Một số ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng

Lời Nói Đầu Hệ thống Ngân hàng là trung tâm của sự trao đổi tiền tệ trong nền kinh tế một quốc gia. Hay nói cách khác, không thể thiếu Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, nơi mà mọi hoạt động sản suất và tái sản suất mở rộng đều không thể thoát ly quá trình thanh toán. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, khối lượng giao dịch kinh tế ngày lớn thì việc thanh toán bằng tiền mặt (TTBTM) không thể đáp ứng được nhu cầu của công tác thanh toán. Bên cạnh đó, TTBTM đã thể hiện nhiề

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương (VietinBank) Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u nhược điểm cùng những khó khăn trong các khâu vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản…Do đó, các hình thức thanh toán mới xuất hiện,đó là thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) với các công cụ mới như séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi…thông qua hệ thống Ngân hàng. Đặc biệt, khi nghiệp vụ TTKDTM chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động thanh toán của nền kinh tế nó sẽ góp phần tích cực kìm hãm lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và việc thanh toán diễn ra chính xác, an toàn, nhanh chóng hơn. Đồng thời, nếu tổ chức tốt hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thì mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện mở tài khoản, được cung cấp các tiện nghi dịch vụ thanh toán, sẽ có một cơ hội lớn để nâng cao chức năng tạo tiền của mình và đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho nền kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác TTKDTM gắn với mục tiêu chính của hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam là Phát triển - An toàn – Hiệu quả, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng, em nhận thấy đây là một cơ hội tốt để tìm hiểu vấn đề TTKDTM mà đang là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy em đã chọn đề tài: “ Một số ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng.” Bố cục chuyên đề gồm 3 phần chính Chương I : Một số vấn đề cơ bản về TTKDTM trong nền kinh tế. ChươngII: Thực trạng công tác TTKDTM tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu vực II- Hai Bà Trưng. Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng của TTKDTM tại Ngân hàng Công thương Khu vực II- HBT. Mặc dù thực sự đã có nhiều cố gắng song với trình độ kiến thức và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các cô chú cán bộ trong Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I Một số vấn đề cơ bản về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. I.Khái niệm TTKDTM. TTKDTM là quá trình thanh toán không xuất hiện tiền mặt mà thanh toán bằng cách trích từ tài khoản của người trả chuyển vào tài khoản của người hưởng thụ mở tại Ngân hàng hoặc bằng cách thanh toán bù trừ. Như vậy thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản, bao gồm các tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Thông thường thanh toán qua Ngân hàng gồm có 4 bên: Bên mua hàng hay nhận dịch vụ cung ứng Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch Bên bán, tức là bên cung ứng hàng hoá dịch vụ Ngân hàng phục vụ bên bán, tức là ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch. Trong quan hệ TTKDTM Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính (Financial Services)cho cả hai bên mua và bán với mức phí dịch vụ thích hợp. II.Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. II.1.Sự cần thiết của TTKDTM trong nền kinh tế. Thanh toán tiền tệ là việc không thể thiếu trong quá trình sản xuất và lưu thong hàng hoá. Hay nói cách khác, nền kinh tế không thể phát triển nếu công tác chu chuyển hàng hoá và thanh toán một cách chậm chạp. Nhờ có thanh toán mà các hoạt động sản xuất, tái sản xuất và quá trình chu chuyển vốn của các đơn vị kinh tế được đảm bảo, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng cho nền kinh tế. Nếu trước đây, khi nền kinh tế sản xuát hàng hoá còn ở trình độ thấp, quá trình trao đổi hàng hoá chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và khối lượng giao dịch chưa nhiều thì tiền mặt là phương tiện chủ yếu để thực hiện thanh toán một cách dễ dàng bởi: Tâm lý của nhà sản xuất là luôn muốn nhận một khoản giá trị tương xứng với sự đầu tư và lao động của mình ngay khi cung ứng dịch vụ hàng hoá cho người tiêu dùng. TTBTM đã đáp ứng được mong muốn đó vì nó thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán mà không qua bất cứ khâu trung gian nào khác. TTBTM không có sự cách biệt về không gian và thời gian nên nếu nắm trong tay một lượng tiền nhất định thì khách hàng có thể mua hàng hoá -dịch vụ tương đương vào bất cứ lúc nào mình muốn, không phải phụ thuộc vào bên thứ ba. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường nơi mà các quan hệ kinh tế trở nên phức tạp, khối lượng vật tư hàng hoá đa dạng và khối lượng thanh toán lớn thì TTBTM lại cho thấy những mặt hạn chế của nó: Trước hết, TTBTM sẽ làm khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên tác động đên giá cả hàng hoá và gây nên tình trạng lạm phát. Khi lạm phát xuất hiện sẽ kéo theo sự mất giá của đồng tiền và không ai khác ngoài những người dân phải chịu ảnh hưởng đó. Thứ hai, TTBTM là trong một thời gian ngắn, với một số tiền hạn chế thì khách hàng không thể mua một lương hàng hoá - dịch vụ cũng như không thể thực hiện được các dự án sản xuất có giá trị nhiều hơn mặc dù nó rất cần thiết đối với họ. Điều này sẽ làm kìm hãm sự phát triển của sản xuất và nền kinh tế. Ngoài ra, TTBTM làm cho chi phí phát hành và vận chuyển, chi phí bảo quản và kiểm đếm tăng lên. Trong khi đó đó rủi ro thất thoát, mất cắp và không an toàn của việc sử dụng tiền mặt vẫn còn tồn tại nhiều. Hơn bao giờ hết, để khắc phục được những nhược điểm của TTBTM cũng như đáp ứng nhu cầu đi lên của nền kinh tế, nhất thiết phải có một phươmg thức thanh toán mới nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả, đó là TTKDTM. Với những ưu điểm và vai trò sẽ được trình bày ở dưới đây, phương thức thanh toán này đã khẳng định dược vị trí của nó trong đời sống kinh tế nói chungvà trong công tác thanh toán nói riêng. Tuy nhiên TTKDTM có được áp dụng nhiều hay không, có được sự chấp nhận của các chủ thể kinh tế hay không phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách, các biện pháp mà nhà nước, pháp luật và các Ngân hàng của mỗi quốc gia đưa ra bởi tâm lý thích sử dụng tiền mặt của dân chúng không phải là không có lý do của nó. Nhìn lại quá trình phát triển của TTKDTM ở Việt nam chúng ta thấy: Ngay từ khi mới thành lập, ngành Ngân hàng nước ta đã áp dụng phương thức TTKDTM vàđược thực theo Nghị định 75/CP của Hội đồng Bộ trưởng. Trong thới kỳ này, nền kinh tế được điều hành theo cơ chế hành chính mệnh lệnh và có kế hoạch từ trên xuống dưới, cho nên mọi hoạt động của Ngân hàng cũng phải thực hiện theo cơ chế đó. Ngân hàng đã từng bước xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống TTKDTM dần dần tập trung phần lớn khối lượng tiền tệ qua Ngân hàng. Sự hoạt động có hiệu quả của hệ thống TTKDTM đã có tác dụng to lớn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Nhưng qua quá trình phát triển nó đã ần bộc lộ những nhược điểm đòi hỏi phải có sự đổi mới như: nguyên tắc cứng nhắc không linh hoạt, hình thức thanh toán còn lòng vòng, các công cụ thanh toán còn rườm rà, thủ tục thanh toán còn phức tạp, tốn kém kỹ thuật lạc hậu do thực hiện thanh toán thủ công. Từ đó đẫn đến tốc độ thanh toán chậm, thiếu chính xác, không thuận tiện, không đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia nên khách hàng thường kêu ca phàn nàn và không khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia TTKDTM. Các tổ chức kinh tế thời kỳ này không được tự ý lưạ chọn Ngân hàng để mở tài khoản và giao dịch mà nhất thiết phải mở tài khoản tại Ngân hàng nơi đơn vị mình đóng trụ sở. Khách hàng còn bị áp đặt mức tồn quỹ, định mức thu chi tiền mặt …cho nên trong thời kỳ bao cấp tuy phương thức TTKDTM đã được áp dụng rộng rãi, làm giảm bớt khối lợng tiền mặt trong lưu thông đồng thời tập trung được một lượng vốn không nhỏ vào Ngân hàng song nó vẫn còn kém hiệu quả và việc luân chuyển vốn của toàn bộ nền kinh tế chưa cao. II.2.Vai trò của TTKDTM trong nền kinh tế. Theo khái niệm: TTKDTM là phương thức thanh toán không có sự xuất hiện của tiền mặt mà bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau thông qua hệ thống Ngân hàng. Từ đây, ta có thể thấy vai trò tích cực và quan trọng của TTKDTM đối với nền kinh tế quốc doanh, các đơn vị kinh tế và đối với bản thân Ngân hàng như sau: II.2.1. Đối với nền kinh tế. Phải khẳng định rằng, công tác TTKDTM thực sự đã, đang và sẽ mang lại những thuận lợi lớn đối với hoạt động kinh tế. Bởi vì, khi ta sử dụng rộng rãi các phương tiện TTKDTM cũng có nghĩa là ta đã giảm được khối lượng tiền mặt trong lưu thông,chi phí in ấn và chi phí vận chuyển một cách đáng kể. Không chỉ có vậy, TTKDTM còn góp phần đẩy lùi lạm phát, tạo ra sự ổn định tiền tệ, tăng sức mau của đồng tiền và thúc đẩy hàng hoá trong nền kinh tế lưu thông một cách trôi chảy. II.2.2. Đối với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế. Tăng tỷ trọng TTKDTM ngoài ưu điểm là tiết kiệm lượng tiền mặt, giảm chi phí trong lưu thông, nó còn giúp cho công tác quản lý tài sản của các doanh nghiệp trở nên tốt hơn. Trên cơ sở tài khoản tiền gửi và các khoản thanh toán thực hiện qua Nngân hàng, các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý (bộ chủ quản, cơ quan thuế)… có điều kiện để kiểm tra theo dõi doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh chính xác hơn. Mỗi doanh nghiệp đều có thể lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp với loại hình sản xuất của mình sao cho tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu chi phí,đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh donh. Bằng cách thực hiện công tác TTKDTM đamr bảo an toàn –hiệu qủa –chính xác –kịp thời mà các doanh nghiệp vừa rút ngắn được thời gian chu chuyển và tăng nhanh vòng quay hiệu quả sử dụng vốn, vừa làm cho quá trình sản xuất của đơn vị mình diễn ra một cách trôi chảy,liên tục. II. 2.3. Đối với Ngân hàng. Các Ngân hàng trong toàn hệ thống có thể tập hợp được một khối lượng vốn tương đối ổn định nhằm hỗ trợ cho việc cấp tín dụng cho nền kinh tế thông qua TTKDTM vì: khi giảm số dư của khách hàng này cũng có nghĩa là số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng khác sẽ tăng lên và ngược lại. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn thu thập dược nhiều thông tin chính xác về các khách hàng của mình giúp cho công tác thẩm định tín dụng kiểm soát việc sử dụng vốn vay tốt hơn. Chính vì vậy, không ngừng hoàn thiện công tác TTKDTM cùng với những thủ tục đơn giản và đảm bảo lợi ích của khách hàng là vấn đề hết sức cần thiết mà mọi Ngân hàng đều phải quan tâm. Ngoài vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, TTKDTM còn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt đông quản lý nhà nước. Nó góp phần tạo điều kiện cho Ngân hàng Trung ương kiểm soát quá trình sản xuất diễn ra trong nền kinh tế và thực hiện chính sách tiền tệ một cách dễ dàng hơn. Khẳng định được sự cần thiết của TTKDTM trong nền kinh tế các Ngân hàng cần có các giải pháp đẩy nhanh công tác thanh toán này sao cho chúng không ngừng được mở rộng và phát triển. II.3. Các nguyên tắc trong TTKDTM. Để thống nhất công tác thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, nhân hàng nhà nước đã đưa ra những quy định chung giúp cho quá trình thanh toán trong nền kinh tế diễn ra nhanh chóng hơn và an toàn hơn. II.3.1.Các qui định chung: Các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam hay người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện TTKDTM phù hợp với nhu cầu của mình. Các đơn vị và cá nhân có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt phải tuân thủ theo những qui định doNHNN ban hành. Một khách hàng có mở nhiều tài khoản thanh toán ở nhieeuf tổ chức tín dụng khác nhau. Đối với tiền gửi bằng ngoại tệ phải tuân theo qui chế ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. Có thể thấy những qui định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giưã các Ngân hàng. Vì vậy mỗi Ngân hàng phải tự không ngừng hoàn thiện chất lượng nghiệp vụ cũng như thái độ phục vụ để nâng cao uy tín và tạo được lòng tin đối với các đối tượng khách hàng. II.3.2. Qui định đối với bên mua: Chủ tài khoản bên mua phải có nghĩa vụ chuẩn bị khả năng thanh toán đầy đủ, kịp thời cho người bán tức là trên tài khoản của họ phải có số dư lớn hơn hoặc bằng số tiền đó. Mọi trường hợp chi vượt quá số dư đều là phạm pháp và bị xử lý theo chế độ. Nghiêm cấm các chủ tài khoản phát hàmh séc quá số dư và chậm trễ trong việc thanh toán. Qui dịnh này giúp cho việc thanh toán tiền hàng hoá - dịch vụ giữa bên và bên bán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tránh được tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau dẫn đến việc hư hỏng hàng hoá, tăng chi phí lưu giữ bảo quản, hơn nữa gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. II.3.3. Qui định đối với bên thụ hưởng (người bán). Nười bán phải có trách nhiệm cung ứng dịch vụ hàng hoá và lập chứng từ thanh toán phù hợp cho người mua đúng thời gian, đảm bảo về số lượng và chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu chứng từ do bên mua lập thì người thụ hưởng sau khi nhận bộ chứng từ đó phải kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và tính chính xác như: mẫu dấu, mẫu chữ ký, số tiền … II.3.4. Qui định đối với ngân hàng. Các Ngân hàng thương mại được phép cung ứng dịch vụ TTKDTM cho các khách hàng và thu phí theo mức qui định của Ngân hàng Nhà Nước. Thực hiện chức năng này theo uỷ nhiệm các Ngân hàng phải thanh toán đầy đủ, chính xác, kịp thời trong phạm vi số dư tiền gửi theo uỷ nhiệm của chủ tài khoản. Nếu tài khoản không đủ tiền, Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán và được miễn trách nhiệm về nội dung nghiệp vụ liên đói giữa hai bên khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình thanh toán, kiểm soát có sự sai sót, gây thiệt hại đến khách hàng thì Ngân hàng sẽ phải bồi thường và bị phạt tuỳ theo mức độ. Ngân hàng phải gửi đầy đủ kịp thời giấy báo nợ và giấy báo có, giấy báo số dư cho chủ tài khoản biết khi có những nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản tiền gửi. Qui định này cho thấy, Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, có trách nhiệm kiểm tra khả năng thanh toán và thực hiện thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản. Tóm lại, trong việc thực hiện nghiệp vụ TTKDTM, các nguyên tắc chung cũng như các nguyên tắc đối với các bên tham gia là rất quan trọng. Bởi mặc dù TTKDTM có rất nhiều ưu điểm như nhanh chóng chích xác, thuận tiện và được xử lý trong lĩnh vực công nghệ tin học cao, nhưng nó cũng không tránh khỏi những nhầm lẫn, sai sót gây ảnh hưởng xấu đến quá trình thanh toán cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn trong TTKDTM là hết sức cần thiết và là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Chính vì vậy các Ngân hàng phải hoạt động đúng các nguyên tắc đã ban hành một cách khéo léo, linh hoạt và