Đặt vấn đề
Đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII đã chỉ ra định hướng chiến lược về mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nói chung và dạy nghề nói riêng mà mục tiêu cơ bản của công tác dạy nghề giai đoạn 2001 – 2010 là: “…phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô lẫn chất lượng… đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề, chất lượng cao, đủ khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất tiên
78 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến về công tác dạy nghề của trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến, thiết bị kỹ thuật hiện đại, có khả năng tham gia cạnh tranh thị trường sức lao động trong nước và quốc tế…”. Phấn đấu đạt khoảng 60 – 70% lao động qua đào tạo vào năm 2020 (nguồn: Viện chiến lược và phát triển – Bộ KH - ĐT).
Trên thực tế, các cơ sở dạy nghề nước ta, là nơi cung cấp nguồn công nhân lao động mà vai trò đào tạo chủ yếu là trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề, chưa được quan tâm, phát triển đúng mức và còn nhiều bất cập: Hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa được quy hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, như việc phân bố bất hợp lý theo vùng lãnh thổ, quy mô đào tạo nhỏ, kinh phí đầu tư thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu thốn lạc hậu, trình độ của đội ngũ giáo viên dạy nghề còn nhiều hạn chế, chương trình giảng dạy chậm được đổi mới và nhất là chưa thu hút được nhiều học sinh học nghề….
Trong tình hình đó, việc mở rộng, nâng cao và phát triển sự nghiệp dạy nghề là rất cấp thiết. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “ Một số ý kiến về công tác dạy nghề của trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề ” .
Mục tiêu: Phân tích thực trạng công tác dạy nghề về phân bố hệ thống, cơ sở vật chất, giáo trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên… của các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề và từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề để đáp ứng yêu cầu công nhân kỹ thuật của thị trường lao động.
Đối tượng: Trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề.
Phạm vi: Cả nước.
Phương pháp: Thống kê, tổng hợp dữ liệu.
Nội dung:
Phần 1: Một số vấn đề lý luận về công tác dạy nghề
Phần 2: Thực trạng công tác dạy nghề của các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề.
Phần 3: Khuyến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề của trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề.
Tôi xin trân trọng gửi tới thầy giáo hướng dẫn Ths. Nguyễn Vĩnh Giang và Ths. Đặng Kim Chung, TP Kế hoạch- Tổng hợp - Đối ngoại, Viện Khoa Học Lao Động và Các vấn đề xã hội lời cảm ơn sâu sắc nhất vì đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua để có thể hoàn thành bản luận văn này.
Phần 1
một số vấn đề lý luận về công tác dạy nghề
I. Một số khái niệm cơ bản liên quan tới công tác dạy nghề
Nghề và trình độ nghề
Nghề là một hình thức phân công lao động, đòi hỏi kiến thức lý thuyết tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định.
Với một nghề đào tạo có một mục tiêu đào tạo. Hệ thống mục tiêu giáo dục nghề nghiệp phân hóa theo chiều ngang được thể hiện ở “Bản danh mục nghề đào tạo” do Nhà nước ban hành, đó là một văn bản quy phạm đối với công tác đào tạo nghề.
Trình độ nghề của người lao động thể hiện ở mặt chất lượng của sức lao động. Nó thể hiện ở mức độ hiểu biết về lý thuyết, về kỹ thuật sản xuất và kĩ năng lao động để hoàn thành những công việc có trình độ phức tạp nhất định thuộc một nghề nào đó.
Các nghề đào tạo ghi trong danh mục nghề đào tạo có thể được đào tạo ban đầu ở các trình độ nghề khác nhau, đó là sự phân hóa mục tiêu đào tạo theo chiều sâu.
Có hai trình độ nghề được đào tạo ban đầu là;
Công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ:Trình độ này thường đạt được từ giáo dục nghề nghiệp. Đây là quá trình có tính toàn diện, bao gồm cả mặt giáo dục và mặt huấn luyện, thường có thời gian tương đối dài, ổn định và được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân của mỗi nước, nhằm vào mục tiêu toàn diện với nội dung đầy đủ, thông thường được tiến hành trong nhà trường.
Công nhân bán lành nghề: Trình độ này thường gắn với huấn luyện nghề nghiệp. Đây là quá trình đào tạo chú trọng đến mặt huấn luyện sao cho người học đạt được những yêu cầu của sản xuất đề ra, nhằm tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Thời gian đào tạo của các khóa học của huấn luyện nghề thường là ngắn và khác nhau; mục tiêu nội dung đào tạo cũng khác nhau ở các cơ sở đào tạo khác nhau tùy từng khóa học cụ thể.
Trình độ nghề liên quan chặt chẽ tới lao động phức tạp. Lao động có trình độ lành nghề là lao động có chất lượng cao hơn, là lao động phức tạp hơn.Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động lành nghề thường tạo ra một giá trị lớn hơn.
Việc đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ bằng con đường giáo dục nghề nghiệp theo quan điểm trên đây bao giờ cũng phải la vấn đề trung tâm vì đội ngũ này thường xuyên chiếm các chỗ làm việc chủ yếu trong các dây chuyền sản xuất- dịch vụ. Họ là lực lượng lao động tồn tại lâu bền và có khả năng thích ứng cũng như phát triển dưới tác động của tiến bộ khoa học- kĩ thuật- công nghệ và trong cơ chế thị trường.
Công nhân kĩ thuật
Để có một quan niệm đầy đủ về CNKT, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan hiện nay đang sử dụng:
Công nhân: Là người lao động trực tiếp tác động đến đối tượng lao động, biến đổi đối tượng lao động, thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất cho Xã hội. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, người công nhân không nhất thiết phải ở bên máy móc, công cụ... mà có thể tham gia quá trình sản xuất một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống trang thiết bị máy móc, phương tiện hiện đại phù hợp với quy trình sản xuất.
Kỹ thuật: Là một quá trình gồm các nội dung cụ thể được sắp xếp theo một trình tự xác định nhằm đạt được những mục tiêu đã được dự kiến trước. (Từ điển Bách khoa Pháp - 1987). Theo quan niệm khác, kỹ thuật là sự vận dụng khoa học vào sản xuất thông qua các tư liệu vật chất: công cụ lao động, năng lượng, vật liệu.(Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp - tập 2 - NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp năm 1992)
Công nhân kỹ thuật: Là người lao động có những thể chất cần thiết, có sự hiểu biết, kỹ năng trong lao động do được đào tạo chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm trong thực tiễn; có khả năng tiến hành công việc theo một nguyên ắc thực hiện với công nghệ và loại công cụ riêng, đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng và an toàn trong quá trình sản xuất.
Công nhân kỹ thuật có bằng: Bao gồm những người đã làm công việc kỹ thuật đồng thời có bằng chứng nhận tốt nghiệp các trường lớp dạy nghề (định nghĩa của ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương về kết quả điều tra toàn diện dân số Việt nam 1989).
Công nhân kỹ thuật không có bằng: Là những người được hoặc không được đào tạo trong các trường lớp dạy nghề, không có bằng công nhân kỹ thuật song nhờ kinh nghiệm thực tế nên đã đạt trình độ công nhân kỹ thuật bậc 3 trở lên (nếu làm trong khu vực kinh tế Nhà nước) hoặc đã làm liên tục công việc đó năm năm (nếu làm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh)- (định nghĩa của ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương về kết quả điều tra toàn diện dân số Việt nam 1989).
Công nhân kỹ thuật bán lành nghề: Là những người đạt trình độ nghề dưới chuẩn thể hiện ở mức độ mục tiêu hình thành người công nhân với khả năng làm được từ một vài công việc của nghề cho đến làm được tương đối nhiều công việc của nghề nhưng chưa đạt chuẩn thông qua đào tạo ban đầu ngắn hạn, không chính quy và thường thiên về thực hành tay nghề.
Thông qua đào tạo nâng cao, bồi dưỡng nghề, người lao động có thể nâng cao trình độ nghề từ công nhân kỹ thuật dưới chuẩn lên công nhân kỹ thuật hoặc từ trình độ công nhân kỹ thuật lên công nhân kỹ thuật lành nghề.
Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định.
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm :
Đào tạo kiến thức phổ thông (giáo dục phổ thông)
Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp (giáo dục chuyên nghiệp). Chia ra: Đào tạo cán bộ chuyên môn (Đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp) và đào tạo nghề (đào tạo công nhân kĩ thuật, nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ, phổ cập nghề cho người lao động )
II. Đào tạo nghề
Khái niệm:
Đào tạo nghề là quá trình giáo dục kĩ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm được một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm nghề, chuyên môn khác .
Phân loại đào tạo nghề
Căn cứ vào đối tượng học nghề:
Đào tạo mới : áp dụng cho những người chưa có chuyên môn, chưa có nghề.
Đào tạo lại: áp dụng cho những người đã có nghề, có chuyên môn song vì lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa đòi hỏi phải chuyển sang nghề, chuyên môn khác.
Đào tạo nâng cao trình độ lành nghề: là quá trình bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những công việc khác phức tạp hơn.
Căn cứ vào thời gian đào tạo nghề:
Đào tạo ngắn hạn: Thời gian dưới một năm.
Đào tạo dài hạn: Thời gian từ một đến ba năm.
Căn cứ vào loại hình đào tạo:
Loại hình đào tạo nghề được hiểu là mô hình đào tạo những người lao động có chức năng trực tiếp thực hiện các qui trình, qui phạm sản xuất ở trình độ sơ cấp với những dấu hiệu đặc trưng: Tính chất và diện nghề, mục tiêu đào tạo, văn bằng chứng chỉ, trình độ tuyển sinh, những nét đặc trưng của nội dung và quá trình đào tạo …
Theo đó thì ứng với 2 trình độ nghề nêu trên thì có 2 loại hình đào tạo là :
Đào tạo công nhân kĩ thuật, nhân viên kĩ thuật – nghiệp vụ
Đào tạo công nhân kĩ thuật bán lành nghề .
Căn cứ vào hình thức đào tạo:
Đào tạo tại nơi làm việc :
Là hình thức đào tạo trực tiếp, chủ yếu là thực hiện ngay trong quá trình sản xuất do doanh nghiệp tổ chức. Doanh nghiệp phân công những người công nhân có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp và có phương pháp sư phạm nhất định vừa sản xuất vừa hướng dẫn thợ học nghề.
Các lớp cạnh doanh nghiệp:
Đối với những nghề phức tạp, việc đào tạo trong sản xuất không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào tạo riêng cho mình hoặc các doanh nghiệp cùng ngành. Hình thức này không đòi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật riêng, không cần bộ máy chuyên trách mà dựa vào điều kiện sẵn có của doanh nghiệp.
Đào tạo tại các trường chính quy
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng phát triển trên cơ sở kĩ thuật hiện đại, tổ chức các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề tập trung, qui mô tương đối lớn, đào tạo công nhân có trình độ lành nghề cao
Hệ thống cơ sở dạy nghề
Bao gồm:
Trường dạy nghề
Trường trung học và cao đẳng có hoạt động dạy nghề
Trung tâm có hoạt động dạy nghề :
+ Trung tâm dạy nghề
+ Trung tâm dịch vụ – việc làm
+ Trung tam giáo dục kĩ thuật tổng hợp
+ Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề
Các lớp dạy nghề :
+ Lớp dạy nghề của xí nghiệp
+ Lớp dạy nghề tư nhân
III. Trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề
Trường dạy nghề
Đặc điểm cơ bản
Trường dạy nghề là loại hình cơ sở dạy nghề có đặc điểm sau:
Có mục tiêu đào tạo thanh niên có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cơ sở trở lên đạt trình độ công nhân kĩ thuật, nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ
Có nội dung chương trình đào tạo hoàn chỉnh toàn diện .
Có phương thức đào tạo theo quy trình chính quy, chuẩn mực và tập trung theo thời gian quy định từ 1 đến 3 năm.
Nghề đào tạo ổn định và nằm trong danh mục nghề đào tạo do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền duyệt và ban hành.
Có quyền cấp bằng nghề cho học sinh tốt nghiệp theo quy định.
Có bộ máy tổ chức, lãnh đạo trường, có các phòng ban hoàn chỉnh theo quy chế.
Có đủ đội ngũ giáo viên chuyên trách, cơ hữu, có đủ lực lượng cán bộ, CNVC đảm bảo nhiệm vụ đào tạo theo quy mô thiết kế, đảm bảo tỉ lêj quy định cho từng loại ngành nghề.
Có đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật đảm bảo phục vụ cho đào tạo đạt chất lượng theo quy mô thiết kế.
Trên đây là những tiêu chuẩn quy định chung cho các loại trường dạy nghề nhằm đảm bảo chức năng chủ yếu và vai trò, vị trí của trường là đơn vị cơ sở của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Bên cạnh đó trường dạy nghề cũng có quyền đào tạo ngắn hạn, không chính quy, đào tạo lại và bồi dưỡng nghề với phương thức mềm dẻo, linh hoạt cho mọi người lao động.
