mục lục
Lời nói đầu
Những năm gần đây, nhất là từ khi nước ta thực hiện công cuộc chuyển đổi nền kinh tế: “Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, gọi tắt là nền kinh tế thị trường,vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN” , đất nước ta đã có nhiều khởi sắc, nền kinh tế của nước tâ đã có nhiều bước phát triển vượt bậc, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng các n
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách- Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, phân công lao động đang tiến triển theo hướng chuyên môn hóa sâu, hiệp tác hóa rộng… Đời sống của nhân dân ngày càng được chăm lo, cải thiện, y tế, giáo dục đã được quan tâm phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là: sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; tình trạng thất nghiệp đã và đang gia tăng không chỉ ở thành thị mà còn ở các vùng nông thôn, tệ nạn xã hội đang bùng nổ ở mức báo động, đặc biệt là tệ nạn ma túy và mại dâm…Và đặc biệt hơn nữa là sự phân hóa giàu nghèo, sự chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi càng lớn. Sự chênh lệch này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song về cơ bản vẫn là xuất phát từ tình trạng thiếu việc làm hoặc sử dụng lao động không có hiệu quả.
Nằm trong bối cảnh chung đó của toàn xã hội, huyện Nam Sách thuộc tỉnh Hải Dương cũng không tránh khỏi những hạn chế trong phân công, bố trí và sử dụng nguồn lao động dồi dào của huyện. Do vậy, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, Đảng bộ và nhân dân huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác phân bố và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu thực tế ở huyện Nam Sách em thấy vấn đề sử dụng lao động của huyện tuy đã có hiệu quả song phần nào vẫn còn điểm chưa hợp lý nên em đã chọn đề tài:
"Một số ý kiến về phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách- tỉnh Hải Dương" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Những lý luận cơ bản về phân bố và sử dụng nguồn nhân lực.
Chương II: Thực trạng tình hình phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở huyện Nam Sách trong thời gian tới.
Qua bài viết, em xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân cùng các Chú, anh(chị) trong phòng Tổ chức -lao động xã hội huyện Nam Sách đã giúp em hoàn thành bài viết này.
Nam Sách, ngày 6/5/2005
Sinh viên : Đặng Thị Hải
Chương
Những lý luận cơ bản về phân bố và sử dụng
nguồn nhân lực
I. Khái niệm về nguồn nhân lực và sử dụng nguồn nhân lực.
1. Khái niệm về nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn nhân lực là một khái niệm phức tạp và được nghiên cứu dưới nhiều giác độ khác nhau:
- Thứ nhất: Nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường ( không bị dị tật bẩm sinh hay khiếm khuyết).
- Thứ hai: Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Với cách hiểu này, nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động.
- Thứ ba: Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực nhưng đều thống nhất với nhau đó là nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội.
Nguồn nhân lực được nghiên cứu về số lượng và chất lượng.
- Về số lượng: Được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực, các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với chỉ tiêu qui mô và tốc độ tăng dân số. Qui mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại.
- Về chất lượng: Nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: Trạng thái, sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực phẩm chất.
Khái niệm nguồn nhân lực là khái niệm mới được vận dụng vào Việt Nam. Trong thực tế chúng ta thường dùng một số thuật ngữ có liên quan như:
- Nguồn lao động: Bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
- Lực lượng lao động: là bộ phận của nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và những người tốt nghiệp, song có nhu cầu tìm việc làm.
2. Phân loại nguồn nhân lực.
Tùy theo giác độ nghiên cứu mà người ta phân chia nguồn nhân lực theo nhiều tiêu thức khác nhau:
2.1. Căn cứ vào nguồn hình thành nguồn nhân lực.
2.1.1. Nguồn nhân lực có sẵn trong dân số.
Nguồn lực này bao gồm toàn bộ những người nằm trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không làm việc. Theo thống kê của liên hợp quốc khái niệm này gọi là dân số hoạt động, có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân số theo tuổi lao động quy định.
2.1.2. Nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế.
Đây là số người có công ăn việc làm đang hoạt động trong các ngành kinh tế và văn hóa xã hội.
Như vậy, nguồn nhân lực sẵn có trong dân số và nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế có sự khác nhau. Sự khác nhau này là do một số bộ phận những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau chưa tham gia vào hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có việc làm nhưng không muốn làm việc hoặc còn đang học tập hoặc có nguồn thu nhập khác không cần đi làm).
Khi có số liệu về dân số hoạt động và dân số hoạt động kinh tế người ta tính được một số chỉ tiêu về mức đảm nhiệm sau:
Mức đảm nhiệm Tổng số dân số - Số nhân khẩu hoạt động
của 1nhân khẩu = ---------------------------------------------------
hoạt động Số nhân khẩu hoạt động
Mức đảm nhiệm của 1 Tổng số dân số - Số nhân khẩu hoạt động kinh tế
nhân khẩu hoạt động = --------------------------------------------------------
kinh tế Số nhân khẩu hoạt động kinh tế
Mức đảm nhiệm về Số nhân khẩu phải nuôi
gia đình của 1 nhân khẩu = ---------------------------------
hoạt động Số nhân khẩu hoạt động
Mức đảm nhiệm về gia Số nhân khẩu phải nuôi
gia đình của một nhân = --------------------------------------------
khẩu hoạt động kinh tế Số nhân khẩu hoạt động kinh tế
Qua chi tiêu về mức đảm nhiệm ở trên :Nếu tỷ lệ các nguồn nhân lực trong số dân thấp thì số người phải nuôi của một lao động sẽ cao và ngược lại nếu tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số cao thì số người phải nuôi của một lao động ít hơn .
2.1.3. Nguồn nhân lực dự trữ bao gồm những người nằm trong độ tuổi lao động nhưng vì các lý do khác nhau họ chưa có công việc làm ngoài xã hội.
* Những người làm việc nội trợ trong gia đình : Khi điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi ,nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngoài xã hội , họ có thể nhanh chóng rời bỏ hoạt động nội trợ để làm công việc thích hợp ngoài xã hội .Đây là nguồn lực đáng kể .
Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn dự trữ quan trọng và có chất lượng ,nguồn này được phân chia như sau:
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động ,tốt nghiệp phổ thông ,không muốn tiếp tục học nữa , muốn tìm việc làm .
- Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động nhưng chưa hết phổ thông , không tiếp tục học nữa ,muốn tìm việc làm .
- Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động : đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp ( trung cấp ,cao đẳng, đại học ) thuộc các chuyên môn khác nhau tìm việc làm .
* Những người đã hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự cũng thuộc nguồn lực dự trữ có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế .
* Những người trong độ lao động nhưng đang bị thất nghiệp ( có thể hoặc không có nghề ) muốn tìm việc làm .
2.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất của xã hội.
Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận nguồn nhân lực tham gia vào nền sản xuất xã hội người ta chia ra :
+Nguồn lao động chính : Đây là bộ phận nằm trong độ tuổi lao động , có khả năng lao động và là bộ phận quan trọng nhất .
+Nguồn lao động phụ : Đây là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể và cần tham gia vào nền sản xuất .Thực tế có một bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động vì nhiều nguyên nhân hiện đang tham gia vào nền sản xuất .Đối với nền kinh tế kém phát triển thì nhu cầu làm việc của số người này càng cao . ở nước ta qui định người ở độ tuổi 12,13,14 , những người quá tuổi từ 56-60 đối với nữ và 61-65 đối với nam được tính vào bộ phận này .
+Nguồn lao động khác : là bộ phận nguồn nhân lực hàng năm được bổ sung thêm từ bộ phận xuất khẩu lao động hồi hương, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về
3. Phương pháp xác định nguồn nhân lực.
Việc xác định nguồn nhân lực tại một thời điểm nào đó trong tương lai có nhiều phương pháp xác định nguồn nhân lực trong đó:
Thứ nhất : Xác định quy mô dân số
D1 = D0 (1+ Kds )t
Trong đó: D1 : là dân số kỳ kế hoạch
D0 : là dân số kỳ báo cáo .
Kds : tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số trong kỳ .
t : là khoảng thời gian từ năm báo cáo đến năm kế hoạch .
Thứ hai:- Dự báo nguồn nhân lực trong độ tuổi có 2 phương pháp xác định nguồn nhân lực trong độ tuổi. Đó là:
+ Phương pháp tỷ lệ : thực chất của phương pháp này là dựa vào dân số của năm kế hoạch và tỷ lệ của nguồn nhân lực trong năm kế hoạch để tính ra nguồn này .
N1=D1 . K
K: là tỷ trọng nguồn nhân lực chính trong dân số kỳ kế hoạch .
N1: là nguồn nhân lực thời kỳ báo cáo .
D1: là dân số kỳ báo cáo .
+Phương pháp chuyển tuổi : Thực chất của phương pháp này căn cứ vào độ tuổi của dân số trong thời kỳ báo cáo để tính toán và chuyển dịch sang thời kỳ dự báo .
- Xác định số người trong độ tuổi lao động : là dựa vào số người trong độ tuổi lao động của năm báo cáo cộng thêm số người sẽ đến tuổi lao động và trừ đi số người quá tuổi lao động và mất sức lao động trong kỳ dự báo .
L= L1 +T1 -G 1 -M 1
L: số người trong tuổi có khả năng lao động kỳ dự báo .
L1 :số người trong tuổi lao động ở kỳ báo cáo còn sống trong kỳ dự báo . T1: số thanh niên đến tuổi lao động kỳ dự báo .
G1: số người già quá tuổi lao động kỳ dự báo .
M1: là số người mất sức trong tuổi lao động kỳ dự báo .
-Xác định số người ngoài tuổi có khả năng lao động. Đối với nước ta những người được xác định trên độ tuổi lao động nam từ 61-65 , nữ từ 56-60 tuổi Cứ 2 người trên độ tuổi lao động được quy đổi thành 1 lao động trong độ tuổi .
G0kh (1-Cg )t
G1qd = ----------------------
2
G1qd : số người quá tuổi nhưng còn khả năng lao động ở kỳ kế hoạch hoặc kỳ dự báo được quy đổi .
G0kh: số người sẽ quá tuổi quy định ở kỳ báo cáo nhưng còn khả năng lao động .
Cg : tỷ lệ chết của nhóm tuổi này .
- Xác định nguồn nhân lực dưới tuổi lao động . Theo phương pháp này thì cứ 3 lao động dưới độ tuổi thì được tính là một lao động trong độ tuổi .
T0kh (1- Ct)t
T1qd = --------------------
3
T1qd :là số người chưa đến tuổi lao động nhưng có khả năng lao động ở kỳ dự báo và được quy đổi .
T0kh : số người chưa đến tuổi lao động nhưng có khả năng lao động .
Ct : tỷ lệ chết của nhóm tuổi này .
Việc xác định quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực được thực hiện thông qua tổng điều tra dân số hoặc điều tra thực trạng lao động và việc làm hàng năm. Thực trạng lao động và việc làm được áp dụng để điều tra do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định được xác định như sau :
3.1. Dân số hoạt động kinh tế.
Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc làm. Đây là lực lượng quan trọng nhất.
+ Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên : là những người từ đủ tuổi 15 trở lên có tổng số ngày làm việc và ngày có nhu cầu làm thêm lớn hơn hoặc bằng 183 ngày .
+ Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên là những người từ đủ tuổi 15 trở lên có tổng số ngày làm việc trong năm nhỏ hơn 183 ngày .
3.2. Dân số không hoạt động kinh tế.
Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người từ đủ tuổi 15 trở lên không thuộc bộ phận có việc làm và không có việc làm. Những người này không hoạt động kinh tế vì các lý do : đang đi học, đang làm công việc nội trợ, già cả mất sức, mất khả năng lao động.
3.3. Người thất nghiệp.
Người thất nghiệp là những người từ đủ tuổi 15 trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế trong thời điểm điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc .
3.4. Tỷ lệ người có việc làm.
Là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế .
Nnl
Tvl% = --------------------
Dkt
Tvl: % người có việc làm
Nnl: số người có việc làm
Dkt:dân số hoạt động kinh tế
3.5. Tỷ lệ người thất nghiệp.
Là tỷ lệ % số người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế .
Ntn
Ttn% = ------------------
Dkt
Ttn : Tỷ lệ thất nghiệp
Ntn : Số người thất nghiệp
3.6. Tỷ lệ người thiếu việc làm.
Là tỷ lệ người thiếu việc làm so với dân số hoạt động kinh tế .
Ntvl
Ttvl % = ---------------
Dkt
Ttvl : tỷ lệ thiếu việc làm .
Ntvl: Số người thiếu việc làm
3.7. Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ.
Là tỷ lệ % số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế .
Nđvl
Tđvl % = -----------------
Dkt
Tđvl : Tỷ lệ người có việc làm đầy đủ
4. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực.
4.1. Khái niệm phân bố nguồn nhân lực.
Là sự phân phối bố trí, sắp xếp hình thành nguồn nhân lực theo xu hướng có tính quy luật và theo xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực, các ngành, các khu vực và các vùng lãnh thổ của đất nước.
Phân bố lại nguồn nhân lực tức là sự sắp xếp lại hoặc bố trí lại nguồn nhân lực nhưng sự phân bố, sắp xếp lại này có sự thay đổi về cơ cấu, cấu trúc của nguồn nhân lực theo một muc tiêu nhất định.
Phân bố lại nguồn nhân lực là sự dịch chuyển cơ cấu nhân lực theo một quy luật, một xu hướng tiến bộ hơn so với trước nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế.
4.2. Khái niệm sử dụng nguồn nhân lực.
Sử dụng nguồn nhân lực là hình thức phân công người lao động vào công việc có đặc tính khác nhau về chuyên môn, hình thái.
Nói đến sử dụng nguồn nhân lực là nói đến việc làm.
Việc làm là một khái niệm thuộc phạm trù hoạt động của con người, mọi hoạt động của con người được biểu hiện đa dạng và sinh động qua các dạng việc làm trong các hình thái kinh tế xã hội.
Nói đến việc làm là nói đến một nơi làm việc, một đối tượng lao động, một công cụ lao động, một quá trình đào tạo cụ thể.
Khi đề cập đến vấn đề việc làm thì sức lao động có vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố cơ bản của một quá trình sản xuất chiếm vị trí quyết định tới sự phát triển.
Sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả thực chất là việc phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý sao cho việc sử dụng nguồn nhân lực đạt được mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội.
* Nội dung cơ bản của sử dụng nguồn nhân lực.
+ Nguồn lao động và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động.
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động phụ thuộc vào qui mô, chất lượng nguồn lao động. Qui mô và chất lượng nguồn lao động ở mỗi quốc gia là khác nhau. Nó phụ thuộc vào qui mô chất lượng dân số, tỷ lệ nguồn lao động, dân số, điều kiện tự nhiên xã hội của từng nước.
+ Thực chất của sử dụng hợp lý nguồn lao động là giải quyết việc làm hợp lý cho người lao động.
+ Sử dụng hợp lý nguồn lao động giữa hai khu vực sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất.
+ Sử dụng nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
+ Sử dụng nguồn nhân lực theo thành phần sử dụng.
Giải quyết việc làm hợp lý nguồn nhân lực là quá trình đưa nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội hay nói cách khác đó là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Tạo việc làm trong nền kinh tế quốc dân phải tạo ra đồng bộ cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và các ngành nghề khác, tạo việc làm ở nông thôn, đô thị trong nước và nước ngoài.
Trong đó:
+ Tạo việc làm ở nông thôn:
Dân số nước ta chủ yếu là hoạt động trong nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm trên 80% tổng dân số cả nước. Song, vấn đề tạo việc làm trong nông nghiệp nông thôn phải tùy theo điều kiện sản xuất của từng vùng , của khu vực mà có phương hướng tạo việc làm cho phù hợp. Trước mắt chúng ta phải cải tạo, nâng cấp hiệu quả sử dụng ruộng đất, áp dụng các biện pháp mở rộng diện tích canh tác, thâm canh tăng vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác vào sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động.
+ Tạo việc làm ở đô thị:
Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho nhu cầu có việc làm của lực lượng lao động trong khu vực đô thị phát triển nhanh hơn tốc độ giải quyết việc làm. Thêm vào đó, lực lượng lao động ở nông thôn khi hết thời vụ muốn ra đô thị kiếm việc làm, đẩy nhanh sức ép về việc làm ở khu vực đô thị. Do vậy, để tạo việc làm ở đô thị cần phát triển các khu công nghiệp, phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất.
II. Sự cần thiết phải nghiên cứu việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực.
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong đời sống kinh tế xã hội.
Nguồn nhân lực là một trong những tài nguyên quý giá để góp phần phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của các ngành.
Nếu không có nguồn nhân lực kinh tế sẽ không phát triển .Điển hình là các cường quốc về kinh tế ở Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc tuy nghèo về tài nguyên thiên nhiên nhưng họ đã biết dựa vào nguồn nhân lực hiện có của đất nước để phát triển kinh tế .Từ một nước nghèo, lạc hậu, tài nguyên thiên nhiên khan hiếm nhưng họ đã biết phát huy sức mạnh nguồn tài nguyên sẵn có đó là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế .Đến nay, các nước này đã đạt được sự tăng trưởng khá nhanh nhờ vào sự phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực vào các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
Qua đó ta có thể thấy rằng nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, đó là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn kiệt nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
2. Sự cần thiết phải phân bố và sử dụng lao động hợp lý.
Nguồn nhân lực không chỉ là những chủ thể của sản xuất mà còn là yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất, là yếu tố năng động quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chúng ta dựa chủ yếu vào việc khai thác và sử dụng, tái tạo tốt nhất nguồn sản xuất sẵn có của đất nước trong đó nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng nhất.
Trong điều kiện nguồn lao động ở nước ta khá dồi dào, chưa sử dụng hết kể cả ở nông thôn và thành thị. Nếu không có biện pháp huy động sử dụng lao động thì nguồn lao động dư thừa sẽ bị lãng phí theo thời gian và không thể lấy lại được. Biện pháp quan trọng là tận dụng nguồn lao động dồi dào để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống dân cư.
Huy động sử dụng lao động vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng chính là biến lao động sống ngưng kết trong đất đai ,trong các công trình cơ sở hạ tầng trở thành tài sản cố định và phát huy tác dụng lâu dài đối với việc phát triển sản xuất và mở mang việc làm, tác dụng nâng cao mức sống vật chất tinh thần ở nông thôn , giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giảm bớt dòng di dân ra thành thị.
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực thực chất là việc phân bố nguồn nhân lực một cách hợp lý sao cho việc sử dụng nguồn nhân lực đạt được mục đích tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội .
Đối với nước ta là một nước có đặc điểm dân số trẻ,tỷ lệ tăng dân số hàng năm vẫn ở mức tương đối cao, nền sản xuất xã hội vẫn còn ở giai đoạn thấp, nguồn lao động dồi dào. Hàng năm số người bước vào tuổi lao động theo dự kiến là 1,2 triệu người .Với nguồn nhân lực hàng năm như vậy đòi hỏi phải tạo ra được nhiều việc làm cho nguồn nhân lực. Trong khi nền kinh tế còn chậm phát triển, tỷ lệ người thất nghiệp , thiếu việc làm vẫn còn khá cao,nên tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao đông là rất quan trọng, nhưng cần thiết phải bố trí sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý để vừa tạo được công ăn việc làm cho người lao động vừa thúc đẩy kinh tế phát triển.
Nếu chúng ta không biết phân bố và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dồi dào, một thế mạnh của đất nước để phát triển kinh tế, nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển thì ngược lại gây lãng phí nguồn nhân lực, nền kinh tế sẽ bị kìm hãm , thu nhập của người lao động giảm sút, sự phân hóa giàu nghèo tăng nhanh, tệ nạn xã hội sẽ có điều kiện phát triển.
Phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực giúp người lao động tham gia vào quá trình sản xuất xã hội đó là yêu cầu nguyện vọng của người dân và cũng là điều kiện cơ bản để tồn tại và phát triển loài người.
III. Nội dung của phân bố và sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam.
1. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất.
Phương pháp luận chia hai lĩnh vực này dựa trên sự phân chia lao động sản xuất và lao động không sản xuất chủ yếu xuất phát từ tính chất vật chất của lao động .
Lao động sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất ,mang hình thái hiện vật gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.Nó sáng tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Tính chất của lao động này biểu hiện ra ở chỗ nó được vật chất hóa .
Lao động không sản xuất vật chất cũng là lao động có ích cần thiết đối với xã hội. Trong điều kiện hiện nay vai trò của lao động hoạt động trong lĩnh vực này càng trở nên quan trọng , vì lẽ đó khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Giữa các nước có trình độ phát triển khác nhau thì cơ cấu nguồn nhân lực trong hai lĩnh vực nay khác nhau. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất chiếm một tỷ lệ lớn và cao hơn so với lực lượng lao động trong các ngành sản xuất vật chất. Đối với các nước nghèo, kinh tế chậm phát triển thì ngược lại tỷ lệ lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất lại cao hơn so với lao động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất.
Trong kĩnh vực sản xuất vật chất, đối với các nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao thì lực lượng lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn so với ngành sản xuất nông nghiệp, còn các nước có nền kinh tế kém phát triển, tỷ lệ lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp lại cao hơn so với ngành công nghiệp.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì trong các lĩnh vực phi sản xuất vật chất như các ngành khoa học , giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa xã hội, du lịch, bảo hiểm xã hội ngày càng phát triển. Sự phân bố nguồn nhân lực vào các ngành này cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong khi đó tỷ trọng nguồn nhân lực hoạt động trong các bộ phận quản lý nhà nước có xu hướng giảm đi. Do có các ứng dụng khoa học công nghệ, các thành tựu khoa học vào công việc quản lý đã giảm lực lượng lao động vào các ngành này.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu vật chất của con người càng đáp ứng đầy đủ hơn. Không chỉ nhu cầu về vật chất như ăn, mặc, ở, tiện nghi sinh hoạt mà con người có nhu cầu về tinh thần vui chơi giải trí như du lịch , các dịch vụ giả trí. Do vậy, để đáp ứng được nhu cầu này các dịch vụ đó phải phát triển kéo theo lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên. Khi mà nhu cầu về tinh thần ngày càng được chú trọng ưu tiên thì lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực không sản xuất ngày càng tăng.
Đối với nước ta, sự dịch chuyển cơ cấu lao động giữa hai lĩnh vực này còn chậm. Để lựa chọn được những chiến lược phát triển kinh tế phù hợp, đặc biệt là phải tìm cách tăng năng suất lao động và thu nhập quốc dân tính theo đầu người thì chúng ta phải biết phân bố và sử dụng lao động hợp lý trong các ngành, các lĩnh vực. Cụ thể là dịch chuyển cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất vật chất và tăng tỷ trọng lao động trong các ngành phi sản xuất vật chất
2. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong các ngành kinh tế.
Xu hướng biến đổi chung của sự phân bố này là tăng tỷ trong lao động trong ngành công nghiệp dich vụ, giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp để sử dụng tốt hơn nguồn lực hiện có vận dụng được những thành tựu hiện có của khoa học kỹ thuật.
Nước ta là một nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Phần lớn dân số sống ở nông thôn và sống dựa chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp.Nguồn nhân lực tập trung chủ yếu vào nông nghiệp. Trong khi đó đất đai sản xuất trong nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sự gia tăng dân số nhanh, dẫn đến năng suất lao động không ngừng giảm , trạng thái thiếu việc làm nguồn lao động bị dư thừa, tỷ suất sử dụng nguồn nhân lực vào sản xuất sản phẩm vật chất thấp.
