Lời cảm ơn
Bản luận văn này là một phần kết quả quan trọng trong quá trình được học tập tại khoa Kinh tế Lao động và Dân số – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đây cũng là kết quả đạt được của đợt thực tập tốt nghiệp kết hợp nghiên cứu khoa học theo chủ trương của khoa.
Tôi xin dành những dòng đầu tiên của luận văn tốt nghiệp này để bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới thầy giáo, Th.s Võ Nhất Trí, người đã hướng dẫn, chỉ bảo tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
93 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3326 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh Tế Lao Động và Dân Số – Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân về những kiến thức đã học tập được tại khoa. Cảm ơn sự giúp đỡ và cung cấp số liệu của sở Lao Động Thương Binh – Xã Hội, UBDS - KHHGĐ, Cục Thống kê Thanh Hoá cùng sự cộng tác nhiệt tình của các bạn trong nhóm.
Cuối cùng, song không kém phần quan trọng là lòng biết ơn đối với toàn thể gia đình tôi, những người đã luôn dành sự động viên khích lệ tôi trong mọi nỗ lực phấn đấu.
Sinh viên: Bùi Quyết Định
Lớp KTLĐ - K39 A
Trường ĐHKTQD - Hà Nội
Phần mở đầu
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong xu hướng phát triển kinh tế ngày nay, dân số đã trỏ thành một mối qun tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số quá nhanh bởi vì các vấn đề thuộc dân số luôn đi liền với các vấn đề phát triển bền vững của quốc gia.
Việt Nam là một nước có tốc độ phát triển dân số khá cao và quy mô dân số đúng thứ 13 tren thế giới. Sự gia tăng dân số quá nhanh này chủ yếu do mức sinh cao và giảm chậm, trong khi mức chết đã giảm xuống mức thấp. Chính mức gi tăng dân số nhanh như vậy là một nhân tố cản trở sự phát triển xã hội bền vững. Trong nhiều năm qua , Nhà nước đã coi trọng công tác dân số kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) với mực tiêu chủ yếu là giảm tỷ lệ sinh đẻ, thực hiện quy mô gia đình ít con. Việc thực hiện mục tiêu này còn gặp nhiều khó do còn nhiều yếu tố tác động đến mức sinh chưa được cải thiện.
Theo kết quả điều tra dân số 1/4/1999, Thanh Hoá có 3 519 841 người, đứng thứ hai cả nước về số dân. Thanh Hoá cũng là một tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp vơi hơn 80% dân số nôngthôn. Dân số đông với mức sinh cao hiện đang là một hạn chế lớn đối với phát triển kinh tế xã hội và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Nhận thức được điều đó, trong nhiều năm qua, nhờ có sự nổ lực của các cấp, các nghành từ tỉnh xuống cơ sở mà mức sinh của tỉnh đã giảm một cánh đánh kể, song những năm gầm đây nức sinh giảm chậm và nguy cơ bùng nổ dân số có thể xảy ra bất cứ lúc nào vì nhiều nguyên nhân do mức sinh của nhân dân còn thấp, trình độ dân trí chưa cao.... Việc chấp nhân thực hiện KHHGĐ còn do sự vân động, do sức ép từ phía Nhà nước chứ nhiều người dân chưa tự nguyện chấp nhận quy mô gia đình ít con. Bởi vậy việc nghiên cứu mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh là một vấn đề cấp thiết đối với việc thực hiện mục tiêu của chính sánh DS – KHHGĐ và góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xuất phát từ thực tế và yêu cầu trên trong thời gian thực tập tại Cục thống kê Thanh Hoá, em nhận thấy mức sinh cao và do nhiều yếu tố tác động đang là một vấn đề cấp bách. Do đó em đã chọn đề tài “Mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở Thanh Hoá” làm luận văn thực tập tốt nghiệp của mình. Qua luận văn này, em mong rằng được góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu chung nhằm tìm ra biện pháp thiết thực để điều chỉnh và quản lý mức sinh của tỉnh.
II/ Nội dung đề tài:
Đề tài gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần một: Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu mức sinh.
Phần hai: Đánh giá thực trạng biến động dân số và mức sinh của tỉnh trong thời gian qua.
Phần ba: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm quản lý và điều chỉnh mức sinh ở Thanh Hoá trong thời gian tới.
III/ Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài phân tích biến động dân số và mức sinh để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh, tính quy luật tác động của các yếu tố đó; Đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh để từ đó có các biện pháp nhằm điều chỉnh là quản lý mức sinh trong thời gian tới.
IV/ Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là dân số và mức sinh của tỉnh Thanh Hoá nói chung và phụ nữ tronh độ tuổi sinh đẻ nói riêng từ năm 1989 đến nay.
- Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là: Phương pháp thống kê (thống kê dân số); Phương pháp toán học được sử dụng để đo lường cường độ và mô hình hoá các quá trình dân số; Các phương pháp xã hội học như điều tra, thu thập, xữ lý thông tin; Phương pháp chuyên gia, phương pháp hệ thống được sử dụng trong phân tích, đưa ra các ý kiến đánh giá và kiến nghị.
Do thời gian, kiến thức và nguồn số liệu còn hạn chế, nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
phần một
Cơ sở lý luận nghiên cứu mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng
1. Các khái niệm và một số phạm trù liên quan đến mức sinh.
1.1. Dân số:
Dân số bao gồm toàn bộ những người sinh sống trong phạm vi một lãnh thổ nhất định như một vùng, một nước hay cả thế giới. Vì vậy khi nghiên cứu dân số ta phải nghiên cứu cả qui mô, cả cơ cấu cả biến động dân số:
Quy mô dân số là lượng tuyệt đối về dân số. Nó biểu hiện tổng quát số dân của một vùng nào đó trên thế giới ở một thời điểm nhất định là bao nhiều người. Quy mô dân số thay đổi theo thời gian và biểu thị mức độ phát triển dân số, mức độ phát triển này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. ở đây con người không phân biệt già, trẻ, gái, trai đều năm trong quy mô dân số.
Dân số có những đặc trưng về tuổi, giới tính, nơi cư trú, dân tộc, tôn giáo...phân chia tổng thể dân số theo các đặc trưng này gọi là cơ cấu dân số. Cơ cấu dân số phản ánh dân số đó được hình thành như thế nào về giới, về tuổi, về trình độ học vấn...đặc biệt cơ cấu dân số còn tác động trực tiếp đến quá trình biến động dân số biến động tự nhiên và biên động cơ học dân số.
1.2. Mức sinh:
Dân số luôn vận động và phát triển. Sự thay đổi đó là do biến động tự nhiên (sinh, chết) và biến động cơ học (nhập cư, xuất cư) tạo nên. Trong đó mức sinh đóng vai trò quan trọng: muốn phân tích được nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh phải xem xét các khái niệm liên quan đến mức sinh:
1.2.1. Mức sinh lý tưởng:
Mức sinh lý tưởng là mức sinh tốt nhất cho cả gia đình và xã hội. ở mức sinh này số con mong muốn sẽ ở mức đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội.
Khi đạt được mức sinh lý tưởng có nghĩa là mục tiêu giảm mức sinh của chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình được hình thành. Tuy nhiên rất khó đạt được mức sinh này do sự khác nhau của các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh giữa các vùng.
1.2.2. Số con mong muốn:
Số con mong muốn là số con muốn có trong đời của cha, mẹ. Đây là chỉ tiêu phản ánh nguyện vọng sinh con trong cuộc đời của một cặp vợ chồng.
Số con mong muốn phụ thuộc vào nhận thức và quan điểm sinh con mỗi người. Số con mong muốn có quan hệ chặt chẽ với nhiều yếu tố. Trong đó hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế - xã hội và các yếu tố nhân khẩu học. Đối với những vùng có đặc trưng khác nhau về trình độ phát triển, phong tục tập quán thì mong muốn sinh con khác nhau. ở những vùng có trình độ phát triển cao thì phụ nữ mong muốn sinh con ít hơn và ngược lại.
Số sinh mong muốn của phụ nữ có quan hệ chặt chẽ với mức sinh do người phụ nữ nói riêng là gia đình họ nói chung luôn có xu hướng sinh con đạt tới số con mong muốn. Vì vậy tìm ra các yếu tố từ đó làm thay đổi số con mong muốn là tiền đề cho việc giảm sinh của các chính sách dân số.
1.2.3. Mức sinh thực tế:
Mức sinh thực tế là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản của phụ nữ là số con trung bình thực tế có trong đời sống của một phụ nữ (một người mẹ) ở một vùng, địa phương cụ thể. Mức sinh thực tế được đo bằng các chỉ tiêu tỷ suất sinh, mức độ sinh sản thực tế của dân số.
Mức sinh thực tế khác với mức sinh lý tưởng và mức sinh mong muốn là do những hạn chế làm cho sinh đẻ không được như mong muốn hoặc không phải là mức sinh lý tưởng. Chẳng hạn do khả năng sinh đẻ hạn chế (vô sinh) không thực hiện KHHGD.
1.2.4. Khả năng sinh sản.
Khả năng sinh sản là khả năng sinh lý của một phụ nữ (một đàn ông) hoặc một cặp vợ chồng có thể sinh ra ít nhất một con.
Khả năng sinh sản của một người phụ nữ có hạn. Thông thường số con tối đa mà một phụ nữ có thể có khoảng 15 con, những người đó có thể đẻ ở độ tuổi có khả năng sinh đẻ cho đến khi hết khả năng sinh đẻ.
Các nhà nhân khẩu học phân biệt giữa sinh sản và khả năng sinh sản. Sự sinh sản đề cập đến quá trình sinh sản thực tế, còn khả năng sinh sản đề cập đến khả năng sinh lý của phụ nữ, nam giới hay cặp vợ chồng về sinh sản.
Sinh sản là yêu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình biến động tự nhiên dân số. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số mà còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy để điều tiết quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng dân số, để đảm bảo thích hợp giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội trước hết phải điều tiết mức sinh.
Mức sinh là yếu tố quan trọng đối với gia tăng dân số, đặc biệt với những nước đang phát triển. Biến động dân số chủ yếu là biến động tự nhiên (mức sinh - mức chết). Trong đó mức chết đã giảm đến mức thấp và tương đối ổn định do áp dụng những thành tựu lớn lao về khoa học kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khoẻ. Mức sinh giảm chậm do đó dân số tăng nhanh.
Việt Nam bên cạnh những thành quả đã đạt được. Quá độ dân số và triển vọng về mức sinh cũng như quy mô dân số trong những năm đầu của thế kỷ 21 vẫn là mối quan tâm rất lớn của các nhà quản lý trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Các chỉ tiêu đo lường, đánh giá mức sinh.
2.1. Tỷ suất sinh thô (CBR):
Tỷ suất sinh thô được định nghĩa là số sinh trong năm chia cho số người của dân số giữa năm của năm đó: Tỷ suất này thường được biểu thị trên 1000 người. Về mặt công thức chúng ta có:
CBR=
B
x 1000
P
Trong đó : B - Số trẻ em sinh trong năm
P - Dân số trung bình trong năm
Đây là chỉ tiêu “thô” về mức sinh hay được sử dụng nhất. Vì mẫu số bao gồm toàn bộ dân số ở mọi lứa tuổi thuộc cả 2 giới, cả những thành phần dân số không tham gia vào quá trình sinh sản như đàn ông, trẻ em, người già...
CBR tính toán nhanh, đơn giản và yêu cần ít số liệu. Được dùng để tính trực tiếp tỷ lệ gia tăng dân số. Tuy nhiên nó không đánh giá mức độ nhạy cảm, của sự thay đổi mức sinh. Nó bị ảnh hưởng bởi cấu trúc cơ cấu tuổi của dân số, phân bố mức sinh của các độ tuổi trong thời kỳ sinh sản. Vì thế bó không phản ánh chính xác mức sinh.
2.2. Tỷ xuất sinh chung (GFR):
Tần suất về sinh sản tập trung ở độ tuổi từ 15 - 49 của người mẹ. GFR được dùng để đánh giá khả năng sinh sản này.
GFR là tỷ số giữa số con sinh ra sống trong năm so với phụ nữ trung bình trong độ tuổi sinh đẻ của năm đó:
GFR=
B
x 1000
Pw 15- 49
Đây là chỉ tiêu dể tính toán, đã loại bỏ được ở mẫu hầu hết những người không liên quan trực tiếp đến hành vi sinh đẻ như nam giới, trẻ em , người già...mặc dù có ưu điểm hơn so với CBR nhưng ở đây tất cả phụ nữ, kể cả phụ nữ không có chồng đều được đưa vào để tính toán. Hơn nữa nó không tính toán sự khác biệt về mức sinh ở các độ tuổi khác nhau. Tức là GFR một phần bị kiểm soát bởi cấu trúc của dân số.
Trong những năm gần đây, tỷ suất sinh chung của các nước khác nhau nằm trong khoảng từ 40 -100 trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thực tế cũng giống như vậy với tỷ suất sinh thô, những tỷ suất cao nhất được tìm thấy ở khu vực đang phát triển và những tỷ suất thấp nhất thường được tìm thấy ở Châu Âu.
2.3. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR):
Phụ nữ có tần suất sinh con khác nhau một cách đáng kể giữa các nhóm tuổi, để biểu thị mức sinh sản của phụ nữ theo từng nhóm tuổi, độ tuổi khác nhau ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi hoặc nhóm tuổi x nào đó.
