Mục lục
Lời nói đầu
Phần một: Cơ sở lý luận về Kế hoạch Kinh doanh. 1
Kế hoạch kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp 1
Khái quát về Kinh doanh 1
Kế hoạch hoá trong Doanh nghiệp 2
Khái niệm KHH trong Doanh nghiệp 2
Phân loại KHKD 4
Chức năng của KHKD 6
Các nguyên tắc của KHH 7
Nguyên tắc thị trường 7
Nguyên tắc thống nhất 7
Nguyên tắc tham gia 8
Nguyên tắc linh hoạt 9
Hệ thống KHH trong Doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các kế hoạch trong Doanh nghiệp 10
Quy trình xậy dựng v
89 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1377 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề xây dụng & tổ chức thực hiện kế hoạch Sản xuất kinh doanh tại Công ty Vận tải & Thuê tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tổ chức thực hiện KHKD 11
Những yêu cầu đặt ra về việc xây dựng KHKD 11
Những nhân tố cơ bản tác động đến việc xây dựng và thực hiện KHSXKD 12
Quy trình xây dựng KHSXKD 16
Những căn cứ xây dựng KH 16
Nội dung quy trình xây dựng KH trong doanh nghiệp 17
Các phương pháp lập KH 24
Tổ chức và đánh giá thực hiện 25
Phần hai: Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD tại Công ty Vận tải và Thuê tàu 27
Giới thiệu về công ty 27
Giới thiệu chung về công ty 27
Quá trình hình thành 27
Chức năng nhiệm vụ 27
Cơ cấu tổ chức 35
2. Tình hình hoạt động SXKD tại công ty 37
II. Tình hình xây dựng và nội dung KHSXKD của công ty giai đoạn 2001-2005 38
Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng KHSXKD 38
Phương pháp xây dựng 44
Nội dung kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2001 - 2005 của công ty 48
Đánh giá chung về công tác kế hoạch hoá của công ty 59
Phần ba: Giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD 61
Định hướng phát triển Doanh nghiệp đến năm 2010 61
Chiến lược phát triển Doanh nghiệp đến năm 2010 61
Phân tích tình hình phát triển của ngành VTB đến năm 2010 61
Phân tích nội tại doanh nghiệp 69
Mục tiêu, phương hướng của Công ty 70
Xây dựng chiến lược đến năm 2010 71
Phương hướng hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD trong thời gian tới 72
Một số giải pháp trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD 76
Huy động mọi cá nhân trong công ty tham gia 76
Công tác xây dựng và thực hiện phải gắn với thị trường 77
Tăng cường công tác theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh 77
Tăng cường công tác dự báo 78
Kết luận 79
Tài liệu tham khảo 80
Lời nói đầu
Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều sự chuyển biến phức tạp, quá trình hội nhập và đổi mới làm xuất hiện nhiều vấn đề mới đan xen những vấn đề cũ. Do đó, trong hoạt động của các Doanh nghiệp cũng có những thay đổi sâu sắc, đặc biệt là trong cơ chế quản lý và các công cụ quản lý. Các công cụ quản lý trong cơ chế cũ, cơ chế Bao cấp đã không còn phù hợp trong cơ chế mới, vì vậy chúng bị đào thải hoặc cải tiến sao cho phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước thì cơ chế và cách thức quản lý có những thay đổi chậm chạp, dẫn tới tình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài. Những doanh nghiệp biết thay đổi, biết tận dụng lợi thế của mình thì ngày càng phát triển và làm ăn có lãi.
Trong quá trình thực tập tại Công ty Vận tải và thuê tàu, một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và Vận tải biển. Công ty là một trong những doanh nghiệp ít ỏi của nhà nước nhiều năm lin làm ăn có lãi. Nguyên nhân là Công ty luôn đã biết tận dụng lợi thế và đổi mới trong cách thức hoạt động và quản lý của mình. Hoạt động kế hoạch là một hoạt động truyền thống trong các hoạt động quản lý của Công ty. Trong điều kiện môi trường hoạt động mới như hiện nay Công ty đã có những đổi mới và khắc phục những nhược điểm của công cụ này và áp dụng nó một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên quá trình đổi mới và hoàn thiện là một quá trình đòi hỏi sự nghiên cứu và hoàn thiện liên tục và lâu dài. Với chuyên ngành học là Kế Hoạch, trong đó nội dung Kế hoạch kinh doanh đựoc áp dụng cho các Doanh nghiệp. Kết hợp với quá trình nghiên cứu hoạt động kế hoạch của công ty thực tập em xin được trình bày đề tài: “Một số vấn đề xây dụng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh tại ccông ty Vận tải và Thuê tàu”.
Kết cấu của bài viết ngoài Lời nói đầu, Kêt luận, Mục lục và danh sách tài liệu tham khảo thì gồm có 3 phần:
Phần một: Cơ sở lý luận về Kế hoạch Kinh doanh.
Phần hai:Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD tại Công ty Vận tải và Thuê tàu.
Phần ba: Giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến từ phía Công ty Vận tải và Thuê tàu cũng như của thầy giáo TS. Nguyến Ngọc Sơn để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn phòng Tổng Hợp và tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty Vận tải và Thuê tàu đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS. Nguyễn Ngọc Sơn đã tận tình giúp đỡ em hoàn thiện bài viết này.
Phần một
Cơ sở lý luận về Kế hoạch Kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
Khái quát về Kinh doanh
Khái niệm về kinh doanh:
Kinh doanh theo luật định là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công doạn của quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Phân loại hoạt động kinh doanh:
Có nhiều cách phân loại hoạt động kinh doanh khác nhau, hoạt động kinh doanh theo tính chất của hoạt động hoặc theo bản chất kinh tế:
Phân loại theo tính chất của hoạt động: Hoạt động Kinh doanh bao gồm có Hoạt động sản xuất(sản phẩm hoặc dịch vụ) và Hoạt động thương mại.
Phân loại theo bản chất kinh tế: Hoạt động Kinh doanh bao gồm hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương nghiệp, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, tài chính ngân hàng…
Bản chất và Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh:
Bản chất của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị cho các loại sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng (Nhu cầu hữu hình hoặc nhu cầu vô hình) và thông qua việc thỏa mãn các nhu cầu đó để sinh lời.
Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm trang trải chi phí hoạt động kinh doanh, nộp thuế, và thu lợi nhuận. Vậy ta có thể thấy rằng tạo ra giá trị là nhiệm vụ sống còn đối với doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải có những giải pháp, định hướng và tổ chức hoạt động SXKD sao cho phù hợp và đạt hiệu quả, có thể cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
Kế hoạch hoá trong Doanh nghiệp
Khái niệm KHH trong Doanh nghiệp
Khái niệm về Kế hoạch trong doanh nghiệp:
Kế hoạch trong doanh nghiệp hiểu đơn thuần thì nó chỉ là một bản kế hoạch mà doanh nghiệp định ra và sẽ thực hiện theo trong khoảng thời gian kế hoạch.
Khái niệm về Kế Hoạch Hoá trong doanh nghiệp:
Là một quy trình ra quyết định cho phép doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của mình và các phương thức tổ chức thực hiện mong muốn đó. Hay nói cách khác Kế hoạch hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu.
Kế hoạch hoạt động kinh doanh là một hoạt động chủ quan có ý thức có tổ chức của con người nhằm xác định mục tiêu, phương án, bước đi, trình tự và cách thức tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vậy Kế hoạch hóa không dừng lại ở việc lập ra một kế hoạch hoạt động hoàn chỉnh mà nó còn có nhiệm vụ đưa kế hoạch vào thực tiễn. Đấy là quá trình tổ chức, phối hợp hoạt động của cá bộ phận, các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp nhăm triển khai các hoạt động khác nhau theo các mục tiêu đã đạt ra.
Có nhiều phương pháp xây dựng quy trình KHH trong doanh nghiệp khác nhau hiện nay. Một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở các nước kinh tế thị trường phát triển và đặc biệt được ưa chuộng tại Nhật bản, đó là quy trình PDCA (Plan, Do, Check, Act).
Nội dung quy trình PDCA được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình Kế hoạch hóa PDCA
Lập kế hoạch (plan)
Điều chỉnh (act)
Kkiểm tra (check)
Thực hiện (do)
Thực hiện các điều chỉnh cần thiết
Xác định mục tiêu và quy trình cần thiết để thực hiện mục tiêu
Đánh giá và phân tích quá trình thực hiện
Tổ chức thực hiện quy trình đã dự định
Vậy ta thấy rằng Kế hoạch kinh doanh và Hoạt động kinh doanh có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó kế hoạch kinh doanh đóng vai trò định hướng dẫn dắt hoạt động kinh doanh, còn hoạt động kinh doanh là đối tượng điều chỉnh của kế hoạch kinh doanh. Từ đó ta có sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa kế hoạch kinh doanh và hoạt động kinh doanh như sau:
Sơ đồ 2: Mối liên hệ giữa kế hoạch kinh doanh và hoạt động kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch Marrket-ing
Kế hoạch cung ứng
Kế hoạch R&D
Kế hoạch kinh doanh
Ra quyết định
Phân loại KHKD
Với mỗi tiêu chí khác nhau thì có các cách phân loại Kế hoạch trong doanh nghiệp khác nhau. Có thể phân loại theo góc độ thời gian hoặc theo nội dung, tính chất hay cấp độ của kế hoạch.