Phân loại trường dạy nghề theo hình thức sở hữu và quyền quản lý trực tiếp
Trường dạy nghề công lập
Trường dạy nghề Trung ương do các Bộ, ngành Trung ương quản lý.
Trường dạy nghề địa phương do các tỉnh thành phố quản lý.
Trường dạy nghề ngoài công lập
Trường dạy nghề bán công do Nhà nước đầu tư ban đầu về cơ sở vật chất, hoạt động theo cơ chế tự hạch toán thu chi, nhà nước không cấp ngân sách thường xuyên.
Trường dạy nghề dân lập do cá nhân hoặc một nhóm cổ đông đứng ra tổ chức và quản lý.
Trường dạy nghề tư thục do các tổ chức xã hội, các cơ quan, đoàn thể đứng ra tổ chức và quản lý.
Trường dạy nghề thông qua hợp tác quốc tế.
Trung tâm dạy nghề
Trung tâm dạy nghề là một loại hình cơ sở dạy nghề có các đặc điểm sau:
Mục tiêu đào tạo nói chung là ở mức chưa hoàn chỉnh, chưa toàn diện so với trình độ công nhân kĩ thuật, nhân viên kĩ thuật nghiệp vụ, thường là mục tiêu đào tạo theo phần hoặc một số phần của nghề.
Nội dung chương trình đào tạo thường là do Trung tâm dạy nghề tự biên soạn hoặc tự chọn từ các chương trình chuẩn đã được Nhà nước ban hành phù hợp với mục tiêu đào tạo phần nghề, một số phần nghề theo nhu cầu người học.
Hoạt động đào tạo chủ yếu theo phương thức không chính quy, đa dạng, linh hoạt phù hợp với từng loại nghề và nhu cầu người học.
Ngành nghề đào tạo có thể ổn định hoặc không ổn định, có thể thay đổi linh hoạt theo nhu cầu sản xuất hoặc dịch vụ ở địa phương và nhu cầu người học.
Trung tâm dạy nghề không có đủ tư cách pháp nhân cấp bằng nghề, chỉ được cấp chứng chỉ nghề cho người tốt nghiệp, các khoá học đều là ngắn hạn dưới một năm.
Bộ máy lãnh đạo có thể không hoàn chỉnh, không có đầy đủ các phòng ban như ở trường dạy nghề.
Chỉ có một số cán bộ, giáo viên chuyên trách cơ hữu, còn lại là sử dụng linh hoạt lực lượng ngoài biên chế theo phương thức hợp đồng là chủ yếu.
Cơ sở vật chất kĩ thuật không lớn như ở các trường dạy nghề mà chỉ có một số cho những nghề đào tạo tương đối ổn định lâu dài, còn phần lớn là biến động theo sự thay đổi của ngành nghề đào tạo hoặc là cơ sở vật chất kĩ thuật của các đơn vị sản xuất, dịch vụ phối hợp đào tạo hoặc thuê, mượn.
Quy mô đào tạo của trung tâm dạy nghề thường được tính theo số lượt người học hàng năm, số lượt học sinh / năm.
Trung tâm dạy nghề thường là bán công (Nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản) hoặc là dân lập, tư thục nhưng đều tồn tại và phát triển thông qua nguồn thu học phí, sản xuất hay dịch vụ kết hợp trong quá trình đào tạo.
Trung tâm dạy nghề đóng vai trò là một cơ sở dạy nghề của địa phương (chủ yếu là quận, huyện ), các tổ chức đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp… có chức năng phổ cập nghề cho nhân dân lao động, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của doanh nghiệp.
IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề.
Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề
Nhận thức của xã hội về đào tạo nghề tác động mạnh đến công tác đào tạo nghề, ảnh hưởng rõ rệt nhất của nó là tới lượng học sinh đầu vào của các cơ sở doanh nghiệp. Nếu mọi người trong xã hội đánh giá được đúng đắn hơn tầm quan trọng của việc học nghề thì trước hết lượng lao động tham gia đào tạo nghề sẽ chiếm một tỉ lệ lớn hơn so với toàn bộ lao động trên thị trường và sẽ có cơ cấu trẻ hơn, đa dạng hơn. Hơn nữa, nếu xã hội nhận thức được rằng giỏi nghề là một phẩm chất quý giá của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định thì công tác đào tạo nghề sẽ nhận thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cần thiết của xã hội để phát triển mạnh hơn.
Thực tế công tác đào tạo nghề hiện nay chưa được xã hội nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Việc làm chuyển biến nhận thức của từng gia đình và toàn xã hội sẽ có ý nghĩa quan trọng trong dạy nghề và học nghề. Không ít gia đình học sinh coi việc vào đại học như là con đường duy nhất để tiến thân, kiếm được việc làm nhàn hạ. Một người thợ bậc cao về làng không một ai biết tới nhưng một “cậu cử” mới ra trường vẫn được coi là danh giá, nên người. Trong con mắt của nhiều người, một người thợ bậc cao ở xí nghiệp vẫn không oai bằng người lao động ở cơ quan Nhà nước. Hơn nữa, một cán bộ Nhà nước tốt nghiệp đại học vẫn có thể học lên đến thạc sĩ hoặc tiến sĩ nhưng người thợ bậc 3, bậc 4 vẫn khó tìm được cơ hội để học lên hoặc nâng cao tay nghề. Điều này dẫn đến nhiều thanh niên bằng mọi cách để thi vào đại học, né tránh đi học nghề, coi việc vào trường nghề là “vạn bất đắc dĩ”.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở dạy nghề
Đây là yếu tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp tới chất lượng đào tạo nghề. ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc trang thiết bị chuyên dùng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Trang thiết bị đào tạo nghề giúp cho học sinh có điều kiện thực hành để hoàn thành kỹ năng sản xuất. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề càng tốt, càng hiện đại bao nhiêu, theo sát với máy móc phục vụ cho sản xuất bao nhiên thì học sinh có thể thích ứng, vận dụng nhanh chóng với sản xuất trong doanh nghiệp bấy nhiêu. Chất lượng của các trang thiết bị, cơ sở vật chất đòi hỏi phải theo kịp tốc độ đổi mới hiện đại hóa của máy móc thiết bị sản xuất.
Thực chất, ở các cơ sở dạy nghề ở nước ta hiện nay, cơ sở vật chất trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề. Phòng học thiếu thốn nơi thực hành, chỗ nội trú cho học sinh. Phần lớn các trang thiết bị trong các cơ sở dạy nghề không phải là trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp), do đó, không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tuy công nhân qua đào tạo đáp ứng được phần nào các công việc của doanh nghiệp nhưng hầu hết vẫn phải đào tạo lại để nâng cao khả năng thực hành và tiếp cận công nghệ hiện đại của doanh nghiệp.
Chương trình, giáo trình dạy nghề
Chương trình đào tạo là yêu cầu không thể thiếu được trong quản lí Nhà nước các cấp/ các ngành đối với hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng. Chương trình đào tạo phù hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Không có chương trình đào tạo sẽ không có các căn cứ để xem xét đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia đào tạo.
Về chất lượng, chương trình- giáo trình đào tạo được thiết kế dựa trên cơ sở khoa học và luôn được đổi mới để
theo kịp sự tiến bộ của khoa học- kĩ thuật thì mới đảm bảo đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng.
Trong lĩnh vực dạy nghề, mỗi loại nghề đòi hỏi có chương trình- giáo trình đào tạo riêng. Nhưng thực tế hiện nay, nhiều nghề không có chương trình- giáo trình và nhièu nghề tuy có nhưng lại chưa được sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền, tức là chưa đạt được chất lượng cần thiết. Đây chính là một nguyên nhân lớn dẫn đến việc đào tạo ra nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. Do đó, đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư để xây dựng, đổi mới chương trình- giáo trình đào tạo theo kịp sự tiến bộ của khoa học- công nghệ.
Giáo viên dạy nghề
Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách truyền đạt kiến thức, kỹ năng king nghiệm của mình trên cơ sở trang thiết bị giảng dạy. Vì vậy, năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, đào tạo nghề.
Dạy nghề có những nét khác biệt so với các cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học sinh vào học nghề có rất nhiều trình độ cấp văn hóa khác nhau. Cấp trình độ đào tạo nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (bán lành nghề, lành nghề, bồi dưỡng nâng bậc thợ). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau.
Năng lực của giáo viên dạy nghề tốt thì mới có thể dạy các học sinh được tốt vì các học sinh nắm được lý thuyết, kỹ năng nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào năng lực giáo viên dạy nghề.
Các chính sách của Nhà nước liên quan tới công tác dạy nghề
Hệ thống văn bản, pháp luật chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý, môi trường thuận lợi, khuyến khích đào tạo phát triển nghề. Cụ thể ở đây là các chính sách đối với học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề, các chế độ chính sách ưu đãi đối với các cơ sở đào tạo nghề…
Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng các chính sách đào tạo còn rất nhiều hạn chế như:
Phần lớn các chính sách chế độ còn mang tính giải pháp, tình huống.
Một số chính sách đã ban hành đến nay còn có nhiều điểm không còn phù hợp hoặc thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể.
V. Sự cần thiết phải phát triển công tác đào tạo nghề
Kinh nghiệm đào tạo nghề ở một số nước
Đào tạo đóng vai trò quyết định đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Đào tạo nghề rất đa dạng và khác nhau ở từng quốc gia nhưng chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của các nước đó và áp dụng có chọn lọc.
1.1. Công tác dạy nghề ở Cộng hòa liên bang Đức.
Đức là đất nước có nền công nghiệp phát triển và thu nhập quốc dân cao so với các nước phát triển trên thế giới. Tổng dân số tính đến năm 1998 cũng tương tự nước ta, khoảng 80 triệu người, trong đó, có 30 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 5% lao động không qua đào tạo. Có được kết quả như vậy do hệ thống giáo dục mà trong đó các cơ sở dạy nghề ở Đức được chính phủ quan tâm và phát triển mạnh. Luật pháp quy định trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề đối với người học và người sử dụng lao động, phát triển mạnh hệ thống giáo dục đào tạo nghề theo hướng thực hiện đa dạng hóa loại hình đào tạo và loại nghề đào tạo (có tới 400 nghề). Loại hình đào tạo theo hệ thống đào tạo song hành có vai trò lớn trong việc cung cấp lao động có tay nghề cao cho thị trường lao động, đó là quá trình đào tạo nghề có sự kết hợp chặt chẽ giữa dạy lý thuyết ở trường dạy nghề và thực hành ở các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Đức luôn xác định trách nhiệm và đóng vai trò lớn trong đào tạo thực hành tay nghề cho người học nghề, sau khi học xong lí thuyết, học sinh học nghề được đào tạo thực hành ngay tại xưởng sản xuất dưới sự hướng dẫn của các giáo viên thực hành và học sinh được tiếp cận ngay máy móc thiết bị công nghệ mới.Trong thời gian thực tập tay nghề tại doanh nghiệp, nếu có sản xuất ra sản phẩm thì người học sẽ được hưởng một khoản tiền lương căn cứ trên số sản phẩm mà họ đã tham gia.
Hàng năm có trên 600.000 nghìn người được tuyển sinh vào các trường dạy nghề, chiếm 65% học sinh trong cùng độ tuổi, trong đó 50% từ trung học cơ sở; 35% từ trung học chuyên ban; 15% từ phổ thông trung học.
Có tới 93% số trường học và trường dạy nghề tại Đức thuộc công lập và do
ngân sách Nhà nước chi trả. Nguồn kinh phí chi cho giáo dục đào tạo nghề được xác định rất rõ trong các khoản thuế thu từ doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo, các gia đình có người đi học nghề…
Thời gian đào tạo ở trường dạy nghề thường kéo dài từ 3-3,5 năm, chủ yếu là theo chế độ thời gian không đầy đủ. Trên quan điểm chú trọng thực hành, nên thời gian dành cho lí thuyết và thực hành theo tỉ lệ 1:4 (trong hai năm học tại trường dạy nghề, dành 2.880 giờ cho thực hành dưới xưởng và 720 giờ cho học lí thuyết ).
Đối với giáo viên dạy nghề yêu cầu phải tốt nghiệp đại học. Giáo viên dạy nghề trước khi muốn tham gia dạy nghề, sau khi tốt nghiệp đại học ít nhất là 4 năm, phải qua làm việc thực tế tại xưởng 6 tháng và có thời gian thực tế tại trường, nơi sẽ tham gia giảng dạy là 5 tuần. Hai tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với giáo viên dạy nghề là phải có trình độ lí thuyết và kinh nghiệm cao mới có thể đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề của nền công nghiệp và tiến bộ kĩ thuật mới.
Người học nghề có quyền lựa chọn nơi học tập, họ kí kết hợp đồng học tập với trường nơi họ đăng kí học. Kết thúc khóa học, người học nghề phải qua kì thi sát hạch cuối cùng của một Hội đồng, trong đó thành viên của Hội đồng là những người có chuyên môn cao làm việc tại Hội đồng, các cơ sở đào tạo nghề và đại diện cho giới sử dụng lao động. Chứng chỉ nghề chỉ được cấp theo quyết định của Hội đồng.
