CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.
1.1 GIÁ THÀ NH VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH.
1.1.1 Giá thành sản xuất sản phẩm.
Giá thành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm(công việc, lao vụ) do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành.
Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Như trên đã nói, giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết q
58 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác Kế toán giá thành ở Công ty Cổ phần Dược & Vật tư Thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả sản xuất. Những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành gọi chung là thành phẩm cần phải được tính giá thành tức là những chi phí phải bỏ ra để sản xuất chúng.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất và chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành.
Giá thành sản xuất sản phẩm vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan. Giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá kết tinh trong một đơn vị sản phẩm(công việc, lao vụ) hoàn thành. Sự chuyển dịch và kết tinh giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động trong sản phẩm là một tất yêú, đây là biểu hiện tính khách quan của giá thành. Mặt khác, giá thành là đạI lượng tính toán dựa trên cơ sở của chi phí sản xuất trong kỳ. Trên góc độ này, giá thành thể hiện tính chủ quan.
Để giúp cho việc nghiên cứu và quản lý tốt giá thành sản phẩm, kế toán cần phân biệt các loại giá thành khác nhau.
1.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Dưới đây là hai cách phân loại giá thành chủ yếu:
* Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Căn cứ vào thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm ba loại:
+ Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh, tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành sản phẩm thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế- tổ chức- kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.
Với cách phân loại này, giá thành được chia thành hai loại:
+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho các sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính toán giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
Giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí SPDD(đầu kỳ) + Chi phí sản xuất (phát sinh trong kỳ) - Chi phí SPDD (cuối kỳ)
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩm cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là căn cứ để xác định lãi trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
Giá thành toàn bộ (sản phẩm tiêu thụ) = Giá thành sản xuất thực tế (SP tiêu thụ) + CP bán hàng (sản phẩm tiêu thụ) + CPQLDN (SP tiêu thụ).
1.2.3 Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.
a) Sự cần thiết phải đánh giá sản phẩm làm dở.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất thường có quá trình công nghệ xen kẽ, liên tục nên vào thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có một khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này chi phí sản xuấ đã tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những sản phẩm, công việc còn đang dở dang. Như vậy, muốn tính được giá thành cho sản phẩm, công việc hoàn thành nhập kho trong kỳ ta phải tiến hành đánh giá sản phẩm làm dở. Đánh giá sản phẩm làm dở tức là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuôí kỳ phải chịu, có trung thực, hợp lý thì chúng ta mới xác định chính xác giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm cụ thể về tổ chức sản xuất, về quy trình công nghệ, về tính chất cấu thành của chi phí sản xuất và yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp để vận dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ thích hợp. Dưới đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng.
b) Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Nội dung: Phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc nguyên vật liệu chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính cho cả thành phẩm.
Theo phương pháp này thì chi phí về sản phẩm làm dở cuối kỳ được xác định theo công thức sau:
DĐK + Cn
DCK = * Sd
STP + Sd
Trong đó: DCK và DĐK là chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Cn là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
STP , Sd là sản lượng của thành phẩm và sản phẩm dở dang cuối kỳ
Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất các sản phẩm kiểu liên tục, phức tạp, sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng, các giai đoạn chế biến kế tiếp nhau thì sản phẩm làm dở cuối kỳ các giai đoạn, các phân xưởng sau được đánh giá theo nửa thành phẩm của giai đoạn, phân xưởng trước.
Ưu điểm: tính toán nhanh chóng, đơn giản
Nhược điểm: phương pháp này bỏ qua các chi phí khác nên tính chính xác không cao.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và sản phẩm làm dở nhỏ, không đáng kể, không chênh lệch nhiều giữa các kỳ,.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương.
Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm làm dở cuối kỳ phải chịu toàn bộ chi phí trong kỳ theo mức độ hoàn thành. Do vậy khi kiểm kê không chỉ xác định khối lượng mà còn phải xác định mức độ hoàn thành của chúng. Trên cơ sở đó quy đổi sản phẩm làm dở cuối kỳ ra số sản phẩm hoàn thành tương đương, để tính toán, xác định chi phí cho sản phẩm làm dở. Cách tính như sau:
+ Đối với chi phí bỏ vào một lần từ đầu(chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp) thì kế toán tính như sau:
DĐK + Cn
DCK = * Sd
STP + Sd
+ Còn các chi phí khác bỏ dần vào trong quá trình chế biến, sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, sẽ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ theo mức độ hoàn thành.
DĐK + Cn
DCK = * Sd,
STP + Sd,
Trong đó: Sd, là khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Sd, = STP * % mức độ hoàn thành.
Ưu điểm: chính xác cao.
Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều.
Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng không lớn lắm, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.
- Đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.
Nội dung: Theo phương pháp này, căn cứ vào khối lượng sản phẩm làm dở và chi phí sản xuất định mức cho một đơn vị sản phẩm ở từng phân xưởng, giai đoạn để tính ra giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ. Ta có công thức:
Chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Khối lượng của sản phẩm dở dang cuối kỳ x Định mức chi phí.
Tuỳ từng đối tượng cụ thể có thể xác định tỷ lệ % hoàn thành của từng khối lượng sản phẩm dịch vụ, để xác định chi phí sản xuất dở dang theo định mức, bởi vì định mức chi phí khác nhau theo từng đối tượng sản phẩm, dịch vụ...
Ưu điểm: khối lượng công việc tính toán ít.
Nhược điểm: Việc xây dựng định mức chi phí rất phức tạp, khó khăn.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Mỗi một phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng khác nhau. Khi tổ chức vận dụng cần phải xem xét phương pháp nào phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1.2 Nhiệm vụ kế toán tính giá thành sản phẩm.
Trong điều kiện hiện nay, việc hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu phấn đấu, là nhiệm vụ cuẩ mỗi doanh nghiệp. Để tổ chức tốt công tác kế toán tính giá thành sản phẩm, đáp ứng đầy đủ, trung thực, kịp thời yêu cầu quản lý doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng và phương pháp tính giá thành thích hợp.
- Tổ chức tập hợp và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời nhữNg số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và các yếu tố chi phí quy định, xác định đúng đắn chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Vận dụng phương pháp giá thành thích hợp để tính toán giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định.
Định kỳ cung cấp các báo cáo về giá thành cho lãnh đạo doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời khả năng tiềm tàng để đề xuất biện pháp thích hợp không ngừng hạ giá thành sản phẩm.
1.3 Tổ chức kế toán tính giá thành sản phẩm.
1.2.1 Đối tượng tính giá thành.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi tính giá thành sản phẩm, dịch vụ trước hết phải xác định được đối tượng tính giá thành. Căn cứ vào đặc điểm tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất và thực hiện để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất có tính chất đơn chiếc như đóng tàu, sửa chữa ô tô... thì đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn thành. Nếu sản xuất chế tạo mang tính hàng loạt như chế tạo xe máy, ti vi... thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Mặt khác, khi xác định đối tượng tính giá thành còn phải căn cứ vào quy định công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Nếu quy trình sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành có thể là loại sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Nếu quy trình phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối hay bán thành phẩm ở mỗi giai đoạn. Nếu quy trình sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành là từng chi tiết, bộ phận sản phẩm hoàn thành hay sản phẩm cuối cùng đã hoàn chỉnh.
Đơn vị tính giá thành của từng loại sản phẩm phải là đơn vị tính đã được xã hội thừa nhận và phải phù hợp với đơn vị tính trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp giúp cho kế toán mở sổ kế toán, các bảng tính giá và giá thành sản phẩm theo từng đối tượng cần quản lý và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
* Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất.
1) Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác kế toán tính giá thành sản phẩm được khoa học đảm bảo cung cấp số liệu, thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ kịp thời, trung thực, phát huy được đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm của kế toán. Sau đây là một số cách xác định kỳ tính giá thành.
+ Xác định kỳ tính giá thành định kỳ hàng tháng, phải phù hợp với loại tổ chức sản xuất nhiều, mặt hàng ít, ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục.
+ Tính giá thành theo chu kỳ sản xuất: giá thành chỉ được tính khi chu kỳ sản xuất đã kết thúc. Cách tính này phù hợp với loại tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt, mặt hàng thường xuyên thay đổi, chu kỳ sản xuất dài và riêng lẻ.
2) Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Có các phương pháp tính giá thành thông dụng sau:
a) Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Nội dung: Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí trong kỳ, giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Z = DĐK + C - DCK
Z
Giá thành đơn vị được tính: J =
S
Trong đó: Z là tổng giá thành của từng đối tượng tính giá thành.
J là giá thành đơn vị từng đối tượng tính giá thành.
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ.
DĐK, DCK: chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
S: sản lượng thành phẩm.
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, xác định nhanh giá thành.
Như ợc điểm: Chỉ áp dụng được với ít doanh nghiệp.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành phù hợp vơí đối tượng tập hợp chi phí, có kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
b) Phương pháp tính giá thành phân bước.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, kiểu liên tục, quá trình sản xuất phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến liên tiếp theo một quy trình nhất định, tổ chức sản xuất nhiều và ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là quy trình công nghệ sản xuất của từng giai đoạn, đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng, hoặc cũng có thể là nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành hai phương án tương ứng:
- Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
-Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
* Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 1 được xác định:
ZNTP1 = DĐK1 + CTK1 - DCK1
ZNTP1
JNTP1 =
SHT1
Giá thành nửa thành phẩm ở giai đoạn 2:
ZNTP2 = DĐK2 + ZNTP1 + CTK2 - DCK2
ZNTP2
JNTP2=
SHT2
...Giá thành thành phẩm ở giai đoạn n:
ZNTP(n) = DĐK(n) + ZNTP(n-1) + CTK(n) - DCK(n)
ZNTP(n)
JNTP(n) =
SHT(n)
Có hai cách kết chuyển chi phí tuần tự từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau là kết chuyển tổng hợp và kết chuyển tuần tự từng khoản mục.
Có thể khái quát trình tự tính giá thành theo phương pháp này bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ số :
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3
Chi phí NVL bỏ vào một lần từ đầu
Giá thành NTP ở giai đoạn 1 chuyển sang
Giá thành NTP ở giai đoạn n-1 chuyển sang
Chi phí sản xuất khác giai đoạn 1
Chi phí sản xuất khác giai đoạn 2
Chi phí sản xuất khác giai đoạn n
+ + +
Tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP ở giai đoạn 1
Tổng giá thành và giá thành đơn vị NTP ở giai đoạn 2
Tổng giá thành và giá thành đơn vị
Tác dụng: Tính toán được giá thành nửa thành phẩm tự chế ở từng giai đoạn công nghệ sản xuất (từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất) thuận tiện cho việc tính toán hiệu quả kinh tế ở từng giai đoạn, thuận tiện cho việc ghi chép kế toán nửa thành phẩm khi nhập kho và di chuyển giữa các phân xưởng hoặc khi có nửa thành phẩm bán ra ngoài.
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
Điều kiện áp dụng: Theo phương pháp này, đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng.
Chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm được tính toán theo công thức sau:
DĐKi + Ci
CZi = x STP
STP + Sdi
Trong đó:
CZi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i trong thành phẩm.
DĐKi: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ giai đoạn i.
Ci: Chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn i.
Sdi: Số lượng sản phẩm dở dang ở giai đoạn i.
STP: Sản lượng thành phẩm ở giai đoạn i.
