lời nói đầu
Thế kỷ 20 đã đi qua, thế kỷ 21 đã đến với nhân loại. Mỗi người chúng ta sống trong thế kỷ 20 đã chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu sâu sắc và to lớn.
Những năm qua, cùng với sự thay đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế. Chuyển sang kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Các doanh nghiệp đã phải vận động, để tồn tại, đi lên bằng thực lực của mình. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, phải bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Để
43 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn ở Công ty Hồng Hà - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải năng động, phải đảm bảo “lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi”. Trong hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thương mại,... thì khâu quản lý vốn là khâu quan trọng và quyết định. Có quản lý vốn tốt thì doanh nghiệp mới có điều kiện tồn tại và phát triển. Hơn nữa quản lý vốn hợp lý và đúng đắn, chính xác cũng là một vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Vì mục đích hoạt động là bảo toàn vốn và thu hồi vốn.
Quản lý vốn là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế và có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành (kiểm soát các nguồn vốn đầu tư) kinh tế. Có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với công ty đóng tàu Hồng Hà - Bộ Quốc phòng, mà còn đối với hoạt động tài chính của các doanh nghiệp. Là phần chủ yếu trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp nó cần phải được tổ chức khoa học và hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả bảo toàn vốn.
Xuất phát từ những vấn đề trên, qua quá trình thực tập tại công ty Hồng Hà - Bộ Quốc phòng. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Trần Mạnh Hùng và sự giúp đỡ của các cán bộ trong phòng kế toán của công ty. Em đã thực hiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em về đề tài:
“Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn ở công ty Hồng Hà - Bộ Quốc phòng”
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Những lý luận chung về quản lý vốn trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác quản lý vốn ở công ty Hồng Hà - Bộ Quốc phòng.
Phần III: Một số nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn của công ty Hồng Hà.
phần I
Lý luận chung về quản lý vốn trong doanh nghiệp
I-/ Khái niệm, vai trò và phân loại của vốn sản xuất trong các doanh nghiệp.
1-/ Khái niệm về vốn sản xuất trong các doanh nghiệp.
- Vốn sản xuất trong doanh nghiệp công nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng hợp lý, tiết kiệm kế hoạch vào loại hình kinh doanh.
- Nguồn gốc vốn là tuỳ thuộc vào từng loại doanh nghiệp đó là doanh nghiệp Nhà nước hay tập thể, tư nhân, công tư hợp doanh,... mà nguồn vốn có thể chủ yếu do Nhà nước cấp hay từ nhiều nguồn khác nhau.
- Như vậy, xét về hình thái vật chất, vốn sản xuất gồm 2 yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động tạo nên thực thể sản phẩm, tư liệu lao động là phương tiện để chuyển hoá đối tượng thành thực thể sản phẩm. Cả 2 bộ phận này đề là những nhân tố quan trọng để nâng cao sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
- Xét về hình thái giá trị ta thấy: giá trị của đối tượng lao động được chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm, còn giá trị của tư liệu lao động do nó tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất, nên giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm thành quả, hình thức khấu hao.
2-/ Vai trò của vốn:
Vốn là nhân tố quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, nếu thiếu vốn các doanh nghiệp không thể tiếp tục sản xuất được dẫn đến phá sản và giải thể doanh nghiệp. Do đó vốn có các vai trò sau:
- Giúp doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất tăng lợi nhuận cho công ty.
- Giúp doanh nghiệp đầu tư tăng lợi nhuận.
- Giúp doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu và thực hiện nổi các mục đích khác nếu không có vốn. Mặt khác tình trạng lỗ vốn liên tục sẽ làm cạn kiệt tài sản của doanh nghiệp: tiêu hao vốn chủ sở hữu và làm cho doanh nghiệp phải phụ thuộc vào chủ nợ.
3-/ Nhiệm vụ của công tác quản lý vốn:
Qua khái niệm và vai trò của vốn thì chúng ta thấy nhiệm vụ của doanh nghiệp trong công tác quản lý vốn là:
- Phải xác định được cơ cấu vốn hợp lý là nói đến khả năng kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp đối với việc thoả mãn các khoản nợ vay dài hạn nhằm mục đích đánh giá tính rủi ro của đầu tư dài hạn.