ASFR là tỷ lệ giữa số trẻ sinh ra sống trên 1000 phụ nữ ở độ tuổi hay nhóm tuổi sinh đẻ người nào đó, ASFR được xác định:
ASFR =
Bx
x 1000
Wx
Trong đó: - ASFRx : Là tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ ở tuổi x
- Bx : Số trẻ em sinh ra trong năm của những người phụ nữ ở tuổi x
- Wx : Số phụ nữ trung bình trong năm ở độ tuổi x.
Chỉ tiêu này phản ánh số con trung bình được sinh ra trong năm của 1000 phụ nữ độ tuôi x. Tính toán đòi hỏi số liệu phải chi tiết, phải xác định được số trẻ em sinh ra trong năm theo độ tuổi của bà mẹ và tổng số bà mẹ ở độ tuổi, nhóm tuổi đó.
Thông thường người ta tính tỷ suất sinh đặc trưng cho từng nhóm tuổi của phụ nữ. Qua đó cho ta thấy mức độ tập trung sinh đẻ của phụ nữ ở độ tuổi nào. Tuổi sinh đẻ phụ nữ bị chi phối bởi yếu tố sinh học. Quan sát thực tế, tần suất sinh cao nhất là nhóm tuổi 15 - 35. Sau đó khả năng sinh đẻ giảm (do khả năng vô sinh tăng) và nhiều yếu tố chi phối.
Nhược điểm của chỉ tiêu này là việc so sánh mức sinh giữa các vùng, các quốc gia tương đối phức tạp. Tuy nhiên cùng với tính tổng tỷ suất sinh ta có thể khắc phục được nhược điểm của ASFR.
2.4. Tổng tỷ suất sinh (TFR):
Tổng tỷ suất sinh được định nghĩa là tổng các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ, khi tuổi được tính theo từng năm được. Tổng tỷ suất sinh được tính theo công thức:
Nếu ASFRx tính theo nhóm tuổi x + n (chẳng hạn n = 5, ASFR của phụ nữ từ tuổi x đến tuổi x+ 5) thì TFR tính bằng:
Đây là thước đo mức sinh được các nhà dân số học sử dụng rộng rãi nhất. Khi đã biết được ASFR của từng nhóm tuổi thì việc xác định tổng tỷ xuất sinh khá đơn giản.
Tổng tỷ xuất sinh phản ánh số trẻ em bình quân mà một phụ nữ hoặc một thế hệ phụ nữ có thể có trong suốt cuộc đời sinh sản của mình. Về mặt lý thuyết tổng tỷ xuất sinh có khả năng dự báo một cách tốt nhất người phụ nữ hiện nay sẽ có bao nhiêu con nếu họ tuân thủ các tỷ xuất sinh đặc trưng theo tuổi tại thời điểm tiến hành ước lượng TFR.
Để có được TFR đòi hỏi phải có số liệu về số trẻ em sinh ra theo tuổi của các bà mẹ và số phụ nữ theo nhóm tuổi, mà số liệu này thường chỉ có được khi có hệ thống đăng ký hay tổng điều tra dân số. Hơn nữa nó không cung cấp thông tin về phân bố về sinh đẻ giữa các nhóm tuổi.
2.5 Tỷ xuất tái sinh thô (GRR):
Tỷ xuất tái sinh thô là tỷ xuất qui chuẩn giống như tổng tỷ xuất sinh trừ một điểm là nó là tổng các tỷ xuất sinh đặc trưng theo tuổi mà tử số chỉ bao gồm các trẻ sinh ra sống là bé gái. Công thức để tính như sau:
GRR = TFR x q
Trong đó: GRR là tỷ xuất tái sinh thô
q : xác xuất sinh con gái
Trong quá trình tái sản xuất dân số phụ nữ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy khi nghiên cứu mức sinh ta phải tính tới mức độ tăng, giảm dân số nữ. Tỷ xuất tái sinh thô biểu thị số con gái bình quân một phụ nữ sinh ra trong suốt cuộc đời mình.
Cũng như TFR đây là chỉ tiêu không có thực nhưng qua đó có thể thấy mức độ tái sản xuất dân số.
2.6. Tỷ xuất tái sinh sản tính dân số nữ (NRR):
Tỷ xuất tái sinh tinh biểu thị số bé gái chung bình được sinh ra bởi một bà mẹ và sống đến tuổi có khả năng sinh đẻ để tiếp tục tham gia vào quá trình tái sinh sản dân số, có thể thay thế bà mẹ tiếp tục quá trình sinh đẻ, tái tạo ra thế hệ dân số mới.
NRR = GRR x Saf
Trong đó: Saf là hệ số sống của những người con gái từ khi sinh đến tuổi bà mẹ
Như vậy, khi số bé gái sinh ra sống được đến tuổi bà mẹ sinh ra mình càng lơn thì mức độ tái dân số càng lớn. Dựa vào mức độ tái sinh tinh để đánh giá mức độ tái sản xuất dân số.
- Nếu NRR = 1 : Một bà mẹ được thay thế bằng một người con (tái sản xuất giản đơn). Dân số đạt mức sinh thay thế. Đây là mục tiêu phấn đấu trong chương trình phát triển dân số của các nước.
Nếu NRR > 1: một người mẹ được thay thế bởi hơn một người con gái , chức năng sinh sản (tái sản xuất mở rộng). Dân số tiếp tục tăng nhanh.
Nếu NRR < 1: Một người mẹ được thay thế bởi ít hơn một người con gái (tái sản xuất thu hẹp). Dân số không dạt được mức sinh thay thế. Dân số có xu hướng chững lại.
Kết luận này chỉ đúng khi mức sinh của thế hệ thực tế phải phù hợp với mức sinh theo thời kỳ và diễn ra sau một thế hệ bà mẹ .
2.7. Thời điểm sinh:
Là tuổi đẻ trun gbình của những người mẹ tại thời điểm sinh con trong năm:
X =
ồASFRix Li x Xi
ồASFRix Li
Trong đó : X: là tuổi đẻ trung bình trong năm
Li: Số người sống trung bình ở độ tuổi (nhóm tuổi) nào đó.
Xi: Tuổi trung bình trong độ tuổi (nhóm tuổi).
X lớn chưa hăne đã làm giảm mức sịnh, mà có thể làm tăng mức sinh nếu sinh đẻ nhiều và vẫn tiếp tục sinh ở độ tuổi cao. Như vậy: Thời điểm sinh có ảnh hưởng đến mức sinh và mức độ tái sản xuất dân số. Thời điểm sinh không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi sinh đẻ sớm hay muộn mà còn phụ thuộc vào sinh nhiều hay ít.
2.8. Độ dài trung bình của một thế hệ:
Độ dài thế hệ trung bình nhằm trả lời câu hỏi: Trung bình sau bao nhiêu năm khi được sinh ra thì một phụ nữ có thể được thay thế bằng những đứa con gái của mình: Đo lường này được thiết kế để đưa ra một chỉ báo về tốc độ mà một phụ nữ được thay thế chính mình bằng những bà mẹ tiềm tàng.
Chiều dài của một thế hệ là tổng số gia quyền của những trẻ sinh ra là gái trên 1000 phụ nữ cho mỗi giai đoạn năm năm một lần, tất cả được chia cho tỷ xuát tái sinh sản tinh - đó là tuổi trung bình của phụ nữ sinh ra những đứa con của mình ( một cách cụ thể là tuổi trung bình mà ở độ tuổi đó 100 phụ nữ trong đoàn hệ giả thiết sinh con. Tuổi trung bình khi sinh đối với phụ nữ của dân số thực tế chịu ảnh hưởng của cấu trúc tuổi trong dân số). Quyền số được sử dụng là tuổi của phụ nữ.
Độ dài của một thế hệ là quan trọng bởi vì nó ảnh hưởng đến tỷ xuất phát triển một dân số một cách độc lập với, bởi số trẻ được sinh ra và đo lường bằng tỷ xuất tái sinh tính. Tỷ suất tái sinh tính cho chúng ta biết mỗi thế hệ một dân số tăng bao nhiêu. Nó không cho chúng ta biết một thế hệ dài như thế nào. Như vậy một thế hệ thay thế nó càng nhanh bao nhiêu thì càng có thêm những thành viên mới vào dân số bấy nhiêu (bất cứ tỷ xuất theo thế hệ thường có nào).
Tóm lại để đánh giá mức sinh người ta có thể dùng rất nhiểu chỉ tiêu mỗi chỉ tiêu có những ưu điểm riêng song chúng bổ xung cho nhau nhằm đánh giá chính xác hơn về mức sinh. Tuy nhiên trong thực tế 2 chỉ tiêu CBR và TFR được sử dụng nhiều để phân tích, đánh giá hay so sánh mức sinh giữa các thời kỳ, các vùng, các quốc gia...Có thể nói đó là những thông tin có ý nghĩa quan trọng nhất dễ so sánh nhất.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh.
3.1 Các học thuyết về mức sinh và quản lý mức sinh.
3.1.1 Mô hình tham biến trung gian:
Một trong những đóng góp quan trọng vào việc phân tích những yếu tố tác động đến sinh đẻ là mô hình của Kingsley Davis và Judith Blake (1956) hay ta còn gọi là mô hình “Những tham biến trung gian”. Mô hình phân tích quá trình tái sinh của con người chủ yếu thông qua 3 giai đoạn: giao hợp, thụ thai, mang thai và sinh đẻ. Các yếu tố văn hoá xã hội tác động đến khả năng sinh đẻ đều thông qua 11 tham biến trung gian được thể hiện trong 3 giai đoạn đó là:
- Các nhân tố ảnh hưởng đến xác suất giao hợp (các tham biến giao hợp): (1) Tuổi kết hôn; (2) Tỷ lệ phụ nữ sống độc thân vĩnh viễn; (3) Tổng số thời gian trong thời kỳ sinh đẻ bị tiêu hao do việc phá vỡ sự kết hôn (như li hôn, ly thân và goá bụa); (4) Kiêng tự nguyện; (5) Kiêng không tự nguyện; (6) Tần số giao hợp.
Các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất thụ thai (các tham biến thụ thai): (7) Khả năng mắn đẻ trong thời kỳ có kinh; (8) Mức độ sử dụng biện pháp tránh thai’ (9) Khả năng hữu sinh hay vô sinh do các nguyên nhân tự nguyện (như triệt sản, tiêm cấy...)
Các nhân tố ảnh hưởng tới xác suất mang thai và sinh đẻ (các tham số mang thai): (10) Chết của bào thai do các nguyên nhân tự phát (như sảy thai, chết lưu); (11) Nạo thai tự nguyện (hoặc hút điều hào kinh nguyệt).
Chú ý rằng 11 tham biến trong mô hình đó có thể xảy ra ở bất kỳ xã hội nào. Nhưng ở một điều kiện xã hội nhất định một số nhân tố này có thể quan trọng hơn nhân tố khác. Hơn nữa sự tác động của mỗi nhân tố đến mức sinh đều có thể làm tăng hoặc giảm xuống. Tương tự nếu tỷ lệ sống độc thân vĩnh viễn thấp, tỷ lệ sinh đẻ sẽ tăng lên. Nghĩa là mức độ sinh thực tế phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. Một điểm quan trọng khác là các tham biến nêu trên đều tác động trực tiếp đến mức sinh. Các yếu tố kinh tế xã hội tác động thông qua một hoặc nhiều tham biến trung gian đó. Chẳng hạn hầu hết các kết quả nghiên cứu đều cho thấy rằng phụ nữ có trình độ văn hoá giáo dục càng cao, tỷ lệ sinh của họ ở mức thấp. Tuy nhiên trình độ văn hoá giáo dục không tác động trực tiếp tới mức sinh, nhưng vì phụ nữ có trình độ văn hoá giáo dục cao thương fkết hôn muộn hơn hoặc tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai của họ cao hơn.
3.1.2. Lược đồ các nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh:
Từ những luận điểm đã được đưa ra của Kingsley Davis và Judith Blake với đặc trưng cơ bản là các yếu tố hành vi sinh vật mà thông qua đó các biến số kinh tế - xã hội, tâm lý, môi trường... ảnh hưởng tới mức sinh. Jonh Bongaarts (1978) đã tổng kết thành một tập hợp rút ngắn hơn các nhân tố ảnh hưởng tới mức sinh. Lý thuyết của ông đã được đưa ra nhằm đánh giá cụ thể về các yếu tố tác động tới mức sinh ở tất cả các nước trên thế giới. Từ thời điểm hôn nhân được cho là thời điểm bắt đầu những năm sinh sản cho người phụ nữ hết khả năng sinh đẻ của người phụ nữ (nếu không có sự phá hôn nhân) đã xác lập nên những yếu tố quyết định gần sát tới mức sinh là: 1. Kết hôn; 2. Hết khả năng sinh sản; 3. Vô sinh sau đẻ; 4. Có khả năng sinh đẻ; 5. Sử dụng và hiệu quả sử dụng biện pháp tránh thai; 6. Chết bào thai tự phát; 7. Phá thai. Đặc trưng nổi bật của các biến trung gian gần sát là ảnh hưởng của nó tới mức sinh. Nếu một biến trung gian gần sát như sử dụng biện pháp tránh thai thay đổi thì sau đó mức sinh cũng nhất thiết thay ( những biến gần sát phát là không đổi). Trong khi nhất thiết có sự thay đổi như vậyvới biến gián tiếp như thu nhập hoặc giáo dục. Do đó những khác biệt về mức sinh giữa các dân cư và khuynh hướng sinh đẻ qua các thời kỳ có thể luôn được tìm thấy qua sự biến động của một hoặc nhiều biến gần sát. Lược đồ đơn giản sau khái quát mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định mức sinh:
Các biến xãhội, kinh tế, tâm lý, môi trường
Các yếu tố quyết định
gần sát
Mức sinh
Trong thực tế phân tích, Bongaarts cho rằng sự khác nhau và khả năng sinh đẻ chủ yếu do 4 nguyên nhân “gần sát “ là: kết hôn, tránh thai, cho con bú và nạo thai tự nguyện. Ba biến khác ở tầm vĩ mô ít quan trọng hơn đó là: tiềm năng sinh đẻ tử vong bào thai tự phát và mức độ vô sinh vĩnh viễn. Từ đó Bongaarts khẳng định rằng tỷ lệ sinh tổng cộng (TFR) là hàm biến thiên của tỷ lệ tiềm năng bị chi phối bởi các yếu tố như tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, tỷ lệ nạo phá thai và thời gian vô sinh trung bình do cho con bú.Phương trình tỷ lệ sinh tổng cộng sẽ là:
TFR = C(m) x C( C) x C (a) x C ( i ) x TFR
Trong đó: TFR - là tỷ lệ sinh tiềm năng, C(m) là chỉ số tỷ lệ kết hôn, C(a) Chỉ số nạo thai, C(c) - Chỉ số sử dụng biện pháp tránh thai. Và C(i) là chỉ số thời hạn vô sinh do cho con bú. Theo Bongaarts những nhân tố này hoàn toàn có thể xác định được bằng lựa chọn từ các nguồn số liệu sẵn có hoặc ước tính. Về nguyên tắc giá trị của chỉ số biến thiên từ 0 -1 . Phần bổ xung của mỗi chỉ số tương ứng với phần giảm sinh do yếu tố đó tác động. Giá trị chỉ số càng thấp ảnh hưởng của yếu tố đó với khả năng sinh đẻ khoẻ mạnh.
