Một số vấn đề về đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thực trạng - Giải pháp

Tài liệu Một số vấn đề về đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thực trạng - Giải pháp: ... Ebook Một số vấn đề về đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thực trạng - Giải pháp

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc Thực trạng - Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh Häc viÖn chÝnh trÞ - hµnh chÝnh khu vùc I ------------------------------------ Ph¹m Xu©n Xuyªn §Ò tµi: Mét sè vÊn ®Ò vÒ ®¹o Tin lµnh ë c¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c Thùc tr¹ng - gi¶i ph¸p LuËn v¨n tèt nghiÖp Cao cÊp lý lý luËn chÝnh trÞ Ng­êi h­íng dÉn : PGS.TS Cao V¨n Thanh Hµ Néi, th¸ng 5-2008 môc lôc Trang I. PhÇn më ®Çu 1. Lý do chän ®Ò tµi 2 2. T×nh h×nh nghiªn cøu 2 3. Môc ®Ých, nhiÖm vô cña tiÓu luËn 4 4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu cña ®Ò tµi 4 5. KÕt cÊu tiÓu luËn 4 II. PhÇn Néi dung Ch­¬ng 1. Qu¸ tr×nh du nhËp vµ ph¸t triÓn §¹o Tin lµnh MiÒn nói phÝa B¾c ViÖt Nam 5 1.1. S¬ l­îc vÒ lÞch sö vµ gi¸o lý cña §¹o Tin lµnh 5 1.1.1. S¬ l­îc lÞch sö cña §¹o Tin lµnh 5 1.1.2. Gi¸o lý c¬ b¶n cña ®¹o PhËt 8 1.2. Qu¸ tr×nh du nhËp vµ ph¸t triÓn cña §¹o Tin lµnh ë MiÒn nói phÝa B¾c ViÖt Nam 11 Ch­¬ng 2: Mét sè ®Æc ®iÓm cña ®¹o Tin lµnh MiÒn nói phÝa B¾c ViÖt Nam th«ng qua lÞch sö cña nã 16 2.1. TÝnh d©n gian 16 2.2. TÝnh thèng nhÊt 27 2.3. TÝnh linh ho¹t 34 PhÇn 3. KÕt luËn 39 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 41 I. Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Phật giáo là một tôn giáo lớn, xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam ( Khoảng cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III). Lúc đầu Phật giáo cũng đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thâm nhập vào nước ta, bởi nó có một hệ thống giáo lý ít nhiều xa lạ với truyền thống văn hoá còn mang đậm dấu ấn Đông Sơn. Dần dần, nó từng bước chấp nhận một số thay đổi trong các luật lệ của mình để phù hợp với người bản địa và cuối cùng Phật giáo đã trở thành quốc gíáo của Đại việt trong suốt thời gian từ thế kỷ X đến thế kỉ XIV. Và cho đến nay Phật giáo vẫn giữ nguyên vị trí của nó trong tâm thức của người Việt và nó có ảnh hưởng rất lớn đối với tất cả các mặt trong đời sống con người Việt Nam: ảnh hưởng về mặt tư tưởng đạo lý, ảnh hưởng trong quá trình hội nhập văn hoá Việt, ảnh hưởng qua góc độ nhân văn và xã hội, ảnh hưởng qua các loại hình nghệ thuật… Với vị trí và vai trò quan trọng như vậy, Phật giáo cần được quan tâm và nghiên cứu mà trước hết là cần phải làm rõ một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam. Trong khuôn khổ một bài khóa luận, em xin trình bày vấn đề : “Mét sè vÊn ®Ò vÒ ®¹o Tin lµnh ë c¸c tØnh miÒn nói phÝa B¾c Thùc tr¹ng - gi¶i ph¸p” Tình hình nghiên cứu vấn đề: Từ khi du nhập cho đến nay, Phật giáo Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, có lúc thống nhất, có lúc phân tán do nhiều nguyên nhân khác nhau. Từ đây Phật giáo Việt Nam đã thống nhất từ Bắc đến Nam. Việc nghiên cứu Phật giáo thu hút nhiều cá nhân, tập thể tham gia. Một số học giả đã và đang nghiên cứu vấn đề này như: Nguyễn Duy Hinh với "Tư tưởng Phật giáo Việt Nam" - tác phẩm này bước đầu tìm hiểu nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, nhằm tìm kiếm đặc điểm Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tôn giáo được hình thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân bản địa, có tiếp thu tôn giáo ngoại nhập. Trong "Một số bài viết về tôn giáo học" Nguyễn Duy Hinh có rất nhiều bài viết về Phật giáo như: "Về hai đặc điểm của Phật giáo Việt Nam", "Tín đồ, một phạm trù lịch sử", "Phật pháp", "Phật giáo Việt Nam: Hôm qua - hôm nay", "Suy nghĩ khoa học về Phật giáo nước ta gần đây", "Vài suy nghĩ về Phật giáo Việt Nam", "Lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam", "Mấy