Phần thứ nhất
Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1. Nhiệm vụ của kế toán trong tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1. Khái niệm, bản chất của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1.1. Khái niệm và bản chất của chi phí sản xuất
Để tiến hành các hoạt đông sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên kết hợp đầy đủ
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xây dựng điện & dịch vụ phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 yếu tố cơ bản, đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Từ đó hình thành nên chi phí sản xuất tương ứng là chi phí khấu hao tư liệu lao động, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí tiền công trả cho người lao động. Ba yếu tố chi phí cơ bản này cấu thành nên giá trị sản phẩm mới trong đó chi phí khấu hao tư liệu lao động và chi phí nguyên vật liệu đóng vai trò là lao động sống. Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.
1.1.1.2. Giá thành và bản chất của giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm (công việc lao vụ) là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành.
Trong xây dựng cơ bản để xây dựng một công trình thì doanh nghiệp phải đầu tư vào quá trình thi công một lượng chi phí nhất định.Vì thế giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí đã chi ra cho từng công trình, hạng mục công trình (HMCT) . Hay khối lượng xây dựng cơ bản (XDCB) hoàn thành bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng. Giá thành sản phẩm luôn luôn chứa đựng hai mặt khác nhau, đó là chi phí sản xuất (CPSX) đã chi ra và giá trị sử dụng cấu thành trong khối lượng sản phẩm hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố chi phí vào sản phẩm, công việc lao vụ nhất định đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm có hai chức năng cơ bản là chức năng thước đo bù đắp và chức năng lập giá. Toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để hoàn thành một khối lượng sản phẩm phải được bù đắp bằng chính số tiền thu về, tiêu thụ, bán sản phẩm lao vụ. Việc bù đắp các chi phí đầu vào đó mới chỉ đảm bảo được quá trình tái sản xuất giản đơn. Mục đích của sản xuất và nguyên tắc kinh doanh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải bù đắp mọi chi phí đầu vào của quá trình sản xuất và phải có lãi. Khác với các doanh nghiệp khác, có thể tính ngay được giá thành sản phẩm và giá thành đó chính là căn cứ để xác định giá bán sản phẩm. ở doanh nghiệp xây lắp giá thành thường mang tính cá biệt, chi phí cho từng công trình, HMCT…
Hơn nữa đặc điểm của doanh nghiệp xây lắp cơ bản là giá bán có trước khi sản xuất nên giá thành thực tế của công trình quyết định trực tiếp đế lãi, lỗ của công trình. Trong cơ chế thị trường, giá bán sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào qui luật cung-cầu. Trong xây dựng cơ bản cũng vậy, doanh nghiệp chỉ bán được sản phaamrkhi doanh nghiệp có giá thầu hợp lý, hay giá bán công trình, HMCT… Chính là giá nhận thầu. Giá này phải dựa trên giá thành dự toán để xác định sao cho đảm bảo doanh nghiệp xây lắp có lãi và tồn tại được.
1.1.1.3. Phân biệt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Qua hai khái niệm về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ta có thể thấy về bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là giống nhau đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phi sản xuất tập hợp được, nội dung của giá thành chính là chi phi sản xuất tình theo số lượng và loại sản phẩm. Tuy vậy giữa giá thành sản phẩm và chi phi sản xuất cũng có sự khác nhau.
- Về phạm vi, chi phi sản xuất thường gắn với một thời kỳ nhất định, còn nói đến giá thành sản phẩm là xem xét đề chi phi sản xuấtập đến mối quan hệ của chi phí đến quy trình chi phi sản xuất công nghệ sản xuất (đã hoàn thành).
- Về nội dung, chi phi sản xuất giá thành sản phẩm gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ mà không có chi phí đã phát sinh và chưa phát sịnh. Còn giá thành sản phẩm thì gồm tất cả các chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó gồm cả chi phí kỳ trước và chi phí thực tế đã phát sinh kỳ trước phân bổ cho kỳ này (nếu có).
