Lời nói đầu
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, vấn đề tất yếu là cần phải chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong đó hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả là một trong những nội dung quản lý tài chính quan trọng đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đây là một quá trình phức tạp mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện
85 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1508 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về vốn tại chi nhánh thương mại và xây dựng - Công ty cổ phần xây dựng số 18. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tốt được.
Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, sau thời gian tiếp xúc tại Chi nhánh Thương mại & Xây dựng Công ty Cổ Phần Cơ khí xây dựng số 18 (coma18) - Tổng công ty cơ khí xây dựng (coma) - Bộ xây dựng, được sự hướng dẫn của thầy giáo, Ts. Đàm Văn Huệ, em đã đi sâu tìm hiểu về việc quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh theo cách nhìn của một nhà quản trị doanh nghiệp và hoàn thành bài khoá luận với đề tài: "Một số vấn đề về vốn tại Chi nhánh thương mại và xây dựng - công ty cổ phần xây dựng số 18. Thực trạng và giải pháp."
Nội dung của khoá luận bao gồm 3 phần chính.
Phần I. Một số vấn đề lý luận chung về vốn.
Phần II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ở Chi nhánh Thương mại và xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số 18.
Phần III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Chi nhánh Thương mại và Xây dựng Công ty cổ phần xây dựng số 18.
Để hoàn thành bài khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo, TS. Đàm Văn Hụê cùng các Cô chú trong các phòng Kế Toán - Tài Chính, Phòng Kế Hoạch - Kỹ thuật vật tư…của Chi nhánh đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Một số vấn đề lý luận chung về vốn
I. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh
1. Khái niệm về vốn
Trong bất cứ một hình thái kinh tế xã hội nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào cần thiết. Những yếu tố đầu vào này chính là vốn của doanh nghiệp. Vốn đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì mọi nguồn lực của doanh nghiệp chung quy lại đều do nguồn lực tài chính quyết định. Các nguồn tài chính cung cấp mọi năng lượng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về vốn:
Theo quan điểm của Marx: “Vốn (tư bản) là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quy trình sản xuất”. Định nghĩa của Marx có tầm khái quát lớn nhưng do bị hạn chế bởi những điều kiện khách quan lúc bấy giờ nên Marx đã quan niệm chỉ có khu vực sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu và các quá trình sản xuất tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn là một yếu tố đầu vào của sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong toàn bộ mọi quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.
Đối với sự phát triển của một Quốc gia thì vốn được coi là một trong bốn nguồn lực của nền kinh tế: Nhân lực, vốn, kỹ thuật công nghệ và tài nguyên, đối với nền kinh tế Quốc dân vốn là một lượng tiền được nhà nước đầu tư cho các chính sách kinh tế, xã hội, cho tiêu dùng của nhân dân.
Từ những định nghĩa trên có thể tóm lại:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là số tiền ứng trước để thoả mãn các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Các yếu tố đầu vào thông thường gồm các tài sản hữu hình và tài sản vô hình phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích kiếm lời.
Những đặc điểm cơ bản của vốn kinh doanh:
- Vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là một loại quỹ tiền tệ đặc biệt. Mục tiêu của quỹ là để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Vốn kinh doanh có trước khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải có một lượng tiền ứng trước để đầu tư vào các tài sản và các phương tiện cần thiết phục vụ cho kinh doanh thì quá trình sản xuất kinh doanh mới thực hiện được.
- Vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau khi ứng ra sử dụng vào khinh doanh và sau mỗi chu kỳ hoạt động phải được thu về để ứng tiếp cho kỳ hoạt động sau.
Theo khái niệm trên, vốn trước hết phải là tiền. Tức là tiền sẽ tạo nên vốn; tiền đại diện cho lao dộng quá khứ, nhưng tiền chưa hẳn là vốn. Tiền chỉ trở thành vốn khi nó đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
+ Tiền phải đại diện cho một loại hàng hoá nhất định. Tức là tiền phải được bảo đảm bằng một lượng tài sản có thực.
+ Tiền phải được tích tụ và tập trung ở một lượng nhất định. Sự tích tụ và tập trung lượng tiền đến hạn độ nào đó mới làm cho nó đủ sức để đầu tư vào một dự án kinh doanh nhất định.
+ Khi tiền đủ lượng, phải được vận động nhằm mục đích kiếm lời. Cách thức vận động của tiền là do phương thức đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp quyết định.
- Đối với đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công thức vận động của tiền vốn như sau:
T - H
TLSX
… SX … H’ – T’
SLĐ
- Đối với đầu tư cho lĩnh vực thượng mại:
T – H – T’
- Đối với các nhà ngân hàng – tài chính thì công thức vận động là:
T – T’
Trong đó T là tiền ứng ra ban đầu; T’ là tiền thu về sau một chu kỳ kinh doanh.
2. Các đặc trưng cơ bản của vốn
- Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định: có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Vốn phải vận động sinh lời, đạt được mục tiêu điều kiện của doanh nghiệp.
- Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn có giá trị về mặt thời gian: điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn.
- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, không thể có đồng vốn vô chủ và không có ai quản lý.
- Vốn được quan niệm như một hàng hoá và là một hàng hoá đặc biệt có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trường.
- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền của các tài sản hữu hình mà còn được biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình (tài sản vô hình của doanh nghiệp có thể là vị trí kinh doanh, lợi thế trong mặt hàng sản xuất, bằng phát minh sáng chế, các bí quyết về công nghệ…)
3. Phân loại vốn
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp đều tiến hành phân loại vốn. Tuỳ vào mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp phân loại vốn theo những tiêu thức khác nhau.
3.1. Phân loại vốn theo nguồn hình thành
3.1.1 Vốn chủ sở hữu
a. Vốn pháp định
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp do pháp luật quy định đối với từng ngành nghề.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn này do ngân sách Nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước như các khoản chênh lệch tăng giá làm tăng giá trị tài sản, tiền vốn trong doanh nghiệp, các khoản phải nộp nhưng được để lại doanh nghiệp.
b. Vốn tự bổ sung
Vốn tự bổ sung là vốn chủ yếu do doanh nghiệp được lấy một phần từ lợi nhuận để lại doanh nghiệp, nó được thực hiện dưới hình thức lấy một phần từ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp Nhà nước còn được để lại toàn bộ số khấu hao cơ bản tài sản cố định để đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Đây là nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
3.1.2. Vốn huy động của doanh nghiệp
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng nhưng chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tăng cường huy động các nguồn vốn khác nhau dưới hình thức vay nợ, liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu và các hình thức khác.
a. Vốn vay
Doanh nghiệp có thể vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các cá nhân, đơn vị kinh tế để tạo lập hoặc tăng thêm nguồn vốn.
- Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụng ngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở các hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
- Vốn vay trên thị trường chứng khoán.
Tại những nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một công cụ tài chính quan trọng dễ sử dụng vào mục đích vay dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể thu hút rộng rãi số tiền nhàn rỗi trong sử dụng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
b. Vốn liên doanh, liên kết
Doanh nghiệp có thể liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác để huy động thực hiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một hình thức huy động vốn quan trọng vì liên doanh, liên kết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia nhằm đổi mới sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc thiết bị nếu hợp đồng liên doanh quy định vốn góp bằng máy móc thiết bị.
c. Vốn tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứng trước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng. Tín dụng thương mại luôn gắn với một luồng hàng hoá dịch vụ cụ thể, gắn với một quan hệ thanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của cơ chế thanh toán, của chính sách tín dụng khách hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Đây là phương thức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Tuy nhiên, các khoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệp biết quản lý một cách có khoa học nó có thể đáp ứng phần nào nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp.
d. Vốn tín dụng thuê mua
Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúp cho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vào hoạt động kinh doanh của mình. Đây là phương thức tài trợ thông qua hợp đồng thuê giữa người thuê và người cho thuê theo thời hạn mà hai bên thoả thuận, người sử dụng tài sản phải trả cho người chủ sở hữu tài sản một số tiền theo thoả thuận.
Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn nguồn tài trợ, phù hợp tuỳ theo loại hình sở hữu, ngành nghề kinh doanh, quy mô, trình độ quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đối với việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâm cần đề cập là hoạt động luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản và hiệu quả quay vòng vốn. Vốn cần được xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả.
3.2 Phân loại vốn theo phương thức chu chuyển
3.2.1 Vốn cố định
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định. Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.
Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng hướng tài sản cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng xuất cao trong kinh doanh giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững trong cơ chế thị trường.
3.2.2. Vốn lưu động
Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thức khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ vật tư hàng hoá và lại quay về hình thái tiền tệ ban đầu của nó. Vì quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành sự chu chuyển của vốn.
Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:
+ Tiền mặt và chứng khoán có thể bán được
+ Các khoản phải thu
+ Các khoản dự trữ: vật tư, hàng hoá…
II. Nguồn vốn kinh doanh của Doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp cần phải có những tài sản cần thiết nhất định. Mỗi Doanh nghiệp tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, quy mô kinh doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể khác nhau để xác định nhu cầu về từng loại tài sản. Khi thành lập Doanh nghiệp cũng như trong quá trình phát triển, người quản lý phải xác định được nhu cầu vốn để hình thành nên những tài sản cần thiết cho hoạt động của Doanh nghiệp.
Sau khi xác định nhu cầu vốn để hình thành nên các tài sản cần thiết thì điều quan trọng là xem xét có thể huy động vốn từ những nguồn nào để có thể bảo đảm đầy đủ kịp thời và có lợi cho Doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này trước hết cần phải xem xét tổng quát các nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Dựa vào những tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của Doanh nghiệp thành những loại khác nhau.
1. Theo mối quan hệ sở hữu về vốn ( theo nguồn hình thành)
Theo mối quan hệ này, vốn của Doanh nghiệp được chia thành vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
+ Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ Doanh nghiệp, bao gồm: số vốn của chủ Doanh nghiệp đầu tư vào kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh.
Đối với Doanh nghiệp mới thành lập, vốn chủ sở hữu là số vốn của chủ Doanh nghiệp bỏ vào kinh doanh tạo lập Doanh nghiệp ( hoặc do các thành viên đóng góp tạo lập công ty).
Vốn chủ sở hữu của một Doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định bằng công thức:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản của Doanh nghiệp - Nợ phải trả
Như vậy, vốn chủ sở hữu được xác định là kết quả còn lại trong tổng giá trị tài sản của Doanh nghiệp sau khi trừ đi toàn bộ nợ phải trả, người ta gọi đó là tài sản thuần.