- Phản ánh và theo dõi chính xác tình hình biến động của từng nguồn vốn, giám đốc tình hình huy động, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tổ chức phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn để phát hiện và khai thác khả năng tiềm tàng của các nguồn vốn.
4-/ Phân loại vốn:
Nếu căn cứ vào hoạt động của vốn, vốn sản xuất được chia làm 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động.
4.1. Vốn cố định:
a. Khái niệm và cách phân loại vốn cố định.
Vốn cố định là một bộ phận sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình và vô hình đang phát huy tác dụng trong sản xuất.
TSCĐ là những tư liệu lao động có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn, tiêu chuẩn cụ thể được quy định phù hợp với tình hình thực tế và các chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước. Hiện tại Nhà nước quy định những tư liệu lao động có đủ 2 điều kiện sau: thời gian sử dụng trên 1 năm và giá trị trên 5.000.000 đồng thì được gọi là TSCĐ.
+ TSCĐ hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể.
Trong quá trình kinh doanh những tài sản này vẫn giữ nguyên hình thái hiện vật nhưng nó bị hao mòn dần vào giá trị được chuyển dần vào giá trị của sản phẩm.
TSCĐ hữu hình của các doanh nghiệp được chia thành các loại sau:
- Nhà cửa của các phân xưởng và bộ phận quản lý.
- Vật kiến trúc.
- Thiết bị động lực.
- Hệ thống truyền dẫn.
- Máy thiết bị sản xuất.
- Dụng cụ làm việc, đo lường, thí nghiệm.
- Thiết bị và phương tiện vận tải.
- Dụng cụ quản lý.
- TSCĐ khác dùng vào sản xuất CN.
+ TSCĐ vô hình: là như tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Nó bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, giá trị các phát minh sáng chế, quyền đặc nhượng và các lợi thế khác.
TSCĐ hữu hình cũng như vô hình đều thay đổi trong năm (tăng, giảm) và bị hao mòn dần, giá trị của nó được chuyển vào giá trị của sản phẩm thông qua hình thức khấu hao.
+ Khấu hao TSCĐ:
Khấu hao là sự bù đắp về kinh tế hao mòn hữu hình và vô hình của TSCĐ theo mức độ hao mòn của nó.
Khấu hao được thực hiện bằng cách chuyển giá trị của TSCĐ vào giá trị sản phẩm trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ đồng thời lập quỹ khấu hao để bù đắp từng phần và toàn bộ hình thái vật chất của TSCĐ.
Việc xác định thời gian hữu ích của TSCĐ khó có thể đoán được chính xác vì có nhiều nhân tố tác động khác nhau đến hao mòn TSCĐ, đặc biệt là hao mòn vô hình.
Để tính được lượng khấu hao hàng năm của TSCĐ cần phải xác định được tổng giá trị bình quân TSCĐ cần tính khấu hao và tỉ lệ khấu hao. Khi tính khấu hao chúng ta phải tính tổng giá trị bình quân TSCĐ theo công thức sau:
- = + -
- =
- =
Đơn vị thời gian để tính tổng giá trị bình quân của TSCĐ là tháng nên quy ước như sau: TSCĐ tăng trong tháng này thì tính tăng tháng sau; TSCĐ giảm trong tháng này sẽ tính giảm trong tháng sau.
b. Các biện pháp sử dụng vốn cố định có hiệu quả và việc bảo toàn vốn.
Trước hết cần xác định cơ cấu vốn hợp lý, quan hệ tỷ lệ trong cơ cấu vốn là một chỉ tiêu động cho nên phải thường xuyên cải tiến để có cơ cấu vốn tối ưu. Muốn vậy, phải căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật sản xuất, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên để lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý.
TSCĐ mua về chỉ cần đẩy nhanh tốc độ xây lắp đảm bảo chất lượng giá thành hạ đưa nhanh vào sử dụng.
Những TSCĐ sử dụng không có hiệu quả thì nhanh chóng làm thủ tục thanh lý và có kế hoạch thay thế, TSCĐ không cần dùng có thể nhượng bán hoặc cho thuê.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ do thời gian tham gia của nó tương đối dài trong khi giá trị đồng tiền không ổn định và sự tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng diễn ra với tốc độ rất nhanh, vốn cố định luôn bị đe doạ. Do vậy các doanh nghiệp thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn vốn cố định của mình, đó là nhiệm vụ của các doanh nghiệp.
