Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trong các Doanh nghiệp ở VN

Lời mở đầu Thuế GTGT là loại thuế tiên tiến trên thế giới, được nhiều nước có nền kinh tế phát triển áp dụng. Đối với VN, thuế GTGT là loại thuế mới thay cho thuế doanh thu trước đây. Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/1999. Luật thuế GTGT ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế - tài chính đặc biệt là chính sách thuế của Nhà nước. Sau gần bốn năm thực hiện, luật thuế GTGT đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước: khuyến khích đầu tư

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán thuế giá trị gia tăng (VAT) trong các Doanh nghiệp ở VN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước ngoài, mở rộng, khuyến khích và phát triển xuất khẩu, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu ổn định và ngày càng tăng của ngân sách Nhà nước... Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần có giải pháp tháo gỡ về chính sách thuế, công tác quản lý, công tác tổ chức kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp... Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu trong cải cách thuế bước hai: Bao quát mọi nguồn thu đã ,đang và sẽ phát sinh; khuyến khích phát triển sản xuất, đẩy mạnh XK, bảo hộ hợp lý nền sản xuất trong nước và phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế; đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giảm chênh lệch giàu nghèo, góp phần ổn định xã hội; chính sách thuế đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ kiểm tra, nâng cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân thì việc hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp là một điều hết sức cần thiết. Vì vây, bài viết này nhằm đề xuất một số hướng giải quyết những vấn đề vướng mắc đó. Để bài đề án hoàn thành em được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy cô giáo và bạn bè đặc biệt là cô Phạm Bích Chi em xin chân thành cảm ơn Nội dung Phần 1: Khái quát chung về thuế GTGT trong các doanh nghiệp. 1. Khái niệm vị trí và vai trò của thuế GTGT: 1.1. Khái niệm: Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh trên phần GTGT thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.2. Vị trí: Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và đảm bảo khoảng 20% đến 25% trong cơ cấu thu của ngân sách Nhà nước. Việc tăng về tỷ trọng thuế gián thu và đặc biệt là thuế GTGT là phù hợp với tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu trong quá trình Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và thế giới. 1.3. Vai trò của thuế GTGT: - Góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh XK. Bởi lẽ, thuế GTGT khắc phục được việc thu trùng lắp của thuế doanh thu; đối với hàng XK không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào nên tạo điều kiện hạ giá bán nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; thuế GTGT không thu vào vốn đầu tư nên khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư; - Bảo đảm động viên số thu quan trọng và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước. Thuế GTGT được tập trung thu ngay từ khâu đầu và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được thất thu; - Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc thực hiện mua bán hàng có hoá đơn chứng từ. Việc tính thuế ở đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp thúc đẩy cả người mua và người bán thực hiện tốt chế độ hoá đơn chứng từ. - Góp phần hoàn thiện chính sách thuế ở nước ta, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước khác. 2. Các phương pháp tính thuế GTGT : ở Việt Nam hiện nay có hai phương pháp tính thuế GTGT : theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp trực tiếp. 2.1. Phương pháp khấu trừ : a. Đối tượng áp dụng : là các đơn vị , tổ chức kinh doanh được thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước; theo luật doanh nghiệp ( công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh ); theo luật hợp tác xã ( các hợp tác xã vận tải dịch vụ...); một số hộ kinh doanh cá thể lớn trừ các đối tượng áp dụng phương pháp trực tiếp. b. Phương pháp tính thuế: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá dich vụ chịu thuế bán ra nhân với x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ, cơ sơ kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ, bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn chứng từ. *Thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu. Thuế GTGT đầu vào cơ sở kinh doanh được tính khấu trừ quy định như sau: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay để trong kho. Trường hợp cơ sở kinh doanh mua vật tư, hàng hoá không có hoá đơn chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng không phải là hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn GTGT nhưng không ghi riêng số thuế GTGT ngoài giá bán thì không được khấu trừ thuế đầu vào, trừ các trường hợp có quy định riêng. 