+ Nợ phải trả : là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà chủ Doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác bao gồm các khoản: nợ phải trả từ việc vay vốn, nợ phải trả người cung cấp, các khoản phải thanh toán với nhà nước, với người lao động trong Doanh nghiệp…
Căn cứ vào thời gian có thể huy động và sử dụng vốn người ta lại có thể chia nợ phải trả thành nợ ngắn hạn ( khoản nợ dưới một năm) và nợ trung hạn, dài hạn.
Thông thường để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, một Doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn : vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp này tuỳ thuộc vào quy định của từng Doanh nghiệp, vào tình hình kinh doanh và tài chính cụ thể của từng Doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả kinh doanh cuối cùng của Doanh nghiệp. ở đây vốn chủ sở hữu được xem như vật đảm bảo cho việc vay nợ của Doanh nghiệp. Một Doanh nghiệp có giá trị tài sản thuần càng cao thì Doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng vay vốn. Mặt khác những Doanh nghiệp đầu tư vào những dự án có khả năng thu lợi nhuận cao, rủi ro lớn hay đầu tư có tính chất mạo hiểm cao thì cần nhiều vốn chủ sở hữu hơn, bởi lẽ Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc vay vốn.
2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Dựa theo hình thức này có thể chia nguồn vốn vủa Doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
+ Nguồn vốn thường xuyên: Là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà Doanh nghiệp có thể sử dụng có tính chất dài hạn vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên của Doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn thường xuyên
=
Giá trị tổng tài sản của Doanh nghiệp
-
Nợ ngắn hạn.
+ Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn(< 1 năm) mà Doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ khác phát sinh trong quá trình kinh doanh như nợ người cung cấp, nợ tiền lương của người lao động trong Doanh nghiệp …
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét để huy động các nguồn vốn phù hợp với tính chất và thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.
3. Theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn mà Doanh nghiệp có khả năng huy động có thể chia thành: Nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài Doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn bên trong: Ngoài số vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư ban đầu, trong quá trình hoạt động một Doanh nghiệp cũng có thể tự tạo một nguồn vốn từ chính hoạt động của bản thân Doanh nghiệp. Do vậy nguồn vốn bên trong Doanh nghiệp là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính trong hoạt động của bản thân Doanh nghiệp. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của Doanh nghiệp và thường là TSCĐ, vật tư thừa không cần dùng.
+ Nguồn vốn từ bên ngoài: ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép Doanh nghiệp lựa chọn hình thức và phương pháp vốn từ bên ngoài: vay vốn Ngân hàng và các tổ chức Tài chính khác, thuê tài sản ( Thuê vận hành, thuê tài chính), gọi vốn liên doanh liên kết, huy động vốn bằng phát hành chứng khoán… Mỗi hình thức huy động vốn từ bên ngoài đều có thể đưa lại cho Doanh nghiệp những điểm lợi và bất lợi nhất định.
III. Chi phí vốn của Doanh nghiệp
1. Khái niệm về chi phí vốn
Những quyết định của những nhà quản trị Tài chính Doanh nghiệp đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến lợi nhuận của Doanh nghiệp. Lợi nhuận lại liên quan chặt chẽ tới thu nhập và chi phí bỏ ra để đạt được thu nhập đó. Do vậy việc quyết định có nên thay thế máy móc không, có nên đầu tư không và quy mô huy động vốn đến mức nào để có lãi là những vấn đề có liên quan đến chi phí vốn.
Chi phí vốn là tỷ lệ sinh lời cần thiết của khoản vốn mà người chủ sở hữu yêu cầu. Tỷ lệ sinh lời cần thiết là tỷ lệ sinh lời tối thiểu có thể chấp nhận được đối với một dự án đầu tư.
Đối với nhà quản trị Tài chính Doanh nghiệp, chi phí vốn được đo bằng tỷ suất lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để không làm thay đổi thu nhập dành cho cổ đông thường cũ.
2. Chi phí của các nguồn vốn cụ thể
2.1. Chi phí của nợ vay trước thuế
Chi phí của nợ vay trước thuế được đo bằng tỷ lệ sinh lời trên vốn vay đủ để trả lãi cho nợ vay. Đó chính là lãi tiền vay. Ký hiệu là: Kd
Ví dụ: Khi ta vay vốn với lãi suất 10% thì chi phí của vốn vay trước thuế là 10%.
2.2. Chi phí của nợ vay sau thuế.
Với: t là thuế suất thuế thu nhập thì chi phí của nợ vay sau thuế là:
Kd(1-t)
Chi phí nợ sau thuế được dùng để tính chi phí bình quân gia quyền của vốn.
2.3. Chi phí của cổ phiếu ưu tiên.
Cổ phiếu ưu tiên là công cụ tạo vốn trung gian giữa trái phiếu và cổ phiếu thường.
Chi phí của cổ phiếu ưu đãi được tính theo công thức sau:
KP =
Dp
Pn
Trong đó:
Dp: Lợi tức cổ phần ưu đãi
Pn: Là giá phát hành ròng, tức số tiền mà Doanh nghiệp nhận được khi bán cổ phiếu ưu đãi trừ đi chi phí phát hành, cũng có thể là giá bán cổ phiếu ưu đãi hiện hành.
2.4. Chi phí của lợi nhuận giữ lại
Chi phí của lợi nhuận giữ lại được đo bằng chi phí cơ hội
Có 2 phương pháp xác định chi phí lợi nhuận giữ lại như sau:
* Phương pháp 1: Sử dụng mô hình định giá Tài sản- vốn.
Ks = Krf + (Krm + Krf)β
Trong đó :
Ks : Chi phí của lợi nhuận giữ lại.
Krf : Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng trên danh mục đầu tư thị trường.
Krm : Tỷ lệ sinh lời ở mức không có rủi ro.
β : Hệ số beta ước tính.
- Xác định tỷ lệ sinh lời ở mức không có rủi ro Krf, tỷ lệ sinh lời này thường lấy tương đương với tỷ lệ lãi suất trái phiếu kho bạc.
- Dự đoán hệ số beta của cổ phiếu của Doanh nghiệp đang xem xét và sử dụng nó như là chỉ số đánh giá rủi ro của lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.
- Dự đoán tỷ lệ sinh lời kỳ vọng đối với giỏ đầu tư thị trường (Krm).
* Phương pháp 2: Sử dụng mô hình tăng trưởng không đổi hay phương pháp luồng tiền chiết khấu.
Ks =
D1
+ g
P0
Trong đó :
P0 : Giá trị hiện tại của cổ phiếu.
D1: Lợi tức mong đợi được trả vào cuối năm thứ 1.
g : Tốc độ tăng trưởng của cổ tức.
2.5 Chi phí bình quân gia quyền của vốn
Một Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá giá trị Doanh nghiệp sẽ thiết lập một cơ cấu vốn mục tiêu và hoạt động tài trợ cho sự phát triển phải tuân thủ cơ cấu vốn mục tiêu đó.
- Trong cơ cấu vốn mục tiêu, mỗi nguồn vốn sẽ có một tỷ trọng nhất định và chi phí vốn của Doanh nghiệp sẽ là chi phí bình quân gia quyền hay chi phí trung bình trọng số của vốn đầu tư.
- Chi phí bình quân gia quyền của vốn (WACC) được xác định như sau:
WACC =
Trong đó :
Wi : Tỷ trọng của nguồn vốn thứ i.
Ki : Chi phí của nguồn vốn thứ i.
IV. Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
1.Quản lý và sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của Doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về Tài sản cố định, nó chu chuyển dần dần từng phần trong nhiêu chu kỳ kinh doanh và hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được Tài sản cố định về mặt giá trị.
Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh Vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển này của Vốn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn và tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của Doanh nghiệp.
Trong quá trình tham gia vào sản xuất kinh doanh, do chịu tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nên Tài sản cố định bị hao mòn dần. Sự hao mòn này được chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
Để thu hồi lại được giá trị của Tài sản cố định do sự hao mòn nhằm tái sản xuất Tài sản cố định sau khi hết thời hạn sử dụng, cần chuyển giá trị Tài sản cố định vào sản phẩm bằng việc khấu hao.
Khấu hao Tài sản cố định là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của Tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng hữu ích Tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị thanh lý ước tính
Trong đó:
Giá trị thanh lý ước tính = Thu thanh ký ước tính- Chi thanh lý ước tính
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các khoản chi phí Doanh nghiệp đã bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào sử dụng.
Hiện nay có hai phương pháp tính khấu hao TSCĐ là Phương pháp khấu hao đường thẳng và phương pháp khấu hao nhanh.
2. Quản lý và sử dụng Vốn lưu động
Vốn lưu động của Doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên TSLĐ nhằm bảo đảm cho quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu thông và từ trong lưu thông, toàn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau một chu kỳ kinh doanh.
Một trong những vấn đề quan trọng để tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là phải thực hiện quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho. Để quản lý tốt vốn dự trữ hàng tồn kho Doanh nghiệp cần:
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hoá cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.
- Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hoá.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển bốc dỡ.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hoá.
Ngoài ra, vốn bằng tiền của Doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong VLĐ. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền và phải đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết.
Cần theo dõi sát tình hình bán chịu, tránh tình trạng mở rộng việc bán chịu quá mức, cần xác định mức giới hạn hệ số nợ phải thu.
Hệ số nợ phải thu =
Nợ phải thu từ khách hàng
Doanh số bán ra
Thường xuyên theo dõi và phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian, chuẩn bị và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ đến hạn.
V. hiệu quả sử dụng vốn
1. Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn
Để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, người ta sử dụng thước đo là hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp đó. Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai góc độ: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp người ta chủ yếu quan tâm tới hiệu quả kinh tế. Đây là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do vậy các nguồn lực kinh tế đặc biệt là nguồn vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì thế việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu mang tính thường xuyên và bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp ta thấy được hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và quản lý sử dụng vốn nói riêng.
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn sinh lời tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn… Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách chung nhất người ta thường dùng một số chỉ tiêu tổng quát như hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh lợi vốn, doanh lợi vốn chủ sở hữu trong đó:
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay của toàn bộ vốn, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu vì vậy nó càng lớn càng tốt.
Doanh lợi vốn =
Lợi nhuận
Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này còn gọi là tỉ lệ hoàn vốn đầu tư, nó cho biết một đồng vốn đầu tư đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
Ba chỉ tiêu trên cho ta một cái nhìn tổng quát về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng như ta đã biết nguồn vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho những tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp đó là vốn cố định và vốn lưu động.