Phân loại theo thời gian: là việc phân đoạn KH theo thời gian cần thiết để thực hiện chỉ tiêu đặt ra thì ta có 3 bộ phận KH sau:
Kế hoạch dài hạn: Thời gian KH thường là 10-25 năm tùy theo tính chất của công ty hoặc của ngành, thị trường mà công ty tham gia. Các KH dài hạn thường đặt ra để Tính toán các chỉ tiêu ràng buộc về tài chính đặc biệt là các kế hoạch về đầu tư dài hạn. Hoặc Kế hoạch về dự tính nhu cầu thị trường và khả năng cung ứng sản xuất của doanh nghiệp để doanh nghiệp có các phương án về đầu tư sản xuất có lợi cho tương lai. Tuy nhiên KH dài hạn lại không phải là chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch trung hạn: thời gian KH thường là 3 hoặc 5 năm. Đây là các kế hoạch thực hiện những bước thay đổi căn bản có tính chất giai đoạn để nhằm đạt mục tiêu kế hoạch dài hạn, bởi vì các kế hoạch trung hạn là bộ phận cấu thành trong hệ thống KH mà kế hoạch dài hạn là ở bợc cao nhất. Do đó các kế hoạch trung hạn thường là các kế hoạch Nghiên cứu và phát triển (KH R&D) hoặc các kế hoạch phát triển nhân sự, thị trường…
Kế hoạch ngắn hạn: Thời gian KH thường là dưới 1 năm. đây là các kế hoạch hàng năm, kế hoạc tiến độ, kế hoạch quý, tháng, 6 tháng…. Vì vậy các kế hoạch này thường là khá chi tiết về nội dung, tiến độ thực hiện. Các kế hoạch ngắn hạn thường là các kế hoạch về dự trữ, sản xuất. Và cơ sở lập kế hoạch dựa vào sự hoàn thành công việc của KH trước và nhiệm vụ tiếp theo của kỳ KH.
Phân loại theo nội dung, tính chất hay cấp độ của KH: Theo cách phân chia này thì hệ thống KH được chia làm 2 bộ phận.
Kế hoạch chiến lược: Thường là có thời gian dài, tuy nhiên cũng có chiến lược ngắn hạn. Nói đến kế hoạch chiến lược là nói tính chất định hướng của kế hoạch và nó thể hiện trong các mục têu tổng thể mang tính chất định lượng và định tính, trong đó thì các mục tiêu định tính nhiều và mục tiêu định lượng chỉ là các mục tiêu tổng quát. Khi doanh nghiệp áp dụng kế hoạch chiến lược tức là doanh nghiệp dó muốn thay đổi hình ảnh, vị thế của mình. Tuy nhiên khi lập một kế hoạch chiến lược thì doanh nghiệp không phải muốn được như thế nào là được như thế, mà các mục tiêu của doanh nghiệp phải dựa trên cơ sở khả năng thực tế của doanh nghiệp và khả năng nắm bắt các yếu tố thị trường cũng như các nguồn lực bên trong và bên ngoài.
Kế hoạch chiến thuật (Kế hoạch tác nghiệp): Là công cụ thực hiện các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Vì vậy Kế hoạch chiến thuật chi tiết và có những công việc, nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng cụ thể. Trong kế hoạch chiến thuật thì các chỉ tiêu định lượng nhiều hơn và cũng đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ các lực lượng trong doanh nghiệp. Vì vậy trong kế hoạch chiến thuật đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ, chuẩn xác cả về thời gian, không gian và các yếu tố nguồn lực.
Chức năng của KHKD
Kế hoạch kinh doanh được coi như là một công cụ quản lý vĩ mô của doanh nghiệp vì vậy nó có các chức năng như sau:
Chức năng ra quyết định:
Đây là chức năng quan trọng nhất và là điểm mạnh của công cụ kế hoạch. Hệ thống chỉ tiêu và giải pháp trong KHH sẽ cho phép mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt hiệu quả tập trung. Do đó tránh được sự mất ổn định, phức tạp trong quá trình điều hành và triển khai hoạt động dẫn đến không đạt hiệu quả hoặc dẫn đến phản tác dụng. Tuy nhiên không thể cứng nhắc và phụ thuộc trong việc ra quyết định vào KH, bởi kế hoạch không thể tính toán chuẩn xác và chính xác các giả định, chỉ tiêu trong tương lai. Do đó trong kế hoạch luôn có các kịch bản phụ áp dụng trong các trường hợp thay đổi.
Chức năng giao tiếp:
Quy trình kế hoạch hóa là quy trình xuyên xuốt hoạt động của doanh nghiệp do đó nó tạo mối liên kết trong toàn bộ các bộ phận của công ty. Vì vậy các bộ phận, các phòng ban từ cấp quản lý tới cấp thực hiện có thể giao tiếp được với nhau. Các thành viên trong ban lãng đạo của công ty và các lãnh đạo của các bộ phận có thể cùng nhau sử lý các vấn đề trong dàI hạn. Các cấp thực hiện thì có thể cùng nhau phối hợp trong quá trình hoạt động thông qua Kế hoạch hành động. Bộ phận Kế hoạch thì lại là trung gian giao tiếp giữa bộ phận thực hiện và bộ phận quản lý. Không chỉ đơn thuần trong việc gắn kết các bộ phận với nhau, Bộ phận Kế hoạch còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường thông tin xuyên suốt, mạch lạc và đạt hiệu quả trong quá trình sử lý thông tin.
Chức năng quyền lực:
Chức năng quyền lực được thể hiện trong quy trình KHH chính là các mục tiêu kế hoạch và các giải pháp trong thực hiện kế hoạch. Bởi vì bản thân KH nó được coi như một văn bản có tính pháp quy trong nội bộ doanh nghiệp do người lãnh đạo đặt ra và có ý đồ định hướng tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy trong bản KHH hoàn chỉnh luôn có quy trình kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Tuy vậy KHH không phải là một công cụ thể hiện tính áp đặt, quyền lực tuyệt đối mà nó luôn thể hiện tính tập trung và tính dân chủ. Tính tập trung trong việc hoàn thành mực tiêu KH, tính dân chủ thể hiện trong việc xây dựng kế hoạch và điều chỉnh KH.
Các nguyên tắc của KHH
Việc bảo đảm thực hiện tốt các nguyên tắc của kế hoạch hóa sẽ giúp phát huy được vai trò của nó đối với việc quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tránh sự xa vời thực tế của các chỉ tiêu, giải pháp kế hoạch. Sau đây là một số nguyên tắc của kế hoạch hóa:
Nguyên tắc thị trường
Khái niệm:
Nguyên tắc thị trường là nguyên tắc coi thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch hóa.
Nội dung:
Kế hoạch không tìm cách thay thế thị trường mà ngược lại nó bổ sung ưu điểm và khắc phục nhược điểm của thị trường. Trong một số trường hợp nếu doanh nghiệp có sức chi phối thị trường thì kế hoạch còn có thể dẫn dắt thị trường.
Kế hoạch phải luôn căn cứ vào thị trường để đưa ra các quyết định và mục tiêu hợp lý, cân nhắc các giải pháp, cân nhắc các sự lựa chọn tối ưu.
Nguyên tắc thống nhất
Khái niệm:
Nguyên tắc thống nhất là nguyên tắc yêu cầu bảo đảm sự phân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây đựng, triển khai, tổ chức thực hiện giữa các cấp, phòng ban chức năng trong một doanh nghiệp thống nhất.
Nội dung của nguyên tắc:
Trong doanh nghiệp tồn tại nhiều quá trình kế hoạch hóa riêng biệt, ví dụ như: Kế hoạch Marketing; Kế hoạch Sản xuất; Kế hoạch nhân sự… Các kế hoạch bộ phận có những chức năng, đặc thù riêng, với các mục tiêu và tổ chức thực hiện khác biệt. Nhưng đều nhằm thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng quát.
Các kế hoạch bộ phận tuy có chức năng, đặc thù, cách thức tổ chức khác biệt nhưng trong quá trình KHH thì lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu có sự thay đổi ở bộ phận kế hoạch này thì phải đồng thời có sự điều chỉnh ở bộ phận kế hoạch khác.
Nguyên tắc tham gia
Khái niệm:
Nguyên tắc tham gia có nghĩa là mỗi thành viên của doanh nghiệp đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hóa, mà không phụ thuộc vào nhiệm vụ và chức năng của họ.