đặc điểm của Phật giáo Việt Nam"… Bài viết " Phật giáo tại Việt Nam " của Thích Nguyên Tạng đưa ra một cái nhìn xuyên suốt quá trình phát sinh và phát triển của Phật giáo Việt Nam, làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội và con người Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều sách báo, tạp chí …viết về Phật giáo. Tất cả các bài viết trên đều nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo các nước khác, hay nói cách khác dù với hình thức này hay hình thức khác những bài viết trên đều đề cập đến các đặc điểm riêng của Phật giáo Việt Nam, mà với các đặc điểm này Phật giáo đã trở thành tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.Tuy nhiên vẫn chưa có một hệ thống hoàn chỉnh viết về đặc điểm của Phật giáo nước nhà, trong bài khóa luận này em mong rằng sẽ có thể đưa ra một cái nhìn hệ thống về một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo nước ta. Mục đích, nhiệm vụ: Mục đích: làm nổi bật được ba đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam là “ tính dân gian”, “ tính lính hoạt” và “ tính thống nhất” Nhiệm vụ: trên cơ sở của mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của khóa luận bao gồm: Chương 1: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam: Sơ lược về lịch sử và giáo lý của Phật giáo Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo Chương 2: Một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam thông qua lịch sử của nó. 2.1. Tính dân gian 2.2. Tính thống nhất 2.3. Tính linh hoạt Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết. Phần nội dung Chương 1: Quá trình du nhập và phát triển Phật giáo Việt Nam: Sơ lược về lịch sử và giáo lý của Phật giáo: Sơ lược về lịch sử của Phật giáo: Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới ra đời vào thế kỷ VI, thứ V trước công nguyên ở Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền văn hoá văn minh lớn và sớm trên thế giới, từ thiên niên kỷ thứ ba trước công nguyên người Ấn đã tạo dựng được nền văn minh của mình đó là nền văn minh tiền Vêda. Từ khoảng 1500 năm trước công nguyên, do những biến động xã hội, Ấn Độ đã chuyển sang một nền văn minh mới là văn minh Vêda. Phật giáo đã ra đời trong nền văn minh này. Trong thời kỳ của nền văn minh Vêda, có sự phát triển mạnh mẽ về văn hoá, tín ngưỡng tôn giáo, về kinh tế, sông đồng thời cũng có những biến động lớn về mặt xã hội. Về văn hoá, thời kỳ này đã có những phát minh hết sức quan trọng về toán học (gồm cả số học và hình học), về thiên văn học, về triết học, đã chế tác được những đồ trang sức, đóng được thuyền vượt biển…Những thành tựu này, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự ra đời Phật giáo. Đặc biệt trong lĩnh vực triết học ,sự đóng góp của triết học đối với sự ra đời Phật giáo là không nhỏ. Về tín ngưỡng tôn giáo, ở Ấn Độ thời kỳ này là thời kì thống trị của đạo Bà la môn. Dạo bà la môn xét về mặt tôn giáo là tôn giáo đề cao vai trò của đấng tối cao Trời, hay Phạm thiên , hạ thấp vai trò của con người, dặc biệt là tầng lớp thấp hèn, về mặt xã hội là tôn giáo đề cao,tuyệt đối hoá về sự bất bình đẳn giữa các đẳng cấp. Đạo phật ra đời , một mặt nó là sự phản bác lại đạo Bà la môn, mặt khác nó đã tiếp thu, kế thừa (tất nhiên là có lọc bỏ và phát triển) những quan niệm của tôn giáo Bà la môn như: phản bác sự bất bình đẳng, tiếp thu quan niệm về nghiệp, kiếp, luân hồi. Về xã hội, thời kỳ này do có sự phát triển của sản xuất, của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất mà đã dẫn tới sự phân háo và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc. Ở Ấn Độ, do đặc điểm về kết cấu xã hội mà sự phân hoá này gắn chặt chẽ với sự phân hoá đẳng cấp, làm cho sự phân hoá giai cấp và đẳng cấp thêm khắc nghiệt. Thời kỳ này có các đẳng cấp như sau: Thứ nhất là đẳng cấp tăng lữ (hay đẳng cấp Bà la môn) - đẳng cấp được coi là