2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Như trong phần trước ta đã trình bày tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định. Vì vậy để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định thì cần phải đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu sau:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong một năm. Trong đó:
Nguyên giá
bình quân TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ
2
Suất hao phí TSCĐ =
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Hệ số này càng nhỏ càng tốt.
Suất sinh lời của TSCĐ =
Lợi nhuận
Nguyên giá bình quân TSCĐ
Chỉ tiêu này cho biết trung bình một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định là có hiệu quả.
Ngoài ra để đánh giá trực tiếp hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp sử dụng hai chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong đó:
VCĐ
bình quân trong kỳ
=
VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ
2
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn cố định, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt.
2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Khi phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu động tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại.
Sức sinh lời của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Đồng thời để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta cũng đặc biệt quan tâm tới tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vì trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động vận động không ngừng qua các hình thái khác nhau. Do đó, nếu đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động người ta dùng chỉ tiêu:
Số vòng quay của vốn lưu động =
Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
Thời gian của một vòng luân chuyển =
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
Quản lý và sử dụng vốn trong doạnh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau. Nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh và phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động vào quá trình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp phải nắm bắt được những nhân tố tác động đó.
3.1. Các nhân tố khách quan
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử d._.ụng vốn ta cần xem xét thêm việc xác định nhân tố nào là chủ yếu để có biện pháp thích hợp. Trong quá trình hoạt động có nhiều nhân tố ảnh hưởng. Tuy nhiên xét về mặt khách quan, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau:
Do sự tác động của nền kinh tế: Ví dụ khi nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến sự tăng giá của các loại vật tư, hàng hoá. Vì vậy nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị các loại tài sản thì sẽ làm cho vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị mất dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ.
Do những rủi ro bất thường trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia hoạt động, cùng cạnh tranh và khi vốn kinh doanh bị giảm sút thì càng làm tăng thêm khả năng rủi ro cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn gặp phải những rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt, hạn hán, hoả hoạn… mà bản thân doanh nghiệp khó có thể lường trước được.
Do sự tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật. Hiện nay cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động trực tiếp tới tất cả các yếu tố đầu vào của sản xuất đến đối tượng lao động và tư liệu lao động, sức lao động và trở thành một bộ phận của lực lượng sản xuất, tác động trực tiếp đến sản xuất.
3.2. Các nhân tố chủ quan
Ngoài các nhân tố khách quan nêu trên còn có rất nhiều nhân tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Ta xét một vài nhân tố chủ yếu sau.
Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác, dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn thiếu chính xác phương án đầu tư là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu qủa sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư làm ra các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ chất lượng tốt, mẫu mã đẹp giá thành hạ thì được thị trường chấp nhận và tất yếu hiệu quả kinh tế sẽ cao. Ngược lại nếu các sản phẩm lao vụ dịch vụ tung ra thị trường đều kém chất lượng, xấu về mẫu mã thì tất yếu là mất thị trường, mất uy tín kinh doanh. Hay nói khác đi là hiệu quả sử dụng vốn lúc này quá thấp.
Cơ cấu vốn đầu tư bất hợp lý cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Bởi vì vốn đầu tư vào các tài sản không quá cần thiết hoặc chưa cần sử dụng mà chiếm tỷ trọng lớn thì không những không phát huy được tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh mà còn bị hao hụt, mất mát dần làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đạt được ở mức thấp.
Do việc sử dụng lãng phí vốn, nhất là vốn lưu động trong quá trình mua sắm, dự trữ như: Mua các loại vật tư không phù hợp với quy mô trình độ sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, không tận dụng được hết các loại phế liệu, phế phẩm cũng như tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Do trình độ quản lý của doanh nghiệp còn yếu kém, hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho vốn bị thâm hụt sau mỗi chu kỳ sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh thấp.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài ra còn có thể có những nguyên nhân khác. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng, thận trọng từng nguyên ngân để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo việc tổ chức huy động vốn đầy đủ kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời làm cho hiệu quả đồng vốn không ngừng được tăng lên.
Phần II
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh xây dựng và thương mại số 18
I. Giới thiệu chung về chi nhánh
1. Quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Thương mại và Xây dựng (tên cũ: Xí nhiệp dịch vụ và xây lắp công nghiệp) là một trong 10 thành viên của Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Dựng Số 18.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Dựng Số 18 là Công ty Cơ Khí Điện Hà Tây được thành lập theo quyết định số 417/QĐ-UB ngày 14 tháng 10 năm 1973 của UBND Tỉnh Hà Tây, sau đó được chuyển giao về Tổng Công ty Cơ Khí Xây Dựng theo 2 quyết định:
- Quyết định số 1750/QĐ-UB ngày 25 tháng 12 năm 2002 của UBND tỉnh Hà Tây về việc chuyển giao nguyên trạng Công ty Cơ Khí Điện Hà Tây về làm doanh nghiệp hạch toán độc lập của Tổng Công ty Cơ Khí Xây dựng - Bộ Xây dựng.
- Quyết định số 03/QĐ-BXD ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc tiếp nhận Công ty Cơ Khí Điện Hà Tây làm doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Cơ Khí Xây dựng (COMA).
Từ hai quyết định này, Công ty cơ khí điện Hà Tây đã là doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty cơ khí xây dựng với tên gọi: Công ty cơ khí xây lắp điện và phát triển hạ tầng. (Viết tắt là COMA18).
Cùng với sự đi lên của nền kinh tế trong những năm gần đây, các Doanh nghiệp Nhà nước đang có xu thế Cổ phần hoá để thích nghi với nền kinh tế thị trường năng động và để đạt hiệu quả hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cơ khí xây dựng và phát triển hạ tầng đã được quyết định cổ phần hoá theo quyết định số 2102 /QĐ - BXD ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Kể từ đây, tên giao dịch chính thức của Công ty là:
Công ty Cổ phần Cơ Khí Xây Dựng Số 18
Trụ sở Công ty đặt tại :
Km số 10 đường Nguyễn Trãi - Q.Thanh Xuân - Hà Nội
Số điện thoại : 034.515 432
Số fax : 034.521 667
Mã số thuế : 0500236860
Tài khoản số : 710A - 02358 tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hà Tây.
Cùng với các quyết định chuyển đổi Công ty cơ khí xây lắp điện và phát triển hạ tầng, Chi nhánh Thương mại và Xây dựng (tên cũ: Xí nhiệp dịch vụ và xây lắp công nghiệp) là một trong 10 thành viên của Công ty đã qua nhiều quá trình biến đổi và kể từ quyết định số 85/QĐ-HĐQT ban hành ngày 1 tháng 3 năm 2006 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Xây dựng Số 18, Xí nghiệp dịch vụ và xây lắp công nghiệp chính thức được mang tên là:
Chi nhánh Thương Mại và Xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18
Tên viết tắt : (COMA18.2)
Trụ sở của chi nhánh đặt tại :
Số 38 Nguyễn Chánh - Thị xã Hà Đông - Tỉnh Hà Tây
Điện thoại : 034.525 661
034.821 316
Fax : 034.821 316
2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Chi nhánh Thương mại và xây dựng Công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 18
Là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 18 - Tổng Công ty cơ khí xây dựng - Bộ Xây dựng, Chi nhánh Thương Mại và Xây dựng có các chức năng sau:
- Xây lắp các công trình Công Nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi khu hạ tầng, khu công nghiệp, khu chung cư…
- Sản xuất chế tạo cơ khí, chế tạo thiết bị vật liệu và phụ kiện gia công cấu kiện bê tông phục vụ các ngành điện xây dựng và các ngành điện khác .
- Xây lắp các công trình đường dây tải điện và trạm biến áp.
- Kinh doanh vật tư, thiết bị kỹ thuật.
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp.
- Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị nâng hạ, cột Viba.
- Ngoài ra, Chi nhánh còn kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch như : kinh doanh du lịch lữ hành, kinh doanh các khu du lịch sinh thái, khu vui chơi giải trí…(không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, quán bar, vũ trường).
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh
Bộ máy quản lý của Chi nhánh được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng, các phòng ban của Chi nhánh có liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý, chỉ đạo của Ban Giám đốc. Các phòng ban trong Chi nhánh là một khối thống nhất, phát huy tinh thần đoàn kết hỗ trợ - tương tác lẫn nhau, phát huy tính năng động sáng tạo mang hết tâm huyết, kinh nghiệm nghề nghiệp và đạo đức để tham mưu cho Ban Giám đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.
Mô hình quản lý sản xuất kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ trực tuyến sau
Giám Đốc
Phó GĐ
Phụ trách
Kỹ thuật,An toàn
Phó GĐ
Phụ trách
Kinh Doanh
Phòng
Tài Chính - Kế Toán
Phòng
Tổ chức Hành chính, Bảo vệ
Phòng
Kế hoạch, Kỹ thuật,Vật tư
Đội
Xây
Lắp
Điện
Đội
Xây
Dựng
Số 2
Nhà
Hàng
Phúc
La
Bộ
Phận
Dịch
Vụ
Vật Tư
Bộ phận
Quản
Lý
Khu
CC
Bộ
Phận
Dịch vụ
Du
Lịch
Đội
Xây
Dựng
Số 1
Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo Gián tiếp
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của phòng ban mà chủ động quan hệ hợp tác với nhau để hoàn thành tốt công việc của bộ phận mình và Chi nhánh.
Tuỳ theo từng thời điểm, từng công trình, Giám đốc giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các phòng ban đã được Giám đốc Chi nhánh quy định, từ đó mà thực hiện, thi hành.
