Lời mở đầu
Kinh tế Nhà nước nói chung, doanh nghiệp Nhà nước nói riêng đã được xây dựng và phát triển ở nước ta gần 50 năm. Trong quá trình đó các doanh nghiệp Nhà nước đã góp phần quan trọng tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, nhất là trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại đất nước hiện nay. Song những kết quả hoạt động của đa số các doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư, chưa phát huy được vai trò chủ đạo tro
51 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng lên chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa trong khu vực kinh tế này còn nẩy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực. "Bài toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước" đang là vấn đề lớn, được các cấp các ngành, địa phương quan tâm giải quyết.
Trong điều kiện tự nhiên xã hội của mình, tỉnh Lai Châu rất coi trọng việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và ở các doanh nghiệp khác nói chung, giúp cho các doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và thắng lợi trong cạnh tranh. Mặt khác, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh còn góp phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Sau nhiều năm sắp xếp và đăng ký lại doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo Nghị định 388/CP, Nghị định 90/CP, 91/CP, Chỉ thi 500/TTg, tuy số lượng doanh nghiệp Nhà nước có giảm, song nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước vẫn trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả; nhiều doanh nghiệp Nhà nước tuy được thành lập lại nhưng vẫn làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn không có khả năng thanh toán; các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về kỹ thuật và công nghệ; vai trò của doanh nghiệp Nhà nước chưa phát huy hết tiềm năng và năng lực sẵn có.
Trước thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai châu trong điều kiện mới, nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng sẵn có của doanh nghiệp để xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: "Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu".
Đề tài tập trung vào nghiên cứu, làm rõ vai trò của khu vực doanh nghiệp Nhà nước nói chung đồng thời cần phải nhận thức được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đánh giá một cách khoa học để tìm ra nguyên nhân đạt được và chưa đạt được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Thực hiện được mục đích đó đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai châu
Chương 1
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đối với các doanh nghiệp Nhà nước
1. Những vấn đề cơ bản về hiệu quả sản xuất - kinh doanh
1.1- Quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong hoạt động đó với chi phí ít nhất. Nó không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh. Điều này do điều kiện lịch sử và góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả.
Nhà kinh tế học người Anh Adam Smith cho rằng "hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá" nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng quan tâm như vậy, ở đây hiệu quả được đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng có cùng hiệu quả.
Quan niệm thứ hai cho rằng:" Hiệu quả là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí". Quan niệm này đã biểu hiện được quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí đã tiêu hao. Nhưng xét trên quan điểm triết học Mác- Lênin thì sự vật và hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Theo quan điểm này tính hiệu quả kinh doanh chỉ được xét tới phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung.
Quan niệm thứ ba: hiệu quả được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh đựơc mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó đã gắn đựoc kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, quan điểm này chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất của kết quả và chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Để phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực, chúng ta phải cố định1 trong 2 yếu tố hoặc kết qủa đạt được hoặc chi phí bỏ ra, nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn biến đổi và vận động.
Quan niệm thứ tư cho rằng: Hiệu quả là mức độ thoả mãn yêu cầu của qui luật kinh tế cơ bản của xã hội chủ nghĩa, cho rằng quĩ tiêu dùng với tính cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu cầu nền sản xuất chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đơì sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn ở đây là phương diện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng rất đa dạng và phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống là điều kiện khó khăn.
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả hoàn chỉnh theo định hướng trên chúng ta phải xuất phát từ những luận điểm của triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống.
Hiệu quả kinh tế - xã hội, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp. Tuy vậy, hiệu quả ấy là gì? như thế nào là có hiệu quả?... Vấn đề này chưa đựoc giải quyết triệt để. Thật khó mà đánh giá mức độ đạt được hiệu quả kinh doanh của một hoạt động sản xuất kinh doanh khi mà bản thân phạm trù này chưa được định rõ bản chất và những biểu hiện của nó.
1.2- Phân loại hiệu quả trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở những dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quả. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực cho công tác quản lý. Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu và mức hiệu quả kinh doanh từ đó đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.
Hiệu quả kinh tế -xã hội đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân.v.v...
Trong quản lý kinh doanh không những cần tính toán hiệu quả đạt được trong hoạt động của từng người, từng doanh nghiệp, mà còn phải tính toán - quan trọng hơn, phải đạt đựoc hiệu quả kinh tế- xã hội đối với nền kinh tế quốc dân. "Hiệu quả kinh tế- xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển" (Chiến lược kinh tế- xã hội đến năm 2000). Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có mối quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy vây, có thể có những doanh nghiệp không đảm bảo được hiệu quả (bị lỗ) nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả. Tuy nhiên, tình hình thua lỗ của doanh nghiệp nào đó chỉ có thể chấp nhận được trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại. Các doanh nghiệp phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội vì đó chính là tiền đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, nhưng để doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội chung của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cần có các chính sách đảm bảo kết hợp hài hoà lợi ích của xã hội với lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân người lao động.
Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp.
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường và thị trường của nó. Doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đề then chốt: Kinh doanh cái gì, kinh doanh như thế nào, kinh doanh cho ai và với chi phí là bao nhiêu?
Mỗi nhà cung cấp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong những điều kiện cụ thể về nguồn tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý lao động, quản lý kinh doanh. Họ đưa ra thị trường sản phẩm của mình đối với một chi phí cá biệt nhất định và người nào cũng muốn tiêu thụ được hàng hoá của mình với giá cao nhất, Tuy vậy, khi đưa sản phẩm của ra bán trên thị trường, họ chỉ có thể bán theo mức giá cả thị trường, nếu sản phẩm của họ có chất lượng tương đương. Bởi vì thị trường chỉ thừa nhận mức trung bình xã hội cần thiết về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá. Qui luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi, thông qua một mức giá cả thị trường.
Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội. Nhưng tại mỗi doanh nghiệp mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả, thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí cụ thể:
- Giá thành sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất.
Bản thân mỗi loại chi phí trên lại có thể được phân chia chi tiết tỷ mỷ hơn. Đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây và cũng lại cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí.
Đó là việc cần làm, giúp cho hoạt động kinh doanh tìm được hướng giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả kih doanh nói chung được tạo thành trên cơ sở hiệu quả của các loại chi phí cấu thành. Các đơn vị kinh doanh là nơi trực tiếp sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh. Vì vậy, bản thân các đơn vị kinh doanh phải quan tâm xác định những biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố của quá trình đó.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:
Một là, để thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí trong hoạt động kinh doanh.
Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn lấy một phương án có lợi nhất.
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành), hoặc từ một đồng vốn bỏ ra.v.v...
Người ta xác định hiệu quả tuyệt đối khi phải bỏ chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó. Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất kỳ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lượng lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối.
Hiệu quả so sánh được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau. (Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án). Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án (hoặc cách làm khác nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ) từ đó cho phép lựa chọ một cách làm có hiệu quả cao nhất.
Trên thực tế, để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, người ta không chỉ tìm thấy một cách (một phương án, một con đường, một giải pháp) mà có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau. Mỗi cách làm đó đòi hỏi lượng đầu tư vốn, lượng chi phí khác nhau, thời gian thực hiện và thời gian thu hồi vốn đầu tư cũng khác nhau. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản lý và kinh doanh không nên tự trói mình vào một cách làm màphải vận dụng mọi sự hiểu biết đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án đó để chọn ra một phương án có lợi nhất.
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lập tương đối. Trước hết, xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh. Nghĩa là, trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án, người ta so sánh mức hiệu quả ấy của các phương án với nhau. Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh.
Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánhđược xác định không phu thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh giữa mức chi phí của các phương án với nhau để chọ ra phương án có chi phí thấp, thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu qủa tuyệt đối của các phương án.
1.3- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hay một nền kinh tế quốc dân được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của mỗi cấp (mục tiêu của chủ thể hiệu quả). Bởi vậy, phân tích hiệu quả của các hoạt động cần xác định rõ chiến lược cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển.
Chỉ tiêu tổng quát.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, có quan hệ đến toàn bộ các yếu tố của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả.
Để đánh giá có cơ sở khoa học hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng hệ thống chi tiêu phù hợp gồm chỉ tiêu tổng quát và chỉ tiêu chi tiết cụ thể để tính toán.
Kết quả thu được
Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí bỏ ra
Các chỉ tiêu chi tiết cụ thể phải phù hợp, phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả chung:
Kết quả thu được trong kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước đo bằng các chỉ tiêu như doanh thu và lợi nhuận thực hiện. Còn chi phí bỏ ra như lao động, vốn cố định, vốn lưu động....
Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi ) của các chỉ tiêu phản ánh chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lại có thể tính bằng cách so sánh nghịch đảo:
Chi phí bỏ ra
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả thu được
Công thức này phản ánh sức hao phí của các chỉ tiêu bỏ ra nghĩa là để có một kết quả thu được thì hao phí hết mấy đơn vị bỏ ra.
Hệ thống các chỉ tiêu
Dựa trên nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu bằng cách so sánh giữa kết quả kinh tế và chi phí kinh tế ta sẽ lập bảng hệ thống chỉ tiêu và lựa chọn những chỉ tiêu cơ bản nhất sao cho số lượng các chỉ tiêu là ít nhất, tổng hợp nhất thuận lợi cho việc tính toán và phân tích.
Chỉ tiêu
Doanh thu (DT)
Lợi nhuận (P)
Lao động (N)
W = DT/N
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ
B = P/N
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi người lao động đối với doanh nghiệp vào lợi nhuận hay kết quả kinh doanh
Vốn cố định (G)
H1 = DT/G
Chỉ tiêu này biểu hiện mức tăng kết quả kinh doanh của mỗi đơn vị giá trị TSCĐ nhưng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp nhất của vốn cố định thường được sử dụng là mức doanh lợi
H2 = P/G
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi hoặc số thu nhập thuần tuý trên một đồng tiền vốn cố định hoặc số vốn cố địnhcần thiết để tạo ra một đồng lợi nhuận hoặc lãi thực hiện. Chỉ tiêu này có thể so sánh với kỳ trước hoặc kế hoạch để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn lưu động (VL)
H3 = DT/VL
Biểu thị mỗi đơn vị vốn lưu động bỏ vào kinh doanh có khả năng mang lại bao nhiêu đồng vốn doanh thu hay thể hiện khả năng số vòng quay của vốn lưu động, mức đảm nhận của một kỳ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp.
H4 = P/VL
Mức doanh lợi của vốn lưu động bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận
Chi phí thường xuyên trong kinh doanh (C)
T1 = DT/C
Hiệu quả sử dụng chi phí phản ánh doanh thu đạt được khi bỏ ra 1 đồng chi phí
T2 = P/C
Mức sinh lợi của 1 đơn vị chi phí biểu thị mức lợi nhuận thu được khi 1 đồng chi phí được bỏ ra
Thời gian hoàn vốn đầu tư (TV)
TV = VĐT /P + KC
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư sau khi đã được vật hoá. Đó là khoảng thời gian mà vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và có thể thu hồi lại được nhờ lợi nhuận và khấu hao cơ bản thu được hàng năm.
E = (P+KC)/VĐT
Hệ số này cho biết, trong thời gian một năm, một đơn vị vốn đầu tư sẽ được bồi hoàn lại bao nhiêu
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (P)
P = DT - (Z + Th ± T0 )
Biểu hiện thông qua sự so sánh kết quả (DT) và các loại chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
DZ = P/Z
Phản ánh mức lợi nhuận thu được từ một đơn vị chi phí sản xuất.
Trong đó:
DT: Doanh thu
T1: Hiệu suất sử dụng chi phí
P: Lợi nhuận
T2: Mức sinh lợi của một đơn vị chi phí
B: Mức sinh lợi của một lao động
VĐT : Tổng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
W:Doanh thu bình quân 1 lao động
Kc: Mức khấu hao cơ bản hàng năm
H1: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tv: Thời hạn hoàn vốn đầu tư
H2 : Mức sinh lợi của vốn cố định
DZ: Tỷ suất lợi nhuận tính theo giá thành
H3: Số vòng quay của vốn lưu động
Z: Giá thành hàng hoá và dịch vụ
H4:Mức doanh lợi của vốn lưu động
2 . Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
2.1- Vị trí vai trò của doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là những cơ sở kinh doanh do Nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. DNNN phân biệt với doanh nghiệp tư nhân ở quyền sở hữu của Chính phủ và phân biệt với các cơ quan khác cửa Chính phủ ở tính chất kinh doanh thương mại, tạo ra thu nhập qua cung cấp hàng hoá và dịch vụ của chúng. Đặc điểm sở hữu của Chính phủ hầu như bao giờ cũng bao gồm cả quyền kiểm soát, chỉ đạo, can thiệp ở một mức độ nào đó vào hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước là những chuyển khoản từ chính phủ và tiền vay.