2.2. Phương pháp trực tiếp : Xác định thuế GTGT phải nộp : Số thuế GTGT phải nộp = Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ GTGT của hàng hoá dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. Giá thanh toán của hàng hoá dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào ( giá mua bao gồm cả thuế GTGT ) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau: Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hoá, dịch vụ, xác định đúng doanh thu bán hànghoá, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ thì GTGT được xác định: GTGT = Doanh thu x Tỷ lệ % GTGT Đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế ; GTGT được xác định: GTGT = Doanh thu ấn định x Tỷ lệ % GTGT Khi áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT thì kế toán phản ánh giá trị vật tư mua vào và doanh thu bán hàng theo giá thanh toán. 3. Đặc điểm quản lý và hạch toán thuế GTGT ở một số nước: 3.1. Mức thuế suất thuế GTGT ở một số nước: Mỗi quốc gia thành viên có điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau nên hệ thống thuế GTGT cũng rất khác nhau cả về mặt chính sách thuế và quản lý hành chính thuế. Sự khác nhau này được thể hiện rõ nét trong hệ thống luật thuế GTGT từ xác định đối tượng áp dụng, mức thuế suất, phương pháp hoàn thuế, phạm vi miễn giảm thuế... cho đến đăng ký kê khai thuế. Qua bảng dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn sự khác nhau về mức thuế suất giữa các nước. Thuế suất thuế GTGT hiện hành ở các nước EU Thuế suất ưu đãi thấp nhất Thuế suất ưu đãi Thuế suất tiêu chuẩn Tạm thời Bình quân gia quyền Bỉ 1 6 21 12 17 Đan Mạch - - 25 - 25 Đức - 7 15 - 13,6 Hy Lạp 4 8 18 - 13,5 Tây Ban Nha 4 7 16 - 12 Pháp 2,1 5,5 20,6 16,5 Ireland 2,8 12,5 21 12,5 14,5 Italy 4 10 19 16 14 Lúc Xăm Bua 3 6 15 12 11,3 Hà Lan - 6 17,5 - 14,5 áo - 10 - 12 20 - 16,3 Bồ Đào Nha - 5 17 - 13,1 Phần Lan - 6-12-7 22 - 19,9 Thuỵ Điển - 6-16 25 - 21,8 Anh - 8 17,5 - 13,4 3.2. Đặc điểm quản lý và hạch toán thuế GTGT ở một số nước: Hạch toán thuế GTGT ở Pháp: a. Một số quy định trong quản lý thuế GTGT: - Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp NN = Số thuế GTGT thu hộ NN - Số thuế GTGT trả hộ NN Số thuế GTGT thu hộ Nhà nước và số thuế GTGT trả hộ Nhà nước phát sinh trong tháng nào được kê khai trong tháng đó. Nếu số thuế GTGT thu hộ Nhà nước lớn hơn số trả hộ Nhà nước thì số chênh lệch là số phải nộp. Nếu số thuế GTGT trả hộ lớn hơn thu hộ thì doanh nghiệp được chuyển số chênh lệch đó sang tháng sau tiếp tục khấu trừ. Số thuế được nộp theo quy định sau: + Nộp hàng tháng nếu số thuế GTGT phải nộp trong một năm trên 12.000 FF. + Nộp hàng quý nếu số thuế GTGT phải nộp trong một năm dưới 12.000FF b. Phương pháp hạch toán: *TK sử dụng: TK 4456- TVA trả hộ NN TK 4457- TVA thu hộ NN TK 4455 - TVA phải nộp NN *Trình tự hạch toán: - Khi mua hàng hoá dịch vụ, TSCĐ... Nợ TK 601- 607:Mua vật liệu, vật tư sử dụng ngay, hàng hoá Nợ TK 61,62: Nếu mua dịch vụ. Nợ TK 20, 21: Nếu mua TSCĐ Nợ TK 4456: TVA trả hộ NN Có TK 512, 531... - Khi bán hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm hoàn thành: Nợ TK 512, 531, 411 Có TK 701 - 707 Có TK 4457 - TVA thu hộ Nhà nước - Cuối tháng xác định TVA phải nộp + Kết chuyển TVA trả hộ Nhà nước Nợ TK 4455 - TVA phải nộp Nhà nước Có TK 4456 - TVA trả hộ Nhà nước + Kết chuyển TVA thu hộ Nhà nước Nợ TK 4457 - TVA thu hộ Nhà nước Có TK 4455 - TVA phải nộp Nhà nước + Nếu TK 4455 dư Có: đó là số TVA phải nộp Nhà nước + Nếu TK 4455 dư Nợ: được khấu trừ vào tháng tiếp theo - Sang tháng sau, nếu nộp TVA cho Nhà nước (theo kỳ hạn là 25 ngày của tháng sau) Nợ TK 4455 Có TK 512, 531 Sơ đồ hạch toán TVA Nợ TK 4456 Có Nợ TK 4457 Có Khấu trừ TVA Trả hộ Nhà nước TVA thu hộ Nhà nước TVA phải nộp Nhà nước Khi nộp thuế cho Nhà nước Nợ TK 4455 Có Nợ TK 512, 514, 530 Có Phần 2: Thực trạng 1. Các quy định hiện hành về quản lý thuế GTGT : 1.1. Đối tượng chịu thuế: Là các hàng hoá dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. 