Một số vấn đề về huy động FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU Sự nghiệp đổi mới ở nước ta trong thời gian qua đã thu được những bước đầu quan trọng. Việt Nam không những đã vượt qua được sự khủng hoảng triền miên trong thập kỷ 80 mà còn đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân khoảng 6, 94% sau hơn 20 năm đổi mới từ 1986-2008. Công nghiệp giữ nhịp độ tăng giá trị sản xuất hàng năm 13, 5%, lạm phát được đẩy lùi, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện về mặt vật chất

doc42 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1429 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về huy động FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lẫn tinh thần. Có được thành tựu kinh tế đáng ghi nhận này, là nhờ phần đóng góp lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tuy nhiên vào những năm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ đã xẩy ra ở một số nước trong khu vực. Cộng với mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan… Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có phần gảim thiểu về số lượng và chất lượng. Do đó đã ảnh hưỏng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế xã hội. Trước tình hình đó, vấn đề chúng ta phải có sự nhìn nhận và đánh giá đúng đắn về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua, để thấy được những tác động tiêu cực hay tích cực đối với đất nước. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể, kịp thời nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong những năm tới, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược mà đảng và nhà nước ta đã đề ra: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để nhận rõ hơn vấn đề này, Em chọn nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề về huy động vốn FDI vào Việt Nam thực trạng và giải pháp” Vì khả năng còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong được sự góp ý của các thầy các cô để bài viết này được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ để Em hoàn thành đề tài này. Nội dung đề án gồm 3 phần: Phần 1: “Cơ sở lý luận đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI”. Phần 2: “Thực trạng huy động vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua”. Phần 3: “ Một số giải pháp thu hút vốn FDI vào Việt Nam”. PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG. 1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện dưới ba hình thức chủ yếu: ● Hợp đồng hợp tác kinh doanh. ● Doanh nghiệp liên doanh ● Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai hoặc nhiều bên (gọi là bên hợp đồng) quy định rõ trách nhiệm và phân chia kết quả cho mỗi bên, để tiến hành đầu tư vào Việt Nam mà không lập thành một pháp nhân. Hình thức đầu tư này đã xuất hiện từ sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện được các quy định pháp lý cho hình thức này. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho việc giải thích, hướng dẫn và vận dụng vào thực tế ở Việt Nam. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa hợp đồng hợp tác kinh doanh với các dạng hợp đồng khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam như : Hợp đồng gia công sản phẩm, hợp đồng mua thiết bị trả chậm…. Lợi dụng sơ hở này mà một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn sự quản lý của nhà nước. Tuy vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư nước ngoài dễ thực hiện và có ưu htế lớn trong việc phối hợp sản phẩm. Các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi phải có sự kết hợp thế mạnh của nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng là xu hướng hợp tác sản xuất kinh doanh trong một tương lai gần, xu hướng của sự phân công lao động chuyên môn hoá sản xuấu trên phạm vi quốc tế. 2.2. Doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp lien doanh là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên nước ngoài hợp tác với nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng hưởng lợi nhuận và chia sẻ rủi do theo tỷ lệ vốn góp. Doanh nghiệp lien doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước nhận đầu tư. Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất trong thời gian qua chiếm khoảng 65% trong tổng ba hình thức đầu tư trong đó thì hình thức hợp tác kinh doanh chiếm khoảng 17%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chiếm khoảng 18%. Thông qua hợp tác lien doanh với các đối tác của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ được sự hỗ trợ kinh nghiệm của các đối tác Việt Nam trên thị trường mà họ chua quên biết trong quá trình làm ăn của họ tại Việt Nam. Mặt khác do môi trường đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất trắc lên các nhà đầu tư nước ngoài không muốn gánh chịu rủi ro mà muốn các đối tác Việt Nam chia sẻ với họ nếu có. Lien doanh với một đối tác ở bản địa, các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn trong kinh doanh và họ đã có một người bạn đồng hành. Những năm gần đây, xu hướng của các nhà đầu tư nước ngoài giảm sự quan tâm đến hình thức này và dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng tăng lên. Đó là do sau thời gian tiếp xúc với thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã hiểu dõ hơn về luật pháp, chính sách và các quy định khác của Việt Nam. thậm chí họ còn hiểu dõ về phong tục tập quán và thói quen trong đó thói quen tiêu dung của người Việt Nam cũng như cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác khả năng tham gia liên doanh của các đối tác Việt Nam ngày càng bị han chế do thiếu cán bộ giỏi, thiếu vốn đóng góp. Do vậy các nhà đầu tư nước ngoài muốn được điều hành trong quản lý doanh nghiệp. 2.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do các nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam. Tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức của công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập theo hình thức 100% vốn nước ngoài, thời gian đầu chưa nhiều nhưng có xu hướng gia tăng của các dự án đầu tư theo hình thức này càng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây vì hình thức này có phần dễ thực hiện và thuận lợi cho họ. Nhưng về hình thức này về phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được cái lợi trước mắt về lâu dài thì hình thức này có thể phải chịu nhiều hậu quả khó lường. 3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI. Sau nhiều lần nghiên cứu phân tích đánh giá cái lợi cái hại của nước nhận đầu tư và của người nhận vốn đầu tư. hội đồng kinh tế Hoa Kỳ- Brazin đã rút ra được 12 nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc chọn một vùng hay một nước nào đó để đầu tư. Tuy theo điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam có thể chia gọn lại như sau. 3.1. Các yếu tố điều tiết vĩ mô. 3.1.1. Các chính sách. + Các chính sách tiền tệ ổn định và mức độ rủi do tiền tệ ở nước tiếp nhận đầu tư, yếu tố đầu tiên ở đây góp phần mở rộng hoạt động xuất khẩu của các nhà đầu tư. Tỷ giá đồng bản địa bị nâng cao hay bị hạ thấp đều ảnh hưởng xấu đến hoạt động xuất nhập khẩu. + Chính sách thương nghiệp, yếu tố này có ý nghĩa đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trong lĩnh vực làm hàng xuất khẩu. Mức thuế quan cũng ảnh hưởng tới giá hàng xuất khẩu. Hạn mức quota xuất nhập khẩu thấp và các hang rào thương mại khác trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như có thể không kích thích hấp dẫn tới các nhà đầu tư nước ngoài. Chính yếu tố này làm phức tạp them cho thủ tục xuất khẩu và bị xếp vào hang rào xuất khẩu khác. + Chính sách thuế và ưu đãi, chính sách này thường được áp dụng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. + Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách này mà ổn định thì sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà đầu tư bản xứ lẫn nước ngoài. Nếu không có biện pháp tích cực chống lạm phát thì có thể các nhà đầu tư thích bỏ vốn vào nước này. Nếu giá cả tăng nhanh ngoài dự kiến thì khó có thể tiên định đước các kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.2. Luật đầu tư. Yếu tố này có thể làm hạn chế cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài trên thị trường bản địa luật này thường bảo vệ lợi ích của các nhà các nhà bản xứ. Nhiều nước mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo các điều kiện giống như các nhà đầu tư bản xứ. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng khác. Yếu tố hang đầu là thị trường bản địa như: quy mô, dung lượng của thị trường, sức mua của dân bản xứ và khả năng mở rộng quy mô đầu tư. Đặc điẻm của thị trường nhân lực, công nhân lao động là mối quan tâm hàng đầu ở đây, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn bỏ vốn vào các lĩnh vực cần nhiều lao động có khối lượng sản xuất lớn. Trình độ nghề nghiệp và học vấn của các công nhân đầu đàn (có tiềm năng và triển vọng) có ý nghĩa nhất định. Khả năng hồi hương vốn đầu tư, vốn và lợi nhuận được tự do qua biên giới “hồi hương” là tiền đề quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ở một số nước mang ngoại tệ nước ngoài phải xin giấy phép của ngân hang trung ương khá rườm rà. Bảo vệ quyền sở hữu, quyền này gồm cả quyền phát minh sáng chế, quyền tác giả kể cả bí mật hang hoá và bí mật thương nghiệp…. Đây là yếu tố đặc biệt có ý nghĩa lớn đối với những người đầu tư vào hàm lượng khoa học cao và phát triển năng động như: sản xuất máy tính phương tiện liên lạc…. Ở một số nước, lĩnh vực này được kiểm tra, giám sát khá lỏng lẻo, phổ bién là sử dụng không hợp pháp các công nghệ ấy của nước ngoài. Chính vì lý do này bị các nhà đầu tư loại khỏi danh sách các nước có khả năng nhận vốn đầu tư. Điều chỉnh hoạt động đầu tư của các công ty nước ngoài luật lệ cứng nhắc cũng tăng chi phí của các công ty đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư rất thích có sự tư do trong môi trường hoạt động và do vậy họ rất quan tâm đén một đạo luật mềm dẻo giúp cho gọ ứng phó linh hoạt, có hiệu quả với những diễn biến của thị trường. Ví dụ có những nước cấm sa thải công nhân là không phù hợp với lợi ích của công ty nước ngoài. Chính sách lãi xuất ngân hang và chính sách biệt đãi đối với một số khu vực cũng có ý nghĩa đối với một số nhà đầu tư ở một số nước. Ổn định chính trị ở nước muốn nhận đầu tư và trong khu vực, đây là yếu tố không thể xem thường mỗi khi bỏ vốn đầu tư vì rủi do chính trị có thể gây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ sở hạ tầng phát triển, nếu các yếu tố trên đều thuận lợi nhưng chỉ một khâu nào đó trong kết cấu hạ tầng như: giao thong, liên lạc, điện nước… bị thiếu hay bị yếu kém thì cũng ảnh hưởng và làm giảm sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIÉP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỦA NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ 1. Những ảnh hưởng tích cực của FDI 1.1. Là nguồn hỗ trợ cho phát triển FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp cho việc thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào các “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn tới tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp và rồi thu nhập lại là thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là điểm nút khó khăn mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tìm ra một điểm đột phá chính xá. Một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước kém phát triển là vốn đầu tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới kỹ thuật công nghệ tăng năng suất lao động…. Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đo. Đặc bệt là FDI nguồn quan trọng đẻ khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước nhận đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích đáng khi công trình đầu tư có hiệu quả. Hơn nữa nguồn vốn này lợi thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ thời hạn trả vốn vay thường cố định và đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn FDI thì linh hoạt hơn. Theo mô hình lý thuyết “ hai lỗ hổng” của Cherery và Stront có hai sự cản trở chính cho sự phát triển của một quốc gia đó là: tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư gọi là “lỗ hổng tiết kiệm”, và thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là “lỗ hổng thương mại”. Hầu hết các nước kém phát triển “hai lỗ hổng” trên thường rất lớn. Vì vậy FDI làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt động dịch vụ cho FDI. 1.2. Chuyển giao công nghệ. Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ sảo chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư không chỉ mang vào nước đó vốn bằng tiền mà còn cả vốn hiện vật như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, tri thức khoa học bí quyết quản lý, năng lực tiếp cận thị trường…. Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với nứoc nhận đầu tư. FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là các nghề có đòi hỏi về hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, dich chuyển cơ cấu kinh tế của các nước nhận đầu tư. FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kĩ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối tác trong nước nhận đầu tư, thông qua quá trình đào tạo quá trình vừa học vừa làm. FDI còn mang lại cho họ kiến thức sản xuất phức tạp trong khi tiếp nhận công nghệ của nước nhận đầu tư. FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo nhưng kỹ sư, những nhà quản lý có chuyên môn để tham gia vào công ty liên doanh với nước ngoài. Thực tiễn cho thấy hầu hết các nước thu hút vốn FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ thuật công nghẹ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm của thập kỷ 60 Hàn Quốc còn kém về lắp giáp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ôtô lớn thứ 7 trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay, trên thế giới có nhiều công ty của nhiều quốc gia khác nhau có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài và thực hiện chuyển giao công nghệ cho nước nào tiếp nhận đầu tư. Thì đây là cơ hội cho các nước đang phát triển có thể tiếp thu được các công nghệ thuận lợi nhất. Nhưng không phải các nước đang phát triển được “đi xe miễn phí” mà họ còn phải trả một khoản “học phí” không nhỏ trong việc chuyển giao tiếp nhận công nghệ này. 1.3. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển muốn thực hiện mục tiêu quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh kinh tế. Đây cũng là điểm nút để các nước đang phát triển thoát ra khỏi cái “vòng luẩn quẩn” của sự nghèo đói. Thực tiễn và kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia nào thực hiện chiến lược kinh tế mở cửa đối với bên ngoài, biết tranh thủ và phát huy tác dụng vủa các nhân tố bên ngoài biến nó thành những nhân tố bên trong thì quốc gia đó tạo được tốc độ tăng trưởng cao. Mức độ tăng trưởng ở các nước đang phát triển thường do nhân tố tăng đầu tư, nhờ đó các nhân tố khác như tổng số lao động được sử dụng, năng suất lao động cũng tăng theo. Rõ ràng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Nó là tiền đề là chỗ dựa để khai thác những tiềm năng to lớn ở trong nước nhằm phát triển nền kinh tế. 1.