Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam

Mục lục Lời mở đầu Trang Chương 1: Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 3 1.1 Thực trạng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 3 1.1.1 Quy mô nguồn nhân lực Việt Nam 3 1.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 7 1.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam 11 1.2.1 Sử dụng lao động có trình độ chuyên môn 11 1.2.2 Sử dụng lao động phổ thông 16 1.3 Đánh giá chung về nguồn nhân lực Việt Nam 21 1.3.1 Những thành công 21 1.3.2 Những hạn chế 23 Chương 2: Một số giả

doc40 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ quá trình CNH-HĐH đất nước 25 2.1 Định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 25 2.1.1 Yêu cầu của công cuộc CNH-HĐH về nguồn nhân lực 25 2.1.2 Thuận lợi và khó khăn 28 2.1.3 Định hướng và mục tiêu 30 2.2 Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực 32 Kết luận 38 Danh mục tài liệu tham khảo 40 Lời mở đầu Trong tất cả mọi hoạt động kinh tế xã hội, vì con người là mục tiêu cuối cùng và con người cũng chính là nhân tố mang tính quyết định với những thành quả đạt được. Không thể tiến hành lao động sản xuất, kinh doanh mà không có những người công nhân, chủ doanh nghiệp, khách hàng. Liệu có cần bảo vệi môi trường, cần những quỹ phúc lợi xã hội nếu như chúng chẳng phải để phục vụ cho con người, vì sự phát triển con người? Chính vì vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của các hoạt động kinh tế - xã hội. Về mặt kinh tế, con người mà cụ thể là người lao động, càng có vai trò quan trọng hơn. Con người làm chủ các tư liệu sản xuất, sử dụng các công cụ lao động để tiến hành sản xuất, tạo ra của cải vật chất. Con người nghiên cứu, chế tạo khoa học công nghệ, nâng cao khả năng lao động của chính mình. Những con người lao động ấy, với đầy đủ thể lực và trí lực đảm bảo cho mọi công việc của xã hội chính là nguồn nhân lực. Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Việt Nam cần thiết phải đưa khoa học công nghệ vào sản xuất, giảm tỷ trọng lao động chân tay, tăng lao động trí óc. Không chỉ công nghiệp hoá - hiện đại hoá từng bước mà cần phải có những bước nhảy vọt phù hợp, tránh tình trạng lạc hậu. Điều đó chỉ có được khi tạo được một nguồn nhân lực tiến bộ, hiện đại, phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và nhu cầu thời đại. Phát huy nguồn nhân lực cũng chính là điểm mấu chốt phát huy nội lực, giảm sự phụ thuộc về kinh tế từ bên ngoài, đúng như tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng IX đề ra. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của vấn đề, em chọn đề tài "Một số vấn đề về phát triển nguồn nhân lưc phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài thực hiện với mục đích trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam, mong muốn đóng góp thêm những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam phục vụ cho giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Chương 1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam 1.1 Thực trạng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam 1.1Quy mô nguồn nhân lực Việt Nam Theo cuộc tổng điều tra dân số tính đến ngày 1/4/1999, dân số cả nước là 76.327.000 người, trong đó số người trên dưới 15 tuổi là 25.562.300 chiếm 33,5% dân số, những người trên tuổi lao động (từ 60 tuổi với nam và 55 tuổi với nữ) là 7.210.000, chiếm 9,4%. Như vậy, những người từ 15 đến 60 tuổi (với nam) và 55 (với nữ) hay những người nằm trong độ tuổi lao động là 43.555.500 chiếm 57,1% dân số. Tổng tỷ lệ dưới tuổi lao động 9,4 Đơn vị: % Tổng tỷ lệ trên tuổi lao động Tổng tỷ lệ trong tuổi lao động 57,1 33,5 Hình 1: Cơ cấu dân số phân theo độ tuổi lao động (Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế xã hội Việt Nam 1975-2000) Với quy mô như vậy, người ta có thể đặt nhiều hy vọng ở một lực lượng đông đảo của những người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hơn thế nữa, số người