Một số ý kiến về phương hướng phát triển công tác kiểm toán ở nước ta

Lời nói đầu Sự vận hành của nền kinh tế thi trường đòi hỏi phải có những hình thức và phương pháp quản lý phù hợp để khắc phục những mặt trái của nó. Kiểm toán ra đời là một trong những xu hướng rất quan trọng để khắc phục nnhững mặt trái đó. Trong nền kinh tế thị trường Kiểm toán là một nhu cầu không thể thiếu được đối với các chủ thể kinh tế, đó là một trong những yếu tố góp phần đảm bảo, duy trì tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực trong các hoạt động kinh tế của các đơn vị, các doa

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về phương hướng phát triển công tác kiểm toán ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp thuộc các ngành ở các lĩnh vực khác nhau trong xã hội. Kiểm toán có một lịch sử phát triển lâu dài và ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triên của công tác kế toán. Sự ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống kiểm toán đã và đang khẳng định vai trò cần thiết của mình trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Kiểm toán đã giúp cho các nhà quản lý có được những thông tin chính xác, trung thực và kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý và hoạch định chính sách, hạn chế rủi ro. ở Việt Nam, Kiểm toán cũng đã có một quá trình phát triển, mặc dù là lĩnh vực còn mới mẻ song thực tế cho thấy công tác này cũng đã có những tác động tích cực, đã và đang làm cho công tác quản lý ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, những mặt đạt được còn rất hạn chế, chưa thực sự thể hiện hết tác dụng của Kiểm toán, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về nội dung cũng như chất lượng công tác kiểm toán. Đi sâu tìm hiểu công tác kiểm toán, thấy được những nguyên nhân và từ đó đề ra được những phương hướng phát triển cho công tác kiểm toán trong thời gian tới để công tác kiểm toán ngày càng được hoàn thiện hơn là điều cần thiết. Nhận thức được vai trò của công tác kiểm toán cũng như thấy được sự cần thiết đó, là sinh viên chuyên ngành kinh tế, đang theo học lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, được các thầy cô trang bị cho những kiến thức cơ bản nhất em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài :” Một số ý kiến về phương hướng phát triển công tác kiểm toán ở nước ta” làm đề tài cho chuyên đề cuối khoá của mình. Chuyên đề bao gồm: Phần I : Những vấn đề lý luận chung về Kiểm toán Phần II: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán ở nước ta. Do còn hạn chế về nhận thức, về thời gian nghiên cứu và sự mới mẻ của đề tài, chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cám ơn. Phần 1: những vấn đề lý luận chung về kiểm toán 1- khái niệm và vai trò của kiểm toán 1.1. Khái niệm về kiểm toán Theo định nghĩa của liên đoàn Kiểm toán quốc tế:" Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến cuẩ mình về các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp ". Định nghiã khác:" Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ thu thập, đánh giá cấc bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được xây dựng". Hiểu một cách đơn giản, Kiểm toán lầ quá trình các kiểm toán viên tiến hành kiểm tra tính chính xác, trung thực, hợp lý cuẩ các thông tin kinh tế mà các đơn vị cung cấp so với các chuẩn mực đã được xây dựng 1.2. Bản chất cuả Kiểm toán Chuyên gia độc lập là các kiểm toán viên. Đây là những người phải có đủ năng lực hiểu biết các chuẩn mực đã sử dụng, thành thạo nghiệp vụ chuyên môn và phải có thẩm quyền đối với đối tượng được kiểm tra. Kiểm toán viên là người độc lập với đơn vị được kiểm toán trên cả hai mặt tình cảm và kinh tế vơí lãnh đạo của đơn vị được kiểm toán. Để tiến hành một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập các thông tin có thể định lượng trên các báo cáo tài chính, trên các báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán..., hoặc các thông tin về tính