4.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
a. Khái niệm:
Vốn lưu động (VLĐ) là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị TSCĐ và vốn lưu động để đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp được bình thường.
Về mặt hiện vật vốn lưu động được biểu hiện là giá trị của nguyên vật liệu (NVL), bán thành phẩm, thành phẩm, vốn bằng tiền.
Qua mỗi chu kỳ sản xuất vốn lưu động lần lượt trải qua các trạng thái: tiền - đối tượng lao động - sản phẩm dở dang - bán thành phẩm - sản phẩm để dùng - thành phẩm và trở lại hình thái tiền sau khi tiêu thụ sản phẩm. Sau mỗi chu kỳ như vậy VLĐ chuyển toàn bộ giá trị vào giá trị sản phẩm.
* ý nghĩa của việc phân loại:
- Tài sản lưu động (TSLĐ) là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong kinh doanh.
- Các loại TSLĐ có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.
b. Phân loại vốn lưu động:
* Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển VLĐ người ta chia VLĐ thành 3 loại:
- Vốn dự trữ: bộ phận này dùng để mua sắm dự trữ NVL, phụ tùng thay thế,... phục vụ cho sản xuất.
- Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn nằm trong giai đoạn sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,...
- Vốn lưu động: là bộ phận vốn trong giai đoạn lưu thông như vốn thành phẩm, vốn tiền mặt.
* Căn cứ vào phương pháp xác định vốn người ta chia VLĐ thành 2 loại:
- Vốn lưu động định mức: đây là số vốn mà có thể xác định được trước mức tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) như vốn trong sản xuất, vốn dự trữ.
- VLĐ không định mức: đây là số vốn có thể phát sinh nhưng không căn cứ để tính toán như: vốn kết toán, hàng trên đường gửi đi.
* Căn cứ vào nguồn hình thành VLĐ người ta chia VLĐ thành 2 loại:
- Vốn lưu động tự có: là số vốn doanh nghiệp được Nhà nước cấp không phải hoàn lại, không phải trả lợi tức được sử dụng lâu dài theo chế độ Nhà nước quy định: vốn bổ sung từ lợi nhuận, các khoản tiền phải trả nhưng chưa đến hạn trả.
- VLĐ đi vay: là khoản tiền doanh nghiệp vay của ngân hàng, vay của các đối tượng khác. Các loại tiền vay này doanh nghiệp có nghĩa vụ phải hoàn trả cả gốc và lãi.
Khái quát sự phân loại qua sơ đồ sau:
Tài sản lưu động
Vốn lưu thông
Vốn dự trữ
Vốn trong SX
Vốn lưu động định mức
Vốn lưu động
Vốn lưu động
4.3. Xác định VLĐ định mức kế hoạch.
VLĐ định mức là số vốn mà doanh nghiệp có căn cứ để xác định. VLĐ định mức quá nhiều hoặc quá ít đều không có lợi, để xác định VLĐ định mức trong kỳ ta lần lượt xác định VLĐ định mức ở từng khâu: dự trữ, sản xuất, tiêu thụ và luân chuyển vốn.
a. VLĐ định mức ở khâu dự trữ:
Lượng VLĐ định mức ở khâu dự trữ phụ thuộc vào giá trị bình quân của NVL, nhiên liệu năng lượng,... bỏ vào sản xuất trong 1 ngày đêm và định mức số ngày dự trữ.
Giá trị bình quân của NVL, nhiên liệu,... bỏ vào sản xuất trong 1 ngày đêm được tính bằng cách lấy luân chuyển của cả năm chia cho 360 ngày.
Định mức số ngày dự trữ phụ thuộc vào loại NVL mua trong nước hay nhập khẩu, số ngày này phụ thuộc vào số ngày cách nhau giữa 2 lần mua, hệ số thu mua xen kẽ số ngày vận chuyển, số ngày chỉnh lý và khâu chuẩn bị.
b. Vốn lưu động ở khâu sản xuất.
Lượng VLĐ định mức ở khâu sản xuất được xác định riêng cho sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm, chi phí chờ phân bổ, số vốn này phụ thuộc vào: hệ số sản phẩm dở dang, chu kỳ sản xuất, số ngày dự trữ nửa thành phẩm, hệ số nửa thành phẩm và mức luân chuyển bình quân của ngành thành phẩm trong năm.
c. VLĐ định mức ở khâu tiêu thụ.