Trong ngành công nghiệp, dưới sự tác động của khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại sẽ thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhiều ngành nghề mới tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đi đôi với sự biến đổi cơ cấu lao động theo hướng: Thu hút thêm lao động vào các ngành nghề mới, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn, nâng cao tỷ lệ lao động chất xám , lao động có kỹ thuật. Do đó, ngành công nghiệp sẽ thu hút và sử dụng ngày càng nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang.
Khi ngành công nghiệp phát triển đến một trình độ nhất định thì nhu cầu về các loại hình dịch vụ sẽ tăng lên, nó sẽ thu hút một lực lượng lao động từ công nghiệp chuyển sang hoạt động dịch vụ. ở các nước có ngành công nghiệp phát triển, tỷ lệ lao động trong khu vực dịch vụ là rất cao .Trong khi đó ngành nông nghiệp chỉ sử dụng một tỷ lệ rất nhỏ nguồn lực.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp nước ta như sau:
+ Chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản gắn với phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
+ Phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các ngành này phải chú trọng đổi mới công nghệ để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu đòi hỏi và điều kiện về vốn công nghệ, thị trường để phát huy tác dụng nhanh, có hiệu quả cao. Đó là ngành cơ khí, điện tử, tin học, dầu khí, than, xi măng, sắt thép, phân bón hóa chất.
Ngành công nghiệp chế biến ở nước ta hiện nay đang thu hút được khá nhiều lao động trong nông nghiệp chuyển sang. Các lao động này có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn chưa cao. Nông nghiệp là ngành cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, giá trị sản phẩm đã qua chế biến cao hơn nhiều so với nguyên liệu thô. Vì vậy, có thể khẳng định trong giai đoạn hiện nay công nghiệp chế biến giữ một vai trò quan trọng sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn.
3. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực giữa các vùng lãnh thổ.
Dân cư và nguồn nhân lực phân bố ở nước ta không đồng đều: Tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.
Đồng bằng Bắc Bộ nguồn nhân lực tập trung:22%.
Đồng bằng sông Cửu Long tập trung 21,82 % nguồn nhân lực.
Trong khi đó diện tích đất đai lại có hạn, dân số và nguồn nhân lực lại tăng nhanh. Còn ở các vùng trung du,miền núi đất đai rộng, dân cư thưa thớt, nguồn nhân lực khan hiếm. ở các vùng này rất thích hợp để trồng rừng, trồng cây công nghiệp, lập trang trại chăn nuôi.
Để phân bố và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tránh tình trạng lao động không sử dụng hết ở các vùng đồng bằng trong khi đó ở các vùng nông trung du miền núi lại thiếu lao động để khai thác, Nhà nước phải có các chính sách khuyến khích lao động vùng kinh tế ở các khu vực trung du miền núi nhằm làm giảm bớt sức ép về việc làm ở khu vực đồng bằng. Tận dụng có hiệu quả nguồn lực sẵn có không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn giải quyết tốt các vấn đề xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Chương II
Thực trạng tình hình phân bổ và sử dụng
nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
I. Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm kinh tế xã hội ở huyện Nam Sách
1. Quá trình hình thành và phát triển của huyện Nam Sách.
1.1. Quá trình hình thành.
Nam sách nằm trên dải đất của đồng bằng châu thổ Sông Hồng thuộc xứ Đông xưa, Nam Sách có lịch sử phát triển từ lâu đời, con người đến sinh cơ lập nghiệp khá sớm. Theo kết quả khảo cổ học gần đây nhất cho thấy ngay từ đầu Công Nguyên, mảnh đất này đã có con người sinh sống. Quá trình dựng nước, giữ nước và chinh phục thiên nhiên, những cư dân ở đây đã xây dựng nên láng xóm tươi đẹp như ngày nay. Nam Sách so với các huyện khác của tỉnh Hải Dương là huyện giữ được tên gọi lâu đời nhất. Những sử gia đời trước đã từng nói đến Nam Sách một địa danh trường tồn như: Nam Sách giang, Nam Sách lộ, Nam Sách thừa tuyên, Nam Sách phủ, Nam Sách huyện suốt từ thời Đinh, Lê, Lý, Trần đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đời Gia Long thứ III (1808), cả huyện Chí Linh, mấy Tổng của huyện Gia Lương (Bắc Ninh), một phần của huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) và Nam Sách, Thanh Hà (Hải Dương) ngày nay đều nằm trong một đơn vị hành chính chung gọi là phủ Nam Sách.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay, Nam Sách có thay đổi về tên gọi và địa giới hành chính. Từ tháng 7 năm 1947 đến tháng 12 năm 1948 Nam Sách cắt về tỉnh Hồng Quảng và từ tháng 12 năm 1949 đến tháng 2 năm 1955 Huyện Nam Sách cắt về tỉnh Quảng Yên. Từ tháng 4 năm 1979 đến tháng 4 năm 1997, huyện Nam Sách và huyện Thanh Hà hợp nhất thành một huyện lấy tên là huyện Nam Thanh. Đến tháng 4 năm 1997 Chính phủ lại cho tái lập hai huyện: Nam Sách và Thanh Hà.
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Nam Sách.
1.2.1. Vị trí địa lý và địa giới hành chính.
Nam Sách là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hải Dương, kinh độ 106'17 đến 106'23, vĩ độ 220 55.
Nam Sách nằm gần trung tâm của tỉnh Hải Dương, có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua như Quốc lộ 5, Quốc lộ 183, có Sông Thái Bình và sông Kinh Thầy bao bọc, phù sa màu m._.ỡ góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp. Huyện Nam Sách nằm ở phía Bắc tỉnh Hải Dương bao gồm 22 xã và 1 thị trấn, tiếp giáp với 6 huyện trong tỉnh và huyện Gia Lương của tỉnh Bắc Ninh, cụ thể :
- Phía Tây Bắc giáp huyện Gia Lương ( tỉnh Bắc Ninh.)
- Phía Bắc giáp huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương.)
- Phía Đông giáp huyện Kinh Môn ( tỉnh Hải Dương)
- Phía Đông giáp huyện Kim Thành ( tỉnh Hải Dương).
- Phía Nam giáp huyện Thanh Hà ( tỉnh Hải Dương).
-Phía Tây Nam giáp Thành phố Hải Dương.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng (tỉnh Hải Dương).
Với vị trí thuận lợi giáp với thành phố Hải Dương, Trung tâm văn hóa- chính trị của tỉnh, có tuyến đường 5 và quốc lộ 183 nối liền tam giác kinh tế Hà nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, cùng với những điều kiện thuận lợi của điều kiện tự nhiên và xã hội. Đó là những tiền đề có ý nghĩa quan trọng để Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Sách thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra, thu hút những thắng lợi toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế.
1.2.2. Địa hình, địa mạo.
Đất đai của huyện được hình thành do sự bồi lắng phù sa của sông Thái Bình. Do đó tính chất đất đai, cũng như địa hình, địa mạo mang tính điển hình của đất phù sa sông Thái Bình. Địa hình, địa mạo khá phức tạp, xét về tiểu địa hình đồng đều cao thấp xen kẽ nhau giữa vàn cao và bãi trũng. Tuy vậy, so với một số huyện nằm trong vùng đất phù sa sông Thái Bình, đây vẫn là huyện có địa hình bằng phẳng hơn.
1.2.3. Điều kiện khí hậu.
Nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu của huyện Nam Sách mang tính nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa khô, các mùa khác lượng mưa trung bình luôn ở mức cao, độ ẩm lớn cho nên rất thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230 C, lượng mưa bình quân năm từ 1600 - 1700 mm, lượng bốc hơi 1000 mm, độ ẩm không khí trung bình 80 - 90 %, do lượng mưa phân bố không đều ở các tháng trong năm nên gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của huyện.
1.2.4. Chế độ thuỷ văn:
Nam Sách có 50 km sông bao bọc đó là sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều. Do đó mức nước của hai con sông này lên cao, chênh lệch giữa Phả Lại đầu nguồn và Bá Nha cuối nguồn thường đạt mức xấp xỉ 3 m.
1.2.5. Khoáng sản vật liệu xây dựng.
Huyện Nam Sách được bao bọc bởi 2 con sông( Thái Bình và sông Kinh Thầy) đây là những sông có lượng phù sa tương đối lớn nên đất nông nghiệp có độ phì nhiêu cao, màu mỡ, thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài phát triển sản xuất nông nghiệp , một số xã trong vùng còn phát triển các ngành nghề thủ công như sản xuất đồ gốm, vật liệu xây dựng… Ngoài ra, do sông có khối lượng cát lớn nên đã hình thành nghề khai thác cát phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân trong huyện và các vùng xung quanh.
1.2.5/ Tình hình kinh tế xã hội.
Với diện tích đất tự nhiên 13.721 ha, dân số 139.184 người, là vùng đồng bằng Châu thổ sông Hồng được hình thành lâu đời, nông nghiệp phát triển đa dạng, có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao nên huyện Nam Sách có đủ mọi điều kiện để xây dựng một nền kinh tế Nông- Công nghiệp và một số ngành nghề truyền thống.
Năm 2004, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 5,2 triệu đồng/năm. lương thực bình quân trên đầu người 648kg/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế n đạt 10,5 %. Tổng giá trị sản phẩm(GDP) 588 tỷ đồng, số hộ giàu 35 %, hộ nghèo còn 4,15 %.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như: nạn thất nghiệp, thiếu việc làm, sự chênh lệch giàu nghèo, tệ nạn xã hội… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện Nam Sách. Điều đó đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với Đảng bộ và nhân dân toàn huyện.
1.2.6. Đất đai và đặc điểm thổ nhưỡng.
Nam Sách là huyện đồng bằng với tổng diện tích tự nhiên là 13.280,04 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp : 86001,9 ha
+ Đất thổ cư: 981,59 ha
+ Đất chuyên dùng: 2.700, 09 ha
+ Đất khác (chưa sử dụng): 996,45 ha
Diện tích đất canh tác hàng năm là 7087,10 ha được trồng các loại cây lương thực bao gồm đất thịt trong đồng và đất phù sa ngoài bãi soi ngoài đê; trong đó chủ yếu là đất thịt trong đồng phù hợp với cây lúa và cây rau màu.
1.2.7. Dân số.
Tính đến năm 2004, dân số của huyện Nam Sách có 139.700 người, trong đó: Nam 68.343 người
Nữ : 71.357 người
Số người trong độ tuổi lao động là 76.205 người.
Biến động dân số của huyện Nam Sách trong giai đoạn 2000 -2005 thể hiện thông quan bảng sau:
Biểu1 :Biến động dân số của huyện Nam Sách năm 2000 - 2004:
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1. Dân số TB(người)
136.825
137.550
138.217
138781
139700
- Dân số nam(người)
66.153
66827
67651
67459
68.343
- Dân số nữ(người)
70.672
70.723
70.566
71.322
71.357
2. Số trẻ em sinh ra(người)
1728
1709
1693
1658
1611
3. Tỷ suất sinh thô(CBI - %0)
12,63
12,43
12,25
11,95
11,53
4. Số người chết(người)
628
658
737
669
763
5. Tỷ suất chết thô(CDR- %0)
4,984
4,784
5,331
4,822
5,461
6. Số tăng tự nhiên(người)
1046
1051
956
989
848
Tỷ suất tăng tự nhiên(%0)
7,644
7,641
6,900
7,126
6,070
8. Số nhập cư(người)
858
257
920
1024
912
9.Tỷ suất nhập cư (%0)
6,271
1,868
6,656
7,378
6,528
10. Số người xuất cư (người)
600
405
413
440
641
11. Tỷ suất xuất cư(%0)
4,385
2,994
2,988
3,170
4,588
12. Di dân thuần tuý(người)
258
-148
507
584
217
13. Tỷ suất biến động cơ học(%0)
1,885
-1,076
3,668
4,208
1,939
14. Tỷ suất biến động dân số(%0)
9,530
6,565
10,585
11,334
8,0106.