1.2. Đối tượng nộp thuế: Là các tổ chức cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3. Đăng ký nộp thuế : 1.3.1. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT đều phải đăng ký với cơ quan thuế nơi cơ sơ kinh doanh về địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, lao động, tiền vốn, nơi nộp thuế và các chỉ tiêu liên quan khác theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Đối với cơ sở mới thành lập, thời gian đăng ký nộp thuế chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng có hoạt động kinh doanh, phải đăng ký nộp thuế trước khi kinh doanh.Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế, nếu có thay đổi như sáp nhập, hợp nhất... cũng phải báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi có sự thay đổi đó. 1.3.2. Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính ở một địa phương nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc kể cả trụ sở văn phòng giao dịch làm thủ tục án hàng ở một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở. Riêng các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiêt kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. 1.3.3. Cơ sở xây dựng, lắp đặt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi đóng trụ sở. Trường hợp xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác do các cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai và nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình. 1.3.4. Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tụe chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh. 1.3.5. Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp trên giá trị gia tăng, nếu thực hiện được đúng đủ các điều kiện mua và bán hàng hoá dich vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ, ghi chép hạch toán sổ kế toán đúng chế độ, kê khai nộp thuế GTGT theo đúng chế độ và tự động đăng ký thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì được áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Cơ sở phải lập và gửi bản đăng ký nộp thuế cho cơ quan thuế nơi cơ sở đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế khi nhận được đăng ký của cơ sở có trách nhiệm kiểm tra, thông báo kịp thời cho cơ sở về việc được áp dụng hay không được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT ( nêu rõ lý do ) trng thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị của cơ sở. Cơ sở chỉ được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ khi được cơ quan thuế cho áp dụng. Những cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT đã được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu trong quá trình thực hiện, cơ sở không thực hiện đúng các quy định thì cơ quan thuế áp dụng quyền ấn định thuế phải nộp và ra thông báo đình chỉ việc nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 1.3.6. Về việc cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế: Các cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế và giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ sở kinh doanh. Đối với chủ dự án hoặc đại diện được uỷ quyền như ban quản lý công trình, nhà thầu chính nước ngoài là đối tượng được hoàn thuế GTGT chưa có mã số thuế phải làm thủ tục với cục thuế nơi đóng trụ sở để được cấp mã số thuế. 1.4. Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách : 1.4.1. Các cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT phải lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra. Thời gian gửi tờ khai của tháng cho cơ quan thuế chậm nhất là 10 ngày đầu tháng tiếp theo. 1.4.2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải kê khai và nộp tờ khai thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nơi có của nhập khẩu hàng hoá. 1.4.3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi. 1.4.4. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất thuế GTGT khác nhau phải kê khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở đó sản xuất, kinh doanh. Bộ tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai. 1.5. Nộp thuế: 1.5.1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách Nhà Nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo chậm nhất không quá 25 ngày của tháng tiếp theo. 1.5.2. Cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu hàng hoá phải nộp thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu. Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế nhập khẩu. 1.5.3. Trong kỳ tính thuế, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, nếu có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tiếp theo. 1.5.4. Thuế GTGT nộp vào ngân sách Nhà nước bằng đồng VN. 1.6. Quyết toán thuế: Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế, năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đủ sơ thuế còn thiếu cho vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán, nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp kỳ tiếp theo. Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất...cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất... 1.7. Nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế : - Hướng dẫn các cơ sở đã đăng ký kinh doanh thực hiện chế độ đăng ký kê khai, nộp thuế theo đúng quy định . - Thông báo cho cơ sở kinh doanh số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định; nếu quá thời hạn ghi trong thông báo mà cơ sở kinh doanh vẫn chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp; nếu cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo quy định thì sử dụng các biện pháp xử lý theo quy định mà vẫn không nộp thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật; - Xử lý vi phạm về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế; - Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế; - Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác cung cấp theo quy định; 2. Phương pháp hạch toán thuế GTGT theo chế độ hiện hành : 2.1. Theo phương pháp khấu trừ thuế: 2.1.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào : a. Tài khoản sử dụng: TK 133: " Thuế GTGT được khấu trừ " Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. - Thuế GTGT của hàng mua đã trả lại, được giảm giá. - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sáh Nhà nước chưa hoàn trả. TK 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu từ của hàng hoá, dịch vụ: Dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ: Dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu: - Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 152- Nguyên vật liệu. Nợ TK 156- Hàng hoá. Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình. Nợ TK213- TSCĐ vô hình. Nợ TK 611- Mua hàng. Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331... Tổng giá thanh toán. Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241... Nợ TK 133 Có TK 111, 112... Khi mua hàng hoá bán ngay ( Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế ) cho khách hàng không qua nhập kho: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán. Nợ TK 133 Có TK 111, 112... Khi trả lại hàng cho người bán, kế toán phải ghi giảm thuế GTGT đầu vào nếu có: Nợ TK 111, 112... Có TK 133 Có TK 152, 153... 2.1.2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra: a. Tài khoản sử dụng: TK 3331: " Thuế GTGT phải nộp " Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ. Số thuế GTGT được giảm. Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước. Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. Bên có : - Số thuế GTGT đầu vào phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập khác. Số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu. Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. TK 3331 có 2 TK cấp 3: TK 33311 - Thuế GTGT đầu ra: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. TK 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu: - Khi bán hàng hoá dịch vụ: Nợ TK 111, 112...Tổng giá thanh toán. Có TK 511, 512: Giá chưa có thuế GTGT Có TK 3331 Đối với trường hợp hàng bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại ( giá bán chưa có thuế GTGT ) Nợ TK 3331- Giảm thuế GTGT phải nộp. Có TK 111, 112... Giá thanh toán của hàng bán bị trả lại. Khi phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính, hoạt động khác thuộc đói tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Nợ TK 111, 112, 131... Tổng giá thanh toán. Có TK 515 - Thu nhập hoạt động tài chính ( Giá chưa có thuế ) Có TK 711 - Thu nhập khác ( Giá chưa có thuế ) Có TK 3331 Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hàng hoá để biếu tặng hoặc sử dụng nội bộ... + Phản ánh doanh thu bán hàng: Nợ TK 641, 642... Giá chưa có thuế GTGT Có TK 512 ( doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT ) + Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ Nợ TK 133 Có TK 3331 Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá + Trường hợp nhập khẩu hàng hoá dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGt theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 