Lượng VLĐ định mức ở khâu tiêu thụ được xác định riêng cho thành phẩm, hàng mua ngoài cho tiêu thụ. Số vốn này phụ thuộc vào: chi phí sản xuất cho thành phẩm trong một ngày đêm, số ngày dự trữ thành phẩm, số hàng hoá mua ngoài 1 ngày đêm, số ngày dự trữ hàng hoá mua ngoài.
d. Biện pháp tăng tốc độ luân chuyển VLĐ.
VLĐ của doanh nghiệp là tổng số vốn của từng khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Do vậy để tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ta phải phấn đấu sử dụng vốn hợp lý và tiết kiệm ở từng khâu nói trên.
- ở khâu dự trữ: doanh nghiệp mau chóng ổn định thị trường mua sắm, NVL thông qua các hợp đồng kinh tế, xác định lượng dự trữ tối ưu để giảm đến mức tối thiểu chi phí dự trữ, rút ngắn thời gian bốc dỡ, kiểm nhận NVL, tổ chức tốt công tác quản lý kho tàng để chống mất mát, hao hụt NVL.
- ở khâu sản xuất: xây dựng kế hoạch tiến độ sản xuất hợp lý, tìm mọi biện pháp để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL làm tốt công tác điều độ sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất đồng bộ, nhịp nhàng, liên tục.
- ở khâu tiêu thụ: tăng cường quảng cáo, lựa chọn biện pháp bảo vệ và mở rộng thị trường, lựa chọn các hình thức thanh toán thích hợp, có những hình thức thu hút khách hàng, làm tốt công tác thu nợ khách hàng.
II-/ Phân tích báo cáo tài chính.
1-/ Phân tích tình hình tài chính.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn cố định, vố lưu động và các vốn chuyên dùng khác.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và chấp hành luật pháp. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính.
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều phải bình đẳng kinh doanh, nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, nhà cho vay, nhà cung cấp, khách hàng,... Mỗi đối tượng này quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên góc độ khác nhau, song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và mức sinh lời tối đa,... Vì vậy, phân tích tình hình tài chính cấn phải đi phân tích các chỉ tiêu sau:
2-/ Các chỉ tiêu phân tích tài chính.
2.1. Chỉ tiêu đánh giá khái quát.
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thái của doanh nghiệp.
+ =
Phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp về nguồn vốn. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Bởi vì hầu hết tài sản hiện có đều được đầu tư bằng vốn của mình.
- Tình hình tài chính còn được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán ngắn hạn.
+ =
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong một năm hay 1 kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp.
Nếu chỉ tiêu này sấp sỉ = 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại.
+ =
Chỉ tiêu này, nếu >0,5 hoặc <0,1 đều không tốt, vì nó sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán phản ánh 1 đồng TSCĐ thu được bao nhiêu đồng (vốn bằng tiền).
+ =
Tỷ suất này, nếu >0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan, nếu <0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, do đó phải bán gấp hàng hoá hoặc sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán.
- Ngoài các chỉ tiêu trên khi phân tích cần phải xem chỉ tiêu vốn hoạt động thuần, vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán của công ty.
= -
2.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.
- Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh.
=
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả đầu ra một đơn vị chi phí hết mấy đơn vị.
a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Hiệu quả sử dụng TSLĐ được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:
+ =
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định đem lại mấy đồng doanh thu.
+ =
+ =
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho VCĐ quay được 1 vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
+ =
Chỉ tiêu này, cho biết 1 đồng doanh thu thuần (lợi nhuận thuần) bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
b. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ.
+ =
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng VLĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
+ =
Phản ánh VLĐ quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ tăng và ngược lại.
+ =
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết cho VLĐ quay được mấy ngày.
+ Xét các nhân tố ảnh hưởng.
DTG = TG99 - TG98
Trong đó: TG: thời gian của 1 vòng luân chuyển.
Do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do ảnh hưởng của VLĐ bình quân:
Trong đó: t : thời gian của kỳ phân tích (360 ngày)
: vốn lưu động bình quân
G : tổng doanh thu thuần.
Do ảnh hưởng của mức luân chuyển (doanh thu: DM)
DM = t x 99 -
+ =
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng DTT thu được mấy đồng VLĐ.
