Một số ý kiến và biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất bao bì và hàng XK

Lới nói đầu Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã và đang có những tác động tích cực điến việc đưa đất nước tiéen lên theo định hướng XHCN trong công cuộc đổi mới nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần có sự lãnh đạo của nhà nước, chúng ta không thể không nhắc đến những hạt nhân và cũng là đối tượng quan trọng của công cuộc đổi mới nền kinh tế, đó là các doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế vừa năng động, linh hoạt vừa nghiệt ngã các doanh nghiệp trong

doc33 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến và biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm tại Công ty sản xuất bao bì và hàng XK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng như ngoài quốc doanh đòi phải vươn lên tự khẳng định mình. Đối với các doanh nghiệp trước kia được hưởng sự bao cấp của nhà nước thì đây là một giai đoạn hết sức khó khăn. Chuyển sang môi trường kinh tế mới các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh lấy thu bù chi. Do vậy các doanh nghiệp phải tự Nghiên cứu, tính toán và tổ chức sao cho lãi thu về nhiều nhất nhưng chi phí bỏ ra ít nhất. Để đảm bảo cho sự tồn tại của mình các doanh nghiệp luôn phải coi trọng sự cạnh tranh của nền kinh tế nhiều thành phần: thời điểm mua, bán hàng các biện pháp nhằm thu lại vốn nhanh nhất, tăng vòng quay vốn lưu động luôn luôn là các vấn đề quan trọng sống còn của doanh nghiệp kinh doanh. Hơn thế nữa ngoài những vấn đề nan giải mà các nhà kinh doanh phải đối mạt không thể không có yếu tố giá thành sản phẩm, phải làm thế nào để hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng công tác giá thành và hạ giá thành lại phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp. Đổi mới kết quả giữa lý thuyết và thực tiễn và để làm quen với công tác Nghiên cứu tình hình thực tế, được sự phân công và hướng dẫn của thầy giáo Trần Ngọc Bình tôi được cử đến công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu để Nghiên cứu chuyên đề: "Một số ý kiến và biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm" tại công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận Chương II: Kết quả phân tích đánh giá. Chương III: Kết luận và kiến nghị Do chuyên đề này còn mới mẻ và phức tạp, hơn nữa trình độ và thời gian có hạn cho nên chắc chắn rằng không tránh khỏi những thiết sót và những hạn chế nhất định. Vậy em kính mong sự giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thành tốt đẹp và có những hiểu biết đúng đắn về lý thuyết cũng như thực tiễn của mình. Chương I Cơ sở lý luận I/ Khái niệm chung về giá thành, ý nghĩa của việc hạ giá thành, quan hệ giữa giá thành và giá cả. 1. Khái niệm chung về giá thành. Để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản tiên chi và tư liệu sản xuất như khấu hao tài sản cố định, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân viên, tiền trích quỹ bảo hiểm xã hội... Toàn bộ những chi phí đó gọi là giá thành sản phẩm. Vậy giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của những chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nói cách khác giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm và các lao vụ hoàn thành của doanh nghiệp. Theo kết cấu giá thành gồm: + Giá thành phân xưởng: gồm toàn bộ chi phí trực tiếp bỏ ra cho quá trình sản xuất các sản phẩm cộng với các chi phí chung trong phạm vi phân xưởng. + Giá thành công xưởng: Bằng giá thành phân xưởng cộng chi phí quản lý doanh nghiệp. + Giá thành toàn bộ: Bằng giá thành công xưởng cộng với chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với nhân tốt lợi nhuận, thuế và giá thành là một trong những nhân tố quan trọng để xác định giá cả vì "giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm". 