Một số vấn đề về quản lý quỹ bảo Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Lời nói đầu Từ hàng chục năm nay, chính sách Bảo hiểm xã hội đã góp phần quan trọng trong việc trợ cấp vật chất, hỗ trợ đời sống cho những đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi gặp phải rủi ro, biến cố trong cuộc sống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hoặc chết dẫn đến giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nước theo định h

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về quản lý quỹ bảo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng XHCN. Bước sang cơ chế kinh tế mới với quan hệ lao động phong phú, đa dạng, chính sách BHXH trong cơ chế cũ không còn phù hợp nữa. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận nhằm đổi mới hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết. Quỹ BHXH là một nội dung rất quan trọng trong chính sách BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc đảm bảo hệ thống tài chính cho quỹ BHXH là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của BHXH. Thông qua việc xem xét đánh giá cơ chế quản lý BHXH ở Việt nam . Từ những lý do trên em đã chọn đề tàI : “Một số vấn đề về quản lý quỹ bảo hiểm xã hội Việt nam ” . Kết cấu đề tài gồm ba chương: Chương 1 : Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội. Chương 2 : Thực trạng quản lý quỹ Bảo hiểm XH Việt Nam. Chương 3 : Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo Do thời gian có hạn, kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên đề tài của em không tránh khỏi những khiếm khuyết . Chương I lý luận chung về BHXH I. tổng quan về BHXH Khái niệm của BHXH * Khái niệm Cho đến nay, hầu như chưa có một định nghĩa chính thống về BHXH. Khái niệm BHXH đang được sử dụng ở Việt nam không bao gồm các hoạt động về bảo trợ xã hội. Các khái niệm này chỉ đề cập cụ thể tới các đối tượng tham gia vào hoạt động BHXH, các bên liên quan đến quá trình hình thành và phát triển quỹ BHXH, các trường hợp cần được bảo hiểm, các đối tượng hưởng BHXH và các chế độ BHXH được thực hiện. BHXH ở đây cũng chỉ rõ nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khi tham gia vào quan hệ BHXH, trong đó bao gồm cả bảo đảm an toàn xã hội. 2. Bản chất của BHXH 2.1. Về phương diện cá nhân, BHXH là một nhu cầu khách quan của con người. BHXH là một nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp, nó nhằm đảm bảo an toàn về kinh tế, giữ cho cuộc sống ổn định, an toàn, tránh được đói nghèo sa sút khi bị mất nguồn thu nhập trong cuộc sống. 2.2. Dưới góc độ kinh tế: BHXH là một phạm trù kinh tế tổng hợp. Trong đó: đối với những người hưởng các chế độ BHXH, đó là sự đảm bảo thu nhập, bảo đảm cuộc sống khi họ ở trong điều kiện khó khăn do giảm hoặc mất khả năng lao động mà giảm hay mất thu nhập, thông qua việc tích luỹ dần của cá nhân trong quỹ BHXH và sự đóng góp của số đông những người có cùng khả năng gặp rủi ro như nhau. Vì thế, có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. 2.3. Về phương diện chính trị: BHXH là sự liên kết giữa những người lao động khác nhau trong xã hội cũng vì lợi ích chung của cộng đồng, trong đó có cá nhân tham gia BHXH. BHXH cũng phản ánh bản chất của một chế độ xã hội nhất định. 2.4. Về mặt xã hội: BHXH được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho người dân và làm lành mạnh xã hội. BHXH mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc vì lợi ích của con người trong những hoàn cảnh gặp khó khăn, vì an toàn xã hội và có ý nghĩa xã hội lâu dài. 3. Vai trò của BHXH trong nền KTQD 3.1. Vai trò của BHXH: Con người muốn tồn tại và phát triển luôn cần phải thoả mãn các nhu cầu tối thiểu về vật chất và tinh thần và để thoả mãn các nhu cầu đó con người phải lao động, sáng tạo sản xuất ra các sản phẩm. Mặt