có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, muốn nâng cao hiệu quả cả về số lượng và chất lượng TTKDTM trong nền kinh tế, cần phải có sự nỗ lực, sự quan tâm và đầu tư đáng kể từ nhiều cơ quan chức năng như Nhà nước, pháp luật, Ngân hàng Trung ương và đặc biệt là từ chính bản thân Ngân hàng. III.Tổng quan về các hình thức TTKDTM. Hiện nay các Ngân hàng áp dụng các hình thức thanh toán sau: Hình thức thanh toán bằng séc Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi- chuyển tiền Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm thu Ngân phiếu thanh toán Thư tín dụng Thẻ thanh toán III.1.Uỷ nhiệm chi –chuyển tiền. III.1.1. Uỷ nhiệm chi Uỷ nhiệm chi (UNC) là lệnh chi tiền của chủ tài khoản lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản của mình để trả cho đơn vị thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi do bên mua chủ động lập chứng từ. Uỷ nhiệm chi có thanh toán tiền hàng hoá -dịch vụ hay phi hàng hoá- dịch vụ trong phạm vi rộng (cùng Ngân hàng, khác Ngân hàng, khác hệ thống, khác địa bàn). Khi lập UNC, khách hàng phải có đủ số dư tiền gửi trên tài khoản và phải lập 4 liên với đầy đủ nội dung và những yếu tố cần thiết hợp lệ. Tại Ngân hàng phục vụ bên mua, khi nhận được chứng từ hợp lệ phải hoàn tất việc thanh toán trong ngày. Tại Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng khi nhận được giây báo có và đầy đủ chứng từ phải ghi có ngay vào tài khoản và báo cho đơn vị thụ biết. III.1.1.1.Thủ tục lập UNC: Khi có nhu cầu thanh toán tiền hàng hoá -dịch vụ, người mua chủ động lập 4 liên UNC để trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho đơn vị thụ hưởng, sau đó gửi vào Ngân hàng phục vụ mình. Trên mỗi liên UNC, người mua phải ghi đầy đủ các yếu tố qui định, ghi rõ lý do và số tiền chi trả và phải có sự thống nhất giữa các liên UNC. III.1.1.2.Thủ tục thanh toán UNC: -- Trường hợp bên mua và bên bán cùng mở tài khoản tại 1 Ngân hàng: Sơ đồ thanh toán UNC cùng ngân hàng: Bên mua (bên chi trả) Bên bán (bên thụ hưởng) Ngân hàng (3 b) ghi có (3 a) ghi nợ Lập + nộp 4 liên chi UNC (2) (1) hàng hoá - dịch vụ Khi nhận 4 liên UNC từ khách hàng, Ngân hàng kiểm soát và xử lý: 1liên UNC dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản người thụ hưởng, đồng thời ghi Có tài khoản người mua. 1 liên UNC làm giấy báo nợ gửi người mua. 1 liên UNC làm giấy báo có gửi bên thụ hưởng Hạch toán: Nợ tài khoản thích hợp/ người mua Có TK thích hợp / người bán -- Trường hợp bên thụ hưởng và bên trả tiền mở tài khoản ở 2 Ngân hàng khác nhau: Sơ đồ thanh toán UNC khác Ngân hàng: Bên mua (bên chi trả) Bên mua (bên chi trả) Bên mua (bên chi trả) Bên mua (bên chi trả) (1) hàng hoá - dịch vụ Báo có (3b) Lập + nộp 4 liên UNC Ghi nợ (3a) Ghi có (2) (4) *Tại Ngân hàng phục vụ bên mua(2,3) Sau khi nhận được hàng háo dịch vụ., bên chi trả lập UNC gửi tới Ngân hàng. Kế toán viên thựchiện kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ và tính khớp đúng giữa các liên UNC ngay khi nhận được chứng từ từ khách hàng. Nếu các liên UNC đủ điều kiện thì kế toán xử lý: 1liên UNC làm chứng từ ghi nợ bên mua 1 liên UNC làm giấy báo Nợ gửi bên mua 2 liên UNC gửi sang ngân hàng bên bán Hạch toán: Nợ TK thích hợp/ bên mua Có TK thanh toán giữa các ngân hàng *Tại Ngân hàng phục vụ bên bán: Ngân hàng sẽ nhận được chuyển tiền kèm 2 liên UNC qua TTLH hay TTBT. Kế toán sau khi kiểm tra các yếu tố trên chứng từ,yếu tố trên chứng từ, ký tên đóng dấu vào các liên UNC thì xử lý: +)1 liên UNC dùng làm chứng từ ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng. +) 1 liên làm báo có gửi bên thụ hưởng. Hạch toán: Nợ TK thanh toán giữa các ngân hàng Có TK thích hợp/ người thụ hưởng. III.1.2.Séc chuyển tiền(SCT) Séc chuyển tiền chỉ được thực hiện giữa các Ngân hàng cùng hệ thống, và có hiệu lực thanh toán là 30 ngày. III.1.2.1.Thủ tục phát hành séc chuyển tiền (1,2) Khi có nhu cầu chuyển tiền bằng séc chuyển tiền, khách hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình 2 liên UNC để trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc 2 liên giấy nộp tiền, giấy nộp NPTT. Nội dung trong đó ghi rõ tên, số CMTND, ngày tháng năm và nơi cấp CMT của người cầm séc chuyển tiền và lý do chi trả. Sau khi nhận được các giấy tờ trên thì kế toán tiến hành kiểm tra các yếu tố trên chứng từ và số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng. Nếu các chứng từ đủ điều kiện thì làm thủ tục cấp séc chuyển tiền cho khách hàng. NH phát hành séc chuyển tiền trực tiếp viết séc cho khách hàng bằng cách ghi đủ các yếu tố, ký hiệu mật và ký tên, đóng dấu của Ngân hnàg vào chỗ quy định. Khi giao séc, NH yêu cầu khách hàng ký nhận vào mặt sau tờ séc. Hạch toán: Nợ TK 1011. Tiền mặt tại đơn vị (hoặc Nợ TK 1021. NPTT tại quỹ hoặc Nợ TK tiền gửi thanh toán/ người phát hành séc) Có TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền III.1.2.2.Thủ tục thanh toán SCT (3) SCK Sơ đồ thanh toán SCT Đơn vị thu hưởng (người cầmséc) Đơn vị xin phát hành séc (6) (1) 2 liên GNT (3 liên UNC) (4) nộp SCT Tính KHM + giao séc (2) (5b) Ghi có Tất toán (5a) GBN + bản sao tờ séc NH trả chuyển tiền NH phát hành SCT *Tại Ngân hàng trả chuyển tiền(4,5) Sau khi nhận séc từ phía khách hàng phải thực hiện: kiểm soát tính hợp pháp của tờ séc Đối chiếu sự khớp đúng giữa nội dung ghi trên tờ séc với CMTND của người cầm séc Giải mã ký hiệu mật và ký nhận trên tờ séc Lập giấy báo nợ liên hàng kèm bản sao tờ séc gửi sang Ngân hàng phát hành séc. Hạch toán: Nợ TK liên hàng đi Có TK Chuyển tiền phải trả/ người cầm séc *Tại Ngân hàng phát hành séc (6): Khi nhận được giấy báo nợ liên hàng cùng bản sao tờ séc phải tiến hành kiểm soát và tất toán: Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc chuyển tiền Có TK liên hàng đến – giấy báo nợ. III.2.Uỷ nhiệm thu (UNT) UNT là hình thức thanh toán tiền hàng hoá - dịch vụ trên cơ sở hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng. Trong đó người bán sau khi hoàn thành việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ chủ động lập UNT gửi tới Ngân hàng phục vụ mình đề nghị thu hộ số tiền hàng hoá - dịch vụ đó theo các chứng từ thanh toán hợp lệ. UNT được áp dụng để thanh toán giưã các khách hàng mở tài khoản tại một chi nhánh Ngân hàng hoặc khác chi nhánh, khác hệ thống có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Đối với hình thức thanh toán này, Ngân hàng không chịu trách nhiệm về việc sai lệch trên chứng từ hay tranh chấp về chứng từ khống. III.2.1.Thủ tục lập UNT: Sau khi giao hàng hoá cung ứng dịch vụ cho người mua, người bán chủ động lập 4 liên UNT gửi đến Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu. Trên tất cả các liên UNT, người bán phải ghi đủ nội dung theo quy định, có ký tên và đóg dấu của đơn vị bán. III.2.2.Thủ tục thanh toán UNT: Trường hợp bên bán và bên mua cùng mở tài khoản tại 1 Ngân hàng: Sơ đồ thanh toán UNT cùng Ngân hàng: Người bán (người hưởng thụ) Ngươi mua (Người trả tiền) Ngân hàng (3 a) ghi nợ (3 b) ghi có 4 liên chi UNT + hoá đơn hàng (2) (1) hàng hoá - dịch vụ HĐKT Khi nhận các liên UNT từ người bán, kế toán kiểm soát sự hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và xử lý: 1 liên UNT dùng làm chứng từ ghi nợ tài khoản người mua và ghi Có tài khoản người bán. 1 liên UNT làm giấy báo nợ gửi bên mua. 1liên UNT làm giấy báo có gửi bên bán - Trường hợp bên bán và bên mua mở tài khoản tại 2 Ngân hàng khác nhau: Sơ đồ thanh toán UNT khác Ngân hàng: Người bán Người mua NH bên bán NH bên mua (1) hàng hoá UNT + hoá đơn (3) Ghi có (5) (2) 4 liên UNT + hoá đơn Ghi nợ (4a) (4b) báo có HĐKT *Tại Ngân hàng phục vụ bên bán: -(2,3) Khi nhận dược 4 liên UNT và đơn đặt hàng kế toán viên