trên tuổi lao động chiều lệ nhỏ trong dân số nên chính phủ không phải chịu áp lực lớn về vấn đề lương hưu. Nhật Bản là nước có nền dân số già hàng đầu thế giới, hàng năm phải chi trả một tỷ phần rất lớn trọng GDP cho lương hưu. Điều đó ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế và các hoạt động khác. Người ta sẽ phải xây nhiều nhà dưỡng lão, khu an dưỡng hơn. Việc khai trương những khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh, khi những ngành này lại rất có tiềm năng thu lợi lớn. Một xã hội với số đông người già có thể kém năng động hơn nhiều so với xã hội có đông người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, lực lượng lao động (LLLĐ) dồi dào cũng là một nguyên nhân để giá nhân công ở Việt Nam rẻ hoi so với nhiều nước khác. Đây là một trong những yếu tố làm hạ giá thành sản phẩm do giảm chi phí sản xuất, từ đó kích thích sản xuất hấp dẫn nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc quản lý lao động còn tồn tại nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động rất thấp, chưa tạo đủ việc làm nên nạn thất nghiệp trở thành một vấn đề xã hội cấp bách. Tỷ lệ thất nghiệp không ngừng gia tăng. Đơn vị: % 7 6,85 7,4 6 6,01 6,44 6,28 5,85 5 5,88 (*): ước tính sơ bộ 2002 4 3 2 1 Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giai đoạn 1996-2002 (Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế 2002-2003) Từ năm 1996, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng liên tục và ở mức cao. Đến giai đoạn 2000-2002, tỷ lệ này có giảm xuống nhưng vẫn ở mức đáng lo ngại. Việt Nam đang ra sức công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nhằm ổn định xã hội nhưng với một tỷ lệ thất nghiệp cao như vậy đã không phát huy hết nguồn nhân lực. Tốc độ gia tăng dân số nhanh là một nguyên nhân quan trọng của tình trạng này. Thời kỳ 1989-1999, bình quân mỗi năm bổ sung hơn 1,2 triệu lao động, trong khi khả năng tạo việc làm lại có hạn và không hiệu quả. Về mặt cơ cấu theo nhóm tuổi, LLLĐ cũng đang được trẻ hoá. Những người từ 20 đến 34 tuổi là 19.240.100, chiếm 43,8% LLLĐ. Hàng năm bổ sung thêm những người đến tuổi lao động, ccác sinh viên, học viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp... có nhu cầu tìm việc làm. Cơ cấu, lao động theo giới tính cho một góc nhìn sinh động hơn: Theo “số liệu thống kê năm 1975-2001” thì năm 1999, cả nước, dân số có việc làm chiếm 95,58% trong đó tỷ lệ nam có việc làm là 95,08% nữ là 96,13%. Tỷ lệ này cho biết mối quan hệ giữa số nam nữ có việc so với số nam, nữ trong LLLĐ. Cũng có thể xem xét khả năng có được cùng một việc làm giữa nam và nữ thông qua phân tích cơ cấu LLLĐ phân loại theo hoạt động. Bảng 1: Cơ cấu hoạt động cho lao động từ 13 tuổi trở lên Nghìn người Tổng số: Chia ra Nam Nữ Tổng số 57473,8 26182,4 28291,4 Trong đó: Làm việc 36431,1 18773,8 17657,3 Nội trợ 4098,1 219,8 3878,3 Đi học 7153,5 3694,5 3189,0 Mất khả năng LĐ 1664,0 792,5 871,5 Không làm việc 5117,7 2427,1 2690,6 + Có nhu cầu việc 1607,8 911,3 696,5 + Không có nhu cầu 3509,9 1515,8 1994,1 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000 Như vậy, số nam làm việc và đi học nhiều hơn nữ, còn lại trong các hoạt động khác, nữ nhiều hơn nam. Có một sự mất cân bằng không nằm ngoài dự kiến, đó là những người làm việc nội trợ, nữ chiếm 94,6%, nam chiếm 5,4%. Điều đó cho thấy tâm lý cũng như hiện thực xã hội vẫn coi công việc nội trợ là của phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ càng được giải phóng khỏi công việc nội trợ bao nhiêu thì họ càng đóng góp nhiều cho xã hội bấy nhiêu. Ngoài ra, bảng 2 cho thấy những người làm việc chiếm số đông trong LLLĐ (66%). Có một điểm đáng chú ý là trong số 5.117.700 người không làm việc, có tới 3.509.900 người không có nhu cầu việc làm chiếm 68,6%, trong khi chỉ có 1.607.800 người có nhu cầu, chiếm 31,4%. Nói cách khác, trong số trong số những người thất nghiệp có tới 68,6% kà thất nghiệp tự nguyện và 31,4% là không tự nguyện. Điều này