khác, con người ai cũng phải trải qua các giai đoạn phát triển của đời người đó là: sinh ra, lớn lên, trưởng thành và chết. Bởi vậy, muốn đảm bảo duy trì cuộc sống người lao động làm thế nào để tạo ra nguồn thu nhập thay thế hoặc bù đắp. Ngành công nghiệp hình thành cùng với nền kinh tế hàng hoá phát triển đã làm xuất hiện quan hệ thuê mướn nhân công. Những người làm công phải hoàn toàn dựa vào tiền lương làm nguồn sống chủ yếu. Có việc thì mới có lương dù đó là đồng lương ít ỏi. Khi ốm đau, tai nạn, sinh đẻ ... thì phải nghỉ việc và không có lương, cuộc sống bị đe doạ. Người lao động đã ý thức được sự cần thiết phải có thu nhập đề phòng khi họ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ nên họ đấu tranh đòi giới chủ phải cam kết đảm bảo một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi ốm đau, thai sản ... Lúc đầu giới chủ cam kết đảm bảo cho người lao động những khoản thu nhập nhất định đó. Song nhiều khi rủi ro xảy ra liên tục buộc người chủ phải chi ra những khoản tiền lớn mà họ không muốn. Do vậy, giới chủ đã chi ít hơn nên xuất hiện mâu thuẫn và tranh chấp giữa chủ và thợ, mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Để giải quyết mâu thuẫn này dần xuất hiện một bên thứ ba, đóng vai trò trung gian nhằm giải quyết mâu thuẫn và điều hoà lợi ích giữa chủ và thợ. Điều đó thay cho việc giới chủ và giới thợ phải trả trực tiếp một khoản tiền khi người lao động bị ốm đau, tai nạn ... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì cơ chế này bộc lộ nhiều bất cập, tính pháp lý không cao. Do vậy, nhiều chủ sử dụng lao động đã không tự giác tham gia, tính chất rủi ro còn quá lớn không có sự đảm bảo về tài chính một cách vững chắc. Trước tình hình đó, Nhà nước phải can thiệp điều chỉnh, sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của Nhà nước, một mặt Nhà nước phải tăng chi tiêu ngân sách, đồng thời buộc giới chủ và thợ phải góp thêm một phần để đảm bảo cho chính mình. Từ đó, cả giới chủ và thợ đều được đảm bảo và họ thấy có lợi. Các nguồn đóng góp của giới chủ, thợ và sự hỗ trợ của Nhà nước hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung- quỹ BHXH. BHXH cũng ngày càng phải hoàn thiện hơn để thích ứng với tình hình cụ thể. Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948: “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền được hưởng BHXH ...” 3.2. Tác dụng của BHXH. a. BHXH nhằm giúp người lao động ổn định cuộc sống khi họ gặp rủi ro. Mục đích lớn nhất của BHXH là bảo đảm cuộc sống ổn định cho người lao động và gia đình họ khi họ gặp rủi ro, giảm hoặc mất sức lao động ảnh hưởng đến thu nhập. Do đó, BHXH có tác dụng rất lớn đối với người lao động làm cho họ yên tâm với công việc. b.Gắn bó lợi ích giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. BHXH không chỉ bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro mà nó còn bảo vệ cho người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho họ ổn định tài chính để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. c. Phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia. Cũng giống như tất cả các loại hình bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” và vì vậy người lao động bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp cũng như trong quyền lợi nhận được từ quỹ BHXH. Thực hiện chức năng phân phối lại, BHXH cũng đồng thời góp phần thực hiện công bằng xã hội. d. BHXH tập trung được nguồn vốn lớn cho phát triển sản xuất. Nguồn quỹ hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia cũng là nguồn vốn nhàn rỗi có thể dùng để đầu tư vào nền kinh tế quốc dân. Quỹ BHXH có thể có số dư và phần quỹ nhàn rỗi được đầu tư cho các chương trình kinh tế, xã hội, vừa đóng góp vào xây dựng đất nước vừa làm tăng trưởng quỹ. Trong điều kiện hiện nay hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng. 4. Một số nội dung cơ bản của BHXH. a. Đối tượng của BHXH Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. b. Các loại chế độ BHXH. Theo công ước số 102 “Công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội” quy định gồm có 9 chế độ BHXH như sau: Chăm sóc y tế. Trợ cấp ốm đau. Trợ cấp thất nghiệp. Trợ cấp tuổi già. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trợ cấp gia đình. Trợ cấp thai sản. Trợ cấp tàn tật. Trợ cấp mất người nuôi dưỡng. c. Quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp của BHXH ở Việt nam . Việc tổ chức thực hiện sự nghiệp BHXH do cơ quan BHXH Việt nam đảm nhiệm. BHXH Việt nam trực thuộc Chính phủ và có 3 cấp: cấp Trung ương; cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và cấp quận (huyện). BHXH Việt nam hoạt động dưới sự điều hành của Hội đồng quản lý BHXH Việt nam , chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ LĐ- TBXH. Cơ quan BHXH Việt nam có nhiệm vụ tổ chức thu BHXH, quản lý BHXH và chi các chế độ trợ cấp BHXH theo quy định của Nhà nước. II. quỹ bảo hiểm xã hội 1. Khái niệm và vai trò của quỹ BHXH đối với hệ thống BHXH. * khái niệm Trong đời sống kinh tế- xã hội người ta thường nói đến rất nhiều loại quỹ khác nhau. Tất cả các loại quỹ này đều có điểm chung đó là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho những hoạt động nào đó theo những mục tiêu và định hướng trước. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng và điều kiện vật chất để thực hiện các hoạt động BHXH. Theo những quan điểm nói trên về quỹ nói chung thì quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm. Như vậy, quỹ BHXH vừa là một quỹ tiêu dùng vừa là một quỹ dự phòng. * vai trò của quỹ BHXH đối với hệ thống BHXH. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động luôn phải gánh chịu, đương đầu với vô vàn các rủi ro. Những rủi ro đó có thể làm cho người lao động mất khả năng lao động tạm thời hay vĩnh viễn, mất nguồn sống hay chết người, con cái mất nơi nương tựa, hoặc lúc về già không còn khả năng lao động để có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Vì vậy, để có nguồn thu nhập duy trì, ổn định cuộc sống của bản thân và gia đình họ trong lúc gặp rủi ro hoặc tuổi già thì tất yếu phải lập quỹ dự trữ bảo hiểm thích hợp, đủ lớn để có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình trong tương lai. Mặt khác do quy luật bảo toàn nòi giống, duy trì lức lượng lao động cho tương lai của xã hội, những người lao động nữ họ còn phải làm nghĩa vụ sinh con, nuôi con và chăm sóc khi con ốm đau ... cũng đòi hỏi phải có quỹ bảo hiẻm giúp đỡ... Việc tạo lập quỹ BHXH cho người lao động những lúc gặp rủi ro bất ngờ hoặc lúc tuổi già có thể được tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Do vậy, quỹ BHXH có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của người lao động. Trong thực tế không ai muốn mất việc làm hoặc mất, giảm khả năng lao động để được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH, do đó nó phù hợp với nguyên tắc “lấy số đông bù số ít”. Nguyên tắc này thể hiện việc phân phối lại thu nhập giữa những người lao động có thu nhập khác nhau, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc và những người đang ốm đau phải nghỉ việc hay giữa những người đang hưởng trợ cấp BHXH khác nhau. Từ đó cũng thấy rằng khả năng, vai trò của quỹ BHXH trong việc phân phối lại thu nhập và công bằng xã hội, động viên người lao động hăng hái làm việc: Khi người lao động đang làm việc sẽ có thu nhập, còn khi mất khả năng lao động thì họ lại được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Như vậy, họ đã có “van an toàn” để đảm bảo cuộc sống cho họ, đó là chỗ dựa vững chắc khi họ không có khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn và làm