Tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam: Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NƯỚC
1. KHÁI NIỆM XKLĐ
2. NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKLĐ
II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
1: TÌNH HÌNH XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI
2: CÁC NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN XKLĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XKLĐ Ở VIỆT NAM
II: TÌNH HÌNH XKLĐ Ở NƯỚC TA
1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XKLĐ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
2: XKLĐ NHỮNG NĂM 1980- 1990... Ebook Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam
62 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1698 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về xuất khẩu lao động ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3:XKLĐ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
III: TÁC ĐỘNG CỦA XKLĐ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1: TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
2: TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
IV: NHỮNG VẤN ĐỀ SAU XUẤT KHẨU
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XKLĐ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.
I: MỘT SỐ GIẢI PHÁP
1: NGUỒN LAO ĐỘNG
2: THỊ TRƯỜNG
3: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1: ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN
2: ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XKLĐ
3: ĐỐI VỚI CÁ NHÂN XUẤT KHẨU
4:ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN- TUYÊN TRUYỀN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Nước ta sau khi giành được độc lập, thống nhất Tổ Quốc (năm 1975) đã bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta vẫn kiên định phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội dưới hình thức là phát triển theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay, dưới sự tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình để phù hợp với điều kiện và tình hình mới. Trong nền kinh tế cũng xuất hiện nhiều xu thế nổi bật, trong đó có xu thế đưa người đi lao động ở nước ngoài, xu thế này chỉ mới được bắt đầu từ những năm 80, nhưng đến nay việc xuất khẩu lao động đã trở thành một chủ trương lớn của nhà nước ta, nhằm giải quyết vấn đề lao động - việc làm và tăng nguồn thu cho đất nước.
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là vấn đề bức thiết trong xã hội, nó có tác động đến đời sống nhân dân cũng như đến nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu vấn đền XKLĐ sẽ giúp hiểu rõ hơn về thực trạng di cư lao động nước ngoài và những lợi ích mà XKLĐ mang lại. Như chúng ta đã biết hàng năm XKLĐ góp phần giải quyết một lượng lớn lao động dư thừa, đặc biệt là lao động ở nông thôn với đặc điểm nổi bật là trình độ lao động thấp.Bên cạnh đó nguồn thu nhập mà người tham gia XKLĐ gửi về hàng năm đã cải thiện đáng kể đời sống cho gia đình họ về vật chất lẫn tinh thần, đây cũng là lực lượng có sự đóng góp không nhỏ vào gia tăng GDP hàng năm của nước ta. Đi sâu vào tình hình XKLĐ chúng ta còn thấy được những mặt trái của nó để từ đấy khắc phục, tránh vấp phải những sai lầm có thể, đồng thời đưa ra được những kiến nghị để nâng cao chất lượng XKLĐ hơn. Mặt khác giúp chúng ta có thể dự báo tình hình XKLĐ trong những năm tiếp theo. Để XKLĐ được hoàn thiện hơn thì Đảng và Nhà nước nên có những chính sách bảo vệ người lao động như: kí hợp đồng chặt chẽ, ngăn chặn nạn lừa đảo đi XKLĐ cũng như có những ưu ái đến người lao động hơn trong việc loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà trong vấn đề vay vốn đi XKLĐ. Với những tác động to lớn như vậy thì xuất khẩu lao động cần được quan tâm, chú ý đến như một hướng phát triển kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước.
Hơn nữa, nước ta với đặc điểm là một nước đông dân, vì thế nguồn lao động nước ta phần nào chiếm ưu thế hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để tranh thủ sự thuận lợi này thì nước ta cần chú trọng phát triển lực lượng lao động và hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Hiện nay xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, vấn đề hội nhập kinh tế là xu thế tất yếu. Việt Nam phải hội nhập trên mọi lĩnh vực, khi đẩy manh xuất khẩu lao động, Việt Nam cũng đã rút ngắn khoảng cách hội nhập với lao động trong khu vực và trên thế giới, góp phần hội nhập toàn nền kinh tế.
Như vậy xét cả tầm nhìn vi mô và vĩ mô thì vấn đền xuất khẩu lao động của Việt Nam không phải là một vấn đề mới, nhưng hiện nay nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện những mục tiệu quan trọng của đất nước như: Giảm thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế…Vì vậy xuất phát từ thực trạng và tình hình đó chúng em đã nghiên cứu và tiến hành viết đề tài” MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM”
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài
Như đã trình bày ở trên, xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tự bản thân nó là một vấn đề phức tạp, phụ thuộc nhiều yêu tố như: Chính sách lao động, công tác quản lý, đào tạo lao động…Vì vậy đề tài này chủ yếu đi sâu tìm hiểu kỹ về vấn đề thực trạng hoạt động trong và sau xuất khấu . Thông qua đó nêu lên xu thế vận động của xuất khẩu lao động, những mặt tích cực và tiêu cực của nó và đưa ra một số giải pháp dể khắc phục những hạn chế, nhằm tăng hiệu quả và những đóng góp của xuất khẩu lao động vào sự phát triển kinh tế nước nhà.
Bằng phương pháp tiến hành điều tra đối tượng trên cơ sở tập hợp thu thập thông tin, phương pháp thống kê, tính toán. Chúng tôi đã đưa ra những vấn đề cơ bản của XKLĐ với những số liệu cụ thể về cơ cấu XKLĐ (cơ cấu thị trường, cơ cấu nghề, cơ cấu giới tính…) và XKLĐ với những nội dung chủ yếu sau.
Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu lao động
Chương 2: Một số vấn đề XKLĐ ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng XKLĐ ở Việt Nam
Đề tài nghiên cứu gặp rất nhiều khăn khó trong vấn đề điều tra vì lao động xuất khẩu sau khi trở về nước không tập trung ở một chỗ.Dù đã có rất nhiều cố gắng,song bài viết không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định,mong được sự đóng góp nhiệt tình và chỉ bảo cụ thể của những người cùng quan tâm.
Qua đây chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến cô VŨ THỊ MAI đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đề tài này.Đồng thời chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các đối tượng điều tra đã giúp chúng em tìm kiếm thông tin quý báu.
Xin cám ơn.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
I. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG GIỮA CÁC NƯỚC
1. KHÁI NIỆM XKLĐ
Xét về nguồn gốc của xuất khẩu lao động, XKLĐ bắt nguồn từ hình thức di cư lao động quốc tế.
Di cư lao động quốc tế là di chuyển lao động từ nước này sang nước khác với mục đích tìm việc làm, tiền lương cao và cuộc sống tốt hơn.
Di cư lao động quốc tế thường được thực hiện dưới 2 hình thức chủ yếu: Không chính thức và chính thức.
Hình thức di cư lao động không chính thức (hay còn gọi là di cư lao động không theo hợp đồng) là người lao động tự tìm cách ra nước ngoài để kiếm việc làm. Việc di cư này thường được thực hiện bởi các tổ chức buôn lậu người hoặc qua con đường du lịch, thăm thân nhân, du học…Sau đó ở lại nước sử dụng lao động. Do đó hình thức di cư này là bất hợp pháp. Di cư lao động bằng con đường này không phải qua các thủ tục phức tạp của việc xuất cảnh, nhập cảnh và đáp ứng yêu cầu thời gian của thị trường việc làm nên số lượng lao động di cư bất hợp pháp lớn.
Hình thức di cư lao động chính thức (di cư lao động theo hợp đồng) là việc xuất khẩu lao động thông qua các chính phủ, các tổ chức kinh tế hoặc các pháp nhân, các nhân dưới sự đồng ý của chính phủ các nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động. Hình thức di cư này là hợp pháp, do đó ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, xuất phát từ nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu thì hình thức di cư lao động chính thức ngày càng phát triển, mà biểu hiện nổI bật chính là hoạt động XKLĐ của các nước. Trong tình hình mới XKLĐ cũng được hiểu theo đầy đủ nghĩa của nó. Ta có thể nói: Xuất khẩu lao động là hoạt động của các chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội, các tổ chức pháp nhân nhằm đưa những người lao động của nước mình đến tham làm việc tại những nước có nhu cầu về lao động nước ngoài (gọi là nước XKLĐ và nước NKLĐ), nhằm đạt được những mục đích kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, dưới sự hợp tác, đồng ý của chính phủ cả hai nước XKLĐ và NKLĐ.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG XKLĐ
Nguyên nhân tạo ra hoạt động XKLĐ có nhiêu nguyên nhân, nguyên nhân đó xuất phát từ vấn đề lịch sử, vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội…Nhưng nguyên nhân quan trọng tác động mạnh mẽ đến hoạt động XKLĐ đó là xuất phát từ nguyên nhân kinh tế của cả nước XKLĐ và nước NKLĐ.
Trước hết, xuất phát từ lợi ích thu được của nước XKLĐ như: XKLĐ giúp giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần của người tham gia XKLĐ. Đây là một bộ phận có đóng góp quan trọng, chiếm tỷ lệ lớn trong việc thu hút nguồn ngoại tệ, đóng góp lớn vào nguồn ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó XKLĐ còn giúp các nước tham gia tăng cường quan hệ ngoại giao của mình với các nước khác, trên cơ sở đó phát triển một mối quan hệ hòa bình, hợp tác, hữu nghị, đôi bên cùng có lợi.
Ngoài ra, sự mất cân đối giữa cung và cầu về việc làm trong mỗi quốc gia cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến XKLĐ quốc tế. Tại một số nước phát triển có tỷ lệ tăng dân số hàng năm cao, nguồn nhân lực dồi dào trong khi sản xuất trong nước còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều lao động. Do đó sức ép về việc làm tăng lên, đòi hỏi chính phủ phải tìm đầu ra cho lượng lao động dư thừa để giảm tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Trong khi đó có nhiều nước đất rộng, người thưa, tài nguyên thiên nhiên phong phú, mức tăng dân số tự nhiên thấp nên có nhu cầu về lao động. Đặc biệt là xu hướng XKLĐ tập trung vào các nước có mức thu nhập cao, yêu cầu không quá khắt khe.
Tiếp theo, chính là do sự phát triển của nền thương mại quốc tế, mà đặc biệt là sự phát triển của các doanh nghiệp XKLĐ. Những doanh nghiệp này ngày càng phát triển cả về quy mô, chất lượng và số lượng, xâm nhập rộng ra khắp thị trường quốc tế. Đây chính là những tổ chức trung gian, giúp xúc tiến nhanh hơn hoạt động XKLĐ, cũng như giảm bớt chi phí về thời gian, tài chính, tránh những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà.
Cuối cùng, do khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đổi mới và ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến cần nhiều lao động có tay nghề cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đó.
II: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
1: TÌNH HÌNH XKLĐ TRÊN THẾ GIỚI
XKLĐ là một hoạt động mang tính kinh tế - xã hội cao. Vì vậy rất nhiều nước trên thế giới tham gia XKLĐ. Chính phủ nhiều nước coi XKLĐ là chiến lược, là quốc sách lâu dài nên đều có chương trình quốc gia về XKLĐ, coi đây là công việc thường xuyên của xã hội và cũng khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia XKLĐ, kể cả hình thức di dân, đi thăm thân nhân, tự tìm việc làm ở nước ngoài. Như vậy XKLĐ đã mang tính xã hội hóa rất cao. Tất nhiên có nước chỉ nhập và có nước chỉ xuất, và cũng có một số nước vừa nhập vừa xuất khẩu lao động. Hoạt động XKLĐ trên thế giới, hay còn gọi là “di dân lao động quốc tế” đã diễn ra nhiều thập kỷ nay, nhưng có xu hướng ngày càng tăng ở mấy thập kỷ gần đây và sẽ còn tiếp tục tăng nhiều hơn nữa trong những năm tới. Theo tổ chức lao động thế giới (ILO) hiện nay có khoảng hơn 60 nước có di dân và đi lao động làm việc tại các nước khác với gần 120 triệu người, trong đó các nước Châu Á chiếm 50% trong tổng số. Tất cả các quốc gia tham gia XKLĐ đều nhận thức được vai trò của XKLĐ trong chiến lược phát triển của mình do đó họ đã xây dựng một hệ thống chính sách, luật lệ, quản lý nhà nước nhằm tăng cường XKLĐ trên quy mô lớn.
