Lời nói đầu
Kinh tế thị trường phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đề ra các chiến lược để cạnh tranh để tồn tại.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng đưa ra trên thị trường cần có những chiến lược mục tiêu riêng và một trong những mục tiêu đầu tiên đó là giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn n
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành tại nhà máy sợi Công ty dệt hà nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất định và sử dụng một cách có hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu cùng các chi phí liên quan như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung với mục đích nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này qua thời gian thực tập tại Nhà máy sợi - Công ty dệt Hà Nam. Tiếp xúc với thực tế cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong phòng kế toán phòng kỹ thuật vật tư, phòng thí nghiệm…của Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam và các thầy cô giúp đỡ em đặc biệt là cô giáo Nguyễn Quỳnh Châm với sự nỗ lực của bản thân em.
Em đã tìm hiểu và nghiên cứu công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm làm sáng tỏ những vướng mắc giữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện bổ sung cho những kiến thức mà em đã học tập và tiếp thu được ở trưởng.
Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Những lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành.
Phần II: Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Sợi Công ty Dệt Hà Nam.
Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại nhà máy sợi công ty dệt hà nam
Trên đây là toàn bộ công tác chi phí sản xuất và tính giá thành tại Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô cùng toàn thể các bạn sinh viên cùng cô chú trong Ban lãnh đạo Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam.
Phần I
Những lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
I. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.Chi phí sản xuất
Khái niệm chi phí sản xuất
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu xã hội ngày càng cao các doanh nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích. Đồng thời doanh nghiệp cũng phải tự trang chải những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và nâng cao doanh lợi để đảm bảo thực hiện tái sản xuất mở rộng. Những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi phí về lao động, vật tư, tiền vốn …được gọi là chi phí sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra cho quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng tiền.
Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí thì nhất thiết phải tiến hành phân loại chi phí và chi phí có thể phân loại theo một số cách khác nhau sau:
1.2.1 phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ được chia thành các yếu tố chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu … mà doanh nghiệp đã sử dụng cho các hoạt động sản xuất trong kỳ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …của công nhân và nhân viên hoạt động trong doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền phải trích khấu hao các tài sản sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ toàn bộ số tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ ngoài như tiền điện, nước, điện thoại…Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số tiền trích khấu khao hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ, ngoài các yếu tố đã kể trên.
Theo cách phân loại này thi ta có thể dùng nó làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình thưc hiện dự toán chi phí sản xuất…
1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí.
Theo cách này thì toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra thành các khoản mục sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu trực tiếp…Sử dụng cho sản xuất sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí về tiền lương tiền trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, dây chuyền sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp ở trên. Khoản mục này được mở chi tiết để kế toán có thể quản lý theo từng yếu tố chi phí.
Tác dụng của việc phân loại chi phí sản xuất là việc cung cấp số liệu cho việc tính giá thành làm cơ sở để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau.
Ngoài ra còn có các cách phân loại khác như phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, theo đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, theo mối quan hệ chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính…
2. Giá thành sản phẩm.
2.1 Khái niệm, bản chất
- Khái niệm: Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ,dịch vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ, dịch vụ)do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành.
- Bản chất
+Là cơ sở để xác định giá trị sản phẩm và giá cả sản phẩm trên thị trường.
+Nó là lượng chi phí tối thiểu của giá cả sản phẩm hàng hoá trên thị trường.
+Để xác định được giá thành sản phẩm thì ta phải xác định được chi phí sản xuất.
+Là một trong những chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý trong doanh nghiệp.
2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Việc phân loại giá thành sản phẩm là để đáp ứng tốt các yêu cầu quản lý, hạch toán, lập kế hoạch… xây dựng việc giá bán sản phẩm có 2 cách phân loại chủ yếu.
2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính dự trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được dự trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ.
2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi và các chi phí cấu thành.
Giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại
- Giá thành sản xuất hay còn gọi là giá thành công xưởng: Bao gồm các chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành. Nó được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán (nếu xuất thẳng không qua kho) là căn cứ xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ ở doanh nghiệp.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm cả giá thành sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. Nó chỉ xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hau lao vụ được xác định là tiêu thụ. Chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.
Như vậy, mục đích của việc phân loại giá thành là giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình thực tế thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh và lợi nhuận.
3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất. Nó có mối quan hệ mật thiết với nhau từ xuất xứ, nguồn gốc, đặc điểm. Tuy vậy, nó vẫn có những điểm riêng biệt để nhận ra như về hình thái và phạm vi thể hiện.
- Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi, giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm) và chi phí sản xuất trong từng kỳ kế toán thường có liên quan đến hai bộ phận khác nhau: sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Giá thành sản phẩm chỉ tính cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ, chỉ tiêu này thường gồm 2 bộ phận: chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang và chi phí phát sinh trong kỳ (sau khi đã trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ)
Có thể lập lên mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm bằng minh hoạ sau:
A B C D
(Hình 1)
AB: Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang
BD: Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau
AC: Giá thành của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ
Vậy chi phí sản phấm sản xuất phát sinh trong kỳ là BD còn giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ là AC = AB + BD – CD
4. Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ những yêu cầu và tầm quan trọng của quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
- Kế toán phải xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành chủ yếu dựa vào quy trình đặc điểm sản xuất tại doanh nghiệp.
- Kế toán phải vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với việc tính toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức tập hợp kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng kế toán, theo các yếu tốt chi phí và khoản mục giá thành, lập báo cáo theo yếu tố, định kỳ.
- Tổ chức phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
- Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, hợp lý. Xác định hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ một cách đầy đủ, chính xác.
5. Yêu cầu quản lý và tổ chức kế toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
- Yêu cầu của việc quản lý hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải tính một cách chính xác. Muốn làm được điều này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép phải tính toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo từng địa điểm cũng như từng đối tượng chịu chi phí.
- Việc xác định đúng đối tượng tập hợp, vận dụng phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành cùng phương pháp hàng tồn kho là cơ sở xác định cho việc phản ánh đúng tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Đồng thời, xác định kết quả kinh doanh, góp phần quan trọng vào việc tăng cường cải tiến công tác quản lý, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
- Thực chất của việc quản lý chi phí sản xuất là việc quản lý sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả các loại tài sản,vật tư, lao động, tiền vốn…trong quá trình hoạt động. Mặt khác, chi phí sản xuất là cơ sở cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí sản xuất là một trong những biện pháp hạ giá thành.
II. Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất và với sản phẩm được sản xuất. Vì vậy việc xác định đối tượng là khâu đầu tiên và cần thiết. Do vậy kế toán cần xác định được đối tượng tập hợp, kiểm soát được chi phí sản xuất và tính giá thành.
Như vậy đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành.
2. Phương pháp tập hợp chi phí
Việc kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất phụ thuộc vào việc tập hợp chi phí của các đối tượng chi phí sản xuất.
2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này đòi hỏi việc ghi chép ban đầu phải đúng các đối tượng chịu chi phí, từ đó tập hợp các số liệu từ các chứng từ kế tóan trực tiếp theo từng đối tượng riêng biệt trên sổ (thẻ) chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh khác nhau. Với những chi phí có quan hệ trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng tập hợp đó.
