lời nói đầu
“Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu cả môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, văn hoá, an ninh quốc phòng” (Luật đất đai 1993).
Đất đai là loại tài nguyên không tái tạo và nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế. Vậy việc sử dụng đất đai một cách khoa học, hợp lý là nhiệm vụ mang tính cấp bách và lâu dài của nước và trong từng địa phương. Trong thực tế, một thời gian dài việc
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về qui hoạch sử dụng đất đai ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng đất đai khoa học, hợp lý chủ yếu hướng vào đất nông nghiệp và từng thời kỳ được thực hiện một cách phiến diện. Có thời kỳ chủ yếu chỉ hướng vào việc mở rộng định tính đất canh tác với mục tiêu tự túc lương thực theo lãnh thổ hành chính bằng mọi giá, đôi khi trọng tâm lại hướng vào đổi mới cơ cấu diện tích gieo trồng với mục tiêu hiệu quả kinh tế...Trong khi đó sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề phức tạp chịu ảnh của nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, về thực chất đây là vấn đề kinh tế liên quan đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đất đai có ảnh hưởng lớn như vậy đến nền kinh tế, nên cần phải có qui hoạch sử dụng đất để phân phối lại quĩ đất hợp lý cho các ngành và phục vụ mục đích phát triển kinh tế của huyện. Huyện Từ Sơn đã tiến hành điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất đai của huyệnTiên Sơn cũ.
Huyện Từ Sơn mới được tái lập từ huyện Tiên Sơn. Nền kinh tế của huyện đang có những biến đổi lớn, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ lệ của ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế chung của huyện. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này đã làm tăng các nhu cầu về đất đai cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, huyện Từ Sơn đã tiến hành qui hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện, nhằm phân bổ lại quĩ đất lại cho hợp lý.
Trong quá trình thực tập tại Sở Địa chính tỉnh Bắc Ninh, qua qúa trình nghiên cứu về kinh tế xã hội của huyện Từ Sơn, nhận thấy tầm quan trọng của qui hoạch sử dụng đất đai đối với huyện Từ Sơn em đã chọn đề tài:
“ Một số vấn đề về qui hoạch sử dụng đất đai ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2002 - 2010”.
Kết cấu đề tài của em gồm:
lời mở đầu
Chương I: Cơ sở khoa học của qui hoạch sử dụng đất đai.
chương II: Thực trạng qui hoạch sử dụng đất đai ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
chương III: một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất đai huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và tận tuỵ của thầy cô ở trung tâm Địa chính và kinh doach bất động sản, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn: Th.s: Vũ Thị Thảo
Và toàn thể các cô chú ở Sở Địa chính Bắc Ninh đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập.
Chương I:
Cơ sở khoa học của Quy Hoạch sử dụng đất
I. Sự cần thiết của quy hoạch
1. Khái niệm và đặc trưng của quy hoạch.
1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
Về mặt thuật ngữ “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như : phân bố, bố trí, xắp xếp, tổ chức,...“Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định ( Vùng đất, khoanh đất, vạc đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí lãnh thổ, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành ( Đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện đĩa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, trạng thái thực vật với tính chất lý hoá khác nhau ...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác nhau. Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sử dụng đất nhất định.
Về mặt bản chất cần xác định dựa trên quan điểm nhận thức đất đai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai (gọi là các mối quan hệ đất đai và việc tổ chức sử dụng đất đai như “ tư liệu sản xuất đặc biệt” gắn chặt với phát triển kinh tế - xã hội. Thể hiện đồng thời 3 tính chất : kinh tế ( Bằng hiệu quả sử dụng đất đai) kỹ thuật ( Các tác nghiệp chuyên môn, kỹ thuật, điều tra, khảo xát xây dựng bản đồ, khoanh định quản lý số liệu ... ) và pháp chế ( xác nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật )
Vậy quy hoạch sử dụng đất đai là các biện pháp của nhà nước ( Thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ ( mọi loại đất đều được đưa vào sử dụng theo những mục đích nhất định ), hợp lý ( đặc điểm tính chất tự nhiên, vị trí, diện tích phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng ), khoa học (áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến ), và có hiệu quả cao nhất ( đáp ứng đồng bộ cả ba lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường) thông qua việc phân bố quỹ đất đai ( khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ chức sử dụng đất đai như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời 2 chức năn: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử đất đai là đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ, và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử đất đại nhằm tiến hành cho các cấp, các ngành, trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình, xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu câu nhân sinh văn hoá xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước tổ chức lại việc việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sut nghiệm trọng quỹ đất nông, nông nghiệp( Đăc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng ) ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực,tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trấn.
1.2.Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất.
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội, tính khống chế vĩ mô, chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm quy hoạch sử dụng đất được thể hiện cụ thể như sau :
- Tính lịch sử - xã hội :
Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt : Lực lượng sản xuất ( Quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất ). Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai là sức tự nhiên ( Như điều tra, khoanh định, thiết kế...), cũng như quan hệ giữa người với người (Xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng giữa những người chủ đất - giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ). Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vây nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
Tuy nhiên, trong xã hội có phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (Là phương tiện mở rộng, củng cố, bảo vệ quyền tư hưu đất đai : Phân chia tập trung đất để mua bán, phát canh thu tô.)
ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường quan hệ sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tạng của từng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp :
Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai biểu hiện chủ yếu ở 2 mặt : Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ : toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân ( Trong quy hoạch sử dụng đất đai thường động chạm đến việc sử dụng đất của cà 6 loại đất chính là : đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng) ; quy hoạch sử đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học kinh tế và xã hội như : khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đất đai , sản xuất nông công nghiệp môi trường sinh thái....
Với đặc điểm này quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực, xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố và sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
- Tính dài hạn :
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như ( Sự thay đổi về nhân khẩu tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoa, hiện đại hoá nông nghiệp ...), từ đó xác định trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kê hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển lâu dài nền kinh tế xã hội. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng bước trong thời gian dài (Cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế - xã hội) cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến.Thời hạn ( Xác định phương hướng, chính sách và biện pháp sử dụng đất để phát triển kinh tế và hoạt động xã hội ) của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ trên 10 đến 20 năm hoặc lâu hơn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô :
Với đặc tính trung và dài hạn, quy hoạch sử đất đai chỉ dự kiến trước được các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (Mang tính đại thể không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể chi tiết của sự thay đổi). Vì vậy qui hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính khái lược các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và chiến lược về sử dụng đất của các ngành như:
- Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất trong vùng
- Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành
- Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và cân bố đất đai trong vùng
- Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai trong vùng
- Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của phương hướng sử dụng đất.
Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch cùng khái lược hoá quy hoạch sẽ càng ổn định.
- Tính chính sách :
Quy hoạch sử đất đai thể hiện rất mạnh các đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Quy hoạch sử đất đai là một công cụ quản ly khoa học của nhà nước ở nước ta quy hoạch sử đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội góp phần giải quyết các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai để sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Khi xây dựng phương án quy hoạch sử đất đai phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã hội. Tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
- Tính khả biến
Do qui hoạch sử dụng đất đai trong khoảng thời gian tương đối dài, dưới sự tác động của nhiều nhân tố kinh tế- xã hội, kỹ thuật và công nghệ nên một số dự kiến ban đầu của quy hoạch không còn phù hợp. Theo nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, tính chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử đất đai không còn phù hợp. Việc chỉnh sửa bổ xung, hoàn thiện qui hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện vấn đề qui hoạch.
Điều này thể hiện tính khả biến của qui hoạch, quy hoạch sử đất đai luôn là qui hoạch động một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc “ Qui hoạch - thực hiện - Qui hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện” Với chất lượng và mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao.
2. Chức năng nhiệm vụ của Qui hoạch sử dụng đất đai .
2.1 Vai trò của quy hoạch sử đất đai .
Đất đai đóng vai trò quyết định trong sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nếu không có đất đai thì sẽ không có bất cứ một hình thức sản xuất nào và cũng sẽ không có tồn tại của loại người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quí giá cho sự sống, phát triển trên trái đất, nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trên phạm vi lãnh thổ cả nước. Tuy nhiên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt được nhà nước giao một phần cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình khai thác sử dụng nhà nước là chủ thể quản lý.
ý trí Đảng, nhà nước và nhân dân ta về vấn đề đất đai được thể hiện trên các văn bản pháp luật, hiến pháp. Đặt đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan cho thấy vai trò của qui hoạch sử dụng đất:
- qui hoạch sử dụng đất là công cụ quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua qui hoạch sử dụng đất Nhà nước nắm được quỹ các loại hình sử dụng đất, xu thế biến động. Qua nội dung bản qui hoạch Nhà nước thể hiện ý trí của mình bằng các định huyện sử dụng đất sao cho có hiệu quả nhất phục sự nhgiệp phát triển kinh tế xã hội. Qui hoạch sử dụng đất bố trí đất đai cho từng lĩnh vực cụ thể biểu hiện quyền quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với qui hoạch đất đai. Mặt khác qui hoạch còn cho phép Nhà nước có cơ sở để quản lý đất đai chắc chắn và trật tự hơn.
Ngoài ra qui hoạch sử dụng đất hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện làm giảm sút nghiêm trọng quĩ đất nông, lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực tranh chấp lấn chiếm huỷ hoại đất, phá hoại cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, sự phát triển kinh tế xã hội và gây ra các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn về chính trị, an ninh quốc phòng ở từng địa phương đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Qui hoạch sử dụng đất là một khâu trong quá trình kế hoạch hoá, nó cụ thể hoá các chiến lược, biến các mục tiêu của chiến lược đề ra thành hoạt động trên thực tiễn, thông qua các bước đi cụ thể trong từng giai đoạn. Để xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất đai, trước hết cần phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, lĩnh vực sẽ lập dự báo sử dụng đất đai sau đó xây dựng phương án qui hoạch kế hoạch sử dụng và bảo vệ quĩ đất theo đối tượng và mục đích sử dụng. Các dựa báo trên liên quan chặt chẽ đén chiến lược sử dụng tài nguyên đất thông qua các nội dung của chiến lược sử dụng đất đai tiến hành dự báo theo nhu cầu của nội dung chiến lược.
Qui hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai, chỉ dựa trên qui hoạch thì các kế hoạch đề ra mới đóng vai trò từng bước thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Trong qui hoạch sử dụng đất đai các mục tiêu quan điểm và các chỉ tiêu tổng quát của nó đều phải được cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn thông qua kế hoạch. Như vậy, việc xây dựng kế hoạch phải dựa vào qui hoạch, phải coi qui hoạch là một căn cứ không thể thiếu được của kế hoạch. Qui hoạch càng có cơ sở kế hoạch càng chính xác bao nhiêu, thì kế hoạch càng có điều kiện cụ thể bấy nhiêu.
