HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG HIỆN NAY
Đà Nẵng - Tháng 6 năm 2009
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
5
Chương 1.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG VÀ SỰ NẢY SINH CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
19
1.
Xây dựng, phát triển các KCN và tác động của chúng tới sự phát triển k
159 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
19
2.
Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở Việt Nam hiện nay
32
Chương 2.
THỰC TRẠNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI NẢY SINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
44
1.
Lao động và việc làm - vấn đề xã hội đáng quan tâm trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
44
2.
Đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các KCN còn thấp kém và nghèo nàn
54
3.
Tái định cư trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN đang chứa đựng nhiều vấn đề bức xúc
59
4.
Bãi công, đình công, lãn công trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang báo hiệu nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết
70
5.
Ô nhiễm môi trường sống do các KCN đang trở thành vấn đề nóng bỏng
76
6.
Hiện tượng khiếu kiện, khiếu kiện vượt cấp, khiếu kiện tập thể gia tăng trong thời gian gần đây
86
Chương 3.
QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KCN Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG HIỆN NAY
91
1.
Những quan điểm chủ đạo giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
91
2.
Một số giải pháp cơ bản giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay
98
KẾT LUẬN
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
153
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH
Công nghiệp hóa
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GS
Giáo sư
HĐH
Hiện đại hóa
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KCN
Khu công nghiệp
KH&CN
Khoa học và công nghệ
Nxb
Nhà xuất bản
PGS
Phó giáo sư
SX-KD
Sản xuất - kinh doanh
ThS
Thạc sĩ
Tp
Thành phố
TS
Tiến sĩ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
UBND
Ủy ban Nhân dân
UNDP
Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
VKTTĐ
Vùng kinh tế trọng điểm
VKTTĐMT
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
WB
Ngân hàng Thế giới
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa từ một xuất phát điểm rất thấp, quan điểm của Đảng và nhà nước ta là phải "Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội" Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia, tr.203.
. Nghĩa là, chúng ta phải vừa coi trọng việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, vững chắc, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại, vừa phải giải quyết tốt nhất các vấn đề xã hội nhằm đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Thực tế, việc ưu tiên phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH)… tự thân nó đã hướng đến việc giải quyết các vấn đề xã hội đặt ra như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân,… Tuy nhiên, do những đặc trưng riêng của các vấn đề xã hội mà đời sống kinh tế, dù rất phát triển cũng khó có thể giải quyết một cách toàn diện. Thậm chí, đôi khi, chính các chương trình phát triển kinh tế lại là nguyên nhân làm nảy sinh, trầm trọng hóa các vấn đề xã hội. Đến lượt nó, các vấn đề xã hội đó lại trở thành lực cản đối với việc đảm bảo hiệu quả bền vững của các chương trình kinh tế. Bởi vậy, việc chủ động giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế là một việc làm cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội nói chung, của bản thân các chương trình kinh tế cụ thể nói riêng.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (có thể còn được gọi là vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ) bao gồm 5 tỉnh/thành là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định có diện tích 27.879 km2 (chiếm 8,47% diện tích đất nước), dân số năm 2007 khoảng 6,3 triệu người (chiếm 7,49% dân số cả nước). Do nằm trên các trục giao thông quốc gia, quốc tế về đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không nên vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được đánh giá là vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển. Đây cũng là vùng có tài nguyên thiên nhiên và xã hội phong phú, đa dạng,... có thể khai thác tạo ra lợi thế so sánh cho vùng trong phát triển.
Quyết định 148/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định: vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vùng kinh tế động lực, có vai trò "đầu tàu" kéo cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên cùng phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những năm qua, những chính sách, giải pháp đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của vùng luôn cao hơn mức tăng bình quân của cả nước. Trong thời gian này, các địa phương trong vùng đã xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất,... (sau đây được gọi chung là khu công nghiệp và xin được viết tắt là KCN) Theo Nghị định số 192/CP ngày 25.12.1994 của Chính phủ, các KCN được định nghĩa là các khu vực công nghiệp tập trung, không có dân cư, được thành lập với các ranh giới được xác định nhằm cung ứng các dịch vụ để hỗ trợ sản xuất.. KCN theo mô hình mới là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống được thành lập và tổ chức hoạt động theo chính sách đổi mới, mở cửa do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986 khởi xướng.
. Tính đến nay, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống các KCN đa dạng với nhiều quy mô khác nhau. Ngoài các Khu kinh tế lớn của vùng như Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, trong vùng hiện có 19 KCN lớn đã đi vào hoạt động. Đó là chưa kể đến hàng chục khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ khác ở các quận/huyện do cấp quận/huyện quản lý.
Mặc dù, tổng diện tích các KCN này chỉ chiếm 8,1% tổng diện tích đất tự nhiên các KCN trong cả nước nhưng 71% tổng diện tích của chúng đã được cho thuê (hay còn gọi là lấp đầy). Đây là tỷ lệ cao nhất so với các vùng kinh tế trọng điểm khác trong nước: vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ diện tích đã thuê đạt 57,7%; Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đạt 53,9%. Các KCN này đã thu hút hàng nghìn dự án với số vốn đầu tư hàng tỷ đô la, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động,... Như vậy, xây dựng và phát triển các KCN tập trung trong vùng là một hướng đi đúng đắn, phù hợp để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc tế hóa nền kinh tế của các địa phương trong vùng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công và những lợi ích kinh tế - xã hội to lớn mà các KCN mang lại, quá trình xây dựng, phát triển các KCN này cũng đang làm nảy sinh một số vấn đề xã hội bức xúc. Đó là các vấn đề như:
- Mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động diễn ra gay gắt. Trong khi nguồn cung lao động trên địa bàn khá dồi dào, tỷ lê thất nghiệp đô thị (thất nghiệp toàn phần) còn cao, tình trạng người lao động thiếu việc làm còn phổ biến thì các doanh nghiệp trong các KCN lại luôn ở trong tình trạng thiếu lao động một cách trầm trọng, nhất là lao động kỹ thuật, lao động trình độ cao. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như xu hướng phát triển bền vững của các KCN trong vùng.
- Vấn đề tái định cư và hậu tái định cư ngày càng trở nên bức xúc trong dư luận xã hội. Trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, việc giải phóng mặt bằng, chuyển đổi một bộ phận đất ở, đất nông nghiệp sang đất công nghiệp là tất yếu nhưng mối quan hệ về lợi ích giữa các bên liên quan đã không được giải quyết thỏa đáng: phương án giải tỏa, đền bù chưa thật công khai, minh bạch; giá cả đền bù thấp hơn so với giá thị trường và luôn biến động tăng; các khu tái định cư, khu dân cư xây dựng với tiến độ chậm, chất lượng không đảm bảo; các vấn đề về việc làm, thu nhập, tổ chức đời sống,... cho người dân sau tái định cư không được quan tâm giải quyết thỏa đáng khiến cho chất lượng đời sống của người dân tái định cư bị sút giảm. Tình trạng tố cáo, khiếu kiện vì thế đã gia tăng, gây nên bất ổn xã hội.
- Trong những KCN đã đi vào hoạt động, thời gian gần đây, hiện tượng bãi công, đình công, lãn công bùng phát phức tạp. Mặc dù số lượng các cuộc bãi công, đình công, lãn công trong KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chưa nhiều nếu so sánh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng cũng đã cho thấy sự gia tăng những bất ổn liên quan đến quan hệ lợi ích giữa người lao động với giới chủ doanh nghiệp trong các KCN đang ngày càng trầm trọng hơn. Nó đòi hỏi phải được các cấp ngành chức năng và các bên liên quan quan tâm, giải quyết hầu đảm bảo sự phát triển bền vững của các KCN trong vùng.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường sống do các KCN không làm tốt công tác bảo vệ môi trường cũng là một vấn đề “nóng bỏng” trong bối cảnh hiện nay. Hiện tượng nước thải, khí thải, rác thải rắn từ các KCN xả trực tiếp ra các khu vực xung quanh KCN làm ô nhiễm nguồn nước, nguồn không khí, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân đang gây nhiều bức xúc trong xã hội nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân sống gần các KCN gửi nhiều đơn thư tố cáo, khiếu kiện đến nhiều cơ quan chức năng trong quá trình các KCN vận hành.
- Các KCN được xây dựng, lấp đầy, các doanh nghiệp trong các KCN được tạo điều kiện ưu đãi để phát triển sản xuất - kinh doanh nhưng đời sống vật chất và tinh thần của người lao động vẫn chưa được quan tâm thích đáng, lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động không được bảo vệ đúng mức, thậm chí còn bị xem nhẹ, bị vi phạm. Đây là vấn đề đáng báo động vì đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bãi công, đình công, lãn công và khiếu kiện (cá nhân, tập thể) kéo dài phức tạp.
- Trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hiện tượng khiếu kiện, thậm chí là khiếu kiện vượt cấp có xu hướng gia tăng. Đây là một trong những vấn đề xã hội đáng báo động vì nó cho thấy rằng việc giải quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích của người dân của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN đang có nhiều vấn đề phức tạp cũng như cho thấy chính sách của Đảng và Nhà nước ta về các vấn đề có liên quan vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp. Đáng lưu ý rằng, phần lớn các khiếu kiện của người dân là liên quan đến vấn đề đất đai, việc đền bù, giải tỏa - một trong những lĩnh vực phức tạp và nhạy cảm nhất hiện nay.
Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những vấn đề xã hội trên đang phản ánh những bất cập trong quá trình xây dựng, phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đến lượt nó, các vấn đề đó lại trở thành lực cản làm giảm hiệu quả kinh tế - xã hội của các KCN, làm chậm quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong vùng. Nhất là trong thời đại ngày nay, xu hướng phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung, của mô hình KCN nói riêng đang đòi hỏi bất kỷ một chương trình, chiến lược kinh tế - xã hội nào cũng phải đảm bảo được tính toàn diện và cân đối trong phát triển, tức là phải đảm bảo giải quyết đồng bộ hài hòa giữa “cái kinh tế” và “cái xã hội”, giữa giải quyết các vấn đề kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh, giữa giải quyết cái trước mắt với cái lâu dài,... UNESCO đã từng cảnh báo rằng: bất cứ quốc gia nào tự đặt cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế tách rời mục tiêu phát triển xã hội thì sớm muộn quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó sẽ xảy ra sự mất cân đối nghiêm trọng và sẽ sớm rơi vào tình trạng bất ổn. Đây là bài học kinh nghiệm quí báu rút từ thực tế phát triển của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, việc nhận diện và tìm cách giải quyết một cách căn bản các vấn đề xã hội nêu trên có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển bền vững của các KCN nói riêng và của nền kinh tế - xã hội trong toàn vùng nói chung. Đây chính là lý do chủ yếu nhất thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Ở ngoài nước, là một phạm trù cơ bản của xã hội học nên vấn đề xã hội (social problems) đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu Xã hội học khác nhau. Tại các quốc gia công nghiệp phát triển, vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề xã hội của quá trình công nghiệp hóa nói riêng đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng theo nhiều cách tiếp cận khác nhau từ lý luận đến thực tiễn. Ở đây có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu, có ý nghĩa nhất đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài:
- Công trình có tính kinh điển nhất nghiên cứu về các vấn đề xã hội của xã hội công nghiệp cần tham khảo là tác phẩm rất kinh điển của nhà xã hội học nổi tiếng Elton Mayo: “The social problems of an industrial civilization” (Tạm dịch là: Những vấn đề xã hội của nền văn minh công nghiệp) được xuất bản năm 1948 ở Mỹ. Trong công trình này, Elton Mayo đã phân tích nguồn gốc, bản chất của phần lớn các vấn đề xã hội mà xã hội Âu - Mỹ đối mặt trong bối cảnh các quốc gia này đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa TBCN.
- Cuốn sách “Social Problems in a Diverse Society” (Tạm dịch là: Những vấn đề xã hội trong xã hội đang thay đổi) của Diana Kendall, do Nhà xuất bản Paperback và Prentice Hall xuất bản năm 2006 là một công trình nghiên cứu những vấn đề xã hội của các quốc gia đang phát triển nhanh như các con rồng châu Á, Trung Quốc và một số quốc gia đang công nghiệp hóa khác. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích khi nghiên cứu các vấn đề xã hội của KCN ở vùng nói riêng, ở Việt Nam nói chung.
Ngoài 2 công trình có liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài nêu trên, có thể tham khảo thêm một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài sau đây:
- Cuốn sách “The Sociology of Social Problems” (Tạm dịch là: Xã hội học về các vấn đề xã hội) của Paul B. Horton, Gerald R. Leslie, Richard F. Larson, and Robert L. Horton, do Nhà xuất bản Paperback ấn hành năm 1997.
- Cuốn sách “Social Problems - Issues and Solutions” (Tạm dịch là: Những vấn đề xã hội - hậu quả và những giải pháp) của Charles Zastrow, do Nhà xuất bản Hardcover ấn hành năm 1999.
- Công trình “Social Problem Solving: Theory, Research, and Training” (Tạm dịch là: Giải quyết vấn đề xã hội - Lý thuyết, nghiên cứu và thực hành) của Edward C. Chang, Thomas J. D'Zurilla, and Lawrence J. Sanna, do Nhà xuất bản Hardcover ấn hành năm 2004.
- Công trình “Social Problems” (Tạm dịch là: Những vấn đề xã hội) của John J. Macionis do Nhà xuất bản Paperback xuất bản năm 2005.
- Tác phẩm “Mặt trái của những con rồng” của Walden Bello và Stephanie Rosenfeld do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia dịch và phát hành năm 1996.
Phần lớn các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã nêu trên bước đầu thiết lập các lý luận cơ bản về các vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề xã hội của quá trình công nghiệp hóa nói riêng cũng như đã đề xuất các cách thức, giải pháp khác nhau để giải quyết chúng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Vì vậy, đây là những tài liệu tham khảo hữu ích khi nghiên cứu đề tài.
Ở trong nước, cho đến thời điểm này, trên bình diện lý luận cơ bản rất hiếm những công trình nghiên cứu cơ bản, công phu, đầy đủ về các vấn đề xã hội nói chung, các vấn đề xã hội nảy sinh từ quá trình xây dựng, phát triển các KCN nói riêng. Những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến vấn đề này trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung càng hiếm hơn.
Trong bối cảnh đất nước ta thực hiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu có đề cập một cách rải rác các chiều cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Các tiếp cận như vậy được đề cập một cách riêng rẽ theo góc độ của từng khoa học khác nhau từ kinh tế học, hành chính học, đến văn hóa và xã hội học... Dưới đây có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan trực tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài:
- Luận án tiến sĩ xã hội học “Những vấn đề xã hội của người nhập cư ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986 - 1996” của NCS Trần Trọng Đức. Phần có thể tham khảo trong luận án này là phần lý luận và các luận giải xoay quanh các vấn đề xã hội của người nhập cư vào thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986 - 1996. Thêm vào đó việc phát hiện và tìm cách giải quyết những vấn đề xã hội của người nhập cư được trình bày trong luận án cũng là phần tham khảo có ích cho nghiên cứu đề tài.
- “Kỷ yếu KCN và khu chế xuất Việt Nam 2002” do Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh và Thời báo kinh tế Sài Gòn ấn hành năm 2002. Đây là tổng quan giới thiệu về các KCN, khu chế xuất cũng như các vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển các KCN và khu chế xuất này, trong đó phần giới thiệu các KCN, khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là tài liệu tham khảo có ích cho đề tài, mặc dù số liệu, nhận định trong tài liệu cần phải được cập nhật, bổ sung.
- Cuốn sách “Kết hợp giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đoàn Minh Duệ và Đinh Thế Định xuất bản năm 2003. Phần có ý nghĩa đối với đề tài là những luận giải về quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội và những giải pháp chủ yếu để kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn vùng bắc Trung bộ.
- Luận án tiến sĩ kinh tế: “Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trần Thị Bích Hạnh” (Bảo vệ năm 2003). Phần mà đề tài có thể tham khảo hữu ích là đánh giá về nguồn lao động và tình hình sử dụng nguồn lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như những đề xuất nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động này trong giai đoạn hiện nay.
- Cuốn sách “Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các KCN, khu chế xuất” của Trương Thị Minh Sâm do Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2004. Cuốn sách này là tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài khi nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam” của NCS Trần Ngọc Hưng (Bảo vệ năm 2004). Luận án này đã đánh giá khái quát về tình hình phát triển và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, phát triển các KCN ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ kinh tế “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với KCN ở Việt Nam” của NCS Lê Tuyển Cử (Bảo vệ năm 2004). Luận án đã phân tích quá trình hình thành và phát triển của các KCN ở Việt Nam; Đánh giá những ưu, nhược điểm trong công tác quản lý nhà nước các KCN và nguyên nhân của chúng. Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho đề tài về quá trình phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và trong vấn đề quản lý nhà nước các KCN.
- Công trình “Đời sống văn hóa đô thị và KCN Việt Nam” do GS.TSKH Đình Quang chủ biên và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2005. Công trình này đã khái quát đặc điểm quá trình đô thị hóa, thực trạng đời sống văn hóa ở một số đô thị và KCN Việt Nam; Từ đó đề xuất những khuyến nghị xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở các đô thị và KCN trong bối cảnh đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam ở thế kỷ 21. Những đánh giá về đời sống văn hóa ở các KCN (trong đó có khảo sát một số KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) có thể được tham khảo khi nghiên cứu các vấn đề về đời sống văn hóa - tinh thần ở các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Cuốn sách “Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc tới sức khoẻ cộng đồng” của Trần Văn Tùng, Đặng Phương Hoa, Nguyễn Bá Thủy do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2005. Các tác giả cuốn sách đã phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp hóa, phát triển bền vững với sức khỏe cộng đồng. Từ thực trạng ô nhiễm môi trường ở một số KCN phía Bắc, từ kinh nghiệm bảo vệ môi trường ở một số nước Đông Nam Á các tác giả đã đề xuất những giải pháp và kiến nghị bảo vệ môi trường khi phát triển các KCN ở đây. Đây là một nghiên cứu so sánh rất bổ ích trong nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường trong KCN.
- Bài viết “Xây dựng và phát triển KCN, khu kinh tế - kết quả đạt được trong năm 2006, những vấn đề đặt ra và nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2007” của TS. Trần Ngọc Hưng đăng ở tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 1 năm 2007. Bài viết khái quát tình hình phát triển các KCN, khu kinh tế ở Việt Nam, phát hiện những vấn đề đặt ra và những nhiệm vụ cần triển khai tiếp trong năm 2007 nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KCN và khu kinh tế trên bình diện cả nước.
- Đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ năm 2005 “Những giải pháp thu hút đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” do Lê Thế Giới làm chủ nhiệm (bảo vệ năm 2006) đã cho những đánh giá, nhận định khái quát tình hình xây dựng, phát triển, thu hút đầu tư tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong thời gian qua.
- Tập Kỷ yếu Hội nghị - Hội thảo quốc gia: “15 năm xây dựng và phát triển các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ấn hành tháng 7/2006 . Đây là tập kỷ yếu tập hợp các bài viết của nhiều nhà khoa học, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý ở trung ương và các địa phương đánh giá về quá trình xây dựng, phát triển các KCN, khu chế xuất cũng như các vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển các KCN và khu chế xuất. Trong tập kỷ yếu này có một số bài viết đánh giá quá trình xây dựng, phát triển các KCN, khu chế xuất ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Ngoài các cuốn sách, luận án, đề tài nghiên cứu, các bài tạp chí đã nêu trên, liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài còn có một số bài viết ngắn đã được đăng tải trên các tạp chí vùng và quốc gia:
- “Phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của Nguyễn Kim Hiệu đăng ở Tạp chí Công nghiệp, số 9 năm 2001.
- “Kinh tế mở Chu Lai, hướng đi mới của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung” của Trần Minh Cả đăng ở tạp chí Kinh tế và dự báo, số 10 và 11 năm 2000.
- “KCN miền Trung nơi tạo thế và lực cho kinh tế xã hội miền Trung phát triển” của Nguyễn Minh Sơn đăng ở tạp chí Phát triển Kinh tế của Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, số 86 năm 1997.
- “Cung và cầu lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Tiệp đăng ở tạp chí Kinh tế & phát triển, số 30 - 33; và bài “Giải pháp phát triển thị trường lao động vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2006 - 2010” của cùng tác giả đăng ở tạp chí Lao động và xã hội, số 294 năm 2006.
- “Bảo vệ tài nguyên và môi trường trong quá trình công nghiệp hóa ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và tỉnh Quảng Nam” của Ngô Văn Hùng đăng ở tập san Khoa học và Sáng tạo (Quảng Nam), số 27 năm 2004.
- “Một số vấn đề xã hội Trong xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Dũng đăng ở tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2000.