Nội dung nguyên tắc:
Nội dung của nguyên tắc chính là tạo ra các mô hình, hình thức, thể chế nhằm thu hút đông dảo các đối tượng tham gia vào quy trình KHH. Một số phương pháp được áp dụng như:
Phương pháp ký kết hợp đồng tập thể. Theo phương pháp này, buổi ký kết hợp đồng tập thể gồm có đại diện ban quản lý công ty và bên công đoàn công ty. Hai bên cùng trao đổi để quyết định các phương án sản xuất, mô hình sản xuất, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. Hai bên thỏa thuận và đưa ra các cam kết thực hiện. Thực chất phương pháp này chính là các bản kế hoạch hành động, tác nghiệp của các bộ phận tổ chức trong doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch chung.
Mô hình nhóm chất lượng. Theo mô hình này thì trong đội ngũ công nhân sễ có một nhóm chuyên thục hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm và họ còn tham gia vào việc phân tích và cải tiến kỹ thuật, năng cao năng suất lao động.
Các giải pháp khác: Ngoài các mô hình dạng như trên thì còn có các giải pháp như: phương án sản xuất, phân phối thu nhập từ phía công đoàn, các chương trình dự án…
ý nghĩa của nguyên tắc:
Khi tham gia vào công tác lập và thực hiện kế hoạch như vậy thì các thành viên trong công ty có hiểu biết sâu sắc hơn về công ty mình, công việc của mình, các mối liên quan trong công việc… Từ đó họ chủ động hơn trong công việc và việc trao đổi thông tin diễn ra dễ dàng hơn.
Khi áp dụng KHH thì các thành viên trong doanh nghiệp nắm bắt được kế hoạch và từ đó trở thành kế hoạch của bản thân họ.
Nguyên tắc linh hoạt
Khái niệm
Trong khi lập và thực hiên kế hoạch do tính bất định trong các giả thiết về hoạt động trong tương lai, vì vậy sẽ không có tính linh hoạt và cứng nhắc trong xử lý và ra quyết định. Vì vậy việc xây dựng một kế hoạch linh hoạt bằng các kế hoạch dự phòng và các cơ chế linh hoạt.
Nguyên tắc linh hoạt trong kế hoạch làm cho các nhà quản lý không cảm thấy kế hoạch ràng buộc họ vào một chương trình cứng nhắc, mà chính họ là người quản lý kế hoạch chứ không phải bị kế hoạch quản lý.
Nội dung của nguyên tắc:
Phải có nhiều phương án kế hoạch và coi mỗi phương án là một kịch bản chứ không phải là một văn bản pháp lý. Tương ứng mỗi phương án là những điều kiện áp dụng cụ thể về nguồn lực, thị trường và các điều kiện kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp lựa chọm được những phương án thích hợp.
Ngoài kế hoạch chính thức doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị những kế hoạch dự phòng, kế hoạch phụ để phản ứng kịp thời với những tình huống ngoài kế hoạch chính thức.
Phải luôn kiểm tra và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch một cách thường xuyên, để từ đó phát hiện và có những điều chỉnh kịp thời
Hệ thống KHH trong Doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các kế hoạch trong Doanh nghiệp
Như đã phân tích, Trong kế hoạch tổng thể của doanh nghiệp luôn có các kế hoạch bộ phận để tạo thành hệ thống kế hoạch hóa trong doanh nghiệp. Các kế hoạch bộ phận tuy khác nhau về tổ chức, hệ thống mục tiêu, cách thức thực hiện…. Nhưng các kế hoạch bộ phận này đều nhằm thực hiện mục tiêu tổng quát của kế hoạch chung. Hay nói cách khác thì các kế hoạch trong một doanh nghiệp tạo thành một hệ thống kế hoạch, vì vậy thì các lý tuyết về hệ thống sẽ được áp dụng trong việc xây dựng và quản lý kế hoạch.
Đối với mỗi một doanh nghiệp, vói mỗi lĩnh vực thì luôn có những yếu tố đặc thù, do đó thì cách thức KHH cũng khác nhau. Có doanh nghiệp thì cho rằng kế hoạch Marketing là giữ vai trò quan trọng nhất nên nó ở vị trí trung tâm. Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp thì lại cho rằng kế hoạch sản xuất; kế hoạch tài chính; kế hoạch nhân sự … là kế hoạch trung tâm.
Sơ đồ 3: mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trường hợp với kế hoạch Marketinh là trung tâm):
Kế hoạch
Tài chính
Kế hoạch
R&D
Kế hoạch
Marketing
Kế hoạch
Nhân sự
Kế hoạch
Sản xuất và
Dự trữ
Sản phẩm mới
Khối lượng
Công suất và
Thời hạn
Nhu cầu nhân sự
Cung nhân sự
Dự toán
Ràng buộc
Nhu cầu của khách hàng
Quy trình xậy dựng và tổ chức thực hiện KHKD
Những yêu cầu đặt ra về việc xây dựng KHKD
Những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng kế hoạch là phải đáp ứng được các nguyên tắc của kế hoạch hóa. Muốn vậy doanh nghiệp phải có cách nhìn đầy đủ hơn về vai trò của kế hoạch trong doanh nghiệp mình. Từ đó Kế hoạch lại quay lại đóng vai trò quản lý, định hướng chiến lược và tác nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những yêu cầu trong việc xây dựng KHSXKD của doanh nghiệp:
Về thông tin: Ban xây dựng kế hoạch phải có những thông tin cần thiết trong việc phân tích và tính toán các chỉ tiêu kế hoạch. Các thông tin bên ngoài bao gồm về Khách hàng, Khoa học kỹ thuật, Người cung cấp, Đối thủ (đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm ẩn và các mặt hàng thay thế)…. Các thông tin trong nội bộ doanh nghiệp gồm các thông tin về nhân sự, tài chính, kỹ thuật….
Về nhân sự: Doanh nghiệp phải có các chính sách thu hút dông đảo các bộ phân và cá nhân tham gia vào lập và thực hiện kế hoạch. Bằng các hình thức như đóng góp ý kiến; tham khao các chuyên gia trong lĩnh vực; phiếu câu hỏi … sẽ giúp doanh nghiệp có một kế hoạch gắn với bản thân doanh nghiệp hơn.
Về tài chính: Đây là vấn đề cốt lõi trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy khi lập kế hoạch các doanh nghiệp phải xem xét nguồn tài chính trong công ty của mình như thế nào: Khả năng huy động trong một số trường hợp; Khẳ năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn; Các dạng dự trữ và đầu tư tài chính… Để từ đó doanh nghiệp có các tính toán phù hợp và khả thi về mặt tà chính, tránh bỏ qua các cơ hội cũng như tăng chi phí do gián doạn.
Về cơ chế quản lý: Doanh nghiệp phải tạo một môi trường phát huy được tinh thần làm việc năng động, hiệu quả vừ có tính tập trung vừa có tính dân chủ.
Những nhân tố cơ bản tác động đến việc xây dựng và thực hiện KHSXKD
Có nhiều yếu tố tác động đến việc lập và thực hiên kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố là khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp và mỗi thời kỳ và mức độ tác động của các yếu tố cũng như vậy. Do đó trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp phải luôn đánh giá lại các tác động. Ví dụ trong một thời kỳ kế hoạch nhưng trong gia đoạn này thì yếu tố này là ảnh hưởng nhưng trong giai đoạn khác thì lại không. Tuy nhiên ta có thể phân các yếu tố tác động theo ba nhóm sau đây:
Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô bao gồm nhiều hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Kinh tế, văn hóa, chính trị, pháp luật, dân số xã hội trong nước và tình hình kinh tế chính trị ngoại giao quốc tế… mà có thể gây tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặc biệt là các yếu tố kinh tế thường có tác động rất mạnh tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và do đó nó cũng tác động tới việc xây dựng và thực hiện KHSXKD. Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh là: Lãi suất, Tăng trưởng, Lạm phát, Tiền tệ…
Nhân tố thuộc môi trường ngành:
Nhân tố thuộc môi trường ngành tác động tới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm năm nhóm nhân tố cơ bản sau đây:
Nhóm các nhà cung cấp: Hay nói cách khác thì đây là nhóm cung cấp đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy mà nó có thể là nguyên vật liệu; năng lượng, máy móc thiết bị; nhân công… Do cơ chế thị trường nên các nhà cung cấp là đa rạng và nếu họ cung cấp cho doanh nghiệp này thì họ cũng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp khác. Nhóm các nhà cung cấp có thể là nguyên nhân tăng chi phí hoặc là giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Và họ cũng là một phần nguyên nhân làm cho doanh nghiệp có hoàn thành đúng tiến độ, đúng kế hoạch hay không. Do đó nhóm các nhân tố đầu vào có ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.