3.1.3. Mô hình của Roald Freeman:
Trong thời kỳ qúa độ mức sinh Roald Freeman (1975) cũng đã đưa ra mô hình của mình về các nhân tố tác động tới mức sinh. Roald Freeman lấy mức độ trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự tái sản xuất dân số để phân loại các yếu tố tác động lên sinh. Ông đã chia chúng thành 3 nhân tố cơ bản: Nhóm yếu tố gốc, nhóm yếu tố tâm lý xã hội và nhóm yếu tố tác động trực tiếp lên mức sinh. Có thể minh hoạ các ý tưởngcủa Roald Freeman bằng lược đồ sau:
Nhận thức và sẵn sàng chấp nhận kiểm soát sinh đẻ
Tử vong
Di dân
Vĩ mô: KT,Xã HẫI
vi mô:VH,PL
Chuẩn mực XH về quy mô gia đình
Tuyên truyền tiềm năng, số con mong muốn
Chuẩn mực xã hội về
các yếu tố tác động
kiểm soát sinh KHHGĐ
về nạo thai
Mức sinh
Sinh đẻ tự nhiên:hôn nhân và kiêng khem sau khi sinh
KHHGĐ
Yếu tố gốc
Yếu tố tâm lý xã hội trung gian
Các yếu tố tác động trực tiếp.
* Nhóm các yếu tố tác động trực tiếp bao gồm, việc chấp nhận hay không chấp nhận sự kiểm soát sinh (biểu hiện ở tình hình sử dụng biện pháp tránh thai) hay việc cưới xin (tình trạng kết hôn)...Trong xã hội không có Chương trình DS- KHHGD thì sự sinh đẻ tự nhiên là yếu tố duy nhất tác động trực tiếp đến mức sinh .
* Nhóm các yếu tố trung gian bao gồm các yếu tố như chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình, số con mong muốn của các cặp vợ chồng và các chuẩn mực xã hội về các yếu tố trực tiếp tác động lên sinh như quan niệm về hôn nhân hay nói cách khác đó là các nhân tố tự nhiên sinh vật, tập quán và tâm lý xã hội.
* Nhốm yếu tố gốc: Freeman cho rằng nguyên nhân sinh đẻ nhiều hay ít lại chính là mức độ tử vong, hạ tầng kinh tế xã hội, thượng tầng kiến trúc văn hoá và các chương trình dân số - KHHGD. Các yếu tố của nhóm này tác động lên nhóm các yếu tố trung gian và gián tiếp tác động lên sự sinh đẻ của dân số.
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh:
Mức sinh chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố. Những tác động này có thể gián tiếp hay trực tiếp tác đôngj mức sinh tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng địa phương và của cả nước trong từng giai đoạn nhất định. Tuỳ theo điều kiện kinh tế xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cần quyết định lựa chọn những yếu tố quan trọng làm công cụ điều tiết mức sinh.
Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, các nhà phân tích nhân khẩu học có thể đưa ra các cách phân loại các yếu tố tác động tới mức sinh cho phù hợp với nghiên cứu (Nhìn chung các yếu tố này có thể phân chia thành 4 nhóm yếu tố sau).
3.2.1. Các yếu tố nhân khẩu học:
Nhóm yếu tố này đề cập đến sự khác biệt mức sinh do các yếu tố nguyên nhân như tỷ lệ chết, di dân, hôn nhân gia đình, trình độ văn hoá, vùng cư trú....
Khi nói đến tái sản xuất dân số không thể không nói đến sinh và chết. Nếu gạt bỏ biến động cơ học thì tăng tự nhiên dân số bằng hiệu giữa sinh và chết. Vì vậy tăng hay giảm số sinh và số chết đều làm thay đổi quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng dân số. Đồng thời trong quá trình tái sản xuất dân số, các yếu tố sinh và chết có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sinh đẻ nhiều hay ít, mau hay thua, sớm hay muộn đều có thể làm tăng hay giảm mức sinh.
Thời kỳ trước đổi mới, nước ta chưa đạt được những thành tựu đáng kể gì về kinh tế. Đời sống nhân dân hết sức khó khă, chế độ tập trung quan lưu bao cấp tác động trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người dân rất lớn. Đời sống thì vô cùng túng thiếu lại không áp dụng chính sách KHH dân số. Tỷ lệ sinh thời kỳ này được đánh giá là khá cao. Đi đôi với nó là tỷ lệ tử vong (vì bệnh tật và nạn đói là nguyên nhân chủ yếu) lại nhiều.
Mặt khác mức chết trẻ em từ hành vi bảo hiểm và thay thế trong sinh sản cũng ảnh hưởng tới mức sinh: hàng năm có khoảng 8 triệu trẻ em chết trước khi tròn 1 năm tuổi. Hiện tượng tử vong ở trẻ em chính là lý do xuất hiện hành vi bảo hiểm và thay thế trong sinh đẻ. Hành vi bảo hiểm xuất hiện
khi sự sống của trẻ em vẫn còn rủi ro và các phương pháp kế hoạch hoá gia đình có thể huỷ bỏ được, không được phổ biến rộng rãi. Hành vi thay thế xuất hiện khi sự sống còn của trẻ em là tương đối chắc chắn sau 1 tuổi khá trẻ nhất định và nơi mà các phương pháp KHHGD có thể huỷ bỏ được phổ biến rộng rãi. Tỷ suất chết trẻ em cao khiến cho các bậc cha mẹ sinh nhiều con hơn số con mong muốn của họ.
Di dân và đô thị hoá cũng có tác động lứn đến mức sinh. Di dân có thể có tác động tănng hoạc giảm mức sinh. Nếu di dân đến nơi có điều kiện kinh tế, giáo dục tốt hơn, mật độ dân số thấp hơn thì làm giảm mức sinh và ngược lại, nếu di dân theo hướng phát triển lực lượng lao động thì có thể làm tăng mức sinh. Đô thị hoá ngoài việc làn thay đổi cơ cấu, chất lượng dân cư, còn làm cho tỷ lệ sinh giảm đi. Đô thị hoá có thể hiểu được hiểu là quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị. Nhìn chung mức sinh ở vùng đô thị thấp hơn ở vùng nông thôn nên tác động này sẽ làm giảm mức sinh . mặt khác đối tượng của đô thị hoá là những người trẻ tuổi, người độc thân ( người trong độ tuổi sinh đẻ) do vậy quá trình này cũng làm cho nhiều người tham gia vào chương trình DS- KHHGĐ, chương trình này được thực hiện tốt hơn ở đô thị.
Hôn nhân có ảnh hưởng đến mức sinh thông qua tỷ lệ phụ nữ kết hôn, tuổi kết hôn, hiện tượng ly hôn, tái kết hôn....Đặc trưng hôn nhân này gắn liền với từng vùng, từng đIều kiện kinh tế xã hội nhất định. Tuổi kết hôn sớm thì thời gian sinh đẻ kéo dài, khả năng sinh con cao hơn do đó mức sinh cao. Hiện tượng ly hôn và tái kết hôn cũng ảnh hưởng đến mức sinh chung của phụ nữ. Những phụ nữ sau khi ly hôn thường đã có con , nếu họ tái kết hôn thì họ sẽ có thêm một lượt sinh mới, tổng cộng số con trong cuộc đời họ cao hơn số con trong quy mô một gia đình. Những đặc trưng hôn nhân này có thể thấy rõ sự khác biệt giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. ở thành thị, tuổi kết hôn cao, tỷ lệ sống độc thân cao hơn ở nông thôn, do vậy mà mức sinh ở khu vực thành thị thấp hơn ở nông thôn.
3.2.2. Các yêu tố sinh học:
Trước hết sinh đẻ là một hiện tượng sinh học, vì vậy nó chịu tác động của yếu tố này. Mọi sinh vật theo quy luật tự nhiên đều trải qua các quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành và diệt vong. Con người cũng vậy, không phải bất cứ độ tuổi nào cũng có khả năng sinh đẻ. Vì vậy cơ cấu tuổi và giới tính có ảnh hưởng rất lớn tới mức sinh. Nơi nào có tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao thì nơi đó mức sinh cao và ngược lại.
Điều kiện tự nhiện, môi trường là những yếu tố sinh học ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ (khả năng mang thai) và nuôi con của người mẹ. ở những vùng có khí hậu ôn hoà, cơ sở hạ tầng, y tế tốt, việc sinh con là thuận tiện, mức sinh chủ yếu phụ thuộc vào mong muốn của vợ chồng. Mặt khác ở những vùng điều kiện khó khăn, sinh con và nuôi con khó, chết trẻ em cao là những vùng có mức sinh cao.
Môi trường vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của quá trình sản xuất dân số. Môi trường ảnh hưởng đến sinh nở và cũng chịu áp lực từ tăng dân số quá mức. Vấn đề dân số và môi trường hiện nay đang là chủ đề chính được tranh luận và tìm ra giải pháp.
Yếu tố nòi giống vừa mang tính tích cực vừa có hạn chế: Có những dân tộc có mức sinh rất cao nhưng cũng có những dân tộc có mức sinh hạn chế. Nòi giống dân tộc cần phải được bảo tồn. Tuy nhiên không đồng ._.nghĩa với việc sinh nhiều con, con trai. ở những vùng nông thôn, quan hệ sản xuất chưa phát triển thì đây còn là yếu tố làm mức sinh cao. Quan niệm sinh con trai để nối dõi tông đường hiện còn phổ biến ở nhiều vùng nông thôn nước ta. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao là một yếu tố làm cho mức sinh cao.
3.2.3. Các yếu tố kinh tế xã hội:
Nhóm yếu tố này được thể hiện thông qua sự phát triển của lực lượng sản xuất; bình đẳng trong quan hệ phân phôi; sự phân bố (mật độ) dân số giữa các vùng; mức sống dân cư, địa vị phụ nữ trong xã hội, gia đình và các chính sách của Nhà nước.
Nguyện vọng của các cặp vợ chồng về số con chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh tế xã hội. Một quan điểm khá phổ biến là tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng tích cức tới việc chấp nhận quy mô gia đình nhỏ. Bởi vì tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc cải thiện vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ văn hoá và nhận thức. Do vậy nó thúc đẩy nhu cầu giảm sinh của các cặp vợ chồng. Đối lập với thành thị, ở các vùng nông thôn phát triển kinh tế hộ có thể dẫn đến việc mở rộng quy mô gia đình vì sự phát triển đó phải dựa trên mức lao động sống của các thành viên trong gia đình. Cho nên, có thêm con cái sẽ trợ giúp cho gia đình phát triển kinh tế và tận dụng nguồn nhân lực. Mặc dù vậy nhưng do hạn chế về tỷ lệ bình quân đất nông nghiệp ở nông thôn nên khó có thể kết luận chắc chắn rằng các gia đình ở nông thôn sẽ chọn con đường sinh thêm con cái để giải quyết vấn đề lao động.
Phân bố dân số cũng là nột yếu tố ảnh hưởng mức sinh. Mật độ dân số là một yếu tố của sản xuất nông nghiệp, do vậy nó cũng ảnh hưởng đến mức sinh. Nếu một địa phương có dân số tập trung ở nông thôn – nơi có mật độ cao – thì mức sinh của địa phương đó cũng cao và ngược lại.
Kinh tế xã hội phát triển đi liền với trình độ dân trí được nâng cao. Trình độ giáo dục đặc biệt là trình độ giáo dục của người vợ có mối quan hệ tỷ lệ thuận với thái độ ưa dùng các biện pháp tránh thai, sự hiểu biết tốt hơn về các biện pháp tránh thai và tăng cường mối quan hệ vợ chồng. Như vậy trình độ học vấn của người vợ và chồng có ảnh hưởng mạnh tới mức sinh. Do trình độ giáo dục của phụ nữ ảnh hưởng mạnh đến mức sinh nên địa vị phụ nữ trong xã hội càng cao, bình đẳng giới phản ánh sự phát triển xã hội. Xã hội thì giáo dục (tuyên truyền) phụ nữ trong xã hội đó cũng được nâng cao. Do đó, một lần nữa tác động trở lại tới mức sinh.