2: CÁC NƯỚC CHÂU Á- THÁI BÌNH DƯƠNG
Tình hình hoạt động XKLĐ ở các nước này ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Bởi lẽ, về mặt địa lý, các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương ở gần Việt nam, bên cạnh đó lại có sự tương đồng về khí hậu, phong tục tập quán, lối sống…Các nước trong khu vực Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia…đã và đang nhập khẩu lao động Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, mang nhiều hình thức. Đồng thời họ cũng nhận lao động của các nước khác như: Trung Quốc, Thái Lan, Philipin…cho nên sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động không thể tránh khỏi. Các nước XKLĐ đều phát huy hết lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành XKLĐ hết sức đa dạng, phong phú. Một số nước yêu cầu nhập khẩu lao động có trình độ cao, một số nước lại có nhu cầu sử dụng lao động dịch vụ, nhất là lao động giúp việc gia đình, lao động giản đơn…Một số nước Châu Á vừa có chính sách nhập khẩu và xuất khẩu lao động, nhập lao động của nước này rồi lại xuất lao động của mình sang nước khác, tạo nên thị trường lao động thật sôi động nhưng cũng nhiều vấn đề mới phát sinh. Ví dụ: Thái Lan cho phép hàng chục ngàn dân Myanmar sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi đó nông dân Thái Lan tràn vào thành phố tìm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn. Nhiều sinh viên, thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Newzeland, Úc để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận nhiều lao động của các nước khác đến làm việc.
Các nước ở khu vực Thái Bình Dương, chủ yếu là có nhu cầu nhập khẩu lao động ở một số ngành may mặc, xây dựng, lao động giản đơn…Tuy nhiên việc sử dụng lao động cũng gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt phong tục tập quán, bất đồng ngôn ngữ…
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN XKLĐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
I: CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH XKLĐ Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một nước ở khu vực Đông Nam Á với đặc điểm xã hội là một nước nông nghiệp với số dân đông đúc. Theo thống kê, trung bình năm 2007 dân số nước ta khoảng 84,089 triệu người mà với diện tích đất nước chỉ có khoảng 331.000 km2, mà đại bộ phận nhân dân sống ở nông thôn và làm nông nghiệp (hơn 70%) (theo số liệu thống kê của bộ LĐ – TB – XH). Với đặc điểm như vậy nước ta luôn đứng trước tình thế: tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm cao, hàng năm lại có thêm hơn 1 triệu người bước vào tuổi lao động. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay, đòi hỏi nước ta phải sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức sản xuất vì vậy lượng lao động dư thừa ngày càng cao. Đứng trước những thách thức khó khăn như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương cùng với việc giải quyết việc làm trong nước, là đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, và xác định đây là một chiến lược phát triển lâu dài – quan trọng trong phát triển kinh tế.
Sớm nhân thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu lao động và chuyên gia, ngay từ những năm 80 vấn đề này đã được Bộ chính trị và Chính phủ đưa ra những quyết định, nghị định và chỉ thị rất quan trọng:
Quyết định của Hội đồng chính phủ số 46/CP ngày 11/12/1980 viết: “Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của cách mang nước ta là đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ kĩ thuật, nghiệp vụ, quản lý giỏi, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, đi đôi với việc tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước, Hội đồng chính phủ chủ trương đưa một bộ phân công nhân và cán bộ đang công tác ở các xí nghiệp cơ quan nhà nước sang các nước XHCN…”. Quyết định này là chủ trương về việc đưa công nhân và cán bộ đi bồi dưỡng nâng cao trình độ và việc làm có thời hạn tại các nước XHCH, thực hiện quyết định này nhà nước ta đã thu được một số kết quả nhất định.
Cùng năm 1980, Hội đồng chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết số 362/CP ngày 29/11/1980 về việc sử dụng lao động với các nước XHCN, xác định 2 mục tiêu hợp tác lao động là: giải quyết việc làm cho một bộ phận thanh niên, bồi dưỡng đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề vững vàng, đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế nước ta sau này.
Đến năm 1983 – 1984, Chính phủ chủ trương tiếp tục đưa lao động đi làm việc ở các nước ngoài hệ thống XHCN, mở rộng thị trường sang các nước Irắc, angeri.
Tháng 12/1986. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã xác định “mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động nói chung”. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, từ năm 1987 chính phủ đã cho phép ký các hiệp định, nghị định thư đưa hàng chục vạn lao động đi Liên Xô, Đông Âu, LiBi, Irắc, đồng thời để phát triển thêm loại hình mới về XKLĐ, chính phủ đã có Quyết định số 398/CT ngày 26/12/1987 giao cho bộ xây dựng chủ trì hợp tác lao động kĩ thuật xây dựng với nước ngoài, nhằm tổ chức lực lượng xây dựng đồng bộ đi nhận thầu ở nước ngoài và ban hành chỉ thị số 108/HĐBT ngày 30/06/1988 cho phép mở rộng hợp tác lao động và chuyên gia với nước ngoài theo các hình thức hợp tác trực tiếp.
Ngày 22/09/1998, Bộ chính trị ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành chỉ thị số 41-CT/TW về xuất khẩu lao động và chuyên gia khẳng định: xuẩt khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước khác.
Chủ trương về XKLĐ đã được quy định trong bộ luật lao động được Quốc hội thông qua năm 1994, Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật lao động được Quốc hội thông qua năm 2002. Chính phủ đã cụ thể hóa Bộ luật lao động về xuất khẩu lao động bằng việc ban hành các nghị định số 07/CP ngày 20/01/1995 và nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/09/1999 sau đó chính phủ đã ban hành nghị định số 81/2003 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Đến năm 2005, Nghị định 141/2005/NĐ-CP được ban hành về việc quản lí lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài. Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( Luật XKLĐ) đã được ban hành năm 2006 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. Trong năm 2007 Cục Quản lý Lao động Ngoài nước và Trung tâm Lao động Ngoài nước đã soạn thảo 18 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có 2 nghị định của Chính phủ, 1 quyết định của thủ tướng Chính phủ, 5 thông tư liên tịch và 8 quyết định của Bộ; đến nay đã trình các cấp có thẩm quyền ban hành được 11 văn bản chủ yếu, 7 văn bản đang được hoàn thiện để trình ban hành trong quý I năm 2008.
Bên cạnh việc đề ra những chủ trương để nhằm chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện XKLĐ. Nhà nước ta cũng nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý và ra nhiều chính sách nhằm quy định, bảo vệ về lợi ích của những người tham gia XKLĐ cũng như hỗ trợ họ trong những vấn đề: nguồn kinh phí đi lại, đào tạo, ứng trước.
XKLĐ giải quyết khó khăn về việc làm cho một bộ phận cán bộ, công nhân viên chức trong cơ quan nhà nước, trong các DN và một bộ phận thanh niên ngoài xã hội. Đặc biệt chú ý đến các đối tượng chính sách, bộ độ phục viên, xuất ngũ. Song song với việc giải quyết việc làm là tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân người lao động và gia đình họ.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài trước năm 1991 được nhà nước bao cấp bằng nguồn kinh phí ngân sách. Thực hiện chủ trương đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật để sau này về xây dựng đất nước, chính phủ đã đầu tư ngân sách cho sự nghiệp XKLĐ từ khâu tuyển chọn đến tổ chức đưa đi, quản lý lao động ở nước ngoài và đưa họ về nước. Từ năm 1991 đến nay theo cơ chế mới, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải tự trang trải một phần chi phí về làm hồ sơ, khám sức khỏe, hộ chiếu, visa…và nộp cho doanh nghiệp đưa đi một khoản phí dịch vụ.
Các hiệp định và nghị định thư trước năm 1991 đã quy định cụ thể các chính sách, chế độ cho người lao động. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động được hưởng mọi quyền lợi như công dân sở tại, được nhà nước bảo hộ quyền lợi, đồng thời người lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và đóng góp xây dựng Tổ Quốc.
Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ người lao động như: Quyết định số 26/2005/QĐ-BTC ngày 13/05/2005 về việc ban hành quy chế tài chính về quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ XKLĐ nhằm hỗ trợ về tài chính cho những người muốn làm việc ở nước ngoài nhưng không đủ kinh phí dưới hình thức cho vay với lãi suất thấp; quyết định 114 của thủ tướng chính phủ ngày 31/08/2007 về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; rồi ban hành chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa mà người lao động mang về nước, khuyến khích lao động mang ngoại tệ về nước, giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc theo chính sách mới quy định riêng cho lao đông đã làm việc ở nước ngoài.
Như vậy, trong xu thế phát triển kinh tế mới hiện nay thì Đảng và Nhà nước ta cũng ngày càng cải thiện, đổi mới để ngày càng hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách để đảm bảo công bằng và có lợi nhất cho những người làm việc ở nước ngoài, qua đó cũng khuyến khích nhiều người tham gia vào việc XKLĐ (đặc biệt là lao động nhàn rỗi) để từ đó cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện được mục tiêu kinh tế của nhà nước.
II: TÌNH HÌNH XKLĐ Ở NƯỚC TA
1: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ XKLĐ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
Bé ngµnh liªn quan
Bé lao ®éng- th¬ng binh XH
Bé ngo¹igiao
Bé tµi chÝnh
Bé c«ng an
Bé y tÕ
Bé KH&§T
Bé TM&NH
Bé VHTT
Bé t ph¸p
UBND c¸c tØnh
Côc qu¶n lý lao ®éng ngoµi níc
Së tµi chÝnh
Së L§TBXH
Së c«ng an
Së KH§T
NHNN tØnh
Së VHTT
Së t ph¸p
Phßng qu¶n lý
Phßng CSL§
Phßng TTL§
Theo ®iÒu 18 nghÞ ®Þnh sè 152/CP/1999/N§-CP quy ®Þnh Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm :
1. Đàm phán, ký kết các Hiệp định Chính phủ về hợp tác sử dụng lao động với nước ngoài theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Xác định chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và 5 năm về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các Bộ, ngành, Đoàn thể trung ương và địa phương chỉ đạo thực hiện;
3. Nghiên cứu các chính sách, chế độ liên quan đến việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài để trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ đó;
4. Nghiên cứu thị trường lao động ngoài nước và quy định các điều kiện làm việc, sinh hoạt cần thiết cho người lao động, quy định các danh mục các nghề cấm, các khu vực cấm đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
5. Hướng dẫn công tác bồi dưỡng nghề, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định các chương trình đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Thành lập các trung tâm quốc gia đào tạo nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ngoài nước;
6. Cấp, đình chỉ và thu hồi giấy phép hoạt động chuyên doanh, nhận đăng ký hợp đồng và thu lệ phí, phí quản lý theo quy định;
7. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các cơ quan và doanh nghiệp có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 6 và khoản 3 Điều 24 của Nghị định này;
8. Định kỳ báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về tình hình lao động Việt Nam làm việc có thời hạn ở nước ngoài;
9. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc quản lý người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài ;
10. Phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ nghiên cứu tổ chức bộ phận quản lý lao động trong cơ quan đại diện Việt Nam ở những nước và khu vực có nhiều lao động Việt Nam làm việc hoặc có nhu cầu và khả năng nhận nhiều lao động Việt Nam với số lượng biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phù hợp với Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Theo ®iÒu 19: NghÞ ®Þnh sè 152/1999/N§- CP quy ®Þnh quyÒn vµ nghÜa vô cña c¸c bªn liªn quan nh sau
1. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thu và sử dụng lệ phí, phí quản lý và phí dịch vụ; mức và thể thức giữ tiền đặt cọc của người lao động.
2. Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quản lý Nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước sở tại; thông qua Bộ Ngoại giao cung cấp kịp thời cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tin về tình hình thị trường lao động ngoài nước và tình hình người lao động Việt Nam ở nước sở tại; liên hệ với các cơ quan chức năng của nước sở tại để giúp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thiết lập quan hệ hợp tác sử dụng lao động; phối hợp với các tổ chức, cơ quan hữu quan của nước sở tại và các tổ chức quốc tế để giải quyết các vấn đề phát sinh nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và của doanh nghiệp Việt Nam.
3. Bộ Công an trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tạo điều kiện để người lao động được cấp hộ chiếu một cách thuận lợi theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu về thời gian thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nội dung hợp tác lao động với nước ngoài vào các kế hoạch phát triển kinh tế đối ngoại, các chương trình hợp tác quốc tế, cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định chỉ tiêu kế hoạch về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hàng năm, 5 năm.
5. Bộ Thương mại và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tạo điều kiện để người lao động và doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài thực hiện các quyền quy định tại khoản 3 Điều 8, khoản 1 Điều 10 và Điều 17 của Nghị định này.
Và theo điều 20, Các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương các Đoàn thể, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm :
1. Thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định số lượng các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý được phép đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh;
3. Báo cáo tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; lập kế hoạch hàng năm, 5 năm về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Ngoài ra theo điều 20 : Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan quy định chi tiết việc người lao động thuộc các đối tượng chính sách có công với nước và người lao động nghèo được vay tín dụng để nộp tiền đặt cọc và lệ phí trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Và theo điều21: Trong trường hợp bất khả kháng phải khẩn cấp đưa người lao động Việt Nam về nước, cơ quan chủ quản của doanh nghiệp đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp tổ chức đưa người lao động về nước; trường hợp vượt quá thẩm quyền và khả năng thì cơ quan chủ quản phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính lập phương án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Những năm gần đây, cùng với đà tăng trưởng kinh tế của đất nước, công tác XKLĐ cũng đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Quy mô XKLĐ hàng năm liên tục gia tăng với tốc độ nhanh. Năm 2007, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt đến con số 85.020 người vượt 6.3% kế hoạch năm, so với nhiều quốc gia khác thì con số này là khiêm tốn song tự bản thân nó đã minh chứng cho những nỗ lực của các ngành các cấp, các doanh nghiệp XKLĐ. Bên cạnh đó, hiện vẫn còn tồn tại hạn chế trong công tác quản lý hoạt động XKLĐ, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng XKLĐ.
Trước hết là về công tác quản lý XKLĐ trong nước vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém. Doanh nghiệp không đủ năng lực khai thác thị trường, tuyển dụng và đào tạo lao động. Đã có những hợp đồng ký kết với nội dung không chặt chẽ gây bất lợi cho người lao động. Hợp đồng tuyển dụng lao động chưa được thực hiện đồng bộ, việc thực hiện hợp đồng còn bị buông lỏng: Có trường hợp lao động không được làm việc theo đúng hợp đồng, trường hợp lao động Việt Nam bị hành hung. Tất cả nhưng rủi ro, thiệt thòi đó của người lao động Việt Nam ở nước ngoài có thể ngăn chặn và xử lý kịp thời nếu như công tác quản lý lao động được thực thi tốt tại nước ngoài. Hiện tại Việt Nam mới chỉ có 5 cơ quan đại diện về vấn đề XKLĐ ở Nga, Cộng Hòa Séc, Đức, Hàn Quốc và Đài Loan. Còn ở các thị trường khác thì người lao động bị phó mặc cho doanh nghiệp các nước sở tại. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, những vụ lừa đảo trong XKLĐ diễn ra rất phức tạp gây tâm lý hoang mang của người lao động khi có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài. Đây chính là khuyết điểm trong công tác quản lý XKLĐ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được hoạt động XKLĐ của nước ta hiện nay đang bộc lộ một số vấn đề cần giải quyết để có thể tạo dựng một hình ảnh lành mạnh về lao động Việt Nam. Đó là vấn đề lao động Việt Nam tự ý phá vỡ hợp đồng, trốn khỏi nơi làm việc để ra làm ăn bên ngoài với hy vọng có thu nhập cao hơn. Trong thời gian gần đây, vấn đề bỏ trốn đang diễn biến phức tạp, Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn cao nhất là ở Nhật Bản (chiếm 30-40%), tiếp đến là Hàn Quốc (25-30%), tại Đài Loan là 9%, trên thực tế con số này còn cao hơn. Điều này đã tác động xấu đối với hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang trên, trong đó phải kể đến nguyên nhân cơ bản là công tác giáo dục, định hướng người lao động đi xuất khẩu còn yếu kém. Nhiều doanh nghiệp quá thiên về tuyển dụng và tăng nhanh số lượng lao động xuất cảnh vì lợi nhuận kinh tế mà không chú ý đến chất lượng lao động và vấn đề giáo dục ý thức. Thậm chí có những đơn vị còn phó mặc cho đối tác Đài Loan tự thực hiện toàn bộ việc tuyển lao động xuất cảnh, doanh nghiệp này chỉ cung cấp giấy phép. Một nguyên nhân khác là ngay bản thân các chế tải xử phạt hiện tại với việc lao động bỏ trốn chưa đủ mạnh để răn đe người lao động. Nhiều khi các văn bản này lại nhằm vào các doanh nghiệp XKLĐ, cho rằng việc lao động bỏ trốn là lỗi của doanh nghiệp chứ không phải lỗi của người lao động.
Qua nhìn nhận đánh giá trên, ta thấy công tác quản lý trong hoạt động XKLĐ là một vấn đề khó khăn phức tạp vì nó liên quan tới nhiều phía. Việc đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ chính đáng của người lao động phải được quan tâm hơn nữa. Công tác quản lý là một nhiệm vụ đóng vai trò then chốt trong toàn bộ các khâu của qua trình XKLĐ, vấn đề quản lý có hiệu quả cao sẽ là động lực mạnh mẽ thu hút ngày càng nhiều lao động tham gia, tạo được uy tín của XKLĐ Việt Na._.m trên trường quốc tế. Vì vậy vấn đề này càng cần sự quan tâm chỉ đạo cương quyết hơn nưa của Đảng và Nhà nước để ngày càng phát triển chất lượng của XKLĐ.
2: XKLĐ NHỮNG NĂM 1980- 1990
XKLĐ những năm 1980 – 1990 được thực hiện thông qua việc ký kết các hiệp định hợp tác về lao động giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu, trên tinh thần hợp tác hữu nghị và cùng giúp đỡ lẫn nhau. Ta giúp bạn giải quyết những khó khăn về thiếu hụt lao động, bạn giúp ta tạo việc làm, thu nhập và rèn luyện tay nghề cho người lao động, vừa đồng thời giải tỏa bớt những khó khăn về tài chính cho chính phủ trong chi tiêu và trả nợ.
Mục tiêu XKLĐ của Việt Nam trong giai đoạn này không phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu mà chỉ nhằm giải quyết vấn đề việc làm và đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn người lao động, có thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhằm bù đắp một phần những thiếu hụt trong nước và nợ đến hạn.
Trong vòng 10 năm 1980 – 1990 nước ta đã đưa được 277.183 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, bình quân mỗi năm có trên 2.7 vạn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Đây là giai đoạn có quy mô lao động đi làm việc ở nước ngoài có quy mô tương đối lớn. Nhưng nó cũng mang những đặc trưng nhất định trong cơ cấu thị trường, ngành nghề, giới tính…
Về thị trường, trong giai đoạn này nước ta chủ yếu đưa lao động sang Liên Xô và các nước Đông Âu. Ngày 01/02/1980, chính phủ đã ra quyết định số 46-CP chủ trương đưa một bộ phận lao động, kỹ thuật đi làm việc và bồi dưỡng tay nghề ở các nước XHCN. Sau đó các hiệp định về hợp tác lao động lần lượt được ký với các nước: CHDC Đức (14/04/1980), Bungari (03/10/1980) và Tiệp Khắc (27/11/1980).
Nước
Liên Xô
CHDC Đức
Bungari
Tiệp Khắc
Tổng số
Người
112.338
72.786
35.099
37.659
257.880
Bảng 1: Cơ cấu thị trường XKLĐ trong giai đoạn 1980 - 1990
Ngoài thị trường chủ yếu là Liên Xô và Đông Âu, trong giai đoạn này Việt Nam còn ký hiệp định chính phủ về hợp tác chuyên gia với một số nước Châu Phi. Trong tổng số 277.183 người đi lao động ở giai đoạn này chủ yếu ở Liên Xô và Đông Âu là 257.880 người chiếm 93% trong đó Liên Xô chiếm số lượng lớn 112.338 người, còn lại phân bổ ở các nước như: CHDC Đức 72.186 người, Bungari 35.099 người, Tiệp Khắc 37.659 người. Số còn lại được phân bổ ở các nước Irắc, Angieri, Cônggô (19.301 người). Trong đó riêng Irắc đã chiếm 16.408 người.
Về giới tính, trong giai đoạn này tỷ lệ lao động Nam chiếm tỷ trọng cao, trung bình trong cả giai đoạn là lao động Nam chiếm 61,6% với số lượng là 148.063 người trong tổng số 240.301 người, trong khi đó lao động nữ chỉ có 92.238 người chiếm 38,4%. Nhìn chung qua các năm tỷ lệ lao động nữ đều thấp hơn nam, dao động từ 27,6% đến 60,7%. Năm cao nhất là năm 1985 chiếm 60,7% với lượng người 3.040 người. Đây cũng là một đặc trưng cơ bản của giai đoạn này, nguyên nhân là do yếu tố chủ quan là lao động nữ còn nhiều ràng buộc về gia đình, sức khỏe, trình độ nên tỷ lệ đi lao động nước ngoài không cao. Bên cạnh đó còn có tác động do nhu cầu nghề nghiệp chủ yếu là các công việc nặng nhọc như: đánh cá, xây dựng…Ngược lại, những đặc điểm này lại phù hợp với lao động là nam giới. Vì vậy trong giai đoạn này ta thấy chủ yếu là lao động là nam giới tham gia XKLĐ. Chúng ta thấy rõ điều này qua bảng 2, thể hiện đầy đủ cơ cấu giới tính biến động cụ thể qua các năm.
Năm
Tổng số
Nam
Nữ
Số lượng
%
Số lượng
%
1980
1.570
979
62.4
592
37.6
1981
20.230
14.644
72.4
5.586
27.6
1982
25.970
17.794
68.5
8.176
31.5
1983
12.402
7.768
62.6
4.634
37.4
1984
4.489
2.918
65.0
1.571
35.0
1985
5.008
1.968
39.3
3.040
60.7
1986
9.012
5.907
65.5
3.105
34.5
1987
46.098
22.161
48.1
23.937
51.9
1988
71.835
46.198
64.3
25.637
35.7
1989
40.618
25.608
63.0
15.010
37.0
1990
3.069
2019
65.8
1.050
34.2
Tổng (1)
240.301
148.063
92.238
Bảng 2: Cơ cấu giới tính XKLĐ trong giai đoạn 1980 – 1990
( không bao gồm 7.200 chuyên gia và gần 24.000 thực tập sinh, học nghề tại các nước Đông Âu.)
Nguồn: Một số điều cần biết về xuất khẩu lao động – NXB Thanh niên 2003.
Trong giai đoạn này ta thấy một đặc trưng nổi bật nữa là: Đối tượng đưa đi XKLĐ chủ yếu là: Bộ đội phục viên, đây là lực lượng chiếm tỷ trọng lớn, vì trong những năm chiến tranh nước ta đã huy động một số lượng lớn người tham gia vào quân đội để phục vụ cuộc chiến tranh vệ quốc. Vì vậy sau chiến tranh yêu cầu giải quyết việc làm cho lực lượng này là một yêu cầu cấp bách. Tiếp theo là những lao động trong khu vực nhà nước thuộc diện giảm biên và số thanh niên mới bước vào tuổi lao động – là con em của những đối tượng được ưu tiên (con thương binh liệt sỹ, anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình có công với cách mạng). Đây chủ yếu là nguồn đáp ứng những nhu cầu lao động không cần tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, chủ yếu là lao động phổ thông.