hệu quả cuả hệ thống máy tính điện tử, hiệu suất của các hoạt động chế tạo sản phẩm của các doanh nghiệp...Và so sánh với các chuẩn mực cho việc đánh giá thông tin. Những chuẩn mực được thiết lập thường là những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung hoặc nguyên tắc về thuế theo luật thuế, hoặc theo sự thống nhất về những sai phạm không cố ý trong quá trình thu thập thông tin giữa kiểm toán viên và khách hàng của mình trước khi bắt đầu hoạt động kiểm toán. Sau khi kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành thu thập và đánh giá bằng chứng. Bằng chứng được định nghĩa là bất kỳ một thông tin nào được kiểm toán viên sử dụng để xác định rõ ràng thông tin kiểm toán có được công bố phù hợp với các chuẩn mực đã được thiết lập hay không. Đó là những thông tin chủ yếu về tổ chức công tác kế toán, luân chuyển chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống ghi sổ, sử dụng tài khoản, lời khai của khách hàng. Kết thúc công việc kiểm toán là kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán và hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán. Các báo cáo kiểm toán trong các trường hợp khác nhau là khác nhau nhưng các báo cáo kiểm toán phải thông tin cho người đọc mức độ phù hợp giữa thông tin và chuẩn mực được tuân theo trong quá trình kiển toán cũng như ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Các báo cáo kiểm toán cũng khác nhau về hình thức và có thể thay đổi từ loại báo cáo có trình độ kỹ thuật cao (gắn liền với báo cáo tài chính) đến loại báo cáo đơn giản (kiểm toán bộ phận) 1.3. Vai trò của kiển toán. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển thì kiểm toán càng khẳng định được vai trò to lớn của mình. Vai trò đó được thể hiện trên những vấn đề sau: Thứ nhất, hoạt động kiểm toán là một trong những nhân tố duy trì tính kinh tế, hiệu quả và tính hiệu lực trong họat động kinh tế của doanh nghiệp. Bởi vì ta biết rằng, thông tin do doanh nghiệp cung cấp dù vô tình hay hữu ý đều bị "khúc xạ" theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp. Do đó căn cứ vào những quy định trong luật pháp của nhà nước, kiểm toán xác nhận tính đúng đắn hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán hàng năm, phát hiện mọi sai phạm về quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Thứ hai, hoạt động kiểm toán thực hiện việc kiểm tra tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của các thông tin trong hoạt động kinh tế tài chính, làm lành mạnh hoá các quan hệ tài chính, cung cấp thông tin chân thực cho quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước. sở dĩ như vậy là vì khi kiểm toán ra đời đặc biệt là kiểm toán nhà nước đã giúp cho nhà nước quản lý nguồn thu, khai thác và sử dụng tốt nguồn thu cho ngân sách, phát hiện những yếu tố cản trở trong thu chi ngân sách. Thứ ba: Các cơ quan kiểm toán thông qua hoạt động kiểm toán của mình sẽ đề xuất các giải pháp, ý kiến cải tiến hoạt động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước, của các tổ chức kinh tế và các doanh nghiệp. Cơ quan kiểm toán cũng đề xuất ý kiến xử lý sai phạm đã xuất hiện trong quá trình kiểm toán nhằm thưc hiện cơ chế, chính sách tài chính. Thứ tư: Hoạt động kiểm toán còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa những sai phạm trong quản lý tài chính, cung cấp thông tin cho công luận về các hoạt động kinh tế-xã hội, thực hiện quyền giám sát và thu hút vốn đầu tư toàn xã hội, ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, xoá bỏ các cuộc thanh tra mang tính hình thức kém hiệu quả, chồng chéo gây khó khăn cho đơn vị lại vừa phản tác dụng. Như vậy, vai trò của kiểm toán là rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, kiểm toán là người bạn đồng hành trong kinh doanh, là chất xúc tác của hoạt động kinh doanh, kiểm toán tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, bảo vệ lợi ích cho các cổ đông. Với hai chức năng: vừa có chức năng đánh giá, xác minh, vừa có chức năng bầy tỏ ý kiến, tư vấn rõ ràng. Thực tế đã chứng minh, ở đâu công tác kiểm toán được coi trọng thì ở đó Nhà nước, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có môi trường thuận lợi để sử dụng hữu hiệu công cụ kiểm toán. 2. Phân loại kiểm toán: 2.