Một số vấn đề về tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam
I. LỜI NÓI ĐẦU.
Tham nhũng là vấn đề đau đầu của tất cả các chính thể trên thế giới, bất kể trình độ phát triển, định hướng, khu vực và truyền thống văn hóa, với những mức độ khác nhau. Có nhiều quan điểm khác nhau phân tích, đánh giá về căn bệnh mang tính toàn cầu này, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào những biểu hiện bề ngoài của nó, những kiến nghị hoặc biện pháp chống tham nhũng vì thế chẳng mấy hiệu quả ngoài việc ít nhiều làm y
26 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về tham nhũng và chống tham nhũng ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên lòng dân chúng. Trên thực tế, việc giải quyết tệ nạn tham nhũng vẫn hoàn toàn bế tắc. Tham nhũng không hề giảm bớt mà trái lại, dường như còn trầm trọng hơn, và người hăng hái chống tham nhũng nhiều khi còn phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Tình trạng này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về vấn đề một cách nghiêm túc và triệt để. Rõ ràng, để chống tham nhũng một cách hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp tiếp cận mới, cách nhìn mới, không những khách quan hơn mà còn phải toàn diện hơn.
Trước hết, chúng ta hãy trở lại câu hỏi có tính chất xuất phát: Tham nhũng là gì? Trên thực tế, câu hỏi phức tạp hơn chúng ta tưởng. Mặc dù không nhưng cùng với sự phát triển của nhân loại, tham nhũng đã thay đổi nhiều về quy mô, hình thức và phần nào cả về bản chất. Tuy nhiên, điều đáng nói nhất chính là hậu quả của tham nhũng không chỉ đối với các tầng lớp dân chúng nghèo khổ mà cả với các nền kinh tế và thậm chí là cả các thể chế. Tham nhũng làm lũng đoạn xã hội, xói mòn lòng tin của dân chúng vào các giá trị của xã hội. Trong thời đại toàn cầu hóa, tham nhũng đã trở thành tệ nạn mang tính toàn cầu.
Như vậy, tham nhũng không chỉ nhằm vào những giá trị vật chất như người ta thường quan niệm, mà còn là những giá trị tinh thần. Nhưng xin phép khẳng định ngay rằng chính trong lĩnh vực tinh thần, mức độ nguy hiểm của tham nhũng còn ghê gớm hơn so với trong lĩnh vực vật chất. Chính trong lĩnh vực có vẻ như yên ổn này, hiện tượng tham nhũng lại diễn ra tinh vi hơn, nặng nề và tàn phá xã hội khốc liệt hơn.
Hiện nay, tham nhũng đã lan tràn khắp nơi: Giáo dục, y tế, công – nông nghiệp, thương mại, giao thông vận tải, tài nguyên, môi trường, thể thao văn hóa, thuế, hải quan, đầu tư, xây dựng bổ nhiệm cán bộ... Bất cứ cá nhân hay tập thể, hễ có chức, có quyền, khi muốn, đều có thể lợi dụng chức vụ để trục lợi bất chính.
Cho đến nay thiếu hẳn những điều tra nghiên cứu xã hội học một cách khoa học về tình trạng tham nhũng ở nước ta, để nhìn nhận, đánh giá toàn diện vấn đề này và để làm căn cứ cho quốc sách, cho những biện pháp phòng, chống tham nhũng. Vì vậy còn nặng về chống, mà nhẹ về phòng. Trong thực tế do không phòng ngừa được, và chỉ chống được ở phần ngọn, nên những năm gần đây xuất hiện tình trạng càng chống, tham nhũng càng hoành hành, vụ sau nghiêm trọng hơn vụ trước. Đặc biệt nghiêm trọng là bàn tay pháp luật hầu như chỉ có khả năng đụng vào những vụ trọng án đã bị lộ; nhiều cán bộ và cơ quan khác nhau làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng bị tê liệt. Cho đến nay hầu như không có một vụ tham nhũng lớn nào mặc dù đã bị lộ mà không bị cán bộ và cơ quan thi hành luật pháp bóp méo, che chắn; hiện tượng chạy tội, xóa tội, che giấu hoặc giải trình xuyên tạc hành vi phạm tội trở thành phổ biến. Dư luận còn cho rằng tham nhũng tiêu cực lấn sang cả phần thi hành án. Nhìn vào các đơn vị kinh tế, ngày nay số các tổng công ty lớn của nhà nước không dính vào các vụ bê bối nghiêm trọng thật là hiếm, nhiều đơn vị có những vụ tham nhũng tiêu cực nặng nề, khó mà lường hết thiệt hại.
