Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng

Lời nói đầu Từ khi đảng và nhà nước ta chủ trương chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh, đã có nhiều doanh nghiệp bắt kịp với cơ chế mới làm ăn phát đạt và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp do không thích ứng với cơ chế này dẫn đến tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều khó khăn và dẫn đến đào thải.

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là họ không tìm được cho mình một con đường đi đúng đó là họ chưa phân tích được hiệu quả kinh tế đã đạt được, để từ đó có sự đầu tư quản lý đúng đắn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong tương lai. Hiệu quả kinh tế đạt được sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực (lao động, vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ ...) của doanh nghiệp. Điều này đã giải thích lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn nhưng vẫn không sản xuất kinh doanh có lãi. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực phải được xem là công tác quan trọng trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động, việc sử dụng thường xuyên các nguồn lực tổ chức sản xuất kinh doanh chính xác hợp lý mới bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Như vậy, có thể xem trình độ tổ chức, quản lý và sử dụng các nguồn lực là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng ra đời trong cơ chế bao cấp, bước sang cơ chế thị trường trong những năm đầu chi nhánh tưởng chừng như không thể đứng vững lâm vào tình trạng khó khăn. Song trong quá trình đổi mới chi nhánh dần thay đổi bộ mặt ổn định dần và đến nay đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, quy mô của chi nhánh ngày càng được mở rộng hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao, chi nhánh đã tạo được chỗ đứng trên thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh của chi nhánh để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế là vấn đề quan trọng hiện nay. Xuất phát từ quan điểm này và quá trình thực tập tại Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn và với sự chỉ bảo nhiệt tình của đơn vị thực tập em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng “ làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Kết cấu của đề tài ngoài lời nói đầu được trình bày ở 3 chương chính: Chương 1: Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu Hải Phòng . Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng . Với thời gian thực tế chưa nhiều và với khả năng và trình độ có hạn những thiếu xót trong bài viết này là không thể tránh khỏi, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được tốt hơn. Qua đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Hoàng Thị Thanh Vân cũng như các cô chú, anh chị trong Chi nhánh hoá dầu Hải Phòng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Chương 1 Một số vấn đề chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp : Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh : Các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Một số cách hiểu được diễn đạt như sau : - Hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh là một mức độ đạt được lợi ích từ sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng cửa nó (Hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình kinh doanh ). Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện sự tăng trưởng kinh tế phản ánh qua nhịp độ tăng của chỉ tiêu kinh tế ,cách hiểu này còn phiến diện vì chỉ đứng trên mức độ biến động của các chỉ tiêu này theo thời gian . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ tiết kiệm chi phí so với mức tăng kết quả . Đây là biểu hiện của các số đo chứ không phải là khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Định nghĩa như vậy là chỉ muốn nói về cách xác lập các chỉ tiêu chứ không toát nên ý niệm của vấn đề . - Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao đông hay mức danh lợi của vốn sản xuất kinh doanh .Quan điểm này muốn quy hiệu quả về một số chỉ tiêu tổng hiệu quả sản xuất kinh doanh cụ thể nào đó . Bởi vậy cần có một số khái niệm cần bao quát hơn : Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu , phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh . Nó là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp . Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh : Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội . Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh . Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác , tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực . Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại , phát huy năng lực , hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí . Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu , hay chính xác hơn là đạt hiệu quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt hiệu quả nhất định vơí chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiều như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng có hiệu quả. ý nghĩa : Đối với doanh nghiệp ,hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn, quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đã thực sự chủ động trong kinh doanh , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp phát triển và mở rộng thị trường, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường , thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ , giảm được các chi phí về nhân lực và tài lực. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu , nâng cao đời sống người lao động , góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước . Tóm lại cơ chế thị trường và đặc trưng của nó đã khiến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ bị đào thải . Do vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và nền kinh tế. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh : Trong điều kiện kinh tế thị trường với cơ chế lấy thu bù chi , cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng tăng , các doanh nghiệp phải chịu sức ép từ nhiều phía . Đặc biệt đối với doanh nghiệp của nước ta khi bước vào cơ chế thị trường đã gặp không ít những khó khăn , sản xuất kinh doanh bị đình trệ , hoạt động kém hiệu quả là do chịu tác động của nhiều nhân tố . Song nhìn một cách tổng quát có 2 nhân tố chính tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : 1.2.1- Nhóm nhân tố chủ quan: Mỗi biến động của một nhân tố thuộc về nội tai doanh nghiệp đều có thể ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh , làm cho mức độ hiệu qủa của quá trình sản xuất của doanh nghiệp thay đổi theo cùng xu hướng của nhân tố đó . Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp ta thấy nổi lên tám nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh , mức độ hoạt động hiệu quả kinh doanh cao hay thấp là tuỳ thuộc vào sự tác động của tám nhân tố này . Để thấy rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan ta đi phân tích chi tiết từng nhân tố . 