Nhóm khách hàng: Đây là nhóm quyết định mức Cầu đối với doanh nghiệp, và do đó nó quy định doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy họ là đối tượng quan trọng trong quá trình lập và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tăng lên hoặc giảm đi số khách hàng sẽ làm thay đổi mức cung của doanh nghiệp, và sự tăng hoặc giảm mức cầu của họ cũng làm thay đổi mức cung của doanh nghiệp. Do đó trong quá trình lập kế hoạch thì doanh nghiệp phải dự báo được tổng cầu trong kỳ kế hoạch, hoặc nếu doanh nghiệp muốn duy trì hoặc tăng sản lượng cung thì phải có các giải pháp cụ thể trong bản kế hoạch. Còn trong quá trình thực hiện Kế hoạch hóa phải luôn thể hiện tính mề dẻo, linh hoạt và định hướng khách hàng.
Đối thủ tiềm ẩn: Là các công ty hiện không có ở trong ngành nhưng có khả năng tham gia vào ngành. Đối thủ mới tham gia vào ngành có thể là yếu tố làm tăng cạnh tranh và giảm lợi nhuận của công ty. Do đó trong quá trình lập kế hoạch ta phải đánh giá được tác động của đối thủ tiềm ẩn để từ đó có các dự trù trong hoạt động.
Hàng hóa thay thế: Là các hàng hóa hoặc dịch vụ của các công ty trong những ngành khác nhưng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng giống như các công ty trong ngành. Những công ty này thường cạnh tranh gián tiếp với nhau nhưng không thể nói mức độ cạnh tranh là yếu hay là mạnh. Thường thì hàng hóa thay thế sẽ cạnh tranh mạnh lên khi có sự biến động nào đó như SP tăng giá, sở thích tiêu dùng thay đổi…. Trong quá trình lập kế hoạch phải luôn chú ý sự biến động của thị thường, nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng để có các giả pháp thích hợp khi có sự biến động mạnh. Và đây là một vai trò quan trọng của KHH trong hoạt động của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: là sự cạnh tranh của các công ty đang hoạt động trong ngành. Nếu sự cạnh tranh này là yếu thì các công ty có cơ hội nâng giá nhằm thu lợi nhuận. Còn nếu cạnh tranh là gay gắt thì dẫn tới cạnh tranh quyết liệt về giá cả và từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trực tiếp đối với nhiều công ty là yếu tố cần thiết quyết định mạnh tới mọi hoạt động của công ty. Bởi nghiên cứu đối thủ cho ta biết được khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của công ty trên thị trường. Do đó nghiên cứu yếu tố đối thủ cạnh tranh trong việc lập kế hoạch sẽ là căn cứ để đưa ra các chiến lược và các giải pháp hành động.
Nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh là các yếu tố nguồn lực và yếu tố kỹ thuật. Yếu tố nguồn lực lại bao gồm yếu tố con người và các yếu tố tiềm lực tài chính, thương hiệu…. Còn các yếu tố kỹ thuật bên trong doanh nghiệp lại bao gồm các yếu tố như: khoa học công nghệ, máy móc thiết bị và quản lý.
Các yếu tố nguồn lực
Các nhà lãng đạo doanh nghiệp: là ban Giám đốc hay Hội đồng quản trị. Đối với công tác kế hoạch hóa thì những nhà lãnh đạo là nhưng người thiết kế quá trình KHH, xác định chu kỳ cơ bản và trình tự thực hiện công tác kế hoạch hóa. Người lãnh đạo phải làm cho kế hoạch dễ tiếp cận, dễ hiểu cho mọi thành viên của doanh nghiệp và lôi kéo mọi người tham gia vào thực hiện kế hoạch. Do đó trong quy trình KHH thì một thành phần không thể thiếu là ban lãnh đạo của công ty, và thông thường thì trong thành phần ban KH phải luôn có thành phần là ban lãng đạo công ty.
Các phòng ban chức năng: Đây là bộ thận thực hiện hoặc trực tiếp quản lý kế hạch hay họ chính là một bộ phận cấu thành quan trọng trong kế hoạch hóa. Thông thường các phòng ban sẽ có kế hoạch hoạt động riêng của mình và chính họ là người hiểu lĩnh vực của mình hơn ai hết. Do đó trong quy trình lập và thực hiện kế hoạch thì vai trò của các phòng ban là rất lớn. Trong việc lập KH các phòng ban sẽ cung cấp các thông tin cần thiết để tính toán các chỉ tiêu cũng như các giải pháp thực hiện mang tính chất chuyên ngành. Còn trong việc thực hiện thì các phòng ban vừa là người thể hiện hiệu quả công việc lại vừa là người phản hồi thông tin cần thiết để giúp cho việc theo rõi, điều chỉnh kế hoạch.
Phòng (hoặc ban, nhóm) kế hoạch của doanh nghiệp: là người chịu trách nhiệp lập và theo rõi thực hiện kế hoạch. Mọi người cần phải làm rõ vai trò của phòng (ban) kế hoạch để tránh sự nhầm lẫn và ỷ lại trong quá trình lập và theo dõi kế hoạch. Trong việc lập kế hoạch thì phòng (ban) kế hoạch chỉ có chức năng tư vấn, cố vấn trong việc soạn lập chiến lược, làm rõ mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời phòng kế hoạch cũng cung cấp các phương pháp lập và quản lý kế hoạch, cũng như một số thông tin chính xác có giá trị cho các chuyên viên chức năng của các phòng ban và cùng các phòng ban phối hợp trong việc phân tích, đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài. Trong thực hiện kế hoạch thì phòng kế hoạch đóng vai trò trong việc theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh và tạo sự phối hợp giữa các bộ phận. Vì vậy tác động, ảnh hưởng của bộ phận kế hoạch tới việc lập và theo dõi kế hoạch là rất lớn, nó quyết định tính chính xác hiệu quả của kế hoạch trong doanh nghiệp.
Yếu tố nguồn lực tài chính: yếu tố này quyết định trong việc lựa chọn phương án chiến lược, phương án kế hoạch. Một công ty có nguồn tài chính rồi rào hoặc khả năng huy động tài chính cao thì sẽ lựa chọn được các phương án chiến lược cũng như các phương án kế hoạch hấp dẫn. Hoặc trong các tình huống đột biến thì công ty cũng chủ động tận dụng thời cơ hoặc khắc phục những nhó khăn, duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.
Yếu tố thương hiệu: Bây giờ yếu tố thương hiệu cũng đã được coi là tài sản vô hình của doanh ngiệp. Doanh nghiệp tạo dựng cho mình một thương hiệu tốt thì rất thuận lợi trong kinh doanh, và do đó cũng có nhiều phương án kế hoạch để doanh nghiệp chọn lựa, và chọn cho mìng những phương án kinh doanh tốt nhất.
Các yếu tố kỹ thuật
Các yếu tố kỹ thuật trong doanh nghiệp chính là trình độ quản lý, máy móc thiết bị, trình độ công nghệ mà doanh nghiệp hiện đang sở hữu hoặc có thể có được sẽ quyết định trong việc lập các kế hoạch và lựa chọ các phương án kế hoạch. Đặc biệt yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới các kế hoạch sản xuất, kế hoạch nghiên cứu của doanh nghiệp.
Quy trình xây dựng KHSXKD
Những căn cứ xây dựng KH
Khâu lập Kế hoạch sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp là khâu đầu tiên trong quy trình kế hoạch hóa, và nó cũng là khâu quan trọng nhất bởi đây là khâu khó nhất mà nếu có sai sót thì nó sẽ mang tính hệ thống. Do đó cắn cứ để lập kế hoạch có tính chất quyết định đối với bản kế hoạch được lập. Đối với mỗi doanh nghiệp thì căn cứ lập kế hoạch là khác nhau, và thứ tự ưu tiên hay tầm quan trọng của các yếu tố làm căn cứ là khác nhau. Tuy nhiên ta cũng có thể có một số những căn cứ mang tính cơ bản như:
Căn cứ từ phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Căn cứ từ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các kỳ trước
Căn cứ vào dự báo tình hình hoạt động kỳ tới
Căn cứ vào phân tích thị trường
._.
Căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có và có thể huy động
Căn cứ vào Chiến lược, kế hoạch dài hạn
Căn cứ vào biến động môi trường các yêu tố vĩ mô có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp (cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp) như: các chính sách của nhà nước, quy định của các tổ chức hiệp hội mà quốc gia tham gia.