2.2 Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được áp dụng khi một loại có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán mà không thể tập hợp riêng và trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí và phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:
∑ C
Ci = . Ti
∑n Ti
Trong đó: Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng i
∑ C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ
∑ n Ti : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ
Ti : Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i
3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
3.1 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khái niệm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…sử dụng trực tiếp chi việc sản xuất sản phẩm.
Thông thường chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đã chi ra. Tiêu chuẩn phân bổ có thể lựa chọn là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, chi phí nguyên vật liệu chính…
Chi phí thực tế NVL trực tiếp trong kỳ được tính vào giá thành sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Trị giá NVL trực tiếp xuất và đưa vào sản xuất trong kỳ
+ Trị giá NVL còn lại đầu kỳ ở các phân xưởng, đặc điểm sản xuất
+Trị giá NVL xuất dùng trong kỳ sử dụng không hết
+ Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
Kế toán sử dụng TK 621: chi phí NVL trực tiếp để tập hợp chi phí NVL trực tiếp tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí ở từng phân xưởng dây chuyền sản xuất, bộ phận sản xuất.
Sơ đồ kế toán chi phí NVL trực tiếp:
TK152
TK621
TK152
Trị giá NVL xuất dùng
NVL không dùng hết
trực tiếp sx trong kỳ
NK hoặc k/c sang kỳ sau
TK111,112…
TK154
Tổng
Giá mua NVL
K/c chi phí
giá TT
dùng cho sx
NVL trực tiếp
TK133
thuế
GTGT
3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số lượng của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi có liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất nhưng có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp đựơc thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đã tập hợp cho từng đối tượng có liên quan. Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ nhà nước quy định.
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể đựơc phản ánh ở bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà TK622 có thể mở các chi tiết cần thiết.
Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
TK334
TK622
TK154
Tiền lương phải trả
K/c hoặc phân bổ
cho CN trực tiếp sx
chi phí NC trực tiếp sx
TK338
Các khoản trích theo
lương CN trc tiếp sx
TK335
Trích trớc tiền lương
nghỉ phép của CN sx
3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất ngoài 2 tài khoản chi phí trực tiếp trên
Chi phí sản xuất chung gồm: Tiền lương, các khoản trích theo lương của các nhân viên của từng phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu khao TSCĐ dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng điạ điểm phát sinh chi phí. Nếu dịch vụ có nhiều phân xưởng nhiều dây chuyền sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng từng dây chuyền sản xuất. Trường hợp một phân xưởng, dây chuyền sản xuất trong kỳsản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm công việc liên quan.
Để hạch toán chi sản xuất chung tài khoản sử dụng TK627 “chi phí sản xuất chung “ tài khoản này có 6 TK cấp 2 nhằm giúp tập hợp chi phí theo
yếu tố .
TK 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng
TK6272 : Chi phí vật liệu
TK6273 : Chi phí dụng cụ đồ dùng
TK6274 : Chi phí khấu hao
TK6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK6278 : Chi phí khác bằng tiền
Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung
TK334,338
TK627
TK154
Chi phí NVPX
K/c hoặc phân bổ
chi phí sản xuất chung
TK152
Chi phí vật liệu
TK153,142
Chi phí dụng cụ
quản lý
TK214
Chi phí khấu hao
TSCĐ
TK111,112…
Chi phí dịch vụ
mua ngoài, chi phí khác
Kế toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi tập hợp riêng từng khoản mục được kết chuyển sang TK154 mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành thực tế của từng sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Sơ đồ kế toán chi phí toàn doanh nghiệp
TK621
TK154
TK152,1388
K/c chi phí
Các khoản
NVL trực tiếp
giảm giá thành
TK622
TK155
K/c chi phí
Giá thành sản xuất
NC trực tiếp
thành phẩm nhập kho
TK627
TK157
K/c chi phí
Giá thành sản xuất sp
sản xuất chung
gửi bán không qua kho
TK632
Giá thành sản xuất sp
bán ngay không qua kho
Doanh nghiệp hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đặc điểm của phương pháp này là chỉ kiểm kê giá trị còn lại vào cuối kỳ nên rất khó phân định chi phí vật liệu xuất dùng cho mục đích sản xuất quản lý hay tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ kế toán cần theo dõi chi tiết các khoản chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng.
TK sử dụng TK 621 : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Các chi phí được phản ánh trên TK621 không ghi theo chứng từ xuất dùng NVLmà được ghi vào cuối kỳ kế toán sau khi kiểm kê
Chi phí nhân công trực tiếp.
Cách tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phảm, lao vụ, dịch vụ kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK631- Giá thành sản xuất theo từng đối tượng tính giá thành cụ thể .
Chi phí sản xuất chung được tập hợp vào TK627 và được ghi phản ánh giống như phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
Kế toán sử dụng TK154 phản ánh giá trị dở dang đầu kỳ và cuối kỳ và TK631 phản ánh giá thành sản xuất phát sinh trong kỳ và mở chi tiết theo yêu cầu quản lý
Sơ đồ kế toán chi phi toàn doanh nghiệp theo phương pháp kiểm kê định kỳ
K/c giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ
TK621
TK631
TK154
K/c chi phí
Giá trị sản phẩm
NVL trực tiếp
dịch vụ dở dang cuối kỳ
TK 622
TK632
K/c chi phí
Tổng giá thành
NC trực tiếp
sản xuất của sp, dvụ,
hoàn thành nhập kho,
TK627
gửi bán hay tiêu thụ TT
K/c (hoặc phân bổ)
chi phí sản xuất chung
4.Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Khái niệm : Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành đang trong quá trình sản xuất trên các gia đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm
Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong một kỳ có liên quan cả sản phẩm hoàn thanh và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do vậy để tính được giá thành sản phẩm kế toàn phải tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tuỳ theo đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp mà kế toán có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang.
Các phương pháp đánh giá:
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
III.Tổ chức kế toán giá thành sản phẩm
1.Đối tượng tính giá thành- Mối quan hệ giữa đối tượng tính tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng giá thành
Khái niệm: Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công việc lao vụ dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đúng đối tượng tính giá thành là công việc có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuát và cung cấp sử dụng của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Hai khái niệm về đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là hai khái niệm khác nhau nhưng cũng có những mối quan hệ mật thiết. Việc xác định hợp lý đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuấtlà điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành. Trên thực tế một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng một đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể bao gồm nhiều loại đối tượng tính giá thành và ngược lại.
Việc nghiên cứu mối quan hệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành nhằm đáp ứng các yêu câù quản lý chi phí và quản lý giá thành sản phẩm.
2.Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành các công việc tính giá thành cho các đối tượng. Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp mà kỳ tính giá thành có thể xác định là tháng, quý, năm.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức các công việc giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Kịp thời phat huy được vai trò kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
3.Phương pháp tính giá thành
Có nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhau. Trong bài chỉ giới thiệu một số phương pháp có liên quan đến việc hạc toán của doanh nghiệp.