Còn để đáp ứng về cầu lao động trong khu vực II thì nguồn của nước ta chủ yếu tuyển chọn những lao động có tay nghề, có kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm trong nghề.
Hình thức hợp tác lao động chủ yếu là làm xen ghép trong dây chuyền sản xuất với lao động nước bạn. Những năm 1983, 1984 có thêm hình thức nhận thầu công trình và hợp tác trực tiếp giữa các bộ, các ngành và các địa phương kết nghĩa của hai nước với nhau (Hà Nội – Matxcơva, Nghệ Tĩnh – Ulianop…). Lao động Việt Nam thường được tổ chức thành các đội (40 – 50 người), có một đội trưởng và phiên dịch phụ trách. Trên cấp quản lý đội lao động, có cán bộ quản lý vùng, quản lý khu, quản lý chung về mặt nhà nước đối với LĐXK.
Lao động Việt Nam thường được bố trí làm những công việc mà lao động nước bạn không thích làm (những công việc không đòi hỏi chuyên môn cao, có lương thấp) hoặc được phân công đến vùng xa xôi, hẻo lánh. Trong giai đoạn này cơ cấu lao động xuất khẩu của Việt Nam được phân bổ vào các ngành: Hơn 40% vào công nghiệp nhẹ với 117.432 người mà chủ yếu là các nghề dệt, da, may mặc; 25,3% vào cơ khí với 71.077 người. Phân bố vào ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng 22,9% là 64.247 người; vào các ngành công nghiệp khác chiếm 4,2%, phân bố chủ yếu trong 2 ngành: ngành hóa chất 8329 người, ngành công nghiệp thực phẩm 3.542 người. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp 6.160 người, chiếm 2,19%, các ngành khác gồm 10.119 người chiếm 3,58%.
Lao động phân chia theo khu vực và ngành nghề
Cơ cấu
Số lượng người
%
Tổng số
288.106
100%
Bao gồm
Chuyên gia
7.200
Lao động
280.906
Chia theo ngành nghề
280.906
Cơ khí
71.077
25,3
Hóa chất
8.329
2,97
Công nghiệp nhẹ
117.432
41,8
Công nghiệp thực phẩm
3.542
1,26
Xây dựng và SXVL xây dựng
64.247
22,9
Nông nghiệp, lâm nghiệp
6.160
2,19
Các ngành khác
10.119
3,58
Bảng 3: Cơ cấu ngành nghề và khu vực của LĐXK những năm 1980 – 1990
Nguồn: Một số điều cần biết về xuất khẩu lao động – NXB Thanh niên 2003.
Mức thu nhập bình quân của lao động Việt Nam ở các nước như sau:
Liên Xô: 160 – 180 rúp/tháng
Đức: 800 – 900 DM/tháng
Tiệp Khắc: 1800 – 2000 cuaron/tháng
Bungari: 160 – 180 Leva/tháng
Trừ các khoản phải đóng góp và chi phí cho sinh hoạt hàng ngày, trung bình sau một hợp đồng lao động ( 4 – 5 năm) mỗi lao động còn tiết kiệm được từ 3000 – 5000 rúp, chưa kể các khoản thu ngoài lương. Lao động ở các khu vưc II, sau một hợp đồng lao động 2 năm, mỗi người còn tiết kiệm được bình quân từ 1500 – 2000 USD. Riêng trong ngành xây dựng, một lao động có tay nghề bậc 3, sau 2 năm làm việc ở LiBi đã đem về được 5000 USD, lao động không có tay nghề cũng dành dụm được 3500 USD.
Nhìn chung XKLĐ của nước ta trong giai đoạn 1980 – 1990, do những điều kiện kinh tế, xã hội, do hạn chế của chính sách đối ngoại, do những ảnh hưởng của thị trường kinh tế quốc tế, nên XLKĐ có những nét đặc trưng nhất định: Thị trường chủ yếu là các nước phe xã hội chủ nghĩa, tỷ trọng lao động không nghề lớn, phần lớn lao động trước khi đi không qua đào tạo, khi đến nước tiếp nhận, lao động được phân phối về các đơn vị sản xuất, được kèm cặp đào tạo tại chỗ, được trang bị tay nghề phù hợp với các xí nghiệp, nhà máy bạn yêu cầu.
3:XKLĐ TỪ NĂM 1990 ĐẾN NAY
Năm 1986 với tinh thần phê và tự phê, Đại hội VI của Đảng đã họp và thẳng thắn nhận ra sai lầm của mình và sớm đã có biện pháp khắc phục là chuyển từ cơ chế quan liêu, tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường cạnh tranh tự do. Từ đại hội VI của Đảng ta cũng đã có những thay đổi trong nhận thức về việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau chỉ thị số 73-CT ngày 13/03/1990 của chủ tịch HĐBT về việc tạm ngừng XKLĐ để củng cố, chấn chỉnh tổ chức hệ thống lao động ở nước ngoài. Ngày 09/11/1991 Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định 370/HĐBT, ban hành quy chế về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Bản quy chế này đã trở thành kim chỉ nam trong hành động, mở ra một thời kỳ mới cho XKLĐ dưới thời “mở cửa”.
XKLĐ dưới thời kỳ này không chỉ đơn thuần là giải quyết việc làm và học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nữa. Mà chính phủ Việt Nam coi XKLĐ: “Là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước sử dụng lao động theo nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thống dân tộc của nhau”.
Hình thức XKLĐ cũng được mở rộng, XKLĐ không chỉ được thực hiện thông qua các hiệp định giữa 2 chính phủ mà còn được thực hiện theo các hợp đồng cung ứng lao động giữa các tổ chức kinh tế Việt Nam với các tổ chức hoặc các nhân người nước ngoài. Chấp nhận các quy luật thị trường, quy luật cạnh tranh, chấp nhận qua hệ chủ - thợ…Việt Nam mở rộng quan hệ, hợp tác lao động với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo cơ chế mới, Nhà nước giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp XKLĐ tìm kiếm, khảo sát thị trường lao động, trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo định hướng cho người lao động phù hợp với yên cầu của bên sử dụng lao động. Nhà nước (mà trực tiếp là Bộ lao động thương binh và xã hộI) chỉ thị thực hiện chức năng quản lí, kiểm tra, giám sát, ban hành các chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho XKLĐ ngày càng có hiệu quả hơn.
Trong giai đoạn này nước ta đã đưa đi gần 600.000 người đi làm việc ở nước ngoài, trung bình mỗi năm nước ta đã đưa đi 40.000 người trong các năm 1992 đến 2007. Với những đặc điểm mới của cơ chế đổi mới thì cơ cấu XKLĐ của nước ta cũng đã có nhiều đổi khác từ năm 1990 đến giai đoạn này:
Thứ nhất là về cơ cấu thị trường. Nếu như trước 1990 nước ta chủ yếu đưa lao động sang các nước phe XHCN, các nước Châu Phi như: Irắc…thì đến nay thị trường XKLĐ của nước ta đã được mở rộng thêm tới các thị trường như: Khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Thái Bình Dương, Úc, Khối EU, Mĩ. Năm 1991 nước ta chỉ tham gia XKLĐ ở 12 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến năm 2007 đã có gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam đang làm việc, số lượng LĐXK này phân bố nhiều ở các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia…
Những năm 1991, 1992 XKLĐ bắt đầu chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới,vì còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm, khai thác thị trường mới và các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh XKLĐ nên số lao động đưa đi xuất khẩu còn hạn chế và không ổn định, như vào năm 1992 chỉ có 816 lao động được đưa đi làm việc ở nước ngoài. Nhưng đến năm 1993 đã là 3.968 lao động và tăng lên 9.228 lao động vào năm 1994. Những năm từ 1992 – 1996, lao động Việt Nam được đưa sang thị trường Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn, như vào năm 1993, 1994, 1995, 1996 số lao động đưa sang Hàn Quốc lần lượt là: 1.352, 4.378, 5.674, 6.275 lao động.
Năm
Tổng số
Hàn Quốc
Đài Loan
Nhật Bản
Malaysia
Các nước khác
1992
816
56
0
210
0
550
1993
3.968
1.352
0
289
53
2.274
1994
9.228
4.378
37
257
15
4.541
1995
9.569
5.674
87
723
2
3.083
1996
12.668
6.275
122
1.343
2
4.916
1997
18.447
4.880
191
2.250
0
11.126
1998
12.184
1.322
197
1.926
7
8.732
1999
19.970
4.518
558
1.856
1
13.037
2000
31.500
7.316
8.099
1.497
239
14.349
2001
36.168
3.910
7.728
3.249
23
21.204
2002
46.122
1.190
13.191
2.202
19.965
9.574
2003
78.489
4.326
29.974
2.384
40.552
1.253
2004
67.440
4.770
37.140
2.750
14.560
8.220
2005
70.594
12.102
22.784
2.953
24.605
8.150
2006
78.855
10.577
14.127
5.360
37.941
10.850
2007
85.020
12.187
23.640
5.500
26.704
16.989
Quí I/2008
22.932
2.656
8.501
1.201
4.898
5.676
Bảng 4: Cơ cấu thị trường XKLĐ giai đoạn 1991- 2008
Nguồn: Số liệu của cục quản lý lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và xã hội
Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Ta thấy, sở dĩ lao động phần lớn được đưa sang Hàn Quốc ở giai đoạn này bởi vì đây là một thị trường mới, nhiều tiềm năng, và điều kiện sống ở Hàn Quốc cũng gần với Việt Nam. Là 1 nước Châu Á, Hàn Quốc thu hút nhiều lao động Việt Nam như năm 1997 con số này lên tới 18.447 lao động. Nhưng đến năm 1998 được coi là năm khó khăn cho XKLĐ Việt Nam, lượng lao đông xuất khẩu giảm hẳn (từ 18.447 người năm 1997 xuống còn 12.184 người năm 1998), nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á. Các nước Châu Á có sử dụng lao động Việt Nam như: Hàn Quốc, Nhật Bản…đều lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản và nan thất nghiệp gia tăng. Trong vòng 2 năm 1997, 1998 tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc tăng từ 3,8% lên 7,8%; Nhật Bản tăng đến mức 5% - là kỷ lục về tỷ lệ thất nghiệp trong vòng 3 thập kỷ qua ở các nước này. Trước tình hình đó, năm 1998 Hàn Quốc tạm dừng việc nhập khẩu lao động, hồi hương một bộ phận người lao động nước ngoài, trước hết là những người lao động bất hợp pháp. Trong năm 1998, trong số 12.184 lao động Việt Nam đang làm việc tại Hàn Quốc, đã có 4000 lao động bị buộc phải về nước. Lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc bình quân những năm trước khoảng từ 3000 – 4000 người, năm 1998 hầu như không có một hợp đồng XKLĐ nào được ký kết.
Xu hướng XKLĐ không chỉ tập trung ở thị trường Hàn Quốc mà còn phân bố sang các thị trường khác như: Malaysia, Đài Loan…Năm 2007 cả nước đã đưa được 85.020 lao động đi làm việc nước ngoài, vượt 6,3% kế hoạch cả năm. Trong đó, đứng đầu là thị trường Malaysia với 26.704 người, kế tiếp là Đài Loan 23.640 người, thị trường Nhật Bản cũng có sự tăng đáng kể với số lượng khoảng 5.500 lao động. Trong giai đoạn 2003 - 2005 do sự xuất hiện của căn bệnh SARS (Việt Nam là một trong những nước có người mắc bệnh này) nên hoạt động XKLĐ đã bị ảnh hưởng xấu. Từ 01/04/2003, Malaysia tạm ngừng cấp Visa cho lao động những nước có dịch SARS (trong đó có Việt Nam). Ước tính, có gần 2 vạn lao động Việt Nam đã bị mất cơ hội ra nước ngoài làm việc do ảnh hưởng của chiến tranh Irắc - Mỹ và căn bệnh SARS này. Cho đến nay việc không chế thành công bệnh SARS của ngành y tế Việt Nam đã tạo điều kiện cho hoạt động XKLĐ Việt Nam tiếp tục có thể thực hiện mục tiêu đề ra. Tuy nhiên gần đây, do thu nhập của người lao động xuất khẩu sang Malaysia thấp và mặt khác chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề tiêu cực như: nạn lao động bỏ trốn…nên số lượng lao động xuất khẩu sang Malaysia có xu hướng giảm còn 26.704 người năm 2007, thị trường này trở nên kém hấp dẫn hơn đối với người lao động.