Nội dung quy trình xây dựng KH trong doanh nghiệp
Sơ đồ 4: quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp:
Phân tích Môi trường
Nhiệm vụ
Và
Mục tiêu
Kế
hoạch chiến lược
Chương trình
Và
Dự án
Kế hoạch hàng năm
Và
Ngân sách
Đánh giá
và
Hiệu chỉnh các pha của Kế hoạch
Nội dung các bước của quy trình lập Kế hoạch:
Bước 1: Phân tích môi trường:
Đây là khâu đầu tiên và không thể thiếu trong quy trình lập kế hoạch của doanh nghiệp. Việc phân tích môi trường thể hiện tính khả thi trong các chỉ tiêu cũng như các giải pháp thực hiện của Kế hoạch, và làm cho kế hoạch mang tính thị trường khi nó tuân theo các quy luật của thị trường. Việc phân tích môi trường chính là việc nhận biết và dự báo các diễn biến của thị trường, từ đó tìm ra các cơ hội cũng như các thách thức đối với doanh nghiệp. Do đó việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh chính là việc doanh nghiệp đã tận dụng những thời cơ và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của mình.
Sơ đồ 5: quy trình phân tích môi trường:
Thu thập thông tin
Sử lý thô thông tin
Phân tích thông tin
Đưa ra báo cáo tổng kết
Thu thập thông tin: Quá trình này bao gồm việc thu thập các thông tin về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp (như đã nêu ở phần: “Những nhân tố cơ bản tác động tới việc xây dựng và thực hiện KHSXKD”). Tuy nhiên không phải bất cứ thông tin gì cũng phải thu nhập đầy đủ, doanh nghiệp phải tính tới yếu tố chi phí thông tin và sự ảnh hưởng của yếu tố đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào từng doanh nghệp khác nhau thì cách thức thu thập thông tin là khác nhau. Thông tin có thể được thu thập từ: các đơn vị cấp dưới; các phòng ban trong doanh nghiệp; nguồn thống kê trong và ngoài doanh nghiệp; thu thập bằng các hình thức phỏng vấn …
Sử lý thô thông tin: Quá trình này sẽ giúp cho ta có được những thông tin chuẩn xác, loại bỏ được những yếu tố gây sai lầm trong việc phân tích sau này
Phân tích thông tin: Đây là khâu quan trọng có tính quyết định tới toàn bộ bản kế hoạch của công ty. Vì vậy việc phân tích và đưa ra những nhận định phải dựa trên các phương pháp và căn cứ khoa học. Một số phương pháp phân tích thông tin như: Phương pháp chuyên gia, các phương pháp trong dự báo; các phương pháp phân tích chuyên ngành đối với những thông tin chuyên ngành…. Cần lư ý khi phân tích đó là: không phân tích lan tràn, nên có chủ đích là cần những thông tin gì và quan trọng nhất là phần đánh giá tác động của yếu tố tới hoạt động của doanh nghiệp.
Đưa ra báo cáo tổng kết: Quá trình phân tích thông tin chỉ là quá trình phân tích các thông tin rời. Do đó ta phải kết hợp các thông tin này lại với nhau trên mối tác động qua lại một cách tổng thể của các yếu tố. Sự kết hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp sẽ cho ta bảng phân tích SWOT (Strengths, Opportunities, Threats, Weaknesses).
Bước 2: Thiết lập Mục tiêu và Nhiệm vụ:
Căn cứ vào các mong muốn và định hướng của toàn doanh nghiệp cũng như của các đơn vị cấp dưới, bộ phận Kế hoạch sẽ thiết lập hệ thống mục tiêu và nhiệm vụ. Các mục tiêu này thường là các mục tiêu mang tính chất chủ quan, định hướng của người quản lý. Còn các nhiệm vụ có thể là công việc chưa hoạn thành, nhiệm vụ cấp trên giao…. Tuy nhiên các mục tiêu phải thể hiện rõ kết quả mong muốn và các việc cần làm cũng phải chỉ rõ điểm kết thúc. Trong danh sách các mục tiêu thì cần phải chỉ rõ các mục tiêu cần ưu tiên và mục tiêu nào cần phải hoàn thành bằng một hệ thống các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án …
Bước 3: Lập kế hoạch chiến lược
Sơ đồ 6: quy trình lập kế hoạch chiến lược:
Lập các phương án kế hoạch chiến lược khác nhau
Đánh giá các phương án
Lựa chọn phương án và xây dựng chiến lược
Nội dung:
Lập các phương án kế hoạch chiến lược:
Sau khi phân tích môi trường bên trong và bên ngoài thì doanh nghiệp thực hiện kết hợp với mong muốn và nhiệm vụ. Đây là sự kết hợp các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan, do đó ta có nhiều phương pháp để phân tích và kết hợp chúng. Phương pháp phổ biến nhất là phương pháp sử dụng mô hình SWOT.
Đánh giá các phương án:
Các phương án kế hoạch chiến lược sẽ có các điểm mạnh điểm yếu khác nhau, doanh nghiệp phải xác định các phương án hợp lý và từ đó chọn ra các phương án triển vọng nhất. Lúc này các phương án triển vọng sẽ được lượng hóa, tính toán các chỉ tiêu (các chỉ tiêu về tài chính: Tổng vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, NPV…. Các chỉ tiêu về độ rủi ro, thị phần… và các chỉ tiêu định tính khác)
Lựa chọn phương án và xây dựng chiến lược:
Sau khi đánh giá các phương án, doanh nghiệp sẽ lựa chọn chiến lược dựa trên những ưu tiên về mục tiêu trong kỳ kế hoạch. Sau đó doanh nghiệp tiến hành xây dựng Kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh. Điểm cần lưu ý trong việc lựa chọn phương án chiến lược là phải có các phương án dự phòng và các phương án phụ.
Bước 4: Các chương trình và dự án
Chương trình và dự án trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp có nhiệm vụ hoàn thành một số nhiệm vụ hoặc mục tiêu quan trọng trong kỳ kế hoạch. Do đó chương trình vá dự án là các phân hệ của kế hoạch chiến lược hoặc là kế hoạch hàng năm.
Chương trình:
Được thiết lập để hoàn thành những mục tiêu lớn; những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp như: Chương trình hoàn thiện công nghệ; chương trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; chương trình tính toán dự trữ …
Nội dung Chương trình bao gồm: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ; Các bước tiến hành; Các nguồn lực cần sử dụng; Các yếu tố khác cần thiết để tiến hành chương trình hành động cho trước; Yêu cầu về ngân sách cần thiết.
Dự án:
Được thành lập để hoàn thành những công việc hoặc mục tiêu cụ thể như: Dự án đổi mới sản phẩm; Dự án phát triển thị trường…
Nội dung Dự án bao gồm: Các thông số tài chính và kỹ thuật; tiến độ thực hiện; công tác tổ chức, huy động và sử dụng nguồn lực; các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế tài chính.
Bước 5: Lập kế hoạch hàng năm và ngân sách
Sơ đồ 7: Các bước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
Nhận thức cơ hội kinh doanh
Phát triển các tiền đề
Thiết lập các mục tiêu
Xác định các phương án
Lượng hoá kế hoạch
Xây dựng các phương án phụ trợ
Lựa chọn các phương án tối ưu
Đánh giá các phương án
Các bước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
B1: Nhận thức cơ hội kinh doanh
Trong bước này bộ phận kế hoạch cũng như ban lãnh đạo tổ chức thực hiện phân tích, dự báo các yếu tố tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm xác định cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp trong thời gian tới của kế hoạch. Sau đó kết hợp với các điểm mạnh, điểm yếu của công ty mình nhằm xác định rõ vị trí của mình (ta có thể sử dụng mô hình ma trận SWOT để phân tích, và đánh giá trong trường hợp này). Từ đó làm căn cứ lựa chọn các cơ hội và phát triển nó.
Sơ đồ 8: Ma trận SWOT
Ma trận SWOT
Phân tích thị trường
Cơ hội (O:Opportunities)
Nguy cơ (T: Threats)
Phân tích doanh nghiệp
Mặt mạnh (S:Strengths)
Phối hợp S/O
Phối hợp S/T
Mặt yếu (W:Weaknesses)
Phối hợp W/O
Phối hợp W/T
B2: Thiết lập các mục tiêu
Sau khi xác định được các cơ hội, doanh nghiệp thực hiện thiết lập các mục tiêu trong kỳ kế hoạch. Các mục tiêu phải được thể hiện rõ kết quả cần thu được và điểm kết thúc trong hành động. Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên của các mục tiêu và xác định những hành động chính trong các mục tiêu.
B3: Phát triển các tiền đề
Các tiền đề là các dự báo, các chính sách và các kế hoạch hiện có của công ty nhằm áp dụng vào công tác lập kế hoạch. Do đó các dự báo phải chính xác và có hiệu quả trong việc lập các hành động, chính sách. Còn các kế hoạch đã thực hiện của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy mức độ hoàn thành kế hoạch cũng như thực trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh các năm trước đó.
B4: Xác định các phương án
Đây là khâu kết hợp các mục tiêu riêng của doanh nghiệp với phân tích điểm mạnh điểm yếu để nhằm đưa ra các phương án thực hiện mục tiêu. Doanh nghiệp sẽ thiết lập các phương án có thể thực hiện mục tiêu và chỉ chọn ra những phương án có nhiều triển vọng. Các phương án triển vọng sẽ được phân tích, lượng hoá để nhằm cho công việc lựa chọn phương án sau cùng.