Nguồn: Thống kê của UBDS- GĐ và Trẻ em
Qua bảng số liệu trên ta thấy giai đoạn 2000 - 2004, tỷ xuất nhập cư hầu như lớn hơn tỷ suất xuất cư. Năm 2003 số nhập cư lớn gấp 2,32 lần so với số xuất cư. Sở dĩ có sự biến động trong giai đoạn này là do trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập huyện Nam Sách , kinh tế của huyện tái lập bắt đầu phát triển, các khu công nghiệp mới được mở ra thu hút rất nhiều lao động của các vùng xung quanh kể cả những huyện khác. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã tạo việc làm cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn, ngành TTCN được phục hồi, việc chuyển giao đất nông nghiệp cho các khu công nghiệp cũng tạo ra việc làm cho phần lớn lao động nông nghiệp. Do đó, những lao động có nhu cầu việc làm không cần phải đi tìm việc làm ở nơi khác nữa mà họ được giải quyết việc làm ngay trên địa bàn huyện.
Biểu 2: Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính của huyện Nam Sách:
Tuổi
2000
2004
Tổng số
Nam
Nữ
Tổng số
Nam
Nữ
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
SN
%
0
1.934
1.32
1.002
0,73
932
0,59
1.611
1.12
837
0,6
774
0,52
1- 4
8.685
6,5
4.507
7,03
4.178
3,12
1.916
1,38
986
0,7
930
0,67
5- 9
15.138
11,3
7.799
5,85
7.339
5,5
15141
10,87
7.672
5,5
7.469
5,4
10- 14
16..580
12,4
8.579
6,4
8.001
6
15.980
11,5
8.116
5,82
7.864
5,64
15- 19
13.997
10,5
7.208
5,4
6.789
5,07
15.986
11,47
7.998
5,74
7.988
5,73
20- 24
9.810
7,33
4.715
3,5
5.095
3,8
14.002
10,04
6.514
4,67
7.488
5,37
25- 29
10.971
8,2
5.318
4
5.653
4,22
9.806
7,04
4.811
3,35
4.995
3,58
30- 34
10.056
7,5
4.750
3,6
5.306
4
10.923
7,8
5.209
3,7
5.714
4,1
35- 39
11.041
8,3
5.189
3,9
5.852
4,4
10.156
7,29
4.977
3,57
5.179
3,72
40- 44
9.338
7
4.316
3,22
5.022
3,75
11.021
7,9
5.364
3,85
5.657
4,05
45- 49
5.786
4,3
2.628
1,96
3.158
2,36
9.214
6,6
4.514
3,24
4.700
3,37
50- 54
3.689
2,7
1.788
1,34
1.901
1,42
5.719
4,1
2.762
1,98
2.958
2,12
55- 59
3.390
2,5
1.483
1,1
1.907
1,43
3.672
2,63
1.915
1,37
1.757
1,26
60- 64
4.194
3,13
1.838
1,37
2.356
1,76
3.420
2,45
1.621
1,16
1.799
1,29
65 - 69
4.300
3,2
1.822
1,36
2.478
1,85
4.210
3,02
1.712
1,22
2.498
1,8
70 - 74
3.164
2,36
1.208
0,9
1.956
1,46
4.314
3,09
1.816
1,3
2.498
0,92
75 - 79
1.995
1,5
606
0,45
1.389
1.04
1997
1,43
719
0,52
1.278
0,95
80+
1.640
1,22
397
0,29
1.243
0,93
1863
1,33
540
0,38
1.323
Nguồn: Thống kê của UBDS - GĐ và Trẻ em
Qua bảng cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi ta thẩy trẻ em từ 0 - 14 tuổi chiếm 30,2 %dân số năm 2000 và 12,02 % dân số năm 2004. Chứng tỏ dân số của huyện đã giảm do huyện đã thực hiện các chính sách giảm tỷ lệ sinh, giảm tốc độ gia tăng dân số.
Tỷ lệ trẻ em từ 0 -4 tuổi của huyện chiếm: năm 2000 là 7,82 %
Năm 2004 là 2,5 %
Tỷ lệ trẻ em từ 5 - 9 tuổi của huyện: năm 2000 là 11,3
Năm 2004 là 10,87
Tỷ lệ trẻ em từ 10 - 14 tuổi của huyện là: năm 2000 là 12,4
Năm 2004 là 11,5
Số người trong độ tuổi lao động của huyện năm 2004 là 54,5 % còn lại là người già . Với cơ cấu dân số trẻ sẽ là điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc tận dụng được nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế.
2. Những đặc điểm kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến phân bố và sử dụng nguồn nhân lực.
Trước đây, nền sản xuất chủ yếu của huyện là nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé. Trong những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp, nhất là diện tích đất canh tác có xu hướng thu hẹp dần do huyện Nam Sách đã có một số chính sách và sự chỉ đạo tích cực trong việc giải phóng mặt bằng tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn đã hình thành các khu, cụm công nghiệp. Với vị trí địa lý thuận lợi - là cửa ngõ phía Bắc của Thành Đông nằm trên trục giao thông sắt- thủy - bộ, nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng- Quảng Ninh, có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, huyện Nam Sách có đầy đủ mọi điều kiện để xây dựng một huyện nông - công nghiệp và một số ngành nghề truyền thống phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Nhiều khu, cụm công nghiệp mới mở ra tạo công ăn việc làm cho người lao động , nâng cao thu nhập của người dân, từng bước cải thiện đời sống sinh hoạt trong nông thôn.
Với tốc độ phát triển kinh tế năm 2004 là 10,5 %, thu nhập bình quân đầu người đạt 5,2 triệu đồng/năm, chứng tỏ nền kinh tế của huyện đã và đang phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực tăng tỷ trọng trong công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng trong nông nghiệp, thể hiện: năm 2002 cơ cấu kinh tế của huyện là (Nông nghiệp : CN, TTCN, XD : Dịch vụ) là: 56,7% : 18,6% : 24,7% ; năm 2003 là: 54,7 % : 19,3% : 26,0% ; năm 2004 là : 51,9% : 21,9% : 27%.
Trong nông nghiệp huyện đã tập trung chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng, cơ cấu về giống, chuyển đổi các vùng sản xuất từ một vụ lúa bấp bênh sang đào ao, lập vườn để trồng các cây, nuôi các con có giá trị kinh tế cao, chú ý đến cây vụ đông và việc cải tạo các vườn tạp để tạo nên giá trị hàng hoá cao trên một ha canh tác.
Các doanh nghiệp quốc doanh từng bước bước được sắp xếp lại, bộ máy quản lý không ngừng được nâng cao theo yêu cầu của sản xuất và phù hợp với đòi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế.
Thủ công nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng phát triển bởi đây là ngành kinh tế ít đòi hỏi cao về vốn và kỹ thuật. Mặt khác, đây lại là ngành thu hút khá nhiều lao động ở mọi lứa tuổi và giới tính cho nên có rất nhiều lợi thế để phát triển. Nhưng về lâu dài, để tạo ra các sản phẩm trong lĩnh vực TTCN có giá trị hàng hoá cao, đủ sức cạnh tranh với thị trường cần phải có những người lao động lành nghề, năng động, sáng tạo. Bởivì, hiện tại các sản phẩm TTCN thường chưa cải tiến mẫu mã, chủng loại chưa phong phú, giá thành còn cao, lao động còn ít lao động lành nghề do chưa được đào tạo nghề mà chủ yếu là truyền nghề.
Toàn huyện có khoảng 82% dân số sống bằng nghề nông, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ, lẻ chỉ sản xuất các mặt hàng thủ công cung cấp cho nhu cầu trong huyện, trong tỉnh, chưa có đủ sức cạnh tranh trên diện rộng . Cơ sở hạ tầng như giao thông tuy hoàn chỉnh về mạng lưới song chất lượng còn thấp, hệ thống thủy lợi đã đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời cho phát triển nông nghiệp.
Tuy còn gặp nhiều khó khăn song huyện đã có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương. Thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2000 -2005), huyện Nam Sách đã thu được một số kết quả như sau:
+ Tổng giá trị sản phẩm (GDP) bình quân 5 năm đạt 422 tỷ đồng.
+ Giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân 5 năm đạt 584 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 9%.
+ Thu nhập bình quân đầu người trong 5 năm, đạt 4,1 triệu đồng/ năm3, năm 2004 đạt 5,2 triệu đồng/năm.
Nam Sách là huyện sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nhưng đang có xu hướng chuyển dần sang sản xuất công nghiệp, điều đó đã góp phần làm cho nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển hơn. Người dân trước kia chỉ biết đến cây lúa, mọi thu nhập chỉ trông chờ vào cây lúa nhưng ngày nay họ đã có thêm thu nhập từ nguồn khác. Trong nông nghiệp, mỗi gia đình đều mở rộng tăng gia sản xuất, nuôi trồng như: trồng dâu nuôi tằm, trồng cói, đay, hành tỏi, nuôi ba ba, cá ……làm tăng thu nhập cho gia đình; . Công nghiệp ngày càng phát triển do lợi thế về giao thông của huyện và trình độ dân trí nên tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Sự phát triển công nghiệp đã tạo việc làm và giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động lớn của huyện.
Nam Sách cũng đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, song việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực còn gặp khó khăn do công nghiệp và dịch vụ mới phát triển, nguồn nhân lực của huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao (xấp xỉ 60,5 %), lao động nông nghiệp còn có tác phong , thói quen làm việc chưa thực sự phù hợp ngay với tác phong lao động công nghiệp.
Một số kết quả đạt được khi thực hiện kế hoạch 5 năm ở một số ngành cụ thể như sau:
* Ngành nông nghiệp:
Năm 2004, thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của huyện trong điều kiện có những khó khăn bất khả kháng nhất định: Đầu năm dịch cúm gia cầm, cuối tháng 7 mưa lớn gây ngập úng, thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp. Song với sự nỗ lực, chủ động khắc phục của các cấp, các ngành và của hàng vạn hộ nông dân, sản xuất nông nghiệp năm 2004 vẫn thu được những kết quả toàn diện. Giá trị sản xuất đạt 327 tỷ đồng, bằng 99,7 % kế hoạch (tăng 3,8%); cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ) là 61,5% - 36,5% - 2%,( năm 2003 là: 63,5% - 34,6 % - 1,9%). Như vậy trị giá trồng trọt giảm chuyển sang chăn nuôi + dịch vụ theo hướng tính cực.
Tổng sản lượng quy thóc đạt 77.939 tấn, mầu quy thóc đạt 4.404 tấn. Do thực hiện đổi mới giống cây trồng và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cùng hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh đã mang lại những thành tựu cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong trồng trọt, người dân ở vùng ven sông thường trồng cây đay, cói, mía, …. chủ yếu là để phục vụ gia đình. Nay, do nhận thức rõ hiệu quả kinh tế mang lại của các loại cây này thấp và được sự định hướng chỉ đạo của huyện/ xã nên họ đã chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, hành, tỏi, cà rốt …. Có giá trị kinh tế cao nhưng cần được nghiên cứu quy hoạch và mở rộng.
Cây hoa màu được chuyển từ cây ngô, khoai lang, lạc sang trồng hành, tỏi cung cấp cho cơ sở thu mua chế biến tại chỗ (Sấy hành, tỏi) để xuất khẩu ở xã Nam Trung.
Cây ăn quả cũng được người dân chuyển đổi sang trồng vải, nhãn mặc dù mấy năm gần đây giá các loại quả này đã giảm.
* Ngành chăn nuôi:
Tổng giá trị sản xuất trong chăn nuôi bình quân 5 năm đạt 80,3 tỷ đồng chiếm 24,6% trong sản xuất nông nghiệp.