Tính đến nay lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở các thị trường Malaysia trên 120.000 người, Đài Loan trên 90.000 người, Hàn Quốc trên 30.000 người, Nhật Bản khoảng 19.000 tu nghiệp sinh.
Đến đầu năm 2008, bên cạnh giữ vững những thị trường truyền thống, Việt Nam đã mở rộng được nhiều thị trường mới, đặc biệt đã kí bản ghi nhớ về hợp tác lao động với Â-Man, kí kết Hiệp định hợp tác lao động với Quatar (1/2008), đang đàm phán để kí Hiệp định với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Ba-ranh…Chúng ta cũng đang triển khai kế hoạch đưa lao động sang Makau, Balan, Litva, Romania, Cộng hòa séc, Úc, Bruney, Mĩ.
Như vậy quy mô XKLĐ của nước ta mấy năm gần đây liên tục tăng. Như năm 2007 số lượng lao động đưa đi xuất khẩu ở nước ta là 85.020 người, mục tiêu đến năm 2010 là nước ta sẽ đạt mức trung bình mỗi năm đưa được 100.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài. Như vậy ta thấy số lượng lao động dồi dào, phong phú đây là một lợi thế so sánh của lao động Việt Nam với các nước trong khu vực.
Tuy vậy nhưng hiệu quả XKLĐ của nước ta lại kém hiệu quả hơn so với các nước khác như: Thái Lan, Philipin, Malaysia…Vậy vấn đề cần quan tâm ở đây là: Tuy số lượng nhiều nhưng chất lượng kém.
Xét về vấn đề chất lượng của lao động xuất khẩu của Việt Nam: Lao động Việt Nam khi tham gia XKLĐ cũng có những ưu điểm nhất định: Xuất phát từ những lao động của nền nông nghiệp lúa nước nên lao động nước ta có bản chất chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi…chính những điều này cũng đã đáp ứng một phần nhu cầu lao động của nước bạn. Nhưng bên cạnh đó vấn đề chất lượng lao động vẫn nổi lên nhiều yếu kém, ảnh hưởng đến hiệu quả của XKLĐ. Thứ nhất về trình độ văn hóa: Việt Nam vẫn là một nước nghèo, hiện nay cả nước chưa phổ cập hết phổ thông trung học, một số nơi tỷ lệ trẻ em không được đi học vẫn cao mà tỷ lệ này rơi nhiêu ở nông thôn. Mà đây lại là một lực lượng lao động thất nghiệp chủ yếu, chính những đối tượng này lại có nhu cầu tham gia XKLĐ vì thị trường trong nước không đáp ứng được việc làm. Nhìn chung lao động xuất khẩu của Việt Nam có trình độ văn hóa thấp. Từ vấn đề này đã gây ra một loạt khó khăn cho lao động Việt Nam khi tham gia lao động tại nước ngoài như: Hạn chế trong nhận thức, tốn kém trong vấn đề đạo tạo. Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ yếu kém gây khó khăn trong giao tiếp. Vì vậy không thu hút nhiều nhu cầu của những nhà tuyển dụng nước ngoài. Thứ hai là trình độ chuyên môn thấp, theo ước tính sơ bộ từ điều tra lao động việc làm năm 2006, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên qua đào tạo chỉ là 31,9%, riêng lực lượng lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn trở lên cũng chỉ có 14,4%, một tỷ lệ còn quá thấp so với yêu cầu. Như vậy, nhìn chung lao động Việt Nam có một trình độ kỹ thuật chuyên môn trung bình là thấp so với các nước trong khu vực. Sự thiếu hụt, yếu kém của lao động có trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp XKLĐ), điều này nói lên tính bức bách của việc nâng cao hơn nữa hệ thống đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế, với mục tiêu hướng tới xây dựng một nên kinh tế tri thức, đòi hỏi từ bây giờ cần có một chiến lược giáo dục và đào tạo với một sự đầu tư thỏa đáng. Ngân sách nhà nước dành cho các trường dạy nghề là rất nhỏ bé, chỉ chiếm 5% toàn bộ ngân sách dành cho giáo dục, đào tạo (năm 1999) mặc dù đã tăng đáng kể so với mức 3,8% của năm 1997 – 1998. Hơn một nửa thiết bị dạy nghề đã quá lạc hậu, được sản xuất từ những năm 1970 trở về trước. Về lâu dài, trong chiến lược nâng cao chất lượng nguồn lao động phải được thực hiện có hiệu quả ngay, đáp ứng cho nhu cầu CNH – HĐH và XKLĐ: Người lao động cần phải được trang bị cả chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ. Việc dạy ngoại ngữ cho người lao động phải được thực hiện có hiệu quả ngay từ các cấp học phổ thông, sao cho khi bước vào độ tuổi lao động họ có thể sử dụng được một ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Trong đào tạo nghề, cần xóa bỏ tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” hiện nay (cơ cấu đào tạo đại học/trung cấp/CNKT của Việt Nam là 1,0/0,25/0,18 trong khi của thế giới là 1,0/2,5/3,5). Vì vậy hàng năm nước ta đã đào tạo dư thừa một đội ngũ kỹ sư lớn trong khi đó lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề thì thiếu trầm trọng. Tóm lại trình độ chuyên môn thấp là nguyên nhân chính gây mất hiệu quả trong vấn đề XKLĐ của Việt Nam, nó cũng hạn chế rất nhiều đến số lượng lao động xuất khẩu. Để khắc phục được vấn đề này thì nhà nước ta cần phải có một chiến lược lâu dài, đầu tư vào hệ thống giáo dục, đào tạo nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động thế giới.
Dù xuất khẩu lao động đã tăng về quy mô nhưng lại chỉ tập trung được ở những thị trường với mức thu nhập xóa đói giảm nghèo, còn những thị trường có thu nhập cao và đang cần lao động nước ngoài thì lao động Việt Nam vẫn rất khó tiếp cậnViệc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là hướng đi đúng đắn, phù hợp lộ trình hội nhập, mở cửa, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho lao động trong nước. Tuy nhiên, yêu cầu việc xuất khẩu lao động ngày càng khắt khe, về kỹ năng tay nghề, nhất là làm việc trong công xưởng, nhà máy. Yêu cầu về chấp hành kỷ luật và ngoại ngữ cũng không kém, nhất là tại các thị trường không thông dụng tiếng Anh. Hiện lao động của ta ra nước ngoài cơ bản đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp sở tại nhưng tay nghề, trình độ còn hạn chế, khi đưa ra các nước có kinh tế phát triển còn khó khăn.Chính vì vậy đã làm giảm đi một phần sức cạnh tranh của nước ta trên thị trường lao động thế giới.
. Lao động Việt Nam thì chủ yếu tham gia vào những ngành như: Ngành khai thác mỏ, làm nông nghiệp, những nơi làm việc mà lao động bản địa không thích làm. Còn một số ngành công nghiệp thì rất ít lao động Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là ở một số thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu…
Một trong những nguyên nhân của vấn đề trên chính là do công tác khai thác, tìm kiếm thị trường của ta còn nhiều hạn chế. Ban đầu do hạn chế về số lượng doanh nghiệp tham gia XKLĐ nên thông tin không được đầy đủ, không đáp ứng được hết các nhu cầu của thị trường. Việc xuất khẩu lao động và chuyên gia được thực hiện thông qua các hợp đồng kinh tế do các tổ chức kinh tế đã ký với bên nước ngoài. Cho đến tháng 8/1998, nước ta đã có 55 tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước có giấy phép hoạt động XKLĐ. Trong giai đoạn 1996 – 1999, số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ XKLĐ thực hiện nghị định 07/CP là 77 doanh nghiệp trong đó có 53 doanh nghiệp thuộc Bộ ngành và 24 doanh nghiệp địa phương. Tính đến năm 2007, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ XKLĐ là 145 doanh nghiệp, có 118 doanh nghiệp nhà nước, 11 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể, 13 công ty cổ phần và 3 công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy ta thấy số lượng các doanh nghiệp tham gia XKLĐ đã tăng đáng kể, phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường rộng lớn. Nhưng con số này cũng chưa phản ánh hết được thị trường XKLĐ thế giới. Mà đặc biệt là ở những thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hay mới khai thác bước đầu.
Hình thức quảng bá, tiếp cận với các thị trường mới cũng là một điều đáng bàn. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở hình thức ký kết các hợp đồng thông qua sự hợp tác của các chính phủ. Còn các hình thức hợp tác trực tiếp giữa 2 doanh nghiệp của 2 nước thì còn bị hạn chế bởi những thủ tục hành chính phức tạp, gây tốn kém thời gian chi phí, tạo ra tâm ly e ngại đối với các doanh nghiệp tuyển dụng. Một lý do đáng lưu tâm đó là sự quảng bá hình ảnh của lao động Việt Nam. Nhiều quốc gia mới chỉ biết đến Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, từng trải qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt để bảo vệ Tổ Quốc. Các nhà nhập khẩu lao động nước ngoài không có được nhiều thông tin về lao động Việt Nam, chính vì vậy mà họ đã ngần ngại tuyển dụng lao động ta. Vì thế, các doanh nghiệp XKLĐ cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của lao động Việt Nam trên thị trường thể giới, để các nước khác có cái nhìn nhận đúng đắn về con người Việt Nam, lao động Việt Nam.
Thứ hai là cơ cấu về giới tính. Trong giai đoạn này lượng lao động nữ cũng đã tăng đáng kể, vì trong xã hội lúc này đã giảm bớt sự bất bình đẳng nam nữ, người phụ nữ cũng là lực lượng lao động đóng góp vào thu nhập chính của gia đình.
Năm
Tổng số
Nữ
Nam
Số lượng
%
Số lượng
%
1992
816
100
12,25
716
87,75
1993
3.968
520
13,10
3.448
86,90
1994
9.228
985
10,67
8.243
89,33
1995
9.569
1.723
18,00
7.846
82,00
1996
12.668
2.065
16,31
10.623
83,69
1997
18.447
1.973
10,69
16.474
89,31
1998
12.184
1.447
11,88
10.737
88,12
1999
19.970
2.302
11,53
17.668
88,47
2000
31.500
9.065
28,75
22.435
71,25
2001
36.168
7.704
21,30
28.464
78,70
2002
46.122
10.556
22,89
35.566
77,11
2003
78.489
29.715
37,86
48.744
62,14
2004
67.440
26.807
39,75
40.633
60.25
2005
70.594
29.918
42,38
40.676
57.62
2006
78.855
35.524
45,05
43.331
54,95
2007
85.020
39.075
45,96
45.945
54,04
Bảng 5: Cơ cấu giới tính của LĐXK 1992-2007
Nguồn: Số liệu của cục hợp tác lao động nước ngoài Bộ LĐ-TB và xã hội
Nhìn chung tỷ lệ lao động nữ xuất khẩu trong giai đoạn này cũng đã tăng lên nhiều so với thời kì trước, nhưng tỷ lệ này vẫn chưa cao bằng lao động nam. Trong tổng số lao động giai đoạn này là 581.038 người thì có tới 381.559 lao động nam chiếm 65.67%. Cũng trong giai đoạn này cả lao động nữ và nam đều tăng lên đáng kể từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Như năm 1992 số lao động nữ chỉ là 100 người thì đến năm 2007 đã lên đến 39.075 người, con số này ở nhóm nam là 45.945 người. Qua số liệu về cơ cấu giới tính của XLKĐ trong thời kỳ này ta thấy cơ cấu giữa lao động Nam và nữ đã đỡ mất cân đối hơn, mặc dù lao động nam vẫn chiếm ưu thế, nhưng điều đó đúng đặc trưng của từng giới, tỷ lệ này phù hợp với thực tế lao động ở nước ta.