+ = x -
3-/ Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của vốn.
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ TSCĐ và TSLĐ, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi.
+ =
Xác định nhân tố ảnh hưởng:
DHL = HL99 - HL98
Do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
ảnh hưởng của hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu.
DHC = HC99 x HG98 - HC98 x HG98
ảnh hưởng của hệ số doanh lợi của doanh thu thuần.
DHG = HC99 x HG99 - HC99 x HG99
4-/ Chỉ tiêu phân tích đánh giá công nợ:
+ =
+ =
Chỉ tiêu này, nếu = 1 thì vừa đủ, nếu = 2 thì tốt.
+ =
Tỷ suất này nếu = 1 là hợp lý, nếu < 1 thì doanh nghiệp gặp khó khăn.
+ =
Hệ số này nếu ³1 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty là tốt, nếu <1 thì có nguy cơ phá sản, nếu ằ 0 thì doanh nghiệp bị phá sản.
Phần II
thực trạng công tác quản lý vốn ở công ty hồng hà
I-/ Tổng quan về công ty Hồng Hà.
1-/ Quá trình hình thành và phát trển của công ty.
Công ty Hồng Hà - Bộ Quốc phòng thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1965 với tên ban đầu là ban Ca nô - Sà lan phục vụ quân đội. Nơi hoạt động là cảng Phà Đen - Hà Nội với biên chế là 20 người.
Đến năm 1967 nhu cầu sản xuất ca nô - sà lan ngày càng tăng nhưng việc gia tăng đặt hàng ở các cơ sở gặp nhiều khó khăn.
Năm 1968 để mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến trường. Ngày 16 tháng 4 năm 1968 Đảng uỷ cục quản lý xe ra Quyết định đổi tên Ban ca nô thành Nhà máy sửa chữa ca nô - sà lan Q173W và thành lập Đảng uỷ Nhà máy.
Năm 1972 đổi tên Nhà máy sửa chữa ca nô Q173W thành Nhà máy A173. Từ đó Nhà máy A173 với tất cả cán bộ công nhân viên chức của nhà máy không quản ngại khó khăn vất vả, làm ngày, làm đêm với mục tiêu tất cả cho tiền tuyến nên nhà máy luôn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sửa chữa và đóng mới ca nô phục vụ cho quân đội và phát triển kinh tế.
Năm 1981 nhà máy chuyển về xã Lê Thiện - huyện An Hải - Hải Phòng và đổi tên thành xí nghiệp 173.
Năm 1983 chính thức đi vào hạch toán kinh tế.
Năm 1986 trên tinh thần đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định sáp nhập xí nghiệp 173 và xí nghiệp vận tải Hồng Hà thành công ty Hồng Hà với nhiệm vụ chính là sửa chữa phương tiện vận tải thuỷ, sản xuất ô xy công nghiệp và vận tải hàng hoá đường thuỷ.
Thời gian sau đó do xí nghiệp vận tải Hồng Hà hoạt động kém hiệu quả nên Bộ Quốc phòng ra Quyết định chuyển xí nghiệp vận tải Hồng Hà về Lữ đoàn 649 thuộc Cục vận tải Tổng cục hậu cần. Từ đó công ty Hồng Hà ổn định và sắp xếp lại tổ chức. Công ty đã tuyển dụng thêm cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, tuyển thêm công nhân có tay nghề cao, có thâm niên trong nghề để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Những công nhân có trình độ tay nghề kém không phù hợp với tình hình mới thì công ty bố trí công tác khác.
Với phương châm tất cả cho sản xuất, sản xuất chất lượng cao giá thành hạ, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm vật tư, nên công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả kinh tế cao. Khách hàng gần xa ngày càng đến công ty để ký kết các hợp đồng nhiều hơn.
Với sự năng động, sáng tạo của ban lãnh đạo công ty đã phát triển sản xuất tới trình độ ngày càng tinh xảo. Nó được thể hiện từ chỗ sửa chữa ca nô đến đóng mới phương tiện có trọng tải lớn.
Từ năm 1997 công ty đã cải tiến công nghệ, trang thiết bị máy móc đầu tư cho công nghệ đóng ca nô nhôm, chuẩn bị đóng tàu cảnh sát biển. Với bước ngoặt lịch sử này, đã khẳng định được công ty ngày càng đứng vững và phát triển.