có địa vị cao nhất, thực chất đẳng cấp này vừa thực hiện chức năng thần quyền vừa thực hiện một phần quan trọng chức năng thế quyền. Mặc dù đạo Balamôn không có tổ chức giáo hội song sự kết hợp của nó với thế quyền làm cho đẳng cấp này có địa vị cao nhất. Thứ hai là đẳng cấp quý tộc, theo sự phân công xã hội thì đẳng cấp này thực hiện chức năng thế quyền, song một phần quyền lực bị đẳng cấp Balamôn lấn lướt, nám giữ. Thứ ba là đẳng cấp dân tự do. Dân tự do ở Ấn Độ cũng như ở các nước trong khu vực châu Á khác với dân tự do ở phương Tây, vì ở các nước này dân tự do là lực lượng sản xuất chủ yếu do vậy họ cũng là bộ phận đông đảo nhất và có vai trò xã hội nhất định dù là trong xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong kiến. Tất nhiên xét về địa vi xã hội thì họ đứng sau đẳng cấp tăng lữ và đẳng cấp quý tộc. Thứ tư là đẳng cấp nô lệ, đay là đẳng cấp có địa vị thấp nhất. Song cũng khác với phương Tây, ở đây nô lệ không phải là lực lư ơ ng sản xuất chủ yếu mà là nô lệ có tính gia đình, làm công việc hầu hạ, phục dịch cho đẳng cấp trên. Sự phân hoá đẳng cấp như trên bị đẳng cấp Balamôn thần thánh hoá, tuyệt đối hoá, làm cho mâu thuẫn này càng thêm sâu sắc. Điều này dẫn tới các đẳng cấp thấp đấu tranh chống lại các đẳng cấp cao, nhất là chống lại đẳng cấp Balamôn với mong muốn là xoá bỏ bất bình đẳng giũa các đẳng cấp, song điều đó không đạt được kết quả trong hiện thực. Trên cơ sở ấy Phật giáo đã ra đời, Phật giáo ra đời đưa lại sự bình dẳng cho con người, song đó là sự bình đẳng về tinh thần, sự bình đẳng về “tính Phật” về khả năng “giải thoát” để thành Phật và để đạt tới thế giới “Niết bàn” Phật giáo ra đời ngoài những tiền đề về kinh tế xã hội và tư tưởng, nó còn gắn với vai trò của Thích Ca Mu Ni và những người kế tục ông. Ông là người sáng lập ra đạo Phật nhưng đẻ trở thành một tôn giáo theo nghĩa đầy đủ nó còn phụ thuộc vào những người kế tục Thích ca và phụ thuộc vào 4 cuộc đại hội Phật giáo ở Ấn Độ. Qua 4 cuộc đại hội này đã hình thành hệ thống kinh điển, gồm kinh, luận và luật, hình thành hệ thống lễ nghi thờ cúng, và hình thành tổ chức. Như vậy PƠhật giáo đã trở thành một tôn giáo hoàn chỉnh.Tuy nhiên hàng ngũ Phật giáo do có nhiều mâu thuẫn trong việc hiểu và giải thích kinh Phật, đặc biệt là giáo lý nên chia làm hai phái: Thượng toạ bộ (Theravada) và Đại chúng bộ (Mahasan ghika). Về sau phái Đại chúng tự xưng là phái Đại thừa (Mahayana) và gọi phái Thượng toạ là Tiểu thừa (Hanayana). Phái Đại thừa chủ yếu phát triển lên phía Bắc, nên được gọi là Bắc tông, “đã theo đường bộ từ Nêpan sang Trung Á , Tây Tạng, Trung Quốc qua Triều Tiên, vào Nhật Bản, và từ Trung Hoa dội ngược xuống Giao Châu (Việt Nam). Kinh điển của phái Đại thừa được chép bằng chữ Sanskrit, là thứ ngôn ngữ văn học phổ biến trong giới trí thức và học giả Ấn Độ lúc bấy giờ. Khi vào Trung Hoa các kinh sách tiếng Sanskrit được dịch sang tiếng Hán. Sau này, khi Phật giáo ở Ấn Độ bị triệt phá, Phật giáo Bắc tông chỉ còn dựa vào kinh sách chữ Hán. Phái tiểu thừa thì phát triển xuống phía Nam nên được gọi là Nam tông, từ trung tâm Srilanca theo đường dọc bờ biển xuống Java, Inđônêxia, sang Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào, Phù Nam, lên Chămpa, Giao Châu và ngược lên miền Giang Nam của Trung Quốc. kinh điển của phái Tiểu thừa được chép bằng tiếng Pali, là thứ tiếng phổ thông mà giới bình dân thường dùng”. Hai phái Tiểu thừa và Đại thừa, về sau lại chia thành các tông phái của Phật giáo. Từ Phật giáo Tiểu thừa đã hình thành các phái: Câu xá tông, Thành thực tông, luật tông. Từ Phật giáo Đại thừa đã hình thành các tông phái: Pháp tướng tông, tam luận tông, Hoa nghiêm tông, Thiên thai tông, Chân ngôn tông, Tịnh độ tông, Thiền tông. 1.1.2 Giáo lý cơ bản của đạo Phật Phật giáo là một hệ thống phức tạp, nó đề cập đến nhiều vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong triết