- “Nâng cao tầm nhìn phát triển khu công nghiệp ở nước ta trong giai đoạn mới” của GS. Trần Ngọc Hiên đăng ở tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 68(104) tháng 5/2006.
- “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của chính sách, pháp luật về KCN” của Lê Xuân Trinh đăng ở tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 68/2006.
- “Quản lý phát triển bền vững các khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam” của Lê Thị Kim Dung đăng ở tạp chí Kinh tế và dự báo, số 8/2008.
,...
Trong thời gian gần đây, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phòng Thương mại & Công nghiệp VN và UBND tỉnh Quảng Nam, Báo Tuổi Trẻ và Công ty Hòa Nhan PR (Tp. Hồ Chí Minh) đã tổ chức
Diễn đàn kinh tế miền Trung. Tại Diễn đàn này các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà báo và các nhà lãnh đạo quản lý đã trao đổi, bàn bạc các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư ở miền Trung, trong đó có đề cập đến những vấn đề xã hội nảy sinh trong các KCN trong vùng. Các bài viết, các phát biểu tại diễn đàn này có thể là những tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu đề tài.
Như vậy, dù số lượng các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài không nhiều, nhưng đó là những tài liệu tham khảo có giá trị khi triển khai nghiên cứu đề tài này.
Mục tiêu của đề tài:
3.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài là: Nhận diện một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; trên cơ sở đó đề ra được một hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi giải quyết những vấn đề này.
3.2. Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây:
Làm rõ khái niệm vấn đề xã hội và lý giải một số vấn đề lý luận liên quan đến giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển KCN.
Phân tích làm rõ thực trạng, nguyên nhân, mức độ tác động của một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Nêu và phân tích các quan điểm, phương hướng, đề xuất và luận chứng hệ thống các giải pháp chủ yếu giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay.
Sau khi thực hiện được 3 mục tiêu con đó thì mục tiêu tổng quát (mục tiêu mẹ) cũng sẽ được thực hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận của đề tài. Trong đó, các phương pháp như lịch sử và lô- gích, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch,... sẽ được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp điền dã thực tế (để tiến hành quan sát thực tế, thu thập những tài liệu, dữ liệu cần thiết).
Trong quá trình điền dã thực tế các cán bộ nghiên cứu đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu - tọa đàm với một số đối tượng được chọn sau đây:
- Một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt các địa phương (xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố) mà trên địa bàn có KCN
- Một số cán bộ và lãnh đạo doanh nghiệp trong các KCN.
- Một số chuyên gia công tác trong các lĩnh vực có liên quan đến các vấn đề xã hội nảy sinh trong các KCN, như Công an, cán bộ Lao động - Thương binh và xã hội, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ ngành văn hóa, và một số người dân trong vùng chịu ảnh hưởng của KCN,v.v...
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Vì các KCN hết sức đa dạng về hình thức tổ chức, quy mô và cấp độ quản lý, nên để tiện cho việc nghiên cứu, đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các KCN tập trung có quy mô khá lớn do tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương quản lý. Các KCN trực thuộc các khu kinh tế, các KCN, cụm công nghiệp nhỏ do cấp quận/huyện quản lý không thuộc phạm vi nghiên cứu trong đề tài này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này về mặt lãnh thổ là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh/thành phố là Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này về mặt thời gian là giai đoạn hiện nay khi vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng cả nước bước vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
6. Kết cấu của báo cáo tổng quan khoa học của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng quan khoa học của đề tài được kết cấu thành 3 chương 10 tiết trong 160 trang. Sau đây là nội dung của Báo cáo tổng quan.
Chương 1:
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG VÀ SỰ NẢY SINH CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
Tiết 1: Xây dựng, phát triển các KCN và tác động của chúng tới sự phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
2.1. Khái quát về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Theo Quyết định ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh/thành phố là Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
So với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có khá nhiều lợi thế nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn trong phát triển ở hiện tại và tương lai.
Về các lợi thế của vùng:
Trước hết, so với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vị trí địa lý tự nhiên rất thuận lợi cho giao thương: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm trên trục giao thông Bắc - Nam của đất nước về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, hệ thống đường quốc lộ trong các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (như quốc lộ 14B, 24 và 19) khá hoàn chỉnh là những huyết mạch nối các cảng biển trong vùng đến vùng Tây Nguyên và trong tương lai gần sẽ nối với hệ thống đường xuyên Á qua Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây; vì vậy, vùng có thể sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều vịnh nước sâu như Chân Mây (Thừa Thiên - Huế), Liên Chiểu, Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn, Nhơn Hội (Bình Định) nằm không xa tuyến hàng hải quốc tế, cho phép xây dựng thành các cảng biển nước sâu lớn (có thể trở thành những cảng trung chuyển quan trọng của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và các nước thuộc hành lang kinh tế Đông Tây.
Thứ hai, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nguồn tài nguyên khá đa dạng, phong phú về đất, rừng, biển, khoáng sản,… nhất là tài nguyên du lịch. Với những nguồn tài nguyên này, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể phát triển nền kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và các sản phẩm mũi nhọn có lợi thế cạnh tranh cao. Sau đây là một số lợi thế tà._.i nguyên đáng lưu ý:
- Với chiều dài bờ biển hơn 550 km, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tiềm năng nổi trội về kinh tế biển. Bờ biển của vùng dài với thềm lục địa khá rộng, có nhiều cửa sông, đầm, vịnh và bãi, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ,… là nơi chứa đầy tiềm năng trong nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và chứa đựng nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và du lịch biển.
- Với tổng diện tích đất tự nhiên 27.953,2km2, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có tiềm năng khá lớn về đất đai và tài nguyên thiên nhiên trên đất. Toàn vùng hiện có 850,5 nghìn héc ta đất có rừng với trữ lượng gỗ trên 7,4 triệu m3. Rừng của vùng có nhiều loại gỗ quý như giáng hương, cẩm lai, gụ mật, kiền kiền và sao đen,... Động vật rừng cũng rất phong phú, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: hổ, báo, gấu, rùa vàng, bò rừng... Nhiều vùng đất của vùng có thể trồng nhiều loại cây có giá trị như cây nguyên liệu gỗ, cao su, hồ tiêu, quế,…
- Trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã hình thành một hệ thống đô thị phân bố khá đều trên toàn vùng: các đô thị lớn như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,… cùng với các đô thị vừa và nhỏ như Lăng Cô, Hội An, Tam Kỳ, Quảng Ngãi,… đang tạo nên một dải đô thị ven biển với các KCN, khu kinh tế nằm xen kẽ hoặc kề cận (trong đó nổi bật nhất là KCN lọc hóa dầu Dung Quất, Khu kinh tế Chu Lai, Khu kinh tế Lăng cô - Chân Mây). Các KCN, khu kinh tế và chuỗi đô thị này là những hạt nhân phát triển có tác động to lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng trong hiện tại và tương lai.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa thế giới (vật thể và phi vật thể) như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn. Đây cũng là nơi có nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu du lịch sinh thái chứa đựng nhiều tiềm năng để phát triển mạnh ngành du lịch. Hiện nay, kinh tế du lịch của vùng đang vươn lên để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bước đầu đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn.
- Về dân số và nguồn nhân lực, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có một nguồn nhân lực khá dồi dào, với những phẩm chất có tính cạnh tranh cao. Năm 2007, dân số toàn vùng là 6,3 triệu người, chiếm khoảng 7,5% dân số so với cả nước, trong đó khoảng 55% trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao động khá dồi dào. Dự kiến đến năm 2025, dân số toàn vùng đạt 8,5 triệu người với 6,5 triệu lao động trong độ tuổi. Một bộ phận lao động ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có trình độ tay nghề cao, có khả năng thích nghi, có thể tiếp cận nắm bắt nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ và quản lý tiên tiến. Người lao động ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó, có ý chí vươn lên… là những phẩm chất rất tốt để phát triển kinh tế - xã hội.
- Những năm đổi mới vừa qua, nhất là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của toàn vùng luôn ở mức 2 con số (trên 10%/ năm). Nhiều địa phương trong vùng như Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi có tốc độ phát triển GDP khá ngoạn mục. Thu nhập của người dân trong vùng không ngừng tăng nhanh (2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân trên toàn vùng đạt tới 61%). Sự năng động, sáng tạo trong phát triển thời gian qua bước đầu đã tạo nên thế và lực phát triển mới cho vùng. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu.
Về những khó khăn, thách thức:
- Khó khăn đầu tiên đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong quá trình phát triển là điều kiện tự nhiên của vùng chứa đựng nhiều yếu tố không thuận lợi cho phát triển. Những yếu tố này bao gồm: địa hình hẹp và dốc, khí hậu khắc nghiệt, nhiều hạn hán vào mùa khô, nhiều bão, lốc, lũ lụt vào mùa mưa. Có thể nói rằng, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thuộc vào vùng không “mưa không thuận, gió không hòa” chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể làm tăng thêm chi phí ngoài dự tính của các nhà đầu tư. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã không khỏi nản lòng khi họ muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Với địa hình dài, hẹp và có độ dốc cao nên các điều kiện phát triển nông nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung rất hạn chế nếu so với hai đầu đất nước. Vì vậy, cho đến nay, nền kinh tế trong vùng về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu: chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa nước; chăn nuôi gia súc - gia cầm với quy mô nhỏ lẻ là phổ biến. Mặt khác, do địa hình dốc, hẹp, chia cắt mạnh, hay bị xói lở nên chi phí cho xây dựng, phát triển, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng trong vùng rất cao. Đây là nhân tố góp phần làm giảm khả năng cạnh tranh của vùng trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Để sản xuất phát triển bền vững, không chỉ các nguồn lực đầu vào mà đầu ra - tức thị trường tiêu thụ cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt là trong thời đại, nền kinh tế bắt đầu có xu hướng dịch chuyển từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu sang dựa vào sức mua của thị trường nội địa như hiện nay thì điều đó càng có ý nghĩa. So với hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, quy mô dân số của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung không lớn, độ tập trung dân cư không cao (đến nay, mật độ dân số của vùng chỉ bằng 24,6% mật độ dân số vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và bằng 45,7% so với mật độ dân số vùng kinh tế trọng điểm miền Nam), lại trải dài hơn 500km trên dải đất hẹp. Đã thế, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng vẫn ở mức cao (khoảng 23,3%), thu nhập bình quân của người dân còn thấp (Tính đến năm 2005, thu nhập bình quân đầu người vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ bằng 73,6% so với chỉ tiêu tương tự của vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và bằng 29,6% so với vùng kinh tế trọng điểm miền Nam). Thu nhập thấp, chi tiêu của người dân tập trung vào những nhu cầu thiết yếu khiến sức mua của người dân trong vùng rất chậm được cải thiện, đã làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trở nên kém cạnh tranh hơn so với các vùng kinh tế trọng điểm hai đầu đất nước.