Vì vậy hơn 300 cán bộ công nhân viên liên tục có việc làm ổn định cuộc sống ngày càng gắn bó với công ty ị thu nhập năm sau cao hơn năm trước.
2-/ Chức năng, nhiệm vụ của công ty Hồng Hà.
- Công ty chủ yếu là sửa chữa ca nô - sà lan, sửa chữa các loại tàu trọng tải lớn nhỏ trong và ngoài quân đội.
- Đóng mới ca nô - sà lan, tàu phục vụ các đơn vị trong và ngoài quân đội.
- Đóng mới ca nô - sà lan có tốc độ cao làm bằng vỏ kim loại nhôm phục vụ cho lực lượng vũ trang, cảnh sát biển.
- Sản xuất ô xy dùng cho sản xuất của công ty, số còn lại bán ra thị trường.
3-/ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
Công ty Hồng Hà - Bộ Quốc phòng là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập có đầy đủ tư cách, pháp nhân, được trực tiếp quan hệ với ngân sách Nhà nước, với khách hàng trong và ngoài nước về ký hợp đồng và chịu trách nhiệm trước Bộ Quốc phòng và Nhà nước về việc thống nhất và sử dụng có hiệu quả bảo vệ tài sản của công ty.
* Ban giám đốc công ty: gồm 03 người, đứng đầu là giám đốc công ty, sau đó là 02 phó giám đốc được phân công chuyên trách từng công việc cụ thể.
Một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, vật tư, định mức giờ công và chất lượng sản phẩm.
Một phó giám đốc chịu trách nhiệm về nội chính.
* Các phòng ban chức năng:
- Phòng kế hoạch: gồm một đồng chí trưởng phòng, một đồng chí phó phòng và 06 đồng chí trợ lý, nhân viên với nhiệm vụ được giao là tổ chức kế hoạch, điều hành sản xuất, quản lý lao động, thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng.
- Phòng chính trị: với chức năng phục vụ và tham mưu cho giám đốc về đường lối chính trị, chính sách, chủ trương đường lối, Nghị quyết hoạt động về công tác Đảng, công tác chính trị, công đoàn, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.
- Phòng hành chính: có chức năng phục vụ đời sống toàn cán bộ công nhân viên trong công ty. Bao gồm các bộ phận:
+ Tổ văn phòng: đảm nhiệm các công việc như văn thư lưu trữ, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, điện nước.
+ Tổ bảo vệ: làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn tài sản, trật tự an ninh của công ty.
+ Tổ phục vụ: đảm bảo bữa ăn cho toàn công ty, tiếp khách, phục vụ nước uống công nghiệp.
- Phòng tài chính: chức năng hạch toán kế toán tính giá thành sản phẩm, lo vốn cho sản xuất,... bao gồm các khâu sau:
+ Kế toán thanh toán lương, nội bộ: có nhiệm vụ thanh toán lương sản phẩm, lương thời gian cho toàn bộ công nhân viên, thanh toán BHXH theo chế độ, trích nộp BHXH lên cấp trên, phân bổ lương, BHXH vào đối tượng sử dụng, theo dõi và thanh quyết toán với các đơn vị nội bộ như: ăn ca, nhà trẻ, ô xy.
+ Kế toán vật liệu: tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư dùng cho sản xuất kinh doanh. Đối chiếu định kỳ nhập xuất tồn kho với thủ kho, thống kê vật tư. Tổng hợp nhập, xuất lên bảng nhập xuất trong tháng và phân bổ cho các đối tượng sử dụng, kiểm kê vật tư theo dõi TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ trong tháng, phân bổ cho đối tượng sử dụng, kiểm kê TSCĐ.
+ Kế toán tổng hợp: vào sổ cái các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, so sánh đối chiếu với các sổ chi tiết. Theo dõi các quỹ, các khoản thanh toán với đơn vị nội bộ, tài khoản vãng lai, các khoản phải thu, phải trả. Làm báo cáo quyết toán cuối tháng, cuối qúy, cuối năm, theo dõi tài khoản ngân hàng.
+ Kế toán quỹ: phản ánh thu, chi tiền mặt,...
