Mục lục
A. Lời mở đầu 2
B. Nội dung 3
Chương I. Cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống 3
I. Cở sở lý luận về mức sống 3
1. Khái niệm về mức sống 3
2. Tính chất và đặc điểm mức sông dân cư 3
II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống 6
1. Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động 6
2. Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội 6
3. Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức khỏe 7
4. Những
28 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Mức sống của dân cư theo các vùng. Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố 7
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư 7
1. Những yếu tố thuộc về kinh tế xã hội 7
2. Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư, con người 8
3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục 9
4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế 10
Chương II. Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng 10
I. Thu nhập bình quân theo đầu người 10
II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng 11
III. Chăm sóc sức khỏe, y tế 13
IV. Vấn đề giáo dục 14
V. Một số vấn đề khác 16
Chương III. Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống ở các vùng 19
I. Giải pháp về thu nhập 19
II. Giải pháp về lương thực thực phẩm 21
III. Giải pháp về y tế, sức khỏe 22
IV. Giải pháp về giáo dục, đào tạo. 24
V. Giải pháp về một số vấn đề khác. 26
C. Kết luận 27
D.Danh mục tài liệu tham khảo 28
A. Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội, đời sống của nhân dân ta đã được cải thiện rất nhiều mặt. Người dân có điều kiện để thỏa mãn được những nhu cầu của bản thân và gia đình, bên cạnh đó còn tạo ra sự ổn định đối với xã hội.
Tuy nhiên, mức sống của nhân dân ta vẫn chưa cao so với khu vực trên thế giới. Đặc biệt ở nước ta vẫn có sự chênh lệch về mức sống giữa các nông thôn và thành thị, giữa các vùng kinh tế với nhau. Có những vùng thì mức sống của người dân rất cao, nhưng có những vùng mức sống của người dân rất thấp. Mức sống của một vùng phản ánh trình độ hay tiến trình phát triển của vùng đó. Tương tự như vậy thì mức sống của nhân dân một nước cũng phản ánh trình độ phát triển của quốc gia đó đối với khu vực và thế giới
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề mức sống, và các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao mức sống của người dân trong cả nước. Em đã quyết định lựa chon đề tài “Mức sống của dân cư theo các vùng. Thực trạng và giải pháp”. Cùng với sự hướng dẫn của thầy Mai Quốc Chánh, đề tài của em bao gồm ba phần
Phần I Cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư
Phần II Phân tích thực trạng mức sống của dân cư ở các vùng
Phần III: Những giải pháp nhằm nâng cao mức sống dân cư ở các vùng
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm hiểu thêm và đánh giá được mức sống của người dân trong cả nước và các vùng. Bên cạnh đó còn thấy được sự thành công của các chương trình quốc gia, mục tiêu, kế hoạch của Nhà nước liên quan đến mức sống của dân cư trong cả nước và ở các địa phương, trong đó đánh giá tình trạng đói nghèo và mức độ phân hóa giàu nghèo.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mức sống của người dân cả nước và trên các địa phương theo các vùng kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình trên các địa phương.
Phương pháp nghiên cứu gồm hai bước là thu thập thông tin và phân tích số liệu đã thu thập được để thấy rõ được tình hình mức sống của người dân cả nước và theo các vùng.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi sai sót. Em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!
B. Nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống
I. Cơ sở lý luận về mức sống
1. Khái niệm về mức sống
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm mức sống
Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội phức tạp và phong phú về mặt nội dung. Mức sống phản ánh quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội giữa người với người trong quá trình sản xuất , phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội.
Mức sống được xác định bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất tinh thần mọi thành viên trong xã hội hoặc các tầng lớp giai cấp xã hội khác nhau.
Mức sống được hiểu chung nhất đó là tổng giá trị hàng hóa và các dịch vụ sinh hoạt mà với cơ cấu của sản xuất ra các tư liệu có khả năng thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của người dân tại một thời điểm kinh tế xã hội của đất nước.
Theo Các Mác: “Mức sống không chỉ là sự thỏa mãn những nhu cầu của đời sống vật chất mà cả các nhu cầu nhất định được sản sinh ra bởi chính những điều kiện mà con người đang sống và trưởng thành”.