Huyện đã chỉ đạo tiếp tục duy trì và phát triển nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp đạt kết quả tốt, mở rộng chương trình "Nạc hoá đàn lợn, sind hoá đàn bò" đã có trên 160 hộ (năm 2003 là 100 hộ) nuôi từ 5 con lợn nái ngoại và nuôi từ 30 - 100 con lợn thịt siêu nạc ở các xã Nam Tân, Nam Hưng, ái Quốc, Hợp Tiến, An Bình Cộng Hòa, Hiệp Cát, Đồng Lạc… hình thành 3 HTX chăn nuôi,góp phần đổi mới quan hệ sản xuất nông nghiệp và tăng năng suất vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, toàn huyện có trên 500 hộ nuôi gia cầm với quy mô từ 100 - 1000 con gà, vịt, ngan nuôi thịt và đẻ trứng, ngoài ra có 1 số gia đình nuôi quy mô lớn tới vài vạn gà đẻ trứng. Duy trì vùng chăn nuôi bò với số lượng lớn ở các xã ven đê như: Thái Tân, Cộng Hoà, Hiếp Cát, Nam Hưng, An Sơn, An Bình …. Đối với đàn lợn có trên 99 % là lợn nạc và hướng nạc, đàn bò có trên 80 % là Bò lai Sind. Tổng đàn lợn toàn huyện là 81.602 con, bằng 102,5 % so với cùng kỳ năm trước, tổng đàn bò là 7.601 con, bằng 100,5 % so với năm 2003, đàn gia cầm 683.500 con bằng 80,1 % so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng thịt lợn hơi 7.425 tấn, bằng 103,1% kế hoạch và bằng 104,1 % so với năm 2003.
* Ngành thuỷ sản: Diện tích nuôi thả cá được khai thác, thâm canh hiệu quả, sản lượng cá thu hoạch 1.800 tấn, đạt 113,8 % kế hoạch và bằng 125,9 % so với năm trước, trong đó các loại cá có chất lượng cao như: cá Trôi, Rô phi đơn tính, Chép lai 3 màu, Cá Chim trắng, Cá chuối … được nuôi với sản lượng hàng trăm tấn. Năm 2004 mở rộng 3 mô hình với diện tích trên 10 ha nuôi cá thâm canh, năng suất trên 8 tấn /ha ( tăng so với năm 2003 là 2 ha). Các xã có phong trào nuôi thả cá khá là: Nam Tân, Phú Điền, Thái Tân, Thượng Đạt, Hiệp Cát, Cộng Hoà, Đồng Lạc.
Việc mở rộng sản xuất chăn nuôi đã là một giải pháp kinh tế nhằm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp vừa giải quyết số lao động dư thừa vừa tăng thu nhập cho nhân dân.
* Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp.
- Về công nghiệp.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2004 giá trị là 149 tỷ đồng, đạt 99,3 % kế hoạch năm và bằng 209,2 % cùng kỳ năm trước. Đã có một số doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn, thu hút lao động của huyện.
Công ty 100% vốn nước ngoài có 7 Công ty đã sản xuất, với giá trị sản xuất năm 2004 là 130 tỷ đồng, thu hút 3.780 lao động, với mức lương bình quân là 700.000 đ/công nhân/tháng. Trong đó có 3 Cty thu hút số lao động lớn đó là Cty may Quốc tế Phú Nguyên 1.200 lao động, Cty may FOMASTAS 1.000 lao động, Cty sản xuất găng tay HAIVIVA 1.000 lao động.
Công ty TNHH trong nước có 8 Cty sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Kết quả giá trị sản xuất trong năm đạt 19 tỷ đồng, thu hút 805 lao động, thu nhập bình quân 500.000đ/công nhân/tháng. Trong đó có 3 Cty thu hút nhiều lao động đó là Cty cổ phần gốm sứ Chu Đậu 300 lao động, Cty Ngọc Vũ 150 lao động, Cty Thái Thịnh 150 lao động.
- Về Tiểu thủ công nghiệp.
Trong năm 2004 sản xuất TTCN ở tất cả 23 xã, thị trấn trong huyện với 29 ngành hàng. Tổng số hộ 2.916 hộ, số lao động 14.938 lao động, trong đó có 8.895 lao động thường xuyên. Giá trị sản xuất TTCN và làng nghề (huyện quản lý) đạt 79,8 tỷ đồng, đạt 103,6 % kế hoạch năm và bằng 122,1 % so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có giá trị sản xuất cao là: ngành sản xuất gạch nung thủ công nằm ở 8 xã ven sông. Trong năm giá trị sản xuất đạt 18,95 tỷ đồng, gạch nung giá trị đạt 9,52 tỷ đồng, chế biến lương thực 5,2 tỷ đồng, xay sát 4,9 tỷ đồng, nấu rượu trắng giá trị đạt 3,2 tỷ đồng. Đặc biệt sản xuất hương trong năm đạt giá trị cao 6,85 tỷ đồng. Trong năm đã có 2 làng nghề được UBND Tỉnh công nhận làng nghề đó là làng nghề sấy tỏi Thôn Mạn Đê xã Nam Trung và làng nghề làm hương và đan tre thôn An Xá xã Quốc Tuấn.
Sự phát triển TTCN và làng nghề đã góp phần giải quyết lao động trong ngành TTCN,bình quân trong năm đạt 8.895 lao động có việc làm thường xuyên chiếm 59,3 trong tổng lao động TTCN và ngành nghề. Giá tri sản xuất TTCN đạt 3,1 triệu đồng/lao động TTCN/ năm. Đây là kết quả cao đã góp phần giải quyết việc làm trong nông thôn. Các xã, thị trấn có lao động TTCN và ngành nghề cao là xã An Bình 1.790 lao động, xã An Lâm 1.401 lao động, xã Nam Trung 1.334 lao động, xã Nam Đồng 1.356 lao động, xã Hợp Tiến 1.220 lao động …
Trong năm 2004 các mặt hàng do các hộ sản xuất TTCN và ngành nghề trong huyện đã đáp ứng được một phần yêu cầu của thị trường, thiết bị, công cụ sản xuấtvà nhà xưởng đã được các cơ sở sản xuất đầu tư nâng cấp đưa vào sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cung cấp cho thị trường.
Nhìn chung trong thời gian vừa qua sản xuất CN- TTCN trên địa bàn đã phát triển và thay đổi chiều hướng tiến bộ.
Về cơ cấu sản xuất thay đổi theo chiều hướng xuất khẩu một số sản phẩm như hành khô, bí khô, tơ tằm, mộc đồ kỹ, làm hương, chế biến nông sản … ở các xã Nam Trung, Nam Hưng, Quốc Tuấn, Cộng Hoà…
Về cơ cấu lao động thay đổi theo chiều hướng tăng nhanh về số lượng và chất lượng. Người lao động qua học nghề, được truyền nghề, tay nghề từng bước được nâng cao như ở xã Nam Trung, Nam Hưng, Quôc Tuấn…
* Ngành Thương nghiệp - Dịch vụ .
Tổng giá trị ngành thương nghiệp dịch vụ bình quân 5 năm đạt 107.032 triệu đồng. Dịch vụ cũng bước đầu phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng phần lớn yêu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt nhân dân. Các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu xây dựng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng, vận tải, thông tin, y tế, giáo dục, thể thao, văn hoá… Phát triển ở khắp các địa bàn nông thôn trong huyện, một số dịch vụ đã liên kết với nhau đủ và tạo ra sự phát triển, tăng thêm giá trị. Công trình chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau quả vùng đồng bằng sông Hồng với khái toán tổng vốn đầu tư hơn 65 tỷ đồng, được xây dựng tại xã Nam Đồng đã tạo cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, giảm bớt những khâu trung gian giữa nông dân và người tiêu dùng, tăng giá trị hàng nông sản và sản xuất có kế hoạch tập trung hơn.
Những kết quả đã đạt được về kinh tế của huyện trong thời gian qua có ảnh hưởng tới sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực. Sau đây là một số thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Sự chỉ đạo của Huyện uỷ, UBND huyện về các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và kết quả đạt được đã chú ý đến hiệu quả, chiến lược phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của địa phương. Trong nông nghiệp đã có những chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng lao động trong chăn nuôi nhằm sử dụng có hiệu quả hơn lao động nông nhàn. Ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp từng bước được mở rộng và phát triển đã thu hút ngày càng nhiều lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Ngành thương mại dịch vụ cũng từng bước được phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế sẽ làm tiền đề cho sự phân bố và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý hơn.
Khó khăn:
Đây là một huyện thuần nông, 82 % dân số sống bằng nghề nông nghiệp, nguồn nhân lực chủ yếu phân bố trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu nông thôn mới chỉ là bước đầu, thị trường tiêu thụ nông sản còn hạn hẹp, giá cả chưa ổn định, giá phân bón ngày càng cao và việc sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, có tính rủi ro rất cao, dịch bệnh gia cầm đang có diễn biến phức tạp do đó việc các Ngân hàng đầu tư vốn vào kỹ thuật sản xuất nông nghiệp còn hạn chế.
Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé, sản phẩm hàng hoá ít, giá cả chưa ổn định, lực lượng lao động thu hút ít, chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
Ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ cùng có xu hướng tăng song cũng vẫn còn chậm mặc dù cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm có sự chuyển đổi nhưng ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Bởi vậy, đối với huyện Nam Sách lao động nông nghiệp , nông thôn vẫn chiếm vai trò chủ yếu.
Nguồn nhân lực tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao dẫn đến việc sử dụng nguồn này mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao.
II. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực.
A. Thực trạng phân bố nguồn nhân lực.
1. Dân số và nguồn lao động.
Biểu 3: Tình hình dân số và lao động của toàn huyện:
Danh mục
Đơn vị tính
2000
2001
2002
2003
2004
Tổng dân số
người
136825
137550
138217
138781
139700
Số lượng lao động trong độ tuổi
người
72647
74176
74524
75112
76205
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi so với tổng dân số
%
53.1
53.9
53.9
54.12
54.5
Số người hoạt động kinh tế trong độ tuổi
người
70114
70775
71005
71154
72738
Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế so với lao động trong độ tuổi.
%
96.5
95.41
95.27
94.73
95.5
Số lao động thiếu việc làm
người
17..232
17.791
17.428
12.350
10.826
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm so với số lao động trong độ tuổi
%
23,72
23,98
23,4
16,4
14,2
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Ghi chú: Số lao động thiếu việc làm và cần việc làm được tính theo phương pháp: Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS không vào được PTTH; Số lao động thống kê không có việc làm thường xuyên; Số quân nhân xuất ngũ về địa phương; Lao động xuất khẩu ra nước ngoài về nước do đã hết thời hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động thiếu việc làm của huyện vẫn còn cao chiếm 23,72 % năm 2000, giảm xuống còn 14,2 % năm 2004.
Do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong trồng trọt, tăng tỷ trọng lao động trong chăn nuôi nên đã giải quyết việc làm cho phần lớn lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn. Việc chuyển giao đất nông nghiệp sang khu công nghiệp cũng đã giải quyết việc làm cho những gia đình có diện tích đất bị thu hồi để bàn giao cho khu công nghiệp, chuyển từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp.
Dân số của huyện ngày càng tăng kéo theo nguồn nhân lực cũng tăng theo, trong khi diện tích đất lại có hạn. Do đó, vấn đề phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện sao cho hợp lý là điều quan trọng nhất, đặc biệt là lao động nông thôn. Do vậy, huyện cần có những chính sách về dân số - giảm tỷ lệ sinh đồng thời có chính sách phát triển các ngành nghề thu hút lao động nông nhàn trong nông nghiệp.
Biểu 4 : Kết quả giải quyết việc làm cho lao động huyện năm 2004
TT
Chỉ tiêu
Số lao động (người)
Tỷ lệ
(%)
*
Tổng số người trong tuổi lao động
76.205
53 % so với dân số
I
Số người trong tuổi lao động tham gia HĐKT
72.738
95,4% TTLĐ
1
Số người có việc làm thường xuyên
72.410
99,55% HĐKT
Trong đó : - Đủ việc làm
- Thiếu việc làm
61.548
10.826
85,7% TTLĐ
15% TTLĐ
2
Số người không có việc làm
328
0,45% HĐKT
II
Số người không hoạt động kinh tế
3.467
4,6% TTLĐ
III
Tỷ lệ thất nghiệp
0,45%
2. Phân bố nguồn nhân lực theo giới tính và độ tuổi.
Biểu 5:Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi của lực lượng lao động huy động.
