Một số vấn đề về Cổ phần hóa Ngân hàng thương Mại Nhà nước ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu mà không có một quốc gia nào muốn phát triển lại tự đặt mình ra ngoài quy luật tất yếu ấy. Theo tinh thần nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế: Việt Nam phải xây dựng một hệ thống ngân hàng đa dạng về hình thức, hoạt động có hiệu quả, an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh, có uy tín với khách hàng, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và mở rộng đầ

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1484 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề về Cổ phần hóa Ngân hàng thương Mại Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế, cuộc cạnh tranh không cân sức giữa các nước ngày càng gay gắt và quyết liệt. Để không bị tụt hậu, việc nâng cao khả năng của mỗi quốc gia nói chung và sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nói riêng luôn là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước (CPH NHTMNN) được đặt ra trong giai đoạn này là phù hợp với tiến trình đổi mới hoạt động ngân hàng để hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, CPH NHTMNN còn mang ý nghĩa lớn hơn, không chỉ giúp hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn, mà đi liền với đó là giúp hình thành cơ chế, tạo môi trường để các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động hiệu quả hơn, thúc đẩy tiến trình CPH các DNNN vốn đang diễn ra chậm chạp. Xuất phát từ nhận thức trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số vấn đề về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam”. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Chương 2: Tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt nam trong thời gian tới Đây là lĩnh vực còn rất mới và phức tạ. Bên cạnh đó lượng kiến thức tích luỹ, thời gian cũng như điều kiện nghiên cứu còn hạn chế. Chính vì vậy, mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai nhưng những vấn đề được trình bầy dưới đây còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (CPH NHTMNN) – Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá đã có lịch sử hàng trăm năm nay. Sự ra đời của loại hình công ty này gắn liền với trình độ phát triển xã hội hóa nền sản xuất và sự phát triển cao của nền kinh tế thị trường. Qúa trình hình thành công ty cổ phần không phụ thuộc ý muốn chủ quan mà hội tụ nhiều yếu tố kinh tế và thị trường. Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) là con đẻ của nền kinh tế thị trường và được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng, đem lại nhiều thành công lớn trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. CPH DNNN là lối ra phù hợp với khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là trong điều kiện những nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay: Thiếu vốn, nợ triền miên, quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu… Cơ sở lý luận và thực tiễn làm xuất hiện hiện tượng này là: Do DNNN phát triển tràn lan, lại không được tổ chức, quản lý tốt nên hoạt động kém hiệu quả. Do hoạt động kém hiệu quả nên DNNN trở thành gánh nặng cho Ngân sách nhà nước (NSNN). Do có sự thay đổi quan điểm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Do sức hấp dẫn bởi vai trò của Công ty cổ phần (CTCP)... Việc thực hiện giải pháp CPH đối với DNNN không chỉ là giải pháp cần thiết xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, giảm bớt gành nặng của NSNN, mà còn đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế thị trường. Việc tiến hành chuyển đổi DNNN sang CTCP suy cho cùng là do tính xã hội hoá của sản xuất trong nền kinh tế thị trường quyết định, chứ không phải là bột phát do ý muốn bất kỳ của cá nhân hay tổ chức nào. Để xác định thực chất của CPH DNNN, trước hết phải phân biệt 2 quá trình: Cổ phần hoá (CPH) và tư nhân hoá (TNH). TNH là quá trình chuyển DNNN sang doanh nghiệp tư nhân. Đây là quan niệm tư nhân theo nghĩa hẹp. TNH còn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là thị trường hoá, “nới lỏng hay xoá bỏ những hạn chế pháp lý dưới nhiều hình thức khác nhau đối với sự cạnh tranh chống lại các xí nghiệp công cộng. Nó bao gồm mọi chính sách để khuyến khích khu vực tư nhận tham gia vào việc cung cấp dịch vụ công cộng và cơ sở hạ tầng và có khuynh hướng loại trừ hay biến đổi vị trí độc quyền của DNNN”. Liên hợp quốc cũng đưa ra khai niệm “TNH là sự biến đổi tương quan giữa Nhà nước và thị trường của một nước theo hướng ưu tiên thị trường”. Thực chất quan niệm trên mong muốn giảm bớt vai trò của Nhà nước và mở rộng khu vực tư nhân, đồng thời làm cho các DNNN phải chịu sức ép lớn hơn của thị trường. Việc giảm bớt vai trò của nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó bao gồm bán DNNN dưới hình thức cổ phần cho công chúng hay còn gọi là CPH DNNN. Từ đó cho rằng CPH DNNN là 1 nội dung của TNH. Song theo cách tiếp cận của kinh tế chính trị Mác-Lenin, xuất phát từ tính chất của các quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu về tái sản, tiền vốn..) thì CPH không thể đồng nhất với TNH. Thực tế nhiều nước đã diễn ra quá trình doanh nghiệp tư nhân thuần tuý hay doanh nghiệp của một nhóm chủ thông qua phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn của các chủ sở hữu khác ngoài xã hội để chuyển thành CTCP. Sau khi trở thành CTCP, chủ sở hữu CTCP không còn là cá nhân riêng lẻ nữa mà trở thành tập thể các cổ đông. Quá trình này cũng diễn ra trong DNNN. Nhà nước dựa trên giá trị thực tế của doanh nghiệp cần được chuyển thành CTCP, xác định số lượng cổ phần, giá trị mỗi cổ phần, các loại cổ phiếu, phương thức phát hành, sau đó bán cổ phiếu cho các tổ chức và cá nhân. Chuyển doanh nghiệp từ chỗ chỉ có một chủ sở hữư là nhà nước thành CTCP có nhiều chủ sở hữu là quá trình CPH DNNN. Nghĩa là CPH không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty liên doanh, mà còn diễn ra tại các DNNN. CPH là quá trình thực hiện xã hội hoá sở hữu tại doanh nghiệp. Đây là thực chất CPH nói chung . CPH DNNN cũng mang thực chất của CPH nói chung nêu trên. Tuy nhiên để làm rõ hơn tính chất CPH DNNN, cần phải theo dõi nội dung mà các DNNN chuyển thành như thế nào?. Thực tế, DNNN chuyển thành CTCP thông qua một trong 2 cách: (1)bán toàn bộ hay một phần tìa sản thuộc sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp cho các tổ chức và cá nhân bằng phương thức phát hành cổ phiếu; (2) giữ nguyên toàn bộ giá trị vốn hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu ra công chúng để thu hút vốn, mở rộng doanh nghiệp. Đây chính là các hình thức khác nhau của CPH DNNN. Đồng thời với việc chuyển sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp sang sở hữu của tập thể cổ đông là việc chuyển quản lý doanh nghiệp từ trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước sang gián tiếp của các cổ đông thông qua Hội đồng quản trị. Về hình thức, CPH DNNN là quá trình Nhà nước bán một phần hay toàn bộ tài sản của mình tại doanh nghiệp cho các tổ chức và cá nhân bằng việc đấu giá công khai thông qua TTCK để hình thành CTCP. Về thực chất, CPH DNNN chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành CTCP với nhiều chủ sở hữu để tạo thành một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu kinh doanh hiện tại. Vấn đề mấu chốt để phân biệt CPH và TNH là sự phân biệt quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp chuyển thành CTCP hay Công ty tư nhân. CPH DNNN không phải là tư nhân hoá. Đây là 2 quá trình khác nhau, cần có sự phân biệt. – Lợi ích đạt được từ việc CPH DNNN ở Việt Nam: Chủ trương CPH DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới theo quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm từ năm 1992 theo quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng. Đây là quá trình khó khăn phức tạp với nhiều thử thách, tìm tòi và ứng dụng từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới để lựa chọn phương thức phù hợp với những đặc thù riêng của Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Việc CPH DNNN được thực hiện và mở rộng mạnh mẽ ngay sau khi thực hiên Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả DNNN. Trong giai đoạn thí điẻm CPH (năm 1992 đến 5/1996) số DN được CPH là 5 DN. Giai đoạn mở rộng thí điểm (cuối năm 1996 đến 6/1998) CPH được 25 DN. Giai đoạn triển khai (từ 7/1998 đến 9/2004) tiến hành CPH được 1690 DN. Tổng số DN được CPH theo nghị định số 44/1998/NĐ-CPH ngày 26/6/1998 của Chính Phủ là 1720 DN (theo Nghiên cứu kinh tế số 320). Số doanh nghiệp còn lại khoảng 4300, trong đó phải tiến hành đa dạng hoá hoặc CPH khoảng 2400 doanh nghiệp. Trong số các DNNN được CPH, các DNNN có vốn dước 5 tỷ đồng là 1018 doanh nghiệp, chiếm 59,2%; các DNNNcó vốn nhà nước từ 5-10 tỷ đồng chiếm 22,3%; còn lại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên 10 tỷ đồng là 318 doanh nghiệp, chiếm 18,5%. CPH đã tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, bao gồm nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông ngoài doanh nghiệp, trong đó người lao động trong doanh nghiệp trở thành chủ thực sự phần vốn góp của mình trong CTCP. Tính bình quân kết quả CPH thời gian qua cho thấy chủ sở hữu Nhà nước nắm giữ 46,5% vốn điều lệ, tương ứng 10.792 tỷ đồng; người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ 38,1% vốn điều lệ, tương ứng 8.847 tỷ đồng; cổ đông ngoài doanh nghiệp nắm giữ 15,4% vốn điều lệ, tương ứng 3.564 tỷ đồng. CPH đã trở thành giải pháp cơ bản và quan trọng nhất trong cơ cấu lại DNNN để DNNN có cơ cấu thích hợp, quy mô lớn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Hầu hết các DNNN sau khi CPH đều trở nên năng động và làm ăn có hiệu quả hơn. Quy mô vốn của DNNN nhờ đó mà tăng lên đáng kể. Năm 2001, vốn bình quân của một DNNN khoảng 24 tỷ đòng, nay đã tăng lên 63,6 tỷ đồng. Tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hoá hơn một bước thông qua việc cơ cấu lại các khoản nợ, xử lý tài sản ứ đọng, tồn kho lâu. CPH đã huy động thêm vốn của xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quá trình CPH DNNN, một mặt vốn DNNN tại doanh nghiệp được được đánh giá lại khách quan hơn, tiếp cận hơn với phương thức thị trường, mặt khác đã huy động được 12.411 tỷ đồng của các cá nhân, tổ chức ngoài xã hội vào doanh nghiệp để kinh doanh. CPH còn tạo cơ sở thúc đẩy quá trình ra đời, hoàn thiện và phát triển của TTCK. Sự thành công và phát triển của TTCK Việt Nam phụ thuộc vào tiến trình CPH DNNN. Tiến trình này ngày càng tạo ra nhiều hàng hoá đủ tiêu chuẩn và chất lượng cho hoạt động của TTCK. CPH góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do lợi ích được đảm bảo hài hoà, tuyết đối đại đa số sau khi CPH đều hoạt động hiệu quả hơn. Theo báo cáo của bộ, ngành, địa phương về hiệu quả sản xuất kinh doanh của 850 doanh nghiệp hoàn thành CPH đã hoạt động trên một năm cho thấy: Vốn điều lệ bình quân tăng 44%; Doanh thu bình quân tăng 23,6%. trong đó 71,4% số doanh nghiệp có doanh thu tăng. Lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%, trên 90% số doanh nghiệp sau khi cổ phần đều hoạt động kinh doanh làm ăn có lãi. Nộp ngân sách bình quân tăng 24,8%, mặc dù các doanh nghiệp này được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuê sử dụng đất, tiền thu sử dụng vốn nhà nước. Thu nhập của người lao động bình quân tăng 12%… Điều này vừa chứng tỏ chủ trương đúng đắn về CPH các DNNN của Đảng và Nhà nước ta, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. 1.1.2– Những tồn tại trong quá trình CPH DNNN: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam trong những năm qua đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc đa dạng hoá chủ sở hữu trong CPH còn hạn chế. Thể hiện rõ nét là nhà nước còn chiếm tỷ trọng lớn trong vốn điều lệ, nhiều doanh nghiệp thuộc diện không cần giữ cổ phần chi phối nhưng nhà nước vẫn nắm giữ, phổ biến nhất là trong các tổng công ty nhà nước thuộc ngành xây dựng, giao thông (bộ giao thông vận tải có tới 82% doanh nghiệp đã CPH). Rất nhiều doanh nghiệp thực hiện CPH khép kín, có tới 860 doanh nghiệp (38,4%) không có cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp như tỉnh Hải Dương (28/28), Bộ Thương mại (36/59). CPH khép kín ở một số nơi có hiện tượng định giá doanh nghiệp thấp so với giá thị trường, gây thất thoát tài sản của nhà nước. Vốn nhà nước trong các DNNN CPH còn quá nhỏ và việc huy động vốn trong quá trình CPH DNNN chưa được nhiều. Nếu tính tổng số vốn nhà nước theo sổ sách của toàn bộ các doanh nghiệp đã CPH là 17.700 tỷ đồng thì mới chỉ bằng 8,2%. Số vốn huy động ngoài xã hội mới có 53,4% vốn điều lệ, tương đương 12.411 tỷ đồng. Thực tế là trong hơn 10 năm thực hiện CPH DNNN, chúng ta chỉ tập trung chỉ đạo CPH các DNNN quy mô nhỏ nên tuy số DNNN CPH nhiều nhưng số vốn nhà nước lại ít, do đó mặc dù việc CPH DNNN rất hiệu quả nhưng do tỷ trọng vốn nhà nước còn quá nhỏ nên hạn chế đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc CPH các DNNN chưa thực sự gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn và TTCK. Trong số 1483 DNNN đã CPH mới chỉ có 25 DNNN tham gia niêm yết cổ phiếu. Điều này cũng có nghĩa là chỉ chưa đến 20% thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là minh bạch trên thị trường. Ngoài 25 CTCP đã niêm yết chứng khoán trên thị trường, nhìn chung các CTCP khác vẫn mang tính khép kín, chưa có sự thay đổi về chất. Chừng nào mà tình hình đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn thiếu minh bạch, chưa dám công khai, thì chừng đó sự phát triển của thị trường chứng khoán sẽ chưa thể có dấu hiệu khởi sắc. 1.2 – Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại nhà nước Khác với DNNN nói chung, NHTMNN là một doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, và hoạt động của Ngân hàng mang tính đặc thù riêng, bởi đó là một doanh nghiệp với chức năng kinh doanh tiền tệ, chịu nhiều yếu tố tác động của nền kinh tế. Ngược lại những cơ chế chính sách hoạt động của NHTMNN cũng sẽ rất nhạy cảm và có sự tác động trở lại rất lớn đối với nền kinh tế. Vì vậy, đặt vấn đề CPH đối với các NHTMNN trong bối cảnh chuẩn bị tham gia hội nhập quốc tế ngành ngân hàng là điều kiện hết sức cần thiết, quan trọng. Tuy nhiên nhìn chung, CPH NHTMNN là quá trình sẽ khó khăn và phức tạp hơn so với CPH một DNNN thông thường, do NHTMNN có những đặc điểm sau: Đây là lần đầu tiên chính thức đặt ra vấn đề thực hiện CPH một số NHTMNN ở nước ta. Do kinh nghiệm thực tế về việc thực hiện CPH một NHTM là chưa có. Tất cả các DNNN ngoài khu vực ngân hàng hiện chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật DNNN; Riêng các NHTMNN, ngoài một số nội dung hoạt động được tuân thủ theo Luật DNNN, do có những đặc thù nên về cơ bản là chịu sự điều chỉnh của Luật các TCTD. Sự khác biệt trong cơ sở pháp lý như vậy sẽ làm cho việc thực hiện CPH NHTMNN gặp nhiều khó khăn hơn, vì hiện nay văn bản pháp lý về CPH mới chỉ đề cấp trực tiếp đến CPH DNNN thông thường. Hoạt động ngân hàng có độ nhạy cảm cao, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích của đông đảo người gửi tiền và các khách hàng nên mọi giải pháp thực hiện CPH có liên quan đều phải cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn đúng trên cơ sở đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của các khách hàng. Trong cách tính giá trị NHTMNN trước khi CPH, việc xác định giá trị thương hiệu sẽ khó khăn hơn vì sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và khá trìu tượng, không giống như các sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp thông thường. 