2. Tính chất và đặc điểm mức sống dân cư
Nhu cầu về vật chất và tinh thần càng phát triển và mức độ thỏa mãn nhu cầu đó càng cao bao nhiêu thì mức sống dân cư càng cao bấy nhiêu.
Nhu cầu là sự cần thiết được đảm bảo bằng các điều kiẹn vật chất và tinh thần nào đó nhằm thỏa mãn những đòi hỏi để cho con người tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế và xã hội nhất định.
Nhu cầu không tồn tại độc lập, chung chung, trừu tượng, bất biến. Nó được sản sinh, tồn tại và được thực hiện trong những phương thức sản xuất xã hội nhất định. Quy mô và tính chất của nhu cầu bị giới hạn bởi những quan hệ kinh tế nhất định. Nhu cầu hình thành và phát triển không phải do tâm lý và sinh lý con người hoặc những nguyên nhân tự nhiên hay sinh học nào khác quyết định. Yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhu cầu chính là điều kiện kinh tế xã hội, trong đó sản xuất đóng vai trò quan trọng, quyết định nhất đối với sự hình thành và phát triển của nhu cầu. Bởi vì sản xuất tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần cần thiết để thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu đến lượt nó lại tác động trở lại đối với sản xuất, định hướng cho sản xuất phát triển. Tăng nhanh nhu cầu là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú, không ngừng biến đổi và phát triển , thỏa mãn nhu cầu này là phương tiện phát triển, là điều kiện, là động lực, kích thích để nhu cầu mới nảy sinh. Có thể nói cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, nhu cầu của con người thường xuyên thay đổi.
Mức sống và nhu cầu liên quan trực tiếp và gắn bó chặt chẽ với nhau. Thỏa mãn nhu cầu thực tế trong quá trình tồn tại và phát triển con người, thực chất là mức sống của họ.
Nhu cầu của con người được thỏa mãn đến đâu lại phụ thuộc vào sự tiêu dùng của họ. Không có tiêu dùng, nhu cầu sẽ không được thực hiện và mức sống cũng không được thể hiện. Mức độ thỏa mãn nhu cầu được biểu hiện và được đánh giá thông qua mức độ tiêu dùng. Một khối lượng của cải vật chất và tinh thần được sử dụng cho tiêu dùng càng nhiều bao nhiêu thì nhu cầu càng được thỏa mãn, càng đầy đủ bấy nhiêu và mức sống dân cư càng cao bấy nhiêu. Do vậy trong thực tế khi xác định mức sống người ta thường không đo lường và tính toán nó bằng mức độ thỏa mãn nhu cầu, mà lại tính bằng số lượng và chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng trong năm. Cùng một chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng không đổi, khi số lượng sản phẩm và các dạng dịch vụ tiêu dùng bình quân trên đầu người càng cao bao nhiêu thì mức sống của dân cư nước đó càng cao bấy nhiêu so với nước khác.
Khi nhu cầu vật chất và tinh thần cũng như sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng cần thiết, bảo đảm thỏa mãn những nhu cầu đó tăng lên, thì mức sống dân cư cũng tăng theo. Do đó quá trình nâng cao mức sống có thể được đặc trưng bằng quá trình thay đổi cơ cấu nhu cầu, mở rộng và tăng quy mô, mức độ của các nhu cầu, bảo đảm các phương tiện và điều kiện để thỏa mãn đầy đủ và tối ưu các nhu cầu truyền thống, nhu cầu hiện tại và nhu cầu mới nảy sinh.
Nghiên cứu mức sống cần đặt nó trong mối quan hệ tác động qua lại với sản xuất, nhu cầu và tiêu dùng cho phép chúng ta đánh giá đúng đắn, đầy đủ hơn về phạm trù này. Từ đó chúng ta có thể nói rằng: nâng cao mức sống không phải chỉ là quá trình tăng về quy mô tiêu dùng, mà phải được xem như là yếu tố để thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
Mức sống suy cho cùng được biểu hiện và đánh giá thông qua hiệu quả của quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất cuộc sống con người. Mức sống cao hay thấp được phản ánh ở khả năng, mức độ và kết quả của quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất cuộc sống con người.
Quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất cuộc sống con người là quá trình tiêu dùng các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Cùng một số lượng, chất lượng, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng như nhau, nếu mức độ sử dụng chúng khác nhau, cho ta kết quả khác trong tiêu dùng, khác nhau cả về số lượng, chất lượng sức lao động tái tạo ra. Sự khác nhau trong kết quả tiêu dùng càng lớn, nếu như chúng ta thay đổi cơ cấu sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng, chẳng hạn như tăng tỷ trọng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng có lợi cho sức khỏe và cho các hoạt động có ích khác của con người, và giảm tỷ trọng dịch vụ và tiêu dùng có hại cho sức khỏe thì kết quả tiêu dùng sẽ tăng lên và mức sống của dân cư cũng tăng theo. Nói cách khác: với một lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng như nhau, nếu mức độ sử dụng có ích của các sản phẩm và dịch vụ càng cao bao nhiêu thì mức sống của dân cư càng cao bấy nhiêu.
Nếu ký hiệu M là mức sống của dân cư, Q là sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người trong năm, K là mức độ sử dụng có ích của các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng đó, thì mức sống của dân cư được biểu thị như sau:
M = K.Q
Mức độ sử dụng có ích của các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng phản ánh về mặt chất lượng của tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất sức lao động và tái sản xuất cuộc sống con người. Chất lượng tiêu dùng là mức độ sử dụng có ích của các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:
- Giá trị sử dụng có ích của sức lao động, trong một thời điểm nào đó (sức sản xuất của lao động hay năng suất lao động)
- Thời gian trung bình mà một người có thể tham gia hoạt động lao động có ích cho xã hội.
- Tuổi thọ trung bình của dân cư.
Khi phân tích, đánh giá mức sống dân cư không những chỉ so sánh xem bao nhiêu số lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người (mặt lượng của tiêu dùng), mà còn phải đánh giá cả mức độ sử dụng có ích (mặt chất lượng của tiêu dùng) của các loại sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng đó nữa. Bởi vì chất lượng tiêu dùng phản ánh một mặt cơ bản của phạm trù mức sống dân cư.
Nâng cao mức sống không phải chỉ là quá trình tăng về quy mô tiêu dùng, mà có thể thay đổi cả tổng cơ cấu tiêu dùng, thể hiện phân phối sản phẩm và các dạng dịch vụ tiêu dùng hợp lý, bảo đảm sử dụng có ích cho cuộc sống và cho hoạt động lao động của con người.
Tiêu dùng: Khi nói đến phạm trù mức sống, không thể không gắn bó với phạm trù tiêu dùng. Bởi vì tiêu dùng và mức sống có liên quan chặt chẽ và gắn bó mật thiết với mức sống. Làm rõ sự khác nhau và trong mối liên quan giữa chúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận cũng như sự khác nhau trong thực tiễn. Bởi vì trong thực tế khi so sánh mức sống giữa thời kỳ này với thời kỳ khác, giữa nước này với nước khác, người ta không dùng chỉ tiêu mức sống mà dùng các chỉ tiêu đặc trưng cho sự tiêu dùng để đánh giá.
Bởi vì mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân (tức là mức sống) thường xuyên thay đổi và khó có thể lượng hóa được.
Phạm trù tiêu dùng bao gồm tất cả những gì có liên quan đến quá trình hoạt động có tính chất tiêu dùng của con người. Nó thể hiện bản chất của những quá trình kinh tế diễn ra trong một thời điểm nhất định của quá trình tái sản xuất xã hội mà thôi.
Phạm trù mức sống lại bao gồm tất cả những gì có liên quan đến việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nhu cầu xã hội, nhu cầu văn hóa và tinh thần của dân cư. Do đó nó có thể liên quan tới tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Trong phạm trù mức sống, không chỉ bao gồm những kết quả lao động hiện tại, mà còn chứa đựng cả những kết quả của lao động quá khứ, biểu hiện dưới hình thức tài sản Quốc gia. Ngòai ra phạm trù mức sống còn chứa đựng một yếu tố quan trọng khác mà phạm trù tiêu dùng không có đó là điều kiện lao động.
Mức sống không chỉ là tiêu dùng. Ngoài tiêu dùng là thành phần cốt lõi nhất thì mức sống còn bao gồm nhiều yếu tố, thành phần khác nữa.