Trên thế giới, không có nước nào triệt bỏ hoàn toàn các doanh nghiệp Nhà nước. Vai trò của khu vực này được xác định và thay đổi tuỳ thuộc vào đặc điểm, mục tiêu nền kinh tế qua mỗi thời kỳ phát triển đất nước.
Nhìn chung, sự cần thiết của khu vực DNNN trong nền kinh tế thị trường được biện minh bởi hai lý do sau:
Thứ nhất, DNNN cung cấp những hàng hoá và dịch vụ công cộng mà quyền sở hữu không thể xác định (giao thông, đường bộ, công trình kiến trúc lịch sử, phong cảnh thiên nhiên...) hoặc những hàng hoá, dịch vụ mà tư nhân không thể và không muốn làm (điện nước...).
Thứ hai, DNNN thúc đẩy sự phát triển cân đối và giải quyết việc làm ở các ngành, lĩnh vực, khu vực kinh tế đòi hỏi đầu tư lớn, có độ mạo hiểm cao mà tư nhân không đủ sức, không muốn đầu tư.
Thứ ba, DNNN kiểm soát những khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia như công nghiệp quốc phòng, khai thác mỏ nguyên liệu phóng xạ.
Thứ tư, thực hiện sự phối hợp lại thu nhập; chống lại khuynh hướng dẫn tới độc quyền tự nhiên tại khu vực tư nhân.
Thứ năm, ngoài ra một số nước, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các DNNN còn là một kênh tạo thu nhập quan trọng cho ngân sách Nhà nước; là kênh thu hút viện trợ và vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển kinh tế; cũng như biểu hiện và phương tiện đề cao tinh thần độc lập tự chủ quốc gia về kinh tế, là biểu hiện công bằng xã hội. ý nghĩa này được tuyệt đối hoá ở nhiều nước, khiến cho khu vực Nhà nước bành trướng tối đa và trở thành một sản phẩm ý thức hệ mang tính chất định kiến.
Về tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân, thông thường, ở các nước tư bản phát triển, DNNN chiếm khoảng trên dưới 10% tư bản sản xuất (chẳng hạn, 2% ở Mỹ, 8% ở Anh). ở những nước đang phát triển, tỷ lệ này cao hơn nhiều (70% ở ả rập, Ai cập..). Còn ở những nước có nền kinh tế kế hoach hoá tập trung, tỷ lệ có thể đạt tới trên dưới 95% như ở Tiệp khắc (cũ).
Từ những nguyên nhân trên, sự ra đời và tồn tại các doanh nghiệp Nhà nước là sự đòi hỏi khách quan có tính phổ biến của mọi nền kinh tế.
Sự ra đời và tồn tại của các doanh nghiệp Nhà nước thường do những nguyên nhân về chính trị - xã hội, kinh tế khách quan chi phối.
ở nước ta hệ thống doanh nghiệp Nhà nước được hình thành dựa trên ba con đường sau đây:
- Nhà nước quốc hữu hoá các doanh nghiệp của tư sản mại bản.
- Cải tạo các doanh nghiệp tư bản trong nước, khi tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế.
- Nhà nước xây dựng các doanh nghiệp mới từ vốn ngân sách, vốn vay nợ hay vốn viện trợ nước ngoài.
Các doanh nghiệp Nhà nước của ta được hình thành chủ yếu bằng con đường thứ ba - Nhà nước xây dựng các doanh nghiệp mới từ vốn ngân sách, vốn vay hay vốn viện trợ của nước ngoài trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế đất nước.
Do hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như vậy nên hệ thống doanh nghiệp Nhà nước của ta có trình độ phát triển rất khác nhau, đặc biệt là về quy mô, trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức và quản lý. Mặt khác, trong những giai đoạn khác nhau, hệ thống doanh nghiệp được xây dựng trên những quan điểm khác nhau như: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, xây dựng cơ cấu kinh tế tự lực, tự cường, phát triển kinh tế địa phương và xây dựng huyện. vv... có một thời gian khá dài hệ thống doanh nghiệp ở miền Bắc còn bị phá hoại nặng nề của chiến tranh.
Hiện nay ở nước ta, doanh nghiệp Nhà nước được coi là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao (Điều 1 - Luật Doanh nghiệp Nhà nước)
Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì chức năng của doanh nghiệp Nhà nước đã có những thay đổi nhất định. Các doanh nghiệp Nhà nước vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị phân phối đồng thời là công cụ điều tiết kinh tế của Nhà nước.
Là đơn vị sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật, có nghĩa là chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành của cải vật chất, hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và giành lợi nhuận cao. Thực hiện chức năng này, doanh nghiệp Nhà nước xuất hiện với tư cách là một chủ thể sản xuất kinh doanh tiến hành những qua hệ cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu của mình.
Là một đơn vị phân phối, doanh nghiệp Nhà nước phải làm tốt các nghiệp vụ bán sản phẩm, dịch vụ, qua đó thu được các khoản tiền mặt, séc giấy nợ để trang trải cho các khoản chi phí, khoản nộp thuế và nghĩa vụ xã hội, đầu tư cho phát triển sản xuất và mở rộng thị trường. Với chức năng này, doanh nghiệp Nhà nước phải đạt tới sự phân phối hợp lý nhằm tạo ra động lực phát triển sản xuất và bảo đảm công bằng xã hội.
Là công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước phải hoạt động có hiệu quả, mở đường, khai phá hay nâng đỡ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
Với các chức năng trên, trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước có vai trò quan trọng, được thể hiện ở các nội dung sau:
Một là, doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thể sản xuất hàng hoá trong khuôn khổ pháp luật, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về quá trình tái sản xuất và kinh doanh của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu thị trường và đạt mục tiêu mong muốn (lợi nhuận tối da, uy tín, vị thế trên thương trường...)
Hai là, doanh nghiệp Nhà nước là một pháp nhân kinh tế bình đẳng trước pháp luật. Do vậy, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp Nhà nước phải chấp nhận cạnh tranh. Để thắng lợi trong cạnh tranh phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Ba là, doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức kinh tế, là một tế bào của nền kinh tế quốc dân. Do vậy, hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước phải bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích của tập thể cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và lợi ích chung của toàn hệ thống kinh tế quốc dân. Sự thống nhất về mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao sẽ là cơ sở bảo đảm cho sự thống nhất chung.