- Phòng kinh doanh: với chức năng đảm bảo đầy đủ vật tư phục vụ cho sản xuất. Quản lý và bảo vệ vật tư. Lập kế hoạch tính giá thành sản phẩm, kinh doanh vật tư. Đảm bảo công tác vận chuyển vật tư và phục vụ cán bộ đi công tác, ngoại giao tìm việc làm, nghiệm thu vật tư.
- Phòng kỹ thuật: thiết kế kỹ thuật về loại hình sản phẩm từ đó xác định hao phí vật tư và giờ công cần thiết để sản xuất từng công đoạn sản phẩm.
- Ban KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm của các tổ đội sản xuất, nghiệm thu chất lượng sản phẩm, kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
- Phân xưởng vỏ tàu: bao gồm các tổ đội sản xuất có chức năng nhiệm vụ gia công đóng mới phần vỏ tàu, làm phần mộc và trang trí các lớp sơn phủ ngoài.
- Phân xưởng cơ điện: gồm các tổ đội gia công lắp cơ khí các chi tiết của tàu, lắp điện và máy của phương tiện.
- Phân xưởng ô xy: chuyên sản xuất ô xy phục vụ cho sản xuất của công ty là chính, số còn lại bán ra ngoài thị trường.
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty
Giám đốc
Phòng chính trị
Phòng hành chính
Phòng tài chính
Phòng kế hoạch
Phòng kinh doanh
Phòng kỹ thuật
Ban KCS
Phó Giám đốcnội chính
Phó Giám đốckỹ thuật
Phân xưởngcơ điện
Phân xưởngô xy
Phân xưởngvỏ tàu
4-/ Cơ cấu sản xuất của công ty.
- Cơ cấu sản xuất của công ty là hình thức tổ chức quá trình sản xuất được thể hiện ở quy mô của công ty số lượng, mặt bằng của các phân xưởng cũng như số lượng thành phần mặt bằng của nơi làm việc trong phân xưởng hay nói cách khác là tổng hợp tất cả các bộ phận sản xuất, phục vụ sản xuất.
- Cơ cấu sản xuất là cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty, nó thể hiện hình thức của quá trình sản xuất, chính thức phân công lao động giữa các bộ phận sản xuất, đặc điểm của sự kết hợp lao động với tư liệu lao động và đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Cơ cấu của doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng lên bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Hiện nay công ty có kiểu cơ cấu sản xuất theo mô hình sau:
Doanh nghiệp
Phân xưởng
Nơi làm việc
- Trong đó:
+ Phân xưởng là đơn vị tổ chức sản xuất cơ bản và chủ yếu của công ty (với quy mô vừa) có nhiệm vụ sản xuất một loại sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Nơi làm việc: là đơn vị cơ sở của cơ cấu sản xuất trong doanh nghiệp. Vậy cơ cấu sản xuất là phần diện tích sản xuất mà ở đó một công nhân hoặc một nhóm công nhân sử dụng máy móc thiết bị dụng cụ để tiến hành một bước công nghiệp trong quá trình chế tạo sản phẩm.
5-/ Cơ sở vật chất của công ty.
a. Cơ sở hạ tầng.
- Diện tích mặt bằng của công ty là 24,5 tạ.
- Diện tích nhà xưởng: 6.200m2.
- Diện tích bộ phận mặt bằng bộ phận sản xuất: 5.200m2
- Âu triền lên xuống đá tàu từ 600 tấn trở xuống.
- Âu tàu 1.200 tấn.
- Hệ thống cửa âu đóng mở tự động.
- Có cầu cảng dài 200m rộng 80m.
- Có 2 nhà văn phòng điều hành.
- Một nhà ăn ca cho cán bộ công nhân viên, sửa chữa 600 chỗ ngồi.
- Một hội trường sức chứa 300 chỗ ngồi.
- Toàn bộ hệ thống giao thông của khu sản xuất và sinh hoạt đổ bê tông dải nhựa.
- Mạng cấp điện nội bộ cho các phân xưởng và văn phòng khu sinh hoạt.
- Hệ thống lọc nước cho sản xuất, công tác sinh hoạt hiện đại.
b. Trang thiết bị.