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Yêu cầu dịch chuyển nền kinh tế không chỉ đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế, mà còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những bộ phận quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Nhờ có nó mà các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế giữa các nước trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp sự phân công lao động quốc tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư phù hợp với trình độ chung trên thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính hoạt động đầu tư lại góp phần thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Bởi vì: Một là, thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và nghành kinh tế mới ở các nước nhận đầu tư. Hai là, đầu tư trực tiếp nứoc ngoài giúp cho sự phát triển nhanh chóng trình độ kỹ thuật công nghệ ở nhiều nghành kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động ở một số nghành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế. Ba là, một số nghành được kích thích phát triển bởi đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng một số nghành bị mai một đi, rồi đi đến chỗ bi xoá bỏ. 1.5. Một số tác động khác. Ngoài một số tác động trên đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn co một số tác động sau: + Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước thong qua việc nộp thuế của các đơn vị đầu tư và tiền thu từ việc cho thuê đất… + Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng góp phần cải thiện cán cân quốc tế cho nước nhận đầu tư. Bởi vì hầu hết các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là sản xuất ra các sản phẩm hướng vào xuất khẩu phần đóng góp của tư bản nước ngoài và việc phát triển xuất khẩu là khá lớn trong nhiều nước. Bảng 1: Đóng góp của tư bản nước ngoài vào việc sản xuất ra hàng hoá xuất khẩu. Stt Tên nước Tỉ trọng 1 Singapore 72, 1% 2 Brazin 37, 2% 3 Mexico 32, 1% 4 Agentina 24, 9% 5 Hàn Quốc 24, 7% 6 Đài Loan 22, 7% Nguồn: Bộ kế hoặch và đầu tư Cùng với việc tăng khả năng xuất khẩu hang hoá, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mở rộng thị truờng cả trong nước và ngoài nước. Đa số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đều có phương án bao tiêu sản phẩm. Đây gọi là hiện tượng “hai chiều” đang trở nên khá phổ biến ở nhiều nước đang phát triển hiện nay. Về mặt xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, thu hút một khối lượng đáng kể người lao động ở nước nhận đầu tư vào làm việc tại các đơn vị của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều đó góp phần đáng kể vào việc giảm bớt nạn thất nghiệp vốn là một tình trạng nan giải của nhiều quốc gia. Đặc biệt là với các nước đang phát triển, nợi có lực lượng lao động rất phong phú nhưng không có điều kiện khai thác và sử dụng được. Thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là chìa khoá quan trọng để giải quyết vấn đề trên đây. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra được các điều kiện về vốn kỹ thuật, cho phép khai thác và sử dụng các tiềm năng về lao động. Ở một số nước đang phát triển số người làm việc trong các xí nghiệp chi nhánh nước ngoài so với tổng người có việc làm đạt tỉ lệ tương đối cao như sau: Bảng 2: Tỷ lệ số nguời làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI so với tổng số lao động. Stt Tên nước Tỷ lệ 1 Singapore 54, 6% 2 Brazin 23% 3 Mexico 21% Nguồn Bộ Kế Hoặch và Đầu Tư Mức trung bình ở nhiều nước là 10%. Ở Việt Nam có khoảng 100 nghìn người đang làm việc trong các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài dây là con số khá khiêm tốn. Tuy nhiên sự đóng góp của FDI đối với việc làm trong nước nhận đầu tư rất nhiều vào chính sách và khả năng kỹ thuật của nước đó. 2. Những ảnh hưởng tiêu cực của đầu tư trư trực tiếp nước ngoài 2.1. Chuyển giao công nghệ Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài ở phần trên, chúng ta đã đề cập đến đến một nguy cơ là tiếp nhận đầu tư sẽ nhận nhiều kỹ thuật thích hợp. Các công ty nước ngoài thường chuyển giao công nghệ kỹ thuật công nghệ lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể có thể giải thích rằng: Một là, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hâu. Vì vậy họ thường chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nước nhận đầu tư để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng của sản phẩm của chính nước họ. Hai là, vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nước đều sử dụng công nghệ, sử dụng lao động. Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giá thành sản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lượng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho cá nước nhận đầu tư như là: + Rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nước đầu tư thưòng bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiêp liên doanh và hậu quả là thiêt hại trong việc chia lợi nhuận. + Gây tổn hại môi trường sinh thái. Do các công ty nươc ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rât chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưõng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu. + Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thực tiễn cho thấy, tình hình chuyển giao công nghệ của các nước công nghiệp sang các nuớc đang phát triển đang còn là vấn đề gây cấn. Ví dụ theo báo cáo của ngân hang phát triển Mỹ thì 70% của các nước Mỹ La Tinh nhập khẩu từ các nước cơ bản phát triển là công nghệ lạc hậu. Cũng tương tự, các trường hợp chuyển giao công nghệ ASEAN lúc đầu chưa có kinh nghiệm kiểm tra nên đã bị nhiều thiệt thòi. Tuy nhiên, mặt trái này cũng một phần phụ thuộc vào chính sách công nghệ của các nước nhận đầu tư. Chẳng hạn như Mexico có 1800 nhà máy lắp giáp sản xuất của các công ty xuyên quốc gia Mỹ. Một số nhà máy này được chuyển sang Mexico để tránh những quy định chặt chẽ về môi trường ở Mỹ và lợi dụng những khe hở của luạt môi trường ở Mexico. 2.2. Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nước nhận đầu tư vào vốn kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hang hoá của các công ty xuyên quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư. Đồng thời cũng thong qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hang hoá vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hang hoá từ nươc này sang nước khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước phát triển càng lớn. Và nếu nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư trực tiếp nước ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là phồn vinh giả tạo, sự phồn vinh đó có được bằng cái của người khác. Những vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng kỹ thuật của từng nước. Nếu nước nào tranh thủ được vốn, kỹ thuật và có ảnh hưởng tích cực ban đầu của đầu tư trực tiếp nươc ngoài và nhanh chóng phat triển công nghệ nội tại, tạo nguồn tích luỹ trong nước, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng như đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nước thì sẽ được rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia. 2.3. Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hoá không thích hợp. Một là, chi phí của việc thu hút FDI. Để thu hut FDI các nước đầu tư phải áp dụng một số ưu đãi cho các nhà đầu tư như giảm thuế miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tư nước ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xưởng và một số các dịnh vụ trong nước là rất thấp so với các nhà đầu tư trong nước. Hay trong một số lĩnh vực họ được bảo hộ thuế quan… Và như vậy đôi khi lợi ích của các nhà đầu tư có thể vượt lợi ích của nước chủ nhà nhận được. Thế mà các nhà đầu tư còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tư thường tính giá cao hơn cho các nguyên vật liệu, bán thành phẩm máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tư. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư chẳng hạn như trốn được thuế, hoặc giấu được một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm được. Từ đó hạn chế được một số nhà đầu tư khác xâm nhập vào thị trường. Ngược lại điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nước chủ nhà và nước chủ nhà phải mua hang hoá do các nhà đầu tư nước ngoài sản xuất với giá cao hơn. Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nước chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nước đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tư có thể lợi dụng được. Hai là, sản xuất hang hoá không thích hợp. Các nhà đầu tư còn bị lên án là sản xuất và bán hang hoá không thích hợp cho các nước kém phát triển, thậm chí đôi khi còn là những hang hoá có hại cho sức khoẻ con người và gây ô nhiễm môi trường. Ví dụ như khuyến khích dung thuốc lá, thuốc trừ sâu, nước ngọt có gat hay thế nước hoa quả tươi, chất tẩy thay thế xà phòng… 2.4. Những mặt trái khác. Trong một số các nhà đầu tư không phải không có trường hợp hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị. Thông qua nhiều thủ đoạn khác nhau theo kiểu “diễn biến hoà bình”. Có thể nói rằng sự tấn công của các thế lực thù địch nhằm phá hoại ổn định về chính trị của nước nhận đầu tư luôn diễn ra với mọi hình thức tinh vi và xảo quyệt. Trường hợp chính phủ Xanvado Angiende ở Chile bị giật dây lật đổ năm 1973 là một ví dụ về sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia ITT (công ty viễn