Qui hoạch sử dụng đất đai giúp cho việc khai thác và phối hợp các nguồn lực có hiệu quả nhất. Từ đó hình thành nên các vùng chuyên môn hoá, tập trung các yếu tố sản xuất, nâng cao trung độ sản xuất qua đó thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Đồng thời thông qua qui hoạch đất đai được điều phối, phân bổ một cách hợp lý nhất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng đất quyền lợi của toàn xã hội.
Qui hoạch sử dụng đất đai góp phần tích cực thay dổi quan hệ sản xuất nông thôn nhằm sử dụng đất, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, qui hoạch sử dụng đất góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
Qui hoạch sử dụng đất đai có vai trò thực hiện đồng thời hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất; xác lập sự ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư và để phát triển sản xuất đảm bảo an ninh phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá xã hội.
- Qui hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Qui hoạch sử dụng đất đai dựa trên cơ sở của các tài liệu chuyên ngành, đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng đất trong từng giai đoạn, hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật và tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất. Qui hoạch sử dụng đất đai có giá trị pháp lý sẽ là cơ sở để sử dụng để xây dựng và phê duyệt qui hoạch sử dụng đất chuyên ngành về điều chỉnh cơ cấu và cân đối đất đai về mặt số lượng và ranh giới bố cục không gian của các loại đất được hoạch định cho từng vùng.
2.2. Nhiệm vụ.
Nhiệm vụ của quy hoạch sử đất đai đối với mỗi quốc gia cũng như từng vùng trong một nước ( khác nhau về không gian) ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (Về thời gian ) rất khác nhau.
Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ cụ thể của quy hoạch sử đất đai theo lãnh thổ hành chính là :
- Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng. Đề xuất phương hướng, mục tiêu, trọng điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập qui hoạch( dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng số lượng và chất lượng đất đai).
- Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế (chỉ tiêu khung) để quản lý vĩ mô với từng loại sử dụng đất ( 6 loại đất chính theo luật định )
- Phân phối hợp lý nguồn tài nguyên đất đai điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai.
- Tổ một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ đất đai.
- Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội; hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; hình thành phân bố hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hoà giữa 3 lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường cao nhât.
3. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác.
3.1. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .
Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội bao gồm nhiều phương án kinh tế, xã hội về phát triển nhân lực và phân bố lực lượng sản xuất không gian ( Lãnh thổ) có chú ý đến chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị lãnh thổ cấp dưới. Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội phải đảm bảo luận chứng khoa học.
Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử đất là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất; xây dựng phương án qui hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy qui hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, những nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội .
3.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai.
Công tác dự báo sử dụng đất đai với thời gian dài ( 10 -20 năm) có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng chiến lược sử dụng đất đai. Mục tiêu cơ bản của dự báo sử dụng đất đai vừa là xác định các tiềm năng để mở rộng diện tích và định hướng sử dụng các loại đất, vừa xác định định hướng sử dụng đất cho các mục tiêu khác. Để đảm bảo dự báo sử dụng đất có cơ sở khoa học, cần thiết phải phối hợp chặt chẽ với các loại dự báo khoa học thành một hệ thống thống nhất và dự báo phát triển kinh tế - xã hội. Đó là các dự báo phát triển khoa học - công nghệ, dân số phát triển kinh tế và xã hội ....
Các nhiệm vụ đặt ra của qui hoạch sử dụng đất đai chỉ có thể thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án qui hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kinh tế, kỹ thuật và pháp lý. Trong thực tế việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng sói mòn đất thuỷ nông, thảm thực vật ... Các tài liệu về kế hoạch dài hạn của tỉnh, huyện, xã; hệ thông phát triển kinh tế của các ngành ở từng vùng kinh tế - tự nhiên; các dự án qui hoạch huyện qui hoạch xí nghiệp, dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiên thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho dự án qui hoạch sử dụng đất đai.
Để xây dựng dự án qui hoạch sử dụng đất đai các cấp vi mô (xã huyện) cho một thời gian trước mắt nào đó (từ 5- 10 năm), trước hết, xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất đai dài hạn ( Dự báo cho 10 -20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn ( Vĩ mô : tỉnh, vùng, cả nước ). Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác không cao, kết quả được thể hiện ở dạng khái lược ( Sơ đồ). Việc thống nhất quản lý nhà nước đất đai được thực hiện trên cơ sở thống kê đầy đủ và chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương án qui hoạch kế hoạch phân bố, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước theo đối tượng và mục đích sử dụng đất.
Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài ) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các công trình thuỷ lợi, thuỷ nông, cơ sở hạ tầng ....Chính vì vậy việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông - lâm nghiệp xác định định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xet một cách tổng hợp cùng với các dự báo về khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội...Trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nội dung của chiến lược sử dụng đất đai bao gồm :
- Phân tích hiện trạng phân bố và sử dụng quỹ đất của các ngành kinh tế quốc dân
- Xác định tiềm năng đất để khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp
- Xác định nhu cầu đất đai cho các ngành kinh tế quốc dân
- Thiết lập các biện pháp cải tạo phục hồi và bảo vệ quỹ đất cũng như để hoàn thiện sử dụng đất
- Xây dựng dự báo ( khoa học - kỹ thuật) phân bố quỹ đất cho các ngành kinh tế quốc dân, theo các đối tượng và mục đích sử dụng (Lập biểu chu chuyển đất đai cho các thời kỳ định hướng)
Dự báo sử dụng đất đai là một bộ phận của dự báo dài hạn về phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất và các mối quan hệ sản xuất trong qui hoạch sử dụng đất đai của cả nước và qui hoạch sử dụng đất đai của các cấp( vùng, tỉnh, huyện, xã) đều giải quyết chung một nhiệm vụ là sử dụng hợp lý quỹ đất gắn với phân bố lực lượng sản xuất theo nguyên tắc từ trên xuống( từ tổng quát đến chi tiết) và ngược lại sẽ chỉnh lí hoàn thiện từ dưới lên trên.
Trong trong thực tiễn khi qui hoạch sử dụng đất đai thường nảy sinh yêu cầu xây dựng qui hoạch chuyên ngành đối với các công trình cơ sở hạ tầng gắn liền với đất như : Hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, hệ thống các điểm dân cư .... Để đảm bảo thống nhất giữa qui hoạch sử dụng đất với các công trình trên cần dựa trên cơ sở dự báo sử dụng đất chung của vùng.
Qui hoạch sử dụng đất đai không làm thay đổi các qui hoạch chuyên ngành. Trong phương án qui hoạch sử dụng đất đai, các công trình liên quan tới đất ( Như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đai rừng, điểm dân cư.....) Được thể hiện dưới dạng sơ đồ phân bố và được sử lý số liệu theo các chỉ tiêu tổng quát. Trên cơ sở sơ đồ phân bố, khi có nhu cầu sẽ xây dựng dự án quy hoạch chuyên ngành theo từng công trình riêng biệt thiết kế lại mạng lưới tưới tiêu, các trạm bơm, mạng lưới đường, qui hoạch các điểm dân cư nông thôn....
Như vậy các vấn đề liên quan đến việc sử dụng hợp lý đất đai được thực hiện theo tuần tự từ qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai đến các dự án qui hoạch chuyên ngành sẽ cho phép giải quyết cụ thể các vấn đề về sử dụng đất( trồng trọt, tưới tiêu, cơ giới hoá...) Trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chính vì đất đai là điều kiện chung của sản xuất, là cơ sở không gian để phát triển các ngành kinh tế quốc dân nên mọi vấn đề về sử dụng hợp lý đất đai các cấp độ khác nhau dự báo, phương án qui hoạch, dự án qui hoạch chuyên ngành...) đều liên quan đến các lĩnh vực như: Năng lượng, công nghiệp, giao thông, xây dựng...và đặc biệt là dự báo việc phát triển và phân bố lực lượng sản xuất.
Định hướng sản xuất đất đai được đề cập trong nhiều tài liệu dự báo khoa học kỹ thuật thuộc các cấp và lĩnh vực khác nhau tuy nhiên việc xây dựng qui hoạch tổng thể sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mang tính chất tổng hợp, dựa trên cơ sở của các tài liệu khảo sát chuyên ngành đưa ra định hướng phân bố và tạo điều kiện thuận lợi về mặt không gian để thực hiện các quyết định về sử dụng đất trong giai đoạn trước mắt, hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng đất.
Qui hoạch sử dụng đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế ( tạo điều kiện sử dụng đất đai ) mà còn thể hiện tính kỹ thuật cũng như tính pháp ly. Các quyết định về qui hoạch sử dụng đất vừa là cơ sở không gian bố trí các công trình, vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch chi tiết.
Xem xét mối quan hệ giữa quy hoạch sử đất đai và quản lý đất đai cho thấy các tài liệu về thống kê số lượng, chất lượng đất đai cũng như đăng ký đất đai phục vụ nhiều cho việc sử dụng đất đai. Ngược lại cơ cấu đất đai được tạo ra trong quá trình quy hoạch sử đất đai là cơ sở để thống kê đất đai. Các số liệu về phân hạng đánh giá đất cũng được sử dụng để lập qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Tóm lại, dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên thiên nhiên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật khác cũng như các số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế công trình. Tuy nhiên cần hạn chế các biện pháp chồng chéo khi dự báo, xây dựng qui hoạch, kế hoạch cũng như trong công tác điều tra khảo sát. Việc phức tạp hoá vấn đề sẽ làm nảy sinh các chi phí không cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời gây cản trở cho việc thực hiện các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống .
3.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử đất đai với qui hoạch phát triển nông nghiệp.
Qui hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp bược đi về nhân tài, đảm bảo cho các ngành nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá giá trị sản phẩm ...trong thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Qui hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ của việc qui hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên qui hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng đất của các ngành trong nông nghiệp, những chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà qui hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại qui hoạch này có mối quan hệ vô cùng mật thiết và không thể tách rời lẫn nhau.
3.4. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, qui hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách hợp lý, toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong qui hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoản đất dùng cho các dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và xắp xếp các nội dung xây dựng. Qui hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (hệ thống đô thị )trong khu vực quy hoạch đô thị.
Qui hoạch đô thị và quy hoạch sử đất đai công nghiệp có mối quan hệ diện và đều cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục,quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng. Trong qui hoạch đô thị sẽ được điều hoà với qui hoạch sử dụng đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo những điều kiện tốt cho xây dựng phát triển đô thị.
3.5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành
Quan hệ sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Qui hoạch các ngành là cơ sở và là bộ phận hợp thành của qui hoạch sử dụng đất đai nhưng._. lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của qui hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn cục, không có sự sai khác về qui hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể ( Có cả qui hoạch ngắn hạn và dài hạn). Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo về nội dung : Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể cục bộ, (qui hoạch ngành ) Một bên là sự định hướng chiến lược và tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử đất đai ).
