Một số vấn đề về thu hút FDI vào khu chế xuất-Khu công nghiệp tại Hà Nội

Lời nói đầu Để thu hút ngày càng nhiều vốn ĐTTT nước ngoài (FDI), các nước muốn tiếp nhận vốn đều phải tìm cách tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Kinh nghiệm cho thấy ở các nước đang phát triển đã chỉ ra mô hình KCX-KCN tập trung đã đáp ứng được môi trường đầu tư trong thời gian tương đối ngắn và đã thu hút được một lượng FDI khá lớn tạo đà tăng trưởng kinh tế. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do đó sự ra đời của KCX-KCN là tất yếu quan trọng trong sự phát t

doc27 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về thu hút FDI vào khu chế xuất-Khu công nghiệp tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển kinh tế và thực tế đã đạt được một số thành quả nhất định. Đi đầu trong quá trình xây dựng và thu hút đầu tư vào KCX-KCN là thủ đô Hà Nội. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong bài viết nhỏ của mình với đề tài: "Một số vấn đề về thu hút FDI vào KCX-KCN tại Hà Nội" Tôi muốn đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng đầu tư FDI vào KCX-KCN tại Hà Nội trong thời gian qua cùng những giải pháp cơ bản nhằm thu hút có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn quan trọng này trong thời gian tới. Bài viết gồm ba phần: Phần I: Một số vấn đề về FDI, KCX-KCN Phần II: Thực trạng thu hút FDI vào KCX-KCN tại Hà Nội Phần III: Những giải pháp và phương hướng nhằm thu hút hiệu quả FDI vào KCX-KCN tại Hà Nội trong thời gian tới. Vì thời gian có hạn và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thanh Hà đã tận tình giúp đỡ để bài viết được thành công. Phần I- Một số vấn đề về FDI, KHU CHế XUấT KHU CôNG NGHIệP Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các hình thức FDI Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hoá, mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ và tác động sâu sắc lẫn nhau đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác kinh tế. Do đó, quá trình sản xuất ngày càng mang tính xã hội cao trên toàn thế giới. Xu hướng hợp tác kinh tế đã và đang là một xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế của mỗi quốc gia đang từng bước trở thành một bộ phận của một tổng thể hệ thống kinh tế toàn cầu và một trong những hình thức hợp tác kinh tế quan trọng giữa các nước là thông qua hình thức đầu tư trực tiếp. Nguồn đầu tư trực tiếp này chủ yếu là từ những nước phát triển. Vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì? Đó là hình thức “Các tổ chức cá nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài. Bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đều phải tuân theo quy định của luật này’’ FDI có thể được thông qua hình thức sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác kinh doanh. Công ty liên doanh Là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp liên doanh hợp tác vối tổ chức cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài Là xí nghiệp do các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn và được Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập tại Việt Nam. Hình thức BOT (Build- operate- transfer, xây dựng kinh doanh chuyển giao). Khu chế xuất Khái niệm Theo khái niệm của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), khu chế xuất là một khu tương đối nhỏ phân cánh về địa lí trong một quốc gia, nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các nghành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các nghành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi, đặc biệt so với phần lãnh thổ của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là khu chế xuất cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế trên cơ sở kho quá cảnh. Theo nghị định 36CP ban hành về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất thì khu chế xuất là khu công nghiệp tập chung các doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất hàng xuất khẩu thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu có danh giới địa lí xác định không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. 