Việc giới hạn chi phí tính vào giá thành sản phẩm là những chi phí nào tuỳ thuộc vào quan điểm tính toán xác định chi phí, doanh thu và kết quả cũng như quy định của chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán hiện hành.
Tóm lại chi phí sản xuất phát sinh tập hợp được theo từng đối tượng xác định là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, giá thành sản phẩm tình được là cơ sở để kiểm tra thực hiện các định mức, dự toán chi phí…
1.1.2. Sự cần thiết khách quan phải tổ chức kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay khi các doanh nghiệp được toàn quyền chủ động trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, trong hạch toán kinh tế thì doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm sao cho với chi phi bỏ ra là ít nhất mà hiệu quả đem lại là cao nhất. Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải kết hợp nhiều biện pháp quản lý đối với hoạt động SXKD của mình. Trong đó kế toán được coi là công cụ quản lý có hiệu quả, nó cung cấp cho các nhà quản lý doanh nghiệp những số liệu chính xác nhất về chi phí của từng bộ phận, từng công việc cũng như toàn doanh nghiệp để các nhà quản lý có thể đánh giá được tình hình thực hiện kế hoạch định mức về chi phì và giá thành cũng như tình hình sử dụngvật tư, lao động, vốn…
Từ đó các nhà quản lý đề ra các biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả nhất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Mặt khác, việc thực hiện tốt công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với các bên liên quan đến doanh nghiệp. Cụ thể đối với nhà nước việc các doanh nghiệp làm tốt công tác này sẽ giúp nhà nước có cái nhìn tổng thể toàn diện với sự phát triển của nền kinh tế, từ đó có khả năng điều chỉnh kịp thời ban hành đường lối, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển. Hơn nữa, cong tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác đầy đủ còn ảnh hưởng trực tiếp đến số thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
Nói tóm lại công tác tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng nó liên quan đến lợi ích doanh nghiệp Nhà nước và các bên liên quan. Chính vì vậy doanh nghiệp cần thực hiện công tác này theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của mình.
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp.
Xây dựng cơ bản là một ngành độc lập tạo cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của xây dựng cơ bản thường là TSCDD của các tổ chức, doanh nghiệp khác nên nó không chấp nhận sản phẩm hỏng. Ngành sản xuất xây lắp có đạc điểm kinh tế kỹ thuật riêng thể hiện ở quá trình sáng tạo ra sản phẩm Quá trình sản xuất sảm phẩm là quá trình thi công xây dựng công trình , nó thường tiến hành trong thời gian dài phụ thuộc quy mô tính chất phức tạp của tùng công trình. Quá trình tri công thường được chia thành nhiều giai đoạn từ chuanr bị điều kiện thi công, tiến hành thi công đến kết thúc thi công. Mỗi giai đoạn lại gồm nhiều công việc khác nhau và thường được tiến hành ngoài trời nên phải chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên trong điều kiện quản lý vật tư tài sản đảm bảo tiến độ thi công.
Sản phẩm xây lắp công trình thường có quy mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiéc, lại có tính sử dụng lâu dài. Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất nên các điều kiện sản xuất như vật liệu, lao động, máy thi công phải được di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm ở công trình.
Đối tượng hạch toán chi phí cụ thể là các HMCT, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục vì thế phải lập dự toán chi phí tính giá thành theo từng hạng mục công trình hay giai đoan của HMCT. Sản phẩm xây lắp thường được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước.
Những đặc điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đặc điểm công tác quản lý, công tác kế toán và đặc biệt là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Các doanh nghiệp xây lắp vì thế phải làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm để tránh những thát thoát do đặc điểm của ngành gây nên, đạt mục tiêu cuối cùng là tiết kiệm chi phi sản xuất hạ giá thành sản phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm thu lợi nhuận cao.
b. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được nhà quản lý quan tâm vì mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tăng lợi nhuận, cách tốt nhất để đạt mục tiêu đó là tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh. Vì vậy kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những nhệm vụ sau:
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phi sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp đặc điểm doang nghiệp và yêu cầu quản lý.