133 Có TK 3331 + Trường hợp nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động sự nghịêp... Nợ TK 152, 156, 211... Có TK 33312 + Khi nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước: Nợ TK 33312 Có TK 111, 112... c. Quyết toán thuế GTGT: - Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 3331 Có TK 133 Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước: Nợ TK 3331 Có TK133 Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn ssó thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ đúng bằng số thuế GTGT đầu ra số còn lại được khấu trừ vào kỳ tiếp theo. Đối với cơ sở kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà thường xuyên có số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì được hoàn thuế theo quy định của chế độ thuế. Khi nhận được tiền ngân sách Nhà nước thanh toán số tiền thuế GTGT đầu vào được hoàn lại: Nợ TK 111, 112... Có TK 133 Đối với vật tư, hàng hoá mua về dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng không tách riêng được thì cuối kỳ kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ theo tỷ lệ doanh thu. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ: Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán Có TK 133 Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ trong kỳ tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau: Nợ TK 142- Chi phí trả trước Có TK 133 kỳ sau phân bổ Nợ TK 632 Có TK 142 Khi nộp thuế GTGT vào ngân sách Nhà nước kế toán ghi Nợ TK 3331 Có TK 111, 112... 2.2. Theo phương pháp trực tiếp: Khi áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT thì kế toán phản ánh giá trị vật tư mua vào và doanh thu bán hàng theo giá thanh toán. Khi xác định được thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 6425: Thuế, phí và lệ phí. Có TK 3331 Khi nộp thuế GTGT hoặc được miễn, giảm thuế thì kế toán phản ánh tương tự như phương pháp khấu trừ. Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153, 211... Có Nợ TK 111, 112... Có Nợ TK 511, 512... Có Mua NVL, CCDC... Nợ TK 111, 112... Có Bán hàng Nợ TK 3331 Có Nợ TK 133 Có Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Nộp thuế GTGT Phần 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán VAT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. I. Một số nhận xét và đánh giá chung: 1. Chính sách thuế và chính sách tài chính: 1.1. Đối tượng chịu thuế: Đối tượng không chịu thuế GTGT còn quá rộng, chưa phù hợp với quá trình luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa các khâu, các cơ sở kinh doanh. Mặt khác, các đơn vị thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực này không được hưởng khấu trừ đối với các nguyên liệu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại điều 4 của luật này. 1.2. Về các mức thuế suất Luật thuế GTGT quy định 4 mức thuế suất GTGT thay thế cho 11 mức thuế suất thuế doanh thu trước đây. Bên cạnh ưu điểm là đơn giản về mức thuế suất nhưng do việc xây dựng các mức thuế suất chưa sát và chuyển từ 11 mức thuế suất thuế doanh thu sang 4 mức thuế suất thuế GTGT đã dẫn đến sự dồn ép về mức thuế suất. Điều này cũng mang đến các hệ quả khác nhau: Có doanh nghiệp được hưởng lợi hơn do việc thực hiện thuế GTGT với mức thuế suất thấp hơn thuế doanh thu; ngược lại có đơn vị phải nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn thuế doanh thu trước đây ảnh hưởng đến kết quả doanh thu của đơn vị. Đặc biệt là việc xây dựng thuế suất chưa đồng bộ giữa các mặt hàng cùng nhóm hàng và ngành hàng tương ứng, tạo ra sự bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT của các đơn vị kinh doanh trong cùng một măt hàng. 1.3. Phương pháp tính: Luật quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ thuế và phương trực tiếp. Liên quan đến 2 phương pháp tính thuế là việc xác định số thuế phải nộp và tỷ lệ được khấu trừ thuế theo tỷ lệ phần trăm (khấu trừ không của một số hàng hoá, dịch vụ). Qua thực tiễn cho thấy: Phương pháp tính thuế theo phương pháp trực tiếp và quản lý thuế ở VN còn phức tạp và chồng chéo, làm tăng thêm nhiều công sức và chi phí trong việc lập báo cáo, sổ sách, chứng từ của doanh nghiệp cũng như việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan chức năng nhất là cơ quan thuế. 1.4. Khấu trừ thuế và hoàn thuế: Về nguyên tắc, các khoản không chịu thuế GTGT thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT khi đưa vào kinh doanh. Nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất lá đối tượng