Từ đó ta tính giá thành của thành phẩm theo công thức:
n
ZTP = S CZi
i= 1
Có thể biểu diễn phương pháp này theo sơ đồ sau:
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1(theo từng khoản mục)
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2(theo từng khoản mục)
Chi phí sản xuất của giai đoạn n(theo từng khoản mục)
Chi phí sản xuất của giai đoạn 2 trong giá thành thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn n trong giá thành thành phẩm
Chi phí sản xuất của giai đoạn 1 trong giá thành thành phẩm
Giá thành sản xuất của thành phẩm(theo từng khoản mục)
Ưu điểm: Tính toán nhanh, xác định nhanh giá thành.
Nhược điểm: Không xác định giá thành nửa thành phẩm nên khi nhập kho không có số liệu để ghi sổ, khôNg có số liệu kết chuyển giai đoạn 1 sang giai đoạn 2.
c) Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ.
Nếu trong cùng một quy trình công nghệ, ngoài các sản phẩm chính còn thu được cả sản phẩm phụ. Như vậy, để tính được giá thành sản phẩm chính ta phải trừ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản xuất tính cho cả sản xuất phụ thường được tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính như sau:
Tổng giá thành SP chính =SPLD đầu kỳ+CFFS trong kỳ -CPLD cuối kỳ-CFSX sản phẩm phụ.
d) Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp đối với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt vừa và nhỏ theo đơn đặt hàng như đóng tàu, máy móc hạng nặng... Theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí sản là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Kỳ tính giá thành không phù hợp với kỳ báo cáo mà khi đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn mở sổ kế toán tập hợp chi phí sản xuất cho đơn đặt hàng đó, để khi hoàn thành tổng cộng chi phí các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng
Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng đó.
Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn những chi phí chung phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
e) Tính giá thành theo phương pháp hệ số.
Điều kiện áp dụng: Trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất với cùng một loaị nguyên liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ.
Nội dung: Để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số giá thành quy định cho từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau:
-Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành làm tiêu chuẩn phân bổ.
Tổng sản lượng thực tế quy đổi ra sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn
= S Si x Hi
Trong đó: Si là sản lượng thực tế của loại sản phẩm i.
Hi là hệ số quy đổi cho sản phẩm loại i.
-Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm.
Hệ số phân bổ Sản lượng quy đổi sản phẩm
chi phí sản phẩm i =
Tổng sản lượng quy đổi
-Tổng giá thành thực tế của từng loại sản phẩm theo khoản mục:
Tổng giá thành sản phẩm i=(SPLD đầu kỳ +CPPS trong kỳ -SPLD cuối kỳ) x Hệ số phân bổ chi phí sản phẩm.
g) Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ.
Điều kiện áp dụng: Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách , kích cỡ, phẩm cấp khác nhau, sẽ tính đến giá thành theo phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này áp dụng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản xuất có nhiều chủng loại khác nhau, còn đối tượng tính giá thành là từng chủng loại sản phẩm. Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí có thể bao gồm hai hay nhiều đối tượng tính giá thành.
Nội dung: Để tính giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ có thể là giá thành định mức hay giá thành kế hoạch của sản phẩm tính sản lượng thực tế. Sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm.
Tỷ lệ giá thành SPLD đầu kỳ + CPPS trong kỳ – SPLD cuối kỳ
theo khoản mục =
Tiêu chuẩn phân bổ
Tổng giá thành từng quy cách =Tiêu chuẩn phân bổ từng quy cách *Tỷ lệ tính giá thành.
h) Phương pháp tính giá thành theo định mức.
Điều kiện áp dụng: Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý.
Nội dung: Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức được tiến hành theo các bước sau:
-Tính giá thành định mức của sản phẩm: Giá thành định mức của sản phẩm được căn cứ vào các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành để tính.
