Mở đầu
Sau khi kết thúc các môn học tại trường đại học và qua hai đợt thực tập tại công ty cơ khí Z179 thuộc Bộ Quốc Phòng, dựa vào những kiến thức đã học ở trường và những kiến thức thực tế tại công ty, em nhận thấy rằng vấn đề quản trị vật tư là một trong số những vấn đề nổi cộm nhất của công ty. Vì là một công ty cơ khí, chuyên sản xuất các loại bánh răng, phụ tùng ôtô, máy nông nghiệp…nên việc sử dụng vật tư sao cho có hiệu quả nhất luôn được ban giám đốc và các phòng ban chức năng của công
67 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về công tác quản trị vật tư tại Công ty cơ khí Z179, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty chú trọng đến. Thêm vào đó, hiện nay giá của các loại sắt thép trên thị trường đang có xu hướng tăng cao nên việc thu mua, dự trữ và sử dụng vật tư của công ty càng được chú trọng hơn. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Một số vấn đề về công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.
Chuyên đề được chia thành 3 chương với kết cấu như sau:
Chương I. Khái quát về công ty cơ khí Z179
I. Quá trình hình thành và phát triển
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Chương II. Thực trạng của công tác quản trị vật tư tại công ty cơ khí Z179
I. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị vật tư của công ty
II. Thực trạng công tác quản trị vật tư của công ty cơ khí Z179
III. Đánh giá chung về công tác quản trị vật tư của công ty
Chương III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị vật tư tại
công ty cơ khí Z179
I. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
II. Những giải pháp chủ yếu
III. Kiến nghị
Mặc dù chuyên đề thực tập tốt nghiệp này chỉ nghiên cứu một vấn đề rất nhỏ trong hệ thống các lĩnh vực quản trị nói chung nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – TS Trần Việt Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Hà Nội tháng 4 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Hương
Nội dung
Chương I. Khái quát về công ty cơ khí Z179
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Lịch sử hình thành
Công ty cơ khí Z179 được chính thức thành lập ngày 11 tháng 3 năm 1972, do quyết định của cục quản lý xe. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và của Bộ Quốc Phòng, công ty không ngừng phát triển và trưởng thành. Công ty cơ khí Z179 là một công ty sản xuất công nghiệp Quốc Phòng để góp phần xây dựng lực lượng vũ trang ngày một vững mạnh.
Tiền thân của Z179 là từ những trạm sửa chữa trong kháng chiến chống Pháp, tiến tới thành lập các xưởng sửa chữa trong hoà bình. Công ty cơ khí Z179 ra đời trong giai đoạn cả nước đang ra sức hoàn thành nhiệm vụ chống Mĩ cứu nước vĩ đại.
Từ những yêu cầu và nhiệm vụ cần phải xây dựng ngành vận tải quân sự có một đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi, có một nền sản xuất với chuyên môn kĩ thuật tiên tiến. Cục quản lý xe đã giao cho Z179 một nhiệm vụ quan trọng: chế thử các phụ tùng thay thế cho các loại xe cơ giới. Động cơ xe, bánh răng cám, trục khuỷu, bánh răng côn xoắn, máy nén khí, bơm trợ lực tay lái lần lượt được chế tạo thành công và đưa vào sản xuất hàng loạt..
Trải qua những năm tháng xây dựng và trưởng thành Z179 đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Quá trình phát triển
2.1. Thời kì hình thành và xây dựng lớn mạnh (3/1971- cuối 1974)
Để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ được giao nên sau khi hình thành Z179 nhanh chóng phát triển về mọi mặt. Cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện. Cục chỉ định ban giám đốc, chỉ định hàng ngũ cán bộ chủ chốt. Từ các tổ nay trở thành các ngành sản xuất như ngành cơ khí, ngành dụng cụ, ngành nóng. ở mỗi ngành đã được trang bị đầy đủ về người và các trang thiết bị hiếm quý. Ban vật tư, ban quân y cũng lần lượt ra đời. Quân số cán bộ, chiến sĩ, công nhân ngày một tăng nhanh. Do yêu cầu phát triển của ngành xe nên trong năm 1971 cục quản lí xe giao cho Z179 nghiên cứu chế thử và đi vào sản xuất động cơ xe Trường Sơn, chế tạo trục khuỷu, máy nén khí, bơm trợ lực tay lái bầu giảm xóc ngang, cần gạt mưa và nhiều bộ gá lớn nhỏ cho các nhà máy bạn trong cục. Muốn hoàn thành được nhiệm vụ, công ty đã nhanh chóng ổn định về mọi mặt. Các cấp lãnh đạo trong nhà máy đã tập trung vào việc tập hợp được cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm tổ chức lại sản xuất và xây dựng được một đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên yêu ngành, yêu nghề phục vụ lâu dài trong quốc phòng và cho sự lớn mạnh của ngành xe mai sau.
Công ty cơ khí Z179 đã phấn đấu liên tục trở thành công ty được tổng cục phân cấp loại 2, có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có các trang thiết bị tương đối hiện đại nhằm phục vụ lâu dài cho ngành xe.
2.2. Thời kì phát triển sau khi sát nhập và những đóng góp của nhà máy trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975-1978)
Ngay từ đầu năm 1975 Tổng cục Kĩ Thuật đã chủ trương hợp nhất một số xí nghiệp nhỏ tạm thời, bao cấp nhập thành những quy mô sản xuất lớn vào Z179. Nhiệm vụ đặt ra ngay lúc đó là phải vận chuyển toàn bộ các trang thiết bị nhân lực về địa điểm tập kết sao cho an toàn tuyệt đối về người và của. Song song với việc di chuyển, công ty vừa thiết kế, vừa thi công, vừa xây dựng và lắp đặt thiết bị để đi vào sản xuất đảm bảo kế hoạch năm.
Công ty đã hết sức cố gắng ổn định công việc và thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngay sau khi sát nhập nhà máy đã được giao nhiệm vụ chính là sản xuất bánh răng, phụ tùng gầm ôtô, ngoài ra còn tiến hành sản xuất các phụ tùng thay thế để đáp ứng yêu cầu cấp bách cho việc sửa chữa xe phục vụ cho chiến đấu. Ngay từ giữa năm 1975, sau khi sát nhập nhà máy đã đưa ngay vào lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh răng cho nên cuối năm 1975 dây chuyền sản xuất này đã đi vào ổn định. Sản phẩm bánh răng sau này trở thành sản phẩm chính và là một trong những mặt hàng truyền thống của công ty. Từ năm 1978 đến năm 1980, công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng đột xuất để phục vụ kịp thời cho chiến đấu như sản xuất xích xe tăng sản xuất các công trình xa để phục vụ sửa chữa lưu động, sản xuất 2000 cần gạt mưa, 10000 kẹp cáp, 10 triệu đạn bi, 1 triệu con dao tông, 138468 xẻng, 5966 cuốc bộ binh, 362 ghế hành quân, 60 ngàn biển số ô tô, chế tạo thử buồng nổ…
Trong thời gian này việc sản xuất ra nhiều mặt hàng phục vụ chiến đấu trở thành phong trào thi đua sôi nổi. Mọi người coi đây là mặt trận và mỗi cá nhân là một chiến sĩ trên mặt trận ấy. Nổi bật nhất trong giai đoạn này là thành tích đạt được trong sản xuất của công ty. Trong những năm vừa xây dựng, vừa trưởng thành, vừa góp phần phục vụ chiến đâu công ty vẫn đảm bảo được kế hoạch sản xuất mà tổng cục giao. Ba năm liền công ty đều được tổng cục cấp bằng khen.
2.3. Thời kì phát triển trong cơ chế thị trường (1986- nay)
Trong những năm đầu xoá bỏ chế độ bao cấp, công ty gặp rất nhiều khó khăn, do chưa kịp thích nghi với điều kiện mới. Đội ngũ cán bộ công nhân viên chức trong công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, còn nhiều ý kiến chủ quan, quan liêu, cửa quyền nên tình hình sản xuất kinh doanh có chiều hướng đi xuống, lương của CBCNV còn chưa được đảm bảo, đời sống của CBCNV còn gặp nhiều khó khăn.
Nhưng những năm gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng ổn định và phát triển. Do đặc thù của sản phẩm bánh răng là ít nơi có thể chế tạo được và chất lượng sản phẩm của công ty lại cao và ổn định nên công ty đã tìm cho mình được chỗ đứng trên thị trường. Các hợp đồng kinh tế ngày càng nhiều. Công ty không chỉ chuyên sản xuất về bánh răng mà còn chế tạo sản xuất một số máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành sản xuất công nghiệp cơ khí, cho nông nghiệp. Cuộc sống vật chất và tinh thần của người công nhân được nâng cao, khiến tình hình sản xuất của công ty ngày càng sôi động. Công ty không những hoàn thành vượt chỉ tiêu của bộ đề ra mà còn phát động nhiều phong trào thi đua sản xuất nên năm nào cũng được bộ khen thưởng.
II. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đặc điểm về hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh
*Hình thức pháp lí
Công ty cơ khí Z179 là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Quốc Phòng- Tổng Cục Kĩ Thuật Quân Đội. Do là một doanh nghiệp nhà nước nên nhìn chung công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế giống như các doanh nghiệp nhà nước khác. Mặc dù vẫn được hưởng những “đặc quyền” nhất định song hiệu quả kinh doanh của công ty đạt được còn ở mức thấp do trình độ máy móc thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp, trình độ quản lý còn hạn chế. Công ty có nhiều lợi thế trong việc vay vốn của các ngân hàng nhà nước và quân đội, nhưng cơ cấu vốn của công ty thường xuyên không ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty còn đạt hiệu quả thấp, nhà nước thường xuyên phải bù lỗ. Một số mặt hàng của công ty, doanh thu không bù đắp được chi phí nên không thu được lợi nhuận. Tuy vậy, công ty vẫn tiến hành sản xuất, nhằm tạo công ăn việc làm và ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp. Chủ yếu các hoạt động sản xuất của công ty đều tập trung vào sản xuất sản phẩm truyền thống của công ty là sản phẩm bánh răng côn xoắn. Sản phẩm này luôn mang lại cho công ty những cơ hội làm ăn lớn và những thành tích sản xuất đáng tự hào. Hàng năm, ngoài sản xuất các mặt hàng kinh tế cho các thị trường công, nông, lâm, ngư nghiệp, công ty còn phải sản xuất một số mặt hàng Quốc Phòng, do Bộ giao. Khi đó, tất cả mọi hoạt động của công ty đều phải tập trung vào việc sản xuất đủ số lượng và chất lượng sản phẩm được giao. Đó vừa là một lợi thế, vừa là một bất lợi của một doanh nghiệp nhà nước. Những hoạt động sản xuất như vậy, điều mà công ty quan tâm không phải là lợi nhuận hay doanh thu mà là thành tích đạt được: sản phẩm có đủ về số lượng hay không, có kịp tiến độ bàn giao hay không, có được đảm bảo về chất lượng hay không.
Cũng như các doanh nghiệp nhà nước khác, công ty cơ khí Z179 luôn tìm cho mình một hướng đi mới nhằm thoát khỏi những áp đặt sẵn có từ trước đến nay, giúp doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
*Loại hình sản xuất kinh doanh
Công ty cơ khí Z179 là một doanh nghiệp sản xuất, chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế.
Trong lĩnh vực hàng Quốc Phòng, công ty có nhiệm vụ sản xuất đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng sản phẩm được giao. Hàng năm, Bộ Quốc Phòng giao cho công ty sản xuất một số mặt hàng phục vụ cho vấn đề an ninh quốc phòng. Công ty nghiên cứu và đề ra kế hoạch sản xuất sao cho kịp tiến độ được giao. Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất các mặt hàng này được cấp trên cấp xuống nên rất thuận lợi cho việc sản xuất đúng tiến độ đề ra. Ngoài ra, công ty còn có nhiệm vụ lắp đặt và tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm sản xuất ra.
Trong lĩnh vực hàng kinh tế, ngoài nhiệm vụ sản xuất, công ty còn phải có trách nhiệm nghiên cứu, thiết kế bản vẽ kĩ thuật đúng yêu cầu của khách hàng. Công ty phải cử người đến tận nơi khách hàng yêu cầu để lắp đặt và hướng dẫn các vấn đề liên quan đến việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm. Việc các sản phẩm của công ty có chỗ đứng trên thị trường hay không, phụ thuộc rất nhiều vào khâu quản trị sản xuất của doanh nghiệp, do đó công ty luôn chú trọng vào việc đào tạo các cán bộ kĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất, vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm của công ty phải đảm bảo, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty mới có thể được nâng cao. Trong cơ chế thị trường, sự hiện diện của khách hàng trong công ty luôn là dấu hiệu đáng mừng cho mọi hoạt động của công ty. Vì vậy, công ty cũng thường xuyên chú trọng đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
2. Số lượng, chất lượng sản phẩm
Công ty cơ khí Z179 chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế. Bao gồm các loại:
- Phụ tùng ôtô, xe máy, các cơ cấu truyền động như: Bánh răng côn xoắn, côn thẳng, bánh răng trụ răng thẳng, răng nghiêng. Trục vít bánh vít và các dạng trục then hoa.
- Hộp số các loại dùng cho: ôtô, xe xích, máy thuỷ, máy nông nghiệp và phụ tùng khác cho các ngành dệt, nhiệt điện.
- Phụ kiện đường dây tải điện, bi nghiền xi măng, nghiền than.
- Đĩa xích xe máy dùng cho các loại xe Honda, Suzuki, Dayang, Yamaha.
- Các loại dụng cụ cắt gọt: dao phay lăn răng, dao sọc, bao hình, dao chuốt, quả lô cán ren, cán thép.
- Các loại bánh xe làm việc trong môi trường ăn mòn.
Trong đó mặt hàng truyền thống của công ty là bánh răng côn xoắn có nhiều ưu thế trên thị trường sản phẩm cơ khí. Công ty gần như không có đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này. Hiện nay tuy đã có một số nơi sản xuất bánh răng côn xoắn nhưng chất lượng không cao, không đảm bảo các quy trình kĩ thuật nên sản phẩm của công ty vẫn tiêu thụ được với khối lượng lớn. (Xem bảng số liệu về sự biến động sản phẩm của công ty trong 5 năm gần đây).
Số lượng sản phẩm sản xuất ra của công ty hàng năm phụ thuộc chủ yếu vào chỉ tiêu của Bộ giao và số hợp đồng đặt hàng của khách hàng. Do công ty chỉ sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng nên số lượng sản xuất sản phẩm hàng năm không ổn định và có sự biến động lớn qua các năm. Một số mặt hàng có năm không sản xuất nhưng có năm lại sản xuất với số lượng sản phẩm rất lớn. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế xã hội trong từng năm. Như nhóm sản phẩm phụ tùng xe máy, hai năm 1998 và 1999 công ty không có hợp đồng nên không sản xuất một sản phẩm nào, nhưng đến những năm 2000 đến 2002, công ty đã sản xuất với số lượng rất lớn. Đó là do trong ba năm gần đây, ở Việt Nam, “cơn sốt” xe máy với phụ tùng nội địa hoá đã làm cho ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất những sản phẩm này. Nhưng có thể thấy, mặt hàng bánh răng côn xoắn của công ty hàng năm được sản xuất với khối lượng tương đối ổn định, năm nào công ty cũng có hợp đồng để tiến hành sản xuất. Ngoài sản phẩm bánh răng côn xoắn sản xuất phục vụ cho lĩnh vực kinh tế, hàng năm công ty phải sản xuất một khối lượng hàng nhất định phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng. Năm nào công ty cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất sản phẩm truyền thống đặc chủng này của mình. Điều đó góp phần rất lớn vào việc ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua, tạo công ăn việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Bảng số liệu về sự biến động sản phẩm từ năm 1999 đến năm 2003
TT
Tên sản phẩm
Đvt
1999
2000
2001
2002
2003
I
N. BR côn xoắn
1
Côn xoắn Benla
Bộ
100
79
100
130
152
2
CX xe TY7E
Bộ
100
42
30
40
38
3
Côn xoắn khác
Bộ
10
116
55
75
112
II
NPK đường dây
Cái
110000
91974
99000
108900
102780
III
PT máy thuỷ
Cái
27125
-
30000
33000
31200
IV
PT máy cày
Cái
10800
8808
38300
42130
45800
V
PT băng tải
Con
19000
12300
-
-
8900
VI
PT ô tô máyxúc
Cái
2150
2075
2440
2684
19879
VII
PT xe máy
Cái
-
30500
25600
21500
-
VIII
Các loại khác
Cái
63250
60985
71120
77853
79890
3. Thị trường
Do đặc điểm của doanh nghiệp là một công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng nên sản phẩm sản xuất ra có cả sản phẩm công nghiệp Quốc Phòng và sản phẩm kinh tế. Sản phẩm công nghiệp Quốc Phòng chủ yếu được tiêu thụ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, dưới sự hỗ trợ tiêu thụ của Tổng cục Kĩ thuật Công nghiệp Quốc Phòng nên thị trường khá rộng lớn, trải dài từ Nam ra Bắc và trên thị trường hàng quốc phòng, hầu như công ty không gặp phải một sự cạnh tranh gay gắt nào. Số lượng sản phẩm công ty sản xuất ra cũng dựa theo đơn đặt hàng của tổng cục và các doanh nghiệp trong tổng cục. Tuy vậy, đây là mặt hàng yêu cầu chất lượng và kĩ thuật chế tạo sản xuất cao nên công ty phải tập chung chủ yếu vào vấn đề đảm bảo chất lượng và kĩ thuật của sản phẩm, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra một tổn thất lớn.Trên thị trường hàng kinh tế, công ty có lợi thế lớn về sản phẩm bánh răng côn xoắn. Có thể nói, cả miền Bắc chỉ có công ty là có thể sản xuất được các sản phẩm bánh răng côn xoắn đảm bảo cả về yêu cầu chất lượng và kĩ thuật nên gần như công ty “độc quyền” trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này. Bánh răng côn xoắn được coi là mặt hàng truyền thống của công ty và không có đối thủ cạnh tranh. Do đặc thù của việc sản xuất bánh răng côn xoắn là đòi hỏi chất lượng nguyên vật liệu, cụ thể là thép, cao, không pha chế nhiều mà nguồn cung ứng nguyên vật liệu trên thị trường tự do là rất hạn chế (nếu có thì chất lượng thép không cao, không phù hợp với yêu cầu của việc chế tạo bánh răng côn xoắn) nên doanh nghiệp chiếm nhiều ưu thế trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm này trên thị trường toàn miền Bắc. Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm truyền thống của công ty chủ yếu là do Bộ Quốc Phòng cung cấp với số lượng lớn và do công ty luôn luôn chú trọng đến việc đảm bảo khối lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cho sản xuất nên công ty luôn đáp ứng được các đơn đặt hàng cũng như yêu cầu cấp bách của khách hàng. Tuy sản phẩm bánh răng côn xoắn vẫn là một mặt hàng “đặc chủng” của công ty nhưng hiện nay trên thị trường đã xuất hiện sản phẩm bánh răng côn xoắn nhập ngoại có chất lượng tương đương mà giá thành lại thấp hơn rất nhiều nên công ty đã gặp phải một số khó khăn. Nhưng do sự hỗ trợ của Bộ Quốc Phòng và các chính sách “nội địa hoá” của nhà nước, công ty vẫn tiếp tục đứng vững và phát triển được mặt hàng truyền thống của mình.