2.2. Đặc điểm Là một địa bàn sản xuất công nghiệp không có đân cư sinh sống, sản phẩm sản xuất là để xuất khẩu. 2.3. Vai trò của khu chế xuất Theo định nghĩa trên thì khu chế xuất đã có lịch sử phát triển nhiều thập kỷ song việc thành lập các khu chế xuất với ý nghĩa là một công cụ thu hút FDI và khuyến khích sản xuất xuất khẩu đã trở thành một quan diểm chính sách phát triển công nghiệp, được áp dụng khá rộng rãi tại hàng loạt các nước đang phát triển . Riêng ở ASEAN, ngoài mục đích thành lập các khu chế xuất như một công cụ đòn bẩy kinh tế thì trước hết đây là một hình ảnh của tự do và không quan liêu để thu hút các nhà đầu tư vì qua đó thể hiện những chính sách và luật lệ phù hợp với thông lệ quốc tế theo nguyên tắc chính sách một cửa trong khi chưa thể vận dụng trên phạm vi toàn quốc. Đối với FDI, những chính sách về khu chế xuất sẽ gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của người đầu tư trong khuôn khổ một hợp đồng giảm thiểu thủ tục hành chính cùng với một hệ thống hữu hiệu cho vận chuyển hàng hoá ra vào khu vực . 3. Khu công nghiệp 3.1 Khái niệm Cũng theo nghị định 36CP ngày 24-4-1997, khu công nghiệp là khu tập chung các doanh nghiệp. Khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp có danh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập . 3.2 Đặc điểm Về cơ bản khu công nghiệp cũng là địa bàn sản xuất công nghiệp mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng gồm những xí nghiệp vừa và nhỏ. 3.3 Vai trò Cũng giống như khu chế xuất, khu công nghiệp là một công cụ thu hút FDI khuyến khích sản xuất, xuất khẩu làm đòn bẩy kinh tế ... 4-Sự khác nhau giữa khu chế xuất và khu công nghiệp Khu chế xuất được thành lập ra để sản xuất chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu Một số khu chế xuất ở Đài Loan quy định chỉ được phép xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra. Còn khu công nghiệp có phạm vi không gian rộng hơn, sản phẩm làm ra vừa xuất khẩu vừa được phép tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. Một số khu công nghiêp ở Việt Nam còn quy định nếu xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra thì được hưởng ưu đãi như quy chế khu chế xuất. Chính sự mềm dẻo trong quy chế khu công nghiệp ở Việt Nam như nêu trên là một trong những nguyên nhân khiến khu chế xuất có su hướng chuyển thành khu công nghiệp ,dù sao đây cũng là một mô hình mang lại nhiều cơ hội kinh doanh với nước ngoài bởi thực tiễn thành công ở nhiều nước. 5- Sự cần thiết của khu chế xuất và khu công nghiệp trong quá trình thu hút FDI, kinh nghiệm của một số nước Châu á. Sự cần thiết Phân tích sự chuyển dịch của dòng FDI trên thế giới, các nhà kinh tế đều đi đến khẳng định rằng đồng vốn chỉ đổ về nơi nào có khả năng làm cho nó sinh lời nhờ đó nguồn vốn được bảo toàn và đem lại lợi nhuận cần thiết cho chủ đầu tư. Chính quy luật đó đã quy định dòng FDI trên thế giới trong mấy thập kỷ qua phần lớn đổ về các nước tư bản phát triển do đó gây lên tình trạng thiếu vốn ở các nước đang phát triển. Vì vậy, sự cạnh tranh thu hút FDI cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển ngày càng thêm gay gắt. Đồng vốn muốn vận động sinh lời cần phải có một môi trường đầu tư thuận lợi bao gồm môi trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi. Hai nhân tố trên được coi là điều kiện cần thiết và có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút khách đến song đó lại là hai lỗ hổng hay còn gọi là hai điểm yếu mà các nước đang phát triển đều mắc phải do nguyên nhân khách quan và chủ quan vì các nước này chưa có một hệ thống luật pháp hoàn hảo nào, kết cấu hạ tầng và thông tin liên lạc vẫn còn hạn chế do đó giải pháp khắc phục được nhiều nước lựa chọn là xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút FDI trong khi chưa tạo được môi trường đầu tư hoàn chỉnh trên phạm vi cả nước. Kinh nghiệm ở một số nước Châu á Như đã phân tích để FDI đem lại hiệu quả như mục tiêu đặt ra các nước tiếp nhận FDI đều phải đa dạng hoá hình thức hoạt động trong đó khu chế xuất, khu công nghiệp là loại hình thu hút hiệu quả FDI vào trong nước phần nào thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. ở Trung Quốc các khu chế xuất và đặc khu kinh tế được coi là những cửa sổ để mở ra với thế giới ở Châu á trong mấy thập kỷ đã cho ra đời hàng trăm khu chế xuất, khu công nghiệp. ở Inđônêxia có 41.121 ha đất để xây dựng khu công nghiệp, Thái Lan có 55 khu công nghiệp và 11 khu chế xuất... Tuy nhiên trên thực tế các nhà kinh tế đánh giá việc lập ra các khu chế xuất, khu công nghiệp ở các nước khác nhau cũng đã đem lại những kết quả khác nhau. Mô hình thành công là ở Hàn Quốc, chưa thành công là ở Phillipine. Còn ở Thẩm Quyến Trung Quốc là mô hình đang được thử nghiệm và có nhiều thành công. Đây cũng được xem là những kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Phần II- Thực trạng thu hút fdi vào Khu Chế xuất, Khu công nghiệp tại hà nội. Khái quát chung về tình hình hoạt động của các khu chế xuất, khu công nghiệp đã có ở Hà Nội. Trong những năm qua thành phố Hà Nội đã sắp xếp qui hoạch các khu công nghiệp mới gắn liền với qui hoạch tổng thể phát triển của thủ đô đến năm 2010 một cách khoa học hợp lý để bảo đảm các khu công nghiệp thực sự là một tiền đề phát triển đô thị, là trung tâm kinh tế của cả nước và là căn cứ để mở rộng đô thị kể từ khi qui chế khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao được Chính phủ ban hành, kèm theo nghị định số 36 CP, ngày 24/4/1997 đến nay trên địa bàn Hà Nội đã có 5 khu công nghiệp được cấp giấy phép hoạt động với tổng diện tích là 432 ha, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 258,178 triệu USD đó là các khu Sài Đồng B, Nội Bài, Thăng Long, Hà Nội- Đài Tư, Daewoo- Hanel. Khu công nghiệp Sài Đồng B, Công ty điện tử Hanel là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng 100% vốn đầu tư trong nước với tổng diện tích 78,88 ha, đã xây dựng xong hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 với 24 ha. Có 10 nhà máy được cấp phép hoạt động với tổng số vốn đầu tư là 289 triệu USD, tháng 6/2000 đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng 9,1/18 ha của giai đoạn 2. Các doanh nghiệp đã vào đầu tư kín phần còn lại các nhà đầu tư cũng đã đăng ký hết nhưng còn vướng mắc về việc giải phóng mặt bằng. Khu công nghiệp Thăng Long, Công ty khu công nghiệp Thăng Long làm chủ đầu tư (liên doanh giữa tập đoàn SOMITOMO, Nhật Bản với Công ty cơ khí Đông Anh) với tổng diện tích xây dựng 121 ha tháng 6/2000 đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô hiện đại có 4 doanh nghiệp 100% vốn của Nhật Bản đầu tư vào khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký 86,650 triệu USD, gần 30% diện tích đất cho thuê. Khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư là khu công nghiệp duy nhất được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp Đài Loan đóng góp xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng . Dự kiến đến 9/2001 sẽ xây dựng xong cơ sở hạ tầng và các nhà máy sẽ đi vào hoạt động. Khu công nghiệp này có 18 nhà máy/31 lô đất đang đăng ký xây dựng và có 4 doanh nghiệp của Đài Loan được cấp giấy phép và đầu tư vì ngành nghề chủ yếu được phát triển trong khu công nghiệp này là công nghiệp nhẹ. Do đó trong những năm tới, khu công nghiệp sẽ thu hút 1 vạn lao động. Khu công nghiệp Nội Bài do Công ty phát triển Nội Bài làm chủ đầu tư (Liên doanh giữa Công ty RENONG, Malaixia với Công ty xây dựng công nghiệp Hà Nội) với quy mô xây dựng cho 45 nhà máy trên tổng diện tích 100 ha. Năm 1997 sẽ hoàn thành xong cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 (50 ha) và có 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào đầu tư (Hiện nay có 4 dự án đang xây dựng và 3 dự án đã đi vào sản xuất từ 1998) với tổng số vốn là 40,4 triệu USD. Là khu công nghiệp được xây dựng cơ sở hạ tầng sớm nhất Hà Nội nhưng lại kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tuỳ giá cho thuê đất cao, vị trí không thuận lợi do có sự điều chỉnh, quy hoạch xa trung tâm bến cảng... Khu công nghiệp Sài Đồng A (Daewoo- Hanel, liên doanh giữa tập đoàn Daewoo, Hàn Quốc với Công ty điện tử Hà Nội) với tổng diện tích là 407 ha trong đó đất xây dựng công nghiệp là 197. Đây là một dự án được Chính phủ phê duyệt từ năm 1996 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai thi công xây dựng, nguyên nhân chủ yếu do phía tập đoàn Daewoo đang gặp khó khăn. Ngoài các khu công nghiệp trên thành phố còn khu công nghiệp Vĩnh Tuy đã khởi công xây dựng cơ sở hạ tầng 12,2 ha và các khu công nghiệp nhỏ Phú Thuỵ- Gia Lâm 14,8 ha, khu công nghiệp Đông Anh cũng đang làm thủ tục giao đất. Các số liệu tổng quát về các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội được thể hiện trong bảng sau: TT Các khu công nghiệp Năm Lĩnh vực ngành nghề đầu tư Vốn đầu tư 1 Sài Đồng B 1996 Sản phẩm điện tử và các ngành không gây ô nhiễm môi trường 289 triệu USD 2 Nội Bài 1995 Sản phẩm cơ khí máy móc thuộc địa bàn khuyến khích FDI 40,4 triệu USD 3 Hà Nội- Đài Tư 1995 Các ngành công nghiệp nhẹ, dệt hoá chất 6,21 triệu USD 4 Thăng Long 1996 Sản phẩm điện tử, vô tuyến viễn thông 86,65 triệu USD 5 Daewoo- Hanel 1997 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Hiện nay, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của cả 5 khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đều do Công ty Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thực hiện. Việc huy động vốn của các Công ty này tuỳ thuộc vào từng khu công nghiệp có thể là huy động từ nguồn vốn trong nước như khu công nghiệp Sài Đồng B hoặc có thể là liên doanh với nước ngoài như khu công nghiệp Nội Bài, Thăng Long, Daewoo- Hanel, cũng có thể là 100% vốn nước ngoài như khu công nghiệp Hà Nội-Đài Tư. Cho đến nay, chỉ có Công ty Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sài Đồng B hoạt động tương đối hiệu quả với hình thức huy động nguồn vốn hoàn toàn trong nước. Do hạn chế về nguồn vốn nên phương châm của Công ty là thực hiện xây dựng theo hình thức “Cuốn chiếu” vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa cho thuê để lấy vốn tái đầu tư tiếp. Với phương châm này, Công ty đã thu được kết quả khá khả quan. Trong khi đó, 4 khu công nghiệp còn lại đều có sự tham gia góp vốn của phía nước ngoài nhưng kết quả lại có vẻ ít khả quan hơn với nhiều lý do khác nhau. Các khu công nghiệp: Nội Bài, Daewoo- Hanel và Thăng Long có cơ sở hạ tầng tương đối tốt nhưng vẫn còn một số vấn đề chưa thống nhất với thành phố như chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu định cư mới. Còn khu công nghiệp Hà Nội- Đài Tư với 100% vốn của Đài Loan có tốc độ triển khai chậm. Khu công nghiệp này được cấp giấy phép từ năm 1995 nhưng phải đến 1997 mới giải phóng mặt bằng và dự kiến đến tháng 9/2001 mới hoàn thành do gặp nhiều khó khăn về thủ tục đầu tư và môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đánh giá chung về tình hình thu hút FDI vào khu chế xuất, khu công nghiệp Hà Nội. 1. Lượng vốn đầu tư và cơ cấu vốn. Sau hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư nước ngoài đến cuối năm 2000 Hà Nội đã thu hút được 452 dự án FDI với tổng vốn đăng ký là 8579 triệu USD. Thời kỳ 93-96 là thời kỳ đỉnh cao trong thu hút FDI với 5515,4 triệu USD . Hà Nội đứng thứ hai trong toàn quốc về khối lượng FDI với 360 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký khoảng 7800 triệu USD. Quy mô bình quân của mỗi dự án FDI ở Hà Nội đạt khoảng 18,4 triệu USD. Đến nay đã có khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp trên địa bàn Hà Nội. Ngày càng xuất hiện nhiều công ty, tập đoàn lớn, có năng lực mạnh về tài chính và có công nghệ từ các nước trong khu vực như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo.... đầu tư vào Hà Nội . trong đó, nhà đầu tư lớn nhất hiện nay ở Hà Nội là Singapo với 27 dự án và tổng vốn đăng ký là 2814,1 triệu USD đứng thứ hai là Hàn Quốc có 22 dự án với số vốn 744,9 triệu USD thứ 3 là Nhật Bản 45 dự án với 609,2triệu USD . Dưới đây là số dự án, vốn đăng ký cấp phép và vốn thực hiện ở Hà Nội từ năm 1995 - 2000 . Năm Số dự án Vốn đầu tư hàng năm(triệu USD ) Tỷ lệ tăng so với năm trước (%) Theo vốn đăng ký Quy mô bình quân dự án ( triệuUSD ) theo vốn đăng ký Đăng ký Thực hiện 1995 59 1058,000 519,458 106,9 17,932 1996 45 2641,000 605,000 249,62 58,689 1997 50 913,000 712,000 34,57 18,260 1998 46 673,000 525,000 73,71 14,630` 1999 43 351,000 160,550 51,26 8,023 2000 61 350,000 174,680 101,44 5,738 Tổng 452 8.597,303 3.401,18 18.420 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Trong khi đó tính đến hết năm 2000 toàn thành phố đã có 33 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào 4 trong tổng số 5 khu công nghiệp của Hà Nội, với tổng số vốn đăng ký trên 345 triệu USD nhưng chỉ có14 dự án đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 313 triệu USD và vốn thực hiện là 292 triệu USD. Quy mô bình quân của một dự án là: 14,5 triệu USD cao gấp 1,596 lần cả nước, gấp 1,667 lần TP Hồ Chí Minh, gấp 2,928 lần Bình Dương. Đi đầu trong các khu công nghiệp ở Hà Nội trong quá trình thu hút FDI là khu công nghiệp Sai Đồng B với 23 dự án và vốn đăng ký đạt 289 triệu USD. Tiếp theo là các khu công nghiệp Nội Bài và khu công nghiệp Thăng Long. Đến hết tháng 5 năm 2001 các khu công nghiệp ở Hà Nội đã tiếp nhận thêm 4 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 87,64 triệu USD trong tổng số 34 dự án đầu tư vào Hà Nội với số vốn đăng ký 159 triệu USD. Ngoài ra còn có 2 dự án đầu tư trong nước vào các khu công nghiệp ở Hà Nội, sau đây là bảng tóm tắt 4 dự án mới đầu tư trong năm 2001 TT Công ty Vốn pháp định ( USD ) Vốn đăng ký ( USD ) Ngành nghề đầu tư 1 HITECH 210.000 1.340.000 Bơm tiêm 2 KAWAMURA 500.000 600.000 Dây dẫn điện 3 UNITEDMOTOR 3.000.000 9800.000 Phụ tùng ô tô 4 CANON 25.000.000 76.700.000 Máy in phun Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội Tuy số lượng của dự án mới đạt được khoảng tỷ lệ 5,7% so với cả nước, nhưng nếu so sánh với cùng kỳ năm 1998, 1999 cộng lại thì số lượng dự án tăng gấp 3 lần và tổng số vốn đầu tư gấp hơn 10 lần. Từ những năm 1997,1998 cơ cấu vốn đầu tư ở Hà Nội đã từng bước chuyển dịch vào các lĩnh vực như công nghiệp, giao thông, cơ sở hạ tâng, viễn thông.... riêng ngành công nghiệp đã chiếm tỷ trọng cao trong những năm gần đây và đạt trên 30%. Và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp luôn có tốc độ phát triển có khoảng 25,1% mạnh nhất trong các ngành kinh tế của thành phố. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tương đối mạnh tới sự phát triển của các ngành công nghiệp thủ đô. Đặt biệt là cac ngành công nghiệp đòi hỏi hàm lượng kỹ thuật cao đó là các lĩnh vực về điện tử, viễn thông cơ khí lắp ráp.v.v... ngoài ra lượng vốn còn được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như may, mặc chế biến nông sản. Một số mặt hàng này đã được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới ví dụ: năm 2000 doanh thu của khu công nghiệp Sài Đồng B đạt khoảng 140 triệu USD thì riêng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 90 triệu USD. 2. Đối tác đầu tư. Nếu tính đến năm 2000 thì trong tổng số 33 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào khu công nghiệp ở Hà Nội thì không có 1 dự án nào 100% vốn trong nước. Toàn bộ các dự án được cấp giấy phép thực hiện là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cac tập đoàn công ty đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau chủ yếu đến từ Châu á: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Singapo, Arâpxeut và một vài nước ở Châu Âu như Thuỵ Sỹ, Đức.... Đến đầu năm 2001 một điều đáng mừng là các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 2 dự án của các nhà đầu tư trong nước đó là dự án đầu tư sản xuất kinh doanh các mặt hàng nguyên liệu nhựa của công ty cổ phần xốp nhựa Hanel và công ty TNHH khí đốt Gia Định, đầu tư buôn bán hoá lỏng. Về hình thức đầu tư thì trong tổng số 33 dự án được cấp phép đầu tư vào các khu công nghiệp thì chỉ có các hình thức đầu tư là 100% vốn nước ngoài va liên doanh. 3. Cơ cấu ngành nghề đầu tư. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu ngành nghề đầu tư tại các khu công nghiệp ở Hà Nội chủ yếu là các ngành công nghiệp, đó là các ngành công nghiệp điện tử, điện tử viễn thông được tập trung tại các khu công nghiệp Sài Đồng B và khu công nghiệp Thăng Long. Các sản phẩm công nghiệp nhẹ như may mặc, thức ăn gia súc, được tập trung tại các khu công nghiệp Sài Đồng B, Nội Bài. Các sản phẩm về phụ tùng ô tô, dây cáp điện, dây điện thoại, dược phẩm... được đầu tư tại các khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, khu công nghiệp Nội Bài, Sài Đồng B. C. Những kết quả và hạn chế trong quá trình thực hiện. 1.Những kết quả đã đạt được Sự ra đời của các KCN trên địa bàn Hà Nội đã tạo cho bộ mặt của thủ đô có nhiều đổi khác đó là : Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và công nghiệp của thủ đô nói riêng.Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Hà Nội luôn cao hơn cả nước .Trong giai đoạn 1995-2000 đạt 7,3% trong khi toàn quốc chỉ đạt 6,7%, bên cạnh đó chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của thành phố cũng tăng nhanh đạt 23.103,23 tỉ VND (Số liệu năm 1998) cho dù chỉ có 14 dự án đi vào hoạt động nhưng đã đạt doanh thu khoảng 140 triệu USD, chiếm 30% giá trị sản xuất của khu vực có vốn FDI trên địa bàn Hà Nội, Riêng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 107,5 triệuUSD. Ngoài ra các khu công nghiệp còn góp phần thúc đẩy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội. Một ví dụ: Khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư phát triển làm thay đổi hình thái kinh tế của địa phương vốn từ sản xuất nông nghiệp chuyển vào khu vực sản xuất công nghiệp. Sự thay đổi này sẽ làm tăng tổng giá trị sản xuất của địa phương. Với 40 ha đất nông nghiệp năng lực sản xuất của nó chỉ là 600 triệu VND/1năm. Nhưng sau khi khu công nghiệp này được phát triển và được đi vào hoạt động, thì mõi năm nó cho giá trị sản xuất có thể nên tới 200triệu USD. Và như vậy sự phát triển của các xí nghiệp trong khu công nghiệp sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của khu vực ngoại thành Hà Nội. Sự ra đời của các khu công nghiệp ở Hà Nội đã đáp ứng được nhu cầu "An cư lạc nghiệp" cho các doanh nghiệp cùng với các chính sách đầu tư thủ tục nhanh chóng nên đã thu hút được nhiêù dự án đóng góp tích cực cho sự phát triển của kinh tế Thủ đô. Ngoài ra nó còn góp phần phát triển nhiều mặt hàng, mở rộng thị trường, thúc đẩy phát triển ngoại thương. Hàng hoá được sản xuất trong các khu công nghiệp tại Hà Nội đạt chất lượng cao, không chỉ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong nước mà còn thâm nhập một số thị trường khó tính như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Với 14 trong tổng số 3361 doanh nghiệp của Hà Nội nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu của nó không ngừng tăng và hiện chiếm tỉ trọng cao. Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu là 93,9 triệu USD (Chiếm 30,6%) thì năm 1999 đạt 107,5 triệu USD (Chiếm 35,7%) và chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2000 đạt 165,4 triệu USD (Chiếm 35,7%). Nó còn góp phần thúc đảy phát triển kinh tế khu vực nông thôn, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động. Do hầu hết các khu công nghiệp đều năm ở khu vực ngoại thành nên nó không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở khu vực này nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động mà còn phá vỡ tính khép kín của làng xã, nâng cao trình độ dân trí cho người dân địa phương và làm giảm bớt sự cách biệt giàu nghèo với các khu vực khác. Ngoài ra các khu công nghiệp tại Hà Nội đã tạo ra cho thủ đô khoảng 3800 chỗ làm việc trực tiếp và hàng chục ngàn việc làm gián tiếp khác. Hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn và tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá thủ đô. Các nhóm ngành phải kể đến là các nhóm mặt hàng cao cấp bao gồm đèn hình màu, súng điện tử, ti-vi màu, tủ lạnh, máy ảnh,máy trắc địa...và nhóm hàng phục vụ dân dụng bao gồm balô, túi sách, sản phẩm sơn mài nhóm hàng thay thế nhập khẩu gồm bao bì các - tông phục vụ cho đống gói sản phẩm ngoài ra còn có cấc mặt hàng khấc sản xuất tại khu công nghiệp như các sản phẩm công nghiệp nhẹ như may mặc, các sản phẩm chế biến thức ăn... Sự ra đời của các khu công nghiệp tại thủ đô còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường; các khu công nghiệp ra đời với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống sử lý chất thải được trang bị đồng bộ và thuận lợi cho các nhà máy mới hoạt động hiệu qủa, vừa tạo điều kiện di rời các nhà máy cũ trong nội thành, góp phần bảo vệ môi trường tại cấc khu vực có đông dân cư sinh sống như Thượng Đình, Hai Bà Trưng... Thúc đẩy sự mở rộng quy mô của nhiều dự án như công ty ORION - HANEL, ZAMILSTEEL, DAEWOO - HANEL và công ty công nghiệp Tân á... Ngoài ra các khu công nghiệp ở Hà Nội còn tạo lập một cơ sở hạ tầng hiện đại quy mô lớn, tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hoá phát triển kinh tế vùng đóng góp cho sự phát triển kinh tế chung của cả nước và Công nghiệp Thủ đô nói riêng. 2.Những tồn tại hạn chế Bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc xây dựng và hoạt động của các khu công nghiệp ở Hà Nội trong thời gian qua cũng bộc lộ một số yếu kém nhất định đó là : Tốc độ triển khai dự án của các công ty phát triển cơ sở hạ tầng còn chậm. Trong số 5 khu công nghiệp chỉ có duy nhất khu công gnhiệp Sài Đồng B là có tiến độ triển khai nhanh và có thể coi là thành công theo hình thức đầu tư cuốn chiếu. Bốn khu công nghiệp còn lại vẫn còn đang trong quá trình hoàn chỉnh san lấp mặt bằng hoặc đang trong quá trình hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng. Như vậy diện tích đát đã được các khu công nghiệp cho thuê vẫn còn rất hạn chế mới chỉ đạt 15% số diện tích đát công nghiệp có thể thuê. Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp ở Hà Nội còn rất nhỏ bé cả vê quy mô dư án và số lượng dự án . Việc xây các khu công nghiệp chưa đồng bộ , nhiều khu công nghiệp vẫn chưa đảm bảo được "4" thông đó là thông đường , thông điện , thôngnước ,và thông tin liên lạc và ' một thoáng ' là mặt bằng sạch đẹp , tiện lợi cho các nhà đầu tư xây dựng nhanh chóng các cơ sở hạ tầng. Ngoài ra thủ tục xin cấp đát tại các khu công nghiẹp ơ hà nội cũng là vấn đề cần được quan tâm , vì thủ tục rườm rà ,nhiều nhà đầu tư đã cảm thấy nản lòng . Nhiều quy hoạch khu công nghiệp đã đưộc duyệt, thậm chí đã đi vào xây dựng cơ sở hạ tầng thì ở một số địa phương lại bị thay đổi về quy hoạch về ranh giới ,gây ra sự hoài nghi về tính ổn định của môi trường đầu tư và hiệu lực của các quyết định của cơ quan nhà nước các cấp; làm nản lòng các nhà đầu tư ví dụ: Khu công nghiệp Ha nội -Đài tư có diện tích 40 ha và nằm quy hoạch tổng thể của thành phố đến năm 2020. Theo quy hoạch khu công nghiệp này có vị trí thuận lội, phía đông tiếp giáp vối đường vành đai số 3 của thành phố, mặt trước của khu công nghiệp nhìn ra quảng trường giao thông lớn , toàn bộ hoạt động giao lưu đối ngoại của khu công nghiệp sẽ được thực hiện bằng tuyến đường vành đai số 