Bảng 1: So sánh một số chỉ tiêu chủ yếu giữa các VKTTĐ (năm 2005)
VKTTĐ miền Trung
VKTTĐ miền Bắc
VKTTĐ miền Nam
Thu nhập bình quân đầu người/tháng
424.620đ
576.560đ
1.436.360đ
Tăng trưởng thu nhập so với năm 2000
61%
69%
59%
FDI thực hiện trên đầu người giai đoạn 2000-2005
16,67 USD
20,26 USD
115,8 USD
Vốn đầu tư tư nhân trong nước bình quân đầu người giai đoạn 2000-2005
37,64 USD
72,50 USD
66,53 USD
Nguồn: theo Vũ Thành Tự Anh tại “Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 1” - Hội An tháng 4 năm 2007
- Vì nhiều lý do khác nhau mà vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến nay vẫn là vùng có kết cấu hạ tầng kỹ thuật yếu kém nhất trong ba vùng kinh tế trọng điểm. Mặc dù, xét về tổng quát, điều kiện về giao thông có nhiều lợi thế nhưng nếu đi vào cụ thể thì kết cấu hạ tầng cứng ở đây, cho đến nay vẫn còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ. Chẳng hạn, địa phương nào trong vùng cũng có sân bay quốc tế, có cảng nước sâu nhưng chất lượng, sản lượng thiết kế của cảng hàng không lẫn cảng biển đều thấp hơn so với hai đầu. Trong khi đó, hệ thống giao thông đường bộ nội vùng xuống cấp, nhỏ hẹp… lại rất chậm đựơc cải thiện. Đây là một bất lợi rất đáng kể đối với vùng trong cạnh tranh phát triển.
- Do cơ cấu dân số trẻ nên nguồn nhân lực ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung khá dồi dào nhưng chất lượng hiện đang kém hơn so với hai đầu đất nước. Lao động của vùng phần lớn là lao động nông nghiệp - nông thôn, có trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Thêm vào đó, phong cách làm việc của phần đông người lao động còn lạc hậu, ý thức tổ chức kỷ luật kém, khả năng làm việc tập thể, làm việc theo nhóm không cao.
Bảng 2: Trình độ lao động của các vùng KTTĐ và cả nước năm 2005
VKTTĐ miền Trung
VKTTĐ miền Bắc
VKTTĐ miền Nam
Cả nước
Chưa biết chữ
2,90%
0,62%
2,51%
4,04%
Chưa hết Tiểu học
15,41%
4,04%
13,27%
13,09%
Tốt nghiệp tiểu học
34,53%
17,19%
32,91%
29,08%
Tốt nghiệp THCS
26,4%
45,54%
23,28%
32,57%
Tốt nghiệp THPT
20,63%
32,61%
28,03%
21,23%
Đã dược đào tạo kỹ năng
16,76%
18,83 %
17,06%
12,31%
Nguồn: theo Vũ Thành Tự Anh tại “Diễn đàn kinh tế miền Trung lần 1” - Hội An tháng 4 năm 2007
Bảng này cho thấy, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn còn hơn 50% lực lượng lao động có trình độ tiểu học trở xuống (cao hơn tỷ lệ bình quân của cả nước và cao nhất trong ba vùng kinh tế trọng điểm). Cho đến nay, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mới chỉ đạt khoảng 28,7%. Trong khi đó, con số tương ứng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 33,7%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 33,02%. Nguồn nhân lực có trình độ cao của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng rất hạn chế: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao đẳng đại học của vùng chỉ đạt 5,9%, trong khi tỷ lệ này của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là 8,5%, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là 7,5%. Đặc biệt, tại Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế mở đầu tiên của Việt Nam, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo Cao đẳng Đại học chỉ chiếm chưa đến 1%, trong khi nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao tại đây lại rất lớn. Lao động chất lượng cao đã ít nhưng trong những năm vừa qua, nhiều người trong số đó có xu hướng muốn chuyển ra khỏi vùng đến vùng kinh tế trong điểm phía Nam và đến thủ đô Hà Nội. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, vùng Duyên hải Nam Trung bộ (trong đó có vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) có tỷ lệ lao động di chuyển khỏi vùng cao nhất trong cả nước, đạt 30,5%, so với 23,5% của đồng bằng sông Cửu Long và 22,4% của đồng bằng sông Hồng.
Mặc dù có tốc độ tăng trưởng GDP cao trong những năm gần đây nhưng đến nay, quy mô kinh tế vủa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn rất nhỏ bé. Tính đến 2005, tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước mới chỉ đạt 5% (trong khi chỉ số tương ứng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 21% và vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là 36%), mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước là 4,6%. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm mới chỉ đạt 149 USD năm 2005 (con số tương ứng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là 447 USD và của vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ là 1.467 USD). Về sản lượng công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ mới đóng góp 10%. Trong khi đó, hơn một nửa sản lượng công nghiệp quốc gia do vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng góp, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đóng góp 37%.
Những nghiên cứu so sánh đó cho thấy, bên cạnh những thế mạnh và thuận lợi, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có rất nhiều khó khăn, bất lợi trong quá trình cạnh tranh phát triển. Tất nhiên, những tiềm năng, lợi thế nếu không được khai thác thì mãi vẫn ở dạng tiềm năng, ngược lại, những nhược điểm, bất lợi nếu cố gắng khắc phục có thể sẽ biến thành cơ hội, thậm chí lại biến thành điểm mạnh trong phát triển. Đó chính là biện chứng của sự phát triển trong điều kiện cạnh tranh. Để trở thành “một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, bảo đảm vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên" Quyết định 148/QĐ- TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.
, các chủ thể lãnh đạo - quản lý ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung phải tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tối đa các cơ hội - thế mạnh, khắc phục hiệu quả các khó khăn, thách thức, thúc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm nhanh chóng đạt tới các mục tiêu phát triển cơ bản đã đặt ra.
1.2. Sự hình thành các KCN và tác động của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Những tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, không thuận lợi nêu trên đã được tính đến trong quá trình đề ra các chính sách phát triển toàn vùng cũng như các chính sách phát triển của từng địa phương trong vùng. Một trong những giải pháp hàng đầu để các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có thể thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tiến hành xây dựng và phát triển các KCN tập trung. Bởi vì, các KCN tập trung có nhiều ưu điểm trong đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp - dịch vụ nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói chung.
Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đều đã có KCN. Nếu không kể các KCN đang xây dựng chưa đưa vào vận hành, toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay có 19 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 2.395 héc ta, chiếm 8,1% tổng diện tích các KCN cả nước. Đó là một nỗ lực lớn của các địa phương trong vùng. Xét về diện tích lấp đầy thì các KCN của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đạt tỷ lệ cao nhất cả nước là 71% so với 57,7% của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 53,9% của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trần Ngọc Hưng. Xây dựng và phát triển KCN, khu kinh tế - kết quả đạt được trong năm 2006, những vấn đề đặt ra và nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2007. Tạp chí KCN Việt Nam số 1/2007
Về mặt lịch sử, việc xây dựng, phát triển các KCN ở Việt Nam nói chung, ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng đã được hoạch định, triển khai thực hiện trước cả việc quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm. Cụ thể, ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, với việc khởi xướng đường lối đổi mới, Đảng ta đã có những chủ trương ban đầu về việc đổi mới cơ chế kinh tế, mở cửa nhằm thu hút các nguồn vốn, công nghệ từ nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước. Quá trình tổng kết thực tiễn, học tập kinh nghiệm phát triển KCN, khu chế xuất ở nước ngoài đã dẫn đến hình thành đường lối, chính sách xây dựng, phát triển các KCN của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rõ sự cần thiết phải xây dựng, hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả khu chế xuất, khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, phát triển công nghiệp vùng nông thôn và vùng ven đô thị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng xác định: “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN".
Việc xây dựng, phát triển và đưa các KCN vào hoạt động được triển khai vào đầu những năm 1990 ở một số tỉnh Đông Nam bộ như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai,… Ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, KCN đầu tiên chính thức được cấp phép xây dựng vào năm 1994 là KCN Đà Nẵng. Các KCN khác trong vùng được cấp phép xây dựng muộn hơn vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước.
Mặc dù phần lớn các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mới chỉ hoàn thành giai đoạn một và chính thức đi vào hoạt động trong những năm gần đây, nhưng các KCN này thực sự đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng. Cụ thể, điều này thể hiện ở một số phân tích sau:
Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là một trong những phương thức huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Như trên đã trình bày, mặc dù là vùng đất giàu tiềm năng nhưng trong thực tế, xuất phát điểm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thấp hơn nhiều so với các vùng kinh tế khác trong nước. Do vậy, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng và hiệu quả, vùng cần huy động được các nguồn lực lớn trong nước và nước ngoài về vốn, công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việc xây dựng, phát triển các KCN tập trung ở những vùng thuận lợi với những chính sách đặc biệt đã cho phép vùng tạo ra điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý từ các công ty lớn ở hai đầu đất nước đến và từ nước ngoài vào. Tỷ lệ lấp đầy các KCN trong vùng đạt mức cao nhất cả nước cũng như sự đa dạng trong danh sách các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong các KCN của vùng đã nói lên thành công này.
Chỉ xét thuần túy khía cạnh thu hút vốn đầu tư, dù chiếm diện tích đất không lớn, các KCN trong vùng đã thu hút hàng chục ngàn tỷ đồng vốn đầu tư. Hầu hết các KCN trong vùng hoạt động có hiệu quả tốt, nhiều KCN có diện tích cho thuê đạt tỷ lệ rất cao, như KCN Phú Tài (tỉnh Bình Định) có diện tích cho thuê đã đạt 98,9% tổng diện tích đất có thể cho thuê. Đến hết năm 2005, 2 KCN của Bình Định là Phú Tài và Long Mỹ đã thu hút được hơn 2.000 tỷ đồng vốn đầu tư. Chỉ với khoảng 448 héc ta diện tích nhưng giá trị sản xuất trong 2 KCN này đã chiếm hơn 30% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Bình Định, giải quyết việc làm cho trên 20.000 người. Ở Quảng Nam, đến hết năm 2005, các KCN trong tỉnh đã thu hút được hơn 1,5 tỷ USD và hàng ngàn tỷ đồng vốn đầu tư, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, tạo ra trên 36% tổng giá trị ngành công nghiệp và chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Theo thống kê, đến hết năm 2007, các KCN trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã thu hút được 41 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 2.928 tỉ đồng, tổng diện tích đất cho thuê đạt 272 ha, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng nguồn vốn đăng ký 77 triệu USD... Đối với thành phố Đà Nẵng, tính đến cuối quý I/2008, cũng đã thu hút được 332 dự án với tổng vốn đầu tư gần 16.000 tỷ đồng vào các KCN.