cho người lao động yên tâm gắn bó với công việc. Bên cạnh đó quỹ BHXH đầu tư một phần vào các hoạt động kinh tế - xã hội, khoản này không những tạo thêm khả năng mở rộng quỹ BHXH mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Qũy BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết hậu quả của rủi ro cho người tham gia, đảm bảo an toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ, giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước. Quỹ sử dụng để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ khi họ gặp phải rủi ro và một phần chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH. 2. Nguồn hình thành và các mục đích sử dụng của quỹ BHXH. Quỹ BHXH là một yếu tố mang tính chất sống còn đối với sự nghiệp BHXH. * nguồn hình thành 2. 1. Sự đóng góp của người lao động Người tham gia BHXH phải đóng góp cho quỹ BHXH mới được hưởng trợ cấp BHXH. Thực chất ở đây người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian. 2. 2. Sự đóng góp của người sử dụng lao động . Người sử dụng lao động đóng góp cho quỹ BHXH để bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Sự đóng góp này thể hiện trách nhiệm của họ đối với người lao động.Và vì quá trình sản xuất kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng khi người lao động có nhu cầu BHXH. 2. 3. Nhà nước đóng góp và hỗ trợ. Sự tham gia của Nhà nước thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các thành viên trong xã hội. 2.4. Các nguồn thu khác. Bao gồm các nguồn thu chủ yếu sau: - Tiền lãi, tiền lời từ các hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. Các nguồn tài trợ và viện trợ khác ở trong nước, ngoài nước và cộng đồng quốc tế, kể cả các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân hảo tâm ... - Giá trị các tài sản cố định của BHXH được đánh giá lại theo các quy định của Nhà nước. - Các nguồn thu khác: Tiền phạt do nộp chậm BHXH so với thời gian quy định, tiền truy thu khi các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đóng thiếu tiền BHXH hoặc nhận thừa so với chế độ được hưởng thụ. Thông thường sự đóng góp của ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước tạo ra nguồn quỹ cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà tỷ lệ đóng góp của mỗi bên được quy định khác nhau. Nguyên tắc hoạt động của quỹ BHXH là cân đối thu- chi. * mục đích sử dụng quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho hai mục đích sau . chi trả và trợ cấp các chế độ BHXH. Chi phí cho sự ngiệp quả lý. 3. Phân loại quỹ BHXH. Để quản lý và sử dụng quỹ BHXH một cách có hiệu quả cần phải phân loại quỹ BHXH. Có nhiều cách phân loại quỹ BHXH theo các tiêu thức khác nhau, có thể phân loại như sau: * Phân loại theo tính chất sử dụng. - Quỹ ngắn hạn: Chi trả cho các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nhẹ. - Quỹ dài hạn: Chi trả trợ cấp hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp nặng. Quỹ này chịu ảnh hưởng của tài chính tiền tệ. * Phân loại theo các chế độ. - Quỹ hưu trí, tử tuất. - Quỹ TNLĐ và BNN. - Quỹ thất nghiệp. - Quỹ ốm đau, thai sản. * Phân loại theo đối tượng. - Quỹ cho công chức. - Quỹ cho lực lượng vũ trang. - Quỹ cho người lao động trong các doanh nghiệp. - Quỹ cho các loại lao động khác. 4. Quản lý quỹ BHXH. Chính sách BHXH không phải là hoạt động tinh thần mà nó phải giải quyết quan hệ xã hội cụ thể. Quản lý BHXH bao gồm hai phần khăng khít: * Quản lý Nhà nước về BHXH (mặt vĩ mô) * Quản lý BHXH về mặt nghiệp vụ (về mặt thu chi tài chính, quản lý và sử dụng quỹ). Đứng trước thực trạng về quản lý quỹ BHXH như vậy nên ngày 16/2/1995 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/CP về việc thành lập BHXH Việt nam. Chương II thực trạng quỹ bảo hiểm xã hội ở việt nam I. Quá trình hình thành và phát triển Trải qua một giai đoạn