II. THỰC TRẠNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM.
1. Khái niệm tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị thế xã hội của viên chức Nhà nước để làm trái pháp luật hoặc lợi dụng các sơ hở của pháp luật kiếm lợi cho bản thân, gây hại cho xã hội, cho công dân.Người phạm tội tham nhũng tất nhiên là các viên chức xấu xa tha hoá của Nhà nước, họ nằm trong cơ quan thuộc guồng máy quyền lực của Nhà nước; tác hại do họ gây ra hết sức to lớn. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998 cũng đã ghi rõ trong điều 1: Tham nhũng là hanh vi của những người có chức vụ, quyên hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố ý làm trái pháp luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể và cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức. Tham nhũng là vật cản lớn nhất của tiến trình phát triển kinh tế xã hội, là nguy cơ trực tiếp liên quan đến sự sống còn của các Nhà nước.
Phân loại tham nhũng: Nhìn chung người ta phân tham nhũng ra làm ba loại:
Loại “nhũng nhiễu” xảy ra khi phải chi tiền để được làm điều tốt. Ví dụ, xuất khẩu hàng hóa hay mở doanh nghiệp tạo công ăn việc làm là những điều tốt, nhưng nhiều doanh nhân vẫn phải chi tiền để được phép làm những việc tốt này.
Loại “phá hoại” xảy ra khi chi tiền để làm được điều xấu. Ví dụ như buôn lậu là xấu, nhưng nhiều kẻ vẫn chi tiền để làm được điều này.
Loại “bôi trơn” xảy ra khi vui vẻ chi tiền để đẩy nhanh tiến độ. Ví dụ như khi sắp hết giờ làm việc, người dân chi một khoản khuyến khích để anh công chức làm thêm giờ và hoàn thành thủ tục ngay trong ngày.
Dường như loại ba là hiền hòa và vô hại. Tổng cục Hải quan đã từng ra quy định cán bộ Hải quan đi kiểm hóa ngoài giờ được phép nhận tiền bồi dưỡng của khách hàng. Nhưng điều nguy hại là trên thế giới người ta thấy loại ba không bao giờ dừng lại ở loại ba mà sẽ rất nhanh chóng chuyển sang loại một và loại hai.
Các cấp độ của tham nhũng: 5 cấp độ:
Bôi trơn: một khoản chi nhỏ để đẩy nhanh những thủ tục thông thường.
Hối lộ: chi tiền cho người tham nhũng để thúc đẩy người này làm theo quyền lợi của người chi.
Nhũng nhiễu: lợi dụng chức quyền để thu tiền một cách bất hợp pháp.
Lại quả: chi tiền cho các nhân vật có tác động, sau khi một giao dịch được thực hiện (thường là giao dịch với nhà nước).
Cấp nhà nước: chính sách hay qui chế của chính phủ chịu tác động của một nhóm tham nhũng.
2. Nguồn gốc của tham nhũng.
Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.
Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Tại các nước này con người thường có ý đồ nắm các cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo để tham nhũng. Đối với một số nước kinh tế phát triển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao, các cá nhân có sở hữu tài sản lớn mới bắt đầu tham gia chính trường để làm lãnh đạo.
Tham nhũng là căn bệnh muôn thuở, và cội nguồn của nó là thuộc tính tự nhiên của con người. Khi xây dựng một lý luận, một tiêu chuẩn trong lĩnh vực tư tưởng hay đạo đức xã hội, một khuynh hướng thường thấy là người ta không hoặc cố tình không nhìn nhận những gì đang tồn tại trong thực tế với đầy đủ các khuyết tật tự nhiên của nó. Nếu nhìn nhận một cách tỉnh táo, chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của những mặt khuyết tật, cái mà chúng ta thường gọi là các căn bệnh xã hội. Trong vấn đề đang nghiên cứu, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng tham nhũng tồn tại trong mọi xã hội. Mọi thời đại, mọi hệ thống chính trị và mọi dân tộc ở mọi nơi trên thế giới đều phải đối mặt với tham nhũng với nhiều biến thái tinh vi. Thậm chí nếu nhìn nhận một cách nghiêm khắc, người ta sẽ thấy rằng tham nhũng còn diễn ra dưới cả các mái nhà ít nhiều yên ấm, nơi các bậc gia trưởng dựa vào quyền của mình để phân phối vật chất và tinh thần một cách không bình đẳng.