1.2.1.1- Nguồn nhân lực và cơ cấu tổ chức lao động : Lao động là một trong những nguồn lực quan trọng cho qúa trình sản xuất kinh doanh . Nó là tổng hợp các kỹ năng, mức độ đào tạo, trình độ giáo dục có sẵn tạo cho một cá nhân có khả năng làm việc và đảm bảo năng suất lao động. Như vậy, nguồn vốn nhân lực của Doanh nghiệp là lượng lao động hiện có, cùng với nó là kỹ năng, tay nghề, trình độ đào tạo, tính sáng tạo và khả năng khai thác của người lao động. Nguồn nhân lực không phải là cái sẽ có mà là đã có sẵn tại Doanh nghiệp, thuộc sự quản lý và sử dụng của Doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh thì Doanh nghiệp phải hết sức lưu tâm tới nhân tố này. Vì nó làm chất xám, là yếu tố trực tiếp tác động lên đối tượng lao động và tạo ra sản phẩm và kết quả sản xuất kinh doanh , có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với sự tồn tại và hưng thịnh của Doanh nghiệp. Trong đó, trình độ tay nghề của người lao động trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, do đó với trình độ tay nghề của người lao động và ý thức trách nhiệm trong công việc sẽ nâng cao được năng suất lao động. Đồng thời tiết kiệm và giảm được định mức tiêu hao nguyên vật liệu, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh . Trình độ tổ chức quản lý của cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ, tại đây yêu cầu mỗi cán bộ lãnh đạo, nghiệp vụ phải có kiến thưc, có năng lực và năng động trong cơ chế thị trường. Cần tổ chức phân công lao động hợp lý giữa các bộ phận, cá nhân trong Doanh nghiệp; sử dụng đúng người, đúng việc sao cho tận dụng được năng lực, sở trường, tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ, nhân viên. Nhằm tạo ra sự thống nhất hợp lý trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ chung của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cũng cần áp dụng các hình thức trách nhiệm vật chất, sử dụng các đòn bẩy kinh tế thưởng phạt nghiêm minh để tạo động lực thúc đẩy người lao động nỗ lực hơn trong phạm vi trách nhiệm của mình, tạo ra được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện một cách tốt nhất kế hoạch đã đề ra từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh . 1.2.1.2- Công tác tổ chức quản lý: Đây là nhân tố liên quan tới việc tổ chức, sắp xếp các bộ phận, đơn vị thành viên trong Doanh nghiệp. Để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất kinh doanh thì nhất thiếu yêu cầu mỗi Doanh nghiệp phải có một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với chức năng cũng như quy mô của Doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Qua đó nhằm phát huy tính năng động tự chủ trong sản xuất kinh doanh và nâng cao chế độ trách niệm đối với nhiệm vụ được giao của từng bộ phận, từng đơn vị thành viên trong Doanh nghiệp. Công tác quản lý phải đi sát thực tế sản xuất kinh doanh , nhằm tránh tình trạng “khập khiễng”, không nhất quán giữa quản lý (kế hoạch) và thực hiện. Hơn nữa, sự gọn nhẹ và tinh giảm của cơ cấu tổ chức quản lý có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của qúa trình sản xuất kinh doanh . 1.2.1.3- Quản lý và sử dụng nguyên liệu : Nếu dự trữ nguyên liệu, hàng hoá quá nhiều hay quá ít đều có ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh . Vấn đề đặt ra là phải dự trữ một lượng nguyên liệu hợp lý sao cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Bởi vì, khi thu mua hay dự trữ quá nhiều nguyên liệu, hàng hoá sẽ gây ứ đọng vốn và thủ tiêu tính năng động của vốn lưu động trong kinh doanh. Còn dự trữ quá ít thì không đảm bảo sự liên tục của qúa trình sản xuất và thích ứng với nhu cầu của thị trường. Điều này dĩ nhiên ảnh hưởng không tốt đến qúa trình sản xuất cũng như công tác tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp. Hơn nữa, về bản chất thì nguyên liệu là một bộ phận của tài sản lưu động, vậy nên tính năng động và tính linh hoạt trong sản xuất kinh doanh là rất cao. Do vậy tính hợp lý khi sử dụng nguyên liệu ở đây được thể hiện qua: Khối lượng dự trữ phải nằm trong mức dự trữ cao nhất và thấp nhấp nhằm đảm bảo cho qúa trình sản xuất cũng như lưu thông hàng hoá được thông suốt ; cơ cấu dự trữ hàng hoá phải phù hợp với cơ cấu lưu chuyển hàng hoá, tốc độ tăng của sản xuất phải gắn liền với tốc độ tăng của mức lưu chuyển hàng hoá. Ngoài ra, yêu cầu về tiết kiệm chi phí nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh cũng cần được đặt ra đối với mỗi Doanh nghiệp. Qua đó nhằm giảm bớt chi phí cung trong giá thành sản phẩm, mà chi phí về nguyên liệu thường rất lớn chiếm 60 - 70% (đối với các Doanh nghiệp sản xuất). Như vậy ta thấy, việc tiết kiệm nguyên liệu trong qúa trình sản xuất là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh . 1.2.1.4- Nguồn vốn và trình độ quản lý , sử dụng vốn : Nguồn vốn là một nhân tố biểu thị tiềm năng, khả năng tài chính hiện có của Doanh nghiệp. Do vậy, việc huy động vốn, sử dụng và bảo toàn vốn có một vai trò quan trọng đối với mỗi Doanh nghiệp. Đây là một nhân tố hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Doanh nghiệp vì vậy Doanh nghiệp cần phải chú trọng ngay từ việc hoạch định nhu cầu về vốn làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án kinh doanh, huy động các nguồn vốn hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa mọi nguồn lực sẵn có của mình. Từ đó tổ chức chu chuyển, tái tạo nguồn vốn ban đầu, đảm toàn và phát triển nguồn vốn hiện có tại Doanh nghiệp. Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì việc bảo toàn và phát triển vốn trong các Doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Đây là yêu cầu tơ thân của mỗi Doanh nghiệp, vì đó là điều kiện cần thiết cho việc duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh . Bởi vì, muốn đạt hiệu quả kinh tế và phát triển nguồn vốn hiện có thì trước hết các Doanh nghiệp phải bảo toàn được vốn của mình. Xét về mặt tài chính thì bảo toàn vốn của Doanh nghiệp là bảo toàn sức mua của vốn vào thời điểm đánh giá, mức độ bảo toàn vốn so với thời điêm cơ sở (thời điểm gốc) được chọn. Còn khi ta xét về mặt kinh tế, tức là bảo đảm khả năng hoạt động của Doanh nghiệp so với thời điểm cơ sở, về khía cạnh pháp lý thì là bảo đam tư cách kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ việc huy động sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần tăng khả năng và sức mạnh tài chính của Doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo hiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp. 1.2.1.5- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Thực tế cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện quy mô và là yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự hoạt động của Doanh nghiệp. Đó là toàn bộ nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vật chất kỹ thuật và máy móc thiết bị... nhằm phục cụ cho qúa trình sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp. Nhân tố này cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh , vì nó là yếu tố vật chất ban đầu của qúa trình sản xuất kinh doanh . Tại đây, yêu cầu đặt ra là ngoài việc khai thác triệt để cơ sở vật chất đã có, còn phải không ngừng tiến hành nâng cấp, tu bổ, sữa chữa và tiến tới hiện đại hoá, đổi mới công nghệ của máy móc thiết bị. Từ đó nâng cao sản lượng, năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng cao. 1.2.1.6- Hiểu biết về thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp chỉ có thể kinh doanh hàng hoá của mình thông qua thị trường. Thị trường thừa nhận hàng hoá đó chính là người mua chấp nhận nó phù hợp với nhu cầu của xã hội. Còn nếu người mua không chấp nhận tức là sản phẩm của Doanh nghiệp chưa đáp ứng đúng nhu cầu của người mua về chất lượng, thị hiếu, giá cả... và như vậy tất nhiên Doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Bởi vậy để hoạt động tốt hơn, tiêu thụ được nhiều hàng hoá, tăng lợi nhuận thì các Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hoá bắt buộc phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khả năng cung của thị trường, cầu của thị trường về hàng hoá bao gồm cơ cấu, chất lượng, chủng loại. Tác dụng của việc nghiên cứu thị trường là cơ sở để dự đoán, cho phép Doanh nghiệp đề ra hướng phát triển, cạnh tranh đối với các đối thủ, sử dụng tốt các nguồn lực của Doanh nghiệp, giúp Doanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu của mình và biết được thế đứng trong xã hội, tìm ra và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . 1.2.1.7- Văn minh phục vụ khách hàng: Việc nâng cao văn minh phục vụ khách hàng là yêu cầu cần khách quan của môi trường cạnh tranh, cũng như sự phát triển nền kinh tế thị trường. Nhưng chính nhu cầu khách quan này thể hiện quan điêm và văn hoá riêng của mỗi Doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh , cũng như nét đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Văn minh phục vụ khách hàng được biểu hiện thông qua việc thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng với những phương tiện phục vụ hiện đại và với thái độ nhiệt tình, lịch sự... Từ đó góp phần thu hút khách hàng, tăng nhanh doanh số tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh . 1.2.1.8 Trình độ phát triển của kỹ thuật công nghệ: Ngày nay, mọi người, mọi ngành, mọi cấp đều thấy ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật đối với tất cả các lĩnh vực (nhất là lĩnh vực kinh tế). Trước thực trạng đó để tránh tụt hậu, một trong sự quan tâm hàng đầu của Doanh nghiệp là nhanh chóng nắm bắt được và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đạt hiệu quả chính trị - xã hội cao. Trong cơ chế thị trường, Doanh nghiệp muốn thắng thế trong cạnh tranh thì một yếu tố cơ bản là phải có tính trình độ khoa học công nghệ cao, thỏa mãn nhu cầu của thị trường cả về số lượng, chất lượng, thời gian. Để đạt được mục tiêu này yêu cầu cần đặt ra là ngoài việc khai thác triệt để cơ sở vật chất đã có (toàn bộ nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vật chất kỹ thuật máy móc thiết bị) còn phải không ngừng tiến hành nâng cấp, tu sửa, sữa chữa và tiến tới hiện đại hoá công nghệ máy móc, thiết bị từ đó nâng cao sản lượng, năng suất lao động và đảm bảo hiệu quả ngày càng cao. 1.2.2- Nhóm nhân tố khách quan: 1.2.2.1- Sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế, của ngành: Đây là một nhân tố có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh tế. Mỗi Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế. Do vậy doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao thì nhất thiết phải có một môi trường kinh doanh lành mạnh . Tuy nhiên, trong một nền sản xuất công nghiệp có trình độ phân công và hiệp tác lao động cao thì mỗi ngành, mỗi Doanh nghiệp chỉ là một mắt xích trong một hệ thống nhất. Nên khi chỉ có sự thay đổi về lượng và chất ở bất kỳ mắt xích nào trong hệ thống cũng đòi hỏi và kéo theo sự thay đổi của các mắt xích khác, đó là sự ảnh hưởng giữa các ngành, các Doanh nghiệp có liên quan đến hiệu quả kinh tế chung. Thực chất một Doanh nghiệp, một ngành muốn phát triển và đạt hiệu quả kinh tế đơn lẻ một mình là một điều không tưởng. Bởi vì, quá trình sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư - sản xuất - tiêu thụ là liên tục và có mối quan hệ tương ứng giữa các ngành cung cấp tư liệu lao động, đối tượng lao động và các ngành tiêu thụ sản phẩm. Do vậy để đạt hiệu quả cao cần gắn với sự phát triển của nền kinh tế, của các ngành và các ngành có liên quan. 1.2.2.2- Mức sống và thu nhập của dân cư, khách hàng. Thực chất, nhân tố này xét về một khía cạnh nào đó cũng thể hiện sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên do mức độ quan trọng và tính đặc thù của nhân tố này nên ta có thể tách ra và xem xét kỹ hơn. Đó là, sản phẩm hay dịch vụ tạo ra phải được tiêu thụ, từ đó Doanh nghiệp mới có thu nhập và tịch luỹ. Nếu như thu nhập tình hình tài chính của khách hàng cao thì có thể tốc độ tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện dịch vụ của Doanh nghiệp là cao và ngược lại. Đây là một mối quan hệ tỉ lệ thuận, tuy nhiên mối quan hệ này lại phụ thuộc vào ý muốn tự thân của khách hàng, hay giá cả cũng như chính sách tiêu thụ cụ thể của Doanh nghiệp. Hơn nữa, việc tiêu thụ sản phẩm và thực hiện dịch vụ là công đoạn cuối cùng của qúa trình sản xuất kinh doanh nó mang lại thu nhập cho các Doanh nghiệp và trực tiếp tác động lên hiệu quả sản xuất kinh doanh . Do vậy, khi phân tích và quản lý kinh tế, các Doanh nghiệp phải hết sức lưu ý đến nhân tố này. 1.2.2.3- Cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước: Tại mỗi một quốc gia đều có một cơ chế chính trị nhất định, gắn với nó là cơ chế quản lý và các chính sách của Bộ máy Nhà nước áp đặt lên quốc gia đó. Sự ảnh hưởng của nhân tố này rất rộng, mang tính bao quát không những tác động đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân mà nó còn ảnh hưởng (thông qua sự quản lý gián tiếp của Nhà nước) tới hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh tại các Doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, các Doanh nghiệp được tự chủ trong sản xuất kinh doanh dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước thì hiệu quả kinh tế được đánh giá thông qua mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra, với mục tiêu là cực đại các khoản thu nhập và giảm tổi thiểu mức chi phí đầu tư, chứ không chỉ đơn thuần là hoàn thành hay vượt mức kế hoạch đã đề ra. Gắn với từng cơ chế quản lý thì có từng chính sách kinh tế vĩ mô nhất định. Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp, qua đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh . Ngoài ra, Nhà nước còn tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp thông qua một loại các công cụ quản lý kinh tế. 1.2.2.4- Nguồn cung ứng và giá cả của nguyên vật liệu: Nguyên liệu có vai trò tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm, do đó nguyên vật liệu trong SXKD thường chiếm tỉ trọng lớn, mà hầu hết nguyên liệu chính đều có nguồn gốc do mua ngoài. Trong khi tính sẵn có của nguồn cung ứng nguyên vật liệu thường ảnh hưởng phần nào lên kế hoạch và tiến độ sản xuất của Doanh nghiệp, giá cả nguyên liệu chính có tác động rất lớn đến giá thành sản phẩm. Vì vậy, sự quan tâm tới giá cả và nguồn cung ứng nguyên vật liệu có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá và phân tích hậu quả kinh tế. Đây là một nhân tố khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của Doanh nghiệp. 