B5: Đánh giá các phương án
Các phương án triển vọng sau khi được phân tích lượng hoá sẽ được bộ phận kế hoạch và ban lãnh đạo đưa ra xem xét các điểm mạnh điểm yếu. Mỗi phương án sẽ có các điểm mạnh và điểm yếu khác nhau như: số vốn đầu tư; tổng mức lợi nhuận; thời gian hoàn vốn; khả năng chia nhỏ…. Do đó doanh nghiệp phải thực hiện kết hợp với các tiền đề để phân tích chúng dưới góc độ doanh nghiệp mình.
B6: Lựa chọn phương án tối ưu
Các phương án sau khi được đánh giá, phân tích thì doanh nghiệp sẽ chọn những phương án phù hợp nhất, hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp mình.
B7: Xây dựng các phương án phụ trợ
Sau khi đã lựa chọn được phương án kế hoạch phù hợp thì nó sẽ được xây dựng thành kế hoạch. Để phương án kế hoạch đạt được mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp phải xây dựng các phương án phụ trợ nhằm bổ trợ cho phương án chính.
B8: Lượng hoá kế hoạch
Lượng hoá kế hoạch là việc lượng hoá các hành động, kết quả bằng cách lập các ngân quỹ. Công việc này sẽ giúp cho việc thực hiện, phối hợp các kế hoạch đạt hiệu quả. Và đó cùng là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành của kế hoạch.
Vậy kế hoạch hàng năm và ngân sách là cầu nối giữa Chiến lược với hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Trong đó Kế hoạch hàng năm sẽ có vai trò đảm bảo thực hiện đúng chiến lược đã chọn, còn kế hoạch ngân sách sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc thực hiện các kế hoạch tác nghiệp trong kế hoạch hàng năm.
Ta thấy rằng Kế hoạch hàng năm được lập gần giống như Kế hoạch chiến lược, tuy nhiên thời hạn là trong một năm và các chỉ tiêu kế hoạch cũng như đánh giá các tác động thì chi tiết hơn. Thông thường thì kế hoạch hàng năm được chia thành hệ thống các kế hoạch tác nghiệp (chức năng) bao gồm: Kế hoạch sản xuất sản phẩm; Kế hoạch phát triển sản phẩm mới; Kế hoạch mua sắm thiết bị và nguyên, nhiên vật liệu; Kế hoạch nhân sự; kế hoạch Marketing và Kế hoạch tài chính.
Trong kế hoạch chức năng thì các chỉ tiêu, hành động sẽ được lượng hóa về mặt giá trị. Kết hợp với các chỉ tiêu về thời gian thì doanh nghiệp sẽ thiết lập kế hoạch về ngân sách cho các bộ phận và cho toàn bộ doanh nghiệp
Bước 6: Đánh giá, hiệu chỉnh các pha của kế hoạch
Tất cả các bước trên nhằm cho ra đời một văn bản kế hoạch, tuy nhiên trong quá trình lập kế hoạch do đặc tính kỹ thuật và sự tham gia của nhiều nhóm yếu tố. Do đó trước khi thông qua bản kế hoạch thì nó được xem xét, đánh giá lại một cách toàn bộ. Các nhà quản lý, các chuyên gia và các bộ phận chức năng sẽ kiểm tra đánh giá lại các mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách trong kế hoạch chức năng và kế hoạch ngân sách xem đã phù hợp hay chưa. Từ đó kế hoạch sẽ được giao xuống cấp thực hiện
Các phương pháp lập KH
Với mỗi cách phân loại khác nhua thì ta có các phương pháp lập kế hoạch khác nhau. Nếu phân theo các công doạn và cơ chế quản lý thì có các phương pháp lập kế hoạch như: Phương pháp lập kế hoạch từ dưới lên; Phương pháp lập kết hoạch từ trên xuống hoặc các phương pháp 2 lên 2 xuống, 3 lên 2 xuống… đây là các phương pháp áp dụng với mô hình công ty chủ quản hoặc công ty mẹ công ty con. Còn nếu phân theo kỹ thuật lập kế hoạch thì có các phương pháp như: Phương pháp cân đối; Phương pháp tỷ lệ; Phương pháp phân tích nhân tố tác động; phương pháp đIểm hoà vốn…
Do đặc đIểm công ty thực tập nên em xin được trình bầy phương pháp 2 lên 2 xuống. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Công ty con gửi bản đăng ký kế hoạch cho công ty mẹ là công ty chủ quản. Bản đăng ký kế hoạch bao gồm: Báo cáo và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, phân tích tình hình năm kế hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch và các hoạt động chính. (1 lên)
Bước 2: Sau khi xem xét, đánh giá bản đăng ký kế hoạch, công ty mệ thực hiện lập kế hoạch sơ bộ. Kế hoạch sơ bộ là sự kết hợp giữ các bản đăng ký kế hoạch với mục tiêu, phương hướng và nhiệm vụ của công ty mẹ. Sau khi lập kế hoạch sơ bộ thì công ty mẹ giao trở lại kế hoạch cho công ty con. (1 xuống)
Bước 3: Công ty con nhận bản kế hoạch được giao và xem xét đánh giá các chỉ tiêu cũng như phương án thực hiện xem có khả năng thực hiện được hay không. Sau đó lập các điều chỉnh, kiến nghị và gửi bản đăng ký chính thức lên công ty mẹ. (2 lên)
Bước 4: Công ty mẹ nhận bản đăng ký kế hoạch chính thực, xem xét đánh giá các thay đối, kiến nghị và thực hiện lập bản kế hoạch chính thức rồi giao xuống cho công ty con. (2 xuống)
Tổ chức và đánh giá thực hiện
Việc tổ chức và đánh giá thực hiện là một phần không thể thiếu của quy trình KHH. Kế hoạch sau khi được lập thì nó phải thể hiện vai trò của mình trong thực tế vì vậy khâu tổ chức và đánh giá thực hiện đòi hỏi phải chuẩn xác có phương pháp khoa học, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan.
Về công tác tổ chức thực hiện: Công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đòi hỏi sự tham gia không chỉ của các nhà kế hoạch mà còn là công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các phòng ban chức năng và sẽ tốt hơn nếu lôi kéo được sự tham gia của người lao đông vào việc thảo luận và soạn lập cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch. Để tổ chức thực hiện được tốt thì trong phần lập kế hoạch doanh nghiệp cần phải cụ thể hóa một số mục tiêu thành các trương trình hoặc dự án và nên đề ra các mốc thời gian cụ thể cũng như đIều kiện hoàn thành. Và trong khâu thực hiện công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp được phân chia cụ thể cho những thành phần tham gia như sau:
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:
Ban giám đốc doanh nghiệp là những người chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có công tác kế hoạch hóa. Lãnh đạo doanh nghiệp là những người thiết kế quá trình kế hoạch hóa, xác định chu kỳ cơ bản và trình tự thực hiện công tác kế hoạch hóa. Ban lãnh đạo là người có quyết định thay đổi hay là vẫn tiếp tục thực hiện KH nếu như có sự thay đổi ngoài dự kiến khi thực hiện kế hoạch. Đồng thời người lãnh đạo phải làm cho kế hoạch dễ tiếp cận và dễ hiểu cho mọi thành viên của doanh nghiệp, lôi kéo mọi người lao động vào công việc này.
Các phòng ban chức năng:
Số lượng các phòng ban chức năng được tổ chức phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của doanh nghiệp như: phòng sản xuất điều độ, phòng tổ chức nhân sự, phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng tài chính…. Trong khâu tổ chức thực hiện thì các phòng ban cũng có thể là người thực hiện hoặc là cầu nối giữa người thực hiện và ban lãnh đạo của công ty. Do đó các phòng ban chức năng luôn phải có sự tập chung nhưng đồng thời phải có sự linh hoạt trong việc thực hiện kế hoạch.
Phòng (hoặc ban, nhóm) kế hoạch của doanh nghiệp:
Đây là bộ phận chính thực hiện công tác soạn lập và theo dõi thực hiện kế hoạch. Nhiệm vụ, vai trò của phòng ban kế hoạch trong việc thực hiện kế hoạch là liên kết thông tin, tạo mối liên hệ có tính hệ thống giữa các bộ phận thực hiện. Đồng thời bộ phận này có chức năng quan trọng khác đó là quan sát, phân tích tình hình và đưa ra các kiến nghị thay đổi khi cần thiết
Về công tác đánh giá thực hiện:
Công tác này có nhiệm vụ liên kết thông tin hai chiều trong việc tổ chức thực hiện và bản kế hoạch ban đầu. Do tính chất không thể dự báo được mọi sự thay đổi của thị trường vì vậy bản kế hoạch chỉ có tính tương đối trong việc áp dụng vào thực tiễn. Do đó trong khi áp dụng bản kế hoạch ta phải luôn theo dõi, đánh giá kế hoạch so với thực tiễn thực hiện để nếu có đột biến thì doanh nghiệp sẽ chủ động trong sử lý.