Ngoài ra, các sản phẩm khác của công ty cũng có mặt trên thị trường công nghiệp trong cả nước như các mặt hàng nông nghiệp, các loại phụ tùng xe máy, nhông xích. Tuy nhiên, sản phẩm nhóm này của công ty lại bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước, bởi một số công ty chuyên ngành khác. Các sản phẩm này thường là sản xuất nhỏ lẻ và không ổn định, khi thì sản xuất với số lượng lớn, khi thì không có hợp đồng để tiến hành sản xuất. Tuy vậy, các mặt hàng này cũng góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra liên tục và ổn định hơn. Nguồn cung cấp vật tư để sản xuất các sản phẩm thuộc nhóm này, doanh nghiệp chủ yếu mua trên thị trường của các doanh nghiệp chuyên cung cấp vật tư khác nên nhìn chung là việc đảm bảo nguyên vật liệu để sản xuất không gặp nhiều khó khăn.
4. Máy móc thiết bị
Đánh giá một cách khách quan thì hiện nay, trình độ máy móc công nghệ kĩ thuật của công ty còn lạc hậu, chủ yếu nhập vào những năm 70 của Liên Xô. Tuy thế, những máy móc thiết bị này vẫn hoạt động tốt, độ chính xác cao, mặc dù năng suất chưa cao. Hiện nay nhà máy có tổng cộng 210 máy móc thiết bị các loại, tuy nhiên công suất hoạt động của chúng còn thấp. Công ty chưa có các kế hoạch sản xuất phù hợp để tận dụng hết công suất máy móc thiết bị. Ngoài ra còn có một số máy móc do chính đội ngũ kĩ sư, công nhân trong nhà máy chế tạo sản xuất (thông qua các phong trào thi đua, sáng tạo kĩ thuật mà nhà máy đã phát động) như: máy trộn cát, máy gia công cơ khí giản đơn. Máy móc công nghệ của công ty là các loại máy móc đặc thù cho nên cũng khó có khả năng cải tiến, nâng cấp như máy mài nghiền bánh răng côn xoắn. Chính vì vậy công ty luôn luôn phải đảm bảo sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời tránh tình trạng máy móc thiết bị hỏng quá lâu, không đáp ứng được tiến độ sản xuất. Thêm vào đó, tình hình tài chính của công ty vẫn còn quá eo hẹp nên việc thay đổi, cải tiến công nghệ kĩ thuật là một vấn đề hết sức khó khăn.
Bảng theo dõi máy móc thiết bị của công ty trong tháng 4 năm 2004
Loại TB
Số MMTB đang hoạt động tại các phân xưởng
Số MMTB hiện có trong CT
A1
A2
A3
A4
Máy tiện
7
9
10
39
Máy phay
6
5
4
30
Máy mài
1
4
2
28
Máy khoan
1
2
19
Máy doa
1
1
3
Máy bào sọc
1
3
6
Máy búa
5
5
Máy dập ép
4
5
Lò nhiệt luyện
6
8
Máy khác
4
3
5
5
67
Tổng số máy móc hiện có trong toàn công ty
210
Qua bảng theo dõi trên, ta thấy hiệu suất sử dụng của các máy móc thiết bị của công ty còn rất thấp.
Máy móc thiết bị không sử dụng quá nhiều, loại máy nào số lượng lớn thì bỏ không lại càng nhiều. Công ty nên có kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị hợp lý hơn để từ đó có thể tiết kiệm được nguồn nguyên nhiên vật liệu vận hành máy móc. Những loại máy nào còn nhiều mà không sử dụng hết, công ty có thể thanh lý hoặc bán để có vốn đầu tư mua những máy móc thiết bị hiện đại hơn.
Tuy trình độ máy móc, công nghệ lạc hậu nhưng do trình độ lành nghề của công nhân và cán bộ trong công ty nên quá trình sản xuất sản phẩm vẫn diễn ra liên tục. Các dây chuyền sản xuất vẫn đạt kết quả cao. Tuy nhiên, nếu được đầu tư đúng chỗ, năng suất lao động bình quân nhà máy sẽ đạt kết quả tốt hơn. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch đầu tư 7 tỉ đồng vào việc mua sắm một số loại máy móc thiết bị mới, hiện đại. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
5. Doanh thu, lợi nhuận
Trong thời gian khoảng 5 năm gần đây, công ty cơ khí Z179 đã tránh được tình trạng sản xuất trì trệ, không hoàn thành kế hoạch sản xuất đã đề ra. Ban giám đốc phối hợp chặt chẽ với các phòng ban, phân xưởng điều hành sản xuất trực tiếp nên trong 5 năm gần đây nhất, nhà máy đã đạt được những thành quả nhất định. Riêng nhiệm kì 2001 - 2003, Đảng bộ công ty lãnh đạo đã chấm dứt những năm không hoàn thành nhiệm vụ, phấn đấu đạt được một số kết quả nhất định trong sản xuất kinh doanh, giá trị tăng trưởng bình quân đạt từ 15 - 20%/năm, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty, vẫn giữ được năng lực sản xuất hàng Quốc Phòng để lúc yêu cầu là đáp ứng được ngay. Bảng số liệu dưới đây sẽ giúp ta thấy được rõ hơn tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua.
Qua bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy rằng doanh thu của công ty có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm. Từ năm 1999 đến 2003, doanh thu của công ty đã tăng từ hơn 7 tỉ đồng đến hơn 18 tỉ đồng. Đấy cũng là nhờ vào sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài những chỉ tiêu do Bộ và Nhà nước giao, ban giám đốc công ty còn hết sức cố gắng trong việc tìm kiếm những hợp đồng lớn, có lợi nhuận cao cho công ty. Ban giám đốc luôn phối hợp trực tiếp với các phòng ban, phân xưởng điều hành sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, chất lượng sản phẩm được nâng cao mà giá thành lại hạ để tất cả các sản phẩm của công ty đều có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài ngành.