Các chính sách của nhà nước đặc biệt chương trình dân số KHHGĐ cũng có vai trò quan trọng đối với quá trình giảm sinh do khả năng cung ứng kịp thời và tính sẵn sàng các dịch vụ của hệ thống y tế phục vụ cho công tác dân số KHHGĐ khá tốt, nhu cầu KHHGĐ chưa được đáp ứng tương đối thấp và ngày càng giảm. Bên cạnh đó chính sách dân số kết hợp với các chính sách phát triển kinh tế xã hội khác sẽ tác động làm giảm mức sinh hiệu quả hơn.
3.2.4 Các yếu tố phong tục tập quán tâm lý, xã hội:
Tâm lý là sự phản ánh bằng hành động của mỗi con người là kinh nghiệm xã hội mà lịch sử loài người đã biến thành cái riêng có của mỗi người. Nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của quá trình tôn tại và phát triển của một xã hội, một dân tộc, một đất nước.
Chúng ta thấy rằng: ở mỗi nước, mỗi dân tộc trong từng thời kỳ và hình thái kinh tế xã hội đều có tập quán và tâm lý xã hội khác nhau. Những tập quán và tầm lý xã hội này nó xuất hiện và tồn tại trên cơ sở thực tế khách quan nhất định như: trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất và tinh thần, quan hệ xã hội, phương tiện thông tin đại chúng..Khi những yếu tố này thay đổi làm phong tục tập quán và tâm lý xã hội cũng thay đổi theo.
Tập quán và tâm lý xã hội tác động rất mạnh mẽ đến mức sinh. Chẳng hạn như: Kết hôn sớm, sinh con nhiều, thích con trai hay con gái….đó là những phong tục tập quán và tâm lý sinh đẻ của xã hội cũ. ở những nơi, những nước có trình đô kinh tế kém phát triển (tiêu biểu là xã hội phong kiến), thì mức sinh rất cao còn những nước mà sản xuất chưa phát triển, lao động thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp và việc mở rộng nâng cao sản xuất chủ yếu là nâng cao số lượng lao động, sức mạnh của quốc gia là số lượng dân cư làm cho sự mong muốn có nhiều con không chỉ là nhu cầu của cả xã hội. Mặt khác do trình độ văn hoá của người dân thấp kém lạc hậu nên họ chỉ tin tưởng một cách mù quáng và thần thánh, đạo giáo muốn sinh nhiều con bằng việc kết hôn sớm làm cho mức sinh tăng lên.
Nhưng khi hình thái kinh tế sản xuất thay đổi thì những tập quan tâm lý xã hội cũ cũng thay đổi trong đó có tập quán về hôn nhân và sinh đẻ. Nếu trong xã hội trước, lao động thủ công là chủ yếu thì đến xã hội ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi lao động phải có chất xám. Không học thì không có nghề và công ăn việc làm, từ đó thanh niên nam nữ không muốn kết hôn sớm, không muốn sinh nhiều con vì vậy sẽ không có điều kiện học hành. Do đó mức sinh giảm.
Ngoài ra ảnh hưởng của tập quán xã hội, sinh đẻ còn chịu ảnh hưởng bởi một trạng thái tâm lý nhất định “ tâm lý sinh đẻ”. Biểu hiện cái gọi tâm lý sinh đẻ chính là những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định sinh con, số con mong muôn, quy mô gia đình lý tưởng, điều kiện nuôi dưỡng và chất lượng cuộc sống, lựa chọn các biện pháp kế họch hoá gia đình, tránh đẻ và xung quanh việc đánh giá lại giá trị của đứa con trai….Tóm lại đó là những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến sự nhận thức, thái độ hay hành độnghành vi sinh đẻ của con người.
4. Sự cần thiết phải nghiên cứu, điều chỉnh mức sinh:
4.1. Mức sinh và dân số :
Chúng ta đã biết gia tăng dân số nhanh có ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Thế nhưng cho đến này nước ta đã đóng góp cho thế giới gần 80 triệu dân. Theo quy ước tỷ lệ gia tăng tự nhiên vượt quá 1,9% thì được gọi là bùng nổ dân số. ấy vậy mà chúng ta đã không nhắc đến tỷ lệ gia tăng trước đó mà chỉ nhắc đến tỷ lệ này trong vòn 40 năm nay. Từ khi ý thức và dân số đã bắt đầu được đề cập. Cả quãng thời gian này không lúc nào chúng ta có được tỷ lệ gia tăng tự nhiên dưới 2,2%. Thậm chí có những năm lên tới 3,4% (1960); 3,2% (1970). Mỗi ngày, mỗi tháng làm cho quy mô dân số không ngừng êsn lên và điều tất yếu là tạo ra bùng nổ dân số.
Bùng nổ dân số liên quan rất nhiều đến mức sinh và mức sinh này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như hôn nhân, ly hôn, áp dụng biện pháp tránh thai, trình độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí..tất cả các yếu tố này tác động đan xen vào nhau. Chính điều đó đòi hỏi phải quản lý mức sinh. Tuy nhiên để điều chỉnh và quản lý mức sinh trên một nền kinh tế kém phát triển, một nền văn hoá lâu đời với những chuẩn mực xã hội, tập quán sinh hoạt, tâm lý xã hội đã ăn sâu vào tâm trí người dân nông thôn Việt Nam thì tất cả những cái đó không dễ gì thay đổi một sớm một chiều được. Dưới cái nhìn tổng thể, khi cơ sở kinh tế xã hội chưa thực sự có thế mạnh vượt trội thì mức sinh còn cao. Bởi vậy để đảm bảo sự thích ứng giữa phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi phải điều chỉnh và quản lý sự gia tăng dân số mà yếu tố quan trọng nhất, sâu sắc nhất là sự giảm mức sinh.
4.2 Mức sinh và phát triển kinh tế xã hội:
Mức sinh có quan hệ với kinh tế xã hội thông qua sự tác động của dân số đến phát triển kinh tế xã hội. Dân số và phát triển có mối quan hệ biện chứng, gắn bó hữu cơ với nhau. Đây là hai quá trình kinh tế xã hội hoà quyện vào nhau như hai mặt của một chính thể thống nhất bởi lẽ con người là động lực của sự phát triển, là yếu tố năng động nhất, quyết định nhất tới sựtăng trưởng kinh tế và ngược lại quá trình phát triển tạo ra tiền đề và điều kiện để phát triển dân số theo đúng định hướng. Có thể nói nền kinh tế phát triển cao là đảm bảo vững chắc cho sự ổn định của sự gia tăng dân số. Điều đó đã được minh chứng ở khắp các quốc gia trên thế giới.
Rõ ràng là tồn tại mối quan hệ tương hổ, nhân quả giữa dân số và phát triển, Có thể biểu diển mối quan hệ này qua sơ đồ sau:
Quy mô, cơ cấu dân số
Sự phát triển
Kinh tế
Môi trường
Xã hội
Mức sinh
Mức chết
Di dân
Quy mô, cơ cấu dân số trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển. Trong đó bao gồm tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môI trường. Các yếu tố của sự phát triển này tác động đến hành vi dân số của con người (sinh, chết và di dân). Những yếu tố này sẽ tác động tới quy mô, cấu trúc của dân số. Đây là một quá trình tác động tổng quát, trong đó mức sinh cao là nguyên nhân chính của mối quan hệ này đang tồn tại ở Thanh Hoá. Phát triển kinh tế sẽ làm thay đổi nhận thức và hành vi sinh đẻ. Ngược lại mức sinh giảm sẽ tác động tới cơ cấu, quy mô dân số (nguồn lao động) trong tương lai. Đây lại là một yếu tố đầu vào quan trọng cho quá trình phát triển.
Một thực tế cho thấy sự phân bố của cải không đồng đều giữa các vùng, các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Tồn tại một nghịch lý là nơi có dân số đông thì kinh tế là chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, ngược lại nơi có điều kiện phát triển kinh tế thi dân số lại ít. ở Thanh Hoá cũng vậy, khu vực nông thôn chiếm tới 90,76% dân số toàn tỉnh. Trong khi đó khu vực thành thị có điều kiện phát triển hơn thì lại chỉ có 9,24% dân số của tỉnh. Với trình độ phát triển kinh tế xã hội còn thấp kém như nông thôn tỉnh Thanh Hoá thì mức sinh cao sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn như đói nghèo, thiếu việc làm, tỷ lệ trẻ em bỏ học tăng.
Như vậy có thể thấy mức sinh và kinh tế xã hội có sự tác động hai chiều. Gia tăng dân số không chỉ là kết quả của mức sinh cao mà đồng thời là nguyên nhân của việc kinh tế chậm phát triển. Giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy trong điều kiện kinh tế kém phát triển này thì trước hết phải giảm tỷ lệ gia tăng dân số, quản lý và giảm mức sinh.
4.3. Mức sinh và nguồn lao động:
Mức sinh cao dự báo một tương lai nguồn lao động dồi dào (Những người sinh hiện tạI sẽ bước vào tuổi lao động sau 15 năm). Gia tăng dân số ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng nguồn lao động nó làm cho nguồn lao động được bổ xung hàng năm ngày càng lớn. Nhưng thực tế thì nguồn lao động (NLĐ) hiện tại chưa giải quyết được công ăn việc làm, thất nghiệp gia tăng, diện tích đất bình quân đầu người giảm; lao động nông thôn ngày càng rơi vào tình trạng thiếu việc làm sự gia tăng dân số quá nhanh nói chung và NLĐ nói riêng làm cho chất lượng nguồn lao động giảm sút. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn thấp, tỷ trọng lao động không có nghề cao.
Sinh đẻ nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tới sức khoẻ, chất lượng giáo dục..Đó chính là nguyên nhân khiến cho chất lượng lao động không cao. Để nâng cao chất lượng lao động đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn đầu tư vào các khâu,đào tạo bồi dưỡng lao động có trình độ hành nghề cao để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời để làm được điều đó về lâu dài phải giảm mức sinh, giảm bớt gánh nặng cho xã hội do dân số tăng nhanh. Ngược lại đầu tư cho nguồn lao động sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia các hoạt động lao động và tất yếu sẽ làm giảm mức sinh.
Nhìn chung ở Thanh Hoá mức sinh cao đang tạo ra một áp lực lớn cho việc giải quyết việc làm trong tương lai. Giảm mức sinh không chỉ giảm áp lực số lượng lao động mà còn nâng cao chất lượng NLĐ trong tương lai đẻ thích ứng hơn với nền kinh tế phát triển
4.4. Mức sinh với vấn đề gia đình, môi trường và ổn định:
Mức sinh không chỉ đơn thuần tác động đến các yếu tố của nền kinh tế (dân số, lao động, thu nhập bình quân đầu người…) mà còn ảnh hưởng qua lại tới đời sống của mỗi thành viên trong gia đình và xã hội. ở Thanh Hoá mức sinh cao đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Để lý giải cho xu hướng giảm sinh ở các nước công nghiệp cũng như trong xã hội hiện đại đã có nhiều học thuyết đề cập đến vấn đề gia đình và nhu cầu con cái: thuyết của Easterling (Mỹ); Thuyết gia đìng mới; Thuyết về mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng con cái (Giáo trình dân số và phát triển – PTS Nguyễn Đình Cử); Gia đìng với tư duy truyền thống và hiện đại (Lưu Thị Vân – các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh). Mỗi thuyết đều có cách lý giải riêng, Nhưng nhìn chung có thể thấy rõ hai nguyên nhân cơ bản dẩn đến viêcgiảm sinh đó là chi phí cơ hội của việc sinh con và sự thay thế giữa số lượng và chất lượng con cái. Một xã hội hiện đạI đi liền với quy mô gia đình nhỏ. Sinh ít con để tập trung đầu tư cho giáo dục, nâng cao chất lượng con cáI là cơ sở cho hạnh phúc gia đình trong tương lai. Ngược lại, mức sinh cao (đông con ) trong nền kinh tế đang chuyển đổi ở Thanh Hoá là một nhân tố gây ra những bất đồng, phá vỡ hạnh phúc gia đình. Những bất đồng này hầu hết đều xuất phát từ nguyên nhân thu nhập không đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng tối thiểu và nhu cầu giáo dục cho con cái. Từ sự thiếu thốn đó sẽ gây ra những tiêu cực trong gia đình và ngoàI xã hội.
Cùng với tốc độ gia tăng dân số lớn (mức sinh cao), xuất hiện hàng loạt các vấn đề về môi trường. Thực tế cho thấy dân số tăng nhanh ở những nơi mà nguy cơ huỷ hoại về tài nguyên và ôI nhiễm môi trường cao nhất tình trạng nghèo khổ trở nên sâu sắc hơn và khu vực xã hội ít được quan tâm hơn. quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng, nhiều thành phố lớn trở nên quá tải. Vấn đề môi trường gắn liền với mức sinh cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Gia tăng dân số ở các nước đang phát triển không đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội. Con người là trung tâm của sự phát triển, phát triển dựa trên tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Muốn ổn định được xã hội phải đảm bảo về kinh tế. Mức sinh cao sẽ là mối đe doạ cho sự ổn định xã hội trong tương lai khi mà dân số tăng nhanh hơn tốc độ tăng của cải vật chất trong xã hội.
Tóm lại, để xã hội ngày càng phát triển toàn diện thì trước hết phải làm giảm mức sinh. Khi đó thu nhập bình quân đầu người tăng, có sự tích luỹ cho sản xuất. Các tác động tiêu cực do dân số đem lại sẽ dần được cải thiện và khi đó chất lượng dân số tăng lên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội.