Rõ ràng, mặc dù chưa được như mong muốn nhưng số vốn thu hút được vào các KCN trong thời gian qua là những nguồn lực không nhỏ góp phần làm gia tăng nhanh tổng mức vốn đầu tư và thực hiện trên địa bàn. Theo số liệu thống kê từ các địa phương: tổng vốn đầu tư thực hiện của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2006 tăng 38% so với năm 2005, năm 2007 tăng 47% so với năm 2006… Từ đó, các KCN đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng luôn đạt mức cao. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của Chính phủ thì hiện 5 tỉnh/thành của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung là Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Nhờ đó, tỷ lệ đóng góp của vùng năm 2005 trong GDP cả nước đã vượt mục tiêu 5,5,% mà Chính phủ đề ra cho năm 2010 và đến 2007 đã vượt mục tiêu đề ra cho tầm nhìn năm 2020 là 6,5%.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu tổng hợp của vùng KTTĐ miền Trung
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
Tổng sản phẩm theo giá so sánh (tỷ đ)
21.276,6
23.980,3
26.813,6
30.298,1
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
-
12,7
11,81
2,99
Vốn đầu tư thực hiện theo giá thực tế (tỷ đ)
-
24.891,1
34.413,0
50.523,7
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
-
-
38
47
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)
642,5
764,6
870,1
1.112,0
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
-
19,0
13,8
27,8
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh
Bảng 4: So sánh các chỉ tiêu về tổng sản phẩm trên địa bàn với mục tiêu của Chính phủ trong Quyết định 148 TTg
Chỉ tiêu
Mục tiêu của Chính phủ
Mức đạt được của vùng
2005
2006
2007
Tốc độ tăng trưởng GDP 2006- 2010 (lần so với mức bình quân cả nước)
1,2
1,5
1,43
1,53
Tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước đến 2010
5,5
6,1
6,3
6,56
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh trong vùng
Thứ hai, xây dựng, phát triển các KCN giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Một trong những mục tiêu cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được biết đến là như là một vùng có kinh tế chậm phát triển với cơ cấu kinh tế lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp. Do xuất phát điểm thấp, các nguồn lực nội lực hạn chế nên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng rất cần tới việc huy động các nguồn lực từ bên ngoài. Chính vì thế, quá trình xây dựng, phát triển các KCN được coi là một giải pháp hữu hiệu để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hiện đại. Trong thực tế, sự gia tăng nguồn vốn đầu tư vào các KCN, sự mở rộng, phát triển sản xuất ở khu vực này trong những năm qua đã góp phần làm cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch mạnh. So với năm 2000, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ của vùng đã tăng 8,5%. Quá trình phát triển các KCN đã góp phần đáng kể làm gia tăng mạnh lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: từ chỗ chỉ chiếm 28,6% (năm 2000), công nghiệp - xây dựng đã tăng nhanh, chiếm tỷ trọng 38,1% vào năm 2007.
Ngoài việc trực tiếp góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, các KCN còn giúp hình thành các trung tâm công nghiệp gắn với phát triển đô thị, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Chính điều này đã thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển theo. Mặt khác, khi các KCN này đi vào hoạt động đã kéo theo sự tập trung một lượng lớn người lao động, dân cư vào các khu đô thị dẫn đến nhu cầu đối với các loại hình dịch vụ gia tăng. Ngay cả nông nghiệp, nhờ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng cao ở các KCN cũng đã chuyển dịch mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa với các loại nông sản, thực phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người lao động trong các KCN. Nhờ đó, hiệu quả sản xuất nông nghiệp các vùng ven KCN cũng tăng lên.
Bảng 5: Cơ cấu tổng sản phẩm theo ngành ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (% theo giá thực tế)
2000
2004
2005
2006
2007
Nông nghiệp
30,8
25,8
25,3
23,6
22,3
Công nghiệp và xây dựng
28,6
34,9
35,3
36,2
38,1
Dịch vụ
40,6
39,3
39,4
40,2
39,6
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê các tỉnh
Thứ ba, quá trình xây dựng, phát triển các KCN giúp vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ và nắm bắt kỹ năng quản lý tiên tiến.
Một trong những vấn đề có ý nghĩa đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là vấn đề chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nắm bắt kỹ năng tổ chức quản lý sản xuất. Vì theo đánh giá của nhiều tổ chức nghiên cứu, trình độ công nghệ sản xuất của vùng hiện đang thấp hơn nhiều so với trình độ chung của khu vực và thế giới. Nếu không có những giải pháp mang tính đột phá thì mục tiêu mỗi năm phải đạt tốc độ đổi mới công nghệ 20% (để theo kịp trình độ công nghệ của khu vực vào năm 2020) mà Chính phủ đề ra cho vùng là không thể thực hiện được. Phát triển sau, xuất phát điểm thấp nên để có thể tăng tốc, "đi tắt, đón đầu", nắm bắt nhanh chóng những thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức, quản lý tiên tiến của nước ngoài cần phải có nhiều cách làm khác nhau, nhưng việc xây dựng, phát triển các KCN tập trung, nhất là các KCN công nghệ cao (với những cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài) là một cách làm hay được các địa phương trong vùng lựa chọn thực hiện.
Thực tế hoạt động của các KCN trong vùng thời gian qua cho thấy, các địa phương vùng đã gặt hái được một số thành công nhất định trong vấn đề chuyển giao công nghệ, nắm bắt các kỹ năng quản lý tiên tiến từ việc thu hút các nhà đầu tư có công nghệ cao, có kỹ năng quản lý tiên tiến vào các KCN trong vùng. Quá trình đào tạo, sử dụng đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề nắm bắt các công nghệ hiện đại trong một số các doanh nghiệp nước ngoài, quá trình nâng cao trình độ quản lý của các nhân viên quản lý người Việt Nam trong các KCN cũng có thể coi là những đóng góp của KCN trong nắm bắt khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tiết 2. Một số vấn đề xã hội chủ yếu nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở Việt Nam hiện nay
Trong những thập kỷ gần đây, các vấn đề xã hội (Social Problems) thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tìm cách giải quyết của nhiều nhà khoa học, nhiều nhà hoạt động xã hội ở nhiều nước trên thế giới. Ở nhiều trường đại học, các vấn đề xã hội và những chính sách giải quyết các vấn đề đó đã trở thành một môn học quan trọng trong chương trình học của nhiều chuyên ngành - nhất là ngành xã hội học và công tác xã hội. Dù vậy, cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học, trong các văn bản chính sách cũng như trong các giáo trình, chưa có một định nghĩa thật sự mang tính kinh điển nào về vấn đề xã hội. Một cách mặc nhiên, hầu hết mọi người đều ngầm hiểu rằng, các vấn đề xã hội là những vấn đề xuất hiện từ các quan hệ xã hội có tác động, ảnh hưởng hoặc đe dọa đến sự phát triển bình thường cũng như quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, của cộng đồng người đòi hỏi xã hội phải có những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc giải quyết theo hướng có lợi cho sự tồn tại, phát triển bền vững của cộng đồng.
Với ý nghĩa như vậy, có thể thấy phạm vi của các vấn đề xã hội rất rộng lớn, chúng liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa,… của con người và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, trong thực tế, người ta thường khu biệt các vấn đề xã hội với các vấn đề về kinh tế (mức tăng trưởng, cơ cấu kinh tế…) hay các vấn đề chính trị (như mức độ tham gia của người dân vào việc thực thi quyền lực nhà nước; vấn đề thành lập các tổ chức chính trị…), thậm chí là khu biệt cả với vấn đề văn hóa. Từ đó, nói đến vấn đề xã hội, người ta thường chỉ tập trung vào các vấn đề thuộc về quan hệ người - người có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới sự phát triển của con người và cộng đồng xã hội như các loại hình bất bình đẳng: về phân hóa xã hội (phân hóa thu nhập và mức sống hay phân hóa giàu nghèo); sự phân biệt, bất bình đẳng giới, lứa tuổi; các vấn đề liên quan đến sự phát triển dân số, gia đình, người già và trẻ em; vấn đề y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân; vấn đề giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, vấn đề bảo hiểm xã hội; vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh trật tự cộng đồng; vấn đề ô nhiễm môi trường - cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vấn đề đảm bảo môi trường văn hóa - xã hội lành mạnh vì sự phát triển bền vững,v.v…
Như vậy, thực chất, các vấn đề xã hội là những vấn đề liên quan đến lợi ích, đến mức độ công bằng, bình đẳng trong cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các thành quả phát triển xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi người, mỗi cộng đồng dân cư… Giải quyết những vấn đề này là nhằm đảm bảo nâng cao dân trí, dân sinh, dân chủ, từ đó, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Các vấn đề xã hội thông thường thì lúc nào cũng có. Tuy nhiên, không phải bất cứ vấn đề xã hội nào cũng được xã hội lưu tâm chú ý. Trong các vấn đề xã hội, tùy từng lúc, từng nơi có thể xuất hiện các vấn đề xã hội với các mức độ gay cấn/bức xúc khác nhau. Đó là các vấn đề xã hội đã đạt đến cái ngưỡng mà nếu không được giải quyết kịp thời, hiệu quả, tích cực sẽ dễ dẫn đến sự bùng nổ, biến dạng xã hội, đẩy một bộ phận khá lớn vào tình trạng lệch chuẩn và đẩy xã hội vào sự rối loạn, mất ổn định và suy thoái. Chẳng hạn, sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng bình thường trong kinh tế thị trường, tuy nhiên phân hóa giàu nghèo thái quá, nhanh quá với khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa, hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn lại trở thành vấn đề xã hội nổi cộm đối với nhiều quốc gia, có thể đẩy nhiều quốc gia lún sâu vào cuộc khủng hoảng xã hội, chính trị hết sức tiêu cực và đương nhiên là có tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Tệ nạn mại dâm, nhất là mại dâm trẻ em, và nhiều tệ nạn xã hội khác đang là vấn nạn đẩy nhiều xã hội đứng trước nguy cơ rối loạn, suy tàn. Bệnh dịch HIV/AIDS đang là vấn đề xã hội bức xúc ở nhiều nước đang phát triển, nhất là ở nhiều nước Châu Phi khiến các quốc gia này đã nghèo lại nghèo thêm do thiếu hụt lực lượng lao động vì một bộ phận khá lớn người lao động, nhất là giới trẻ bị nhiễm bệnh…
Dĩ nhiên, việc xác định các vấn đề xã hội bức xúc không có nghĩa là bỏ qua các vấn đề xã hội khác. Đó chỉ là xác định trọng tâm ưu tiên trong những điều kiện nhất định. Trong thực tế, các quốc gia trên thế giới đều nhìn nhận rằng, các vấn đề xã hội đều phải được quan tâm, giải quyết hiệu quả hướng đến công bằng, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Chỉ có như vậy mới tạo điều kiện để nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI), nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng các nguồn lực xã hội vì mục tiêu phát triển giàu mạnh, dân chủ và văn minh của mọi người dân trong xã hội.
Thật ra, nhận thức về vị trí, vai trò của việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển như trên đã không dễ dàng nhận được sự đồng thuận của mọi người, mọi chính phủ trên thế giới. Đã một thời gian dài, chính phủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới có xu hướng tập trung cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bỏ mặc các vấn đề xã hội. Các "lý thuyết phát triển" mà thực chất là lý thuyết tăng trưởng kinh tế, rất thịnh hành ở phương Tây trong thế kỷ trước như: Lý thuyết "tăng trưởng cân bằng" của Nurkse, Lý thuyết "cú hích lớn" của Roseinsteins - Rodan, Lý thuyết "các giai đoạn tăng trưởng" của Rostow,… đều có đặc điểm nổi bật là coi trọng các yếu tố kinh tế và kỹ thuật của sự tăng trưởng kinh tế. Theo các lý thuyết đó, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu mâu thuẫn không thể dung hòa. Nếu muốn kinh tế tăng trưởng nhanh thì phải hy sinh công bằng xã hội, hy sinh con người. Còn nếu đề cao công bằng xã hội thì kinh tế không thể tăng trưởng nhanh được Đào Thế Tuấn. Các lý thuyết phát triển. Tạp chí Xã hội học, số 2/1992.
. Ở một mức độ chừng mực hơn so với các lý thuyết trên, Kuznets lại đề ra lý thuyết "chữ U ngược". Theo đó, giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, sự mất công bằng xã hội tăng lên nhưng đến khi tăng trưởng kinh tế đã đạt mức cao thì nó sẽ tạo điều kiện cho các vấn đề xã hội tự triệt tiêu dần đi, công bằng xã hội sẽ dần được thiết lập. Rõ ràng, ở đây, các nhà lý luận sáng tạo ra các lý thuyết kinh tế này đã tách biệt kinh tế ra khỏi xã hội, khỏi yếu tố con người. Họ không nhận ra rằng, tất cả các quá trình xã hội, xét đến cùng đều là do con người sáng tạo ra bằng năng lực và vì những mục đích cụ thể của họ.
Thực tế lịch sử phát triển các nước tư bản chủ nghĩa trong thế kỷ XX cũng cho thấy sự bế tắc, sự không hoàn chỉnh của các lý thuyết phát triển trên. Cụ thể, ở những năm cuối của thế kỷ XX, người ta đã nhận th._. cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng liền kề KCN. Mặc dù các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung xuất hiện chưa lâu, qui mô của chúng còn nhỏ bé so với hai đầu đất nước nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Sau đây là một số nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm môi trường trong một số KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay:
Thứ nhất, do mong muốn có được tốc độ phát triển kinh tế cao, sớm hoàn thành các mục tiêu công nghiệp hóa, nhiều tỉnh/thành trong vùng đã chủ trương xây dựng, phát triển nhiều KCN, chú trọng công tác thu hút đầu tư, tạo ra nhiều ưu đãi đầu tư, nhưng chưa thật sự quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp dễ dãi trong việc cấp phép đối với các dự án đầu tư gây tác động xấu tới môi trường KCN (khi các doanh nghiệp này có vi phạm về môi trường lại xử lý chưa nghiêm khắc đã dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài).
Như vậy, sự quan điểm phát triển bền vững và quan điểm về kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội đã không được quán triệt đúng mức trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và đây là nguyên nhân chủ yếu đầu tiên của vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN. Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, ông Trần Văn Minh đã thẳng thắn thừa nhận: “Trước đây do nhu cầu phát triển công nghiệp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư vào các KCN nên chúng tôi chưa thật sự quan tâm đến việc chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường. Nhưng qua thực tế những năm gần đây mới nhận ra rằng do thu hút ồ ạt các dự án đầu tư, không coi trọng đến việc xử lý chất thải ở các doanh nghiệp có mức độ ô nhiễm môi trường cao nên đã làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của cư dân… Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm môi trường tại các KCN hiện được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ tập trung hết sức cho việc xử lý ô nhiễm và kiên quyết không để tình trạng này tái diễn” Lê Văn Thăng. Ô nhiễm ở các KCN miền Trung. Tuổi Trẻ Chủ nhật, 04/03/2007
Thứ hai, nhận thức về bảo vệ môi trường của chính quyền, doanh nghiệp và người dân trong vùng còn hạn chế, chưa nhìn thấy hết hậu quả lâu dài của ô nhiễm môi trường nên vẫn còn chủ quan. Vì vậy nên, công nhân vẫn chấp nhận làm việc trong môi trường ô nhiễm mà không ý thức được những tác hại của môi trường ô nhiễm đến sức khỏe của bản thân; người dân thường chỉ phản ứng khi ô nhiễm đã gây ra hậu quả rõ ràng,… Chính quyền và các cơ quan chức năng ở các địa phương còn chưa kiên quyết nên rất nhẹ tay trong xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm,…
Thứ ba, nhiều khi, vấn đề ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ sự yếu kém trong quy hoạch phát triển các KCN. Chẳng hạn, do quy hoạch kém nên nhiều KCN trong vùng sau một thời gian phát triển đã nằm lọt giữa khu dân cư, gần trung tâm thành phố (như KCN An Đồn của Tp. Đà Nẵng) hoặc nằm bên cạnh các khu dân cư. Nhiều cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm lại được bố trí quá gần các khu dân cư, các trung tâm đô thị,… Hệ thống xử lý chất thải chung cho toàn KCN không được chú ý quy hoạch, đầu tư xây dựng. Chuẩn mực đầu tư vào các KCN đã không được chú trọng xây dựng và kiểm soát nghiêm túc ngay từ đầu nên đã bố trí các cơ sở công nghiệp nặng gây nhiều ô nhiễm bên cạnh các cơ sở công nghiệp nhẹ (ít gây ô nhiễm hơn) nhưng sử dụng nhiều lao động. Quy hoạch KCN chưa đồng bộ với quy hoạch hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường, hoặc ngay từ đầu chưa quan tâm đúng mức đến hệ thống xử lý môi trường,…
Thứ tư, trình độ công nghệ của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhìn chung vẫn thấp hơn so với hai đầu đất nước và thấp hơn nhiều so với trình độ công nghệ của khu vực và thế giới đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Thực tế cho thấy, nhiều nhà mắy, xí nghiệp trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn sử dụng những máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vốn đã bị nhiều quốc gia phát triển trên thế giới loại bỏ (do không đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường của họ). Các nhà máy gây ô nhiễm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chủ yếu là công nghiệp hóa chất, luyện cán thép, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng,... Hầu hết các nhà máy xi măng trên địa bàn sử dụng công nghệ lò đứng mà rất ít sử dụng công nghệ lò quay với các thiết bị lọc bụi tiên tiến (lọc tĩnh điện và lọc khô).
Thứ năm, không ít doanh nghiệp vì coi trọng lợi ích cục bộ trước mắt về kinh tế mà chưa chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống xử lý chất thải rất tốn kém nên nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các KCN đã cố tình lẩn tránh không đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hoặc đầu tư xây dựng không đến nơi đến chốn. Vì vậy nên, phần lớn các cơ sở sản xuất trong KCN không có hệ thống xử lý chất thải; một số có xây dựng thống xử lý nước thải nhưng chỉ hoạt động khi có đoàn kiểm tra đến; một số khác xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống này lại không khử hết được những chất gây ô nhiễm,... Đối với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, do hiệu quả kinh doanh còn thấp, số vốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải cho cả KCN lại quá lớn nên các danh nghiệp này chưa thật tích cực trong việc bỏ vốn ra xây dựng trạm xử lý nước thải.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác môi trường của các tỉnh/thành phố ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn mỏng về số lượng, yếu kém về trình độ chuyên môn nhưng ít được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Hơn nữa, trong vùng ít có các trạm quan trắc môi trường để tiến hành đo đạc, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý kịp thời các doanh nghiệp gây ô nhiễm, tránh tình trạng ô nhiễm kéo dài.
Thứ sáu, luật pháp về bảo vệ môi trường của chúng ta chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn nhiều lỗ hổng pháp luật dẫn đến việc một số doanh nghiệp đã lách luật gây ô nhiễm, trốn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường,… nhưng các cơ quan chức năng thì rất lúng túng trong việc áp dụng luật để xử phạt các hành vi gây ô nhiễm đó.
Ban quản lý các KCN không được phân cấp rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ về quản lý môi trường, do đó không có biên chế cán bộ chuyên môn về môi trường, không được trang bị các máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường trong các KCN.