II. Cơ sở pháp lý qui hoạch trong qui hoạch sử dụng đất đai
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, ở nước ta, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, bình quân mỗi năm phải chuyển 30.000 ha đất nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác.
Kinh nghiệm thực tiễn cùng với đổi mới tư duy và nhận thức đã trả lại cho đất đai giá trị đích thực vốn có của nó ( là nguồn tài nguyên quốc gia) vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay đổ được việc sử dụng không hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ với mọi hoạt động của từng ngành và tưng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người dân cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước luôn coi đây là vấn đề bức xúc cần được quan tâm hàng đầu.
ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luật như hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Những văn bản này là cơ sở vững chắc cho công tác lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giúp giải quyết về mặt nguyên tắc đối với những câu hỏi đặt ra : Sự cần thiết về mặt pháp lý phải lập qui hoạch sử dụng đất đai ? Trách nhiệm lập qui hoạch sử dụng đất đai? Nội dung qui hoạch, kế hoach sử dụng đất đai ? Thẩm quyền xét duyệt qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai?.
- Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã khẳng định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” “ Nhà nước thông nhất quản lý đất đai theo qui hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng múc đích và có hiệu quả”( chương II điều 18)
- Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”
- Điều 13 Luật đất đai xác định một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai là “qui hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai”
- Điều 19 của luật đất đai khẳng định “ Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”
- Nghị định số 01/1997/QH9 Quốc hôi khoá 9 kỳ họp thứ 11 ( Tháng 9 /1997) về kế hoạch sử dụng đất đai cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác qui hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước.
Quyết định số 322 /BXD- ĐT ngày 28-12-1993 của bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định các đồ án qui hoạch xây dựng đô thị.
- Thông tư 1842/2001/T T-TCĐC ngày 1/10/2002 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP của Chính phủ về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 1497/QĐ-CôNG TáC ngày 24-12-2001 của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt lập dự án qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất để điều chỉnh bổ sung huyện Từ Sơn thời kỳ 2002 - 2010.
- Nghị định của chính phủ số 68/2001/NĐ -CP ngày 01/10/2001 về qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
- Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 về điều lệ quản lý qui hoạch đô thị
- Điều 18 (luật đất đai 1993) quy định thẩm quyền xét duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
2. Các căn cứ xây dựng qui hoạch
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
- Quy hoạch phát triển đô thị
- Yêu cầu bảo vệ môi trường : yêu cầu bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh
- Hiện trạng quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất đai
- Định mức sử dụng đất
- Tiến bộ khoa học công nghệ
- Kết quả thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước
III . Phương pháp và nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai
1. Phương pháp
1.1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng
Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế xã hội với sử dụng đất trên cơ sở các tư liệu được điều tra xử lý. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối quan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với quan hệ kinh tế xã hội. Khi xây dựng qui hoạch tổng thể sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính định lượng.
Qui hoạch sử dụng đất đai là công việc rất phức tạp và khó khăn. Nhiều vấn đề sử dụng đất có tính quy luật, phương pháp định tính là phương thức đắc lực giúp nhân thức đúng và làm rõ những quy định đó. Trong trường hợp thông tin tư liệu chưa hoàn thiện, việc phối hợp thống nhất giữa tri thức và khoa học và phân toán kinh nghiệm có tác dụng vô cùng quan trọng. Phương pháp kết hợp đó được thực hiện theo trình tự phân tích định tính, nghiên cứu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển. Sau đó trên cơ sở những thông tin, căn cứ thu thập được số lượng hoá bằng phương pháp số học. Như vậy kết quả qui hoạch sẽ phù hợp với thực tế hơn.
1.2. Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô.
Phân tích vĩ mô là nghiên cứu sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng mối quan hệ sử dụng đất với các yếu tố hạn chế khác. Phân tích vi mô được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sử dụng đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoá từng ngành nhằm xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đối với các nhân tố hạn chế.
Qui hoạch tổng thể sử dụng đất bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của qui hoạch tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của các đối tượng sử dụng đất, cụ thể hoá làm sâu thêm, hoàn thiện và tối ưu hoá qui hoạch. Qui hoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô vừa giải quyết các vấn đề vi mô, tạo điều kiện xử lý tốt mối quan hệ toàn cục và cục bộ.
1.3. Phương pháp cân bằng tương đối
Quy trình xây dựng và thực thi qui hoạch tổng thể sử dụng đất là quá trình diễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người. Trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở thời điểm nào đó. Theo đà phát triển của kinh tế xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó, qui hoạch sử dụng đất đai là một qui hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được sử lý nhờ phân tích động.
1.4. Các phương pháp toán kinh tế dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong qui hoạch sử dụng đất đai.
áp dụng các phương pháp toán kinh tế, và dự báo trong qui hoạch đất đai là quá trình sáng tạo phức tạp. Việc áp dụng 1 cách máy móc với mô hình toán kinh tế chung có thể làm đơn giản hoá xoá bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tương ứng, phù hợp với qui hoạch đất đai. Với chức năng đa dạng của đất đai, việc dự báo sử dụng đất trở thành hệ thống lượng chất phức tạp mang tính chất xác xuất.
Dự báo sử dụng tài nguyên đất đai luôn chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố :
- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội : bao gồm việc sản xuất lương thực thực phẩm ; sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp ; phân bố công nghiệp, xây dựng, giao thông liên lạc, thành phố, các khu dân cư nông thôn, nghỉ ngơi đất quốc phòng, rừng, đất chưa sử dụng.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật : gồm kỹ thuật canh tác, làm đất tưới tiêu các phương pháp hoá học, vật lý và sinh học về cải tạo đất, các biện pháp nông, lâm, thuỷ, chông xói mòn .... quy tụ trong một hệ thống lãnh thổ thống nhất.
Dự báo sử dụng đất có thể thực hiên theo trình tự : Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất : dự báo tiềm năng và khả năng cải tạo đất, cân đối nhu cầu sử dụng đất trong tương lai.
Bảng cân đối sử dụng tài nguyên đất đai được thiết lập (ở nước cuối của dự báo ) nhằm tìm ra mô hình toán với mục tiêu tối ưu (Nhận được sản phẩm tối đa chi phí tối thiểu ) trong đó đề cập đầy đủ nhất nhu cầu của con người, những khả năng có hạn, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiềm năng của đất cũng như sự đòi hỏi sự khôi phục độ màu mỡ của đất và yêu cầu bảo vệ thiên nhiên. Hàm mục tiêu thường chứa đựng hai biến phần : nhu cầu sử dụng đất và sản lượng thu được với vấn đề rang buộc là hạn chế về vốn, lao động để áp dụng các biện pháp chu chuyển và cải tạo đất.
Các mô hình dự báo trong qui hoạch sử dụng đất đai bao gồm : Dự báo phân bố loại đất; Dự báo sử dụng cụ thể; Dự báo tổng hợp phân bố và sử dụng đất.
Mục đích cuối cùng của sự chuyển dịch và biến đổi các loại đất là việc cải thiện sử dụng chúng. Trong phạm vi của quốc gia việc chu chuyển đất đai từ loại này sang loại khác đều làm mục đích tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Vì vậy, hàm mục tiêu có thể được biểu diễn là hàm tối đa hoá “ giá trị của tất cả các loại đất chu chuyển”.
Khi thiết lập mô hình sử dụng đất cụ thể thì cơ cấu và chất lượng có ý nghĩa quan trọng. Việc tăng chất lượng đất cần được chú ý đặc biệt. Hàm mục tiêu có thể biểu diễn dưới dạng tổng các tích của điểm giá trị của đất với diện tích của chúng.
Khả năng tối ưu hoá các bài toán về tổ chức lãnh thổ :
Khi tổ chức lãnh thổ ở dạng chung nhất sẽ xuất hiện 3 bài toán : Xác định vị trí của những điểm ranh giới diện tích nào đó ; Xác định cơ cấu tài nguyên ( Cơ cấu loại đất và cây trồng) ; tìm giải pháp thực hiện những quyết định đã thông qua. Trong trường hợp thứ nhất có thể ứng dụng bải toán vận tải với mô hình tuyến tính, hoạch mô hình lưới ; Trường hợp thứ hai bài toán mô hình tuyến tính “ CUMNAEKC” và trường hợp thứ 3 mô hình qui hoạch động. Ngoài ra trong một số trường hợp riêng biệt, có thể sử dụng những mô hình toán học khác ( Phi tuyến tính hoặc làm tròn số).
Việc xác định vị trí tương đối giữa khu dân cư hay trung tâm sản xuất so với ví dụ của bài toán vận tải vơi mục tiêu cố gắng thu ngắn khoảng cách kiểu “trung tâm sản xuất đồng lượng” Sự xích lại của đất đối với lực lượng lao động cũng như với gia xúc, ( hoặc ngược lại ) cho phép giảm bớt sự dịch chuyển phi sản xuất của máy móc, lao động và gia xúc, đồng thời cải thiện điều kiện tổ chức và quản lý sản xuất, tạo môi trường tâm lý thuận lợi và nâng cao hiệu xuất lao động.
Trong công tác lập qui hoạch sử dụng đất các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý là một yêu cầu cấp bách. Công nghệ tin học cho phép tạo những thay đổi và bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng các bản đồ xây dựng qui hoạch, Hỗ trợ trong việc lập và hiệu chỉnh các phương án qui hoạch sử dụng đất đai. Công nghệ GIS giúp cho công tác quản lý lưu trữ và hệ thống hoá mọi thông tin cần thiết về các loại bản đồ. Trên máy tính trong một thời gian dài, tạo khả năng bổ xung, cập nhật thường xuyên và tra cứu dễ dàng và phục vụ tốt yêu cầu của công việc.
Để áp dụng tốt các phương pháp toán - kinh tế vào thực tiễn qui hoạch đất đai trong thời gian tới, trước hết cần đào tạo lại đội ngũ cán bộ phổ biến các phương pháp, trang bị đồng bộ hệ thống phần cứng và phần mềm tin học - Các nhà khoa học, các tác nghiệp kỹ thuật qui hoạch sử dụng đất đai cần nghiên cứu thiết lập chương trình cho các bài toán cụ thể, tăng cường tìm tòi các phương pháp dự báo và thiết kế mới linh hoạt hơn để giải quyết các bài toán tổ chức lãnh thổ.
2. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai.
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung cụ thể của qui hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính là :
- Nghiên cứu phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng; đề xuất phương hướng và mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời gian lập qui hoạch( dựa trên cơ sở dự báo biến động sử dụng đất đai, nhu cầu đất của các ngành kinh tế quốc dân, khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng đất đai ).
