Một số vấn đề về triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI

MỤC LỤC Lời mở đầu Xã hội nào trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh, ấm no về vật chất cùng với sự đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội. Để thực hiện được mục tiêu đó, phải tiến hành nhiều hoạt động kinh tế- xã hội. Mỗi hoạt động có những đặc thù và chức năng riêng của mình. Nhưng có một hoạt động không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận. Đó là Bảo hiểm - một hoạt động dịch vụ tài chính dựa trên nguyên tắc số đông bù số

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng Công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ít. Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm, đồng thời góp phần ổn định đời sống, sản xuất cho người tham gia. Nhờ có bảo hiểm, những thiệt hại do thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra với một người sẽ được bù đắp, san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người. Do đó, nó là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức, giúp họ yên tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy từ khi ra đời cho đến nay ,ngành Bảo hiểm đã không ngưng phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù Bảo hiểm ở Việt Nam xuất hiện khá muộn so với các nước phát triển trên thế giới nhưng từ khi ra đời cho đến nay,ngành Bảo hiểm Việt Nam đã có những bước phát triển không ngừng,góp phần đáng kể vào sự ổn định đời sống kinh tế cho người dân và tăng thu nhập cho Nhà nước. Từ năm 1990 đến 1996, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành bảo hiểm thương mại Việt Nam đạt từ 35% đến 40%. Nghị định 100/CP ngày 18/2/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm đã mở ra một hướng đi mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam, tạo điều kiện cho nhiều loại hình doanh nghiệp cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm mới ra đời và phát triển.Cụ thể: thị trường bảo hiểm Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định nhất khu vực cũng như thế giới. với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993-2004 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đã tăng từ 0,37% (1993) lên đến 1,8 % (2004). Năm 2005 Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2005 tiếp tục có sự phát triển mạnh, doanh thu bảo hiểm tăng khoảng 21%. Ước tính, doanh thu phí toàn ngành bảo hiểm năm 2005 đạt 15.000 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 5.900 tỷ đồng Năm 2007, doanh thu BH đạt 17.846 tỉ đồng, chiếm 2,11% GDP, trong đó NT đạt 9.486 tỉ đồng, PNT đạt 8.360 tỉ đồng. Năm 2008, doanh thu BH đạt 27.000 tỉ đồng, chiếm 2,22% GDP, trong đó NT đạt 10.339tỉ đồng, tăng trưởng 9,3%, PNT đạt 10.855 tỉ đồng, tăng trưởng 31,2%. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được bắt đầu triển khai từ năm1989. Sau Nghị định 100/CP với sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trở lên gay gắt hơn, tính hiệu quả được chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Đặc biệt,từ khi Việt Nam gia nhập WTO ngành Bảo hiểm càng có cơ hội phát triển hơn nữa với sự tham gia của rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài.Mặc dù vậy tình hình Bảo hiểm cháy nổ cũng không mấy khả quan, một phần các doanh nghiệp Bảo hiểm chưa khai thác tốt thị trường,một phần do nhận thức chưa đúng về Bảo hiểm của người dân,đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao .Chính vì vậy,ngày 08/11/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các doanh nghiệp,cơ sở kinh doanh có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao.Đây là khung pháp lý đầu tiên dành riêng để điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ. Tiếp đó, ngày 24/4/2007, Bộ Tài chính và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 28/QĐ/BTC ngày 24/4/2007 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Với sự tham gia của Nhà nước cùng sự phát triển của thị trường Bảo hiểm,các nhà làm bảo hiểm cần đặt ra câu hỏi:Làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm cháy.Đây chính là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam-PVI. Xuất phát từ thực tế đó và sau một thời gian công tác, tìm hiểu thực tế tại Phòng bảo hiểm Tài sản-Kỹ thuật của công ty bảo hiểm Dầu khí Đông Đô PVI cùng với sự nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, em đã chọn chuyên đề: Một số vấn đề về triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam PVI để nghiên cứu. Mục đích của chuyên đề nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về nghiệp vụ bảo hiểm cháy và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí VN. Bên cạnh đó, em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại PVI. Chuyên đề được chia thành 3 phần: Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm cháy Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy tại Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CHÁY 1.1.2 Giới thiệu chung về bảo hiểm cháy Cho đến nay, bảo hiểm không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem bảo hiểm xuất hiện từ khi nào lại là điều khó khăn hơn nhiều. Nhìn chung, mọi ý kiến đều cho rằng bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển của lịch sử loài người. Lịch sử loài người trước hết là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên. Trong quá trình đó, con người phải từng bước chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đồng thời cũng luôn phải chịu sự tác động của thiên nhiên, phải đương đầu với thiên tai và gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Do đó, một mặt đấu tranh với thiên nhiên, mặt khác hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của thiên tai luôn là nhiệm vụ cấp bách của mọi thời đại. Thông thường người ta hạn chế bằng nhiều cách: tránh né rủi ro, tự đề phòng và tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, con người dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung theo cộng đồng có hiệu quả hơn rất nhiều. Đây chính là tiền đề của bảo hiểm, nghĩa là nhiều người cùng nhau góp tiền hoặc lập ra một quỹ chung để khi có thiên tai hay tai nạn xảy ra bất ngờ gây tổn thât thì người ta sẽ lấy từ quỹ chung ra để bù đắp cho những người bị tai nạn bất ngờ đó. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, yếu tố tác động đến đời sống con người không chỉ có thiên nhiên mà còn cả yếu tố xã hội nữa. Những tổn thất, không chỉ do thiên nhiên mà còn do cả chiến tranh, khủng hoảng kinh tế. Trong hoàn cảnh đó, vấn đề thành lập quỹ chung để bù đắp tổn thất lại tỏ ra hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cũng từ đó hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và tính ưu việt của nó được thể hiện ngày một rõ nét hơn. Bảo hiểm cháy cũng như bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con người luôn luôn phải vật lộn với rủi ro. Nhiều loại rủi ro được xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con người. Hơn nữa, sự phát triển của con người phần nào đã hạn chế kiểm soát được rủi ro này nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc làm phát sinh nhiều loại rủi ro mới. Chính sự đe doạ trực tiếp của rủi ro mà bảo hiểm cháy ra đời như một tất yếu khách quan. Vào thời trung đại rồi phục hưng, ở Châu Âu vẫn chưa có hệ thống phòng cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế La Mã trị vì. Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn, người dân Anh mới nhận thức được tầm quan trọng của của việc thiết lập hệ thống phòng cháy-chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666 cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn: thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của Lloyd’s và nhà thờ Saint Paul. Mức độ nghiêm trọng của thảm họa này đã dẫn tới sự ra đời của công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên tại nước Anh. Vào năm 1667 văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên được thành lập với tên gọi rất đơn giản “The fire office” với tiền thân là những người lính cứu hỏa Luân Đôn. Năm 1684, Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời lấy tên là “Friendly Society Fire Office”, Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, người được bảo hiểm phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó hàng loạt các công ty bảo hiểm cháy khác ra đời ở Anh như: Amicable (1696), Sun (1710), Union (1714) và vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ở Anh, bảo hiểm cháy mở rộng sang các nước khác trên lục địa Châu Âu. Ngay từ năm 1677 tại Hambourg (Đức) đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố. Trong khoảng 200 năm ra đời và phát triển, bảo hiểm cháy đã đáp ứng được nhu cầu khẩn thiết chống lại sức tàn phá của các vụ hỏa hoạn. 1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của Bảo hiểm cháy Tại Việt Nam, bảo hiểm cháy được bắt đầu thực hiện từ cuối những năm 1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai hoạt động này chỉ đơn thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Mãi đến năm 1993 sau khi có nghị định 100/CP, nghiệp vụ này mới thực sự phát triển ở nước ta. Mỗi năm nước ta xảy ra hàng nghìn vụ làm chết, bị thương hàng trăm người, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt số vụ cháy lớn ngày càng gia tăng, điển hình như: -Cháy chợ Đồng Xuân (14/7/1994) gây thiệt hại gần 140 tỷ đồng. Có 2364 hộ kinh doanh và hàng chục nghìn đại lý, khung chợ bị thiệt hại người kinh doanh lâm vào hoàn cảnh khó khăn do mất hết hàng hóa, tiền của không còn nơi làm việc. -Vụ cháy xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Sông Bé (1995) thiệt hại gần 18 tỷ đồng. -Vụ cháy xí nghiệp giày An Đình - Hải Phòng (1996) thiệt hại khoảng 1 triệu đô la. -Vụ cháy kho xăng dầu 131 Thủy Nguyên - Hải Phòng ngày 26/6/1997 gây thiệt hại 31 tỷ đồng. -Năm 1997 còn một số vụ cháy lớn như là: Vụ cháy Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bình (sản xuất giày Sông Bé) là 6,03 tỷ đồng; vụ cháy tại xí nghiệp dược Trà Vinh gần 2 tỷ đồng. -Những vụ cháy lớn trong năm 2000 có thể kể đến là vụ cháy Công ty may Hải Sơn với thiệt hại là 7,5 tỷ đồng; vụ cháy Công ty Muraya Việt Nam với thiệt hại là 6,25 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty TNHH Thịnh Khang với trị giá 6,2 tỷ đồng. Từ năm 2002 đến năm 2006, toàn quốc đã xảy ra 11.795 vụ cháy, nổ với thiệt hại ước tính là 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê được và trên thực tế nếu tính toán đầy đủ, thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều. Đặc biệt trong những năm gần đây,kinh tế đất nước phát triển hơn,thu nhập của người dân được cải thiện đáng kể.Do đó việc sử dụng Gas trong sinh hoạt của người dân đã trở nên phổ biến.Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp,cửa hàng kinh doanh sản xuất Gas mở rộng phát triển.Tuy nhiên đi cùng với đó là khả năng có nguy cơ tiềm ẩn xảy ra các vụ cháy nổ Gas ngày một nhiều.Bên cạnh đó là mạng lưới điện của chung ta hiện nay đã rất cũ kỹ,hầu hết các đường điện đều kéo trên đường.Tình trang này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy nổ cao Trong 9 tháng đầu năm 2008, toàn quốc đã xảy ra hàng chục vụ cháy lớn, trong đó 6 vụ cháy lớn đã gây tổn thất vượt quá 12 triệu USD.Hầu hết các vụ cháy nổ lớn ở nước ta đều bắt nguồn từ việc chập điện và nổ khí Gas. Tuy nhiên Hoả hoạn không chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến cho con người và tài sản mà nó còn để lại những thiệt hại và tổn thât khổng lồ cho các doanh nghiệp. Trên thực tế sau khi Hoả hoạn xảy ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpkhông thể phát triển theo kế hoạch kinh doanh đã đặt ra, các doanh nghiệp sẽ mất khoản lợi nhuận do nhà xưởng, máy móc bị hư hại. Để tránh bị phá sản họ phải tiến hành các biện pháp khôi phục lại sản xuất. Bên cạch việc duy trì chi trả tiền lương cho nhân công và thanh toán các chi phí cố định như tiền thuê nhà xưởng, khấu hao, điện nước lãi xuất ngân hàng các doanh nghiệp còn phải thuê thêm nhân viên làm việc thêm giờ để hoàn tất đơn đặt hàng tồn đọng...Rõ ràng những khám phá này không được bồi thường theo đơn bảo hiểm cháy. Để đáp ứng được các khoản chi phí trên, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các quỹ dự trữ, hoặc vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức cho vay khác, song các phương pháp này hoàn toàn thụ động . Một biện pháp hiện nay đang khẳng định tính ưu việt với các nhà đầu tư nước ngoài đó là tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Với loại hình này, các doanh nghiệp không những được bồi thường tài chính cho các khoản chi phí nói trên mà còn được bù đắp phần lợi nhuận ròng bị mất mát mà lẽ ra họ được mà không bị tổn thương. Như vậy có thể nói rằng bảo hiểm cháy đã hạn chế tối thiểu mức ảnh hưởng của các rủi ro tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bằng việc đóng góp một khoản phí nhỏ ( thường là một phần ngàn giá trị của tài sản) người được bảo hiểm có thể đầu tư tối đa và triệt để nguồn vốn nhàn rỗi cho phát triển hoạt động sản xuất, bởi họ không phải trích lập quỹ dự phòng trường hợp xẩy ra rủi ro và quan trọng hơn, bên cạnh việc được bồi thường khi xẩy ra tổn thất họ có một tâm lý an tâm khi tiến hành công việc kinh doanh của mình. Chính vì vậy việc triển khai Bảo hiểm cháy là rất cần thiết Trước hết, bảo hiểm cháy ra đời đáp ứng được nhu cầu cần được bảo vệ của con người trước những rủi ro như cháy có thể gặp trong cuộc sống. Mặt khác, giá trị tài sản của con người ngày càng tăng, vì vậy rủi ro hỏa hoạn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài chính của con người. Cho dù có lạc quan đến đâu thì con người cũng không thể thờ ơ với những rủi ro có thể gây hậu quả nghiêm trọng như hỏa hoạn. Vì vậy bảo hiểm cháy là sự đảm bảo tài chính chắc chắn nhất đối với tài sản của con người. Bảo hiểm cháy ra đời không những bảo vệ tài sản cho những người tham gia bảo hiểm mà nó còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội được liên tục, không bị gián đoạn Khi tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp còn được các công ty bảo hiểm tư vấn về các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cường công tác phòng cháy-chữa cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm bảo đảm an toàn cao nhất. Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, bảo hiểm cháy còn góp phần vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội. Bởi vì thông qua việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn, các công ty bảo hiểm đã góp phần hạn chế những tổn thất, giúp khách hàng có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như mong muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ nguồn phí bảo hiểm thu được từ các nghiệp vụ này được các công ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách Nhà nước để chính phủ sử dụng vào các mục đích xã hội khác. 1.2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY 1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy Hợp đồng bảo hiểm là một thỏa ước được ký kết bằng văn bản giữa một bên là công ty bảo hiểm và một bên là người được bảo hiểm, trong đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp họ phải gánh chịu những tổn thất về tài chính do các sự cố đã được chấp nhận bởi công ty bảo hiểm, gây ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công ty bảo hiểm đã đồng ý và nhận được một khoản tiền do người được bảo hiểm thanh toán (khoản tiền này gọi là phí bảo hiểm). Cũng như các hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm cháy cũng có chung những đặc điểm giống nhau. Song việc ra đời bản quy tắc bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt theo Quyết định số 142/TCQĐ của Bộ Tài Chính trước kia và nay là Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệtđã có những sửa đổi, bổ sung nhất định để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo qui tắc này, một số khái niệm được hiểu như sau: - Cháy : là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. - Hỏa hoạn : là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài nguồn lửa chuyên dùng, gây thiệt hại cho tài sản và những người xung quanh. - Thiệt hại : là sự mất mát, hủy hoại hay hư hỏng của những tài sản được bảo hiểm tại địa điểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Tổn thất : là toàn bộ thiệt hại về người và tài sản bị gây ra do các rủi ro được bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoàn toàn hoặc nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. - Tổn thất toàn bộ ước tính : là tài sản được bảo hiểm bị phá hủy hoặc hư hỏng đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn hơn số tiền bảo hiểm. Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy khoảng cách gần nhất đảm bảo tối thiểu 10m nếu khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc nhà kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy và 20m đối với các nhà kho ngoài trời bằng vật liệu dễ cháy. Việc xác định một đơn vị rủi ro một cách chính xác là cơ sở xác định mức định mức độ rủi ro cũng như là cơ sở để xác định mức phí. - Đối tượng bảo hiểm: bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ phương tiện giao thông, vật nuôi cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác). Cụ thể đối tượng bảo hiểm bao gồm: + Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai). + Máy móc thiết bị phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh. + Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho. + Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản xuất. + Các loại tài sản khác - Giá trị bảo hiểm: + Giá trị bảo hiểm nhà cửa vật kiến trúc được xác định trên chi phí nguyên vật liệu và xây lắp tài sản đó trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Có thể dựa trên thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu làm cơ sở hoặc xác định mới cho từng phần nền móng, sàn nhà, tường, mái, trang trí nội thất. + Giá trị bảo hiểm của bất động sản khác: Máy móc thiết bị được xác định trên cả hai thị trường chi phí vận chuyển và lắp đặt của loại máy móc thiết bị cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất hoặc tương đương trừ đi khấu hao đã sử dụng. + Giá trị bảo hiểm của vật tư hàng hóa đồ dùng trong kho, trong dây chuyền sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở được xác định bằng giá trị bình quân của các loại hàng hóa có mặt trong thời gian bảo hiểm. Các xác định bằng ước tính giá trị số dư bình quân hoặc số dư cao nhất và điều chỉnh theo số dư thực tế của từng tháng hoặc từng qua trong thời gian bảo hiểm. Nếu vật tư hàng mua, mua về để kinh doanh được bồi thường thêm lãi kinh doanh. Lãi kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ lãi bình quân của người được bảo hiểm thu được đối với vật tư hàng hóa trước khi xảy ra tổn thất. - Số tiền bảo hiểm; là số tiền người tham gia bảo hiểm đăng ký với người bảo hiểm trên cơ sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa khi tài sản được bảo hiểm tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu nhưng phải được sự chấp nhận của người bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bảo hiểm. - Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà người tham gia nộp cho công ty bảo hiểm để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả của dịch vụ bảo hiểm. Do vậy, việc tính toán mức phí vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi không phải là đơn giản. Trước khi đưa ra mức phí, công ty bảo hiểm cần cân nhắc kỹ vì đây là một trong những yếu tố cơ bản để cạnh tranh. Phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí tính riêng cho từng loại rủi ro. Đối với rủi ro hỏa hoạn việc định phí dựa trên các yếu tố sau: + Ngành nghề kinh doanh chính của người được bảo hiểm khi sử dụng những tài sản được bảo hiểm vào kinh doanh. + Vị trí địa lý của tài sản. + Độ bền vững của nhà xưởng vật kiến trúc. + Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản được bảo hiểm. + Tính chất của hàng hóa vật tư và cách sắp xếp bảo quản hàng hóa trong kho. +Trang thiết bị và đôi ngũ tuần tra phòng chống cháy của người được bảo hiểm. - Thời hạn bảo hiểm: tùy theo yêu cầu của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm trong một năm hoặc bảo hiểm ngắn hạn. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu cầu tái tục bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm được ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. - Giám định và bồi thường tổn thất: khi rủi ro tổn thất xảy ra người được bảo hiểm phải gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thường cho người bảo hiểm trong đó có bản kê chi tiết ước tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định. Người bảo hiểm có thể yêu cầu người được bảo hiểm cho xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh chụp hoặc tại hiện trường cũng như chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình đang sử dụng cho đến trước khi xảy ra rủi ro tai nạn. + Đối với nhà cửa: cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa. + Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác; nếu tổn thất có thể sửa chữa được thì cơ sở tính là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa không kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu ha nếu bảo hiểm theo giá trị còn lại. + Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là giá thành sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý, (nếu giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán). + Đối với thành phẩm: Cơ sở tính là chi phí sản xuất tính đến thời điểm xảy ra tổn thất. + Đối với hàng hóa dự trữ trong kho và hàng hóa ở các cửa hàng: Cơ sở tính là giá mua(theo hóa đơn mua hàng). Căn cứ vào thiệt hại, số tiền bồi thường được xác định có tính đến việc áp dụng các loại quy tức bồi thường (quy tắc tỷ lệ đối với trường hợp bảo hiểm dưới giá trị và mức miễn thường) Nhìn chung số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm cho cả thời hạn bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thường giới hạn trách nhiệm đó sẽ giảm đi một khoản bằng số tiền bồi thường đã trả (trừ khi người bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã nộp thêm phí bổ sung tương ứng). 