1.2.2.5- Môi trường cạnh tranh và quan hệ cung cầu. Ngày nay, trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất gay gắt và quyết liệt. Nó mang tích chắt lọc và đào thải cao. Do vậy nó đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh , qua đó nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp mình và đứng vững trên thương trường. Điều này buộc các Doanh nghiệp phải tìm mọi phương án nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm nếu không muốn đi đến bờ vực của sự phá sản và giải thể. Dù muốn hay không, mỗi Doanh nghiệp đều bị cuốn vào sự vận động của môi trường kinh doanh. Do vậy, để không bị cuốn trôi thì nhất định các Doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh . Bên cạnh đó mối quan hệ cung cầu trên thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đối với cả “đầu vào” và “đầu ra” của qúa trình sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp, mà cụ thể là giá cả trên thị trường. Nếu sự lên xuống của giá cả nguyên liệu đầu vào không đồng nhất với sản phẩm bán ra sẽ gây lên nhiều bất lợi cho Doanh nghiệp. Khi đó thu nhập của Doanh nghiệp không được đảm bảo, tương ứng sẽ làm giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh . Dù đây là những nhân tố khách quan nhưng Doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi và nghiên cứu kỹ lưỡng để có những sách lược phù hợp. 1.3- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1- Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách cụ thể và có hiệu quả thì ta phải: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu. Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập đầy đủ: chính xác các thông tin về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh.... Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách tổng thể ta dựa trên các chỉ tiêu sau : 1.3.2.1- Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp : Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình kết hợp sử dụng nhiều yếu tố như : nguyên vật liệu , tư liệu lao động ,sức lao động , tiền vốn . Hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh đạt được khi sử dụng các yếu tố đó có hiệu quả . Vì vậy , để phản ánh hiệu quả kinh tế cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu: khi tính toán (từng chỉ tiêu cụ thể ) người ta dựa vào công thức : C K H= (1) Trong đó: H: Là hiệu quả kinh tế. K: Là kết quả sản xuất đạt được. C: Là chi phí sản xuất bỏ ra. Về kết quả sản xuất đạt được hiện nay người ta thường dùng chỉ tiêu về doanh thu hoặc lợi nhuận. Về chi phí sản xuất có thể sử dụng toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá hoặc lao động sống ( thường tính theo số lượng lao động bình quân năm) hoặc vốn sản xuất bình quân năm. Từ công thức (1) ta có thể vận dụng và tính toán hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp theo chỉ tiêu sau: H = Doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận Vốn sản xuất bình quân năm Trong đó: Vốn sản xuất bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu phán ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất. Thông qua các chỉ tiêu này thấy được một đồng vốn bỏ vào sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng tổng thu nhập, thu nhập thuần tuỳ. Nó cho ta thấy được hiệu quả kinh tế không chỉ đối với lao động vật hoá mà còn cả lao động sống. Nó còn phản ánh trình độ tổ chức sản xuất và quản lý của ngành cũng như của các doanh nghiệp. Mục tiêu sản xuất của ngành cũng như của doanh nghiệp và toàn xã hội không phải chỉ quan tâm tạo ra nhiều sản phẩm bằng mọi chi phí mà điều quan trọng hơn là sản phẩm được tạo ra trên mỗi đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít. Chỉ tiêu doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận, tiền vốn là các chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển sản xuất, trình độ sử dụng nguồn vốn vật tư, lao động, tài chính. Khối lượng sản phẩm tạo ra trên từng đồng vốn cũng lớn cũng tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và mở rộng hơn nữa qui mô sản xuất. 1.3.2.2 - Các chỉ tiêu về doanh lợi: Doanh lợi là phạm trù kinh tế quan trọng nhất vốn có của tất cả các đơn vị, hoạt động trên cơ sở hạch toán kinh tế. Nó phản ánh hiệu quả của việc sử dụng yếu tố sản xuất, phản ánh chất lượng sản phẩm tiêu thụ. a) Mức doanh lợi theo vốn: Đây là chỉ tiêu thông dụng và quan trọng nhất phản ánh hiệu quả của các hoạt động kinh doanh một cách tổng quát, thể hiện đúng mục đích của các doanh nghiệp. Làm thế nào để đồng vốn khi được huy động vào kinh doanh mang lại lợi nhuận cao? Đây cũng chính là vấn đề các nhà quản lý kinh doanh luôn trăn trở tìm kiếm câu trả lời nó chi phối mọi hành động và quyết định sự nghiệp của nhà kinh doanh. Có 2 khái niệm: Mức doanh lợi tổng vốn và mức doanh lợi vốn sử dụng, mà các doanh gia cần phân biệt để đánh giá hiểu quả trong 1 kỳ hạn hoạt động và dùng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch kinh doanh trong kỳ tới. + Mức doanh lợi tổng vốn: Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lợi của một đơn vị tiền vốn nói chúng khi được đầu tư vào kinh doanh, không phụ thuộc vào việc thực hiện nó có được huy động trong năm hiện tại hay không. DLTV = (2) TTDN ròng Tổng vốn kinh doanh Trong đó: DLTV: Doanh lợi tổng vốn. TTDN ròng: Lợi nhuận dau thuế ý nghĩa chỉ tiêu: 1 đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì làm ra bao nhiều đồng lợi nhuận. Một cơ số vốn cho 1 năm có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nghĩa là 1 cơ số vốn trong năm có thể chịu hiện nhiều vòng quay gọi là tốc đi chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn (SV) là số vòng tính bình quân cho cả kỳ kinh doanh của tổng vốn. Công thức tính của nó như sau: (3) SV = Doanh thu Tổng vốn kinh doanh Trong đó: SV - Tốc độ chịu chuyển vốn. ý nghĩa chỉ tiêu: Bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được mấy vòng. b). Mức doanh lợi chi phí: Mức doanh lợi chi phí phản ánh các hoạt động kinh doanh trên 2 phạm vi toàn doanh nghiệp và cho 1 chủng loại sản phẩm. Mức doanh lợi tính cho tổng chi phí của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: (4) Trong đó: DL: Doanh lợi theo giá thành sản phẩm. Z: Giá thành sản phẩm tiêu thụ. TTròngDN: Lợi nhuận sau thuế. 1.3.2.3 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh bộ phận: a) Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vốn cố định là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Kết quả Hiệu quả sử dụng vốn cố định được xác định bằng cách so sánh kết quả kinh doanh với giá trị của tài sản cố định bình quân, tính theo nguyên giá hoặc tính theo giá trị khôi phục trong kỳ được xét, thường gọi là hiệu suất vốn cố định. Gọi tổng giá trị của vốn cố định bình quân trong kỳ là tài sản cố định ( TSCĐ ) và chỉ tiêu hiệu suất TSCĐ là HTSCĐ thì: TSCĐ HTSCĐ = (6). Trong đó: Kết quả được xác định theo chỉ tiêu tổng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ biểu hiện 1 đồng TSCĐ trong kỳ sản xuất ra bình quân bao nhiêu đồng của chỉ tiêu kết quả kinh doanh tương ứng. Hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể biểu hiện theo cách ngược lại, tức là là nghịch đảo của công thức ( 6 ), gọi là suất TSCĐ (STSCĐ). Kết quả TSCĐ STSCĐ = (7) Nó cho biết 1 đồng kết quả kinh doanh cần phải có bao nhiêu đồng TSCĐ. b) Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động là vốn đầu tư vào TSLĐ của doanh nghiệp. Nó là số tiền ứng trước về TSLĐ nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Đặc điểm của loại vốn này là luân chuyển không ngừng, luôn luôn thay đổi hình thái biểu hiện giá trị toàn bộ ngay 1 lần và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn trong 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động thường bao gồm vốn dự trữ sản xuất (nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động thuộc TCLĐ), vốn trong._. quá trình trực tiếp sản xuất (sản phẩm đang chế tạo, phí tổn đợi phân bổ và vốn trong quá trình thông tin), vốn thành phầm, vốn thanh toán. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (ký hiệu là HVLĐ) cũng được xác định bằng cách lấy kết quả kinh doanh (KQ) chia cho vốn lưu động bình quân trong năm (ký hiệu là VLĐ). KQ VLĐ HVLĐ = (8) Nếu kết quả kinh doanh tính bằng lợi nhuận, thì ta có: VLĐ LN HVLĐ = (9) Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Hiệu quả sử dụng VLĐ còn được phản ánh gián tiếp qua chỉ tiêu số vòng luân chuyển của VLĐ trong năm (kỳ hiệu là SVLC) hoặc số ngày bình quân 1 vòng luân chuyển VLĐ (ký hiệu là SNLC) trong năm: (10) SVLC = Doanh thu Vốn lưu động (11) SNLC = 365 SVLC VLĐ bình quân trong năm được tính bằng cách cộng mức VLĐ cho 365 ngày trong năm rồi chia cho 365 (năm nhuận, tất nhiên là cộng mức vốn của 366 ngày rồi chia cho 366). Để đơn phân, trong thực tế thường tính như sau: Vốn lưu động bình quân cuối tháng Vốn lưu động bình quân đầu tháng VLĐ = bq tháng + 2 Cộng 12 mức VLĐ bq của 12 tháng VLĐ = bq năm 12 c). Hiệu quả sử dụng lao động: Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng trong năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện ở năng suất lao động hoặc hiệu suất tiền lương. Năng suất lao động được xác định bằng cách chia kết quả kinh doanh trong kỳ cho số lựơng lao động bình quân trong kỳ. KQ Do kết quả kinh doanh được phản ánh bằng 3 chỉ tiêu: Tổng giá trị kinh doanh, giá trị gia tăng và lợi nhuận nên có 3 cách biểu hiệu của NSLĐ tính bình quân cho 1 người (lao động). Trong kỳ (thường tính theo năm). Gọi số lượng lao động bình quân trong năm là lao động và năng suất lao động bình quân năm là NSLĐ, ta có: LĐ NSLĐ = Năng suất lao động tính theo năm chịu ảnh hưởng rất lớn của việc sử dụng thời gian cụ thể là nó phụ thuộc vào số ngày bình quân làm việc trong năm, số giờ bình quân làm việc mỗi ngày của 1 lao động trong doanh nghiệp và NSLĐ bình quân mỗi giờ điều đó được thể trong công thức sau: NSLD = n x g x NSg Trong đó: n - Số ngày làm việc bình quân trong năm. g - số giờ làm việc bình quân mỗi lao động. NSg - Năng suất lao động bình quân mỗi giờ làm việc của một lao động. n x g x LĐ KQ NSg = Trong khi đó KQ là kết quả kinh doanh tính theo tổng giá trị kinh doanh, giá trị gia tăng. Ngoài chỉ tiêu về NSLĐ dùng để đánh giá về hiệu quả sử dụng lao động của xí nghiệp, còn có các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về hiệu suất tiền lương… 1.3.2.4 - Một số chỉ tiêu tài chính quan trọng: a) Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán: Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của 1 doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan với việc xem xét liệu doanh nghiệp có thể trả được nợ ngắn hạn khi đến hạn hay không. Sau đây là một số chỉ tiêu: + Hệ số thanh toán ngắn hạn (K). Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Công thức tính hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn (lần) = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên nếu giá trị của hệ số thanh toán ngắn hạn quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ánh sự việc doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu doanh nghiệp và tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tư quá đáng vốn của mình vào tài sản lưu động, số vốn đó sẽ không được sử dụng có hiệu quả. Hệ số thanh toán ngăn hạn được các chủ nợ chấp nhận là K ³2. Nhưng để đánh gí hệ số thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp tốt hay xấu thì ngoài việc dựa vào hệ số k còn phải xem xét ba yếu tố sau: - Bản chất ngành kinh doanh. - Cơ cấu tài sản lưu động. - Hệ số quay vòng của một số loại tài sản lưu động như hệ số quay vòng các khoản phải thu của khác hàng, hệ số quay vòng hàng tồn kho, hệ số quay vòng vốn lưu động. + Hệ số thanh toán nhanh (tức thời) (Kn). Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả. Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền là tiền, CK ngắn hạn, các khoản phải thu của khách hàng. Công thức tính hệ số thanh toán nhanh như sau: Phải thu của khách hàng Đầu tư CK ngắn hạn + + Tiền (lần) Hệ số thanh toán nhanh Kn = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Kn càng lớn ,khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. b) Các tỷ số kết cấu của nguồn vốn: Nếu ta chia các nguồn vốn thành 2 nhóm: Nguồn vốn từ chủ nợ và nguồn vốn từ chủ sở hữu đóng góp ta sẽ tính được các tỷ số kết cấu theo đối tượng cung cấp vốn. - Các tỷ số này ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn được cung cấp theo từng nhóm đối tượng còn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại. Nợ phải trải Tổng nguồn vốn Công thức tính các chỉ số kết cấu của nguồn vốn: x 100% *Tỷ số vốn vay/nguồn vốn = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn x 100% *Tỷ số vốn sở hữu/nguồn vốn = Nếu doanh nghiệp đầu tư vào TSCĐ là chủ yếu thì doanh nghiệp phải biết cách lợi dụng tác động của đòn cân nợ và phần lớn nguồn vốn vay phải là vay dài hạn. Vay dài hạn 1 năm là giảm nhu cầu vốn thường xuyên của doanh nghiệp, mặt khác tiền lãi phải trả được thừa nhận như một khoản chi phí cần thiết có doanh thu. Ngoài các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính quan trọng đã nêu ở trên còn nhiều chỉ tiêu đanh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh khác. Nhưng do gới hạn của bài luận văn này nên chúng tôi không sử dụng để phân tích như các chỉ tiêu về tài chính là: Tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ lãi thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh… Chương II Tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu hải phòng 2.1. Vài nét sơ lược về chi nhánh hoá dầu Hải Phòng. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. Chi nhánh dầu Hải Phòng, nay là chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 412/X D – QĐ ngày 28/7/ 1994 của Tổng giám đốc, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Chi nhánh dầu nhờn Hải Phòng trực thuộc Công ty Dầu nhờn, trên cơ sở tách các bộ phận làm nhiệm vụ cung cấp dầu mỡ nhờn thuộc công ty Xăng dầu khu vực III. Nhiệm vụ của chi nhánh là tổ chức chuyên kinh doanh dầu mỡ nhờn. Toàn bộ cơ sở vật chất của chi nhánh đều cũ, không sử dụng được ngay do đó các kho bãi đều phải thuê mượn. Tổng số lao động bàn giao là 34 người, được thành lập thành 3 phòng 1 kho Tháng 9/1995, Tổng công ty giao tiếp nhiệm vụ cho chi nhánh dầu nhờn Hải Phòng, tổ chức kinh doanh thêm mặt hàng dung môi hoá chất. Lao động được bổ xung thêm 4 người, nhìn chung cơ cấu lao động chưa có gì thay đổi. Năm 1996, công ty dầu nhờn Tổng Công ty xăng dầu, cho chi nhánh dầu nhờn Hải Phòng đầu tư công nghệ kho bể nhập nhựa đường lỏng để tổ chức kinh doanh. Số lao động tăng thành 69 người, bộ máy quản lý tăng thêm một phòng kỹ thuật sản xuất, trên cơ sở tách nhóm dịch vụ kỹ thuật ở phòng kinh doanh ra, và tăng thêm xưởng nhựa đường. Mô hình này được ổn định đến năm 1997. Do cơ cấu mặt hàng kinh doanh tiên tục phát triển, để phù hợp với nhiệm vụ được giao, năm 1998 Tổng công ty xăng dầu đã quyết định đổi tên chi nhánh dầu nhờn Hải Phòng thành chi nhánh hoá dầu Hải Phòng. Trên cơ sở nhiệm vụ, chi nhánh đã tách phòng kinh doanh thành 3 phòng: - Phòng kinh doanh dầu mỡ. - Phòng kinh doanh hoá dầu. - Phòng kinh doanh nhựa đường. Tổng số lao động đến cuối năm 1998 là 74, như vậy cơ cấu tổ chức lại thay đổi chủ yếu ở phòng kinh doanh, nhưng số lao động thay đổi không đáng kể. Năm 1999 đến nay, công ty hoá dầu Tổng Công ty xăng dầu, cho chi nhánh đầu tư xây dựng nhà máy dầu nhờn Thượng Lý để chuẩn bị cho nhà máy pha chế dầu nhờn đi vào hoạt động. Trên cơ sở mô hình sản