Phần hai
Đánh giá Thực trạng Dân số và biến động mức sinh của Thanh hoá trong những năm qua
1. Đặc điển chủ yếu của Thanh Hoá ảnh hưởng Đên mức sinh và dân số:
1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc trung bộ, Phía bắc giáp Sơn la, Hoà Bình, Ninh Bình, phía Nam giáp Nghệ An; phía Tây giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; phía Đông giáp biển . Là tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung và Nam Bộ. Thanh Hoá có vị trí địa lý thuận tiện về đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển. Ngoài quốc lộ 1A chạy ngang qua tỉnh còn có đường chiến lược 15A xuyên suốt các vùng trung du và miền núi của tỉnh, đường số 17 nối liền sang nước bạn Lào. Có sân bay quân sự Sao Vàng.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 11 106,095 km2 chiếm 3,35% diện tích tự nhiên của cả nước . Có 70% diện tích đồi núi và rừng. Có địa hình tương đối phức tạp thấp dần từ Tây sang Đông.
Thanh Hoá có bờ biển dài 102 km, với diện tích lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế 1,7 vạn km2 . Nguồn lợi thuỷ sản lớn, có nhiều vùng vịnh và bãi biển đẹp. Có thể quy hoạch 18 ngàn ha nuôi trồng hải sản nước mặn, nước lợ. Có cảng biển nước sâu, theo quy hoạch có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lớn . Những yếu tố này sẽ có tác động mạnh tới phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, mở rộng khả năng giao lưu kinh tế với bên ngoài. Có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế, hình thành các đô thị ven biển. Tỉnh có điều kiện xây dựng các khu công nghiệp tập trung, nhất là khu công nghiệp phía Nam gắn với cảng biển Nghi sơn. Tài nguyên khoáng sản của Thanh Hoá đa dạng và phong phú, là một tỉnh giàu về nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là nguyên liệu làm sứ gốm thuỷ tinh.
Tài nguyên đất có 10 nhóm chính với 28 loại khác nhau. Hiện tại mới sử dụng vào sản xuất hàng hoá 2,52 ngàn ha, bằng 22,6% diện tích tự nhiên.Diện tích rừng trên 335 ngàn ha, chiếm 30,5% diện tích cả tỉnh. Khả năng mở rộng diện tích để tăng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn rất lớn. Trong đó đất trống đồi núi trọc còn lại được phủ xanh là trên 370 ngàn ha. Mặt nước ngọt và lợ chưa được khai thác triệt để là 16,6 ngàn ha. Đất thích hợp cho trồng lúa có năng xuất cao khoảng 150 ngàn ha. Với diện tích này có đủ khả năng giải quyết vấn đề lương thực cho tỉnh. Vùng đất nông nghiệp của tỉnh có đủ quy hoạch những vùng công nghiệp có quy mô lớn.
Vùng biển giàu đẹp, có nhiều tiềm năng du lịch và hải sản lớn. Song biển cũng gây ra nhiều thiên tai tàn phá ghê gớm. Vào mùa gió bão sóng biển tàn phá hệ thống đê điều, phá huỷ ruộng đồng làng mạc,làm phá hỏng phương tiện đánh bắt đặc biệt là nó tạo ra những trở ngại lâu dài cho nhân dân trong vùng.
Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính (24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố), chia làm ba vùng rõ rệt : trung du miền núi, đồng bằng và vùng ven biển. Đây là sự đa dạng của tỉnh vừa có tác động tích cực tới kinh tế vừa có ảnh hưởng đến các qúa trình dân số giữa các vùng.
Khí hậu : Thanh Hoá nặm sâu trong khu vực nội chí tuyến hơi chệch về phía Bắc, thuộc hoàn lưu gió mùa Đông Nam á. Có sự xâm nhập của khí hậu cực đới và nhiệt đới. Lượng mưa hàng năm khoảng 1200 – 2300 mm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 230 C. Số giờ nắng trong năm là 1700 giờ. Đây là đặc điểm tương đối thuận lơi cho phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.
Tóm lại, với những đặc điểm trên, Thanh Hoá có một tiềm năng và vị trí tự nhiên thuận lợi nhưng chưa được đầu tư đúng đắn. Điều đó làm cho quá trình dân số và mức sinh cũng có sự khác biệt theo địa bàn. Cùng với sự chuyển đổi về kinh tế những vấn đề này sẽ ngày bị xoá bỏ và từ đó khai thác mọi tiềm năng trên từng vùng hướng tới sự phát triển chung .
1.2. Đặc điểm kinh tế :
Sau 5 năm từ 1995 đến 1999, nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6,5 %,thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tốc độ tăng bình quân về công nghiệp và nông nghiệp cũng thấp hơn cả nước. Điều này làm hạn chế sự phát triển của ngành dịch vụ.
Đặc đIểm kinh tế của tỉnh có những tác động tới dân số và mức sinh. Ta có thể đánh giá tác động này thông qua các kết quả kinh tế xã hội chủ yếu mà tỉnh đã đạt được sau 5 năm:
Bảng 1: Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của tỉnh Thanh Hoá 1995 - 1999.
Chỉ tiêu
đvt
1995
1996
1997
1998
1999
I/.Giá trị tổng sản lượng
tỷ đ
7371,3
7527,8
8152,3
9976,6
10594,7
-Nông, lâm, ngư nghiệp
%
45,98
43,94
43,2
41,9
42,91
-CN-XD
%
20,09
21,92
22,5
23,5
22,66
-TM-DV
%
33,93
34,17
34,3
34,6
34,43
II/ Thu nhập / người
ngànđ/ ng-th
160,97
178,83
194,1
210,0
224,0
III/ Diện tích đất / người
m2/ng
3328,6
3288,4
3241,4
3202,5
3155,3
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 1996 – 2000.
Số liệu phản ánh một cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Công nghiệp, xây dựng kém phát triển . Mặc dù vậy trong giai đoạn 1995 – 1999 cơ cấu kinh tế có chuyển biến theo chiều hướng tích cực (giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ ). Song tốc độ diễn ra còn chậm, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ để tận dụng tiềm năng và phát huy lợi thế sẵn có ở các vùng.
Công nghiệp: Tỉnh có các cơ sở sản xuất lớn như xi măng Bỉm Sơn, Bia Thanh Hoá, đường Lam Sơn ...đã đạt trình độ sản xuất khá hiệu quả. Số còn lại đang cần phải được nâng cấp.
Nông nghiệp với các sản phẩm chủ yếu là lúa và các cây công nghiệp hàng năm. Tuy đảm bảo lương thực cho vùng nhưng năng suất cây trông còn thấp do sâu bệnh triền miên, cơ sở vật chất, kĩ thuật còn thấp. Thuỷ sản, tuy tàu thuyền đánh bắt chưa nhiều nhưng gần 50% là thuyền cỡ nhỏ nên hạn chế khả năng đánh bắt xa bờ.
Giao thông : Có 92 km đường sắt, 9363 km đường bộ trong đó có 308km đường rải nhựa. Mạng lưới giao thông đường thuỷ thuận tiện cho cả 4 hệ thống sông với 6 lạch lớn nhỏ dọc bờ biển, có cảng biển sân bay quân sự.
Mạng lưới điện có đường dây 500 kv đi qua, có trạm thuỷ diện. Toàn tỉnh có 105 km đường dây 110 kv. Nhìn chung là thuận lợi về nguồn điện, cáp điện áp, đường dây. Song mạng lưới hạ thế đã cũ chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Thu nhập bình quân đầu người : mặc dù có nhiều khó khăn song Thanh Hoá đã đạt được hững thành tựu đáng ghi nhận trong việc cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm. Năm 1999, GDP/người của Thanh Hoá là 224000đ/người–tháng cao hơn so với Bắc trung bộ (212400đ/người –tháng), nhưng còn thấp hơn so với cả nước (259000đ/người- tháng).
Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm đáng kể. Từ 23,8% năm 1996 giảm 16 % năm 1999 và 14% năm 2000, trong đó tỷ lệ đói năm 1999 đã giảm còn 4,8%. Bình quân mỗi năm giảm xuống được 1,96% hộ nghèo đói (theo chuyên đề đời sống – Cục thống kê Thanh Hoá ). Mặc dù vậy nhưng sự phân hoá giàu nghèo vẫn còn xảy ra , khoảng cách giàu nghèo trong tỉnh năm 1996 là 5,7 lần, thấp hơn so với vùng Bắc trung bộ- 5,93 lần. Năm 1999 khoảng cách này giảm còn 5,5 lần, tỷ lệ này không giảm mạnh do sự tác động tất yếu của cơ chế thị trường.
Trong 5 năm qua nền kinh tế của tỉnh phát triển có sự chuyển dịch cả về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo chiều hướng tích cực. Số người được giải quyết việc làm trong 5 năm là 16 vạn người, bình quân 3,2 vạn lao động/năm. Song tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và không có việc làm ở khu vực thành thị đang có chiều hướng tăng. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 1995 là 6,16%, năm 1999: 6,41%, tăng 0,25%. Số người thiếu việc làm ở nông thôn chưa giảm mà đang có chiều hướng tăng lên. Tỷ lệ người thiếu việc làm năm 1998 là 4,8% tăng 1,7% so với năm 1995. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng nhưng còn thấp: năm 1996 là 66,7% tăng lên 72,7% năm 1999. Bình quân mỗi năm chỉ tăng được 0,5%. Đây là hậu quả trực tiếp của gia tăng dân số và là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
Tóm lại sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 14 về phát triển kinh tế xã hội 1996 – 2000 đã thu dược những thành tựu kinh tế xã hội nhất định. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đời sống các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện; sản lượng lương thực hàng năm tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu ăn và có phần dự trữ ; hệ thống cầu đường, trường học, bệnh viện, trạm xá được nâng cấp và xây dựng mới đảm bảo giao thông thông suốt đến các trung tâm huyện trong tỉnh; Trẻ em có đủ chỗ học khang trang hơn; thi trường mở rộng, giá cả ổn định, hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; hệ thống phát thanh, truyền hình được nâng cấp. Tin tức thời sự đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của nhân dân. Tuy nhiên cũng còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân sâu xa chưa giải quyết được là dân số tăng nhanh, sự chênh lệch giữa các vùng, các khu vực trong tỉnh.
1.3. Đặc điểm về văn hoá, xã hội, phong tục tập quán , dân tộc, tôn giáo :
Đặc diểm môi trường xã hội ảnh hưởng đến quan điểm sinh con và số con mong muốn của mỗi cặp vợ chồng. Thanh Hoá có những đặc điểm xã hội riêng có tác động đến mức sinh. Những đặc điểm này cũng có quan hệ với nhau và bị chi phối bởi hoàn cảnh tự nhiên, đặc điểm kinh tế và lịch sử phát triển dân tộc.
Trong những năm gần đây trình độ văn hoá giáo dục của nhân dân đã có những chuyển biến đáng kể. Số năm đi học trung bình của dân số khoảng 7,6 năm (năm 1999), dân số trên 10 tuổi biết đọc biết viết 92,42%, tỷ lệ nữ 15 – 49 tuổi biết chữ là 95,7% năm 1989 (tăng lên 98,56% năm 2000).Tính đến năm 1999 toàn tỉnh có 96,9% xã có trường cấp 1,2. Nhìn chung điều kiện giáo dục ở địa phương đã được nâng cao, đa số trẻ em đều có cơ hội đến trường. Mặc dù vậy số còn lại tập trung chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, những vùng này còn chưa có điều kiện để tiếp cận với giáo dục, đặc biệt là giáo dục trên phổ cập. Đây cũng là nguyên nhân làm cho mức sinh ở những vùng này còn cao.
Vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây công tác y tế chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được chú trọng, mạng lưới y tế đã được kiện toàn từ tỉnh xuống cơ sở. Tính đến năm 1999, toàn tỉnh đã có 99,5% xã có trạm xá. Bình quân có 12,7 y, bác sỹ, dược sỹ / 1 vạn dân (con số này năm 1995 chỉ có 9,8 người). Bình quân có 19,5 giường bệnh /1 vạn dân , tăng thêm 7 giường / 1 vạn dân so với năm 1995 (số liệu từ chuyên đề đời sống – Cục thống kê Thanh Hoá). Tuy nhiên trang thiết bị, dụng cụ y tế còn thiếu thốn, trình độ chuyên môn của cán bộ y tế không cao đặc biệt là các huyện, xã vùng sâu. Dịch vụ KHHGĐ được cung cấp đến xã nhưng còn có nhiều dịch vụ chưa miễn phí cho nhân dân, đặc biệt là các xã vùng sâu. Do đó chưa đáp ứng toàn diện được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân cũng như việc giảm mức sinh.
Với lịch sử, truyền thống anh hùng đời xưa, Thanh hoá hiện có nhiều công trình có gía trị văn hoá dân tộc. Toàn tỉnh có 564 di tích lịch sử được xếp hạng (trong 254 di tích được trung ương quản lý). Hoạt động văn hoá nghệ thuật, phát thanh, truyền hình đa dạng. Từ tỉnh xuống thôn, xã đều có các cơ sở văn hoá, nhiều xã có bưu điện và thư viện xã. Hoạt động văn hoá rộng khắp góp phần nâng cao ý thức người dân đối với công tác dân số KHHGĐ và trình độ dân trí nhân dân.