1.2.2 Rủi ro được bảo hiểm. Bảo hiểm hỏa hoạn là sự hỗ trợ cho những tổn thất trực tiếp do hỏa hoạn gây ra, Còn rủi ro là những sự cố không chắc chắn xảy ra nhưng có thể gây hư hỏng, thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy, rủi ro được bảo hiểm bao gồm: a. Rủi ro cơ bản: bao gồm những rủi ro sẽ được bảo hiểm. - Hỏa hoạn (do cháy nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhưng loại trừ: + Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên. + Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự tỏa nhiệt hoặc chịu tác động của một quá trình xử lý nhiệt. +Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy rừng với mục đích làm sạch ruộng đồng, đất đai dù ngẫu nhiên hay không - Sét đánh: Chỉ bồi thường cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực tiếp lên đối tượng bảo hiểm (làm biến dạng hoặc gây hỏa hoạn cho tài sản đó). - Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt sử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ sinh hoạt nhưng loại trừ những thiệt hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên. b. Rủi ro phụ: Là những rủi ro từ bên ngoài, độc lập không nằm trong rủi ro cháy nhưng có thể được lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm cháy. - Máy bay, các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào tài sản được bảo hiểm gây thiệt hại. - Gây rối, đình công, bãi công, sa thải. - Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nước biển tràn vào do hậu quả của động đất và núi lửa phun. - Giông bão, lũ lụt, mưa đá. - Vỡ hay tràn nước từ các từ các bể chứa nước, thiết bị chứa nước hoặc đuờng ống dẫn nước. - Hành động ác ý nhưng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng thực hiện hành động trộm cắp. 1.2.3 Rủi ro không được bảo hiểm Trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, bên cạnh các rủi ro được bảo hiểm đều có các điểm loại trừ. Mặc dù người bảo hiểm cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng bằng việc mở rộng những rủi ro được bảo hiểm nhưng không phải tất cả các rủi ro có thể lựa chọn đều được người bảo hiểm chấp nhận. Tuy nhiên vẫn có một số điểm loại trừ có thể thương lượng được, người bảo hiểm tùy theo mức độ rủi ro mà thay đổi mức phí. Song những điểm loại trừ nêu dưới đây được áp dụng cho mọi rủi ro: + Những thiệt hại do gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công nhân, chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân sự hoặc hiếu chiến của nước ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến, cách mạng, đảo chính, lực lượng quân sự tiếm quyền, phong tỏa, giới nghiêm. + Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào hoặc bất kỳ tổn thất hay chi phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên quan đến phóng xạ i-on hóa, nhiễm phóng xạ từ nguyên, nhiên liệu hạt nhân hoặc từ chất thải của nó; các thuộc tính phóng xạ độc, nổ hoặc các thuộc tính nguy hểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó. + Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng lõa của người được bảo hiểm gây ra. + Những thiệt hại về hàng hóa nhận ủy thác hay ký gửi, tiền bạc, kim loại quý, đá quý, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, bản vẽ hay tài liệu thiết kế (trừ khi những hạng mục này được xác định cụ thể là chúng được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm này). + Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất được bảo hiểm hay lẽ ra được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần thiệt hại vượt quá số tiền được bồi thường hay lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm hạng hải do có đơn bảo hiểm này. + Những thiệt hại đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, dò điện hay bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét). + Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn ngoại trừ những thiệt hại đối với tài sản xảy ra do: - Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rủi ro được bảo hiểm. - Bất kỳ rủi ro được bảo hiểm nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn. + Những thiệt hại mang tính hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt hại về tiền thuê nhà được xác nhận là được bảo hiểm trong giấy chứng nhận bảo hiểm. + Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba như đối tượng bảo hiểm bị cháy lan sang các tài sản khác không thuộc sở hữu của người được bảo hiểm. + Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thường. Trên đây là những khái niệm cơ bản về bảo hiểm hỏa hoạn có thể giúp người đọc có một sự hiểu biết tổng quan về bảo hiểm hỏa hoạn. Những khái niệm cơ bản này còn là cơ sở để ta tiếp tục nghiên cứu tiếp trong các chương sau về tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ này tại Công ty bảo hiểm Hà Nội. 1.2.4 Nguyên tắc tính phí Bảo hiểm cháy. Phí bảo hiểm cháy được tính heo công thức: P= Sb*R Trong đó: Sb: số tiền bảo hiểm R:tỷ lệ phí bảo hiểm P:phí bảo hiểm Có rất nhiều yếu tố làm anh hưởng đến biểu phí vì đối tượng của bảo hiểm cháy rất đa dạng về chủng loại,mức độ rủi ro.Bởi vậy không thể áp dụng một biểu phí cố định cho tất cả các loại công trình,tài sản của những công ty có mức độ rủi ro khác nhau.Thông thường các công ty bảo hiểm áp dụng các tỷ lệ phí khác nhau cho tất cả các ngành sản xuất kinh doanh,dịch vụ sau đó điều chỉnh tỷ lệ phí theo các yếu tố tăng (giảm) phí.Trên thực tế,một số yếu tố cơ bản sau ảnh hưởng đến biểu phí: -Vật liệu xây dựng:Tùy theo các yếu tố kết hợp vật liệu xây dựng có thể chịu đựng được lâu dài hay không đối với sức nóng,có thể chia làm 3 loại: +Vật liệu nặng khó bắt lửa và có khả năng chịu lửa tốt như bê tông cốt thép,đá.. +Vật liệu trung gian:là vật liệu nhiều chất hóa học trộn với vật liệu thiên nhiên,khả năng chịu lửa không bằng vật liệu nặng. +Vật liệu nhẹ:loại này dễ bắt lửa và không có khả năng chịu lửa. -Ảnh hưởng của các tầng nhà.Sức chịu đựng của các tầng nhà cũng ảnh hưởng đến phí bảo hiểm. -Phòng cháy chữa cháy:đây một là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tính phí -Cách phân chia đơn vị rủi ro:theo khoảng cách phân chia hay tường chống cháy.Các đơn vị rủi ro càng gần nhau thì phí bảo hiểm càng cao và ngược lại. -Bao bì đóng gói,chủng loại hàng hóa,cách thức xếp đặt Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy thường được chia thành 2 bộ phận:tỷ lệ phí thuần và tỷ lệ hụ phí R= R1 + R2 Trong đó: R1:tỷ lệ phí thuần R2: tỷ lệ phụ phí Khi xác định tỷ lệ phí thuần thường phải căn cứ vào số liệu thống kê một số năm trước đó như:tổng số đơn vị rủi ro tham gia bảo hiểm cháy,số đơn vị rủi ro bị cháy;tổng số tiền bảo hiểm cháy;tổng số tiền bồi thườngbaor hiểm cháy… Trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy,còn áp dụng các mức miễn thường.Tùy theo từng loại tài sản được bảo hiểm ma mức miễn thường được quy định khác nhau.Thông thường,trong bảo hiểm chấyps dụng mức miễn thường có khấu trừ tối thiểu là 2%số tiền bảo hiểm nhưng không dưới 100USD trên mỗi vụ tổn thất và tối đa không quá 2.000USD trên mỗi vụ tổn thất.Đây là mức miễn thường bắt buộc không được giảm phí.Nếu người tham gia bảo hiểm muốn lựa chọn mức miễn thường cao hơn để được giảm phí thì sẽ có thỏa thuận riêng về mức miễn thường và tỷ lệ giảm phí 1.2.5 Giám định và bồi thường tổn thất Giám định tổn thất Giám định tổn thất là cơ sơ xác định chính xác số tiền bồi thường.Khi tổn thất xảy ra,người tham gia bảo hiểm phải kịp thời thông báo tới cơ quan bảo hiểm bằng văn bản,điện thoại,điện tín hoặc fax,bảo đảm 3 nội dung: -Địa điểm,thời gian xảy ra tổn thất. -Đối tượng thiệt hại -Dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất. Sau khi nhận được thông báo,công ty bảo hiểm cử ngay nhân viên có trách nhiệm đến hiện trường làm công tác giám định.Khi giám định phải làm rõ các vấn đề sau: -Thời điểm xảy ra hỏa hoạn và kết thúc hỏa hoạn -Nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn -Thống kê toàn bộ số tài sản bị thiệt hại -Lời khai của các nhân chứng -Công tác phòng cháy chữa cháy và ngăn ngừa thiệt hại khi hỏa hoạn xảy ra Sau đó lập biên bản giám định có chữ ký của các bên(Công an,cảnh sát phòng cháy chữa cháy,chính quyền sở tại…) Căn cứ vào biên bản giám định công ty Bảo hiểm dự trù số tiền bồi thường một lầnhay nhiều lần cho người tham gia bảo hiểm. Bồi thường tổn thất Bồi thường là trách nhiệm ch._.