- Xử lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành để đưa ra các chỉ tiêu khống chế chỉ tiêu chung) để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất (6 loại)
- Phân tích hợp lý nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai.
- Tổ chức một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo bảo vệ đất đai.
Qui hoạch sử dụng đất đai có giá trị pháp lý sẽ là cở sở để xây dựng và phê duyệt qui hoạch sử dụng đất đai các chuyên ngành và các khu vực dựa trên bảng cân đối nhu cầu sử dụng đất của các ngành và danh giới được hoạch định cho từng khu vực. Nội dung đều phản ánh việc điều chỉnh cơ cấu và cân đối đất đai về số lượng, nội dung sau phản ánh bố cục không gian của các loại đất được sử dụng.
Qui hoạch sử dụng đất đai là hệ thông qui hoạch nhiều cấp. Ngoài lợi ích chung của cả nước, mỗi vùng, mỗi đĩa phương tự quyết định những lợi ích cục bộ của mình. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất khi xây dựng và triển khai qui hoạch sử dụng đất đai phải tuân thủ các thể chế hành chính hiện hành của Nhà nước. Hệ thống quản lý hành chính của nước ta được phân chia thành cấp: toàn quốc( bao gồm cả cấp vùng) cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã.Tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cấp qui hoạch sử dụng đất đai có nội dung và ý nghĩa khác nhau. Qui hoạch của cấp trên là cơ sở và chỗ dựa cho qui hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới; qui hoạch của cấp dưới là phần tiếp theo, cụ thể hoá qui hoạch của cấp trên và là căn cứ điều chỉnh các qui hoạch vĩ mô. Vấn đề nêu trên được cụ thể hoá như sau :
- Qui hoạch sử dụng đất đai cả nước và vùng kinh tế là chỗ dựa của qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, được xây dựng căn cứ vào yêu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội, trong đó xác định phương hướng mục tiêu và nhiệm vụ sử dụng đất cả nước nhằm điều hoà quan hệ sử dụng đất giữa các ngành, các tỉnh, và thành phố trực thuộc Trung ương; Đề xuất các chính sách biện pháp, bước đi để khai thác, sử dụng, bảo vệ, và nâng cao hệ số sử dụng đất, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và thực hiện qui hoạch.
Qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh : xây dựng căn cứ và xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai toàn quốc và qui hoạch vùng. Cụ thể hoá các chỉ tiêu chủ yếu của qui hoạch toàn quốc kết hợp với đặc điểm đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh mình. Nội dung chủ yếu của qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh gồm:
+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ mục tiêu sử dụng đất toàn tỉnh.
+ Điều hoà nhu cầu sử dụng đất của các ngàn, sử lý mối quan hệ giữa khai thác sử dụng cải tạo và bảo vệ đất .
+ Đề xuất định hướng, cơ cấu các chỉ tiêu và phân bố sử dụng đất của tỉnh cũng như các biện pháp để thực hiện qui hoạch.
- Qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện : Xây dựng trên cơ sở định hướng của qui hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất đai căn cứ vào đặc tính vào nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện( điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng đô thị và phát triển nông - lâm nghiệp) Đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại đất, xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với qui hoạch ngành và xã phường trên phạm vi của huyện. Cụ thể, nội dung qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện bao gồm:
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản sử dụng đất đai của cả huyện.
+ Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của ngành.
+ Xác định cơ cấu và phạm vi phân bố sử dụng đất cho các công trình hạ tầng chủ yếu, đất dùng cho nông - lâm nghiệp, thuỷ lợi giao thông, đô thị, khu dân cư nông thôn, xí nghiệp công nghiệp, du lịch và nhu cầu sử dụng đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt ( đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất có tính khống chế theo từng khu vực cho các xã trong huyện theo từng loại đất như khu công nghiệp, khu bảo vệ bảo tồn, khu vực an ninh, quốc phòng, vị trí quy mô các điểm dân cư nông thôn, các loại đất chuyên dùng, đất nông - lâm nghiệp)
- Qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã: Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở ( cấp cuối cùng ) các loại văn bản nghiên cứu trên kế hoạch hầu như không có ( từ trước tới nay chưa có qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã ). Theo tinh thần của luật đất đai năm 1993 tài liệu qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã cho thời han 5- 10 năm có tính pháp quy và sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiền kế hoạch. Vì vậy trong qui hoạch cấp xã vấn đề sử dụng đất đai được giải quyết rất cụ thể, gắn chặt với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã.
- Qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã là qui hoạch vi mô là khâu cuối cùng của hệ thống qui hoạch sử dụng đất đai, được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai của huyện. Mặt khác qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là căn cứ để qui hoạch sử dụng đất đai cấp vĩ mô. Kết quả quy hoạch sử đất đai là căn cứ để giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, để tiến hành khoanh vùng đối tượng nhằm thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh cũng như các dự án cụ thể. Nội dung chủ yếu của qui hoạch sử dụng đất đai cấp xã là:
+ Xác định mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng đất đai cho từng mục đích trên địa bàn xã.
+ Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất đai cho từng mục đích sử dụng từng dự án.
+ Xác định cụ thể từng vị trí phân bố, hình thể, diện tích và cơ cấu sử dụng từng khoanh cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, khu dân cư, hệ thông cơ sở hạ tầng như đường giao thông - kênh mương thuỷ lợi, lưới điện bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao... các dự án và các công trình chuyên dùng khác.
Qui hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn đôi khi phải thực hiện độc lập, hoặc đồng thời sau đó sẽ chỉnh lý khi điều kiện cho phép ( đã hoàn thành qui hoạch sử dụng đất đai các cấp liên quan) .
Qui hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là qui hoạch chiến lược, dùng để không chế vĩ mô và quản lý kế hoạch sử dụng đất. Qui hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với qui hoạch cấp tỉnh. Qui hoạch các huyện là giao điểm giữa qui hoạch quản lý vĩ mô và vi mô, qui hoạch cấp xã là qui hoạch vi mô và làm cơ sở để thực hiện qui hoạch thiết kế chi tiết.
Trong một số trường hợp cần thiết ( khi có tác động của tính đặc thù khu vực ) đôi khi phải xây dựng quy hoạch sử đất đai cấp trung gian- gọi là qui hoạch vùng đặc thù ( qui hoạch sử dụng đất đai liên tỉnh hoặc xuyên tỉnh liên huyện)
Qui hoạch sử dụng đất đai là qui hoạch dài hạn có tính khống chế vĩ mô đối với đất đai trong một vùng hoặc 1 địa phương. Vì vậy tính tổng hợp thể hiên rất mạnh, trong đó đề cập đến rất nhiều ngành và phạm vi lãnh thổ khá rộng ngoài ra tính chính xác rất cao. Phương án qui hoạch được xây dựng với số lượng lớn các tư liệu và thông tin; Quy trình thu thập xử lý lại rất phức tạp ( từ khâu thu thập tư liệu, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, phân tích tính thích nghi của đất, đề xuất tư tưởng chiến lược sử dụng đất, phân tích đánh giá tiềm năng đất đai, dự báo các yêu cầu sử dụng đất, phân khu sử dụng đất, thiết kế và tổng hợp phương án qui hoạch ...). Để qui hoạch phù hợp với tình hình thực tế, lại thích hợp với tình hình phát triển kinh tế sau này vừa có tính khả thi khi lập qui hoạch cần phải bảo đảm tính tổng hợp, so sánh, và thông nhất với định hướng chỉ đạo của qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành, các bộ chuyên môn kỹ thuật và người dân; Sử dụng kết hợp giữa phương pháp truyền thông với kỹ thuật hiện đại( như hàng không viễn thông ) kết hợp phương pháp định tính với định lượng. áp dụng cơ chế phản hồi trong qui hoạch nhằm tăng tính khoa học tính thực tiễn và tính quần chúng của qui hoạch.
3. Các bước lập qui hoạch
3.1. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai
Mục đích phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai là nắm được tiềm năng đất đai để nâng cao trình độ và hiệu quả sử dụng đất đai, tạo những luận cứ để lập qui hoạch sử dụng đất đai cho các thời kỳ tới. Nội dung phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm :
- Cơ cấu các loại đất và sự biến động sử dụng từng loại đất của thời kỳ trước qui hoạch từ 5 đến 10 năm. Đánh giá tính quy luật xu thế và nguyên nhân biến động, những biện pháp đã được áp dụng để sử dụng bảo vệ đất đai.
- Mức độ rửa trôi sói mòn đất, các nguyên nhân.
- Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, không khí, các nguyên nhân chủ yếu
- Mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện tại và tương lai của các loại đất: đất khu dân cư, đất xây dựng công nghiệp, các công trình kết cấu hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, điên, nước ...đất cho việc hoạt động dịch vụ và du lịch .
- Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai, hiệu quả trước mắt và lâu dài về sử dụng đất đai.
- Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả đạt được trong sử dụng đất đai. Hiện trạng về vốn vật tư, khoa học kỹ thuật và công nghệ.
- Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, các nguyên nhân chủ yếu.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai.
3.2. Dự báo nhu cầu đất đai của từng ngành và điều hoà nhu cầu sử dụng đất đai giữa các mục đích sử dụng
+ Dự báo nhu cầu sử dụng đất đai.
- Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp ( Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, cây ăn quả, đất trồng cỏ chăn thỏ, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản )
- Dự báo nhu cầu dành cho đất ở nông thôn đất ở đô thị.
- Dự báo đất chuyên dùng : Giao thông, thuỷ lợi, điện nước, các công trình công cộng.....
- Dự báo đất dành cho an ninh quốc phòng
+ Những căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất đai
- Mục tiêu, yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của từng ngành
- Quỹ đất hiện có bao gồm cả số lượng, đặc điểm tài nguyên đất và khả năng mở rộng diện tích cho một số mục đích sử dụng
- Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong các giai đoạn
- Dân số và tốc độ tăng dân số, phát triển đô thị, cả điều kiện về kết cấu hạ tầng
- Các chính sách của nhà nước, của từng vùng
- Nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước
3.3. Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất
+ Trình bày một số nội dung chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được phê duyệt cũng như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với những nội dung sau đây:
- Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội
- Các chỉ tiêu: chỉ tiêu tổng hợp, chỉ tiêu phát triển các ngành, chỉ tiêu phát triển theo lãnh thổ.
+ Tính nhu cầu sử dụng đất
Để thực hiện việc tính toán nhu cầu sử dụng đất, trước hết phải xây dựng và rà xét lại các các định mức sử dụng đất. Việc tính toán nhu cầu sử dụng đất phải đề cập đến nhu cầu cho các hoạt đông kinh tế xã hội quốc phòng an ninh theo các mục đích đặt ra. Trên cơ sở đó tổng hợp cân đôi quỹ đất đai.