học Phật giáo chứa đựng cả những quan điểm duy vật và quan niệm duy tâm, đặc biệt nó đã xây dựng được phương pháp biện chứng hết sức sâu sắc. Nếu coi Phật giáo là một tôn giáo giải thoát và việc giải thoát gắn với vai trò của con người, thì giáo lý cơ bản của Phật giáo là "tứ diệu đế" và "Niết bàn". Vì "Tứ diệu đế" lý giải vấn đề về khổ và sự diệt khổ, và diệt khổ để đến thế giới "Niết bàn". Tứ diệu đế: được Phật giáo coi là bốn chân lý hay bốn nền tảng, gồm khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Khổ đế: Phật giáo coi cuộc đời của con người là khổ, theo quan niệm này "cái khổ" bao gồm cả cái khổ và cái vui của đời sống trần tục, vì cái vui cũng chỉ là giả tạm. Cho nên nghĩa chung nhất của chữ khổ ở đây là "vô thường". Phật giáo cũng đã cố gắng chỉ ra những cái khổ của đời sống trần tục và qui nó vào "bát khổ"(8 cái khổ). Đó là: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, sở cầu bất đắc khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, ngũ uẩn xí tịnh khổ. Tám cái khổ trên thuộc về quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của con người, do vậy ở đây, thoát khổ của phật giáo là thoát khỏi quy luật sinh tồn và quan hệ hiện thực của họ. Tập đế (hay còn gọi là nhân đế): từ chỗ khẳng định cuộc đời là khổ, Phật giáo đã đi tìm nguyên nhân dẫn con người tới chỗ khổ. Nếu những nỗi khổ của con người có ở trong đời sống hiện thực thì Phật giáo cũng đi tìm những nguyên nhân của cái khổ trong đời sống hiện thực. Phật giáo chỉ ra mười nguyên nhân sau: thứ nhất là tham lam,Thứ hai là giận giữ, Thứ ba là si mê, Thứ tư là khiêu mạn, Thứ năm là nghi ngờ, Thứ sáu là biên khiến, Thứ bảy là tà kiến, Thứ tám là kiến thủ, Thứ chín là thân kiến, Thứ mười là giới cấm. Trong mười nguyên nhân trên có những nguyên nhân thuộc về quan hệ hiện thực, và có những nguyên nhân thuộc về nhận thức, cà có nguyên nhân thuộc về giới luật. Do vậy việc thoát khổ cũng gắn với ba loạihoạt động trên. Diệt đế: Từ việc chỉ ra những nguyên nhân dẫn con người tới cái khổ, Phật giáo đã khẳng định rằng có thể diệt được khổ bằng cách diệt trừ nguyên nhân. Những nguyên nhân dẫn con người tới cái khổ do chính con người tạo ra do vậy chính con người là chủ thể của sự diệt khổ. Ở khía cạnh này Phật giáo đã đề cao con người trong việc quyết định số phận của mình. Song Phật giáo còn cho rằng cái khổ của con người ở kiếp này có thể do kiếp trướcgây nên, điều này chứng tỏ tính chất duy tâm tôn giáo của Phật giáo. Đạo đế:Từ chỗ khẳng định rằng có thể diệt được khổ, Phật giáo đã chỉ ra con đường thoát khổ. Niết bàn được coi là trạng thái vắng lặng, tịch diệt, nếu con người đạttới thì sẽ sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha. Đây là trạng thái lý tưởng theo quan niệm của Phật giáo. Về cơ bản có hai cách giải thích về sự tồn tại của Niết bàn. Cách thứ nhất cho rằng Niết bàn tồn tại ở nơi mà sau khi con người ta chết, nếu tu hành đắc đạo linh hồn sẽ được siêu thoát về thế giới Niết bàn, Niết bàn ở đây cũng có nhiều bậc khác nhau. Theo cách hiểu thông thường của tín đồ Phật giáo Việt Nam thì đó là Tây phương cực lạc. Cách giải thích thứ hai cho rằng Niết bàn có thể tồn tại ngay trong thế giới trần tục (sinh tử là Niết bàn, Niết bàn là sinh tử), con người có thể đạttới trạng thái Niết bàn này khi con người đã loại bỏ được "tham, sân, si", Khi con người đã thoát khỏi vô minh, và sống an nhiên tự tại vô ngã vị tha. Như vậy ở cách giải thích thứ nhất nó chủ yếu hướng con người tới thế giới siêu nhiên, ở cách giải thích thứ hai nó chủ yếu hướng con người vào đời sống trần thế trên quan niệm Phật giáo. Đối lập với Niết bàn là Địa nguc, việc giải thích về sự tồn tại của Địa ngục cũng giống như sự giải thích về sự tồn tại của Niết bàn. Vậy xét đến cùng thì chẳng có Địa ngục và Niết bàn. Do vậy lý thuyết về Niết bàn và Địa ngục chủ yếu có giá trị về mặt hướng thiện. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt Nam Phật giáo được du nhập vào Việt nam từ thế kỷ thứ I, thứ II sau công nguyên thông qua sự giao lưu buôn bán của người Ấn Độ với người Việt, sau đó là người Trung Hoa với người Việt. Về đại thể sự du nhập này bằng hai con đường: đường thuỷ và đường bộ. Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu công nguyên. Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Từ đây, có những người như Khương Tăng Hội (gốc Trung Á) hay Mahakivực (Mahajiaka-Nhà sư Ấn Độ) đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo. Sau này nhà sư Đàm Thiên đã nói: “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta”. Cũng do Phật giáo được truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên nên từ Buddaha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam Tông. Sang thể kỷ VI-V, có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy chốc, nó lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Từ “Buddha” vào tiếng Hán được phiên âm thành “Phật” từ đây Phật dần thay thế cho Bụt. Từ Trung Hoa có 3 tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật Tông. Thiền Tông là tông phái Phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bodhidharma sáng lập ra ở Trung Quốc vào thế kỷ VI “Thiền” chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ để tự mình tìm ra chân lý. Thiền tông Việt Nam luôn đề cao cái “Tâm”. Phật tại tâm, tâm là Niết bàn, là Phật. Tu theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu và cũng vì vậy mà hiện nay lịch sử Thiền tông được ghi chép khá rõ ràng ở Việt Nam. Dòng thiền thứ nhất ở nước ta do Tiniđalưuchi lập ra năm 580 ở chùa Pháp Vân (Thuận Thành-Bắc Ninh), truyền được 19 hệ. Dòng thiền thứ hai do Vô Ngôn Thông (quê ở Quảng Châu) lập ra năm 820 ở chùa Kiến Sơ (Phù Đổng-Bắc Ninh), truyền được 17 đời. Dòng thiền thứ ba do nhà sư Thảo Đường vốn là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lý Thánh Tông (1025-1072) giải phóng và cho mở trường tại chùa Khai Quốc (Thăng Long) năm 1069, truyền được 6 đời. Sang thời Trần có vua Trần Nhân Tông (1258-1308) , sau khi rời ngôi 6 năm đã xuất gia lên tu ở núi Yên Tử (Quảng Ninh) và từ đây lập ra Thiền phái Trúc Lâm. Với việc ra Thiền phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối. Khác với Thiền tông, Tịnh độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ. Đó là việc hướng họ đến một cõi Niết bàn cụ thể gọi là cõi Tịnh độ, được hình dung như một cõi cực lạc do đức Phật A-di-đà cai quản. Đó còn là việc bản thân họ cần thường xuyên đi chùa lễ Phật, thường xuyên tụng niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Nhờ cách tu đơn giản nên Tịnh độ tông trở thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Mật tông là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát. Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà nhanh chóng hoà vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma và chữa bệnh. Do thâm nhập một cách hoà bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã có những bước phát triển và dần phổ biến rộng khắp ở nước ta. Đến thời Lý-Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh, nhà nho Lê Quát từng nhận xét: “Phật chỉ lấy điều hoạ phúc mà động lòng người, sao mà sâu xa mà vẫn bền chắc đến vậy? Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về việc Phật thì hết cả gia tài cũng không hối tiếc. Nếu hôm nay đem tiền của để làm chùa, xây tháp thì hớn hở vui vẻ như trong tay đã cầm được cái biên lai để ngày sau đi nhận số tiền trả báo lại. Cho nên, trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, đường cũng, ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin, hễ chỗ nào có nhà ở thì có chùa Phật, bỏ đi thì làm lại, hư thì sửa lại”. Rất nhiều chùa tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng trong thời gian này như chùa Phật tích, chùa Dạm (chùa Đạt Lãm), chùa