Nhờ áp dụng những chính sách khuyến khích như vậy nên ngay từ những năm 1971, 62% những người đang làm việc đều đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề trong số đó có tới 14% đạt trình độ tay nghề cao tương đương với trình độ kĩ sư tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng kĩ thuật chuyên nghiệp. Đến nay chỉ còn khoảng 5% không qua đào tạo nghề.
Nhật Bản
Mô hình đào tạo tại công ty là mô hình đào tạo chủ yếu tại Nhật. Phần lớn lớp trẻ Nhật sau khi tốt nghiệp phổ thông tham gia thị trường lao động, được công ty thuê và tham gia vào quá trình đào tạo nghề do công ty sử dụng tổ chức. Chương trình học kiến thức thực hành nghề được thực hiện chủ yếu thông qua các chỉ dẫn không chính thức trong quá trình làm việc, các cuốn cẩm nang tự học và các khóa tương ứng. Phương thức thực hiện đào tạo kiến thức thực hành nghề là các buổi thảo luận kĩ thuật, thảo luận chất lượng, chuyển đổi vị trí và tự học. Điều quan trọng là nước Nhật có hệ thống giáo dục phổ thông tốt và học sinh tốt nghiệp PTTH thường có khả năng học và tự học vững. Hiện nay 80% số học sinh trong độ tuổi theo học PTTH với một phần đáng kể trong số họ theo đuổi mô hình đào tạo nghề ban đầu tại công ty và 20% còn lại tham gia hệ thống đào tạo nghề tại trường. Giáo dục phổ thông tốt là điều kiện căn bản để hệ thống đào tạo nghề tại công ty của Nhật vận hành được.
Hàn Quốc
Từ giữa thập kỷ 60, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra kế hoạch đào tạo trên cơ sở kế hoạch nhân lực, nhờ vậy đầu tư sức người và của tập trung để hướng học sinh trung học theo nhánh đào tạo nghề và công nhân kĩ thuật. Một số môn học nghề được đưa vào học trong chương trình THCS, tuy nhiên chuyên môn hóa theo ngành chỉ được thực hiện ở cấp trung học bậc trên. Khoảng một phần ba số học sinh theo học trung học bậc cao lựa chọn trung học nghề còn hai phần ba theo chương trình THPT. Các chuyên ngành được lựa chọn nhiều nhất trong trung học nghề là kĩ thuật và thương mại.
Bên cạnh các trường trung học nghề dành cho đào tạo nghề ban đầu, ở Hàn Quốc còn phát triển mạnh mẽ các trung tâm dạy nghề và đào tạo lại. Cả nước có khoảng 90 trung tâm như vậy và đào tạo nghề ở dây chủ yếu giới hạn ở các khóa ngắn hạn đào tạo các kỹ năng hành nghề trực tiếp. Phần lớn chi phí cho các trung tâm này được Nhà nước hỗ trợ. Song các học sinh vẫn phải đóng học phí cho các khóa học này. Đồng thời Chính phủ Hàn Quốc còn khuyến khích mạnh mẽ các công ty thực hiện đào tạo tại chỗ.
Sự cần thiết phải phát triển công tác đào tạo ở Việt Nam.
Từ kinh nghiệm các nước trên, ta thấy rằng trình độ phát triển kính tế tỉ lệ thuận với trình độ của nguồn lao động và ngược lại. ở các nước này, công tác đào tạo nghề rất được coi trọng và có sự ưu tiên đầu tư: vốn, máy móc công nghệ hiện đại…Các mô hình giảng dạy đa dạng, linh hoạt. “Vào dễ, ra khó” đã tạo ra những văn bằng, chứng chỉ có chất lượng thực sự, tạo nên uy tín và được sự coi trọng của các doanh nghiệp và xã hội. Trong khi đó ở Việt Nam, tất cả các yếu tố trên đều chưa được đáp ứng mà trình độ nguồn lao động lại rất thấp. Như vậy, Việt Nam muốn theo kịp trình độ phát triển kinh tế thế giới thì phải nhanh chóng nâng cao trình độ người lao động.
Tài nguyên thiên nhiên, tiền vốn, nhân lực là những nguồn lực vật chất nội tại, cơ bản cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay, nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ về lâu dài không phải là lợi thế phát triển. Lợi thế so sánh đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang nguồn nhân lực ở định, có chất lượng cao. Chất xám trở thành nguồn vốn lớn và quý giá, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng và ổn định của mỗi quốc gia. Sự giàu có về tri thức là thước đo trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Đầu tư cho con người nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân tạo ra khả năng nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn xã hội, từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội. Garry Becker, người Mỹ được đoạt giải Nobel kinh tế năm 1992 khẳng định: “Không có đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư vào nhân lực”. Thật vậy tiềm năng kinh tế của một nước phụ thuộc vào trình độ khoa học của nước đó. Trình độ khoa học kĩ thuật lại phụ thuộc vào các điều kiện về giáo dục đào tạo. Việt Nam muốn theo kịp trình độ phát triển kinh tế thế giới thì sẽ phải đón đầu khoa học công nghệ hiện đại nhưng nước ta lại thiếu các chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lí, thiếu đội ngũ kĩ thuật viên và nhất là công nhân kĩ thuật, do đó không thể tiếp thu, càng không thể khai thác có hiệu quả nên làm giảm hiệu suất của vốn đầu tư. Chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, hoặc là đào tạo nguồn nhân lực quý giá hoặc phải chịu tụt hậu so với nước khác.
Phần 2
Thực trạng công tác dạy nghề của các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề
(Từ phần 2 gọi tắt các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là các cơ sở dạy nghề)
I - Thực trạng phân bố các cơ sở dạy nghề
Phân bố các cơ sở dạy nghề theo vùng lãnh thổ, khu vực kinh tế trọng điểm
Xét sự phân bố các cơ sở dạy nghề theo 8 vùng lãnh thổ và 61 tỉnh, ta có biểu 1 (trang 18)
Theo vùng lãnh thổ:
Trường dạy nghề : có hơn 1/3 số trường dạy nghề tập trung ở vùng Đông nam bộ, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế trọng điểm (Thành phố HCM, Đồng Nai, Bình Dương)
Gần 1/3 số trường dạy nghề tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó 2/3 tập trung ở khu vực kinh tế trọng điểm (Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh)
Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, số trường dạy nghề chiếm tỉ lệ rât thấp: trên dưới 1%
Trung tâm dạy nghề: sự phân bố tương tự như trường dạy nghề. Phần lớn tập trung ở đồng bằng sông Hồng và Đông nam bộ. Vùng Tây Bắc không có trung tâm dạy nghề nào. Vùng Tây Nguyên tuy có nhưng cũng rất ít (1%). Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều hơn Tây Nguyên nhưng tỉ lệ cũng không đáng kể.
Theo tỉnh thành phố:
Trường dạy nghề: trong 61 tỉnh phành phố, nơi tập trung nhiều trường dạy nghề nhất là Tp HCM(61), tiếp theo là Hà Nội (24), Hải Phòng (15), Quảng Ninh (8), Thanh Hoá (7), Bình Dương (7), Đồng Nai (6). Còn lại là từ 5 trường trở xuống, trong đó phần lớn chỉ có từ 1 đến 2 trường. Đặc biệt còn 12 tỉnh không có trường dạy nghề
Trung tâm dạy nghề: các trung tâm dạy nghề tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố có nhiều trường dạy nghề: Hà Nội (28), Tp HCM (18), Hải Phòng (12), Thanh Hoá (6), Đồng Nai (6), Đà Nẵng (4), Khánh Hoà (4).
Còn lại: 18 tỉnh có từ 1 ._.đến 3 trung tâm dạy nghề và 36 tỉnh không có trung tâm dạy nghề nào.
Biểu 1: Các cơ sở dạy nghề phân theo Tỉnh/Thành phố
TT
Tỉnh/Thành phố
TDN
TTDN
TT
Tỉnh/Thành phố
TDN
TTDN
Vùng ĐB Sông Hồng
60
42
vùng Nam Trung Bộ
12
11
1
Hà Nội
24
28
32
Đà Nẵng
5
4
2
Hải Phòng
15
12
33
Quảng Nam
2
1
3
Hà Tây
4
1
34
Quảng Ngãi
2
1
4
Hải Dương
5
1
35
Bình Định
2
1
5
Hưng Yên
1
36
Phú Yên
6
Hà Nam
3
37
Khánh Hoà
1
4
7
Nam Định
4
Vùng Tây Nguyên
2
1
8
Thái Bình
2
38
Kon Tum
0
0
9
Ninh Bình
2
39
Gia Lai
1
1
Vùng Đông Bắc
31
9
40
Đắc Lắc
1
10
Hà Giang
1
Vùng Đông Nam Bộ
80
27
11
Cao Bằng
1
41
TP.HCM
61
18
12
Lào Cai
1
42
Lâm Đồng
2
13
Bắc Kạn
0
0
43
Ninh Thuận
0
0
14
Lạng Sơn
1
44
Bình Phước
2
15
Tuyên Quang
1
1
45
Tây Ninh
16
Yên Bái
1
1
46
Bình Dương
7
3
17
Thái Nguyên
4
1
47
Đồng Nai
6
6
18
Phú Thọ
5
3
48
Bình Thuận
19
Vĩnh Phúc
4
49
Bà Rịa-VũngTàu
2
20
Bắc Giang
2
1
Vùng ĐB S. Cửu Long
11
4
21
Bắc Ninh
2
50
Long An
1
22
Quảng Ninh
8
2
51
Đồng Tháp
1
1
Vùng Tây Bắc
3
0
52
An Giang
1
23
Lai Châu
0
0
53
Tiền Giang
2
24
Sơn La
1
54
Vĩnh Long
1
1
25
Hoà Bình
2
55
Bến Tre
1
2
Vùng Bắc Trung Bộ
14
10
56
Kiên Giang
26
Thanh Hoá
7
6
57
Cần Thơ
3
27
Nghệ An
4
2
58
Trà Vinh
28
Hà Tĩnh
1
59
Sóc Trăng
0
0
29
Quảng Bình
60
Bạc Liêu
1
30
Quảng Trị
1
2
61
Cà Mau
0
0
31
Thừa Thiên- Huế
1
Tổng cộng
213
104
Tóm lại, các cơ sở dạy nghề tập trung ở 2 vùng có trình độ phát triển kinh tế cao nhất (đồng bằng sông Hồng, Đông nam bộ), trong đó lại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp. Các tỉnh thành phố khác, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu vùng xa, khu vực kinh tế kém phát triển, số lượng các cơ sở dạy nghề này rất ít, nhiều nơi hầu như không có, từ đó tạo ra gánh nặng cho các cơ sở dạy nghề ở các vùng khác. So với trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề còn thưa thớt hơn nhiều. Đây lại là nơi tập trung đào tạo ngắn hạn, thích hợn với đào tạo lao động nông thôn, phất triển nguồn nhân lực tại chỗ…. Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đã đề ra ở giai đoạn 2001 – 2005, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa thì phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này, do đó cần có sự tập trung đầu tư rất lớn.
Phân bố các cơ sở dạy nghề theo cấp quản lý.
Theo cấp quản lý: Các trường dạy nghề được chia thành: Trường dạy nghề do Trung ương quản lý và trường dạy nghề do địa phương quản lý.
Các trung tâm dạy nghề được chia thành: Trung tâm dạy nghề do Trung ương quản lý, trung tâm dạy nghề do Tỉnh/ thành phố quản lý, trung tâm dạy nghề do cấp quận/ huyện quản lý.
Biểu2: Thực trạng phân bố các cơ sở dạy nghề theo cấp quản lý
TDN
TTDN
Tổng số
Trung Ương(%)
ĐP(%)
Tổng số
TW(%)
Tỉnh/Thànhphố(%)
Quận/Huyện(%)
Theo các tam giác kinh tế
Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
47
53.19
46.81
42
42.86
19.05
38.09
Tp.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương
74
16.22
83.78
27
14.81
29.63
55.56
Theo các vùng kinh tế
Đồng bằng Sông Hồng
64
60.94
39.06
42
42.86
19.05
38.09
Đông Bắc
27
62.96
37.04
9
88.89
11.11
Tây Bắc
3
66.67
33.33
Bắc Trung Bộ
14
21.43
78.57
10
70.00
30.00
Duyên Hải Nam Trung Bộ
12
75.00
25.00
11
100
Tây Nguyên
2
100.0
1
100
Đông nam Bộ
80
17.50
82.50
27
14.81
29.63
55.56
Đồng bằng sông CửuLong
11
27.27
72.73
4
75.00
25.00
Tổng số
213
40.85
59.15
104
21.15
44.23
34.62
2.1 Với khối trường dạy nghề
Tính chung cả nước, trong tổng số 213 trường dạy nghề, có 40,85% do trung ương quản lý và 59,15% do địa phương quản lý.
Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ do trung ương quản lý cao nhất là Nam Trung Bộ (75%); tiếp đến là Tây Bắc (66,67%); Đông Bắc (62,96%); Đồng bằng sông Hồng (60,94%); Có ba vùng mà ở đó tỷ lệ trường dạy nghề do trung ương quản lý thấp hơn 30% đó là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (27,3%), vùng Đông Nam Bộ (17,5%) và vùng Bắc Trung Bộ (21,43%). Riêng đối với vùng Tây Nguyên thì cả hai trường dạy nghề đều do địa phương quản lý. Nguyên nhân chủ
yếu làm cho tỷ trọng trường dạy nghề do trung ương quản lý ở vùng Đông Nam Bộ xuống rất thấp so với các vùng khác vì ở đây có một tỷ lệ khá lớn trường ngoài công lập (tại thành phố Hồ Chí Minh) là do địa phương quản lý.
ở hai khu vực kinh tế trọng điểm, tỷ lệ trường dạy nghề do trung ương quản lý cũng khác biệt rõ rệt (phía Bắc là 53,19%, trong khi ở phía Nam là 16,22%). Nhìn chung ở đâu trường dạy nghề công lập chiếm tỷ lệ càng lớn thì ở đó tỷ lệ trường dạy nghề do trung ương quản lý càng cao.
Tỉ lệ trường công lập nhỏ hơn nhiều so với trường ngoài công lập chứng tỏ đã có sự tham gia rất lớn của các thành phần khác ngoài Nhà nước vào hoạt động dạy nghề. Đây là dấu hiệu tốt để xã hội hoá hoạt động dạy nghề.
Với trung tâm dạy nghề
Số trung tâm dạy nghề do TW quản lý chiếm ti lệ không lớn trừ Hà Nội (64,29%), khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (42,86%), tp HCM (16,67%), khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam (14,81%) còn ở các vùng khác tỉ lệ này bằng không.
Trung tâm dạy nghề do tỉnh, thành phố quản lí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đó, vùng duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên: 100% trung tâm dạy nghề do cấp tỉnh thành phố quản lí.
3. Các cơ sở dạy nghề chia theo nhóm nghề
Theo “Bản danh mục đào tạo” do Nhà nước ban hành, xét 71 nhóm nghề được các cơ sở dạy nghề đào tạo. biểu 3 cho biết ở mỗi nhóm nghề có bao nhiêu cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo.
Biểu 3: Số cơ sở dạy nghề phân theo nhóm nghề
TT
nhóm nghề
tdn
nhóm nghề
ttdn
1
Kỹ thuật điện
117
May
76
2
Nguội
112
Tin học
75
3
Kỹ thuật sắt
87
Nguội
67
4
Lái xe ô tô
77
Kỹ thuật điện
61
5
Kỹ thuật xây dựng
69
Kỹ thuật điện tử
55
6
Trồng trọt
62
Mỹ nghệ
34
7
Chăn nuôi
61
Lái xe ô tô
30
8
Vận hành máy thi công
58
Ngoại ngữ
28
9
Mộc
58
Kỹ thuật sắt
26
10
May
58
Mộc
20
11
Kế toán
56
Vận chuyển đường thuỷ
16
12
Điện lạnh
54
Âm nhạc
15
13
Tin học
44
Lắp đặt
14
14
Vận chuyển đường thuỷ
39
Kỹ thuật xây dựng
14
15
Quản lý
38
Cắt gọt kim loại
14
16
Dịch vụ cá nhân khác
36
Trồng trọt
13
17
Nghệ thuật trang điểm
34
Mua bán hàng
11
18
Mua bán hàng
32
Quản lý
10
19
Văn phòng
30
Vận chuyển máy nâng chuyển
10
20
Mỹ nghệ
28
Điện lạnh
10
21
Kỹ thuật điện tử
26
Phục vụ khách sạn
9
22
Âm nhạc
25
Kỹ thuật viễn thông
9
23
Phục vụ khách sạn
24
Kế toán
7
24
Chế biến hàng ăn uống
24
Chế biến thực phẩm
7
25
Lắp đặt
20
Vận chuyển đường sắt
7
26
Chế biến thực phẩm
20
SX đường, bánh, mứt, kẹo
7
27
Cắt gọt kim loại
20
Quản lý LĐXH
6
28
Vận chuyển máy nâng chuyển
18
Kỹ thuật mỏ
6
29
Khảo sát
17
Khảo sát
6
30
Giao thông vận tải khác
17
Vận hành, sửa chữa lò, tua bin
5
31
Y
16
Khai thác bưu điện
5
32
Bảo quản giao nhận hàng hoá
15
Văn phòng
4
33
SX đường, bánh, mứt, kẹo
13
Dịch vụ cá nhân khác
4
34
Quản lý LĐXH
13
Vận hành tổ máy điện
4
35
Vận hành tổ máy điện
12
Sản xuất vật liệu xây dựng
3
36
Ngoại ngữ
12
Chế biến hàng ăn uống
3
37
Kỹ thuật viễn thông
12
Nghệ thuật trang điểm
3
38
Kỹ thuật ảnh
12
Luyện kim
3
39
Vận hành, sửa chữa lò, tua bin
11
Vận hành thiết bị hoá
3
40
Dệt, nhuộm
11
Vận hành máy thi công
3
41
Luyện kim
10
SX giấy
3
42
Vận chuyển đường sắt
9
SX chất vô cơ phân bón
3
43
Sản xuất vật liệu xây dựng
9
In
3
44
Kỹ thuật mỏ
9
Giao thông vận tải khác
2
45
In
9
Chăn nuôi
2
46
Dược
9
Vận hành điện
2
47
Khai thác bưu điện
8
SX ruợu, bia, nước giải khát
2
48
Du lịch
8
SX gốm, sứ, thuỷ tinh
1
49
SX ruợu, bia, nước giải khát
7
Phát thanh truyền hình
1
50
Phát thanh truyền hình
7
Kiến trúc
1
51
Nghề khác
7
Khoan nổ mìn
1
52
Chế biến nông sản
7
Dệt, nhuộm
1
53
Vận hành thiết bị hoá
6
Chế biến nông sản
1
54
Vận hành điện
6
Bảo quản giao nhận hàng hoá
1
55
SX gốm, sứ, thuỷ tinh
6
Thiết kế trang trí nội thất
1
56
SX các chất vô cơ phân bón
6
Sửa chữa thiết bị chính xác
1
57
SX giấy
5
Nghề khác
1
58
Kỹ thuật khoan
3
Chế biến sản phẩm cây CN
1
59
Kiến trúc
3
Tự động hoá
0
60
Khoan nổ mìn
3
Lặn
0
61
Chế biến sản phẩm cây CN
3
Du lịch
0
62
Vận chuyển hàng không
2
Y
0
63
Thiết kế trang trí nội thất
2
Vận chuyển hàng không
0
64
Sửa chữa vũ khí (quân đội )
2
Tín dụng
0
65
Sủa chữa thiết bị chính xác
2
Sửa chữa vũ khí (quân đội )
0
66
Phòng cháy, chữa cháy
2
Phòng cháy,chữa cháy
0
67
Bảo vệ
2
Kỹ thuật khoan
0
68
Tín dụng
1
Kỹ thuật ảnh
0
69
Tự động hoá
1
Kiểm sát
0
70
Lặn
1
Dược
0
71
Kiểm sát
1
Bảo vệ
0
Trường dạy nghề:
Trong 213 trường dạy nghề có 71 nhóm nghề đang được đào tạo, trong đó: Có 2 nhóm nghề đang có trên 100 trường đang tham gia đào tạo. Đó là nhóm nghề kỹ thuật điện có số trường đào tạo cao nhất (117 trường) và nhóm nghề nguội (112 trường).
Có 7 nhóm nghề đang có trên 50 trường đang tham gia đào tạo. Một số nhóm nghề có nhiều trường đào tạo là: kỹ thuật sắt (87 trường), lái xe ôtô (77 trường), kỹ thuật xây dựng (69 trường) . . .
Có 29 nhóm nghề đang có trên 10 trường tham gia đào tạo và có 10 nhóm nghề chỉ có từ 1 đến 2 trường đang tham gia đào tạo.
Điều đó chứng tỏ sự phân bố hệ thống các trường dạy nghề chia theo nhóm nghề đào tạo vẫn chậm được đổi mới theo nhu cầu của thị trường lao động. Số lao động có nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản đang rất thiếu trong khi nhu cầu ngày càng bức xúc đối với khu vực nông thôn. ở các vùng kinh tế chậm phát triển, đặc biệt là vùng núi, vùng ven biển và hải đảo, vùng sâu đang có nhu cầu ngày càng nhiều về số lao động được đào tạo ở các nghề mới thuộc lĩnh vực chế biến, khai thác, dịch vụ, quản lý... trong khi các trường dạy nghề trong khu vực lại thiếu quan tâm đến vấn đề này.
Trung tâm dạy nghề:
Tương tự như trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề chỉ đào tạo với 58 nhóm nghề. Có tới 33 trung tâm đào tạo từ 10 nhóm nghề trở xuống. Các nhóm nghề có nhiều trung tâm đào tạo nhất là: May (76), Tin học (75),nguội (67), kĩ thuật điện (61).
4. Cơ sở dạy nghề theo công suất thiết kế và công suất đào tạo.
Công suất thiết kế là số lượng học sinh đào tạo, được xác định dựa trên các diều kiện về cơ sở vật chất, số lượng giáo viên… để đảm bảo các điều kiện tối thiểu, cần thiết để đào tạo ra một học sinh.
Công suất đào tạo = (số học viên đang học / Công suất thiết kế ) *100
4.1. Trường dạy nghề
Theo kết quả điều tra, các trường dạy nghề công lập đèu có công suất đào tạo trên 100%, trong khi đó công suất đào tạo của các trường dạy nghề ngoài công
lập chỉ khoảng 87%. Tuy nhiên do đa số các trường này tận dụng nhà xưởng cho đào tạo nghề, họ không thiết kế chuẩn cho đào tạo nên không thể trả lời chính xác về công suất thiết kế. Thực tế là khi đến các trường dạy nghề ngoài công lập, dường như học sinh phải học trong điều kiện chật chội hơn so với trường công lập.
Biểu đồ 1:
Các trường công lập ở 8 vùng lãnh thổ đều có số học sinh theo học lớn hơn công suất thiết kế. Trong đó, vùng Duyên hải Nam trung bộ và vùng Bắc trung bộ có công suất đào tạo cao nhất (trên 140%). Tiếp đó là vùng Đồng bằng sông Hồng (137%).
Như vậy đang có hiện tượng cầu về học nghề lớn hơn so với cung.
Biểu đồ 2
Đa số (gần 60%) trường ngoài công lập có công suất thiết kế nhỏ hơn 200 học sinh và tỉ trọng này giảm dần khi công suất thiết kế tăng lên.Nguyên nhân, do phần lớn các trường dạy nghề ngoài công lập là trường dân lập, tư thụccó quy mô nhỏ, chủ yêú dạy nghề ngắn hạn nên cần ít cơ sở vật chất hơn dạy nghề dài hạn. Còn các trường dạy nghề công lập chủ yếu có công suất thiết kế từ 500 đến 1000 học sinh, tiếp đó là nhóm từ 250 đến 500 học sinh.
Riêng nhóm công suất thiết kế trên 1500 học sinh, tỉ lệ trường ngoài công lập tăng lên và xấp xỉ bằng trường công lập, các trường ngoài công lập này thường là các trường dạy nghề thông qua hợp tác quốc tế.
So sánh với các trường đại học và cao đẳng (quy mô đều trên 1000 học sinh) thì rõ ràng quy mô các trường dạy nghề còn quá nhỏ. Đó là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.
4.2 Trung tâm dạy nghề
Bình quân các trung tâm dạy nghề mới chỉ sử dụng hết 80% công suất theo thiết kế. Tuy vậy, xét theo vùng kinh tế thì các trung tâm ở Tây Nguyên có công suất đào tạo cao nhất (180%). Một phần do vùng Tây Nguyên có ít cơ sở dạy nghề trong khi nhu cầu ở đây cũng không ít nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực nông lâm. Công suất đào tạo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (75%), tiếp đó là vùng Đông Bắc (76%). Như vậy đã có sự chênh lệch lớn về quan hệ cung cầu trong học và dạy nghề ở các vùng.
Biểu đồ 3:
Quy mô bình quân của các trung tâm ở vùng Đông Nam Bộ lớn nhất (gần 1000 học sinh ) trong khi có 4 vùng là Đông Bắc, Tây bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên công suất thiết kế bình quân dưới 200 học sinh. Tại Thành phố Hồ Chí Minh có tới gần 20% số trug tâm có công suất thiết kế trên 1500 học sinh. Điều nay cho thấy rằng các cơ sở này tuy có tên là “Trung Tâm” nhưng thực sự nó sẽ đáp ứng tốt hơn nhiều so với một số trường dạy nghề.