Mặc dù là một hiện tượng muôn thuở, tham nhũng ở mỗi quốc gia, mỗi thời đại lịch sử, chịu tác động của những nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội khác nhau. Để chống tham nhũng hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học những nhân tố đó. Dưới đây đưa ra những phân tích sơ bộ:
2.1. Về mặt chính trị, tham nhũng là kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát.
Một hệ thống chính trị không xây dựng được các tiêu chuẩn, không tự kiểm soát được, để cho quyền lực bị đánh cắp đại trà trên quy mô xã hội, dưới mọi hình thức, mọi mức độ sẽ tạo cơ hội tốt cho tham nhũng phát triển. Hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát sẽ làm xuất hiện sự nhập nhằng trong nhận thức và những cơ cấu không được pháp chế hóa. Tất cả những yếu tố này giải thích tại sao trong thời đại chúng ta, tham nhũng lại nở rộ tại những quốc gia có nền chính trị không chuyên nghiệp, hay nói một cách giản dị, tại những quốc gia trong đó nền chính trị tuột khỏi tầm kiểm soát của xã hội.
Tham nhũng là kết quả của tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị. Tham nhũng gắn liền với bản chất con người, nhưng không phải bất kỳ ai cũng tham nhũng và cũng có thể tham nhũng. Để tham nhũng phải có quyền hoặc quyền lực. Ngoài ra, tham nhũng phụ thuộc vào các cơ chế xã hội có nhiệm vụ ức chế hành vi tham nhũng. Khi một quốc gia lâm vào tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, những người thoát khỏi sự ức chế của các cơ chế xã hội sẽ lợi dụng, lạm dụng quyền lực, địa vị, uy tín xã hội để thực hiện hành vi tham nhũng. Cùng với tình trạng thiếu dân chủ trong sinh hoạt chính trị, sự thiếu công khai trong đời sống chính trị cũng tạo ra không gian đen tối cho hiện tượng tham nhũng phát sinh và phát triển.
2.2. Về mặt kinh tế, tham nhũng là hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch.
Môi trường kinh tế thiếu minh bạch là mảnh đất tốt cho các hành vi tham nhũng sinh sôi nảy nở. Điều này lý giải tại sao tham nhũng tại các nước đang phát triển trầm trọng hơn nhiều so với các nước phát triển, nơi có môi trường kinh tế minh bạch hơn. Tại những nước có môi trường kinh tế kém minh bạch, việc trốn thuế diễn ra tràn lan, lý do đơn giản là tại đó hành vi này dễ dàng thực hiện trót lọt hơn tại các quốc gia khác.
Trong môi trường kinh tế thiếu minh bạch, sự can thiệp thái quá và nhiều khi thô bạo của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh làm méo mó các quan hệ kinh tế - xã hội. Đó là tình trạng thích hợp, là cơ hội vàng để các quan tham dễ bề trục lợi.
2.3. Về mặt nhà nước, tham nhũng là con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn.
Chúng ta đã thấy tham nhũng phát triển cả về hình thức lẫn quy mô cùng với sự phát triển của xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là có một sự tương quan tỷ lệ nào đó giữa tham nhũng và phát triển. Quy mô tham nhũng lệ thuộc nhiều vào tính chất của thể chế nhà nước. Chẳng hạn tại các quốc gia nghèo khổ Châu Phi, nơi tập trung nhiều thể chế lạc hậu và phi dân chủ, các quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị bị phân chia một các tùy tiện hoặc không được bảo vệ và sử dụng cẩn trọng, tức là các quyền lực này dễ bị tham nhũng để mở đường cho nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội. Các thể chế này không đủ năng lực để tự kiểm soát, nhưng lại ra sức ngăn cản việc xây dựng một thể chế mới có thể quản lý xã hội hữu hiệu hơn. Tình trạng bất hợp lý của thể chế có thể thấy rõ ở những quốc gia mà một bộ phận nhân lực quan trọng của nó được trả lương quá thấp so với nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Thể chế bất hợp lý đã buộc nhiều người phải tham nhũng để sống, để tồn tại.
2.4. Về mặt pháp luật, tham nhũng là kết quả của tình trạng các quyền và lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa.
Tình trạng nhiều quyền lợi chính đáng của cá nhân không được hợp pháp hóa hoặc bị hạn chế có thể quan sát thấy tại nhiều quốc gia chậm phát triển. Ta có thể lấy ví dụ như tình trạng “ngăn sông cấm chợ” tại Việt Nam trước đây hay sự hạn chế các hoạt động của nữ giới tại Afghanistan mới đây, khi chỉ vì những suy nghĩ thiển cận, người ta muốn tối thiểu hóa không gian sống của mỗi cá nhân. Điều này trên thực tế đã đẩy nhiều người vào vòng xoáy tham nhũng để thỏa mãn các khát vọng thật ra là chính đáng của họ. Điều nguy hiểm là ở chỗ tình trạng này sẽ tạo ra sự nhập nhằng về nhận thức. Việc thay thế các quy định của pháp luật bằng những thỏa thuận ngầm trên quy mô xã hội hoặc đạo đức xã hội khiến các nhóm lợi ích luôn chèn ép, chen lấn lẫn nhau trên cùng một cá nhân. Nếu chúng ta tạo cho cá nhân một không gian sống tốt, nếu chúng ta hợp pháp hóa các quyền cá nhân chính đáng để mỗi cá nhân có thể phát huy tối đa sức sống, sức sáng tạo của họ trong khuôn khổ pháp luật, chắc chắn rất nhiều người bình thường sẽ sống và ứng xử theo những chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trong xã hội.