II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức sống
Mức sống là một phạm trù kinh tế xã hội rất tổng hợp. Để phản ánh tình hình mức sống không thể sử dụng một vài chỉ tiêu nào đó, mà phải sử dụng một hệ thống nhiều chỉ tiêu. Bởi vì mỗi một chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống chỉ phản ánh nhất thời hoặc phản ánh một mặt nào đó của mức sống mà thôi. Do vậy khi đánh giá tình hình mức sống dân cư thông thường phải sử dụng tổng hợp các hệ thống các chỉ tiêu khác nhau. Ta có thể phân loại các chỉ tiêu đánh giá mức sống thành các nhóm sau:
1. Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm và điều kiện lao động như:
- Mức độ đảm bảo việc làm cho người lao động
- Độ dài thời gian làm việc bình quân trong ngày
- Thời gian nghỉ ngơi
- Cường độ lao động
- Tỷ trọng công việc lao động được cơ giới hóa và tự động hóa trong tổng số lao động hao phí nói chung
- Bảo hộ lao động và an toàn lao động
- Tình hình bảo hiểm xã hội cho người lao động, vệ sinh an toàn lao động nơi làm việc, điều kiện lao động, nghỉ ngơi và tổ chức lao động
- Sinh hoạt văn hóa, tinh thần nơi làm việc
- Phương tiện giao thông, đi lại từ nơi cư trú đến nơi làm việc
2. Những chỉ tiêu phản ánh mức tiêu dùng của cải vật chất trong xã hội
- Quy mô tài sản quốc gia, tổng thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người
- Thu nhập thực tế của từng nhóm dân cư và từng người
- Mức tiêu dùng lương thực thực phẩm và những vật phẩm thiết yếu
- Điều kiện nhà ở (diện tích bình quân, loại nhà, công trình hạ tầng cơ sở)
- Đồ dùng lâu bền
3. Những chỉ tiêu phản ánh điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và đảm bảo sức khỏe
- Sự phát triển của hệ thống Giáo dục và Đào tạo
- Trình độ học vấn của dân cư
- Tình trạng chăm sóc sức khỏe nhân dân ( số bác sĩ, y tá, giường bệnh trên 1000 dân)
- Sự phát triển của các công trình văn hóa công cộng (nhà hát, rạp chiếu bóng, nhà văn hóa, sân vận động, công viên vui chơi, giải trí…)
- Hệ thống giáo thông công cộng
- Tình hình vệ sinh môi trường và ô nhiễm môi trường
4. Những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả tác động giữa các yếu tố
- Tuổi thọ trung bình của dân số và của từng nhóm dân cư riêng biệt
- Chỉ số phát triển con người HDI
- Mức độ tham gia quản lý xã hội của dân cư
- Độ dài thời gian làm việc bình quân theo quy định cuả pháp luật
Liên Hợp Quốc sử dụng 12 chỉ tiêu để đánh giá mức sống bao gồm Ytế, lương thực , thưc phẩm, giáo dục, nhà ở, phương tiện giao thông đi lại, điều kiện lao động, việc làm cho người trong độ tuổi lao động, quỹ tích lũy tiêu dùng, quần áo, nghỉ ngơi, giải trí, mức độ tự do của con người, bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên việc lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho mức sống như trên chỉ mang tính chất tương đối nhằm đánh giá mức sống dân cư vào một thời điểm nào đó. Nhưng khi so sánh giữa các thời kỳ khác nhau, giữa các nước khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn. Thông thường người ta chỉ xem xét nó trên từng khía cạnh, từng phương diện hoặc căn cứ vào mục đích, yêu cầu cụ thể của việc nghiên cứu mà mặt dạnh mặt này hay mặt khác.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống dân cư
1. Những yếu tố thuộc về kinh tế xã hội
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Một đất nước có lực lượng sản xuất phát triển cao, quan hệ sản xuất phát triển thì nước đó sẽ có một mức sống cao và ngược lại.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng những thành tựu khoa học đó với sản xuất và đời sống. Trong thời đại ngày này khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển vượt bậc, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào cuộc sống cũng phản ánh được trình độ của người dân. Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có thể thúc đẩy tình hình sản xuất phát triển, nâng cao năng suất lao động cá nhân đồng thời nâng cao năng suất lao động xã hội, từ đó thúc đẩy sản xuất và đời sống của người dân lên một tầm cao hơn.