2. Quan hệ giữa giá thành, giá cả và giá trị. Giá thành là cơ sở để xác định giá cả và thường là giới hạn thấp nhất cuargias cả. Muốn làm tốt công tác quản lý và kế hoạch giá thành không ngừng hạ giá cả trước hết phải không ngừng hạ giá thành. Ngược lại giá cả cũng ảnh hưởng đến giá thành, giá cả không những là phương tiện để tính giá thành mà giá cả còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích xí nghiệp hạ giá thành. 3. ý nghĩa của việc hạ giá thành sản phẩm. Hạ giá thanh sản phẩm là nguồn chủ yếu đó tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Để tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần người lao động, hạ giá thành là cơ sở để hạ giá có sản phẩm do đó sẽ làm tăng thu nhập thực tế cho người lao động. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lượng hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thơì chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Hạ giá thành là cơ sở để hạ giá bán sản phẩm, là điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao mức sống thực tế của người lao động. Sự biến động của giá thành phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chủ yếu là: Những nhân tốt thuộc lĩnh vực sản xuất và những nhân tố thuộc lĩnh vực lưu thông phân phối. Dùng hai nhân tố này để tác động làm giảm giá thành sản phẩm là một việc làm quan trọng, bởi vì việc hạ giá thành một cách có hệ thống và không ngừng là một nguồn gốc chủ yếu có tính chất quyết định của tích luỹ XHCN và của xí nghiệp nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế XHCN đặc biệt là ở nước ta thì việc hạ giá thành sản phẩm còn là cơ sở để hạ giá có sản phẩm nâng cao đời sống nhân dân. Nhiệm vụ và phương hướng xây dựng và phát triển công nghiệp, trong Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Đảng chỉ rõ: "Phấn đấu tăng năng suất lao động và hạ giá thành là một trong những điều kiện quyết định để tăng tích luỹ XHCN, tăng tốc ddoojv à quy mô phát triển sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân". Điều đó cho chúng ta thấy rằng phấn đấu hạ giá thành sản phẩm trong từng doanh nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết không thể bỏ qua được, có thể nói có bao nhiêu biện pháp cải tiến tổ chức quản lý sản xuất và cải tiến kỹ thuật thì có bấy nhiêu biện pháp hạ giá thành. II/ Phương hướng và biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1. Nâng cao năng suất lao động. Nâng cao năng suất lao động là phương hướng chủ yếu có ảnh hưởng quyết định để hạ giá thành sản phẩm vì: Nâng cao năng suất lao động có ảnh hưởng đến giảm chi phí của hầu hết các yếu tố chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động sẽ làm giảm giá thành sản phẩm. Tăng năng suất lao động sẽ làm cho mỗi đơn vị sản xuất có thể sản xuất được nhiều sản phẩm do đó giám đốc chi phí khấu hao trong giá thành mỗi đơn vị sản phẩm, để sử dụng hợp lý nguyên vật liệu do đó mà làm giảm bớt những khoản chi phí đó trong giá thành sản phẩm. Tăng năng suất lao động sẽ làm tăng sản lượng sản phẩm do đó sẽ làm giảm các chi phí cố định khác bằng tiền trong mỗi đơn vị sản phẩm. 2. Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định. Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định tức là sử dụng có hiệu quả nhất , tài sản cố định, là nâng cao khối lượng công tác của tài sản cố định về thời gian và cường độ vì vậy mà có thể rút ngắn được chu kỳ sản xuất, sản xuất được nhiều sản phẩm hơn trong cùng một đơn vị thời gian công tác, do đó giảm được mức khấu hao của một đơn vị sản phẩm trong giá thành. 