+ Xây dựng và luận chứng phương án quy hoạch sử đất đai
- Thiết kế các phương án qui hoạch đất đai được thực hiện nhiều phương án khác nhau, ít nhất là 2 phương án, từ đó lựa chọn phương án tối ưu.
- Luận chứng phương án quy hoạch sử đất đai theo ngành, theo lãnh thổ, theo các mục tiêu đặc thù.
- Phân tích so sánh hiệu quả của các phương án và tính khả thi của các phương án. Hiệu quả của các phương án quy hoạch được thể hiện ở hiệu quả kinh tế, xã hội và hiệu quả môi trường sinh thái.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện ở tốc độ gia tăng sản lượng hàng hoá hiệu quả đầu tư vốn và lao động, giá thành sản phẩm mức độ tiết kiệm đất, số lượng và chất lượng sản phẩm
Hiệu quả xã hội thể hiện ở mức sống dân cư, mức độ thoả mãn yêu cầu nền kinh tế quốc dân, giải quyết việc làm
Chương II
thực trạng qui hoạch sử dụng đất đai ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
I Điêù kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Từ Sơn
Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Từ Sơn là huyện nằm ở phía Tây tỉnh Bắc Ninh cách trung tâm tỉnh 13 km về phía Tây Nam, chách thủ đô Hà Nội 18 km về phía Tây Bắc. Toạ độ địa lý của huyện nằm trong khoảng:
Từ 21005’50” đến 21010’05” độ vĩ Bắc
Từ 105056’00” độ kinh Đông
- Phía Bắc giáp huyện Yên Phong
- Phía Nam giáp huyện Gia Lâm
- Phía Đông giáp huyện Tiên Du
- Phía Tây giáp huyện Gia Lâm và Đông Anh
Huyện Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh có 11 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn ( thị trấn Từ Sơn ) và 10 xã ( Châu Khê, Đình Bảng, Đồng Nguyên, Đồng Quang, Hương Mạc, Phù Chẩn, Tam Sơn, Tân Hồng, Tương Giang). Diện tích tự nhiên 6140,15 ha chiến 7,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, dân số năm 2002 là 117.139 người, chiếm 12,38% dân số toàn tỉnh.
- Có quốc lộ 1A và đường 1 mới chạy, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng chạy qua, nối liền thị xá Bắc Ninh với thủ đô Hà Nội, việc đầu tư xây dựng mở rộng, nâng cấp tỉnh lộ295 nối liền quốc lộ 1A với quốc lộ 18 và thông thương với sân bay Nội Bài.
- Có hệ thống đường quốc lộ, tỉnh lộ cung với hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành nên mạng lưới giao thông rất thuận lợi, tạo điều kiện cho huyện có thế mạnh trong giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm.
Từ Sơn là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối đồng bộ, hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao. Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hoá lâu đời với nhiều di tích lịch sử văn hoá : như Đền Đô, đền Bính Hạ, đền Đầm, chùa Tiêu, chùa ứng Tâm ...Từ Sơn là huyện có làng nghề truyền thống nổi tiếng như nghề sơn mài Đình Bảng, mộc mỹ nghệ Phù Khê, Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, dệt Tương Giang...
Với vị trí địa lý như trên tạo thuận lợi trong giao lưu kinh tế mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, khai thác lợi thế nguồn nhân lực để phát triển sản xuất hàng hoá.
2. Đặc điểm địa hình và địa chất
2.1. Địa hình
Do nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng nên địa hình Từ Sơn tương đối bằng phẳng. Hầu hết diện tích trong huyện đều có độ dốc < 30. Địa hình có xu thế nghiêng ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Độ cao trung bình 2,5 - 6m so với mặt nước biển.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tâng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh cây lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
2.2. Địa chất
Đặc điểm địa chất huyện Từ Sơn tương đối đồng nhất. Nằm gọn trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên Từ Sơn mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa hình sụt trũng sông Hồng, trong khối kết tinh ackêi-palêôzôi. Mặt khác, do nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc nên những nét mang tính chất của vùng Đông Bắc. Cấu trúc địa chất Từ Sơn tuyệt đại đa số nằm trong cấu trúc địa chất sụt trũng sông Hồng , bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc. Trải qua hàng nghìn năm phát triển tam giác châu và hiện nay đang trong giai đoạn phát triển của đồng bằng bồi tích phù sa sông. Quá trình bồi lấp của đồng bằng tuy chưa hoàn thiện, nhưng hiện đã bị ngừng trệ so hệ thống đê ngăn lũ dọc các sông lớn.
3. Tài nguyên đất
Đất là tài nguyên tự nhiên vô cùng quí giá, không thể tái tạo được và bị giới hạn về mặt không gian. Thực chất của việc qui hoạch sử dụng đất đai là bố trí sử dụng tài nguyên này một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế cũng như bền vững về môi trường. Muốn có một phương án qui hoạch sử dụng đất đai một cách hợp lý trước hết phải nắm vững tài nguyên đất đai cả về số lượng và chất lượng. Khái niệm tài nguyên đất đai bao hàm đặc tính thổ nhưỡng và bao hàm một số điều kiện tự nhiên tác động đến quá trình sử dụng đất ( chế độ thuỷ văn, địa hình, địa chất, tập quán canh tác...) khi đó nó hình thành đất đai.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/50000 toàn hỉnh, có bổ sung trên bản đồ tỷ lệ 1/10000 cho thấy đất đai huyện Từ Sơn bao gồm 8 loại chính như sau:
- Đất phù sa được bồi tụ hàng năm của hệ thống sông khác(pb):
Có diện tích 20 ha, chiếm 0,33% diện tích tự nhiên , phân bố ngoài đê dọc theo sông Ngũ Huyện Khê tập trung tại các xã Hương Mạc, Tam Sơn Đất được hình thành bởi vật liệu phù sa của sông trên. Tính chất của đất phù sa là được bồi thường xuyên vào những mùa mưa lũ (tháng 7,8), thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nươc, giữ chất dinh dưỡng thấp, tuy nhiên do được bồi tụ hàng năm nên đất vẫn có độ phì trung bình. Loại đất này rất thích hợp với việc trồng các loại cây hoa màu lương thực như: lúa, ngô, khoai. rau đậu các loại.
- Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng(Ph):
Có diện tích 815,5 ha chiếm 13,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Đồng Nguyên, Tân Hồng, Phù Chẩn, Tương Giang, Tam Sơn, Đình Bảng. Đất được hình thành ở địa hình cao hơn so với đất phù sá được bồi hàng năm, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh cao, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.
- Đất phù sa gley của hệ thống sông Hồng (Phg):
Diện tích 2238,58 ha, chiếm 36,46% diện tích tự nhiên. Loại đất này chiếm diện tích lớn nhất, phân bố hầu hết các xã trong huyện, tập trung thành những cánh đồng lớn. Đất được hình thành ở địa hình vàn, vàn thấp, trong điều kiện ngập nước, gley yếu đến trung bình, ít chua, nghèo lân tổng số và lân dễ tiêu, kali tổng số và kali dễ tiêu khá cao, các chất dinh dưỡng khác trung bình. Đây là loại đất có khả năng thâm canh, tăng vụ mở rộng diện tích vụ đông.
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng (phf):
Diện tích 703,20 ha, chiếm11,45% diện tích tự nhiên , phân bố ở các xã: Tương Giang, Tam Sơn, Hương mạc. Đất thường hình thành ở địa hình cao hơn các loại phù sa khác. Do các chất kiềm và kièm thổ bị rửa trôi, sắt nhôm tích tụ tạo các tầng loang lổ đỏ vàng. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, phản ứng đất chua vừa. Có thể thâm canh tăng vụ trên loại đất nay nếu được chủ động tưới tiêu.
- Đất phù sa úng nước ( Pj):
Diện tích 306,50 ha chiếm 4,98% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Phù Chẩn. Loại đất này ở địa hình thấp thường bị úng nước sau khi mưa. Vì vậy cần phải củng cố hệ thống tưới tiêu để trồng 1 vụ lúa + 1 vụ cá.
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B):
Diện tích 49 ha, chiếm 0,8% diện tích tự nhiên , phân bố ở các xã Tân Hồng, Phù Chẩ._. 1995 - 2002 diện tích đất nông nghiệp giảm 139,03 ha chủ yếu là chuyển sang đất chuyên dùng và đất ở. Huyện Từ Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất trong cơ cấu đất tự nhiên của huyện.Vì vậy khi các nhu cầu sử dụng đất cho các mục dích khác tăng lên thì phần lớn là lấy từ đất nông nghiệp, vì vậy khi mà kinh tế của huyện ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ thì diện tích đất nông nghiệp sẽ ngày càng giảm để phục vụ cho các mục tiêu phát triển trên. Cụ thể từng loại tăng giảm như sau:
- Đất vườn tạp giảm 10,03 ha do chuyển sang đất ở và đất chuyên dùng.
- Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng 11,28 ha. Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển từ diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng và thùng đấu sau khi sản xuất gạch, ngói. Loại đất này chủ yếu là nuôi cá, một số ít kết hợp nuôi cá-lúa.
+ Biến động về đất lâm nghiệp:
Đất lâm nghiệp có diện tích nhỏ trong tổng cơ cấu đất của huyện nhưng trong giai đoạn này lại có biến động nhiều nhất, đất lâm nghiệp giảm 21,2 ha nguyên nhân chủ yếu là do chuyển sang đất chuyên dùng, cụ thể là chuyển sang xây dựng di tích lịch sử văn hoá ( khu du lịch Núi Tiêu), và đất xây dựng nghĩa trang nghĩa địa.
+ Biến động đất chuyên dùng.
Đất chuyên dùng từ năm 1995 đến năm 2002 tăng 340,21 ha, chủ yếu được lấy từ đất đất nông nghiệp và đất ở. Cụ thể năm 1995 toàn huyện có 954,35 ha, đến năm 2002 đã có: 1294,56 ha tăng 340,21 ha, trung bình mỗi năm tăng 48,6 ha, trong đó:
- Đất xây dựng tăng 126,33 ha do mở mang các khu công nghiệp và các công trình phúc lợi.
- Đất giao thông tăng 159,45 ha do nhu cầu, phục vụ cho đi lại , vận chuyển hàng hoá, giao lưu giữa các vùng đô thị và nông thôn trong toàn huyện. Đất giao thông chủ yếu được lấy từ đất nông nghiệp và đất ở, một phần đất chưa sử dụng.
- Đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng tăng 66,4 ha chủ yếu lấy từ đất lúa màu và đất chuyên dùng.
- Đất an ninh quốc phòng tăng 0,64 ha, được lấy từ đất lúa màu.
- Đất làm nguyên vật liệu xây dựng giảm 0,38 ha do chuyển sang đất nông nghiệp.