liên quan tới việc người lao động có thoả mãn với tiền công được trả để trang trải cho cuộc sống, hoặc tình trạng lao động nông thôn di chuyển ra thành phố .... Nó phụ thuộc vào từng địa phương, nơi có chi phí sinh hoạt cao hay thấp, nơi sử dụng thời gian lao động nông thôn nhiều hay ít... Vì vậy, để hiểu rõ hơn quy mô LLLĐ, cần thấy rõ sự phân bổ lao động theo không gian. Trước hết, Việt Nam là nước có sự phân bổ dân cư rất không đều. Năm 1990, cơ cấu dân thành thị: nông thôn là 19,51% /80,49% và sau 12 năm, đến năm 2002, ước tính tỷ lệ này là 25%/75%. Xu hướng dân cư dịch chuyển ra thành thị tăng lên, đặc biệt là tập trung về các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... Hơn 70% dân số làm nông nghiệp lại tập trung chủ yếu về hai vựa lúa lớn là đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học thấp kém nên thời gian lao động được sử dụng của dan cư hoạt động nông nghiệp chỉ đạt 74,37% năm 2001 và ước đạt 75,41% năm 2002, cao nhất là ở Tây Nguyên (78,07%) và thấp nhất là Tây Bắc (71,08%). Thời gian nông nhàn, những người nông dân (phần lớn là đàn ông) ra các khu đô thị kiếm việc và từ đó gây ra sự gia tăng dân số cơ học va thất nghiệp cao ở các khu đô thị. Năm 1999, thống kê ở đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ thất nghiệp là 9,34% thì ở Hà Nội là 10,31%, ở đồng bằng sông Cửu Long là 6,53% thì riêng thành phố Hồ Chí Minh là 7,04%. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố lớn chịu sức ép dân số luôn cao hơn toàn vùng đó. Dân số làm nông nghiệp đông nhưng năng suất thấp, KHKT yếu kém. Tỷ lệ người hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đã được cải thiện song chưa đáng kể. Bảng 2: Cơ cấu nam nữ có việc làm theo ngành Đơn vị: % Nam Nữ Cả nước 100 101 Nông, lâm, thủy sản 67,13 70,81 Công nghiệp & Xây dựng 13,84 9,9 Dịch vụ 19,03 19,29 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội 1975-2001 Tuy nhiên, tỷ lệ phân bố trên cũng không giống nhau cho các thành phần kinh tế khác nhau. Ví đụ, trong khu vực Nhà nước số lao động công nghiệp chiếm 35,7%, nông nghiệp chiếm 6,9%, dịch vụ chiếm 55,4%. Như vậy, về quy mô LLLĐ Việt Nam có ưu điểm lớn là sự dồi dào về số lượng song lại có nhược điểm lớn là sự bất cập về cơ cấu, sự phân bổ lao động không đồng đều cả theo vùng và theo ngành. Riêng sự phân bổ theo vùng gây ra sự phát triển không đều, sự cách biệt và chênh lệch và chênh lệch giàu nghèo, mức sống giữa các vùng kinh tế. Còn sự không hợp lý theo ngành dẫn đến một cơ cấu kinh tế lạc hậu, khiếm khuyết, chậm phát triển . 1.1.2 chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động, vì vậy, theo một nghĩa hẹp, nguồn nhân lực có thể được hiểu như là sức lao động bao gồm trí lực và thể lực của con người, còn theo nghĩa rộng đó còn bao gồm số lượng, quy mô những người lao động hay toàn bộ LLLĐ. Về thể lực, dân số Việt Nam đã cải thiện đáng kể cả về chiều cao, cân nặng, thể trạng, tuổi thọ. Trước năm 1945, chiều cao trung bình là 150cm thì nay là 155 cm, cân nặng trung bình chỉ đạt trên 30kg, nay là 45 kg, tuổi thọ trung bình không quá 40 thì nay là 68 tuổi, đã có những cụ trên 100 tuổi. Việt Nam không chỉ tập trung phát huy sức mạnh mà chú trọng tới cả sức bền. Người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù, yêu lao động, sức chịu đựng cao, họ là có đôi bàn tay khéo léo, khả năng thích nghi nhanh với môi trường làm việc. Những chủ trương đúng đắn của nhà nước như phát động các phong trào toàn dân tập thể dục, tham gia tích cực các kỳ đại hội thể thao, phổ biến những kiến thức dinh dưỡng hợp lý tới các gia đình, đặc biệt chăm lo cho sức khoẻ con người từ giai đoạn trẻ thơ đã giúp cho thể lực người Việt Nam không ngừng được nâng cao. Có sức khoẻ tốt sẽ học tập, nghiên cứu khoa học và làm việc tốt, đáp ứng mọi nhu cầu cho mỗi vị trí công việc. Ngày nay, người ta đòi hỏi ngày càng cao về thể lực song cái quyết định năng suất lao động của con người phải là trí lực. Trí lực là tri thức