dài hình thành và phát triẻn quĩ BHXH ở việt nam đã từng bước ngày càng phù hợp hơn với xu thế của xãhội.Ngay Điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội đối công nhân viên chức Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 218/CP ngày 27/11/1961 của Chính phủ, quản lý bảo hiểm xã hội được giao cho Tổng Công đoàn Việt Nam cả về quản lý quỹ và toàn bộ sự nghiệp bảo hiểm xã hội. Đây là thời kỳ hết sức khó khăn của đất nước, do đó trong thời kì này BHXH chỉ là hình thức trợ cấp đối với công nhân viên chức nhà nước và lưcl lượng vũ trang quân đội.Còn lực lượng khác chưa được hưởng các chính sách của BHXH .Và tiền chi trả chủ yếu do ngân sách nhà nước , sự đóng góp của các đối tượng được hưởng hầu như là không có.Nhưng chính nó lại làm tiền đề cho các giai đoạn sau ,theo quyết định số 62/CP ngày 10/04/1964 của chính phủ lí BHXH ddược phân cho hai ccấp phụ trách :(Đối với công nhân viên chức nhà nước) +Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lí và thực hiện ba chế độ ngắn hạn (Chế độ thai sản , ốm đau , TNLĐ và bệnh nghề nghiệp) +Bộ lao động thương binh và xã hội quản lí ba chế độ dài hạn (Chế độ mất sức lao động , hưu trí , tử tuất ) Sự phân chia này kéo dài từ năm 1964 đến tận năm 1995. Từ năm 1962 đến quý II năm 1964 Theo quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thu 4,7% tổng quỹ tiền lương của cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước (Riêng đối với công nhân viên chức và quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang thì không thu bảo hiểm xã hội nhưng vẫn thuộc đối tượng hưởng chính sách bảo hiểm xã hội vì các đối tượng này được ngân sách đài thọ hoàn toàn). Giai đoạn từ quý II năm 1964 đến năm 1986. Để phù hợp với yêu cầu quản lý mới, theo Quyết định số 62/CP ngày 10/04/1964 của Hội Đồng Bộ Trưởng giao bớt nhiệm vụ quản lý một phần quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong đó tỷ lệ thu phí bảo hiểm xã hội là 4,7% quỹ tiền lương chỉ để lại cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam số thu 3,7% tổng quỹ tiền lương để chi trả cho 3 chế độ ngắn hạn và chi sự nghiệp khác, còn 1% do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thu. Giai đoạn từ năm 1987 đến tháng 9 năm 1995 Trong giai đoạn từ năm 1987 đến tháng 9/1995, thực hiện theo Quyết định số 181/HĐBT ngày 30/10/1986 của Hội Đồng Bộ Trưởng nâng mức đóng góp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý từ 3,7% tổng quỹ lương lên 5% tổng quỹ lương. Từ khi có Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập để quản lý thống nhất quỹ và sự nghiệp bảo hiểm xã hội trên cơ sở thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội hiện nay ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để giúp Thủ Tướng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ bảo hiểm xã hội và thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội theo pháp luật của Nhà nước. Theo qui định hiện hành thì quĩ được hình thành trên cơ sở 15% tổng quĩ lương của người sử dụng lao động, 5%tiền lương của người lao động, bên cạnh đó còn có sự đóng góp của nhà nước, nguồn khác(lãi do đầu tư từ quĩ nhàn rỗi, tổ chức từ thiện...). Từ khi có cơ chế mới này, nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội đã không ngừng tăng lên và có thể đáp ứng được nhu cầu chi phí bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên nguồn thu quỹ này tăng là do hiện nay những người phải đóng góp bảo hiểm xã hội lớn trong khi những đối tượng hưởng mới chưa nhiều, số đang hưởng thì vẫn do ngân sách Nhà nước đảm nhận. quỹ bảo hiểm xã hội mặc dù đã trở thành" xương sống" của hệ thống bảo hiểm xã hội, nhưng chưa thật sự vững chắc nếu không có sự điều chỉnh hợp lý của chính sách ngay từ bây giờ. II. Đánh giá thực trạng thu chi bảo hiểm xã hội Việt Nam Từ ngày BHXH Việt Nam ra đời đến nay, quỹ BHXH đã đạt được những kết quả rất đáng mừng, số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước, công tác thu chi BHXH đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người tham gia BHXH là chi đúng, chi đủ và kịp thời không còn tình trạng nợ đọng kéo dài như một số năm trước. Công tác đầu tư để duy trì và phát triển quỹ được thực hiện một cách có hiệu quả đảm bảo được các nguyên tắc đầu tư. Song bên cạnh quỹ BHXH vẫn còn một số điểm cần được khắc phục và giải quyết kịp thời để ngày một hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong thời đại mới. Sau đây ta đi xét cụ thể từng khâu trong qúa trình quản lý duy trì và tăng trưởng quỹ BHXH để thấy được thực trạng quỹ BHXH Việt Nam. Đánh giá thực trạng thu bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan chỉ đạo công tác quản lý bảo hiểm xã hội và thực hiện chính sách, chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội theo Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành. Giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bảo hiểm xã hội tỉnh) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo bảo hiểm xã hội quận huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội huyện) thu bảo hiểm xã hội của tất cả các đơn vị, tổ chức, cơ quan của trung ương và địa phương (kể cả các đơn vị trước đây thuộc công đoàn ngành nghề toàn quốc quản lý) có trụ sở và tài khoản đóng trên địa bàn của tỉnh. Kết quả công tác thu bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến năm 2000 thể hiện ở bảng sau. Bảng 1:Tình hình thực hiện thu BHXH (từ 6 tháng cuối năm 1995 - nay) Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng cuối 1995 Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 1.Số đơn vị tham gia BHXH 18.566 30.789 34.815 49.628 59.404 61.404 2.Tổngsố lao động Người 2.275.998 2.821.444 3.162.352 3.355.389 3.579.427 3.842.680 3.Quỹ lương căn cứ đóng BHXH Tr.đ 3.482.003 10.256.442 13.316.980 15.511.077 17.625.617 22.022.812 4.Lương BQ tháng đóng BHXH đồng 254.980 302.849 350.925 385.228 410.974 477.159 5.Số tiền phải thu BHXH trong năm Tr.đ 840.229 2.569.733 3.683.825 3.992.604 4.326.702 5.564.078 6.Số tiền đã thu trong năm Tr.đ 788.486 2.569.733 3.445.611 3.875.956 4.186.054 5.215.233 7. Tỷ lệ đã thu/phải thu % 94 100 94 97 97 94 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Từ bảng trên ta thấy số thu của quỹ bảo hiểm xã hội tăng nhanh qua các năm. Tính đến 6 tháng cuối năm 1995 số tiền thu bảo hiểm xã hội mới thu được 788.486 triệu đồng, nhưng từ năm 1996 trở đi thì số thu này bắt đầu tăng lên qua các năm và cho tới năm 2000 thì số thu BHXH đã đạt 5.215.233 triệu đồng. Sự tăng lên của con số đó là do các nguyên nhân sau: - Do đối tượng tham gia BHXH được mở rộng và nên số đơn vị tham gia BHXH tăng từ 18.566 người (6 tháng cuối năm 1995) lên 61.404 đơn vị (năm 2000). Và nhờ số đơn vị tham gia BHXH tăng nên số lao động tham gia BHXH cũng tăng theo. Cụ thể: 6 tháng cuối năm 1995 chỉ có 2.275.998 người, nhưng cho tới năm 2000 đã tăng lên là 3.842.680 người (tăng khoảng 1,5 lần). - Công tác thu BHXH đạt hiệu quả cao tỷ lên đã thu/phải thu luôn luôn đạt tỷ lệ cao(trên 94%), đặc biệt năm 1996 tỷ lệ đó đạt 100%. - Do mức tiền lương tối thiểu tăng, do vậy mà mức lương làm căn cứ đóng BHXH tăng theo làm cho số thu BHXH cũng tăng. Như vậy, có thể nói từ sau khi được thành lập BHXH Việt Nam đã hoạt động rất có hiệu quả, góp phần ổn định đời sống cho người lao động trong hầu hết các thành phần kinh tế và giảm một phần gánh nặng từ Ngân sách Nhà nước. 2. Đánh giá thực trạng chi bảo hiểm xã hội Quá trình chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động là một vấn đề quan trọng, vì hoạt động này tác động trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội theo quy định để hưởng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, việc chi trả bảo hiểm xã hội phải tuân thủ theo nguyên tắc: Chi trả đủ, kịp thời, chính xác tới từng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và an toàn tiền mặt. Nội dung chi trả bảo hiểm xã hội như sau: - Trợ cấp ốm đau, chết. - Trợ cấp thai sản, - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, - Hưu trí, - Tử tuất, - Lệ phí chi - Nộp Bảo hiểm Y tế theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội. - Chi quản lý bộ máy. Hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam chính thức thực hiện chi trả 5 chế độ bảo hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng chính sách từ quỹ bảo hiểm xã hội và nguồn ngân sách Nhà nước bảo trợ. Ngày 01/10/1995, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã xây dựng, hình thành và từng bước hoàn thiện cơ chế xét hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Theo nguyên tắc tập trung chỉ giao cho bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp xem xét các chế độ các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội, theo đúng các quy định của pháp luật. Việc chi trả bảo hiểm xã hội ở các tỉnh, các địa phương nhìn chung trong những năm qua đặc biệt từ năm 1995 trở lại đây, luôn đảm bảo đủ, kịp thời đến tay đối tượng. Trong chi trả chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản đã ứng trước từ quỹ bảo hiểm xã hội trên 22 tỷ đồng để làm quỹ luân chuyển thanh toán các chế độ trên và thực hiện nguyên tắc chi trả theo chứng từ gốc hợp lệ, nên đã giảm đến mức thấp nhất các thất thoát do chi sai nguyên tắc chế độ. Ngoài ra một số cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương đã triển khai mô hình thí điểm chi trả trực tiếp cho các đối tượng hưu trí, tuất, mất sức lao động. Thông qua mô hình này đã quản lý chặt chẽ số tăng, giảm đối tượng và phát hiện ra nhiều hiện tượng tiêu cực như khai man hồ sơ hoặc hưởng quá thời gian quy định, đã xử lý và thu hồi giảm chi cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng. Riêng các khoản chi trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo Điều 36 Điều lệ bảo hiểm xã hội được chi 5% quỹ tiền lương, nhưng do thực hiện cơ chế quản lý bảo hiểm xã hội chặt chẽ theo các quy định về chứng từ do Bộ Tài chính ban hành nên trong năm 1996 chỉ chi khoảng 1,3% so với quỹ lương tương ứng với 130 tỷ đồng. Như vậy đã giảm chi được khoản 3,7% quỹ tiền lương, tương ứng với khoảng 380 tỷ đồng. Do không chi hết cho các chế độ trên nên đã bổ sung vào quỹ hưu trí và tử tuất. Ta có bảng tình hình chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH sau: Bảng2: Các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng. Đơn vị: Người. Năm Hưu MSLĐ TNLĐ-BNN Tử tuất Hưu QĐ Hưu VC 31/12/1996 +NSNN +QuỹBHXH 164.489 2492 1.006.340 10789 395.026 10.357 958 172.609 6.361 31/12/1997 +NSNN +QuỹBHXH 162.572 5817 996.235 24212 380.132 11.332 2210 164.419 11.290 31/12/1998 +NSNN +QuỹBHXH 160.485 9.205 40.258 38949 367.017 11.960 4.020 162.672 16.517 31/12/1999 +NSNN +QuỹBHXH 158.231 13.493 966.291 64.070 352.407 12.292 5.640 160.037 21.543 31/12/2000 +NSNN +QuỹBHXH 157.114 18.500 959.503 92.876 347.102 12.458 4.167 158.720 27.119 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Từ bảng 2 ta thấy cả những người về hưu trong quân đội cũng như những người về hưu viên chức thuộc diện chi trả của quỹ BHXH đều tăng lên qua các năm. Năm 1996 số người về hưu trong quân đội chỉ có 2492 người về hưu thì đến năm 1997 đã có 5817 người về hưu tăng gấp hơn 2 lần so với số người về hưu năm 1996. Đến năm 2000 số này đã tăng lên 18500 người, tăng hơn 7 lần so với năm 1996. Bên cạnh đó số người về hưu viên chức cũng tăng lên gấp hơn 8 lần từ năm 1996 đến năm 2000. Trong khi đó các