Bốn là, doanh nghiệp Nhà nước là một tổ chức xã hội, có trách nhiệm làm chủ các phương tiện kỹ thuật, tài nguyên và giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
Từ những chức năng và vai trò mới của doanh nghiệp Nhà nước, trong hiện tại và tương lai, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Đặc điểm nổi bật bao quát toàn bộ các khu vực doanh nghiệp Nhà nước là, bên cạnh sự cần thiết và tác động tích cực không thể phủ nhận của doanh nghiệp Nhà nước, thì đây là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất về kinh tế - kỹ thuật, gây ra những tổn thất to lớn cho các nguồn lực phát riển của đất nước. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể ra như sau:
- Các mục tiêu mà Chính phủ áp đặt cho các doanh nghiệp Nhà nước nhiều khi mâu thuẫn nhau, dẫn đến sự hoạt động của doanh nghiệp mất hiệu quả về kỹ thuật (chẳng hạn vì lý do phát triển không cấn đối giưã các vùng, doanh nghiệp Nhà nước buộc phải đặt cơ sở tại những vùng địa lý bất lợi cho sản xuất kinh doanh).
- Nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo nguyên tắc độc quyền, không tuỳ thuộc vào lợi nhuận mà nó đem lại, dẫn đến làm mất tác dụng của cơ chế cạnh tranh kích thích tính hiệu quả của doanh nghiệp.
- Mặc dầu với số lượng nhân viên hành chính đông đảo hơn hẳn các doanh nghiệp khác, các thông tin từ doanh nghiệp Nhà nước cho Chính phủ thường tỏ ra kém chất lượng, làm tăng tính chủ quan các can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp. Chính sự kết hợp giữa quản lý yếu kém và công nghệ lạc hậu của doanh nghiệp đã dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và năng suất lao động thấp, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ.
- Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhà nước đang làm trầm trọng thêm vấn đề ngân sách và nợ Chính phủ thông qua nhuững khoản vay kém hiệu quả với độ rủi ro cao của doanh nghiệp Nhà nước, thông qua những tài trợ của Ngân sách nhà nước cho doanh nghiệp Nhà nước, hay những khoản nợ lẫn nhau giữa Chính phủ và doanh nghiệp Nhà nước.
Chính những lý do trên đây cùng với nguồn ngân sách hạn hẹp không cho phép tăng các khoản bù lỗ và đầu tư, tài trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước để chúng thích ứng với sự biến đổi mạnh mẽ của thị trường và kỹ thuật - công nghệ trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay và những biến đổi căn bản về bối cảnh chính trị xã hội, đã quy định sự cần thiết phải cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
2.3- ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước.
Đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với các doanh nghiệp Nhà nước việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng, thể hiện:
- Tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở để đánh giá mức độ của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau và chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao. Dù ở cấp nào, thành phần kinh tế nào cũng phải lấy tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế làm cơ sở cho việc lựa chọn và đưa ra các quyết định quản lý. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là cơ sở, tiền đề để phát triển kinh tế trong các doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ hệ thống nền kinh tế nói chung.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm và do đó tăng khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước góp phần tạo ra ngày càng nhiều lượng sản phẩm cung cấp cho xã hội, đáp ứng tốt nhu cầu lành mạnh của thị trường.
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp, qua đó nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước; đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu; tạo điều kiện giải quyết nhiều việc làm cho người lao động.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển từ nền kinh tế sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; góp phần tạo ra nguồn vốn tích luỹ nội bộ ngày càng lớn, tạo điều kiện vật chất thuận lợi để phát triển sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội giữa các địa phương và giữa các quốc gia; góp phần vào việc ổn định nền kinh tế đất nước.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước giúp cho các doanh nghiệp có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá các thiết bị- công nghệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển nhanh và bền vững.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp Nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kin._.h tế, hướng dẫn và giúp đỡ các thành phần kinh tế khác giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh một mặt phải giảm chi phí lao động xã hội, mặt khác phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và không ngừng mở rộng mặt hàng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của xã hội.
Thứ hai, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải giải quyết những vấn đề kinh tế - kinh doanh, vừa giải quyết những vấn đề xã hội của đất nước, đó là:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội, đảm bảo điều kiện lao động hợp lý và thuận tiện cho người lao động.
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý các tài nguyên (lao động, nguyên vật liệu, đất đai...) đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
- Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải thống nhất với vấn đề công bằng xã hội, phải gắn kết quả sản xuất kinh doanh với sự bình đẳng về mức sống, về lao động và điều kiện lao động, về phân phối thu nhập.... cho người lao động trong doanh nghiệp.
Thứ ba, việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi phải xem xét mỗi giải pháp, mỗi phương án sản xuất kinh doanh một cách toàn diện về không gian và thời gian, đảm bảo hiệu quả của từng phần tử, từng phân hệ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của toàn bộ hệ thống, nâng cao hiệu quả hiện tại và lâu dài của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi quá trình sản xuất kinh doanh phải thống nhất với sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của mỗi quốc gia. Điều đó có nghĩa là quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đúng mục đích, đúng hướng kinh doanh theo pháp luật, góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Ngược lại, sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước là cơ sở tiền đề vững chắc để hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thứ năm, việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần chú trọng đến việc tạo ra và không ngừng tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, không đơn giản coi lợi nhuận như là tiêu chí duy nhất đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà phải xem xét lợi nhuận đạt được bằng cách nào và được phân phối sử dụng ra sao. Trong nền kinh tế thị trường, mỗidoanh nghiệp là một tế bào của hệ thống nền kinh tế quốc dân, sự vận động của nó phải nằm trong quỹ đạo chung và góp phần thực hiện mục tiêu của hệ thống. Do vậy, lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải thể hiện sự gắn bó của doanh nghiệp với sự vận động của thị trường; phải bảo đảm tôn trọng pháp luật kỷ cương của Nhà nước, góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, nó cũng phải được phân phối theo cách kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích với nhau.
Thứ sáu, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp Nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó với nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả của mỗi doanh nghiệp là tiền đề thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, đem lại lợi nhuận ngày càng cao, góp phần nângcao đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp và mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Ngược lại, khi hiệu quả kinh tế của đất nước được nâng cao sẽ tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chương 2
Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
1- Tình hình hoạt động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
1.1- Tình hình tổng quát của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Những năm trước đây, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế và đã góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Lai Châu, tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc giải quyết vấn đề xã hội, thực hiện các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Bước vào thời kỳ mới, mặc dù khó khăn, nhưng một số doanh nghiệp dần dần ổn định sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả đã được tổ chức sắp xếp lại hoặc giải thể.
