Một số vấn đề về hạch toán tài sản cố định trong các Doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ ở Việt Nam hiện nay

lời nói đầu Từ khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Biểu hiện rõ nhất có lẽ là sự xuất hiện trên thị trường một lượng hàng hoá không những lớn về số lượng, tốt về chất lượng mà còn đa dạng về chủng loại, mẫu mã. Trong môi trường mới, mang đậm màu sắc cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường thì việc các doanh nghiệp ngày càng tự khẳng định mình bằng những sản phẩm đầu ra như vậy ch

doc22 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về hạch toán tài sản cố định trong các Doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng tỏ họ đã rất chú ý đến việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tài sản cố định trong doanh nghiệp chính là biểu hiện của việc ứng dụng đó. Là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài với đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị được chuyển dịch từng phần vào chi phí SXKD do bị hao mòn trong quá trình sử dụng. Tài sản cố định là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trọng đòi hỏi phải được tổ chức hạch toán tốt để thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình tăng giảm tài sản cố định về số lượng và giá trị, tình hình sử dụng và hao mòn tài sản cố định, có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng đầy đủ hợp lý công suất của tài sản cố định, góp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng tài sản cố định. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc hạch toán tài sản cố định càng phải được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đa dạng của quản lý góp phần giúp doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện hiện nay. Với đề tài “Một số vấn đề về hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ ở Việt Nam hiện nay”, em xin đề cập đến những nội dung chính như sau : Phần I : Lý thuyết hạch toán tài sản cố định i- Một số vấn đề chung về tài sản cố định II-Hạch toán tổng hợp tài sản cố định Phần II : Những tồn tại vướng mắc và giải pháp hoàn thiện i- Về phương pháp khấu hao tài sản cố định II-Về hạch toán tài sản cố định thuế tài chính tại doanh nghiệp đi thuê III-Về vấn đề lập dự phòng giảm giá tài sản cố định Phần I : Lý thuyết hạch toán tài sản cố định i - Những vấn đề chung về tài sản cố định. 1-Khái niệm, đặc điểm tài sản cố định. 1.1. Khái niệm : Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn và đem lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. Như vậy có hai tiêu chuẩn để nhận biết tài sản cố định : đó là giá trị tài sản cố định và thời gian sử dụng tài sản cố định. Theo QĐ số 1062 TC/QĐ/CSTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14/11/1996 thì tài sản cố định là tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên. 1.2. Đặc điểm : Tài sản cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển địch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. 2- Phân loại tài sản cố định. 2.1. Theo hình thái vật chất và kết cấu của tài sản cố định : Tài sản cố định được phân thành 2 loại : -Tài sản cố định hữu hình : là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Thuộc loại này gồm : Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn... -Tài sản cố định vô hình : là những tài sản cố định không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đẫ đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc loại này gồm : Quyền sử dụng đất, bằng phát minh, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí thành lập doanh nghiệp... 