Tổ chức vận hành các tài khoản kế toán để hạch toán chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ)
Tổ chức tập hợp phân bổ kết chuyển chi phi sản xuất theo đối tượng kế toán tập hợp chi phi sản xuất đã xác định.
Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đầy đủ chính xác.
1.2. Phân loại chi phi sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Yêu cầu quản lý chi phí nói chung đối với tất cả các doanh nghiệp là phải sử dụng hợp lý hiệu quả các yếu tố chi phí. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi quản lý và hạch toán chi phí đầy đủ chính xác thì yêu cầu tất yếu là phải phân loại chi phí theo tiêu thức thích hợp.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý, tuỳ theo mỗi cách xem xét chúng ta sẽ có những tiêu thức phân loại khác nhau dẫn đến chi phí khác nhau tương ứng để đáp ứng nhu cầu của con người trong từng lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp thường phân loại chi phi sản xuất theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, cấu kiện. Các vật liệu luân chuyển (ván khuôn, dàn giáo…) cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp hoặc kết cấu xây lắp, không gồm giá trị vật liệu tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công, được tính theo bảng giá trị vật liệu tại hiện trường gồm giá trị vật liệu giao đến chân công tình và chi phí vận chuyển trong nội bộ công trình.
Chi phí máy thi công: là chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị bằng động cơ điện…(kể cả hệ thống trang bị phục vụ cho việc sử dụng máy thi công) trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp hoặc kết câus công trình gồm chi phí khấu hao cơ bản chi phí khấu hao sửa chữa lớn, chi phí nhiên liệu động lực vật liệu phụ dùng cho máy, tiền lương của công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý máy và các chi phí khác của máy.
Chi phí nhân công gồm tiền lương cấp bậc theo quy định, phụ cấp lao động và một số khoản lương phụ, không gồm tiền lương công nhân vận hành máy
Chi phí sản xuất chung gồm chi phí quản lý hành chính, chi phí trực tiếp khác, chi phí cho bộ máy quản lý tổ đội các khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ. Trong giá thành dự toán, chi phí sản xuất chung được tính theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công cho từng loại công trình và các loại công tác xây lắp.
1.2.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong xây dựng cơ bản cần phân biệt các loại giá thành sau:
Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình, HMCT… được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá của nhà nước.
Giá trị dự toán của =
công trình, HMCT
Giá thành dự toán
của công trình, HMCT
+ Lãi định mức
Giá thành dự toán xây lắp là mức hao phí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, nó là tiêu chuẩn để dơn vị xây lắp phấn đấu để hạ thấp chi phí.
Giá thành kế hoạch là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch được tính toán và xác định trước khi tiến hành sản xuất và chế tạo sản phẩm.
Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí sản xuất thực tế mà doanh nghiệp chi ra để thi công hoàn thành khối lượng xây lắp công trình HMCT. Ngoài ra giá thành thực tế còn gồm những chi phí ngoài định mức… giá thành thực tế phản ánh kết quả, chất lượng lao động sản xuất của doanh nghiệp xây lắp.
Ngoài ra do đặc điểm của hoạt động xây lắp và sản phẩm xây lắp là thường tiến hành trong thời gian dài với sự đan xen về mức độ hoàn thành khối lượng công tác xây lắp khác nhau. Vì thế trong một kì nghiên cứu không thể lúc nào cũng có công trình hoàn thành để đánh giá nên người ta thường xem xét theo 2 chỉ tiêu giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh và giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành đơn vị của những công trình HMCT đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ do chủ đầu tư nghiệm thu và cháp nhận thanh toán.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là giá thành đơn vị của khối lượng xây lắp đã hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và thoả mãn các điều kiện nằm trong thiết kế đảm bảo chất lượng kỹ thuật, phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, được chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu và thanh toán.
1.3. Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phi sản xuất và căn cứ xác định.
