Một số vấn đề về Kế toán thuê tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Nền tài chính nước ta đã và đang được đổi mới một cách toàn diện trong sự chuyển đổi sâu sắc sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 2006, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thuê tài chính được xem là giai đoạn phát triển cao của hoạt động tín dụng thuê mua và được đánh giá là hình thức hiện quả để đầu tư vào tài sản sản xuất với những ưu

doc25 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về Kế toán thuê tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm vượt trội của nó. Nó được coi như một trong những giải pháp tài chính tối ưu cho chiến lược phát triển bền vững và lâu dài. Hơn thế nữa, xuất phát từ tình hình thực tế của Việt Nam là trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2 - 3 thế hệ so với các nước tiên tiến.Do vậy việc đổi mới công nghệ máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập. Mặc dù chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành cũng như các văn bản có liên quan đến vấn đề thuê tài chính đã từng bước được thay thế, bổ sung nhằm chuẩn hoá cho ngày càng phù hợp với tình hình hoat động kinh doanh hiện nay. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những vấn đề còn tồn tại hiện nay về thuê tài chính. Đặc biệt là trong quá trình hội nhập như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh trở nên ngày cang gay gắt và khốc liệt, việc hoàn thiện môi trường pháp lý lại càng được đặt lên hàng đầu vì nó được xem là cơ sở là nền tảng cho việc đảm bảo việc cạnh tranh một cách công bằng trên thị trường. Chính vì những nhu cầu cấp thiết đó việc nghiên cứu về vấn đề thuê tài chính nhằm mục tiêu xem xét, đánh giá, phát hiện và kiến nghị những biện pháp nhằm hoàn hiện chế độ là vô cùng cần thiết. Trên tinh thần đó, đề tài “Một số vấn đề về kế toán thuê tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay” nhằm đề cập đến việc hạch toán đối với các nghiệp vụ thuê tài chính cũng như các vấn đề khác liên quan theo quy định hiện hành, qua đó nhằm đưa ra một số đóng góp để hoàn thiện về nội dung hạch toán cũng như một số vấn đề khác còn tồn tài liên quan trực tiếp đến vấn đề thuê tài chính một cách đầy đủ và chính xác. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo (T.S)Trần Thị Nam Thanh đã tận tình hướng dẫn em thực hiện thành công đề tài này! PHẦN I : KẾ TOÁN THUÊ TÀI CHÍNH THEO CHẾ ĐỘ HIỆN HÀNH I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THUÊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP : 1. Khái niệm, phân loại thuê tài sản và các thuật ngữ về thuê tài sản: 1.1. Khái niệm và phân loại thuê tài sản : - Khái niệm thuê tài sản : Thuê tài sản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. - Phân loại thuê tài sản : Căn cứ vào mức độ chuyển giao các rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê từ bên cho thuê cho bên thuê. Thuê tài sản bao gồm : + Thuê tài chính + Thuê hoạt động 1.2. Các thuật ngữ về thuê tài sản : - Thời điểm khởi đầu thuê tài sản : Thời điểm khởi đầu thuê tài sản là ngày xảy ra trước của một trong hai ngày : Ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. - Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang : Hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang là hợp đồng thuê tài sản mà hai bên không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ các trường hợp : Có sự kiện bất thường xảy ra, như : Bên cho thuê không giao đúng hạn tài sản cho thuê Bên thuê không trả tiền theo đúng quy định trong hợp đồng thuê tài sản; Bên thuê hoặc bên cho thuê vi phạm hợp đồng ; Bên thuê bị phá sản, hoặc giải thể; Người bảo lãnh bị phá sản, hoặc giải thể và bên cho thuê không chấp nhận đề nghị chấm dứt bảo lãnh hoặc đề nghị người bảo lãnh khác thay thế của bên thuê; Tài sản cho thuê bị mất, hoặc hư hỏng không thể sửa chữa phục hồi được. Được sự đồng ý của bên cho thuê; Nếu 2 bên thoả thuận một hợp đồng mới về thuê tài chính tài sản đó hoặc tài sản tương tự; Bên thuê thanh toán thêm một khoản tiền ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. - Thời hạn thuê tài sản : Thời hạn thuê tài sản là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không hủy ngang cộng với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn ngay tạo thời điểm khởi đầu thuê tài sản. 2. Các vấn đề chung về thuê tài chính : 2.1. Khái niệm thuê tài chính : Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữư tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. - Các trường hợp thuê tài sản dưới đây thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính : Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê. Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn ( tương đương ) giá trị hợp lý của tài sản thuê. Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa lớn nào. - Các hợp đồng thuê tài sản cũng được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau : Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê; Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê; Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. 2.2. Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu : Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu : - Đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng ( Không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm ), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên thuê hoặc một bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán. - Đối với bên cho thuê : Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng ( không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm ) cộng với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi : + Bên thuê; + Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc + Một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính. - Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn giá trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê ) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó. Giá trị hợp lý : Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá Giá trị còn lại của tài sản cho thuê : Là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào luc kết thúc hợp đồng cho thuê. 2.3. Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo : - Đối với bên thuê : Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê ( giá trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào). - Đối với bên cho thuê : Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ban có khả năng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo : Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. Thời gian sử dụng kinh tế : Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sử dụng một cách hữu ích hoặc số lượng sản phẩm hay đơn vị tương đương có thể thu được từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều người sử dụng tài sản. Thời gian sử dụng hữu ích : Là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê. Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính : Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê ) công giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo. Doanh thu tài chính chưa thực hiện : Là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng giá trị còn lại không được đảm bảo trừ giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính. Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính : Là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính chưa thực hiện. Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính : Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và giá trị hiện tại của giá trị còn lai không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê. Lãi suất biên đi vay : Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. Tiền thuê có thể phát sinh thên : Là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không cố định và được xác định dựa trên một yếu tố nào đó ngoài yếu tố thời gian, ví dụ : phần trăm ( % ) trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường. - Hợp đồng thuê tài sản bao gồm các quy định cho phép bên thuê được mua tài sản khi thực hiện đầy đủ các điều kiện thoả thuận trong hợp đồng đó gọi là hợp đồng thuê mua. II. KẾ TOÁN THUÊ TÀI SẢN LÀ THUÊ TÀI CHÍNH : 1.Ghi nhận tài sản thuê tài chính đối với bên thuê : - Tại thời điểm nhận tài sản thuê, bên thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hợp lý của tài sản thuê. Nếu giá trị hợp lý của tài sản thuê cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu thì ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Khi tính giá trị hiện tại của khoản than toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi suất ngầm định hoặc tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài chính đã ghi rõ số nợ gốc phải trả bằng giá trị hợp lý tài sản thuê và nợ phải trả về thuê tài chính được ghi theo cùng giá trị này. Giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ghi nhận giá trị tài sản cố định thuê tài chính là giá chưa có thuế GTGT ( kể cả trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp ). - Các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được tính vào nguyên giá của tài sản thuê. - Khoản thanh toán tiền thuê tài sản thuê tài chính phải được chia ra thành chi phí tài chính ( số tiền lãi thuê tài chính ) và khoản phải trả nợ gốc từng kỳ. Số tiền lãi thuê tài chính phải trả được hạch toán vào chi phí tài chính trong suốt thời hạn thuê. Số tiền lãi thuê tài chính ghi nhận vào chi phí tài chính từng kỳ được xác định bằng số dư nợ gốc còn lại nhân với tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định. Trương hợp số thuế GTGT do bên thuê đã trả khi mua tài sản cố định để cho bên thuê mà bên thuê phải hoàn lại thì số tiền lãi thuê tài chính phải trả bao gồm cả số lãi tính trên số thuế GTGT mà bên thuê chưa trả cho bên cho thuê. - Bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của doanh nghiệp đi thuê. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời hạn sử dụng hữu ích của tài sản thuê. - Trường hợp lãi thuê tài chính đủ điều kiện được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang thì thực hiện theo quy định tại phần IV về “Chi phí đi vay” của Thông tư 105/2003/TT-BTC. 2. Kế toán TSCĐ thuê tài chính : 2.1. Tài khoản sử dụng : Kế toán TSCĐ thuê tài chính sử dụng TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính. Tài khoản này phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ thuê tài chính của doanh nghiệp. 