4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong thời gian qua
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Nó cũng thể hiện tình hình tổ chức sử dụng vốn của Chi nhánh có tốt hay không. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện rõ trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.186.976
19.279.701
34.703.416
9.092.725
1,8926
15.423.715
1,8
2. Các khoản giảm trừ DT
1.105
5.049
3. DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ
10.185.870
19.279.701
34.698.367
9.093.830
1,8928
15.418.666
1,7997
4. Giá vốn hàng bán
9.707.948
17.919.743
33.455.426
8.211.795
1,8459
15.535.683
1,867
5. Lợi nhuận gộp
477.923
1.359.958
1.242.941
882.035
2,8456
-117.017
0,914
6. Chi phí bán hàng
33.010
134.271
11.877
101.261
4,0676
-122.393
0,0885
7. Chi phí quản lý Doanh nghiệp
247.104
634.696
750.347
387.592
2,5685
115.651
1,1822
8. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
197.809
590.991
480.716
393.182
2,9877
-110.274
0,8134
9. Doanh thu tài chính
16.115
26.826
72.503
10.711
1,6646
45.677
2,7027
10. Chi phí tài chính
69.496
313.272
143.583
243.777
4,5078
-169.689
0,4583
11.Lợi nhuận tài chính
-53.381
-286.446
-71.079
-233.066
5,3661
215.367
0,2481
12. Doanh thu khác
2.525
72.552
126.767
70.027
28,736
54.215
1,7473
13. Chi phí khác
69.314
56.262
69.314
14. Lợi nhuận khác
2.525
3.238
70.505
713
1,2825
67.267
21,7742
15. Tổng lợi nhuận trước thuế
146.953
307.783
480.142
160.829
2,0944
172.359
1,56
16. Thuế thu nhập DN phải nộp
47.025
83.179
111.645
36.154
1,7688
28.466
1,3422
17. Lợi nhuận sau thuế.
99.928
224.604
368.497
124.675
2,2476
143.893
1,6407
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: 1000đ
Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm vừa qua là khá khả quan. Ta nghiên cứu 2 chỉ tiêu chính là Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế:
Biểu đồ 1
So sánh TDT của Chi nhánh qua các năm (đv: 1000đ)
Biểu đồ 2
So sánh LNR của Chi nhánh qua các năm (đv: 1000đ)
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Thể hiện: Tổng doanh thu liên tục tăng qua các năm và tăng với tốc độ rất cao. Nếu như năm 2003 tổng doanh thu của Chi nhánh là 10.186.976 nghìn đồng thì sang năm 2004, con số này đã tăng lên là 19.279.701 nghìn đồng, tăng 89,26% tương đương với 9.092.725 nghìn đồng. Sang năm 2005, tổng doanh thu tiếp tục tăng, so với năm 2004, năm 2005 tổng doanh thu đã tăng 80%, đây là một tốc độ tăng khá lớn. Nó thể hiện quy mô hoạt động của Chi nhánh ngày càng mở rộng. Cùng với đó là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng ngày càng tăng. Năm 2004, lợi nhuận sau thuế đã tăng trên 2 lần so với năm 2003 và đã đạt được con số là 99.928 nghìn đồng. Sang năm 2005, mức lợi nhuận sau thuế đã tăng 143.893 nghìn đồng so với năm 2004, tăng 64,07%. Mức nộp ngân sách ngày càng tăng, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện. Đây là một điều đáng mừng, nó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh trong những năm qua có những thành công nhất định. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh ta cần đi sâu phân tích vấn đề này trong phần tiếp sau đây.
II/. Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh
1. Tình hình chung về quản lý và sử dụng vốn
1.1. Cơ cấu vốn hiện hành của chi nhánh
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn của chi nhánh qua 3 năm
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán.
Theo biểu đồ trên về vốn kinh doanh của Chi nhánh, thì vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2003 vốn lưu động chiếm 78% so với tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh, bước sang năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống còn 77%. Năm 2005 tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn kinh doanh lại tiếp tục tăng lên 80% chứng tỏ Chi nhánh phải đầu tư thêm nhiều vốn lưu động và có thể bị chiếm dụng. Nếu nhìn vào vốn cố định của Chi nhánh ta thấy tỷ trọng vốn cố định ngày càng giảm so với tổng vốn kinh doanh, năm 2003 vốn cố định chiếm 22% so với tổng vốn kinh doanh thì đến năm 2005 con số này tương ứng là 20%. Năm 2004 tỷ trọng Vốn cố định có tăng lên so với 2003 nhưng mức độ tăng không đang kể.
Ta hãy xem xét sự biến động của nguồn vốn qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình biến động vốn của Chi nhánh Đơn vị: 1000đ
So sánh
Chỉ tiêu
2004/2003
2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
Vốn lưu động
2.383.818
1,475
2.725.805
1,3682
Vốn cố định
847.893
1,6146
259.531
1,1165
Tổng vốn
3.231.711
1,5051
2.985.336
1,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Năm 2004 tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh tăng lên 3.231.711 nghìn đồng so với năm 2003 tăng 50,51% đây là xu hướng tốt khi quy mô về vốn của Chi nhánh tăng lên. Sang năm 2005, tổng vốn vẫn tăng ở mức cao tuy nhiên tốc độ tăng có chậm lại. So với năm 2004 thì tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh tăng 31% trong năm 2005 tương ứng là 2.985.336 nghìn đồng, đây là chiều hướng tốt đối với Chi nhánh nói chung.
Như vậy xét một cách tổng thể ta thấy vốn lưu động của Chi nhánh ngày càng tăng so với tổng vốn kinh doanh trong khi vốn cố định thì lại giảm. Điều này có đem lại hiệu quả cho công tác quản lý và sử dụng vốn hay không? Để lý giải điều này chúng ta cần tiến hành đi sâu phân tích đặc điểm cơ cấu vốn kinh doanh của Chi nhánh trong một số năm trở lại đây.
1.2. Tình hình phân bổ vốn của Chi nhánh
Phần này chúng ta hãy phân tích cơ cấu tài sản của Chi nhánh trong 3 năm qua, quan hệ tỷ lệ từng bộ phận tài sản trong toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Tổng tài sản và sự tăng trưởng của tài sản chỉ thể hiện của quy mô của kinh doanh đã được mở rộng hay bị thu hẹp, còn cơ cấu tài sản như thế nào thì mới phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp, vì cơ cấu tài sản hợp lý thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao.
Bảng 3: Tỷ trọng và biến động các thành phần vốn của Chi nhánh Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Tuyệt Đối
Tương Đối
Tuyệt Đối
Tương Đối
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
5.018.707
100%
7.402.553
100%
10.128.358
100%
2.383.846
1,475
2.725.805
1,3682
1. Tiền
1.954.378
39%
972.386
13%
673.050
7%
-982.023
0,4975
-299.336
0,6922
2. Các khoản phải thu
2.199.732
44%
4.654.041
63%
6.240.007
62%
2.454.309
2,1157
1.585.966
1,3408
3. Hàng tồn kho
783.706
16%
1.490.192
20%
3.062.353
30%
706.488
1,9015
1.572.161
2,055
4.Tài sản lưu động khác
80.891
2%
285.935
4%
152.948
2%
205.044
3,5348
-132.987
0,5349
B. Tài sản cố định, đầu tư dài hạn
1.379.672
100%
2.227.565
100%
2.487.096
100%
847.893
1,6146
259.531
1,1165
1. Tài sản cố định
1.070.222
78%
1.269.636
56.84%
2.152.266
87%
199.414
1,1863
882.630
1,6952
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
309.451
22%
910.329
41%
334830
13%
600879
2,9418
-575499
0,3678
4. Các khoản kí quỹ ký cược dài hạn
3.196
014%
3196
-3196
5. Chi phí trả trước dài hạn
44.404
2%
44404
-44404
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Nhìn chung, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Chi nhánh. Năm 2003 chỉ tiêu này chiếm 78,44% tương ứng với lượng giá trị là 5.018.735 nghìn đồng.
Sang năm 2004, TSLĐ và đầu tư ngắn hạn chiếm 76,87% so với tổng số tài sản của Chi nhánh. Về tỷ trọng tài sản lưu động tăng 47,5% so với năm 2003 và về số tuyệt đối tài sản lưu động đã tăng là 2.383.818 nghìn đồng, điều này cũng phù hợp với sự mở rộng sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Sang năm 2005 tỷ trọng tài sản lưu động trên tổng tài sản đã tăng 36,82% so với 2004, mặc dù tỷ lệ tăng không bằng năm 2004 nhưng thực tế tuyệt đối nó đã tăng 2.725.805 nghìn đồng. Điều này chứng tỏ tình hình tài chính của Chi nhánh phần nào đã được cải thiện, cũng có nghĩa là Chi nhánh đã đầu tư và thu các khoản phải thu để vòng quay của vốn lưu động nhanh hơn. Ta xem xét kỹ hơn các thành phần chủ yếu của TSLĐ.
Lượng tiền mặt của Chi nhánh liên tục giảm trong các năm vừa qua. Nếu như năm 2003 tiền mặt chiếm 39% trong tổng TS LĐ và đầu tư ngắn hạn thì sang năm 2004 con số này chỉ còn 13%. Lượng tiền mặt đã giảm đi 982.023 nghìn đồng, giảm 50,25%. Sang năm 2005, tỷ trọng của lượng tiền mặt chỉ còn 7% với lượng tiền là 673.050 nghìn đồng, giảm 30,78% so với năm 2004 với mức tiền là 299.336 nghìn đồng.
Đây là những con số chứng tỏ Chi nhánh đã giảm mạnh trong khả năng thanh toán, đặc biệt là trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Xét về hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Chi nhánh qua các năm liên tục tăng. Đây là điều không hợp lý vì hàng tồn kho nhiều thì Chi nhánh sẽ phải chịu nhiều các khoản chi phí như lưu kho, bảo quản, hàng tồn kho bị ứ đọng cũng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Nếu như năm 2003 tỷ trọng hàng tồn kho chỉ chiếm 16% trong tổng TSLĐ thì đến năm 2004 con số này đã là 20%. Và so với năm 2003, lượng hàng tồ kho đã tăng gần gấp đôi ( tăng 90,15%). Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn khá nhiều trọng Chi nhánh.
Bước sang năm 2005 hàng tồn kho lại tăng mạnh, tăng 1.572.161 nghìn đồng so với năm 2004, với tốc độ tăng trên 2 lần trong khi TSLĐ chỉ tăng có 36,82%. Tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của TSLĐ, với điều này Chi nhánh cần xem xét lại tình hình quản lý hàng tồn kho của đơn vị mình để đề ra các biện pháp kịp thời.
Đối với khoản phải thu: Nhìn chung thì khoản phải thu trong 3 năm qua của liên tục tăng và chiến tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu TSLĐ, cụ thể cuối kỳ năm 2003 khoản phải thu chiếm 44% với tài sản lưu động, thì đến năm 2004 và 2005, các con số tương ứng là 63% và 62%. Những điều này cho thấy tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn là rất lớn. Doanh nghiệp cần có biện pháp kịp thời để hạn chế tình trạng này. Tuy năm 2005 tỷ trọng các khoản phải thu có giảm chút ít nhưng lượng giảm này không đáng kể và vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn. Nó chứng tỏ các biện pháp Chi nhánh đưa ra không có hiệu quả để khắc phục tình trạng này.