Diên Hựu (Một cột), chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa Linh Xứng, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình Sơn … khâm phục trước những thành tựu văn hoá phật giáo Việt Nam, thời Lý-Trần, sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn được gọi là “An Nam tứ đại khí” bao gồm: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh. Tuy nhiên, tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hoá Lý-Trần đều bị quân Minh tàn phá hết sức dã man. Sang đời Lê, Nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm Quốc giáo, Phật giáo dần dần bị suy thoái. Đầu thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm đến chấn hưng Phật giáo, xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp, chọn các tăng nhân có học và đạo đức cho coi chùa, tuy nhiên cũng ít thu được kết quả. Triều Nguyễn lên thay triều Tây Sơn trở lại độc tôn Nho giáo, mặc dù vậy Phật giáo vẫn là tôn giáo phổ biến trong nhân dân. Giới quý tộc nhà Nguyễn cũng tìm chỗ dựa tâm linh nơi cửa Phật nên nhiều chùa chiền tiếp tục được xây dựng hoặc trùng tu, trong đó có cả loại kinh phí do Nhà nước cung cấp và Bộ công đứng ra chủ quản. Chùa Thiên Mụ ở Huế được tiếp tục trùng tu dưới các thời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Triều đình ban biển “Sắc tứ” cho các quan tự ở Thừa Thiên và nhiều nơi khác trong cà nước. Dưới thời Pháp thuộc, Phật giáo tiếp tục suy vi. Đến đầu thế kỷ XX, đứng trước trào lưu Âu hoá và những biến động do sự giao lưu với phương Tây đem lại, phong trào “Chấn hưng Phật giáo” được dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền Nam. Những năm 30, các hội Phật giáo ở Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn luận riêng. Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học (lập năm 1930) xuất bản tạp chí “Từ bi âm”, Hội Tăng già Nam Việt (lập năm 1951), An Nam Phật học hội (lập năm 1932) xuất bản tạp chí “Viên âm”, Hội tăng già Trung Việt (lập năm 1949), Hội Phật giáo Bắc kỳ (lập năm 1934) xuất bản tạp chí “Đuốc tuệ”, Hội chỉnh lý tăng ni Bắc Việt (lập năm 1919) xuất bản tạp chí “Bồ đề”. Đến năm 1951, tại Huế các tổ chức Phật giáo đã họp, lập ra Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam. Đạo Phật thân thiết với người Việt đến nỗi một người Việt Nam nếu không theo tôn giáo nào khác thì ắt sẽ theo đạo Phật hoặc chí ít là có cảm tình với đạo Phật. Theo số liệu của Ban tôn giáo chính phủ thì số tín đồ xuất gia hiện nay khoảng 3 triệu người, số thường xuyên đến chùa tham gia các Phật sự khoảng 10 triệu người, số chịu ảnh hưởng của Phật giáo khoảng vài chục triệu người. Phật giáo Việt Nam trong quá trình ra đời và tiếp thu ảnh hưởng từ hai phía Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Trung Quốc, hội tụ cả hai dòng Phật giáo chính là Đại thừa và Tiểu thừa và chịu ảnh hưởng của ba tông phái lớn là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, trong đó Thiền tông là sâu sắc hơn cả. Đồng thời Phật giáo Việt Nam phát triển trên cái nền của tinh thần khoan dung văn hoá nên còn có sự kết hợp với Nho giáo và Đạo giáo, cùng những phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tạo thành những nét riêng biệt đậm chất nhập thế, yêu nước, vô vi, vô thường, chủ trương tu tâm, hướng thiện, nhân từ, đề cao tứ ân, hiếu nghĩa, trừ ác, khuyến thiện, ban phúc, trừ tai, nêu cao bình đẳng, hiếu hoà, hiếu sinh… Chương 2: Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thông qua lịch sử của nó. 2.1 Tính dân gian Phật giáo ra đời ở Ấn Độ với tư cách là sự phản ứng đối với Bàlamôn giáo và là một bước phát triển tư duy tôn giáo Ấn Độ. Sau đó Phật giáo được truyền ra phía Đông theo hai con đường gọi là Bắc truyền và Nam truyền. Bắc truyền xuất phát từ Kế Tân (Cahemi) truyền sang miền Bắc Trung Quốc. Đặc điểm cơ bản của việc truyền vào Trung Quốc là vua đón nhà sư Tây Vực về cung đình tổ chức hoạt động