và kỹ năng lao động. Người Việt Nam luôn lao động một cách sáng tạo. Tuy nhiên, sự sáng tạo ít khi tự đến với người sáng tạo, nếu không nhờ sự cần mẫn tìm tòi thì cũng do họ miệt mài học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong thời gian dài mà có. Vì vậy, chính Giáo dục, đào tạo đã tạo nên cho đất nước nguồn nhân lực có chất lượng. Hay có thể nói, đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo chính là đầu tư con người, cho tương lai bền vững. Trong những năm qua, nỗ lực của ngành đã góp phần tạo nên nhiều thế hệ người lao động, đóng góp không nhỏ vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Nguồn nhân lực Việt Nam không chỉ dồi dào về số lượng còn cần đảm bảo về chất lượng. Nó đòi hỏi ngày càng nhiều những người đã qua đào tạo với nhu cầu ngày càng cao. Bảng 3: Cơ cấu những người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật Nghìn người Tổng số: Chia ra Nam Nữ Tổng số 54473,8 26182,4 28291,1 Trong đó: CNKT, NVNV có bằng, chứng chỉ 1239,8 907,1 332,7 THCN 1526,2 712,8 813,4 Cao đẳng 379,2 147,9 231,3 Đại học 936,9 618,9 318 Thạc sĩ 17,2 12,1 5,1 Tiến sĩ 8,8 7 1,8 Tiến sĩ khoa học 2,5 2,4 0,1 Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội 1975-2000 Bảng 3 cho thấy: nguồn nhân lực Việt Nam có ở mọi trình độ kỹ thụât chuyên môn, đáp ứng những yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo những tích cực: giảm dần tỷ trọng nôn nghiệp, trong GDP tăng ở công nghiệp, dịch vụ, đó là xu hướng tất yếu khi phát triển kinh tế. Cũng theo đó, lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên, số nông dân trong nông nghiệp sẽ giảm xuống, thay thế dần bằng công nhân nông nghiệp. Việt Nam đã đào tạo được công nhân kỹ thuật cho rất nhiều ngành nghề như cơ khí, xây dựng lắp ráp linh kiện, điện tử, cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cho mọi lĩnh vực như kinh tế, tin học, nguyên tử... Tập trung đẩy mạnh đào tạo nghề giải quyết việc làm trước mắt nhưng đồng thời cũng đầu tư vào những ngành nghề mũi nhọn, những ngành có triẻn vọng nhằm phục vụ sự phát triển bền vững. Chất lượng người lao động ngày càng được nâng cao cả về học vấn, tay nghề, trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Nhờ đó, đã có những người tâm huyết với nghề như những giáo viên, bác sĩ tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa, những người thợ đóng tàu tải trọng lớn, những nhà khoa học táo bạo dám nghĩ, dám làm với dự án nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành cong nêu trên, nguồn nhân lực Việt Nam vẫn bộc lộ những hạn chế, Mặc dù lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã thâm nhập mọi ngành nghề, ở nhiều cấp bậc song chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (năm 1999 là 7,6% LLLĐ) trong khi số người không có trình độ chuyên môn chiếm tới 92,4% (theo số liệu thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000). Như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ sẽ còn gặp phải rất nhiều khó khăn khi phải đào tạo cho một số lượng lớn những người chưa có chuyên môn. Câu hỏi đặt ra là, với một chất lượng như vậy, người lao động Việt Nam đã hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đặt ra của nền kinh tế hiện nay chưa? Nguồn nhân lực Việt Nam, mới chỉ đáp ứng được một phần yêu cầu của nền kinh tế. Trước hết, thực trạng về trình độ chuyên môn thực sự chưa ngang tầm khu vực và quốc tế. Về mặt giáo dục, người học trang bị lý thuyết hoàn toàn không thua kém các nước khác. Song khi ứng dụng vào thực tế còn yếu. Nguyên nhân là do đào tạo trong nước không đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đầu tư cho thực hành, nghiên cứu. Ngoài ra, nguồn nhân lực Việt Nam còn thể hiện nhiều bất cập trong cơ cấu đào tạo lao động. Trước hết vẫn là bất cập trong tỷ lệ những người có trình độ chuyên môn khác nhau. Bảng 4: Cơ cấu trình độ đào tạo Lao động trình độ ĐH trở lên Lao động học xong THCN Công nhân kỹ thuật 1979 1 2,25 7 1989 1 1,68 2,3 