Nhìn vào cơ cấu của khoản mục TSCĐ và đầu tư dài hạn ta thấy TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2003, tỷ trọng TSCĐ chiếm 78% với mức giá trị tương ứng là 1.070.222 nghìn đồng. Sang năm 2004, con số này tuy có giảm xuống 57% nhưng so với năm 2003 nó đã tăng 18,63% với mức tăng tuyệt đối là 199.414 nghìn đồng. Đăc biệt đến năm 2005 Chi nhánh đã quan tâm đầu tư vào TSCĐ, đưa khoản mục này lên chiếm 87% so với tài sản cố định và đầu tư dài hạn với số tiền tương đương là 2.152.266 nghìn đồng. So với năm 2004, TSCĐ đã tăng lên với một tốc độ khá cao là 69,52%. Đây là một điều rất thuận lợi cho Chi nhánh trong khả năng đấu thầu và nhận thầu các công trình.
Xét về đầu tư dài hạn. Khoản này đều tăng trong 3 năm qua, năm 2004 tăng 847.893 nghìn đồng so với năm 2003 tương ứng 61,46% điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm đầu tư vào TSCĐ. Năm 2005, tốc độ tăng tuy có giảm đi nhưng vẫn còn ở mức cao 11,65% điều này sẽ tạo ra khoản lợi tức thu được trong tương lai, cải thiện phần nào cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Điều dễ nhận thấy Chi nhánh đã có bước đi thích hợp trong việc giảm chi phí xây dựng dở dang trong năm vừa qua. Nếu như năm 2004 khoản chi phí này còn chiếm tỷ trọng khá cao, 41% trong TSCĐ và đầu tư dài hạn thì sang năm 2005 con số này chỉ còn 13%, đã giảm được 575.449 nghìn đồng.
Bên cạnh việc phân tích cơ cấu vốn và tình hình phân bổ vốn của Chi nhánh chúng ta cần phải xem xét, phân tích đánh giá nguồn vốn kinh doanh thực tế và tình hình sử dụng chúng ở Chi nhánh trong 3 năm qua như thế nào.
1.3. Nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai phần:
- Nguồn công nợ phải trả phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ tài chính. Việc phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn giúp người xem có thể đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp. Đồng thời ta có thể xem xét tình hình huy động vốn: Nếu huy động tốt các nguồn, nhất là nguồn vốn tự có thì sẽ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng tự chủ tài chính và qua đó doanh nghiệp có thể thấy được trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, nhà cung ứng hay với Ngân sách nhà nước…
Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp giúp ta thấy được khả năng tự chủ tài chính, tình trạng công nợ và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Ba chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết, vừa thuận chiều vừa ngược chiều nhau. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thì chắc chắn tình trạng công nợ sẽ thấp, những người cho vay sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay do đó khả năng vay nợ của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại.
Cùng với việc xem xét đặc điểm vốn kinh doanh, chúng ta cần đi sâu xem xét nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh vì đây là một cặp phạm trù luôn đi đôi với nhau. Qua đó chúng ta sẽ đánh giá được khả năng tự tài trợ là tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng như những khó khăn mà Chi nhánh phải đương đầu. Trên cơ sở phân tích đặc điểm cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, chúng ta có thể đưa ra một cách bố trí cơ cấu vốn hợp lý để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh hoặc góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong việc bố trí cơ cấu vốn của Chi nhánh hiện nay.
Bảng 4: Sự biến động của nguồn vốn của Chi nhánh
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
A. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
7.291.164
11.009.101
2.420.202
1,4969
3.717.937
1,5099
II. Nợ dài hạn
113.234
183.913
409.184
70.679
1,6242
225.270
2,2249
III. Nợ khác
688.400
1.314.675
74.350
626.275
1,9098
1.240.325
0,0566
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
I. Nguồn vốn, quỹ
692.767
763.705
1.044.378
70.938
1,1024
280.673
1,3675
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
33.016
76.661
78.441
43.645
2,3219
1.780
1,0232
Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,31
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Nhìn tổng quát qua bảng trên cho ta thấy, tổng cộng nguồn vốn tăng liên tục qua các năm, mặc dù tốc độ tăng giữa các năm không bằng nhau. Năm 2003 tổng cộng nguồn vốn là 6.398.379 nghìn đồng, sang năm 2004 số nguồn vốn này đã tăng 3.231.739 nghìn đồng, tăng 50,51% so với năm 2003. Nguyên nhân chính của sự tăng này là do nợ ngắn hạn Chi nhánh tăng. Sang năm 2005 thì tổng cộng nguồn vốn là 12.615.454 nghìn đồng, tăng 31% so với 2004. Tốc độ gia tăng nguồn vốn nhỏ hơn năm 2004 nguyên nhân chính là do Chi nhánh đã giảm các khoản nợ, thanh toán nợ dài hạn, nợ bạn hàng và thanh toán lương cho công nhân viên.
Về cơ cấu của nguồn vốn:
Biểu đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm.
(Đơn vị: 1000đ )
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua các biểu đồ trên ta thấy trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2003 nợ của Chi nhánh là 5.672.596 nghìn đồng, chiếm 89% tổng cộng nguồn vốn. Trong số này chủ yếu là nợ vay ngắn hạn, chiếm tới 85,87% so với tổng số nợ của Chi nhánh. Đến năm 2004 tỷ trọng nợ của Chi nhánh là 91% so với tổng nguồn vốn, số nợ này đã tăng lên so với năm trước là 3.117.156 nghìn đồng, tăng 54,59%. Trong khoản nợ này thì nợ ngắn hạn chiếm tới 82,95%, tuy có giảm chút ít nhưng không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng quá cao. Năm 2005 tổng số nợ của Chi nhánh là 11.492.635 nghìn đồng chiếm 91,10% tổng nguồn vốn.
* Về chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu.
Trong 3 năm qua nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh biến động không đáng kể và vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu của Chi nhánh năm 2003 là 725.783 nghìn đồng, chiếm 11% so với tổng nguồn vốn thì đến năm 2004 con số này là 840.366 nghìn đồng nhưng chỉ chiếm 9%. Sang năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng 282.453 nghìn đồng so với 2004 nhưng tỷ trọng của nó vẫn chỉ chiếm 9% so với tổng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự tài trợ của Chi nhánh. Đây là một điểm yếu cần khắc phụ sớm. Để thấy rõ hơn điều này ta phân tích tình hình công nợ của Chi nhánh qua bảng số liệu sau.
Bảng 5: Phân tích tình hình công nợ Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
SS 2004/2003
SS 2005/2004
Tuyệt đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối
1. Tổng cộng nguồn vốn
6.398.379
9.630.118
12.615.454
3.231.739
1,5051
2.985.336
1,3100
2. Nợ phải trả
5.672.596
8.789.752
11.492.635
3.117.156
1,5495
2.702.883
1,3075
3. Nguồn vốn chủ sở hữu
725.783
840.366
1.122.819
114.583
1,1579
282.453
1,3361
Hệ số tự tài trợ (3/1)
0.113
0.087
0.089
-0.026
0,7693
0.002
1,0199
Hệ số công nợ (2/1)
0.887
0.913
0.911
0.026
1,0295
-0.002
0,9981
Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Hệ số tự tài trợ liên tục giảm qua các năm và nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số công nợ thể hiện khả năng độc lập về tài chính của Chi nhánh rất kém đặc biệt trong các năm 2003 và 2004. Năm 2003 hệ số tự tài trợ của Chi nhánh là 0,113 thì sang năm 2004 con số này chỉ còn 0,087, đã giảm đi 23,07 %. Trong khi đó hệ số công nợ năm 2003 là 0,887 và năm 2004 là 0,913. Sang năm 2005 hệ số tự tài trợ có tăng lên chút ít nhưng không đáng kể và vẫn thấp hơn nhiều so với hệ số công nợ.
Trong chỉ tiêu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Ta hãy phân tích kỹ hơn về khoản nợ ngắn hạn qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Phân tích Nợ ngắn hạn Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị
Tỷ trọng
I. Nợ ngắn hạn
4.870.962
100%
7.291.164
100 %
11.009.101
100 %
1. Vay ngắn hạn
2.395.077
49,17%
2.794.577
38,33%
7.534.965
68,44%
2. Nợ dài hạn đến hạn trả
0,00%
0,00%
0,00%
3. Phải trả cho người bán
1.677.665
34,44%
3.176.566
43,57%
49.627
0,45%
4. Người mua trả tiền trước
568.521
11,67%
674.931
9,26%
3.130.327
28,43%
5. Thuế và các khoản phải nộp
49.760
1,02%
114.637
1,57%
105.131
0,95%
6. Phải trả công nhân viên
120.484
2,47%
131.472
1,80%
17.070
0,16%
7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ
38.155
0,78%
105.445
1,45%
113.410
1,03%
8. Các khoản phải trả phải nộp khác
21.300
0,44%
293.536
4,03%
58.571
0,53%
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Từ số liệu trên ta thấy:
Nợ ngắn hạn liên tục tăng trong 3 năm qua nguyên nhân chủ yếu là do vay ngắn hạn tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2003, giá trị khoản vay ngắn hạn của Chi nhánh là 2.395.077 nghìn đồng chiếm 49,17% tổng nợ ngắn hạn thì đến năm 2005 con số này là 7.534.965 nghìn đồng, chiếm 68,44%. Đây là điều sẽ gây khó khăn cho Chi nhánh nếu Chi nhánh không có phương án ứng phó thì sẽ mất uy tín trên thị trường. Về khoản nợ Nhà nước của Chi nhánh đầu năm 2003 là 49.760 nghìn đồng thì đến năm 2004 đã tăng lên 114.637 nghìn đồng và năm 2005 có giảm đi chút ít, còn 105.131 nghìn đồng.
Xét về khoản nợ công nhân viên. Cuối năm 2003 Chi nhánh nợ công nhân viên là 120.484 nghìn đồng, chiếm 2,47% tổng nợ thì đến năm 2004 khoản nợ này tăng 2,04 lần so với cùng kỳ năm trước, chiếm 1,02% so tổng nợ, sang năm 2005 khoản nợ công nhân của Chi nhánh vẫn tăng 31,65% so với năm 2004 và chiếm 0,6% so với tổng nợ. Mặc dù tỷ trọng đã giảm nhưng khoản nợ công nhân viên vẫn tăng điều đó cho thấy Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa tới các khoản thanh toán cho công nhân viên để góp phần khuyến khích công nhân viên hăng say làm việc, tăng năng xuất lao động.