không chịu thuế, tuy nhiên để hỗ trợ cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình Nhà nước đã quy định loại này được khấu trừ theo tỷ lệ đầu vào từ 1% đến 5%. Trong quá trình thực hiện do có nhiều vướng mắc từ các địa phương và các ngành, chúng ta đã mở rộng diện khấu trừ theo tỷ lệ sang các mặt hàng lân cận và một số mặt hàng khác. Về diện cũng mở rộng từ người trực tiếp sản xuất sang cả người đi thu gom và từ hàng tiêu thụ trong nước sang cả hàng xuất khẩu. Việc mở rộng diện được khấu trừ theo tỷ lệ cũng có nhiều tác dụng tích cực trong việc tiêu thụ hàng nông- lâm- thuỷ- hải sản tuy nhiên việc lợi dụng lập bảng kê khống để được khấu trừ khống theo tỷ lệ trong thời gian qua đã làm thất thoát NSNN khá lớn. Bộ Tài chính đã hạ dần tỷ lệ khấu trừ từ 3%, 5% xuống 2%, 3% nay là 1% cũng là một bước giới hạn thất thoát. Nghị định 95/2000/NĐ-CP ngày 11/11/2002 đã bãi bỏ việc khấu trừ theo tỷ lệ của các cơ sở mua hàng nông- lâm- thuỷ- hải sản buôn bán lại hoặc xuất khẩu đã hạn chế một phần việc thất thoát trong hoàn thuế và khấu trừ thuế nhưng chúng ta vẫn cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn sự lợi dụng của những kẻ xấu. Vấn đề gian lận trong hoàn thuế đã đặt ra nhiều thách thức để giải quyết một cách triệt để. Chúng ta có thể khái quát các hành vi gian lận hoàn thuế như sau: - Tăng thuế đầu vào được khấu trừ thông qua việc sử dụng các hoá đơn mua hàng không có thực. - Tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng cách biến các loại thuế đầu vào không được khấu trừ thành các loại thuế đầu vào được khấu trừ. Ví dụ, vật tư, hàng hoá mua vào sử dụng cho hoạt động không chịu thuế hoặc sử dụng cho mục đích không sản xuất thì không được khấu trừ còn sản xuất cho sản xuất thì được khấu trừ. - Tăng thuế đầu vào được khấu trừ bằng cách lập bảng kê khống để được khấu trừ. - Giảm thuế đầu ra bằng việc sử dụng các loại hoá đơn không thực. - Chuyển thủ tục tiêu thụ hàng hoá nội địa thành thủ tục hàng hoá xuất khẩu. Trên đây là về việc thực hiện của doanh nghiệp, còn về công tác hoàn thuế của Nhà nước thì thủ tục hoàn thuế rất phức tạp nên tiến độ hoàn thuế chậm, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư, mua sắm tài sản cố định với khối lượng lớn. 1.5. Xác định tỷ lệ phân bổ thuế đầu vào: Luật thuế GTGT quy định trường hợp cơ sở sản xuất kinh cả hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT nhưng không hạch toán riêng được thuế đầu vào, được khấu trừ theo tỷ lệ(%) của doanh số của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hoá dịch vụ bán ra. Quy định này chưa chặt chẽ vì doanh thu do thị trường quyết định nên tỷ lệ khấu trừ thuế GTGT trong tháng có thể bất hợp lý, có thể không được khấu trừ nhiều, khấu trừ ít hoặc được khấu trừ tất cả. Thuế GTGT đầu vào là yếu tố gắn với sản xuất chứ không phải yếu tố tiêu thụ. Do đó, nên căn cứ vào yếu tố sản xuất, theo tiêu thức sản xuất. 2. Chế độ hoá đơn chứng từ và công tác quản lý, sử dụng hoá đơn chứng từ cũng như công tác quản lý thu thuê: 2.1. Chế độ hoá đơn chứng từ và công tác quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ: Trong quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ đã phát sinh những tồn tại, vướng mắc sau: In và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp ( hoá đơn không theo quy định của luật thuế, hoá đơn thật nhưng ký hiệu, mã số trên hoá đơn là giả, hoá đơn ghi tổng giá trị hàng hoá không khớp giữa các liên...), buôn bán hoá đơn thật và hoá đơn giả; xuất hoá đơn khống tạo điều kiện cho các đơn vị khác trốn thuế; bán hàng xuất hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế; báo mất hoá đơn nhưng thực chất là bán hoặc sử dụng hoá đơn của đơn vị khác báo mất. Trong những năm gần đây, chế độ hoá đơn chứng từ đã được cải tiến đáng kể. Ngoài những biểu mẫu chung cho các doanh nghiệp được quy định trong chế độ hạch toán ban đầu, Nhà nước còn cho phép các doanh nghiệp đặc thù được phát hành hoá đơn thuế GTGT ( sau khi có ý kiến của bộ tài chính). Tuy nhiên, hệ thống chứng từ của ta còn thiếu cả về số lượng cũng như chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ. Cụ thể : Còn có những quy định bất hợp lý về chế độ hoá đơn đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường. Chẳng hạn đối với hàng hoá uỷ thác xuất nhập khẩu, theo quy định của Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế, các đơn vị nhận uỷ thác xu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35449.doc
Tài liệu liên quan