1995 1 1,6 3,6 2000 1 1,31 4,8 Nguồn: Viện chiến lược kế hoạch - đầu tư Như vậy, năm 1979 cứ 1 lao động có trình độ đại học trở lên thì tương ứng có 2,25 lao động học xong THCN và 7 công nhân kỹ thuật. Đến năm 1995, tỷ lệ này thay đổi chỉ còn 1:1,6:3,6, đã giảm tương đối lao động học xong THCN và công nhân kỹ thuật lại có xu hướng giảm đi. Người ta thống kê rằng ở các nước phát triển, các cán bộ kỹ thuật (nhà phát minh và đổi mới công nghiệp, nhà quản lý, nhà kỹ thuật và công nghệ) chiếm 72% LLLĐ còn công nhân kỹ thuật (công nhân lành nghề và không lành nghề, lao động giản đơn) chỉ chiếm 28%. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này là 18% cán bộ kỹ thuật: 82% công nhân kỹ thuật. Do đó cơ cấu lao động theo trình độ ở Việt Nam có vẻ gần với nước phát triển hơn. Đây là điều bất hợp lý. Với tình hình của Việt Nam đang rất cần những công nhân kỹ thuật đặc biệt là công nhân lành nghề. Từ đó cùng với việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế mới tiến tới thay đổi cơ cấu lao động theo trình độ phù hợp hơn. Cho đến nay, những người gia nhập LLLĐ ở Việt Nam vẫn giữ tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, công nhân ít, số cán bộ nhiều. Bảng 5: Cơ cấu lựa chọn ngành nghề trong sinh viên 1999-2000 Khối ngành nghề Tỷ lệ lựa chọn Khối ngành nghề Tỷ lệ lựa chọn Khối sư phạm 39,24% Khối y dược 2,03% Khối kỹ thuật 17,36% Khối luật 1,98% Khối kinh tế 13,07% Khối quốc phòng, an ninh 1,13% Khối khoa học cơ bản 7,07% Khối thể dục thể thao 1,4% Khối nông nghiệp 5,05% Khối nghệ thụât 1,6% Nguồn: Nghiên cứu người và nguồn nhân lực đi vào CNH-HĐH (Phạm Minh Hạc) Trong khi Việt Nam còn là một nước nông nghiệp thì số sinh viên thuộc khối ngành này chiếm tỷ lệ rất nhỏ (5,05%) cho thấy sự quan tâm cho nguồn nhân lực trong nông nghiệp nông thôn còn ít. Sinh viên chủ yếu theo học sư phạm, kinh tế vì cho rằng những nghề này dễ kiếm việc hơn. Cần có mọt sự tránh khỏi bỡ ngỡ khi chọn nghề, khỏi chạy theo xu thế nhất thời trong xã hội. Ngoài ra, tình trạng không sử dụng hết quỹ thời gian trong sản xuất nông nghiệp cũng là một vấn đề bức xúc. Từ năm 1996, tỷ lệ này là 72,11% và đã được cải thiện đến 2002, sơ bộ là 75,4%. Sự cải thiện này là chưa đáng kể, thời gian lao động ở nông thôn bị bỏ phí còn lớn. Nó cho thấy sự yếu kém cả về KHKT và chất lượng lao động, giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn. Ngoài ra, vấn đề người lao động trong doanh nghiệp nước ngoài chưa quen tác phong công nghiệp, kỷ luật cũng ảnh hưởng xấu tới chất lượng lao động. Vì vậy có thể nói rằng LLLĐ Việt Nam có nhiều điểm mạnh nhưng cũng không ít điểm yếu cần khắc phục. Không chỉ là mở rộng về quy mô mà phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam để có thể đáp ứng yêu cầu nền kinh tế đặt ra trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh trên toàn cầu. 1.2 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực ở Việt Nam Nguồn nhân lực Việt Nam bao gồm cả lao động có trình độ chuyên môn và lao động phổ thông. Vậy tình hình sử dụng các lao động này hiện nay ra sao? Đó luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chiến lược phát triển kinh tế bởi đầu tư cho con người mới thực sự là đầu tư chắc chắn, lâu dài và đảm bảo bền vững. 1.2.1 Sử dụng lao động có trình độ chuyên môn Như trên đã trình bày, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật Việt Nam ta rất hạn chế, chiếm 7,6% LLLĐ. Đây là lực lượng đã qua đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng , trung học chuyên nghiệp. Họ là những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, những công nhân kỹ thuật ở nhiều bậc khác nhau song lực lượng này còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo dục - đào tạo chưa đến được. Với mọi người dân nhất là những người nghèo, người ở vùng sâu, vùng xa. Nếu có, họ mới chỉ tiếp cận được ở mức xoá mù chữ, tiểu học hoặc trung học mà chưa được đào tạo nghề thực sự, khiến họ trở thành LLLĐ không có trình độ chuyên sâu rất đông đảo trong xã hội. Trong khi đó, một số người có khả năng chi trả cho giáo dục, đào tạo và có cơ hội tiếp cận tri thức, trở thành LLLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật với tỷ lệ rất khiêm tốn. Nhìn chung, hiện nay ở tất cả các cấp, ngành trong cả nước đều nhận ra tầm quan trọng của lao động có trình độ chuyên môn. Nhiều tỉnh, thành phố đã đề ra những chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút nhân tài, Hà Nội là một ví dụ. UBND thành phố đã ra quyết định số 167-168/QĐ-UB về ưu đãi, khuyến khích các nhà khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, người có trình độ cao tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô và quy định tạm thời về thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và ngưồn lực chất lượng cao. Theo đó, thành phố chọn 50-100 học sinh trung học, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc giới thiệu về các sở, ban, ngành, quận, huyện làm hợp đồng và đưa đi đào tạo nguồn công chức. Sau khi được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước 2 năm được tuyển dụng vào cơ quan thành phố thông qua kỳ thi tuyển đặc biệt chỉ gòm các đối tượng đầy đủ điều kiện trên. Ngoài ra những đối tưọng này còn được xét học bổng đào tạo tiếp sau đại học ở trong nước và nước ngoài. Các nhà khoa học đầu ngành được đào tạo kiện ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, được xét duyệt mua, cấp, tặng nhà ở. Đó mới chỉ là một trong số rất nhiều nơi thực hiện các chính sách ưu đãi lao động có trình độ và đã đạt được thành công. Gần đây, Đà Nẵng, với chiến dịch “trải chiếu hoa cho các nhà đầu tư, trải thảm đỏ đón nhân tài” đã thu hút được rất nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật với tỉnh. Nhờ đó mà đầu tư nước ngoài và GDP toàn tỉnh tăng mạnh. Nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo 50.000 cán bộ công nghệ thông tin cho năm 2005, vừa qua, bộ GTĐT đã thông qua 700 tỷ đồng đào tạo nhân lực. Chương trình đặc biệt chú ý đào tạo công nghệ phần mềm, tăng tỷ lệ giờ thực hành ở các môn công nghệ thông tin, cập nhật liên tục tại các chương trình ứng dụng. Chương trình tập trung vào nhiệm vụ cấp bách trước mắt là đào tạo giáo viên,, đưa tiếng Anh vào trực tiếp giảng dạy và học tập, nghiên cứu khoa học, trang bị các phòng thí nghiệm chuyên đề (200 phòng máy mở cửa 16-24 giờ/ngày, 100 phòng truy cập Internet...). Tại một cuộc họp mới đây, lãnh đạo bộ BCVT, GD - ĐT, KHCN, Công nghiệp, đại diện của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các đại biểu đều cho rằng ứng dụng CNTT ở Việt Nam những năm qua tạo được nhiều khởi sắc nhưng chưa tạo được một nền tảng CNTT vững chắc thực sự cho quốc gia, nhất là nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu (theo thời báo kinh tế số ra ngày 20/1/2003). ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ đâu cũng cần người có trình độ chuyên môn nhưng đâu cũng thiếu. Lao động đã qua đào tạo phần lớn tập trung trong các ngành kinh tế then chốt của nhà nước hay khu vực thành thị chính thức. Trong khi đó, Việt Nam vẫn thiếu nhân lực cho ngành CNTT và những công nhân kỹ thuật lành nghề. Riêng ở tỉnh Quảng Ninh, theo báo cáo năm 2002 đã giải quyết việc làm cho 21.017 lao động, tỷ lệ thất nghiệp 6,85%. Quảng Ninh có tỷ lệ lao động qua đào tạo là 28,5% (vượt 1% so với kế hoạch), cao hơn tỷ lệ 19% của cả nước, trong đó công nhân kỹ thuật là 16,7% tuyển mới 12.184 học sinh đào tạo nghề. Những thành tích ấy đã giúp Quảng Ninih dịch chuyển cơ cấu lao động. 21% công nghiệp và xây dựng, 25% dịch vụ và du lịch, 54% nông - lâm - ngư nghiệp. Song phần lớn lao động đã qua đào tạo lại tập trung vào ngành than (85%) trong khi các ngnàh khác lại đang “khát” lao động, như ngành lái tàu sông, xây dựng, đóng tàu, công nhân cho khu công nghiệp Cái Lân, Cẩm Phả... Ngay cả ngành thủy sản mà Quảng Ninh với rất nhiều lợi thế là vậy cũng không có nơi nào đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật thủy sản. Riêng ngành du lịch của Quảng Ninh cũng thiếu lao động có đào tạo trầm trọng (600-1000 người). Đội ngũ hiện nay cho du lịch qúa nóng và kém chất lượng. Năm 2002, Quảng Ninh cần tuyển 79% lao động kỹ thuật và 21% lao động có trình độ trung cấp nhưng lại chỉ được 9% lao động kỹ thuật (cho các ngành silicat, thực phẩm hoá thực phẩm, tự động hoá, kỹ thuật số....), riêng số còn lại đều không đạt yêu cầu. Trong khi đó, rất đông những người có trình độ đại học lại thuộc những ngành không phù hợp (tài chính, kế toán). Đây là tình trạng phổ biến chung cho nhiều địa phương trong cả nước. Quảng Ninh là một trọng điểm của tam giác kinh tế Đông Bắc vậy mà nó đã thể hiện rất nhiều yếu kém về mặt nhân lực. Từ đó để thấy rằng hiện trạng sử dụng lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kỹ thuật, ở nước ta rất đáng báo động. Trong khi số lượng người lao động trực tiếp tạo ra của cải vật chất và những người lao động trong các ngành mũi nhọn (như CNTT, công nghiệp điện tử...) còn rất khiêm tốn thì số người trong các đơn vị hành chính sự nghiệp không ngừng “phình to ra”. Họ cũng là những lao động có trình độ chuyên môn. Theo kết quả sơ bộ cuộc tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp, cùng với sự tăng lên của cơ sở kinh tế (năm 2002: là 2 726 149, tăng 41,2% so với năm 1995) là sự tăng lên của cơ quan Nhà nước, Đảng, Đoàn thể, hiệp hội ton giáo, tín ngưỡng (năm 2002: là 161282, tăng 29,5%) so với năm 1995 kéo theo nó là sự gia tăng lao động trong các tổ chức này. Trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tính đến ngày 1/7/2002 có đến 8260625 người, chiếm 76,1% số lao động còn trong các cơ sở hành chính sự nghiệp có 2.583.035, chiếm 23,9%. Như vậy, số lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp đều tăng lên song tốc độ tăng của lao động trong cơ sở hành chính sự nghiệp (70,9% so với nqưm 1995) là nhanh hơn rất nhiều so với trong các cơ sở sản xuất kinh doanh (48,4%). Nó cho thấy số người hưởng lương từ ngân sách đang tăng mạnh, một thách thức với chương trình cải cách hành chính, giảm biên chế, cải cách tiền lương ở nước ta. Về tình hình giảm biên chế, sau 2 năm mới giảm và chuyển đổi được khoảng 2 vạn người nghĩa là mới được chưa đến 30% so với yêu cầu đặt ra là 7 vạn người. Theo một quan chức trong Bộ Nội vụ ước đoán có khoảng 30% người không đạt yêu cầu, vào biên chế rồi thì có “biểu hiện ì ra”. Tính giảm biên chế là một xu hướng tất yếu cần phải để cho người lao động hiểu rằng quyền lợi và các chế độ phúc lợi của người lao động làm việc theo biên chế và theo thể thức hợp đồng không có gì khác biệt (báo đầu tư 22/1/2003). Theo bộ tài chính, tính đến nay trong 61 tỉnh thành mới có 22 địa phương thực hiện khoán biên chế. Tại 22 tỉnh thành lại mới có 181 cơ quan thực hiện khoán, chiếm 36% tổng số cơ quan, đơn vị trên cả nước. Tiền lương tối thiểu của những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người lao động trong các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp nước ngoài) cũng được điều chỉnh từ 210.000đ/tháng lên 290.000đ/tháng. Song nếu xét bình quân lương tối thiểu theo đầu người cho một gia đình, xem xét tốc độ tăng giá cả hàng hoá, và tốc độ tăng trưởng kinh tế thì lương tối thiểu có thể là chưa đủ sống. Trong 4 nguồn lực cơ bản của sản xuất kinh doanh, KHCN đang ngày càng dóng vai trò quan trọng. Nó làm tăng năng suất lao động của con người, làm thay con người những công việc khói khăn, nguy hiểm. KHCN cũng là nguồn lực không có giới hạn, không ngừng phát triển. Tuy nhiên, cần phải thấy rõ rằng KHCN lại phụ thuộc rất chặt chẽ vào trình độ con người. Nhận thức của con người về thế giới càng cao bao nhiêu, sự thành công của con người trong chinh phục và khám phá tự nhiên càng tốt bao nhiêu thì các phát minh, sáng kiến càng nhiều và KHCN càng phát triển bấy nhiêu. Con người mới là chủ thể tạo ra KHCN và khi hình thành rồi, KHCN quay lại giúp con người lao động sản xuất và phần nào đó