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng: 2.1.1. Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán đánh giá tính hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của một đơn vị. Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra của đơn vị. Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất nói về khía cạnh tài chính. Kiển toán hoạt động giúp cho người quản lý có được quyết định, điều chỉnh kịp thời về các hoạt động cho đúng. 2.1.2. Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ theo các quy tắc, chế độ, cơ chế quản lý mà các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trên đã đề ra hay không. Vì vậy, kiểm toán tuân thủ còn có thể gọi là kiểm toán qui tắc. Tính độc lập và thẩm quyền của kiểm toán viên được thể hiện trong thẩm quyền của kiểm toán này. 2.1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm toán báo cáo tài chính là nghiệp vụ kiểm tra và xác định tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính cũng như việc xem xét các báo cáo tài chính của đơn vị có phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không. Người làm kiểm toán chủ yếu làm Kiểm toán báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán nhiều nhất là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các bản ghi chú bổ sung báo cáo tài chính. 2.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán: 2.2.1 Kiểm toán nội bộ: Kiểm toán nội bộ là loại Kiểm toán do các Kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành. Hay nói cách khác, chủ thể của kiểm toán nội bộ là người của doanh nghiệp hoặc do các đơn vị tuyển dụng theo yêu cầu, không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề về kiểm toán. Tuy nhiên, họ phải là những người ưu tú và xuất xắc. Chức năng, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động kiểm toán nội bộ: - Rà soát lại hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, giám sát sự hoạt động của hệ thống này cũng như tham gia hoàn thiện chúng. - Giúp chủ doanh nghiệp kiểm tra lại các thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và các thông tin tác nghiệp. Kiểm tra việc tính toán, phân loại báo cáo các thông tin này, thẩm định cụ thể các khoản mục cá biệt theo yêu cầu của nhà quản lý. - Kiển tra, đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả kinh tế trong các hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của Kiểm toán nội bộ là Kiểm toán hoạt động, sau đó là Kiểm toán tuân thủ chứ không phải là Kiểm toán báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp mà không có trách nhiệm đối với các đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp. Về tổ chức, kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với bộ phận đựợc kiểm tra, trực thuộc giám đốc và báo cáo trực tiếp với giám đốc nhưng Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị đó được. Vì vậy các báo cáo của kiểm toán nội bộ mặc dù được chủ doanh nghiệp tin tưởng nhưng không có hoặc ít có giá trị pháp lý ở bên ngoài. 2.2.2. Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước là công việc Kiểm toán do cơ quan quản lý chức năng của nhà nước như cơ quan Tài chính, cơ quan thuế và cơ quan Kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định. Kiểm toán nhà nước là Kiểm toán nhằm xem xét việc chấp hành các chính sách, nguyên tắc, chế độ, cơ chế quản lý do nhà nước ban hành trong các đơn vị được Nhà nước cấp vốn, cấp kinh phí hoạt động, các tổ chức quần chúng xã hội đựơc Nhà nước cấp kinh phí. Các cuộc Kiểm toán nhà nước đựơc tiến hành theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, đơn vị được kiểm toán phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm toán tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm toán Nhà nước thi hành công vụ. Chức năng chủ yếu của Kiểm toán Nhà nước là Kiểm toán tuân thủ. Về tổ chức: Cơ quan Kiểm toán nhà nước là một tổ chức thuộc Quốc hội hoặc Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng kiểm soát nguồn lực tài chính công, giúp Quốc hội và Chính phủ điều hành nền kinh tế có hiệu quả. 2.2.3. Kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập là loại Kiểm toán do các Kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức Kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành. Kiểm toán độc lập là một hoạt động dịch vụ, các cuộc kiểm toán độc lập tiến hành theo lời mời của đơn vị được kiểm toán và phải có hợp đồng kinh tế giữa đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán. Kết thúc Kiểm toán, đơn vị được Kiểm toán và công ty Kiểm toán phải thanh toán tiền, chi phí cho hoạt động kiểm toán. Về chức năng: Kiểm toán độc lập đẩy mạnh trọng tâm vào Kiểm toán báo cáo tài chính Về phạm vi: phạm vi của kiểm toán độc lập là mọi hoạch định tổ chức thuộc mọi lĩnh vực và mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Về Kiểm toán viên: Kiểm toán viên độc lập bắt buộc phải có bằng chuyên gia kế toán kiểm toán và phải có giấy phép hành nghề. Về tổ chức: tổ chức Kiểm toán độc lập hình thành và hoạt động dưới dạng công tyvà phòng kiểm toán hướng theo mục đích lợi nhuận. 3. Phương pháp kiểm toán: Phương pháp kiểm toán bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp cụ thể được áp dụng trong một trường hợp cụ thể nhưng các phương pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau vì chúng có cùng mục đích. 3.1. Phương pháp phân tích đáng giá tổng quát: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu định lượng, các mối quan hệ tài chính, các tỷ lệ tương quan để phân tích và xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong báo cáo tài chính được Kiểm toán. ưu điểm: Đơn giản, đỡ tốn kém thời gian và chi phí. Nhược điểm: Chất lượng Kiểm toán kém chính xác 3.2. Phương pháp kiểm tra chi tiết các tài khoản và số dư các nghiệp vụ: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất. Theo phương pháp này, Kiểm toán viên kiểm tra một cách chi tiết cụ thể đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh, từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từng chứng từ ghi sổ, từng định khoản kế toán và từng số dư của các tài khoản chi tiết. Ưu điểm: Dễ thực hiện, thích hợp Kiểm toán ở các doanh nghiệp qui mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản (sử dụng ít tài khoản, chất lượng kiểm toán cao hơn). Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và chi phí 3.3. Phương pháp Kiểm toán tuân thủ: Phương pháp này là các thủ tục và kỹ thuật Kiểm toán đựơc thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính chất thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp. Đặc trưng của phương pháp này là các thử nghiệm và kiểm tra đều đưa vào qui chế kiểm soát nội bộ ở đơn vị được Kiểm toán. 3.4. Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn: Phương pháp này dựa vào dấu hiệu khả nghi, Kiểm toán viên định hướng cuộc kiểm toán, thu thập các bằng chứng Kiểm toán. Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, Kiểm toán viên phân tích và có thể tìm ra những sai sót hoặc gia công chế biến số liệu gian lận, báo cáo sai sự thật đã được ngụy trang che dấu hoặc cũng có thể tìm được sự giải thích số liệu kế toán của doanh nghiệp là trung thực. Phần II: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán ở nước ta 1. Thực trạng Kiểm toán ở nước ta hiện nay 1.1. Đặc điểm của hoạt động Kiểm toán ở nước ta 1.1.1 Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ và có chức năng "kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp". Kiểm toán nhà nước đóng vai trò quan trọng trong kiểm tra việc chấp hành Luật ngân sách và có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch Kiểm toán hàng năm. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước: Đứng đầu là Tổng kiểm toán nhà nước. Giúp Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách từng lĩnh vực công tác của Kiểm toán nhà nước là Phó Tổng kiểm toán nhà nước. Tổng kiểm toán, các Phó tổng Kiểm toán nhà nước do Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Kiểm toán nhà nước. Các Phó tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhiệm vụ được phân công. Công tác tổ chức kiểm toán chuyên ngành thuộc Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ: - Kiểm toán ngân sách nhà nước - Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình dự án vay nợ viện trợ của Chính phủ. - Kiểm toán doanh nghiệp nhà nước - Kiểm toán các chương trình đặc biệt Đứng đầu các tổ chức Kiểm toán chuyên ngành trên là Kiểm toán trưởng, giúp việc cho các Kiểm toán trưởng là các Phó Kiểm toán trưởng. Văn phòng Kiểm toán nhà nước giúp Tổng Kiểm toán nhà nước xây dựng chương trình kế hoạch, công tác theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm toán, các công tác về tổ chức cán bộ, tài chính, quản trị và hợp tác quốc tế của cơ quan Kiểm toán nhà nước. Kinh phí hoạt động của hệ thống Kiểm toán nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. 1.1.2 Kiểm toán độc lập Ngày 15/05/1991, Bộ Tài Chính đã quyết định thành lập Công ty Kiểm toán Việt Nam, là tổ chức đầu tiên ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Nghị định 70/CP 29/01/1994, Chính phủ công bố qui chế kiểm toán độc lập. Sau hơn 5 năm ra đời và phát triển, Kiểm toán độc lập đã lần lượt cho ra đời 8 công ty Kiểm toán Việt Nam, 4 công ty Kiểm toán 100% vốn nước ngoài và 2 công ty Kiểm toán liên doanh về Kiểm toán với tổng số 33 chi nhánh và văn phòng đại diện. Đó là các công ty Kiểm toán sau: Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) Công ty tư vấn tài chính kế toán Kiểm toán (AASC) Công ty tư vấn và Kiểm toán (A&C) Công ty tư vấn và Kiểm toán Sài Gòn (AFC) Công ty Kiểm toán Đà Nẵng (DAC) Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học (AISC) Công ty kiểm toán Hạ long (HAACO) Công ty kiểm toán Thuỷ Chung Công ty Kiểm toán Việt Nam Deloitte Touche Tohmatsu Công ty Coopers & Lybrand-AISC Công ty Emst & Young Việt Nam (E&Y) KPMG Deat Marwick Việt Nam (KPMG) Price Waterhous Việt Nam (D.W) Arthur Andersen Việt Nam (AA) Ngoài ra, hiện nay nhiều thành phố, địa phương và một số công ty kế toán nước ngoài đang lập dự án xin thành lập công tyKiểm toán văn phông đại diện hoặc chi nhánh tại khắp các tỉnh, thnàh phố trong cả nước. Nhằm xác lập sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động Kiểm toán độc lập, Nhà nước Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp quy để quản lý hoạt động Kiểm toán độc lập như: "Quy chế Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân" ( Nghị định 70/CP 20/1/1994); "Quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên" (Số 237-TC/QD/CĐkiểm toán ngày 13/4/94 của Bộ Tài Chính). Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp quy hiện hành đã công bố nhiều điều khoản liên quan đến Kiểm toán và các trường hợp phải được Kiểm toán . Bộ Tài Chính đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, thi và cấp chứng chỉ cho 140 đạt trình độ Kiểm toán viên độc lập theo tiêu chuẩn Việt Nam trong tổng số 800 người lam việc trong các công ty Kiểm toán Việt Nam. Sau gần 6 năm hoạt động, có gần 3000 lượt bản báo cáo tài chính của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 1000 lượt bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam được Kiểm toán. tổng doanh thu của các công ty kiểm toán Việt Nam trong 6 năm qua đã đạt được trên 84 tỷ đồng. 1.1.3. Kiểm toán nội bộ ở nước ta, Kiểm toán nội bộ đã thực hiện gắn liền với hoạt động Kiểm toán và quản lý, có tính chất bắt buộc và cưỡng chế theo yêu cầu của Giám đốc (Hội đồng quản trị) đối với các đơn vị, các hoạt động thuộc quyền. Cho đến