- Tổng thu nhập quốc dân và cơ cấu thu nhập quốc dân, tỷ lệ phân phối thu nhập quốc dân.
- Số lượng cơ cấu chất lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra. Điều này không những phản ánh được năng lực sản xuất của nền kinh tế xã hội mà nó còn thể hiển được nhu cầu của người dân, rõ ràng khi số lượng hàng hóa tăng lên thì nó đã thể hiện được khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân, hay thông qua đó cũng phản ánh được mức sống của người dân.
- Tình hình kinh tế và truyền thống, tâm lý tiêu dùng trong gia đình. Khi đời sống tăng lên thì mức sống của người dân cũng được phản ánh qua sự tiêu dùng của họ, lúc này người dân có những nhu cầu cao hơn về sản phẩm .
- Sự phát triển của cơ sở và mạng lưới phục vụ sinh hoạt tinh thần phù hợp với sự phân bố dân cư theo lãnh thổ. Cùng với việc năng lực sản xuất của nền kinh tế tăng lên thì mạng lưới phục vụ của nền kinh tế cũng được mở rộng. Con người không chỉ có một nhu cầu mà họ có rất nhiều nhu cầu, không chỉ có nhu cầu vật chất mà có cả nhu cầu tinh thần. Vì vậy sự phát triển của cơ sở và mạng lưới phục vụ sinh hoạt tinh thần cũng có ảnh hưởng lớn đến mức sống của ngừơi dân nhất là theo các vùng. Vùng nào có mạng lưới phục vụ tốt thể hiện rằng mức sống ở vùng đó cao hơn các vùng khác và ngược lại.
- Nguồn vật chất tiêu dùng dài hạn hiện có.
2. Những yếu tố thuộc về địa lý tự nhiên và yếu tố dân cư, con người
- Đặc điểm về khí hậu, thời tiết trong từng nước, từng vùng, khu vực. Ví dụ Miền Nam không có nhu cầu mua áo bông vì không có mùa đông, do đó số tiền này giành cho chi tiêu ăn uống
- Tính thời vụ trong tiêu dùng do ảnh hưởng của thời tiết trong năm.
- Phân bố dân cư , phân bố sản xuất, hệ thống giao thông sinh cảnh. Theo các vùng, nơi nào mà dân số tập trung đông đúc, sản xuất phát triển, hệ thống giao thông tốt thì nơi đó sẽ có nhiều điều kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Trình độ văn minh, đặc điểm thói quen, truyền thống, tôn giáo trong tiêu dùng .
- Số lượng và cơ cấu dân cư theo tuổi và giới tính, nghề nghiệp trong vùng.
- Điều kiện lịch sử, dân số ảnh hưởng đến quá trình phát triển tiêu dùng và mức sống dân cư.
3. Những yếu tố thuộc tâm lý, sức khỏe, giáo dục
- Động thái hình thành và phát triển nhu cầu. Nhu cầu lớn đòi hỏi sản xuất phải phát triển để có thể đáp ứng được các nhu cầu, từ đó mà nâng cao mức sống của người dân.
- Định hướng phát triển nhu cầu do tác động của truyền thống tiêu dùng gia đình, nông thôn, thành phố, tập thể xã hội
- Ảnh hưởng của phương tiện thông tin đại chúng trong việc hình thành nhu cầu mới.
- Mức độ thay đổi và phát triển của mốt sinh hoạt, sở thích, thói quen tiêu dùng của từng người
- Trình độ giáo dục của người tiêu dùng
- Tình hình sức khỏe, khả năng sinh lý của người tiêu dùng trong từng thời kỳ khác nhau trong quá trình tái sản xuất ra cuộc sống của mình
4. Những yếu tố liên quan với điều kiện quốc tế
- Sự tham gia của đất nước trong quá trình phân công lao động quốc tế
- Tình hình chiến tranh và hòa bình thế giới
- Tình hình xuất nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng
- Trình độ phát triển và khả năng trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất đời sống và tiêu dùng
Trên đây là một số điều kiện và yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức sống dân cư. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến mức sống cũng thường xuyên biến động. Do đó việc xác định các yếu tố ảnh hưởng cũng như tính toán mức động ảnh hưởng của chúng đến mức sống là một việc làm rất khó khăn và phức tạp.