Tuổi
2000
2004
Tổng số
Nam
%
Nữ
%
Tổng số
Nam
%
Nữ
%
1-14
40.403
20.885
15,26
19.518
14,26
33.037
16.774
12,0
16.263
11,6
15-19
13.997
7.208
5,27
6.789
4,96
15.896
7.998
5,73
7.898
5,56
20- 34
30.837
14.783
20,35
16.054
22,10
34.731
18.197
23,88
16.534
21,7
35-49
26.165
12.133
16,70
14.032
19,32
30.391
14.855
19,5
15.536
20,4
50-59
7.079
3.271
4,50
3.808
5,24
9.391
4.677
6,1
4.714
6,2
Tổng số
118.481
58.280
80,22
60.201
82,87
123.446
62.501
82,02
60.945
80
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Dân số trong độ tuổi từ 1 -19, có số nam luôn lớn hơn nữ. Đây là do tư tưởng của người dân vẫn thường "chuộng" con trai hơn. Nhưng bắt đầu bước sang tuổi 20 trở đi thì số lượng nữ lại lớn hơn nam. Nguyên nhân là do trong độ tuổi lao động, nam giới thường đi tìm việc làm ở ngoài huyện còn nữ giới thì ít hơn do phải chăm sóc con cái và nam giới thường có tuổi thọ nhỏ hơn tuổi thọ của nữ giới.
Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý. Nữ giới thích hợp với những nghề đòi hỏi sự dẻo dai, khéo léo, những công việc thủ công không đòi hỏi mất nhiều sức lực như nghề nông, TTCN, dịch vụ. Còn nam giới thường hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi phải có sức khoẻ như ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác. Do vậy, cần phải dựa vào những đặc điểm này để phân bố và sử dụng nguồn nhân lực cho hợp lý với khả năng của từng giới.
+Theo độ tuổi:
Lực lượng lao động từ 15 -19 tuổi là lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ 10,23 % năm 2000 và 11,3 % năm 2004 so với tổng dân số. Hầu hết lực lượng lao động này không tham gia vào hoạt động kinh tế do còn đang là học sinh, sinh viên, đang đi học các trường trung học, chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng… mà chỉ làm những công việc nhẹ nhàng, chưa đòi hỏi tay nghề , kinh nghiệm. Đây là lực lượng lao động trong tương lai, là nguồn dự trữ của xã hội.
+ Nhóm tuổi 20 - 34:Đây là lực lượng lao động chính trong huyện, lực lượng này hoạt động trong lĩnh vực công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, tay nghề kỹ thuật. Lực lượng này năm 2000 chiếm 42,45 % tương ứng với 30.837 người, năm 2004 chiếm 45,58 % tương ứng với 34.731 người. Độ tuổi này có khả năng tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất.
+ Nhóm tuổi 35 -49: Đây là nhóm tuổi có số lượng lao động chiếm 39,9 % . ở độ tuổi này người lao động đã có nhiều kinh nghiệm xử lý công việc, họ có kinh nghiệm bố trí, sắp xếp lao động sao cho đạt năng suất lao động cao. Đây là độ tuổi có khả năng tham gia vào đội ngũ lao động chủ chốt của huyện. Tuy nhiên, đội ngũ này cần phải được đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề, củng cố kinh nghiệm.
+ Nhóm tuổi 50 - 59: chiếm 12,3% lực lượng lao động. Đây là lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tay nghề cao. Tuy nhiên họ gặp khó khăn do tuổi tác, sức khoẻ nên khả năng tiếp thu kiến thức mới là hạn chế,giảm khả năng làm những công việc nặng nhọc nên cũng cần phải bố trí lực lượng lao động ở nhóm tuổi này sao cho phù hợp với khả năng và tình trạng sức khoẻ của họ.
3. Chất lượng lao động
Biểu 6: Chất lượng nguồn nhân lực của huyện qua các năm
Diễn giải
2000
2004
Tổng số lao động trong độ tuổi
72.647
%
76205
%
Tổng số người HĐKT trong độ tuổi
70.114
72738
1.Trình độ văn hóa
Đã tốt nghiệp cấp I
21.791
30
23.207
30,5
Đã tốt nghiệp cấp II
27875
38,4
29.262
38,4
Đã tốt nghiệp cấp III
22981
31,6
23736
31,14
2. Trình độ chuyên môn
- ĐH,CĐ
1445
2,2
2182
2,99
Trung cấp
2186
3,01
3638
5
- Sơ cấp
189
0,26
277
0,38
- Công nhân kỹ thuật được đào tạo nghề
1576
2,2
9019
12,4
- Công nhân kỹ thuật được truyền nghề tại cơ sở sản xuất
450
._.y đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời tăng cường đầu tư trang thiết bị để tuyến cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nhất là lao động nông thôn, lao động có diện tích đất bàn giao cho khu công nghiệp vẫn là vấn đề bức xúc và khó khăn.
Chương III
Những giải pháp chủ yếu để phân bố và sử dụng
có hiệu quả nguồn nhân lực ở huyện Nam Sách
trong thời gian tới
I. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Nam Sách đến năm 2010.
1. Đặc điểm tình hình chung của huyện Nam Sách.
Nam Sách là một huyện mới được tái lập nên huyện Nam Sách có điều kiện thuận lợi trong việc tranh thủ mọi nguồn đầu tư ngân sách cũng như các nguồn đầu tư khác để thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và tạo việc làm cho lao động.
Là một huyện đồng bằng , đất chật người đông có 90 % dân ssố sống bằng nghề nông, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, không có sức cạnh tranh. Việc mở rộng ngành nghề mới gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng tuy hoàn chỉnh về mạng lưới song chất lượng còn thấp,hệ thống thuỷ lợi còn nhiều bất cập tuy đã được nâng cấp. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thương nghiệp dịch vụ còn kém phát triển, đặc biệt sự phát triển không đồng đều giữa các vùng và các địa phương. Đó là những khó khăn không nhỏ đòi hỏi những cán bộ lãnh đạo của huyện phải phát huy cao độ những thuận lợi và hạn chế những khó khăn, vượt qua những khó khăn thử thách thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu chủ yếu của huyện giai đoạn 2005- 2010.
Năm 2005 là năm mới của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Nam Sách
lần thứ 23 và là năm cuối cùng của huyện trong giai đoạn phát triển KTXH 5 năm. Với những kết quả đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, VHXH. Để tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của nhiệm kỳ 2006-2010, huyện Nam Sách đã đưa ra những mục tiêu chủ yếu sau:
+ Tập trung phát triển kinh tế để đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2010 là 11- 12%.
+ Bình quân lương thực đầu người năm 2010 là 535 kg.
+ Nhịp độ tăng dân số giữ ở mức 0,75- 0,8 %.
+ Đạt cơ cấu lao động Nông, Lâm, Thuỷ sản 52 %, Công nghiệp, TTCN+ XD 29,1%, Dịch vụ 18,9% vào năm 2010.
+ Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị xuống dưới 3% năm 2010. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn là 85% năm 2005 và 90 % năm 2010.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30 -33 % vào năm 2010 để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng suất lao động.
+Đưa lao động đi xuất khẩu bình quân mỗi năm 200- 300 lao động . + Tốc độ tăng năng suất lao động 4- 5 %/ năm.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tiếp nhận 70- 80 % học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào phổ thông trung học.
+ 100% trạm y tế có bác sỹ và đủ thuốc chữa bệnh cho nhân dân vào năm 2006.
+ Mỗi năm tạo thêm việc làm cho 2200 - 2700 lao động.
+ Mở rộng và đa dạng hoá hình thức đào tạo nghề, đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế để tạo việc làm, thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động: Chính sách thuế, đầu tư, chính sách giáo dục đào tạo...
+ Phấn đấu giảm mức cung về lao động trên cơ sở làm tốt công tác KHHGĐ, tăng đầu tư và phát triển các cơ sở kinh tế để thu hút lao động. Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình giải quyết việc làm như 120, 773.
II. Phương hướng và nhiệm vụ.
1. Phương hướng chung.
- Tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho giá trị kinh tế cao nhằm thu hút lao động.
- Khôi phục và phát triền nghề truyền thống sẵn có của địa phương để thu hút và tạo việc làm cho người lao động (chế biến nông sản, mộc dân dụng…).
- Khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động tại khu, cụm công nghiệp.
- Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tai, sản xuất vật liệu xây dựng tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Tăng cường nguồn vốn 120 giải quyết việc làm, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển nông thôn nhằm phát triển sản xuất, tạo việc làm.
- Tăng cường công tác XKLĐ sang thị trường Đài Loan và Malaysia.
2. Phương hướng cụ thể của từng ngành.
+ Về nông nghiệp: Xây dựng và phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ )từ: 61,5% - 36,5% - 2 %, năm 2005 là 63,5 % - 34,6% - 1,9 %. Như vậy giá trị trồng trọt giảm, chuyển sang chăn nuôi + dịch vụ theo hướng tích cực.
Phấn đấu đạt giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 340 tỷ đồng(tăng 4%) trong đó giá trị trồng trọt 217 tỷ đồng(tăng 2,8%), giá trị chăn nuôi - thuỷ sản đạt 123 tỷ đồng(tăng 6%), cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 60,7% - 37,2%- 2%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 15.750 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm là 11.550 ha, năng suất trung bình đạt 63 tạ/ha (vụ chiêm xuân đạt 66tạ/ha, vụ mùa đạt 60 tạ/ha), gieo vãi cộng với mạ sân 65- 70%, làm đất bằng cơ giới 70% diện tích, trồng ít nhất 2800- 3000 ha cây vụ đông. Tổng sản lượng lương thực đạt 76.780 tấn, sản lượng lương thực bình quân/ đầu người đạt 546kg, giá trị trên 1 ha đất canh tác đạt 39,4 triệu đồng. Đàn lợn tăng 5,4%, đàn bò tăng 7,9 %, đàn gia cầm tăng 22,4 %. Sản lượng cá đạt 2000 tấn.
Chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, vận động nhân dân mở rộng diện tích cây rau mầu thường xuyên.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng, xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, làm tốt công tác phòng chống dịch.
Tăng cường chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất thâm canh: Tập huấn, xây dựng mô hình, tham quan mô hình, chuyển giao kỹ thuật cho việc thực hiện gieo cấy.
Khai thác mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đầu tư tiến bộ kỹ thuật mới để phát triển thuỷ sản theo hướng hình thành các chi hội nghề cá,HTX nuôi cá ở huyện...
Tập trung chuyển đổi vùng bãi trũng sang đào ao + lập vườn để nuôi thả cá và trồng các cây ăn quả ngắn ngày hoặc cây rau màu có giá trị sang trồng lúa một vụ + thả cá một vụ.
Nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động theo quy luật của các HTX dịch vụ nông nghiệp, tổ chức đại hội xã viên thường kỳ, thường kỳ, quản lý việc xây dựng và thực hiện đề án kinh doanh của HTX, đảm bảo có hiệu quả, dân chủ và đúng quy định.
III. Những giải pháp chủ yếu để phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của huyện Nam Sách.
Biểu 16: Dự báo nguồn nhân lực của huyện.
Chỉ tiêu
2006
2010
Dân số trung bình(người)
141.600
146.000
Tổng số lao động (người)
70.800
73.100
Tỷ lệ lao động so với tổng dân số (%)
50
50,1
Lao động được giải quyết việc làm từ các CSQG(người)
1.800
3.000
Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm từ các CSQG (%)
2,54
4,1
Lao động làm Nông nghiệp- Thuỷ sản (người)
49.500
48.200
Lao động làm CN - TTCN (người)
12.400
13.500
Lao động làm dịch vụ (người)
8.900
11.400
Lao động chưa có việc làm (người)
350
400
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Nam Sách.