Bảng doanh thu của công ty cơ khí Z179 trong 5 năm gần đây (1999 – 2003)
Đơn vị: 1000 đồng
TT
Tên sản phẩm
1999
2000
2001
2002
2003
A
KD trong SXCN
I
Nhóm BR côn xoắn
1681800
1061126
1121632
1232743
1743954
1
Côn xoắn benla
636400
513500
652314
715425
981230
2
Côn xoắn xe TY7E
454500
210000
151134
1652245
2084431
3
BR côn xoắn khác
590900
337626
82536
90759
95711
II
N.phụ kiện đườngdây
1043171
833834
117508
129250
132842
III
Phụ tùng máy cày
181800
299193
1256135
1367246
1843872
IV
Phụ tùng băng tải
363635
159108
1800619
1980729
2473166
V
PT ôtô, máy xúc
534087
282835
302135
330349
338712
VI
Phụ tùng xe máy
526330
410835
768021
844832
648832
VII
Hàng cột vi ba
998175
1738124
632009
695210
732110
VIII
Giá trị các hàng khác
1226787
554072
500612
550726
768920
B
KD ngoài SXCN
909000
1405068
1504120
1650523
1987218
Tổng cộng
7454785
6744000
8532105
10659873
18307817
Còn về tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong những năm gần đây cũng có sự tăng trưởng đáng mừng. So với năm 1999 lợi nhuận của công ty năm 2000 có giảm. Năm 2000, lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Nhưng đến năm 2001, lợi nhuận của doanh nghiệp lại tăng đáng kể so với năm 1999 (khoảng 29,37%) và cho đến năm 2002, lợi nhuận của doanh nghiệp đã đạt 91443000 đồng, tăng hơn năm 1999 là 43,41%, tăng hơn so với năm 2001 là 10%. Trong năm 2003, lợi nhuận của công ty đã đạt hơn 110 triệu đồng, tăng vượt bậc so với những năm trước. Đó là nhờ doanh nghiệp đã cân đối được giữa các khoản thu và chi, có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực quản trị sản xuất, làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng tốt.
Bảng lợi nhuận của công ty cơ khí Z179 trong 5 năm gần đây (1999 – 2003)
Đơn vị: 1000 đồng
TT
Tên sản phẩm
1999
2000
2001
2002
2003
A
KD trong SXCN
I
Nhóm BR côn xoắn
125172
93458
54790
60269
72103
1
Côn xoắn benla
46029
54620
30348
33383
51388
2
Côn xoắn xe TY7E
35175
12314
2908
3199
17200
3
BR côn xoắn khác
43986
26524
4643
5107
9193
II
N.phụ kiện đườngdây
-263078
-29036
16891
18580
7830
III
Phụ tùng máy cày
-5580
10546
1747
1922
4842
IV
Phụ tùng băng tải
30814
21076
36711
40382
41283
V
PT ôtô, máy xúc
42033
23122
12148
13363
15830
VI
Phụ tùng xe máy
30588
22606
5608
6169
4210
VII
Hàng cột vi ba
50098
-60414
-
31
-
VIII
Giá trị các hàng khác
41590
8645
25404
27944
33412
B
KD ngoài SXCN
9090
-
15000
16500
15998
Tổng cộng
60727
-
83130
91443
110157
6. Đánh giá chung
6.1. Những kết quả đạt được
Qua những phần đã nêu ở trên, ta thấy rằng công ty cơ khí Z179 trong 5 năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt được một số thành công nhất định, chấm dứt tình trạng nhiều năm không hoàn thành nhiệm vụ, làm ăn không có hiệu quả, Bộ và nhà nước luôn phải “bù lỗ”. Trong 4 tháng đầu năm 2004, công ty đã đạt doanh thu trên 7 tỉ đồng (cụ thể là 7498104000 đồng ), tăng hơn so với cùng kì năm ngoái gần 2.5 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 216 triệu, tăng 19,79% so với cả năm 2002. Đội ngũ cán bộ của công ty ngày càng phát huy được năng lực của mình, không chỉ quan tâm đến những mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà còn đầu tư rất nhiều vào vấn đề con người. Đội ngũ công nhân lành nghề của công ty ngày càng tăng. Với một lực lượng lao động trình độ cao như vậy, công ty có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất. Trong thời gian tới, chắc chắn công ty sẽ đạt được nhiều thành công mới, đáng tự hào hơn.
Trên thị trường trong nước, công ty đã tìm cho mình một chỗ đứng nhất định. Sản phẩm truyền thống của công ty gần như không có đối thủ cạnh tranh và vẫn giữ được lợi thế vốn có của mình. Một số sản phẩm kinh tế khác cũng đã tìm được cho mình một vị trí, tuy chưa thực sự vững chắc, nhưng cũng đã giúp công ty có điều kiện để mạnh dạn đầu tư nhiều hơn.
Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua cũng đã đạt được những thành tích đáng tự hào. Doanh thu của công ty ngày càng tăng trong khi chi phí sản xuất có xu hướng giảm dần. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, khắc phục được một số tồn tại mà doanh nghiệp nhà nước hay mắc phải.
Trong hai năm gần đây, công ty luôn được bộ tặng bằng khen. Điều đó đã giúp cho cán bộ công nhân viên trong công ty quyết tâm phấn đấu sản xuất tốt hơn.
6.2. Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đáng tự hào mà công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại một số những khó khăn, hạn chế cần khắc phục.
Máy móc thiết bị của công ty còn quá lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, chưa tiết kiệm được nguồn nhiên liệu vận hành. Điều đó dẫn tới chi phí sản xuất sản phẩm còn quá cao, giá thành chưa đạt sự ổn định cần thiết. Một số sản phẩm của công ty còn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường. Các hợp đồng kinh tế không đều đặn, khi thì có quá nhiều việc để làm, khi thì không có việc để tiến hành sản xuất.
Mặc dù công ty gặp rất nhiều thuận lợi trong việc vay vốn của ngân hàng quân đội nhưng tình hình tài chính của công ty vẫn không ổn định. Các nguồn vốn dành cho sản xuất và phát triển còn ít, chưa đáp ứng đủ yêu cầu của việc sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn tự có của công ty lại quá eo hẹp, không đủ khả năng để cải thiện điều kiện sản xuất tốt hơn.
Chương II
Thực trạng của công tác quản trị vật
Tư tại công ty cơ khí Z179
I. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác quản trị vật tư của công ty
1. Hình thức pháp lý và loại hình sản xuất kinh doanh
Là một doanh nghiệp sản xuất nên các vấn đề liên quan đến việc mua sắm, dự trữ và sử dụng vật tư sao cho có hiệu quả nhất luôn được công ty cơ khí Z179 chú trọng đến. Ban giám đốc cùng phối hợp với phòng kĩ thuật, phòng kế hoạch vật tư thông qua kế hoạch sản xuất trong kì để xác định nhu cầu vật tư cần thiết. Hàng năm, ngoài kế hoạch sản xuất các mặt hàng kinh tế cho các thị trường công, nông, lâm, ngư nghiệp theo hợp đồng của khách hàng, công ty phải sản xuất một số mặt hàng Quốc Phòng theo chỉ tiêu do Bộ đề ra. Trong lĩnh vực hàng Quốc Phòng, công ty có nhiệm vụ sản xuất đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng sản phẩm được giao. Công ty nghiên cứu và đề ra kế hoạch sản xuất sao cho kịp tiến độ được giao. Nguồn nguyên vật liệu để sản xuất các mặt hàng này được cấp trên cấp xuống nên rất thuận lợi cho việc sản xuất đúng tiến độ đề ra. Đây cũng chính là một thế mạnh của công ty. Vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng Quốc Phòng hầu như không có bán trên thị trường nên công ty rất có ưu thế trong việc sản xuất các mặt hàng này.
Do đặc điểm sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ cho Quốc Phòng và Kinh Tế bao gồm các loại: phụ tùng ôtô, xe máy, các cơ cấu truyền động, hộp số các loại, phụ kiện đường dây, các loại dụng cụ cắt gọt…nên hầu hết vật tư dùng để sản xuất sản phẩm như các loại thép, đồng, gang, các loại que hàn, than, vòng bi, dụng cụ đo, dụng cụ cắt… có thể dễ dàng mua trên thị trường. Tuy nhiên có một số sản phẩm Quốc Phòng lại phải sử dụng những loại thép mác cao không có bán trên thị trường thì công ty lại được Bộ cấp xuống với một khối lượng rất lớn nên công ty không gặp khó khăn trong việc tìm mua vật tư sản xuất sản phẩm này. Trong thời gian gần đây, giá cả của các loại sắt thép trên thị trường biến động mạnh nên công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định trong việc thu mua, bảo quản và cấp phát vật tư đảm bảo cho sản xuất. Mặc dù vậy, công ty vẫn hết sức cố gắng trong công tác quản trị vật tư nhằm khắc phục những khó khăn đang diễn ra, đảm bảo cho sản xuất được liên tục và có hiệu quả.