Chương II: Phân tích thực trạng mức sống dân cư ở các vùng
Đánh giá mức sống của dân cư các vùng theo các khía cạnh sau:
I. Thu nhập bình quân theo đầu người
Thu nhập của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất)
- Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ chí phí sản xuất và thuế sản xuất)
- Thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiền kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được)
Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình = Tổng thu nhập của hộ gia đình chia cho tổng số thành viên cùa hộ gia đình
Biểu 1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo vùng
Vùng
Năm 1996 (1000 đồng)
Năm 1999 (1000 đồng)
Năm 2004 (1000 đồng)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-1999 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2004 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2004(%)
Cả nước
226.7
295
484.4
30.13
64.20
113.67
Đồng bằng sông Hồng
223.3
280
488.2
25.39
74.36
118.63
Miền núi và trung du Bắc Bộ
173.8
210
322.8
20.83
53.71
85.73
Bắc Trung Bộ
174.1
212.4
317.1
22.00
49.29
82.14
Duyên hải Nam Trung Bộ
194.7
252.8
414.9
29.84
64.12
113.10
Tây Nguyên
265.6
344.7
390.2
29.78
13.20
46.91
Đông Nam Bộ
378.1
527.8
833
39.59
57.82
120.31
Đồng bằng sông Cửu Long
242.3
342.1
471.1
41.19
37.71
94.43
Nguồn: Niêm giám thống kê các năm và tính toán của tác giả
Nhận xét:
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của các hộ trong cả nước qua các năm đều có sự tăng lên. Nếu thời kỳ 1996-1999, thu nhập bình quân của hộ chỉ đạt 30.13 % thì đến giai đoạn 1999-2004 con số này đã tăng lên gấp đôi 64.2 %. Xét cả thời kỳ 1996-2004 tốc độ tăng thu nhập là 113.67 %. Điều này cho thấy phần nào được mức sống của người dân đã tăng lên.
- Qua biểu trên chúng ta cũng nhận thấy rất rõ một số vùng có mức thu nhập bình quân khá cao như Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và có mức tăng nhanh qua các năm. Như đồng bằng sông Hồng có mức tăng của thời kỳ 1996-2004 là 118.63%, Duyên hải Nam Trung Bộ là 113.10% và Đông Nam Bộ là 120.31%. Điều đó cho thấy người dân sống ở các vùng nói trên đã có một mức thu nhập cao. Bên cạnh đó thì cũng có các vùng có thu nhập bình quân đầu người còn thấp và mức tăng thu nhập chậm so với cả nước như vùng Miền núi và trung du Bắc Bộ (Đông Bắc và Tây Bắc), Bắc trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.Những vùng này chỉ có mức tăng thu nhập vào khoảng từ 80-95% trong thời kỳ 1996-2004. Tây Nguyên là vùng có mức thu nhập bình quân thấp nhất trong cả nước và mức tăng tương đối thấp. Nếu thời kỳ 1996-1999 mức tăng chỉ có 29.78% thì đến thời kỳ 1999-2004 mức này lại còn thấp hơn, chỉ có 13.2%. Điều này cho thấy đời sống của dân cư vùng này có chiều hướng giảm xuống do thu nhập của họ không tăng mà lại giảm đi.
Chúng ta có thể đưa ra một vài lý do để giải thích tình hình trên
- Thứ nhất là do có sự khác biệt về địa lý giữa các vùng lãnh thổ, do ảnh hưởng của khí hậu thời tiết, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng này. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ là những vùng có khí hậu tốt, điều kiện đất đai màu mỡ phù hợp cho sự canh tác. Vùng Tây Nguyên, Miền núi trung du Bắc Bộ là những vùng có khí hậu khắc nghiệt, đất đai chủ yếu là đất đồi rất khó để trồng trọt, phát triển nông nghiệp.
- Thứ hai phải kể đến là ở các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Miền Trung là những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, dân cư tập trung đông đúc. Đây còn là những vùng có điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, dễ dàng tiếp xúc được với khoa học công nghệ.
- Thứ ba là các vùng kể trên có một hệ thống cở sở vật chất hạ tầng khá tốt, điều kiện để phát triển kinh tế khá cao không như những vùng núi cao, cơ sở hạ tầng thì thấp kém, giao thông đi lại thì khó khăn, khó có thể thông thương phát triển kinh tế.