2.5. Về mặt văn hóa xã hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chinh trị - xã hội.
Hệ thống xã hội được xây dựng trên nền tảng đạo đức giả này đã đẩy nhiều người phải sống với bộ mặt giả tạo. Chẳng hạn, việc trả công chủ yếu không theo hình thức tiền lương mà dưới hình thức các tiêu chuẩn hưởng thụ là cơ sở kinh tế của một lối sống đạo đức giả. Một ví dụ khác có thể thấy ở nhiều nền kinh tế chuyển đổi, khi người ta thủ tiêu chế độ đặc quyền đặc lợi, nhưng lại không có biện pháp cân bằng các lợi ích bị đột ngột xóa đi ấy, dẫn đến kết quả là một số người tìm đến những biện pháp phi pháp để giành lại những gì đã mất.
Với cách nhìn như vậy, chúng ta thấy rằng đôi khi các vị quan tham vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của một hệ thống xã hội xa lạ với bản chất con người. Tham nhũng còn được hỗ trợ bởi những yếu tố tiêu cực trong nền văn hóa, chẳng hạn tính gia trưởng vốn là một đặc điểm rất rõ nét tại nhiều nước Châu Á. Trong lịch sự đương đại Châu Á có quá nhiều ví dụ về các nhà chính trị gia trưởng, độc tài, những người trong thời kỳ cầm quyền lâu dài đã trở thành những “bố già” của đất nước. Văn hóa gia trưởng gắn liền với việc độc quyền sở hữu lẽ phải chúng tôi vừa đề cập ở trên. Kết quả là quyền lực dễ bị đánh cắp, tạo cơ sở cho cả tham nhũng vật chất và tinh thần.
2.6. Về mặt nhân văn, tham nhũng là hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân.
Các giá trị cá nhân không được tôn trọng sẽ dẫn đến sự xâm hại các giá trị công cộng. Điều này có vẻ ngược đời nhưng thực ra rất hợp lô gích. Trên thực tế, việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách thái quá luôn luôn dẫn đến một tình trạng cực đoan trong đời sống tinh thần của xã hội. Tâm lý xem nhẹ, nếu không muốn nói là bài bác các giá trị cá nhân khiến người ta tìm mọi cách tối thiểu hóa không gian sống của cá nhân, làm cho con người thiếu ý thức trách nhiệm về hành vi của mình, dễ dàng bằng lòng với thực tại, dễ dàng tham nhũng, tiếp tay hoặc ít nhất là mặc nhiên thừa nhận tham nhũng. Sự ngộ nhận về giá trị cá nhân và giá trị tập thể còn dẫn đến cả hiện tượng tham nhũng mang tính tập thể, nghĩa là có sự kết cấu, đồng tình để tiến hành hành vi tham nhũng trên quy mô lớn hơn. Đó là gì nếu không phải là mầm mống của tội phạm có tổ chức? Còn nếu cá nhân nào không chịu tham nhũng, họ sẽ không còn là người của tập thể, họ sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Điều này giải thích tại sao tham nhũng tại những nước có sự nhìn nhận sai lạc về cá nhân và tập thể lại càng trầm trọng và khó đẩy lùi hơn nhiều nước khác.
3. Nguyên nhân của tham nhũng.
Nguyên nhân gây ra tham nhũng có nhiều, nhưng nguyên nhân đầu tiên có tính sâu xa, bản chất là do chế độ người bóc lột người sinh ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ hại nhân mà ra, nó do chế độ người bóc lột người mà ra. Một đặc điểm nổi bật của sự vận động xã hội, khác với mọi sự vận động vật chất khác trong giới tự nhiên ở chỗ con người hành động đều tính đến lợi ích hoặc mục đích. Mọi hành vi tham nhũng đều là nhằm thực hiện một mục đích tư lợi ích kỷ nào đó. Bởi vậy chế độ tư hữu chính là cơ sở tư tưởng của các hành vi tham nhũng. Không có tư tưởng tư lợi ích kỷ sẽ không có tham nhũng thiệt người lợi mình.