2. Bộ máy quản trị
Công ty cơ khí Z179 là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm cơ khí cho Quốc Phòng và Kinh Tế. Với diện tích dành cho sản xuất và hoạt động không lớn nên nhìn chung bộ máy cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, bao gồm một số phòng ban chức năng và một số phân xưởng sản xuất. Ban giám đốc luôn luôn phối hợp với các phòng ban chức năng, đề ra những kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình rồi trực tiếp điều hành sản xuất cùng với các quản đốc phân xưởng. Các bộ phận, các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện đúng các kế hoạch đề ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục và có hiệu quả. Công tác quản tr._.ị vật tư do phòng Kế hoạch – vật tư đảm nhận. Thông qua kế hoạch sản xuất trong kì, phòng Kế hoạch – vật tư phối hợp với phòng Kĩ thuật đưa ra các quyết định về việc mua sắm, dự trữ và sử dụng vật tư rồi trình lên ban giám đốc xác nhận. Chính vì vậy nên việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất luôn luôn được đảm bảo đúng tiến độ.
*Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị
Giám đốc
PGĐ Kỹ thuật SX
PGĐ Kinh doanh
PGĐ Hành chính
P. Kỹ thuật
P. Cơ điện
P. KCS
P. KH vật tư
P. TC-Kế toán
P. Lao động
P. Hành chính
P. Chính trị
*Chức năng của các phòng ban trong bộ máy quản trị
-Phòng kế hoạch-vật tư: có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế năm trước do phòng kế toán gửi xuống rồi thông qua đó lập kế hoạch sản xuất từng kì (tháng, quý, năm). Ngoài ra, phòng kế hoạch còn phải thực hiện các việc liên quan đến vấn đề kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác như: marketing, quảng cáo sản phẩm, đưa các kế hoạch tham dự các hội chợ. Phòng kế hoạch phải tạo mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, sẵn sàng cung ứng đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho khách hàng. Ngoài việc phải lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng kế hoạch-vật tư còn phải tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết cho sản xuất, sửa chữa. Phải tính toán chi tiết lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai đoạn sản xuất trong kì. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Tính toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từ đó xác định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất.
-Phòng tài chính-kế toán: Thực hiện việc tổng kết, báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kì cụ thể. Phân tích, tính toán cụ thể, chi tiết mức độ hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp. Lập bảng tổng kết tài sản cụ thể từng kì để cho phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
-Phòng lao động: Thực hiện việc quản lý lao động. Cụ thể là về tiền lương, tiền thưởng của lao động trực tiếp và gián tiếp trong tháng, trong năm, về các vấn đề liên quan đến sự biến động nguồn nhân lực trong kì, thực hiện các công việc theo dõi số ngày làm việc của từng công nhân, nhân viên, tính toán số ngày nghỉ phép ốm đau của CBCNVC. Phòng lao động tính toán lương, bảo hiểm xã hội và còn phải đảm bảo các vấn đề liên quan đến việc an toàn lao động, đào tạo huấn luyện, nâng bậc cho CBCNV trong toàn nhà máy.
-Phòng kĩ thuật: Có nhiệm vụ quản lý kĩ thuật chung cho toàn nhà máy.Dựa vào các hợp đồng kinh tế, các bản vẽ thiết kế điều hành tổ chức thiết kế, lập quy trình sản xuất, đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm, phù hợp với trang thiết bị của doanh nghiệp. Xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kì. Tham mưu cho lãnh đạo đơn vị về phương hướng duy trì, đẩy mạnh, phát triển công tác khoa học quản lý công nghệ, phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng tốt hơn. Xây dựng đội ngũ về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ lâu dài cho công tác đảm bảo kĩ thuật.
-Phòng cơ điện: Quản lý kĩ thuật thiết bị năng lượng. Phải đảm bảo mọi quy định đối với việc quản lý, sửa chữa máy móc thiết bị, năng lượng đảm bảo cho sản xuất: nước, điện. Ngăn ngừa, hạn chế các hư hỏng bất thường,khai thác tối đa công suất thiết kế của thiết bị và hệ thống năng lượng. Tìm mọi biện pháp để cải tiến, hiện đại hoá và đổi mới thiết bị nhằm tạo nên chất lượng sản phẩm và năng suất cao hơn.
-Phòng KCS: Có nhiệm vụ quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý máy móc thiết bị dụng cụ đo lường, đề xuất với giám đốc các biện pháp sử dụng sao cho hợp lý và có hiệu quả. Đảm bảo kĩ thuật và phương pháp đo cho mọi người sử dụng phương tiện dụng cụ đo trong xí nghiệp. Cùng với cán bộ của phòng kĩ thuật tìm ra các nguyên nhân sai hỏng hàng loạt.
-Phòng hành chính: bao gồm một số phòng ban như văn thư, ytế, tổ bảo vệ, nhà trẻ, nhà ăn nhằm đảm bảo đời sống tinh thần và thể lực cho công nhân viên toàn nhà máy. Ngoài ra, tổ bảo vệ còn có nhiệm vụ giữ cho tình hình an ninh sản xuất của nhà máy được ổn định, tránh thất thoát tài sản.
-Phòng chính trị: có nhiệm vụ nghiên cứu các nghị quyết của Đảng và cấp trên đề ra. Thông qua các biên bản, nghị quyết đó, tiến hành các hoạt động nhằm hướng dẫn và giáo dục toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty thực hiện đúng đắn những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể nhằm tìm ra các định hướng đúng đắn cho công ty trong thời gian tới sao cho phù hợp với đường lối chính sách đã đưa ra.
Nhìn chung, mỗi phòng ban trong công ty đều có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Mỗi phòng ban đều tập trung thực hiện những nhiệm vụ chính của mình và kết hợp với các phòng ban chức năng khác thực hiện các kế hoạch chung của toàn công ty.
Chính vì bộ máy quản trị của công ty tương đối gọn nhẹ và ổn định nên việc đưa ra các quyết định về công tác quản trị nói chung và công tác quản trị vật tư nói riêng của công ty khá nhanh gọn và chính xác, không phải thông qua quá nhiều khâu trung gian. Công tác quản trị vật tư do phòng Kế hoạch – vật tư đảm nhận. Thông qua kế hoạch sản xuất trong kì, phòng Kế hoạch – vật tư phối hợp với phòng Kĩ thuật đưa ra các quyết định về việc mua sắm, dự trữ và sử dụng vật tư rồi trình lên ban giám đốc xác nhận. Mỗi khi có hợp đồng sản xuất sản phẩm, phòng Kế hoạch – vật tư dựa vào định mức vật tư do phòng Kĩ thuật đưa ra, kí lệnh cấp phát vật tư rồi cùng các quản đốc phân xưởng điều hành sản xuất. Chính vì vậy nên việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất luôn luôn được đảm bảo đúng tiến độ và việc sử dụng vật tư có hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, trình độ của các nhà quản trị trong công ty cũng ngày càng được nâng cao. Hầu hết các vị lãnh đạo trong ban giám đốc của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và có từ 25 – 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cũng như điều hành sản xuất. Chính vì vậy, công ty luôn có những kế hoạch thu mua, bảo quản, cấp phát vật tư phù hợp nhất với tình hình và điều kiện sản xuất trong kì.
3. Đội ngũ lao động
Không chỉ trình độ của các nhà quản trị cấp cao trong công ty mới ảnh hưởng đến việc đảm bảo vật tư cho sản xuất mà trình độ của đội ngũ lao động, đặc biệt là trình độ lành nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng có hiệu quả vật tư sản xuất. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, công ty cơ khí Z179 luôn chú ý đầu tư đến vấn đề quản trị nguồn nhân lực. Càng ngày số lượng gián tiếp càng gọn nhẹ và có xu hướng giảm dần, làm cho tỉ lệ giữa công nhân sản xuất trực tiếp và gián tiếp hợp lý hơn. Hiện nay, trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao, do nhà máy đã đầu tư đúng mức cho việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Trong toàn nhà máy, công nhân bậc 3/7-4/7 chiếm khoảng 20-25%, còn lại là công nhân bậc 5/7-7/7. Trình độ tay nghề của người công nhân cao, sản xuất được trong dây chuyền công nghệ liên tục, hiện đại đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng cũng như kĩ thuật của sản phẩm. Công nhân có thể thích nghi được với điều kiện làm việc liên tục, căng thẳng nhằm đạt đúng tiến độ đã đề ra. Với số công nhân trực tiếp sản xuất có tay nghề cao, công ty có thể thay đổi cơ cấu công nhân trực tiếp sản xuất cho phù hợp với tình hình chung sao cho sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Tính đến ngày 19/4/2004 bậc thợ bình quân của công ty là 5,28.
Trình độ công nhân sản xuất tính đến ngày 19/4/2004
Bậc thợ
3/7
4/7
5/7
6/7
7/7
Bậc thợ bình quân
Số lượng
39
4
22
40
47
5,28
Với số lượng công nhân có trình độ tay nghề cao chiếm tỉ lệ lớn như vậy, công ty có rất nhiều ưu thế trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn vật tư phục vụ cho sản xuất. Trình độ tay nghề cao, kết hợp với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất, đội ngũ công nhân của công ty luôn luôn hoàn thành kế hoạch định mức vật tư cho từng loại sản phẩm mà phòng kĩ thuật đề ra. Không chỉ có vậy, đội ngũ công nhân của công ty còn tuân thủ kỉ luật rất nghiêm ngặt, sử dụng vật tư đúng mục đích, luôn phấn đấu giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu, tận dụng cao độ phế liệu và giảm phế phẩm giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
Còn về bộ máy quản trị, hầu hết các cán bộ quản lý của nhà máy đều tốt nghiệp đại học, nhân viên văn phòng thì trình độ từ trung cấp trở nên. Thêm vào đó, trình độ của các nhà quản trị trong công ty cũng ngày càng được nâng cao. Hầu hết các vị lãnh đạo trong ban giám đốc của công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và có từ 25 – 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cũng như điều hành sản xuất. Chính vì vậy, công ty luôn có những kế hoạch thu mua, bảo quản, cấp phát vật tư phù hợp nhất với tình hình và điều kiện sản xuất trong kì. Cán bộ cấp cao trong công ty luôn chú trọng tiếp thu công nghệ và kĩ thuật sản xuất mới, luôn phát động các phong trào thi đua sáng tạo CNKHKT nhằm tạo ra các máy móc thiết bị có công suất cao, chất lượng ổn định mà giá thành lại thấp, từ đó có thể sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất lượng vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm.
Chính vì trình độ của người lãnh đạo cũng như trình độ của người lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị vật tư nên công ty luôn tìm cách tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ quản lý. Công ty hỗ trợ cho một số cán bộ, công nhân viên tham gia các khoá học trung và dài hạn nhằm nâng cao trình độ cho người lao động để có thể tiếp thu đợc với những trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong năm 2003, nhà máy đã cử 36 công nhân đi học lớp đào tạo, huấn luyện kĩ thuật dài hạn ở trường đào tạo của Bộ Quốc Phòng và 15 công nhân được đào tạo theo phương thức đào tạo kèm cặp ngay tại công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của đội ngũ lao động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty, ban lãnh đạo công ty còn hết sức chú ý đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của CBCNV. Về vấn đề thu nhập của người lao động, hiện nay công ty cũng đang hết sức cố gắng thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn thể cán bộ công nhân viên cho toàn doanh nghiệp. Mức lương hiện nay của CNVC cũng đã tăng đáng kể so với những năm 1998 - 1999. Đối với công nhân, công ty trả lương sản phẩm hoặc lương định mức hoặc lương khoán, lương khoán có thưởng. Đối với gián tiếp, công ty trả lương thời gian. Ngoài ra, cán bộ viên chức trong nhà máy ngoài tiền lương theo thời gian thực tế làm việc còn được hưởng lương phụ cấp công chức. Chính vì những vấn đề về quản trị nguồn nhân lực luôn luôn được công ty quan tâm, chú ý nên đời sống vật chất của người lao động trong công ty ngày càng được nâng cao. Nếu như năm 1998, tiền lương bình quân của cả công ty chỉ đạt 558000 đồng thì đến năm 2002, con số này đã lên đến hơn 850000 đồng và những tháng đầu năm 2004 là 1.020.000 đồng. Tuy so với cuộc sống hiện nay, mức lương này là không cao nhưng trong tình hình nhà máy còn khó khăn như hiện nay, đó đã là một nguồn động viên lớn cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức công ty. Công ty còn thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua nhằm tăng năng suất lao động cũng như tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất.
Tóm lại, đội ngũ lao động trong công ty có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị vật tư. Công ty cần quan tâm động viên và đầu tư nhiều hơn nữa đến người lao động.
4. Kĩ thuật – công nghệ
Trình độ máy móc thiết bị kĩ thuật là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu dùng vật tư trong sản xuất. Máy móc thiết bị hiện đại, năng suất cao cộng với trình độ lành nghề của người lao động sẽ dẫn đến việc sử dụng vật tư tiết kiệm và có hiệu quả. Ngược lại, với trình độ máy móc thiết bị kĩ thuật quá lạc hậu thì sự lãng phí vật tư trong quá trình sản xuất là điều không thể tránh khỏi. Đánh giá một cách khách quan thì hiện nay, trình độ máy móc công nghệ kĩ thuật của công ty cơ khí Z179 còn lạc hậu, chủ yếu nhập vào những năm 70 của Liên Xô. Tuy thế, những máy móc thiết bị này vẫn hoạt động tốt, độ chính xác cao, mặc dù năng suất chưa cao. Hiện nay công ty có tổng cộng 210 máy móc thiết bị các loại, tuy nhiên công suất hoạt động của chúng còn thấp. Công ty chưa có các kế hoạch sản xuất phù hợp để tận dụng hết công suất máy móc thiết bị. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất sản phẩm cũng như sử dụng vật tư có hiệu quả. Nhìn chung, những phân xưởng còn phải dùng một số máy móc thiết bị quá lạc hậu đều sử dụng vật tư vượt quá định mức đặt ra. Đó chính là một hạn chế mà công ty cần phải khắc phục. Ngoài ra còn có một số máy móc do chính đội ngũ kĩ sư, công nhân trong nhà máy chế tạo sản xuất (thông qua các phong trào thi đua, sáng tạo kĩ thuật mà nhà máy đã phát động) như: máy trộn cát, máy gia công cơ khí giản đơn. Máy móc công nghệ của nhà máy là các loại máy móc đặc thù cho nên cũng khó có khả năng cải tiến, nâng cấp như máy mài nghiền bánh răng côn xoắn. Chính vì vậy nhà máy luôn luôn phải đảm bảo sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời tránh tình trạng máy móc thiết bị hỏng quá lâu, không đáp ứng được tiến độ sản xuất. Việc làm đó cũng góp phần không nhỏ vào việc sử dụng vật tư sao cho có hiệu quả hơn.
Tuy trình độ máy móc, công nghệ lạc hậu nhưng do trình độ lành nghề của công nhân và cán bộ nhà máy nên việc sản xuất trong nhà máy vẫn diễn ra liên tục. Các dây chuyền sản xuất vẫn đạt kết quả cao. Lượng vật tư sử dụng tuy có lúc vượt quá định mức do phòng kĩ thuật đặt ra nhưng nhìn chung vẫn đạt được hiệu quả như mong đợi. Các dây chuyền sản xuất các loại mặt hàng có thế mạnh của công ty vẫn hoạt động tốt và luôn tiết kiệm được một lượng vật tư đáng kể, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, giữ vững vị thế cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, nếu được đầu tư đúng chỗ, năng suất lao động bình quân cũng như việc thực hiện định mức lượng vật tư sử dụng cho sản xuất của công ty sẽ đạt kết quả tốt hơn. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch đầu tư 7 tỉ đồng vào việc mua sắm một số loại máy móc thiết bị mới, hiện đại. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty nói chung, hiệu quả sử dụng vật tư phục vụ cho sản xuất nói riêng.