3.1 Phương pháp tính tổng cộng chi phí: áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận tạo nên thành phẩm:
Giá thành sản phẩm =Z1+Z2+Z3+…+Zn
Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác, dệt nhuộm,cơ khí chế tạo, may mặc…
3.2 Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn như nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ…). Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm dịch vụ. Giá thành sản phẩmtheo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.
3.3 Phương pháp tỷ lệ chi phí: Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như may mặc, dệt kim, đóng giầy chế tạo (dụng cụ, phụ tùng…)…để giảm bớt khối lượng hạch toán cùng loại.Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch ( hoặc định mức ), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại
Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại
Tỷ lệ chi phí
Giá thành thực tế đơn vị sp từng loại
x
=
Tỷ lệ chi phí
x 100
=
Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm
Tổng giá thành KH (hoặc định mức) của tất cả sp
3.4 Phương pháp định mức tiêu hao: Là phương pháp dựa vào tỷ lệ hao hụt của từng loại NVL khi đưa vào sản xuất để đưa ra mỗi loại sản phẩm
Ngoài ra doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tính giá thành theo hệ số, theo đơn đặt hàng, theo phân bước…
IV. Hệ thống sổ kế toán
Để phục vụ cho việc nghiên cứu thực trạng kế toán tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam chuyên đề này chỉ đề cập đến hệ thống sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ quỹ
Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi trên máy
Đối chiếu kiêm tra
V.Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng máy vi tính.
áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán dựa trên những thuật toán và các nhiệm vụ kinh tế phát sinh tự hạch toán người lập trình đã có trương trình phần mềm về kỹ thuật thu thập tài liệu xử lý các thông tin cho ra máy vi tính sẽ được đơn giản hoá rất nhiều.
Sơ đồ trình tự trên máy vi tính
Bước chuẩn bị :+ Thu thập, xử lý các tài liệu cần thiết
+ Chuẩn bị các điều kiện về máy
Dữ liệu đầu vào: + Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ
+ Các bút toán kết chuyển bút toán điều chỉnh chi phí
+Các tài liệu liên quan khác
+Khai báo các yêu cầu với máy
Máy vi tính xử lý thông tin đưa ra các quyết định
Thông tin của đầu ra:
+Bảng tính giá thành sản phẩm theo tường đối tượngtập hợp chi phí và tổng hợp toàn doanh nghiệp.
+báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng và tổng hộp toàn doanh nghiệp.
+Báo cáo giá thành sản xuất sản phẩm của từng đối tượng và tổng hợp toàn doanh nghiệp.
VI. Một số chỉ tiêu phân tích chi phí và giá thành sản phẩm
Việc phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết được các nguyên nhân yếu tố làm cho chi phí biến động ảnh hưởng đến giá thành giúp cho nhà may quản lý có các quyết định tối ưu. Trong báo cáo chuyên đề này em xin nêu một số chỉ tiêu thường được sử dụng trong việc phân tích chi phí và tính giá thành đối với sản phẩm là các loại sản phẩm từng dây chuyền.
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm
Để đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm kế toán thường sử dụng chỉ tiêu mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch
Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch:Là số tuyệt đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu so với kế hoạch và nó được xác định như sau.
Mh = Z1 – Zk
Mh: Mức hạ giá thành thực tế so với kế hoạch
Z1, Zk : Giá thành thực tế và giá thành kế hoạch
Tỷ lệ hạ giá thành thực tế so với kế hoạch (Th) là số tương đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu % so với kế hoạch và được xác định như sau.
Th (%)
x 100
=
Mh
Zk
Nếu Mh < 0 hoặc Th < 0% chứng tỏ doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí hạ được giá thành và ngược lại không hoàn thành kế hoạch.
2.Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí
Là phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối của các khoản mục chi phí kế hoạch với tổng giá thành kế hoạch và của thực tế với thực tế.
VD phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành từng khoản mục chi phí ta phải xác định định mức hạ và tỷ lệ hạ từng khoản mục.
Mức hạ giá thành TT so KH của từng khoản mục
Giá thành KH của từng khoản mục
-
Giá thành TT của từng khoản mục
=
=
Tỷ lệ hạ giá thành TT so KH
Mhk
x 100
của từng khoản mục (Thk %)
Giá thành KH của từng khoản mục
Việc xác định mức hạ giá thành của từng khoản mục sẽ biết được nguyên nhân làm tăng hoặc giảm chi phí từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời để việc so sánh được rõ ràng kế toán lập bảng phân tích giá thành sản phẩm.
bảng phân tích giá thành sản phẩm
Tên sản phẩm
Khoản mục chi phí
Kế hoạch
Thực tế
Chênh lệch
ST
%
ST
%
ST
%
Chi phí NVLtrực tiếp
Chi phí NC trực tiếp
Chi phí sx chung
Tổng cộng
Phần II
Tình hình tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy sợi – công ty dệt hà nam
I.đặc điểm tình hình chung của doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Đời sống xã hội luôn được nâng cao ngày nay nhu cầu về thời trang là một vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm
Công nghệ kéo sợi là một khâu quan trọng trong ngành dệt may. Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành mỗi năm chúng ta phải nhập khẩu gấp hai lần sản lượng sợi trong nước là do năng lực kéo sợi chưa đủ để đáp ứngChất lượng sợi cũng là một vván đề và hiện tại chưa sản xuất được xơ bông tổng hợp. Sản xuất sợi cũng là một trọng tâm của chiến lược phát triển dệt may Việt Nam Với mục tiêu cho dệt hoàn tất ra sản xuất nguyên vật liệu làm hàng xuất khẩu Qua sự quan sát nhạy bén và tinh tế này ngày 11 tháng 12 năm 1996 theo quyết định số 2114/QĐ-UB do tỉnh Hà Nam cấp thành lập ra Công ty Dệt Hà Nam với chức năng chính là tham gia vào các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các mặt hàng sợi, dệt.
Tên giao dịch công ty: Công ty Dệt Hà Nam
Trụ sở: Xã Châu Sơn Thị xã Phủ Lý Tỉnh Hà Nam
Điện thoại: 0351 853 035 Fax: 0315 853 313
Công ty tham gia vào hai lĩnh vực Dệt và Sợi. Mặc dù là một doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập hơn 10 năm nhưng công ty đã có những bước phát triển vượt bậc cả chiều sâu lẫn chiều rộng và quy mô. Trong năm 2004 vừa qua với mức doanh thu đạt ( chỉ riêng trong ngành sợi) là 215 tỷ đồng trong đó có 700 000 $ là sản lượng sợi xuất khẩu. Điều này mở ra một tương lai một hướng đi mới cho ngành dệt Việt Nam . Hiện nay công ty vẫn không ngừng đàu tư thêm các trang thiết bị trong ngành sợi. Công ty đang tiếp tục hoàn thành dự án đầu tư trong năm 2004 vừa qua là 28 800 cọc sợi và dự tính thu hút thêm 150 lao động. Với mục đích nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và trên quốc tế. Phấn đấu thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước là nâng cao đời sống của nhân dân tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động. Công ty đang ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn nữa với quy mô lớn rộng.
Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua của Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Đơn vị:1000đ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2002
2003
2004
1
Doanh thu bán hàng
164246368.26
176341223.42
2154722978.5
2
Lợi nhuận trước thuế từ HĐKD
479134.297
699881.519
800176.67
3
Các khoản nộp ngân sách
4800713.617
5615771.35
7984067.531
4
Thu nhập bìn._.h quân
1002.437
1104.578
1247.563
5
Vốn kinh doanh
5260261.577
67054166.8
75916164.836
Vốn lưu động
56210424.821
685908300.97
77850965.565
Vốn cố định
49192881.7
131723103.5
152657678.68
Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên nhà máy là 500 người trong đó số công nhân trực tiếp sản xuất ở các dây chuyền sản xuất là 390 người bộ máy gián tiếp là 57 người và nhân viên phụ vụ sản xuất bảo vệ là 53 người. Do đặc điểm hoạt động của nhà máy là dựa trên các máy móc thiết bị nên công việc không có gì là nặng nhọc mà chủ yếu là công nhân sản xuất phải kiểm tra kỹ thuật máy móc và điều khiển các máy móc. Do điều kiện phát triển hiện nay của đất nước nên số công nhân trực tiếp sản xuất trong nhà máy tỷ lệ giữa nam và nữ la như nhau. Người lao động hăng hái có nhiệt tình, có trình độ chuyên môn,có tay nghề kỹ thuật cao, có trách nhiệm và có ý thức kỷ luật cao tạo điều kiện cho việc tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Nhiệm vụ hiện nay của Nhà máy sợi -Công ty Dệt Hà Nam
Trong năm 2004 Nhà máy đã nỗ lực phấn đấu vượt qua những khó khăn để duy trì sản xuất và phát triển kết quả đạt được về sản lượng là 6072 tấn sợi các loại đạt 100%kế hoạch và tăng 1400 tấn sợi so với năm 2003 doanh thu bán hàng đạt 215 tỷ đồng tăng 39 tỷ so với năm 2003. Trong đó 700 000$ là doanh thu của hàng xuất khẩu.Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong sản xuất và tiêu thụ. Do đó doanh nghiệp đã đề ra và quyết tâm phấn đấu để đạt được đúng phương hướng và nhiệm vụ trong 2005 như sau:
- Về kế hoạch sản xuất dự kiến là 8500 tấn sợi các loại tập trung vào công tác xây dưng thương hiệu sản phẩm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm với khẩu hiệu: “Năng suất cao để có thu nhập cao chất lượng ổn định để có sự phát triển bền vững.
- Xây dựng và triển khai việc sát hạch nâng bậc thợ cho công nhân, lao động nhằm đáp ứng sự phát triển của nhà máy của công ty.
- Tổng mức doanh thu dự kiến đạt 320 tỷ đồng với doanh thu xuất khẩu là 4,5 triệu $ tương ứng với 3000 tấn sợi xuất khẩu chất lượng cao. Nộp ngân sách dự kiến đạt 12 tỷ đồng nâng mức thu nhập của người lao động lên 870 000 đồng / tháng.
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phát huy mạnh vai trò của tổ chức đoàn thể trong việc xây dựng thi đua sản xuất để hoàn thành các mục tiêu kinh tế.
- Tiếp tục hoàn thành dự án đầu tư 28 800 cọc sợi dự kiến vào quý II năm 2005.
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam là một doanh nghiệp tư nhân sản xuất có quy mô vừa và nhỏ chuyên sản xuất các mặt hàng Sợi – may công nghiệp nó đáp ứng nhu cầu cho các ngành dệt may tính chất sản xuất mặt hàng của Nhà máy là sản xuất mặt hàng hàng loạt có chu kỳ sản xuất ngắn khối lượng sản xuất lớn. Mô hình sản xuất hiện nay tại nhà máy bao gồm 3 phân xưởng cùng 3 dây chuyền sản xuất chính có nhiệm vụ sản xuất trực tiếp các loại mặt hàng theo yêu cầu của phòng kinh doanh lập kế hoạch điều xuống. Mô hình sản xuất tại nhà máy được tổ chức theo từng phân xưởng.Đứng đầu nhà máy là giám đốc và các phó giám đốc chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc nhà máy mỗi xưởng sản xuất theo một loại mặt hàng riêng có nhiều chỉ số khác nhau
Phân xưởng I: Dây chuyền sản xuất sợi chải kỹ
Phân xưởng II: Dây chuyền sản xuất sợi chải thô
Phân xưởng III: Dây chuyền sản xuất sợi OE
Sơ đồ bộ máy tổ chức sản xuất của Nhà máy Sợi- Công ty Dệt Hà Nam
Nhà máy
Phân xưởng I
Phân xưởng III
Phân xưởng II
Quy trình sản xuất sản phẩm được thực hiện chặt chẽ, hợp lý qua các khâu và được bộ phân KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm đều đặn đối với từng dây chuyền và từng chỉ số sợi sản phẩm sản xuất ra. Đây chính là điều kiện tạo nên chỗ đứng của thương hiệu Hanatex trên thị trường hiện nay
1.3 Đặc điểm bộ máy quản lý và cơ cấu bộ máy sản xuất của Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Tuy là một công ty mới thành lập với loại hình là doanh nghiệp tư nhân nhưng công ty đã tạo cho mình một bộ máy quản lý vững chắc tự tin của tuổi trẻ và nhiều kinh nghiệm.
Nhà máy thực hiện chế độ một thủ trưởng cùng với sự tư vấn của các bộ phận chức năng được phân chia rõ ràng với từng cá nhân được đào tạo chính quy.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Giám đốc
PGĐ
kinh doanh
PGĐ
Sản xuất
Bộ phận văn phòng
Đội bảo vệ Đội xe
Vật tư thiết bị
nguyên vật liệu
Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Dây chuyền sản xuất chính của nhà máy
Phụ trợ sx điện nước điều không khí nén
Bộ máy gián tiếp : 38 người
Bộ phận dây chuyền sản xuất chính của Nhà máy : 390 người
Hai tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm : 12 người
Phụ trợ sản xuất, y tế … :29 người
Bộ phân vật tư thiết bị :7 người
đội bảo vệ , đội xe :24 người
Mối quan hệ giữa các phòng ban của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Công ty có mối quan hệ chặt chẽ cùng nhau phối hợp hoạt động để bộ máy Nhà máy công ty làm việc có hiệu quả dưa nhà máy cùng phát triển vững mạnh.
- Giám đốc phụ trách chỉ đạo chung toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cùng với hai phó giám đốc (Kinh doanh và Sản xuất) điều hành và phân bổ công việc trên cơ sở chức năng và nhiệm vụ thực tế.
- Các phòng ban
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình các phòng ban có trách nhiệm thực hiện các quyết định của giám đốc, các phó giám đốc để giải quyết hỗ trợ mọi quyết định mọi yêu cầu trong sản xuất kinh doanh.
* Phòng hành chính: Phối hợp các phòng ban nghiệp vụ giải quyết giấy tờ văn thư liên quan đến sản xuát kinh doanh nghiên cứu sắp xếp tổ chức cán bộ công nhân viên.