nay, chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Kiểm toán nội bộ cũng chưa được quan niệm thống nhất đặc biệt là trong hoạt động Kiểm toán hiệu qủa kinh doanh và năng lực quản lý. Kiểm toán nội bộ chưa xây dựng đựơc quy trình kỹ thuật riêng và chưa quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm toán khu vực này. ở Việt nam, theo yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, Kiểm toán nội bộ là hoạt động không thu phí đối với các đơn vị, bộ phận trực thuộc được Kiểm toán. Đối với Kiểm toán nội bộ ở các doanh nghiệp nhà nước, Kiểm toán viên nội bộ nhất thiết phải có chữ ký trong báo cáo tài chính vì chịu trách nhiệm trước Giám đốc cũng chịu trách nhiệm trước Nhà nước. 1.2. Những mặt đạt được của Kiểm toán Việt Nam Mặc dù ra đời sau, song từ đó đến nay những hoạt động của Kiểm toán Việt Nam đã được các tổ chức Kiểm toán quốc tế, các cơ quan Kiểm toán tối cao đánh giá cao. Ngày 26/6/1996 Kiểm toán Việt Nam được công nhận là thành viên chính thức của "Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao INTOSAI" và đến 11/1997 đã trở thành thành viên của tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao Châu á 1.2.1 Hoạt động Kiểm toán nhà nước Tuy Kiểm toán nhà nước mới ra đời năm 1994 những đã từng bước khẳng định vai trò không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra kiểm sát của nhà nước. Với hơn 2500 cuộc Kiểm toán đã đựoc thực hiện ở hầu hết các Bộ, ngành, địa phương, các chương trình quốc gia và các chương trình xây dựng cơ bản trọng điểm trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, trong các đơn vị kinh tế của Đảng. Kiểm toán nhà nước đã phát hiện tăng thu, tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước gần 2500 tỷ đồng. Điều có ý nghĩa quan trọng nữa là qua Kiểm toán nhà nước giúp cho lãnh đạo các đơn vị nâng cao về chế độ chính sách của nhà nước để có quyết định đúng đắn hơn. Trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước đến nay bộ máy của ngành đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển với 4 đơn vi Kiểm toán chuyên ngành, một văn phòng, một trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ, một phòng thanh tra và kiểm tra nội bộ thuộc tổng kiểm toán nhà nước và 4 Kiểm toán nhà nước khu vực (phía Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nam Bộ). Từ chỗ ban đầu chỉ có hơn 30 người đến nay Kiểm toán nhà nước có gần 500 cán bộ công nhân viên trong đó có hơn 400 người là Kiểm toán viên. Tuy còn thiếu nhiều so với nhiệm vụ của ngành những số cán bộ hiện có đã đáp ứng được nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn đầu thành lập. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đều được đào tạo có hệ thống, số tốt nghiệp đại học trở lên chiếm 88%, riêng Kiểm toán viên 100% đều tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán và một số chuyên ngành kinh tế kỹ thuật. Những con số Kiểm toán còn cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước tình hình quản lý và sử dụng các nguồn lực ngân sách nhà nước trong từng địa phương và đơn vị, cung cấp các thông tin xác thực cho các cơ quan quản lý về thực trạng thu-chi điều hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Nó cũng là một trong những căn cứ để Quốc hội xem xét quyết định phân bổ và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Bên cạnh nhiệm vụ chính là xây dựng bộ máy và thực hiện kế hoạch Kiểm toán hàng năm, Kiểm toán nhà nước cũng đã tiến hành công tác chuẩn bị cho hướng phát triển lâu dài của ngành như: Nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến địa vị pháp lý, chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ chế hoạt động của Kiểm toán nhà nước; nghiên cứu soạn thảo chuẩn mực và qui trình Kiểm toán... Công tác triển khai nghiên cứu các đề tài được thực hiện một cách nghiêm túc, khẩn trương và đảm bảo hoàn thành đúng kế hoạch về chất lượng, khối lượng, tiến độ và cả về trình tự và thủ tục quản lý khoa học. Thành quả