2.2. Theo quyền sở hữu : Tài sản cố định được chia thành 2 loại : -Tài sản cố định tự có : là những tài sản cố định mà doanh nghiệp được quyền định đoạt, quản lý và sử dụng. -Tài sản cố định đi thuê : là những tài sản cố định mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng theo qui định của hợp đồng thuê, ngoài ra doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm liên đới về công tác quản lý tài sản. Căn cứ vào tính chất của hợp đồng thuê,, tài sản cố định đi thuê được chia thành 2 loại : + Tài sản cố định thuê tài chính : là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê vốn, thuê mua hoặc thuê dài hạn. Theo chế độ kế toán hiện hành, thì một hợp đồng thuê tài sản cố định có 1 trong 4 dấu hiệu sau thì được coi là thuê tài chính : * Khi kết thúc hợp đồng, quyền sở hữu tài sản thuộc về bên đi thuê. * Bên đi thuê có quyền lựa chọn mua tài sản thuê tại một thời điểm thích hợp trong thời gian thuê hoặc được quyền thuê tiếp khi kết thúc thời hạn thuê theo những thoả thuận mới. * Thời gian thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian hữu dụng của tài sản thuê . * Thời gian thuê ít nhất phải trả theo hợp đồng tương đương với giá trị hiện tại của tài sản cố định đi thuê. + Tài sản cố định thuê hoạt động : là những tài sản cố định mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian ngắn và thông thường khi kết thúc hợp đồng thuê phải trả lại cho bên cho thuê. Ngoài hai phương pháp trên, tài sản cố định còn được phân loại theo tình hình sử dụng ( gồm tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh, tài sản cố định hành chích sự nghiệp...) và theo nguồn hình thành ( gồm tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chỉ sở hữu, tài sản cố định hình thành bằng vốn vay ...) 3-Đánh giá tài sản cố định. Đánh giá tài sản cố định là xác định giá trị ghi sổ của tài sản cố định. Tài sản cố định dược đánh giá theo nguyên giá, giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại. 3.1. Nguyên giá tài sản cố định : Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí liên quan đến việc xây dựng, mua sắm tài sản cố định kể cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi dùng. Nguyên giá tài sản cố định trong từng trường hợp cụ thể được xác định như sau : 3.1.1. Đối với tài sản cố định hữu hình : -Tài sản cố định do doanh nghiệp tự mua sắm : Nguyên giá (NG) = Giá mua + Phí tổn trước khi dùng (PTTKD) Phí tổn trước khi dùng gồm : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, chi phí lắp đặt, chạy thử, các khoản thuế, lệ phí được tính vào giá trị tài sản... -Tài sản cố định hình thành qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản : NG = Giá quyết toán của công trình + PTTKD ( Nếu có) -Tài sản cố định do nhà nước cấp : NG = Giá trị tài sản ghi trên biên bản giao nhận vốn + PTTKD -Tài sản cố định do tổng công ty điều chuyển từ đơn vị khác : NG = Nguyên giá ghi trên sổ bên giao -Nhận vốn góp liên doanh, góp vốn cổ phần bằng tài sản cố định : NG = Giá thoả thuận giữa các liên doanh + PTTKD ( Nếu có ) -Nhận lại vốn góp liên doanh bằng tài sản cố định : NG = Giá thỏa thuận khi nhận lại + PTTKD ( Nếu có ) -Tài sản cố định thuê tài chính : + Nếu hợp đồng thuê có qui định tỷ lệ lãi xuất phải trả theo năm thì : NG = PV = FV/(1+r)t Trong đó : NG : Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính ( Giá trị hiện tại của các khoản chi trong tương lai ). FV : Giá trị các khoản chi bên thuê phải trả mỗi năm theo hợp đồng thuê. r : Lãi suất vay vốn theo năm ghi trong hợp đồng thuê tài sản cố định. t : Thời hạn thuê tài sản cố định theo hợp đồng thuê tài sản cố định. Trường hợp hợp đồng thuê không qui định tỷ lệ lãi suất thì tỷ lệ lãi suấ được xác định theo lãi suất vay vốn trên thị trường nhưng không vượt quá lãi suất trần do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố cho từng kỳ hạn vay vốn tương ứng. +Nếu trong hợp đồng thuê tài sản cố định đã xác định tổng số tiền bên đi thuê phải trả cho cả giai đoạn thuê, trong đó có ghi rõ số tiền lãi phải trả cho mỗi năm thì nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê được xã định là : Tổng số nợ Số tiền lãi Số năm NG = phải trả theo - ( phải trả x thuê ) hợp đồng thuê mỗi năm TSCĐ 3.1.2. Đối với tài sản cố định vô hình Nguyên giá của TSCĐ vô hình là tổng số tiền chi trả hoặc chi phí thực tế về thành lập doanh nghiệp , chuẩn bị sản xuất , về công tác nghiên cứu phát triển ... số chi trả để mua quyền đặc nhượng , bằng phát minh , sáng chế . 