Thanh Hoá cũng là một tỉnh có nhiều dân tộc, theo kết quả tổng đIều tra dân số năm 1999, gồm có các dân tộc chủ yếu là Kinh, Mường, TháI, Thổ, H’mông, Tày, Hoa. Trongđó người Kinh chiếm số đông nhất, tính đến năm 1999 là 83,59%, tương ứng 289831người. Sau đó đến người Mường và người Thái là 539652 người, chiếm 15,6%. Mỗi dân tộc đều có đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán riêng và tập trung ở phía tây của tỉnh. Những dân tộc này đều găn liền với sự khác nhau về tỷ lệ sinh. Dân tộc Kinh chiếm đa số nhưng tập trung ở đồng bằng, đô thị, tỷ lệ sinh thấp nhất. Dân tộc Mường có tỷ suất sinh cao nhất (CBR=21%o). Dân tộc Thái có mặt ở nhiều huyện, ước tính tỷ suất sinh khoảng 19,5%o. Theo cuộc tổng điều tra năm 1989, tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ dân tộc Thái là 20,4năm, dân tộc Mường là 21,9 năm. Điều kiện sống, trình độ văn hoá và điều kiện dịa lý khác nhau dẫn đến các chế độ tái sản xuất dân số của các dân tộc này cũng khác nhau. Việc nghiên cứu sự khác biệt về mức sinh của các dân tộc có ý nghĩa thực tiễn quan trọng và được nghiên cứu kỹ hơn ở phần sau.
Cũng như cả nước, ở Thanh Hoá phong tục tập quán chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng nho giáo, thể hiện rõ nhất điều này là trong tư duy của gia đình truyền thống. Trong đó rõ nét nhất là sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong mọi quan hệ xã hội. Gia đình truyền thống là đơn vị kinh tế hoàn toàn độc lập, mà trong xã hội nông nghiệp rõ ràng cần thiết phải có đông con để đông lao động - dân gian có câu “Giàu con giàu của “,”Đông con lắm phúc “. Người ta quan niệm rằng : Nhiều con, nhiều của và muốn có con đàn cháu đống để hãnh diện với xóm làng.
Cùng với sự chuyển đổi của đất nước mấy năm gần đây, những quan niệm này đã bị đẩy lùi nhưng cái “gốc rễ “ vẫn bám sâu vào nhiều người dân đặc biệt là vùng nông thôn, miền núi. Quan niệm “Trời sinh voi trời sinh cỏ” vẫn còn bị nhiều kẻ lợi dụng để tuyên truyền nhảm nhí, mê hoặc người dân. Bên cạnh đó tập quán nối dõi tông đường, mong muốn có một đứa con trai vì “Nhất nam viết hữu, thập nhị viết vô” nên bằng mọi giá phải có một đứa con trai. Đó cũng là nguyên nhân tác động đến mức sinh cao ở các vùng nông thôn Thanh Hoá hiện nay.
Từ những thực tế trên của Thanh Hoá, liên hệ với dân số đông và nức sinh cao, cho ta thấy có nhiều yếu tố tác động đến mức sinh, trong đó có những yếu tố khách quan và chủ quan.
2. Thực trạng dân số và biến động mức sinh của Thanh Hoá trong những năm qua (1995 – 1999).
2.1. Biến động dân số :
Sau khi Nghị định 162 ra ngày 29/09/1988 của hội đồng bộ trưởng ban hành chính sách DS – KHHGĐ, tỉnh đã triển khai thực hiện một cách có hiệu quả các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ gia tăng dân số. Kết hợp vừa vận động tuyên truyền vừa tổ chức khám, cấp thuốc cho người dân đồng thời thực hiện các biện pháp kinh tế, hành chính một cách nghiêm túc có khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh. Hạn chế tốc độ phát triển dân số toàn tỉnh được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
2.1.1. Quy mô, tốc độ tăng dân số qua các năm :
Thanh Hoá là tỉnh có quy mô dân số đông (chỉ đứng thứ 2 cả nước sau TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm cao – tương đương với mức trung bình của cả nước trong mấy năm gần đây. Dân số đông có lợi thế về lao động nếu khai thác được tiềm năng phát triển sản xuất , song thực tế lại có rất nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Đứng trước thực trạng đó do nhận thức được sức ép của dân số tới mọi mặt của đời sống xã hội (mức sinh cao sẽ không phù hợp với tăng trưởng kinh tế ) tỉnh đã triển khai, phối hợp nhiều chương trình, dự án đồng bộ tập trung vào vùng sâu, vùng xa nhằm giảm tốc độ tăng dân số. Để hiểu được bứcc tranh khái quát về sự phát triển dân số của tỉnh trong những năm qua, ta có bảng thống kê số liệu sau.
Bảng 2 : Biến động dân số của Thanh Hoá 1995 – 1999
Chỉ tiêu
Đvt
1995
1996
1997
1998
1999
I. Dân số TB
Ng
3336510
3377370
3426301
3467953
3519841
- Nam
%
48,70
48,74
48,78
48,83
48,88
- Nữ
%
51,30
51,26
51,22
51,17
51,12
- Nông thôn
%
91,71
91,48
91,24
91,00
90,78
- Thành thị
%
8,29
8,52
8,76
9,00
9,24
II. %DS/BTBộ
%
33,743
33,63
33,604
34,496
35,173
III. %DS/cả nước
%
4,51
4,482
4,466
4,615
IV. Biến động dân số
1- Biến động tự nhiên (NIR)
%
1,98
1,89
1,78
1,68
1,56
Trong đó: - CBR
%o
25,40
24,60
23,40
21,26
19,99
- CDR
%o
5,60
6,70
5,60
4,47
4,40
2- Biến động cơ học (NMR)
%
-
-0,665
-0,330
-0,461
-0,063
3- Biến động dân số
%
-
1,225
1,450
1,215
1,496
V. Mật độ dân số
ng/km2
300
304
308
312
317
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá 1996 – 2000.
Qua bảng trên ta co thể thấy rõ tốc độ phát triển dân số của tỉnh từ 1995 đến nay. Nhìn chung tốc độ tăng dân số không qúa cao, năm 1997 và năm 1999 là 2 năm biến động dân số nhiều nhất (trên 1,4%). Các năm còn lại giảm từ trên 1,2% năm 1995 xuống 1,19% năm 2000. Dự kiến tốc độ giảm năy sẽ chững lại sau năm 2003 ở mức 1,15%. Biến động dân số là do biến động tự nhiên và biến động cơ học. biến động tự nhiên (bằng tỷ lệ sinh – tỷ lệ chết) giảm dần qua các năm , mỗi năm giảm được 0,1%. Trong đó đặc biệt chú ý là 2 năm 1998 ._.ng tác dân số kế hoạch hoá gia đình là công tác xã hội, hoạt động theo hệ thống ngành dọc từ trung ương xuống đến tỉnh - huyện. ở các cấp khác nhau đều có các UBDS từng cấp. UBDS địa phương chịu sự quản lý hành chính và trực thuộc UBND cấp địa phương đi. UBDS kế hoạch hoá gia đình hoạt động bằng nguồn quỹ quốc gia kế hoạch hoá gia đình và được phân bổ theo hệ thống ngành dọc. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, là một vấn đề xã hội hàng đầu của nước ta. Để thực hiện được vai trò quan trọng đó ngoài sự phối hợp giữa các ngành, các cấp còn cần có một sự nỗ lực lớn từ chính đội ngũ các cán bộ làm công tác này.
Qua thực tế cho thấy đội ngũ cón bộ dân số của tỉnh Thanh Hoá cùn yếu kém cả về số lượng và chất lượng cho nên đã gây khó khăn cho việc thực hiện mục tiêu KHHGĐ của tỉnh. Do đó để khắc phục tình trạng trên những năm tới cần kiện toàn và nâng cao năng lực của đội ngũ này. Muốn vậy phải tiến hành đồng thời các giải pháp sau:
* Tăng cường sự lảnh đạo của Đảng và các cấp chính quyền :
Như đã phân tích ở trên, đội ngũ cán bộ làm công tác dân số của tỉnh còn nhiều hạn chế và năng lực chuyên môn. Để khắc phục những tồn tại về mặt quản lý và hướng dẫn thực hiện cần có sự tăng cường lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc đối với công tác này. Sự lãnh đạo của Đảng chính quyền các cấp là nhân tố quyết định sự thành bại của công tác dân số. Bởi vậy kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống cán bộ làm công tác dân số là một vấn đề hết sức quan trọng cần tập trung xây dựng. Từ đó nâng cao chất lượng mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số.
* Đối với cán bộ dân số cấp huyện, trược hết thực hiện đúng yêu cầu tuyển chọn (đáp ứng được yêu cầu của công việc), phải lựa chọn theo đúng chức danh, tiêu chuẩn viên chức Nhà nước sao cho có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất. Sau đó là việc bố trí đủ cán bộ cho các huyện còn thiếu, bổ sung cán bộ cho các huyện nhiều năm liền chưa đạt kế hoạch so với mức chung của tỉnh .
Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ còn là biện pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn lực của chương trình. Khi có bộ máy quản lý đủ mạnh thì các chương trình mục tiêu sẽ được thực hiện có hiệu quả nhất, giảm thất thoát nguồn vốn không đáng có. Từ đó đảm bảo cho các nguồn lực của chương trình dân số quốc gia được sử dụng có hiệu quả đến tận người dân.
* Trong khi các ngành, các cấp là những người ban hành chính sách, hướng dẫn thực hiện và quản lý thì các cộng tác viên mới chính là người trực tiếp quản lý và tiếp cận đối tượng. Vì vậy cần tuyển chọn những cộng tác viên có đủ uy tín, có tâm huyết, trình độ để đảm nhận công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn cho các đối tượng thực hiện việc sinh đẻ có kế hoạch:
+ Đối với cộng tác viên có trình độ văn hoá thấp (mù chữ hoạc trình độ cấp I) nên tuỳ thuộc vào uy tín của họ đối với cộng đồng mà xoá bỏ hợp đồng hoặc cử họ đi học các lớp xoá nù hoặc bổ túc văn hoá để họ có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và nhiệm vụ được giao.
+ Tạo ra không khí sôi nổi cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên (CTV) dân số. làm cho họ cảm thấy yêu nghề hơn, nhiệt tình với công việc hơn. Hàng năm uỷ ban DS_ KHHGĐ nên trích một khoản tiền để hộ trợ các huyện, xã, ban dân số và các đoàn thể để tổ chức các cuộc thi CTV dân số giỏi. Thông qua cuộc thi các CTV có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động. Đây cũng là hoạt động tạo ra phong trào thực hiện KHHGĐ trong nhân dân.
+ Khen thưởng hàng năm cán bộ chuên trách và CTV dấn số cũng là một giải pháp động viên anh, chị em yên tâm công tác, nhiệt tình với công việc. Qua đó thể hiện được sự quan tâm của cấp trên đối với cấp dưới, cũng như tính chất quan trọng của công tác.
Ngoài ra, do sinh đẻ chịu ảnh hưởng lớn bởi tâm lý, thái độ của các cặp vợ chồng do vậy đòi hỏi các cán bộ làm công tác dân số phải đi sâu đi sát vaò quần chúng. Cán bộ làm công tác dân số cần phải tích cực hơn nữa trong việc tiếp cận với dân đồng thời phối hợp với UBND thực hiện tốt chương trình lồng ghép dân số kế hoạch hoá gia đình đến cơ sở như Hội phụ nữ, Hội nông dân, trường học, bệnh viện, đoàn đội...
2.1.3. Mở rộng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông dân số làm thay đổi hành vi sinh đẻ.
Trước thực trạng mức sinh cao ở hầu hết các khu vực trong nước. Đảng và nhà nước đã đề ra 3 chương trình dân số trong đó thông tin giáo dục tuyên truyền dân số (T-G-T) là 1 trong những chương trình có tác động lớn trong việc giảm mức sinh. Đây là biện pháp làm thay đổi nhận thức của người dân về hành vi sinh đẻ, tự giác chấp nhận quy mô gia đình ít con. Mặc dù đã có những tác động đáng kể song với ý nghĩa quan trọng của nó trong thời gian tới cần mở rộng công tác này hơn cả về nội dung và hình thức tuyên truyền.
Đối tượng truyền thông là người dân trong xã, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Công tác này tập trung vào các vấn đề chính sau:
+ Tăng tuổi kết hôn lần đầu, tuổi sinh con lần đầu, khoảng cách giữa các lần sinh.
+ Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3
+ Tăng cường sử dụng biện pháp tránh thai.
Chúng ta đều biết rằng đối tượng tuyên truyền ở Thanh Hoá phần lớn là nông dân, trình độ dân trí thấp. Vì vậy để chương trình thực sự có hiệu quả phải phối hợp T-G-T bằng nhiều loại hình, cách thức khác nhau. Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng các loại hình truyền thông theo hướng sau:
* Truyền thông trực tiếp: là loại hình thức thông tin phù hợp nhất với đối tượng làm nghề nông, trình độ học vấn thấp, có hiệu quả trực tiếp đối với giảm sinh rất lớn. Vì vậy truyền thông trực tiếp là một biện pháp hết sức cần thiết. Các cộng tác viên và tuyên truyền viên đến từng gia đình để gặp gỡ, nói chuyện, trao đổi, tư vấn về việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Để làm tốt công việc này đòi hỏi các cộng tác viên phải quản lý, hiểu rõ đối tượng của mình để qua đó có biện pháp phù hợp như thuyết phục, tuyên truyền hướng dẫn các gia đình sử dụng biện pháp tránh thai và chấp nhận quy mô gia đình ít con. Trong công tác này cần chú ý đến các đối tượng sinh nhiều, sinh dày sinh con một bề để tăng cường, chú trọng tuyên truyền vận động.