-Xác định hệ số chênh lệch do thay đổi định mức: Vì giá thành xác định theo định mức hiện hành do vậy khi thay đổi định mức thường được tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi định mức chỉ cần thực hiện đối với số sản phẩm làm dở đầu kỳ về chi phí tính cho sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước) là theo định mức cũ. Số chênh lệch do thay đổi định mức bằng định mức cũ trừ đi định mức mới.
-Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức.
Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tiết kiệm hay vượt chi. Việc xác định chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo những phương pháp khác nhau, tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí.
Chênh lệch do thoát ly định mức= Chi phí thực tế theo từng khoản mục - Chi phí định mức theo từng khoản mục.
-Tính giá thành thực tế của sản phẩm: Sau khi xác định được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức:
Giá thành thực tế =Giá thành định mức +Chênh lệch do thoát ly định mức
Ưuđiểm: Tính giá thành theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, tình hình sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hay lãng phí. Ngoài ra còn nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép và tính toán, nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
3) Sổ sách kế toán vận dụng trong kế toán tính giá thành sản phẩm.
Với mỗi loại hình thức kế toán khác nhau có các loại sổ sách kế toán khác nhau.
- Hình thức nhật ký chứng từ:
Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ cái TK 154, 155.
Sổ chi tiết: thẻ tính giá thành sản phẩm, sổ chi tiết TK 154, 155.
Hình thức chứng từ ghi sổ: sổ cái các tài khoản, bảng tính giá thành thành phẩm…
Hình thức nhật ký chung: sổ cái các tài khoản, bảng kê chi phí sản xuất…
Hình thức nhật ký sổ cái: sổ nhật ký sổ cái…CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y.
2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC VÀ VẬT TƯ THÚ Y.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Trước khi tiến hành cổ phần hoá,công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh thuốc thú y là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có qui mô vừa kinh doanh tương đối hiệu quả. Trụ sở chính tại số 88 đường Trường Chinh-quận Đống Đa-Hà Nội.
Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 358 ngày 1/10/1988 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các loại bao bì dùng trong ngành thú y và các loại dụng cụ phục vụ cho ngành .Lúc đầu xí nghiệp chỉ bao gồm một nhóm hơn 50 cán bộ công nhân viên, tách ra từ một doanh nghiệp nhà nước khác có cùng ngành nghề với số vốn kinh doanh không đáng kể. Mặt hàng sản xuất của công ty hạn hẹp lại bị đặt ngay cạnh “công ty mẹ” nên có nhiều bất lợi khi tham gia vào sản xuất kinh doanh với tư cách là một chủ thể độc lập.
Ngày 31/7/1991 theo quyết định số 229 NN/TCCB/QĐ của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, xí nghiệp bao bì và dụng cụ thú y dược đổi tên thành xí nghiệp Dược và vật tư thú y với chức năng sản xuất và kinh doanh các loại thuốc thú y hoá dược, vật tư bao bì phục vụ cho các ngành thú y theo đúng các chế độ chính sách của nhà nước .Xí nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngành nghề ban đầu là sản xuất các bao bì, dụng cụ trong lĩnh vực thú y với yêu cầu về kĩ thuật tương đối thô sơ. Với cách chọn lựa ngành nghề kinh doanh như vậy, công ty chưa cần phải đầu tư lớn, số cán bộ chưa cần phải có chuyên môn cao mới làm được. Thậm chí, với công việc chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, công ty đã tổ chức gia công thuê ngoài.
Từ năm 1990, với kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được, xí nghiệp đã bước đầu tổ chức việc mua bán thuốc thú y. Sau đó vài năm, xí nghiệp bắt đầu tiến hành sản xuất thuốc thú y ở mức độ đơn giản như: san lẻ thuốc từ lô lớn. Hiện nay hoạt động chủ yếu củacông ty là sản xuất thuốc thú y. Đặc điểm này xuất phát từ điều kiện kinh doanh trong ngành thú y là khoảng 5-7 năm trở lại đây thì tỷ suất lợi nhuận của việc mua bán ngày càng giảm trong khi tỷ suất lợi nhuận của sản xuất vẫn ở mức tương đối cao.