Nguyên nhân thứ hai gây ra tham nhũng là do luật pháp về sở hữu không rõ ràng,chủ thể sỏ hữu không được định rõ làm cho người có quyền lợi dẽ biến của công thành của tư, còn quần chúng vì không rõ tài sản đó là của mình nên để mặc kẻ xấu tung hoành.Chính sự yếu kém của luật pháp trong quản lý đã làm cho các vấn đề kinh tế trở thành khuất tất, không rõ ràng, tạo kẽ hở cho kẻ xấu tham nhũng. Một anh trưởng phòng tài vụ với vài chục tỷ đồng trong tay nếu đem gửi ngân hàng để lấy lãi ( mà hệ thống sổ sách tài vụ không chuẩn xác) dễ dàng kiếm được vài trăm triệu đồng trong một năm mà không hề bị phạm tội gì. Một cảnh sát kinh tế tóm được một vụ buôn bán ma tuý, nhưng đồng ý nhận vài trăm đô la để tha bọn tội phạm, dễ trở thành giàu có v.v… Chính hệ thống luật pháp không chuẩn xác của nhiều nước, do sử phạt về tội tham nhũng quá nhẹ, kẻ giàu sẵn sàng phạm tội để đi tù vài năm rồi ra tù, để rồi cả đời hưởng thụ số tài sản bất minh đã kiếm được.
Nguyên nhân thứ ba gây ra tham nhũng là sự hư hỏng và kéo bè kéo cánh của các giới lắm giữ guồng máy quyền lực, họ bao che nhau, họ ủng hộ và chạy tội cho nhau, đây là một thực tế đang sảy ra ở rất nhiều nước.
Nguyên nhân thứ tư gây ra tệ nạn tham nhũng là bản chất của nền kinh tế thị trường, của việc tự do hoá cạnh tranh đã tạo ra.
Nguyên nhân thứ năm là sự tê liệt ý chí của công dân, do mất lòng tin vào bộ máy Nhà nướ, do không có điều kiện, không có thông tin và không có đủ trình độ nhận thức, không được bảo vệ để chỉ và phân biệt ra các kẻ tham nhũng mà trừng phạt chúng.
4. Tác hại của tham nhũng.
Tham nhũng sinh ra hàng loạt tác hại cho xã hội.
Nó gây tổn hại to lớn về mặt kinh tế cho sự phát triển xã hội, kéo lùi sự phát triển tuỳ theo quy mô và mức độ gây hại của nó.
Nó làm giảm sút lòng tin của công dân đối với bộ máy và công chức, viên chức của bộ máy Nhà nước, triệt tiêu động lực cơ bản nhất của sự phát triển.
Tham nhũng sẽ làm “tầm thường hoá hệ thống pháp luật của Nhà nước, kỷ cương xã hội sẽ không thể giữ vững và làm cơ hội để cho kẻ thù phá hoại xâm lược. Nếu các nhà hành pháp mà tự mình phá hoại luật pháp thì làm sao có thể duy trì được phép nước. Những kẻ tham nhũng chính là những tên đầu chò trong việc làm tê liệt hệ thống hành pháp, làm cho Nhà nước trở thành đối lập và là gánh nặng cho công dân”.
Tham nhũng tất yếu dẫn đến phá hoại đội ngũ cán bộ Nhà nước bởi ví những kẻ tham nhũng sẽ lừa dối hủ hoá cấp trên, làm cho bộ máy Nhà nước trở thành quan liêu, chúng sẽ tăng cường đưa kẻ xấu vaof guồng máy và triệt hại đội ngũ viên chức tốt. Những kẻ tham nhũng chính là những tên phá hoại từ bên trong của hệ thống hành pháp quốc gia.
Chính với các tác hại to lớn kể trên cũng như nhìu tác hại do bệnh tham nhũng tạo ra, nhiều nước dã coi tham nhũng ( và cùng với nó là quan liêu) là quốc nạn của đất nước. Văn kiện Đại hội VIII của Đảng ta cũng lại một lần nữa khẳng định: nạn tham nhũng đang là một nguy cơ trực tiếp quan hệ đến sự sống còn của hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có những biện pháp khắc phục song hiệu quả còn thấp. Phải tiến hành đấu tranh kiên quyết thường xuyên và có hiệu quả chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, trong tất cả các ngành các cấp từ Trung ương đến cơ sở. Kết hợp với những biện pháp cấp bách với những giải pháp có tầm chiến lược nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, kiện toàn tổ chức, chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục sơ hở, vừa sử lý nghiêm kịp thời mọ vi phạm, tội phạm, huy động và phối hợp chặt chẽ mọi lực lượng đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi và loại trừ tham nhũng. Thủ trưởng cơ quan đợn vị, cán bộ chủ chốt các cấp phải gương mẫu đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, trước hết là đối với bản thân. Đấu tranh chống tham nhũng phải gắn liền với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu, tập trung vào các hành vi tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát tài sản Nhà nước, đòi hối lộ, đưa và nhận hối lộ.