Thứ ba về cơ cấu nghề nghiệp
Trong suốt quá trình từ khi bắt đầu thực hiện đưa lao động đi làm việc (năm 1980) cho đến nay thì cơ cấu nghề nghiệp trong XKLĐ đã có sự thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này là sự tăng lên cả về chất và về lượng. Xét về mặt chất, cơ cấu nghề nghiệp đã có sự đa dạng và mở rộng ra nhiều ngành nghề mới. Nếu như giai đoạn 1980 – 1990 lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề như: Cơ khí, công nghiệp nhẹ, hóa chất, …thì đến nay lao động Việt Nam vẫn phát huy ưu thế trong các ngành trên và còn tham gia vào các ngành mới khác, đặc biệt là những ngành về các dịch vụ xã hội như: Chăm sóc người già, làm việc nội trợ, làm nông nghiệp…Trong số 526.342 người đi làm việc ở nước ngoài tính từ 1998 – 2007, có nghề chiếm khoảng 25%; trong đó năm 1998 là 12.240 người (có nghề 4.884 người); năm 2003 78.489 người (có nghề 12.133 người), riêng trong 2 năm 2006, 2007 ước tính tỉ lệ lao động có nghề đi xuất khẩu lao động cũng chỉ chiếm khoảng dưới 20%. Chủ yếu làm việc tại các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật bản. Năm 2007 đưa đi được trên 85.000 lao động làm việc trong khoảng 30 nhóm ngành nghề khác nhau như: Cơ khí, chế tạo, xây dựng, lắp ráp điện tử, dệt may, thuyền viên tàu đánh cá và tàu vận tải, dịch vụ xã hội. Như vậy là không chỉ tăng lên về mặt chất tức là đa dạng hóa ngành nghề, thị trường lao động mà cơ cấu XKLĐ còn tăng lên cả mặt lượng. Số lượng lao động đi làm việc có nghề ngày càng tăng. Điều này có nguyên nhân chính là do yêu cầu ngày càng tăng của thị trường lao động tại các nước nhập khẩu lao động. Hiện nay do trình độ khoa học, kỹ thuật đã phát triển và ngày càng được áp dụng nhiều ở các nước trên thế giới, nên bên cạnh nhu cầu cần những lao động phổ thông, lao động nông nghiệp, thì còn một nhu cầu lớn các lao động có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao để thích ứng được với những dây chuyền sản xuất hiện đại.
Tuy nhiªn cã mét thùc tr¹ng lµ n¨m 2007 níc ta ®· cã h¬n 85 ngµn ngêi ®i xuÊt khÈu lao ®éng song theo b¸o c¸o cña Côc qu¶n lý lao ®éng ngoµi níc th× sè lao ®éng cã nghÒ cña níc ta vÉn cha ®¹t.
Nếu như năm 1998, tuy số lượng lao động đi XKLĐ chỉ có 12.240 người, nhưng tỉ lệ LĐ có nghề chiếm tới 39,9%; trong khi năm 2003 tỉ lệ LĐ có nghề giảm còn 16,17% (trong số 75.000 người được đưa đi). Riêng trong 2 năm 2004 và 2005, ước tỉ lệ LĐ có nghề đi XKLĐ cũng chỉ chiếm khoảng dưới 20% trong tổng số 140.000 người được đưa đi.
Năm 2006, tỷ lệ lao động có nghề chuyên môn chiếm 27,5%. Năm 2007, tình hình có thể được cải thiện đôi chút song để đạt được đỉnh cao của năm 1998 chắc chắn là điều không thể. Mỗi năm một lực lượng rất lớn thanh niên rời ghế nhà trường với con số khoảng 500.000 người. Đây là các lao động đa phần chưa có nghề. Với khoảng 84,5 triệu dân, trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động nhưng tỷ lệ qua đào tạo ở VN chỉ dừng ở 27%. Con số này quá thấp so với các nước đang phát triển trong khu vực (50% đến 60%, đối với các nước phát triển gần như 100% lực lượng lao động đều được đào tạo nghề). Trong số hơn một triệu người làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì 75% có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống, phần lớn là lao động phổ thông.
Lao động xuất khẩu Việt Nam vốn xuất thân từ nông thôn, chủ yếu không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, thường gọi là “3 không” rất khó được tuyển chọn và thu nhập thấp. Trong khi đó, tại các thị trường lao động ngoài nước, nhu cầu lao động có tay nghề rất lớn. Đài Loan, Ma-lay-si-a rất cần lao động có nghề trong các nhà máy, công xưởng, khu công nghệ cao. Nhật Bản, Hàn Quốc cần những chuyên gia, lao động kỹ thuật. Những thị trường như Mỹ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po được coi là thị trường cao nhất kể cả về thu nhập và điều kiện nhập cảnh. Trình độ kiến thức, kỹ năng nghề không phải chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của các cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định thông qua tuyển lựa, kiểm tra, đánh giá của phía đối tác nước ngoài, quan trọng hơn, nó phải được thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm ở nước ngoài. Đã có nhiều lao động Việt Nam được coi là có nghề xây, trát và họ cũng đã làm việc đó trên công trường. Nhưng khi người nước ngoài tuyển chọn thì không đạt yêu cầu vì họ chưa thực hiện được những thao tác rất cơ bản của nghề, họ không được đào tạo cơ bản. Lại có một trường hợp khác, gần một trăm học sinh đã tốt nghiệp nghề hàn ở một trường cao đẳng nhưng chuyên gia nước ngoài chỉ lựa chọn được 5 người có thể bồi dưỡng thêm để làm hàn kỹ thuật cao theo yêu cầu công việc của đơn vị họ. Như vậy, thị trường lao động quốc tế đòi hỏi lao động được đào tạo cơ bản và chuyên sâu, đặc biệt là phải phù hợp với công nghệ sản xuất cụ thể. Muốn có một tấm visa vào những thị trường đòi hỏi chất lượng cao, có trình độ chuyên môn, người lao động phải có kỹ năng nghề cao, kin._.xuất kinh doanh với chính quyền địa phương và gia đinh lao động xuất khẩu. Một mặt, nhằm tạo sự thay đổi trong nhận thức của các ngành, các cấp, các đoàn thể cũng như bản thân người lao động, trong việc đẩy mạnh hoạt động XKLĐ, tạo ra sự xã hội hóa hoạt động XKLĐ. Mặt khác, để tăng cường vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị, chính quyền các cấp cơ sở đến với việc tuyển chọn và nâng cao chất lượng LĐXK.
Cần huy động mọi nguồn lực cho xuất khẩu lao động:
Hiện tại, chưa có trương chình đào tạo hoàn chỉnh dành riêng cho XKLĐ theo từng nhóm ngành, nghề, từng khu vực thị trường quốc tế. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng LĐXK cần đổi mới chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho XKLĐ, trong đó giải pháp tạo nguồn lực được coi là giải pháp quan trọng. Nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động dạy nghề bao gồm: Ngân sách trung ương và địa phương, vốn của các tổ chức, cá nhân, học phí, tiền xây dựng trường lớp, các nguồn tài trợ trong và ngoài nước. Nguồn kinh phí đầu tư hoặc đóng góp dạy nghề của các doanh nghiệp, dự án trong và ngoài nước khi xây dựng các công trình công nghiệp và dịch vụ. Các nguồn khác:
Huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Trên thực tế, ngân sách nhà nước dành cho dạy nghề chủ yếu là nguồn chi thường xuyên, xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên nó chỉ đảm bảo một phần rất nhỏ so với nhu cầu, phần lớn là do các cơ sở dạy nghề tự lo liệu. Vì vậy cần tăng kinh phí dành cho dạy nghề trong tỷ trọng ngân sách của nhà nước, cụ thể là: Tăng tỷ lệ nguồn cho dạy nghề, trong tổng ngân sách Trung ương dành cho giáo dục từ 8% cho các năm 2003 – 2005 lên 10% cho giai đoạn 2006 – 2010. Các địa phương cần dành một tỷ lệ ngân sách cho phát triển dạy nghề ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước. Trước mắt, tăng cường đầu tư nâng cao năng lực của một số trường nòng cốt để phát triển thành các trung tâm đào tạo nguồn có chất lượng cao cho XKLĐ.
Huy động các nguồn lực ngoài nguồn ngân sách nhà nước. Huy động vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước qua các dự án hỗ trợ phát triển. Thu hút nguồn đóng góp cho dạy nghề từ các doanh nghiệp thông qua khuyến khích các doanh nghiệp gửi lao động đến học tại các cơ sở dạy nghề hoặc mở các cơ sở đào tạo gắn liền với doanh nghiệp. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề trên, rất cần những giải pháp mang tính điều kiện, đó là: Thứ nhất ban hành chính sách thu học phí, cấp học bổng hợp lý, ưu tiên cho học sinh học nghề, nhất là học sinh học các nghề độc hại, nặng nhọc, học sinh vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội; Thứ hai là hoàn thiện chính sách tạo quyền tự chủ cho các cơ sở dạy nghề thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyển giao công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo; Thứ ba doanh nghiệp XKLĐ cần thành lập các quỹ đào tạo cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ XKLĐ được tính vào chi khí kinh doanh.
Xã hội hóa công tác dạy nghề cho lao động xuất khẩu
Xã hội hóa không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước ta mà nhà nước cần tìm thêm nguồn thu để tăng tỷ lệ ngân sách chi cho dạy nghề, quản lý tốt nguồn lực tài chính để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng kinh phí. Do đó cần huy động vốn đóng góp của học sinh, mở rộng các mô hình liên kết XKLĐ giữa các doanh nghiệp XKLĐ và địa phương để có ngay nguồn tức thì hỗ trợ kinh phí cho người lao động trong học nghề, bổ túc kỹ năng nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
Như vậy hệ thống giáo dục, đào tạo nghề của nước ta cần có một sự thay đổi toàn bộ, để có thể cải thiện cả về chất lượng cũng như số lượng đối với lực lượng lao động cũng như là phục vụ cho XKLĐ, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu lao động của thị trường khu vực và thế giới.
Như trên là những giải pháp lâu dài, nhưng nhìn vào sự phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ XKLĐ thì ta thấy nước ta cần thực hiện một số giải pháp trước mắt là: Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của nước ta là rất lớn. Lực lượng thất nghiệp tập trung ở một số nguồn chính: Những thanh niên ở nông thôn nghỉ học từ nhỏ, bộ đội xuất ngũ hàng năm, số công nhân thất nghiệp do sự thay đổi nguồn lực của công ty, những người nông dân ngoài thời vụ, hiện nay còn một lượng lớn những lao động đã qua đào tạo nhưng chưa tìm được việc như là học sinh, sinh viên. Từ trước đến nay, nguồn LĐXK nước ta chủ yếu là các đối tượng: Lao động không qua đào tạo, lao động phổ thông, công nhân thất nghiệp. Như vậy nước ta còn chưa sử dụng triệt để được hết tiềm năng của mình. Nguyên nhân của điều này cũng là do hạn chế của cả việc cung ứng lao động của ta cũng như chính là cầu về lao động trên thị trường. Hiện nay để tăng XKLĐ ta cần hướng đến khai thác lực lượng chủ yếu là sinh viên, học sinh ra trường mà chưa tìm được việc làm. Bởi vì đây là lực lượng đã qua đào tạo cơ bản vì thế đã có kiến thức nhất định, đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Tuy vậy đây là lực lượng chưa có kinh nghiệm làm việc, đưa bộ phận này đi XKLĐ có thể tăng được tay nghề cho lao động, học hỏi được những kỹ năng chuyên môn. Sau đó trở về nước thì có cơ hội việc làm nhiều hơn, hơn thế nữa đây là một trong những nguồn lực dự bị để đáp ứng được về nhu cầu về lực lượng lao động có trình độ cao của nước ta trong tương lai. Mặt khác cũng là để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Vì vậy những công việc lao động thủ công, thô sơ ngày càng được thu hẹp ở các nước, lao động có tay nghề ngày càng cao được nhập khẩu nhiều hơn. Do đó, nước ta cần có hướng thay đổi sao cho phù hợp với sự thay đổi trên, để có thể đáp ứng lao động có hiệu quả, thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế của XKLĐ.