Trong 10 năm qua, xí nghiệp đã trải qua nhiều thử thách thăng trầm và có nhiều biến đổi, xí nghiệp đã không ngừng đi lên và tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường thuốc thú y. Từ những căn cứ này và để đáp ứng với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định chọn xí nghiệp làm đơn vị điểm trong đợt tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
Ngày 29/2/1999 toàn bộ cán bộ công nhân viên đã nhất trí với phương án chuyển đổi doanh nghiệp thànhcông ty cổ phần Dược và vật tư thú y.
Ngày 18/3/1999 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có quyết định số 53/1999/QĐ/BNN/TCCB chính thức chuyển xí nghiệp thànhcông ty cổ phần với tên gọi đầy đủ là:công ty cổ phần Dược và vật tư thú y.Tên giao dịch quốc tế: Phacmaceutucal and Veterinary Material Company. Tên viết tắt: HANVET.
Công ty cổ phần Dược và vật tư thú y là pháp nhân theo luật pháp Việt Nam kể từ ngày được cấp đăng kí kinh doanh, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, được hoạt động theo điều lệ của công ty cổ phần và luật doanh nghiệp.
Với các ngành nghề sau:
-Công nghiệp thuốc thú y
-Công nghiệp chế biến thức ăn gia súc
-Công nghiệp bán buôn và bán lẻ
Với số vốn điều lệ ban đầu là:4.000.000.000 VNĐ, trong đó phần vốn của nhà nước là 800.000.000 VNĐ, phần vốn góp của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:
3.200.000.000 VNĐ.
Như vậy, sau 10 năm hoạt động liên tục và có lãi, lịch sử củacông ty đã bước sang trang mới. Sự tăng trưởng củacông ty 10 năm qua được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị tính:1000 đồng
Năm
Tổng doanh thu
Nộp NSNN
Lãi
TNBQ của NLĐ(/người/tháng)
1989
1.355.900
34.500
49.000
120
1990
1.967.200
47.200
11.400
140
1991
2.897.400
54.200
23.200
170
1992
4.783.400
94.200
28.800
245
1993
6.490.000
140.600
58.300
390
1994
11.541.100
195.400
278.300
420
1995
17.023.200
226.400
182.400
450
1996
20.440.600
331.900
380.000
500
1997
26.000.000
465.000
500.000
600
1998
27.000.000
500.000
500.000
700
1999
30.500.000
602.000
580.000
720
2000
32.000.000
645.000
750.000
850
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty có diện tích mặt bằng 1400 m2
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất công ty tổ chức 3 phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng có chức năng nhiệm vụ riêng. Nhiệm vụ chính của từng phân xưởng như sau:
-Phân xưởng 1: Là phân xưởng đóng gói thuốc bột. Đây là phân xưởng chuyên sản xuất ra các loại thuốc gói, thuốc lọ bột trên cơ sở nguyên vật liệu chính.
-Phân xưởng 2: Là phân xưởng thuốc nước. Đây là phân xưởng chuyên sản xuất ra các loại thuốc dạng nước đóng trong các lọ, ống trên cơ sở các nguyên vật liệu chính đã được phối chế.
-Phân xưởng 3: Là phân xưởng đóng gói sản xuất các loại bao bì phục vụ cho phân xưởng 1 và phân xưởng 2.
Quản lí các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm phụ trách chung, dưới đó là các tổ trưởng .
Thời gian gần đây do nhu cầu đòi hỏi cao của thị trườngcông ty luôn hưóng nâng cao chất lượng sản xuất bằng cách đổi mới máy móc thiết bị. Do hạn chế về vốn đầu tư nêncông ty tiến hành đổi mới từng phần, từ đó hiệu quả sản xuất tănglên rõ rệt.
Thành phẩm củacông ty trên 90% là thuốc thú y các loại bao gồm cả các loại thuốc khá._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0474.doc