1.2.1 – Lợi ích từ việc CPH NHTMNN: 1.2.1.1 – Đối với ngân hàng: Một khi đã bước chân vào sân chơi chung, các ngân hàng của Việt Nam noi chung va NHTMNN nói riêng đều phải đáp ứng được những yêu cầu rất gay gắt như : quy mô hoạt động và xu thế không ngừng phát triển ổn định bền vững, hội nhập trong hoạt động ngân hàng, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng, phải trở thành ngân hàng hiện đại, phải đáp ứng về năng lực tài chính, phải tăng được sức mạnh cạnh tranh về khách hàng, thị trường thị phần sản phẩm, dịch vụ tiện ích trong nước và quốc tế, phát triển và ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại, có được trình độ quản lý của một ngân hàng hiện đại, đội ngũ cán bộ quản lý mang tầm quốc tế, mở rộng các hoạt động kinh doanh ra ngoài quốc tế. Những yêu cầu, đòi hỏi trên là hoàn toàn chính đáng nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển bền vững trong tương lai. Trong khi nhà nước không thể cấp thêm vốn điều lệ nữa và vì vậy đây cũng chính là lý do tại sao phải CPH NHTMNN. Sau khi được CPH, các NHTMNN sẽ đạt được những lợi ích: Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư của xac hội từ bên ngoài để tăng năng lực tài chính. Nhanh chóng cấu trúc lại NHTMCP về hoạt động kinh doanh, mô hình tổ chức, tài chính… Có điều kiện tốt nhất để hoàn toàn chủ đọng và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, hoạt động hiệu qủa linh hoạt, phát triển bền vững tài chính, đủ sức cạnh tranh trong kiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ động đổi mới mô hình tổ chức phù hợp với các chuẩn mực quản lý ngân hàng hiện đại. Toàn quyền bố trí cán bộ điều hành kinh doanh. Có đủ điều kiện để tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là sử dụng nhân tài, tinh giảm biên chế, giảm dần và loại bỏ những người không đáp ứng được yêu cầu công việc, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có điều kiện áp dụng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, quản lý hiện đại và hiệu quả. Mở rộng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, phi ngân hàng và vị thế cạnh tranh của NHTMCP trong nước và trên trường quốc tế. Đưa người lao động trở thành người chủ thực sự của NHCP. Khi quyền lợi riêng đã được gắn kết với quyền lợi chung, người lao động sẽ luôn quan tâm đến kết quả kinh doanh, không ngừng tiết kiệm chi phí, từ đó thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tạo động lực mới trong quản lý doanh nghiệp. Khi còn là NHTMNN, giám đốc là viên chức nhà nước. Nhưng thực tế nhà nước cũng không làm chủ, mà để cho giám đốc trở thành ông chủ, tuy danh nghĩa, song quyền hành rất lớn. Khi CPH, người giám đốc có thể chỉ là người được thuê, phải chịu sự giám sát chặt chẽ trong việc điều hành hoạt động NHCP. Điều này buộc người giám đốc phải trở nên năng động, cầu tiến, có trách nhiệm thực sự đối với công việc. 1.2.1.2 – Lợi ích đối với quốc gia: Nền kinh tế Việt Nam trước đây là nền kinh tế hàng hóa theo kế hoạch, thị trường kém phát triển, chủ yếu tự cung tự cấp, giao lưu kinh tế yếu kém và chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước xã hội chủ nghĩa…ngày nay quan hệ kinh tế đã mở rộng ra hầu hết khu vực và hội nhập quốc tế đáng kể, tuy nhiên vẫn mới chỉ là quan hệ đơn phương song phương mà chưa phải là thành viên chính thức của các thị trường thế giới và khu vực (WTO), các doanh nghiệp được thành lập hầu hết là DNNN hoạt động với cơ chế kế hoạch hóa tập trung theo kiểu chỉ huy thông qua mệnh lệnh hành chính trực tiếp. Hoạt động ngân hàng cũng nằm trong bối cảnh đó và các ngân hàng thương mại trong bối cảnh chung cũng đã có những cải cách tiến bộ đáng kể, chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Sự vận động của kinh tế thế giới là kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, cơ chế thị trường là cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả quốc tế, đây là cuộc cạnh tranh mang tính chất toàn cầu. Cùng chấp nhận vào thị trường chung tức là phải hội nhập quốc tế và kinh tế quốc tế để tiến tới xu thế toàn cầu hóa. Hầu hết các nước đều có kinh tế Nhà nước và nhìn chung kinh tế Nhà nước đều giống nhau là hoạt động kém hiệu quả. Như vậy CPH là đòi hỏi tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế và quản lý nhằm phát triển và tồn tại trong xu thế hội nhập, trong đó bao gồm các NHTMNN là tất yếu khách quan. Quản lý vĩ mô (thông qua các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, các cơ chế chính sách kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật..). Quản lý vi mô: các thể chế, định chế của NHNN trên các lĩnh vực quản lý hoạt động nghiệp vụ ngân hàng thông qua các sản phẩm dịch vụ tiện ích, các thể chế định chế về mô hình nhân sự bộ máy tổ chức các tổ chức đoàn thể, điều lệ hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát, hạch toán, kế toán, chế độ báo cáo kiểm toán…Các công cụ thị trường: thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường mở, thị trường chứng khoán, ngoại hối kiều hối, lãi suất liên quan tác động chi phối đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để phát huy vai trò Nhà nước, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quản lý nền kinh tế và hoạt động kinh tế, đòi hỏi phải tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế và các đơn vị kinh tế, quản lý các đơn vị kinh tế. Vậy, để quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp được tốt và hiệu quả thì các doanh nghiệp phải được độc lập hoạt động theo các nguyên tắc thị trường, có nghĩa là phải chuyển các DNNN thành các doanh nghiệp độc lập-tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động, và CPH chính là phương thức hợp lý và tốt nhất để thực hiện điều này. CPH NHTMNN sẽ mang lại cho Quốc gia những lợi ích cơ bản sau: Đa dạng hóa và mở rộng các chủ sở hữu của nền kinh tế chung và của các ngân hàng nói riêng. Hạn chế sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào hoạt động của nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. NHTMCP cũng không còn phải chịu sức ép vô hình hoặc hữu hình của các cấp chính quyền trong hoạt động nghiệp vụ cũng như về tổ chức cán bộ. Thu hút đầu tư mới trong nước và ngoài nước vào công ty cổ phần nói chung và NHTMCP nói riêng để nhà nước tập trung vốn của mình vào các tập đoàn kinh tế mạnh ở một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng an ninh, an toàn xã hội; đồng thời tạo dựng ra nhiều doanh nghiệp có vốn trong nước, thu hút và chuyển dịch lao động từ nông thôn sang công nghiệp, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhanh chóng thúc đẩy quá trình CHN, HĐH đất nước. Góp phần xây dựng và vận hành hệ thống tài chính-tiền tệ của nền kinh tế lành mạnh, bảo đảm an ninh về tài chính-tiền tệ trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện tốt nhất để các ngân hàng cạnh tranh lành mạnh. Tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng ở cả hai khu vực nhà nước và cổ phần do tăng tính cạnh tranh từ phía các NHCP đến các NHTMNN, thúc đẩy cả hai bên đều phải nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Nâng cao chất lượng và sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời nâng cao tính nhạy cảm của hoạt động tài chính-tiền tệ trước những biến đổi của thị trường trong và ngoài nước. Có điều kiện áp dụng hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút nhân tài, giảm dần những người khong đáp ứng được yêu cầu công việc, góp phần đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. 