Một số vấn đề về phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ

Lời mở đầu Trong quá trình hội nhập phát triển giữa khu vực và thế giới, thương mại quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Sự phát triển của thương mại quốc tế đồng nghĩa với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, điều này có nghĩa hệ thống ngân hàng phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển, bởi ngân hàng là người trung gian giúp các bên đối tác thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu có hiệu quả hơn thông qua nhiều nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đặc biệt

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là nghiệp vụ thanh toán quốc tế. ở Việt Nam, trong những năm qua phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều đó cho thấy vai trò của phương thức thanh toán này rất quan trọng trong thanh toán quốc tế, nó góp phần thúc đẩy quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu nói riêng, kinh tế nói chung và đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. Em chọn đề tài: “ Một số vấn đề về phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ”, bởi lẽ đây là đề tài mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên do thời gian có hạn và nhận thức còn hạn chế nên trong quá trình viết chắc rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý sửa chữa của thầy cô cũng như các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung. I/ Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ (Documentary Letter of Credit L/C ): Khái niệm phương thức thanh toán tín dùng thư chứng từ: Là sự thoả thuận, trong đó ngân hàng mở thư tín dụng( ngân hàng bên nước mua hàng) theo yêu cầu của người mua hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác ( người hưởng lợi, người bán hàng) hoặc chấp nhận hối phiếu người bán ký phát khi người bán xuất trình cho ngân hàng một số chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng thư chứng từ: + Người mở thư tín dụng là người mua hàng ( sau khi được thông báo hàng của người bán đã sẵn sàng để giao). + Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người mua hàng. Ngân hàng này cấp tín dụng cho người mua hàng. + Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán hàng hoặc là người hưởng lợi chỉ định. + Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Nội dung thư tín dụng chứng từ trong ngoại thương: Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nội dung của một thư tín dụng thương mại gồm các điều khoản sau: a. Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C + Số hiệu: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để tiện cho giao dịch thư từ, điện tín, trích dẫn có liên quan đến thực hiện thư tín dụng. + Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Địa điểm sẽ có ý nghĩa trong việc chọn luật để áp dụng, khi xảy ra tranh chấp, khi có xung đột phát hạch về L/C đó. + Ngày mở L/C: Là ngày cam kết mở L/C giữa ngân hàng mở L/C và người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C, là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng như trong hợp đồng quy định hay không. b. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C. Trong phương thức thanh toán bằng L/C những người có liên quan được chia làm hai loại: Một là các doanh nghiệp, thương nhân, hai là các ngân hàng. Các doanh nghiệp, thương nhân bao gồm người nhập khẩu ( là người mở L/C trả tiền) và người xuất khẩu ( là người hưởng lợi L/C ). Các ngân hàng tham gia bao gồm: Ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận, ngân hàng trả tiền. + Ngân hàng mở L/C: là ngân hàng được hai bên mua bán thoả thuận trong hợp đồng. Nếu không quy định người mở L/C được chọn. Căn cứ nội dung xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng mở L/C gửi cho người xuất khẩu và sửa đổi, bổ xung sau này theo yêu cầu của người xin mở L/C, kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu. + Ngân hàng thông báo: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước xuất khẩu. Nghĩa vụ của ngân hàng này là khi nhận được điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản. Khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển đến, ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó cho ngân hàng mở L/C. + Ngân hàng trả tiền: Là ngân hàng do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu gửi đến. + Ngân hàng xác nhận: Là ngân hàng xác nhận theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Thường ngân hàng xác nhận là ngân hàng lớn, có uy tín, nhận thủ tục phí và nhận đặt cọc có khi tới 100% giá trị tín dụng. c. Số tiền của L/C. Tiền mở L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng, ví dụ cùng một đơn vị đô la nhưng có các loại khác nhau như đô la Mỹ, đô la úc, đô la Canađa v.v... Số tiền của L/C thường ghi với số tiền có thể đạt mức cao nhất hoặc tăng giảm x%. d. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và giao hàng trong L/C + Thời hạn hiệu lực của L/C: là thời hạn ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, bắt đầu từ ngày mở L/C đến hết ngày có hiệu lực ghi trong L/C. Thời hạn này không nên quá 3 tháng. Nếu trong thời hạn có hiệu lực, thư tín dụng không được sử dụng thì theo sự đồng ý của người mua hoặc theo các điều khoản của hợp đồng thư tín dụng có thể kéo dài thêm một khoảng thời gian nhất đinh hoặc bị người mua huỷ. Ngày giao hàng và nhận tiền phải trong thời hạn hiệu lực này. Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng, ngày hết hạn L/C phải sau ngày giao hàng. + Thời hạn trả tiền của L/C: Là thời hạn trả tiền ngay hay thời hạn trả tiền về sau theo quy định của hợp đồng. Nếu đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được quy định theo yêu cầu của hối phiếu. Thời hạn trả tiền ngay phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C, còn nếu trả tiền có kỳ hạn thì thời hạn hiệu lực có thề nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng hối phiếu có kỳ hạn được người nhập khẩu ký chấp nhận phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C thì mới được thanh toán. + Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng cũng được ghi rõ trong L/C do hợp đồng mua bán quy định và có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. e. Những nội dung chủ yếu của hàng hoá như: Tên hàng, số lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì,... được người nhập khẩu yêu cầu ghi vào L/C. Các điều kiện khác về giao nhận, vận tải trong hợp đồng như điều kiện cơ sở giao hàng ( FOB, CIF ... ), địa điểm giao hàng... cũng được ghi trong L/C. Bộ chứng từ gồm những giấy tờ gì, số lượng bản bao nhiêu,... cũng phải được ghi rõ trong L/C. Khi ngân hàng trả tiền kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp và đủ số bản thì mới trả tiền. II/ Một số vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải trong thanh toán tín dụng thư chứng từ: Khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C: Xét về hoạt động, các ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thanh toán. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Khi hệ thống ngân hàng phát triển góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển. Song ngày nay hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa được coi là phát triển, bởi các ngân hàng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu chế xuất,... nơi mà nhu cầu lớn về nghiệp vụ ngân hàng, hơn nữa các ngân hàng của Việt Nam chưa đủ uy tín trên thị trường thế giới do vậy ảnh hưởng rất lớn đến thanh toán quốc tế do người xuất khẩu và nhập khẩu nhận ngân hàng đó làm dịch vụ thanh toán. Bộ chứng từ không hợp lệ: Bộ chứng từ là một nội dung then chốt của thư tín dụng, vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là một bằng chứng của người xuất khẩu chứng minh rằng đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng các nghĩa vụ được ghi trong L/C. Bộ chứng từ còn được ngân hàng mở L/C dùng để tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, vì vậy nếu bộ chứng từ không hợp lệ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này các ngân hàng mở L/C thường yêu cầu người xuất khẩu xuất trình các chứng từ thoả mãn điều kiện sau: + Các loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình, các loại chứng từ nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu, các yêu cầu đó thường được thoả thuận trong hợp đồng. + Số lượng chứng từ của mỗi loại ( số bản chính, số bản sao) + Yêu cầu việc ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào. Ví dụ như: Hối phiếu được ký phát cho ai, ngân hàng mở L/C hay ngân hàng trả tiền, thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau, đòi một phần hay toàn bộ giá trị của hoá đơn thương mại. Vận đơn đường biển loại gì, theo lệnh đó hàng đã bốc lên tàu hay mới nhận hàng để chở, vận đơn có yêu cầu sạch không, cước phí trả trước hay sau, thông báo cho ai, có nhận vận đơn đến chậm không... Thường trong hợp đồng mua bán quy định phải có những chứng từ đó trong bộ chứng từ. Các vấn đề