3. Nâng cao trình độ sử dụng vật tư nguyên vật liệu. Đây là phương hướng có ý nghĩa lớn đối với hạ giá thành sản phẩm vì hạ thấp được chi phí vật tư trong một đơn vị sản phẩm, giảm bớt tỉ lệ sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất bởi lẽ sản phẩm hỏng là sự lãng phí rõ rệt về nguyên vật liệu và cả lao động. 4. Công tác tổ chức và quản lý xí nghiệp. Tăng cường và cải tiến công tác tổ chức và quản lý xí nghiệp có thể tiết kiệm tuyệt đối các chi phí quản lý, xí nghiệp. Điều này cũng góp phần làm hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện 4 phương hướng cơ bản nêu trên cần có những biện pháp cụ thể sau. a) Cải tiến và phát triển kỹ thuật. b) Cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong phạm vi doanh nghiệp. c) Cải tiến công tác kế hoạch hoá trực tiếp nhất là công tác kế hoạch giá thành, cải tiến công tác vật tư hành chính. d) Củng cố và mở rộng việc áp dụng chế độ hạch toán kế toán. e) Giáo dục chính trị tư tưởng và tổ chức thi đua. Tóm lại: Muốn hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất...). Việc phân tích Nghiên cứu giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao hay thấp hơn mức dự kiến ban đầu để từ đó doanh nghiệp ra quyết định quản lý tối ưu hơn. III/ Lập kế hoạch biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là biện pháp rất quan trọng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhau. Có thể xếp các biện pháp hạ giá thành vào 3 nhóm chủ yếu sau: - Các biện pháp tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu. - Các biện pháp tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. - Các biện pháp tiết kiệm chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm. 1. Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu. Để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng trong giá thành sản phẩm có thể áp dụng các hướng biện pháp sau. + Cải tiến kết cấu sản phẩm: kết cấu sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, sở thích nhu cầu và thị hiếu của người mua.Vì vậy ta phải luôn cải tiến kết cấu sản phẩm thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. + Cải tiến công nghệ sản xuất: Đây là vấn đề rất đáng được quan tâm đối với các nhà quản lý là làm thế nào để sản xuất ra một sản phẩm dễ dàng nhất mà ít chi phí nhất. + Sử dụng vật liệu thay thế: khi nguyên liệu chính bị thiếu, doanh nghiệp phải biết sử dụng vật liệu khác có thể thay thế được nguyên vật liệu chính để làm cho việc sản xuất không bị đình trệ. + Sử dụng tổng hợp nguyên vật liệu, tận dụng triệt để phế liệu: trong sản xuất không bao giời tránh khỏi những sản phẩm hỏng và những phế liệu là phải biết tận dụng đem chế biến lại để sản xuất ra những sản phẩm có thể tiêu thụ được như vậy sẽ không gây ra lãng phí và sẽ tiết kiệm đuực nguyên vật liệu. ảnh hưởng của những biện pháp này đến hạ giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Hznvl = Trong đó: Hznvl: Tỷ lệ giá thành sản phẩm do tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu. Dnvl: Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu tổng giá thành đơn vị sản phẩm. Pnvl: Tỷ lệ tiết kiệm chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị sản phẩm, chỉ tiêu này được xác định qua công thức sau: Pnvl = Trong đó DG: Tỷ lệ giảm giá cả nguyên, nhiên, vật liệu của kỳ kế hoạch so với thực tế. DM: Tỷ lệ tăng, giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch so với thực tế. 2. Các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. Để tiết kiệm tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm điều quan trọng nhất là phải nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tốc độ năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân. Để nâng cao năng suất lao động có thể áp dụng các biện pháp sau: - Biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tiến công nghệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp không ngừng cạnh tranh nhau doanh nghiệp nào áp dụng tốt được KHKT và luôn cải tiến được công nghệ sản xuất thì doanh nghiệp đó thắng và ngày càng lớn mạnh. Còn doanh nghiệp nào không áp dụng được thì doanh nghiệp đó ngày càng bị đẩy lùi và có thể dẫn đến phá sản. - Biện pháp cải tiến, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động: Nền kinh tế đã chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi việc tổ chức bộ máy quản lý cũng như tổ chức lao động càng gọn nhẹ càng tốt. - Biện pháp tăng cường kỷ luật lao động: Đối với người lao động phải có biện pháp thưởng phạt hợp lý. - Biện pháp nâng cao tay nghề cho người lao động: Muốn nâng cao năng suất lao động thì phải nâng cao tay nghề cho người lao động, vì thế phải đào tạo công nhân đúng ngành nghề. - Biện pháp kích thích công nhân nâng cao năng suất lao động: Ta phải hiểu được tâm lý người lao động, biết động viên kịp thời người lao động, tránh làm cho họ bị căng thẳng, gò ép trong làm việc ảngân anhrhuwowngr của các biện pháp trên đến giá thành đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức sau: Hzlg = Trong đó: Hzlg: là tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương. Dlg: là tỷ trọng chi phí tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm năm trước. Plg: là tỷ lệ tiết kiệm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm do tăng năng suất lao động. Plg = x 100 - 100 (&) Trong đó : Dlg: Tỷ lệ tăng, giảm tiền lương bình quân của công nhân sản xuất kỳ thực tế so với kế hoạch. Dw: Tỷ lệ tăng, giảm năng suất lao động kỳ thực tế so với kế hoạch. 3. các biện pháp tiết kiệm chi phí cố định trong giá thành sản phẩm. Muốn tiết kiệm chi phí cố định trong giá thành sảm phẩm cần phải tăng nhanh sản lượng sản lượng sản phẩm sản xuất ra và tiết kiệm tối đa các khoản chi phí cố định. Để nâng cao dản lượng sản phẩm có thể áp dụng hướng các biện pháp sau: + Mở rộng quy mô sản xuất: Bên cạnh việc sản xuất mặt hàng chính càn sản xuất những mặt hàng phụ. + Nâng cao năng suất lao động: Trong sản xuất phải đảm bảo được năng suất lao động thì mới không có hiện tượng lãng phí thời gian , lãng phí lao động , người lao động phải được phát huy hết năng lực và máy móc thì phải tận dụng hết công suất. + Nâng cao trình độ sử dụng máy móc, thiết bị và nguồn tài nguyên : Muốn năng suất và chất lượng lao động được nâng cao, trước hết ta phải nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị và người lao động phải được đào tạo qua trường lớp và đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng máy móc. + Tinh giãn bộ máy quản lý: Trong kinh doanh đòi hỏi bộ máy quản lý phải linh hoạt nắm bắt thông tin nhanh, nhanh nhậy, sáng suốt trong việc chỉ đạo. Đòi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ năng lực cao và bộ máy quản lý không quá cồng kềnh càng gọn nhẹ càng tốt. ảnh hưởng của những biện pháp trên được xác định theo công thức sau: Hzcdd = (%) Trong đó: Hzcđ: Tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm do nâng cao sản lượng tiết kiệm tương đối chi phí cố định. Dcđ: Tỷ trọng chi phí cố định trong giá thành đơn vị sản phẩm năm trước. Pcđ: Tỷ lệ tiết kiệm tương đối chi phí cố định cho một đơn vị sản phẩm. Pcdd = x 100 - 100 (%) Với Dcđ: Tỷ lệ giảm chi phí cố định của năm thực tế so với năm kế hoạch. DQ: Tỷ lệ tăng giảm sản lượng sản phẩm năm thực tế so với năm kế hoạch. Trên cơ sở kết quả tính toán ảnh hưởng của các biện pháp đến việc hạ giá thành sản phẩm, có thể tổng hợp tỷ lệ hạ giá thành chung và tinhsmuwcs hạ giá thành do áp dụng tổng hợp các biện pháp trong 5 kế hoạch của doanh nghiệp như sau: - Tính tỷ lệ hạ giá thành chung do áp dụng các biện pháp. Hzc = Hznvl + Hzlg +Hzcđ (%) - Tính mức hạ giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp. Mzc = Hzc x (QiKH x ZiBC) (đồng). Trong đó: Qikh: Khối lượng kế hoạch loại sản phẩm i: Zibc: Giá thành đơn vị sản phẩm i trong năm trước. Chương II Kết quả phân tích đánh giá về giá thành I. Đặc điểm tình hình chung của công ty. 1/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Năm 1973 bộ ngoại thương có quyết định số 242/BNT - CTCB ngày 24 tháng 12 năm 1973 về việc thành lập bao bì xuất khẩu 2 đóng tại Km9 quốc lộ 1A nằm trên địa bàn xã Hoàng Liệt - Thanh Trì - Hà Nội. Kể từ ngày thành lập xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 có chức năng và nhiệm vụ chính là nhận gỗ thông từ Liên