II. Vấn đề lương thực và dinh dưỡng
Chi tiêu hộ gia đình là tổng số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng trong một thời gian nhất định, bao gồm cả tự sản, tự tiêu về lương thực, thực phẩm, phi lương thực, thực phẩm và các khỏan chi tiêu khác (biếu, đóng góp…). Các khoản chi tiêu của hộ không bao gồm chi phí sản xuất, thuế sản xuất, gửi tiết kiệm, cho vay, trả nợ và các khoản chi tương tự.
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ gia đình và các thành viên của hộ đã chi cho tiêu dùng bình quân cho một người trong một thời gian nhất định.
Chi tiêu bình quân đầu người một tháng của hộ gia đình được tính theo công thức sau:
Chi tiêu bình quân của một người một tháng của hộ gia đình kỳ báo cáo = Tổng chi tiêu của hộ gia đình trong tháng báo cáo chia cho số thành viên của hộ trong kỳ báo cáo
Biểu 2: Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng phân theo vùng ( theo giá thực tế)
Vùng
Năm 1999 (1000 đồng)
Năm 2002 (1000 đồng)
Năm 2004 (1000 đồng)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2002 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2002-2004 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1999-2004 (%)
Cả nước
221.1
269.1
359.7
21.71
33.67
62.69
Đồng bằng sông Hồng
227
271.2
373.5
19.47
37.72
64.54
Miền núi và trung du Bắc Bộ
175.8
199.6
263.5
13.54
32.01
49.89
Bắc Trung Bộ
162.3
192.8
252.7
18.79
31.07
55.70
Duyên hải Nam Trung Bộ
197.5
247.6
330.8
25.37
33.60
67.49
Tây Nguyên
251.1
201.8
295.3
-19.63
46.33
17.60
Đông Nam Bộ
385.1
447.6
577
16.23
28.91
49.83
Đồng bằng sông Cửu Long
245.8
258.4
355.1
5.13
37.42
44.47
Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả
Nhận xét:
- Chi tiêu cho đời sống của người dân trong cả nước đã tăng lên tuy mức tăng không cao qua các năm. Thời kỳ 1999-2002 tốc độ này là 21.71% thì thời kỳ 2002-2004 tốc độ này chỉ là 33.67%. Thời kỳ sau so với thời kỳ trước chỉ cao hơn 11.96% . Cả thời kỳ 1999-2004 tốc độ tăng là 62.69%. Cho thấy cùng với thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì chi tiêu cho lương thực thực phẩm có tăng nhưng không cao.
- Vùng đồng bằng sông Hồng vẫn là vùng có chi tiêu cho lương thực thực thực phẩm cao trong cả nước. Tỷ lệ này là 64.54%. Ngoài ra các vùng như Duyên hải miền Trung cũng ở vị trí cao, sau đó đến Bắc Trung Bộ, và đến Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên có tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm thấp nhất cả nước. Thời kỳ 1999-2002 việc chi tiêu của dân cư vùng này cho lương thực thực phẩm còn âm (- 19.63%). Điều này cho ta thấy rằng thời kỳ này, chi tiêu của họ bị giảm sút cho lương thực thực phẩm. Cả thởi kỳ 1999-2004 thì chi tiêu của người dân cho việc ăn uống của mình chỉ có 17.6 % , một con số khá thấp so với các vùng khác.
Tình hình trên có thể giải thích bằng mấy nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, đối với nhóm có chi tiêu cho lương thực thực phẩm cao đa số là nhóm vùng có thu nhập bình quân đầu người trên một tháng cao. Với các vùng có thu nhập thấp như Tây Nguyên thì đương nhiên là việc chi tiêu cho lương thực thực phẩm cũng không cao được.
- Thứ hai, khi thu nhập tăng lên thì đối với các nhóm vùng có thu nhập cao thì việc chi tiêu cho lương thực – nhóm hàng hóa thiết yếu cũng không tăng cao. Đó cũng là một lý do để dẫn tới tình trạng mặc dù thu nhập tăng lên nhưng chi tiêu cho lương thực thực phẩm cũng không tăng tương xứng.