Năm 1986 -1987, toàn tỉnh Lai Châu có 65 doanh nghiệp Nhà nước (trong đó tỉnh quản lý 43 doanh nghiệp, huyện quản lý 22 doanh nghiệp) đến năm 1989 giải thể 6 doanh nghiệp, còn 59 doanh nghiệp.
Thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập lại và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, chỉ thị 500/TTg ngày 25/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo các ngành rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, tiến hành thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp đang hoạt động nhằm ổn định sản xuất kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn được giao, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong nền kinh tế nhiều thành phần. Đến nay toàn tỉnh Lai Châu hiện có 58 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó 7 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty 90 và 91; còn 49 doanh nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý và 2 doanh nghiệp trực thuộc khối Đảng quản lý.
Trong số 49 doanh nghiệp Nhà nước (Tỉnh quản lý) được phân loại như sau:
Theo tính chất hoạt động có:
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích: 10 doanh nghiệp, chiếm 20,5%
- Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh: 32 doanh nghiệp, chiếm 65,3%
- Doanh nghiệp Nhà nước vừa hoạt động công ích vừa hoạt động kinh doanh: 7 doanh nghiệp, chiếm 14,2%.
Doanh nghiệp Nhà nước phân theo tính chất hoạt động
Phân theo ngành kinh tế:
- Thuộc lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp: có 12 doanh nghiệp
- Lĩnh vực Công nghiệp: 7 doanh nghiệp
- Lĩnh vực xây lắp: 9 doanh nghiệp
- Giao thông vận tải: 5 doanh nghiệp
- Bán lẻ : 10 doanh nghiệp
- Văn hoá thể thao: có 2 doanh nghiệp
- Lĩnh vực tư vấn - KSTK: có 3 doanh nghiệp
- Hỗ trợ tài chính: 1 doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nước phân theo ngành kinh tế
- Về vốn: Với 49 doanh nghiệp nhưng tổng số vốn kinh doanh chỉ có 167 tỷ đồng, trong đó vốn kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước là 79.142 triệu đồng. Như vậy bình quân 1 doanh nghiệp có vốn kinh doanh là 3.408 triệu đồng, trong đó vốn Nhà nước là 1.615 triệu đồng. Tuy nhiên, số vốn thực tế phát huy được tác dụng chiếm gần 70% (trên 30% là vốn không phải khấu hao, tồn động chờ xử lý, thất thoát do thiên tai, công nợ khó đòi....).
Nhìn chung, vốn kinh doanh thuộc sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp rất thấp, số vốn này mới đạt 34% vốn pháp định, và chiếm 47% trong tổng số vốn huy động vào kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong số các doanh nghiệp hiện nay thì có 45% doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 500 triệu đồng; 27,5% doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 19,5% doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 1 đến 3 tỷ đồng; 3,5% doanh nghiệp có vốn từ 3 đến 5 tỷ đồng và 3,5% doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 5 tỷ đồng (chủ yếu là các doanh nghiệp khai thác thuỷ nông).
Để duy trì mức độ sản xuất nhu vừa qua, các doanh nghiệp phải huy động vốn từ bên ngoài (kể cả vay Ngân hàng) với số lượng lớn bằng 58,7% vốn huy động vào kinh doanh của các doanh nghiệp; Chi phí trả lãi vay hàng năm rất lớn thường chiếm 6% trong giá thành, do đó làm giảm lợi nhuận hàng năm của nhiều doanh nghiệp.
-Về tài sản: Nguyên giá tài sản cố định hiện nay là 102,4 tỷ đồng, giá trị còn lại của tài sản cố định là 69 tỷ đồng. Như vậy bình quân 1 doanh nghiệp có 2,08 tỷ đồng tài sản cố định.
Tài sản cố định của các doanh nghiệp phần lớn đã cũ, lạc hậu về kỹ thuật, giá trị còn lại thấp, nhiều tài sản được trang bị từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung đến nay chưa có sự đầu tư đổi mới, nhiều tài sản cố định đang chờ thanh lý nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Hiện nay nhiều doanh nghiệp thực hiện đổi mới thiết bị, công nghệ chủ yếu bằng vay vốn ngân hàng, nhưng trog quá trình sử dụng đã không phát huy được ccông suất, giá thành sản phẩm cao dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
- Về lao động: Tổng số lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp Nhà nước có 4.494 người, trong đó lao động chờ sắp xếp việc làm là 196 ngưòi, chiếm 4,36% tổng số lao động hiện có; 75 % doanh nghiệp có dưới 100 lao động; 21% doanh nghiệp có từ 100 đến 300 lao động; 4% doanh nghiệp có trên 300 lao động. Ngoài số lao động thường xuyên, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng lực lượng lao động hợp đồng ngắn hạn từ 600 đến 700 lao động, bằng 15% tổng số lao động thường xuyên.
Chất lượng lao động trong doanh nghiệp hiện nay rất thấp, trong tổng số lao động của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay trên địa bàn tỉnh thì 2,5% có trình độ đại học; 5,8% có trình độ trung cấp; 2,2% là công nhân kỹ thuật; 69,7% là lao động phổ thông không qua đào tạo.
Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp, lao động được hình thành từ những năm bao cấp, đến nay tuổi cao, sức khoẻ giảm, tính năng động bị hạn chế nhiều. Việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân lao động chưa được quan tâm thường xuyên, ở hầu hết các doanh nghiệp không tổ chức được việc thi tay nghè nâng cao bậc cho công nhân.
- Tổ chức quản lý: Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp Nhà nước hiện nay do Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý có 138 cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, trong đó có 49 giám đốc, 48 phó giám đốc và 41 kế toán trưởng.
Về tuổi đời: 45 cán bộ dưới 40; 27 cán bộ tuổi từ 40 đến 45; 36 cán bộ tuổi từ 45 đến 50; 30 cán bộ tuổi trên 50.
Về trình độ chuyên môn: đại học có 53 cán bộ; trung cấp 74 cán bộ; trình độ sơ cấp 11 cán bộ. Trong đó 3 cán bộ không có bằng cấp chuyên môn.
Về trình độ văn hoá: 105 cán bộ trình độ 10/10; 33 cán bộ trình độ 7/10.
Về trình độ chính trị: 4 cán bộ có trình độ cao cấp; 27 cán bộ có trình độ trung cấp; 1 cán bộ có trình độ sơ cấp và 106 cán bộ có bằng về lý luận chính trị.