nâng cao nhận thức và trình độ con người. Con người sử dụng, điều khiển KHCN và vì vậy, chính con người mới quyết định sự thành công hay thất bại của công việc, của KHCN. Nguồn lực con người và nguồn lực KHCN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng đều là nguồn lực vô tận để phát triển kinh tế. Tất nhiên để phát triển KHCN, cần đầu tư cả vốn và nguồn nhân lực, việc quyết định sử dụng vốn thế nào lại dựa vào con người, con người cũng luôn tác động vào tự nhiên, đất đai, môi trường... Do đó, cả 4 nguồn lực đều tác động qua lại lẫn nhau nhưng nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò chủ thể quyết định. Để thực hiện vai trò đó, con người càng ngày càng cần đến tri thức, chuyên môn, cần được giáo dục và đào tạo một cách nghiêm túc. Tóm lại, có thể nói, lao động có trình độ chuyên môn ở Việt Nam còn rất thiếu, cả về số lượng và chất lượng. Điều đó không đảm bảo cho sự thành phố kinh tế bền vững lâu dài. Cung và cầu về lao động có chuyên môn đã không gặp nhau tại diểm thoả mãn cả người lao động và người thuê lao động. Việt Nam cần có sự xem xét lại chính sách giáo dục - đào tạo, có định hướng nghề cho học sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo có định hướng nghề cho học sinh, phân bổ chỉ tiêu đào tạo hợp lý cho các trường đại học, cao đẳng, các cấp, các ngành, các điạ phương... 1.2.2 Sử dụng lao động phổ thông Lao động phổ thông hay lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm số đông ở Việt Nam. Trước hết đó là lực lượng đông đảo người làm nghề nông (hơn 70% dân số), sau đó là những người đầu tư tuổi lao động hàng năm và gia nhập ngay thị trường lao động mà không qua trường lớp đào tạo nghề lao động phổ thông bao gồm lao động chân tay, nhận được tiền lương thấp, điều kiện làm việc thấp kém, chế độ đãi ngộ chưa hợp lý. Lao động phổ thông tập trung chủ yếu vào các ngành dệt may, da giày, các ngành nghề thủ công thu hút nhiều lao động không đòi hỏi trình độ cao. Hiện nay ơ các nước phát triển, nhu cầu sử dụng lao động phổ thông (LĐPT) đang giảm mạnh trong khi ở những nước đang phát triển, sử dụng LĐPT vẫn đóng vai trò quan trọng. Khi trình độ nguồn nhân lực có hạn, các nước đang phát triển không thể tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn những ngành có tiềm năng và tác động tích cực tới các ngành khác luôn đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao, mà phải mở rộng những ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động vói một trình độ nhất định. Qua đó giúp các nước nghèo tích luỹ vốn, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội trước mắt. Đây cũng là hệ quả của phân công lao động giữa các nước trên thế giới. Lực lượng đầu tiên tham gia vào những người LĐPT là nông dân. Việt Nam là một nước nông nghiệp trồng lúa nước, thiên nhiên ưu đãi 2 đồng bằng màu mỡ. Xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới nhưng phần lớn nông dân chưa qua các lớp đào tạo kỹ thuật chuyên môn. Trình độ dân trí ở nông thôn trung bình đạt gần lớp 7. Số cán bộ và công nhân kỹ thuật nông nghiệp được đào tạo hàng năm rất ít. Chính vì thế việc đưa KHKT và cơ giới vào đồng ruộng gặp không ít khó khăn. Năng suất lao động của người nông dân rất thấp, thời gian lao động chỉ đạt hơn 70%, kỹ thuật lạc hậu, chịu ảnh hưởng tập quán thói quen nhiều hơn. Những cơ quan khuyến nông ở các địa phương chưa phát huy được hiệu quả, song đã làm được những việc như tìm ra giống cây con phù hợp cho từng vùng miền, đảm nhiệm công tác điện khí, thủy lợi. Nhìn chung, bộ phận này cũng góp phần giúp nông dân nâng cao năng suất. Vậy vì sao nông thôn lại là địa bàn có số lao động phổ thông lớn như vậy? Trước hết đó là do tính kế thừa cố hữu trong hoạt động nông nghiệp. Những người nông dân Việt Nam cho rằng, họ kế thừa đất đai, đồng ruộng, vật nuôi, kinh nghiệm từ cha ông mình. Chính vì lẽ đó mà rất nhiều công việc nhà nông._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35510.doc
Tài liệu liên quan