Chi phi sản xuất của doanh nghiệp phát sinh luôn luôn gắn liền với nơi diễn ra hoạt động sản xuất (phân xưởng, đội… ) và với sản phẩm sản xuất. Vì thế kế toán cần xác định được đối tượng tập hợp chi phí trên sơ đồ thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm của sản phẩm, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh… Với những đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản cũng như của sản phẩm xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp xây lắp thường là từng tổ đội từng hạng mục công trình. Các chi phí phát sinh sau khi tập hợp xác định theo phạm vi giới hạn trên là cơ sở để tính giá thành sản phẩm theo đối tượng đã xác định.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm và căn cứ xác định.
Đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc lao vụ do doanh nghiệp đó đã sản xuất cần được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Xác định tính giá thành là công việc đầu tiên của kế toán tính giá thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành cũng phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ, tính chất sản xuất cung cấp sử dụng các sản phẩm dịch vụ … Các doanh nghiệp xây lắp do tổ chức sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu nên đối tượng tính giá thành thường là các công trình, HMCT phần xây lắp.
1.3.3. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở tài khoản, các sổ chi tiết … theo từng đối tượng của chi phí giúp cho công tác quản lý chi phí sản xuất và thực hiện đối tượng hạch toán kinh tế.
Đối tượng tính giá thành là căn cứ để mở các phiếu tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho công tác kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên 2 đối tượng này có mối quan hệ mật thiết với nhau thể hiện ở việc phải sử dụng các số liệu chi phí đã tập hợp được để xác định giá trị chuyển dịch của các yếu tố chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.4.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
* Xét ở góc độ kế toán phân bổ từng khoản chi phí theo các đối tượng dựa trên cơ sở các chứng từ ban đầu doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng khi các chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tức là liên quan đến một công trình,HMCT … khi đó kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng công trình, HMCT theo phương pháp ghi trực tiếp. Nghĩa là căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán lấy số liệu liên quan đến từng công trình, HMCT ghi thẳng cho công trình, HMCT đó mà không cần phân bổ.
Phương pháp tập hợp gián tiếp: áp dụng khi các chi phí phát sinh đến nhiều công trình, HMCT, ta không thể tiến hành trực tiếp cho từng đối tượng mà phải tập hợp chung lại sau đó tiến hành phân bổ theo từng công trình, HMCT thông qua tiêu thức thích hợp. Tiêu thức thích hợp là tiêu thức thoả mãn 2 điều kiện: Có mối quan hệ trực tiếp tới đối tượng phân bổ và có mối quan hệ tương quan tỷ lệ thuận với số chi phí phân bổ.
Ví dụ: Chi phí sản xuất chung thì tiêu thức phân bổ có thể là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng, tiền lương công nhân sản xuất.
Kế toán sau khi tập hợp được chi phí sản xuất xác định được tiêu thức phân bổ thì việc phân bổ tiến hành theo 2 bước:
Bước1: Xác định hệ số phân bổ.
Tổng số chi phí cần phân bổ
H =
Tổng tiêu thức phân bổ
Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng.
Ci = H x Ti
Trong đó: Ci : Số chi phí phân bổ cho đối tượng i.
Ti : Tiêu thức phân bổ cho đối tượng i.
H : Hệ số phân bổ.
- Xét ở góc độ yêu cầu quản lý vĩ mô phục vụ cho việc kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và việc thực hiện các chính sách chế độ đối với nhà nước có 2 phương pháp sau: Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ.
1.4.1.1. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
* Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh chi phí NVL phát sinh thực tế để sản xuất sản phẩm xây dựng hay lắp đặt các công trình, HMCT. Tài khoản này mở chi tiết cho từng công trình HMCT, các giai đoạn có dự toán riêng.
- Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này phản ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục vụ xây dựng và lắp đặt gồm cả tiền lương cho công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn công trình. Tài khoản này cũng mở chi tiết cho từng công trình, HMCT, giai đoạn công việc không hạch toán vào tài khoản này khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ.