II. Kết quả điều tra về thực trạng học sinh học nghề
Số lượng
Tổng số lao động của nước ta chiếm 1/2 dân số nhưng tỉ lệ lao động qua đào tạo (đào tạo trong và sau đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệm và đào tạo nghề) chỉ 16 đến 22%. So sánh với Đức là 95%, càng thấy rõ trình độ của lực lượng lao động Việt Nam là quá thấp.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, quan hệ tỉ lệ giữa các loại lao động kĩ thuật: cao đẳng, đại học trở lên – trung cấp – công nhân kỹ thuật là 1- 4- 10. Nhưng ở Việt Nam, quan hệ tỉ lệ này lại ngược lại, ngày 1/4/89 là 1- 1,16- 0,96 và 1/4/99 giảm xuống là 1- 1,13- 0,92. Trong đó:
Với doanh nghiệp nhà nước: 1- 0,95 – 4,27
Với doanh nghiệp tư nhân: 1 – 0,73 – 4,61
Với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 1 – 0,64 – 1,53.
Những tỉ lệ này cho thấy ở Việt Nam còn rất thiếu công nhân kỹ thuật. Một bất cập khác là tỉ lệ đào tạo nghề ngắn hạn lại quá cao (chiếm trên 80% số lao động được đào tạo nghề). Đây là loại lao động chỉ được đào tạo những kiến thức kỹ năng cơ bản, thực hành những nghề đơn giản và không thể làm lực lượng chủ đạo để tiếp thu khoa học công nghệ mới, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. Tuy vậy, đã có dấu hiệu khả quan là tỉ lệ lao động đào tạo ngắn hạn đã giảm qua các năm, số lao động đào tạo dài hạn đã tăng dần.
Biểu 4: Trường dạy nghề phân theo cấp quản lý, hình thức sở hữu, công suất thiết kế và số học viên đang đào tạo.
Cấp quản lý
Hình thức
sở hữu
Tổng số học viên đang đào tạo
Chia ra
Học nghề ngắn hạn
(%)
Học nghề dài hạn
(%)
Bồi dưỡng nâng cao
(%)
Trung ương
Công lập
941
17.15
72.83
10.01
Ngoài công lập
133
75.00
25.00
0.00
Chung
904
19.81
70.63
9.55
Địa phương
Công lập
533
35.34
57.51
7.15
Ngoài công lập
267
87.20
8.77
3.43
Chung
387
63.74
30.99
5.11
Tổng số
Công lập
775
24.56
66.59
8.85
Ngoài công lập
260
86.53
9.67
3.24
Chung
599
45.80
47.26
6.93
Bình quân số học viên đang đào tạo ở các trường dạy nghề là 600 học viên trong đó các trường trung ương có số học viên cao gấp 2,3 lần so với các trường do địa phương quản lý. Các trường công lập có số học viên cao gấp gần 3 lần so với các trường ngoài công lập. Như vầy các trường dạy nghề trung ương và công lập được đầu tư tốt hơn.
Các trường dạy nghề ngoài công lập đều có tỉ lệ đào tạo ngắn hạn rất lớn(86.53%). Tỉ trọng học sinh học nghề dài hạn ở các trường trung ương cao gấp đôi trường dạy nghề địa phương. Một phần do năng lực của các trường địa phương và mặt khác là do phương thức phân bổ chỉ tiêu mà các trường địa phương đang phải chịu nhiều thiệt thòi mặc dù việc tổ chức đào tạo vẫn nhằm mục tiêu sử dụng cho một địa phương nào đó. Tình trạng này đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng về lâu dài thì không tốt, do trường dạy nghề đóng vai trò chủ đạo trong đào tạo dài hạn.
Chất lượng của học sinh học nghề
Chất lượng của học sinh học nghề được đánh giá qua ý kiến nhận xét của doanh nghiệp và người lao động về hoạt động đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
Cuộc khảo sát lấy ý kiến về trường dạy nghề được tiến hành ờ 131 doanh nghiệp Nhà nuớc, 113 doanh nghiệp tư nhân và 34 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Về trung tâm dạy nghề: được tiến hành ở 10 doanh nghiệp Nhà nước, 10 doanh nghiệp tư nhân, 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Những ý kiến này chính là thước đo thực tế, khách quan nhất, phản ánh rõ nét nhất chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề.
Về dạy lý thuyết
Biểu 5: ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng dạy kiến thức chuyên môn kỹ thuật của các cơ sở đào tạo
Đơn vị: số ý kiến
Loại hình
doanh nghiệp
Trường dạy nghề
Trung tâm dạy nghề
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
1. Doanh nghiệp nhà nước
61
61
9
0
0
4
5
1
2. Doanh nghiệp tư nhân
58
38
17
0
0
8
2
0
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7
16
7
4
0
1
9
0
Đối với trường dạy nghề;
Doanh nghiệp Nhà nước nhìn nhận tương đối tốt về trường dạy nghề, trong tổng số 131 ý kiến thì 46,56% đánh giá các trường dạy nghề đào tạo lý thuyết tốt, 46,56% cho rằng chỉ tương đối tốt, còn lại 6,87% đánh giá chất lượng dạy lý thuyết là trung bình.
Doanh nghiệp tư nhân có 113 ý kiến, trong đó đánh giá các trường dạy nghề dạy lý thuyết tốt, tương đối và trung bình tương ứng là : 51,33% - 33,63% - 15,04%.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn nhận không tốt về chất lượng dạy lý thuyết của các trường dạy nghề, trong số 34 ý kiến thì chỉ có 20,59% cho rằng các trường dạy nghề đào tạo lý thuyết tốt, đến 47,06% cho rằng chỉ tương đối tốt, 20,59% cho rằng đạt mức trung bình; đặc biệt, có 11,76% ý kiến đánh giá đạt loại kém.
Đối với trung tâm dạy nghề
Cả ba loại hình doanh nghiệp đều không có ý kiến đánh giá tốt về chất lượng dạy lý thuyết của trung tâm dạy nghề. Nhìn chung các doanh nghiệp đều cho rằng việc trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản cho học sinh của các trung tâm dạy nghề còn nhiều hạn chế nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (90% đánh giá là mức trung bình)
2.2. Về dạy thực hành
Biểu 6: ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thực hành của các cơ sở dạy nghề
Đơn vị:số ý kiến
Loại hình
Doanh nghiệp
Trường dạy nghề
Trung tâm dạy nghề
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
1. Doanh nghiệp nhà nước
54
57
18
2
0
2
6
2
2. Doanh nghiệp tư nhân
55
47
8
3
0
8
2
0
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
6
12
13
3
0
0
8
2
Đối với trường dạy nghề:
Doanh nghiệp tư nhân nhận xét việc dạy thực hành trong các trường dạy nghề cao hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có đến 48,67% ý kiến của doanh nghiệp tư nhân cho rằng trường dạy nghề dạy thực hành tốt, chỉ có 7,08% cho rằng đạt mức trung bình và 2,65% đánh giá là kém. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng dạy thực hành ở trường dạy nghề là thấp nhất: chỉ 20,69% đánh giá loại tốt, có đến 44,83% cho là chỉ ở mức trung bình và 10,34% đánh giá loại kém
Đối với trung tâm dạy nghề:
Nhận xét của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về dạy thực hành của trung tâm dạy nghề tương tự như về dạy lý thuyết: đa số ý kiến cho rằng chỉ ở mức trung bình và kém.
Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận xét chất lượng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo kém hơn so với chất lượng dạy lý thuyết.
2.3. Về giáo dục ý thức và tác phong lao động
Đây là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân cách và là một phẩm chất không thể thiếu của người lao động đồng thời tác động lớn đến năng suất lao động.
Biểu7: Nhận xét của doanh nghiệp về giáo dục ý thức và tác phong lao động của các cơ sở dạy nghề
Đơn vị:số ý kiến
Loại hình
doanh nghiệp
Trường dạy nghề
Trung tâm dạy nghề
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
Tốt
Tương đối
Trung bình
Kém
1. Doanh nghiệp nhà nước
61
61
9
0
0
3
6
1
2. Doanh nghiệp tư nhân
58
38
17
0
0
7
2
1
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
7
17
6
4
0
1
7
2
Đối với trường dạy nghề
Tỉ lệ ý kiến nhận xét tốt, tương đối tốt, trung bình và kém của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc giáo dục ý thức và tác phong lao động tương ứng là: trong đó, doanh nghiệp nhà nước đánh giá cao về trường dạy nghề, ngược lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư chưa hài lòng với ý thức và tác phong lao động của những người học từ trường dạy nghề .
Đối với trung tâm dạy nghề :
Đa số ý kiến cho rằng chất lượng xây dựng ý thức và tác phong lao động của các trung tâm dạy nghề chỉ đạt mức trung bình. Cả 3 loại doanh nghiệp đều không có ý kiến đồng ý đạt loại tốt.
Như vậy, có thể thấy rằng các cơ sở dạy nghề chưa quan tâm tới việc giáo dục ý thức và tác phong lao động, mà người lao động Việt Nam đang rất thiếu do ảnh hưởng nặng nề của nề nếp sản xuất cũ, quan liêu, bao cấp gây ra.
2.4. Thời gian tập việc
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đánh giá khác nhau về thời gian cần thiết để công nhân kỹ thuật tuyển mới làm quen với công việc, tương ứng là: 6,6 – 3,9 – 8,5 tuần.
Theo đánh giá của chính công nhân kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp thì thời gian trung bình cần thiết để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại vị trí đảm nhận là khoảng 5,85 tuần, ngắn hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng dài hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Để làm quen với công việc, 82,86% ý kiến cho rằng phải tự học trong quá trình làm việc là chính; 12,79% ý kiến đề cập tới hình thức học bổ sung do các doanh nghiệp tổ chức; có 4,35% cho rằng cần học lại từ đầu do doanh nghiệp tổ chức.
Thời gian tập việc tại các doanh nghiệp cho thấy:
Thời gian tập việc phụ thuộc vào trình độ công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng.
Việc đào tạo tại các cơ sở dạy nghề không thể thoả mãn tuyệt đối nhu cầu của các doanh nghiệp
Để khắc phục tình trạng này thì việc gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh là một nhu cầu thực tế khách quan. Chỉ có gắn đào tạo với sử dụng mới nâng cao được hiệu quả đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng.
Qua những phân tích tổng quát trên đây, có thể đánh giá rằng việc đào tạo ở các trung tâm dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các phần sau sẽ làm rõ hơn các yếu tố tác động cơ bản tới công tác dạy nghề của các cơ sở dạy nghề:
Cơ sở vật chất
Chương trình, giáo trình
Đội ngũ giáo viên
Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
III. Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề
A. Nhà xưởng
1. Trường dạy nghề
1.1 Diện tích mặt bằng
Diện tích mặt bằng trực tiếp tác động đến công suất thiết kế cũng như khả năng mở rộng đổi mới cơ sở vật chất.
Biểu đồ 4:
Phần lớn trường ngoài công lập có diện tích nhỏ hơn 5000 m2 và không có trường nào có diện tích lớn hơn 40 000 m2. Còn trường công lập: diện tích lớn hơn 40000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (23%). Diện tích mặt bằng bình quân của một trường là 24,4 nghìn m2, của trường công lập cao gấp 20 lần các trường ngoài công lập, trong khi số học sinh bình quân cao gấp 10 lần. Như vậy về khía cạnh nào đó các trường ngoài công lập đang phải chịu tải lớn hơn.
Biểu 8: Diện tích xây dựng/1 học viên và số phòng học/1000 đang đào tạo học viên của các trường
Cấp quản lý
Hình thức sở hữu
Diện tích xây dựng /1 học viên (m2)
Diện tích phòng học /1 học viên (m2)
Số phòng học trên 1000 học viên (phòng)
Trung ương
Công lập
21.55
2.42
21.29
Ngoài công lập
8.09
3.68
89.57
Chung
21.08
2.46
23.64
Địa phương
Công lập
14.08
1.65
20.71
Ngoài công lập
5.20
2.26
114.09
Chung
9.22
1.98
71.85
Tổng số
Công lập
18.53
2.11
21.06
Ngoài công lập
5.32
2.32
113.07
Chung
14.06
2.18
52.16
Về diện tích phòng học trên 1 học sinh thì không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập (2,1 và 2,3 m2/học viên) và giữa các trường ở trung ương và địa phương (2,46 và 1,98 m2). Có sự khác nhau lớn giữa tổng diện tích xây dựng giữa các trường trung ương và địa phương (gấp 6 lần) và giữa các trường công lập và ngoài công lập (gấp 19 lần). Điều đó chứng tỏ rằng các diện tích phụ trợ khác cho học tập tính trên một học viên như thư viện, xưởng thực hành... thì các trường công lập và các trường trung ương bảo đảm tốt hơn rất nhiều so với các trường ngoài công lập và các trường địa phương. Số phòng học trên 1000 học viên của các trường ngoài công lập vào gấp 2 lần các trường công lập.