2.1.1. Nguyên tắc hạch toán TK 212 : Hạch toán TK 212 – Tài sản cố định thuê tài chính cần tôn trọng các quy định sau : - Tài khoản này dùng cho doanh nghiệp thuê hạch toán nguyên giá của tài sản cố định đi thuê tài chính. Đây là những tài sản cố định chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doanh nghiệp. Nguyên giá của tài sản cố định đi thuê tài chính không bao gồm số thuế GTGT bên cho thuê đã trả khi mua tài sản cố định để cho thuê ( kể cả trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế và trường hợp tài sản cố định thuê tài chính dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp ) - Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của các tài sản cố định đi thuê hoạt động - Tài khoản 212 được mở chi tiết để theo dõi từng loại, từng tài sản cố định đi thuê. - Việc ghi nhận nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”. Sau thời điểm đó, kế toán TSCĐ thuê tài chính trên TK 212 được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán số 03 “ TSCĐ hữu hình”. - Số thuế GTGT bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo định kỳ nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính được hạch toán như sau : + Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi bên Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332 ). + Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải trả từng kỳ được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ. 2.1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 212 : Kết cấu TK 212 – TSCĐ thuê tài chính : Bên Nợ : Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có : Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm di chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư bên Nợ : Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. 2.2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ liên quan đến thuê tài sản là thuê tài chính: (1)Khi phát sinh các chi phí trực tiếp liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi : Nợ TK 142 - Chi phí trả trước Có TK 111, 112…. (2)Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính, ký quỹ đảm bảo việc thuê tài chính, ghi : Nợ TK 342 - Nợ dài hạn ( Số tiền thuê trả trước - nếu có ) Nợ TK 244 - Ký quỹ, ký cược dài hạn Có TK 111, 112… (3)Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê. (3.1)Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi : Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính ( Giá chưa có VAT ) Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ số nợ gốc phải trả kỳ này ). Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Số nợ gốc phải trả kỳ này). (3.2) Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi : Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính Có TK 142 - Chi phí trả trước Có TK 111, 112 (Số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê tài chính phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính ) (3.3) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi : Nợ TK 342 - Nợ dài hạn Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (3.4) Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính - Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế : + Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê trả kỳ này ) Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Nợ gốc trả kỳ này ) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332 ) Có TK 111, 112. + Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê ) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332 ) Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. - Trường hợp TSCĐ thuê tài chính dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi : + Khi xuất tiền trả nợ gốc, tiền lãi thuê và thuế GTGT cho đơn vị cho thuê, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê trả lỳ này ) Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Nợ gốc trả kỳ này ) Nợ TK 623, 627, 641, 642 ( Số thuế GTGT trả kỳ này ) Có TK 111, 112. + Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào hoá đơn phản ánh số nợ phải trả lãi thuê tài chính và số thuế GTGT phải trả vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê ) Nợ TK 623, 627, 641, 642 ( Số thuế GTGT ) Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. (4) Trường hợp nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê : (4.1) Khi nhận TSCĐ thuê tài chính bên đi thuê nhận nợ cả số thuế GTGT do bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê mà bên thuê hoàn lại cho bên cho thuê, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT phải hoàn lại cho bên cho thuê, ghi : Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính ( Giá chưa có thuế GTGT ) Nợ TK 138 - Phải thu khác ( Số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính ) Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Số nợ phải trả kỳ này có cả thuế GTGT ) Có TK 342 - Nợ dài hạn (Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê trừ số nợ phải trả kỳ này cộng số thuế GTGT bên thuê còn phải trả dần trong suốt thời hạn thuê ). (4.2) Chi phí trực tiếp ban đầu được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi : Nợ TK 212 - TSCĐ thuê tài chính Có TK 142 - Chi phí trả trước Có TK 111, 112 ( Chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến hoạt động thuê tài chính khi nhận tài sản thuê tài chính ). (4.3) Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính xác định số nợ gốc thuê tài chính đến hạn trả trong niên