- Tài khoản 623- Chi phí sử dụng máy thi công: Tài khoản này phân bổ vào tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Không hạch toán vào tài khoản này, khoản trích BHYT, BHXH,KPCĐ tính trên tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.
Tài khoản 623 có 6 TK cấp 2:
TK 6231 - Chi phí nhân công máy thi công.
TK 6232 - Chi phí vật liệu máy thi công.
TK 6233 - Chi phí dụng cụ máy thi công.
TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công.
TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
TK 6238 – Chi phí bằng tiền khác.
- Tài khoản 627- chi phí sản xuất chung: tài khoản này phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trình xây dựng gồm tiền lương nhân viên đội quản lý, khoản trích BHYT, BHXH, KHCĐ theo qui định, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội.
- Tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang: Tài khoản này dùng để hạch toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đội sản xuất, công trình, HMCT.
TK 154 có 4 TK cấp 2:
TK 1541 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hoạt đông xây lắp.
TK 1542 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sản phẩm khác.
TK 1543 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dịch vụ.
TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp.
Sơ đồ 1.
Nếu tổ chức đội máy thi công riêng và có phân cấp hạch toán cho đội máy, có tổ chức kế toán riêng ở đội theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.
1.4.1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xay lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
* Tài khoản sử dụng: TK 621, TK 622< TK 623, TK 627.
Theo phương pháp này tài khoản sử dụng để tập hợp chi phi sản xuất không phải là TK154 mà là TK 631- giá thành sản xuất còn TK 154 để phản ánh giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ
* Nội dung:
Đầu kỳ kết chuyển CFSXKDDD cuối kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 631 (chi tiết)
Có TK 154 (chi tiết)
Trong kỳ CFNVLTT, CFNCTT, CFMTC, CFSXC phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 621 (chi tiết)
Có TK 152, 153
Nợ TK 622 (chi tiết)
Có TK 334, 338
Nợ TK 623 (chi tiết)
Có TK 152, 153, 214
Nợ TK 627 (chi tiết)
Có TK 152, 111
Cuối kỳ kết chuyển phân bổ các khoản chi phí trên vào TK 631
Nợ TK 631
Có TK 621, 622, 623, 627
Đồng thời kết chuyển chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ
Nợ TK 154 (chi tiết)
Có TK 631 (chi tiết)
1.4.2. Đánh giá sản phẩm làm dở trong các doanh nghiệp, xây lắp.
Sản phẩm làm dở là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo: đang nằm trên dây truyền, quy trình công nghệ sản xuất, chưa hoàn thành …
Xác định số chi phí tính theo sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu, đánh giá sản phẩm làm dở chính xác giúp cho việc tính tổng sản phẩm trong kỳ chính xác. Vì vậy, các doanh nghiệp đều phải đánh giá sản phẩm làm dở. Tuỳ theo đặc điểm từng doanh nghiệp mà vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở thích hợp.
1.4.2.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán CFSP làm dở được tính theo công thức sau:
B + C
A = x E
D + E
Trong đó:
A: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
B: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp đầu kỳ.
C: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ.
D: Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ theo dự toán
E: Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán.
1.4.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo tỷ lệ hoàn thành tương ứng.
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu Đ/v việc đánh sản phẩm làm dở của công tác lắp đặt
Bl + Cl
Al = x El
Dl + El
Trong đó:
Al: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang cuối kỳ.
Bl: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang đầu kỳ.
Cl: Chi phí của khối lượng xây đặt thực hiện trong kỳ
Dl: Chi phí của khối lượng xây đặt hoàn thành bàn giao trong kỳ theo DT
El: Chi phí của khối lượng xây đặt dở dang cuối kỳ theo dự toán đã tính chuyển theo sản lượng hoàn thành tương đương.
1.4.2.3. Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán.
Giá trị sản phẩm dở cuối kỳ được tính như sau:
B + C
A = x Ed
Dd + Ed
Trong đó: A: Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
B: Chi phí thực tế của khối lượng tính đầu kỳ.