1.2 Chất lượng nhà xưởng
Không có sự khác biệt về tỷ trọng chất lượng phòng học và xưởng thực hành giữa các trường trung ương và các trường địa phương, đồng thời cũng không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập. Nhìn chung diện tích phòng học là nhà tạm chiếm từ 5,5% đến 7,5%, nhà kiên cố chiếm từ 64,5% đến 75,5%. Riêng về nhà ở cho học viên thì có sự khác nhau khá lớn về chất lượng nhà của các trường trung ương và các trường địa phương.
1.3 Về đầu tư xây dựng cơ bản
Mức đầu tư bình quân cho một trường ở trung ương qua các năm là: 1997: 537 triệu đồng, 1998: 506 triệu đồng, 1999: 759 triệu đồng và năm 2000 là 683 triệu đồng. Con số này đối với các trường địa phương là 132; 95; 151; và 205 triệu đồng. Ngân sách cấp cho xây dựng cơ bản của các trường trung ương dao động trong khoảng từ 75-79% còn các trường địa phương chỉ từ 42-47%. Điều này cho thấy rằng trong các năm gần đây, nhà nước đã tăng mức đầu tư cho hoạt động dạy nghề mà đặc biệt là giành cho các trường ở trung ương.
Đầu tư xây dựng cơ bản bình quân đối với các trường công lập của năm 1999 và 2000 là gần 530 triệu đồng và nhìn chung là tăng không đáng kể, trong khi ở các trường ngoài công lập là 145 và 153 triệu đồng (bằng khoảng hơn 30% so với các trường công lập). Nhưng rõ ràng là với qui mô nhỏ hơn nhiều thì mức đầu tư của các trường ngoài công lập như vậy là lớn và điều đó cho phép họ nâng cấp được nhà xưởng. Vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản của các trường công lập chiếm khoảng gần 80%. Mức đầu tư xây dựng cơ bản cho xưởng thực hành, phòng học và phòng thí nghiệm cao hơn so với đầu tư cho xây dựng nhà ở, phòng làm việc.
Xét theo các vùng kinh tế: Thì mức đầu tư cho các trường thuộc các tỉnh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là cao nhất và thấp nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên riêng năm 2000, mức đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng tăng cao hơn nhiều so với các năm trước, điều đó có thể là do hướng ưu tiên của nhà nước.
2.Trung tâm dạy nghề
2.1 Diện tích mặt bằng
Biểu 9: Qui mô của các trung tâm dạy nghề phân theo nhóm diện tích mặt bằng
(Đơn vị: %)
Cấp quản lý
Hình thức
sở hữu
Đơn vị
Nhóm theo Tổng diện tích mặt bằng (1000m2)
<1
1 - <3
3 - <6
6 - <10
>= 10
Trung ương
Công lập
%
18.75
37.50
12.50
31.25
Ngoài công lập
%
25.00
25.00
25.00
25.00
Tỉnh/ thành phố
Công lập
%
24.00
44.00
12.00
20.00
Ngoài công lập
%
71.43
9.52
4.76
4.76
9.52
Quận, huyện
Công lập
%
25.81
41.94
12.90
16.13
3.23
Ngoài công lập
%
80.00
20.00
Chung
Công lập
%
23.61
41.67
12.50
6.94
15.28
Ngoài công lập
%
66.67
6.67
6.67
6.67
13.33
Về qui mô các trung tâm theo diện tích mặt bằng có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa các trung tâm công lập và ngoài công lập. Đa số các trung tâm dạy nghề công lập có qui mô diện tích trong khoảng từ 1.000-3.000 m2 thì các trung tâm ngoài công lập lại chủ yếu có diện tích mặt bằng nhỏ hơn 1.000 m2. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì các trung tâm ngoài công lập chủ yếu sử dụng nhà riêng của mình làm cơ sở dạy nghề, còn các trung tâm công lập thì được thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước cấp.
2.2 Chất lượng nhà xưởng
Tỷ trọng nhà kiên cố của các trung tâm dạy nghề về phòng học, xưởng thực hành và nhà ở cho học viên đều cao hơn mức chung cho cả các loại trung tâm(51%). Tỷ lệ nhà bán kiên cố của các trung tâm dạy nghề bằng với mức chung(45%).
Theo hình thức sở hữu thì các trung tâm ngoài công lập lại có tỷ lệ nhà xưởng kiên cố cao hơn các trung tâm công lập kể cả đối với nhà xưởng, phòng học và nhà ở của học viên. Một lần nữa có thể khẳng định rằng các trung tâm ngoài công lập đã sử dụng những diện tích nhà ở còn trống của mình để sử dụng cho mục đích đào tạo nghề.
Nhìn chung phòng học có tỷ lệ phòng học là nhà kiên cố cao nhất còn nhà ở cho học viên thì nhà bán kiên cố có tỷ lệ cao nhất.
2.3 Về đầu tư xây dựng nhà xưởng
Riêng đối với trung tâm dạy nghề thì tổng mức đầu tư cho một đơn vị qua các năm từ 1997-2000 là: 228; 50; 90; và 104 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ ngân sách cấp lần lượt chiếm: 43,6%; 54%; 45,3%; và 46,5%. Như vậy mức đầu tư cho các trung tâm dạy nghề nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức chung của các loại trung tâm. Đồng thời tỷ lệ ngân sách cấp trong tổng mức đầu tư cũng thấp hơn. Điều đó cho thấy rằng việc đầu tư cho các trung tâm dạy nghề vẫn chưa thực sự được chú trọng. Tuy nhiên mức đầu tư đang có xu hướng tăng lên.
B. Trang thiết bị
Trường dạy nghề
Mức đầu tư cho trang thiết bị qua các năm
Việc đầu tư cho trang thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới trang thiết bị đáp ứng sự thay đổi công nghệ sản xuất.
Biểu 10: Vốn đầu tư cho trang, thiết bị theo hình thức sở hữu của các trường dạy nghề theo các năm
Hình thức
sở hữu
1997
1998
1999
2000
Tổng số (triệu đồng)
Ngân sách cấp
(%)
Tổng số (triệu đồng)
Ngân sách cấp
(%)
Tổng số (triệu đồng)
Ngân sách cấp (%)
Tổng số (triệu đồng)
Ngân sách cấp (%)
Công lập
204
70.88
179
74.92
249
76.40
472
68.13
Ngoài công lập
66
4.70
66
2.27
118
3.72
85
0.00
Chung
158
50.72
141
52.09
205
53.57
342
58.92
Mức đầu tư cho trang thiết bị bình quân của các trường dạy nghề qua các năm từ 1997-2000 là: 158; 141; 205; 342 triệu đồng trong đó ngân sách cấp chiếm._. lực cho công tác dạy nghề đổi mới và phát triển. Điển hình như chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề.
Trong tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức – viên chức Nhà nước có chức danh giáo viên dạy nghề nhưng chưa có thang bảng lương áp dụng riêng mà được xếp vào cùng với các chức danh giáo viên trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học. Chế độ tiền lương cho các chức danh này có 2 ngạch: giáo viên trung học và giáo viên trung học cao cấp. Theo chế độ tiền lương ban hành năm 1993, đại đa số giáo viên dạy nghề được xếp vào ngạch giáo viên trung học, mặt khác ngạch giáo viên trung học chỉ có 10 bậc, trong khi ngạch giáo viên trung học cao cấp có tới 11 bậc, không phải giáo viên dạy nghề nào cũng có đủ điều kiện và khả năng để thi nâng bậc lên giáo viên trung học cao cấp. Có người đã hết bậc lương 8-9 năm nhưng vẫn “giẫm chân tại chỗ”.
Ngoài ra trong quá trình công tác, nhiều giáo viên đã phấn đấu nâng trình độ từ công nhân kĩ thuật, trung cấp lên đại học, thậm chí sau đại học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường nhưng tiền lương vẫn không thay đổi. Chế độ tiền lương như vậy khó có thể động viên khuyến khích được giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề và tích cực học tập nâng cao trình độ.
Mặc dù Nhà nước đã có những ưu đãi nhất định đối với đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng với quy định chế độ phụ cấp 35% theo lương cấp bậc nhưng tiền lương của giáo viên dạy nghề cồn rất khiêm tốn.Quy định về mức phụ cấp còn mang tính bình quân chủ nghĩa. Một giáo viên có thâm niên công tác và mức lương thấp, do yêu cầu đào tạo của trường ngoài dạy đạt số giờ tiêu chuẩn là 420 đến 630 tiết/năm còn dạy vượt hàng trăm tiết nhưng hệ số phụ cấp vẫn thấp hơn những người có thời gian giảng dạy trong năm thấp hơn mình nhiều lần nhưng hệ số lương cao hơn. Điều đó tạo ra tâm lý không muốn dạy vượt giờ nhiều và làm giảm sự nhiệt tình, lòng say mê giảng dạy của những giáo viên có trình độ và khả năng khá trong các cơ sở dạy nghề.
Phần 3
Khuyến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề
I . Một số quan điểm chỉ đạo phát triển đào tạo nghề
Đào tạo nghề phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực đồng thời coi đào tạo nghề cũng là bồi dưỡng nhân tài cho đất nước . Đào tạo nghề phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý hơn cho thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Phát triển đào tạo nghề phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gắn với nhu càu phát triển của các ngành kinh tế, vùng kinh tế, vùng dân cư, gắn với thị trường sức lao động theo quan hệ cung cầu trong nước và quốc tế .
Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo nghề . Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp .
Nhà nước thống nhất quản lý về mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo nghề, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống trường, trung tâm dạy nghề
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho những người lao động mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động và cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.
Đào tạo có trọng điểm để tạo nên một bộ phận đào tạo nghề chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ngũ công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng cạnh tranh trong thị trường sức lao động trong nước và quốc tế.
Nhà nước và địa phương các cấp tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo nghề, đồng thời có chính sách, cơ chế hợp lý, để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước.
II- Một số khuyến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề
Quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới cơ sở dạy nghề
Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa, linh hoạt, năng động và thiết thực về hình thức đào tạo
Đối với các trường dạy nghề công lập: Nhà nước cần tập trung xây dựng hệ thống trường công lập, đặc biệt là ccs trường trọng điểm, theo quy hoạch, làm nòng cốt trong đào tạo đội ngũ công nhâny kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề và lành nghề bậc cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp tập trung và cho xuất khẩu lao động . Các trường này sẽ phải đảm bảo tiếp nhận khoảng 26 – 28% số tuyển sinh vào năm 2010.
Các trường dạy nghề trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn, các tổng công ty trong nước và đầu tư nước ngoài đào tạo nghề theo yêu cầu của sản xuất, có địa chỉ sử dụng, cập nhật công nghệ mới. Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, các công ty lớn có nhu cầu đào tạo nghề nhiều , xúc tiến mở trường dạy nghề.
Các trung tâm dạy nghề: tiếp tục phát triển mạng lưới, mở rộng quy mô đào tạo các trung tâm dạy nghề do chính quyền địa phương, ca s tổ chức đoàn thể xã hội đầu tư để đào tạo nghề ngắn hạn, nghề phổ biến mà thị trường đang cần, nhất là ở các trung tâm dạy nghề quận huyện, đào tạo nghề và chuyển giao công nghệ (nhất là công nghệ sinh học) vào nông thôn
Các cơ sở đào tạo nghề tư nhân (trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề) chủ yếu đào tạo nghề cho người lao động tự tạo việc làm, tự hành nghề phù hợp với thị trường lao động.
Phát triển đào tạo nghề thông qua hợp tác quốc tế: đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế về dạy nghề như: khảo sát, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo, tập huấn, liên kết đào tạo nghề ở Việt Nam, đưa đi đào tạo ở nước ngoài những ngành nghề đòi hỏi kỹ thuậtt cao mà ở Việt Nam chưa có đủ điều kiện để đào tạo, trao đổi chuyên gia, cán bộ quản lý, đưa giáo viên, học sinh đi thực tập ở nước ngoài để nâng cao trình độ, tham gia các cuộc thi học sinh giỏi nghề ở khu vực và quốc tế… khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức nước ngoài đầu tư về dạy nghề ở Việt Nam.
Soát xét lại các trường trung học chuyên nghiệp vừa được đổi từ các trường dạy nghề từ năm 1997-1998 theo hướng những trường nào vẫn chủ yếu đào tạo công nhân thì chuyển lại thành trường dạy nghề .
Tiếp tục dự án đầu tư nâng cấp 15 trường dạy nghề hiện có thành các trường đào tạo nghề chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ có 45 trường trọng điểm quốc gia, các trường này được tập trung đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng hiện đại hóa thông qua dự án giáo dục kỹ thuật – dạy nghề bằng vốn vay của Ngân hàng Châu á (ADB), các dự án hợp tác quốc tế khác và cac nguồn lực trong nước. Các trường trọng điểm sẽ là hệ xương sống, mô hình mẫu và đi đầu trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo trong toàn bộ hệ thống. Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ các loại hình cơ sở dạy nghề để phổ cập nghề cho người lao động, tạo mọi cơ hội cho người lao động có điều kiện học tập nghề nghiệp, có việc làm và phát triển không hạn chế năng lực của mình.