Xô về gia công, chế biến đóng hòm xuất khẩu và được tiêu thụ cho các công ty có hàng xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là Liên Xô cũ. Tổng số vốn kinh doanh ban đầu là 4.100.000.000 đồng. - Vốn lưu động là: 1.800.000.000 đồng - Vốn cố định là: 2.300.000.000 đồng Trong đó: - Vốn ngân sách cấp là: 1.700.000.000 đồng - Vốn tự có là: 600.000.000 đồng Cơ sở của xí nghiệp gồm 4,5 ha đất làm mặt bằng sản xuất với 7 nhà xưởng khung kho tiệp để chứa nguyên vật liệu làm xưởng sản xuất. Mặt khác xí nghiệp nằm cạnh đường quốc lộ 1A cho nên thuận tiện cho việc quan hệ mua bán, giao dịch, chuyên chở vận chuyển và tiêu thụ, không gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh . Sau nhiều năm sản xuất và xây dựng , xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 đã đạt được truyền thống vẻ vang, sản xuất ổn định. Sản lượng năm sau lớn hơn sản lượng năm trước từ 10 - 15%, chất lượng hàng hoá luôn được bảo đảm, xí nghiệp luôn chú trọng đến tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Xí nghiệp bao bì xuất khẩu 2 luôn được công nhận là đơn vị khá nhất trong khối công nghiệp huyện Thanh Trì. Do công ty có nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ bao cấp, cho nên khi chuyển sang cơ chế thị trường công ty kinh doanh thua lỗ hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được... Đặc biệt thị trường to lớn Liên Xô tan rã, hàng hoá không xuất khẩu được. Mặt hàng gỗ của công ty bị thu hẹp, công ty gần như không đứng vững trên thị trường. Sau một thời kỳ điêu đứng trên thị trường, với những kinh nghiệm đã được đúc rút, nhất là sự năng động sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo mới. Đến nay (tháng 8/1998) công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu lại lấy được thế đứng trên thị trường và đã phát triển với quy mô tương đối lớn. Công ty đã thành lập được 8 xí nghiệp thành viên với số lượng máy móc vừa tiên tiến hiện đại, vừa sửa chữa thay thế, cải tiến những máy móc cũ. Tạo điều kiện cho 640 cán bộ, công nhân viên có công ăn việc làm ổn định . 2. Tình hình đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề tiêu thụ sản phẩm hiện nay là một vấn đề đặt ra đối với công ty và luôn là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp nói chung và của công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu nói riêng. Thông qua tiêu thụ công ty thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng sản phẩm , thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn đồng thời thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường khách hàng được coi là "Thượng đế". Nhu cầu, mức độ tiêu thụ, thói quen, tập tính sinh hoạt, phong tục... của người tiêu dùng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến chất lượng hàng tiêu thụ. Trong đó thu nhập của khách hàng còn quyết định lượng hàng mua. Thực tế tại công ty gặp nhiều thuận lợi cho việc tiêu thụ vì phần lớn thị trường tiêu thụ là nước bạn Lào, Liên Xô cũ và với 500 bạn hàng từ các tỉnh phía Bắc. Nhìn chung sản phẩm của công ty sản xuất ra được thị trường chấp nhận và đang có thế đứng trên thị trường. 3. Nhiệm vụ và phương hướng phát triển của công ty những năm trước đây. Những năm trước đây công ty vẫn làm theo kế hoạch của Bộ thương mại giao cho. Nhưng từ khi có cơ cấu chuyển dịch nền kinh tế từ năm 1990 trở lại đây công ty phải tự hạch toán kinh doanh và cũng trong thời điểm này công ty đã khoán sản phẩm cho các xí nghiệp thành viên để các xí nghiệp chủ động trong việc sản xuất kinh doanh, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả lao động. Công ty có chế độ sản xuất 8giờ/ngày. Lương từ 20.000 - 22.000 đồng/ngày có thực hiện chế độ thưởng, phạt hợp lý. Hướng phát triển của công ty vào những năm tới là bồi dưỡng thêm kiến thức cho cán bộ đầu ngành, hướng dẫn cho công nhân sản xuất, sử dụng thành thạo máy móc, thiết bị hiện đại, mở rộng thêm các việc làm chính, phụ. Tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ và vươn lên giữ chỗ đứng cho mình trong thị trường trong và ngoài nước. II/ Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện công tác hạ giá thành sản phẩm. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta mở cửa, các hãng đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư xây dựng nhiều xí nghiệp, công ty liên doanh, công ty TNHH... thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các mặt hàng không những của trong nước mà còn hàng hoá của nước ngoài nhập vào. Chính sự mở cửa nền kinh tế đã làm xáo trộn mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế cũ, từ chỗ sản xuất theo chỉ tiêu, mệnh lệnh nay đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, sản xuất theo đơn đặt hàng. Do vậy doanh nghiệp phải có kiến thức về thị trường nhất định và giá cả, đặc biệt cách xử lý các yếu tố chi phí đầu vào nhằm đạt được mức độ tối đa lợi nhuận trong kinh doanh, giá cả của sản phẩm là kết quả của sự tác động tổng hợp các quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị trong đó quy luật giá trị là quy luật kinh tế khách quan có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi hàng hoá trên thị trường. Quy luật giá trị yêu cầu nhà sản xuất hàng hoá phải không ngừng cải tiến sản xuất, tiết kiệm chi phí cá biệt của mình trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá để hạ thấp giá thành thì mới mang lại lợi nhuận tối đa. Trên thực tế ở doanh nghiệp, chi phí không được ký hiệu sẵn và cách ứng xử của nó cho nên chúng ta phải Nghiên cứu, thông qua quá trình phân tích các biến động chi phí sản xuất kinh doanh nhằm xác định cách ứng xử và ước tính về chúng. Phân tích biến động chi phí cũng như biến động giá thành giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi chí và triển khai các khoản chi phí dự trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch giá thành và ra quyết định sản xuất kinh doanh cho tương lai. Vì vậy để tập hợp được chi phí và để tính giá thành sản phẩm trước hết em xin trình bày phương pháp tính giá thành sản phẩm của một số nhóm gỗ và cũng là sản phẩm chính của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Hà Nội đã sử dụng. 1. Phương pháp tính giá thành của công ty. Qua tình hình thực tế tại Công ty, em thấy công ty đang áp dụng các hệ số qui đổi cho từng nhóm gỗ để lập kế hoạch và hạch toán giá thành sản phẩm. Từ những hệ số qui đổi này, công ty có thể tính được số lượng qui đổi của từng nhóm gỗ để từng bước lập ra giá thành thực tế của từng nhóm gỗ. Để thuận lợi cho việc tính giá thành của từng loại sản phẩm ( nhóm gỗ ) em xin nêu ra một số hệ số qui đổi mà Công ty đang áp dụng như sau: - Nhóm gỗ 1: Hệ số 5 - Nhóm gỗ 3: Hệ số 3 - Nhóm gỗ 4: Hệ số 1.9 - Nhóm gỗ 6: Hệ số 1 Ta tính năm 1999 Gỗ xẻ nhóm 1: 1.680 m3 Gỗ xẻ nhóm 4: 1.291 m3 Gỗ xẻ nhóm 4: 1.100 m3 Gỗ xẻ nhóm 6: 292 m3 4.363 m3 Căn cứ vào qui định của Bộ Lâm nghiệp cũ và số lượng qui đổi của kế toán thành phẩm ta có: Gỗ xẻ nhóm 1: 1.680 x 5 = 8.400 m3 Gỗ xẻ nhóm 3: 1.291 x 3 = 3.873 m3 Gỗ xẻ nhóm 4: 1.100 x 1,9 = 2.090 m3 Gỗ xẻ nhóm 6: 292 x 1 = 292 m3 14.655 m3 Z đơn vị gỗ xẻ qui đổi = ồ Z sản phẩm gỗ xẻ ồ số lượng gỗ xẻ qui chuẩn Z đơn vị gỗ xẻ qui chuẩn = 10.912.914.000 = 744.655 đ/m3 14.655 - Gỗ xẻ nhóm 1 : 8.400 x 744.655 = 6.255.102.000 Z tính cho sản phẩm gỗ xẻ nhóm 1 = 6.255.102.000 = 3.723.275 đ/m3 1.680 - Gỗ xe nhóm 3: 8.873 x 7.44.655 = 2.884.048.815 Z tính cho sản phẩm gỗ xẻ nhóm 3 = 2.884.048.815 = 2.233.965 đ/m3 1.291 - Gỗ xẻ nhóm 4: 2.090 x 744.655 = 1.556.328.950 Z tính cho sản phẩm gỗ xẻ nhóm 4 = 1.556.328.950 = 1.414.840 đ/m3 1.100 - Gỗ xẻ nhóm 6: 292 x 744.655 = 217.439.260 Z tính cho sản phẩm gỗ xẻ nhóm 6 = 217.439.260 =744.655 đ/m3 292 Z bình quân tính cho cả 4 nhóm = 10.912.914.000 = 2.501.241 đ/m3 4.363 Qua kết quả biểu 01 cho ta thấy doanh thu tiêu thụ có xu hướng tăng cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 22,4%, tương ứng doanh thu tăng 2.677.582.000 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 285 tương ứng 3.346.258.000 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tốc độ tăng chậm hơn của năm 2000 so với năm 1999, chỉ tăng 45 tương ứng tăng 668.730.258 đồng. Nguyên nhân tăng là do sản phẩm tiêu thụ hàng năm tăng, năm 1999 chỉ tiêu thu được 4.187 m3 sản phẩm, năm 2000 đã tăng lên 5.141 m3 sản phẩm và năm 2001 tăng lên 5.359 m3 sản phẩm các loại. Mặt khác xét về giá cả sản phẩm thì tốc độ chênh lệch nhau không lớn do đó nó ảnh hưởng nhưng không phải là nguyên nhân chính mà sự biến động doanh thu tăng này là sự chênh lệch về số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn cụ thể năm 2000 soo với năm 1999 tăng 954 m3 sản phẩm tiêu thụ các loại... Vậy đây là nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng của doanh thu có được điều này chứng tỏ công ty có thị trường tiêu thụ khác tốt, do đó mà công ty đã mở rộng được qui mô sản xuất. - Xét về mức độ tổng giá thành ta thấy có xu hướng tăng cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 21,7% tương ứng chi phí tăng là 2.368.613.000 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng chậm hơn chỉ tăng 4,7% tương đương tăng 624.627.800đồng. Nguyên nhân của biến động về giá thành tăng là do qui mô sản xuất của công ty tăng nhanh, hơn nữa công ty phải chi phí về nguyên vật liệu rất lớn do thị trường cung cấp nguyên vật liệu của công ty ở xa nên phải chi về vận chuyển lớn và phải nộp thuế nhập khẩu. Song tốc độ tăng và tổng giá thành so với tốc độ tăng của tổng doanh thu thì tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn. Do đó lợi nhuận của công ty hàng năm tăng, điều đó chứng tỏ công ty có khâu quản lý tốt. 2. Phân tích biến động kết cấu của Tổng giá thành 2.1 Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng và biến động của từng nhóm sản phẩm đến tổng giá thành ta phân tích biểu 02a ( biểu phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị sản phẩm ) Qua biểu 02a cho tay thấy tốc độ phát triển bình quân của cả 4 nhóm gỗ chưa đạt 1005. Để thấy được nguyên nhân ta xét từng loại gỗ xẻ sau: - Về gỗ xẻ nhóm 1 qua 3 năm ta thấy có sự tăng giảm giữa các năm. Cụ thể năm 2001, năm 2000 so với năm 199 đều giảm. Năm 2000 giảm 3,3% tương ứng giảm 121.405 đồng, năm 2001 giảm 1,2% tương ứng giảm 83.110 đồng. Như vậy năm 2000 có giá thành đơn vị sản phẩm là nhỏ nhất tức là đã giảm được chi phí đáng kể, năm 2001 so với năm 2000 tăng 1,1% tương ứng tăng 38.295 đồng. Tương tự xét cho cả nhóm 3, 4 và 6 thì giá thành đơn vị sản phẩm của năm 2000 là thấp nhất so với năm 1999 và năm 2000. Nguyên nhân do năm 2000 công ty đã thuê được công nhân lao động trực tiếp rẻ hơn năm 1999, mặt khác cũng năm 2000 giá mua của nguyên vật liệu chính cũng thấp hơn so với năm 1999 và năm 2001, do đó mà năm 2000 đã hạ được giá thành sản phẩm xuống thấp nhất. Để phản ánh được tính hình biến động đến tổng giá thành ta phân tích biểu 02b ( biểu tình hình biến động tổng giá thành từng loại sản phẩm). Qua kết quả biểu 02b ta thấy tồng giá thành của công ty có xu hướng tăng cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 21,7% tương ứng giá thành tăng 2.368.613.000 đồng. Năm 2001 so với năm 1999 tăng 27,4% tương ứng giá thành tăng 2.993.240.800 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 4,7% tương ứng tăng 624.627.800 đồng. Thực chất sự biến động tăng của tổng giá thành là do gỗ nhóm 1, 3 và 4 có xu hướng tăng cụ thể ta xét từng nhóm gỗ: - Gỗ xẻ nhóm 1: Năm 2000 so với năm 1999 tăng 19,85 tương ứng tăng là 1.236.787.600 đồng, năm 2001 so với năm 1999 tăng 22,7% tương ứng tăng là 1.418.369.820 đồng, năm 2001 so với năm 2000 tăng 2,40% tương ứng tăng 181.578.220 đồng. Nguyên nhân là do qui mô sản xuất cuả Công ty có xu hướng tăng, đặc biệt công ty chủ yếu mở rộng qui mô sản xuất gỗ xẻ nhóm 1, bởi vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng do đó mà lượng sản phẩm gỗ xẻ nhóm 1 đã tăng từ 1.680 m3 sản phẩm năm 1999 lên 2.080 m3 sản phẩm năm 2000 tăng 2.108 m3sản phẩm năm 2001. Do vậy nguyên nhân tăng giá thành sản phẩm gỗ xẻ nhóm 1 chủ yếu là khối lượng sản xuất hàng năm tăng dẫn đến tổng giá thành hàng năm có xu hướng tăng. - Về gỗ xẻ nhóm 3 cũng có xu hướng tăng và có tốc độ tăng nhanh nhất trong 4 nhóm, cụ thể năm 2000 so với năm 1999 tăng 39,3% tương ứng giá thành tăng 1.133.476.893 đồng. Con số này năm 2001 tăng 52,9% tương ứng tăng 1.525.647.066 đồng so với năm 1999. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 9,8% tương ứng giá thành tăng 329.170.083 đồng. Nguyên nhân trong 3 năm qua khách hàng chủ yếu của công ty là gỗ nhóm 1 và 3, do đó Công ty đã quan tâm nhiều hơn đến sản xuất gỗ nhóm 3. Đây là nhóm gỗ có tốc độ phát triển nhanh nhất, sự biến động tăng này chủ yếu là sản xuất gỗ nhóm 3 ngày càng tăng, tốc độ sản xuất của năm 2000 so với năm 1999 tăng 44%, năm 2001 so với năm 1999 tăng 56,4%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 8,6%. Do tốc độ sản xuất hàng năm về gỗ xẻ nhóm 3 của công ty tăng nhanh do đó đòi hỏi chi phí cũng tăng đây là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến sự biến động tăng của tổng giá thành hàng năm của Công ty. Còn về giá thành đơn vị sản phẩm đã hạ được thấp nhất là năm 2000, đây cũng là nhân tố kích thích công ty mở rộng qui mô sản xuất. Tương tự ta lần lượt xét gỗ nhóm 4 và nhóm 6. Tóm lại tổng giá thành của Công ty trong 3 năm tăng lên là do giá thành của gỗ xẻ nhóm 1 và nhóm 3 tăng lên, nhưng nguyên nhân của nó là công ty mở rộng qui mô sản xuất theo đơn đặt hàng mà qui mô chủ yếu tập trung vào gỗ xẻ nhóm 1 và nhóm 3. Do vậy 2 nhóm gỗ này là nhân tố làm cho tổng giá thành của công ty tăng. 2.2 Phân tích tổng hợp chi phí nguyên vật liệu Để thấy được sự biến động tổng chi phí của các nhóm gỗ ta phân tích các biểu 03a và 03b. Qua biểu 03a và 03b ta thấy nguyên vật liệu cho sản xuất hàng năm có xu hướng tăng cụ thể năm 1999 là 5.981 m3 gỗ tròn các loại, trong 2001 so với năm 2000 tăng cả về khối lượng nguyên vật liệu cho sản xuất tăng cả và giá mua bình quân 1m3 gỗ các loại, cụ thể khối lượng là 7.656m3 và giá mua bình quân là 1.416.373 đồng/1m3. Xét từng nhóm về số lượng đều tăng theo năm và giá mua nguyên vật liệu của các nhóm gỗ năm 2000 so với năm 1999 và năm 2001 là thấp hơn cả. Để phản ánh tốc độ ảnh hưởng đến giá thành nguyên vật liệu qua thấp tích biểu cho thấy: Riêng chi phí về nguyên vật liệu năm 2000 so với năm 1999 tăng 21,4% tương ứng tăng 1.823.413.871đồng, năm 2001 so với năm 1999 tăng 27,3% tương ứng tăng 2.323.237.031 đồng, năm 2001 so với năm 2000 tăng 4,8% tương đương tăng 499.823.160 đồng và tốc độ phát triển bình quân tăng 12,8%, ta xét các nhân tố sau: - Gỗ nhóm 1: Khối lượng gỗ năm 2000 so với năm 1999 tăng 24,6% nhưng tốc độ chi phí nguyên vật liệu tăng 20,7% là do giá mua 1m3 gỗ tròn nhóm 1 năm 2000 so với năm 1999 đã giảm được 2,3% tương ứng tăng được một lượng chi phí là 66.625 đồng 1m3. Do đó mà tốc độ chi phí nguyên vật liệu chỉ tăng 20,7% tương ứng tăng 1.011.359.556 đồng. Năm 2001 so với năm 1999 tốc độ tăng khối lượng sản xuất là 26,1% và giá mua 1m3 gỗ tròn khoảng 2,0% do đó chi phí nguyên vật liệu gỗ xẻ nhóm 1 tăng 23,6% tương ứng tăng 1.151.943.027 đồng. Năm 2001 so với năm 2000 cả giá mua 1m3 gỗ tăng 1,2% và khối lượng tăng 1,1%, do đó chi phí về gỗ nhóm 1 của năm 2001 so với năm 2000 tăng 2,4% tương ứng tăng 140.583.471 đồng. - Gỗ xẻ nhóm 3 về mức giảm giá mua năm 2000 so với năm 1999 là không đổi, còn lại tốc độ đều tăng so với gỗ nhóm 1, cụ thể khối lượng tăng 40% trong khi đó giá mua 1m3 gỗ chỉ giảm 2,3%, do vậy tổng chi phí nhóm gỗ 3 của năm 2000 so với năm 1999 tăng 35,5% tương ứng tăng là 808.617._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29915.doc