Biểu 1: Số liệu về thực trạng doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Chỉ tiêu
Đ/vị tính
1987
1989
1998
1- Số lượng doanh nghiệp
DN
65
59
58
- Tỉnh quản lý
DN
43
49
- Huyện quản lý
DN
22
-
- Tổng công ty 90 & 91
7
- Thuộc khối Đảng quản lý
2
2- Lao động doanh nghiệp Nhà nước
người
5.000
-
4.336
3 - Quy mô DNNN phân theo vốn kinh doanh
- Dưới 500 triệu
%
45
- Từ 1- 3 tỷ đồng
%
19,5
- Từ 3 - 5 tỷ đồng
%
3,5
- Trên 5 tỷ đồng
%
3,5
4- Tổng số vốn doanh nghiệp Nhà nước
tỷ đồng
167
Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN của tỉnh Lai Châu, năm 1998
1.2- Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước phân theo ngành:
Ngành nông nghiệp:
Có 7 doanh nghiệp Nhà nước, ngoài công ty Vật tư nông nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi còn lại các doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh không ổn định, bấp bênh như công ty cây công nghiệp, xí nghiệp cơ khí nông nghiệp, 1 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ 2 năm liền (Xí nghiệp chè Tam Đường)
+ Nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng 48%
+ Doanh thu chiếm 23%
Biểu 2: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành Nông nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
34.867
35.417
35.347
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
28.912
30.447
31.248
- Vốn Nhà nước
25.659
27.049
27.681
3 - Nợ phải thu
8.672
11.470
12.384
4- Nợ phải trả
4.062
14.487
21.285
5 - Tổng doanh thu
35.076
45.883
51.121
6 - lãi lỗ
710
1.085
813
7- Các khoản nộp ngân sách
803
1.115
1.329
8- Số lao động (người)
1.364
972
1.149
Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNNN, năm 1998
Ngành Lâm nghiệp:
Có 5 doanh nghiệp Nhà nước dang gặp khó khăn về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, không còn nhiệm vụ khai thác kinh doanh lâm sản. Hiện tại các doanh nghiệp này chỉ làm dịch vụ chương trình dự án 327, là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
Biểu 3: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành lâm nghiệp
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
2.400
2.363
1.983
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
3.203
2.053
2.077
- Vốn Nhà nước
2.121
963
943
3 - Nợ phải thu
1.917
2.392
1.378
4- Nợ phải trả
1.800
4.170
4.306
5 - Tổng doanh thu
7.613
9.886
5.270
6 - lãi lỗ
107
49
72
7- Các khoản nộp ngân sách
361
236
102
8- Số lao động (người)
345
331
334
Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998
Ngành khai thác Than:
Có 1 doanh nghiệp là công ty than hiện đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, vốn bị ứ đọng, nợ vay ngân hàng cao. Sản phẩm tồn kho khoảng trên 10.000 tấn than, trung khi đó than trung uơng được trợ cước vận chuyển giá bán thấp hơn.
Ngành công nghiệp chế biến:
Có 6 doanh nghiệp, ngoài xí nghiệp in ổn định sản xuất kinh doanh, còn lại các doanh nghiệp khác đều gặp khó khăn. Có 3 doanh nghiệp : Xí nghiệp chế biến gỗ, Công ty Vật liệu xây dựng I, Nhà máy cơ khí Lai Châu quy mô nhỏ bé sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, thiếu vốn kinh doanh. Còn lại 2 doanh nghiệp là : Công ty Xuất nhập khẩu và dịch vụ Thương mại, công ty Vật liệu xây dựng II mới đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm nhưng chưa kinh doanh đạt hiệu quả, sản phẩm tồn kho lớn vẫn còn thua lỗ.
Biểu 4: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành chế biến gỗ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
3.508
3.752
3.709
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
336
1.408
1.402
- Vốn Nhà nước
186
1.252
1.255
3 - Nợ phải thu
545
2.908
565
4- Nợ phải trả
761
5.938
3.625
5 - Tổng doanh thu
3.361
6.562
2.765
6 - lãi lỗ
49
62
294
7- Các khoản nộp ngân sách
505
551
72
8- Số lao động (người)
55
70
70
Ngành sản xuất điện nước:
1 doanh nghiệp đó là Công ty Xây dựng và cấp thoát nước đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng cơ bản sản xuất kinh doanh chưa ổn định.
Ngành xây dựng cơ bản:
Quy mô, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh không đồng đều, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không ổn định, kém hiệu quả.
Biểu 5: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành xây dựng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
7.923
7.918
9.288
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
4.262
5.064
5.449
- Vốn Nhà nước
2.163
2.860
3.252
3 - Nợ phải thu
11.888
12.650
7.726
4- Nợ phải trả
11.858
18.174
18.833
5 - Tổng doanh thu
45.363
34.522
24.320
6 - Lãi lỗ
577
182
161
7- Các khoản nộp ngân sách
1.063
1.096
1.023
8- Số lao động (người)
715
602
504
Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998
Ngành Thương mại bán lẻ:
Là những công ty thương nghiệp được hưởng một phần chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc cung ứng các mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào vùng cao. Được Nhà nước cấp vốn dự trữ lưu thông các mặt hàng, tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định.
Biểu 6: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN thuộc ngành bán lẻ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
10.998
11.210
12.871
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
11.660
11.337
13.207
- Vốn Nhà nước
8.609
8.279
9.740
3 - Nợ phải thu
3.460
319
4.258
4- Nợ phải trả
5.583
14.621
16.646
5 - Tổng doanh thu
69.284
62.150
68.792
6 - lãi lỗ
991
573
590
7- Các khoản nộp ngân sách
1.253
1.231
1.551
8- Số lao động (người)
638
621
581
Ngành vận tải:
Các công ty vận tải ô tô gặp khó khăn, phương tiện vận tải cũ nát, không đủ sức cạnh tranh, giá cước vận tải không đủ bù đắp chi phí.
Các ngành khác:
+ Một doanh nghiệp : Công ty tư vấn xây dựng và Khảo sát Thiết kế Giao thông sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả.
+ 2 doanh nghiệp thua lỗ: Công ty số số kiến thiết, Công ty Điện ảnh.
+ 3 doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ: Xí nghiệp khảo sát thiết kế thuỷ lợi, xí nghiệp Khảo sát thiết kế xây dựng, công ty Văn hoá tổng hợp.
Biểu 7: tổng hợp một số kết quả hoạt động các DNNN khác
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1- Nguyên giá tài sản cố định
389
496
638
2- Nguồn vốn kinh doanh
- Tổng số
400
487
587
- Vốn Nhà nước
175
174
221
3 - Nợ phải thu
467
635
1.411
4- Nợ phải trả
794
1.255
1.430
5 - Tổng doanh thu
2.444
2.966
3.593
6 - Lãi lỗ
230
289
435
7- Các khoản nộp ngân sách
187
201
282
8- Số lao động (người)
66
76
80
Nguồn: Báo cáo Phương án sắp xếp DNNN, Ban tư vấn đổi mới DNN, năm 1998
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
+ Doanh thu bình quân 3 năm (1997 -1999) đạt : 199 tỷ đồng, bình quân 1 doanh nghiệp đạt 4,06 tỷ đồng doanh thu và cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra được 1,18 đồng doanh thu.
- Lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách:
Lãi thực hiện (trước thuế) hàng năm ở mức từ 3 tỷ đồng đến 3,6 tỷ đồng. Năm 1997, lãi thực hiện tính đến vốn kinh doanh đạt 2% và lãi thực hiện tính trên doanh thu đạt 1,7%. Bình quân 1 lao động tạo ra được 770 ngàn đồng lãi. Tổng mức lãi thực hiện (trước thuế) của các doanh nghiệp Nhà nước hàng năm giảm 1,1 so với năm trước. Số doanh nghiệp kinh doanh có lãi giảm từ 44 doanh nghiệp (năm 1995) xuống còn 37 doanh nghiệp (của năm 1997), số doanh nghiệp phát sinh lỗ tăng từ 3 doanh nghiệp (năm 1995) lên 10 doanh nghiệp (của năm 1997).
+ Tổng mức nộp ngân sách của các doanh nghiệp nhà nước hàng năm đạt từ 5,6 tỷ đồng đến 6 tỷ đồng, bằng 12% tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương.
+ Tổng số nợ phải thu: 45.488 triệu đồng trong đó nợ khó đòi : 1.839 triệu đồng; tổng số nợ phải trả : 98.066 triệu đồng gấp 2,15 lần số nợ phải thu.
* Như vậy trên cơ sở phân tích tình hình tài chính 3 năm (1995 -1997) của các doanh nghiệp Nhà nước và tiêu chí hướng dẫn của Bộ Tài chính, kết quả phân loại doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu như sau:
- Nhóm 1: Những doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh ổn định, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh rõ ràng, kinh doanh có lãi, nộp ngân sách Nhà nước, bảo toàn phát triển vốn. Nhóm này gồm 18 doanh nghiệp (xem phụ lục 1)
- Nhóm 2: Những doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh không ổn định, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ cần được Nhà nước hỗ trợ về cơ chế chính sách, sắp xếp, tổ chức lại sản xuất kinh doanh. Nhóm này gồm 16 doanh nghiệp (xem phụ lục 1)
- Nhóm 3: Là doanh nghiệp kinh doanh không có hiệu quả, mất khả năng thanh toán nợ và thua lỗ kéo dài cần phải giải thể hoặc cho phá sản theo luật phá sản. Nhóm này gồm 15 doanh nghiệp (xem phụ lục)
Phân loại doanh nghiệp Nhà nước theo tiêu chỉ tiêu hiệu quả
2 - Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2.1- Hiệu quả đạt đuợc:
Sau khi đăng ký thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT, doanh nghiệp Nhà nước đã được phát triển ở hấu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh. Sự hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước những năm qua đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế có mức phát triển khá.
Thông qua dịch vụ, doanh nghiệp Nhà nước đã đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu về vật tư, giống cho sản xuất nông nghiệp, các loại vật tư cơ bản như: than, xi măng, sắt thép cho công nghiệp và xây dựng cơ bản, góp phần ổn định giá vật tư cho sản xuất và xây dựng; cung ứng đầy đủ, kịp thời các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng tiêu dùng thuộc chính sách xã hội cho đồng bào các dân tộc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước.
- Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Với tiềm lực về vốn, khoa học kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý nhiều doanh nghiệp đã vươn lên để tiếp cận và thắng thầu, có đủ năng lực, điều kiện và đã làm được nhiều công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp đòi hỏi chất lượng cao.
- Trên cơ sở phát triển sản xuất, doanh nghiệp Nhà nước đã thu hút được một lực lượng lao động vào làm việc trực tiếp trong doanh nghiệp, đồng thời tạo việc làm cho một bộ phận dân cư ngoài xã hội một cách gián tiếp thông qua vai trò dịch vụ - hỗ trợ của doanh nghiệp.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp đã đảm bảo thu nhập cho công nhân ngày càng tăng; năm 1997 thu nhập bình quân 1 lao động là 415 ngàn đồng/tháng, tăng 22,7 % so với năm trước.
- Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới để nâng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động mở rộng sản xuất thông qua việc phát triển các ngành nghề tổng hợp nhằm tận dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, tạo thêm công việc làm và tăng thêm thu cho ngân sách Nhà nước.
- Doanh nghiệp Nhà nước đã đóng góp khá cho ngân sách địa phương, mức đóng góp hàng năm của doanh nghiệp Nhà nước địa phương bằng 135 tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương và bằng 2% mức chi ngân sách thường xuyên của tỉnh.
- Doanh nghiệp Nhà nước trong tỉnh là đại diện cho việc phát rriển lực lượng sản xuất trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế. Hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước là khu vực kinh tế có tiềm lực khoa học kỹ thuật, có đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đông đảo, có trình độ tổ chức cao hơn các thành phần kinh tế khác trong tỉnh. Những ưu thế đó chính là tiền đề các doanh nghiệp Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo đường lối đổi mới của Đảng.
* Các doanh nghiệp đã đạt được những kết quả trên đây là do các nguyên nhân sau:
- Nhờ có đường lối mới của Đảng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng hơn; cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp (tuy có hạn chế nhất định) nhưng nhìn chung đã bước đầu tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Nhà nước tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng.
- Một số doanh nghiệp đã chủ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư chiều sâu để phát triển sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường, trách nhiệm trước Nhà nước và người lao động của một số doanh nghiệp đã được nâng cao.
- Vai trò của cấp uỷ đảng cơ sở đã bước đầu được củng cố và phát huy hiệu quả trong lĩnh đạo phát triển sản xuất kinh doanh. Phương thức hoạt động và cơ chế tổ chức của một số cấp uỷ đã có sự đổi mới phù hợp với quy định số 49 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VII). Uy tín của cấp uỷ, vai trò của các tổ chức chính trị trong một số doanh nghiệp đã được nâng cao, do đó đã động viên được công nhân, viên chức trong doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp.