Hỗ trợ cho các tỉnh chưa có trường dạy nghề mà có nhu cầu. Mở ở mỗi tỉnh một trường dạy nghề hoặc nâng cấp một trung tâm dạy nghề thành một trường dạy nghề. Những nơi đó cần phải xây dựng dề án xác định quy mô, ngành nghề đào tạo, trên cơ sở nhu cầu thực tế về đào tạo nghề phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lập luận chứng king tế kỹ thuật, dự tính kinh phí cần thiết cho việc xây dựng trường và các điều kiện khác, trong đó cần dự kiến nguồn lực do địa phương đầu tư và những nội dung cần hỗ trợ của Nhà nước (kinh phí, đào tạo giáo viên…). Căn cứ vào mục tiêu ngành nghề đào tạo của trường, Tổng cục dạy nghề sẽ chọn và giao nhiệm vụ cho các trường dạy nghề có kinh nghiệm liên kết hỗ trợ về nội dung, chương trình, giáo trình trong thời gian đầu theo hình thức chuyển giao công nghệ.
Tiếp tục mở thêm các trung tâm dạy nghề ở các huyện ,thị xã ,tại các làng nghề để đào tạo nghề cho thanh niên, bộ đội xuất ngũ ,đào tạo nghề kết hợp với chuyển giao công nghệ (chế biến nông lâm hải sản và điện, cơ khí nhỏ nông thôn) nhất là cho nông dân các vùng ven đo thị do quá trình đô thị hoá để chuyển sang làm các ngành nghề và dịch vụ. Các tỉnh thuộc vùng đông bằng bắc bộ, các tỉnh ven biển miền trung (phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế biển), các tỉnh miền núi, Tây nguyên, vùng sâu vùng xa cần có kế hoạch mở rộng mạng lưới các trung tâm dạy nghề sao cho số trung tâm dạy nghề ở các quận huyện ít nhất bằng 30% tổng số quận huyện.
Đặc biệt, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng nông nghiệp phát triển nhưng hệ thồng dạy nghề còn rất mỏng, cần được hỗ trợ để từ nay đến hết năm 2003 mở thêm 20 trung tâm dạy nghề ở các huyện và thành lập 4 trường dạy nghề ở 4 tỉnh mà chưa có một trường dạy nghề nào ( Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau) để phục vụ sản xuất, chế biến nông sản – hải sản và các ngành công nghiệp, giao thông, xây dựng ở địa phương.
Đối với đội ngũ giáo viên giảng dạy
2.1 Đầu tư cho các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề:
Đầu tư cho các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề là đầu tư chiều sâu, đầu tư cho phát triển, vì sản phẩm của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị của các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề (phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thiết bị dạy và học hiện đại, thư viện, ký túc xá…)
Hiện nay có 4 trương cao đẳng và 1 trường đại học sư phạm kỹ thuật, hàng năm đào tạo ra 2500 – 3000 giáo viên dạy nghề nhưng thực tế chỉ khoảng 60 – 70% số này làm giáo viên dạy nghề với khoảng 17 nghề. Còn nhiều ngành nghề mới, ngành nghề có hàm lượng kỹ thuật cao, các cơ sở này chưa có hoặc chưa có đủ khả năng để đào tạo, đặc biệt là những nghề phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn gần như còn trống, ít nơi đào tạo giáo viên dạy nghề. Trong khi dự kiến đến năm 2005, nhu cầu về số giáo viên dạy nghề khoảng 14500 – 15000 người.
Để có đủ số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đội ngũ giáo viên dạy nghề thì cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo giáo viên dạy nghề, cần:
- Nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở đào tạo giáo viên theo hướng: Các trường Sư phạm kỹ thuật nâng lên hệ cao đẳng Sư phạm kỹ thuật, hình thành một số khoa sư phạm kỹ thuật trong các trường đại học, xây dựng thêm trường cao đẳng Sư phạm kỹ thuật ở vùng Duyên hải miền Trung và Tây nguyên, tập trung đầu tư từ ngân sách và ngoài ngân sách cho hệ thống đào tạo giáo viên.
Xây dựng và đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho phù hợp với cơ cấu ngành nghề.
Tổ chức và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên theo hướng: Đảm bảo đa số giáo viên tốt nghiệp Cao đẳng Sự phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng, đại học được bồi dưỡng chương trình nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho giáo viên thực hành, áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến vào đào tạo nghề; xác định danh mục nghề đào tạo giáo viên dạy nghề trên cơ sở chuẩn hoá (hoặc xây dựng lại) danh mục nghề đào tạo công nhân và nhân viêc kỹ thuật nghiệp vụ. Trước mắt, cần xây dựng tiêu chuẩn riêng biệt cho 2 loại giáo viên dạy nghề về lý thuyết và thực hành. Cụ thể:
+ Với giáo viên lý thuyết: Phải có trình độ từ đại học trở lên và cấu trúc trình độ là: Kiến thức lý thuyết chiếm 60%- 70% tổng số khối kiến thức.
Kĩ năng thực hành: 30%- 40% tổng số khối kiến thức. Kĩ năng thực hnàh đạt được thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghề theo lĩnh vực chuyên môn sau khi đã tốt nghiệp đại học.
+ Với giáo viên dạy thực hành: Phải có trình độ cao đẳng kĩ thuật trở lên và cấu trúc trình độ là:
Kiến thức thực hành: 60%- 70% tổng số khối kiến thức.
Kiến thức lý thuyết: 30%- 40% tổng số khối kiến thức. Kiến thức lý thuyết được bổ sung thông qua khóa học đặc biệt phù hợp với lĩnh vực nghề nghiệp.
Xúc tiến việc xây dựng chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên dạy nghề để khuyến khích và tạo điều kiện để họ yên tâm với nghề nghiệp một cách ổn định (lương và các chế độ phụ cấp)
Có những chính sách thu hút học sinh giỏi, công nhân, nhân viên, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ vào học các trường cao đẳng sự phạm kỹ thuật và các khoa sư phạm kỹ thuật của các trường đại học nhằm đào tạo nên những giáo viên đầu đàn và giáo viên trẻ kế cận có đủ năng lực ở các trường dạy nghề (chế độ học bổng, việc làm, ...)
Khẩn trương xây dựng và triển khai chương trình đào tạo liên thông từ đào tạo công nhân kỹ thuật lên trình độ cao đẳng sư phạm kỹ thuật cũng như mở rộng liên kết với các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật, các cơ sở sản xuất để đào tạo giáo viên dạy nghề.
Đối với những giáo viên dạy nghề có khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo, nhưng cần bổ sung một số kiến thức cần thiết cho giảng dạy thì tổ chức cho họ học tập, nâng cao về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm hoặc các lĩnh vực có liên quan.
Tạo điều kiện để giáo viên dạy nghề được bồi dưỡng và bồi dưỡng thường xuyên như đi thăm quan các cuộc triển lãm công nghiệp, tham giự các cuộc hội thảo có liên quan đến chuyên môn giảng dạy và đi thực tế ở các công ty, xí nghiệp… nhằm cập nhật kiến thức, tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và phương pháp giảng dạy tiên tiến. Thực hiện việc luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo chu kỳ 5 năm 1 lần.
Tăng cường đào tạo giáo viên dạy nghề có trình độ đại học và sau đại học.
Đổi mới cơ bản phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo mô hình đào tạo – tự đào tạo. Mở rộng mô hình đào tạo – tự đào tạo từ xa trên mạng, đáp ứng nhu cầu “đảm bảo về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỉ lệ giáo viên so với học sinh…” để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề thì hoạt động nghiên cứu khoa học phải dần dần có vị trí xứng đáng trong đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
Cụ thể hoá tiêu chuẩn giáo viên dạy nghề về trình độ chuyên môn kỹ thuật, sư phạm, tin học, ngoại ngữ. Mục tiêu đến năm 2005 phải đảm bảo đội ngũ giáo viên dạy nghề:
+ 80% đạt trình đọ chuẩn quốc gia
+ 30% giáo viên thực hành có tay nghề bậc 6/7 – 7/7.
+ 100% giáo viên được phổ cập tin học, trong đó, 15 đến 20% có khả năng sử dụng tin học vào giảng dạy.
+ 100% biết ngoại ngữ, 5 – 10% có khả năng làm việc và giao tiếp.
2.2 Nâng cao đời sống vật chất, thu nhập của đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Xây dựng chế độ tiền lương riêng cho chức danh giáo viên dạy nghề bởi đặc thù của công việc này là phải dạy cả lý thuyết và thực hành chứ không chỉ giảng lý thuyết đơn thuần như giáo viên trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học.
Quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thi nâng ngạch cho giáo viên đã hết bậc lương. Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế mang tính động viên, khuyến khích về tiền lương cho giáo viên đã hết bậc mà không đủ điều kiện thi chuyển ngạch như cho hưởng một phần mức chênh lệch giữa 2 bậc lương của ngạch đang hưởng. Ví dụ, ngạch giáo viên trung hcọ bậc 10 có hệ số là 4,12, bậc 9 là 3,83, hệ số chệnh lệch là 0,29. Đối với giáo viên thuộc đối tượng nói trên có thể được cộng thêm hệ số chênh lệch 0,2 và hưởng mức lương với hệ số 4,12 + 0,2 là 4,32 để người đã hết bậc lương trong nhiều năm đỡ thiệt thòi.
Để đảm bảo tính công bằng, chế độ phụ cấp cần tính trên số tiết thực tế giảng dạy của từng giáo viên và có chế độ nâng lương thỏa đáng đối với những người tự học tập, nâng cao trình độ phục vụ yêu cầu công tác.
Đồng thời cần có chế độ phụ cấp nghề nghiệp (phương tiện bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng hiện vật làm nghề độc hại, phụ cấp lương độc hại…).
Đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp dạy học.
3.1 Chương trình, giáo trình dạy nghề.
Để quản lý tốt chương trình, giáo trình dạy nghề thì đòi hỏi phải xây dựng được các chuẩn. Chương trình, giáo trình đạt chuẩn phải đạt được các yêu cầu sau:
Phẩm chất: Tính tới sự hình thành nhân cách như một công dân Việt Nam.
Tính thích nghi: Tính tới khả năng tăng tự phát triển bản thân.
- Khả năng sản xuất: Khả năng thành thạo công việc nhất định gồm: lý thuyết nghề, thực hành cơ bản, kĩ năng taynghề giỏi.
Nội dung chương trình, giáo trình đào tạo nghề phải gắn với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đáp ứng cho người học những kiến thức cơ bản (kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề) và cả ý thức trách nhiệm công dân đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Từ trước đến nay, việc xây dựng nội dung chương trình ,giáo trình đào tạo nghề do cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề hoặc các Bộ chuyên ngành thực hiện theo sự thoả thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề. Việc phân tích nghề, xác định nội dung chương trình dạy nghề thường do một số ít chuyên viên ở các cơ quan quản lý thực hiện, do đó không tránh khỏi chủ quan, thiếu thực tiễn .Vì vậy, việc phải thay đổi đầu tiên là cách xác định và thể hiện mục tiêu đào tạo. Mục tiêu cần phải được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề một cách khoa học.
Chính những người đang thực hiện thành công các trách nhiệm trong nghề nghiệp của mình là những người có khả năng nhất trong mô tả những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho việc thực hiện trách nhiệm và công việc đó . Vì thế nếu các lần phân tích nghề trước đây, chỉ do các giáo viên tiến hành thì nay cần thành lập một tiểu ban phân tích nghề dưới sự điều khiển của một chuyên gia về phương pháp sư phạm và các thành viên là những công nhân bậc cao, các kỹ sư, các kỹ thuật viên có kinh nghiệm đang trực tiếp làm tốt công việc trên vị trí của họ để tham gia phân tích công việc. Tiếp theo phân tích nghề là phân tích quá trình dạy học, xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo, xây dựng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra, đánh giá thường xuyên cũng như đánh giá học sinh tốt nghiệp.
Theo xu hướng liên thông trong giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo các cấp bậc trình độ phải liên thông với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng lao động hợp lý cũng như cho người học không phải học đi học lại nhiều lần một vấn đề.
Cần tập trung xây dựng một số chương trình đào tạo theo hướng:
Xây dựng và ban hành chương trình các môn học chung tối thiểu cho tất cả các nghề. Chương trình riêng tối thiểu cho mỗi nhóm nghề mà người công nhân kĩ thuật phải học bắt buộc.