Chưa hình thành hệ thống các quy định thống nhất về quản lý môi trường trong KCN theo các loại hình ô nhiễm (rắn, lỏng, khí). Quy định về thẩm định môi trường đối với các dự án trong KCN còn chậm được đổi mới và chưa có chế tài mang tính ràng buộc cao,… Việc cụ thể hóa các cơ chế, chính sách bảo vệ môi trường để thực thi vừa chậm lại vừa thiếu tính khả thi nên rất khó áp dụng trong thực tế. Ông Bùi Cách Tuyến, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã thừa nhận: “Việc áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường còn rất hạn chế và nhiều bất cập. Nhiều loại thuế, phí môi trường cần thiết chưa có, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và trong khai thác khoáng sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Còn rất thiếu các chính sách nhằm ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển dịch vụ môi trường, thúc đẩy xã hội hóa công tác môi trường…” Xem: “Xử phạt ô nhiễm môi trường còn theo kiểu… dung túng!”. Vietnamnet ngày 17/12/2008
. Đại tá Nguyễn Sỹ, Cục cảnh sát Môi trường, Bộ Công An nhận xét: “Các quy định luật pháp trong lĩnh vực điều tra, xử lý tội phạm về môi trường còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Bộ luật Hình sự năm 1999 có 10 điều quy định về tội phạm môi trường, trong đó có 8 điều quy định về dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính”, 5 điều quy định đây là dấu hiệu định tội bắt buộc. Do vậy, có nhiều trường hợp vi phạm nghiêm trọng nhưng chưa bị xử lý hành chính hoặc hết thời hạn, thời hiệu xử lý thì cũng không xử lý hình sự được. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính vừa được sửa đổi tháng 4/2008 nhưng mới chỉ bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính chứ không bổ sung thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giữ người, tang vật, phương tiện, khám xét), chưa quy định được sử dụng các phương tiện kỹ thuật để phát hiện, truy tìm đối tượng, thu thập chứng cứ, phân tích dấu vết vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường…. Mặt khác, Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 chưa quy định thẩm quyền điều tra của Cục (Phòng) cảnh sát môi trường. Do vậy, cảnh sát môi trường chưa phải là cơ quan điều tra (chuyên trách), cũng chưa phải là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mà chỉ tổ chức điều tra trinh sát, còn việc điều tra theo thủ tục tố tụng phải giao cho cơ quan khác có thẩm quyền. Đồng thời cũng chưa có văn bản nào quy định lực lượng cảnh sát môi trường được tham gia thẩm định đối với những dự án có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường”. Xem: “Xử phạt ô nhiễm môi trường còn theo kiểu… dung túng!”. Vietnamnet ngày 17/12/2008
Một số chuyên gia cho rằng, nếu không có những giải pháp cấp bách ngay từ bây giờ thì những thiệt hại về môi trường do phát triển KCN gây ra có thể vượt quá những thành tựu kinh tế mà nó đem lại. Những thiệt hại này thường mang tính lâu dài, khó định lượng nên dễ bị những con số thống kê về phát triển kinh tế lấn át. Ô nhiễm môi trường trong các KCN, nếu không có giải pháp khắc phục sẽ làm cho sự phát triển của chúng ta đi chệch khỏi mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu phát triển toàn diện con người, coi con người là mục tiêu cao nhất của sự phát triển. Ô nhiễm môi trường trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã và đang gây nên nhiều bức xúc trong các cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư liền kề KCN. Để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, theo chúng tôi cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Quán triệt thấu đáo hơn quan điểm phát triển bền vững và quan điểm về kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với phát triển xã hội trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Việc quán triệt quan điểm này phải được thể hiện trong quy hoạch phát triển KCN, trong chiến lược và giải pháp thu hút đầu tư vào các KCN, trong cách thức xử lý các vụ gây ô nhiễm môi trường,v.v…
Thứ hai: Cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến luật pháp về bảo vệ môi trường trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhân viên, chủ các doanh nghiệp, người lao động và trong các tầng lớp nhân dân để dần hình thành ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường KCN. Giáo dục ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá sinh thái trong toàn đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động ở các KCN. Có chính sách khen thưởng cụ thể, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường ở trong các KCN. Những biện pháp tuyên truyền cần đa dạng, dễ hiểu, trong thời gian dài sẽ có tác dụng chuyển từ nhận thức sang hành động và công tác bảo vệ môi trường trở thành tự giác trong cộng đồng. Người dân sẽ có nhiều hình thức phản đối hành vi gây ô nhiễm từ tố giác đến tẩy chay hàng hóa mà trong quá trình sản xuất ra nó gây ô nhiễm môi trường,...
Thứ ba: Chú ý vấn đề môi trường trong quy hoạch xây dựng, phát triển KCN (chú ý quy hoạch tốt hệ thống xử lý chất thải chung cho toàn KCN một cách đồng bộ, hợp lý ngay từ đầu). Xây dựng chuẩn mực môi trường ngay từ đầu cho từng KCN. Khắc phục tình trạng quy hoạch kém để nhiều KCN nằm lọt, nằm sát các khu dân cư, gần trung tâm thành phố. Bố trí, sắp xếp các cơ sở sản xuất - kinh doanh theo từng ngành hàng và theo mức độ gây ô nhiễm. Có kế hoạch bố trí, di dời các cơ sở có khả năng gây ô nhiễm đến địa điểm hợp lý, đồng thời thanh lọc các cơ sở có công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm ra khỏi các KCN. Có kế hoạch tập trung các doanh nghiệp sản xuất giấy, thép, xi măng, hóa chất, chế biến thực phẩm,… vào các KCN xa đô thị và các khu dân cư.
Thứ tư: Thẩm định chặt chẽ các dự án đầu tư vào KCN, chỉ cấp giấy phép đấu tư cho các doanh nghiệp không gây tác động xấu tới môi trường, không cấp phép đầu tư cho các dự án có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp đã cấp giấy phép cho các doanh nghiệp có nhiều khả năng gây ô nhiễm thì cần phải quy định chặt chẽ các biện pháp xử lý chất thải của của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cả về cơ chế và kinh phí cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh sử dụng nguyên liệu tái chế, năng lượng tái sinh, ưu tiên các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ chế triển khai thành lập mới và mở rộng KCN theo đúng điều kiện và tiêu chí trong quy hoạch phát triển, đặc biệt là điều kiện về công trình xử lý nước thải tập trung.
Đối với các KCN đã lấp đầy trên 60% diện tích đất công nghiệp mà chưa xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, đề nghị các Ban quản lý KCN kiên quyết không cấp mới Giấy chứng nhận đầu tư. Những dự án đầu tư vào KCN phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Thứ năm: Các cơ quan hữu quan cần tạo điều kiện giúp đỡ, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải trong nội bộ KCN theo hướng xử lý đồng bộ nguồn chất thải của KCN trước khi thải ra ngoài môi trường. Cần có những chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, chất thải tại KCN. Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN phải đánh giá định kỳ môi trường của KCN, nắm chắc được tình trạng gây ô nhiễm môi trường của cả KCN và của từng doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ sáu: Các cơ quan chức năng về quản lý môi trường cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là ở những điểm nóng về ô nhiễm trong KCN. Xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm, nhất là những trường hợp đã được các cơ quan chức năng cảnh cáo, nhắc nhở nhiều lần, kể cả việc đình chỉ hoạt động nếu để tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài.
Thứ bảy: Củng cố bộ máy quản lý môi trường ở các KCN theo hướng làm rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý môi trường cho từng đơn vị, cá nhân đã được phân công, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và các đơn vị này trong quá trình thực hiện công tác quản lý môi trường. Rà soát, kiện toàn lại bộ máy quản lý môi trường các KCN từ Sở Tài nguyên và Môi trường cho đến Ban Quản lý các KCN, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN đến từng doanh nghiệp trong KCN. Phân công trách nhiệm cụ thể để mọi người biết rõ nhiệm vụ của mình để qui trách nhiệm cụ thể khi xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
Thứ tám: Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý môi trường ở các KCN. Cần có kế hoạch đầu tư thêm về phương tiện, máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm cho các đơn vị có trách nhiệm về quản lý môi trường KCN như Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các KCN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý môi trường hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cần bổ sung kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cũng như mở các lớp bồi dưỡng cho số cán bộ bán chuyên trách về quản lý môi trường ở các doanh nghiệp nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ này.
Thứ chín: Các KCN cần kiểm soát ô nhiễm môi trường, có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương do mình gây ra... Thực hiện các dự án về cải tạo, bảo vệ môi trường: trồng cây xanh, giữ gìn đa dạng sinh học, xây dựng các công trình làm sạch môi trường ngay trong các KCN. Phát triển các dịch vụ môi trường như trồng vườn hoa, thu gom rác thải, cung cấp nước sạch, xây dựng các vườn sinh thái, vườn cây cảnh...
Thứ mười: Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường để thu hút rộng rãi các tầng lớp, các lực lượng xã hội cùng tham gia bảo vệ môi trường.
Những hậu quả do ô nhiễm môi trường từ các KCN tại vùng kinh tế động lực miền Trung đã rõ ràng, có tác động tiêu cực đến sức khỏe người dân và hệ sinh thái nơi đây, làm giảm ý nghĩa của tốc độ phát triển kinh tế vùng trong thời gian qua. Để khắc phục vấn đề này cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp nêu trên, kết hợp với tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững, vì cuộc sống của chúng ta và thế hệ tương lai.
KẾT LUẬN
Sự phát triển các KCN hơn 15 năm qua đã mang lại cho ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nhiều thành công về kinh tế: đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao đời sống của người dân,… Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quá trình xây dựng, phát triển các KCN trong vùng thời gian qua đã làm nảy sinh một số vấn đề xã hội khá bức xúc mà nếu như không được giải quyết đúng và kịp thời sẽ trở thành những vấn đề xã hội trầm kha, nan giải của một vùng đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh.
Xây dựng, phát triển các KCN mà không gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh nhất định sớm muộn sẽ có tác động tiêu cực đến chính sự phát triển bền vững của KCN nói riêng, của toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung. Những vấn đề xã hội nảy sinh từ những nhược điểm, yếu kém, bất cập trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN có thể sẽ làm cho các địa phương vùng đi chệch khỏi các mục tiêu phát triển bền vững và xa rời các tiêu chí phát triển con người, tức là xa rời các mục tiêu XHCN.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cấp, các ngành, nhất là giới lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm đối với sự phát triển các KCN phải thấy được những vấn đề xã hội đó nghiêm trọng đến mức nào, những nguyên nhân nào đã dẫn đến sự nảy sinh, phát triển của các vấn đề xã hội đã nêu trên. Tất nhiên, cần phải đánh giá đúng nguyên nhân, phải nhìn thấy những vấn đề xã hội đó bắt nguồn từ cả hai phía, khách quan lẫn chủ quan. Những sai lệch trong nhận thức, trong quan điểm là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến sự nảy sinh, phát triển của các vấn đề xã hội khi xây dựng, phát triển các KCN. Hệ thống chính sách quản lý phát triển các KCN (do trung ương và địa phương ban hành) còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu tính khả thi,… là nguyên nhân thứ hai của sự nảy sinh và trầm trọng hóa một số vấn đề xã hội. Chú trong hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN, “rải thảm đỏ” đón nhà đầu tư, tạo các điều kiện để các doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng lại chưa quan tâm thích đáng đến xây dựng kết cấu hạ tầng đời sống ngoài hành rào KCN, không chú ý đến phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, đảm bảo các điều kiện an sinh xã hội cho người lao động,… là thực tế hết sức đáng lo ngại có thể làm bùng phát các vấn đề xã hội cấp bách, nan giải trong tương lai.