C: Chi phí thực tế của khối lượng thực hiện trong kỳ.
Dd: Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ.
Ed: Giá trị dự toán của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ.
* Căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và CFSX đã tập hợp trong kỳ giá thành sản phẩm hoàn thành xác định theo công thức:
ZTT = D ĐK + C - DCK
Trongđó: Z: Tổng giá thành sản phẩm .
D ĐK : Chi phí sản phẩm làm dở đầu kỳ
C: Chi phí sản xuất trong kỳ
DCK : Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ
Nếu trong quá trình sản xuất ngoài sản phẩm chính doanh nghiệp còn tận dụng được sản phẩm phụ thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ được loại trừ phần CFSXSP phụ.
ZTT = D ĐK + C - DCK – CP
Cuối kỳ khi hoàn thành việc tập hợp CFSX, kế toán tính giá thành sản phẩm và ghi sổ kế toán theo định khoản
Nợ TK 632
Có TK 154
Phần thứ hai
Tình hình thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty XD Điện và Dịch vụ PTNT
2.1. Một số đặc điểm chung của công ty XD Điện và Dịch vụ PTNT
2.1.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xây dựng Điện và Dịch vụ Phát triển Nông thôn.
Tiền thân của Công ty xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn là xí nghiệp lắp đặt điện do Trung ương Hội nông dân Việt Nam tiếp người và quản lý Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn. Thành lập theo quyết định số 374/QĐ-UB ngày 5/3/1994 của UBND Thành phố Hà Nội.
Về mặt tổ chức Công ty thuộc sự quản lý của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.
Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn là doanh nghiệp hợp đồng kinh doanh có tư cách pháp nhân có quyền và nghĩa vụ theo luật định, về tài chính kế toán chịu sự quản lý của tổng cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước - Bộ tài chính.
Trụ sở : 13 đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.
Tên giao dịch: Red.
Tài khoản : 710A - 00911 - tại Ngân hàng công thương Ba Đình.
ĐT : (04) 8. 330354 - 8. 336570.
Fax : (84) 4. 8337-214.
Đăng ký kinh doanh số: 200504 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp.
Số vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp: 312.800.000. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đăng ký theo luật Doanh nghiệp nhà nước, đồng thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về bảo toàn vốn và phát triển vốn được giao và làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước nên nhiều năm qua bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty được hình thành theo mô hình phát huy tốt.Khi mới thành lập Công ty chỉ có hơn 20 cán bộ công nhân viên. Công tác tổ chức chưa ổn định, các tổ chức chính trị - xã hội chưa được thành lập, hoạt động trong Công ty còn mang tính đơn lẻ, mọi hoạt động trong Công ty đều đè nặng lên vai giám đốc. Được sự quan tâm của thường vụ Trung ương Hội từ tháng 1 năm 1997. Tổ chức chi bộ Đảng của Công ty được hình thành. Tiếp đó là tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, đã phối hợp hoạt động tạo không khí phấn khởi đoàn kết trong Công ty, giúp chính quyền Công ty chăm lo sâu sắc hơn đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, các hoạt động từ thiện xã hội. Đặc biệt tổ chức chi bộ Đảng đã phát huy vai trò tham mưu lãnh đạo, giúp Ban giám đốc Công ty trong việc hoạch định phương hướng phát triển doanh nghiệp qua mỗi thời kỳ.
Với đội ngũ lao động bình quân có mặt 100%.
Trong đó: Lao động gián tiếp : 20%.
Lao động trực tiếp : 80%.
26 người có bằng đại học, cao đẳng trở lên.
6 người có bằng trung cấp các ngành.
68 người có bằng trung cấp các ngành điện, cơ khí.
Số còn lại là công nhân tạp vụ.
Công ty Xây dựng Điện & Dịch vụ Phát triển Nông thôn được phép hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực.