1.2.2 – Kinh nghiệm CPH NHTMNN ở một số Quốc gia trên thế giới: 1.2.2.1 – Lý do Chính phủ tiến hành CPH NHTM thuộc sở hữu Nhà nước: Trong khoảng 15 năm gần đây đã có hơn 250 ngân hàng sở hữu nhà nước ở 59 quốc gia được tiến hành cổ phần hóa và xu hướng này được nhận định là sẽ còn tiếp diễn ở một số nước khác như Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian tới. Vậy yếu tố nào quyết định xu hướng đó? Người ta thường nêu 4 lý do cơ bản để tiến hành CPH các NHTMNN. Thứ nhất, ở các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì CPH được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Đây là một trong nhiều việc cần làm để chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường. Vì vậy, trong những trường hợp này, CPH thành công là một thách thức to lớn bởi trước đó các khoản cho vay của các NHTMNN thường có chất lượng tín dụng thấp. Thứ hai, cổ phần hóa, tư nhân hóa các NHTMNN ở các nước đang tiến hành hạn chế sở hữu nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Thứ ba, CPH NHTMNN ở các nước đang tiến hành tự do hóa tài chính, với các nước này thì CPH NHTM là một biện pháp giảm bớt sự kiềm chế của nhà nước đối với hệ thống tài chính. Thứ tư, đối với một số chính phủ thì CPH là một biện pháp nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế học thì lý do cơ bản để tiến hành CPH các NHTMNN là tính kém hiệu quả ở các doanh nghiệp sở hữu nhà nước nói chung. Tính kém hiệu quả đó thể hiện trên các khía cạnh sau: Thứ nhất, những nhà quản lý ở các DNNN thường có trình độ thấp hơn và thiếu động cơ để tối thiểu hoá chi phí và tối đa hoá doanh thu so với những nhà quản lý ở doanh nghiệp cổ phần. Thứ hai là các DNNN thường có một cơ chế kiểm tra giám sát lỏng lẻo bởi sự cồng kềnh về tổ chức và sự chồng chéo trách nhiệm của nhiều đơn vị đối với một DNNN, thậm chí nếu phát hiện sai phạm thì đợi đến khi có quyết định xử lý cũng là một thời gian dài. Thứ ba, các DNNN thường đã kém hiệu quả ngay từ khi manh nha thành lập vì một mục tiêu nào đó như vì lợi ích của một nhóm những người ủng hộ về chính trị trong xã hội. Đã có một số nghiên cứu [Vickers và Yarrow (1988,1991), Stiglitz (1993), Nellis (1994), Shleifer và Vishny (1994), Boyko, Shleifer và Vishny (1996a,b), Shleifer (1998), Sappington và Sidak (1999), Shirley và Walsh (2000)] chỉ ra rằng các DNNN là công cụ tốt nhất để tiến hành phân phối lại thu nhập. Vì vậy, các DNNN đã hoạt động vì mục tiêu chính trị hơn là vì thị trường theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Theo một nghiên cứu khác của Boehmer (2003), ở các nước thuộc khối OECD, lý do chính để tiến hành CPH là nhằm tăng thu cho ngân sách, còn với các nước đang phát triển khác thì lý do CPH thường là để nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. 1.2.2.2 – Kết quả đạt được sau khi cổ phần hoá: Những nghiên cứu thực tế quá trình CPH NHTM ở các nước cho thấy, không có một phương pháp chung nào cho tất cả các nước và kết quả của CPH cũng khác nhau giữa các nước. Nghiên cứu của Boehmer (2003) qua 270 NHTM được CPH giai đoạn 1982-2000 với tổng số tiền thu về cho ngân sách lên đến 119 tỉ USD cho thấy, có 46,7% số NHTM được CPH bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng và 53,3% là bằng cách bán tài sản. Megginson (2004), với khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 1/1987 đến tháng 8/2003 cho thấy, qua 283 vụ CPH NHTM đã thu về cho các chính phủ 142,9 tỉ USD, trong đó 76,2 tỉ USD qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và 66,7 tỉ USD là qua việc bán tài sản. 1.2.2.3 – Kinh nghiệm Ba Lan về CPH NHTMNN: Trong khối các nước Đông Âu thì Ba Lan là nước đi đầu trong quá trình CPH các DNNN. Quá trình CPH này được sự giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính của WB và nhóm các nước G7. Quá trình CPH NHTMNN của Ba Lan được lên kế hoạch rõ ràng là đến hết năm 1996 sẽ CPH 7 trong số 9 NHTMNN. Ban đầu, kế hoạch được đưa ra là nhà nước sẽ nắm 30% cổ phiếu, nhân viên ngân hàng nắm 20%, số còn lại sẽ được bán đấu giá cho các nhà đầu tư nhỏ và một số đối tác chiến lược. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã được điều chỉnh qua thời gian. Kế hoạch CPH của Ba Lan được xây dựng với mục tiêu: Duy trì sở hữu của các nhà đầu tư trong nước, tránh sự thôn tính của các nhà đầu tư nước ngoài. Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Củng cố, phát triển hệ thống ngân hàng nội địa, chuẩn bị cho sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Hai NHTMNN đầu tiên có chất lượng quản lý và tình hình tài chính tương đối tốt hơn được tiến hành CPH vào năm 1991, và thực sự trở thành doanh nghiệp cổ phần vào tháng 3/1993. Ngân hàng đầu tiên được CPH là Wielkopolski Bank Kredytowy (WBK) với giá bán ra trung bình là 6,89 USD/cổ phiếu. Phương thức bán là thoả thuận giữa người mua và nhà nước để đạt giá bán ra. Đến tháng 6/1993 (sau 3 tháng), cổ phiếu ngân hàng này được niêm yết trên thị trường chứng khoán với giá 19,66 USD (cao hơn 3 lần so với giá bán khi tiến hành CPH). Ngân hàng này được tiến hành CPH với sự trợ giúp cả về kỹ thuật và đảm bảo tài chính từ phía WB để thu hút các đối tác đầu tư chiến lược từ nước ngoài nhằm chuyển giao công nghệ ngân hàng vào Ba Lan. Vì vậy, đến năm 1997 thì Allied Irish Bank đã nắm quyền kiểm soát ngân hàng với 60% cổ phiếu. NHTMNN thứ hai của Ba Lan được CPH là ngân hàng Slaski (BSK). BSK được tiến hành cổ phần hoá vào tháng 12/1993, chậm hơn so với WBK 9 tháng. Nhằm tránh tình trạng định giá cổ phiếu thấp quá như đã diễn ra với WBK nên cổ phiếu lần này được lên kế hoạch bán đấu giá công khai. Tuy nhiên, quá trình bán đấu giá công khai đã không thành công do có sự thay đổi về Chính phủ sau bầu cử. Vì vậy, giá bán cổ phiếu ngân hàng này được định giá là 25 USD/cổ phiếu. Tỷ lệ công nhân viên được mua ưu đãi giá 12,5 USD/cổ phiếu là 10% cổ phần, nhà nước giữ 33%, bán cho nhà đầu tư chiến lược ING Bank của Hà Lan 25,9%, số còn lại bán cho các nhà đầu tư trong nước. Đến ngày 25/1/1994, cổ phiếu ngân hàng này được niêm yết và lần này thì giá cổ phiếu được thị trường chấp nhận tại phiên giao dịch đầu tiên là 337,5 USD/cổ phiếu (cao hơn gấp 13,5 lần giá bán ban đầu khi tiến hành CPH). Đến tháng 7/1996, ING mua thêm 28% cổ phần của nhà nước và nắm tỷ lệ chi phối là 54%. Ngân hàng thứ ba được tiến hành CPH là ngân hàng Przemyslowo-Handlowy (BPH) vào tháng 1/1995. Tuy nhiên, đây là ngân hàng có chất lượng quản lý và tín dụng thấp hơn so với 2 ngân hàng trước nên mặc dù đã đưa cổ phiếu ra đấu giá công khai nhưng giá bán (giá trúng thầu) bằng đúng với giá thấp nhất của Chính phủ đưa ra ban đầu và nhà nước vẫn nắm 43% cổ phần. Trước tình hình đó, năm 1995 chính phủ Ba Lan đã lên kế hoạch củng cố các ngân hàng trước khi tiến hành CPH rộng hơn nữa. Đây là kế hoạch vừa để đảm bảo tận thu cho ngân sách nhà nước, vừa hạn chế tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối của nước ngoài. Tháng 12/1995, ngân hàng thứ tư được tiến hành CPH là ngân hàng Gdanski (BG). Kế hoạch được thông báo là 33% cổ phiếu được bán cho các nhà đầu tư nước ngoài theo danh mục đầu tư (không bán cho 1 hoặc 2 đối tác chiến lược như các ngân hàng CPH trước), 