khác: + Do trình độ hiểu biết về kinh doanh thương mại quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thông thạo, hiểu biết tập quán của các quốc gia về xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế vì vậy trong khi kí kết hợp đồng có rất nhiều khó khăn, vướng mắc dễ bị phía nước ngoài lợi dụng. + Việc thiếu thông tin và thiếu các mối quan hệ với đối tác nước ngoài làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không mua được hàng trực tiếp từ người sản xuất hoặc nhà phân phối mà phải ký kết hợp đồng qua trung gian mua bán vòng vèo làm cho giá cả hàng hoá bị đẩy lên cao, trong khi các hàng nhập khẩu của Việt Nam lại chịu chấp nhận giá trên thị trường đồng thời bán với giá thấp thậm chí thua lỗ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu thông qua L/C. + Các tranh chấp phát sinh trong qúa trình thanh toán hàng xuất nhập khẩu bằng L/C bắt nguồn từ sự không trung thực của các đối tác nước ngoài. + Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, sự yếu kém trong nghiệp vụ thanh toán còn thể hiện trong việc lập bộ chứng từ không hoàn hảo, hoạt động giao hàng không đúng theo tinh thần của hợp đồng và các thông lệ, tập quán quốc tế. Việc lập bộ chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu là một công việc phức tạp với những yêu cầu nghiêm ngặt, một số doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vấn đề lập bộ chứng từ phù hợp với L/C. Trong thực tế có một số mặt hàng thì nội dung L/C qúa dài, các chứng từ tương đối phức tạp. Yếu kém trong nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế còn thể hiện ở chỗ họ chưa nắm vững thủ tục tố tụng nên khi có tranh chấp phát sinh thì không khiếu nại kịp thời, không đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại đến ngân hàng. III/ Các biện pháp hạn chế những trục trặc trong thanh toán L/C : Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu: Mở và thanh toán L/C nhập khẩu: + Ngân hàng cần rút ngắn quy trình mở L/C tạo thuận lợi cho khách hàng đến yêu cầu mở L/C được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác. Bằng cách: Cán bộ thanh toán phải đẩy mạnh công tác tư vấn cho khách hàng trong thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C. Cụ thể như tư vấn cho người nhập khẩu nên mở L/C như thế nào, L/C nào thì phù hợp với hợp đồng, thời hạn L/C hợp lý là bao nhiêu, đơn xin mở L/C cần có những nội dung gì và nên mở theo mẫu thống nhất của ngân hàng công thương Việt Nam. Như vậy sẽ tạo tâm lý yên tâm cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. + Đưa ra chính sách phân định rõ ràng về tỷ lệ ký quỹ đối với từng loại khách hàng vừa đảm bảo thu hút được khách hàng mới, vừa giữ được khách hàng truyền thống đồng thời phòng tránh được rủi ro cho ngân hàng. Đối với khách hàng truyền thống ngân hàng nên có chính sách giảm tỷ lệ ký quỹ, còn đối với khách hàng mới đòi hỏi cán bộ kinh doanh cần có sự thẩm định chính xác để quyết định có nên cho vay hay không, có nên giảm tỷ lệ ký quỹ hay không nhằm đưa ra quyết định phù hợp. Bên cạnh đó là việc áp dụng vay trả sòng phẳng đối với khách hàng. Đòi hỏi cán bộ thanh toán cũng như cán bộ kinh doanh phải có sự nhìn nhận, có sự mềm dẻo và linh hoạt trong vấn đề này. + Trong một số trường hợp để tránh hiện tượng tiêu cực, ngân hàng phải yêu cầu người nhập khẩu thanh toán nốt số tiền L/C hoặc làm thủ tục nhận vay nợ ngân hàng thì mới ký hậu bảo lãnh cho người nhập khẩu đi nhận hàng. + Loại L/C mà nhiều ngân hàng thực hiện vẫn còn đơn điệu, L/C được mở và thanh toán chủ yếu là L/C không huỷ ngang, nên đôi lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy các ngân hàng cần mở rộng và thực hiện giao dịch thanh toán trên nhiều loại L/C. Về thanh toán L/C xuất khẩu. Trong thông báo L/C xuất khẩu để bảo về quyền lợi cho khách hàng, ngân hàng cần phải có biện pháp như sau: + Tư vấn cho khách hàng trong việc lập bộ chứng từ thanh toán. + Kiểm soát chặt chẽ L/C và các điều khoản trong L/C. Một tình trạng thực tế trong thanh toán quốc tế hiện nay đó là các ngân hàng nước ngoài thường tìm cách bắt lỗi trong việc lập chứng từ hàng hoá theo L/C để làm chậm hoặc kéo dài thời gian thanh toán, gây thiệt hại cho người xuất khẩu. Vì vậy nếu ngân hàng nước ngoài cố tình bắt lỗi chứng từ để gây trì hoãn thanh toán với những sai sót không đúng thì doanh nghiệp nên cương quyết đòi ngân hàng nước ngoài phải trả lãi thời gian chậm thanh toán. Do đó khi nhận kiểm tra bộ chứng từ hàng xuất, cán bộ thanh toán phải có trách nhiệm kiểm tra một cách cẩn thận xem có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không để hướng dẫn khách hàng sửa cho phù hợp, tránh những trường hợp bị ngân hàng trả tiền từ chối thanh toán với những lý do không đáng có như: Sai lỗi chính tả, lỗi đánh máy hoặc hiểu lầm quy định của L/C. Đối với L/C xuất khẩu, ngân hàng cũng đưa ra tỷ lệ chiết khấu chứng từ thanh toán cho phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng. Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ trong quá trình thanh toán L/C: + Đối với L/C nhập khẩu. Khi thanh toán viên nhận được bộ chứng từ đòi tiền của ngân hàng nước ngoài thì phải kiểm tra, đỗi chiếu chứng từ với hồ sơ L/C, kiểm tra sự phù hợp về nội dung, số lượng chứng từ so với các điều khoản quy định trong L/C và trong sửa đổi L/C có liên quan. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp thanh toán viên thông báo cho khách hàng chuẩn bị thanh toán. Việc giao chứng từ cho khách hàng chỉ được thực hiện sau khi khách hàng trả tiền cho ngân hàng từ tài khoản tiền gửi hoặc tiền vay. Việc thanh toán dựa trên thư đòi tiền hoặc điện đòi tiền. Nếu chứng từ có sai sót mà khách hàng chấp nhận thanh toán thì thanh toán viên lập điện thông báo chấp nhận chứng từ, thực hiện thanh toán và đòi phí sai sót theo biểu phí của ngân hàng. Nếu khách hàng từ chối thanh toán, thanh toán viên lập điện từ chối ghi rõ định đoạt của họ. + Đối với L/C xuất khẩu: Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ của khách hàng xuất trình kèm với văn bản gốc L/C, các sửa đổi có liên quan (nếu có), đảm bảo tính xác thực của L/C, L/C phải còn gía trị thanh toán và bộ chứng từ đó chưa được xuất trình để chiết khẩu ở bất cứ ngân hàng nào. Việc kiểm tra chứng từ phải được tiến hành qua 2 thanh toán viên trong phạm vi 5 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ. Thanh toán viên lập phiếu kiểm tra chứng từ, kiểm tra: Số lượng, loại chứng từ đối chiếu với bản kê chứng từ của khách hàng quy định trong L/C Nội dung và sự thống nhất của chứng từ theo quy định trong L/C có phù hợp không. Trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, nếu là sai sót không thể thay thế hay sửa chữa, ngân hàng đề nghị khách hàng yêu cầu người mua sửa đổi L/C (nếu có thể) hoặc xin chấp nhận thanh toán với điều kiện khách hàng chịu toàn bộ rủi ro. Biện pháp lựa chọn và ràng buộc trách nhiệm, quyền hạn các bên tham gia phương thức thanh toán L/C: Đối với các doanh nghiệp, thương gia: + Người nhập khẩu: Nếu trong hợp đồng thương mại thoả thuận về điều khoản thanh toán là áp dụng phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì việc mở thư tín dụng của người mua là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện hợp đồng thương mại. Muốn mở thư tín dụng, người mua phải lập đơn đề nghị mở tín dụng gửi tới ngân hàng phục vụ mình. Phải ký quỹ một số tiền trong thư tín dụng, tỷ lệ ký quỹ thường tuỳ theo quan hệ giữa người yêu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng mở L/C, có thể không phải ký quỹ, song cũng có trường hợp phải ký quỹ 100% số tiền của thư tín dụng. Phải trả một khoản thủ tục phí theo tỷ lệ phụ thuộc số tiền và thời hạn của thư tín dụng. + Người xuất khẩu: Khi nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo chuyển đến phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem có phù hợp với nội dung của hợp đồng thương mại không. Nếu phát hiện những nội dung không phù hợp, không rõ ràng, bất lợi cho mình có quyền yêu cầu người mua đề nghị ngân hàng sửa đổi, bổ xung cho phù hợp. Người bán chỉ chuyển giao hàng hoá cho người mua, sau khi đã có được thư tín dụng đáp ứng yêu cầu. Sau khi giao hàng, bên bán phải khẩn trương lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của nó. Người bán sẽ được nhận tiền thanh toán, nếu như ngân hàng kiểm tra thấy bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện trong thư tín dụng. Đối với các ngân hàng. + Ngân hàng mở thư tín dụng: Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng của người mua hợp đồng thương mại để tiến hành mở thư tín dụng, thông báo nội dung thư tín dụng đó cùng với việc gửi bản gốc thông qua ngân hàng thông báo. Tiến hành việc sửa đổi , bổ xung, điều chỉnh nội dung thư tín dụng theo yêu cầu và sự thoả thuận của các bên có liên quan. Sau đó, thông báo ngay những nội dung đã điều chỉnh cho bên bán qua ngân hàng thông báo. Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của người bán gửi đến, xem có phù hợp với những quy định trong thư tín dụng không. Nếu phù hợp, trả tiền cho người bán, nếu không, có quyền từ chối thanh toán tiền. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong những trường hợp rơi vào các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, động đất, vv... + Ngân hàng thông báo: Khi nhận được thông báo về thư tín dụng đã mở và bản gốc của thư tín dụng đó cần chuyển ngay cho bên bán. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của bên bán gửi đến phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở (chỉ cần chứng minh rằng mình đã chuyển nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ qua bưu điện). + Ngân hàng trả tiền: Có thề là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc một ngân hàng khác do ngân hàng mở uỷ nhiệm. Trách nhiệm cuả ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người bán chuyển đến. + Ngân hàng xác nhận: Thường là một ngân hàng lớn có uy tín trong lĩnh vực tài chính tiền tề quốc tế. Chịu trách nhiệm thanh toán tiền trong thư tín dụng cho người thụ hưởng. Ngân hàng này được hưởng khoản phí xác nhận khá cao cho nghiệp vụ của mình. C- Kết luận. Khi tham gia giao dịch mua bán quốc tế, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn tìm được lợi nhuận kinh tế, còn các ngân hàng tham gia vào dịch vụ như một bên với vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ, đảm bảo cho hoạt động thanh toán diễn ra thuận lợi, từ đó ngân hàng cũng khai thác được một nguồn thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ kinh doanh của mình. Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ với những ưu điểm của mình đã đang và sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thực tế cho thấy phương thức thanh toán này ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong họat động mua bán quốc tế là điều dễ hiểu. Hơn nữa, cũng có tính chất phức tạp, chặt chẽ của phương thức thanh toán này mà đòi hỏi người vận dụng nó phải nắm vững bản chất của nó để tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Những biện pháp nhằm nâng cao phương thức thanh toán bằng L/C là một vấn đề thực tiễn cấp bách xuất phát từ những hạn chế đang còn tồn tại trong nền kinh tế thị trường nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại quốc tế của nước ta nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung trong xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tài liệu tham khảo Giáo trình ngoại thương-Trường Đại học Quản Lý và Kinh doanh Hà Nội-1998. Thanh toán quốc tế, tài trợ ngoại thương-PTS. Đỗ Linh Hiệp, PTS. Ngô Hướng-Học viện Ngân hàng-NXB Thống kê. Tạp chí thời báo kinh tế sài gòn(tháng 6). Mục lục Trang lời mở đầu....................................................................................... 1 nội dung............................................................................................ 2 Phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ................................. 2 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng thư chứng từ ..................... 2 Nội dung thư tín dụng chứng từ trong ngoại thương............................... 2 II. Một số vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải trong thanh toán tín dụng thư chứng từ ...................................................................... 3 Khả năng thanh toán của ngân hàng mở L/C.......................................... 3 Bộ chứng từ không hợp lệ....................................................................... 4 Các vấn đề khác...................................................................................... 5 III. Các biên pháp hạn chế những trục trặc trong thanh toán bằng L/C..................................................................................................... 5 Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu.......................................................................................... 6 Nâng cao nghiệp vụ kiểm tra bộ chứng từ trong quá trình thanh toán L/C............................................................................................. 7 Biện pháp lựa chọn và ràng buộc trách nhiệm, quyền hạn các bên tham gia phương thức thanh toán L/c............................................. 8 kết luận........................................................................................... 9 tài liệu tham khảo.................................................................. 10 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0596.doc
Tài liệu liên quan