5.Thực trạng tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Hiện tượng tham nhũng không những đặc biệt nan tràn trong số các quan chức làm việc tại cơ quan chuyên trách về kinh tế đối nội và đối ngoại mà nó còn sảy ra phổ biến ở các lĩnh vực luật pháp, văn hoá, giáo dục và quân sự. Nó đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng làm sói mòn lòng tin của nhân dân, của xã hội vào Đảng và Nhà nước. Sự tha hoá của một số cán bộ Đảng viên cộng thêm thế lực thù địch lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nưởca sức tuyên truyền kích động, thực hiện diễn biến hoà bình đang trở thành một nguy cơ to lớn uy hiếp đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Các khoảng cách giàu nghèo tới mức phi lý, từ đó kích thích sự ham muốn ích kỷ của kẻ cầm quyền thoái hoá lao vào vòng tội lỗi. Chính nền kinh tế thị trường đã đẻ ra hố sâu ngăn cách giữa các con người, quan hệ giữa người với người mờ nhạt dần về trách nhiệm và đạo lý mà tăng dần về mối quan hẹ quyền lực, quan hệ vật chất đã tạo ra môi trường tốt cho tệ nạn tham nhũng phát triển.
Số đối tượng phạm tội tham nhũng như sau: ngưòi phạm tội tham ô nhận hối lộ, là đội ngũ giám đốc từ tổng giám đốc, giám đốc cơ sở, giám đốc công ty chiếm tỷ lệ khá lớn từ 15%-20%. Đội ngũ kế toán, thủ kho, cán bộ chuyên môn khác chiếm 20% và có khoảng 15% kẻ phạm tội là chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp, một số là cán bộ cấp vụ, cấp thứ trưởng và tương đương. Bên cạnh kẻ phạm tội la công nhân viên chức Nhà nước, còn có 30% là tư thương và các phần tử ngoài xã hội. Điểm đặc biệt là có 75% số người phạm tội tham nhũng nêu trên đều có cuộc sống không những không khó khăn, thậm chí còn rất khá giả so với nhiều người khác, đồng thời có trình độ văn hoá cao.
Trong hầu hết các vụ án tham nhũng, nhận hối lộ gần đây thường có quy mô hoạt động rộng lớn, tạo thành đường dây tội phạm có vòng tròn khép kín. Nó không chỉ dừng ở phạm vi một đơn vị, một công ty, một huyện, một tỉnh mà xảy ra theo hiện tượng liên tỉnh với sự liên kết chặt chẽ cùng thực hiện phạm tội. Các hành vi thông đồng này diễn ra một cách trắng trợn, công khai chứ không bí mật, lén lút như trước đây. Do đó các vụ án do loại này gây ra thường có thiệt hại lớn, thủ đoạn phạm tội tinh vi, phức tạp nên khi bị phát hiện và sử lý số người phạm tội lớn và thường cùng lúc bị truy tố nhiều tội danh khác nhau như tham ô, cố ý làm trái, buôn lậu, cho vay sai nguyên tắc v.v…
Một vấn đề cần phải quan tâm là Nhà nước chỉ mới phát hiện và đưa ra xét xử những cán bộ trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh, cán bộ quản lý ở tầm vi mô, còn những cán bộ quản lý ở tầm vĩ mô thì rất ít bbị phát hiện và xử lý. Hiện tượng ô dù bao che hành vi phạm tội của cán bộ trung ương còn tồn tại, chưa có sự cương quyết sử lý những khuyết điểm sai lầm, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho Nhà nước của các cán bộ có thẩm quyền quyết định khi ký duyệt việc bổ nhiệm, việc thành lập công ty, duyệt các dự án đầu tư xây dựng… trước pháp luật, nếu có thì chỉư phạt hành chính qua loa cho xong chuyện.
Bởi vậy Nhà nước cần phải tăng cường va xử lý nhũng cán bọ quản lý Nhà nước ở tầm vĩ môcó hành vi phạm tội dù họ ở cấp nào, thêm nữa phải phát động phong trào của quần chúng, của toàn xã hội vào trận địa chống tham nhũng mới có khả năng ngăn chặn và hạn chế chúng ở mức tối đa.