* Phòng kinh doanh: Lập kế hoạch và ký kết các hợp đồng sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và mở rông thị trường đặc biệt tìm đối tác kinh doanh.
* Phòng kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán và chịu trách nhiệm cung ứng tài chính thanh toán và trả lương cho cán bộ công nhân viên kiểm tra các giấy tờ chứng từ trong công việc thực hiện hợp đồng.
* Phòng vật tư- thiết bị: Có trách nhiệm cung ứng mua sắm theo dõi việc sử dung vật tư của nhà máy của dây chuyền sản xuất, lập kế hoạch sửa chữa luân phiên định kỳ cho các thiết bị trong dây chuyền sản xuất đề ra các biện pháp xử lý bộ phận điều không, bộ phận ống OE …
* Phòng thí nghiệm: Nghiên cứu việc pha trộn giữa các NVLvới nhau để phù hợp cho mỗi dây chuyền sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất năng xuất nhất khi cho ra mỗi chỉ số sợi và việc lập kế hoạch dựa trên các công xuất năng xuất mỗi máy của mỗi dây chuyền.
Xây dựng định mức ca máy sản xuất thực tế nhằm khai thác hết công xuất của máy trên các dây chuyền ở mỗi phân xưởng.
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của bộ máy kế toán của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Bộ máy kế toán của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam gồm 7 người tổ chức theo mô hình tập trung tại phòng kế toán, riêng kế toán tiền lương làm việc dưới phòng tại phân xưởng của nhà máy để tiện theo dõi các hoạt đọng làm việc của công nhân viên. Tuy nhiên vẫn thuộc sự quản lý của phòng kế toán. Từ quá trình hạch toán ban đầu của nhà máy đến khâu lập báo cáo tài chính ở các bộ phận không thuộc tổ chức bộ máy kế toán vẫn phải tiến hành ghi chép số liệu sau đó chuyển chứng từ sổ sách gửi số liệu về phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ vào số liệu trên máy tổng hợp quyết toán doanh thu và chi phí cuối quý sẽ đưa ra bảng cân đối tài khoản và bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
Với chức năng của phòng kế toán là tham mưu hỗ trợ cho giám đốc, phó giám đốc tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kinh tế, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ và hoạt động kinh tế tài chính của nhà máy theo đúng pháp luật. Qua đó đòi hỏi các công nhân viên trong phòng kế toán phải thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán
TM TGNH
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương
Kế toán
VT và
TB
- Kế toán trưởng ( phụ trách phòng kế toán ) phụ trách chung chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế có trách nhiệm kiểm tra giám sát công tác kế toán của phòng hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý, tiến hành bố trí sắp xếp nhân sự và công việc trong phòng.
- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho từng dây chuyền sản xuất, từng loại sản phẩm cuối quý lập báo cáo tài chính như bảng cân đối kế toán, báo cáo kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh…
- Kế toán vật tư - thiết bị : Theo dõi chi tiết kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệucho các phân xưởng, các dây chuyền sản xuất đồng thời theo dõi sự tăng giảm tài sản cố định và trích khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiền lương: Theo dõi các khoản tạm ứng đồng thời thanh toán tiền lương cho công nhân viên và trích các khoản theo lương, thưởng, phạt …
- Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản phải trả cho nhà cung cấp và các khoản phải thu khác hàng các chi phí trong quá trình mua bán hàng hoá.
- Kế toán TM-TGNH: Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của nhà máy diễn ra trong từng ngày, từng tuần, từng tháng …đối chiếu và thu quỹ.
- Thủ quỹ: Thực hiện quan hệ giao dịch theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt và lập báo cáo quỹ.
Nhà máy công ty trang bị máy vi tính nhằm giảm bớt công việc cho các nhân viên kế toán. Hiện nay nhà máy sử dụng phần mền kế toán là chương trình kế toán ASPLUS 3.0 và sử dụng các công thức trong EXCEL kế toán nhà máy được giảm bớt một khối lượng lớn công việc và việc tính toán.
1.3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng và hình thức tổ chức kế toán tại nhà máy.
Nhà máy Sợi- Công ty Dệt Hà Nam đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của bộ tài chính ban hành theo quyết định 1141QĐTC/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 và có bổ xung sửa đổi thêm một số tài khoảnmới nhằm phục vụ công tác kế toán thuế giá trị gia tăng.
Hình thức tổ chức kế toán của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh quy mô của khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời căn cứ vào yêu cầu và trình độ kế toán. Hiện nay Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam đang áp dụng hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ và hệ thống sổ tổng hợp chi tiết tương ứng ban hành theo quyết định số1141QĐTC/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của bộ tài chính tương đối phù hợp với tình hình hạch toán chung của nhà máy.
Các sổ kế toán chi tiết
Sổ tài sản cố định
Sổ ( thẻ) chi tiết vật tư, sản phẩm
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh, Bảng tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả
Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay
Sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng, ngân sách…
Sổ chi tiết bán hàng
Các bảng phân bổ, bảng phân bổ tiền lươngvà BHXH, bảng phân bổ công cụ dụng cụ nguyên vật liệu, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Các sổ kế toán tổng hợp gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản như sổ cái TK 111,TK112, TK131, TK331…
Quy trình ghi sổ
Hàng ngày từ các chứng từ gốc kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc,sổ quỹ và vào các sổ thẻ chi tiết trên máy. Đến cuối tháng từ các chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào chứng từ ghi sổ , từ các chứng từ ghi sổ này kế toán vao đồng thời sổ cái và vảo sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ sổ cái kế toán tiếp tục vào bảng cân đối số phát sinh sau khi vào bảng cân đối số phát sinh kế toán phải đối chiếu kiểm tra với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau khi đã nhập các số liệu gốc trên máy kế toán cho ra bảng tổng hợp chi tiết trên máy.Khi đưa ra được bảng tổng hợp chi tiết trên máy kế toán phải đối chiếu kiểm tra với sổ cái đã được lập trên giấy tờ cùng việc đối chiếu kế toán lập báo cáo tài chính cuối quý, năm dựa trên bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết trên máy.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam theo sơ đồ sau:
Hình thức ghi sổ tại Nhà máy Sợi - Công ty Dệt Hà Nam
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Thông tin kết xuất trên máy
Đối chiếu kiêm tra
Hệ thống báo cáo tài chính gồm:
Nhà máy thực hiện theo quy định nhà nước
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Ngoài những báo cáo trên của nhà máy, nhà máy còn lập một số báo cáo khác như báo cáo công nợ, báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành, báo cáo nhập xuất tồn kho của hàng hoá …nhằm mục đích phục vụ công việc kế toán và cung cấp thông tin cho việc quản trị trong doanh nghiêp
1.3.3 Cơ cấu dây chuyền sản xuất của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Hiện nay công ty có 3 dây chuyền sản xuất chính. Dây chuyền sản xuất sợi OE, dây chuyền sản xuất sợi chải thô, dây chuyền sản xuất sợi chải kỹ.Được lắp đặt tại 3 phân xưởng riêng biệt ở nhà máy
Sơ đồ quy trình công nghệ tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy
Bông, xơ bông từ kho
Máy xé kiện, xé xơ bông
Máy trộn và làm sạch
Máy chải thô
Máy ghép I
Máy cuộn cúi
Máy ghép II
Máy kéo sợi OE
Máy chải kỹ
Máy sợi thô
Kho sợi OE
Máy ghép II
Máy sợi con
Máy chải thô
Máy đánh ống
Máy sợi con
Máy đánh ống
Hấp
Hấp
Kho sợi chải thô
Kho sợi chải kỹ
II. Thực trạng tổ chức kế toán tâp hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam.
1. Đặc điểm chi phí sản xuất của Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam
Mỗi doanh nghiêp hoạt động sản xuất ở các ngành nghề khác nhau thì đặc điểm sản xuất đặc điểm sản phẩm khác nhau. Tại Nhà máy Sợi – Công ty Dệt Hà Nam chi phí sản xuất mang một số đặc thù sau:
Do quy trình sản xuất phức tạp, quy mô sản xuất lớn các mặt hàng sản phẩm sản xuất là các mặt hàng sợi có chỉ số khác nhau nên chi phí sản xuất thường được tập hợp theo các dây chuyền tại các phân xưởng trong nhà máy
- Là doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng sợi thuộc ngành công nghịêp nhẹ, chi phí sản xuất về nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm (75%- 85%).Vật liệu chính tại nhà máy thường được bỏ dần vào các dây chuyền sản xuất VD: nguyên vật liệu chính dùng cho dây chuyền sản xuất sợi chải kỹ như Bông Mỹ 1-1/8, Bông Tây Phi1-1/8, Bông RCK malaysia,… với các chỉ số khác nhau Ne 20CDXK, Ne 36/1, Ne 24/1…có thể cấp nguyên vật liệu theo từng đợt khác nhau với số lượng khác nhau.
- Tại nhà máy việc xuất vật tư cho sản xuất là dựa vào kế hoạch sản xuất của Phòng KT- VT- TB phối hợp với Phòng thí nghiệm các phòng này sau khi nhận được các HĐ mua hàng của Phòng kinh doanh chuyển xuống sẽ lên kế hoạch về việc cung cấp NVL cho sản xuất. Kế hoạch sản xuất được chuyển xuống, xưởng sản xuất xin lĩnh vật tư.
2. Phân loại chi phí sản xuất
Nhằm đáp ứng những yêu cầu quản lý của Nhà máy cũng như những quy định của Nhà nước về chi phí sản xuất được chi theo các khoản mục sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: Là những chi phí về vật liệu chính như bông Mỹ 1-1/8, bông Mỹ 1-1/16, bông RCK Malaysia, bông Tây Phi 1-1/8,… vật liệu phụ như túi nilon, hồ keo…
- Chi phí NC trực tiếp: Là những chi phí về tiền lương bao gồm lương sản phẩm cá nhân trực tiếp, lương thời gian, lương tổ và các khoản phụ cấp cùng các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở tại các phân xưởng trong nhà máy ngoài 2 khoản mục trên. Để phục vụ cho công tác quản lý tại từng dây chuyền của từng phân xưởng theo quy định hiện hành đồng thời giúp cho kế toán trong việc xác định các chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí như:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng: Là bao gồm các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương mà Nhà máy phải trả cho các tổ trưởng, người quản lý phân xưởng, nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng: Bao gồm chi phí như dụng cụ bảo hộ lao động, đồ dùng phục vụ cho sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Là toàn bộ tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng ở các phân xưởng
+ Chi phí dịc vụ mua ngoài: Là toàn bộ tiền mua ngoài phục vụ cho sản xuất
+ Chi phí khác bằng tiền:
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tập hợp.
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Nhà máy, đối tượng tập hợp chi phí dược kế toán xác định là các loại mặt hàng của mỗi dây chuyền sản xuất nơi trực tiếp chịu chi phí.
Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng tập hợp chi phí nên các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng thì được tập hợp một cách tổng hợp và kế toán sử dụng các phương pháp phân bổ gián tiếp. Các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp Nhà máy sử dụng là: Chi phí NVL trực tiếp và Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm các loại bông xơ bông như bông Mỹ 1-1/8, bông RCK Malaysia, bông Tây phi 1- 3/32là những loại dùng để trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm.
Sau khi nhận được các hoá đơn đặt mua hàng của phòng kinh doanh phòng kỹ thuật vật tư phối hợp cùng phòng thí nghiệm lê kế hoạch về việc cung cấp NVL cho sản xuất
Trong bài báo cáo này em xin đề cập đến việc tính giá thành tại 1 dây chuyền sản xuất của nhà máy trong tháng 3 năm 2004 là dây chuyền sợi chải kỹ (một trong ba dây chuyền chính tại nhà máy).
Trong tháng tổng số sợi sản xuất ra là:155 300Kg các loại sợi cần 178.243,3 Kg sau khi pha trộn (với tỷ lệ tiêu hao NVL là 12,3%).
Bảng KH cụ thể của phòng thí nghiệm đưa ra như sau:
Tên sản phẩm (Chỉ số sợi)
SL sản phẩn sx
(Kg)
Tỷ lệ % tiêu hao
NVL chính cần cho sản xuất
B00058 (28.5%)
B00068 (25%)
B00041 (23%)
B00042 (23.5%)
Ne 20 DK
Ne 26/1
Ne 32/1
82.200
24.500
48.600
15,3
10,5
9,7
27.658,8
7.801,68
15.338,87
24262,10
6296,09
12378,7
23.860
6.152
8.975
22.806,4
6.432,96
12.647,8
Cộng
155.300
12,87
50.799,63
44561,07
40996,2
41.887,4
Người lập Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Dựa vào kế hoạch sản xuất dưới xưởng lập kế hoạch xin cấp vật tư. Phòng vật tư căn cứ vào phiếu xin cấp vật tư và viết phiếu xuất kho. Tại nhà máy hiện nay phiếu xuất kho được lập làm 2 liên, 1 lưu tại phòng kế toán và 1 giao cho người xin cấp vật tư. Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho tiến hành xuất kho NVL đồng thời ghi chép đầy đủ các cột thông tin liên quan cần thiết đến NVL xuất kho vào thẻ kho. Thủ kho có trách nhiệm lưu giữ phiếu xuất kho mà người xin cấp vật tư giao cho theo định kỳ vào ngày cuối cùng của tuần nộp lại cho phòng kế toán và phiếu này cũng lưu tại phòng kế toán
Công ty Dệt Hà Nam Phiếu xuất kho Mẫu 02- VT
Bộ phận : Nhà máy Sợi Ngày 02 tháng 03 năm 2004 Số 283
Họ tên người nhận: Lương Thị Nụ
Địa chỉ: XI – Bp Thống kê
Lý do xuất kho: SX xưởng I
Xuất tại kho: Bông – Chị Ngân
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư, sp
MS
ĐV
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
CT
TN
1
2
3
4
Bông Mỹ 1- 1/8
Bông Tây Phi 1-1/8
Bông RCK Malaysia
Bông RCK Pakistan
B00058
B00068
B00041
B00042
Kg
Kg
Kg
Kg
4500
3750
3000
2700
4350
3667
3000
2650
20.591
19.277
15.308
13.963
89.570.850
72.287.571
45.924.000
37.698.900
Tổng cộng
x
x
13950
13667
x
245.481.321
Ngày 02 tháng 3 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị Thủ kho Phụ trách cung tiêu Người nhận
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Cột đơn giá và cột thành tiền đến cuối tháng sau khi hoàn tất công việc nhập kho NVL của mỗi loại kế toán tiến hành tính giá đơn vị của NVL xuất kho sau khi tính được giá đơn vị của mỗi loại NVL xuất kho kế toán tiến hành ghi vào cột đơn giá và cột thành tiền song song với việc định khoản.