Phật giáo, Bạch Mã Tự là tên ngôi chùa- cung điện đầu tiên đó. Như vậy Phật giáo Bắc truyền trước hết là vào cung đình, vào các tầng lớp quý tộc. Phật giáo cung đình là đặc điểm cơ bản của Phật giáo Trung Quốc. Vận động Phật giáo ở Trung Quốc mang màu sắc học thuật rất sâu đậm. Chùa chiền mang màu sắc kiến trúc đình. Nhà sư mang tính chất triết gia. Đàn ông là tín đồ hữu hiệu nhất và đúng với Phật giáo Ấn Độ, tuy cũng có mộ số ít tín đồ là phụ nữ. Nhưng do đặc thù trọng nam khinh nữ của Trung Quốc khiến cho Trung Quốc “Không thể xuất hiện một “Thắng Man phu nhân”. Trung Quốc chỉ nữ hoá hình tượng Quan Thế Âm bồ tát mà thôi”. Chỉ có các ông mới tham gia nghiên cứu biên soạn kinh kệ Phật giáo. Nói tóm lại, Phật giáo vào Trung Quốc như một tư trào học thuật trong giới tri thức quý tộc trong rồi ngoài cung đình.Nhiều người trở thành công cụ chính trị cung đình nên phải chịu những cuộc trấn áp tàn bạo của phe thắng thế gọi là “kiếp nạn”. Tóm lại Phật giáo Bắc truyền vào Trung Quốc trở thành Phật giáo Trung Quốc với đặc trưng bác học, trí thức, quý tộc mang tính chất học cứu hơn là thuần tuý tôn giáo. Nam truyền xuất phát từ đâu? Nổi bật nhất và nói đến nhiều nhất là bờ biển Trung và Nam bộ Đông Ấn Độ, vùng mà giao thông đường biển cận duyên nối liền với các nước phía Đông như Inđônêxia, Đông Dương. Con đường này là con đường hàng hải quốc tế từ đầu công nguyên. Con đường biển này đến bán đảo Đông Dương từ rất sớm (đầu công nguyên). Nó tiếp xúc Đông Dương ở 3 điểm lớn là: Vương quốc Phù Nam, vương quốc Chămpa và Luy Lâu tức Dâu thuộc Châu Giao. Hai vương quốc đầu là những quốc gia cổ đại độc lập chưa có văn tự, có tín ngưỡng bản địa, đã tiếp xúc với văn minh Trung Hoa nhưng không bị lệ thuộc về chính trị. Còn Châu Giao chính là nước đang bị chính quyền nhà Hán thống trị, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi đạo Nho mà người Hán vừa cố ý vừa vô ý du nhập vào nước ta. Trong thời gian này có nhiều nhà tu hành Ấn Độ đến Dâu, đa số họ lên phương Bắc (Truyền thuyết Càlaxàlê với tín đồ nữ Man Nương của ông ta đã phần nào chứng minh được điều này). Một bà mẹ Man Nương, bốn bà Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật Bà. Bồ Tát quan thế âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay, vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước Đông Nam Á. Ở một số vùng, ngay cả Phật Tổ thích ca cũng được coi là phụ nữ (Người Tày Nùng gọi là “Mẹ pựt xích ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật Bà” riêng của mình: đứa con gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật Bà khác nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương, và còn nhiều các bà Bồ Tát như bà Trắng chùa Dâu, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh,… Tuyệt đại bộ phận Phật tử tại gia là các bà, câu ca dao “ trẻ vui nhà, già vui chùa” là nói cảnh các bà. Như vậy có thể thấy cũng là đặc điểm chung của một tín ngưỡng Việt Nam. Đặc điểm này khác với Ấn Độ, khác với Trung Hoa. Mẹ là “ tình thương” là Phần Thực, không phải “ Diệt dục” mà là “ Từ bi” là “ Cưu mang” ( Cứu khổ cứu nạn). Tính dân gian của Phật giáo được thể hiện như vậy đó. Phật giáo dẫu hình thành trên cơ sở kết hợp giữa một Nữ tín đồ Việt với một nam tu sĩ Ấn Độ, Man nương nghĩa là cô gái Man di tức là không được giáo hoá tức là phi Hoa. Và điều lạ lùng là cô gái lại có mang với tu sĩ Ấn độ. Huyền thoại đó sau này còn lặp lại với Từ Đạo Hạnh và một nữ tín đồ dẫn đến một thần tích. Cái chất Phồn Thực Thiêng đó quả là không thể tìm thấy trong Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa. Vì nó không hợp với đạo lý Diệt Dục mà bất kỳ một phật tử bác học nào kiên trì. Cái chất Sinh, chất Mẹ của người Việt cực kỳ sâu đậm bất chấp cả Phật giáo lẫn Khổng giáo. Đó chính là cốt lõi tâm hồn Việt, cái cốt lõi đó được bảo tồn trong dân gian. Nếu ai đó chỉ quan tâm đến văn hoá bác học, dù