- Đất nghĩa trang nghĩa địa tăng 4,13 ha lấy từ lúa màu, loại đất này liên tục tăng theo thời gian do tập quán của nhân dân trong huyện.
- Các loại đất khác giảm 13,62 ha trung bình mỗi năm giảm 1,95 ha.
+ Biến động đất ở.
Theo qui luật khách quan quĩ đất ở sẽ liên tục tăng và tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số. Từ năm 1995 - 2002 theo số liệu thống kê đất ở tăng 41,9 ha, trong đó đất ở đô thị tăng 1,53 ha, đất ở nông thôn tăng 40,37 ha
+ Biến động đất chưa sử dụng:
Trong giai đoạn này đất chưa sử dụng giảm mạnh, tổng số giảm 64,65 ha. trong đó chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng và đất có mặt nước chưa sử dụng. Đất bằng chưa sử dụng giảm chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, đất có mặt nước chưa sử dụng giảm chủ yếu vào nuôi trồng thuỷ sản, còn diện tích sông giảm tự nhiên do sự bồi lấp phù sa.
Từ Sơn là1 trong những huyện đông dân của tỉnh Bắc Ninh, lực lượng lao động dồi dào, trong đó đất đai là thế mạnh và là tài nguyên của tỉnh. Trong những năm gần đây công tác quản lý và sử dụng đất đai đang đi dần vào nề nếp. Đã thực hiện khá tốt việc quản lý Nhà nước về đất đai. Việc lập kế hoạch sử dụng đất đã được thực hiện trên phạm vi toàn huyện đến xã, thị trấn tạo cơ sở cho hoạt động xét duyệt hồ sơ, giao đất, thu hồi đất, công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, việc triển khai công tác quản lý đất đai vẫn chưa triệt để ở một số nội dung như: việc điều chỉnh phương án qui hoạch sử dụng đất đai sau khi tách huyện chưa làm , do đó công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ đặc biệt là các loại đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp gây lãng phí trong sử dụng, khi xác định phương hướng phát triển và thực hiện đầu tư của nhiều ngành nhiều lĩnh vực. Đại bộ phận đất đai được sử dụng hợp lý và có hiệu quả tuy nhiên, với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội cần có sự điều chỉnh mục đích sử dụng đất một cách hợp lý hơn, trong phương án qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo nguyên tắc khai thác triệt để quĩ đất, khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp cần chú ý tính hợp lý và hiệu quả. Trong phương án qui hoạch cần có giải pháp kỹ thuật để đảm bảo tiết kiềm và làm giàu đất, bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài và bền vững.
3. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010
3.1.Đất ở
Đến năm 2010 diện tích đất ở sẽ là 744,72 ha tăng 169,67 ha, trong đó đất đô thị tăng 230,11 ha do chuyển từ đất ở nông thôn sang, còn đất ở nông thôn giảm 61,04 ha, phần tăng còn lại được lấy từ:
Đất lúa 49,29 ha.
Đất chuyên dùng 2,76 ha.
Đất nuôi trồng thuỷ sản 2,7 ha.
Đất chưa sử dụng 1,3 ha.
3.2. Đất chuyên dùng:
Đến năm 2010 diện tích đất chuyên dùng sẽ là 2322,23 ha tăng 1027,56 ha trong đó:
+ Đất xây dựng: tăng 794,75 ha dùng cho các mục đích như:đất xây dựng khu công nghiệp tập trung, các nhà máy sản xuất, chế biến, các cụm công nghiệp địa phương, làng nghề truyền thống tăng thêm 529,82 ha, cụ thể các loại tăng như sau( khu công nghiệp Tiên sơn 381,76 ha, khu công nghiệp Hương Mạc - Phù Khê
30 ha, khu công nghiệp Châu Khê - khu công nghiệp Đình Bảng - Phù Chẩn 59,89 ha; khu công nghiệp Tam Sơn 39,42 ha
Đất xây dựng trụ sở cơ quan tăng: 45,23 ha.
Đất xây dựng các trung tâm thương mại tăng: 106,42 ha
Đất xây dựng trung tân thông tin giải trí tăng: 48,87 ha.
Đất xây dựng giành cho giáo dục và đào tạo tăng; 47,7 ha.
Đất xây dựng trung tâm y tế huyện và trạm xá tăng: 6,7 ha.
+ Đất giao thông: năm 2010 tăng 170,3 ha được lấy từ đất lúa, trong đó: Đường sắt 9,6 ha; đường khu đô thị mới 59,35 ha; đường tỉnh lộ 5,65 ha; đường huyện 57 ha; đường xã 11 ha; đường thôn:27,7 ha.
+Đất thuỷ lợi: năm 2010 tăng16,62 ha được lấy từ đất lúa 9 ha, ddf bằng chưa sử dụng 7,62 ha.
+ Đất di tích lịch sử văn hoá: tăng 5,99 ha được lấy từ đất lúa 2,49 ha, đất lâm nghiệp 3,5 ha gồm khu lưu niệm Ngô Gia Tự 3,5 ha (Tam Sơn) trên đất lâm nghiệp, khu tưởng niệm Nguyễn Văn Cừ 1,12 ha (Phù Khê) và 1 số di tích khác.
+ Đất an ninh quốc phòng: đến năm 2010 diện tích đất dành cho quốc phòng là7,22 ha, tăng 3,25 ha được lấy toàn bộ từ đất lúa ( goomg trường bắn Phù Chẩn, nhà làm việc, nhà sa bàn huyện đội ở xã Đình Bảng và Tân Hồng).
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: tăng 10,75 ha được lấy từ đất lúa, màu.
3.3. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp trong thời kỳ qui hoạch giảm 1125,95 ha do:
- Phần tăng đất nông nghiệp được lấy từ:
Đất bằng chưa sử dụng : 9 ha
Đất có mặt nước chưa sử dụng : 40 ha
- Đất nông nghiệp giảm được dùng cho:
Đất chuyên dùng : 9 ha
Đất ở : 165,01 ha
+ Đất cây hàng năm: giảm 1169,73 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 1009,94 ha; đất ở 159,79 ha. Đông thời đất cây hàng năm cũng tăng thêm 9 ha do lấy từ đất chưa sử dụng.
+ Đất vườn tạp: giảm 8 ha do chuyển sang đất chuyên dùng.
+ Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: sẽ là 397,58 ha , tăng 40 ha do khai thác từ mặt nước chưa sử dụng vào nuôi cá và một phần từ đất có 1- 2 vụ lúa ở địa hình trũng khó tiêu nước sang mô hình thâm canh mới, đồng thời chuyển 5,22 ha đất nuôi trồng thuỷ sản sang đất ở.
3.4. Đất lâm nghiệp
Giảm 3,5 lần so với năm 2002 do chuyển sang đất di tích lịch sử văn hoá .
3.5. Đất chưa sử dụng
Trong thời kỳ 2002 - 2010 đất chưa sử dụng được đưa vào sản xuất nông nghiệp là 49 ha, đất chuyên dùng dùng là 16,99 ha, đất ở là 1,9 ha.
Bảng 7: Cơ cấu sử dụng đất của huyện Từ Sơn năm 2010
Loại đất
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích tự nhiên
6140.15
100
1.Đất nông nghiệp
2965.55
48.3
2.Đất lâm nghiệp
0.8
0.01
3.Đất chuyên dùng
2322.23
37.82
4. Đất ở
744.72
12.12
5.Đất chưa sử dụng
106.85
1.74
Nguồn: Báo cáo qui hoạch sử dụng đất đai huyện Từ Sơn 2002 - 2010
III. đánh giá phương án qui hoạch
1. Xác định mức độ và hiệu quả sử dụng đất của phương án qui hoạch.
Huyện Từ Sơn đang trong quá trình đổi mới và phát triển, kinh tế liên tục tăng trưởng qua các năm. Hàng năm tổng sản phẩm của các ngành đều đạt và vượt các chỉ tiêu do Đại hội đề ra. Đẩy mạnh dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực đó là mục tiêu kinh tế mà bản qui hoạch sử dụng đất đai 2002 - 2010 đã đặt ra, để đạt được các mục tiêu trên qui hoạch sử dụng đất đai đã tiến phân phối lại quĩ đất cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, trong từng ngành lại tiến hành cơ cấu lại cho phù hơp với sự phát triển của từng ngành trong tương lai.
Một số chỉ tiêu để đánh giá mức độ hiệu quả của đề án qui hoạch sử dụng đất:
1.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội.
Qui hoạch sử dụng đất đai huyện Từ Sơn từ khi đưa vào thực hiện đã làm thay đổi bộ mặt xã hội của huyện Từ Sơn, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đều phát triển và có những tiến bộ rõ rệt đặc biệt là đối với kinh tế, trước đây, các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển lẻ tẻ và tự phát, bản qui hoạch đã sắp xếp lại để các làng nghề này phát triển tập trung và ngày càng phát triển với qui mô rộng lớn hơn. Biểu hiện qua sự tăng lên về giá trị của ngành công nghiệp và dịch vụ như sau: năm 2000 giá trị ngành công nghiệp đạt 548,32 tỷ đồng, năm 2002 đạt 888 tỷ đồng, năm 2000 giá trị của ngành dịch vụ đạt 167,56tỷ, năm 2002 đạt 320,12 tỷ, thu ngân sách năm 2000 đạt 11 tỷ, năm 2002 đạt 19,56 tỷ
1.2 Đánh giá hiệu quả và mức độ sử dụng đất.
Bản đề án qui hoạch sử dụng đất ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh đã phân phối lại quĩ đất đai của huyện: tăng diện tích đất chuyên dùng và diện tích đất ở, giảm đô thị đất nông nghiệp. Trong phương án qui hoạch đã đưa ra các phương án cụ thể đối với từng loại đất, phù hợp với đặc điểm về địa chất, địa hình, vị trí địa lý của đất, giúp việc sử dụng từng loại đất phát huy hết tiềm năng của từng loại đất, cụ thể với từng loại đất như sau:
+ Đất nông nghiệp
Trong phần đánh giá tiềm năng đất đai đã đưa ra được những lợi thế của từng loại đất trong cơ cấu đất nông nghiệp, đó là cơ sở cho người sử dụng đất xác định được nên trồng cây gì và chăn nuôi trên những mảnh đất nào thì phù hợp, từ đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập trên 1 ha đất, năm 2002 thu nhập trên 1 ha đất là 33 triệu trên 1 ha
Đất nông nghiệp trong thời kỳ 2002 - 2010 tuy giảm nhiều nhưng hiệu quả sử dụng đất lại tăng, năm 2000 hệ số sử dung đất là 2,1 năm 2002 hệ số sử dụng đất tăng lên 2,2 lần. Tuy rằng diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng sản lượng lương thực giảm không đáng kể năm 2010 dự kiến sản lượng lượng thực đạt 33 - 35 nghìn tấn giảm không đáng kế so với năm 2002. Như vậy, nếu năm 2010 sản lượng lương thực đạt ở mức sản lượng trên thì hiệu quả sử dụng đất được tăng lên.