2.2 - Những hạn chế và tồn tại trong các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, nhiều doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ đã gây nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc huy động vốn, trong dầu tư chiều sâu để đổi mới thiết bị, công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường, yêu cầu sắp xếp theo quy hoạch vẫn chưa đạt kết quả cao: Cơ cấu doanh nghiệp vẫn còn bất hợp lý, tình trạng chồng chéo vẫn chưa được khắc phục, số lượng doanh nghiệp vẫn còn nhiều mang tính chất hành chính và quá manh mún.
- Đa số các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định phương hướng sản xuất, không xây dựng được kế hoạch sản xuất, quá trình tổ chức sản xuất mang tính chắp vá.
- Thiếu vốn kinh doanh là hiện tượng phổ biến ở hấu hết các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng vốn vay và vốn chiếm dụng. Vốn vay nhiều, tiền lãi phải trả lớn làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp.
Trong khi thiếu vốn kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn lãng phí, hiệu quả thấp. Ví dụ năm 1997 cứ 1 đồng vốn kinh doanh (kể cả vốn Nhà nước và vốn vay) tạo ra 1,3 đồng doanh thu và 0,019 đồng lợi nhuận. Tình hình trên đã làm trầm trọng thêm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tình hình lao động, việc làm, thu nhập và các chính sách đối với người lao động ở nhiều doanh nghiệp đang là một vấn đề bức xúc. Tình trạng thiếu việc làm thường xuyên diễn ra ở nhiều doanh nghiệp; đặc biệt có một số doanh nghiệp công nhân phải phải nghỉ tự túc 100%... tình hình đó làm đời sống người lao động ở nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, cuộc sống không ổn định, việc giải quyết các chế độ chính sach cho người lao động còn nhiều vướng mắc. Trong thời gian vừa qua các doanh nghiệp đó vẫn chưa có biện pháp giải quyết tích cực, thường là trông chờ vào sự giải quyết của Nhà nước.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới; trình độ chuyên môn hạn chế, hầu hết chưa được đào tạo, trang bị kiến thức về quản trị doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, tính năng động chưa cao, khả năng tiếp thị yếu. Có só ít cán bộ lãnh đạo còn thể hiện lợi ích cục bộ và sự vun vén cá nhân.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm đã và đang là vấn đề khó khăn gay gắt ở nhiều doanh nghiệp trong nhiều lãnh vực. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng và điều kiện để mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh. Thị trường trong tỉnh đã hẹp lại bị sự cạnh tranh không lành mạnh với các thành phần kinh tế khác đã đẩy một số doanh nghiệp Nhà nước vào thế không ổn định và thua thiệt trong cạnh tranh.
- Kết quả và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước thấp và đang có chiều hướng chững lại và giảm sút ở một số chỉ tiêu quan trọng.
Trong nhiều năm liền tổng doanh thu tiêu thụ của các doanh nghiệp Nhà nước liên tục giảm xuống. Ví dụ như năm 1996 giảm 1,4%; năm 1997 giảm 5,3% so với năm trước. Lợi nhuận thực hiện năm 1997 giảm 5,4 so với năm 1996, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lỗ, hoà vốn hoặc lãi dưới 5,5 triệu động.
Năm 1996 có 8 doanh nghiệp lỗ, 2 doanh nghiệp hoà vốn, 7 doanh nghiệp lãi dưới 5,5 triệu đồng, sang năm 1997 có 10 doanh nghiệp lỗ; 2 doanh nghiệp hoà vốn và 8 doanh nghiệp lãi 5,5 triệu đồng, trong đó có 6 doanh nghiệp lỗ liên tục 2 năm liền (năm 1996 & năm 1997).
Nguyên nhân của những tồn tại đó là:
- Do hoạt động trên địa bàn miền núi có nhiều khó khăn, nhất là việc mở rộng giao lưu kinh tế với bên ngoài phát triển thị trường trong và ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư và việc liên kết liên doanh với các đối tác ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, thiên tai lũ lụt đã làm cho một số doanh nghiệp mất vốn, mất tài sản dẫn đến đình đốn sản xuất.
- Do nội lực của doanh nghiệp Nhà nước nhìn chung còn nhiều mặt yếu kém, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện tối thiểu để hoạt động, đặc biệt là thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ lạc hậu lại chậm được đổi mới, chất lượng lao động thấp, năng lực quản lý doanh nghiệp yếu, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây để lại chưa khắc phục hết được, tâm lý trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước ở nhiều doanh nghiệp còn nặng dẫn đến thụ động trong tổ chức sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp bị tê liệt hoàn toàn.
- Vai trò quản lý Nhà nước bị buông lỏng, thiếu sự chỉ đạo thường xuyên đối với doanh nghiệp Nhà nước. Việc thực hiện nghị định 388/HĐBT trước đây còn tồn tại đã để lại hậu quả trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tuy có định hướng lớn về cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước nhưng còn chậm xây dựng quy hoạch phát triển, cụ thể đối với từng ngành và lĩnh vực để có hướng đầu tư trọng điểm; công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp là cần thiết nhưng thực hiện còn có tình trạng dàn trải, kéo dài, kết luận không rõ ràng gây tâm lý căng thẳng, có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ chế chính quản lý vĩ mô của Nhà nước đã có những tác động tích cực đối với sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn còn những quy định không phù hợp với điều kiện thực tế; quyền chủ động sản xuất kinh doanh chưa được định rõ nên chậm khắc phục được tình trạng "vô chủ" ở các doanh nghiệp, chưa tạo được động lực thúc đẩy doanh nghiệpvươn lên, đặc biệt là việc cụ thể hoá những chính sách để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại: Trong những năm qua, hệ thống doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, điều đó khẳng định được vị trí, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với kinh tế - xã hội khi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá theo đường lối đổi mới của đảng. Cũng từ thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục xử lý trong các doanh nghiệp như: vốn, lao động, thị trường.... và cả sự chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước.
chương 3
Phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai châu
1. Phương hướng chung:
Mặc dù trong thời gian qua, một số doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Lai Châu đã làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả, chưa vươn lên làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế song không có nghĩa là phải xoá bỏ nó trong khi các doanh nghiệp Nhà nước này đã tồn tại mấy chục năm qua và là nguồn thu ngân sách chủ yếu của tỉnh nói riêng và Nhà nước nói chung. Mặt khác, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của tỉnh còn nhỏ bé, đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy hết được các tiềm năng (vốn, lao động, công nghệ, thị trường....) để trở thành vừa là đối tượng, vừa là đối tác với doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, phương hướng chủ đạo trong quá trình đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh lai Châu là:
Thứ nhất: Doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh phải được tăng cường sức mạnh để tiếp tục phát huy vai trò mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, thúc đẩy công nghệ kỹ thuật, đào tạ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4602.doc