Qua bảng dự báo nguồn nhân lực của huyện thì đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong độ tuổi là 50% và đến năm 2010 tỷ lệ này là 50,1 %. Số lượng lao động tăng lên hàng năm bình quân khoảng 900 lao động do đó vấn đề tạo việc làmcho lao động của huyện là rất cần thiết. Nhu cầu tìm việc tăng lên đòi hỏi Huyện phải có phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với tình hình của huyện để tạo râ nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn tăng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Để việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực theo dự báo của Huyện trong các năm tới đạt được hiệu quả cao thì có các giải pháp sau được đưa ra:
1. Giải quyết việc làm.
1.1. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm mới cho 1.000-1.300 lao động, cụ thể:
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ bãi trũng 1 vụ lúa bấp bênh sang nuôi trồng cây con cho giá trị kinh tế cao để thu hút từ 200-250 lao động.
+ Khôi phục và duy trì phát triển nghề truyền thống (chế biến nông sản, mộc dân dụng, chế biến thức ăn gia súc, dệt chiếu, tằm tơ…) để thu hút và tạo việc làm mới cho 250-300 lao động.
+ Phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng (điện-đường-trường-trạm) giao thông vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng để tạo việc làm từ 350-450 lao động.
+ Tranh thủ nguồn vốn 120 giải quyết việc làm, nguồn vốn từ Ngân hàng chính sách tạo việc làm từ 200-300 lao động.
1.2. Giải pháp khuyến khích và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đồng thời tăng cường công tác đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm để tạo việc làm mới cho 1.800 - 2.300 lao động năm 2005: Trong đó :
+ Tự vấn đào tạo nghề cho công ty TNHH Tinh Lợi (Hàn Quốc) để thu hút tạo việc làm cho 700-850 lao động.
+ Phối hợp với các trường CNKT, Trung tâm DVVL LĐLĐ tỉnh, Trung tâm DVVL thanh niên, Trung tâm DVVL sở Lao động TBXH để tư vấn đào tạo nghề cho Công ty TNHH Thái Thịnh (Giày da) để thu hút tạo việc làm cho 200-300 lao động.
+ Tư vấn đạo tạo nghề cho công ty TNHH ORIENTAI SPORI (giày da) 600-800 lao động.
+ Tư vấn đào tạo nghề cho các doanh nghiệp ngoài huyện từ 300-350 lao động.
1.3. Giải pháp tăng cường công tác XKLĐ để tạo việc làm cho 200-300 lao động: Trong đó :
+ Tư vấn giới thiệu việc làm cho thị trường Đài Loan từ 100-150 lao động (giúp việc gia đình, giúp việc, hộ lý tại các trung tâm dưỡng lão).
+ Tư vấn giới thiệu việc làm cho thị trường Malaysia từ 100-150 lao động (lĩnh vực xây dựng và các nhà máy).
2. Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.
Hàng năm số lượng người bước vào tuổi lao động của huyện khá lớn. Trong khi đó trình độ của người lao động lại thấp, do đó việc đào tạo cho người lao động là rất quan trọng. Việc đào tạo phải bắt đầu từ trình độ học vấn cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp nhất là cấp III.
Đào tạo nguồn nhân lực phải sát với thực tiễn sử dụng lao động , phải lựa chọn những ngành nghề đào tạo cho phù hợp. Đào tạo những ngành nghề gì mà huyện đang cần và tìm được đầu ra gắn với thị trường lao động của huyện. Huyện Nam Sách có số lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng trình độ lại thấp nên việc đào tạo tay nghề cho người lao động của huyện phần lớn là đào tạo tay nghề cho lao động nông nghiệp. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực trong nông nghiệp nói riêng và trong các ngành khác nói chung của huyện Nam Sách hiện nay cần theo 3 hướng sau:
Thứ nhất: Đào tạo trình độ học vấn cho người lao động. Nâng cao tỷ lệ người tốt nghiệp các cấp nhất là cấp III.
Theo số liệu điều tra năm 2004 về phổ cập văn hóa trong nông thôn.
+ Tốt nghiệp tiểu học: 30,5 % tương ứng 23.791 người.
+ Tốt nghiệp THCS: 38,4 % tương ứng 29.262 người.
+ Tốt nghiệp PTTH: 31,14 % tương ứng 23.736 người.
Qua số liệu trên ta thấy, tỷ lệ lao động tốt nghiệp cấp III của huyện vẫn còn thấp, gây khó khăn cho công tác đào tạo, dạy nghề cho người lao động. Người lao động phải có trình độ học vấn thì mới tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được những kiến thức trong công việc cũng như là những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại áp dụng vào công việc một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra cần phải khai thông tư tưởng cho người dân về việc học tập, đánh giá đúng tầm quan trọng của giáo dục.
Thứ hai:là đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động hết sức quan trọng. Hiện nay số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng, bất hợp lý về cơ cấu. Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% nhưng số lao động qua đào tạo rất thấp vì vậy hạn chế trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm, tập trung nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, cả huyện mới có 1 trung tâm giáo dục thường xuyên nên việc đào tạo tại huyện nhà là ít có điều kiện do đó phải thực hiện đào tạo tại các huyện lân cận và ở thành phố. Giải pháp đối với các từng ngành trong huyện là:
Đối với ngành nông nghiệp, thường xuyên mở các khoá học tập huấn để truyền đạt lại những kinh nghiệm, tiến bộ khoa học trong ngành cho cán bộ của các phòng ban phụ trách về nông nghiệp. Do lao động tập trung nhiều trong ngành này nên để phân bố nguồn lao động hợp lý ở khu vực này cần phải có sự chuyển đổi thu hút lao động vào trong các ngành khác.
Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng , phải có chính sách tạo điều kiện cho các xí nghiệp sản xuất vay vốn, cải tiến công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã có khả năng cạnh tranh với thị trường. Tạo điều kiện tăng năng suất lao động.
Bản thân các doanh nghiệp cũng phải có những chính sách đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động một cách thường xuyên, coi đó là cánh tay phải, là điều kiện để doanh nghiệp có khả năng tăng doanh thu cho mình. Và doanh nghiệp nên mở các cuộc thi tuyển nâng bậc thợ theo định kỳ vừa là để nâng cao tay nghề cho người lao động vừa là để khuyến khích, tạo động lực cho người lao động. Ngoài ra doanh nghiệp nên khuyến khích người lao động đi đào tạo bằng cách hỗ trợ một phần hay toàn bộ kinh phí cho người lao động khi tham gia khoá đào tạo.
Ngành thương mại dịch vụ do chưa phát triển nên cần tập trung mở rộng phát triển ngành. Du lịch hiện nay chỉ có khu làm gốm Chu Đậu là có thể phát triển được, do đó cũng cần phải đào tạo đội ngũ quản lý, công nhân viên trong ngành du lịch để phát huy cả thế mạnh du lịch của ngành này.
Thứ ba: à đào tạo những ngành nghề truyền thống, chủ yếu là đào tạo ngay tại nơi có ngành nghề truyền thốn, vừa tạo điều kiện cho người lao động kế thừa, giữ và lưu truyền ngành nghề truyền thống của huyện vừa giải quyết được việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.
Ngoài ra do lao động nông thôn chiếm phần lớn dân số nên muốn nâng cao hiệu quả nguồn nhân lực thì việc quan trọng nhất là nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Nâng cao chất lượng lao động nông thôn.
Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông thôn nói riêng. Vì vậy, muốn phát huy nhân tố con người ở nông thôn thì trước tiên phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động về các mặt: Thể lực, trí lực, văn hóa …. Thông qua các mạng lưới giáo dục và đào tạo phổ thông song hành cùng giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp. Để nâng cao chất lượng lao động nông thôn thì trước tiên phải giảm tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số. Muốn vậy, phải nâng cao trình độ học vấn cho lao động nông thôn làm cho người dân nhận thức và có ý thức với công tác kế hoạch hóa gia đình. Chính sách dân số phải phù hợp với tình hình địa phương để khuyến khích những người thực hiện tốt đồng thời hạn chế và ngăn chặn những trường hợp vi phạm. Nâng cao trình độ văn hóa, trình độ dân trí và nghiệp vụ cho người lao động, đặc biệt là lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn lao động nông thôn là chưa qua đào tạo, không có chuyên môn kỹ thuật. Bước vào giai đoạn mới thì yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực cũng cao hơn, do vậy chúng ta phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, đặc biệt là ở nông thôn và cho thanh niên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm, có chính sách mở rộng và đa dạng hóa hoạt động dạy nghề, tạo điều kiện cho mọi người dân được học nghề, dậy nghề và truyền nghề.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao mặt bằng dân trí. Trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực mới, phải đáp ứng linh hoạt với thị trường sức lao động. Ngoài quy mô và số lượng đào tạo phải chú ý đến chất lượng và lấy chất lượng làm yếu tố hàng đầu đi đôi với nhu cầu đa dạng hóa ngành nghề, nên hướng vào đào tạo một đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Những nghề đào tạo cho nông nghiệp cho nông thôn nên tập trung vào các nghề: trồng trọt , chăn nuôi, chế biến, cơ khí, điện tử, may mặc và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn nên đi theo 2 hướng đó là đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn. Tăng nhanh bộ phận lao động có chuyên môn kỹ thuật, lao động qua đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực trước hết là phổ cập nghề cho lao động phổ thông, hướng tập trung vào lao động ở nông thông và lao động trẻ để có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, tăng cơ hội và khả năng lựa chọn việc làm.
Huyện Nam Sách tuy có lực lượng lao động nông thôn lớn, song chất lượng nguồn lao động còn rất thấp kém và mất cân đối giữa các ngành. Trình độ học vấn của lao động còn rất thấp, đa phần là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, đây là trở ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và giải quyết việc làm hiện nay ở huyện. Vì vậy trong những năm tiếp theo huyện cần tập trung vào thực hiện một số biện pháp sau:
* Chuyển giao tiến bộ khoa học cho người dân: Đây không phải là nhiệm vụ riêng của trạm khuyến nông, Hội nông dân, Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn mà là sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và người tham gia đào tạo.
Biểu 17 - Nhu cầu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của lao động năm 2005
ĐVT: lao động
Diễn giải
Tổng số
Ngắn hạn
Dài hạn
1. Kỹ thuật trồng trọt
19.500
19.350
150
2. Kỹ thuật chăn nuôi
10.000
9.900
100
3. Kỹ thuật chế biến nông sản
3.000
2.900
100
4. Ngành khác
9.600
9.510
90
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Sách
Để đáp ứng được yêu cầu này trong các năm tới huyện cần có các biện pháp sau:
- Cử cán bộ khoa học hướng dẫn kỹ thuật mới cho người dân.
- Trong quá trình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vấn đề mới nảy sinh, nhiều kinh nghiệm hay do người dân tích lũy được, cán bộ khoa học cần tiếp thu và cùng nông dân giải quyết:
-Khuyến khích các hộ nông dân giúp đỡ nhau hỗ trợ nhau trong sản xuất .
* Đào tạo nghề: để đạt mục tiêu hàng năm đào tạo nghề gắn với việc làm khoảng 1.500 lao động, ngành nghề khác 600 lao động cơ cấu của trình độ lao động nông thôn thông qua đào tạo đạt 10 -15% vào năm 2005. Phải thực hiện tốt một số biện pháp sau:
-Tiếp tục điều tra, nghiên cứu nhu cầu thị trường về đào tạo nghề.
