Một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội

lời mở đầu Đất đai là tiền đề ban đầu, là cái nôi của loài người và là cơ sở quan trọng nhất của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong lời nói đầu của Luật đất đai năm 1993 đã nêu: “Đất đai là tài nguyên vô cùng qúy giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng”. Hà Nội là thủ đô của nước CNXHCN Việt Nam, là một trong những trung tâm văn hoá,

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính trí, kinh tế, xã hội lớn nhất của cả nước. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề về quản lý và sử dụng đất đai luôn nhạy cảm và nó tác động trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Đất đai ngày càng trở nên có giá khi Hà Nội ngày một phát triển và dân số ở Hà Nội ngày một tăng (chủ yếu là tăng dân số cơ học), kéo theo nó sẽ phát sinh những phức tạp trong quản lý và sử dụng đất đai. Vì thế, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về đất đai là vô cùng cần thiết và cấp bách. Với sự cần thiết đó trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề về Quản lý Nhà nước đối với đất đai của Thành phố Hà Nội”. Đề tài nghiên cứu với mục đích nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về đất đai và sử dụng đất đai hợp lý hơn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Ngoài lời mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo bài bài luận văn tốt nghiệp của em gồm có 3 chương: Chương I: Lý luận chung về đất đai. Chương II: Nội dung quản lý Nhà nước về tình hình sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý tình hình sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, bài viết chắc chắn rằng không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, các cô chú ở phòng Quản lý Địa chính_Nhà đất, cũng như của bạn đọc, để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Hoàng Cường-Giáo viên hướng dẫn chính, Cán bộ hướng dẫn Nguyễn Trọng Lễ cùng các thầy cô giáo, các cô, các chú trong cơ quan đã giúp em trong suốt thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn!. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện Nguyễn Viết Minh Phú Chương I Lý luận chung về đất đai Đất đai và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế _ xã hội. Khái niệm. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước con người không tự sản sinh thêm và đặc tinh sử dụng của nó là vô hạn. Đất đai mang trong mình đặc tính mà không gì có thể thay thế được, là cái nôi, cái cơ bản ban đầu cho sự tồn tại và phát triển của muôn loài. Thiếu đất đai thì không thể có một sinh vật nào tồn tại được. Cac Mac viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất…”. Với đặc tính như vậy của đất đai thì việc tìm hiểu, sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo nguồn tài nguyên vô cùng qúy giá này, để nó mãi mãi là không khan hiếm, không mất đi cái giá trị vốn có của nó, vẫn mãi mãi là môi trường sống của muôn loài. Vai trò và vị trí của đất đai. Đất đai nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Nhưng tuỳ theo mỗi ngành nghề khác nhau mà đất đai có những vị trí và vai trò khác nhau. Trong ngành công nghiệp đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong ngành xây dựng nó là nền tảng, là cơ sở, tư liệu sản xuất, làm địa địa điểm để xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở….. Còn trong ngành nông nghiệp đất đai đóng một vai trò, một vị trí đặc biệt quan trọng, nó là yếu tố cơ bản hàng đầu của ngành sản xuất này. Nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động mà không có một vật chất nào có được và thay thế được như con người chỉ có một mẹ mà thôi. Điều đó đã được Cac Mac khẳng định rằng: “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất” diều đó nó nói lên được rằng thiếu đất đai thì không thể có cái gì tồn tại. Vai trò của đất đai đối với sản xuất và đời sống thật to lớn và đa dạng. Đùng như vậy hội nghị các bộ trưởng châu Âu năm 1973 (họp tại Luân Đôn _ Anh) nhận định: “Đất đai là một trong những cái qúy nhất của loài người, nó tạo điều kiện cho sự sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”. Dưới góc độ chính trị - pháp lý, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền quốc gia. Không thể có quan niệm về quốc gia không có đất đai. Sự tôn trọng chủ quyền quốc gia trước hết phải được thể hiện ở việc tôn trọng lãnh thổ quốc gia. Vì vậy, việc xâm phạm đất đai là xâm phạm lãnh thổ và chủ quyền quốc gia mà Nhà nước là người đại diện. Để bảo vệ chủ quyền đó Nhà nước phải sử dụng công quyền thực hiện quản lý, bảo vệ đất đai, để chống mọi sự xâm phạm đất đai, xâm phạm lãnh thổ quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ cũng là một nguyên tắc hàng đầu của luật pháp quốc tế. Lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam chính là lịch sử hào hùng của công cuộc mở đất, giữ đất của ông cha ta, lịch sử chiến thắng mọi thế lực thù địch xâm phạm bờ cỏi đất Việt. Đất đai trở thành giá trị thiêng liêng, là xương máu của bao thế hệ con người Việt Nam. Đất đai và giải quyết vấn đề đất đai - từ vai trò quan trọng trên đã trở thành tâm điểm của các cuộc các mạng trong lịch sử. Nhà nứoc XHCN ngay khi mới ra đời cũng đã đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề đất đai. Ngay từ khi cách mạng tháng mười thành công, V.L Lênin đã ký Sắc lệnh về ruộng đất, xác định quyền sở hữu duy nhất của Nhà nước Xô Viết đối với đất đai. ở nước ta trong qúa trình lãnh đạo Cách mạng Đảng đã coi đất đai, giải quyết vấn đề đất đai là một trong những vấn đề cốt tử. Nhà nước ta, ngay khi ra đời sau thắng lợi của cách mạng tháng tám lịch sử đã ban hành nhiều Sắc lệnh, đạo luật để quản lý đất đai. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bên cạnh việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, Nhà nước đã ban hành sắc lệnh giảm tô, giảm tức, đến ngày 4/12/1953 Quốc hội đã ban hành Luật cải cách ruộng đất nhằm xóa bỏ sở hữu đất đai của phong kiến và đế quốc. Trong cách mạng XHCN, Đảng và Nhà nước luôn kiện toàn pháp luật về đất đai, cốt để quản lý tốt về đất đai, từ đó phát huy được vai trò vô cùng to lớn về nhiều mặt của đất đai. Việc ban hành Luật Đất đai năm 1993 và các Luật sửa đổi, bổ sung, Bộ luật Dân sự và một loạt các văn bản pháp luật khác cho thấy rõ điều này. Vai trò quan trọng của đất đai chỉ có thể được phát huy suy cho cùng là phụ thuộc vào con người, vào sự tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, đất đai sẽ không được phát huy được vai trò của mình nếu con người sử dụng đất một cách tuỳ tiện, chỉ khai thác, không thực hiện việc cải tạo bồi bổ đất. Dưới chế độ tư bản, do chay theo lợi nhuận tối đa giai cấp tư sản đã làm cho đất đai ngày càng bị kiệt quệ. Các Mác đã vạch rõ: “Mỗi bước tiến của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa là một bước tiến không những trong nghệ thuật bóc lột người lao động mà còn là bước tiến về mặt làm cho đất đai bị kiệt quệ”. Ngược lại, dưới chủ nghĩa xã hội, và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng bảo đảm được các điều kiện làm cho đất đai ngày càng phát huy được vai trò to lớn của nó; việc khai thác và sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, trong đó có đất đai đều phải tuân theo nguyên tắc phục vụ lợi ích xã hội; việc quản lý và sử dụng tốt đất đai trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội; Nhà nước là người thay mặt xã hội thực hiện quản lý thống nhất đất đai. Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với việc sử dụng tài nguyên đất. Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai. Đất đai có vị trí cố định không di chuyển được, với số lượng có hạn trên phạm vi toàn cầu và phạm vi của từng quốc gia. Tính cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, khí hậu, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về kinh tế trong qúa trình khai thác sử dụng đất. Những đất đai ở gần các đô thị, các đường giao thông, các khu dân cư được khai thác sử dụng triệt để hơn những đất đai ở vùng xa xôi hẻo lánh, và do đó có giá trị sử dụng và giá trị lớn hơn. Đất đai không thể sản sinh thông qua sản xuất. Độ phì là một thuộc tính tự nhiên của đất đai và là yếu tố Quyết định đến chất lượng của đất đai và cũng là một mặt biểu hiện tính kinh tế của đất đai trong qúa trình sử dụng nó. Tính không thể sản sinh thêm nói lên được rằng phải sử dụng đất đai một cách hợp lý và đêm lại hiệu quả cao nhất, còn tính có khả năng tái tạo đo chính là tái tạo lại độ phì của đất đai và được sử dụng lại cho các lần canh tác tiếp theo. Đất đai dùng để canh tác có khả năng tạo ra một khối lượng lương thực lớn hơn khối lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động. Adam Smith đã dẫn: “ đất, trong hầu hết các tình huống, sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động”. Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người và nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất trong cuộc sống của con người. Trong qúa trình hoạt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất đa dạng phong phú với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai, từ đất đai hoang sơ thành đất đai canh tác được, hoặc đất đai từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác. Hoặc những tác động để cải tạo chất đất, làm tăng độ màu mỡ của đất đai. Tất cả những tác động ấy của con người làm cho đất đai vốn dĩ là sản phẩm của tự nhiên trở thành một sản phẩm của lao động. Như Mac - Anghen đã dẫn: “tuy có những thuộc tính tự nhiên như nhau nhưng một đám đất được canh tác có giá trị lớn hơn một đám đất bỏ hoang”. Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng những lao động của mình (lao động sống và lao động vật hóa) mà cải thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng sản lượng ruộng đất. Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai. Từ xa xưa, khi loài người còn sống thành bầy đàn, con người chuyển từ săn bắt sang trồng cây trên những đất đai chiếm được và trở thành sở hữu chung của cộng đồng. Cùng với tiến trình phát triển của xã hội loài người chế độ sở hữu và chiếm hữu đất đai cũng phát triển theo nhiều kiểu khác nhau. Tuy nhiên “Sở hữu ruộng đất khác với các hình thái sở hữu khác ở chổ là, đến một trình độ phát triển kinh tế nhất định, nó trở nên thừa và có hại, ngay cả khi xét trên quan điểm của phương thức tư bản chủ nghĩa” ( trích Mac - Anghen toàn tập, tập 25 phần II, trang 252. NXB Chính trị quốc gia, năm 1994). Tính đa dạng phong phú của đất đai. Tính đa dạng phong phú của đất đai trước hết do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định, mặt khác nó còn do yêu cầu và đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác nhau. Một loại đất có thể sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai phải biết khai thác triệt để lợi thế của mối loại đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất của mỗi vùng lãnh thổ. Để làm được điều đó phải xây dựng được một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vùng lãnh thổ. Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 1. Quản lý về số lượng và chất lượng đất đai. a. Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai. Điều tra , khảo sát, đo đạc đánh giá và phân hạng đất đai là những công việc hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất đai cả về số lượng lẫn chất lượng, mới có khả năng phát hiện được năng lực đất đai mỗi loại ở từng vùng, từng địa phương nhằm tiêu chuẩn hóa các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế_xã hội của đất nước. Đồng thời qua đó Nhà nước mới có những phương hướng và các chính sách sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai, có hệ thống có căn cứ khoa học trên phạm vi từng vùng từng địa phương và toàn quốc gia. Để nắm được số lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát đo đạc. Nước ta có 7 vùng kinh tế-sinh thái tổng hợp, ở mỗi vùng tổng hợp lại có các tiểu vùng. Các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan thuộc hệ thống Nhà nước thực hiện qúa trình khoả sát, đo đạc và nghiên cứu thực địa để nắm được toàn bộ số lượng đất đai (như tổng hợp diện tích tự nhiên) và từng loại đất đai (như diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất xen khu dân cư, đất còn hoang hóa) của cả nước cũng như của các vùng, tiểu vùng, từng địa phương. Đồng thời qua việc thực hiện qúa trình trên mà cho phép đánh giá về mặt kinh tế đất đai, có ý nghĩa là đánh giá chất lượng của đất đai: các tính chất sẵn có của đất đai về lý, hóa, sinh vật học....tạo nên độ phì nhiêu của đất; kết cấu và độ bền vững của đất; mức độ thoái hóa của đất; mức độ chua mặn của đất... Việc đánh giá và phân hạng đất đai là một công tác khoa học rất phức tạp, nhằm xác định tác dụng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, từng diện tích đất. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện nền kinh tế thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, sản xuất phát triển và ổn định đời sống của nhân dân. Việc xác định giá cả của các loại đất đòi hỏi phải phân hạng đất, đồng thời phải xem xét cụ thể vị trí, địa hình, mục đích sử dung của từng đơn vị diện tích đất, cũng như xem xét quan hệ cung - cầu được hình thành trên thị trường bất động sản và xu hướng biến động của chúng. Đó là cơ sở rất quan trọng cho việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, tính quyền sử dụng đất khi góp vốn liên doanh... Điều 12, Luật đất đai năm 1993 quy định: “Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất đai khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian”. Để đánh giá đất đai, Luật đất đai quy định việc chỉ đạo và tổ chức, lập bản đồ Địa chính như sau: Chính phủ chỉ đạo và tổ chức viêc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây dựng bản đồ địa chính. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố thực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình. Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Bản đồ địa chính gốc được giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương. Các bản sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có giá trị như bản gốc. Để quản lý chặt chẽ đất đai, trên cơ sở bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất đai nhất thiết phải lập hồ sơ địa chính. Mẫu để lập hồ sơ địa chính và nội dung của sổ địa chính được quy định ở điều 34, Luật đất đai: “Sổ địa chính được lập theo mẫu do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương quy định. Nội dung của sổ địa chính phù hợp với bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất”. Thống kê đất đai. Thống kê đất đai là công tác hết sức quan trọng nhằm nắm chính xác kịp thời những biến động về đất đai hàng năm, từng thời kỳ, cung cấp thông tin cần thiết cho công tác quy hoạch và kế hoạch hóa đất đai cũng như cho các công tác quản lý khác. Do vậy, cần kiện toàn hệ thống đăng ký thống kê từ Trung ương xuống địa phương, trong đó khâu thống kê ở cơ sở phải được đặc biệt coi trọng. Điều 35, Luật đất đai quy định: “ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương mình. Các cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cơ quan quản lý đất đai cấp trên trực tiếp. Viêc thống kê đất đai được thực hiện một năm một lần, việc kiểm kê đất đai được tiến hành 5 năm một lần. Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là đơn vị lập sổ địa chính: ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn”. c. Đăng ký đất đai. Việc sử dụng đất đai là do các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cụ thể thực hiện. Nhà nước cho dân để sử dụng và trong qúa trình sử dụng luôn có sự biến đổi về chủ sử dụng, về diện tích cũng như các loại đất. Thông qua việc đăng ký đất dai, cơ quan quản lý Nhà nước có thể nắm được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế, phát hiện được những việc sử dụng trái phép, kịp thời sửa chữa và phân phối đất đai cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đăng ký sử dụng đất là nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ sử dụng đất và của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Các trường hợp sau đây đòi hỏi các chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm đăng ký sử dụng đất đai taị các cơ quan có thẩm quyền: Khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất. Khi chuyển mục đích sử dụng đất Khi thực hiện việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất. Khi thực hiện các hợp đồng về sử dụng đất. Sau khi đăng ký đất đai thì quyền sử dụng đất đai mới có cơ sở pháp lý và cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 33, Luật đất đai quy định các trường hợp trên đây có trách nhiệm đăng ký sử dụng đất tại ủy ban nhân dân xã, phường. ủy ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất. d. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đai. Cần phân biệt Quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết định giao đất là cơ sở phát sinh quyền sử dụng đất, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong qúa trình quản lý và sử dụng đất đai. Điều 36, Luật đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương phát hành. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ giao đất thì ủy ban nhân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân. Người sử dụng đất (các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân) được ủy ban nhân dân xã, phường xác nhận thì được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất đang sử dụng được ghi rõ trên bản đồ địa chính (hình dáng, kích thước của thửa đất, vị trí, ranh giới, loại, hạng đất...) và diện tích đang sử dụng được ghi vào sổ địa chính nếu đến nay chưa có sự biến đổi. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức mà mình giao đất; ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc quyền sử dụng đất 2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai. Những quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bố đất đai một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian ... trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế- xã hội. Kế hoạch hoá đất đai là sự xác đình các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, các biện pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất đai. Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất đai có ý nghĩa to lớn. Nó giúp việc sử dụng đất đai đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, giúp Nhà nước quản lý chắt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất của Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu và đạt kết quả cac trong qúa trình sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1993 quy định cơ chế lập, nội dung và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Về lập quy hoạch đất, kế hoạch sử dụng đất, Điều 16 luật Đất đai quy định: + Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. + Uỷ ban nhân dân các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để Chính phủ xét duyệt. + Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Như vậy, Luật Đất đai đã quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Khoản 1 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung quy hoạch đất đai như sau: + Khoanh định các loại đất: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. + Điêu chỉnh việc khoanh định cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. Khoản 2 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất đai là khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh việc sử dụng đất đai cho phủ hợp với quy hoạch đất đai. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thực hiện quyền quản lý về đất đai của các cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo quy hoach, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới hợp lý, phù hợp với quy hoạch,kế hoạch chung, đồng thời đảm bảo quy hoạch, kế hoạch đó có hiệu lực pháp lý. Điều 18, Luật Đất đai quy định về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau: Quốc hội Quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong cả nước. Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó. Những quy định về giao đất. Đất đai là một tài nguyên vô cùng qúy giá. Quỹ đất đai có hạn, trong khi đó nhu cầu đất đai để phát triển sản xuất, phục vụ xây dựng và đời sống ngày càng tăng. Vì vậy, việc phân phối và phân phối lại đất đai đảm bảo công bằng và hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của chế độ quản lý đất đai Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước về phân phối và phân phối lại đất đai vì lợi ích quốc gia và lợi ích của người sử dụng đất. Giao đất giao rừng: Căn cứ pháp lý giao đất được quy định Điều 19, Luật Đất đai. Đó là: + Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất được ghi trong luận chứng kinh tế-kỷ thuật và thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất. Thẩm quyền giao đất. Điều 23, Điều 24, Luật Đất đai quy định thẩm quyền giao đất các cấp: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trức thuộc Trung ương và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh. Để quản lý thống nhất đất đai, ở nước ta đã tạo thành một hệ thống, trong đó Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Quyết định những vấn đề quan trọng, Quyết định giao đất để sử dụng vào mọi mục địch trong những trường hợp cần thiết. Cụ thể là: + Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. + Chính quyền Quyết định việc cho các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài thuê đất. + Chính phủ giao đất trên mức diện tích quy định cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định ở Khoản 3, Điều 23. Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương được giao thẩm quyền quyệt định giao đất để sử dụng vào mục địch không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cụ thể là: Từ một ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi công trình chuyên dùng. Từ 3 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 5 ha trở xuống đối với đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với đất trồng, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước. Giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở; đất chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng khác hoặc để làm nhà ở; đất đô thị định mức do Chính phủ quy định. Kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình cá nhân làm nhà ở. Giao đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp cho các tổ chức. Quyết định mức giao đất cho mỗi hộ nông dân được sử dụng làm nhà ở theo Quyết định của Chính phủ đối với từng vùng như khung giá 400m2/hộ. Quyết định diện tích giao đất cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất đang sử dụng. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh có các thẩm quyền sau: Giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp. Giao đất khu dân cư nông thôn cho hộ gia đình và cá nhân làm nhà trên cơ sở quy hoạch đã được xét duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân theo hình thức có thời hạn hoặc tạm thời. Các quy định về thẩm quyền giao đất như trên thể hiện tính chặt chẽ, rõ ràng và nghiêm túc nhằm quản lý tốt đất đai - nguồn tài nguyên vô giá. Những quy định về cho thuê đất. Điều 29, Luật đất đai quy định: “Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật”. Các điều 80 - 84 trong chương V của Luật đất đai quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế thuê đất. Như vậy, nhìn chung Luật đất đai mới quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề thuê đất, còn những vấn đề như đối tượng được thuê đất, thời hạn cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa vụ của người thuê đất được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Trên cơ sở đó, Chính phủ ra các Nghị định và các Bộ, Tổng cục có liên quan ra các thông tư hướng dẫn về việc lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giáo đất, cho thuê, hướng dẫn việc thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất. Việc chuyển quyền sử dụng đất về thực chất là công nhận chuyển từ chủ sử dụng đất cũ sang chủ sử dụng đất mới là hợp pháp. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đai cần phải được làm tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Từ điều 30 đến điều 32, điều 36, điêu 77, Luật đất đai quy định có tính nguyên tắc về chuyển quyền sử dụng đất đai, về quyền thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, từ điều 690 đến điều 744 của Luật Dân sự quy định cụ thể việc chuyển quyền sử dụng đất đai. Các trình tự, thủ tục, điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể được phép chuyển quyền và nhận quyền sử dụng đất đai đã được quy định rõ trong luật. Các trường hợp không được chuyển quyền sử dụng đất: Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp. Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng đất. Đất đang có tranh chấp. Các trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất đai sau đây được Nhà nước cho phép thực hiện: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở do nhu cầu giá cả sản xuất và đời sống được chuyển đổi quyền sử dụng đất đai. Thủ tục chuyển đổi được quy định như sau: ở nông thôn thì làm tại Uỷ ban nhân dân xã, ở đô thị thì làm tại Uỷ ban nhân dân quận, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh. + Hộ gia đình, cá nhân sử dung đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được chuyển quyền sử dụng đất khi: Chuyển đi nơi khác. Chuyển làm nghề khác. Không có khả năng sản xuất. +Đối với đất ở, các hộ gia đình cá nhân được quyền chuyển nhượng ở các trường hợp sau: Chuyển đi nơi khác. Không còn nhu cầu ở. + Hộ gia đình cá nhân được thừa kế quyền sử dụng đất dai thoe điều 76, Luật đất đai. + Hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất đai được thực hiện theo điều 77, Luật đất đai. + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản trong những trường hợp khó khăn và được chính quyền địa phương xác nhận, thì được quyền cho thuê đất theo thời hạn và mục đích quy định. Thu hồi đất. Để đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước đối với đất đai, Nhà nước thực hiện biện pháp thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết. Điều 26, điều 27 và điều 28, Luật đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc thu hồi đất và các nguyên tắc khi thu hồi đất. 3. Các quy định về kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước. Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội dung của chế độ quản lý Nhà nước về đất đai. Thông qua việc kiểm tra, giám sát, phát hiện những vi phạm, những bất hợp lý trong việc thực hiện pháp luật về đất đai của Nhà nước, trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Điều 37, Luật đất đai quy định thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong tổ chức việc thanh tra đất đai: Chính phủ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phương mình. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương giúp Chính phủ; cơ quan quản lý địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện thành tra đất. Nội dun._.g thanh tra đất đai được quy định như sau: Thanh tra việc quản lý Nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp. Thanh tra việc chấp hành Luật đất đai của người sử dụng đất. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp Luật đất đai. Quy định về quyền của thanh tra, thanh tra viên như sau: Tổ chức, hộ gia đinh, cá nhân có liên quan phải cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra; quyết đinh tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về Quyết định đó; mặt khác phải báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quyết định xử lý; xử lý theo thảm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai. Về xử lý các sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tuỳ theo tính chất nghiêm trọng, mức độ tác hại và hậu quả của các trường hợp sai phạm mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện phương sách phù hợp. Cụ thể là: + Người nào lấn chiếm đất, hủy hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định hoặc có hành vi khác vi phạm Luật đất đai thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. +Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật, Quyết định xử lý trái với pháp luật, có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất, vi phạm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Người nào mà vi phạm Luật đất đai mà gây thiệt hại đối với người khác ngoài việc xử lý như trên còn cần phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Chương II Nội dung quản lý Nhà nước về tình hình sử dung đất ở Thành phố Hà Nội. I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội. 1. Đặc điểm tự nhiên. Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc, 105044’ đến 106002’ độ kinh Đông, tiếp giáp với năm Tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông, Vĩnh phúc ở phía Tây, Hà Tây và Hà Nam ở phía Nam. Hà Nội có diện tích 927,39 km2, khoảng cách dài nhất từ phía Bắc đến phía Nam Thành phố trên 50 km và chỗ rộng nhất từ Tây sang Đông gần 30 km. Là một Thành phố lớn nằm ở hai bên bờ sông Hồng trên vùng đồng bằng trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vai trò và địa thế đẹp và thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trong nhất của nước ta. Về mặt hành chính, Hà Nội là Thành phố trực thuộc Trung Ương, bao gồm 7 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân và Cầu Giấy) có diện tích là 82,78 km2 (chiếm 8,9% diện tích toàn Thành phố) với 102 phường và 5 huyện ngoại thành (Sóc Sơn, Đônh Anh, Gia Lâm, Thanh Trì và Từ Liêm) có diện tích 844,61 km2 (chiếm 91,1% diện tích toàn Thành phố) với 108 xã và 8 thị trấn. Về mặt diện tích tự nhiên, Hà Nội là đơn vị hành chính vào loại nhỏ nhất trong 61 tỉnh, Thành phố ( chỉ trên Bắc Ninh, Hà Nam và Hưng Yên ). Địa hình. Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5-10 m so với mực nước biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía Nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20 đến trên 400 m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim cao 462 m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này đựơc phản ánh rõ rệt qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính chảy qua Hà Nội. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng sông với các bãi bồi hiện đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi hiện đại và các bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ ). Riêng các bậc thềm sông chỉ có ở phần lớn huyện Sóc Sơn và phía Bắc huyện Đông Anh, nơi có đía thế cao trong dạng địa hình đồng bằng của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có các dạng địa hình núi và đồi tập trung ở khu vực Sóc Sơn với diện tích không lớn lắm. b. Khí hậu. Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm nhận được lượng bức xạ Mặt mTtrời rất dồi dào và có nền nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm là 23,50C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội còn có lượng ẩm và lượng mưa khá lớn. ở Hà Nội quanh năm không có tháng nào độ ẩm tương đối cao không khí xuống dưới 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm ở Hà Nội là 1676 mm và mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa: Mùa hè và mùa đông trong năm. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, có đặc điểm nóng và mưa nhiều với gió thịnh hành hướng Đông Nam do chịu tác động mạnh mẽ của gió Tây Nam, của dải hội tụ nhiệt đới và của các xoáy thuận nhiệt đới ( Bão, áp thấp nhiệt đới ). Trong thời kỳ này, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7 (28,90C) và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 8 (318 mm). Mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 3, có đặc điểm là lạnh và ít mưa, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (16,40C); đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm (16,6 mm) với gió thịnh hành hướng Đông Bắc, do chịu sự chi phối của gió mùa Đông Bắc. Hai tháng 4 và 10 được coi như tháng chuyển tiếp. Sự biến động thất thường của khí hậu Hà Nội chủ yếu do sự tranh chấp ảnh hưởng hoạt động của hai mùa gió và các qúa trình thời tiết, đặc biệt diễn ra trong mỗi mùa. Vì thế ở Hà Nội có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm mùa nóng kéo dài, nhiệt độ cao nhất (tháng 5-1962) lên tới 42,80C, lại có năm nhiệt độ thấp nhất xuống tới 2,70C(tháng 1-1955). c.Thuỷ văn. Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều khúc sông mới chảy qua khu vực sông Hồng ở phía Nam Thành phố với các sông Đuống và sông Nhuệ, và lưu vực sông cầu ở phía Bắc với sông Cà Lô. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài hơn 93 km với lưu lượng nước bình quân hàng năm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu m3. Sông Đuống chỉ lưu quan trọng của sông Hồng trên địa bàn Hà Nội hàng năm cũng vận chuyển một lượng nước là 27,3 triệu m3 với lưu lượng bình quân 861 m3/s. Các sông ở Hà Nội có thuỷ chế theo hai mùa rõ rệt: Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 8, trên sông Hồng mực nước trung bình của tháng 8 lên tới 8,6m trong khi mực nước trung bình cả năm có 4,97 m, đặc biệt trong mùa lũ lịch sử 1971, mực nước cao nhất đo được ở Hà Nội là 14,13 m (ngày 22-8 1971). Mùa cạn thường kéo dài hơn, tới 7 tháng, từ tháng 11 đến tháng 5, với mức thấp nhất cả về mức nước lẫn lưu lượng nước vào tháng 3. Trên sông Hồng mực nước trung bình của tháng 3 là 2,56 m. Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh để tiêu và tưới nước. Do yêu cầu đô thị hoá, nhiều ao, hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng. Một số đầm và vùng trũng ở Thanh Trì, được cải tạo để thả cá hoặc kết hợp để trồng lúa.Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ như hồ: Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thuyền Quang, Thủ Lệ, Văn Chương, Giảng Võ… đặc biệt có Hồ Tây nằm ở quận Ba Đình và quận Tây Hồ rộng gần 500 ha là một thắng cảnh đẹp của thủ đô và là nơi cung cấp thủy sản có giá trị. Hà Nội có nguồn nước ngầm khá phong phú hiện đang được khai thác để Thỏa mãn nhu cầu nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất, đặc biệt ở khu vực nội thành. d. Thổ nhưỡng và sinh vật. Hà Nội có 4 loại đất chinh đố là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Phần lớn đất đai của Hà Nội thuộc nhóm đất phù sa của các hệ thống sông Hồng và sông Cầu bồi đắp. Đây là loại đất trồng trọt tốt nhất của Hà Nội với đặc tính ít chua đến trung tính, độ PH từ 6 – 7, hàm lượng mùn và chất dinh dưỡng khá phong phú, thành phần cơ giới khá thích hợp với nhiều loại cây trồng. Nhóm đất phù sa phân bố đều khắp các huyện, chiếm hầu hêt diện tích của huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Nhóm đất bạc màu phát triển chủ yếu trên đất phù sa cổ tập trung nhiều hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn là loại đất chua, nghèo dinh dưỡng, không kết cấu thành phần cơ giới nhẹ, rời rạc khi khô hạn, kết dính khi ngập nước, cho năng suất cây trồng thấp. Nhóm đất đồi núi tập trung ở huyện Sóc Sơn, bị sói mòn nghiêm trọng do cây rừng bị chặt phá, tầng đất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi đá, tầng mùn hầu như không còn, đất chua độ PH thường dưới 4, nghèo chất dinh dưỡng. Các loại thực vật chỉ tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây chỉ còn hơn 6700 ha đất trống đồi trọc, để phục hồi thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng, gần đây đã thấy xuất hiện nhiều loại chim, thú rừng vốn có rất nhiều trước đây. Hà Nội vốn là vùng đất trù phú, có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời, đã cung cấp nhiều giống cây trồng, vật nuôi qúy, có giá trị và nổi tiếng trong cả nước. Đáng chú ý là các huyện ngoại thành đã hình thành nên các vành đai rau xanh, vành đai thực phẩm tươi sống (thịt, cá, trứng, sữa….) phục vụ cho yêu cầu đô thị hoá ngày một cao của thủ đô Hà Nội và giành một phần để xuất khẩu. Đặc điểm kinh tế-xã hội. Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của cả nước. Nền kinh tế của Thành phố phát triển mạnh và cơ cấu kinh tế phức tạp. Điều này phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhất là vị trí thủ đô của Hà Nội. Nhìn chung cơ cấu kinh tế thủ đô đã có sự thay đổi về chất. Tỷ trọng nông nghiệp giảm đi, tỷ trọng công nghiệp tăng lên đáng kể. Năm 1991 cơ cấu kinh tế trong GDP của toàn Thành phố như sau: Công nghiệp và xây dựng: 25,9%, nông_lâm nghiệp: 8,1% và dịch vụ: 66%. Đến năm 1997, tương ứng là 36,0%, 4,5% và 59,5%. GDP của Hà Nội chiếm 7% GDP của cả nước. Về phân bố theo lãnh thổ, hiện nay Hà Nội có 9 khu tập trung công nghiệp là Minh Khai-Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Đông Anh, Cầu Diễn-Nghĩa Đô, Gia Lâm-Yên Viên, Trương Định-Đuôi Cá, Văn Điển-Pháp Vân, Chiêm, cầu Bươu. Nhìn chung các khu vực này đã xây dựng từ lâu (1960), phần lớn thiết bị thuộc loại cũ, nhiều lao động hiệu quả thấp. Nhiều khu vực công nghiệp tập trung xen kẻ với các khu vực dân cư đông đúc (Thượng Đình, Minh Khai-Vĩnh Tuy, Trương Định-Đuôi cá), việc xử lý chất thải không tốt gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống dân cư. Vì vậy ở các khu vực công nghiệp này, chủ yếu đầu tư theo chiều sâu, thay đổi thiết bị công nghệ, hiện đại hoá sản xuất. Khu vặc Minh Khai-Vĩnh Tuy: có 3 xí nghiệp quốc doanh trung Ương và địa phương, với 3 ngành then chốt là dệt, chế biến lương thực-thực phẩm và cơ khí. Các xí nghiệp lớn là dệt 8-3, liên hợp dệt sợi Hà Nội, bia Halida, kẹo Hải Hà, Hải Châu... Khu vực Thượng Đình có 29 xí nghiệp quốc doanh với hai ngành công nghiệp chủ chốt là cơ khí và vật liệu xây dựng. Ngành cơ khí công nghiệp đang được đầu tư theo chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá: cơ khí dùng (phụ tùng xe đạp và xe đạp hoàn chỉnh), sửa chữa lắp ráp ôtô, động cơ điện. Các nhà máy lớn: chế tạo thiết bị điện, động cơ điện Việt Hưng. Khu vực Trương Định-Đuôi cá: có 13 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với hai ngành chủ chốt là chế biến lương thực - thực phẩm và cơ khí. Các xí nghiệp lớn ở đây là xí nghiệp đồ hộp xuất khẩu, mì Hoàng Mai, cơ khí 120... Khu vực Pháp Vân-Văn Điển có 14 xí nghiệp quốc doanh với hai ngành then chốt là công nghiệp hoá chất và cơ khí. Các xí nghiệp ở đây là hoá chất Văn Điển, pin, phân lân... Khu vực Cầu Diễn - Nghĩa Đô: có 82 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành chủ đạo là chế biến lương thực - thực phẩm và hoá chất. Các xí nghiệp 3 khu vực này mới hơn so với khu vực Thượng Đình,Trương Định - Đuôi Cá song thiết bị chưa hiện đại. Khu vực Gia Lâm - Yên Viên: có 21 xí nghiệp quốc doanh với 3 ngành then chốt là cơ khí, chế biến gỗ và hoá chất. Các nhà máy lớn: hoá chất Đức Giang, diêm Thống Nhất. Khu vực Chèm: có 5 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành công nghiệp then chốt là vật liệu xây dựng và dệt. Khu vực Cầu Bưu: có 5 xí nghiệp quốc doanh với 2 ngành then chốt là vật liệu xây dựng và dệt. Các nhà máy lớn: cơ khí Giải Phóng, gạch… Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Thành phố Hà Nội đã và đang hình thành các khu chế xuất và khu công nghệ tập trung kĩ nghệ cao. Trước mắt, Thành phố tập trung phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp sau: Khu chế xuất Sóc Sơn, nằm ở phía Bắc sân bay quốc tế Nội Bài, do Malaixia đầu tư tập trung sản xuất các loại sản phẩm điện tử của máy vi tính, sản phẩm quang học, đồ chơi, đồng hồ. Khu công nghiệp tập trung Sài Đồng - Gia Lâm nằm ở địa phận huyện Gia lâm do công ty Daewoo (Hàn quốc) đầu tư, tập trung sản xuất bóng hình, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, đồ uống. Khu công nghiệp tập trung Đông Anh nằm trên địa phận huyện Đông Anh tập trung sản xuất công nghiệp cơ khí máy móc giá trị cao, chế tạo lắp ráp đồ điện tử. Khu công nghiệp tập trung Nam cầu Thăng Long, tập trung các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, ít hoặc không gây ô nhiễm. 3. Tình hình, điều kiện đất đai của Thành phố Hà Nội. Nhìn chung, đất nông lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố được sử dụng hợp lý dần theo hướng sản xuất nông, lâm nghiệp đô thị và sinh thái. Trong 5 năm qua, giá trị sản lượng/ha đất canh tác đã tăng 23,2 triệu đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên việc sử dụng đất nông nghiệp còn hạn chế: diện tích các cây trồng có chất lượng và giá trị kinh tế cao chiếm tỷ trọng thấp, chưa hình thành các vùng kinh tế nông nghiệp phát triển bền vững với công nghệ cao trong điều kiện diện tích đất nông lâm nghiệp ngày càng bị thu hẹp do đô thị hóa. Đối với đất đô thị: Nhà nước đã có hàng loạt các dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng, đã phát triển nhiều khu đô thị mới và các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác làm cho bộ mặt của đô thị có những thay đổi tích cực. Tuy nhiên, chất lượng hạ tầng kỹ thuật còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; diện tích đất ở, nhà ở, diện tích đất giao thông còn thiếu; phương tiện giao thông chủ yếu là cá nhân với mật độ cao nên dễ gay ra ùn tắc giao thông; khu công nghiệp còn xen kẽ trong khu dân cư, nhiều công trình sử dụng đất lãng phí; còn tình trạng lấn chiếm đất công chưa được xử lý. Đối với khu dân cư nông thôn: chủ yếu là các làng xóm lâu đời, chưa được đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật và gần đây có xu hướng phát triển ven các trục giao thông chính, chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ theo hướng đô thị hóa và giữ vững tính truyền thống. Theo đối tượng sử dụng đất đô thị, đất ở đất chuyên dùng thì hiện nay ở Hà Nội có: Về đất ở đô thị và nông thôn, theo số liệu kê khai đăng ký năm 2000 có: + Nhà ở tư nhân có 195.743 hộ sử dụng 1.121,88 ha đất. +Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước có 201.124 hộ sử dụng 1.682,82 ha đất. +Nhà ở khu dân cư nông thôn có gần 180.000 hộ sử dụng 8.703,634 ha đất. Về đất các cơ quan tổ chức. Theo số liệu kê khai sử dụng đất năm 2000, Hà Nội có 7.410 cơ quan Nhà nước, tổ chức doang nghiệp trong nước sử dụng 6.845,47 ha đất chiếm gần 7% diện tích đất tự nhiên của toàn Thành phố. Theo số liệu thống kê năm 1999, Hà Nội có gần 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động và sử dụng 1.177,2 ha đất. Thành phố Hà Nội với diện tích đất tự nhiện hiện có là 92.097,45 ha và nó được thống kê chia ra theo từng loại đất như sau (Bảng số 1). Bảng số 1: Thống kê diện tích đất đai tự nhiên trên thành phố Hà Nội (tính đến ngày 1/10/2001) Đơn vị: ha Loại đất Mã số Tổng diện tích trong địa giới hành chính Đất đai giao, cho thuê phân theo các đối tượng sử dụng Đất chưa giao, cho thuê sử dụng Tổng số Hộ gia đình cá nhân Các tổ chức kinh tế NN và liên doanh với NN UBND xã quản lý sử dụng Các tổ chức khác A B 1=2+8 2=3+4+5+6+7 3 4 5 6 7 8 Tổng diện tích 1 92097.45 82878.59 48004.31 9392.20 662.93 18280.46 6537.69 9219.86 I. Đất nông nghiệp 2 43171.78 43171.78 35690.99 1831.66 51.78 4449.07 1148.28 1. Đất trồng cây hàng năm 3 38628.14 38628.14 33946.39 745.72 3343.02 593.01 1.1. Đất ruộng lúa, lúa màu 4 32412.07 32412.07 28681.69 553.37 2712.57 464.44 1..2. Đất nương rẫy 9 1.3. Đất trồng cây khác 12 6216.07 6216.07 5264.70 192.34 630.45 128.57 2. Đất vườn tạp 17 507.92 507.92 497.44 2.33 8.15 3. Đất trồng cây lâu năm 18 778.41 778.41 498.56 107.99 151.17 20.69 4. Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 23 100.36 100.36 72.02 21.81 6.53 5. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 26 3156.95 3156.95 748.60 903.06 51.78 924.92 528.06 II. Đất lâm nghiệp có rừng 30 6107.87 6107.87 1242.02 3317.18 1961.17 181.50 1. rừng tự nhiên 31 1.1. Đất có rừng sản xuất 32 1.2. Đất có rừng phòng hộ 33 .3. Đất có rừng đặc dụng 34 2. Rừng trồng 35 6683.02 6683.02 1242.02 3301.29 1961.17 178.54 2.1. Đất có rừng tự nhiên 36 2589.77 2589.77 1106.62 1399.03 84.12 2.2. Đất có rừng trồng 37 4045.85 4045.85 96.00 1902.26 1869.05 178.54 2.3. Đất có rừng đặc dụng 38 47.40 47.40 39.40 8.00 3. Đất ươm cây giống 39 18.85 18.85 15.89 2.96 III. Đất chuyên dùng 40 21006.55 21006.55 17.10 3777.19 610.30 11667.07 4934.89 1. Đất xây dựng 41 5732.90 5732.90 0.92 2893.71 574.84 905.24 1358.19 2. Đất giao thông 42 5769.54 5769.54 261.37 0.46 4913.84 593.87 3. Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng 43 5647.09 5647.09 15.96 404.95 4582.50 643.69 4. Đất di tích lịch sử văn hóa 44 262.29 262.29 0.02 151.89 110.20 5. Đất quốc phòng an ninh 45 2076.77 2076.77 37.40 0.16 2039.21 6. Đất khai thác khoáng sản 46 6.66 6.66 2.70 3.96 7. Đất làm vật liệu xây dựng 47 345.49 345.49 154.31 188.72 2.46 8. Đất làm muối 48 9. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 49 754.89 754.89 0.02 0.93 724.92 29.03 10. Đất chuyên dùng khác 50 410.92 410.92 0.01 24.52 35.00 197.10 154.29 IV. Đất ở 51 11725.67 11725.67 11038.76 436.83 0.39 177.82 9218.86 1. Đất ở đô thị 52 2893.29 2893.29 2388.86 326.22 0.39 7187 956.59 2. Đất ở nông thôn 53 8832.38 8832.38 8649.90 110.61 .38 1115.38 V. Đất chưa sử dụng, sông suối, núi đá 54 9491.58 272.72 15.43 30.35 0.85 202.76 5.08 825.69 1. Đất bằng chưa sử dụng 55 1035.76 78.61 0.88 20.48 0.85 38.52 5791.70 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 56 1115.76 0.38 63.61 3. Đất có mặt nước chưa sử dụng 57 902.92 77.23 14.54 9.87 47.74 465.89 4. Sông suối 58 5908.17 116.47 116.47 5. Núi đá không có rừng cây 59 63.61 0.00 6. Đất chưa sử dụng khác 60 465.92 0.03 0.03 Dựa vào bản số liệu ta thấy cơ cấu phân phối đất chưa hợp lý lắm, nhưng nó cũng phần nào cải thiện với những chính sách sử dụng đất, những bảng quy hoạch sử dụng đất mà Thành phố đề xuất và đang đi dần vào thực tiễn. Và với xu hướng phát triển hiện nay, Thành phố đã có những các chiến lược sử dụng đất, chuyển một số diện tích nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng sang đất chuyên dùng thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với cơ cấu, phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Cũng chuyển dần một số diện tích đất ở nông thôn sang diện tích đất ở đô thị là do qúa trình đô thị hóa sự chuyển hóa từ nông thôn sang thành thị. Với sự khảo sát thực tế và thống kê đất đai cho từng loại đất, Nhà nước có những chính sách để phân bố cải thiện lại cơ cấu sử dụng đất cho phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế - xã hội hiện nay. Như chính sách sử dụng đất để xây dựng các khu chung cư cao tầng (khu cao tầng Định Công, khu Thành Công, khu Kim liên...) với các dự án xây dựng các khu nhà từ 9 đến 20 tầng mục đích nhằm cải thiện được chổ ở cho người dân và nhằm mục đích sử dụng đất đai một cách hợp lý và tiết kiệm. Chính sách xây dựng khu công nghiệp Sài Đồng I, Sài Đồng II ở Gia Lâm, Xây dựng khu công nghệ cao Láng Hoà Lạc, Xây dựng cầu vượt (cầu vượt ở ngã tư Vọng, ở ngã tư Sở.)... II. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố hà nội. 1. Về công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất. Theo số liệu thống kê đất đai qua các năm ở Thủ đô Hà Nội ta có. Biểu 2: Số liệu thống kê đất đai Hà Nội năm 1990, năm 1995, năm 2000. Đơn vị diện tích: ha Loại đất Năm 1990 Chiếm % DT Năm 1995 Chiếm % DT Năm 2000 Chiếm % DT Đất nông nghiệp 44.412,53 48,24 43.865,248 47,78 43.612,43 47,4 Đất lâm nghiệp 6.782,34 7,37 6.717,016 07,32 6.127,6 6.65 Đất ở 9.305,05 10,11 11.508,334 12,54 11.688,65 12,67 Đất chuyên dùng 20.271,78 22,02 19.305,695 21,03 20.534,39 22,3 Đất chưa sử dụng 11.284,94 12,56 10.410,258 10,34 10.134,39 10,3 Tổng DT (ha) 92.056,65 100 91.806,57 100 92.097,45 100 Nguồn: Báo cáo công tác thống kê qua các năm ở Phòng quản lý địa chính nhà đất Hà Nội. Nguyên nhân của sự chênh lệch diện tích đất đất tự nhiên giữa các năm la do phương pháp thống kê, kiểm kê các phường, xã, thị trấn thiếu diện tích, 1 số thửa đất bị bỏ sót, tài liệu phục vụ thống kê của các kỳ khác nhau, như năm 1995 dùng bản đồ theo chỉ thị 299/TTg, còn năm 2000 dùng bản đồ địa chính đã qua giao đất nông nghiệp nên có chỉnh lý. Nguyên nhân của sự tăng giảm giữa các loại đất là do sự chuyển mục đích sử dụng loại đất này sang mục đích sử dụng loại đất khác. Cụ thể là: (phân tích sự tăng giảm diện tích các loại đất của các năm 1995 và năm 2000) Biến động tăng của đất nông nghiệp: Tổng số tăng 1.155,6304 ha + Do chuyển từ đất chuyên dùng sang: 135,6484 ha + Do chuyển từ đất ở sang: 120,6554 ha + Do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 542,3192 ha + Do thay đổi địa giới hành chính: 1,5313 ha + Do các nguyên nhân khác: 214,7261 ha Biến động giảm của đất nông nghiệp: Tổng giảm là 1.408,4504 ha + Do chuyển sang đất lâm nghiệp: 14,1498 ha + Do chuyển sang đất chuyên dùng: 954,4862 + Do chuyển sang đất ở: 254,5190 ha + Do chuyển sang đất chưa sử dụng: 132,0584 ha + Do các nguyên nhân khác: 128,6405 ha Biến động tăng đất lâm nghiệp: Tổng tăng 15,0498 ha + Do đất nông nghiệp chuyển sang: 14,1498 ha + Do đất xây dựng chuyển sang: 0,9 ha Biến động giảm đất lâm nghiệp: Tổng giảm 604,4697 ha + Do chuyển sang đất chuyên dùng: 19,3197 ha + Do chuyển sang đất ở nông thôn: 0,15 ha + Do chuyển sang đất đồi núi chưa sử dụng: 585 ha Biến động tăng của đất chuyên dùng: Tổng tăng 1.796,1072 ha + Do chuyển từ đất nông nghiêph sang: 954,8862 ha + Do chuyển từ đất lâm nghiệp sang: 19,3197 ha + Do chuyển từ đất ở sang: 258,8863 ha + Do chuyển từ đất chưa sử dụng sang: 338,2648 ha + Do chuyển địa giới hành chính: 9,2815 ha + Do các nguyên nhân khác: 215,4687 ha Biến động giảm của đất chuyên dùng: Tổng giảm là 567,3879 ha + Do chuyển sang đất nông nghiệp: 135,6484 ha + Do chuyển sang đất lâm nghiệp: 0,90 ha + Do chuyển sang đất ở: 284,9865 ha + Do chuyển sang đất chưa sử dụng: 70,9973 ha + Do các nguyên nhân khác: 74,8557 ha Biến động tăng của đất ở: Tổng tăng 666,0588 ha + Do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 245,519 ha + Do chyển từ đất lâm nghiệp sang: 0,15 ha + Do chuyển từ đất chuyên dùng sang: 284,9865 ha + Do các nguyên nhân khác: 109,5325 ha Biến động giảm của đất ở: Tổng giảm 485,7506 ha + Do chuyển sang đất nông nghiệp: 120,6554 ha + Do chyển sang đất chuyên dùng: 258,8663 ha + Do chuyển sang đất chưa sử dụng: 28,4863 ha + Do các nguyên nhân khác: 77,7426 ha Biến động tăng của đất chưa sử dụng: Tổng tăng861,8486 ha + Do chuyển từ đất nông nghiệp sang: 132,0584 ha + Do chuyển từ đất chuyen dùng sang: 70,9973 ha + Do chuyển từ đất ở sang: 28,4863 ha + Do thay đổi địa giới hành chính: 7,0254 ha + Do các nguyên nhân khác: 38,2802 ha Biến động giảm của đất chưa sử dụng: Tổng giảm 1.137,7175 ha + Do chuyển sang đất nông nghiệp: 542,3192 ha + Do chyển sang đất chuyên dùng: 338,2648 ha + Do chuyển sang đất ở: 25,8708 ha + Do các nguyên nhân khác: 231,2627 ha Với công tác như vậy, tuy đã tiến hành điều tra, khảo sát để nắm chắc tình hình sử dụng, nhưng tình hình thực tế phản ánh công tác điều tra, khảo sát thực hiện không được tốt, có rất nhiều phần diện tích có sự chuyển biến qua lại lẫn nhau trong quá trình sử dụng, nhưng Thành phố vẫn chưa quản lý được. Do không được điều tra, khảo sát thường xuyên, nên một số nguyên nhân gây ra tình trạng đó Thành phố đã không cập nhật được. Theo chiến lược của ngành địa chính thì công tác điều tra phải được thực hiện thường xuyên hàng năm, hiện nay diện tích đất đai Hà Nội điều tra thống kê được là: 92.097,45 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp và đất chuyên dùng chiếm đến 70% diện tích đất tự nhiên của Hà Nội, đất nông nghiệp hàng năm được bồi thêm một lượng phù sa lớn nên nó đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong sản xuất nông nghiệp. Tình hình đo đạc và lập bản đồ thì Thành phố Hà Nội cũng đã thực hiện xong, đã có bản đồ tổng hợp cũng như chi tiết phân định các loại đất trên địa bàn Hà Nội. Về loại đất Hà Nội cũng có 6 loại đất gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và đất chưa sử dụng. Công tác lập hồ sơ bản đồ địa chính: Năm 2000 đã cơ bản hoàn thành bản đồ Địa chính trên địa bàn toàn Thành phố. Bản đồ Địa chính đã được bàn giao cho UBND tỉnh, quận, huyện, phường, xã, thị trấn để phục vụ quản lý đất và nhà. Định giá các loại đất về cơ bản năm 2000, Thành phố đã đưa ra các bản giá về các loại đất mà trong qúa trình khảo sát đã định ra phù hợp với hiện trạng lúc đó. Biểu 3: Bình quân đất trên 1000 dân Hà Nội (m2) Tên địa phận Năm 1990 Năm 1995 Năm 1997 Hà Nội 451.966 379.101 376.361 Nội thành 88.896 76.478 63.786 Ngoại thành 753.645 67.407 724.179 Ba đình 45.844 40.101 48.187 Tây hồ Hoàn kiếm 27.107 24.944 24.400 Hai bà trưng 49.182 41.863 38.829 Đống đa 35.579 29.532 36.742 Thanh xuân 68.906 Cầu giấy 139.776 Sóc sơn 1.534.018 1.380.818 1.338.993 Đông anh 834.436 768.294 74.318 Gia lâm 654.224 583.826 561.271 Từ liêm 308.752 257.772 434.601 Thanh trì 510.486 480.457 481.393 Nguồn: Tính toán của Ban Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ, Viện CLPT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Với thực tế đã thực hiện việc thống kê, kiểm kê đánh giá các loại đất đai đã có những bước đi đúng đắn nhằm giúp cho việc quản lý và sử dụng đất đai được hoàn thiện và đem lại hiệu quả tốt hơn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số mặt yếu kém còn tồn tại. Để quản lý và sử dụng tốt hơn nữa quỹ đất đai thì ta cần khắc phục những yếu kém. Những yếu kém đó là: Tuyên truyền pháp luật và thực hiện chưa tốt, chưa thực sự đi vào lòng dân, biểu hiện: Lãnh đạo cấp cơ sở nắm pháp luật, chính sách, quỹ đất đai các loại đất chưa chắc, xử lý thiếu kiên quyết, thuyết phục kém dẫn đến quản lý đất đai còn yếu, còn lúng túng, gần đay còn có tình trạng cấp đất sai thẩm quyền. Cho nên việc điều tra khảo sát, kiểm kê sẽ gặp khó khăn và sẽ cho những kết quả sai nếu như tình hình trên không được giải quyết và dẫn đến tình hình quản lý sử dụng sẽ gặ khó khăn và không đem lại hiệu quả cao. Công tác quản lý hồ sơ còn yếu kém, hồ sơ tài liệu thiếu hoặc kông lưu giữ, như bản đồ đo đạc, sổ địa chính, sổ khoán, bản đồ hiện trạng, số liệu thống kê đất đai hàng năm, số liệu thống kê đất đai 5 năm trước đây. Đất đai của Thành phố Hà Nội trong 5 năm qua có nhiều biến động lớn, nhưng theo dõi biến động chỉnh lý không kịp thời, thường xuyên, nhiều phường xã không chỉnh lý, cập nhật bổ sung biến động nên công tác kiểm kê gặp nhiều khó khăn. Tình trạng lấn chiếm đất công, làm nhà trên đất nông nghiệp vẫn còn xảy ra ở một số nơi cả ở nội thành và ngoại thành, mặc dù Thành phố đã có quyết định quy định quyền hạng trong quản lý đất đai cho cấp quận, huyện, xã, phường, thị trấn nhằm kịp thời xử lý các vi phạm nhưng do sự buông lỏng quản lý nên không tránh khỏi những trở ngại xảy ra cho việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ. 