xử lý: + Kiểm soát tính đầy đủ, chính xác các yếu tố trên chứng từ + Đối chiếu sự khớp đúng giữa các liên UNT và hoá đơn. + Kiểm tra nội dung thanh toán có phù hợp với HĐKD không. + Nhập sổ theo dõi “ UNT gửi tới Ngân hàng bạn nhờ thu” + Gửi UNT kèm hoá đơn hàng hoá sang Ngân hàng bên mua (5) Khi nhận được 2 liên UNT và giấy báo có từ Ngân hàng phục vụ bên mua kế toán kiểm soát sự hợp pháp hợp lệ của chứng từ và xử lý. Xuất sổ theo dõi “ UNT gửi tới Ngân hàng bạn nhờ thu” Hạch toán: Nợ TK thanh toán giữa các ngân hàng Có TK thích hợp của người bán *Tại Ngân hàng phục vụ bên mua: (4) Khi nhận được 4 liên UNT và đơn đặt hàng kế toán viên xử lý: kiểm soát tính đầy đủ, chính xác các yếu tố trên chứng từ Đối chiếu sự khớp đúng giữa các liên UNT và hoá đơn. Kiểm tra tài khoản người mua có đủ khả năng thanh toán không. Hạch toán: Nợ tài khoản thích hợp người mua. Có TK thanh toán giữa các ngân hàng. Trường hợp tài khoản bên mua không đủ khả năng thanh toán - Lúc này, Ngân hàng phục vụ người mua nhập sổ theo dõi “ chứng từ thanh toán quá hạn” và báo cho người mua biết để chuẩn bị thanh toán. Khi bên mua có đủ tiền, Ngân hàng sẽ tiến hành thanh toán số tiền trên UNT và tính phạt chậm trả. Tiền phạt = Số tiền trên * Số ngày * Lãi suất phạt UNT chậm trả chậm trả. Xuất sổ theo dõi “ Chứng từ thanh toán quá hạn”: số tiền trên UNT Hạch toán: Nợ TK thích hợp / bên mua (Số tiền trên UNT+ tiền phạt) Có TK thanh toán giữa các ngân hàng (Số tiền trên UNT + tiền phạt III.3.Séc. Séc là một mệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát, yêu cầu Ngân hàng của mình trích một số tiền nhất định trên tài khoản tiền gửi để trả cho người cầm séc hay người có tên chỉ định trên séc. Khi phát hành séc, người phát hành phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi. Nếu phát hành séc qúa số dư hay chậm thanh toán cho người thụ hưởng thì người phàt hành séc sẽ bị phạt. Một séc của của các tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước trước khi lưu hành phải được Ngân hàng Trung ương duyệt. Séc chuyển khoản phải có hai đường gạch chéo song song hay đóng dấu hoặc viết tay từ “ chuyển khoản” vào góc trái mặt trước tờ séc. Nếu là séc bảo chi, trên mặt trước tờ séc phải có dấu bảo chi, Ngân hàng bảo chi séc phải tính và ghi ký hiệu mật theo qui định. Để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với loại séc ký danh thì ở mặt sau tờ séc phải được ký hậu. Thời hạn hiệu lực của séc theo qui định của một số nước như sau: - Séc lưu hành trong một quốc gia có thời hạm là 8 ngày. Séc lưu hành giữa các quốc gia trong một châu lục có thời hạn là 20 ngày. Séc lưu hành khác châu lực có thời hạn là 70 ngày. Séc du lịch có thời hạn phụ thuộc vào lịch trình của chuyến du lịch. Còn ở nứoc ta, thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày séc được ký phát cho tới khi séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ thì thời hạn đó được lùi vào ngày làm việc tiếp theo. Phạm vi thanh toán séc: -Séc được thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại cùng một Ngân hàng hoặc khác Ngân hàng nhưng cùng hệ thống. Séc dùng để chi trả tiền hàng hoá dịch vụ giữa các khách hàng có tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng khác hệ thống nhưng có tham gia thanh toán bù trừ trên cùng địa bàn tỉch, thành phố. Các tờ séc đã phát hành nhưng bị từ chối thanh toán trong các trường hợp: Người phát hành séc là cá nhân bị chết, mất tích thì việc thanh toán sẽ được giải quyết theo qui định của pháp luật. Người phát hành séc là đại diện pháp nhân, khi pháp nhân tuyên bố phá sản hoặc giải thể thì việc thanh toán của séc được giải quyết theo qui định của pháp luật về phá sản hoặc giải thể. Người thụ hưởng nộp tờ séc quá thời hạn thanh toán với các lý do bất khả kháng mà không có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú. Các hình thức thanh toán bằng séc: III.3.1. Séc chuyển khoản (SCK). III.3.1.1.Thủ tục bán séc cho khách hàng: Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản (hoặc ngưòi được chủ tài khoản uỷ quyền) lập giấy đê nghị bán séc theo mẫu nộp vào đơn vị thanh toán. Người mua séc phải mang giấy chứng minh thư nhân dân kềm giấy đề nghị bán séc để đơn vị thanh toán làm thủ tục bán séc. Khi bán séc cho khách hàng, Ngân hàng mở sổ theo dõi số lượng séc, ngày nhận séc và yêu cầu khách hàng ký nhận. III.3.1.2.Thủ tục thanh toán SCK: Trường hợp người phát hành séc và người thụ hưởng cùgn mở tài khoản tại một Ngân hàng. Người bán (người hưởng thụ) Ngươi thụ hưởng séc (Người bán) Ngân hàng (3 b) ghi có ghi nợ (3a) (1b) hàng (1a) SCK BKNS + séc (2) Khi nhận được tờ SCK kèm bảng kê nộp séc từ người thụ hưởng, kế toánviên thực hiện: - Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của tờ séc, thời hạn thanh toán séc, tính liên tục của chữ ký chuyển nhượng, dấu và chữ ký của chủ tài khoản. - Nếu tờ séc đủ tiêu chuẩn thì kế toán viên ghi ngày, tháng, năm và ký tên trên séc cùng các bảng kê và xử lý chứg từ: . Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ vào tài khoản người phát hành. . Một liên bảng kê nộp séc dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản người thụ hưởng. . Một liên bảng kê nộp séc dùng là giấy báo Có gửi cho bên thụ hưởng. Hạch toán: Nợ TK thích hợp / người phát hành séc Có TK thích hợp / người thụ hưởng - Trường hợp người thụ hưởng và người phát hành séc mở tài khoản tại 2 Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống nhưng cùng địa bàn và tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp: Người phát hành Người thụ hưởng NH thu hộ NH thanh toán (4b) báo có (3) BKNS + séc BKNS + séc Ghi có (5) (1) SCK hàng Ghi nợ (4a) (2) Sơ đồ thanh toán SCK: *Tại đơn vị thu hộ: Sau khi ký nhận séc với người nộp séc, NH kiểm soát điều kiện thanh toán trên tờ séc và chuyển toàn bộ séc cùng bảng kê nộp séc cho Ngân hàng thanh toán để ghi Nợ trước. Khi nhận được chứng từ thanh toán qua thanh toán điện tử hoặc TTBT, Ngân hàng thu hộ kiểm soát tính hợp lệ của chứng từ chuyển tiền báo có. Hạch toán: Nợ TK thanh toán bù trừ Có TK tiền gửi thanh toán / người thụ hưởng *Tại đơn vị thanh toán: Kế toán thực hiện kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của tờ séc, thời hạn thanh toán séc, tính liên tục của chữ ký chuyển nhượng, dấu và chữ ký của chủ tài khoản ngay sau khi nhận SCK kem 2 liên bảng kê nộp séc từ Ngân hàng thu hộ hoặc trực tiếp từ người bán. - Tờ séc dùng làm chứng từ ghi nợ cho người phát hành - 2 liên bảng kê nộp séc dùng để lập chứng từ thanh toán điện tử (nếu 2ngân hàng cùng hệ thống), hoặc lập chứng từ thanh toán bù trừ (nếu hai ngân hàng khác hệ thống) và chuyển cho Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng. Hạch toán: Nợ TK thích hợp / người phát hành séc Có TK thanh toán bù trừ III.3.2.Séc bảo chi (SBC) III.3.2.1.Thủ tục phát hành SBC (1,2) Khi có nhu cầu bảo chi séc, người phát hành séc lập và nộp vào đơn vị thanh toán 3 liên giấy yêu cầu bảo chi séc theo mẫu qui định kèm theo tờ SCK đã được ghi đầy đủ các yếu tố hợp lệ. Đơn vị thanh toán kiểm soát, đối chiếu giấy yêu cầu bảo chi séc với tờ séc và kiểm tra số dư tài khoản của người phát hành. Ngoài ra, Ngân hàng bảo chi séc phải tính và ghi ký hiệu mật vào mặt trước tờ séc theo qui định riêng của Ngân hàng. Sau đó, Ngân hàng đóng dấu bảo chi lên tờ séc và giao cho đơn vị phát hành séc đồng thời xử lý: - 1 liên làm chứng từ ghi Nợ tài khoản của chủ tài khoản. - 1liên ghi có vaò tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán séc - 1 liên làm giấy báo Nợ giao cho người phát hành séc Hạch toán: Nợ TK tiền gửi thanh toán / người phát hành séc Có TK tiền gửi đảm bảo thanh._. toán séc bảo chi