Nợ TK 621: 245.481.321
Có TK 152: 245.481.321
TK152 (B00058): 89.570.850
TK 152 (B00068): 72.287.571
TK152 (B00041): 45.924.000 TK 152 (B00042): 37.698.900
Như đã nói hiện tại nhà máy chỉ lập 2 liên đối vứi phiếu xuất kho và đều lưu tại phòng kế toán. Theo em nhà máy nên lập thêm 2 liên nữa 1 lưu tại phòng kỹ thuật vật tư để phòng tiện theo dõi về số lượng chủng loại và để điều chỉnh lập kế hoạch sát với thực tế hơn nữa. Còn 1 lưu tại phòng thí nghiệm để phòng kiểm tra theo dõi và điều chỉnh tỷ lệ pha trộn NVL để đạt hiệu quả cao hơn. Như vậy tránh được việc đi lại tốn kém thời gian và gây ảnh hưởng đến công việc chung của toàn nhà máy, không những thế nó còn tiện cho việc theo dõi đối chiếu.
Các phiếu nhập xuất còn là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết vật liệu và sổ chi tiết này còn được mở chi tiết cho từng loại NVL tại nhà máy.
Trong tháng khi có các phiếu nhập xuất kho vật liệu kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết theo cột số lượng thực tế nhập xuất còn đơn giá nhập kho là đơn giá thực tế của vật tư nhập kho. Đơn giá xuất kho hiện nay tại nhà máy đang áp dụng là đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. Sau mỗi lần nhập xuất kế toán phải tính ra số lượng tồn kho để ghi vào cột tồn trên sổ. Đến cuối kỳ kế toán mới cộng sổ để ghi vào dòng cộng phát sinh và số dư cuối kỳ. Mục đích của việc này là để cuối tháng cuối kỳ lấy số liệu cộng tồn đó kế toán lập bảng tổng hợp N – X – T vật tư.
Trong tháng 3 năm 2004 nhà máy
Số lượng tồn đầu kỳ của loại bông này là:113.000 Kg đơn giá:20670đ/kg
Số lượng của loại bông này lần lượt là: 22.180, 38.750, 32.160, 53.400, 27.310 (đơn vị: Kg) và đơn giá lần lượt của các lần nhập là 20.450, 20.517, 20.640,.0.603,.20.403 (đơn vị: Đồng)
Đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
=
Giá xuất kho
Giá trị NVL TT tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ
NVL
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
=
Đơn giá
113.000 x 20.670 + 22.180 x 20450 +…+27.310 x2 0.403
xuất kho
113.000 +22.180 +…+27310
= 20.591,05đ/kg
Trong tháng tiến hành xuất với số lượng: 93.568 kg
Như vậy giá trị xuất kho của loại bông này là: 1.926.663.366,4đ
Sau khi tính được đơn giá của NVL xuất khi này kế toán hoàn tất bộ chứng từ nhập xuất của NVL bằng cách điền đầy đủ các số liệu cần thiết vào cột đơn giá và cột thành tiền
Ta có sổ chi tiết vật liệu của Bông Mỹ 1-1/8 trong tháng 3 năm 2004
Công ty Dệt Hà Nam
Nhà máy sợi Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hoá
Quý I năm 2004
TK152
Tên kho: Bông – Chị Ngân
Tên quy cách vật tư sản phẩm hàng hoá: Bông Mỹ 1-1/8 Đơn vị: Kg
Chứng từ
Diễn giải
Đơn giá
TKĐƯ
Nhập
Xuất
Tồn
SH
NT
SL
TT
SL
TT
SL
TT
271
277
307
283
1/3
1/3
2/3
2/3
Dư đầu kỳ
Xuất XIII
Xuất XII
Nhập kho
Xuất XI
…
20.670
20.591
20.591 20.450
20.591
…
621
621
112
621
…
22.180
…
450.254.000
…
2.710
2.170
4.350
…
58.801.610
44.682.578,5
89.570.850
…
113.000
110.290
108.120
130.300
125.950
…
2.335.710.000
2.279.694.300
2.234.840.400
2.685.094.400
2.595.523.550
…
Cộng p/s
x
x
173.800
3.569.803.280
93.568
1.926.663.366,4
x
x
Tổng cộng
x
x
x
x
x
x
193.232
3.976.849.914
Căn cứ vào các chứng từ gốc và sổ chi tiết kế toán lập bảng kê chi tiết vật tư xuất trong kỳ
Công ty Dệt Hà Nam
Nhà máy dệt Bảng kê chi tiết vật liệu xuất
Tháng 3 năm 2004
Đơn vị:Đồng
TT
Diễn giải
TK Nợ
TK Có
621
627
…
152
153
I
1
2
3
4
…
II
1
2
III
1
…
IV
Phân xưởng I
Bông Mỹ 1-1/8
Bông Tây Phi 1-1/8
Bông RCK Malysia
Vòng bi 2203
…
Phân xưởng II
Bông úc
Bông Mỹ 1-3/32
Bông Thô Thiên Nhiên
…
Phân xưởng III
Bông Cott Regin Motes
Bông Hồi
Bông Mỹ 1-1/8
…
Xuất bán
…
2.994.579.210
994.547.715
835.831.200
597.012.000
…
7.178.235.361
806.530.860
717.921.060
627.286.332
…
3.365.004.628
490.933.870
397.212.001
398.262.389
…
550.097.451
430.500
…
1.217.181.100
…
640.010.004
…
…
3.434.476.310
994.547.715
835.831.200
597.012.000
…
8.238.029.549
806.530.860
717.921.060
627.286.332
…
3.824.668.291
490.933.870
397.212.001
398.262.389
…
1.092.676.232
…
110.200.351
430.500
…
157.386.912
…
180.346.341
…
Cộng
13.537.819.109
2.407.288.555
…
17.462.270.353
447.933.604
Công ty Dệt Hà Nam
Nhà máy Sợi Bảng kê tập hợp vật tư xuất
Tháng 3 năm 2004
Đơn vị: Đồng
TT
Chỉ tiêu
TK Nợ
TK Có
TK 621
TK 627
TK 641
TK 642
TK152
TK153
A
Sản xuất chính
13.537.819.109
1.959.354.951
15.497.174.150
1
2
3
Dây chuyền Sợi CK
Dây chuyền Sợi CT
Dây chuyền Sợi OE
2.994.579.210
7.178.235.361
3.365.004.628
439.897.100
1.059.794.188
459.663.663
3.434.476.310
8.238.029.549
3.824.668.291
B
Phục vụ sản xuất
447.933.604
447.933.604
1
2
3
Phân xưởng I
Phân xưởng II
Phân xưởng III
110.200.351
157.386.912
180.346.341
110.200.351
157.386.912
180.346.341
C
Xuất bán
1.092.676.232
D
Quản lý bán hàng
…
….