xuất hiện tại, chi nhánh đã quyết định tách kho dầu nhờn Thượng Lý thành hai kho một nhà máy đó là: - Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý . - Kho hoá chất. - Kho nhựa đường Thường Lý. Chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng mới được thành lập chưa được bao lâu nhưng đã ổn định được chỗ đứng của mình trên thị trường trong nước, lấy được uy tín của nhiều khách hàng. * Chức năng + nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh: - Kinh doanh dầu nhờn ( các loại) - Sản xuất nhựa đường phục vụ cho nhu cầu đời sống của con người. - Ngoài ra chi nhánh còn sản xuất các mặt hàng khác như : túi nhựa,… Chất lượng sản phẩm của chi nhánh được bảo đảm và ngày càng được nâng cao với sự phong phú về chủng loại , kiểu dáng , mẫu mã, giá cả lại hợp lý đã đáp ứng được nhu cầu cho người tiêu dùng trong và ngoài khu vực. Có được như vậy là kết quả của sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm viêc, chính sách đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình hội nhập với cơ chế thị trường đầy biến động, chi nhánh đã bộc lộ những yếu điểm sau: - Do nguồn lực còn hạn hẹp nên đầu tư thiết bị không đồng bộ, dây chuyền sản xuất công nghệ vẫn dựa trên nền tảng cũ, chưa đổi mới nên có nhiều hạn chế trong sản xuất kinh doanh. - Đội ngũ nhân viên trẻ được bổ sung song còn ít được đào tạo hoặc chưa được hoàn chỉnh. Số công nhân lớn tuổi khá đông nên hạn chế về sức khoẻ và trình độ chưa theo kịp được yêu cầu đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp hiện đại. Mặc dù gặp những khó khăn song sản phẩm được tạo ra vẫn đủ sức cạnh tranh với thị trường và lấy được uy tín của khách hàng. Đặc biệt trong năm 2002, doanh nghiệp đã chú trọng phát triển nguồn nhân lực đó là đưa cán bộ ở chi nhánh sang làm việc và nghiên cứu ở nước ngoài để họ có thể tiếp cận được với công nghệ dây chuyền sản xuất mới và phương thức tổ chức quản lý hiện đại để áp dụng vào thực tế của doanh nghiệp mình. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý ở chi nhánh: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở chi nhánh. Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Tổ chức tài chính Kế toán tài chính Phòng kỹ thuật Kinh doanh DMN Kinh doanh HC Kinh doanh NĐ Tổng kho Hoá chất Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý Kho nhựa đường Thượng Lý Đội giao nhận Kho hoá chất Thượng Lý Tổ đóng rót ca 1 Tổ đóng rót ca 2 Tổ pha chế Tổ đóng rót Tổ xe Tổ giao nhận Nhìn vào sơ đồ ta thấy : cơ cấu tổ chức theo mô hình cơ cấu hỗn hợp trực tuyến - chức năng theo ngành hàng. Hệ thống chỉ huy trực tiếp theo 4 cấp: - Cấp 1 : Lãnh đạo.. - Cấp 2: Tổng kho hoá dầu. - Cấp 3: Các kho, nhà máy. - Cấp 4: Các tổ đội. Hệ thống chức năng : Chuyên môn hoá theo 3 ngành nghề: - Dầu mỡ nhờn. - Nhựa đường. - Hoá chất. + Nhiệm vụ, chức năng từng phòng ban. \ Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh, do Tổng công ty Dầu khí bổ nhiệm, một mặt chịu trách nhiệm trước cấp trên, là người đại diện cho chi nhánh trước pháp luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, Giám đốc là người có quyền ra các quyết định điều hành mọi hoạt động. \ Phó giám đốc: Giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất, công tác kỹ thuật sản xuất, công tác phòng cháy chữa cháy, bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống bão lụt, kiểm tra, tin học truyền thông và đại diện lãnh đạo về hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002. \ Phòng tổ chức- hành chính: Chỉ đạo công tác bảo vệ cơ quan, lái xe con, trực tiếp làm công tác tổ chức cán bộ nhân sự, thanh tra bảo vệ và quân sự. + Đàm phán, soạn thảo chỉ đạo hợp đồng thuê dịchvụ liên quan đến công tác TCCB. Đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất xứ các khiếu nại đối với các nhà thầu phụ. + Trực tiếp thực hiện công tác nhân sự: tuyển dụng, thôi việc, bố trí điều chuyển đề bạt cán bộ công nhân viên và nhận xét đánh giá cán bộ, công tác chính trị nội bộ. \ Phòng kế toán tài chính. + Tổ chức công tác kế toán, Lập các báo cáo kế toán – tài chính, kế toán quản trị theo quy định. + Xây dựng kế hoạch tài chính và tổng hợp các kế hoạch sản xuất kinh doanh để trình GĐ CN và báo cáo về công ty. + Thường xuyên định kỳ phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất những giải pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Nghiên cứu đề xuất với Giám đốc các giải pháp hoàn thiện và củng cố hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh để phát triển doanh nghiệp. \ Phòng kỹ thuật sản xuất : + Kiểm soát tất cả các tài liệu bên ngoài chuyển đến liên quan đến hệ thống chất lượng. + Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc các giải pháp kỹ thuật cũng như các giải pháp củng cố hoàn thiện công tác quản lý kỹ thuật ngành hàng. + Xây dựng kế hoạch quản lý kỹ thuật. + Xây dựng các thủ tục, quy định, quy trình thuộc hoạt động kỹ thuật sản xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp sửa chữa. + Tổ chức công tác tiếp thị dịch vụ kỹ thuật, Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. \ Phòng kinh doanh dầu nhờn : + Xây dựng kế hoạch kinh doanh dầu nhờn. + Tiếp cận kế hoạch đã duyệt, xây dựng chương trình biện pháp chậm hàng yêu cầu nhà máy Dầu nhờn Thượng Lý đáp ứng nhu cầu kinh doanh. + Phối hợp cùng phòng kỹ thuật sản xuất xây dựng xử lý các mẫu không phù hợp và chương trình dầu thải, chuyển đổi sản phẩm và dịch vụ ngành hàng. \ Phòng kinh doanh nhựa đường: + Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhựa đường. + Tiếp nhận kế hoạch đã duyệt tổ chức tiếp thị bán hàng. + Cập nhật, tổng hợp phân tích các thông tin liên quan đến thị trường và sản phẩm nhựa đường và các đối thủ cạnh tranh, qua đó đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. \ Phòng kinh doanh hoá chất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý , kinh doanh hoá chất, điều hành mọi hoạt động kinh doanh hoá chất. Tham mưu giúp Giám đốc tổ chức kinh doanh hoá chất. Các bộ phận sản xuất, gồm có; + Kho nhựa đường Thượng Lý. + Nhà máy dầu nhờn Thượng Lý. + Kho hoá chất Thượng Lý. Có nhiệm vụ : +Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiếp nhận kế hoạch khi được duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất và báo cáo kết quả theo quy định. + Tiếp nhận hàng nhập, vật tư nguyên liệu phục vụ nhu cầu hoạt động của kho. + Tiếp nhận kế hoạch, tổ chức vận hành công nghệ đóng rót, xuất hàng kịp thời cho nhu cầu.. 2.