2. Thực trạng quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong Chi nhánh
Hoạt động tài chính là một nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là các quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối quản lý và sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên thấy được thực trạng của hoạt động tài chính để từ đó có các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định tình hình tài chính cho doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cũng không nằm ngoài nội dung phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
2.1.Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua.
Quản lý và sử dụng vốn cố định là một trong những nội dung quan trọng của công tác tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh sự vận động của vốn cố định được gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó đó là tài sản cố định. Vì vậy để phân tích vốn cố đinh trước hết chúng ta nghiên cứu tính chất và đặc điểm của tài sản cố định của Chi nhánh trong 3 năm qua.
2.1.1. Cơ cấu Tài sản cố định của Chi nhánh
Tài sản cố định là hình thái vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của Chi nhánh có một ý nghĩa khá quan trọng. Trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của Chi nhánh nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn, biết về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc thiết bị.
Tình hình tài sản cố định của Chi nhánh được thể hiện qua bản._. thấy, năm 2003 một đồng vốn chủ sở hữu mà Chi nhánh bỏ ra đã tạo ra 0,138 đồng lãi ròng. Năm 2004 thì kết quả này thu được cao hơn năm 2003 là 0,13 đồng tăng 94,12%. Sang năm 2005 thì chỉ tiêu này đã tăng lên cao hơn năm trước đó, tăng 31,2% so với năm 2004 chứng tỏ Chi nhánh sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn chủ sở hữu nói riêng đã có hiệu quả hơn.
Qua những chỉ tiêu phân tích sơ bộ ở trên có thể thấy rằng tình hình sử dụng nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh mang lại kết quả khá khả quan.
III. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong Chi nhánh
1./. Kết quả đạt được
Thông qua việc phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh cho thấy trong những năm qua Chi nhánh đã đạt được một số kết quả như sau:
- Trong những năm gần đây Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác huy động và sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận thu được ngày càng tăng. Hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh trong ba năm qua đã có chiều hướng tăng lên với một tốc độ khá cao. Năm 2004 tổng doanh thu thuần đã tăng 89,28% so với năm 2003 và trong năm 2005, doanh thu thuần tăng 79,97% so với 2004. Lợi nhuận ròng cũng liên tục tăng qua các năm. Sự tăng lên của các chỉ tiêu này thể hiện khả năng sử dụng vốn có hiệu quả của Chi nhánh.
- Các chỉ tiêu thể hiện sức sản xuất của tổng nguồn vốn, hệ số doanh lợi của tổng vốn và hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu đều tăng qua các năm. Tổng nguồn vốn kinh doanh liên tục tăng chứng tỏ khả năng huy động vốn của Chi nhánh là khá tốt.
Về hiệu quả sử dụng Vốn cố định
Lượng Vốn cố định qua ba năm đều tăng, mặc dù tỷ trọng của nó trong tổng vốn kinh doanh có sự biến động. Các chi tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ đều tăng. Suất hao phí TSCĐ cho một đơn vị doanh thu ngày càng giảm. Công tác khấu hao TSCĐ được thực hiện đúng theo nguyên tắc và đã đạt được hiệu quả.
Về vốn lưu động
Vốn lưu động liên tục tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của Chi nhánh qua các năm. Sức sản xuất và sức sinh lời của VLĐ là những chỉ số phản ánh hiệu quả sử dụng cũng liên tục tăng. Bên cạnh đó tốc độ luân chuyển Vốn lưu động cũng tăng, số vòng quay nhiều hơn và chu kỳ của một vòng tuần hoàn Vốn lưu động ngày càng giảm đi.
- Nộp ngân sách của Chi nhánh ngày càng tăng, chủ yếu là thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Công tác huy động vốn: Chi nhánh đã huy động được một lượng vốn lưu động khá lớn, vay ngắn hạn năm 2003 là 2.395.077 nghìn đồng, năm 2004 là 2.794.577 nghìn đồng và năm 2005 lên tới 7.534.965 nghìn đồng. Ngoài ra Chi nhánh còn đi chiếm dụng được một lượng vốn lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Trong những năm qua ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh đã không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm việc, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Chi nhánh đã tổ chức linh hoạt cơ cấu vốn. Dùng vốn ngắn hạn để đầu tư vào mục đích dài hạn. Điều này đã làm giảm chi phí sử dụng vốn làm cho lợi nhuận của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Đó là một thành tích đáng khích lệ rất quan trọng đối với Chi nhánh.
Bên cạnh những kết quả đạt được Chi nhánh còn có một số tồn tại.
2./. Hạn chế và nguyên nhân
- Nợ phải trả của Chi nhánh cũng chiếm một tỷ trọng lớn. Năm 2003 nợ phải trả chiếm 88,66% so với tổng nguồn vốn. Năm 2004 là 91,27% và năm 2005 là 91,10%, mà trong số nợ phải trả thì chủ yếu là nợ ngắn hạn. Hệ số tự tài trợ liên tục giảm qua các năm và nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số công nợ thể hiện khả năng độc lập về tài chính của Chi nhánh rất kém.
- Trong khoản nợ phải trả bao gồm nợ người cung ứng, người mua ứng trước, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp chưa đến hạn thanh toán. Nói chung các khoản này đều là các khoản chiếm dụng hợp pháp. Bởi vậy Chi nhánh đã huy động cao độ hiệu quả sử dụng loại vốn này. Nó đã làm cho đòn bẩy tài chính của Chi nhánh luôn dương, có tác dụng khuếch đại lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Bởi vì khi sử dụng loại vốn này Chi nhánh không phải trả chi phí sử dụng vốn. Tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hiện nay diễn ra tương đối phổ biến, nhưng nói chung khi chiếm dụng vốn của người khác là không tốt. Nó thể hiện tình hình tài chính của Chi nhánh đang gặp khó khăn, thiếu lành mạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Chi nhánh với khách hàng. Đứng trước thực trạng này đòi hỏi ban lãnh đạo Chi nhánh phải sớm đưa ra những biện pháp chủ động, tìm nguồn vốn ổn định có tính chất vững chắc để đảm bảo cho nhu cầu vốn kinh doanh của Chi nhánh. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn trong thời gian tới.
- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là quá thấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tự tài trợ của Chi nhánh. Đây là một điểm yếu cần khắc phụ sớm.
- Xét về khoản đầu tư ngắn hạn: Về khoản này Chi nhánh hầu như không có trong những năm gần đây. Điều này cho thấy có thể Chi nhánh không có khoản dôi dư để đầu tư vào loại này.
- Về các khoản phải thu: Nhìn chung khoản phải thu trong 3 năm qua của Chi nhánh liên tục tăng và chiến tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu TSLĐ, cụ thể cuối kỳ năm 2003 khoản phải thu chiếm 44% với tài sản lưu động, thì đến năm 2004 và 2005, các con số tương ứng là 63% và 62%. Những điều này cho thấy tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn là rất lớn.
Hệ số vốn bị chiếm dụng của Chi nhánh đều tăng qua các năm và ở mức khá cao. Thực tế phân tích cho thấy số vốn của Chi nhánh đã bị chiếm dụng quá nhiều, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Trong khi vốn của mình bị chiếm dụng thì Chi nhánh lại phải bỏ ra chi phí sử dụng vốn để đi vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.
- Xét về hàng tồn kho: lượng hàng tồn kho của Chi nhánh liên tục tăng và tăng với tốc độ rất cao, năm 2004 đã tăng 90,15% so với 2003. Đặc biệt năm 2005 lượng hàng tồn kho còn tăng với tốc độ cao hơn năm 2004. So với năm 2004, lượng hàng tồn kho đã tăng gấp 2,055 lần với mức tăng tuyệt đối là 1.572161 nghìn đồng. Hơn nữa, hàng tồn kho lại chiếm một tỷ trọng khá cao trong Tổng Tài sản. Điều này dẫ đến việc Chi nhánh bị ứ đọng vốn khá nhiều.
- Vốn bằng tiền của Chi nhánh cũng liên tục giảm trong 3 năm trở lại đây. Lượng tiền mặt tại quỹ của Chi nhánh đã quá ít nay lại càng giảm. Cơ cấu lượng vốn bằng tiền như vậy là không hợp lý bởi nhiều khi có những khoản phải chi tức thời mà lượng tiền trong quỹ quá ít sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên đây là một số kết quả đạt được và những hạn chế trong việc sử dụng vốn của Chi nhánh. Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa để phát huy những mặt mạnh đồng thời tìm các biện pháp khắc phục những yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn hơn nữa.
Phần III
Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh Thương Mại và Xây dựng Công ty cổ phần Xây dựng số 18
I./ Mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới
Năm 2005 là năm Chi nhánh có rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh:
- Do chuyển đổi công tác cổ phần hoá nên số lao động trong Chi nhánh có nhiều biến động.
- Công tác thu hồi công nợ đối với các chủ đầu tư chậm, nhất là các điện lực như: Phú Thọ, Hà Tây…do đó kéo dài việc hoàn trả lại vốn cho Chi nhánh dẫn đến tình trạng các khoản nợ bị quá hạn, nên việc tạo nguồn vay từ phía công ty cho Chi nhánh để phục vụ sản xuất kinh doanh là rất hạn chế.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh chưa chủ động trong công việc.
Trong năm tới Chi nhánh sẽ cố gắng thực hiện tăng giá trị sản lượng, tăng doanh thu so với năm 2005; đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý vật tư thiết bị, các chi phí khác. Nâng cao thu nhập người lao động, tăng hơn nữa khoản nộp ngân sách nhà nước; nâng cao khả năng thanh toán, tạo ra tình hình tài chính lành mạnh cho Chi nhánh; khai thác hết công suất máy móc thiết bị để đạt doanh thu cao hơn nữa, nhằm thực hiện vượt định mức kế hoạch, tăng thu nhập cho người lao động…
Riêng đối với lĩnh vực vốn trong Chi nhánh, huy động và sử dụng vốn là hai mục tiêu song song quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Làm tốt công tác huy động Chi nhánh có nhiều vấn đề để hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời sử dụng vốn có nhiều hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh có nhiều lợi nhuận. Muốn huy động được nhiều vốn Chi nhánh phải chiếm được lòng tin của các nhà cung cấp. Để làm được điều đó Chi nhánh phải làm tốt công tác sử dụng vốn để tạo ra nhiều lợi nhuận. Đó là mục tiêu lâu dài của Chi nhánh.
II. Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở Chi nhánh dịch vụ và thương mại công ty cổ phần xây dựng số 18
Qua thực tế xem xét tình quản lý và sử dụng vốn cũng như hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm vừa qua chúng ta thấy rằng mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong việc hoạt động kinh doanh, nên đã đạt được một số kết quả nhất định. Chi nhánh đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
Tuy nhiên đi sâu vào phân tích tình hình thực tế của Chi nhánh cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được Chi nhánh còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong vấn đề hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế khắc phục những tồn tại hạn chế, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Chi nhánh.
1. Tăng cường huy động vốn cho Chi nhánh
Vốn là điều kiện cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ Doanh nghiệp nào. Giữa vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh có mối quan hệ tương tác với nhau. Việc đảm bảo kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Xuất phát từ việc đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay. Vấn đề đặt ra là Chi nhánh phải tạo vốn như thế nào để có thể cung cấp đầy đủ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Trước hết: Chi nhánh cần xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó Chi nhánh đề ra các biện pháp tổ chức huy động kịp thời tránh tình trạng thiếu vốn như hiện nay gây ảnh hưởng xâú tới hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn, Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch huy đông bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định rõ số vốn hiện có và số vốn cần bổ xung. Qua thực tế cho thấy tại Chi nhánh đến cuối năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 8.90% và nguồn vốn vay là 91.10% Vì vậy để đảm bảo nhu cầu vốn đặc biệt là vốn lưu động, trước hết Chi nhánh cần phải cần tìm cách huy động tối đa nội lực từ bên trong, tăng cường huy động các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trước mắt, tận dung các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán: các khoản phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng chưa đến hạn nộp, áp dụng hình thức tín dụng thương mại (mua chịu với người cung cấp) vì khi sử dụng những khoản vốn này Chi nhánh sẽ giảm bớt được nhiều chi phí huy động, nếu huy động được càng nhiều số vốn này Chi nhánh càng có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
* Thứ hai: Chi nhánh cần khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong nội bộ của mình. Đây là biện pháp dựa vào những điều kiện tiềm năng sẵn có của Chi nhánh để huy động vốn một cách tối đa. Thực tế cho thấy số vốn chuẩn bị chiếm dụng hiện nay của Chi nhánh quá lớn buộc Chi nhánh phải đi vay ngắn hạn để có vốn sản xuất. Như vậy nếu Chi nhánh thu hồi được nhanh chóng các khoản phải thu thì mới có thể bổ xung cho nhu cầu vốn lưu động từ đó làm giảm các khoản vay không đáng có. Chi nhánh có thể vay của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Đây là nguồn vốn rất hữu ích cho hoạt động của Chi nhánh vì tiềm năng của nó nhiều khi rất lớn. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển và mở rộng quy mô sản xuất của Chi nhánh thì thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng theo. Việc khai thác nguồn vốn này sẽ giúp cho Chi nhánh có thêm vốn hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải qua thủ tục phức tạp và các đòi hỏi khác khi vay vốn của Chi nhánh.
Song song với kế hoạch huy động vốn Chi nhánh cần chủ động lập kế hoạch nhằm hình thành nên các dự định về phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập sao cho có hiệu quả nhất như đầu tư vào máy móc thiết bị là bao nhiêu và cung ứng nguyên vật liêụ thế nào cho thích hợp.
Khi nguồn vốn huy động được sử dụng, cần căn cứ vào kế hoach huy động và sử dụng vốn đã tạo lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của Chi nhánh. Nếu trong trường hợp có phát sinh thêm nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chi nhánh cần chủ động đáp ứng kịp thời nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục không gián đoạn. Ngược lại nếu thừa vốn Chi nhánh phải có biện pháp sử lý linh hoạt như đầu tư mở rộng, cho các đơn vị khác vay nhằm đảm bảo đồng vốn luôn vận động và không ngừng sinh lãi.
Kế hoạch huy động và sử dụng vốn kinh doanh là một bộ phận quan trọng của kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như các kế hoạch khác do đó việc lập kế hoạch này nhất thiết phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính của các kỳ trước làm cơ sở. Kế hoạch phải được lập sát, đúng và đồng bộ làm cơ sở tin cậy cho việc tổ chức huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh mang lại hiệu quả cao nhất.
2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định của Chi nhánh có thể được sử dụng để mua sắm các tài sản cố định hữu hình và vô hình, đầu tư dài hạn. Chi nhánh cần thực hiện đúng các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng tốt khâu chuẩn bị đầu tư, lập và thẩm định dự án đầu tư để tránh các hoạt động đầu tư kém hiệu quả.
Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu cấu thành nên vốn cố định của Chi nhánh. Do vậy để việc quản lý vốn cố định đạt hiệu quả thì cần phải quản lý tốt tài sản cố định, phải vận dụng tối đa công suất của nó trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tránh những hiện tượng hao mòn vô hình rất dễ xảy ra trong điều kiện phát triển khoa học kỹ thuật mạnh mẽ như hiện nay. Đồng thời phải thanh lý những tài sản cố định không còn sử dụng được.
Quản lý và sử dụng vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Điều đó không chỉ có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất kinh doanh mà còn do việc sử dụng vốn thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro.
* Chi nhánh cần phải xác định được nhu cầu vốn đầu tư vào tài sản cố định đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp.
Chi nhánh có thể khai thác nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đầu tư vào tài sản cố định, tuy nhiên mỗi nguồn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Bởi vậy Chi nhánh cần phải xem xét kỹ lưỡng từng nguồn vốn sao cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp mình, tận dụng tối đa những ưu điểm của những nguồn vốn huy động.
* Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả bao gồm cả việc bảo toàn tài sản cố định, hơn nữa Chi nhánh còn phải phát triển được vốn cố định sau mỗi kỳ kinh doanh.
Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều kỳ kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu, còn giá trị lại dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Vì vậy bảo toàn vốn cố định luôn bao gồm hai mặt: hiện vật và giá trị. Trong đó bảo toàn về mặt hiện vật là tiền đề để bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị.
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau:
- Phải đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động của vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn, điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ, chi phí khấu hao, tránh tình trạng mất vốn cố định.
Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp tuyến tính cố định, phương pháp này có ưu điểm là giá cả ổn định nhưng có nhược điểm là không phản ánh đúng sự hao mòn thực tế cả hao mòn hữu hình và vô hình. Theo cách này có thể tránh được trường hợp thấp hơn hoặc cao hơn mức hao mòn thực tế, nếu đánh giá thấp hơn thì sẽ không đảm bảo thu hồi vốn khi hết thời gian sử dụng, còn nếu đánh giá cao hơn thì sẽ làm tăng chi phí một cách giả tạo…. Vì vậy, Chi nhánh cần phải xem xét cụ thể mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá sản phẩm đầu ra để có chính sách khấu hao phù hợp như khấu hao nhanh để đảm bảo thu hồi vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh .
- Cần quan tâm đổi mới trang thiết bị phù hợp với nhu cầu thụ trường. Trong thời gian qua Chi nhánh mới quan tâm đến máy móc thiết bị. Đây là loại tài sản cố định cần trực tiếp cho thi công công trường, cần phải đầu tư sao cho hợp lý, đồng bộ…
- Thực hiện tốt chế độ sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định định kỳ tránh tình trạng trong quá trình thi công bị hỏng hóc sẽ làm gián đoạn quá trình thi công.
- Cần phải khắc phục và đổi mới hơn nữa trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh, cụ thể Chi nhánh cần có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa trong việc sử dụng vật liệu, máy móc… để có thể tiết kiệm ở mức cao nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các công trình xây dựng. Tăng thêm uy tín góp phần thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tài sản lưu động của Chi nhánh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, nên tài sản lưu động có một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động càng hiệu quả thì càng có thể thực hiện được nhiều công trình, nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ, phân bổ hợp lý các giai đoạn luân chuyển của vốn.
Tài sản lưu động của Chi nhánh những năm qua thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản mà trong loại tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, điều này có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì Chi nhánh đã bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh khoản phải thu chiếm tỷ lệ lớn thì hàng tồn kho chiếm tỷ lệ không nhỏ, và ngày càng tăng, Đây là những khoản không sinh lời mà Chi nhánh vẫn phải mất chi phí cho nó. Tất nhiên đây là do yêu cầu cạnh tranh của thị trường, Chi nhánh có một số ưu đãi với chủ hàng, nhưng liệu ưu đãi có đúng không, trong khi đó Chi nhánh lại đang thiếu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán nhanh của Chi nhánh trong những năm qua còn quá thấp. Thiết nghĩ Chi nhánh phải rút số vốn bị chiếm dụng về càng nhanh nhất càng tốt, để bổ sung vào vốn lưu động. Hiện nay tiền mặt của Chi nhánh chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng tài sản lưu động và vốn đầu tư ngắn hạn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động Chi nhánh cần quan tâm một số vấn đề sau:
3.1. Tổ chức thu hồi công nợ
Một thực tế là những năm qua số vốn của Chi nhánh bị khách hàng chiếm dụng quá cao, khả năng thanh toán gặp nhiều khó khăn, kỳ thu tiền bình quân kéo dài. Vì vậy để phát huy vai trò tự chủ về tài chính đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn Chi nhánh cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn của Chi nhánh bị chiếm dụng quá cao làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh. Đẩy mạnh công tác thanh toán, thu hồi công nợ một cách nhanh chóng đúng chế độ đúng thời hạn là một biện pháp tích cực nhằm thu hồi vốn và tăng số vòng quay của vốn sản xuất nói chung và vốn lưu động nói riêng. Mặc dù những năm trước công tác thu hồi công nợ luôn được Chi nhánh quan tâm song tình hình khách hàng chiếm dụng vốn của Chi nhánh vẫn có chiều hướng ngày càng tăng. Chính vì thế để hạn chế tới mức thấp nhất một số vốn bị chiếm dụng Chi nhánh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản phải thu, thường xuyên đôn đốc để thu hồi các khoản đó đúng thời hạn.
Có các biện pháp phòng ngừa rủi ro, không để các khoản thu khó đòi xảy ra như nghiên cứu kỹ khách hàng trước khi làm hợp đồng, yêu cầu đặt cọc…
Có chính cách tín dụng đúng đắn hợp lý đối với khách hàng
Có biện pháp cứng rắn đối với khách hàng thanh toán chậm so với thời gian hợp đồng đã ký kết như tính lãi suất bằng với lãi suất quá hạn của các ngân hàng thường áp dụng.