độ kế toán tiếp theo, ghi : Nợ TK 342 - Nợ dài hạn Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả. (4.4) Định kỳ, nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính : - Khi chi tiền trả nợ gốc và tiền lãi thuê tài sản cho đơn vị thuê, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính ( Tiền lãi thuê trả kỳ này ) Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Nợ gốc phải trả kỳ này có cả thuế GTGT) Có TK 111, 112… - Căn cứ vào các hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT phải thanh toán cho bên cho thuê trong kỳ , ghi : Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ ( 1332 ) hoặc Nợ TK 627, 641, 642 (Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hạch toán vào chi phí SXKD trong kỳ ) Có TK 138 - Phải thu khác. - Khi nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài chính nhưng doanh nghiệp chưa trả tiền ngay, căn cứ vào háo đơn phản ánh số lãi thuê tài chính phải trả kỳ này vào TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả ( Tiền lãi thuê phải trả kỳ này ). + Căn cứ vào hoá đơn thanh toán tiền thuê phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ hoặc tính vào chi phí trong kỳ giống như trường hợp chi tiền trả nợ khi nhận được hoá đơn. (5) Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên cho thuê tài sản, ghi : Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 111, 112… (6) Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản suất kinh doanh hoặc vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang, ghi : Nợ TK 623, 627, 641, 642, 241… Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính (2142). (7) Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi : Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142) Có TK 212 - TSCĐ thuê tài chính. Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ. (8) Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp : - Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu, ghi : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 212 – TSCĐ thuê tài chính. - Số tiền trả khi mua lại TSCĐ thuê tài chính, ghi : Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình Có TK 111, 112. Đồng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi : Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình. 3.Kế toán giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính : 3.1.Ghi nhận giao dịch bán và thuê lại tài sản : Giao dịch bán và thuê lại tài sản được thực hiện khi tài sản được bán và được thuê lại bởi chính người bán. Khoản chênh lệch giữa thu nhập bán tài sản với giá trị còn lại trên sổ kế toán không được ghi nhận ngay là một khoản lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản mà phải ghi nhận là thu nhập chưa thực hiện hoặc chi phí trả trước dài hạn và phân bổ cho suốt thời gian thuê tài sản. Trong giao dịch bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3.2. Kế toán giao dịch bán và cho thuê lại tài sản là thuê tài chính : (1) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá bán tài sản cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ. - Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có liên quan, ghi : Nợ TK 111, 112, 131 ( Tổng giá thanh toán ) Có TK 711 - Thu nhập khác ( Theo giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ) Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện ( Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp. Đồng thời ghi giảm TSCĐ : Nợ TK 811 - Chi phí khác ( Giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( Nếu có ) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình. - Các bút toán ghi nhận thuê và nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ thực hiện theo bút toán 2.2(3) và 2.2(4) phần “Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính”. - Định kỳ, kế toán tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào chi phí sản xuất kinh doanh, ghi : Nợ TK 623, 627, 641, 642 Có TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính. Đồng thời ghi đơn Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ. - Định kỳ, kết chuyển chênh lệch lớn hơn giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phù hợp thời gian thuê tài sản, ghi : Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 623, 627, 641, 642… (2) Trường hợp giao dịch bán và thuê lại với giá thấp hơn giá trị còn lại của TSCĐ. - Khi hoàn tất thủ tục bán tài sản, căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ liên quan, ghi : Nợ TK 111, 112, 131 ( Tổng giá thanh toán ) Có TK 711 - Thu nhập khác ( Giá bán TSCĐ ) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp ( Nếu có ). Đồng thời ghi giảm TSCĐ : Nợ TK 811 - Chi phí khác ( Tính bằng giá bán TSCĐ ) Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Chênh lệch giá bán nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ) Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ ( Nếu có ) Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ) - Các bút toán ghi nhận tài sản, nợ phải trả về thuê tài chính, trả tiền thuê từng kỳ và tính, trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính thực hiện theo bút toán 2.2(3), 2.2(4) và 2.2(5) phần “Kế toán thuê tài sản là thuê tài chính”. - Định kỳ, kết chuyển số chênh lệch nhỏ hơn giữa giá bán và giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại ghi tăng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 623, 627, 641, 642… Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn. PHẦN II : NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ GIẢP PHÁP HOÀN THIỆN I. NHỮNG TỒN TẠI CỦA VẤN ĐỀ THUÊ TÀI CHÍNH : (1) Với trường hợp bán và thuê lại là thuê tài chính, sau giao dịch này là danh mục tài sản của doanh nghiệp không thay đổi ( chuyển từ tài sản cố định chủ sở hữu sang tài sản cố định thuê tài chính ). Vậy nếu tại thời điểm bán giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị còn lại thì lỗ hoặc lãi phát sinh có được giữ lại toàn bộ để phân bổ không ? (2) Trường hợp bán và thuê lại, nếu có chi phí phát sinh ngoài chi phí khấu hao thì được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vậy nếu chi phí phát sinh tại ngay thời điểm bán và thuê lại ( ví dụ chi phí đàm phán, thủ tục phí,…) sẽ ghi nhận như thế nào? (3) Hơn thế nữa, giá cho thuê ( gồm tiền trích khấu hao tài sản thuê, phí, bảo hiểm…) hiện nay còn cao. Nếu bỏ qua các yếu tố an toàn, chi phí bỏ ra ban đầu thấp…thì cho đến hết thời hạn thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính, bên thuê sẽ phải thanh toán tổng số tiền đối với tài sản thuê cao hơn so với đi vay từ các nguồn khác như ngân hàng. Như vậy, nếu tính ra lãi suất thì lãi suất thuê tài chính sẽ cao hơn lãi suất vay ngân hàng, bởi lẽ lãi suất thuê tài chính còn phải cộng thêm các chi phí về lắp đặt, vận hành, bảo hiểm… của bên cho thuê phải bỏ ra trước đó và bên thuê sẽ phải trả tính trong lãi suất thuê tài chính. Điều đó sẽ trở thành vật cản trong quá trình cân nhắc và tìm kiếm các cơ hội thuê tài chính bởi lẽ ta đã biết rằng thuê tài chính là cơ hội tăng vốn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ do họ không có được một lượng vốn lớn thường xuyên có thể phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư của họ. (4) Mặt khác, theo các quy định thì doanh nghiệp thuê tài sản phải vân chuyển đến địa phương nơi đặt trụ sở của công ty cho thuê tài chính để khám lưu hành. Trong khi, nhiều trụ sở của các công ty cho thuê tài chính ở các thành phố và trụ sở của các doanh nghiệp thuê tài chính lại ở các tỉnh.Và việc này dẫn đến việc là mỗi lần thực hiện khám lưu hành phương tiện lại phải dời phương tiện từ nơi hoạt động về thành phố. (5) Nhiều doanh nghiệp có tài sản đi thuê tài chính là ôtô và khi sử dụng bản công chứng của bản đăng ký lại vướng phải Nghị định 16/CP của Chính phủ quy định : Công ty cho thuê tài chính giữ bản đăng ký còn doanh nghiệp bên thuê sử dụng phương tiện gặp nhiều khó khăn vì một số cơ quan chức năng không chấp nhận việc sử dụng đăng ký trên. Điều này gây trửo ngại trong việc sử dụng tài sản đi thuê tài chính của các doanh nghiệp cho các mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (6) Mặc dù thuê tài chính được coi như là một loại hình cấp tín dụng trung và dài hạn, nó là một cách tìm vốn mà các doanh nghiệp không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản hay do hao mòn tự nhiên… Nhưng hiện nay,tài sản cho thuê tài chính lại chủ yếu tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đáp ứng được tỷ lệ 37% so với nhu cầu của nền kinh tế. Tiếp đến là máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ cũng chỉ đáp ứng được 34% so với nhu cầu của nền kinh tế. Máy móc thiết bị của ngành khác được tài trợ bằng phương thức thuê tài chính như thiết bị ngành in, máy móc công trình sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản cũng chiếm một tỷ trọng thấp so với nhu cầu của nền kinh tế.Hơn thế nữa, các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam lại chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản trong khi mà ở nước ta không phải doanh nghiệp hay công ty nào cũng có được điều kiện về nhà xưởng, đất đai…Chính điều này đã tạo nên sự hạn chế trong việc phát triển cho các doanh nghiệp ở Việt Nam trong việc tận dụng một nguồn vốn qua thuê tài chính. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN : Các vấn đề trên có thể được hoàn thiện như sau : - Với trường hợp (1): Theo IAS 17, đối với hợp đồng thuê lại tài sản là thuê tài chính, thì không cần điều chỉnh trừ khi có sự giảm giá, trong trường hợp này giá trị còn lại của tài sản được điều chỉnh giảm bằng giá trị có thể thu hồi. Nếu giá trị có thể thu hồi thấp hơn giá trị còn lại nghĩa là phát sinh tổn thất tài sản do giảm giá, nên trước khi thực hiện bút toán bán tài sản kế toán cần điều chỉnh giảm giá trị còn lại của tài sản bằng giá trị có thể thu hồi, chênh lệch thiệt hại ghi nhận ngay vào chi phí sản xuất, kinh doanh ( theo nguyên tắc thận trọng ). Nói cách khác, khi thực hiện giao dịch bán và thuê lại tài sản là thuê tài chính, chênh lệch lãi, lỗ phát sinh (được giữ lại và phâ bổ dần ) sẽ bao gồm khoản thiệt hại do sử dụng tài sản. Kế toán ghi giảm tài sản cố định do bán và thuê lại là thuê tài chính như sau : Nợ TK 214 ( Giảm giá trị hao mòn luỹ kế ) Nợ TK 632 ( Chênh lệch giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hồi ) Nợ TK 811 ( Giá trị có thể thu hồi ) Nợ TK 242 : Trường hợp bán bị lỗ do chênh lệch giữa giá trị có thể thu hồi và giá bán Có TK 211 (Ghi giảm nguyên giá tài sản cố định )._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0826.doc
Tài liệu liên quan