Điểm một số vụ tham nhũng nổi cộm trong một vài năm gần đây:
Thứ nhất là: Tháng 12/2005, vụ án PMU18 bùng lên gây phẫn uất trong dư luận. Không ai có thể tưởng tượng ông Tổng Giám đốc xuất thân từ một gia đình dòng dõi (bố là tướng quân đội về hưu...) như Bùi Tiến Dũng lại có thể vác một lúc vài triệu USD đi đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá. Tuy nhiên Bùi Tiến Dũng chưa phải là kẻ hoang phí đầu tiên và cuối cùng. Hàng loạt anh em của Dũng tại PMU18, hay tại các đơn vị khác như: Vũ Mạnh Tiên, Lương Mạnh Hoa, Nguyễn Việt Bắc... lần lượt lộ sáng. Ban PMU18 được giao quản lý số vốn tới 33.000 tỷ đồng, còn Bùi Tiến Dũng thì được giao quyền sinh, quyền sát đối với các nhà thầu muốn lăm le vào cuộc. Công ty Nam Bắc của Vũ Việt Dũng, Công ty Hoa Việt của Nguyễn Mậu Thôn... lần lượt bị phanh phui, cáo buộc là sân sau của Bùi Tiến Dũng. Một con đường 18 bị "rút ruột" chưa đủ, Quốc lộ 2 cắt băng khánh thành tháng 6/2005, chỉ chưa đầy 6 tháng sau quan sát bằng mắt thường dọc tuyến từ Đoan Hùng lên Hà Giang, đã thấy xuống cấp nghiêm trọng. Một căn nhà trên đường Phạm Huy Thông, giá hiện tại cũng vài chục tỷ đồng. Một biệt thự nữa trên phố lớn của Hà Nội đang cho thuê. Một căn nhà ở đường Trường Chinh... tổng khối tài sản ấy, giá thị trường hiện tại cũng vài chục tỷ. Một mảng tối "chạy án" được mở ra. Tháng 4/2006, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến bị bắt. Trước đó, là hàng loạt thông tin liên quan đến vị Thứ trưởng được đánh giá là rất có năng lực này. Sau đó nữa, là cuộc “đấm bốc” giữa Thứ trưởng và Bộ trưởng trên báo chí. Mọi chuyện được phanh phui hết: Quan hệ cá nhân, công việc, nhờ vả lẫn nhau... Bộ Giao thông vận tải rung rinh trước sức ép dữ dội của công luận. Tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ thời gian ngắn sau khi nhậm chức, lập tức điều chuyển ngay Phó Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Nguyễn Văn Lâm về vai trò chuyên viên. Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, vì có liên quan đến một bị can trong vụ án, cũng đành chấp thuận sự phân công công tác mới của tổ chức... Báo giới, công luận nhìn nhận những phán quyết mạnh mẽ của Thủ tướng trong thời gian ngắn là khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong việc chống tham nhũng. Nhưng vụ án PMU18 là một khối lượng đồ sộ. Hàng chục dự án do siêu ban này quản lý, với hàng ngàn công trình, một C14 không thể kham nổi. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc trong 1 cuộc họp báo tại Tổng cục cảnh sát đã phải lên tiếng: "C14 chỉ điều tra riêng về dự án đường 18. Những dự án còn lại sẽ chuyển hồ sơ về Tổng cục phân công đơn vị khác làm", cho thấy, việc chứng minh tội phạm tham nhũng, không bao giờ dễ dàng, và nhanh chóng, như công luận chờ đợi
Thứ hai là: Bản án sơ thẩm tuyên 3 bị cáo nguyên là cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn vì tiêu cực đất đai tại địa phương này hình thức: Cảnh cáo, các bị cáo phải nộp 50.000 đồng tiền án phí, đã gây sốc đối với công luận. Hàng chục mảnh đất trị giá tiền tỷ được chia chác, mang đi "đối ngoại". Địa phương trù dập người khiếu nại tố cáo... Sự phẫn uất của những người dân Hải Phòng đang chờ đợi một phiên toà tuyên "đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm" suốt mấy năm trời cũng là điều dễ hiểu. Lại đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải yêu cầu Bộ Công an, kiến nghị Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao ra kháng nghị, huỷ án sơ thẩm để yêu câù cơ quan điều tra làm lại vụ án, cho thấy một lần nữa quyết tâm của Chính phủ. Lại đến lượt báo giới phanh phui ra: Lãnh đạo Hải Phòng đã có sự can thiệp sâu vào quá trình điều tra vụ án. Mục đích của sự can thiệp này, sẽ được làm rõ trong thời gian tới. Nhưng điều đó cho thấy, chống tham nhũng luôn không dễ dàng. Nếu không sự đồng thuận quyết tâm từ trung ương đến địa phương thì không thể thành công. Trong vụ án này, sẽ thiếu nếu không nhắc tới vai trò của một cá nhân: Ông Đinh Đình Phú. Kinh nghiệm của một đại tá công an về hưu đã giúp người hùng của Đồ Sơn sưu tầm, tìm kiếm đủ tài liệu để cung cấp cho báo giới vào cuộc phanh phui sự việc. Chứng cứ rõ ràng, tài liệu chắc chắn, sự thật bị bóc trần trên mặt báo như vậy, ra tới toà chỉ là một bản án "cảnh cáo"... Công luận không phẫn nộ mới là điều khó hiểu. Cũng vì lẽ đó, những vụ án khác chỉ có thể nêu nghi ngờ, đặt dấu hỏi... vì tài liệu của báo chí không thể đủ chứng minh, cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, cần thiết sự mạnh tay của cơ quan điều tra khi vào cuộc, sau khi báo chí phanh phui sự việc ra ánh sáng. Gần đây nhất, Thủ tướng liên tục chỉ đạo Bộ Công an cần nhanh chóng điều ra, đưa các vụ án lớn ra xét xử: Vụ Nguyễn Lâm Thái nâng khống thiết bị bưu điện, vụ Rusalka của siêu lừa Nguyễn Đức Chi, vụ PMU18... cho thấy, quyết tâm chống tham nhũng của Chính phủ đang rất quyết liệt.