5. Nguồn vốn
Vốn sản xuất kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Vốn không chỉ ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị vật tư mà còn ảnh hưởng quyết định đến công tác quản trị sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng vốn để đầu tư nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phát triển, đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc công nghệ, đầu tư hiện đại hoá hoạt động quản trị và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Để có được nguồn vốn kinh doanh đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với công ty cơ khí Z179, nguồn vốn của công ty được huy động chủ yếu từ các nguồn sau: vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng quân đội (công ty có nhiều lợi thế trong việc vay vốn của các ngân hàng quân đội), huy động vốn từ cán bộ công nhân viên chức trong công ty, từ doanh thu bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ, và một phần nhỏ do ngân sách nhà nước cấp xuống… Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây khá ổn định, công ty không gặp khó khăn gì trong việc huy động cũng như sử dụng vốn. Tình hình tài chính của công ty quý I năm 2004, được thể hiện dưới bảng sau:
STT
Tài sản
Đầu kì
Cuối kì
I
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
16376890372
17312176146
1
Tiền
205343235
388780100
2
Các khoản phải thu
13578870306
13873383429
3
Hàng tồn kho
2275597462
27557306897
4
Tài sản lưu động khác
131521494
280288738
5
Chi sự nghiệp
197557875
13933190
II
TSCĐ và đầu tư dài hạn
21099987744
21045466744
1
Tài sản cố định
20970585769
20897547769
2
CPXD dở dang
129401975
147918975
Tổng cộng
37476878116
38357642890
STT
Nguồn vốn
Đầu kì
Cuối kì
I
Nợ phải trả
13406724894
14381001776
1
Nợ ngắn hạn
12652914668
13627191550
2
Nợ dài hạn
753810226
753810226
II
Nguồn vốn chủ sở hữu
24070153222
23976641114
1
Nguồn vốn, quỹ
23942253713
24012741605
2
Nguồn kinh phí, quỹ khác
127899509
(36100591)
Tổng cộng
37476878116
38357642890
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của công ty trong quý I năm 2004 tương đối ổn định và cân đối, công ty có khả năng độc lập tự chủ về tài chính, không phụ thuộc nhiều vào các biến động trên thị trường nói chung cũng như tình hình sản xuất kinh doanh nói riêng trong toàn công ty. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị vật tư tại công ty. Dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, công ty cũng có đủ năng lực tài chính để mua sắm những thiết bị vật tư cần thiết cho sản xuất. Nguồn vốn của công ty so với một số doanh nghiệp nhà nước khác không phải là quá lớn, nhưng cũng không quá nhỏ, nhìn chung là phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong công ty. Do điều kiện địa lý của công ty khá thuận lợi về mặt giao thông nên việc thu mua vật tư phục vụ cho sản xuất rất dễ dàng, khi cần hàng là có ngay nên việc dự trữ vật tư tại công ty không gặp khó khăn gì. Vì vậy, với một năng lực tài chính không quá yếu mà khá ổn định như vậy, công ty cơ khí Z179 luôn đảm bảo được tất cả các mặt trong công tác quản trị kinh doanh nói chung cũng như công tác quản trị vật tư nói riêng.
6. Thị trường cung ứng
Là một doanh nghiệp sản xuất nên những vấn đề về công tác quản trị vật tư luôn được công ty cơ khí Z179 đặt lên hàng đầu. Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ xác định lượng vật tư cần mua sắm trong kì theo kế hoạch sản xuất để bảo đảm cho sản xuất được diễn ra liên tục và ổn định. Thông qua định mức vật tư phòng Kĩ thuật đưa ra cho từng loại sản phẩm, phòng Kế hoạch vật tư tổ chức công tác cấp phát vật tư cho từng bộ phận sản xuất sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó, công ty thường xuyên chú trọng đến các bạn hàng cung ứng vật tư cho mình nhằm đảm bảo được lượng vật tư cần thiết cả trong điều kiện, tình hình kinh tế không thuận lợi.
Nguồn vật tư dùng để sản xuất một số mặt hàng dành cho quốc phòng được bộ cung cấp với số lượng lớn nên tình hình sản xuất sản phẩm luôn diễn ra liên tục. Đó chính là một lợi thế của công ty. Tuy vậy công ty vẫn rất chú trọng đến kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được mọi yêu cầu về sản xuất trong điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi.
Riêng nguyên vật liệu để sản xuất mặt hàng bánh răng côn xoắn, công ty được bộ quốc phòng cung cấp. Do yêu cầu chất lượng kĩ thuật, sản phẩm bánh răng côn xoắn phải được chế tạo từ một loại thép mác cao mà thị trường không có nên công ty có rất nhiều ưu thế trong việc sản xuất sản phẩm này. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số nhãn hiệu thép để sản xuất sản phẩm bánh răng côn xoắn nhưng chất lượng thép chưa đạt yêu cầu đặt ra nên công ty vẫn giữ vững được vị trí của mình, và sản phẩm bánh răng côn xoắn của công ty vẫn có sức cạnh tranh cao. Do nguồn nguyên vật liệu được bộ cung cấp với số lượng lớn nên công ty không gặp khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên vật liệu mới. Còn đối với một số sản phẩm kinh tế khác, nguồn nguyên vật liệu để sản xuất ra chúng được bán rất nhiều trên thị trường nên những vấn đề về quản trị nguồn vật tư không gặp nhiều khó khăn. Công ty thường mua nguyên vật liệu của một số bạn hàng lâu năm nên nguồn vật liệu được cung ứng khá ổn định. Thêm vào đó, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu luôn được công ty chú trọng đến, công ty luôn tìm mọi cách để đảm bảo số lượng vật tư cho dự trữ thường xuyên, cũng như cho dự trữ bảo hiểm nên chưa bao giờ công ty bị thiếu nguyên vật liệu để sản xuất. Việc sản xuất sản phẩm diễn ra liên tục và tương đối ổn định.
II. Thực trạng công tác quản trị vật tư của công ty cơ khí Z179
Công tác xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư
Công ty cơ khí Z179 là đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí phục vụ cho các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp… trên thị trường kinh tế và các mặt hàng phục vụ cho lĩnh vực an ninh quốc phòng nên đặc điểm vật tư đưa vào sản xuất là rất dễ bảo quản, chủng loại vật tư đa dạng, khối lượng lớn, bao gồm các loại sắt thép, nhôm kẽm, nhựa, vòng bi, vòng đai…Chính vì vậy, kế hoạch mua sắm vật tư là một trong những khâu rất quan trọng trong công tác quản trị vật tư tại công ty.
Kế hoạch cung ứng vật tư tại công ty cơ khí Z179 do phòng Kế hoạch – Vật tư đảm nhiệm. Phòng kế hoạch – vật tư có nhiệm vụ nghiên cứu tình hình sản xuất thực tế năm trước do phòng kế toán gửi xuống rồi thông qua đó lập kế hoạch sản xuất từng kì (tháng, quý, năm). Ngoài ra, phòng kế hoạch còn phải thực hiện các việc liên quan đến vấn đề kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác như: marketing, quảng cáo sản phẩm, đưa các kế hoạch tham dự các hội chợ. Phòng kế hoạch phải tạo mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng, sẵn sàng cung ứng đủ số lượng sản phẩm cần thiết cho khách hàng. Ngoài việc phải lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phòng kế hoạch-vật tư còn phải tổ chức sản xuất, đảm bảo cung ứng nguồn vật tư cần thiết cho sản xuất, sửa chữa. Phải tính toán chi tiết lượng vật tư dự trữ, bảo hiểm cần thiết cho cả giai đoạn sản xuất trong kì. Phải lập kế hoạch chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Tính toán chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý để từ đó xác định giá thành sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Phòng Kế hoạch – Vật tư thông qua định mức tiêu hao vật tư do phòng Kĩ thuật đưa ra và căn cứ vào số lượng sản phẩm kì kế hoạch, lượng phế phẩm thu hồi trong kì trước, lượng phế phẩm phát sinh cho phép…rồi lập kế hoạch cung ứng vật tư cho từng đối tượng sản phẩm trong kì. Sau khi lập kế hoạch cung ứng vật tư trong kì, phòng kế hoạch – vật tư trình lên ban giám đốc. Nếu được ban giám đốc phê chuẩn, phòng kế hoạch – vật tư tiến hành thực hiện công tác cung ứng vật tư cho quá trình sản xuất trong toàn công ty sao cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo tiến độ sản xuất.
Tại công ty cơ khí Z179, vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng quốc phòng được bộ cung cấp với số lượng lớn phù hợp với kế hoạch chỉ tiêu do bộ giao nên công ty không gặp khó khăn trong việc tìm mua các loại vật tư này. Phòng kế hoạch vật – vật tư thông qua các chỉ tiêu đó tổ chức công tác tiếp nhận vật tư rồi điều hành quá trình sản xuất các mặt hàng này sao cho kịp tiến độ được giao.