Xây dựng đường dây tải điện và trạm biến áp tới 35KV
Đầu tư xây dựng và cung ứng điện
Xây dựng các công trình hạ tầng thuộc nhóm C (vốn đầu tư < 20 tỷ đồng) như nhà ở đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi.
Dịch vụ phát triển nông thôn.
Sản xuất kinh doanh thiết bị điện (sản xuất dây, điện hòm công tơ v.v…)
Sản xuất bê tông, cột điện, ống cống
Lắp ráp linh kiện điện tử, loa đài …
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng điện và dịch vụ phát triển nông thôn.
Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như đã nêu trên cùng với đặc điểm tổ chức thi công nhiều hạng mục công trình khác nhau, đòi hỏi Công ty phải tổ chức sản xuất kinh doanh một cách hợp lý.
Công ty có phòng Kế hoạch đây là nơi tạo dáng cho các công trình phòng kỹ thuật theo dõi quá trình thi công đặc biệt chất lượng theo đúng thiết kế. Công ty thành lập 2 xí nghiệp trực thuộc là xí nghiệp xây lắp đội trưởng thi công 1 công trình. Trong mỗi đội là được phân chia thành các tổ đội thi công tuỳ theo yêu cầu thực tế, luôn đặc biệt thi công công trình đúng tiến độ với chất lượng cao. Do đặc điểm sản xuất các công trình thi công thường ở xa, việc kiểm soát rất khó khăn nên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã thực hiện cơ chế khoán. Nghĩa là, sau khi trúng thầu, ký kết được các hợp đồng xây dựng, Công ty thường giao khoán lại cho các xí nghiệp. Sau đó xí nghiệp lại giao khoán lại cho các đội của xí nghiệp. Đây là hình thức khoán dịch vụ đến từng đội nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý trực tiếp tại các xí nghiệp, các đội cũng như của người lao động. Công ty cũng sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp máy móc thi công cho các xí nghiệp, các đội thi công, nhưng đồng thời cho phép các xí nghiệp được đầu tư mua sắm thêm các phương tiện máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. Mặt khác do yêu cầu về lao động của doanh nghiệp xí nghiệp có nhiều nét đặc thù riêng nên Công ty cũng có một cơ chế quản lý lao động phù hợp. Công ty chỉ duy trì số lượng lao động trong danh sách hợp lý, đây là những lao động có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm. Còn lại tuỳ theo yêu cầu về lao động, tuỳ thuộc đặc điểm của công trình mà Công ty sử dụng lao động thuê ngoài tại địa bàn thi công. Việc sử dụng lao động như vậy vừa tiết kiệm được chi phí nhân công, vừa thuận tiện. Ngoài ra Công ty còn có một bộ phận làm nghiệp vụ kinh doanh vật tư, vừa đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây lắp cho Công ty, vừa tiêu thụ được sản phẩm công nghiệp của Công ty sản xuất ra.
Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã liên tục phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Năm sau phát triển hơn năm trước, ta có thấy được sự phát triển của Công ty qua số liệu được thu và lợi nhuận sau:
Năm 1999: Thu nhập doanh số bình quân: 3,5 tỷ.
Trong đó: - Xây lắp điện: 2 tỷ
- Kinh doanh điện: 1 tỷ.
- Và 0,5 tỷ từ các nguồn khác.
Năm 2000: Thu nhập doanh số bình quân 4,2 tỷ.
- Xây lắp điện: 2,25 tỷ.
- Kinh doanh điện 1,35 tỷ.
- Và 0,6 tỷ từ các nguồn khác.
Thu nhập của năm sau tăng gấp nhiều lần so với năm trước. Sở dĩ có được như vậy là do Công ty không ngừng nâng cao trang thiết bị hiện đại, đầu tư vào đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao. Đội ngũ công nhân lành nghề, bộ máy sử dụng lao động cũng ngày một nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển này phù hợp với xu hướng đang phát triển của ngành xây dựng Việt Nam.
2.1.3. Bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Điện & Dịc._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0402.doc