3 nối với đường quốc lộ 5. Nhưng gần đây do thay đổi quy hoạch, đoạn đường quốc lộ 1 này tương lai sẽ hoà nhập và trở thành một bộ phận của tuyến đường vành đai số 3 của thành phố , nhưng vị trí của nó lại không đi sát khu công nghiệp như quy hoạch đã được duyệt và lại chuyển dịch về phía đông từ 300 đến 400 m. Việc thay đổi này gây ảnh hưởng trực tiếp tới những điều kiện thuận lợi về giao thông, cảnh quan và kiến trúc của khu công nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề nhà ở và các công trình phúc lợi đảm bảo cho người lao động vẫn chưa được giải quyết một cách ổn thoả. Đến nay hầu hết các khu công nghiệp ở Hà Nội đều chưa có các khu tập thể cho công nhân, trừ những lao động tại địa phương, còn lại đều phải đi thuê nhà ở. Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp như hệ thống điện nước, đường giao thông, cây xanh, xử lý chất thải bảo vệ môi trường, các khu thương mại, trường học, bệnh viện cũng chưa được xử lý một cách đồng bộ nhưng lại thiếu sự trợ giúp của thành phố. Do giá thuê đất tại các khu công nghiệp này còn cao hơn các địa phương khác nên chưa nhận được sự hưởng ứng của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư trong nước. Giá thuê đất bình quân của các khu công nghiệp tại Hà Nội là: 1,6 USD/m2/năm, cộng với chi phí quản lý khoảng 0,5 USD đến 0,8 USD. Trong khi đó khu công nghiệp Tân Tạo (TP Hồ Chí Minh) có giá thuê đất khoảng 1 USD/ m2/năm, còn giá thuê đất bình quân của các khu công nghiệp khác giao động trong khoảng 0,1 USD –0,5 USD/ m2/năm. Ngoài ra nhiều địa phương còn miễn giảm tiền thuê đất hoặc cho phép thanh toán tiền thuê đất chậm hoặc miễn giảm phí quản lý... Còn đối với các khu công nghiệp Hà Nội, tiền thuê đất chỉ có thể thanh toán làm 1 hoặc 2 lần. Một khó khăn nữa đang làm day dứt các nhà đầu tư đó là vấn đề người lao động trong các khu công nghiệp. Nếu theo quy chế khu công nghiệp thì các doanh nghiệp khu công nghiệp phải sử dụng lao động tại chỗ, nhưng thực tế đã có và gặp phải không ít các khó khăn. Vốn dĩ Việt Nam đi từ nền văn minh lúa nước để thích nghi với nền văn minh công nghiệp, chúng ta cần phải có thời gian. Chúng ta chưa có đủ những điều kiện và thời gian thuận lợi để đào tạo một đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng việc phát triển công nghiệp. Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm, phần lớn thanh niên ở khu vực xung quanh khu công nghiệp đều có trình độ văn hoá thấp và chưa được đào tạo tay nghề. Riêng ở huyện Gia Lâm có đến 35-40% số người ở độ tuổi từ 18-30 chỉ học hết chương trình phổ thông cơ sở. Việc tạo nguồn lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp thường bị động do chưa đảm bảo chất lượng trừ khu công nghiêp Sài đồng B hình thành hẳn một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để cung cấp cho các doanh nghiệp. Ngoài ra còn phải kể đến một số hạn chế về mặt quản lý nhà nước như vấn đề chưa thống nhất giữa các văn bản pháp lý, cơ chế phân phối, uỷ quyền thiếu đồng bộ và chưa nhất quán, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính và giải quyết các vấn đề phát sinh còn chậm. Hệ thống các văn bản nhiều khi chưa đồng bộ và còn nhiều chắp vá. Cũng có những nhà đầu tư có ý kiến về việc không nhận được những thông tin kịp thời nên đã áp dụng văn bản cũ mà không biết nó đã lỗi thời. Sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý các khu công nghiệp cũng làm giảm hiệu quả hoạt động của nó. Chính sách đối xử đối với các doanh nghiệp khu công nghiệp chưa công bằng, đã hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến đầu tư vào khu công nghiệp đều phải đáp ứng những điều kiện như nhau, nhưng các doanh nghiệp nước ngoài lại được ưu tiên hơn về thuế lợi tức so với các doanh nghiệp trong nước . Ngoài ra, việc hạn chế việc nhập thiết bị cũ đối với những doanh nghi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35208.doc
Tài liệu liên quan