của nghiên cứu khoa học đã trợ giúp to lớn và quan trọng cho sự định hình đổi mới nhận thức, cơ chế hoạt động, tổ chức và nghiệp vụ Kiểm toán. Đến nay, sau một thời gian chuẩn bị nghiêm túc và công phu, pháp lệnh Kiểm toán nhà nước đang được Chính phủ và Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ xem xét thông qua tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động Kiểm toán nhà nước . Năm năm qua, Kiểm toán nhà nước cũng thu được một số kết quả nhất định tronglĩnh vực hợp tác quốc tế. Đó là Kiểm toán nhà nước còn quan hệ song phương và đa phương với cac cơ quan Kiểm toán tối cao của nhiều nước trên thế giới. Bước đâù thực hiện có kết quả những dự án do Ngân hàng phát triển Châu á và dự án GTZ do CHLB Đức tài trợ. Những quan hệ đối ngoại trên đây đã góp phần nâng cao vị thế của Kiểm toán nhà nước trên trường quốc tế và trong khu vực, mở ra khả năng hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp tranh thủ được sự trợ giúp của các nước và các tổ chức quốc tế về cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên cứu, đào tạo. 1.2.2. Hoạt động kiểm toán độc lập Sự ra đời và hoạt động của hệ thống các công ty Kiểm toán độc lập đã giúp ích cho các nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài hiểu biết và chấp hành đúng luật lệ về kinh tế, quản lý, thuế, phần chia lợi nhuận, kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các công ty kế toán, kiểm toán đã có công giúp truyền bá và đưa những thông lệ phổ biến của quốc tế về kế toán và Kiểm toán vào Việt Nam, các qui định về quản lý tài chính Nhà nước vào cuộc sống, hỗ trợ và thay thế một phần đáng kể công việc của các cơ quan chủ quản. Các dịch vụ về tư vấn Kiểm toán độc lập như hoạt động trung gian giúp cho các doanh nghiệp hiểu nhau và tin tưởng nhau để cùng nhau làm ăn, hạn chế rủi ro của từng bên liên doanh, giúp cho những người trung gian yên tâm sử dụng các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tình hình về các công ty Kiểm toán độc lập ở Việt Nam (Theo số liệu thống kê đến 31/12/1996) Stt Tên công ty Số lượng nhân viên Số lượng văn phòng Doanh thu năm 1996 (1000USD) 1. Công ty Kiểm toán VACO 90 04 550 2. Công ty Kiểm toán AASC 140 04 500 3. Công ty tư vấn và Kiểm toán A&C 78 02 490 4. Công ty tư vấn và Kiểm toán AFC 70 03 500 5. Công ty Kiểm toán Đà Nẵng 20 01 90 6. Công ty Kiểm toán và tin học AISC - - - 7. Công tyKiểm toán Hạ Long HAACO 18 01 45 8. Công ty Kiểm toán Thuỷ Chung 20 01 10 9. Công ty VACO-DTT 50 20 - 10 Công ty Cooper & Lybrand-AISC 86 04 1400 11. Công ty Ernts &Young VN (E&Y) - - - 12. KPMG 100 02 - 13. Price Waterhouse 120 02 - 14. ARthu Andersen VN (AA) 63 02 - 1.2.3 Hoạt động Kiểm toán nội bộ ở Việt Nam, hoạt động của Kiểm toán nội bộ nhìn chung đã thực hiện khá đầy đủ chức năng nhiệm vụ quyền hạn về cơ bản hoạt động của Kiểm toán nội bộ đã góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp chủ doanh nghiệp khắc phục những khâu chủ yếu, ngăn chặn và xử lý các gian lận và sai sót trong hoạt động Kiểm toán nội bộ còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. 1.3. Những tồn tại trong hoạt động Kiểm toán 1.3.1. Về Kiểm toán nhà nước Bên cạnh những kết quả đạt được, kiểm toán Nhà Nước còn tồn tại một số hạn chế nhất định như hiệu lực hoạt động Kiểm toán còn hạn chế, chưa đủ mạnh để đi sâu làm rõ những sai phạm trong quản lý, điều hành và sử dụng ngân sách nhà nước. Phạm vi Kiểm toán nhà nước còn hạn hẹp, khối lượng thu chi ngân sách được Kiểm toán hàng năm còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu chi ngân sách, chất lượng Kiểm toán chưa cao, mới chỉ dừng lại ở việc xem xét, xử lý những vấn đề riêng lẻ của từng đối tượng Kiểm toán mà chưa đi sâu phân tích tổng hợp để đưa ra giải pháp có tính chất vĩ mô. Ngoài ra, còn xuất hiện một vài hiện tượng cá biệt trong đội ngũ Kiểm toán viên phản ánh sự thiếu trong sáng trong công việc và trong sinh hoạt làm ảnh hưởng đến thành danh của Kiểm toán