Tóm lại, nguồn lao động - một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong hoạt động XKLĐ quyết định đến quy mô XKLĐ ở nước ta. Nguồn lao động ở nước ta tuy có nhiều mặt ưu điểm cả về chủ quan lẫn khách quan nhưng vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm: Trình độ văn hóa thấp, trình độ tay nghề kém…Như vậy chúng ta phải thực hiện tốt những giải pháp trên nhằm nâng cao hơn chất lượng lao động, đó chính là động lực chính đẩy mạnh hoạt động XKLĐ. Tạo ra sự đóng góp to lớn hơn nữa của hoạt động XKLĐ vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
2: THỊ TRƯỜNG
Bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để đẩy mạnh hoạt động XKLĐ thì nước ta cần tập trung vào việc phát triển, mở rộng thị trường để tranh thủ được thị trường quốc tế. Giải pháp của ta cần tập trung theo 2 hướng chính: Cải thiện, củng cố duy trì những thị trường cũ song song với việc đẩy mạnh khai thác thị trường mới, thị trường tiềm năng.
Thứ nhất đối với các thị trường đã được khai thông và khai thác có hiệu quả như: Mailaisia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…nhà nước ta cần củng cố và duy trì mức ổn định của các thị trường này bằng cách: Tiến hành cơ cấu, tổ chức lại hệ thống những lao động đang tham gia lao động, có chính sách khuyến khích, đãi ngộ đối với những lao động có thành tích tốt, có chế độ khen thưởng hợp lý. Cần có những biện pháp cứng rắn kết hợp với chỉnh phủ nước bạn để ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực như: Lao động phá bỏ hợp đồng, lao động vi phạm hợp đồng, vô trách nhiệm, thiếu ý thức kỷ luật…và các tệ nạn xã hội, để ngày càng cải thiện, nâng cao uy tín, sự cạnh tranh của lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó cần tập trung vào công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động chuẩn bị đưa sang làm việc về chuyên môn và ý thức cá nhân. Bên cạnh đó chúng ta cần đẩy mạnh công tác khai thác, tìm kiếm nhiều ngành nghề, tìm nhu cầu mới của những thị trường này nhằm mục đích đa dạng hóa ngành nghề đào tạo cho LĐXK, đáp ứng đầy đủ trên diện rộng nhu cầu của các nước NKLĐ. Cần tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường làm việc cho người lao động để thu hút ngày càng nhiều lao động vào các thị trường này, đặc biệt là những lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Thứ hai, chúng ta cần đẩy mạnh công tác khai thác tìm kiếm những thị trường mới, những thị trường tiềm năng, có nhiều cơ hội để phát triển. Như hiện nay chúng ta đang tập trung khai thác thị trường các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Quatar, Ả rập Xê Út, Makau…; xúc tiến đưa lao động sang một số thị trường mới như: Australia, Canada, EU, Mĩ…Trước khi quyết đinh lựa chon thị trường cần phân tích rõ những cơ hội và thách thức của những thị trường mới này, để từ đó có những hướng giải quyết để đạt hiệu quả cao trong XKLĐ. Mặt khác cũng cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh của Việt Nam, đặc biệt là về những lợi thế của lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Để các nước khác có sự nhìn nhận đúng đắn về lao động Việt Nam, đó cũng chính là cơ sở để họ xác định nhu cầu về lao động quốc tế đối với những lao động Việt Nam, từ đó ta sẽ có thêm thuận lợi để ra nhập những thị trường này. Đi liền với những biện pháp trên thì nhà nước ta cần tăng cường hoạt động ngoại giao, hợp tác ký kết các hiệp định song phương về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là những thị trường mới. Từ đó mở rộng các hình thức hợp tác, xây dựng các mục tiêu ổn định lâu dài để nhằm chiếm lĩnh thị trường, biến thị trường mới tiềm năng thành thị trường truyền thống.
Để thực hiện được những giải pháp trên, thì một vấn đề quan trọng đó là phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng các tổ chức tham gia XKLĐ. Quy mô của các doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp thuộc nhà nước, mà cần khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này cần gia tăng về số lượng cũng như quy mô hoạt động, để đảm bảo cung cấp một nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ về nhu cầu đa dạng các loại ngành nghề của XKLĐ. Để đảm bảo một sự khai thác triệt để các nguồn lực trong nước và những thị trường tiềm năng. Nhà nước cần ban hành những chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp này, đồng thời có những quy định để giảm thiểu các thủ tục hành chính phức tạp nhằm tạo ra bầu không khí thân thiện cho những người tham gia vào xuất khẩu lao động.
Như vậy chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp trên, nhằm phát triển thị trường XKLĐ của Việt Nam ngày càng sâu rộng, duy trì những thị trường ổn định, hiệu quả, khai thác triệt để các thị trường truyền thống cũng như mở rộng thêm các thị trường mới. Tạo động lực mạnh mẽ trong việc hội nhập nguồn lực quốc tế trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
3: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
Một trong những giải pháp mà nước ta hướng tới đó chính là đẩy mạnh công tác quản lý lao động xuất khẩu ở nước ta. Vấn đề này chíng ta cần học tập kinh nghiệm của một số nước cũng tham gia vào hoạt động XKLĐ như: Singapore, Thái Lan…Chúng ta cần chú ý một số điểm sau của hệ thông quản lý lao động nước ngoài của Philipin:
Tối đa hóa lợi ích của lao động xuất khẩu
Thưởng phạt nghiêm minh
Các dịch vụ đối với người lao động
Việc cấp giấy phép kinh doanh
Các hiệp hội và phương thức hoạt động
Đa dạng mẫu hợp đồng lao động
Phúc lợi lao động đối với người lao động làm việc ở nước ngoài
Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của nước bạn, áp dụng vào tình hình cụ thể của công tác quản lý của nước ta hiện nay, thì nước ta cần thực hiện một số biện pháp cụ thể để khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý.
Thứ nhất, trong công tác quản lý hoạt động của những doanh nghiệp tham gia XKLĐ, Nhà nước cần kiểm soát nghiêm ngặt thực trạng về tài chính, nguồn vốn, chương trình đào tạo của doanh nghiệp trước khi có quyết đinh thành lập để nhằm tránh trường hợp người lao động bị lừa đảo…gây tâm lý hoang mang cho người lao động. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, Nhà nước phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sàng lọc những doanh nghiệp về mọi mặt để đảm bảo cung cấp một nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế. Nhà nước cũng cần có những chính sách khuyến khích phát triển, thu hút đầu tư vào các doanh nghiệp này để ngày càng cải thiện chất lượng cũng như số lượng các doanh nghiệp.
Thứ hai, cần đẩy manh công tác tuyên truyền giáo dục, nhằm nâng cao ý thức của bản thân người lao động. Giúp họ và gia đình hiểu được bản chất của hoạt động XKLĐ, mục tiêu của nhà nước, để nâng cao nhận thức của họ về XKLĐ, từ đó nâng cao tinh thần hợp tác, ý thức kỷ luật, tinh thần dân tộc của mỗi lao động nhằm giảm thiêu những hiện tượng tiêu cực từ phía những người lao động có thể xảy ra khi làm việc ở nước ngoài.
Thứ ba, phát triển hơn nữa hoạt động liên kết, hợp tác quản lý với các nước có lao động tham gia làm việc. Phát triển các hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, nhận thầu công trình ở nước ngoài, hình thức hợp tác ba bên. Tại mỗi nước này cần xây dựng những cơ sở, văn phòng đại diện của mình ở đó, để trực tiếp quản lý lực lượng lao động đang làm việc, nhanh chóng giải quyết những vấn đề nảy sinh, những khó khăn gặp phải. Tạo một tâm lý an toàn, tin cậy cho những người lao động làm việc ở nước ngoài. Đảm bảo cao nhất lợi ích cho người lao động. Kết hợp những chính sách khen thưởng, động viên tinh thần của người lao động. Bên cạnh đó, Nhà nước cần kết hợp với chính phủ các nước để có những biện pháp cứng rắn, ngăn chặn tình trạng tiêu cực xảy ra trong hoạt động xuất khẩu lao động.
II: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1:ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN
Các ngành chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, kịp thời các thủ tục gây phiền hà cho người lao động và doanh nghiệp đặc biệt là thủ tục ban đầu, tạo điều kiện thông thoáng về các chính sách hỗ trợ thủ tục, vốn vay cho số lao động đạt tiêu chuẩn
Phải tăng cường quan hệ hợp tác giữa ngành chức năng với các công ty XKLĐ, thẩm định doanh nghiệp, chọn đơn hàng, hợp đồng lao động với các chế độ cụ thể, rõ ràng... Khi phát sinh vướng mắc, ngành chức năng cần nhanh chóng cập nhật thông tin chính xác để trả lời cho người dân
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức nhiều cuộc thanh tra và kiểm tra các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, qua đó kịp thời chấn chỉnh các thiếu sót của một số doanh nghiệp, phát hiện và xử lý hành chính đối với các doanh nghiệp vi phạm xuất khẩu lao động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã hợp tác chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra và xử lý những tổ chức, cá nhân lừa đảo . Tăng cường công tác kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc bất hợp pháp.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến thông tin. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật về xuất khẩu lao động, thường xuyên đưa các thông tin về thị trường, về hoạt động tuyển chọn của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để người lao động nắm được thông tin, tránh bị kẻ xấu lừa đảo và giúp người lao động tìm hiểu thông tin việc làm tôt hơn sau khi về nước .Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp . Đồng thời liên hệ mật thiết với cục Quản lý lao động ngoài nước để tổ chức đường dây nóng giải đáp thông tin cho người lao động.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng một cách đồng bộ, có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu vùng xa tham gia XKLĐ. Các địa phương và ngành ngân hàng cần tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ người lao động và đối tượng chính sách về chi phí đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết và vay vốn đi xuất khẩu lao động; cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện mô hình liên kết tuyển lao động tại địa phương.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần chỉ đạo các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động.
Phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và đào tạo ngoại ngữ cho người lao động một khóa dài hơn và chất lượng hơn tránh tình trạng bất đồng ngôn ngữ khá lớn. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi xuất cảnh, đặc biệt là các thông tin cần thiết về luật, quy định của nước tiếp nhận, tôn giáo, phong tục, tập quán, điều kiện sống và sinh hoạt ở nước tiếp nhận một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu qua nhiều hình thức khác nhau. Đây là yêu cầu cho toàn bộ lao động trong nước và càng có ý nghĩa quan trọng đối với lao động xuất khẩu Tiếp tục đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và địa phương để có nguồn lao động đáp ứng yêu cầu; thực hiện đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ; các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài để đảm bảo có nguồn lao động xuất khẩu lao động đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế; Nhà nước hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu việc làm và các chương trình, dự án khác để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động…
Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài: Triển khai thoả thuận đã ký về hợp tác lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động; thúc đẩy đàm phán và ký kết các thoả thuận với các nước khác; kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định để làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trong và ngoài nước, giữa cơ quan đại diện ngoại giao với đại diện các doanh nghiệp tại nước ngoài .Liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tuyển chọn nguồn nhân lực ngay sau khi họ trở về nước.
Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, Nhà nước cần quan tâm cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động ở nước ngoài thông qua việc cung cấp sách, báo và tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc.