2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2000: Tính đến ngày 31/12/2000, đã thụ lý và trình cấp có thẩm quyền giao và cho thuê 741 ha đất, đạt 55,3% kế hoạch. Nhìn chung công tác giao đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế_xã hội trên địa bàn Thành phố trong năm 2000 đã được cải thiện. Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong những năm tới, cần tiếp tục cải cách hành chính, rà soát lại các thủ tục và yeu cầu phải thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu liên quan đến các ngành, các cấp và đảm bảo giải quyết đúng thời gian quy định. Phối hợp với UBND các quận, huyện đôn đốc các doanh nghiệp ký hợp đồng thuê đất thực hiện Chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay đã ký được 1.501/3660 hợp đồng, với số tiền thuê đất hàng năm nộp ngân sách là 53,039 tỷ đồng. Với sự phát triển ngày một nhanh của kinh tế _ xã hội Thành phố đã xây dưng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đến năm 2020 và thông qua đó Thành phố cung đã xây dựng các kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm. Dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ chuyển mục đích sử dụng 22.001 ha đất sang phát triển đô thị và công nghiệp, phủ xanh 1.700 ha đồi trọc: trong đó: Đất đô thị: tăng 12,951 ha so với năm 2000, sẽ chuyển 232 ha đất ở đô thị thành đất xây dựng cơ sở hạ tầng. Diện tích đất đô thị tăng là do quá trình đô thị hoá đã chuyển dần một số diện tích đất nông nghiệp, đất ở nông thôn sang đất đô thị. Phù hợp với quá trình đô thị hoá và quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, Thành phố Hà Nội đã sử dụng một số diện tích đất đô thị cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, như Nhà nước cho xây dựng các khu nhà ở chung cư cao tầng nhằm giải quyết về vấn đề nhà ở cho người dân, xây dựng các khu đô thị mới phù hợp với qúa trình đô thị hóa, hay xây dựng, sửa sang nâng cấp lại các tuyến đường giao thông (đường cao tốc Láng_Hoà Lạc, nút giao thông ngã tư Vọng, ngã tư Sở.)... Đất khu dân cư nông thôn: giảm 908 ha chủ yếu là do một số khu vực ở nông thôn trở thành khu vực đô thị (tăng nhanh hơn s._.đã lầm cho điện tích đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng, nhưng đất chuyên dùng tăng phù hợp với sự phát trển kinh tế xã hội của Thành phố. Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá giảm 2.750 ha, về cơ bản được khai thác để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng và đất ở, diện tích còn lại chủ yếu là sông suối. Biểu 13: Tổng diện tích đất tự nhiên: 92.097,45 ha, trong đó: Tên đất 5 năm 10 năm Diện tích(ha) % Diện tích(ha) % Đất nông nghiệp 38.404 41,70 33.146 36,32 Đất lâm nghiệp 7.663 8,33 7.703 8,36 Đất chuyên dùng 25.947 28,17 29.779 32,33 Đất ở 12.234 13,28 13.784 14,97 Đất chưa sử dụng 7.849 8,52 7.385 8,02 Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2005. Hoàn thành dự án quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010, làm cơ sở tiến hàn hoạch định các vùng đất phát triển bền vững theo định hướng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô. Hoàn thiện hệ thống quản lý hồ sơ Địa chính - Nhà đất ở 3 cấp trên địa bàn Thành phố 228 phường xã thị trấn, xác định rõ chủ quản lý và các thông tin của từng thửa đất, tiến tới mục tiêu giải quyết các vấn đề phát sinh trong qúa trình sử dụng đất do cơ quan pháp luật xử lý. Đến năm 2005 hoàn thành hệ thống hồ sơ quản lý gồm: 195.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở tại khu vực đô thị, 193.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp; 200.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và vườn liền kề nông thôn, 15.000 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên dùng và quyền sở hữu công trình trên đất của các tổ chức trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài; Bản đồ địa chính chính quy, các loại sổ địa chính, sổ mục kê, sổ đăng ký biến động. Hoàn thành công tác số hóa bản đồ Địa chính toàn Thành phố đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin quản lý; xây dựng và thực hiện quy trình kỹ thuật chỉnh lý cập nhật bản đồ và hồ sơ Địa chính. Từ nay đến năm 2005, dự kiến mỗi năm cần: Diện tích đất sử dụng là 24,6 ha. Nhiệm vụ trọng tâm năm 2002. Về kế hoạch sử dụng đất của Thành phố phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch sử dụng đất năm 2002 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 1251 ha; triển khai việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện để cụ thể hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phấn đấu năm 2003 hoàn thành. Tập trung công tác soạn thảo các văn bản pháp quy triển khai Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật của đất đai, các Nghị định mới của Chính phủ về lính vực quản lý đất, trình UBND Thành phố ban hành: Quyết định phân cấp thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thí điểm tại các quận huyện trong qúy I/2002; quy chế đấu thầu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại các quận huyện trên địa bàn Thành phố trong qúy II/2002; quy định về trình tự thủ tục thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất thực hiện Nghị định số 17/CP trong qúy II/2002. Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị phấn đấu đạt 40.000 giấy chứng nhận; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và vườn liền kề nông thôn hoàn thành vào năm 2003; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; đồng thời hoàn chỉnh hồ sơ địa chính tại 3 cấp; phấn đấu không có địa phương nào không có hồ sơ địa chính, tiến hành đồng bộ cập nhật thường xuyên. Tập trung chỉ đạo kiên quyết việc kiểm tra xử lý các đơn vị vi phạm Luật đất đai, trước mắt phải phối hợp với các quận huyện giải quyết tốt 10 trường hợp đã có Quyết định thu hồi đất, tiếp tục lập hồ sơ thu hồi đất bước hai và phân loại các dạng xử lý, trình UBND Thành phố Quyết định giải quyết có tình có lý, đưa công tác quản lý đất đi vào nề nếp. Về công tác giải phóng mặt bằng, phối hợp với các ngành các cấp đẩy mạnh nhanh công tác giải phóng mặt bằng, thực hiện một năm đồng khởi giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh các hồ sơ giao đất, cắm mốc giới, điều tra lên phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư... Biểu 14: Các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện kế hoạch năm 2002 là: STT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2001 Kế hoạch năm 2002 1 Thu phí, lệ phí 2.600 2.500 2 Kế hoạch sử dụng đất 912,33 ha 1251 ha 3 Cấp GCN theo NĐ 61/CP 37.101 GCN 40.000 GCN Nguồn: Từ bản báo cáo thường kỳ năm 2001 của phòng quản lý địa chính nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Giải pháp và kiến nghị. Một số giải pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai. Giải pháp về quản lý: Tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền địa phương từ phường, xã, thị trấn đến quận, huyện và các ngành có liên quan của Thành phố đối với việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước; nhanh chóng nghiên cứu giải quyết hoặc đề nghị Chính phủ cho phép tháo gỡ giả quyết những vấn đề còn vướng mắc về chính sách, nhất là chính sách về tài chính nhằm mục tiêu quản lý là chính đối với Nhà nước khi quản lý sử dụng đất và tạo ý thức chấp hành pháp luật thường xuyên của các tổ chức này. Giải pháp về pháp luật: Trong giải pháp này, chúng ta đề cập đến các nội dung cơ bản như: + Nhà nước cần xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh, tránh ban hành nhiều chồng chéo và áp dụng không phù hợp với thực tế. Văn bản pháp luật đưa ra phải được đi vào thực tế. + Giáo dục, truyên truyền pháp luật rộng rãi. + Xây dựng các hệ thống pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường, thị trường đất đai, pháp luật về đăng ký xây dựng. Trước hết vấn đề giáo dục pháp luật là vấn đề rất quan trọng. Một văn bản luật được ban hành phải được nhân dân nắm rõ, họ phải biết được quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện pháp luật. Khi được ban hành, văn bản luật mới phải được tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức, từ tổ chức tạo đàm, phổ cập trên truyền hình và bắt nguồn có liên quan phải nắm rõ pháp luật trước khi thực hiện quyền cho họ. Trong công tác xây dựng văn bản pháp luật, cần phải xem xét trên bình diện tổng thể. Đất đai là đối tượng liên quan với nhiều vấn đề trong xã hội luật về tài nguyên môi trường, những quy định về thị trường đất đai, quy định về đăng ký quyền sử dụng đất, xây dựng, phải trên cơ sở luật đất đai và luật dân sự. Giải pháp về giáo dục, tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quán triệt, phổ biến pháp luật quản lý về đất đai nói chung; các quy định của Nhà nước về chế độ quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước, tổ chức kinh tế nói riêng nhằm giúp cho các tổ chức sử dụng đất và các cán bộ quản lý ở các cấp chính quyền và nghĩa vụ của các tổ chức sử dụng đất; trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp để tạo ra ý thức thực hiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước đối với tổ chức sử dụng đất cũng như các cơ quan quản lý ở các cấp chính quyền. Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất của các tổ chức; tổ chức thực hiện trọng tâm ở các tổ chức, đơn vị có nhiều vi phạm chế độ quản lý sử dụng đất; để đất hoang hóa không sử dụng; đặt vai trò của UBND các quận, huyện trong công tác này là chủ yếu, có sự phối hợp chặt chẽ của thanh ttra Nhà nước Thành phố, thanh tra Sở Địa chính - Nhà đất; sau thanh tra, kiểm tra phải có kết luận cụ thể, rõ ràng đề xuất biện pháp xử lý vi phạm; kiên quyết thu hồi những tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích, diện tích đất để hoang hóa, lấn chiếm giao cho chính quyền quận, huyện quản lý để sử dụng của những ý chức có vi phạm. Kiên quyết xử lý những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai để tăng cường pháp chế, thi hành nghiêm Luật đất đai và các quy định dưới luật khác của cơ quan có thẩm quyền đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và đối với cả cán bộ trong bộ máy quản lý Nhà nước. Giải pháp về cải cách hành chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính ở các lĩnh vực có liên quan đến các tổ chức và công dân, phấn đấu giảm thiểu các thủ tục, chống phiền hà, giải quyết nhanh nhất đáp ứng các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu của nhân dân. Giải pháp này đòi hỏi: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tại các cơ quan quản lý Nhà nước, tại chính quyền địa phương các cấp trong công tác quản lý đất đai, trong việc giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…. Đối với phòng Quản lý Địa chính-Nhà đất thuộc Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội giải pháp này đòi hỏi rà soát lại đội ngũ cán bộ về chuyên môn được đào tạo, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghề nghiệp chuyên môn cho số cán bộ làm trái ngành được đào tạo, thường xuyên tập huấn về kiến thức quản lý Nhà nước, văn bản pháp quy để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chất lượng chuyên môn nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai trong cơ chế thị trường. Giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính về hồ sơ giải quyết trong quản lý đất đai, đảm bảo hiệu lực quản lý, đưa cải cách hành chính thực sự đi vào chiều sâu nhằm tạo thuận lợi, không gây phiền hà, giải quyết nhanh cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Giải pháp thực hiện quy chế dân chủ và công tác phân công, phân cấp trong quản lý: Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, tạo điều kiện phát huy khả năng đóng góp của cán bộ công nhân viên chức và thư góp ý của nhân dân để hoàn thiện quy chế. Phát huy hơn nữa vai trò tham gia đóng góp ý kiến của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên,... Xây dựng đoàn kết cơ quan. Tập trung lãnh đạo từ Đảng đến chính quyền, quán triệt các chương trình công tác của Thành phố; động viên phong trào hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chăm lo đời sống cho CBCNVC, tổ chức tốt đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Xây dựng các chương trình công tác cụ thể có phân công, phân nhiệm rõ ràng; chỉ đạo kiên quyết, thực hiện quyết liệt đồng bộ các vấn đề đặt ra; tranh thủ sự chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố, Tổng cục địa chính, Bộ xây dựng và sự phối hợp của các cấp các ngành. Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng cán bộ: Cần áp dụng khoa học kỹ thuật, tin học vào quản lý và thực hiện nhiệm vụ đề ra, đào tạo bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ trong công việc quản lý, như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào việc đo vẻ bản đồ, thống kê đất đai, áp dụng tin học như qúa trình lưu trữ thông tin, truy nhập, truy xuất thông tin, nối mạng thông tin nội bộ dẫn đến qúa trình quản lý sẽ được thuận lợi và nhanh hơn, cũng như trong qúa trình sửa đổi, thay đổi hiện trạng sử dụng hay sự biến động thì sự điều chỉnh sẽ nhanh chóng và kịp thời. Có thể nói nhân công thì nhiều nhưng qúa trình thực hiện nhiệm vụ chưa cao, trong qúa trình làm việc năng suất vẫn không cao, cán bộ chưa thực sự có ý thức vì công việc nên có thể thực hiện được nhiệm vụ đặt ra nhưng không thuyết phục nếu có ý thức vì công việc thì hiệu quả đem lại còn cao hơn nhiều, nên cần khắc phục nhược điểm này là cần đôn đốc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao có những khen thưởng và xử phạt trong công việc. Giải pháp về tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về đất đai: Tiếp tục củng cố kiện toàn bộ máy các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, trong đó cần tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy của cơ quan quản lý địa chính nhà đất từ Thành phố xuống các quận, huyện, phường, xã, thị trấn nhằm ổn định và nâng cao chất lượng đôi ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Điều này đòi hỏi: Thường xuyên có kế hoạch và biện pháp cụ thể tổ chức đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị, về pháp luật và quản lý chuyên ngành, tin học để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Ngành địa chính nhà đất ở các cấp Thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn đảm bảo tiêu chuẩn chính trị và chuyên môn nghiệp vụ của công tác quản lý đất đai và thực hiện các nhiệm vụ trong những năm tới. Kiên quyết thực hiện các chuyên môn hoá cán bộ quản lý theo ngành, theo lĩnh vực chuyên môn đào tạo; kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cán bộ có khuyết điểm, năng lực kém trong quản lý đất đai, chú ý đặc biệt tăng cường đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính. Có quy định để các chủ tịch phường, xã không tuỳ tiện thay đổi cán bộ địa chính khi không có lý do chính đáng để ổn định đội ngũ này giúp cho công tác quản lý đất đai được thuận lợi. Một số giải pháp cụ thể cho từng nội dung quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai. Giải pháp về điều tra, khảo sát, đo đạc đánh giá tình hình sử dụng đất. + Thành phố phải thường xuyên tiến hành điều tra, khảo sát nắm chắc tình hình sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức sử dụng trên địa bàn. Muốn vậy Thành phố phải xây dựng được bản đồ sử dụng đất chi tiết cho từng thửa đất trên địa bàn, ban hành các văn bản xử lý vi phạm. Phải có sự cập nhật biến động đất đai thường xuyên, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc lưu trữ, phân tích và đánh giá hiện trạng việc sử dụng đất trên địa bàn. Chúng ta cần tổ chức điều tra thường xuyên hơn từ cơ sở, được phân công từ cấp xã, theo nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ ngành địa chính địa phương, cơ sở. Tai mỗi đơn vị cấp xã, chúng ta phân công cán bộ bộ địa chính nắm rõ những biến đổi thường xuyên về tình hình biến động và hiện sử dụng đất đai, theo định kỳ, cán bộ địa chính xã tổng hợp báo cáo lên phòng địa chính cấp huyện. Chúng ta nghiên cứu tuy theo đặc điểm tình hình để chia định kỳ theo tháng hoặc quý. Cán bộ địa chính huyện có nhiệm vụ tổng hợp điều chỉnh những nội dung thuộc phạm vi của mình trình lên cấp cao hơn. Tại Sở địa chính Thành phố, cán bộ địa chính có nhiệm vụ tổng hợp và điều chỉnh nội dung thuộc phạm vi quyền hạn và trình lên tổng cụa địa chính. Những nội dung điều chỉnh cần giải quyết theo định kỳ nhằm đáp ứng được nhu cầu thông tin quản lý của cơ sơ. Quy trình này sẽ được tiếp nối vào chương trình tổng thống kê, kiểm kê đất đai trên toàn quốc như đang thực hiện như hiện nay. + Cần tuyên truyền pháp luật rrộng rãi cho người dân. đề người dân hiểu và thực hiện tiến hành kê khai, đăng ký, đăng ký lại.. khi có sự biến động về đất đai. Tránh cho việc điều tra khảo sát sai sót, không đúng hiện trạng sử dụng, điều tra khảo sát được chính xác và dẫn đến việc quản lý sử dụng sẽ dễ dàng hơn. Giải pháp về nâng cao quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. + Tăng cường chế độ quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kết hợp với phát triển vùng kinh tế trọng điểm. Kế hoạch sử dụng đất phải được thực hiện đồng bộ với kế hoạch đầu tư hạ tầng kỹ thuật và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phát triển đô thị hàng năm của Thành phố: Tiếp tục phân cấp quản lý đất đai và tăng cường bộ máy quản lý đất đai và tăng cường bộ máy quản lý đất đai ở cả 3 cấp. Tăng cường quản lý thị trường bất động sản để có biện pháp điều chỉnh theo định hướng XHCN. + Có kế hoạch và coi trọng công tác giáo dục, đào tạo chuyển nghề cho lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất sản xuất, từng bước giải quyết vấn đề nông dân. + Tăng cường sự phối hợp giữa Thành phố với các Bộ, ngành Trung ương trong thực hiện pháp luật đất đai, xây dựng cơ chế chính sách tháo gỡ những ách tắc trong quản lý đất đai. Phối hợp với các tỉnh để thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, hình thành và phát triển + Thực hiện giải phóng mặt bằng: Quán triệt việc thực hiện giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật, công khai dân chủ ở tất cả các tổ chức, cá nhân không phân biệt nguồn vốn, mục đích công trình khi được nhà nước cho phép chuyển dịch tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác vì lợi ích phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố. Chủ dự án có trách nhiệm lập các hồ sơ, lập lich trình tiến độ báo cáo hội đồng đền bù thiêt hại và tái định cư để được giám sát, phối hợp và cùng người đang sử dụng đất bị thu hồi xác lập phương án đền bù thiệt hại và tái định cư. Giải pháp về nâng cao pháp luật chuyển quyền sử dụng đất. Cần cải thiện thủ tục trong vấn đề chuyển quyền sử dụng đất, tránh thủ tục rườm ra, qua nhiều giai đoạn làm rắc rối trong quá trình thực hiện, cũng như sự chấp hành theo của người dân. Hơn nữa pháp luật quy định về vấn đề này chưa được chặt chẽ, nên người dân coi thường ít khi đăng ký lại mà chỉ thực hiện dạng mua bán trao tay. Tuy nhà nước đã có sự cải thiện trong việc thu tiền sử dụng đất và thuế trước bạ, nhưng người sử dụng đất vẫn chưa chấp hành. Để giải quyết tình hình trên ta cần quán triệt. Nhà nước cần đưa ra những văn bản quy định rõ ràng vấn đè chuyển quyền sử dụng đất và tuyên truyền rộng rãi đến người sử dụng và có sự khảo sát thưoừng xuyên sự biến động. Cần cải thiện thủ tục, bỏ bớt những khâu, những giai đoạn không cần thiết (hoặc gộp lại) để làm cho người dân thuận lợi dễ thực hiện hơn, tránh được trình trạng mua bán trao tay làm cho công tác quản lý cũng được dễ dàng hơn. Cũng cần có những văn bản quy định các biện pháp xử lý nghiêm khắc khi người sử dụng chuyển quyền sử dụng đất không tuân theo pháp luật. Giải pháp về nâng cao việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để đẩy nhanh tiến độ kê khai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần giải quyết tốt các vấn đề sau. + Cải tiến trình tự thủ tục kê khai, đăng ký, xét cấp giấy chứng nhận quền sử dụng đất. Nhanh chóng hoàn thiện việc đo vẽ, lập bản đồ địa chính phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận. + Các khoản thu về đất trong xét cấp giấy chứng nhận cần được nghiên cứu giảm tối đa, phù hợp với khả năng của nhân dân. + Quy hoạch các khu vực cần giành đất cho các công trình công cộng và phát triển đô thị. Kiến trúc sư trưởng Thành phố cần sớm công bố quy hoạch khu vực để làm cơ sơ hợp thức hoá xét cấp giấy chứng nhận. Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận và thừa nhận việc chuyển dịch các quyền này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và cho người chủ sử dụng đất. Giải pháp về giải quyết công tác khiếu nại, tố cáo. + Giải pháp cơ bản là xây dựng và quản lý được hồ sơ, tạo ra hệ thống khung pháp luật phục vụ cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cần phải sớm có một Nghị định về thu hồi đất của Chính phủ để giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến xử lý đất hoang hoá, sử dụng đất sai mục đích. Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được cả 2 phía là chính quyền và người dân nâng cao ý thức hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật. Chỉ với thái độ làm việc sâu sát, gần dân, chính quyền mới có thể đưa ra các quyết định có tính thyết phục; khi đã có quyết định xử lý thì phải được công khai, dân chủ và kiên quyết thực hiện. + Khiếu nại, tố cáo ngày một nhiều, số lượng đơn khiếu nại còn tồn đọng chưa được giải quyết và vụ việc khiếu nại, tố cáo ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn hơn là do: sự chưa hiểu biết pháp luật của người dân, trình độ cán bộ giải quyết khiếu nại còn yếu kém, pháp luật nhà nước đưa ra chưa phù hợp với thực tế, chưa đi vào thực tế xem xét giải quyết trực tiếp. Vởy cần làm tốt công tác trên ta cần quán triệt: Nhà nước và Thành phố cần đưa ra các văn bản pháp quy quy định những tình huống xảy ra trong thực tế, tránh chồng chéo nhiều văn bản không quy định thống nhất để làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cần có chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Như hiện nay, cán bộ địa chính ở cấp cơ sơ (cấp phòng, cấp xã) có trình độ đại học chuyên ngành hầu như rất hiếm và không có. Cần tuyên truyền pháp luật rộng rãi đến từng người dân, để người dân tự có phương án giải quyết trước khi quyết định khiếu nại và khiếu nại như thế nào, có đúng pháp luật không? Và để thực hiện tốt hơn nữa Thành phố cần có bản đồ hiện trạng chi tiếc đến từng thửa đất, để làm cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh sự tranh cải phủ nhận của người khiếu nại. Một số kiến nghị. Đề nghị UBND Thành phố kiến nghị với Chính phủ tập trung hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, trước mắt là vấn đề thu hồi đất, giá đất tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất, chính sách giải phóng mặt bằng, chính sách khuyến khích đầu tư cơ bản vào đất đai, chính sách cần thiết tiến tới hình thành và phát triển thị trường bất động sản, có quy định giải quyết dứt điểm việc khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo về đất đai; phân cấp mạnh cho Thành phố được phép giao đất, cho thuê đất, quy chế và hình thức “Thỏa thuận đền bù trước” đối với các khu đất đã có quy hoạch. Đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung theo hướng một đầu mối: Sở Địa chính - Nhà đất là đầu mối quản lý nhà, đất; kiến trúc sư trưởng Thành phố là đầu mối quản lý về quy hoạch-kiến trúc; Sở kế hoạch và đầu tư là đầu mối về quản lý đầu tư; Quận huyện là đầu mối thỏa thuận địa phương về phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Tăng cường phân cấp mạnh, tạo ra sự chủ động, tự chủ nhằm phát huy trí tuệ của các ngành, các cấp thực thi nhiệm vụ và các mục tiêu của Thành phố; tăng cường trách nhiệm của các ngành được giao nhiệm vụ tổng hợp, bỏ bớt các hội đồng. Cải cách một bước về kế hoạch đầu tư, công khai kế hoạch và tiến độ đầu tư; bố trí đủ nguồn vốn xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối để phát triển đồng bộ hoàn chỉnh các khu đô thị, tránh tình trạng đầu tư không tập trung, dàn trải. Từ thực tế triển khai Luật đất đai và các Nghị định có liên quan của Chính phủ cho thấy vai tro quản lý của chín quyền các phường, xã là hạt nhân quan trọng. Để tăng cường sự chỉ đạo của ngành xuyên suốt đến cơ sở, Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội xin kliến nghị mô hình tổ chức ngành chỉ là hai cấp, cán bộ địa chính nhà đất cấp phường, xã trực thuộc Phòng quản lý địa chính nhà đất và đô thị cấp Quận, huyện không thuộc UBND phường, xã như hiện nay. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của Thành phố đến năm 2010 sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cần có biện pháp tăng cường phối hợp với kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển đô thị, đầu tư hạ tầng kỹ thuật để nâng cao tính khả thi và hiệu quả sử dụng đất. Công khai hóa việc giới thiệu địa điểm, các dự án phát triển đất – nhà. Ưu tiên giành quỹ đất có điều kiện hạ tầng thuận lợi để xây dựng nhà ở chi các đối tượng chính sách thực hiện Nghị quyết 20/TTg, tái định cư giải phóng mặt bằng. Đề nghị Chính phủ ban hành NGhị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, văn bản quy định thu hồi đất do sử dụng sai mục đích, không sử dụng để hoang hoá, sử dụng không có hiệu quả, mua bán không hợp pháp. Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định về giải phóng mặt bằng, Nghị điịnh bổ sung sửa đổi Nghị định 60/CP về kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất đô thị Kết luận Đất đai có vị trí và vai trò hết sức quan trọng về nhiều mặt đối với đời sống một dân tộc, một quốc gia, với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. đất cũng là vấn đề nhậy cảm đối với sự duy trì trật tự và tâm lý. Chính vì thế quản lý Nhà nước về đất đai luôn là sự chú ý của Nhà nước. Qua nghiên cứu đề tài, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, gắn liền với yêu cầu mới trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội, yêu cầu và xây dựng kiện toàn hơn nữa bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai có thể rút ra được rằng việc quản lý tốt đất đai sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, xã hội lớn của cả nước và nó cũng là trung tâm cho những sự phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và phát triển Thủ đô Hà Nội nói riêng, trong đó có vấn đề về đất đai. Nên Thành phố cần có những chính sách biện pháp nhằm quản lý và sử dụng quỹ đất đai một cách hiệu quả nhất đáp ứng cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô mà một phần đề tài này đã đề cập. Danh mục tài liệu tham khảo Các tác phẩm kinh điển của Cac Mac, Anghen, Lênin, Hồ Chí Minh. Luật đất đai năm 1993 và các Luật sửa đổi bổ sung năm 1999 và năm 2001. Nghị định số 87/CP, 60/CP, 64/CP… Các Chỉ thị số 15/CT, số 245/CT… Báo cáo kết quả công tác quản lý điah chính nhà đất năm 2000, 2001. Báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức trong nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Các tham luận của Sở Địa chính - Nhà đất Hà Nội. Các báo cáo liên quan khác của phòng và của Sở Báo cáo tình hình thực hiện công tác năm 2000 của phòng đăng ký thống kê-thông tin lưu trữ. Giáo trình quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở. Giáo trình kinh tế tài nguyên đất. Giáo trình nguyên lý thị trường nhà đất. Các số tạp chí chuyên ngành địa chính. Các tài liệu khác có liên quan…. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------- Nhận xét của giáo viên phản biện ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------------------- Nhận xét của giáo viên phản biện ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Mục lục Tên mục Trang Lời mở đầu………………………………………………….…………..1 Chương I: Lý luận chung về đất đai…………………………………...…...3 Đất đai và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế_xã hội……………...3 Khái niêm………………………………………………………………3 Vai trò và vị trí của đất đai……………………………………………..3 Đặc điểm đất đai và ý nghĩa kinh tế đối với việc sử dụng tài nguyên đất .………………………………………………………………………………..5 Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai……..5 Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người và nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất trong cuộc sống của con người..6 Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai………………………..6 Tính đa dạng phong phú của đất đai…………………………………7 Những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai……………………………...7 Những quy định về nắm chắc tình hình đất đai ………………………….7 Điều tra, khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai…………7 Thống kê đất đai……………………………………………………9 Đăng ký đất đai………………………………………………….…9 Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai………………...10 Những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và phân phối đất đai……………………………………………………………………………11 Những quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất………...11 Những quy định về giao đất…………………………………..13 Những quy định về cho thuê đất………………………………16 Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất……………….16 Thu hồi đất……………………………………………………17 Các quy đinh về kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước……………………………………………………………………..18 Chương II Nội dung quản lý nhà nước về tình hình sử dụng đất ở Thành phố Hà Nội………………………………………………………………….20 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hà Nội……………….20 Đặc điểm tự nhiên………………………………………………………20 Địa hình…………………………………………………………...20 Khí hậu……………………………………………………………21 Thuỷ văn…………………………………………………………..22 Thổ nhưỡng và sinh vật…………………………………………...23 Đặc điểm kinh tế_xã hội……………………………………….……….24 Tình hình, điều kiện đất đai của Thành phố Hà Nội……………………26 Tình hình thực hiện các nội dung quản lý sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội……………..……………………………………………………31 Về công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, đán giá, lập bản đồ địa chính và định giá các loại đất………………………………………………………….31 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…………………………………...35 Công tác thực hiện kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất………………………………………………………………………..39 Về tình hình kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất……………………………………………………………………………43 Về tình hình chuyển quyền sử dụng đất………………………………..54 Thực trạng việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất………………54 Thực trạng việc chuyển đổi quyền sử dụng đất…………………...55 Thực trạng việc cho thuê quyền sử dụng đất……………………...56 Thực trạng việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất……………….56 Công tác thanh tra xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo………58 Nguyên nhân, tồn tại và những kết luận rút ra…………………………..62 Những tồn tại, khuyết điểm và nguyên nhân………………………..….62 Nguyên nhân của những tồn tại trên là…………………………………63 Nguyên nhân chủ quan……………………………………………63 Nguyên nhân khách quan…………………………………………64 Những kết luận rút ra…………………………………………………...65 Chương III Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn Thành phố Hà Nội…………………………………………...66 I. Định hướng về quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Nội và nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới………………………………………………66 Kiện toàn bộ máy quản lý của ngành địa chính………………………..66 Định hướng phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010……..67 Định hướng phát triển và quan điểm sử dụng đất…………………67 Việc phân bổ sử dụng đất cần quán triệt các nguyên tắc………….68 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 sẽ chuyển mục đích sử dụng 22.001 ha đất sang phát triển đô thị và công nghiệp, phủ xanh 1.700 ha đồi trọc..………………………………………………………………………….68 Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2001……………………………………..70 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2002…………………………………………71 II. Giải pháp và kiến nghị…………………………………………………....72 Một số giải pháp chung nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai……72 Một số giải pháp cụ thể cho từng nội dung quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai……………………………………………………...76 Một số kiến nghị………………………………………………………..80 Kết luận………………………………………………………………..82 Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………...83 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29907.doc
Tài liệu liên quan