Công tác đánh giá thực hiện cũng được phân cấp từ người quản lý tới người thực hiện. Căn cứ và các mốc thời gian cũng như điều kiện hoàn thành, các bộ phân sẽ đánh giá được mức độ và tiến độ hoàn thành của công việc hay mục tiêu đã đặt ra. Và đến cuối kỳ bộ phận kế hoạch sẽ tổng kết thực hiện bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng và đánh giá việc hoàn thành kế hoach cũng như các nguyên nhân thay đổi. Từ đó rút ra các nhận xét cũng như các kinh nghiệm cho kỳ kế hoạch tới
Phần hai
Thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện KHSXKD tại Công ty Vận tải và Thuê tàu
Giới thiệu về công ty
Giới thiệu chung về công ty
Quá trình hình thành
Tên công ty: Công ty vận tải và thuê tàu
Tên giao dịch quốc tế: VIETFRACHT
Trụ sở chính: 74 Nguyễn Du – Hà Nội.
Hiện nay công ty là một doanh nghiệp nhà nước và là công ty trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Tuy nhiên tiền thân của công ty là Tổng công ty Vận tải Ngoại thương được thành lập ngày 18/2/1963 trực thuộc Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại). Đến tháng 10/1984 Công ty được chuyển từ Bộ Ngoại Thương sang Bộ Giao Thông Vận Tải theo quyết định số 334/TC ngày 1/10/1984 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng Chính Phủ). Tháng 6 /1993 công ty được thành lập lại và được đổi tên thành Công ty Vận tải và thuê tàu theo Nghị định số 388/HĐBT ngay 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập lại doanh nhiệp nhà nước.
Khi được thành lập lại năm 1991 công ty có số vốn là: 24 tỷ 508 triệu đồng (chủ yếu là tài sản cố định do nhà nước đánh giá lại) và với hơn 300 lao động. Đến cuối năm 2002 công ty có số vốn 137 tỷ đồng và hơn 900 lao động.
Chức năng nhiệm vụ
Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nhiệp gồm có:
Vận tải đường biển
Vận tải hàng hoá Xuất khẩu.
Vận tải hàng hoá Nhập khẩu.
Vận tải hàng hoá trong nội địa.
Chở thuê.
Hình thức chở thuê chủ yếu là theo kiểu “thuê tàu chợ”. Khái niệm về hình thức này như sau: Tàu chợ là tàu chở hàng, chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào những cảng qui định theo một lịch trình định trước.
Phương thức thuê tàu chợ (Booking Shipping Space): Là phương thức người chủ hàng thông qua người môi giới hay trực tiếp yêu cầu chủ tàu dành cho mình thuê một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Phương thức này còn được gọi là phương thức lưu khoang, lưu chỗ.
Đặc điểm và quy định trong việc thuê tàu Chợ:
chủ động trong việc giao nhận, tiết kiệm chi phí lưu kho, lưu bãi.
Chứng từ điều chỉnh mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ hàng) và người cho thuê (người kinh doanh tàu chợ) là Vận đơn đường biển - Bill of Lading (B/L). Vận đơn đường biển là bằng chứng của một hợp đồng vận tải chuyên chở hàng hoá bằng đường biển.
Cước phí trong thuê tàu chợ thường bao gồm cả chi phí xếp hàng, dỡ hàng và được tính toán theo biểu cước (Tariff) của hãng tàu. Biểu cước có hiệu lực trong thời gian tương đối dài. Việc quy định như vậy cũng khiến cho chủ hàng hạch toán được giá hàng, không bị các chủ tàu lừa.
Chủ tàu đóng vai trò là người chuyên chở - một bên trong hợp đồng vận tải và phải chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở.
Thuê tàu và môi giới
Cho thuê định hạn
Hình thức Thuê tàu định hạn (hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn): là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả thuyền bộ (Tập thể thuyền trưởng và thuỷ thủ) hoặc không, để chuyên chở hàng hoá trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con tàu.
Đặc điểm và quy định trong việc thuê và cho thuê định hạn
Người thuê tàu được quyền quản lý và sử dụng con tàu trong một thời gian nhất định.
Văn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ tàu và người thuê tàu là hợp đồng thuê tàu định hạn. Hợp đồng thuê tàu định hạn mang tính chất là một hợp đồng thuê tài sản được ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu qui định những nội dung: Tên chủ tàu, người thuê tàu, tên tàu, trọng tải, dung tích đăng ký, dung tích chứa hàng, khả năng đi biển của tàu, thời gian và địa điểm giao tàu, trả tàu, thời gian thuê, vùng biển được phép kinh doanh, tiền thuê, phân chia một số chi phí hoạt động của tàu như nhiên liệu, nước ngọt...
Người thuê tàu phải trả cho chủ tàu tiền thuê tàu (Hire) chứ không phải tiền cước (Freight). Tiền thuê tàu được tính theo ngày, tháng cho toàn tàu hoặc cho một đơn vị trọng tải hoặc dung tích tàu. Ngoài tiền thuê tàu, người thuê tàu còn phải chịu các chi phí hoạt động của tàu như cảng phí, hoa hồng môi giới, vật liệu chèn lót...
Chủ tàu không đóng vai trò là người chuyên chở. Khi đi chở thuê theo chuyến thì người thuê tàu sẽ đóng vai trò là người chuyên chở chứ không là chủ tàu.
Phương thức thuê tàu này được sử dụng khi thị trường thuê tàu nhộn nhịp, giá cước có xu hướng lên cao việc thuê tàu khó khăn.
Các hình thức thuê tàu định hạn
Thuê toàn bộ: Trong phương thức này thuê toàn bộ con tàu cùng với thuyền bộ, có hai cách thuê:
Thuê theo thời hạn (Period time charter), tức là thuê trong một thời gian có thể là 6 tháng, 1 năm hay nhiều năm.
Thuê định hạn chuyến (Trip time charter), tức là thuê theo kiểu định hạn nhưng chỉ có chở một chuyến.
Thuê định hạn trơn (Bare boat charter): chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu không có thuyền bộ. Trong cách thuê này người thuê tàu phải biên chế một thuyền bộ mới thì mới có thể khai thác con tàu được.
Môi giới
Môi giới là hình thức trung gian hưởng hoa hồng khi giới thiệu, dẫn dắt để người thuê tàu và người cho thuê tàu ký được hợp đồng với nhau. Môi giới gồm có hai hình thức chủ yếu là: Môi giới thuê tàu chợ và Môi giới thuê tàu chuyến.
Môi giới thuê tàu chợ:
Shipper: Người gửi hàng (người gửi hàng thường là người xuất khẩu)
Carrier: Người chuyên chở
Shipowner: Chủ tàu
Shipbroker: Người môi giới, là người trung gian giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu. Người môi giới được hưởng phí môi giới. Thông thường người môi giới của ai thì người đó chịu phí hoặc hai bên thoả thuận trích phần trăm theo giá trị hợp đồng để trả, hiện nay mức phí khoảng 0,25%.
Sơ đồ 9: Môi giới thuê tàu chợ
Shipper
Carrier
Shipowner
Shipbroker
(6)
(5)
(1)
(2)
(4)
(3))
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chủ hàng uỷ thác cho người môi giới
Bước 2: Môi giới đi thuê trên cơ sở yêu cầu của chủ hàng
Bước 3: Môi giới đàm phán với người cho thuê tàu hoặc chủ tàu. Họ đàm phán dựa trên một mẫu có trước gọi là Giấy lưu khoang hay Giấy lưu cước (Booking Note). Quá trình đàm phán chính là sự sửa đổi những điều kiện ghi trên Booking Note cho đến khi đưa ra được Booking Note cuỗi cùng
Bước 4: Môi giới thông báo lại cho chủ hàng
Bước 5: Chủ hàng mang hàng ra cảng để xếp
Bước 6: Người chuyên chở cấp một bộ B/L (Vận đơn đường biển) cho chủ hàng sau khi đã nhận hàng để xếp hoặc đã xếp hàng xong. Vận đơn đường biển là một trong những chứng từ quan trọng vì:
Nó dùng để giao hàng ở cảng đi và nhận hàng ở cảng đến
Nó dùng để thanh toán tiền hàng ở ngân hàng bởi vận đơn chứng tỏ hàng hoá đã được giao cho người nhập khẩu qua người chuyên chở
Nó được dùng để khiếu nại, kiện tụng trong quá trình chuyên chở
Nó được dùng để mua bán, chuyển nhượng, cầm cố hàng hoá
Môi giới thuê tàu chuyến:
Sơ đồ 10: Môi giới thuê tàu chuyến
Shipper
Carrier
Shipowner
Shipbroker
(6)
(4)
(3)
(7)
(5)
(1)
(2)
Các bước thực hiện:
Bước 1: Thông qua người môi giới nhờ người môi giới tìm tàu và hỏi tàu
Bước 2: Người môi giới chào tàu, hỏi tàu
Bước 3: Người môi giới và chủ tàu đàm phán các điều khoản
Bước 4: Người môi giới thông báo kết quả đàm phán cho người thuê tàu
Bước 5: Người thuê tàu và chủ tàu ký hợp đồng thuê tàu
Bước 6: Người thuê tàu mang hàng ra cảng xếp lên tàu
Bước 7: Thuyền trưởng cấp một bộ B/L
Đại lý tàu biển
Công ty làm đại lý hàng hải cho các hãng tàu container như: Heung-A; APL/CSS; MOL; SFPL và các hãng tàu khác.