III. Chăm sóc sức khỏe, y tế
Cở sở y tế là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, bao gồm bệnh viện, viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Biểu 4: Tỷ lệ xã nông thôn có trạm y tế phân theo vùng
Vùng
Năm 1997 (%)
Năm 1999 (%)
Năm 2000 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-1999 (%)
Tốc đô tăng bình quân thời kỳ 1999-2000 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1997-2000 (%)
Cả nước
96.4
98.0
99.00
1.66
1.02
2.70
Đồng bằng sông Hồng
99.8
100.0
99.90
0.20
-0.10
0.10
Đông Bắc
94.9
96.9
99.90
2.11
3.10
5.27
Tây Bắc
97.8
99.4
100.00
1.64
0.60
2.25
Bắc Trung Bộ
95.1
97.5
97.90
2.52
0.41
2.94
Duyên hải Nam Trung Bộ
90.7
96.9
97.10
6.84
0.21
7.06
Tây Nguyên
98.7
95.7
96.90
-3.04
1.25
-1.82
Đông Nam Bộ
98.9
99.0
98.70
0.10
-0.30
-0.20
Đồng bằng sông Cửu Long
96.7
98.3
99.30
1.65
1.02
2.69
Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả
Nhận xét:
- Tỷ lệ số xã có trạm y tế đã tăng lên qua các năm, nhưng tốc độ tăng không cao. Thời kỳ từ 1997-2000, tỷ lệ số trạm y tế tăng từ 96.4 % cho đến 99.9 %, tức là tốc độ tăng là 2.7 %.
- Nhìn qua bảng số liệu, chúng ta có thể nhận thấy hầu hết ở các xã nông thôn của tất cả các vùng trên cả nước đều có trạm y tế và tỷ lệ này rất cao trên 90 %. Điều này cho thấy công tác y tế ở các xã đã được quan tâm chú ý và nó cũng cho thấy được sự phát triển của mạng lưới y tế xã. Phần nào thể hiện mức sống của người dân đã tăng lên.
- Những vùng dẫn đầu về số trạm y tế xã cao như đồng bằng sông Hồng , Đông Bắc, Tây Bắc luôn ở mức trên 99 %. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tỷ lệ này thấp hơn một chút chỉ khoảng 95-97 %.
- Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy được có những vùng có tỷ lệ này cao ở thời điểm này nhưng lại thấp ở thời điểm khác như đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ. Đặc biệt khu vực Tây Bắc là khu vực kém phát triển, cuộc sống có nhiều khó khăn nhưng đã có tỷ lệ số trạm y tế xã rất cao đạt 100 %.
Có thể giải thích tình trạng trên là do có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta trong các công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là các vùng sâu xa, nông thôn, hải đảo. Hơn thế nữa, do điều kiện nền kinh tế nước ta phát triển, có nhiều chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế đời sống xã hội đã giúp cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe ở nước ta.
Biểu 5: Số bác sỹ phân theo các vùng
Vùng
Năm 1996
Năm 2000
Năm 2006
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2000 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2000-2006 (%)
Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1996-2006 (%)
Cả nước
25135
30938
41986
23.09
35.71
67.04
Đồng bằng sông Hồng
5436
7261
9866
33.57
35.88
81.49
Miền núi và trung du Bắc Bộ
4410
4915
6790
11.45
38.15
53.97
Bắc Trung Bộ
2873
3386
4655
17.86
37.48
62.03
Duyên hải miền Trung
2633
3352
3627
27.31
8.20
37.75
Tây Nguyên
1171
1587
2255
35.53
42.09
92.57
Đông Nam Bộ
4386
5281
7544
20.41
42.85
72.00
Đồng bằng sông Cửu Long
4226
5156
7249
22.01
40.59
71.53
Nguồn: Niêm giám thống kê qua các năm và tính toán của tác giả
Nhận xét: Qua biểu trên chúng ta có thể nhận thấy một số vấn đề như sau:
- Số bác sỹ trong cả nước ta đã tăng lên đáng kể, năm 1996 chúng ta chỉ mới có 25135 bác sỹ thì đến năm 2000 chúng ta đã có thêm khoảng gần 5000 người, và năm 2006 thì chúng ta lại có thêm hơn 11000 người nữa. Điều này cho thấy cùng với sự phát triển của kinh tế thì mức sống của người dân cũng được cải thiện thêm. Rõ ràng rằng, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình hơn khi cuộc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0226.doc