33% được bán cho các nhà đầu tư trong nước, 4% được bán cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, còn lại 30% nhà nước vẫn tiếp tục nắm giữ. Như vậy, kế hoạch này đã thể hiện ý chí của chính phủ lúc đó là không muốn một hoặc một nhóm nhỏ những đối tác nước ngoài sẽ nắm được cổ phần chi phối. Cuối năm 1995, với cố gắng nhằm tránh sự chi phối hệ thống ngân hàng của các nhà đầu tư từ nước ngoài và sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, Chính phủ đã công bố kế hoạch củng cố các ngân hàng còn lại bằng việc sáp nhập tất cả các NHTMNN còn lại cùng với ngân hàng BPH thành hai ngân hàng lớn. Đầu tiên là Handlowy (BH) – một ngân hàng tư nhân hoạt động từ năm 1870 và được quốc hữu hoá sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Đây là ngân hàng hoạt động lâu nhất tại Ba Lan và là một ngân hàng mạnh, không phải cải tổ nhiều. Nhóm thứ hai là ngân hàng Pekao S.A đã đứng ra sáp nhập 3 NHTMNN khác vào để thành lập nên ngân hàng Peokao. Hiện nay, đây là ngân hàng lớn nhất Ba Lan, chiếm 20% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng. Một số bài học kinh nghiệm về CPH các N._.HTMNN của Ba Lan: Thứ nhất, có quá nhiều mục tiêu được đặt ra cho việc CPH NHTMNN cộng với sự bất ổn về chính trị, đặc biệt là mục tiêu ưu tiên của Chính phủ thay đổi sẽ làm cho tiến trình CPH chậm lại, từ đó ảnh hưởng chung đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Thứ hai, vấn đề định giá cổ phiếu hay là việc đánh giá giá trị tài sản doanh nghiệp là vấn đề quan trọng. Nếu làm sai có thể gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Không lường trước được nhu cầu của thị trường về cổ phiếu của một ngân hàng có thể gây bất ổn cho cả quá trình CPH DNNN nói chung. Phát triển thị trường giao dịch chứng khoán song hành với việc CPH doanh nghiệp. Có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cụ thể, tránh tình trạng chữa cháy khi thấy không kiểm soát được hệ thống ngân hàng. 1.2.2.4 – Kinh nghiệm của Trung Quốc: Hệ thống ngân hàng vẫn được coi là một trong những điểm yếu nhất của nền kinh tế Trung Quốc, khiến cho việc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc gặp rủi ro. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã dành sự ưu tiên đặc biệt đối với cuộc cải cách hệ thống ngân hàng, trước hết là các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) nhằm bảo đảm cho Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt các biện pháp nhằm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng, chuẩn bị cho kế hoạch cổ phần hoá các NHTMQD trước khi Trung Quốc mở cửa toàn bộ khu vực tài chính ngân hàng vào năm 2007 theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới. Tiếp thêm vốn cho các ngân hàng, xử lý nợ khó đòi Công việc trước tiên mà Trung Quốc chú trọng là cải thiện tình hình tài chính của các NHTMQD trước khi tiến hành cổ phần hoá thông qua các biện pháp xử lý nợ khó đòi và các đợt tiếp thêm vốn cho các ngân hàng. Trong vòng 5 năm kể từ khi được Chính phủ thành lập chỉ có một công ty quản lý tài sản (AMC) tổ chức thành công hai lần bán đấu giá quốc tế các khoản nợ khó đòi và số nợ được xử lý chỉ bằng 35% tổng số nợ được chuyển giao với tỉ lệ thu hồi vốn vào khoảng 17,3% so với giá trị ban đầu của khoản nợ. Vì vậy vẫn còn tới hàng trăm tỉ USD nợ khó đòi đang được treo trên sổ sách của các NHTMQD. Mới đây, Công ty quản lý tài sản nhà nước Cinda của Trung Quốc đã mua vào 33,7 tỉ USD (278,7 tỉ CNY) nợ xấu từ Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc khi 2 ngân hàng này chuẩn bị niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Vào năm 1998, Bộ Tài chính đã tiếp thêm 270 tỉ CNY cho các NHTMQD nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Đồng thời quỹ an toàn vốn đặc biệt đã được thành lập để nâng tỷ lệ an toàn vốn cho 4 NHTMQD, nhưng trong vòng 5 năm qua, các ngân hàng này cũng chưa đáp ứng được yêu cầu này. Đợt tiếp thêm vốn và xoá nợ gần đây nhất trị giá 1.670 tỉ CNY (200 tỉ USD) cũng chưa đủ để giúp 4 NHTMQD Trung Quốc thoát khỏi gánh nặng nợ khó đòi. Như vậy, chi phí để cứu trợ các ngân hàng Trung Quốc đã là khá lớn nếu so sánh với tổng chi phí ước tính từ 145 tỉ USD đến 175 tỉ USD mà Mỹ đã phải bỏ ra trong chương trình cứu trợ các ngân hàng tiết kiệm khỏi bị sụp đổ vào thập kỷ 80. Uỷ ban giám sát ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã từng đặt kế hoạch mỗi năm giảm từ 3-4% tỉ lệ nợ khó đòi tại 4 ngân hàng này. Cho đến cuối năm 2003, Uỷ ban này đã thông báo tổng số nợ khó đòi tại 4 ngân hàng này lên tới trên 2000 tỉ CNY (240 tỉ USD), thấp hơn năm 2002 là 81,1 tỉ CNY và giảm được khoảng 4%. Nhưng trên thực tế, lượng nợ khó đòi cũ giảm đi bằng lượng các khoản mới tăng thêm, nên tổng số nợ xấu tại các ngân hàng này không giảm mà đã được che dấu thông qua sự gia tăng khối lượng các khoản cho vay mới. Thậm chí những dự báo của các nhà phân tích độc lập thì cho rằng con số nợ khó đòi tại 4 NHTMQD Trung Quốc có thể lên tới gần 420 tỉ USD. Những thống kê chính thức cho thấy nợ xấu chiếm khoảng 23% (2000 tỉ CNY) tổng dư nợ, nhưng theo Standard & Poor’s và Moody’s thì tỉ lệ này lên tới 40% (3500 tỉ CNY). Ngân hàng tốt nhất trong số 4 ngân hàng này chỉ đạt tỉ lệ an toàn vốn là 4-5%, được coi là đã phá sản về mặt kỹ thuật (technical bankrupt). Để đạt được tỉ lệ an toàn vốn 8% thì 4 ngân hàng này phải cần đến khoảng 500 tỉ CNY. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đang tìm mọi biện pháp để tiếp thêm vốn và niêm yết 4 ngân hàng này trên thị trường chứng khoán, khi WTO yêu cầu Trung Quốc mở cửa các thị trường tài chính vào cuối năm 2006. Cuối tháng 12/2003 Trung Quốc đã quyết định sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia để tiếp thêm vốn cho các NHTMQD. Trung Quốc đã tiếp thêm 45 tỉ USD – khoảng một phần 10 số dự trữ ngoại tệ quốc gia – cho 2 ngân hàng tốt nhất trong số 4 NHTMQD lớn nhất của nước này là Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc. Tiếp đến sẽ là Ngân hàng Công thương Trung Quốc nhận khoảng 40 tỉ USD, sau đó kế hoạch tiếp vốn sẽ được mở rộng sang cho hàng trăm NHTM nhỏ khác của Trung Quốc. Tổng chi phí của lần tiếp vốn này có thể lên tới 120 tỉ USD. Mục tiêu của kế hoạch tiếp vốn lần này là giúp các NHTM củng cố lòng tin đối với các nhà đầu tư trước khi niêm yết trên thị trường chứng khoán và trở nên năng động hơn trong việc bán thẳng các khoản nợ tồn đọng cho các nhà đầu tư mà không phải thông qua các AMC nữa. Trong khi các khoản cứu trợ các ngân hàng đang được xây dựng thì việc sử dụng dự trữ ngoại tệ đã gây ra nhiều ngạc nhiên. Tính đến nay, hầu hết các khoản tiếp thêm vốn cho các ngân hàng là từ trái phiếu chính phủ hoặc các quỹ trong nước của NHTW Trung Quốc. Theo Jonathan Anderson – một nhà chiến lược của UBS tại Hồng Kông thì kế hoạch tiếp thêm vốn cho các ngân hàng của Trung Quốc cho đến nay được thực hiện nhanh là do nó không đòi hỏi phải có những phê chuẩn ưu tiên từ cơ quan lập pháp và không làm gia tăng các khoản nợ của Chính phủ. Việc Chính phủ Trung Quốc sử dụng dự trữ ngoại tệ để tiếp vốn cho các ngân hàng một mặt không đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải vay tiền trên thị trường trong nước để hỗ trợ cho các ngân hàng, mặt khác sẽ làm giảm lượng dự trữ ngoại hối đang tăng quá nhanh, theo NHTW Trung Quốc, tính đến cuối năm 2003 là 403 tỉ USD. Nhưng chắc chắn kế hoạch tiếp vốn bằng USD như thế này sẽ gây áp lực lên đồng CNY do các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng chủ yếu bằng đồng CNY. Chính vì vậy, trước mắt các ngân hàng sẽ không được dùng