Quy định chương trình đào tạo nâng cao bắt buộc cho từng nhóm nghề. Trong đó phải đặc biệt quan tâm đến sự kết hợp giữa đào tạo lý thuyết với thực hành. Việc thực hành nên được tiến hành tại các cơ sở sản xuất đang có nhu cầu tuyển dụng công nhân kĩ thuật. Đào tạo về lý thuyết cần tiến tới áp dụng hình thức đào tạo từ xa.
Đối với một số nghề đặc thù thì giao quyền chủ động cho các ngành xây dựng chương trình đào tạo, nhất là đối với công nhân kĩ thuật, báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề phê chuẩn.
Cần thành lập một trung tâm "xây dựng chương trình" để xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa và các tài liệu dạy- học theo các chuẩn quy định trong lĩnh vực đào tạo nghề. Đặc biệt cần sớm biên soạn chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho các nghề đào tạo làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, nội dung đào tạo; tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá chất lượng đào tạo; cấp văn bằng chứng chỉ; đồng thời, xác định trình độ công nhân kĩ thuật đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Xây dựng trung tâm kiểm tra, đánh giá để kiểm soát chất lượng đào tạo nghề, bao gồm: Các nhà quản lý, các chuyên gia trong đào tạo nghề, các chuyên gia của các doanh nghiệp,..
Nội dung chương trình đào tạo cần được đổi mới và thiết kế theo hướng liên thông giữa các bậc học để tạo cơ hội thuận lợi cho người học khi chuyển đổi nghề hoặc tiếp tục học lên khi có điều kiện.
Việc bổ sung, hoàn thiện chương trình, giáo trình có thể được tiến hành bằng cách tổ chức hội nghị khách hàng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tiếp nhận và sử dụng học sinh đã tốt nghiệp và một số học sinh tốt nghiệp đã đi làm để xin ý kiến góp ý.
Phương pháp đào tạo phải gắn với sản xuất, việc làm. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy nghề theo Modul vào đào tạo ngắn hạn và thí điểm cho một số nghề dài hạn nhằm tạo độ linh hoạt, tiếp nối và đào tạo nhanh theo yêu cầu của người học nghề và người sử dụng lao động kỹ thuật.
3.2 Phương pháp dạy nghề:
Phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Nội dung cơ bản là chuyển trọng tâm cơ bản hoạt động từ giáo viên sang học sinh, đòi hỏi và làm cho học sinh nhận thức họ phải tự huy động nội năng của mình là chính để chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, thái độ làm phương tiện, hành trang trong cuộc sống lao động sau này.
Phương pháp học tập phải phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Một nội dung cơ bản là truyền cho học sinh niềm tin vào con dường nghề nghiệp đã chọn, làm cho học sinh nắm được nghề nghiệp chuyên môn và có tư duy sáng tạo. Với một bộ phận học sinh giỏi phải giúp họ bước đầu nắm được bí quyết của nghề nghiệp. Cần tạo cầu nối giữa kiến thức và thực tế cuộc sống nhằm tăng cường năng lực vận dụng tri thức đã học của người học vào sản xuất luôn luôn biến động.
Chính sách thu hút học sinh học nghề
Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò vị trí của đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tạo nên phong trào học nghề, lập nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong các nhà trường và toàn thể xã hội. Trong đó các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là lớp trẻ về vấn đề hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, và PTTH, qua các nội dung sau:
+ Thông tin về phân luồng học sinh, cơ cấu lao động ở các nước đã phát triển để thấy xu hướng quốc tế, giúp tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân ta.
+ Nêu các thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường trong nước và quốc tế.
+ Nêu những tấm gương lao động thành đạt của thanh niên từ nhiều con đường khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý những gương “phân luồng” từ học sinh phổ thông và đi lên bằng những con đường khác nhau (bằng các bài viết trên sách báo, phim ảnh…)
+ Nên mở các cuộc thi viết về các tấm gương lập thân, lập nghiệp trong thanh niên, qua đó cho xã hội, nhất là thanh niên thấy được có nhiều tấm gương từ rất nhiều con đường khác nhau để đi đến thành đạt…
Xây dựng các chương trình phối hợp giữa Tổng cục dạy nghề với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc tuyên truyền giáo dục dạy nghề.
Đưa phong trào thi học sinh giỏi nghề, giáo viên giỏi nghề các trường, trung tâm dạy nghề trở thành hoạt động thường xuyên của từng cơ sở và trên phạm vi cả nước.
4.2. Các chính sách khuyến khích người lao động, nhất là thanh niên vào học ở các cơ sở dạy nghề .
Miễn giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh học các nghề có điều kiện lao động nặng nhọc và độc hại hoặc khó tuyển, học sinh đào tạo theo địa chỉ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Dành tỉ lệ lớn tuyển học sinh học nghề từ nông thôn, vùng sâu, vùng xa, bộ đội phục viên và đối tượng thuộc diện chính sách có đủ trình độ văn hoá để phục vụ cho các vùng kinh tế.
Lao động nông thôn không có điều kiện thoát li sản xuất, đượ phép học từng học phần trong mỗi đợt, khi học hết chương trình được thi tốt nghiệp, nếu đạt yêu cầu thì được cấp bằng nghề hoặc chứng chỉ tương ứng với chương trình đào tạo.
Điều chỉnh hợp lí mức học bổng cho học sinh học nghề so với sinh viên để khuyến khích học nghề.
Nhà nước đầu tư khuyến khích học sinh đi học một số nghề cần thiết ở nước ngoài.
Nhưng yếu tố cốt lõi thu hút học nghề chính là thu nhập thực tế của người lao động học nghề: Nhà nước cần có chính sách điều chỉnh chế độ tiền lương đối với công nhân có tay nghề cao và công nhân làm những nghề có yêu cầu kĩ thuật cao hoặc những nghề có điều kiện làm việc nặng nhọc và độc hại.
Những người có bằng tốt nghiệp nghề hoặc chứng chỉ nghề được ưu tiên vay vốn để tạo việc làm theo nghề đã được đào tạo.
Đồng thời, ban hành danh mục những nghề bắt buộc người hành nghề phải có bằng nghề hoặc chứng chỉ nghề. Người sử dụng lao động chỉ được phép tuyển dụng những người có bằng tốt nghiệp nghề hoặc chứng chỉ nghề để bố trí làm những nghề nói trên.
Chính sách của Nhà nước về đào tạo nghề
5.1.Chính sách đối với cơ sở dạy nghề
Để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước cho lĩnh vực dạy nghề Nhà nước cần xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề, nhất là các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, như:
Ưu đãi thuế thu nhập cho các cở ngoài công lập
Ưu tiên mức thuế phù hợp với hoạt động sản xuất kết hợp thực hành nghề của các cơ sở dạy nghề.
Ưu tiên cấp quyền sử dụng đất để xây dựng cơ sở dạy nghề hoặc cho thuê đất, thuê nhà, xưởng để mở cơ sở dạy nghề với giá ưu đãi.
Các cơ sở dạy nghề được mua trang thiết bị thanh lí của các doanh nghiệp do đổi mới công nghệ để làm thiết bị giảng dạy và thực hành.
Tuy nhiên, các cơ sở dạy nghề trong tương lai dù theo mô hình nào đều phải là mô hình hạch toán kinh tế chứ không theo cơ chế bao cấp: Đầu vào có thể là nguồn từ ngân sách Nhà nước,của người học nghề, từ đơn vị sản xuất, từ cơ sở đào tạo, từ nước ngoài (vốn ODA hoặc FDI )và các nguồn vốn tài trợ khác. đầu ra phải trả lời cho được câu hỏi chi phí đào tạo cho người học, trên cơ sở đó để kí kết hợp đồng dạy nghề
Nhà nước cần có chính sách quy định doanh nghiệp phải lập quỹ đào tạo, coi đây là chi phí sản xuất, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, thưởng-phạt để đảm bảo thực hiện nghiêm quy định này.
Nhà nước cũng cần có chế tài buộc các nhà tuyển dụng lao động phải đóng đủ lệ phí đào tạo như quy định 71/CP đã quy định để tránh tình trạng người sử dụng không quan tâm tới công tác đào tạo.
Đồng thời, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề thông qua việc đăng ký, cấp giấy phép dạy nghề, cấp bằng – chứng chỉ nghề; định hướng và hướng dẫn hoạt động với các cơ sở dạy nghề quy mô nhỏ.
Tổng cục dạy nghề, các cơ quan quản lý về đào tạo nghề của các địa phương và các ngành cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy phạm pháp luật về đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề nhằm kịp thời chấn chỉnh các sai sót, tồn tại của các cơ sở dạy nghề, phát hiện các điển hình tốt để nhân rộng và các quy định chưa hợp lý của các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề để đề nghị sửa đổi.
5.2.Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và quy định về đào tạo nghề
Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy quản lý đào tạo nghề ở các địa phương và các Bộ, ngành, trung ương.
Quy định về việc cấp phát, quản lý, sử dụng, kiểm tra và kiểm soát việc sử dụng ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo nghề.
Xây dựng các chuẩn về cơ sở dạy nghề: các chuẩn về cơ sở vật chất, tiêu chuẩn và định mức về đội ngũ giáo viên ….
Bước đầu xây dựng các chương trình đào tạo chuẩn cho một số nghề đào tạo ngắn hạn phổ biến.
Chế độ báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, 1 năm và đột xuất về đào tạo nghề.
Kết Luận
Đào tạo nghề trong hệ thống giáo dục – đào tạo quốc dân là quốc sách hàng đầu, cung cấp phần lớn công nhân kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để đạt được điều đó, cần tập trung đầu tư, phát triển các cơ sở đào tạo nghề, trong đó bộ phận chính là các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Đây là nhiệm vụ lớn đòi hỏi sự tham gia toàn xã hội.
Qua quá trình thực tập tại Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội, trên cơ sở nghiên cứu những lý luận đã học ở trường và thực tế, tôi đã đi sâu tìm hiểu và đưa ra được một số nhận xét và đề xuất nhằm phát triển công tác dạy nghề ở các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề.
Thứ nhất: thấy được vai trò của đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực, từ đó thấy được sự cần thiết phải tăng cường đầu tư cho các cơ sở dạy nghề (nhất là trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề).
Thứ hai: cơ sở lí luận để thấy được tính chất đa dạng của công tác đào tạo nghề, từ đó tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác dạy nghề.
Thứ ba: thực trạng công tác dạy nghề ở các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề. Từ đó thấy được các yếu tố ảnh hưởng chính đến công tác dạy nghề như: sự phân bố cơ sở dạy nghề, cơ sở vật chất, chương trình – giáo trình giảng dạy, đội ngũ giáo viên…còn nhiều tồn tại, bất cập.
Thứ tư: Một số kiến nghị nhằm phát triển công tác dạy nghề ở trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề.
Thông qua luận văn này, tôi hy vọng có thể đóng góp một phần nào đó trong việc phát triển công tác dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề. Tuy nhiên do trình độ lý luận bản thân có hạn, nhất là nguồn tài liệu tham khảo còn hạn hẹp và chỉ được thực tập một thời gian ngắn ở Viện, tôi tự thấy rằng: trong quá trình thực hiện luận văn này, bản thân khó tránh khỏi những sai sót nóng vội trong nhận thức về thực tế công tác dạy nghề rất đa dạng và sinh động. Vì thế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của thầy giáo và các cô chú, anh chị tại Viện.
Một lần nữa, cho phép tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với thầy giáo Nguyễn Vĩnh Giang, chú Đặng Kim Chung và các cô chú, anh chị tại Viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Ghi chú
Danh mục những từ viết tắt
TDN Trường dạy nghề
TTDN Trung tâm dạy nghề
TW Trung Ương
ĐP Địa phương
ĐB Đồng bằng
Nguồn trích bảng- biểu đồ
Báo cáo tổng hợp của viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội
– 2000/2001
Biểu 1: 1, 2, 3, 8, 9, 10.
Biểu đồ: 1, 2, 3, 4.
Báo cáo điều tra về nhu cầu công nhân kĩ thuật của các doanh nghiệp
- Unilever - 2000/2001
Biểu: 4, 5, 6, 7.
Báo cáo điều tra về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề
- Unilever - 2000/2001
Biểu: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Kinh tế lao động – Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Kết quả điều tra đánh giá năng lực các cơ sở dạy nghề.
- Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội - 2000/2001
3. Báo cáo điều tra về thực trạng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
- Điều tra của Unilever -2000/2001.
4. Báo cáo điều tra về nhu cầu công nhân kĩ thuật của các doanh nghiệp.
- Điều tra của Unilever -2000/2001.
5. Tạp chí Đào tạo nghề –Xuân 2001.
6. Tạp chí Lao động xã hội.
- Số 172, 174, 176, 180
7. Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp – Tháng 11/2000.
8. Thông tin Thị trường lao động .
- Số 1/2000, 3/2000, 4/2000, 6/2000, 4/2001
9. Thời báo Kinh tế Việt Nam.
- Số 17, 19, 38, 49, 67,76, 80, 88, 89, 131, 146 : năm 2001 (trang 8)
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34273.doc