- Quy hoạch hệ thống đào tạo nghề cho phù hợp yêu cầu ngành nghề đào tạo trong nền kinh tế thị trường. Cần đào tạo nghề theo 2 hướng: đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạncụ thể phân định hệ thống đào tạo nghề ra thành:
+Các trung tâm dạy nghề do chính quyền địa phương cơ sở, các tổ chức xã hội, đoàn thể thành lập để đào tạo ngắn hạn cho người lao động( công ty Thành Dương- Hải Dương, Hội khuyến học Hải Dương, Công ty dạy nghề Huy Ha, Vĩnh Hồng)
+Trường đào tạo nghề chính quy của nhà nước đào tạo dài hạn( Trường công nhân kỹ thuật thuộc Sở Lao Động Thương binh Xã hội Tỉnh)
Hệ thống đào tạo nghề trên hợp thành hệ thống đào tạo nghề thống nhất, tạo khả năng thích ứng linh hoạt với thị trường sức lao động, đáp ứng nhu cầu đa dạng cả về số lượng, quy mô, cơ cấu. Nghề đào tạo cho lực lượng lao động ở nông thôn bao gồm các nghề: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản, cơ khí, điện tử các nghề tiểu thủ công nghiệp, các nghề phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt của nông dân nông thôn.
Đào tạo nghề dài hạn cho lực lượng lao động nông nghiệp và nông thôn nhằm mục đích thu hút ngày càng nhiều lao động trẻ, có trình độ văn hóa và tạo ra một đội ngũ công nhân kỹ thuật làm nòng cốt để tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật tại chỗ phục vụ cho khu công nghiệp(khu công nghiệp Nam Sách), cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông nghiệp, nông thôn nhằm mục đích nâng cao kiến thức và kỹ năng nuôi trồng, trang bị kỹ thuật chế biến nông sản các ngành nghề dịch vụ khác như may mặc, sửa chưa xe máy, điện tử … Công tác đào tạo nghề này nên để cho các cơ sở dạy nghề thực hiện.
Tăng cường đầu tư công tác đào tạo nghề bằng cách huy động các nguồn vốn:
+ Huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp có sử dụng công nhân kỹ thuật của các trường đào tạo nghề. Phối kết hợp tốt giữa doanh nghiệp và trường đào tạo nghề để có phương án đào tạo lực lượng lao động cho phù hợp cả về số lượng và chất lượng đào tạo.
+ Huy động vốn của dân cư thông qua các quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, đặc biệt là động viên khuyến khích những cá nhân và gia đình có người được đào tạo nghề đóng góp kinh phí cho đào tạo nghề.
Gắn kết dạy nghề với sản xuất tạo việc làm. Đây là việc làm rất cần thiết bởi ngay trong nhà trường học sinh đã được tiếp cận với công việc thực tế, từng bước xã hội hóa trình độ, tay nghề của mình.
Đẩy mạnh tuyên truyền và nâng cao nhận thức của xã hội về học nghề, đào tạo nghề. Chỉ có tích cực đào tạo nghề nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề cho lực lượng lao động, cung ứng kịp thời lao động có chất lượng cho nền kinh tế mới đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, đảm bảo việc làm ổn định cho mỗi người, mỗi gia đình.
* Nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cấp cơ sở y tế, chăn sóc sức khoẻ cộng đồng:
Để đạt được mục tiêu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, tiếp nhận 70-80% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có nhu cầu vào phổ thông trung học. 100% trạm y tế có bác sỹ và có đủ thuốc men chữa bệnh cho nhân dân thì trong những năm tiếp theo huyện cần :
- Đổi mới phương thức giáo dục, tăng cường đầu tư các trang thiết bị phục vụ cho học tập và thực hành của học sinh.
- Tạo quỹ khuyến học ở tất cả các thôn xóm, nguồn quỹ này khuyến khích tạo ra sự cạnh tranh trong học tập.
- Tạo điều kiện cho các y, bác sỹ về công tác tại các tuyến y tế xã thông qua các chế độ ăn, ở, điều kiện sinh hoạt…
Tóm lại, để tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn hiện nay thì yêu cầu tất yếu là phải nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, mở rộng các ngành nghề có trình độ cao thì yêu cầu đặt ra đối với nguồn lao động cũng phải có chất lượng tương xứng và chỉ như vậy thôi thì công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của chúng ta mới thành công.
3. Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp coi đây là nền tảng chủ yếu tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất và đẩy mạnh thâm canh tăng vụ theo hướng nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, khai thác có hiệu quả các nguồn lực.
Huyện Nam Sách xuất phát từ thực trạng đất đai chật hẹp, tỷ lệ thời gian nhàn rỗi của lao động nông thôn còn cao. Do đó, vấn đề tăng hệ sô sử dụng ruộng đất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng giảm thời gian tăng trưởng, tăng năng suất và chất lượng là yêu cầu đòi hỏi bức xúc hiện nay của huyện. Trong giai đoạn mới bước đi cụ thể của huyện là:
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng vụ, tăng vòng quay của đất, nhất là các xã gần thị trấn, ven đường quốc lộ 5A và 183 (ái Quốc, Nam Đồng, An Lâm). Đối với các xã này diện tịch gieo trồng cây vụ đông mới chỉ đạt 40% diện tích đất canh tác. Nếu tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng(tăng diện tích các loại cây hoa màu như hành, ngô, dưa ....), áp dụng các thành tựu của công nghệ sinh học thì có thể hoàn toàn có khả năng mở rộng diện tích cây vụ đông đạt 60%.
- Chuyển dịch các vùng đất trũng, ngập úng, trồng lúa chi phí lớn, hiệu quả thấp sang đào ao thả cá, trồng cây ăn quả (VAC). Hướng đi này cần kết hợp với chính sách tích tụ ruộng đất, dồn ô đổi thửa.
- Đối với các xã có mật độ dân số cao (An Bình, Quốc Tuấn, Thanh Quang...), bình quân diện tích đất canh tác thấp, tỷ lệ thời gian nhàn rỗi chưa sử dụng còn cao. Vì vậy, vấn đề tăng vòng quay của đất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất, chất lượng. Cụ thể là trồng xen canh gối vụ cây lúa với các loại cây hoa màu: hành, tỏi, ngô ..., các loại rau: su hào, cà chua, bắp cải ...., các loại quả: dưa, đỗ các loại.
Trong chăn nuôi, ngoài các con giống đang nuôi thông dụng thì hiện nay cần cải tạo đàn bò theo hướng sind hoá, đàn lợn theo hướng siêu nạc để tăng hiệu quả trong chăn nuôi(áp dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong chăn nuôi để phổ cập các loại giống có năng suất, chất lượng tốt).
Phát triển mô hình VAC (vườn, ao, chuông) đây là mô hình kết hợp làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Có thể nói, mô hình này có thể phù hợp với tất cả các xã trong huyện.
Vườn trồng các loại cây vải, nhãn, đu đủ, bưởi, bầu, bí, các loại rau khác.
- Ao thả nhiều loại cá để khai thác hết các tầng lớp ở ao.
- Chuồng chăn nuôi bò, gà, vịt, ngan ...
4. Chuyển đổi nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế.
Hiện nay, lực lượng lao động trong khu vực nông nghiệp của huyện vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Do đó, chuyển đổi cơ cấu nguồn nhân lực giữa các thành phần kinh tế chính là thực hiện chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp sang các ngành khác. Vậy để thu hút lao động trong nông nghiệp chuyển sang hoạt động trong các ngành khác thì huyện phải có các chính sách phát triển các thế mạnh của huyện để tạo ra nhiều chỗ làm mới cho lao động để có thể đáp ứng nhu cầu về việc làm cho lao động như: Các chính sách ưu đãi, các dự án phát triển các thế mạnh của huyện để thu hút vôns đầu tư từ bên ngoài, xây dựng cơ sở vật chất ổn định đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả.
5. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong các ngành nông lâm thủy sản.
Thời gian qua, sự phát triển ngành nghề ở nông thôn huyện đã góp phần vào chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo được nhiều công ăn việc làm mới. Song so với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội thì còn chậm. Trong thời gian tới giải pháp của huyện về việc sử dụng lao động trong nông nghiệp như sau:
- Tăng cường củng cố phát triển ngành nghề ở nông thôn, lấy đó làm biện pháp tích cực giải quyết vấn đề bức xúc của nông thôn hiện nay là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm và nâng cao mức sống cho nhân dân.
Đây là hướng giải quyết việc làm cơ bản lâu dài gắn với quá trình phân công lại lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang các lĩnh vực phi nông nghiệp.
- Phát triển mạnh mẽ làng nghề có nhiều tiềm năng , lợi thế so sánh để thu hút nhiều và nhanh lao động nông thôn đang dư thừa.
- Khôi phục các làng nghề truyền thống đi đôi với việc phát triển nhanh các làng nghề mới, các trung tâm thương mại dịch vụ ở nông thôn, hình thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn làm nền tảng cho kinh tế xã hội phát triểnthúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Khi phát triển các ngành nghề ở nông thôn phải gắn kết với trung tâm khu công nghiệp . Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề, truyền thống ở nông thôn, không ngừng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhưng phải dựa trên cơ sở phát triển công nghệ sử dụng nhiều lao động nhưng ít vốn phù hợp với tiềm năng và nguồn lực hiện có.
Ngoài các nghề trên nên xây dựng ở nông thôn những cơ sở chế biến nông sản(sấy hành , tỏi, nhãn, vải…)thu hút nhiều lao động.
- Huyện cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, các làng nghề vay vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Kết luận
Nguồn nhân lực là một tài nguyên vô cùng quý giá của xã hội, là vốn quý giá nhất của mỗi quốc gia. Một đất nước có thể trở lên giàu có hay không là phụ thuộc vào nguồn nhân lực của chính nước đó. Nó phụ thuộc vào trình độ của nguồn nhân lực và quan trọng hơn là việc sử dụng nguồn nhân lực đó như thế nào để mang lại hiệu quả cao . Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực thì chúng ta phải biết phân bố và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất là đối với nước ta hiện nay đang trong giai đoạn thực hiện CNH - HĐH đất nước và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với mục tiêu là "Dân giàu nước mạnh", nghĩa là đời sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc, đất nước phồn vinh, chúng ta phải thực hiện xây dựng nền kinh tế ngày càng vững mạnh.
Nguồn nhân lực nước ta dồi dào nhưng chất lượng lại chưa cao dẫn đến việc phân bố và sử dụng nguồn nhân lực này rất khó khăn . Đứng trước tình trạng chung này, huyện Nam Sách cũng có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn để đạt được mục tiêu chung là phân bố và sử dụng nguồn nhân lực của huyện một cách hợp lý, có hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân.
Với kiến thức hạn chế của mình em chỉ xin được nêu ra một số nhận xét về thực trạng và một số giải pháp nhằm phân bổ và sử dụng nguồn nhân lực của huyện Nam Sách một cách hiệu quả hơn./.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế lao động.
2. Luận văn tốt nghiệp: Thực trạng và các biện pháp chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
3. Phòng thống kê huyện Nam Sách: Niên giám thống kê của huyện 2004
4. Báo cáo lao động việc làm của huyện Nam Sách 2000- 2004.
5. Báo Hải Dương.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------o0o----------
Giấy xác nhận thực tập
Phòng Tổ chức - Lao động xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương xác nhận:
Sinh viên: Đặng Thị Hải.
Lớp: QTNL 43 B - Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.
Trong đợt thực tập từ ngày 17/01/2005 đến 7/5/2005 tại phòng Tổ chức - LĐXH thuộc UBND huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, sinh viên Đặng Thị Hải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt mọi nội quy, quy chế ;làm việc của phòng. Trong suốt quá trình thực tập em Hải đã có rất nhiều cố gắng, luôn tìm tòi học hỏi, nghiên cứu tài liệu chuyên môn, chủ động sáng tạo, biết vận dụng linh hoạt, khoa học giữa lý thuyết đã được học tập tại trường với thực tế, tích cực tham gia các công việc và luôn hoàn thành tốt mọi công việc của phòng đồng thời đi sâu nghiên cứu tại cơ sở. Đề nghị khoa Kinh Tế Lao Động Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân tiếp tục giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn em Đặng Thị Hải hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này ./.
Phòng Tổ chức- LĐXH huyện
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3597.doc