TT
Tên thiết bị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm đưa vào sử dụng
1
Máy tiện KH1516
01
L.Xô
2
Máy tiện 1m63
01
L.Xô
3
Máy tiện T630
05
VN
4
Máy khoan
04
T.Q
5
Máy bào ngang
02
T.Q
6
Máy xọc
01
T.Q
7
Máy pay ngang đứng
02
T.Q
8
Máy dao
01
L.X
9
Máy cưa đĩa
01
L.X
10
Máy cưa cần
01
L.X
11
Máy búa
01
L.X
12
Máy cắt đột
01
L.X
13
Máy dập
01
T.Q
14
Máy uốn ống
01
V.N
15
Máy mài
01
V.N
16
Máy khoan bàn
01
V.N
17
Bễ rèn
01
L.X
18
Máy nén khí
01
V.N
19
Máy hàn xoay chiều
01
H.Gari
20
Máy phát điện 500Kw
01
U.S.A
21
Máy mài phẳng
01
T.Q
22
Máy dao ngang
01
T.Q
23
Máy cân bơm CN
01
V.N
24
Máy khoan cần K525
02
V.N
25
Máy khoan bàn K12
02
V.N
26
Máy cưa thép
02
V.N
27
Máy cưa G72
01
V.N
28
Máy cắt tôn
01
Ba Lan
29
Máy lốc tôn
01
V.N
30
Máy lốc đĩa
01
V.N
31
Máy ép thủy lực
01
V.N
32
Máy uốn thép
01
V.N
33
Máy phun thép
01
Anh
34
Máy phun sơn
01
Anh
35
Máy biến áp
01
L.X
36
Máy hàn tích nhôm
02
Pháp
37
Máy hàn mích nhôm
02
Pháp
38
Máy hàn điện một chiều
01
B.L
39
Máy bào cuốn
01
T.Q
40
Máy khoan cầm tay
01
V.N
41
Máy nén khí số 1
01
L.X
42
Máy nén khí số 2
01
L.X
43
Máy phân ly không khí
01
L.X
44
Máy phân tích nồng độ
01
L.X
45
Máy dẫn khí
01
L.X
46
Máy đóng gỉ chai ô xy
01
V.N
47
Máy khoan cầm tay
01
Đài Loan
48
Máy doa xi lanh
02
T.Q
49
Máy cưa gỗ lượn vòng
01
V.N
50
Máy đo chiều dầy tôn
01
V.N
51
Máy mài dụng cụ
01
T.Q
52
Máy cưa thép
01
L.X
53
Máy ép thuỷ lực
01
V.N
Nhận xét: Dây chuyền công nghệ đang sử dụng hiện nay chủ yếu là máy móc thiết bị của Liên Xô. Ngoài ra còn một số máy móc thiết bị của Việt Nam và Trung Quốc chiếm tỷ lệ nhỏ.
Dây chuyền công nghệ này được trang bị chủ yếu phục vụ cho việc sửa chữa phương tiện thuỷ là chính. Đây mới chỉ là những phương tiện nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty không ngừng lớn mạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu nên máy móc thiết bị hiện đại liên tục được bổ xung. Từ chỗ công ty luôn sửa chữa là chính nay chuyển sang đóng mới là chính (như: máy lốc tôn, máy lốc đĩa, máy ép thuỷ lực 250 tấn, máy tiện băng đài,...) xây dựng âu tàu 1.800 tấn.
Để mở rộng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm năm 1997 công ty đã đầu tư dây chuyền công nghệ đóng tàu nhôm gồm các máy móc hiện đại.
Dây chuyền công nghệ của công ty hiện nay so với các nhà máy lớn của khu vực như nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, bến Kiềm,... thì chưa hiện đại bằng, một số máy móc chuyên dùng còn thiếu nên trong sản xuất vẫn còn phải liên doanh liên kết với một số công việc nhất định.
Tổ chức các bộ máy theo hình thức công nghệ trong đó mỗi bộ phận được phân công thực hiện một giai đoạn công nghệ trong quá trình gia công đóng mới và sửa chữa phương tiện.
II-/ Phân tích thực trạng công tác quản lý vốn của công ty Hồng Hà.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh đòi hỏi các công ty phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Nguồn hình thành các loại vốn này là do:
Vốn ngân sách cấp.
Vốn tự bổ xung.
Vốn chiếm dụng khác.
Công ty có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của mình. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước.
1-/ Cơ cấu vốn sản xuất.
Công ty Hồng Hà, trong 2 năm 1998 và 1999 đã tổ chức huy động được số vốn như sau:
Đơn vị: đồng._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0129.doc