Công ty làm đại lý cho các hãng tàu chuyến của nước ngoài ra vào xếp dỡ hàng tại các cảng Việt Nam
Hình thức đại lý hàng hải của công ty là vừa làm đại lý bến bãi, vừa gom hàng và chuyên chở hàng ra các hải trình lớn của các hãng tàu lớn tại Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo …
Giao nhận vận tải
Đường biển
Đường không
Đường bộ
Các dịch vụ mà giao nhận vận tải cung cấp cho người xuất khẩu:
Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở
Thuê khoang tàu.
Giao hàng và phát hành các chứng từ liên quan.
Nghiên cứu các điều khoản của Tín dụng thư và các qui định của Chính phủ áp dụng đối với việc chở hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng như nước truyền tải.
Gói hàng, việc gói hàng phải chú ý tới việc lựa chọn bao gói theo quãng đường, phương thức vận tải, bản chất của hàng hoá và qui định áp dụng.
Sắp xếp kho lưu hàng cho chuyến hàng.
Cân đong, đo đếm hàng hoá.
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong trường hợp có yêu cầu.
Chuyển hàng tới cảng, làm thủ tục hải quan và giao hàng cho người chuyên chở.
Tham gia vào hoạt động liên quan đến ngoại tệ.
Trả cước phí vận tải và các khoản phí khác có liên quan.
Lấy vận đơn từ người vận chuyển và sắp xếp việc giao hàng cho người nhận.
Theo dõi quá trình vận chuyển hàng hoá cho người nhận hàng bằng cách liên lạc với người vận chuyển hoặc đại lý của họ ở nước ngoài.
Giúp đỡ người gửi hàng trong quá trình khiếu nại người chuyên chở trong trường hợp có tổn thất, mất mát với hàng hoá.
Cung cấp các dịch vụ cho người nhập khẩu:
Theo dõi quá trình chuyên chở hàng hoá nếu người nhập khẩu có trách nhiệm chuyên chở hàng hoá theo hợp đồng.
Nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến hàng hoá.
Nhận hàng và trả phí vận tải, nếu cần.
Thông quan hàng nhập khẩu, trả phí và các lệ phí hải quan khác.
Giao hàng đến tận kho của người nhập khẩu.
Giúp đỡ người nhận hàng trong quá trình khiếu nại trong trường hợp có tổn thất, mất mát đối với hàng hoá.
Giúp người nhận hàng trong quá trình lưu kho và phân phối.
Các dịch vụ khác:
Ngoài những dịch vụ trên cung cấp cho người kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, giao nhận vận tải tuỳ theo yêu cầu của chủ hàng còn có thể cung cấp các dịch vụ khác phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hoá và các dịch vụ gom hàng. Hơn nữa, giao nhận vận tải còn có thể giúp khách hàng của mình tìm hiểu những nhu cầu của thị trường, tìm thị trường mới, tình hình cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, điều kiện thương mại thích hợp cho một hợp đồng thương mại quốc tế và nói chung tất cả các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh.
Vận tải đường bộ
Chủ yếu là vận tải bằng Container
Các dịch vụ khác
Vận chuyển nhanh hàng nặng, tài liệu khoa học kỹ thuật, chứng từ thương mại, vật phẩm, hàng mẫu…Ngoài ra công ty còn hoạt động trong các lĩng vực Xuất nhập khẩu, Vận tải hàng quá cảnh, tiếp vận…
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 11: cơ cấu tổ chức của công ty
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Phó TGĐ
Phụ trách giao nhận tiếp vận
Phó TGĐ
Phụ trách tài chính
Phó TGĐ Phụ trách
Liên doanh
Và đại lý
Phó TGĐ
Phụ trách
Vận tải biển và môi giới tàu thuỷ
A: Các phòng ban quản lý
Phòng Tổ chức cán bộ và Lao động
Phòng Kế toán tài vụ
Phòng Hành chính Quản trị (gồm cả đội xe và bảo vệ)
Phòng Tổng hợp
B: Các đơn vị kinh doanh trực thuộc
Xí nghiệp: MOLVINA- HANOI
Chi nhánh Vietfracht Vinh
Phòng giao nhận 2
Phòng giao nhận 1
Phòng vận tải biển
Trung tâm thuê tàu và môi giới
C: Các đơn vị hoạch toán độc lập
Công ty liên doanh APL Việt nam
C ty LD vận tải biển Thế kỷ CSS
C ty CP Vận tảiần thuê tàu Đà nẵng
C ty CP Cơ khí sửa chữa GTVT
Chi nhánh Vietfracht Hải Phòng
Chi nhánh Vietfracht Quảng Ninh
Chi nhánh Vietfracht Hồ Chí Minh
Cty CP Giao nhận kho vận vietfracht
Tình hình hoạt động SXKD tại công ty
Kết quả hoạt động SXKD
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của công ty trong 14 năm (1991-2004)
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Doanh thu
Lợi nhuận
Nộp ngân sách
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
48.599
52.273
48.827
57.718
65.884
79.557
70.129
80.794
99.076
115.811
147.953
159.423
165.567
165.080
3.409
5.139
9.063
12.866
28.212
17.631
7.562
11.740
14.985
16.002
16.819
22.405
17.552
18.341
2.547
5.592
6.487
14.124
13.717
17.861
21.310
31.510
29.759
37.399
40.047
49.254
26.141
21.500
Qua tính toán ta xác định được các thông số về tốc độ tăng doanh thu và lợi nhuận bình quân hàng năm như sau:
Tốc độ tăng bình quân doanh thu hàng năm là: 11.1%
Tốc độ tăng bình quân lợi nhuận hàng năm là: 11.4%
Tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn thì độ biến động của lợi nhuận cao hơn sự biến động của doanh thu. Đồng thời tỷ số Lợi nhuận trên Doanh thu thuần qua các năm cũng cho ta thấy được tình hình hoạt động SXKD của công ty.
Bảng 2: tỷ số Lợi nhuận trên Doanh thu từ năm 1991 đến 2004
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
% LN/DT
7.01
9.83
18.56
22.29
42.82
22.16
10.78
Năm
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
% LN/DT
14.53
15.12
13.82
11.37
14.05
10.6
11.11
Qua bảng trên ta thấy: Trong giai đoạn 1991- 1995 tỷ lệ LN/DT của công ty là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là trong thời kỳ này doanh nghiệp vẫn đang là độc quyền trong lĩnh vực vận tải và cho thuê tàu biển. Tuy nhiên từ thời kỳ 1996 đến nay tỷ lệ LN/DT của doanh nghiệp lại giảm đi nhanh và rõ nét và dần về trạng thái ổn định. Sự giảm về tỷ lệ LN/DT này thì nguyên nhân chủ yếu là do cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của công ty ngày càng gay gắt.
Tình hình xây dựng và nội dung KHSXKD của công ty giai đoạn 2001-2005
Các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng KHSXKD
Môi trường Vĩ mô
Thông thường khi xác định các yếu tố vĩ mô tác động tới quá trình xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp thì ta thường phân chia thành các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô quốc tế và trong nước. Tuy nhiên đối với thị trường vận tải biển do tính chất của nó ta có thể phân chia các yếu tố tác động theo lĩnh vực như: Kinh tế, Chính trị và ngoại giao, Pháp luật…. Và do hình thức công ty nhà nước nên công ty còn chịu tác động của cơ quan chủ quản là bộ GTVT.
Kinh tế:
Vận tải biển mà hàng hóa của nó chủ yếu là hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa thuộc dự án, do đó tình hình kinh tế trong và ngoài nước có ảnh hưởng lớn tới tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Các chỉ tiêu lớn như: Tốc độ tăng trưởng GDP, Kim ngạch XNK là những biến lớn trong quá trìng tính toán các chỉ tiêu của doanh nghiệp vận tải biển.
Các chỉ tiêu về GDP và XNK thì ảnh hưở._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0030.doc