E
Quản lý DN
….
….
Cộng
13.537.819.109
447.933.604
17.462.270.353
447.933.604
Căn cứ vào bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng trong tháng để lấy số liệu từng khoản mục để lập chứng từ ghi sổ có TK 152 và TK 153 số hiệu 97A và 97B.
Chứng từ ghi sổ Số 97A
Tháng 3 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Xuất kho NVL cho sản xuất sản phẩm trong kỳ
621
627
632
…
152
152
152
…
13.537.819.109
1.959.354.951
1.092.676.232
…
Tổng phát sinh
17.462.270.353
Ngày 31 tháng 3 năm 2004
Người lập Kế toán trưởng
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) Chứng từ ghi sổ Số 97B
Tháng 3 năm 2004
Đơn vị: Đồng
Trích yếu
TK
Số tiền
Nợ
Có
Xuất kho CCDC cho sx trong kỳ
627
153
447.933.604
Tổng phát sinh
447.933.604
Ngày 31 tháng 3 năm 2004
Người lập Kế toán trưởng
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Mặt khác căn cứ vào phiếu xuất kho và bảng kê cùng chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ chi tiết TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” và mở chi tiết cho từng dây chuyền. Kế toán lập sổ chi tiết cho dây chuyền sản xuất Sợi chải kỹ
Sổ chi tiết TK 621
Dây chuyền sợi chải kỹ
Tháng 3 năm 2004 Đơn vị: 1000đồng
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Tổng tiền
TK 621
SH
NT
B00058
B00068
B00041
B00042
283
287
…
2/3
5/3
…
Xuất sx
Xuất sx
…
152
152
…
245.481,321
58.308,95
…
89.570,85
29.856,95
72.287,57
45.924
37.698,9
28.452
Cộng phát sinh
2.994.579,12
994.545,3
835.831,2
597.012
567.190,62
Ghi có TK 621
2.994.579,12
Người lập Kế toán trưởng
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ kế toán đã lập kế toán lấy số liệu tổng hợp của các chứng từ ghi sổ bên Nợ hoặc bên Có TK 152, TK 153 để ghi sổ đăng ký chứng từ. Sổ này được lập với mục đích dùng để đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh
Sổ đăng ký chứng từ
Năm 2004
Đơn vị: Đồng
Chứng từ
Số tiền
SH
N- T
…
97A
97B
…
…
31/3
31/3
…
…
17.462.270.353
447.933.604
…
Các chứng từ ghi sổ còn là căn cứ để kế toán ghi sổ cái TK 621
Cách vào sổ cái TK 621 cụ thể như sau: Kế toán sẽ lấy số liệu tổng hợp của dòng Nợ TK 621 đối ứng với TK 152 để ghi vào cột số tiền Nợ trên sổ cái TK 621
Sổ cái TK 621
Năm 2004
Đơn vị: Đồng
CTGS
Diễn giải
TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
NVL xuất dùng trong tháng 3 năm 2004
K/c sang chi phí sx kinh doanh dở dang
152
154
13.537.819.109
13.537.819.109
Cộng phát sinh
13.537.819.109
13.537.819.109
Ngày 31 tháng 3 năm 2004
Người lập Kế toán trưởng
(Ký,họ tên) (Ký,họ tên)
4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khái niệm: Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận quan trọng trong cấu thành sản phẩm. Do đó việc tính toán và hạch toán đầy đủ chi phí nhân công trực tiếp cũng vậy, việc trả lương chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý tốt chi phí và giá thành. Tại nhà máy chi phí nhân công trực tiếp chiểm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong giá trị sản phẩm nhưng nó lại rất quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp đứng máy, sản xuất (lương chính, lương phụ, ca, thưởng, các khoản phụ cấp khác mang tính chất lương và các khoản trích theo lương được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lương cho công nhân sản xuất nói riêng và nhân viên cùng các bộ phận khác nói chung được thực hiện dưới những hình thức trả lương: trả lương theo thời gian (áp dụng đối với bộ phận văn phòng), trả lương theo sản phẩm, theo ca (áp dụng đối với công nhân sản xuất).
Các quy chế về việc trả lương tại nhà máy như sau
Phương pháp tính và lập các bảng lương
Đối với bộ phận văn phòng hành chính
ĐGTL
=
TLmin
x
Hệ số lương
26
=
Lương cơ bản
26
Tiền lương tháng = ĐGTL x Ntt
Tiền
lương tháng
+
Lương thực lĩnh
Các khoản giảm trừ
-
Các khoản phụ cấp
=
Trong đó
TL Min: là tiền lương tối thiểu theo quy định Nhà nước (TLmin = 290 000đ )
Ntt: Số ngày công làm việc thực tế
Hệ số lương được tính dựa vào trình độ của nhân viên và quy định của doanh nghiệp.
Phụ cấp bao gồm 2 loại
Phụ cấp trách nhiệm: 25% x Tổng lương thực tế.
Phụ cấp khác: 40% x Tổng lương thực tế (áp dụng cho GĐ, PGĐ, Kỹ sư)
Lương học, họp, nghỉ phép được tính như lương 1 ngày công
Doanh nghiệp áp dụng chế độ của Nhà nước là nghỉ 12 ngày/ năm
Số ngày công chế độ 26 ngày/ tháng
Các ngày nghỉ theo chế độ thì được nghỉ và hưởng lương bình thường như ngày đi làm, còn ngày nghỉ vượt chế độ khi đó lương
Lương nghỉ vượt chế độ = 50% lương 1 ngày công
ĐGTL
x
Ntt
+
Lương ngày nghỉ trong chế độ
-
Lương ngày nghỉ vượt chế độ
=
Lương thực lĩnh
Lương thêm giờ thêm ca
1 công làm thêm = 2 x công thường
Các chế độ thưởng
Loại A: 150 000đ
Loại B:105 000đ
Loại C: không thưởng
Các khoản giảm trừ gồm Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT)
BHXH: + 15% x Tổng lương, tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
+ 5% x Tổng lương, trừ vào lương công nhân
BHYT: + 2% x Tổng lương, tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
+ 1% x Tổng lương, trừ vào lương công nhân viên
Trong tháng 3 năm 2004 lương của cô Phạm Thị Nhuận chức vụ kế toán trưởng nhà máy, trong tháng 3 cô làm được 29 công. Ta có lương của cô như sau
Lương cơ bản: 290 000 x 4.66 = 1 350 000đ/tháng
Lương phụ cấp: 1 350 000 x 25% = 337 500đ/tháng
Đơn giá lương: 1 350 000/26 = 51 923đ/ngày
Số ngày làm việc thực tế của cô: 26 + 3x2 = 32 công
Trong tháng cô đạt loại A nên được thưởng 150 000đ
Như vậy tổng thu nhập trong thán._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1368.doc