Để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN, cần tập trung giải quyết rất nhiều vấn đề bất cập, yếu kém có liên quan trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nói chung, chính sách phát triển KCN nói riêng. Ở tầm vĩ mô, các cơ quan trung ương và các nhà lãnh đạo cấp cao ở địa phương (cấp tỉnh/thành phố) phải quán triệt sâu sắc hơn quan điểm phát triển bền vững, phát triển toàn diện để hoạch định và sửa đổi chính sách xây dựng, phát triển KCN cho đúng, cho trúng với các mục tiêu phát triển con người và giữ đúng định hướng XHCN trong phát triển. Những chính sách chưa đúng, chưa cụ thể, khó khả thi, “vênh” với thực tế,… cần phải được sửa đổi kịp thời cũng trên tinh thần đó. Ở tầm vi mô, nơi tổ chức thực hiện chính sách, cần phải hết sức năng động sáng tạo trong vận dụng chính sách, phát hiện những bất cập, những điểm “vênh” để phản ánh kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách.
Cái giá phải trả cho công nghiệp hóa không quan tâm đến khía cạnh xã hội là rất đắt, có thể không phải trả ngay tức khắc mà sẽ phải trả bằng sinh mạng của cả những thế hệ người và thậm chí là cả của những thế hệ tương lai.
Vì vậy, ngay từ bây giờ, cần phải quan tâm một cách nghiêm túc giải quyết đồng bộ, thấu đáo các vấn đề xã hội đã và đang nảy sinh trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vì mục tiêu phát triển bền vững cho từng địa phương trong vùng và cho cả quốc gia.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG VIỆT
Bộ Công Nghiệp. Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2015 có xét đến 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2007/QĐ-BCN ngày 11/7/2007
Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia). Long An - tháng 7/2006
Chính Phủ. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP Ngày 14 Tháng 03 năm 2008 về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Chính phủ. Nghị định Số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Lê Tuyển Cử. Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội - 2004
Lê Tân Cương. Một số kết quả ban đầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc triển khai Nghị định 29/2008/NĐ-CP. Website: khucongnghiep.com.vn/ ngày 3/11/2007
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. Chính trị Quốc gia - 1996
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb. Chính trị Quốc gia - 2001
Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb. Chính trị Quốc gia - 2006
Phạm Ngọc Đăng. Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Nxb. Xây dựng, Hà Nội - 2000
Tô Xuân Dân, Nguyễn Hoàng Anh. Quan tâm xử lý các vấn đề then chốt và nhạy cảm - yếu tố quyết định sự thành công của các KCN hiện đại. Tạo chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 74/2006
Lê Thị Kim Dung. Quản lý phát triển bền vững các khu kinh tế đặc biệt ở Việt Nam. Kinh tế và dự báo, số 8/2008
Lê Tuấn Dũng. Hoạch định chính sách đầu tư phát triển KCN - một số vấn đề đặt ra. Website: ngày 9/11/2007
Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên). Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc của Nhật Bản, NXB KKHXH, Hà Nội, 2007
Nguyễn Hữu Dũng. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Website:
Nguyễn Hữu Dũng. Phát triển khu công nghiệp với vấn đề lao động - việc làm ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 5 (149) năm 2008
Nguyễn Ngọc Dũng. Một số vấn đề xã hội trong xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2005
Lê Văn Định. Chính sách xã hội và ảnh hưởng của nó trong việc thực hiện công bằng xã hội ở các tỉnh duyên hải miền Trung hiện nay. Trong kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Tác động của nhân tố chính trị đối với sự phát triển - qua thực tiễn 20 năm đổi mới ở một số tỉnh duyên hải miền Trung”. Đà Nẵng - 2006.
Lê Văn Định. Những giải pháp quản lý quá trình di dân ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ. Đà Nẵng - 2003.
Phạm Văn Đức. Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách. Website:
Lê Thế Giới. Hệ thống đánh giá phát triển bền vững KCN Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Đà Nẵng, số 4(27)/2008
Trần Thị Bích Hạnh. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ kinh tế - 2003.
Trần Ngọc Hiên. Nâng cao tầm nhìn phát triển KCN ở nước ta trong giai đoạn mới. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam số 68(104) tháng 5/2006
Nguyễn Kim Hiệu. Phát triển khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tạp chí Công nghiệp số 9/2001
Nguyễn Xuân Hinh. Quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Luận án tiến sĩ kiến trúc, Hà Nội - 2003.
Ngô Văn Hùng. Phát huy những lợi thế so sánh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững vùng ven biển Việt Nam. Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5 - 2003
Ngô Văn Hùng. Phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung”. Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội - 2005.
Trần Ngọc Hưng. Các giải pháp hoàn thiện và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội - 2004
Vũ Việt Hùng. Môi trường văn hóa trong các KCN, KCX thực trạng và kiến nghị. Trong sách: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia)”. Long An - tháng 7/2006
Trần Ngọc Hưng. Xây dựng và phát triển KCN, khu kinh tế - kết quả đạt được trong năm 2006, những vấn đề đặt ra và nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2007. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 1/2007
Kỷ yếu khu công nghiệp - khu chế xuất Việt Nam. Nxb. Tp. Hồ Chí Minh và Thời báo kinh tế Sài Gòn, 2002.
Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cường. Vấn đề phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số tháng 2/2007
Giang Long. Nâng cao nhận thức pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động. Báo QĐND - Thứ Ba, 10/03/2009
Anh Minh. Khu công nghiệp, khu chế xuất - 15 năm và những bài học. Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 7/2007
Trần Hồng Minh. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: nhận thức và thực tế ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 3(443) tháng 2 năm 2009
Lê Hữu Nghĩa. Bàn về vai trò thúc đẩy tăng trưởng và phát triển theo hướng bền vững của các khu chế xuất, khu công nghiệp ở Việt Nam. Tạp chí Cộng sản, số 14 (7/2006)
Nguyễn Minh Phong: 5 nghịch lý trong phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam. Trong sách: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia)”. Long An - tháng 7/2006
Đình Quang (chủ biên), Lương Hồng Quang, Tô Duy Hợp. Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam. Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội - 2005
Trương Thị Minh Sâm. Các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam thời kỳ 2001 - 2010. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội - 2005
Trương Thị Minh Sâm. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nxb. Khoa học xã hội, 2004
Phương Ngọc Thạch. Các chính sách tác động không thuận lợi đến phát triển các KCN. Tạp chí Phát triển kinh tế (Tp. Hồ Chí Minh), số 188/2006
Vũ Văn Thái. Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của ban quản lý các KCN, KKT cấp tỉnh theo yêu cầu cải cách hành chính nhà nước. Trong sách: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia)”. Long An - tháng 7/2006
Lê Văn Thăng. Ô nhiễm ở các KCN miền Trung. Tuổi Trẻ Chủ nhật, 04/03/2007
Chu Thái Thành. Khu công nghiệp khu chế xuất với vấn đề bảo vệ môi trường và các tác động về mặt xã hội. Trong sách: “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (Kỷ yếu hội nghị - hội thảo quốc gia)”. Long An - tháng 7/2006
Nguyễn Thị Thơm: Phát triển KCN ở Việt Nam: Một số hạn chế cần khắc phục. Tạp chí Lý luận chính trị, số 10/2008
Trần Văn Thọ. Nội lực và ngoại lực trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. ngày 02/04/2008
Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 148/QĐ- TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 của về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.
Lưu Đạt Thuyết. Giải quyết một số vấn đề xã hội trong quá trình phát triển nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Tạp chí Lý luận chính trị, số 11/2004
Phạm Quang Tín. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển công nghiệp và dịch vụ tỉnh Quảng Nam. Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3/2007
Lê Xuân Trinh. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của chính sách, pháp luật về KCN. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 68/2006
Nguyễn Văn Trịnh. Nhà ở cho công nhân các KCN - thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản, số 10/2007
Đào Thế Tuấn. Các lý thuyết phát triển. Tạp chí Xã hội học, số 2/1992
Phạm Quốc Tuấn. Làm gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong các KCN ở thành phố Đà Nẵng. Website: ngày 03/07/2008
Đặng Hùng Võ và Đỗ Đức Đôi. Một số giải pháp nâng cao hiệu qủa sử dụng đất trong các KCN ở Việt Nam. Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, số 70 tháng 7/2006
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
D. Stanley Eitzen and Maxine Baca Zinn. Social Problems (with Research Navigator). 10th Edition. Paperback - July 16, 2005
William Kornblum và Joseph Julian. Social Problems. Paperback - July, 2006
John J. Macionis. Social Problems (3rd Edition). Paperback - Mar 12, 2007
Linda A. Mooney, David Knox, and Caroline Schacht. Understanding Social Problems. Paperback - Mar 24, 2006
Thomas J. Sullivan. Introduction to Social Problems (7th Edition). Paperback - Jul 15, 2005
James William Coleman and Harold R. Kerbo. Social Problems (9th Edition). Paperback - Jan 28, 2005
Anna Leon-Guerrero. Social Problems: Community, Policy and Social Action. Paperback - Feb 1, 2005
Donileen Loseke. Thinking About Social Problems: An Introduction to Constructionist Perspectives (Social Problems and Social Issues). Paperback - Dec 31, 2003
Diana Kendall. Social Problems in a Diverse Society (4th Edition). Paperback - Jun 7, 2006
Robert H. Lauer and Jeanette C. Lauer. Social Problems and the Quality of Life. Paperback - Jul 2005
D. Stanley Eitzen. Solutions to Social Problems: Lessons from Other Societies (4th Edition). Paperback - Feb 21, 2006
Elton Mayo. The social problems of an industrial civilization. Paperback - Dec 21, 1948
Paul B. Horton, Gerald R. Leslie, Richard F. Larson, and Robert L. Horton. The Sociology of Social Problems. Paperback - Feb, 1997.
Charles Zastrow. Social Problems - Issues and Solutions” Hardcover - Jun, 1999.
Edward C. Chang, Thomas J. D'Zurilla, and Lawrence J. Sanna. Social Problem Solving: Theory, Research, and Training”. Hardcover - Feb, 2004.
John J. Macionis. Social Problems”. Paperback - Feb, 2005.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DTKH013.doc