Trước khi ký hợp đồng với khách hàng Chi nhánh cần phải xem xét kiểm tra tình hình tài chính của khách hàng, đặc biệt là những hợp đồng của những công trình lớn, giá trị hợp đồng cao. Chi nhánh có thể từ chối tham gia dự thầu, ký kết hợp đồng với những khách hàng có khả năng tài chính yếu kém, nợ nần dây dưa..
- Trong các hợp đồng ký kết mới Chi nhánh cần phải quy định rõ không chỉ ở phương thức thanh toán mà còn phải đưa ra một số các biện pháp cứng rắn hơn khi khách hàng vi phạm kỷ luật về thời gian thanh toán thông qua lãi suất phạt nếu khách hàng nợ quá hạn tới từng thời điểm cụ thể. Điều đó sẽ buộc khách hàng phải có trách nhiệm một cách đầy đủ nghiêm túc các điều khoản hai bên đã cam kết trong hợp đồng.
- Chi nhánh cần đưa vào áp dụng các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng như giảm giá hàng bán, chiết khấu bán hàng để khuyến khích khách hàng thanh toán sớm tiền hợp đồng đã nhiệm thu. Hạn chế việc thanh toán chậm, nợ nần dây dưa. Để xác định mức chiết khấu cho hợp lý, phù hợp với từng thời điểm, thời gian khách hàng thanh toán tiền hàng thì Chi nhánh cần phải dựa vào lãi suất vay ngân hàng mà Chi nhánh sẽ phải đi vay nếu khách hàng không thanh toán sớm. Bởi vậy việc giảm giá chiết khấu cho khách hàng một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền hàng sao cho tỷ lệ đó nhỏ hơn so với chi phí mà Chi nhánh bỏ ra để có được một lượng vốn tương ứng với số tiền thanh toán, làm như vậy Chi nhánh vẫn có lợi hơn là để cho khách hàng nợ một thời gian và trong thời gian đó Chi nhánh lại phải bỏ ra chi phí hoạt động vốn phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Đối với những khoản nợ cũ thì Chi nhánh cần phải theo dõi từng đối tượng thời gian thanh toánh để xắp xếp chúng theo từng loại đối tượng để theo dõi. Chi nhánh cần thu hồi dứt điểm các khoản nợ này nếu họ không chịu thanh toán nợ đến hạn thì Chi nhánh có thể dùng tài sản thế chấp của họ để thanh lý thu hồi nợ, đòi nhà bảo lãnh (nếu có) sau khi áp dụng tất cả các biện pháp trên mà vẫn chưa thu hồi vốn thì điều cần thiết là Chi nhánh phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật. Cụ thể Chi nhánh nên phân loại nợ phải thu và lập bảng để thu từng loại nợ phải thu ứng với các giải pháp thu nợ thích hợp.
Đối với những khoản nợ trong thanh toán thì Chi nhánh cần chuẩn bị tốt chứng từ khi đến hạn thanh toán, nhắc nhở đôn đốc khách hàng. Đối với nợ đến hạn thanh toán thì Chi nhánh nên dùng các biện pháp có tính tự nguyện như cho người đến tận Chi nhánh của họ để nhắc nhở. Còn đối với nợ quá hạn thì Chi nhánh nên dùng các biện pháp mạnh có tính cưỡng chế như sự can thiệp của pháp luật.
Đứng trước tình hình công nợ tình hình tài chính của Chi nhánh như hiện nay Chi nhánh cần thiết lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi, việc này trước đây Chi nhánh chưa làm được. Xây dựng quỹ dự phòng tài chính có thể bù đắp cho các khoản nợ khó đòi, giúp Chi nhánh tránh được những khó khăn về tài chính, những ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của Chi nhánh.
3.2.Về thành phẩm tồn kho
Qua số liệu cho ta thấy thành phẩm tồn kho của Chi nhánh chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, Do đó Chi nhánh phải xem xét một cách cụ thể sao cho phù hợp với tình hình hiện tại và khả năng đáp ứng của Chi nhánh.
Sau đây là một số biện pháp chủ yếu.
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu hoặc hàng hoá cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.
- Xác định và lựa chọn người cung ứng thích hợp. Doanh nghiệp cần cân nhắc các nguồn cung ứng và người cung ứng. Mục tiêu cần đạt được trong việc lựa chọn là giá cả thấp, những điều khoản thương lượng thuận lợi( thời gian và địa điểm giao hàng, điều kiện được hưởng tín dụng thương mại …) và tất cả gắn liền với chất lượng thoả đáng của hàng hoá.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hoá, từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm nguyên vật liệu hoặc hàng hoá có lợi cho Doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường. Đây là một biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của Doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí vận chuyển bốc dỡ.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu hoặc hàng hoá. áp dụng thưởng phạt vật chất thích đáng để tránh tình trạng mất mát, hao hụt quá mức vật tư hàng hoá.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư hàng hoá bị ứ đọng, có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó để thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với tài sản và vật tư hoặc hàng hoá, lập dự phòng giảm giá đối với các loại vật tư cũng như các loại hàng tồn kho nói chung. Đây cũng là biện pháp giúp cho Doanh nghiệp chủ động bảo toàn Vốn lưu động.
3.3. Quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định đòi hỏi thường xuyên phải có một lượng tiền tương xứng mới đảm bảo cho tình hình Tài chính của Doanh nghiệp ở trạng thái bình thường.
+ Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền.
Cần phải thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi, đặc biệt là đối với các khoản thu chi bằng tiền mặt để tránh sự mất mát hoặc lạm dụng tiền của Doanh nghiệp mưu lợi ích cho cá nhân. Trong việc quản lý cần phải chú ý một số điểm sau:
- Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải thông qua quỹ.
- Phải có sự phân định trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa thủ quỹ và nhân viên tiền mặt.
- Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Cuối mỗi ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tiền tồn quỹ và đối chiếu với số liệu của sổ quỹ của kế toán. Nếu có sự chênh lệch, thủ quỹ và kế toán quỹ phải kiểm tra lại để chính xác nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý kịp thời.
- Cần xác định nguyên tắc chi tiêu bằng tiền mặt. Các khoản chi chủ yếu cần thanh toán không dùng tiền mặt, các khoản chi có tính chất lặt vặt hoặc rất cần thiết mới dùng tiền mặt.
- Cần chú ý quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng tiền mặt: xác định rõ đối tượng, các trường hợp, mức độ và thời hạn được tạm ứng.
+ Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì dự trữ tiền tệ ở mức cần thiết
Phải thường xuyên đảm bảo có một khối lượng tiền đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và các khoản chi tiêu khác hàng ngày của Chi nhánh. Điều này đòi hỏi phải thực hiện tốt việc kế hoạch hoá lưu chuyển tiền tệ của Doanh nghiệp. Trong đó cần xác định mức dự trữ tiền tệ cần thiết bao gồm cả tiền mặt tại quỹ và tiền gửi.
- Việc xác định mức dự trữ tiền tệ cần thiết giúp cho Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tổ chức, quản lý vốn bằng tiền.
Trên đây là những biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Chi nhánh. Để có thể thực hiện được cần phải có các điều kiện cần thiết, sau đây là một số kiến nghị của ban lãnh đạo Chi nhánh.
IV. Các kiến nghị điều kiện để thực thi biện pháp:
Là đơn vị trực thuộc Công ty Cổ Phần Cơ khí xây dựng số 18, trong bối cảnh Chi nhánh đang chuyển đổi cơ chế từ doanh nghiệp sang Chi nhánh Cổ Phần nên sẽ gặp phải những khó khăn tức thời. Song để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng như để cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh có hiệu quả hơn, ban lãnh đạo Chi nhánh đã đề nghị công ty một số nội dung sau:
- Công ty tạo điều kiện cho Chi nhánh vay vốn nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem về lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
- Công ty tạo điều kiện cho Chi nhánh đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh thêm một số ngành nghề mới nhằm phát triển đồng hành cùng với Công ty ngày một lớn hơn.
- Đề nghị Công ty giúp đỡ và hỗ trợ Chi nhánh tìm kiếm việc làm, nguồn vốn vay, giao việc khi Công ty ký kết được các hợp đồng xây lắp và xây dựng .
- Đứng ra bảo lãnh Ngân hàng vay vốn cho Chi nhánh theo kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Công ty giao nhiệm vụ.
Kết luận
Hoạt động trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. Để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các nguồn lực. Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Sau thời gian tiếp xúc thực tế tại Chi nhánh Thương Mại và Xây dựng Công ty Cổ phần Xây dựng số 18, được sự giúp đỡ của Ban giám đốc cũng như các phòng ban nghiệp vụ trong Chi nhánh đặc biệt sự chỉ bảo cặn kẽ của thầy giáo hướng dẫn TS. Đàm văn Huệ trên cơ sở những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Với mục đích đối chiếu giữa thực tế và kiến thức đã học để đưa ra những nhận xét, gợi ý hướng giải quyết để hoàn thiện hơn nữa việc quản lý và sử dụng vốn của Chi nhánh, song hạn chế về thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũng như kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn bài khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, rất mong được các thầy, cô giáo, các cô các chú cán bộ, nhân viên trong Chi nhánh nhận xét, góp ý để em hoàn thiện hơn nữa khoá luận cũng như kiến thức của bản thân.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Đàm Văn Huệ, ban lãnh đạo Chi nhánh, và cán bộ các phòng ban nghiệp vụ đã tận tình chỉ bảo em trong thời gian qua.
Danh mục tài liệu tham khảo.
1. Giáo trình Quản trị Tài chính – Viện ĐH Mở Hà Nội
2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Viện ĐH Mở Hà Nội
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- chủ biên PTS.Lưu Thị Hương- Khoa Ngân hàng-Tài chính ĐHKTQD – NXB giáo dục 1998.
4. Quản trị tài chính doanh nghiệp – PTS.Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ, Th.s Ngyễn Quang Ninh – NXB Thống kê - 1998.
5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Khoa Kế toán ĐHKTQD – NXB Giáo dục 1997.
6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường ĐH QLKDHN.
7. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ - TS. Đàm Văn Huệ - NXB Đại học KTQD 2006.
8. Báo cáo tài chính Chi nhánh Thương Mại và Xây Dựng Công Ty cổ phần Xây dựng số 18 năm 2003, 2004, 2005.
9. Tạp chí Tài chính.
Mục Lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32563.doc