* Truyền thông gián tiếp: Đây là một phương pháp truyền thông được thể hiện qua sách báo, tranh ảnh, băng hình trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm góp phần thay đổi nhận thức, thái độ của đối tượng và hỗ trợ cho truyền thông trực tiếp đạt hiệu quả cao. Loại hình truyền thông này thích hợp với khu vực có đặc điểm sản xuất và môi trường tiến bộ hơn. Hiện nay ở Thanh Hoá hầu hết các xã đều có trạm phát thanh, bưu điện, trung tâm văn hoá nên cần đẩy mạnh hình thức này bằng việc sản xuất nhiều tài liệu, thông tin thích hợp, tổ chức các buổi văn nghệ, chiếu phim để thu hút đối tượng. Đối với khu vực có trình độ dân trí thấp, khi truyền thông cần phải có sự giải thích, phân tích một cách chi tiết đặc biệt nên tăng cường các tranh vẽ dễ hiểu, cung cấp các loại tờ rơi, các buổi văn nghệ quần chúng, cấp báo miển phí … để nâng cao sự hấp dẩn đến các đối tượng.
* Giáo dục dân số trong nhà trường: có thể nói đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong tương lai vì nó tác động vào lớp trẻ. Kết hợp với các môn học khác, các em sẽ tiếp nhận tốt hơn về vấn đề dân số. Giáo dục trong nhà trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về dân số cho thế hệ trẻ để các em có quyết định đúng đắn, trong hành vi sinh đẻ trong tương lai của mình. Hơn thế nữa tại đây sẽ thu hút một số lượng lớn các đối tượng học sinh tham gia. Cùng với giáo dục giới tính nó không chỉ tác động tới các em gái mà còn có cả các em trai - những người sẽ là người chồng, người cha. Để thực hiện tốt hình thức thông tin giáo dục này cần nâng cao, bồi dưỡng cho giáo viên những kiến thức dân số. Thông qua đó mở ra cho học sinh những biểu hiện mới làm thay đổi phong tục tập quán, tạo ra sự bình đẳng nam nữ, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em. Ngoài ra thông qua thế hệ trẻ có thể làm thay đổi quan điểm của cha mẹ, tạo ra phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong thôn bản, nâng cao trách nhiệm làm cha mẹ với con cái từ đó thực hiện gia đình ít con.
Có thể nói đây không những là giải pháp cho tương lai mà còn phát huy tác dụng rất mạnh mẽ ở các khu vực nông thôn nơi thiếu thốn mọi mặt về kinh tế, văn hoá thông tin thì vấn đề giáo dục dân số, giới tính cho học sinh là hết sức cần thiết.
Ngoài ra công tác T-G-T cần tập trung hơn vào việc là thay đổi nhận thức của các nhóm dân tộc có đặc thù riêng như: bà con vùng công giáo, bà con vùng dân tộc ít người có méc sinh cao (H’Mông, Dao, Thái). Nhữnh thành phần này thời gian qua đang có xu hướng bị tách ra những cộng đồng riêng biệt. Chúng ta cần chú trọng trong việc hoà nhập về văn hoá, xã hội giữa các nhóm đối tượng này với cộng đồng. Chính sách truyền thông dấn số cần tế nhị, thận trọng và các giải pháp phải hợp lý, mang tính giáo dục cao.
2.1.4. Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới:
Kết quả phân tích thực tế đã cho thấy trình độ văn hoá đặc biệt là trình độ văn hoá phụ nữ là một nhân tố ảnh hưởng lớn tới mức sinh. Nó là một nhân tố mang tính bền vững lâu dài, không những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển dân số mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Người có trình độ giáo dục cao là người có kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, có nhận thức về chi phí và lợi ích sinh con, cũng là người biết chăm sóc sức khoẻ cho mình và tương lai của con cái. Do vậy họ sinh ít và chất lượng con cái cao. Trong việc giảm mức sinh, giáo dục văn hoá phải đi liền với tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới trong gia đình.
Trình độ dân trí cao là nền tảng của xã hội phát triển trong đó mức sinh giảm xuống và chất lượng con cái cao hơn. Giáo dục là điều kiện để người nông dân tự giải phóng mình khỏi những phong tục tập quán lạc hậu còn nặng nề ở nông thôn, làm cho phụ nữ có khả năng nhận thức, tiếp thu những kiến thức về dân số sức khoẻ - sinh sản và có những quyết định đúng đắn trong việc áp dụng các biện pháp tránh thai và số con mong muốn. ở đây cũng cần chý ý rằng, yếu tố quyết định mức sinh của một dân số không chỉ là trình độ học vấn của mỗi phụ nữ mà còn là tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn trong tổng số phụ nữ trình độ dân trí của nữ). Vì vậy trình độ dân trí phải được nâng lên đến một mức nào đó người phụ nữ mới có khả năng để định lại giá trị đứa con, tạo ra dư luận tiến bộ trong cộng đồng, giảm mức sinh chung của cộng đồng đó. ở Thanh Hoá trình độ dân trí giữa các khu vực không đồng đều, cơ sở vật chất, trường học nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng, tỷ lệ trẻ em đến trường chưa cao, chất lượng dạy và học còn thấp... trong những năm tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:
+ Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học toàn diện: ở Thanh Hoá giáo dục phải đạt trình độ PTCS mới có tác động giảm sinh mạnh. Trong những năm trước chúng ta đã thực hiện được phổ cập giáo dục tiểu học, song tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng vẩn còn cao. Để nâng cao được trình độ dân trí trước hết mọi người dân phải có trình độ trên tiểu học. đây là cơ sở cho việc nâng cao tỷ lệ học sinh ở các bậc học trên. Để thực hiện công tác này cần có các phong trào xoá nạn mù chữ, tổ chức các lớp học tình thương, bổ túc văn hoá… và tập trung chủ yếu ở vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
+ Đầu tư để nâng cao cơ sở vật chất, trường học, khuyến khích các gia đình cho con em đến trường. ở các vùng núi, vùng sâu , vùng xa cần mở rộng hơn các chính sách ưu đải, cấp sách giáo khoa, trao học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó ….để thu hút ngày càng đông trẻ em đến trường.
+ Tăng cường số lượng và chất lượng giáo viên đáp ưqngs nhu cầu học ngày càng cao. Đối với những giáo viên có trình độ kém thì nên được học tập, bổ sung thêm. Đối với những vùng còn thiếu giáo viên, Tỉnh uỷ nên có kế hoạch trong việc đưa sinh viên mới ra trường đi công tác 2 năm ở các vùng sâu, vùng xa cùng vơi việc tăng phụ cấp khu vực cho những đối tượng này.
Sinh đẻ là 1 trong những chức năng của gia đình. Quan niệm “sinh đẻ là việc của phụ nữ “ ở đa số người chồng trước đây là một sự bất bình đẳng. Điều này làm giảm quyền quyết định của phụ nữ trong việc sinh con. Giáo dục nhà trường và giáo dục trong gia đình là 2 mặt song song tồn tại, phối hợp cùng nhau trong việc hình thành nhân cách của con cái. Tăng cường vai trò gia đình vừa là giải pháp nâng cao chất lượng con cái vừa làm giảm con trong gia đình, từ đó đầu tư cho con cái tốt hơn. Vai trò của gia đình thể hiện thông qua các chức năng của nó. Xã hội càng phát triển con người càng văn minh, việc thực hiện các chức năng gia đình càng phức tạp.
Ngày nay gia đình có các chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ, chức năng nuôi daỵ con cái, chức năng tổ chức cuộc sống vật chất và văn hoá và chức năng kinh tế. Trong đó chức năng kinh tế thể hiện gia đình là đơn vị sản xuất, chức năng này tồn tại phổ biến ở Thanh Hoá đặc biệt là vùng nông thôn. Nâng cao vai trò gia đình đòi hỏi gia đình phải làm tốt các chức năng của nó. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ngày nay thực hiện các chức năng đó tất yếu phải giảm sinh.
Trong 1 xã hội công bằng văn minh, trình độ dân trí cao kéo theo sự nâng cao trong bình đẳng giới. Tăng cường vai trò bình đẳng nam nữ không chỉ thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế xã hội mà còn nhằm mục tiêu hạ thấp tỷ lệ gia tăng dấn số. Nâng cao bình đẳng giới trong gia đình là thực hiện các vấn đề sau:
- Tạo cơ hội cho phụ nữ có điều kiện học tập như nam giới
- Tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
- Chăm lo sức khoẻ cho phụ nữ để phụ nữ thực hiện tốt dân số kế hoạch hoá gia đình.
Nâng cao vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Tạo sự bình đẳng cho phụ nữ tham gia ccs quyết định trong phạm vi gia đình và xã hội là các giải pháp thông qua giáo dục tác động đến hành vi sinh đẻ, do vậy cần thực hiện song song để đạt hiệu quả cao trong đó có giảm mức sinh.
Việc nâng cao bình đẳng giới trong gia đình không chỉ tạo cho phụ nữ có vị trí cao trong gia đình mà con tạo điều kiện cho họ tham gia vao các hoạt động xã hội ( bình đẵng ngoài xã hội). Bình đẳng giới tạo thu nhập cao hơn cho phụ nữ trong công việc. Từ đó tao ra sự bình đẵng giữa con trai và con gái trong việc thực hiện quền, trách nhiệm và bổn phận đối với cha mẹ già.
2.1.5. Phát triển mạng lưới y tế, tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình tập trung ở những vùng nghèo, vùng sâu của tỉnh.
Y tế có tác động mạnh tới mức sinh, ở Thanh Hoá thực tế cho thấy y tế tác động mạnh tới mức sinh thông qua việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em (tỷ suất chết trẻ em), đáp ứng các dịch vụ KHHGĐ (tỷ lệ sử dụng các BPTT ) …Mạng lưới y tế cơ sở tring những năm qua còn chưa được hiện đại để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Vấn đề này trong những năm tới cần tập trung đầu tư theo một số hướng sau:
- Mở thêm nhiều trạm xá cơ sở (thôn, bản) để đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và sinh sản bà mẹ, tiêm chũng và chữa bệnh trẻ em. Mạng lưới y tế, trạm xá phải gắn với sự phân bố dân cư địa phương.
- Nâng cấp các thiết bị y tế phục vụ cho việc thăm khám thai sản, các thiết bị chữa trị các bệnh mãn tính, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Hiện nay đối tượng chưa thực hiện tốt KHHGĐ tập trung chủ yếu ở những vùng nghèo, vùng sâu của tỉnh. Con số này chiếm tỷ lệ lớn trong các cặp vợ chồng chưa thực hiện được kế hoạch hoá gia đình. Chiến lược lồng ghép T-G-T với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình nhằm cung cấp thông tin đầy đủ làm cho đối tượng nhận thức được hành vi sinh đẻ và chấp nhận sử dụng các BPTT. Nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường dịch dụ KHHGĐ cho các vùng sâu là việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể tập trung các giải pháp sau:
+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời đa dạng với chất lượng ngày càng cao các biện pháp tránh thai phát triển và hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình ở những vùng khó khăn, góp phần làm tăng nhanh số cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai. Dịch vụ kế hoạch hoá gia đình cần được cung ứng dưới 2 hình thức. Thứ nhất đối với những người đăng ký thực hiện kế hoạch hoá gia đình thì bao cấp hoàn toàn các phương tiện tránh thai và mọi chi phí dịch vụ kỹ thuật do các trung tâm kế hoạch hoá gia đình và các cộng tác viên phân phát. Thứ hai là cho phép bán tự do có trợ giá trên thị trường các phương tiện tránh thai.
+ Tập trung nâng cao chất lượng và các hình thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản thông qua việc nâng cao năng lực của cán bộ trạm y tế của xã; tăng cường cán bộ y tế cho các xã vùng khó khăn thông qua điều phối cán bộ, đưa những người mới qua đào tạo, sinh viên tốt nghiệp lên phục vụ ở vùng này, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm dịch vụkế hoạch hoá gia đình đẻ đảm bảo dịch vụ này đến từng thôn, từng gia đình; có thể tạo điều kiện cho phép những cán bộ y tế chuyên khoa có kinh nghiệm kế hoạch hoá gia đình đã nghỉ hưu được tiến hành nghề dịch vụ tư nhân để phục vụ cho mọi đối tượng; kết hợp cơ sở y tế xã hội với dịch vụ kế hoạch hoá gia đình tỉnh tổ chức các buổi khám bệnh, cấp phát thuốc trực tiếp cho các đối tượng.
+ Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở y tế vùng sâu như: xây dựng trạm xá, mua sắm thiết bị, dụng cụ cần thiết, xây dựng củng cố số mạng lưới dịch vụ đến tận thôn xóm, tăng cường các kênh tiếp thị bao cao su, thuốc tránh thai... để khuyến khích mọi phụ nữ tham gia.
2.3.6. Làm thay đổi tâm lý xã hội, phong tục tập quán đối với hôn nhân và sinh đẻ.
Phong tục tập quán, tâm lý xã hội là những yếu tố gây rất nhiều khó khăn cho mục tiêu giảm sinh. Giải pháp hiệu quả nhất để làm giảm tác động của yếu tố này là xoá bỏ những nguyên nhân tạo ra những tâm lý, tập quán lạc hậu, nhũng yết tố xã hội đảm bảo cho hệ thống tư tưởng, tập quán này tồn tại và phát triển. Đồng thời xây dựng những nguyên tố mới tại ra tâm lý tích cực làm giảm mức sinh. Giải pháp này tập trung vào các hướng sau.
+ Xây dựng môi trường văn hoá mới - xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều nhân tố mới để thay dổi tư duy trong nhân dân. Trong đó phải đẩy mạnh công tác T-G-T nhằm mục đích tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Thúc đẩy các thành viên trong cộng đồng chấp nhận quy mô gia đình ít con mạnh khoẻ, hạnh phúc thông qua việc cung cấp đầy đủ các thông tin về kế hoạch hoá gia đình và các biện pháp tránh thai.