3.2. Giá trị hao mòn của tài sản cố định 3.2.1. Hao mòn tài sản cố định : Hao mòn tài sản cố định là sự giảm giá của tài sản cố định trong quá trình sử dụng , bao gồm : -Hao mòn tài sản cố định hữu hình : là sự giảm giá trị của tài sản cố định do quá trình sử dụng bị cọ sát, bị ăn mòn hay do điều kiện thiên nhiên tác động. -Hao mòn vô hình : là sự giảm giá trị của tài sản cố định do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hoặc do sự tăng năng suất lao động xã hội. 3.2.2. Giá trị hao mòn của tài sản cố định : Giá trị hao mòn tài sản cố định là biểu hiện bằng tiền của hao mòn tài sản cố định qua từng thời kỳ sử dụng. Giá trị hao mòn của tài sản cố định dược xác định bằng số khấu hao cơ bản luỹ kế của tài sản cố định. 3.2.3. Khấu hao tài sản cố định : Khấu hao tài sản cố định là sự tính toán giá trị hao mòn của tài sản cố định trong từng thời kỳ sử dụng để thu hồi vốn ddầu tư và xác định chi phí sử dụng tài sản cố định. Việc tính khấu hao tài sản cố định có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Theo QĐ 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/96 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Cách tính khấu hao theo phương pháp này như sau : Mức khấu hao Nguyên giá của TSCĐ phải trích bình = ------------------------------ quân năm Thời gian sử dụng Mức khấu hao Mức khấu hao phải trích bình quan năm phải trích bình = -------------------------------------------------- quân tháng 12 tháng Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = đã trích + của TSCĐ tăng - của TSCĐ giảm tháng này tháng trước thêm tháng trước đi tháng trước 3.2.4. Một số điểm cần lưu ý trong chế độ khấu hao tài sản cố định : -Tất cả các tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng và trích khấu hao trừ những tài sản cố định được cấp có thẩm quyền cho phép doanh nghiệp dự trữ. -Mức khấu hao tài sản cố định trong kỳ nào phản ánh giá trị hao mòn tài sản cố định trongkỳ đó. -Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết thì không được trích khấu hao nữa. -Những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng thì doanh nghiệp tiến hành xử lý giá trị còn lại một lần thông qua hoạt động nhượng bán, thanh lý. -Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng, nghĩa là tài sản cố định tăng hoặc giảm trong tháng thì tháng sau mới bắt đầu tính hoặc thôi tính khấu hao . -Nguồn vốn khấu hao TSCĐ được để lại cho các doanh nghiệp để thực hiện tái đầu tư tài sản cố định. Khi chưa sử dụng để đầu tư tài sản cố định, nguồn vốn khấu hao được dùng để mua sắm, dự trữ tài sản lưu động. 3.3. Giá trị còn lại của tài sản cố định. Giá trị còn lại của tài sản cố định là giá trị thực tế của tài sản cố định ở một thời điểm nào đó và được xác định theo công thức sau : Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao cơ bản của TSCĐ của TSCĐ luỹ kế II-Hạch toán tổng hợp tài sản cố định. 1.Tài khoản sử dụng. 1.1. Tài khoản 211 - Tài sản cố định hữu hình : -Nội dung : Phản ánh tìinh hình bíen đọng tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. -Kết cấu : Bên nợ : Nguyên giá (NG) tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tăng trong kỳ. Bên có : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kỳ. Số dư nợ : Nguyên giá tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp. TK 211 được chi tiết theo từng loại tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp như TK 2112 : “Nhà cửa, vật kiến trúc”, TK 2113 : “Máy móc thiết bị”, ..., TK 2118” Tài sản cố định hữu hình khác”. 