III.3.2.2.Thủ tục phát hành SBC - Trường hợp người phát hành séc và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một Ngân hàng. Người phát hành séc (người mua) Người thụ hưởng (người bán) Ngân hàng (5) Ghi BKNS + SBC (4) Làm thủ tục bảo chì séc + giao séc (2) (1) nộp 3 liên giấy xin bảo chi séc + SCK Hàng hoá - dịch vụ SBC (3) Sơ đồ thanh toán: Khi nhận được SBC kèm các BKNS từ người thụ hưởng, kế toán viên kiểm soát và đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ như mẫu dấu, mẫu chữ chữ ký và số tiền theo qui định. Hạch toán: Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc Có TK tiên gửi thanh toán / người thị hưởng. Người phát hành (người mua) Người thụ hưởng (người bán) NH thanhtoán (5a) Ghi có BKNS + SBC (4) 3 liên giấy xin bảo chi séc+ SCK (1) (2) Lưu kýtiền + làm thủ tục + giao SBC Hàng hoá - dịch vụ (3).SBC NH thu hộ (5b) Báo nợ Tất toán (6) -Trường hợp người phát hành séc và người thụ hưởng mở tài khoản tại 2 chi nhánh cùng hệ thống: *Tại Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (Ngân hàng thu hộ) (4,5) Khi nhận được séc từ bên phía người thụ hưởng, kế toán kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và ký hiệu mật trên séc là đúng thì xử lý: - 1 liên BKNS dùng làm chứng từ ghi Có tài khoản người thụ hưởng - 1 liên BKNS dùng làm giấy báo có cho bên thụ hưởng - Tờ SBC dùng làm chứng từ đẻ lập báo nợ qua liên hàng cho NHCT bảo chi séc. Hạch toán: Nợ TK liên hàng đi Có TK tiền gưỉ thanh toán / bên thụ hưởng *Tại Ngân hàng bảo chi séc (NH thanh toán) (6) Sau khi kiểm tra, nếu đúng séc do Ngân hàng mình bảo chi thì kế toán viên xử lý: - Tờ séc dùng làm chứng từ ghi Nợ tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán sécbảo chi. - Chuyển bảng kê báo có cho người thụ hưởng qua thanh toán liên hàng. Hạch toán: Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi Có TK liên hàng đến – giấy báo có - Trường hợp bên thụ hưởng và bên thanh toán mở tài khoản tại hai Ngân hàng khác địa bàn, khác hệ thống nhưng cùng tham gia thanh toán bù trừ. Ngân hàng thu hộ sau khi nhận SBC từ người tthụ hưởng, nếu có được thông tin đối chiếu đúng và chấp nhận thanh toán của Ngân hàng bảo chi séc thì ghi ngay: Nợ TK thanh toán bù trừ Có TK tiền gửi thanh toán/ bên thụ hưởng Đồng thời Ngân hàng thanh toán ghi: Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc bảo chi Có TK thanh toán bù trừ Nếu Ngân hàng thu hộ không có được thông tin chính xác về tờ séc bảo chi từ Ngân hàng thanh toán thì NHCT làm thủ tục gửi séc kèm BKNS cho Ngân hàng bảo chi séc và thực hiện quá trình thanh toán giống như séc chuyển khoản. III.4.Thư tín dụng (TTD) TTD là một cam kết do Ngân hàng phát hành theo yêu cầu của chủ tài khoản (người mua) thanh toán một số tiền nhất định cho người bán nếu người bán nộp đầy đủ chứng từ thanh toán theo điều kiện và thời hạn của TTD. Theo quyết định 33/ NĐ ngày 21/ 02/ 1994 của Thống đốc NHNNVN, hạn mức tối thiểu của TTD là 10 triệu đồng. Thời hạn hiệu lực là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng của người mua nhận mở TTD Trường hợp TTD thanh toán chưa hết thì Ngân hàng phải tất toán số tiền còn lại vì mỗi TTD chỉ được mở để thanh toán 1 lần cho người thụ hưởng. TTD được thanh toán ở 2 ngân hàng khác nhau hoặc 2 Ngân hàng khác địa bàn cùng hệ thống. Nếu TTD được sử dụng để thanh toán giữa 2 Ngân hàng khác hệ thống thì trên địa bàn của người bán phải có chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống với Ngân hàng phục vụ người mua, và chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ với Ngân hàng phục vụ người bán. Người mua (bên trả tiền) Người bán (bên thụ hưởng) Ngân hàng người mua Ghi có 1liên(4) giấy xin mở TTD 5 liên giấy xin mở TTD (1) (2) Mở TTD + lưu ký tiền (5) Hàng hoá HĐKT Ngân hàng người bán (7b) Báo nợ Tất toán (6) Bảng kê thanh toán TTD (6) 2liên giấy xin mở TTD (3) Sơ đồ thanh toán TTD: *Tại Ngân hàng người mua: Giai đoạn mở TTD (1,2,3) Khi nhận 5 liên giấy xin mở TTD để trích tài khoản tiền gửi của người mua thanh toán tiền hàng hoá, kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ. Nếu Ngân hàng đồng ý mở TTD thì làm thủ tục ghi ngày, tháng, năm. ký tên, đóng dấu, ghi ký hiệu mật và lưu ký tiền. + 1 liên giấy xin mở TTD làm chứng từ ghi Nợ cho bên mua. + 1 liên dùng để báo nợ cho người mua. + 1 liên để ghi Có cho tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán TTD. + 2 liên còn lại gửi sang ngân hàng phục vụ bên bán. Hạch toán: Nợ TK thích hợp /người mua Có TK tiền gửi đảm bảo thanh toán TTD Giai đoạn thanh toán (8) Khi nhận được GBNkèm 2 liên bảng kê thanh toán TTD, kế toán viên kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và sự khớp đúng giữa các chứng từ. Hạch toán: Nợ TK tiền gửi thanh toán TTD (số tiền thanh toán TTD) Có TK liên hàng đến- GBN (Số tiền thanh toán TTD) Trong trường hợp nếu TTD thanh toán chưa hết thì tất toán: Nợ TK tiền gửi đảm bảo thanh toán TTD (số tiền còn lại của TTD) Có TK thích hợp / người mua (số tiền còn lại của TTD) *Tại Ngân hàng bên bán: - Giai đoạn nhận được 2 liên giấy xin mở TTD từ Ngân hàng bên mua (4) Kế toán kiểm soát ký hiệu mật, dấu, chữ ký và xử lý: + Nhập sổ theo dõi “TTD đến”: số tiền của TTD + Gửi 1liên giấy xin mở TTD cho người bán - Giai đoạn thanh toán (6,7,8) Khi nhận dược bảng kê thanh toán TTD và hoá đơn hàng hoá do người bán nộp vào xin thanh toán, kế toán kiểm tra sự phù hợp giữa bảng kê và hoá đơn thì: Xuất sổ theo dõi “ TTD đến”: số tiền của TTD Đồng thời hạch toán: Nợ TK liên hàng đi (số tiền thực tế thanh toán TTD) Có TK thích hợp / bên bán (số tiền thực tế thanh toán TTD) III.5. Ngân phiếu thanh toán (NPTT) NPTT là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do NHNN phát hành và được sử dụng tương đối rộng rãi. NPTT có giá trị sử dụng như tiền mặt, có mệnh giá lớn in sẵn: 500.000đ ; 1.000.000đ ; 5.000.000đ. NPTT không ghi tên người chủ sở hữu, do vậy nó rất dễ và thuận tiện cho việc chuyển nhượng. Khi hết thời hạn lưu hành, mọi NPTT phải được nộp vào Ngân hàng để đổi lấy tiền mặt hay nộp vào tài khoản. *Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn liền với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng. Thẻ thanh toán do Nhà nước phát hành, sau đó bán cho khách hàng để họ sử dụng chi trả tiền dịch vụ hàng hoá tiêu dùng và rút tiền mặt tại các Ngân hàng. Trên thế giới ngày nay có 3 loại thẻ được sử dụng: + Thẻ ghi nợ: được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên, tín nhiệm với Ngân hàng. Mỗi thẻ có ghi hạn mức thanh toán tối đa mà khách hàng được phép thanh toán. + Thẻ ký quỹ thanh toán: là loại thẻ mà khách hàng phải lưu ký một số tiền nhất định tại Ngân hàng và được sử dụng thẻ có gía trị thanh toán bằng số tiền lưu ký đó. + Thẻ tín dụng: Khách hàng chỉ được thanh toán số tiền trong phạm vi mức tín dụng mà ngân hàng chấp nhận bằng văn bản. Thẻ chỉ được thanh toán khi đã kiểm tra đúng mật mã và qui định về kỹ thuật an toàn của Ngân hàng phát hành thẻ. Nếu mất thẻ người sử dụng phải thông báo cho Ngân hàng phát hành thẻ biết bằng văn bản. Nhìn chung, do mỗi hình thức thanh toán, phương thức thanh toán đều có những ưu và nhược điểm riêng nên khi sử dụng, khách hàng cần nắm bắt được rõ các qui định và nội dung thanh toán của từng hình thức để có dược sự lựa chọn phù hợp. Chương II Thực trạng công tác thanh toán TTKDTM tại chi nhánh Ngân hàng Công thương - KV II - Hai Bà Trưng năm 2001 I: Vài nét về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT-KVII-Hai Bà Trưng. I.1.Qúa trình hình thành và phát triển: Ngân hàng Công thương Khu vựcII Hai Bà Trưng là một trong những Chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam đặt tại Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. Ngân hàng được thành lập từ năm 1955 với tên gọi “ Chi điếm Ngân hàng Hai Bà Trưng”. Đến tháng 11/1985 để phục vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận được tốt hơn, Ngân hàng tách thành hai bộ phận: Một bộ phận có nhiệm vụ đắp ứng nhu cầu tín dụng của các đơn vị kinh tế tập thể, tư nhân, hộ gia đình, có trụ sở đặt tại Trương Định với tên gọi “ Ngân hàng Công Thương khu vực I quận Hai Bà Trưng” Bộ phận còn lại có nhiệm vụ đảm bảo tiền tệ thanh toán cho các đơn vị kinh tế quốc doanh, trụ soẻ đặt tại 306 Bà Triệu, với tên gọi “ Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng” Trong thời kỳ bao cấp, cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng,Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng hoạt động chưa có hiệu quả và thiếu nhạy bén. Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường, Ngân hàng Công Thương đã làm ăn thực sự có hiệu quả hơn. Tháng 9/1993, Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đã quyết định sáp nhập NHCT – HBT vào Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng, có trụ sở chính tại 306 Bà Triệu” Dưới sự lãnh đạo của NHCTVN và ban lãnh đạo của chính Ngân hàng, NHCT – HBT đã kết hợp chính sách mở rộng đầu tư tín dụng với việc cải tiến, thay đổi cơ cấu với việc tổ chức cho phù hợp với nền kinh tế thị trường, áp dụng chính sách mở rộng vận động mời chào khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại Ngân hàng. Chính vì vậy, từ khi được giao quyền tự chủ trong kinh doanh năm 1993, Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã thực sự chuyển mình, đánh dấu một bước ngoặt mới, khẳng định một sự năng động và nhạy bén trong kinh doanh. Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng cũng đã mở rộng địa bàn hoạt động của mình. Đến nay, ngoại trụ sở chính 306 Bà Triệu và phòng giao dịch Trương Định. Ngân hàng Cồng Thương Hai Bà Trưng đã mở thêm phòng giao dịch chợ Hôm, phòng giao dịch Chợ Mơ, phòng giao dịch Giáp Bát cùng với ba cửa hàng vàng bạc và 11quỹ tiết kiệm được phân bổ trên địa bàn quận. Tháng 3/2001, Ngân hàng Công Thương Hai Bà Trưng đã chuyển đến trụ sở mới tại 258 đường Trần Khát Chân. Tại đây Ngân hàng có một cơ sở vật chất khang trang hơn, tiện nghi hơn. Điều đó cũng thể hiện sự cố gắng tích cực của toàn Ngân hàng trong nền kinh tế ngày nay. Do quận Hai Bà Trưng là một địa bàn đông dân cư và nhiều thành phần kinh tế, đặc biệt là có những doanh nghiệp lớn như Công ty Dệt 8/3 ;Nhà máy khoá Minh Khai ; Nhà máy bia Halida… nên Ngân hàng Công Thương khu vực IIHai Bà Trưng đã có một liượng khách hàng thường xuyên rất lớn, tạo môi trường phục vụ lý tưởng cho Ngân hàng. Đó là những phục vụ trôi nổi mà Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng có được. Tuy vậy cũng có nhiều khó khăn và hạn chế trong môi trường kinh doanh đã làm cho Ngân hàng Công Thương khu vực IIHai Bà Trưng mặc dù có mở rộng và đa dạng hoá hoạt động kinh donh nhưng hầu hết vẫn chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ truyền thống đơn thuần của Ngân hàng là huy động tiền gửi và cho vay trực tiếp. II. 2. Các định hướng mục tiêu hoạt động của Ngân hàng: Theo phương châm “ phát triển- an toàn - hiệu quả” của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ công tác năm 2002 như sau: *Hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tổng nguồn vốn huy động tăng so với cuối năm 2001 là 22% Dư nợ cho vay và các khoản đầu tư kinh tế khác tăng 21% Nợ quá hạn dưới 3% Lợi nhuận tăng trên 9% so với năm 2000 *Tập trung chỉ đạo công tác tín dụng bám sát các định hướng, tín dụng phải thực sự góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp, đưa hoạt động của chi nhánh đi đúng hướng đạt mục tiêu đã đề ra. Tăng cường công tác tiếp thị, linh hoạt trong việc thực hiện chính sách khách hàng. Đẩy việc tìm các dự án khả thi. Tập trung xử lý nhanh chóng có hiệu quả một số khoản nợ quá hạn. *Đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế, tăng cường quốc tế, tăng cường quản lý kinh doanh ngoại hối *Tăng cường công tác kiểm tra- kiểm soát nội bộ. *Bố trí sắp xếp cán bộ và chuẩn bị cơ sở vật chất hợp lýđể đưa hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngày càng có chất lượng. *Không ngừng đổi mới phong cách giao dịch ở tất cả các mặt nghiệp vụ, đảm bảo sử lý các công việc nhanh gọn, chính xác, an toàn với thái độ văn minh, đầy trách nhiệm. *Tăng cường các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan từ Trung ương đến địa phương *Phát huy sức mạnh nội lực, xây dựng cơ quan thành một khối đoàn kết, thống nhất. Phối hợp chặt chẽ trong công tác dưới lãnh đạo chuyên môn với các tổ chức công đoàn, Đoàn thanh niên. II. 3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công Thương- KVII- HBT Ngân hàng Công Thương khu vực II Hai Bà Trưng có 7 đơn vị phòng ban: *Phòng hành chính tổ chức, với nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức cán bộ và các công việc về hành chính sự nghiệp. Hiện nay, ưu tiên đặt ra là tiếp tục đổi mới cán bộ, sắp xếp mạng lưới hoạt động phù hợp với yêu cầu kinh doanh có hiệu quả. Công tác bổ nhiệm lánh đạo và quản lý điều hành phải phù hợp với nhu cầu công việc và theo đúng quy định của cấp trên. Ngoài ra, công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ngày càng được quan tâm, gắn với công tác đào tạo quy hoạch cán bộ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh dịch vụ của Chi nhánh ngày càng phát triển. Công tác hành chính quản trị có chức năng đảm bảo các điều kiện cần thiết để cơ quan giao dịch bình thường. Phong tổ chức – hành chính còn có nhiệm vụ bảo vệ các trang thiết bị của cơ quan. Phòng nguồn vốn có chức năng chính là huy động các nguồn vốn dưới mọi hình thức để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục tăng trưởng theo kế hoạch đã định. Phòng huy động qua dân cư và qua số dư tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp. Phòng kế toán với quy mô hoạt động và mức độ hiện đại công nghệ ngân hàng, công tác quản lý ké toán tín dụng đổi mới theo chương trình kỹ thuật mới đã đi vào ổn định, nâng cao trách nhiệm phục vụ kịp thời và chính xác mọi nhu cầu thanh toán. Phòng thông tin điện toán: Hiện đại hoá công nghệ ngan hàng và công tác thanh toán, ứng dụng thành tựu kỹ thuật tiên tiến để thanh toán chính xác an toàn, tiện lợi, cũng là xu hướng tất yếu đối với nền kinh tế mở cửa của Việt Nam. Đây chính là một phương châm cạnh tranh có hiệu quả của hoạt động Ngân hàng. Phòng thông tin điện toán chính là trung tâm thông tin dữ liệu, xử lý, kiểm soát, phân phối, lưu trữ, truyền nhận và cung cấp thông tin cho quản lý, điều hành kinh doanh của Chi nhánh một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Phòng Kiểm soát nội bộ thực hiện vai trò kiểm soát theo tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam: chỉ đạo sát sao và chủ động kiểm soát trên các mặt nghiệp vụ tín dụng, nguồn vốn, kế toán tài chính, tiền tệ kho quỹ kinh doanh vàng bạc, chấp hành dự trữ bắt buộc, chế độ an toàn kho quỹ, giao nhận tiền… Đặc biệt là kiểm tra các hồ sơ vay vốn, từ đó đôn đốc bổ sung, hoàn thiện những yếu tố pháp lý và những quy định của chế độ đã ban hành. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ, cho phép chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ và ngăn chặn những phát sinh mới, góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Phòng Kinh doanh, hay còn gọi là phòng tín dụng. Phòng có chức năng thực hiện các khoản cho vay ngắn hạn, trung- dài hạn, cho vay bằng ngoai tệ. Kể từ vài năm gần đây, Chi nhánh còn thực hiện chương trình cho vay đối với sinh viên học giỏi trường Đại học Bách khoa, Xây Dựng, Mở theo đúng chủ trương đúng đắn của nhà nước. . Ngoài ra, phòng còn thực hiện một chức năng kinh doanh đối ngoại gồm việc mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, thanh toán nhờ thu, dịch vụ chi trả kiều hối, séc du lịch. I.4. Kết quả của những hoạt độnh kinh doanh chủ yếu tại Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng năm 2001. I.4.1. Hoạt động huy động vốn. Do không ngừng mở rộng màng lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự, chi nhánh đã thu hút tối đa nguồn vốn tiền gửi dân cư. Công tác tiền gửi được thực hiện đúng qui trình đảm bảo an toàn đã tạo sự yên tâm cho người gửi tiền. Bởi vậy mặc dù lãi suất có biến động nhưng số dư tiền gửi ở chi nhánh vẫn được duy trì và tăng trưởng. Cùng với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng tới việc thu hút tiền gửi từ các doanh nghiệp thông qua việc khẳng định uy tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng được hoàn thiện, với tiêu chí “ Nhanh chóng chính xác và thuận tiện cho khách hàng”. Nhờ đó tính đến 31/12/2001 tổng vốn huy động đạt 1.838 tỷ đồng tăng so với cuối năm 2000 là 259 tỷ đồng, đạt 116,4% so với kế hoạch. Đây là nỗ lực của toàn bộ Ngân hàng nói chung và của cán bộ phòng tín dụng nói riêng. I.4.2. Hoạt động cho vay. Với việc bám sát định hướng hoạt động của NHCTVN, vận dụng kịp thời, linh hoạt và sáng tạo các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong năm qua, Chi nhánh đã tập trung đầu tư dài hạn cho khách hàng truyền thống, tích cực thực hiện tốt công tác tiếp thị mở rộng thị phần, tìm kiếm khách hàng mới và các dự án khả thi, dư nợ lành mạnh, chất lượng tín dụng được nâng lên rõ rệt, thể hiện: Tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế tính đến 31/12/2001 là 824,3 tỷ đồng, tăng 199,3 tỷ đồng so với cuối năm 2000. Trong những năm qua Chi nhánh đã chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh (Năm 2000: tổng số có 22 dự án được thẩm định và 17 dự án đã phát triển tiền vay đưa tốc độ tăng dư nợ trung và dài hạn lên 121,2% so với năm 1999). Với những giải pháp tích cực, sáng tạo và thích hợp trong đầu tư vốn, triển khai thực hiện tốt chính sách khách hàng linh hoạt, đặc biệt quan tâm đến những khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt đã mang lại hiệu quả thiết thực trong hoạt động cho vay của Chi nhánh cũng như trong kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Chất lượng tín dụng là một vấn đề được Chi nhánh coi trọng và thực tế đã có nhiều tiến bộ. Ngoài việc hoàn thiện các qui chế, qui trình tín dụng, Chi nhánh thường xuyên kiểm tra đánh giá phân loại khách hàng, phân loại nợ để bổ sung kế hoạch cho vay và thu nợ. Hoạt động cho vay đã thực hiện tốt mục tiêu cho vay theo dự án từ khâu: thẩm định hồ sơ, thông qua hội đồng tín dụng, dám sát việc thanh toán, v.v… cho nên đã đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng đồng thời hạn chế được rủi ro. Ngoài ra, Chi nhánh còn luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định và kiểm tra giám sát món vay. Tính đến 31/12/2001 tổng số nợ quá hạn chiếm 1,9% trong tổng dư nợ, giảm 1,2% so với cuối năm 2000 chứng tỏ chất lượng tín dụng và công tác thu nợ quá hạn của Chi nhánh ngày càng tiến bộ. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã quan tâm phát triển các nghiệp vụ bảo lãnh, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng, đồng thời đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: bảo lãnh thi công, bảo lãnh dự thầu các công trình, bảo lãnh thực hiện hợp đồng… theo đúng qui định của NHCTVN. Về công tác kiểm tra sử dụng vốn vay: Để đảm bảo an toàn vốn vay, Chi nhánh đã chú trọng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp vay vốn sử dụng đúng mục đích và trả nợ Ngân hàng đúng kế hoạch. Qua kiểm tra, phân tích tài chính của Ngân hàng đã điều chỉnh, xử lý, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Nhìn chung công tác cho vay đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng tín dụng được nâng cao đã góp phần củng cố uy tín của Ngân hàng trong nến kinh tế và chiếm được sự tin tưởng của dân chúng. I.4.3. Công tác kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế. Năm 2001 công tác kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế tiếp tục ổn định và phát triển, mặc dù tình hình ngoại tệ và thanh toán quốc tế hết sức khó khăn: tỷ giá biến động, tình trạng khan hiếm ngoại tệ diễn ra ở hầu hết các ngân hàng. Với nhiều biện pháp tích cực, Chi nhánh đã khơi tăng nguồn ngoại tệ một cách có hiệu quả. (Riêng với năm 2000 doanh số mua USD tăng 111,4% so với năm 1999, doanh số bán USD tăng 66% so với năm 1999). Các nghiệp vụ chi trả kiều hối, thanh toán séc cũng được quan tâm và thu được kết quả tốt. Chi nhánh đã đảm bảo chi trả cho khách hàng nhanh chóng, thuận lợi. Đối với những báo có không rõ ràng, Ngân hàng kịp thời tra soát để nhanh chóng có thông tin chính xác thông báo cho khách hàng. I.4.4. Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh. Với công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ ngày càng hoàn hiện, Chi nhánh tiếp tục khẳng định vị trí của mình, tạo lòng tin và thu hút khách hàng đến giao dịch ngày càng đông. Hiện nay số tài khoản giao dịch tại Chi nhánh là 5549 tài khoản. Điều này góp phần tăng trưởng vốn huy động, dư nợ cho vay và tăng chi phí dịch vụ, tạo ra khối lượng luân chuyển vốn khá lớn với doanh số thanh toán là 24.344 tỷ đồng,(tăng 3.949 tỷ so với năm 2000) trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 81%. Qua đây cần phải khẳng định sự cố gắng phấn đấu không ngừng của các cán bộ nhân viên kế toán trong việc đảm bảo thực hiện kế hoạch lợi nhuận chung của toàn Ngân hàng. Bên cạnh việc luôn duy trì tốt chế độ hạch toán- kế toán và cơ chế quản lý tài chính của NHCT, các cán bộ kế toán đã thực hiện việc ghi chép sổ sách hợp pháp, hợp lệ, sử lý nghiệp vụ thành thạo chính xác và trung thực. Nhờ vậy mà các công việc cũng như các nghiệp vụ phát sinh đều được giải quyết một cách khoa học và mau lẹ khiến cho khách hàngcảm thấy yên tâm, thoải mái khi giao dịch qua Ngân hàng. I.4.5. Công tác thu chi tiền mặt. Chi nhánh luôn chủ động tích cực tổ chức màng lưới thu chi nhanh chóng cho khách hàng, đảm bảo thu chi kịp thời, chính xác, với thái độ văn minh lịch sự, làm tốt các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như: thu tiền lưu động, chuyển tiền nhanh đi các tỉnh, đáp ứng nhu cầu tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ của khách hàng. Với tinh thần trách nhiệm cao, trong quá trình phục vụ các cán bộ nhân viên Ngân hàng làm công tác thu chi tiền mặt đã thực hiện trả tiền thừa 401 món cho khách hàng với tổng số tiền trên 300 triệu VND và gần 5000 USD. Vấn đề an toàn kho quỹ đã dược Chi nhánh đặc biệt quan tâm và chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về bảo vệ, quản lý kho, giao nhận tiền… bảo vệ an toàn tuyệt đối tiền, tài sản trong kho và trên đường vận chuyển. I.4.6. Công tác thông tin điện toán. Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng đã duy trì và tiếp tục phát triển công tác hiịen đại hoá công nghệ ngân hàng theo định hướng của NHCT VN. Với vai trò trung tâm thông tin xử lý dữ liệu, hệ thống vi tính của Chi nhánh đã thực hiện tốt việc thu nhận, xử lý, kiểm soát, truyền nhận và cung cấp thông tin cho quản lý, điều hành kinh doanh một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Triển khai thực hiện tốt các chương trình quản lý kế toán-tín dụng, tiết kiệm điện tử, thanh toán quốc tế, quản lý nguồn nhân lực, phong ngừa rủi ro… Tổ chức khai thác triệt để các loại máy móc thông tin điện toán hiện có, đáp ứng tối đa thiết bị tin học cho các phòng nghiệp vụ. Phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt chương trình thông tin báo cáo. Đảm bảo môi trường kỹ thuật cho các phần mềm hiện có hoạt động thông suốt. I.4.7. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. Để ngăn ngừa, phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót trong các mặt nghiệp vụ, nhằm thực hiện tốt mục tiêuan toàn trong kinh doanh, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của Chi nhánh được Ban Giám Đốc quan tâm chỉ đạo sát sao, tiến hành thường xuyên. Chi nhánh đã chủ độnh lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt nghiệp vụ: tín dụng, bảo lãnh, kế toán- tài chính, tiền tệ kho quỹ, giao nhận tiền…, đặc biệt là kiểm tra các hồ sơ tín dụng. Nhờ thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ Chi nhánh đã kịp thời chấn chỉnh được những tồn tại thiếu sót trong các mặt nghiệp vụ và ngăn chặn được những phát sinh mới, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, góp phần tích cực vào kết quả hoạt động và sự phát triển của Chi nhánh. I.4.8. Công tác tổ chức hành chính. Công tác tổ chức cán bộ luôn được hoàn thiện, thường xuyên rà soát đánh giá toàn bộ các bộ nhân viên để có cơ sở sắp xếp, bố trí đề bạt cán bộ phù hợp với năng lực, tạo điều kiện phát huy được thế mạnh từng cán bộ. Chi nhánh đã quan tâm chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ về nhiều mặt, đặc biệt là công tác chuyên môn. trong trường hợp có các nhu cầu về phương tiện làm việc hợp lý, Chi nhánh đã đảm bảo cung ứng kịp thời nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành công việc tốt hơn. Ngoài các công tác trên, NHCT-KVII-HBT còn thực hiện động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích đóng góp trong các hoạt động kinh doanh và trong các phong trào khác như thể dục thể thao, các hoạt động Đoàn,Đảng…, từ đó tạo ra không khí thi đua tích cực giữa các bộ công nhân viên trong toàn Ngân hàng. II. Thực trạng công tác TTKDTM tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng. II.1. Tình hình thanh toán nói chung tại NHCT-KVII-HBT. Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng là một trong số những chi nhánh Ngân hàng có công tác TTKDTM thực sự có hiệu quả và thu hút được đông đảo khách hàng trên địa bàn quận cũng như các đơn vị kinh tế đóng tại các quận khác. ý thức được mong muốn của khách hàng khi thực hiện TTKDTM là an toàn –kịp thời- chính xác, Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng đã đáp ứng được phần lớn các nhu cầu đó bằng uy tín, khả năng kinh doanh và thái độ phục vụ của mình. Do vậy, tình hình thanh toán chung tại Chi nhánh trong thời gian gần đây có nhiều chuyển biến tốt, cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Doanh số ttbtm & ttkdtm theo từng quý 2001 - 2002 Chỉ tiêu Quý I/2001 Quý II/2001 Quý III/2001 Quý IV/2001 Quý I/2002 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TTBTM 1.027.842 18,59 1.188.829 19,85 1.419.893 27,85 1.975.871 26,3 2.034.871 20,76 TTKDTM 4.528.976 81.5 4.798.943 80,15 3.677.924 72,15 5.545.702 73,7 7.768.586 79,24 Cộng 5.556.818 100 5.987.772 100 5.097.817 100 7.521.573 100 9.803.457 100 Qua bảng 1, cho thấy doanh số TTBTM & TTKDTM từng quý đều có biến động, làm cho doanh số thanh toán từng quý có chiều hướng tăng lên vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002. Tỷ trọng TTKDTM có xu hướng tăng nhanh đặc biệt vào quý IV năm 2001 và quý I năm 2002 chứng tỏ khách hàng ngày càng tin tưởng và áp dụng các thể thức TTKDTM qua Ngân hàng. Việc gia tăng về doanh số thanh toán còn nói lên rằng: Ngân hàng đã sử dụng các biện pháp, các chính sách phù hợp để phục vụ khách hàng và đã được khách hàng chấp nhận. Nhìn lại 3 quý đầu năm có thể thấy, mặc dù tỷ trọng TTKDTM chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong công tác thanh toán nói chung, doanh số TTBTM & TTKDTM của quý I, quý II không có biến động nhiều, đến quý III doanh số thanh toán chung giảm từ 5.556.818 triệu đồng (quý I) xuống còn 5.097.817 triệu đồng (quý III).Trong khi TTBTM lại tăng từ 18,59% (quý I) lên 27,85% (quýIII) kéo theo công tác TTKDTM giảm từ 81,5% xuống còn 72,15%. Nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng phải chi trả tiết kiệm đến hạn, các khoản tiền lương và các khoản phải chi khác sau năm quyết toán. Bên cạnh đó có những khách hàng chưa hiểu rõ những ưu điểm của TTKDTM nên vẫn có tâm lý thích sử dụng tiền mặt.Đó cũng là do Chi nhánh chưa quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về Ngân hàng mình, đặc biệt là công tác TTKDTM Nhận thức được thực trạng và những nguyên nhân trên, toàn bộ Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng đã nỗ lực tìm ra nhiều biện pháp khắc phục các mặt còn hạn chế đó và đã thành công. Doanh số TTKDTM quý IV tăng 1.867.778 triệu đồng so với quý III và doanh số TTBTM cũng tăng lên vào cuối năm do nhu cầu chi tiêu, mua sắm vào dịp cuối này nhiều hơnnên làm cho tình hình thanh toán chung của Ngân hàng có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài ra, tỷ trọng TTBTM giảm từ 27,85% xuống còn 26,3% do khách hàng đã sử dụng TTKDTM nhiều hơn. Đây là thời điểm kết thúc năm, các khách hàng trả nợ lẫn nhau, các hoạt động mua bán giao dịch hàng hoá tăng mạnh và hơn ai hết các khách hàng dần hiểu rõ ưu điểm của TTKDTM, do vậy kéo theo nhu cầu chi trả bằng hình thức này tăng lên. Vào quý I/2002, khối lượng thanh toán chung vẫn tiếp tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu do doanh số TTKDTM tăng từ cuối năm 2001 là 7.521.573 triệu đồng đến hết quý I /2001 đã lên 9.803.457 triệu đồng, đồng thời tỷ trọng TTBTM giảm từ 26,3% xuống 20,76%. Những con số trên đã khẳng định được sự nỗ lực của các cán bộ công nhân viên Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng trong việc đây mạnh công tác thanh toán. Suốt thời gian qua, doanh số TTBTM & TTKDTM tương đối ổn định, từ đó tạo nên tính chủ động trong nguồn thu và nguồn chi của Ngân hàng. Chi nhánh luôn duy trì mức tồn quỹ tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng, đảm bảo cung cấp đầy đủ phương tiện thanh toán một cách kịp thời. Ngân hàng cũng đã quan tâm nhiều hơn đến các chính sách khách hàng và đào tạo bồi dưỡng các cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ tin học ứng dụng nên việc truyền tin nội bộ qua mạng và công tác thanh toán bù trừ đã giúp khâu luân chuyển chứng từ thuận tiện, nhanh chóng, an toàn hơn. Bởi vậy, chuyển tiền qua mạng và thanh toán bù trừ đã được nhiều khách hàng tín nhiệm sử dụng. Điều này cho thấy khách hàng đã nhận thức rõ lợi ích của công tác TTKDTM trong mọi hoạt động mua bán phát sinh hàng ngày của họ. Mặt khác, nó cũng nói đến khả năng đáp ứng về phương tiện thanh toán và khả năng phục vụ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao. II.2. Phân tích tình hình vận dụng các hình thức thanh toán tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Khu vực II Hai Bà Trưng. Hiện nay Chi nhánh đã áp dụng chủ yếu 3 hình thức TTKDTM là: + Thanh toán bằng séc. + Thanh toán bằng UNT. + Thanh toán bằng UNC. Thực tế tình hình thanh toán của Chi nhánh được thể hiện qua bảng như sau: Bảng 2: Tình hình thực hiện công tác ttkdtm tại nhct hbt trong năm 2000 và quý i năm 2002 Thời gian Séc Uỷ nhiệm thu Uỷ nhiệm chi Tổng Số món Số tiền % Số món Số tiền % Số món Số tiền % Số món Số tiền % Quý I/2001 1.684 140.724 6,15 1.137 10.436 0,45 9.102 2.143.428 93,4 11.923 2.294.588 100 Quý II/2001 1.997 210.600 10,35 1.221 8.664 0,42 8.877 1.816.595 89,23 12.095 2.035.859 100 Quý III/2001 1.874 177.162 9,03 1.239 8.516 0,44 9.236._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34329.doc
Tài liệu liên quan