+ Phối kết hợp đồng bộ giưã các chính sách, tìm ra những điểm chưa hợp lý, chưa thống nhất trong quan hệ giữa kinh tế xã hội và mục tiêu của công tác dân số. Thực tế trong khi nhà nước có chính sách giảm sinh thì một số chính sách khác lại vô tình làm tăng mức sinh. Rút kinh nghiệm thời gian qua cần sửa đổi và hoàn thiện 1 số chính sách như: xoá bỏ việc giao đất, giao rừng cho nhân khẩu trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Chỉ giao đất, giao rừng theo nhân khẩu trong khu vực sản xuất nông nghiệp. Chỉ giao đất, giao rừng cho cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp, tránh tình trạng tảo hôn và các hình thức vi phạm hôn nhân khác hoàn tiện hệ thống chính sách ưu tiên gia đình ít con, thực hiện kế hoạch hoá gia đình bằng việc cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, giảm hoặc miễn viện phí, kiểm tra sức khoẻ, khám thai...
+ Đẩy mạnh công tác T-G-T vào những địa bàn có nại tảo hôn xảy ra nhiều. Để cho người dân hiểu được đây là việc làm bất hợp pháp và ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình. Thông qua đó nên đề cập đến việc tảo hôn chính là nguyên nhân gâty nên việc sinh đẻ nhiều và đẻ dày… sẽ không có đủ khả năng chăm sóc con cái tốt khi người cha, ngưởi mẹ còn đang trong độ tuổi ham chơi, dẫn đến tình trạng “hữu sinh vô dưỡng”. Đồng thời tập trung thuyết phục những người có uy tín trên địa bàn như già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các bậc phụ huynh…cho họ nhận thức được rằng “dựng vợ gả chồng ” sớm cho con hay cưới xin theo kiểu áp đặt là một điều không nên làm vì nó ảnh hưởng lớn đến tương lai sau này của con cái như học nghề, việc làm, tình cảm vợ chồng…
+ Vận động nâng cao tuổi kết hôn bằng cách cho con em tới trường, kéo dài thời gian học tập để từ đó kéo dài tuổi kết hôn và tuổi sinh nở lần đầu của phụ nữ. Khi có trình độ nhất định qua quá trình học tập họ sẽ nhìn nhận giá trị con cái một cách hợp lí và tự mình quyết định việc có một số con hợp lí vào thời gian nào.
+ Phát huy nét đẹp truyền thống gia đình. Gia đình là tổ ấm vững vàng, tránh hiện tượng li hôn, tái hôn. Gia đình có mối quan hệ hôn nhân bền vững, các quan hệ vợ chồng, con cái được đảm bảo sẽ giảm được các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội: Trẻ em lang thang, gì ghẻ con chồng…
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội như: BHXH, bảo hiểm y tế, giúp đỡ gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, không nơi nương tựa... để họ yên tâm khi không có con trai nuôi dưỡng, chăm sóc họ, thờ phụng khi về già. Làm cho họ thấy rằng con trai và con gái đều phải có trách nhiệm như nhau đối với cha mẹ, và phải được nuôi dưỡng, giáo dục đầy đủ.
+ Đưa công tác tuyên truyền vào phổ biến trong các hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội gia đình làm kinh tế giỏi, đoàn thanh niên câu lạc bộ không sinh con thứ 3, gia đình văn hoá, gia đình trẻ hạnh phúc ... để qua đó tuyên truyền kiến thức về dân số, sức khoẻ sinh sản tới từng gia đình nhằm làm thay đổi nhận thức trong nhân dân. Tổ chức tuyên truyền thông qua các cuộc thi với nội dung phản ánh nhận thức của người dân về vấn đề dân số, về bình đẳng nam nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
+ Tăng cường hơn nữa vai trò pháp luật trong đời sống, đảm bảo tốt trật tự trị an, công bằng xã hội. Chính quyền cấp xã phải gây được lòng tin trong dân, cần đảm bảo giải quyết kịp thời, công bằng những tranh chấp, mâu thuẫn, không để xẩy ra tình trạng lấy số đông lấn át số ít, sử dụng bạo lực gây rối trật tự trong làng xã. Đây chính là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo ra tư tưởng “đông con, nhiều cháu” là hơn người, thế mạnh của dòng họ thể hiện ở đông đúc con cháu, “có nếp, có tẻ”… mà đang là nguyên nhân tác động tâm lí tới việc sinh đẻ nhiều. Pháp luật thực thi nghiêm minh, công bằng xã hội được đảm bảo thì chắc chắn việc trông cậy, sử dụng sức mạnh của đông con lắm cháu sẽ bị coi thường. Từ đó góp phần tích cực làm lành mạnh hoá xã hội, giảm mức sinh vsf đầu tư cho các cơ hội khác
2.3.7. Bổ sung, hoàn thiện các chế độ chính sách;
Chính sách, chế độ về dân số nhằm đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Hoàn thiện chính sách chế độ tạo động lực khuyến khích mọi người tham gia chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình, thúc đẩy mạnh mẽ các cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai. Mặc dù nhà nước đã quy định các chính sách, chế độ đối với người làm công tác, đối với người thực hiện kế hoạch hoá gia đình song hiện nay còn nhiều vấn đề cần bổ sung hoàn thiện.
- Mặc dù ngày nay nhiều người dân đã có ý thức tự nguyện chấp nhận quy mô gia đình ít con, mong muốn chất lượng của mỗi đứa con phải được chú ý. Song chi phí đầu tư cho con cái rất lớn mặt khác mất đi nguồn lao động trong gia đình. Nhà nước cần có mở rộng hoạt động tài chính tín dụng nông thôn. Đối với gia đình thực hiện sinh 1 đến 2 con cần được ưu tiên cho vay vốn đầu tư vào sản xuất, miễn học phí cho con em gia đình nghèo, và các chế độ khác.
- Đối với cán bộ chuyên trách dân số xã và cộng tác viên dân số cần có những cơ chế thù lao thoả đáng hơn. Hiện nay với mức lương tối thiểu nhà nước quy định là 210.000 đồng/ tháng thì mức thù lao cho cán bộ chuyên trách cần nâng lên tương đương với mức lương tối thiểu này dể họ nhiệt tình và tham gia nhiều thời gian hơn. Còn đối với cộng tác viên cần phải nâng mức phụ cấp hơn nữa để họ dành nhiều thời gian và nhiệt tình hơn trong khi trực tiếp tiếp xúc đối tượng. Mức thù lao cho họ ít nhất phải tương đương với mức lương tối thiểu tính theo thời gian vận động kế hoạch hoá gia đình trong tháng của họ.
- Khen thưởng đối với các xã, các cá nhân làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Thường xuyên sơ kết, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm của các xã tiên tiến. Dựa trên nguồn ngân sách của hội, cần xin thêm nguồn ngân sách của huyện để khen thưởng kịp thời các xã có tỷ lệ con thứ 3 trở lên thấp nhất. Đồng thời các chế độ cần phải dựa trên đặc điểm kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân ở từng xã để có thể khuyến khích hoạt động của đội ngũ cộng tác viên xã đó. Từ đó khuyến khích đông đảo mọi người cùng tham gia thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch hoá gia đình.
- Cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức viên chức và các lực lượng vũ trang vi phạm sinh đẻ kế hoạch sẽ không được nhận danh hiệu thi đua, không được bổ nhiệm, đề bạt, không được tăng lương đúng kỳ, không để ở cương vị lãnh đạo (nếu là cán bộ công nhân viên chức biên chế có thể chuyển sang làm hợp đồng ngắn hạn hoặc thôi việc, còn nếu là Đảng viên thì phải kỷ luật hoặc khai trừ khỏi đảng. Đối với gia đình nông nghiệp vi phạm sinh đẻ có kế hoạch thì có thẻ cắt giảm ruộng khoán, phạt thóc. Phải xử lý nghiêm minh và quy trách nhiệm cho đơn vị, cá nhân vi phạm tảo hôn. Thực hiện nghiêm túc việc đăng ký sinh, tử, kết hôn với chính quyền xã.
2.2. Kiến nghị:
Để các giải pháp trên được đưa vào thực hiện và thực hiện có hiệu quả để đạt được mục tiêu giảm sinh. Tôi xin có một vài kiến nghị sau:
- Cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền cụ thể là trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ về công tác dân số. Mặt khác đẩy mạnh xã hội hoá, huy động có hiệu quả các ban ngành đoàn thể và cá nhân tham gia tích cực hơn nữa trong công tác hoạt động thông tin giáo dục truyền thông dân số bằng nhiều loại hình phong phú, đa dạng phù hợp với đối tượng, nhóm đối tượng.
- Tập trung xây dựng và hoàn thiện mạng lưới dân số xã, phường. Củng cố các trạm y tế cơ sở, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ dân số bằng việc tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý dân số, nâng cao khả năng làm việc. Đồng thời nghiên cứu lại chế độ lương và phụ cấp hợp lý hơn cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số cơ sở.
- Nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số toàn tỉnh là thực hiện từng bước và có trọng điểm, điều hoà giữa chất lượng và số lượng dân số, giữa phát triển dân số và phát triển nguồn lực, giữa phát triển dân số dân cư với phát triển xã hội. Tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng sâu, vùng nghèo để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân. Quán triệt quan điểm đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền dân số KHHGĐ, cung cấp dịch vụ KHHGĐ kết hợp đầy đủ, có hiệu quả chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản KHHGĐ. Tăng cường vai trò của gia đình, bình đẳng giới trong việc chăm sóc sức khoẻ gia đình.
- Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư, hoàn thiện hệ thống sổ sách, biểu bảng thông tin cần quản lý, thu thập. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá. Đảm bảo tính tin cậy của thông tin quản lý.
- Cán bộ dân số phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân để biết được nguyện vọng cũng như những vướng mắc trong nhân dân để tìm ra giải pháp tháo gỡ. Biết tham khảo, học tập kinh nghiệm quản lý dân số ở các đơn vị khác và vận dụng có hiệu quả.
- Kết hợp và lồng ghép chặt chẻ hơn nữa chính sách phát triển kinh tế xã hội với chính sách dân số. Tập trung phát triển sản xuất để tăng mức sống nhân dân trong đó phải ý thức được giảm sinh là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội.
Kết luận
Qua nghiên cứu mức sinh của Thanh Hoá giai đoạn 1995 – 1999, ta thấy rằng mức sinh đã giảm nhiều trong mấy năm lại đây song tốc độ giảm hiện nay đẫ chậm dần và vẫn còn cao so với mức trung bình của cả nước.
Biến động mức sinh ở Thanh Hoá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, có yếu tố tác động trực tiếp nhưng cũng có những yếu tố gián tiếp tác động. Nhìn chung các yếu tố có tác động mạnh nhất đến mức sinh ở đây là : Trình độ học vấn; Phong tục tập quán, tâm lý xã hội; Tình hình sử dụng biện pháp tránh thai; Tình trạng hôn nhân và đặc biệt là chương trình DS – KHHGĐ.
Sự thành công của công tác DS- KHHGĐ là chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của tỉnh và sự nỗ lực cố gắng chủ quan của mọi người dân đặc biệt là sự nhiệt tình tận tuỵ trong công việc của đội ngũ cán bộ và cộng tác viên dân số. Trong thời gian qua, chương trình DS – KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song việc giảm sinh hiện nay con gặp khá nhiều khó khăn. Để đạt được mực tiêu của chương trình dân số tốt hơn, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh khi thực hiện các giải pháp của chương trình.
Nghiên cứu mức sinh này cũng chỉ ra những giải pháp điều chỉnh và quản lý mức sinh của tỉnh, chính sách DS- KHHGĐ cần được thực hiện đồng bộ các giải pháp này. Để từ đó góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu đạt mức sinh thay thế trong 5 năm tới.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Dân số học – Chủ biên: GS. Phùng Thế Trường.
Nhà xuất bản Thống kê 1995.
Giáo trình Dân số và Phát triển – TS. Nguyễn Đình Cử
Nhà suất bản Nông nghiệp 1997
3. Giáo trình Kinh tế Lao động – Chủ biên PTS Mai Quốc Chánh và
PTS, Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành.
Nhà xuất bản Giáo dục – 1998.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh – Chủ biên Phan Tân
Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội và truyền thông dân số.
Chuyển đổi mức sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh ở
Việt Nam. Nhà xuất bản Thông kê năm 2000
Một số vấn đề về dân số học – Nguyễn Cạn.
Dân số và phát triển của các xã điển hình trong 50 năm qua
GS. TS Đặng Thu - Nhà xuất bản khoa học xã hội – 1995.
Khoảng các sinh và tử vong trẻ em Việt Nam
Nhà xuất bản Thống kê 5 – 1996.
Nâng cao vị trế của phụ nữ trong công tác Kế hoạch hoá gia đình, phát triển xã hội – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội 12/1996
Tâm lý trọng nam, khinh nữ trong xã hội hiện nay
Khoa học và phụ nữ 4/1995
Tạp chí Xã hội học số 3/ 1996.
Thông tin dân số năm 1998, 1999
Các yếu tố quyết định mức sinh: Việt Nam 1994.
Tài liệu Phòng Dân số – Lao động – Môi trường Cục Thống kê tỉnh Thanh Hoá.
Niên giám thống kê tỉnh từ năm 1989 đến 2000
Tài liệu báo cáo từ các sở, nghành và phòng thống kê các huyện
Số liệu báo cáo định kì của UBDS - KHHGĐ từ 1989 đến 1999
Mục lục
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4370.doc