nhà nước. 1.3.2. Về Kiểm toán độc lập Kiểm toán độc lập chủ yếu là còn thiếu các qui trình hướng dẫn có tính chất chuẩn mực Kiểm toán riêng của Việt Nam làm cơ sở cho việc đào tạo nhân viên, chỉ đạo hoạt động và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Cũng có sự khác biệt khá nhiều giữa các công ty Kiểm toán quốc tế và công ty Kiểm toán Việt Nam. Người Việt Nam chưa hiểu nhiều và hiểu khác nhau về Kiểm toán độc lập. Có người đề cao vai trò của Kiểm toán, coi kết qủa Kiểm toán như kết luận cuối cùng, hoàn thiện. Có người lại coi Kiểm toán như thêm một bước thủ tục hành chính phiền hà 1.3.3. Về Kiểm toán nội bộ Hoạt động Kiểm toán nội bộ còn mang tính hình thức Phương thức tham mưu Kiểm toán đã xuất hiện ở một vài ngành và một số doanh nghiệp những chưa được đúc kết một cách đầy đủ. Tính độc lập khách quan của Kiểm toán nội bộ không cao. Chất lượng của cuộc Kiểm toán nội bộ còn phụ thuộc vào quan điểm và sự hiểu biết của lãnh đạo đơn vị với hoạt động kiểm toán. 1.4. Nguyên nhân của những tồn tại trên Sở dĩ còn tồn tại những hạn chế trên đây là vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất: chưa có luật và pháp lệnh cụ thể hướng dẫn cho Kiểm toán Việt Nam, hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán, các chế độ chính sách của nhà nước chưa thống nhất. Chưa có quy trình, quy chế Kiểm toán cho từng loại Kiểm toán. Thứ hai: Đội ngũ Kiểm toán viên còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm nhà nước chưa quan tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Kiểm toán viên đặc biệt là Kiểm toán viên nội bộ do đó mặc dù có phẩm chất tốt, cần cù chịu khó nhưng trình độ chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao. Thứ ba: Bộ Tài Chính chưa kiểm tra và chưa soát xét chất lượng Kiểm toán và các công ty Kiểm toán đặc biệt là các công ty nước ngoài chưa đăng ký danh sách Kiểm toán viên, chưa thi tuyển theo quy định làm cho sự khác biệt giữa Kiểm toán viên trong nước và Kiểm toán viên nước ngoài về trình độ cũng như sự hiểu biết luật lệ Việt Nam còn tồn tại. Thư tư: Một số công ty Kiểm toán chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, chưa có sự quy định rõ quyền lợi cho Kiểm toán viên nội bộ. 2. một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán ở nước ta hiện nay 2.1. Đối với Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước phải sớm phát triển mạnh để thực hiện chế độ Kiểm toán bắt buộc đối với mọi cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước, Nghị quyết BCHTW 3 Khoá VIII của Đảng đã khẳng định. Muốn vậy, trong vòng 2-3 năm tới Kiểm toán nhà nước phải được kiện toàn tổ chức thành một hệ thống toàn ngành với khoảng 1000 Kiểm toán vien đạt tiêu chuẩn quy định về đạo đức, phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Nhà nước sớm ban hành luật kiểm toán trước mắt là Pháp lệnh Kiểm toán, trong đó quy định rõ về vị trí pháp lý, chức năng nhiệm vụ, hệ thống tổ chức bộ máy, đối tượng của cả hệ thống, từng bộ phận cấu thành và của mỗi Kiểm toán viên nhà nước. Trong Luật (Pháp lệnh) Kiểm toáncũng phải xác định gía trị của báo cáo kiểm toán và trách nhiệm phối hợp trong Kiểm toán nói riêng và giữa Kiểm toán với hoạt động của các cơ quan khác: thanh tra, quản lý tài chính, điều tra, kiểm sát, trong và ngoài doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức sự nghiệp kinh tế nói chung. + Để Kiểm toán nhà nước có đủ tầm hoạt động khách quan, độc lập theo pháp luật ta thấy rằng hệ thống này phải là một cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Quốc hội (trực tiếp là Uỷ ban thường vụ Quốc hội). Kiểm toán nhà nước hoạt động theo kế hoạch dài hạn và hàng năm, quý, tháng trên cơ sở chwong trình chỉ thị của Quốc hội, UBTVQH, chỉ thị của Chủ tịch nước và yếu cầu của Thủ tướng Chính phủ, có sự phối hợp chặt chẽ, đúng chức năng, phạm vi hoạt động với các cơ quan._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1312.doc
Tài liệu liên quan