1.2. Tài khoản 212 - Tài sản cố định thuê tài chính : -Nội dung : Phản ánh tình hình biến dộng tài sản cố định thuê tài chính theo nguyên giá. -Kết cấu : Tương tự như tài khoản 211. 1.3. Tài khoản 213 - Tài sản cố định vô hình : --Nội dung : Phản ánh tình hình biến động tài sản cố định vô hình theo nguyên giá. -Kết cấu : Tương tự như tài khoản 211. TK 213 cũng được chi tiết theo từng loại tài sản cố định vô hình trong doanh nghiệp như TK 2131 “ Quyền sử dụng đất”, TK 2132 “ Chiphí thành lập doanh nghiệp”, ..., TK 2138 “ Tài sản cố định vô hình khác”. 1.4. Tài khoản 214 - Hao mòn tài sản cố định : -Nội dung : Phản ánh tình hình biến động của toàn bộ tài sản cố định theo giá trị hao mòn. -Kết cấu : Bên nợ : Giá trị hao mòn tài sản cố định giảm trong kỳ. Bên có : Giá trị hao mòn tăng trong kỳ Dư có : Giá trị hao mòn hiện có tại doanh nghiệp. Tài khoản 214 được chi tiết thành: TK 2141 “ Hao mòn tài sản cố định hữu hình” TK 2142 “ Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính” TK 2143 “ Hao mòn tài sản cố định vô hình” 1.5. Tài khoản 241 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang : Tài khoản 241 được chi tiết thành : -TK 2411 “ Mua sắm tài sản cố định” Bên nợ : Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua sắm tài sản cố định. Bên có : Kết chuyển chi phí mua sắm tài sản cố định. Dư nợ : Chi phí mua sắm tài sản cố định chưa kết chuyển. -TK 2412 “ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang” Bên nợ : Tập hợp chi phí hát sinh trong quá trình xây dựng cơ bản. Bên có : - Giá trị quyết toán của công trình xây dựng cơ bản hoàn thành. -Phần chi phí xây dựng cơ bản không tính vào giá trị công trình. Dư nợ : Phản ánh chi phí xây dựng cơ bản dở dang. -TK 2413 “ Chi phí sửa chữa tài sản cố định” Bên có : Tập hợp chi phí sữa chữa tài sản cố định phát sinh trong kỳ. Bên có : Kết chuyển chi phí sửa chữa tài sản cố định. Dư nợ : Chi phí sửa chữa tài sản cố định dở dang ( chưa kết chuyển ) 1.6. Tài khoản 001 - Tài sản thuê ngoài Nội dung : Phản ánh tài sản cố định, công cụ dụng cụ mà doanh nghiệp sử dụng trong 1 thời gian ngắn ( thuê hoạt động ). Bên nợ : Nhận tài sản thuê. Bên có : Trả tài sản thuê. 1.7. Tài khoản 009 - Nguồn vốn khấu hao Bên nợ : Mức khấu hao trích được trong kỳ. Bên có : Nguồn vốn khấu hao đã sử dụng. Dư nợ : Nguồn vốn khấu hao hiện có. 2-Hạch toán tình hình biến động tài sản cố định. 2.1. Thủ tục chứng từ. 2.1.1. Tăng tài sản cố định : Trong mọi trường hợp tăng tài sản cố định, doanh nghiệp phải thành lập ban giao nhận TSCĐ. Ban này có trách nhiện kiểm tra, đánh giá hiện trạng của TSCĐ, lập biên bản giao nhận TSCĐ ( là chứng từ trực tiếp để ghi tăng TSCĐ ). Ngoài ra khi ghi tăng TSCĐ, kế toán phải chú ý một số chứng từ liên quan như hoá đơn bán hàng ( do bên bán lập ), biên bản nghiệm thu công trình xây dựng cơ bản, hoá đơn vận tải, các phiếu chi tiền mặt... 2.1.2 .Giảm tài sản cố định : Hầu hết các trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, góp vốn liên doanh ... Doanh nghiệp phải cùng với bên nhận lập biên bản giao nhận TSCĐ hoặc biên bản thanh lý TSCĐ. Đây là các chứng từ trực tiếp để ghi giảm TSCĐ. Trường hợp giảm TSCĐ, tăng giá trị hao mòn do khấu hao TSCĐ thì cơ sở để ghi chép là bảng tính khấu hao do kế toán của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở tuân thủ chế độ khấu hao chung mà nhà nước qui định. 2.2. Sơ đồ kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định. TK 1 TK 111,141,331... TK 211, 213 TK821 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ (6a) HMTSCĐ HMTSCĐ TK 214 TK 721 TK 111,112... TK 441 Thu thanh lý (6b) nhương bán Chi thly, 6b nhg bán TK 3331 VAT (6b) (6b) phải nộp TK 128, 