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của chi nhánh: 2.2.1 – Đặc điểm lao động: Bảng 1: Cơ cấu lao động năm 2000 – 2001. Bộ phận Tổng cộng Đại học Trung cấp Nữ SL % SL % SL % 1.Giám đốc 1 1 100 0 2.Phó giám đốc 1 1 100 0 3.Phòngtổchức-hành chính 6 1 16,7 1 16,7 2 33,3 4. Phòng kếtoán-tài chính 7 3 43 4 57 4 57 5. Phòng KD dầu nhờn 6 4 67 1 16,7 1 16,7 6.Phòng KD hoá chất 2 2 100 0 1 50 7.Phòng KD nhựa đường 2 2 100 0 0 8. Phòng kỹthuật sản xuất 3 3 100 0 0 9.Nhà máy dầu nhờn 26 7 26,9 1 3,8 12 46 10. Kho hoá chất 9 1 11 1 11 5 55,6 11. Kho nhựa đường 17 1 5,9 1 5,9 2 11,8 Tổng cộng 80 28 35 8 10 27 34 ( Nguồn báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh năm 2000 - 2001). Ta thấy hàng năm chi nhánh bổ xung thêm hàng loạt lao động, khi bàn giao số lao động là 3,4 người, đến cuối năm 2001 đã tăng lên 80 người trong cơ cấu lao động năm 2000 có 15,8% lao động có trình độ Đại học, 22% lao động có trình độ trung cấp, 57,9% lao động là nữ. Đến cuối năm 2001 số lao động đã tăng so với lúc đầu là 46 người bằng 135%, số người tăng thêm đã tạo điều kiện cho chi nhánh thay đổi cơ cấu lao động . Tỉ lệ lao động có trình độ Đại học là 35% tăng thêm 22 người bằng 367% đồng thời giảm tỷ lệ lao động nữ từ 57,9% xuống 33,7%. Những vấn đề này đều tác động có lợi cho chi nhánh. Nhưng số tăng đó cũng có điều bất lợi là năm 1999 đưa kho nhựa đường vào hoạt động, nhu cầu vận tải tăng lên, nên chi nhánh đã tuyển dụng thêm 8 lái xe vào biên chế cho phòng kinh doanh. Kết quả năm 2000 đã đạt sản lượng tăng đột biến từ 17.689 tấn hàng xuất ra năm 1999 năm 2000 tăng lên 36.293 tấn hàng xuất ra. Đến năm 2001 do nhiều doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhựa đường nên sản lượng của chi nhánh giảm 55% làm cho lưu lượng lao động này thừa phải bố trí đi làm việc khác. Điều đó chứng tỏ chiến lược tiêu thụ của chi nhánh làm chưa tốt vì chưa nắm bắt được tình hình thị trường dẫn đến kế hoạch năm 2000 không hoàn thành. Từ những số liệu trên từ đó có thể rút ra một số đặc điểm về lao động của chi nhánh hoá dầu Hải phòng . Lao động của chi nhánh có quy mô nhỏ, chỉ gồm 80 người. Trong đó, số lượng lao động quản lý có trình độ cao chiếm 35% trong tổng số lao động. - Người lao động trong chi nhánh chủ yếu là những người đã gắn bó lâu năm nên số tuổi bình quân cao ( từ 40 tuổi trở lên). - Chi nhánh có đội ngũ công nhân sản xuất tay nghề cao, tương đối ổn định, đủ điều kiện để sản xuất và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. 2.2.2. Nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh : Bảng 2: Vốn kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị 1999 % 2000 % 2001 % Tổng vốn KD -Vốn cố định - Vốn lưu động Triệu - - 55.297,8 33.274,2 22.023,6 100 60,1 39,9 65.699,7 43.676,1 22.023,6 100 66,5 33,5 75.740,9 43.717,3 32.023,6 100 57,7 42,3 Vốn ngân sách -Vốn vay -Vốn khác Triệu - - 22.053,2 1.651,2 31.593,4 39,8 2,9 57,3 23.177,1 1.669,1 40.853,5 35,2 2,54 62,26 23.177,1 0 52.563,8 30,6 0 69,4 (Nguồn : Báo cáo thuyết minh tài chính.) Qua bảng phân tích trên ta có thể chia ra một số đặc điểm về vốn kinh doanh của chi nhánh: - Vốn kinh doanh của chi nhánh không lớn nhưng những năm gần đây cũng có sự tăng trưởng mặc dù tỷ lệ tăng trưởng không cao. - Nguồn vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. - Nguồn vốn cố định có tăng do chi nhánh có đầu tư thêm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất. - Nguồn vốn của chi nhánh được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: ngân sách Nhà nước , vốn tự có, vốn vay ngân hàng… Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 1999 đạt 55.297,8 triệu đồng.Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2000 đạt 65.629,7 triệu đồng. Tăng hơn 10.401,9 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 118,8%. Tổng nguồn vốn kinh doanh năm 2001 đạt 75.740,9 triệu đồng tăng hơn 10.041,2 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 115,2%. Sở dĩ có sự tăng trưởng như vậy là do chi nhánh biết tận dụng những nguồn vốn khác để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. 2.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu muốn những mặt hàng của mình có uy tín chất lượng cao trên thị trường thì việc đầu tiên chi nhánh cần làm là phải cải tạo hệ thống vật chất kỹ thuật. Đứng trước xu hướng cạnh tranh trên thị trường, chi nhánh hoá dầu Hải Phòng để kịp thời thích ứng và nâng cấp hàng loạt máy móc hiện đại phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của mình. Để có một cái nhìn khái quát về tình hình máy móc thiết bị của chi nhánh ta theo rõi bảng sau: Bảng 3 : Tình hình tài sản tại chi nhánh hoá dầu Hải Phòng trong thời gian 2000 – 2001 ( theo biên bản kiểm kê của phong kế toán) TSCĐ Tình trạng tài sản Năm sử dụng Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại (t) sử dụng Mức khấu hao b.quân đang sử dụng Mua mới Mua cũ 1. Máy vi tính x 1996 10.296.000 1.550.000 8.746.000 4 2.186.500 2.Máy nén khí X 1996 6.400.000 900.000 5.500.000 5 1.100.00 3.Xe ô tô Zin 130 X 1994 31.000.000 25.653.356 5.346.774 2 2.673.000 4.Hệ thống hút độc X 1994 45.990.000 25.450.000 19.354.000 4 6.511.000 5.Máy vi tính x 1997 9.536.920 - 5.136.000 5 1.827.400 6,Điện thoại di động X 2001 8.200.000 - - 7.Xe ô tô Daihatsu X 2000 220.141.000 - - 8.Máy lọc dầu X 2001 20.240.000 - - . . . 9.Tủ Đài Loan X 2000 6.000.000 - - 5 1.200.000 2.2.4. Các nguồn cung ứng nguyên vật liệu: Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên đảm bảo các nguyên vật liệu đủ về số lượng, thời gian và quy cách phẩm chất. Hiện tại ở chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng, có các nguồn cung ứng nguyên vật liệu chủ yếu sau: - Tổng công ty dầu khí Việt Nam. - Công ty hoá dầu Hà Nội. - Tổng công ty Nhựa. - Công ty Sơn Hải Phòng. Còn đối với NVL phụ, công ty chủ yếu mua ngoài thị trường hoặc do các bạn hàng đến chào hàng trực tiếp tại chi nhánh. 2.3- Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại chi nhánh hoá dầu Hải Phòng : Để thấy một cách toàn cảnh và đánh giá một cách chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại chi nhánh Hoá dầu Hải Phòng ta đi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân tích các chỉ tiêu tài chính quan trọng để làm cơ sở cho việc đánh giá một cách chính xác. 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh : Chi nhánh Hoá đầu Hải Phòng trực thuộc tổng công ty Dầu khí Việt Nam ra đời và phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phải chịu sự tác động cuả nhiều yếu tố trong đó có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để tồn tại, chi nhánh đã tổ chức tốt khâu tạo nguồn, đặc biệt là nhựa đường nóng đảm bảo nguồn cung cấp ổn định giảm giá vốn nhập khẩu tăng khả năng cạnh tranh. Có biện pháp cụ thể giảm chi phí bán hàng, giữ vững và mở rộng thị trường. Vì vậy, những năm qua chi nhánh đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường, ngày càng có uy tín với khách hàng. Bảng 4: tóm tắt kết quả kinh doanh trong các năm: 1999,2000,2001. TT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 1 Lượng xuất điều động Trong đó: -Dầu mỡ nhờn -Hoá chất -Nhựa đường Tấn - - - 8.793 3.520 2.187 7.090 28.083 4.486 2.267 21.330 12.866 3.495 4.232 5.139 2 Lượng xuất bán Trong đó: -Dầu mỡ nhờn -Hoá chất -Nhựa đường Tấn - - - - 3.530 3.625 1.734 2.955 1.829 3.426 2.189 2.145 3.363 3 Doanh thu bán trực tiếp Tr.