Thứ ba là: Gần đây nhất, lại là vụ xà xẻo tiền cứu trợ đồng bào bị lũ quét ở Hương Sơn - Hà Tĩnh. Rất có thể, số tiền thiệt hại trong vụ việc này không lớn như nhiều vụ án kinh tế khác, nhưng tính chất của hành vi phạm tội thì lại đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân. Vụ việc, kể từ khi được phanh phui, đích thân Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã 2 lần chỉ đạo Hà Tĩnh phải làm rõ, có báo cáo. Bộ Công an cũng vào cuộc để điều tra. Rốt cuộc, lần thứ nhất (ngày 25/8) Phó Thủ tướng chỉ đạo "phải làm rõ, báo cáo trước ngày 15/9", Hà Tĩnh xin khất hẹn. Ngày 21/9, lần thứ 2, Phó Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo "làm rõ, báo cáo trước ngày 20/10". Tiền cứu trợ nhân đạo, dù từ bất cứ nguồn nào (ngân sách, quyên góp...) cũng luôn là một lĩnh vực nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin, tinh thần "tương thân tương ái", "lá lành đùm lá rách" của cả dân tộc. bộ luật hình sự có hẳn một điều luật (Điều 169) ghi rõ tội danh, quy định khu hình phạt đối với mọi hành vi xà xẻo, ăn chặn tiền cứu trợ nhân đạo. Trong bất cứ trường hợp nào, tiền và hàng hoá dùng cho mục đích nhân đạo phải được đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Trong vụ án này, sự quyết liệt chỉ đạo từ Trung ương đã thể hiện rất rõ. Còn ở địa phương, ít nhất đến nay đã có tới 7 đoàn thanh tra về sự việc này. Kết quả 1: Đoàn sau kết luận khác đoàn trước. Kết quả 2: Vụ việc bị phát hiện từ năm 2004, nhưng không hiểu vì lý do gì, đã không được xử lý nghiêm minh. Chỉ duy nhất một cán bộ bị điều chuyển từ vị trí Bí thư huyện uỷ Hương Sơn lên làm Phó Ban quản lý kinh tế cửa khẩu Cầu Treo. Kết quả 3: Chỉ đến khi báo chí vào cuộc quyết liệt, vụ việc mới bị phanh phui lên công luận. Kết quả 4: Hai lần Phó Thủ tướng chỉ đạo, có thời hạn báo cáo, tỉnh Hà Tĩnh vẫn liên tục khất lần.
III. HÀNH VI THAM NHŨNG.
1. Khái niệm hành vi tham nhũng.
Hành vi tham nhũng là hành vi thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội tham nhũng đã được pháp luật quy định, đó là các hành vi có ý thức, có chủ định.
Điều 3: Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998 ghi: các hành vi tham nhũng quy định trong Pháp lệnh bao gồm:
Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa.
Nhận hối lộ.
Dùng tài sản xã hội chủ nghĩa làm của hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để đưa hối lộ, môi giới hối lộ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa.
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của cá nhân.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi.
Lạm dụng quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để vụ lợi.
Lập quỹ trái phép để vụ lợi.
Giả mạo trong công tác để vụ lợi.
2. Đặc điểm của hành vi tham nhũng.
Hành vi tham nhũng nói chung là hành vi của một cá nhânhoặc một nhóm người trong đó có kẻ cầm đâu, n._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26578.doc