ủ yếu của công ty bảo hiểmkhi xảy ra rủi ro được bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy,công ty bảo hiểm căn cứ vào biên bản giám định,xét bồi thường theo quy tắc tỷ lệ số tiền bảo hiểm Theo quy tắc này,việc bồi thường được quy định: - Nếu thời điểm xảy ra tổn thất,số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm thì số tiền bồi thường(STBT) là: STBT=Giá trị tổn thất thực tế *(Số tiền bảo hiểm/Giá trị bảo hiểm) -Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm của tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất thì số tiền bồi thường ngang băng giá trị tổn thất thực tế -Nếu tại thời điểm xảy ra tổn thất mà giá trị thực tế của tài sản trên thị trường lớn hơn giá trị của tài sản khi tham gia bảo hiểm đánh giá thì số tiền bồi thường sẽ là: STBT=Giá trị tổn thất thực tế *(Giá trị tài sản khi tham gia bảo hiểm/Giá trị tài sản tại thời điểm xảy ra tổn thất) -Nếu tại thời điểm tài sản bị phá hủy hay hư hại trong khi được bảo hiểm mà tài sản đó lại được bảo hiểm bằng một hợp đồng bảo hiểm khác thì trách nhiệm của công ty bảo hiểm trong bất kỳ trường hợp nào cũng chỉ chịu trách nhiệm giới hạn ở phần tổn thất phân bổ cho hợp đồng mà mình bảo hiểm theo tỷ lệ.Cụ thể: STBT=Giá trị tổn thất thực tế*(Phí bảo hiểm đã đóng/Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng) 1.2.6 Đề phòng và hạn chế tổn thất Mục đích của bảo hiểm cháy không chỉ nhằm bồi thường, ổn định tài chính cho người tham gia bảo hiểm mà còn nhằm hạn chế các vụ cháy và hậu quả của chúng. Qua công tác thống kê tình hình tổn thất, giám định bồi thường các vụ rủi ro, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân chủ yếu thường dẫn đến tổn thất, nghiên cứu và đề xuất những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất khả năng xảy ra tổn thất, đó là một mặt thuộc công tác đề phòng và hạn chế tổn thất của công ty. Với số phí bảo hiểm thu được hàng năm, công ty trích lập quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất dùng vào mục đích như : tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí, hội nghị khách hàng…Trong các khoản chi này thì khoản chi hỗ trợ kinh phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ số chi cho công tác này. Khoản chi này có tác dụng to lớn không chỉ có giá trị to lớn về mặt kinh tế mà còn có tác dụng tích cực trong tuyên truyền cho hoạt động của nghiệp vụ. Khoản chi hỗ trợ trong bảo hiểm cháy bao gồm chi mua các phương tiện cần thiết tối thiểu như mua bình chữa cháy, còi báo động và chi cho công tác luyện tập của đội chữa cháy bán chuyên nghiệp của cơ quan doanh nghiệp, chi thiết lập các biển báo cấm lửa… Khoản chi tuyên truyền : tuyên truyền tốt có tác dụng to lớn trong đề phòng và hạn chế tổn thất. Với khoản chi này, công ty sử dụng nhiều biện pháp tuyên truyền khác nhau như sách, báo, đài, ti vi, pano, áp phích…và điều này có tác động mạnh mẽ tới ý thức PCCC của nhân dân. Khoản chi hội nghị: thông qua khoản chi hội nghị khách hàng mà công ty tiến hành tìm hiểu phân tích đánh giá các biện pháp hạn chế tổn thất hiệu quả nhất. Ngoài các công việc trên công ty bảo hiểm thường xuyên cử cán bộ xuống đôn đốc người tham gia bảo hiểm thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất, phối hợp với công an PCCC, về mặt pháp lệnh yêu cầu đối tác phải thực hiện PCCC từ khâu sản xuất, bố trí mặt bằng… Trong quá trình đề phòng và hạn chế tổn thất, yếu tố "ý thức" con người là quan trọng nhất. Do điều kiện kinh tế, chúng ta còn thiếu phương tiện PCCC nhưng không thể thiếu ý thức PCCC. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Dầu khí được thành lập ngày 23/01/1996 theo quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính Phủ - cấp giấy phép kinh doanh số 110356, và được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh Bảo hiểm số 07/TC/GCN ngày 02/12/1995 với tên giao dịch quốc tế: Petrovietnam Insurance Company (PVI). Công ty với tư cách là một doanh nghiệp Nhà nước có đủ trình độ, kinh nghiệm trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam không chỉ dừng lại khai thác trong ngành mà còn mở rộng phạm vi trong nhiều nghiệp vụ khác như: Bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật/ tài sản, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm con người, bảo hiểm xe cơ giới… Tháng 09/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có quyết định cổ phần hóa PVI thành Tổng công ty cổ phần với cổ đông chi phối là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 76% vốn điều lệ) với mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng công ty thành một tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm – Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/04/2007, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt theo quyết định số 3484/QĐ-BTC ngày 05/12/2006 của Bộ Công nghiệp, giấy phép số 42GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ Tài chính - đã đánh dấu một sự chuyển mình mạnh mẽ và sau đấy là những thành công rực rỡ đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, trở thành một trong ba công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Tên gọi đầy đủ: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Tên Tiếng Anh: Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation Tên viết tắt: PVI Trụ sở chính: 154 Nguyễn Thái Học - quận Ba Đình- Hà Nội Tex: 043 7335588 Fax: 043 7336284 E-mail: contact@pvi.com.vn Website: http:// www.pvi.com.vn 2.1.2 Năng lực tài chính và tình hình kinh doanh của PVI * Năng lực tài chính. Trong 5 năm đầu thành lập, PVI đã duy trì và củng cố hoạt động của mình với 514 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 48 tỷ đồng và 30 tỷ đồng lợi nhuận. Đây là giai đoạn Công ty tạp trung gây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ nhân viên của mình. Năm 2001, thị trường bảo hiểm có nhiều biến động lớn do thiên tai, khủng bố, khủng hoảng kinh tế khu vực… Mặc dù vậy, với bản lĩnh và chiến lược kinh doanh hợp lý, PVI đã khẳng định được vị thế của mình với doanh thu đạt 187 tỷ đồng – tăng 167% so với năm 2000 và được các nhà bảo hiểm, môi giới Quốc tế nhìn nhận với vai trò chủ đạo trên thị trường bảo hiểm năng lượng Việt Nam. Điển hình là PVI đã thu xếp bảo hiểm an toàn, cấp đơn bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tài sản, hoạt động của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro. Năm 2002, PVI đã tận dụng lợi thế thương hiệu và năng lực tài chính của mình để vươn lên thống lĩnh thị trường ở lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và xây dựng lắp đặt. Công ty cũng xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 đã giúp kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp đơn bảo hiểm và kiểm soát nội bộ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp khách hàng. Từ năm 2005, PVI đã có những bước trưởng thành quan trọng về cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án dầu khí lớn tại nước ngoài và tăng cường nhận tái bảo hiểm từ Triều Tiên, Trung Quốc… Từ đó, PVI thành lập các chi nhánh khu vực và phát triển mạng lưới đại lý chuyên nghiệp trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2006, PVI đã đánh dấu chặng đường 10 năm hình thành và phát triển bằng sự kiện đạt doanh thu 1000 tỷ đồng vào ngày 26/09/2006, cùng với việc vốn và tài sản được nâng lên đáng kể. Ngày 12/04/2007, Công ty bảo hiểm dầu khí sau khi được cổ phần thành công có tên chính thức là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam. Ngày 10/08/2007 cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tính đến cuối năm 2007, tổng tài sản của công ty tăng 278% so với năm 2006, chủ yếu do tài sản ngắn hạn và và các khỏan đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh, tăng lần lượt là 18,3 và 2,7 lần. Doanh thu thuần của công ty tăng 64%, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 468%. Năm 2008 mặc dù tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn có lãi. Lợi nhuận sau thuế quí 3 là 108 tỷ đồng - tăng 170% so với quí 2. Đến 15/12/2008, PVI đạt doanh thu 2600 tỷ đồng – hoàn thành 87,6% kế hoạch năm, tăng 139% so với cùng kỳ năm 2007. Với những thành tích đạt được, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba, Giải Sao Vàng Đất Việt trong 3 năm 2005, 2006, 2008 và Giải Cúp Vàng Thương Hiệu Việt Nam. Bảng 1: Số liệu tài chính của PVI Đơn vị: Triệu đồng STT Các chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 I 1 2 3 4 5 6 Tài sản Tổng tài sản có Tổng tài sản có lưu động Tổng tài sản nợ Tổng tài sản nợ lưu động Giá trị ròng Vốn lưu động 395.176 279.323 395.176 80.694 133.834 216.433 462.385 335.710 462.385 84.260 155.067 254.997 1.195.284 755.392 477.068 129.026 718.216 656.703 4.519.271 3.702.304 4.519.271 198.694 1.754.394 3.346.488 4.918.361 3.563.870 2.630.339 258.302 1.970.620 2.288.022 II Doanh thu 610.478 781.934 1.306.025 1.997.684 2.694.852 III Quỹ dự phòng nghiệp vụ 175.284 220.886 345.780 427.824 556.171 (Nguồn: Hồ sơ năng lực PVI) *Tình hình kinh doanh BẢNG 2: DOANH THU PHÍ BẢO HIỂM CỦA PVI GIAI ĐOẠN 2004-2008 Đơn vị:Triệu đồng Năm Doanh thu phí bảo hiểm gốc (1) Nhận TBH trong nước (2) Nhận TBH ngoài nước (3) Nhượng TBH trong nước (4) Nhượng TBH ngoài nước (5) Giảm phí,hoàn phí bảo hiểm (6) Phí bảo hiểm thực thu (=1+2+3-4-5-6) 2004 552,211.00 18,098.00 2,078.00 112,648.00 311,434.00 6,496.00 141,809.00 2005 710,589.00 29,103.00 9,664.00 213,405.00 353,814.00 - 182,137.00 2006 1,163,877.00 34,902.00 14,715.00 341,236.00 529,142.00 1,277.00 341,839.00 2007 1,650,218.00 49,749.00 20,811.0 371,669.00 744,805.00 37,220.00 567,084.00 2008 2.020.554 76.946 49.012 394.016 728.402 35.957 988.137 Nguồn: Phòng Tài sản-Kỹ thuật PVI cấp Sự tăng trưởng vượt bậc của PVI thể hiện rõ ràng qua bảng số liệu và biểu đồ trên cho ta thấy, giai đoạn 2004-2008,doanh thu của công ty đều tăng trưởng dần qua các năm.Hiện nay PVI đã trở thành một doanh nghiệp Bảo hiểm có mức tăng trưởng doanh thu đứng hàng đầu trên thị trường Bảo hiểm nước ta Năng lực tài chính vững mạnh thể hiện qua những chỉ tiêu tài chính trên là lời cam kết vững chắc với khách hàng:PVI sẽ mang lại cho quý khách những chương trình bảo hiểm có độ an toàn cao nhất,là căn cứ để tạo dựng và duy trì niềm tin trong kinh doanh đối với khách hàng 2.1.3 Tổ chức bộ máy Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của PVI: CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC: Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Duyên Hải. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Bắc Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đông Bắc. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đà Nẵng. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Trung Bộ. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Tp. Hồ Chí Minh. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Vũng Tàu. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Tây Nam. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Đồng Nai. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Khánh Hòa. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Hà Nội. Công ty Bảo hiểm Dầu khí khu vực Nam Định. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Đông Đô. Công ty Bảo hiểm Dầu khí Sài Gòn. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: Kinh doanh bảo hiểm gốc. Bảo hiểm dầu khí Bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm hàng không Bảo hiểm con người Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm khác Kinh doanh tái bảo hiểm. Nhượng tái bảo hiểm Nhận tái bảo hiểm Giám định tổn thất. Hoạt động đầu tư. Kinh doanh giấy tờ có giá Kinh doanh bất động sản Góp vốn vào các doanh nghiệp khác Uỷ thác cho vay vốn Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. Tư vấn bảo hiểm và quản lý rủi ro Giám định, tính toán phân bổ tổn thất Giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA PVI: BAN BẢO HIỂM NĂNG LƯỢNG BAN BẢO HIỂM KỸ THUẬT BAN BẢO HIỂM HÀNG HẢI BAN BẢO HIỂM DỰ ÁN NHẬN TÁI BẢO HIỂM NHƯỢNG TÁI BẢO HIỂM BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN BAN TỔ CHỨC - NHÂN SỰ BAN KH VÀ PHÁT TRIỂN KD BAN TỔNG HỢP – PHÁP CHẾ VĂN PHÒNG BAN QL RỦI RO & BỒI THƯỜNG BAN TIN HỌC – THÔNG ITN BAN QL BẢO HIỂM & ĐÀO TẠO BAN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH BAN CHỨNG KHOÁN & DV TC CTY TH/VIÊN TRONG NƯỚC CT TH/V, VPĐD NƯỚC NGOÀI CT CP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PVI CT CP ĐT & PHÁT TRIỂN PVI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BẢO HIỂM GỐC TÁI BẢO HIỂM QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CÁC CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN PHÍA NAM BAN KIỂM SOÁT 2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của PVI: CÁC ĐƠN VỊ, PHÒNG BAN: Phòng tài sản - kỹ thuật. Phòng xe cơ giới. Phòng hàng hải. Phòng giám định bồi thường. Phòng hành chính. Phòng kế toán. Văn phòng khu vực Thanh Xuân. Văn phòng khu vực Hoàng Mai. Văn phòng khu vực Ba Đình. Văn phòng khu vực Gia Lâm. Văn phòng khu vực Đông Anh. CÁC SẢN PHẨM: Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt như giông bão, lũ lụt, sét đánh… Bảo hiểm mọi rủi ro xây lắp công trình. Bảo hiểm tàu. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa. Bảo hiểm ô tô, xe máy, máy móc thiết bị… Bảo hiểm con người. Bảo hiểm trọn gói hộ gia đình. Bảo hiểm trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm Các sản phẩm khác. 2.1.3.3 Chức năng của các phòng ban: Phòng tổng hợp: Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp báo cáo ban giám đốc; quản lý và giải quyết công việc hàng ngày; tiếp nhận và gửi công văn đi, đến; tổ chức và phục vụ các hội nghị cơ quan, tổng kết… phòng tổng hợp là cơ quan tham mưu của lãnh đạo công ty. Phòng tổ chức nhân sự: Phòng tổ chức nhân sự chịu trách nhiệm những vấn đề có liên quan đến đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp như cân đối lực lượng với nhu cầu kinh doanh; có kế hoạch và xây dựng quy trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng và đánh giá hiệu quả công tác của cán bộ; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nhằm đảm bảo kích thích người lao động. Thực hiện các chế độ theo Bộ Luật Lao động và quy chế của lãnh đạo công ty… Phòng tài chính - kế toán: Phòng tài chính - kế toán có nhiệm vụ thanh quyết toán các hợp đồng, quản lý thu phí bảo hiểm gốc, chi trả tiền bồi thường; tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, quyết toán kinh doanh lãi (lỗ), thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của Nhà nước… Phòng Marketing: Phòng Marketing có vị trí rất quan trọng trong doanh nghiệp bảo hiểm, là yếu tố trước nhất quyết định kinh doanh có hiệu quả hay không. Vì vậy phòng Marketing phải có chiến lược dài hạn, trung hạn và trước mắt rõ rang. Phòng Marketing phải xây dựng chiến lược: Tuyên truyền, quảng cáo cho sản phẩm. Phải nghiên cứu, nắm bắt thị trường; khai thác thị trường để chiếm lĩnh thị trường, nâng cao thị phần. Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới phù hợp nhu cầu thị trường; đồng thời bổ sung, hoàn thiện sản phẩm cũ cho phù hợp với khách hàng. Tổ chức phân phối sản phẩm đến tay khách hàng hợp lý, thuận tiện… Phòng định phí bảo hiểm: Phòng định giá bảo hiểm thực chất là tính phí bảo hiểm các sản phẩm bảo hiểm. Về nguyên tắc, phí bảo hiểm được Bộ Tài chính xét duyệt trên cơ sở định phí của các doanh nghiệp. Phòng định phí bảo hiểm phải căn cứ xác suất rủi ro; các điều kiện, điều khoản và chế độ bảo hiểm có liên quan đến sản phẩm đó, tình hình đầu tư trên thị trường… để định phí bảo hiểm cho sản phẩm sẽ triển khai hợp lý, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm. Phòng thanh tra pháp chế: Có nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm; kiểm tra tính chất pháp lý của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường. Ban thanh tra còn kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm và thủ tục bồi thường, phát hiện các trường hợp trục lợi bảo hiểm… Phòng dịch vụ khách hàng: Phòng dịch vụ khách hàng là bộ phận phục vụ khách hàng được bảo hiểm. Bộ phận này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng, đại lý… trong việc quản lý khách hàng cũng như phục vụ khách hàng theo yêu cầu. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ hỗ trợ rất lớn cho khai thác bảo hiểm; làm cho khách hàng vừa lòng với hoạt động của doanh nghiệp nên sẽ tham gia tiếp và lôi kéo các khách hàng khác tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp. Phòng giải quyết khiếu nại và bồi thường: Phòng có trách nhiệm giải quyết những tranh chấp về quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng; làm cho khách hàng hiểu rõ quyền lợi của họ được hưởng trong từng vụ tổn thất của từng loại hợp đồng bảo hiểm. Phòng giải quyết tất cả các thắc mắc của khách hàng; từ đó xác định trách nhiệm bồi thường và tiến hành bồi thường nhanh chóng, đúng đối tượng và chính xác. Giải quyết khiếu nại và bồi thường tốt, thỏa mãn khách hàng sẽ là động lực hỗ trợ khâu khai thác phát triển có hiệu quả. Phòng đầu tư: Phòng đầu tư có trách nhiệm xác định nguồn vốn đầu tư, phương thức đầu tư phù hợp với thị trường tài chính cũng như chiến lược kinh doanh; xác định nguồn lợi thu được và phương pháp phân bổ nguồn lực. Bộ phận thông tin – tin học: Bộ phận thông tin – tin học có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về kinh tế - chính trị cũng như hoạt động bảo hiểm của thị trường trong nước và quốc tế; những thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Những thông tin đó phải được thu thập thường xuyên, xử lý và lưu trữ. Lưu giữ thông qua hệ thống văn bản và máy tính. Để phục vụ quản lý kịp thời, phòng phải xây dựng mạng lưới máy tính, phải tin học hóa các khâu quản lý… nhằm phục vụ tốt nhất việc chỉ đạo kinh doanh. Phòng nghiệp vụ: Các phòng nghiệp vụ đảm trách công việc theo đúng chức năng, tên gọi của mình. 2.1.3.4 Các sản phẩm: Bảo hiểm Dầu khí: PVI hiện là công ty bảo hiểm duy nhất ở Việt Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm Dầu khí. Từ năm 2002 đến nay, PVI duy trì 100% thị phần bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm không chỉ cho 100% các nhà thầu dầu khí mà trên 90% các nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam. PVI sẵn sàng cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm dầu khí hiện có trên thị trường như: Bảo hiểm khống chế giếng, Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba, Bảo hiểm Tài sản và thiết bị dầu khí, bảo hiểm xây dựng ngoài khơi, dầu thô trong kho và đang vận chuyển... theo tiêu chuẩn quốc tế. Bảo hiểm hàng hải: Tận dụng lợi thế là thành viên của PVN đang quản lý và điều hành các đội tàu có tải trọng lớn nhất Việt Nam, năm 2007 PVI tiếp tục tăng trưởng và dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực bảo hiểm Thân tàu và Trách nhiệm dân sự chủ tàu. Ngoài PVN, PVI còn cung cấp bảo hiểm cho các đội tàu lớn của Việt Nam (Vosco, Vitranschart...). PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hàng hải như Bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, Bảo hiểm tai nạn cá nhân cho Thủy thủ đoàn, Bảo hiểm hàng hoá, ... Bảo hiểm Kỹ thuật - Tài sản: Cùng với sự phát triển của các hoạt động khâu sau (downstream), PVI đã cung cấp thành công dịch vụ bảo hiểm cho các dự án giá trị hàng tỷ đô la Mỹ như nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, sản xuất phân bón, ... Ngoài ra, PVI còn bảo hiểm cho các dự án và hoạt động của các ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam như các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, ... PVI cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm kỹ thuật bao gồm: Bảo hiểm xây dựng lắp đặt trên bờ, ngoài khơi; Bảo hiểm Thiết bị điện tử; Bảo hiểm đổ vỡ máy móc; Bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, tài sản và Bảo hiểm Gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm hàng không: Để bắt kịp sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong nước và khu vực cũng như nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước, PVN và PVI đã đầu tư vào các dự án hàng không như VietAir, Vietjets và ký các thoả thuận mua máy bay với những hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus. Các dự án này sẽ giúp mở rộng các dịch vụ của hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng. Trên cơ sở giấy phép kinh doanh được Bộ Tài chính cấp, PVI đã và đang phối hợp với các nhà môi giới bảo hiểm, các nhà đứng đầu bảo hiểm quốc tế để triển khai cung cấp tất cả các loại hình bảo hiểm như bảo hiểm thân máy bay, bảo hiểm trách nhiệm của người vận chuyển,... Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm trách nhiệm Bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm Bảo hiểm trách nhiệm của người chủ sử dụng lao động Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho kiến trúc sư và các tổ chức tư vấn ... Bảo hiểm con người Bảo hiểm tai nạn cá nhân Bảo hiểm sinh mạng cá nhân Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Bảo hiểm con người kết hợp Bảo hiểm du lịch trong nước Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài Bảo hiểm người nước ngoài du lịch Việt Nam Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá chở trên xe Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi sau xe máy, người ngồi trên xe ô tô Bảo hiểm kết hợp xe cơ giới Bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care", "Energy Golden Care" Nhận thức được vai trò quan trọng của yếu tố con người đối với sự thành công của doanh nghiệp, năm 2007, ngoài các sản phẩm bảo hiểm truyền thống, PVI đã triển khai thành công dịch vụ bảo hiểm con người trách nhiệm cao "PVI Care" và "Energy Golden Care" cho tất cả người lao động làm việc trong và ngoài lĩnh vực dầu khí với phạm vi điều trị toàn cầu đạt tiêu chuẩn quốc tế và được khách hàng đánh giá cao. Bảo hiểm y tế tự nguyện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển cấp cứu Bảo hiểm khác Với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, PVI sẵn sàng cung cấp nhiều loại hình sản phẩm mới để đáp ứng các yêu cầu của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các công ty chuyển đổi mô hình hoạt động theo công ty đại chúng như D&O Liabilities, Trade Credit, Political Risks,... 2.2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI PVI TRONG GIAI ĐOẠN 2003-2008 2.2.1 Khái quát thị trường Bảo hiểm cháy Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2006 của Hiệp hội quốc tế về hỏa hoạn tại Geneve (Thụy Sỹ), hàng năm, tổn thất trực tiếp do cháy, nổ ở các nước phát triển trên thế giới chiếm khoảng 0,1-0,3% GDP. Ví dụ ở Mỹ năm 2004 thiệt hại trực tiếp do cháy, nổ chỉ là 13 tỷ USD nhưng nếu tính cả thiệt hại gián tiếp khác thì tổng thiệt hại do cháy, nổ là 200 tỷ USD tương đương với 2% GDP. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê cho thấy, từ năm 2002 đến năm 2006 xẩy ra 11.795 vụ cháy, thiệt hại ước tính 1.710 tỷ đồng. Tuy nhiên đây mới chỉ là số thiệt hại đã thống kê được và trên thực tế nếu tính toán đầy đủ thì số thiệt hại có thể còn lớn hơn rất nhiều Mặc dù số thiệt hại do cháy xẩy ra rất lớn nhưng qua kết quả khảo sát tại một số địa phương cho thấy số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tham gia mua bảo hiểm cháy, nổ còn rất thấp, mới đạt khoảng 20 đến 30% số cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Trong các năm 2002 - 2006, số tiền bồi thường thiệt hại về bảo hiểm cháy, nổ mới đạt hơn 600 tỷ đồng và bảo hiểm cháy, nổ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, mới bù đắp khoảng 40% số thiệt hại. Từ đó dẫn đến nhiều tổ chức, cá nhân gặp nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và đảm bảo tài chính. Bảo hiểm cháy toàn thị trường năm 2003 đạt 265,7 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 15-16% so với năm 2002. Tuy nhiên, cạnh tranh trong nghiệp vụ này vẫn diễn ra quyết liệt nhưng chủ yếu đối với nhóm dịch vụ vừa và nhỏ ít rủi ro bởi nhóm dịch vụ này không có sự kiểm soát của các nhà nhận tái bảo hiểm Năm 2004,Bảo hiểm cháy nổ: Đạt doanh thu 412 tỷ tăng 87,7% so với 2003.Trong năm 2004 các Doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp 150 triệu đồng phục vụ cho việc khảo sát, dự thảo, góp ý kiến xây dựng Nghị định CP của chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, quy tắc biểu phí Bảo hiểm Năm 2005,Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 472 tỉ đồng, tăng 13.7% (472/415) so với năm 2004,trong đó PVI đóng góp: 57.9 tỉ đồng. Theo đánh giá chung, giá trị tài sản được bảo hiểm tăng đến 1.5 lần nhưng phí bảo hiểm tăng chưa tương xứng vì có sự cạnh tranh hạ phí bảo hiểm. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát gia tăng. Trước tình hình trên Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm. Cuối năm, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta, tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP  năm 2008 là 6,23%;nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt nam trên 64 tỉ USD;đầu tư toàn xã hội trên 673 ngàn tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,97%; giá rét, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán, bất động sản suy giảm nghiêm trọng.  Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm, khai thác bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn do lãi suất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, do lãi suất ngân hàng tăng mạnh nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi từ việc đầu tư vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hàng bù đắp được nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Bảo hiểm Phi nhân thọ đạt doanh thu 10.855 tỉ đồng tăng 31,2%, vượt chỉ tiêu chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam đến năm 2010 là 20,6%. Trong đó,Bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt đạt doanh thu 690 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2007. BH cháy nổ có số tiền bồi thường 159 tỉ đồng chiếm 30,5%.Một năm hy vọng doanh thu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gia tăng theo QĐ 28/2007 nhưng không được như mong đợi. Những vướng mắc về phí bảo hiểm quá cao, chưa tách được phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với bảo hiểm mọi rủi ro, việc bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đi kèm với điều kiện phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, hầu hết các cơ sở thuộc cơ quan chính quyền địa phương, Trung ương, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi giải trí thuộc đối tượng bắt buộc vẫn chưa tham gia bảo hiểm. Cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà mức thu nhập thực tế của người dân thế giới nói chung, và người dân Việt Nam nói riêng, đã giảm đi cả về mặt tương đối và tuyệt đối. Từ đó, đã buộc người dân phải thắt chặt chi tiêu. Hiện tượng này đã tác động trực tiếp đến nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân.Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Bảo hiểm nói chung và PVI nói riêng. 2.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn tại tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam 2.2.2.1 Thuận lợi. Xu thế toàn cầu hóa đã tạo thêm điều kiện cho nhiều tập đoàn tài chính, các công ty đa quốc gia khổng lồ trên thế giới xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã làm cho bộ mặt kinh tế đất nước có những biến chuyển rõ rệt. Cũng do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, Việt Nam đã, đang và sẽ xây dựng nhiều trụ sở thương mại, các khu biệt thự, khách sạn, siêu thị và các khu chợ lớn ở nhiều khu vực trên khắp đất nước. Cùng với đó là tình hình giá cả ổn định, lạm phát đã được kiểm soát trong khoảng hai năm trở lại đây, đời sống của đại đa số nhân dân đã trở lại ổn định so với nhưng năm trước đây. Vì vậy đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm phát triển. Một thuận lợi nữa cho các công ty bảo hiểm nói chung và PVI nói riêng khi tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm là việc quản lý Nhà nước về hoạt động bảo hiểm có nhiều chuyển biến mạnh mẽ trong những năm qua. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đần đi vào nền nếp và có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, những hiện tượng kinh doanh trái pháp luật dần dần đã bị loại trừ. Ngoài ra việc đất nước chúng ta gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Bảo hiểm nước ngoài vào hoạt động.Đây là điều kiện rất tốt để các doanh nghiệp Bảo hiểm trong nước,trong đó có Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam có điều kiện tăng cường trao đổi,tiếp thu kiến thức và kỹ năng chuyên ngành, góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm cho mình. Bên cạnh đó việc Chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ-CP quy định về chế độ Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đối với các cơ sở,doanh nghiệp có nguy cơ xảy ra cháy nổ cũng là một điều kiên thuận lợi cho các Doanh nghiệp Bảo hiểm triển khai lĩnh vực bảo hiểm này.Sự ra đời của nghi định 130 sẽ tác động lên các doanh nghiệp trong việc nâng cao ý thức bảo vệ tài sản cho mình và xem như bảo hiểm là một phần không thể thiếu trong việc ổn định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2.2 Khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi trên là những tồn tại và vướng mắc. Khó khăn lớn là nhiều doanh nghiệp và đại bộ phận dân cư Việt Nam còn hạn chế về khả năng tài chính để mua các loại hình bảo hiểm thiết yếu khác nhau. Chỉ riêng khu vực Đông Nam Á, tính bình quân mỗi người dân Việt Nam mới bỏ ra 1,5 USD để mua bảo hiểm thì ở Thái Lan con số đó là 50 USD, ở Malaisia là 100 USD. Bên cạnh đó, việc các công ty bảo hiểm nước ngoài và liên doanh với nước ngoài được Nhà nước cho phép mở rộng lĩnh vực kinh doanh, có hoạt động thâm nhập thị trường mạnh mẽ làm cho thị trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty trong nước nay càng thêm khốc liệt. Do đó, trong những năm tới hoạt động của Tổng công ty bảo hiểm Dầu khí Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn hơn do cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm cao hơn những năm trước, đặc biệt trên thị trường Hà Nội-nơi tập trung các chính sách cạnh tranh mạnh nhất của tất cả các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường và là nơi có có nhiều văn phòng đại diện của các công ty trong và ngoài nước. Những năm qua, với sự mở cửa của nhà nước, các doanh nghiệp, các ngàng đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ngày càng nhiều. Nhưng theo điều 9 chương 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định rằng: “Tài sản của một xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại công ty bảo hiểm hoặc tại các công ty bảo hiểm khác do hai bên thỏa thuận”, cho nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia bảo hiểm tài sản của họ tại các công ty bảo hiểm nước ngoài mà họ tín nhiệm chứ không phải các công ty bảo hiểm Việt N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22051.doc
Tài liệu liên quan