Việc quy hoạch, sắp xếp một số DN XKLĐmạnh là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, sắp xếp một số DN mạnh không có nghĩa là cắt bỏ hoặc rút hết giấy phép của số DN còn lại, vì như thế sẽ giảm cạnh tranh giữa các DN và vô hình dung lại tạora sự độc quyền trong XKLĐ. Vấn đề quan trọng hơn là phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ để hướng tất cả các DN đến một sân chơi bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Khi đó nếu DN nào không tự cải thiện mình hoặc không tuân thủ luật chơi đương nhiên sẽ bị đào thải.
Nên có vai trò tổ chức công đoàn, các tổ chức có năng lực với cơ chế bảo vệ rõ ràng, hiệu quả thì không bao giờ quyền lợi người lao động có thể được bảo vệ tốt. Vì vậy, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự phải mạnh hơn nữa.
Rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề và về xuất khẩu lao động. Vai trò các cơ quan này chính là “bà đỡ” tạo cơ chế và theo dõi, chỉ đạo sự gắn kết đó đi đúng hướng, hiệu quả. Đây cũng chính là sự đầu tư cần thiết và hiệu quả của Nhà nước trong phát triển nguồn nhân lực và đem lại lợi ích to lớn nhiều mặt của xuất khẩu lao động cho xã hội.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính xây dựng phương án học phí hợp lý để thúc đẩy phát triển dạy nghề.
Chính phủ dành một nguồn kinh phí cần thiết để thực hiện tín dụng ưu đãi cho học nghề và tạo việc làm và xuất khẩu lao động, đặc biệt cho đối tượng thanh niên, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Phát triển.
Tiếp tục ổn định mở rộng các thị trường truyền thống bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…; phát triển thị trường các khu vực vùng Vịnh gồm các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, Quatar, Ả Rập Xê út… Xúc tiến đưa lao động sang một số thị trường mới như Australia, Canada, EU, Hoa Kỳ…
Cần đa dạng hóa ngành nghề, nhất là các nghề mà Việt Nam có ưu thế như may mặc, điện tử, xây dựng. Hiện nay ở Hàn Quốc, lao động Việt Nam phần lớn lựa chọn làm việc trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, nhưng theo ông Shin Ho Chinh- đại diện Bộ lao động Hàn Quốc thì trong năm 2007, các ngành nông, ngư nghiệp, chăn nuôi ở nước này có nhu cầu tuyển dụng lớn nên cần chuyển hướng đáp ứng. Thị trường Malaysia cũng đưa ra yêu cầu tiếp nhận 2 loại lao động cấp cao và cấp thấp. Đối với những thị trường cao cấp khác lại rất cần những chuyên gia, kỹ sư, y tá,…làm việc trong các viện nghiên cứu, ngành công nghệ thông tin, bệnh viện, muốn thâm nhập được thị trường phải hướng theo yêu cầu đó..
Phát triển các hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như: doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, nhận thầu công trình ở nước ngoài, thông qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động hoặc cá nhân người lao động tự tìm ký hợp đồng lao động làm việc ở nước ngoài. Hình thức hợp tác 3 bên rất hiệu quả giữa Việt Nam, Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) và các nước Châu Phi về hợp tác cung cấp các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cần được tích cực duy trì và phát triển.
Công tác khám sức khoẻ cũng cần rất chặt chẽ và tỷ mỉ để tránh những trường hợp ra đến nước ngoài lại phải về nước. Nâng cao hơn nữa hiệu quả của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động hiện nay, trong đó cần huy động được sự đóng góp đáng kể của doanh nghiệp và người lao động nhằm hỗ trợ người lao động khi ốm đau, tai nạn hoặc bị rủi ro.
Trong chính sách hỗ trợ việc làm chính sách tạo điều kiện cho người lao động ở nước ngoài trở về nước được tham gia đào tạo, hoặc đào tạo lại tại các Trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề cần phải chú tronhj hơn nữa để họ có cơ hội tìm việc làm trong nước và cũng là giải quyết những vấn đề mà chúng ta đang rất quan tâm về lực lượng lao động trong nước
2:ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Về phía các doanh nghiệp tham gia XKLĐ, vẫn còn những doanh nghiệp khi tìm hiểu và ký kết với đối tác nước ngoài chưa kiểm tra, xem xét kỹ nên khi đưa người lao động sang làm việc đã gặp khó khăn như: Thiếu việc làm, công việc không đúng với hợp đồng đã ký với người lao động... Do vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin trước khi cho lao động xuất khẩu.
Doanh nghiệp XKLĐ, ngoài việc đảm bảo các cam kết với người lao động cần phải giải quyết tốt các trường hợp lao động bị về nước trước thời hạn. Đồng thời phải có thông báo cụ thể cho địa phương và ngành chức năng về nguyên nhân người lao động bị về nước trước thời hạn để có biện pháp phối hợp giải quyết, tránh trường hợp người lao động vi phạm kỷ luật bị về nước, không thấy lỗi của mình, tuyên truyền không tốt về XKLĐ.
Thực hiện mô hình liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chính quyền địa phương trong công tác chuẩn bị nguồn, tuyển chọn và đào tạo lao động xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khi có nhu cầu tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài phải báo cáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính quyền địa phương để thông báo công khai tiêu chuẩn tuyển chọn, cùng địa phương tổ chức tuyển chọn để tuyển chọn trực tiếp, đảm bảo tuyển được lao động đúng tiêu chuẩn. Qua đó, chính quyền các cấp đã thực sự quản lý được hoạt động xuất khẩu lao động, hạn chế tối đa các hiện tượng tiêu cực, cò mồi, lừa đảo người lao động
Có thể thấy rằng việc quản lý thông tin XKLĐ đang trở nên cấp bách. Đặc biệt là với những DN có nhiều trung tâm nằm tại nhiều địa bàn khác nhau. Do vậy việc chuẩn hoá và đưa vào sử dụng một hệ CSDL dùng chung là điều mà các DN XKLĐ cần làm. Việc chuẩn hoá CSDL cũng như quy trình nghiệp vụ, đồng thời cho phép người dùng có thể cập nhật, khai thác CSDL ấy trên nền công nghệ web, đồng thời giúp lãnh đạo DN có thể nắm bắt được dữ liệu về người lao động (từ khâu tuyển chọn, làm thủ tục giấy tờ, chi phí, hợp đồng, thông tin lao động đang làm việc tại nước ngoài, mức lương hiện tại, giai đoạn lao động về nước...). Bên cạnh đó, các biểu mẫu báo cáo cũng được xây dựng đầy đủ, tự động cập nhật, đáp ứng được các yêu cầu quản lý của DN và yêu cầu báo cáo của cục Quản Lý Lao Động Nước ngoài.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có bộ phận chuyên trách bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động; phải bảo đảm trang thiết bị, nơi ăn ở, sinh hoạt, học tập nội trú cho 100 học viên trở lên. Cần đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự tôn dân tộc... cho người đi XKLĐ.
Trong ngắn hạn, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần hợp tác với một số trường nghề và ngược lại, mỗi trường nghề có quan hệ hợp tác với một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động để tư vấn, tuyển chọn, tạo điều kiện cho số học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động được bổ túc thêm nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu hợp đồng.
3:ĐỐI VỚI CÁ NHÂN XUẤT KHẨU
Người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc cần được trang bị những kiến thức cần thiết. Đó là những hiểu biết tối thiểu về luật xuất khẩu lao động Việt Nam, cũng như pháp luật, phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt và nội quy làm việc của nước tiếp nhận lao động. Từ đó giúp người lao động nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật và tác phong công nghiệp...
Người lao động cần hiểu rõ vai trò khi tham gia vào XKLĐ nó không chỉ có ý nghĩa cho bản thân và gia đình mình mà còn là uy tín của toàn lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuân thủ mọi quy định trong hợp đồng lao động và luật pháp của Việt Nam và nước sở tại.
Luôn trau dồi kiến thức,kỹ năng, chuyên môn…khi tham gia lao động ở nước ngoài.
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới chủ, không ngừng quảng bá về văn hóa cũng như con người Việt Nam với thế giới.
4:ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN-TUYÊN TRUYỀN
Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra sự nhận thức đúng đắn từ các cấp các ngành đến người dân và xã hội.Thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ và chính xác giúp cho mọi người nắm bắt thời cơ, vận hội tốt hơn.
Quản lý tốt các thông tin, các bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động, tạo điều kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lao động của ta trên thị trường quốc tế.Kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, những vi phạm trong xuất khẩu lao động nhưng phải đảm bảo quan hệ hợp tác với nước ngoài.
KẾT LUẬN
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế mang lại nhiều nguồn lợi cho nước ta. Đây chính là chủ trương mà Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới trong chiến lược phát triển chung của đất nước. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đang tiến hành hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực, thì Việt Nam muốn phát triển kinh tế cần phải gắn kết với nền kinh tế thế giới. Trong đó chúng ta phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực quốc tế thông qua hoạt động xuất khẩu lao động.
Hoạt động XKLĐ đã và đang mang lại rất nhiều lợ ích cho các bên tham gia, từ Nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ cho tới bản thân người lao động- chủ thể của quá trình XKLĐ.Trong thời gian qua chúng ta đã cố gắng hết sức để đưa 490736 lao động ra làm việc ở nước ngoài, họ phục vụ chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, phụ giúp gia đình, xây dựng…và các thị trường chủ yếu có thể kể đến là 4 thị trường chính và truyền thống:Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaisia, Đài Loan và một số thị trường còn lại.Ngoại tệ chuyển về nước ngày càng tăng mạnh, ước tính hơn 1,6 tỷ USD, đồng thời Nhà nước cũng tiết liệm được hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm do không phải đầu tư tạo việc làm mới cho số lao động tương đương số lao động xuất khẩu.Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được chúng ta không tránh khỏi những hạn chế trong XKLĐ,đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt diễn ra trên khắp các lĩnh vực.Người lao động gặp nhiều khó khăn trong trong vấn đề thủ tục, nhân quyền, công việc…do vậy đã gây ra những vấn đề bất mãn trong lao động, phá bỏ hợp đồng….ảnh hưởng đến danh dự của người lao động nói riêng và của đất nước ta nói chung.Nguyên nhân không trực tiếp chỉ thuộc về người lao động mà còn bộc lộ một số khiếm khuyết trong công tác quản lý của Nhà nước và bản thân các doanh ngiệp XKLĐ.Sự thiếu liên kết chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và các doanh nghiệp khiến cho công tác XKLĐ gặp nhiều khó khăn.Bản thân Nhà nước chưa thực sự cố gắng trong công tác tạo việc làm cho người lao động về nước dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ,thất nghiệp diễn ra ngày càng nhiều .Khắc phục tình trạn đó không chỉ thực hiện được chỉ với sự nỗ lực từ một phía nào đó, đây là công việc cần sự phối hợp của nhiều cấp, ngành, từ Nhà nước, các bộ ngành liên quan tới các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông và bản thân người lao động.
Chắc chắn với những nỗ lực này chúng ta có quyền tin vào sự thành công trong công tác XKLĐ cũng như tạo việc làm cho người xuất khẩu khi trở về nước,nhằm cải thiện đời sốngcho người dân, giải quyết bài toán việc làm cho người lao động và tăng ngoại tệ cho đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế quốc tế - Khoa kinh tế ĐHQGHN.
Một số vấn đề cần biết về xuất khẩu lao động – NXB Thanh Niên 2003.
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
Tạp chí kinh tế phát triển.
Tạp chí lao động và Công đoàn
Tạp chí Lao động và Xã hội
Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tạp chí Thương mại - Bộ thương mại
Báo cáo tổng hợp giai đoạn 2000-2007, cục quản lý lao động ngoài nước-Bộ lao động thương binh và xã hội.
Báo cáo tổng hợplao động xuất khẩu hàng năm
Giáo trình kinh tế lao động-TS.MAI QUỐC CHÁNH
Tạp chí công sản
Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ IX,X,XI
Các web site:
www.vnexpress
www.thanhnien.com
www.vietnamnet
www.dafel.gov.vn
www.vneconomy
www.danntri.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20723.doc