đối tượng này thuộc diện chi trả từ Ngân sách Nhà nước thì lại giảm đi. Hơn nữa, các đối tượng hưởng chế độ khác như chế độ mất sức lao động, tử tuất thuộc diện chi trả của ngân sách Nhà nước cũng giảm đi và có xu hướng tiến tới bằng 0 do các đối tượng về hưu thì dần chuyển sang chế độ tử tuất, còn lại là thuộc chế độ chi trả của BHXH khi nghỉ sau ngày 01/01/1995. Do vậy, trong tương lai không xa quỹ BHXH sẽ phải chi trả hoàn toàn, và Ngân sách Nhà nước chỉ can thiệp vào khi có sự cố xảy ra nhằm ổn định đời sống cho người lao động trong các thành phần kinh tế khi họ tham gia BHXH. Từ sự thay đổi này dẫn đến sự thay đổi trong cơ chế thu chi giữa Ngân sách Nhà nước và quỹ BHXH được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng3: Số chi trả BHXH từ 3 tháng cuối năm 1995-2000 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Hưu trí MSLĐ TNLĐ-BNN Tử tuất MTP ốm đau Thai sản Tổng cộng 1995 +NSNN +QuỹBHXH 885.461 874.145 11.316 164.072 164.072 2.592 2.595 337 38.804 37.292 1512 935 935 7.958 7.958 20.647 20.647 1.120.469 1.079.039 41.770 1996 +NSNN +QuỹBHXH 3.639.926 3.442.207 197.718 655.573 655.573 13.765 10.192 3.573 147.362 133.284 14.079 23.256 23.251 5 61.811 61.811 103.844 103.844 4.645.810 4.264.507 381.030 1997 +NSNN +QuỹBHXH 4.417.564 4.071.355 364.209 763.393 763.393 18.977 12.812 6.165 141.006 125.882 15.124 25.177 20.507 4.670 90.682 90.682 124.980 124.980 5.599.779 4.993.949 605.830 1998 +NSNN +QuỹBHXH 4.509.749 4.060.887 448.861 740.013 740.013 22.977 13.034 9.843 150.044 128.795 21.250 27.043 21.240 5.623 110.866 110.866 146.232 146.232 4.967.371 4.224.696 742.675 1999 +NSNN +QuỹBHXH 4.614.114 3.982.515 631.599 710.859 710.859 24.296 12.985 11.311 150.722 126.098 24.623 27.062 21.280 5.782 95.798 95.798 158.004 158.004 5.780.854 4.853.737 927.117 2000 +NSNN + QuỹBHXH 5.895.168 4.983.593 911.575 850.549 850.549 28.077 15.308 12.769 196.861 164.248 32.613 43.650 34.150 9.500 98.775 98.775 240.005 240.005 7.343.680 6.047.848 1.295.832 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Qua bảng 3 ta thấy số tiền quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội tăng lên hàng năm. Năm 1996 số tiền chi cho chế độ hưu trí là 197.718 triệu đồng, lớn nhất trong tổng chi BHXH, sau đó là chi cho chế độ trợ cấp ốm đau, số chi là 103.844 triệu đồng. Việc chi trả cho chế trợ cấp ốm đau chủ yếu chỉ có lao động thuộc doanh nghiệp là thực hiện, còn khối hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang hầu như là không thanh toán mà BHXH phải chi trả 75%. Mà số chi của khối hành chính sự nghiệp và lực lượng chiếm tới 50 % tổng chi, do vậy nếu tính đầy đủ thì số chi cho chế độ này sẽ xấp xỉ 2 lần con số hiện tại. Vì số chi cho 2 chế độ trên là tương đối lớn nên tổng chi cho các chế độ từ quỹ BHXH là 381.030 triệu đồng. Tổng chi BHXH từ quỹ BHXH tăng lên rất nhanh ở các năm tiếp theo. Năm 1997 số chi cho chế độ hưu trí tăng lên gấp 2 lần năm 1996 và số chi cho các chế độ khác cũng tăng mà tổng chi năm 1997 là 605.830 triệu đồng tăng gần 2 lần so với năm 1996. Và tổng chi BHXH từ qũy BHXH tiếp tục tăng lên đều đều năm sau so với năm trước tăng khoảng 1,2 lần, riêng năm 2000 tăng 1,4 lần so với năm 1999. Sự tăng lên đột biến này là do mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tăng lên từ 180.000 đồng năm 1999 lên 210.000 đồng năm 2000. Cho tới năm 2000 số chi BHXH từ quỹ BHXH đã tăng lên là 1.295.832 triệu đồng tăng hơn 4 lần so với năm 1996. Sự tăng lên nhanh chóng này là do từ sau ngày 01/01/1995 số đối tượng hưởng chế độ từ quỹ BHXH bắt đầu tăng lên, đặc biệt là số đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Trong khi số chi từ quỹ BHXH tăng lên thì số chi từ Ngân sách N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0114.doc
Tài liệu liên quan