Trong phương bảng chu chuyển đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành khác đều lấy từ đất lúa, màu, phần lớn là đất có diện tích lúa 2- 3 vụ bị chuyển mục đích sử dụng, trong khi phần diện tích đất 1 vụ và 2 vụ không ăn chắc lại không được tính toán để chuyển đổi, việc chuyển mục đích như vậy gây lãng phí tài nguyên đất nông nghiệp, liệu việc chuyển mục đích sử dụng này có mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn mục đích trồng lúa 3 vụ hay không
+ Đất chuyên dùng
Ngành công nghiệp là ngành đang phát triển mạnh nhất của huyện, giá trị sản lượng của ngành công nghiệp liên tục tăng qua các năm (trong bảng cơ cấu kinh tế ). Ngành công nghiệp là ngành có nhu cầu sử dụng đất nhiều trong giai đoạn 2002- 2010, để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện thì nhu cầu tăng lên đối với đất công nghiệp là hợp lý, nhưng khi chuyển đổi mục đích của các loại đất khác sang đất công nghiệp thì cần lưu ý là dùng đến đâu chuyển đổi đến đó tránh tình trạng chuyển đổi rồi sau đó để đất trống một thời gian khá dài rồi mới đưa vào sử dụng.
Từ khi qui hoạch được đưa vào cuộc sống cải tạo rất nhiều hệ thống giao thông của huyện, nhiều tuyến đường mới được đưa vào sử dụng, phục vụ cho nhu cùa đi lại của nhân dân trong huyện. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vào loại khá trong tỉnh. Đó là những điểm mạnh mà qui hoạch của huyện đã đạt được.
Qui hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2002 - 2010 được xây dựng trên cơ sở Luật đất đai và các văn bản dưới luật, các nghiên cứu đánh giá điều kiện tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng thời nghiên cứu các qui hoạch sử dụng đất đai của các xã, các dự án phát triển của trung Ương và trên địa bành. Mục đích chính của dự án lafxd phương án chiến lược phân bố quản lý sử dụng đất đai cho các ngành kinh tế và mục đích sử dụng đất đai cho các ngành kinh tế và mục đích sử dụng đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của huyện đến năm 2010.
Phương án qui hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên quan điểm vừa khai thác hiệu quả tài nguyên đất đem lại hiệu quả kinh tế phục vụ lợi ích con người vừa đảm bảo giữ vững cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững.
Kết quả qui hoạch phân bố sử dụng quĩ đất đai của huyện được thể hiện theo 5 nội dung chủ yếu của qui hoạch sử dụng đất đai, bao gồm tất cả các ngành chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện, theo đối tượng sử dụng 6 loại đất mà Luật đất đai đã qui định.
Các loại đất đã được phân bổ sử dụng 1 cách hợp lý, cân đối các ngành và các mục đích sử dụng, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng giai đoạn theo định hướng chung toàn huyện.
2. Đánh giá về giải pháp tổ chức thực hiện.
Đề án qui hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2002 - 2010 được chia thành 2 giai đoạn để tổ chức thực hiện phương án qui hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn cụ thể, làm cơ sở cho việc thu hồi đất, giao đất hàng năm, 5 năm, 10 năm của huyện, qui hoạch vẫn còn chậm đưa vào thực tế, qui hoạch, kế hoạch không được tuyên truyền đến từng người sử dụng đất gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Công tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng là công tác hiện nay vẫn còn là một trở ngại lớn cho việc thực hiện qui hoạch, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu là do phương thức tính giá đền bù không thoả đáng, giá cả đền bù thường thấp hơn giá trên thị trường. Vì vậy giải pháp chủ yếu vẫn là xây dựng bảng giá để làm căn cứ cho việc tính giá, đảm bảo giá bồi thường hợp hợp lý.`
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 các ngành kinh tế trên địa bàn huyện đều phát triển, trong đó phát triển mạnh nhất là ngành công nghiệp với các khu công nghiệp tập trung, mở rộng và nâng cao các làng nghề truyền thống sẽ làm tăng giá trị sản phẩm của ngành, nhưng hiện tại thì các làng nghề vẫn hoạt động phân tán lẻ tẻ thiếu sự tập trung. Nhưng khi các khu công nghiệp này hoạt động tập trung nó sẽ phát huy thế mạnh và thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang, thể hiện trong bảng 3 cơ cấu dân số 2002 - 2010, cho thấy lực lượng lao động ngày càng tăng và chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện qui hoạch được thực hiện thường xuyên và đã xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm, nói chung tình hình quản lý và thực hiện qui hoạch của được thực hiện khá tốt,tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã giảm hẳn, những vụ lợi vụ chức quyền tự ý chuyển mục đích sử dụng đất để thu lời đã giảm hẳn, năm 2001 huyện đã tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý kỷ luật những cán bộ làm trái thẩm quyền về chuyển quyền sử dụng đất, các vụ vi phạm chủ yếu xảy ra ở các xã
Nói chung là qui hoạch sử dụng đất đai huyện Từ Sơn 2002- 2010 đã được thực hiện trong thơi gian ngắn từ năm 2002, nhưng nó đã làm thay đổi huyện Từ Sơn trên tất cả các mặt, đặc biệt là sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế, đời sống của nhân dân trong huyện được cải thiện đáng kể, tình hình kinh tế xã hội ổn định.
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện bản đồ án qui hoạch sử dụng đất
I. Định hướng hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất đai.
Do qui hoạch sử dụng đất đai mang tính khả biến và tính lịch sử, nên trong từng thời kỳ phát triển của xã hội, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, yêu cầu đặt ra cho cho đề án qui hoạch sử dụng đất là khác nhau. Vì vậy quan điểm nhìn nhận về hoàn thiện qui hoạch cũng khác nhau, bởi lẽ là 1 đề án qui hoạch sử dụng đất đai hoàn thiện là phải đạt được các yêu cầu đặt ra ( yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật...) đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu về xã hội, yêu cầu về môi trường, xã hội ....
Bản đề án qui hoạch sử dụng đất đai hoàn thiện cũng sẽ đảm bảo được các nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng khác nhau, góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đảy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hiện đại hoá của từng vùng và trên cả nước, các nhu cầu sử dụng sẽ được tính toán và phân bổ hợp lý để đảm bảo quá trình sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, bản đề án qui hoạch sử dụng đất đai hoàn thiện sẽ là cơ sở để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, qui hoạch sử dụng đất đai là công cụ quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Thực tế nếu xét trong cả thời gian dài thì không có đề án qui hoạch sử dụng đất đai nào là hoàn thiện, mỗi đề án qui hoạch sử dụng đất đai chỉ có thể được đánh giá là hoàn thiện trong thời điểm hiện tại. bởi vì đề án qui hoạch sử dụng đất đai thường được xây dựng trong khoảng thời gian tương đối dài thông thường là từ 10 đến 20 năm. Trong khoảng thời gian dài như vậy mọi chỉ tiêu và phương án đưa ra đều dựa trên các dự báo, việc phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng đều có thể bị thay đổi và thiếu chính xác nếu như các dự báo kia trong tương lai trở thành sai lệch, thiếu chính xác. Đó là khó khăn và hạn chế của bản đề án qui hoạch.
Huỵện Tiên Sơn trước đây đã có qui hoạch sử dụng đất đai 1996 - 2010 nhưng kể từ khi huyện Từ Sơn được tái lập từ huyện Tiên Sơn thì bản qui hoạch đó không còn phù hợp với tình hình phát triển của huyện nữa. Vì vậy cần phải có qui hoạch sử dụng đất mới cho huyện Từ Sơn, nhất là trong giai đoạn phát triển hiện nay, nhiều nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng khác nhau đều tăng nhanh.
Phương hướng hoàn thiện qui hoạch trên địa bàn huyện Từ Sơn:
- Trong quá trình thực hiện qui hoạch cần áp dụng đồng bộ các chính sách về đất đai, cụ thể hoá các điều khoản của luật đất đai và các văn bản dưới luật vào điều kiện cụ thể của huyện, áp dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của huyện cho phù hợp với tình hình phát triển của huyện.
- Trong việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là trong công tác đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất, để khắc phục những khó khăn này cần xây dựng giá đền bù một cách hợp lý, phù hợp với giá cả thị trường, sẽ có tác dụng động viên khi cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đối với đất nông nghiệp và đất thổ cư...
- Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, sử dụng đến đâu chuyển đổi đến đấy, khuyến khích sử dụng đất hiệu quả, kết hợp các mục đích sử dụng đất ( các khu công nghiệp với hệ thống đường giao thông, phục vụ cho vận tải của các khu vực này). Tận dụng không gian xây dựng. Sử dụng đất bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước...
Ưu tiên những nhu cầu có ý nghĩa quốc gia, có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và vùng lãnh thổ. Khuyến khích đàu tư phát triển đồng bộ, đầu tư tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng hục vụ cho sản xuất và dân sinh.
Tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện đồng bộ 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, Đặc biệt là công tác thống kê đất đai hàng năm, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quản lý chặt chẽ quá trình chuyển đổi quyền sử dụng đất nhằm hạn chế tình trạng chuyển đổi quyền sử dụng đất trái phép.
Sau khi qui hoạch được phê duyệt cần công khai phổ biến rộng rãi nội dung phương án qui hoạch cùng với việc thường xuyên tuyên truyền phổ biến luật đất đai, các chính sách về đất đai trên thông tin đại chúng để các cấp , các ngành và mọi người dân trên địa bàn cùng thực hiện.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức sử dụng đất cho các mục đích sử dụng, để từ đó thấy được sự thay đổi từng loại đối với sự gia tăng dân số, diện tích bình quân đầu người là một chỉ tiêu quan trọng để xác định mức độ và hiệu quả sử dụng.
Đưa chỉ tiêu của các ngành và các lĩnh vực khác trong huyện vào chỉ tiêu phát triển kinh tế của toàn xã hội hàng năm cũng như dài hạn. Cụ thể hoá phương án sử dụng đất của huyện trong phương án qui hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn và các ngành, trong quá trình thực hiện qui hoạch thì xã là có vai trò trực tiếp thực hiện quy hoạch, các quy hoạch sử dụng đất của xã là căn cứ quan trọng cho quy hoạch sử dụng đất của huyện.