Còn vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng kinh tế, công ty phải tìm mua trên thị trường. Chính vì vậy, việc xác định nhà cung ứng có ý nghĩa tích cực trong việc sản xuất, xem xét vấn đề giá cả, chất lượng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng. Công ty xác định cho mỗi loại vật tư từ hai đến ba người cung ứng, tham khảo giá và các yêu cầu khác nhau lựa chọn sao cho chi phí thấp, có lợi nhất. Công ty định kì tiến hành đánh giá người cung cấp thông qua một hệ thống các chỉ tiêu như giá cả, uy tín, năng lực, thời hạn cung ứng, chất lượng nguyên vật liệu, việc thực hiện hợp đồng…, từ đó sẽ chủ động tìm nguồn cung ứng thích hợp. Hàng năm, công ty sản xuất một khối lượng hàng hoá rất lớn với các chủng loại đa dạng, phong phú do vậy nhu cầu tiêu dùng vật tư phục vụ cho sản xuất sản phẩm là rất lớn. Các loại vật liệu chính dùng để sản xuất các loại sản phẩm như thép các loại (thép cacbon, thép hợp kim, thép dụng cụ…), nhôm, đồng, gang… công ty phải mua ở các công ty vật tư nhập khẩu tổng hợp. Các loại vật liệu này công nghiệp trong nước chưa sản xuất được nên công ty thường lựa chọn sản phẩm của Nhật, Liên Xô cũ, Hàn Quốc…để đảm bảo chất lượng mà giá thành lại rẻ, phù hợp với năng lực tài chính của công ty. Còn đối với các loại vật liệu phụ như que hàn, than, vòng bi, dây đai, các dụng cụ đo, dụng cụ cắt…bán nhiều trên thị trường, đặc biệt là ở thị trường Hà Nội, công ty có thể dễ dàng mua mỗi khi có nhu cầu. Do thị trường vật tư dùng để sản xuất các mặt hàng cơ khí rất đa dạng và phong phú, lại không quá khan hiếm nên việc thu mua vật tư cho từng kì sản xuất không gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, giá thép trên thị trường tăng cao đột biến đã gây ra nhiều bất lợi cho công ty. Công ty đã tăng cường chú trọng hơn nữa đến công tác quản trị vật tư nhằm giải quyết những khó khăn trong tình hình điều kiện thị trường có nhiều biến động như vậy.
Công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư
Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là lượng tiêu dùng lớn nhất cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc để hoàn thành một công việc nào đó trong những điều kiện tổ chức và kĩ thuật nhất định của thời kì kế hoạch, vì vậy mà công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư ở công ty cơ khí Z179 rất được chú trọng. Để đảm bảo vật tư một cách tốt nhất cho sản xuất thì không thể không coi trọng việc nâng cao chất lượng của công tác định mức.
Xây dựng hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là công việc rất phức tạp bởi chủng loại nguyên vật liệu rất phong phú và đa dạng, khối lượng xây dựng định mức lớn. Một số loại vật liệu phụ tuy giá trị không lớn nhưng lại rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm. Vì vậy công ty không chỉ chú trọng công tác xây dựng và quản lý định mức vật tư cho các loại vật liệu chính mà còn thực hiện rất nghiêm túc công tác xây dựng và quản lý định mức vật tư cho các vật liệu phụ, nhằm quản lý được toàn bộ chi phí nguyên vật liệu đã và sẽ tiêu dùng trong kì, từ đó tìm biện pháp hạn chế được lượng tiêu dùng nguyên vật liệu không cần thiết giúp cho việc sử dụng vật tư sản xuất có hiệu quả nhất.
Công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư tại công ty cơ khí Z179 do phòng Kĩ thuật đảm nhiệm. Việc xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư được tiến hành chủ yếu dựa vào các bản vẽ thiết kế sản phẩm. Hợp đồng kinh tế giữa công ty và bạn hàng luôn kèm theo các bản vẽ kĩ thuật. Phòng kĩ thuật dựa vào các bản vẽ đó, xây dựng hệ thống định mức vật tư sao cho lượng vật tư sử dụng tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Phòng kĩ thuật luôn luôn kết hợp giữa việc tính toán về kinh tế và kĩ thuật với việc phân tích toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng vật tư cho kì kế hoạch. Ngoài việc dựa vào các bản vẽ kĩ thuật, việc tiến hành công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu dùng vật tư còn được dựa vào những căn cứ liên quan đến máy móc thiết bị, trình độ và kinh nghiệm của người lao động…Phòng kĩ thuật luôn chú ý đến việc xây dựng hệ thống định mức sao cho phù hợp với thực tế sản xuất. Công ty cũng hết sức quan tâm đến công tác xây dựng định mức tiêu dùng vật tư cho sản xuất để tiến hành quản lý một cách chặt chẽ và không ngừng hạ thấp định mức tiêu dùng vật tư nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vật tư cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thông qua hàng loạt các hợp đồng cũng như kinh nghiệm sản xuất lâu năm, phòng Kĩ thuật luôn cố gắng đưa ra một hệ thống định mức vật tư cho từng loại sản phẩm một cách thực tế nhất. Dưới đây là bảng kế hoạch định mức vật tư cho một số loại sản phẩm chính của công ty trong quý I năm 2004. (Xem trang bên )
Từ bảng định mức do phòng kĩ thuật đưa xuống, phòng kế hoạch vật tư dựa vào đó tính toán ra lượng vật tư cần mua để sản xuất hết số lượng sản phẩm trong kì, tính ra chi phí vật tư trong kì rồi thực hiện công tác thu mua vật tư. Nhìn chung thì bảng định mức do phòng kĩ thuật đưa ra khá chính xác và hợp lý, công nhân sau khi thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm thường hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, sử dụng vật tư không vượt quá định mức đặt ra.
Phòng kế hoạch vật tư sau khi cấp phát vật tư cho các phân xưởng để tiến hành sản xuất sản phẩm thường cho cán bộ vật tư đi kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vật tư ở từng phân xưởng, từ đó đưa ra được các quyết định quản lý và sử dụng vật tư hợp lý hơn. Nếu các phân xưởng sử dụng vật tư sản xuất sản phẩm vượt quá định mức đặt ra quá nhiều ( tỉ lệ sai hỏng so với định mức cho phép là 0,5%) thì cán bộ kĩ thuật cùng phối hợp với cán bộ vật tư và quản đốc phân xưởng tìm nguyên nhân giải quyết, nếu cần thì phải đề ra một hệ thống định mức khác phù hợp hơn.
Bảng kế hoạch định mức vật tư cho một số loại sản phẩm chính Quý I năm 2004
Tên sản phẩm
TT
Tên vật tư
ĐVT
Số lượng
Bánh răng côn xoắn chủ động benla
1
Thép 18X TT
Kg
42
2
Thép rèn ngoài
Kg
42
3
Dầu nhiệt luyện
KgSp
33,6
4
Chất thấm
KgSp
33,6
Bánh răng Z24M3
D12-95
1
Thép C45
Kg
1,26
2
Dầu
KgSp
0,2
3
Giấy
Kg
0,19
Trục các loại
1
Thép C45
Kg
7,04
2
Thép 20X
Kg
15,15
3
Than rèn
Kg
1,11
4
Dầu nhiệt luyện
KgSp
12,12
5
Chất thấm
KgSp
12,12
Các loại bánh xích
1
Thép C45
Kg
7,37
2
Thép 20X
Kg
0,9
3
Than rèn
Kg
3,685
4
Dầu nhiệt luyện
KgSp
0,72
5
Chất thấm
KgSp
0,72
Công tác tổ chức tiếp nhận vật tư
Công tác tổ chức tiếp nhận vật tư ở công ty cơ khí Z179 là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển và bộ phận quản lý vật tư. Theo chế độ hiện hành quy định, tất cả các loại vật tư về đến công ty đều phải tiến hành làm thủ tục nhập kho, việc thu mua cung cấp vật tư cho sản xuất của công ty đều do phòng Kế hoạch – Vật tư đảm nhiệm. Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ xem xét tất cả các sổ sách, hợp đồng trong kì sản xuất để từ đó xác định chính xác số lượng từng loại vật tư cần mua và từ đó xác định rõ thời gian đi mua, thời gian giao hàng và thời gian sử dụng loại vật tư đó.
Khi vật tư được nhà cung ứng vận chuyển đến kho của công ty, đại diện phòng kế hoạch sau khi nhận được hoá đơn hay phiếu xuất kho của người bán gửi đến thì tiến hành kiểm tra đối chiếu với các bản hợp đồng để quyết định chấp nhận hay không chấp nhận lô hàng đó. Nếu không có sai sót gì thì đại diện phòng kế hoạch vật tư làm thủ tục tiến hành nhập kho.
Trước tiên, vật tư mua về phải được kiểm nghiệm về chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách xem có hợp tiêu chuẩn không. Ban kiểm nghiệm gồm có một đại diện phòng Kế hoạch – Vật tư (thường là phó phòng, người chuyên điều hành các vấn đề liên quan đến vật tư), một đại diện phòng KCS (thường là trưởng phòng), và một thủ kho. Đại diện của phòng KCS tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng của từng loại vật tư rồi trước sự chứng kiến của ban kiểm nghiệm, lập hai biên bản kiểm nghiệm một giao cho phòng Kế hoạch – vật tư, một giao cho phòng kế toán. Trường hợp vật tư không đúng số lượng, qui cách, phẩm chất so với chứng từ hoá đơn, thì lập thêm một._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4414.doc