222, 411 góp vốn , trả vốn LD = TSCĐ (7) (7) TK 214 HM (7) TSCĐ HMTSCĐ TK412 TSCĐ thiếu qua kiểm kê (8) (8)  (7) TK 212 MuaTSCĐ(thời gian ngắn) (1a) TK2411 (1a) (1a) (6a) (6a) TK 138, 334, 821 TK 214 Chênh lệch đánh giá TS TK 228 TK 214 HMTSCĐ (9) TSCĐ Thuê tài chính Tập hợp chi phí (1b) (1b) mua sắm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ TK 133 Thuế VAT (1) được khấu trừ Nhận TSCĐ do được cấp, biếu tặng, do tổng công ty điều chuyển tới , (2) (2) TS thừa phát hiện khi kiểm kê TSCĐ XDCB hoàn thành bàn giao (3) (3) TK 2412 TK 128, 222 Nhận lại vốn góp liên doanh liên kết (4) (4) bằng tài sản cố định Chuyển TSCĐ thuê tài chính thành (5) (5) TSCĐ tự có (9) Một số bút toán được ghi cụ thể như sau : -Bút toán 2 : Trường hợp tài sản cố định tăng do Tổng công ty điều chuyển tới ghi như sau : Nợ TK 211,213 : NG tài sản cố định bằng NG ghi trên sổ đơn vị giao. Có TK 214 : Giá trị hao mòn. Có TK 411 : Giá trị còn lại. -Bút toán 3 : Trong quá trình xây dựng cơ bản, phải tập hợp chi phí xây dựng cơ bản khi hoàn thành mới xác định nguyên giá tài sản cố định và bàn giao. Khi tập hợp chi phí kế toán ghi : Nợ TK 2412 Có TK 111, 112, 141, 331, 341. -Bút toán 2 và 8 : Hạch toán kiểm kê tài sản cố định cụ thể như sau : + Đối với tài sản phát hiện thiếu : Căn cứ vào biên bản kiểm kê kế toán ghi : Nợ TK 1381 : Giá trị còn lại. Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn. Có TK 211 : Nguyên giá. Khi có quyết định xử lý tài sản thiếu của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi : Nợ TK 111, 112 : Nhận tiền bồi thường. Nợ TK 1388 : Yêu cầu bồi thường. Nợ TK 821 : Tính vào chi phí bất thường. Nợ TK 411 : Được phép ghi giảm nguồn vốn kinh doanh. ... Có TK 1381 : Giá trị còn lại của tài sản thiếu. + Đối với tài sản cố định thừa khi kiểm kê : Khi phát hiện tài sản cố định thừa, doanh nghiệp phải truy tìm nguyên nhân để xử lý. -Trường hợp thừa do kế toán quên ghi sổ phải ghi tăng nguyên giá tài sản cố định và xác định số khâu hao phải trích trong thời gian quên ghi sổ để phân bổ giá trị hao mòn vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 214 -Trường hợp tài sản thừa do thuê chưa trả thì doanh nghiệp phải làm thủ tục để trả lại cho bên cho thuê. -Trường hợp tài sản cố định thừa không phát hiện được nguyên nhân, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền, kế toán ghi bút toán xử lý tài sản thừa : Nợ TK 211 Có TK 411 -Khi doanh nghiệp sử dụng các quĩ đầu tư phát triển, quĩ phúc lợi, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để mua sắm tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh, kế toán phải ghi thêm bút toán chuyển nguồn : Nợ TK 414, 441, 4312 Có TK 411 Trường hơp tài sản cố định được đầu tư bằng quỹ phúc lợi và phục vụ nhu cầu phúc lợi tập thể của doanh nghiệp, khi kết chuyển nguồn kế toán ghi : Nợ TK 4312 : Quỹ phúc lợi. Có TK 4313 : Quỹ phúc lợi đã hình thành tài sản cố định. 3. Hạch toán khấu hao tài sản cố định. 3.1. Sơ đồ hạch toán khấu hao và hao mòn tài sản cố định. TK 211, 213 TK 214 TK 627, 641, 642 Gía trị HMTSCĐ thanh lý, nhượng bán TK 821 Gía trị còn lại của TSCĐ TK 821 Gía trị hao mòn của TSCD đánhgiá (2) (2) giảm nguyên giá TK 421 Chênh lệch (2) đánh giá lại GTHM của TSCD trả lại (3) (3) bên cho thuê TK 212 TK 142 GTCL chưa (3) KH hết TK 2141, 2143 Kết chuyển tăng GTHM của TSCĐ (4) (4) tự có khi được nhận quyền sở hửu TSCĐ thuê ngoài. Trích khấu hao vào (5) (5) chi phí kinh doanh từng kỳ Xác định HM TSCĐ (6) (6) hình thành từ qũy fúc lợi và nguồn kinh phí vào cuối niên độ TK 4313, 466 Gía trị hao mòn của (7) TSCĐ được đánh giá tăng nguyên giá. TK 211 Chênh lệch đánh (7) giá lại TK 412 3.2. Trường hợp phải nộp vốn khấu hao cho đơn vị cấp trên hoặc điều chuyển cho đơn vị khác và cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao. 3.2.1. Trường hợp phải nộp khấu hao được hoàn trả lại : -Khi nộp vốn khấu hao, kế toán ghi : Nợ TK 136 (1368) : Phải thu nội bộ. Có TK 112 : Tiền gửi ngân hàng. Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao. Có TK 009 - Nguồn vốn khấu hao. -Khi nhận lại số vốn khấu hao hoàn trả, ghi bút toán ngược lại. 3.2.2.Trường hợp không được hoàn lại, ghi : Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 111, 112 hoặc 338 (3388) Đồng thời ghi giảm nguồn vốn khấu hao cơ bản : Có TK 009. 3.2.3. Trường hợp cho các đơn vị khác vay vốn khấu hao kế toán ghi : Nợ TK 128, 228 Có TK 111, 112 Đồng thời ghi đơn : Có TK 009. 4-Hạch toán tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê. 4.1. Hạch toán tài sản cố định thuê tài chính. 4.1.1. Tại các đơn vị đi thuê: a, Nguyên tắc hạch toán : Bên đi thuê phải ghi sổ tài sản cố định theo nguyên giá tại thời điểm thuê coi như là tài sản cố định đi mua. Đồng thời phải phản ánh toàn bộ số tiền phải trả theo hợp đồng thuê như một khoản nợ dài hạn. Định kỳ thanh toán tiền cho bên cho thuê theo hợp đồng. Trong quá trình sử dụng, bên đi thuê phải tiến hành trích khấu hao cũng như phân bổ lãi đi thuê vào chi phí kinh doanh. Trường hợp trả trước một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí tương ứng với số năm sử dụng tài sản cố định. Thuế VAT của hoạt động đi thuê ( nếu có ) được ghi nhận khi thanh toán tiền thuê. b, Sơ đồ hạch toán TSCĐ đi thuê : TK 111, 112 TK 342 TK 212 TK 2142 TK 627, 641, 642 Thanh lý tiền thuê (2) phải trả định kỳ TK 133 VAT (2) đầu vào Nhận TSCĐ (1) cho bên cho thuê TK 142 lãi phải trả Trả TSCĐ (4) cho bên cho thuê TK 2141,2143 TK 142 GTCL (4) chưa KH hết Kết chuyển GTHM khi (5a) (5a) chuyển quyền sở hửu Trích KH trừ (3a) (3a) dần vào CFKD TK 142 Trừ dần (3b) (3b) lãiphải trả vào CFKD TK 211, 213 Kết chuyển NGTSCĐ ( 5b) (5b) khi được chuyền quyền sở hữu. TK 111, 112... CP mua lại TSCĐ (5c) TK 133 VAT (5c) đầu vào 4.1.2. Tại đơn vị cho thuê : a, Nguyên tắc hạch toán : Về thực chất, tài sản cố định cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên kế toán pải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của tài sản cố định cho thuê. Đồng thời phản ánh sổ thu từng kỳ về cho thuê. Số khấu hao tài sản cho thuê được tính tương ứng với số năm thu được tiền thuê. Trường hợp số năm trả tiền thuê bằng hoặc vượt quá thời hạn sử dụng tài sản thì chi phí khâu hao tính theo thời gian sử dụng. Giá trị tài sản cho thuê được hạch toán vào khoản đầu tư tài chính dài hạn. b, Sơ đồ hạch toán TSCĐ cho thuê : TK 214 TK 811 TK 711 TK 111, 112, 138 Trích KH TSCĐ (1) Cho thuê TK 111,112... Các CF khác về (2) cho thuê TK 133 TK 228 Gía trị TSCĐ (3) cho thuê phải thu hồi từng kỳ TK 911 Kết chuyển (7) (7) chi phí về cho thuê Kết chuyển (6) (6) thu nhập về cho thuê Thu nhập về (4) cho thuê TK 3331 VAT (4) đầu ra TK 152, 153 Thu nhập bằng (5) hiện vật VAT (5) đầu ra TK 3331 333331 4.2. Hạch toán tài sản cố định thuê hoạt động 4.2.1. Tại đơn vị đi thuê : - Căn cứ hợp đồng thuê tài sản cố định và các chi phí khác có liên quan, kế toán ghi : Nợ TK 627, 641, 642 : Tiền thuê và các chi phí liên quan. Nợ TK 133 : Thuế VAT được khấu trừ. Có TK 331, 3388 : Số tiền thuê phải trả. Có TK 111, 112 : Các chi phí khác. -Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê : Nợ TK 331, 3388 Có TK 111, 112... 4.2.2. Tại đơn vị cho thuê : TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải trích khấu hao. Các chi phí liên quan đến việc cho thuê tài sản cố định, kế toán ghi : Nợ TK 811 : Tập hợp chi phí cho thuê. Có TK 214 : Khấu hao tài sản cố định cho thuê. Có TK 111, 112 ... : Các chi phí khác. -Khoản thu về cho thuê : Nợ TK 111, 112, 138 ... : Tổng số thu. Có TK 3331 : Thuế VAT phải nộp. Có TK 711 : Số thu về cho thuê. Chú ý : Tại đơn vị đi thuê tài sản cố định hoạt động, ngoài các bút toán trên còn phải : - Theo dõi giá trị tài sản cố định đi thuê hoạt động vào TK 001 “ Tài sản thuê ngoài”, chi tiết theo từng người thuê và từng loại tài sản cố định thuê. Khi thuê, ghi : Nợ TK 001. Khi trả, ghi : Có TK 001. - Trong thời gian thuê, muốn thay đổi kết cấu, trang bị thêm bộ phận...phải được bên cho thuê đồng ý. Giá trị trang bị thêm ghi giống như tăng tài sản cố định bình thường . Khi bàn giao, bộ phận giá trị này hạch toán giống như trường hợp nhượng bán, thanh lý. 5. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định. 5.1. Phương thức sửa chữa tài sản cố định : a, Sửa chữa thường xuyên ( sửa chữa nhỏ ) : Là loại hình sửa chữa có tính chất bảo quản, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định với kỹ thuật đơn giản, do công nhân thuộc bộ phận cơ khí sửa chữa trong doanh nghiệp đảm nhận, thời gian sửa chữa ngắn, chi phí nhỏ. b, Sửa chữa lớn : Là loại hình sửa chữa có tính chất khôi phục năng lực hoạt động của tài sản cố định với kỹ thuật phức tạp, thời gian dài, chi phí lớn. Sửa chữa lớn bao gồm sửa chữa lớn theo kế hoạch và sửa chữa lớn ngoài kế hoạch. c, Sửa chữa nâng cấp tài sản cố định : Là loại hình sửa chữa có tính chất tăng năng lực hoạt động hoặc kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định. Thực chất là một dạng xây dựng cơ bản do đó chi phí nâng cấp tài sản cố định chính là chi phí xây dựng cơ bản. 5.2. Sơ đồ hạch toán tổng quát. TK 111,112,152,334 TK 627, 641, 642 Chi phí sữa chữa nhỏ (1) (1) TK 2413 CF sửa chữa lớn (2) (2) tự làm TK 311 CF sửa chữa lớn (3) (3) thuê ngoài TK 133 VAT (3) được khấu trừ TK 142 K/c giá (5) thành s/c Ngoài (5a) kế hoạch Trong (5b) kế hoạch Nâng (5c) cấp TK 335 TK 211 Chi phí sữa chữa nhỏ (4) (4) Phân bổ (5a) (5a) dần Trích (5b) (5b) trước Phần II : Những tồn tại vướng mắc và giải pháp hoàn thiện Chế độ kế toán về hạch toán tài sản cố định đã và đang được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi. Về cơ bản nó đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý về tài sản cố định nói riêng và đóng góp những thông tin kế toán quan trọng cho việc ra các quyết định chung trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế cả nước đã có những bước chuyển mình đáng kể, đặc biệt là sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, đòi hỏi sự cụ thể hoá đến từng chi tiết trong các thông tin kế toán thì việc hạch toán tài sản cố định đã và đang tồn tại một số vướng mắc sau : I-Về phương pháp khấu hao tài sản cố định. Như đã trình bày trong phần I mục II.3, các doanh nghiệp đều phải trích khấu hao tài sản cố định theo QĐ 1062 TC/QĐ/CSTC ngày 14/11/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính là phương pháp khấu hao duy nhất được áp dụng đã làm xuất hiện một số bất hợp lý. Sự bất hợp lý đó là do những lý do cụ thể sau : Thứ nhất : Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều nhóm khác nhau; Công dụng của tài sản cũng như cách thức phát huy tác dụng của tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự khác nhau; Mức độ suy giảm về giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cũng có sự khác nhau; Lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cũng khác nhau. Thứ hai : Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ có hệ thống các chi phí doanh nghiệp đã đầu tư để có được tài sản và đảm bảo phù hợp với lợi ích thu được từ tài sản đó trong quá trình sử dụng. Thứ ba : Xuất phát từ nguyên tắc phù hợp của kế toán với nội dung cơ bản là thu nhập phải phù hợp với chi phí đã chi ra trong kỳ kế toán, mà chi phí khấu hao là một khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư: Vì khấu hao là một yếu tố chi phí có liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu quy định các doanh nghiệp phải khấu hao theo phương pháp đường thẳng để đảm bảo số liệu tính thuế