Thường xuyên điều chỉnh qui hoạch một cách linh hoạt cho phù hợp với những thay đổi trong thực tế
II. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đề án qui hoạch sử dụng đất đai của huyện Từ Sơn
1. Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin
Quá trình thu thập thông tin là công việc có tầm quan trọng rất lớn, tác động trực tiếp đến tính khả thi và hiệu quả của đề án qui hoạch, thông tin thu thập cần phải độ chính xác cao, đảm bảo độ tin cậy. Công tác thu thập thông tin cần phải thực hiện trên thực địa để đảm bảo độ chính xác so với thực tế. Công việc thu thập thông tin thường đòi hỏi tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, đòi hỏi đội ngũ làm công việc này cần phải có trình độ và có kinh nghiệm dày dạn. Trong thời gian lập qui hoạch thông tin có nhiều biến động vì vậy thông tin phải thường xuyên cập nhật.
Công tác thu thông tin quan trọng, nhưng việc xử lý thông tin cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên công việc xử lý thông tin không chỉ phụ thuộc vào người xử lý mà còn phụ thuộc rất và máy móc và công nghệ hiện đại.
2. Giải pháp về phân tích đánh giá các căn cứ qui hoạch.
Các căn cứ của qui hoạch bao gồm: Điều kiện kinh tế xã hội, qui hoạch tổng thể của tỉnh, qui hoạch trước đó, hiện trạng quản lý và sử dụng đất của huyện qua các giai đoạn... Khi đánh giá về tình hình kinh tế xã hội cần thấy được tình hình phát triển của từng ngành cụ thể, giá trị kinh tế mà từng ngành đạt được qua các năm, phân tích và đánh giá các điều kiện hiện tại, dự báo xu hướng phát triển trong tương lai của huyện, tình phát triển dân số, biến động về dân số, sự tăng giảm lao động chung và trong từng ngành trong thời kỳ qui hoạch. đưa ra các bảng cơ cấu kinh tế, hiện tại, bảng dự báo kinh tế trong tương lai, bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ. Từ đó thấy được nhu cầu về đất cho sự phát triển của từng ngành và phân bổ đất đai hợp lý đảm các nhu cầu sử dụng đất được đáp ứng đầy đủ.
Các qui hoạch sử dụng đất chung của tỉnh là điều kiện quan trọng để thành lập qui hoạch sử dụng đất của huyện. Trong qui hoạch cấp huyện cần kết hợp với qui hoạch chung của huyện, đảm bảo tính thống nhất trong toàn tỉnh, căn cứ vào các chỉ tiêu chung của huyện, đề ra các mục tiêu riêng một cách phù hợp với tình hình phát triển trên địa bàn huyện.
3. Giải pháp về quản lý qui hoạch.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai là một công tác vô cùng quan trọng, quản lý qui hoạch là một nội dung của quản lý nhà nước về đất đai. Qui hoạch sử dụng đất đai cấp huyện do UBND huyện quản lý và giao cho Phòng địa chính trực tiếp thực hiện. Hiện nay công tác quản lý còn có sự chồng chéo giữa các ban ngành, Phòng địa chính là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực đất đai thì lại không có quyền trực tiếp trong việc quản lý đất đai, các văn bản luật và dưới luật còm có sự chồng chéo về không thống nhất giữa các cơ quan quản lý và đơn vị thực. Những điều đó ít nhiều tác động đến tính hiệu quả của bản qui hoạch. Việc quản lý qui hoạch cần phải được giao cho ngành địa chính trực tiếp quản lý.
4. Giải pháp về tổ chức thực hiện.
Hiện nay khó khăn lớn nhất của thực hiện qui hoạch là công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất cho các sự án đầu tư, việc tính giá đền bù chưa thoả đáng gây thắc mắc trong nhân dân khiến họ không hợp tác thực hiện. Khó khăn này có thể được khắc phục bằng cách xây dựng bảng tính giá các loại đất một cách hợp lý, phù hợp với giá cả trên thị trường. Công tác cấp đất cho các dự án đầu tư cần phải được đơn giản hoá để thu hút đầu tư vào các khu đất dành cho các khu công nghiệp.
5. Giải pháp về cán bộ.
Đội ngũ cán bộ của huyện Từ Sơn hiện nay trẻ và có trình độ, nhưng ở trình độ đại học thì còn ít. Phòng địa chính huyện phải thường xuyên tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với sự phát triển của thời đại. Hiện nay các máy móc thiết bị phục vụ cho ngành địa chính rất hiện đại đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ. Khoa học kỹ thuật luôn có những thay đổi và ngày càng hiện đại, đòi hỏi người quản lý phải có trình độ.
Kết luận
Huyện Từ Sơn đang trong quá trình phát triển, thời gian qua tình hình kinh tế xã hội đã có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ ngành nông nghiệp giảm dần. Các làng nghề ngày phát triển theo mô hình doanh nghiệp và HTX, sản xuất hàng hoá ngày càng hướng về xuất khẩu ra các thị trường danh tiếng như Mỹ, thị trường Châu Âu. Đến năm 2010 sẽ đưa các làng nghề này vào các khu công nghiệp tập trung. Đối với dịch vụ cũng có những chuyển biến quan trọng, nhiều khu thương mại đã và đang được xây dựng, huyện Từ Sơn có hệ thống dịch vụ tương đối phát triển, tình giao lưu trao đổi buôn bán của huyện khá sầm uất, giá trị của ngành dịch vụ liên tục tăng qua các năm.
Năm 2002 là năm mà nền kinh tế của huyện có những bước phát triển nhảy vọt, giá trị sản lượng các ngành đều tăng so với năm 2001, ngành nông nghiệp tuy đạt giá trị 39 nghìn tấn lượng thực, đảm bảo an ninh thực. Tất cả những thành tựu trên không thể không kể đến những đóng góp mà qui hoạch sử dụng đất đai đã đem lại.
Qui hoạch sử dụng đất đai đã tiến hành phân bổ quĩ đất một cách hợp lý, làm tăng hệ số sử dụng đất của huyện từ 2,1 lên 2,3 lần vào năm 2002, quĩ đất được cơ cấu lại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, nhu cầu sử dụng đất của các ngành được đáp ứng kịp thời và đầy đủ, đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Quĩ đất chuyên dùng ngày càng tăng lên, đặc biệt quĩ đất dành cho giao thông tăng lên, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện.
Qui hoạch sử dụng đất đai đã giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chặt chẽ, dựa trên qui hoạch sử dụng đất đai UBND huyện luôn luôn nắm vững tình hình biến động của quĩ đất trên địa bàn, đó là cơ sở đưa ra các chiến lược phát triển kinh tế chung và phát triển từng ngành nói riêng trên toàn huyện.
Ngoài những thành tựu đạt được như trên qui hoạch sử dụng đất đai cũng còn có những hạn chế cần phải được điều chỉnh bổ sung trong các giai đoạn thực hiện.
Tài liệu tham kảo
1. Giáo trình Quản lý nhà nước về đất đai và nhà ở - TS. Vũ Thị Thảo
2. Luật đất đai năm 1993
3. Luật đất đai có sửa đổi bổ sung năm 2001
4. Báo cáo qui hoạch sử dụng đất của huyện Từ Sơn - Bắc Ninh đến năm 2010
5. Báo cáo tập kết tình hình kinh tế xã hội của huyện Từ Sơn qua các năm 2000 - 2002
6. Giáo trình qui hoạch đô thị
7. Giáo trình kinh tế tài nguyên đất
8. Tạp chí địa chính các số
Mục lục
Lời nói đầu 1
Chương I:
Cơ sở khoa học của Quy Hoạch sử dụng đất 3
I. Sự cần thiết của quy hoạch 3
1. Khái niệm và đặc trưng của quy hoạch 3
1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất 3
1.2.Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất. 4
2. Chức năng nhiệm vụ của Qui hoạch sử dụng đất đai . 7
2.1 Vai trò của quy hoạch sử đất đai . 7
2.2. Nhiệm vụ .10
3. Mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất với các loại quy hoạch khác. 10
3.1. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội . 10
3.2. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai. 11
3.3. Quan hệ giữa quy hoạch sử đất đai với qui hoạch phát triển nông nghiệp .14
3.4. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch đô thị 14
3.5. Quan hệ giữa qui hoạch sử dụng đất đai với qui hoạch các ngành 15
II. Cơ sở pháp lý qui hoạch trong qui hoạch sử dụng đất đai 15
1. Các quy định pháp lý trong qui hoạch sử dụng đất 15
2. Các căn cứ xây dựng qui hoạch 17
III . Phương pháp và nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai 17
1. Phương pháp 17
1.1. Kết hợp phân tích định tính và định lượng 17
1.2. Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô. 18
1.3. Phơng pháp cân bằng tơng đối 18
1.4. Các phơng pháp toán kinh tế dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong qui hoạch sử dụng đất đai. 18
2. Nội dung của qui hoạch sử dụng đất đai. 20
3. Các bước lập qui hoạch 24
3.1. Phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai 24
3.2. Dự báo nhu cầu đất đai của từng ngành và điều hoà nhu cầu sử dụng đất đai giữa các mục đích sử dụng 25
3.3. Xây dựng phương án qui hoạch sử dụng đất 25
Chương II
Thực trạng qui hoạch sử dụng đất đai ở huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh 27
I Điêù kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của huyện Từ Sơn 27
1.Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 27
2. Đặc điểm địa hình và địa chất 28
2.1. Địa hình 28
2.2. Địa chất 28
3. Tài nguyên đất 28
4 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện 31
4.1. Tình hình phát triển kinh tế 31
4.2. Tình hình phát triển văn hoá - xã hội 34
5. Dân cư và nguồn lao động 37
5.1. Dân cư 37
5.2. Lao động 38
II. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2002- 2010 40
1. Các căn cứ qui hoạch 40
1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2002 - 2010 40
1.2. Dân số 42
1.3 Hiện trạng giao đất và sử dụng đất 43
3. Phương án qui hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 56
3.1.Đất ở 56
3.2. Đất chuyên dùng: 56
3.3. Đất nông nghiệp: 57
3.4. Đất lâm nghiệp 58
3.5. Đất cha sử dụng 58
III. Đánh giá phương án qui hoạch 58
1. Xác định mức độ và hiệu quả sử dụng đất của phơng án qui hoạch. 58
1.1. Đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội. 59
1.2 Đánh giá hiệu quả và mức độ sử dụng đất. 59
2. Đánh giá về giải pháp tổ chức thực hiện. 61
Chương III
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện bản đồ án qui hoạch sử dụng đất 63
I. Định hướng hoàn thiện qui hoạch sử dụng đất đai. 63
II Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đề án qui hoạch sử dụng đất đai của huyện Từ Sơn 65
1. Giải pháp về thu thập và xử lý thông tin 65
2. Giải pháp về phân tích đánh giá các căn cứ qui hoạch. 65
3. Giải pháp về quản lý qui hoạch. 66
4. Giải pháp về tổ chức thực hiện. 66
5. Giải pháp về cán bộ. 66
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 68
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT213.doc