạc hậu, bao bì chưa phù hợp qui cách và chưa đựp nên rất khó cạnh tranh. VD: Lợi nhuận bình quân xuất khẩu một tấn quả tươi thanh long năm 1999 như sau: Giá xuất khẩu : 1089 USD Chi phí mua quả tươi : 612 USD Chi phí chế biến lưu thông : 185 USD Giá thành/1 tấn sản phẩm : 797 USD Lãi : 1089 – 797 = 292 USD Tỷ lệ lãi/chi phí : ( 292 : 797 ) ´ 100% = 36,6% Ngoài ramức tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng dồ hộp rau quả góp phần tăng thu ngoại tệ, tăng doanh thu và đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, nó cũng góp phần cải thiện thu nhập của cán bộ công nhân viên, Bảng 11: Diễn biến doanh thu và nộp ngân sách qua các năm của toàn bộ Tổng công ty Năm Doanh thu Nộp ngân sách 1995 1996 1997 1998 1999 396.025 triệu đồng 509.757 triệu đồng 532.180 triệu đồng 605.624 triệu đồng 682.136 triệu đồng 25.396 triệu đồng 28.347 triệu đồng 29.597 triệu đồng 30.396 triệu đồng 37.214 triệu đồng Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Đơn vị: 1.000 đồng Bảng 12: Thu nhập bình quân 1 người/tháng Các khối 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Khối XNK Khối công nghiệp Khối nông nghiệp 294 235 217 512 282 236 622 388 250 630 420 355 657 425 376 711 432 383 Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác SX – KD năm 1997, 1998, 1999 của TCT rau quả Việt Nam Mặt khác, mặt hàng đồ hộp rau quả phát triển góp phần giải quyếtmột lượng lớn công việc làm cả trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Theo kế hoạch đến năm 2010, TCT rau quả Việt Nam sẽ phát triển các vùng sản xuất rau quả hàng hoá, cung cấp nguyên liệu cho chế biến để XK và nội tiêu đạt trên 50.000 ha canh tác ( khoảng 70.000 ha gieo trồng với tổng sản lượng khoảng một triệu tấn/năm ). Như vậy, sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 60.000 lao động trong khâu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Riêng ngành đồ hộp rau quả sẽ giải quyết được khoảng hơn 25.000 lao động. Việc thực hiện kế hoạch sẽ trực tiếp nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, ngành đồ hộp rau quả phát triển góp phần bảo vệ và cải thiện môi trường. Đặc biệt việc phát triển cây dứa sẽ góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đồi gò khô hạn, tăng cường phủ xanh đất trống, đồi trọc, bảo vệ đất và nâưng cao độ phì nhiêu. Đánh giá Những năm gần đây việc xuất khẩu thực sự khó khăn hơn những năm trước do giá cả và sức mua của một số thị trường giảm đặc biệt là thị trường Nhật, Hàn quốc, Liên bang Nga… Một số thị trường tiêu thụ lớn sản phẩm rau quả ta chưa khôi phục được đã ảnh hưởng lớn đến kết qủa kinh doanh như: + Thị trường Liên bang Nga: Tình hình chính trị trong năm 1999 không ổn định đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Vì thế chúng ta gặp nhiều rủi ro trong khâu thanh toán tiền hàng do đồng Rúp bị trượt giá liên tục. Mặt khác giá hàng của Việt Nam quá cao so với._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35281.doc
Tài liệu liên quan