về Phật giáo hay Khổng giáo thì tựa hồ như thấy ngược lại: Cha được đề cao hơn mẹ. Cái chất Sinh Phàm Thiêng đó không chỉ trong quan hệ với những tu sĩ, con người bằng da bằng thịt mà còn quan hệ với biểu tượng trừu tượng. Mẹ Phạm Bạch Hổ với thần hổ, mẹ Lý Công Uẩn với Phật. Người tu sĩ nam giới ngoại lai đã nhập vào lòng mẹ dù rằng đại diện của một dòng tu bài Nữ, ông đã rời bỏ Sắc và trở lại với Không trong phút giây “Tư tưởng dân gian đã sáng tạo một huyền thoại nức lòng người phàm, đau nhói tâm linh người xuất thế”. Không phải chỉ Tử mới tôn giáo mà Sinh cũng tôn giáo. Sinh Tử đều quan trọng như nhau đối với nhân sinh. Nhưng dân gian bao giờ cũng quan tâm Sinh hơn Tử dù rằng họ cũng công nhận cái quan niệm tôn giáo “ Sinh ký Tử quy”.. Tính dân gian của phật giáo Việt Nam càng được nổi rõ. Trong rừng biểu tượng Phật giáo nào bộ ba Thân, Tam Thế, nào Thích Ca nào Di Đà, nào Văn Thù, nào Khổ Hiền… rồi trí nhớ tín đồ, thì cũng chỉ là một bà được dân kính nhớ: Quan Âm. Trong Phật điện Việt Nam có cả tượng Quan Âm nam tính và tượng Quan Âm nữ tính, nhưng dân gian chỉ biết bà Quan Âm. Bà át cả Ông. Tư tưởng dân gian xoá mờ cả hiểu biết bác học. Mặc dù vẫn niệm Nam Mô A Di Đà hay đơn giản Mô Phật nhưng tâm hồn chỉ có Phật Bà . Những tín đồ Phật giáo Việt Nam đại đa số đều không còn dựa vào những kinh Kim Cương hay kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đại Thừa Khởi Tín luận hay kinh Bát Nhã. Tín đồ ở đây là những người xuất gia vào chùa ở và cả những người tu tại gia hay lên chùa thắp hương ngày rằm. Họ là những tín đồ quần chúng không theo một giới luật nào cả, đó chỉ là quần chúng của Phật giáo, lúc nào theo thì theo, lúc nào không theo thì thôi. Không cạo đầu, không tụng kinh hằng ngày một cách bắt buộc, không ăn chay theo chế độ, không giới sát giới dâm. Đây cũng là hệ quả của tính dân gian quá đậm kế hợp với tính nữ trội của Phật giáo Việt Nam. Đối với Phật giáo luôn có sự lầm lẫn giữa tín đồ thực thụ (những tu sĩ chuyên nghiệp) với những tín đồ quần chúng. Nhưng dù sao sự lầm lẫn đó cũng chứng tỏ tính dân gian Phật giáo Việt Nam cực đậm. Điều này không thể có ở các tôn giáo khác. Tính dân gian của Phật giáo còn được phản ánh qua góc độ nhân văn và xã hội của con người Viêt Nam. Trong đời sống thường nhật cũng như trong văn học việt Nam chúng ta thường thấy có nhiều từ ngữ chịu ảnh hưởng của Phật giáo được nhiều người sử dụng, ví dụ như từ “tội nghiệp”- là từ chuyên môn của Phật giáo. Theo đạo Phật tội nghiệp là tội của nghiệp, do nghiệp tạo ra từ trước dẫn tới tai nạn hay sự cố như hiện nay, mà theo giáo lý của đạo Phật thì không có một hiện tuợng hay sự cố tai nạn nào xảy ra một cách ngẫu nhiên hay tình cờ, mà chỉ là kết quả của nhiều nguyên nhân tạo ra từ trước. Những nguyên nhân đó (theo đạo Phật gọi là nhân duyên) khi chín muồi thì tạo ra kết quả. Mọi người đều nói tội nghiệp nhưng không phải nhiều người biết được điều đó là một từ ngữ nói lên một chủ thuyết rất văn bản của Phật “thuyết nhân quả báo ứng” thuyết này đi sâu vào nhân gian với những câu ca dao, tục ngữ như “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão” hay câu thơ “người trồng cây hạnh người chơi. Ta trồng cây đức để đời mai sau”. "Ở Việt Nam, từ khi Phật giáo du nhập và trong suốt thời kỳ lịch sử của xã hội phong kiến Việt Nam, đạo đức Phật giáo với tư tưởng giải thoát, bình đẳng, bác ái, từ bi hỉ xả, cứu khổ …ít nhiều phù hợp với đạo đức truyền thống, tâm lý tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Việt, nên được đông đảo người Việt tiếp nhận, ngưỡng mộ và trở thành một bộ phận của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của người Việt. Đặc biệt, trong giai đoạn Lý - Trần, Phật giáo trở thành quốc giáo, là tôn giáo của triều đình, là một thành tố của hệ tư tưởng Nho - Phật - ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14205.DOC
Tài liệu liên quan