được đúng đắn, khi thực hiện như vậy đã có sự đồng nhất giữa kế toán doanh nghiệp và kế toán thuế trong khi hệ thống kế toán doanh nghiệp không đồng nhất với kế toán tính thuế. Để đảm bảo số liệu do kế toán cung cấp phản ánh đúng thực tế hoạt động kinh doanh cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Nhà nước nên thay đổi qui định về khấu hao theo hướng sau : Thứ nhất : Nhà nước chỉ qui định khung thời gian sử dụng tài sản cố định trong các doanh nghiệp, yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng tài sản theo đúng khung thời gian qui định và đăng ký với cơ quan quản lý chức năng. Thứ hai : Cho phép doanh nghiệp được lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp với công dụng, cách thức sử dụng tài sản nhằm mục đích thu được lợi ích kinh tế trong quá trình sử dụng. Cụ thể như sau : + Nhà cửa, vật kiến trúc, các tài sản cố định vô hình...áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. + Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thường gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh, tính năng công suất bị gảm dần trong quá trình sử dụng : Cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng hoặc phương pháp khấu hao giảm dần. + Đối với các thiết bị, dụng cụ quản lý thường chịu nhiều tác động của hao mòn vô hình : áp dụng phương pháp khấu hao giảm dần. Thứ ba : Có qui định cụ thể về mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao phục vụ mục tiêu tính thuế, phạm vi áp dụng của các qui định này vào thời điểm cuối niên độ kế toán khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải thực hiện với ngân sách nhà nước. Thứ tư : Đối với trường hợp các doanh nghiệp có tài sản cố định hạch toán theo hợp đồng thuê dài hạn, phương pháp khấu hao cũng được áp dụng như các tài sản cố định cùng loại thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hoặc phù hợp với điều kiện, cách thức sử dụng tài sản để thu lợi. Thứ năm : Đối với tài sản tạm ngừng sử dụng tại doanh nghiệp như ngừng vì lý do thời vụ, cho thuê hoạt động, tài sản cầm cố ... trong thời gian sử dụng vẫn phải trích khấu hao nhưng áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Ngoài phương pháp khấu hao đường thẳng đẵ được qui định ,các phương pháp khấu hao khác được xác định như sau : *Phương pháp khấu hao theo sản lượng : Phương pháp này đòi hỏi phải xã định được mức khấu hao tính cho một đơn vị sản lượng dự kiến, từ đó căn cứ vào sản lượng thực tế thực hiện khi sử dụng tài sản để xác định mức khấu hao phải trích hàng năm. Mức khấu hao Nguyên giá tài sản cố định tính cho đơn = ---------------------------------- vị sản phẩm Tổng sản phẩm dự kiến *Phương pháp khấu hao bình quân nhân đôi theo số dư giảm dần : Cơ sở tính mức khấu hao là tỉ lệ khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng và giá trị còn lại của tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định = Tỷ lệ khấu hao bình quân x 2 *Phương pháp khấu hao theo tổng số năm hữu dụng : Phương pháp này đòi hỏi phải tính tỷ lệ khấu hao cho từng năm sử dụng của tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao 2(t - ti+1) tài sản cố định = ---------------- năm thứ i t(t + 1) Trong đó : + t : Là thời gian hữu dụng của tài sản cố định. + ti : Là thời điểm lần trích khấu hao Mức khấu hao Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao = x năm thứ i TSCĐ năm thứ i II-Về hạch toán tài sản cố định thuê tài chính tại doanh nghiệp đi thuê. Đi thuê dài hạn máy móc, thiết bị là một trong những giải pháp hữu hiệu về vốn cho các doanh nghiệp thiếu vốn, đặc biệt là trong hoàn cảnh hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đều thiếu vốn hoạt động. Tại Việt Nam, hoạt động này cũng chỉ mới xuất hiện, tuy nhiên việc hạch toán._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33752.doc
Tài liệu liên quan