thông và điện tín quốc tế) và chính phủ Mỹ can thiệp công việc nội bộ của Chile. Mặt khác, mục đích của các nhà đầu tư kiếm lời nên họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi nhất. Vì vậy khi lượng vốn nước ngoài đã tăng them sự mất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị. Hoặc FDI cũng có thể gây ảnh hưởng xấu về mặt xã hội. Những người dân bản xứ làm thuê cho các nhà đầu tư có thể bị mua chuộc biến chất, thay đổi quan điểm, lối sống và nguy cơ hơn là họ có thể phản bội tổ quốc. Các tệ nạn xã hội cũng có thể tăng cường như mại dâm, ma tuý… Những mặt trái của FDI không có nghĩa là phủ nhận những lợi thế cơ bản của nó mà chúng ta chỉ lưu ý rằng không nên quá hi vọng vào FDI và cần phải có những chính sách, biện pháp quản lý hữu hiệu để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của FDI. Bởi vì mức độ thiệt hại của FDI gây ra cho mước chủ nhà nhiều hay ít phụ thuộc vào chính sách, năng lực, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn của nước nhận đầu tư. PHẦN 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. I. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN FDI. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hoá khu vực nền kinh tế đang diễn ra trên khắp thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển chung đó. Ngày nay có nhiều công ty, tổ chức quốc tế vào Việt Nam và nguồn vốn này đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế của Việt Nam. Sua đay là bức tranh tổng thể về FDI. 1. Một số dự án và số vốn đầu tư. Trong hơn 20 năm qua từ năm 1986-2008 thì đã có rất nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được cấp phép đăng ký đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Trong 10 tháng của năm 2008 thì đã có hơn 953 dự án với tổng số vốn là hơn 58, 6 tỷ USD trung bình mỗi tháng thu hút được khoảng 6 tỷ USD, tuy chỉ bằng 83, 3% về số dự án cùng kỳ năm trước nhưng đã tăng gần 6 lần số vốn đăng ký. Sau đây là bảng số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam giai đoạn 1989-2001. Bảng 3: Quá trình thu hút vốn và số dự án FDI qua các năm 1989-2001 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư Tổng số vốn thực hiện Tỷ lệ (%) 1989 70 539 130 24% 1990 111 596 220 37% 1991 155 1388 221 16% 1992 193 2271 398 18% 1993 272 2987 1106 37% 1994 362 4071 1952 48% 1995 404 6616 2652 40% 1996 501 9212 2371 26% 1997 479 5548 3250 59% 1998 260 4827 1900 39% 1999 280 2000 1500 75% 2000 2500 36000 18000 50% 2001 2600 36000 20000 55% Nguồn: Thông tin tài chính số 1/1/2001 Qua số liệu trên ta dễ dàng thấy tổng số dự án cũng như tổng số vốn FDI trong giai đoạn 1989-1996 tăng với tốc độ nhanh. Năm 1989 số lượng vốn thu hút được chí đạt 539 triệu USD nhưng tới năm 1995 đạt 6616 triệu USD và năm 1996 là 9212 triệu USD, mức tăng bình quân trong giai đoạn này là 505 quy mô trung từ 3, 5 triệu USD năm 1989-1990 lên 7, 5 triệu USD năm 1991, 7, 6 triệu năm 1992, …. , năm 1996 là 23, 7 triệu USD. Điều này cho thấy việc thu hút vốn FDI rất hiệu quả. Một phần là do Việt Nam là thị trường mới hấp dẫn các nhà đầu tư, phần quan trọng khác là những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhà nước. Các khoản đầu tư này đã góp phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong nước và dịch chuyển cơ cấu kinh tế, đóng góp vào ngân sách, kim nghạch xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm. Doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng dần qua các năm, mức tăng trong giai đoạn này là khoảng 30%. Tỷ lệ xuất khẩu trên doanh thu đạt 60% năm 1997 và 44% năm 1996. Như vậy ta thấy được rằng trong khoảng thời gian này Việt Nam đã thu hút được một khối lượng khá lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vu cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cuối những năm 1996 đầu những năm 1997 trong khu vực đã sẩy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế đây cũng là giai đoạn nền kinh tế của Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng vì thế mà năm 1997 Việt Nam chỉ thu hút được 5548 triệu USD bằng 60% số vốn của năm 1996. Bảng 3: Doanh thu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đơn vị tính triệu USD Năm Doanh thu 1990 43 1991 149 1992 206 1993 447 1994 451 1995 1397 1996 1841 Nhưng từ đầu năm 2000 trở lại đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phục hồi và thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tới thời điểm hiện nay năm 2008 đã có hơn 6000 dự án có hiệu lực trong đó có khoảng 45000 dự án là của doanh nghiệp công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 28, 9 tỷ USD, tổng số vốn thực hiện là 18 tỷ USD. Cả nước thu hút được 59, 31 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư. 2. Về cơ cấu vốn đầu tư. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì nó có tác động to lớn đến quá trình dịch ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21363.doc