đ 47.878 52.513 45.921 4 +Tổng giá trị TSCĐbình quân + TSCĐ mới tăng - - 3.850 0 5.101 2.548 7.764 2.889 5 Chi phí - 7.658 11.122 11.087 6 Tổng lợi nhuận trước thuế - 1.061 2.736 2.301 7 Số lượng lao động Người 69 74 80 8 Thu nhập bình quân/ tháng N/đồng 978 1.025 1.409 ( Nguồn : báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh ) Qua bảng trên ta thấy xu hưởng tăng giảm của từng loại mặt xuất ra như sau: - Dầu nhờn kể cả xuất điều động và xuất bán theo tấn hàng điều có xu hướng giảm. + Xuất điều động : Năm 1999 dầu mỡ nhờn xuất điều động là 3520 tấn. Năm 2000 dầu mỡ nhờn xuất điều động là 4486 tấn. Tăng thêm 966 tấn tương ứng với tỷ lệ 27 ,4% so với năm 1999. Năm 2001 dầu mỡ nhờn xuất điều động là 3.495 tấn giảm 991 tấn tương ứng với tỷ lệ giảm 22% so với năm 2000. + Lượng xuất bán : Năm 1999 là 3.530 tấn. Năm 2000 là 2955 tấn giảm 575 tấn tương ứng với tỷ lệ 16,3 % so với năm 1999. Năm 2001 là 2.189 tấn tương ứng với mức giảm 766 tấn, tỷ lệ 25,9 so với năm 2000. - Hoá chất theo tấn hàng xuất ra có xu hướng tăng nhất là xuất điều động. Năm 1999 hoá chất xuất điều động là 2.183 tấn . Năm 2000 hoá chất xuất điều động 2.267 tấn tăng 84 tấn, tương ứng với tỷ lệ 3,87% so với năm 1999. Năm 2001 hoá chất xuất điều động là 4.232 tấn tăng1.965 tấn tương ứngvới tỷ lệ 86,6% so với năm 2000. - Nhựa đường có xu hướng tăng giảm thất thường theo xu hướng đầu tư cơ sở hạ tầng của nhà nước ,lượng xuất điều động của nhựa đường năm 1999 thấp hơn nhiều so với năm 2000 và năm 2001 lại thấp hơn so với năm 2000 tình hình về lượng xuất bán nhựa đường cũng tương tự như vậy. Năm 2000 Nhà nước cho áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) thay cho thuế doanh thu, nên doanh thu năm 2000 gồm cả doanh số điều động để tính thuế VAT. Như vậy, để so sánh với các năm phải loại doanh thu điều động , vì các năm trước đây không tính doanh số điều động. Bảng 5: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 1999, 2000, 2001. TT Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu Trong đó: DT xuất khẩu Tr.đ 48.362 0 53.264 0 123.124 0 2. Các khoản giảm trừ -Chiết khấu -Giảm giá -Hàng bán trả lại -Thuế DT, xuất khẩu 484 0 0 0 484 750 0 220 0 530 0 0 0 0 0 3 Doanh thu thuần Tr.đ 47.878 52.513 123.124 4 Giá vốn hàng bán - 38.159 41.391 112037 5 Lãi gộp - 9.719 11.122 11.087 6 Chi phí bán hàng - 7.658 8.369 8.786 7 Lợi nhuận thuần tư hoạt động sxkd - 2.061 2.736 2.301 8 Lợi nhuận hoạt động tài chính - 0 126 23 9 Lợi nhuận hoạt động bất thường - 0 139 237 10 Tổng lợi nhuận trước thuế - 2.061 3.001 2.561 11 Thuế thu nhập phải nộp - 825 1.351 821 12 Lợi nhuận sau thuế - 636 1.651 1.741 (Nguồn :Thuyết minh báo cáo tài chính của chi nhánh) Bảng 6 : Kết quả thực hiện năm 1999 – 2001 so với kế hoạch Năm Chỉ tiêu ĐVT KH TH % 1998 1.Tổng xuất -Lượng xuất điều động -Lượng xuất bán Tấn - - 17.000 8.500 8.000 17.682 8.793 8.889 104 103 111 2.Doanh số bán trực tiếp Tr.đ 42.000 47.878 103,6 3.Chi phí - 7.600 7.658 107 4.Nộp ngân sách - 1.200 1.309 109 5.Tổng lợi nhuận trước thuế - 1.000 1.061 106 6.Thu nhập bình quân/ tháng Nghìn/ng 900 978 108,6 1999 1.Tổng xuất: -Lượng xuất điều động -Lượng xuất bán Tấn - 36.000 28.000 8.000 36.293 28.083 8.210 102,6 100,2 102,6 2.Doanh số bán trực tiếp Tr.đ 53.000 52.513 99,1 3.Chi phí - 12.000 11.122 92,7 4.Nộp ngân sách - 31.85 3.994 125,4 5.Tổng lợi nhuận trước thuế - 2.500 2.736 109,4 6.Thu nhập bình quân/ tháng Nghìn/ng 950 1.025 107,9 2000 1.Tổng xuất: -Lượng xuất điều động -Lượng xuất bán Tấn - 34.850 25.600 9.250 20.563 12.866 7.697 59 50,3 83,2 2.Doanh số bán trực tiếp triệu 65.700 45.921 69,9 3.Chi phí - 7.719 11.687 140,8 4.Nộp ngân sách - 12.505 9.270 74,1 5.Tổng lợi nhuận trước thuế - 2.641 2.301 87,1 6.Thu nhập bình quân/ tháng Nghìn/ng 1.600 1.409 88 Qua số liệu trên ta thấy : + Việc thực hiện chỉ tiêu tấn hàng xuất ra năm 1998 vượt kế hoạch 4% năm 1999 vượt kế hoạch 2,6% ,năm 2000 chỉ đạt 59% do sản lượng nhựa đường giảm .Việc thực hiệ chỉ tiêu tấn hàng bán ra năm 1998 vượt 11% so với năm 1999 vựơt kế hoạch 2% ,năm 2000 chỉ đạt 82,3% kế hoạch . + Chỉ tiêu về tổng lợi nhuận ,năm 1998 vượt kế hoạch 6% ,năm1999 vượt 9,4% và năm 2000 chỉ hoàn thành 87,1998% kế hoạch do doanh số giảm, chi phí tăng . Chỉ tiêu nộp ngân sách :năm 1998 vượt kế hoạch 9% , năm 1999 vượt kế hoạch 25,4% năm 2000 chỉ đạt 74,1998% do doanh số không đạt kế hoạch ,tổng lợi nhuận không đạt . + Thu nhập bình quân giữa 1 người trên tháng. Năm 1999 so với năm 1998 tăng 47000đ (1.025.000 - 978.000) Năm 2000 so với năm 1999 tăng 384.000(1.409.000 - 1.025.000) Phân tích một số chỉ tiêu : Chỉ tiêu doanh thu năm 1999,2000 ,2001: Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2000 /1999 2001 2001/2000 Doanh thu Tr.đ 48.362 53.264 110% 123.124 231% (Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh) Qua số liệu trên ta thấy doanh thu của chi nhánh Hoá đầu Hải Phòng có xu hướng đi lên ,doanh thu của năm sau lớn hơn doanh thu của các năm trước đạt 48.362 Tr.đ . Năm 2000 doanh thu đạt 53.264 Tr.đ Tăng lên 4.902 Tr.đ tương ứng với tỷ lệ 10% so với năm 1999 . Năm 2001 doanh thu đạt 123.124 Tr.đ tăng lên 69.860 Tr.đ tương ứng với tỷ lệ 131% so với năm 2000 . Điều đó chứng tỏ sản phẩm mà chi nhánh bán ra đã có chỗ đứng ngày một kả quan trên thị trường . - Chỉ tiêu lợi nhuận: Phân tích chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh Hoá Dầu Hải Phòng không chỉ đơn thuần dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu vì đôi khi chỉ tiêu về tổng doanh thu thì đạt và vượt mức nhưng các chỉ tiêu quan trọng khác không đạt. Vì vậy nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu tổng doanh thu mà đã vội vàng kết luận chi nhánh đó kinh doanh có hiệu quả là không đúng. Mặt khác hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với cái thu về. Mà lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh được mối quan hệ đó. Phân tích lợi nhuận của chi nhánh hoá dầu Hải Phòng là để có1 cái nhìn tổng quan nhất về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Phân tích tình hình lợi nhuận. Bảng7: Tnh hình lợi nhuận của chi nhánh. Chỉ tiêu Tỷ lệ so với DT thuần Biến động so với kỳ trước N 1998 (%) N1999 (%) N2000 (%) N99 soN 98 N2000 so N99 1.Doanh thu thuần 100 100 100 109.7 87.5 2.Giá vốn hàng bán 79,7 78,82 75,8 108,46 84,16 3.Lãi gộp 20,29 21,17 24,1 114,4 99,7 4.Phí hàng bán 15,99 15,94 19,1 109,2 104,98 5.LN thuần hoạt động KD 4,3 5,2 5 132,7 84,1 6.Tổng LN trước thuế 4,3 5,7 5,57 145,6 85,3 7.Thuế thu nhập phải nộp 1,73 2,57 1,79 163,7 60,69 8.Lợi nhuận sau thuế 1,33 3,14 3,79 259,5 105,4 (Nguồn : Báo cáo sản xuất kinh doanh) Qua bảng phân tích trên cho ta biết mức độ biến động của các chỉ tiêu so với kỳ trước: +Doanh thu thuần năm 99 tăng hơn so với năm 98 là 9,7%, năm 2000 giảm hơn năm 99 là 12,5% và giảm so với năm 98 là 4,1%. +Tổng chi phí bán hàng năm 99 tăng hơn so với năm 98 là 9,2% , năm 2000 tăng hơn năm 99 là 4,98%. Như vậy chỉ tiêu tổng chi phí đang có xu hướng tăng. Qua bảng phân tích trên cũng cho thấy mức độ biến động của các chỉ tiêu so với doanh thu thuần và ta cũng biết được cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn , chi phí, lợi nhuận… và xu thế tăng giảm của các chỉ tiêu đó. Như bảng trên ta biết: +Chỉ tiêugiữ vốn: cứ 100 đồng doanh thu thì giá vốn hàng bán năm 98 chiếm 79,7 đ, năm 99 chiếm 78,82đ , năm 2000 chiếm 75,8 đ. Như vậy giá vốn hàng bán đang có xu thế giảm. +Chỉ tiêu lãi gộp: Cứ 100 đ doanh thu thuần cho ta lãi gộp năm 98 là 20,29 đ năm 99 là 21,17đ, năm 2000 là 24,1 đ. Chỉ tiêu lãi gộp có xu thế tăng. +Chỉ tiêu tổng lợi nhuận: Cứ 100đ doanh thu thuần cho ta tổng lợi nhuận năm 98 là 4,3 đ, năm 99 là 5,7 đ, năm 2000 là 5,57 đ. Như vậy so với năm 98 chỉ tiêu này có xu thế tăng. +Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế: cứ 100 đ doanh thu thuần cho ta lợi nhuận sau thuế năm 98 là 1,33đ , năm 99 là 3,14 đ, năm 2000 là 3,79đ. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng nhanh. -Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước được thể hiện qua hình thức đóng thuế doanh nghiệp . Đóng thuế là hình thức bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp , nộp thuế đầy đủ thể hiện sự kinh doanh hợp pháp, thể hiện sự minh bạch đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23213.doc
Tài liệu liên quan