số vốn này để xoá các khoản nợ tồn đọng. Bởi vì nếu chuyển đổi ngay một lượng vốn lớn như vậy sẽ tạo ra sức ép tăng giá rất mạnh lên đồng CNY. Bằng việc ưu tiên 2 ngân hàng tốt nhất trong số 4 ngân hàng lớn nhất, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đang bắt đầu một sự kết thúc có quản lý (manageable end) những vấn đề của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc dự kiến cũng sẽ được niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước và thị trường chứng khoán Hồng Kông vào cuối năm 2004 hoặc đầu năm 2005. Nếu hai ngân hàng còn lại là Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp cũng đáp ứng được những yêu cầu cần thiết thì họ cũng được phép làm như vậy. Thay vì xoá các khoản nợ khó đòi, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc sẽ sử dụng số tiền đó để tăng tỉ lệ an toàn vốn và vì thế hỗ trợ hoạt động cho vay mới được cho là có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Chính phủ Trung Quốc có ý định cho các ngân hàng này thời gian để thanh toán khỏi vấn đề nợ khó đòi. Cho phép các ngân hàng phát hành trái phiếu thứ cấp và chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng. Bên cạnh các biện pháp trên, để giúp các NHTMQD tăng cơ sở vốn, NHTW Trung Quốc cho biết trong năm nay cũng sẽ cho phép các NHTMQD phát hành trái phiếu thứ cấp và chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng sau khi ban hành các quy định mới về tài chính cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ thứ cấp trên thị trường liên ngân hàng trong nước hoặc thông qua các cơ sở tư nhân. Ngày 7/7/2004 vừa qua, Ngân hàng Trung Quốc đã phát hành 14,07 tỉ CNY (1,7 tỉ USD) trái phiếu thứ cấp trên thị trường liên ngân hàng có thời hạn 10 năm và với coupon hàng năm là 4,87% nhằm tăng cơ sở vốn và cải thiện tình hình tài chính. Đây chỉ là đợt phát hành đầu tiên trong kế hoạch phát trái phiếu thứ cấp trị giá tới 60 tỉ CNY (7,2 tỉ USD) của ngân hàng này trước khi cổ phần hoá. Đây là một trong các phương thức cho phép các NHTM bổ sung thêm vốn thông qua việc thu hút hàng triệu USD khi phát hành trái phiếu. Cả 4 NHTMQD của Trung Quốc dự định phát hành tổng cộng 36 tỉ USD trái phiếu thứ cấp nhằm cố đạt được tỉ lệ an toàn vốn gần với mức 8% theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo các nhà phân tích nước ngoài, danh mục những việc mà các ngân hàng Trung Quốc cần phải tiến hành để cải cách bao gồm: Cắt bỏ tất cả các khoản cho vay dành cho các doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức các khoản trợ cấp xã hội vì các lý do chính trị. Thắt chặt các điều kiện cho vay và tăng cường quản lý rủi ro. Các nhà quản lý ngân hàng phải làm việc như các nhà ngân hàng chuyên nghiệp chứ không phải là thành viên của các tổ chức chính trị, xã hội. Cải tiến công tác kiểm toán và chống tham nhũng triệt để. Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán các ngân hàng phải có ít nhất 5 chủ sở hữu Theo luật pháp Trung Quốc đã được sửa đổi, để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, các ngân hàng phải có ít nhất 5 chủ sở hữu. Một chủ sở hữu sẽ là Nhà nước, có thể thông qua Central Huijin Investment – một công ty được thành lập tháng 12/2003 cho mục đích này. Khi các NHTMQD chuyển sang hình thức công ty cổ phần, 45 tỉ USD trên dây sẽ được chuyển dổi sang thành cổ phần trên sổ sách của công ty trên. Như vậy về thực chất sau khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế, Chính phủ Trung Quốc vẫn nắm giữ đa số cổ phần của các NHTMQD. Công ty này cũng sẽ được uỷ thác quản lý một phần dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Bộ Tài chính cũng đã chuẩn bị để mua cổ phần tại các ngân hàng lớn, nhằm dọn đường cho các công cụ mới. Về vấn đề lãi suất, có lẽ Bộ Tài chính sẽ đưa ra mức lãi suất khá hấp dẫn chắc chắn sẽ bằng hoặc thấp hơn mức lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ do phần lớn dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc được đầu tư dưới hình thức này. Cổ phần hoá bắt đầu từ các ngân hàng hoạt động tốt nhất Kế hoạch cổ phần hoá các ngân hàng thương mại của Trung Quốc được bắt đầu từ các ngân hàng tốt nhất, đó là hai ngân hàng Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng hiện đang là vấn đề nóng được các nhà đầu tư quan tâm. CBRC cho biết họ sẽ giám sát chặt chẽ quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc. CBRC đang hối thúc 2 ngân hàng này dự thảo kế hoạch tái cơ cấu, xây dựng các biện pháp ngăn chặn rủi ro, bảo đảm quyền lợi của cán bộ ngân hàng và người gửi tiền. Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc dự kiến sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài vào cuối năm nay, Ngân hàng Trung Quốc vào năm 2005. Mới đây, Ngân hàng Trung Quốc vừa công bố sẽ hoàn tất kế hoạch cổ phần hoá vào tháng 10 năm nay. Tỷ lệ nợ khó đòi tại Ngân hàng Trung Quốc vào cuối tháng 3/2004 là 14,8% tổng dư nợ, giảm 1,4% so với cuối năm 2003 và dự kiến sẽ giảm tới mức 1 chữ số vào cuối năm nay. Ngân hàng này cũng đang lựa chọn các nhà đầu tư trong số 6 nhà đầu tư chiến lược để bảo đảm sự thành công của kế hoạch cổ phần hoá. Ngân hàng Công thương Trung Quốc dự kiến cũng được cổ phần hoá vào năm 2007. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ngân hàng được đánh giá là yếu kém nhất trong số 4 NHTMQD Trung Quốc dự kiến sẽ là NHTMQD cuối cùng tiến hành cổ phần hoá. Cuộc cải cách tại Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng đang được tăng tốc. Theo Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, ông Yang Mingsheng thì ngân hàng này cần thêm thời gian để chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu lần đầu, dự kiến vào năm 2007. Tính đến cuối tháng 5/2004, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này ở mức 27% tổng dư nợ, giảm so với mức trên 29% vào đầu năm 2004. Mới đây, như một phần trong nỗ lực chuẩn bị cho việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong vòng 2 năm tới, lần đầu tiên Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc đã thực hiện bán trực tiếp một phần trong số các khoản nợ xấu của ngân hàng này cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mục tiêu của ngân hàng này là giảm tỉ lệ nợ xấu xuống còn 25% vào cuối năm nay. Ông Yang Mingsheng cho biết bước tiếp theo ngân hàng này sẽ xem xét bán một phần số nợ khó đòi cho các ngân hàng nước ngoài lớn, chẳng hạn như Citigroup. CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 2.1 – Khái quát chung về hoạt động của NHTMNN Việt Nam: Đến nay trong hệ thống các NHTMNN ở nước ta có 5 ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, đó là: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Các ngân hàng trên đều được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước trước đây (trừ Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long), và có những đặc điểm khác nhau trên nhiều mặt: VCB và BIDV đã có trên 40 năm lịch sử hình thành và phát triển, trong khi đó Agribank và ICB trên 15 năm, và mới nhất là MHB gần 6 năm. Tuy là các NHTM, nhưng các ngân hàng nói trên cũng có những đặc thù trong hoạt động và tổ chức, trong đó rõ nhất là VCB có tỉ lệ kinh doanh bằng ngoại tệ thường chiếm trên 50%, và mạng lưới không trải rộng (chỉ có trên 20 chi nhánh); Agribank chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, có chi nhánh phụ thuộc ở hầu hết các tỉnh, thành phố, quận huyện và nhiều phòng giao dịch ở các cụm dân cư; MHB còn có chức năng cho vay phục vụ phát triển khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (xây dựng khu dân cư vùng lũ lụt, làm nhà trên cọc…); BIDV trong những năm trước đây lại chủ yếu cho vay đầu tư phát triển, theo kế hoạch nhà nước, phần lớn là cho vay trung dài hạn với món cho vay lớn (sau này bàn giao sang Quỹ Hỗ trợ phát triển)… 2.1.1 – Thực trạng hoạt động của các NHTMNN trước năm 2001: Do hậu quả của nền kinh tế tập trung bao cấp,hoạt động của các NHTMNN gặp rất nhiều khó khăn và bộc lộ những yếu kém như: Quy mô hoạt động nhỏ, lạc hậu về công nghệ,nghèo nàn về dịch vụ ngân hàng, tình hình tài chính không lành mạnh và khả năng cạnh tranh thấp. Điều này thể hiện ở những điểm sau: Về vốn tự có: Các NHTMNN chiếm 76% tổng nguồn vốn huy động và 73,5% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ hệ thổng các tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng lại chỉ đạt tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản rủi ro trung bình là 3,05% (là tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu), trong khi thông lệ quốc tế yêu cầu tối thiểu phải đạt 8%. Về hoạt động Hầu hết các NHTMNN chỉ mới thực hiện những nghiệp vụ truyền thống (huy động và cho vay trực tiếp), các dịch vụ ngân hàng chưa phát triển, chất lượn hoạt động còn yếu kém,nhiều trường hợp cho vay sai nguyên tắc, không thường xuyên kiểm tra, kiểm soát khoản cho vay, gây thất thoát vốn. 2.1.2 – Cơ cấu tài chính, nhân lực, tổ chức NHTMNN giai đoạn 2001-2004 Để cải thiện thình hình của các NHTMNN, cuối năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại các NHTMNN. Trong đó xác định nội dung cơ cấu lại tài chính các NHTMNN là cấp bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN để dần đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của quốc tế là 8%, và xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm ngày 31/12/2000. Đến nay sau 3 năm triển khai thực hiện, hoạt động cơ cấu lại tài chính các NHTMNN đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần làm lành mạnh tình hình tài chính cảu các NHTMNN, củng cố thêm vai trò chủ đạo của các NHTMNN trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập vào hoạt động tài chính ngân hàng của khu vực và thế giới. Kết quả cơ cấu lại tài chính các NHTMNN được thể hiện trên các mặt sau đây: 2.1.2.1 – Năng lực tài chính: Các NHTMNN đều xác định nhiệm vụ cơ cấu lại tài chính là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Trong năm 2002, các ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách tại trụ sở chính để chỉ đạo, theo dõi tiến độ cơ cấu lại tài chính: thành lập và đưa vào hoạt động 4 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản, trực thuộc 4 NHTMNN để tiếp nhận và xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng. Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn: Vốn tự có của các NHTMNN tăng liên tục trong hai năm 2002, 2003 với tỷ lệ 69% và 42%, đạt mức 17018 tỷ đồng vào cuối năm 2003. Sự gia tăng vốn tự có chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động nhà nước cấp vốn bổ sung điều lệ cho các NHTMNN, chỉ tính riêng trong hai năm 2001-2003, tổng số vốn điều lệ cấp bổ sung cho 5 NHTMNN lên tới 9.346 tỷ đồng, chiếm khoảng 55% vốn tự có tại thời điểm cuối năm 2003. Mặc dù Chính phủ đã nỗ lực trong việc xử lý nợ và bổ sung vốn điều lệ cho các NHTMNN, song hệ số Vốn tự có/Tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ hệ số rủi ro (hệ số CAR) của các NHTMNN chỉ đạt 4,5%. hệ số này thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu là 8% được quy định trong Thoả ước Basel (gọi tắt là thoả ước về vốn). Nếu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế IAS thì 3 Ngân hàng (Công thương, Đầu tư và Nông nghiệp) đang có vốn tự có âm do chưa trích đủ dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ xấu. Mức vốn tự có của các NHTMNN chỉ đạt mức 1/6 so với các Ngân hàng trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tài sản bình quân là 20%/ năm trong các năm 2000-2003 nhưng hiệu quả lại không tương xứng với quy mô vốn (tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở khu vực các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á là 12,15%). Trong khi tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM trong khu vực đạt 13% thì khoảng cách của các NHTM Việt Nam là quá xa so với trong khu vực. Đây chính là khó khăn đầu tiên và nan giải của các NHTMNN trong quá trình tái cơ cấu, gây khó khăn cho các ngân hàng này về khả năng mở rộng tín dụng, đầu tư kinh doanh vào những ngành có khả năng sinh lời cao như chứng khoán, ngoại tệ, cho vay không có bảo đảm…cũng như nâng cao chất lượng tín dụng. Để đảm bảo đủ vốn theo chuẩn mực quốc tế, đến cuối năm 2003 cac NHTMNN cần phải bổ sung thêm 13.082 tỷ đồng. Giả sử trong giai đoạn 2004-2010, tổng tài sản có của các NHTMNN tiếp tục tăng trung bình 25%/năm, trong khi đó nguồn vốn tự có chỉ tăng 6% (chỉ nguồn tích luỹ nội bộ, do ngân sách nhà nước không cấp thêm), thì đến cuối năm 2010, hệ số CAR của các NHTMNN chỉ còn khoảng 1,4% và để đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế thì các NHTMNN cần phải bổ sung then một lượng vốn tự có vào khoảng 117.940 tỷ đồng. Như vậy nếu không tìm được giải pháp thì các NHTMNN sẽ lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng để có thể đảm bảo an toàn hoạt động và phát triển bền vững. Bảng 1 – Một số chỉ số về vốn của các NHTMNN 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng tài sản có 179.629 239.584 299.352 378.961 470.315 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có (%) 25,55 33,38 24,95 26,59 24,11 Tổng tài sản có điều chỉnh theo rủi ro (tỷ VNĐ) 143.703 191.667 239.481 303.168 376.252 Vốn tự có (VĐL + Quỹ BSVĐL) 7.473 6.673 7.117 12.010 17.018 Tỷ lệ tăng vốn tự có 16% -11% 7% 69% 42% Tỷ lệ vốn tự có/Tài sản điều chỉnh theo rủi ro (hệ số CAR) 5,2% 3,5% 3,0% 4,0% 4,5% Tổng số vốn tự có bị thiếu 4.023 8.660 12.042 12.244 13.082 (nguồn:NHNN) Bảng 2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 4 NHTMNN ( 6/2004) Ngân hàng Tỷ lệ (%) Ngân hàng Công thương Việt Nam 4,43% Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 4,7% Nhân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 5,25% Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 6,17% (nguồn:NHNN) Bảng 3 – Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN giai đoạn 2002-2010 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản có (tỷ VNĐ) 587.893 743.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 2.242.636 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có (%) 25 25 25 25 25 25 25 Tổng tài sản có điều chỉnh theo rủi ro (tỷ VNĐ) 470315 587.893 734.867 918.583 1.148.230 1.435.287 1.794.109 Vốn tự có (VĐL + Quỹ BSVĐL) 18.039 19.121 20.268 21.484 22.773 24.140 25.588 Tỷ lệ tăng vốn tự có 6 6 6 6 6 6 6 Tỷ lệ vốn tự có/Tài sản điều chỉnh theo rủi ro 3,8 3,3 2,8 2,3 2,0 1,7 1,4 Tổng vốn tự có tối thiểu theo Basel 37.625 47.032 58.789 73.487 91.858 114.823 143.529 Tổng số vốn tự có bị thiếu 19.586 27.910 38.521 52.002 69.084 90.683 117.940 (nguồn:NHNN) Hiệu quả hoạt động Khả năng sinh lời Theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng tốt trên thế giới thường có ROA trung bình là 1%, và ROE là 15%. Như vậy khả năng sinh lời hiện nay của các NHTMNN là rất thấp so với các ngân hàng tốt trên thế giới. Trong giai đoạn 1999-2003, chỉ số ROA của các NHTMNN chỉ đạt khoảng 0,38% trong khi đó chỉ số ROE lại có khuynh hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2001-2003, từ mức 15,85% năm 2001 xuống còn 6,54% năm 2003. Nguyên nhân khả năng sinh lời thấp là do tỷ lệ nợ không sinh lời (NPL) quá lớn. Ngoài ra do nhu cầu cạnh tranh, các NHTMNN chú trọng phát triển mạng lưới, đẩy chi phí lên, trong khi chênh lệch lãi suất huy động và cho vay có xu hướng giảm. Một lý do nữa là do dịch vụ và sản phẩm của các NHTMNN vẫn cón nghèo nàn, những dịch vụ mới như được quy định trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ vẫn chưa phát triển, chưa tạo được nhiều nguồn thu từ các dịch vụ phi tín dụng. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Nợ quá hạn/tổng dự nợ 14,74 11,19 8,74 7,58 5,01 Lợi nhuận ròng/Vốn tự có (ROE) 8,63 12,81 15,85 9,43 6,54 Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có (ROA) 0,36 0,36 0,38 0,3 0,38 Nếu so sánh ROA của NHTMNN Việt Nam với các nước trong khu vực thì các NHTMNN của ta ở mức độ thấp. Ví dụ Malaysia, ROE bình quân trong khoảng 3 năm gần đây đạt trên 20% và ROA trên 4%. Nợ xấu Nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế ISA thì tỉ lệ nợ xấu thực tế của các NHTMNN dao động ở mức 40% tổng dư nợ, gấp 8 lần cho phép, trong đó 58% là nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Còn theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam thì tỷ lệ này là 13,7% vào năm 1999; 7,6% vào cuối năm 2002 và 5,8% vào năm 2003. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì nợ quá hạn của Việt nam chưa phải là lớn (Hàn Quốc 10%, Thái Lan 39% tổng dư nợ-theo WB) nhưng chúng ta có độ rủi ro cao hơn (tỷ lệ nợ quá hạn của NHTMNN gấp 4 lần vốn tự có). Hơn nữa quan điểm phân loại nợ của Việt Nam chưa dựa vào cơ sở định tính mà mới chỉ là định lượng, chưa dựa vào cơ sở phân loại nợ quốc tế, các NHTMNN trên thực tế vẫn có thể cho vay đảo nợ, biến nợ quá hạn thành nợ trong dài hạn… Nhờ những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hiện đại, nên tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN giảm liên tục trong những năm qua. Tính đến 31/12/2003, nợ xấu của các NHTMNN theo tiêu chuẩn Việt Nam là 5,01%, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đây có thể coi là thành công của các NHTMNN trong việc xử lý và ngăn ngừa nợ xấu (NPL) trong các NHTMNN vẵn còn rất lớn. Vì vậy các NHTMNN cần tập trung quản lý rủi ro tín dụng, trước hết là áp dụng các quy trình quản lý tín dụng thận trọng đã được đặt ra trong các sổ tay tín dụng mà các NHTMNN đã xây dựng. Như vậy, qua 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu đến năm 2010, các NHTMNN đã có những bước phát triển nhanh về quy mô, tổng tài sản tăng liên tục với tốc độ cao, mạng lưới chi nhánh và văn phòng mở rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu sắc, các NHTMNN đang phải đương đầu với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất hiện nay là năng lực quản lý điều hành vẫn còn yếu kém, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của ngân hàng. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, chưa tương xứng với tiềm năng và nhiệm vụ đặt ra đối với ngân hàng. Cuối cùng, quy mô vốn tự có nhỏ cũng đang là thách thức lớn trong điều kiện tăng trưởng tài sản cao, và yêu cầu về vốn ngày càng chặt chẽ để đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh. Số liệu về nợ xấu của các NHTMNN đến 31/5/2004 TT Ngân hàng % nợ xấu so tổng dư nợ Trong đó Nợ quá hạn Nợ khó đòi Nợ chờ xử lý khác 1 ICB 9,75 4,13 2,29 5,52 2 Agribank 2,94 1,53 0,34 11,4 3 BIDV 7,39 5,55 1,14 0,96 4 VCB 3,13 2,39 0,53 0,75 5 MHB 2,43 2,37 1,09 0,06 Cộng 5,37 3,01 1,00 1,40 2.1.2.2 – Về nguồn nhân lực Nhân lực của các ngân hàng Việt Nam hiện nay khoảng 60.000 người, trong đó VCB khoảng 4.000 người, ICB khoảng 13.000 người, Agribank khoảng 28.000 người. Một hiện tượng chung là gần 90% nhân lực ở các NHTMNN là từ đội ngũ lao động do lịch sử để lại. Phần đông trong số họ ít được đào tạo về kiến thức kinh tế thị trường, độ tuổi trung bình cao (trung bình khoảng 40), chưa có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh và quản lý cũng như trình độ về ngoại ngữ, tin học. Tỷ lệ lao động gián tiếp ở các NHTMNN là khá cao, có ngân hàng lên tới khoảng 30%, phân bổ ở các công việc lễ tân, kế toán, ngân quỹ, lái xe, bảo vệ…Tỷ lệ đào tạo và đào tạo lại, tuy rất được các ngân hàng quan qâm, song con số này cũng chưa tăng được nhiều (tỷ lệ đào tạo ở trình độ đại học đạt khoảng 40%) trong khi ở Thái Lan con số này là 70%. Chế độ đãi ngộ và thu nhập chưa tương xứng với lao động cũng là một nguyên nhân gây chảy máu chất xám ở các NHTMNN trong những năm qua, càng tạo ra khoảng cách lớn về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng giữa các NHTMNN và các NHTM khác. Cùng với việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng thì sự dôi dư về lao động tất yếu sẽ xảy ra. Nhưng các NHTMNN không được coi là những doanh nghiệp trong việc sử dụng lao động, các giám đốc không có quyền sa thải lao động, người lao động thuộc biên chế nhà nước. Với chi phí cao, hiệu quả kinh doanh thấp, trình độ nhân lực chậm đổi mới , rõ ràng là áp lực về lực lượng lao động ở các NHTMNN là rất lớn và cũng không dễ giải quyết. Tuy nhiên, các NHTMNN phải cải cách quyết liệt đối với nhân lực của mình, mà giải pháp tốt nhất ở đây là thực hiện CPH các NHTMNN. 2.1.2.3 – Về cơ cấu tổ chức. Các NHTM đều tổ chứCPH thành 2 cấp: trụ sở chính và chi nhánh. tại trụ sở chính, các NHTMNN đều kết cấu chung với Hội đồng quản trị, ban giám đốc điều hành và các khối (ban) hoặc phòng trực thuộc. Cơ cấu này được phân biệt chủ yếu với 2 chức năng cơ bản là quản trị điều hành và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị chưa hoạt động đuúng với tính chất là cơ quan quản lý cao nhất của NHTM. chưa tập trung được mọi thông tin trong ngân hàng, thậm chí có ngân hàng chưa xác định rõ chức năng và quyền hạn của HĐQT. Vì vậy sự phối kết hợp giữa HĐQT và ban điều hành không thường xuyên gắn kết. Trải qua nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức thì NHTMNN đã thu được nhiều kinh nghiệm, song sự chồng chéo trong thực hiện nhiệm vụ và thực hiện công viện vẫn xảy ra. Điều quan trọng là nhiều vấn đề trong ngân hàng rất cần tập trung như quản trị rủi ro (bao gồm rủi ro thị trường, thanh khoản, tín dụng), quản lý thanh khoản, quản lý tài sản Nợ-Có, vấn đề kiểm soát, kiểm toán nội bộ lại phân tán, thiếu sự hợp tác, do đó không cập nhật về thông tin và thiếu hiệu quả trong quản trị. Nếu so sánh với các ngân hàng nước ngoài thì đây quả là một khoảng cách không nhỏ khi mà họ sử dụng lao động hợp lý với cơ cấu tinh gọn. Như vậy nếu nhìn tổng quát về hoạt động của các NHTMNN thì chúng ta có thể thấy tính hiệu quả thấp, chi phí cao, nguồn nhân lực vừa thừa vừa thiếu, công nghệ chưa phát triển đồng bộ. Những điều này dần đến tính cạnh tranh kém của các NHTMNN so với các ngân hàng có yếu tố nước ngoài, thậm chí tính nhanh nhậy cũng không bằng các NHTMCP trong nước. Sức ì trong tổ chức và thực hiện khá cao, khả năng ứng phó trước mọi biến động của thị trường kém. Đây là điều cực kỳ nguy hiểm của các NHTMNN khi gia nhập WTO dự tính vào cuối năm 2005. Đứng trước tình hình đó, các NHTMNN đang tiến hành tái cơ cấu theo đề án của mình để làm gia tăng năng lực tài chính, cải tiến bộ máy quản trị điều hành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhưng vấn đề cơ bản trong các cuộc cải tổ doanh nghiệp, xét cho đến cùng là vấn đề sở hữu. Nếu giải quyết được vấn đề này thì mọi khó khăn của doanh nghiệp cũng như ngân hàng sẽ được giải quyết. Mọi cố gắng trong thời gian qua đều chưa làm thay đổi điều cốt yếu này, do đó tác động của nó là chậm, không mạnh mẽ như mong muốn và cũng không triết để với những bệnh tật cố hữu đã tốn tại hàng chục năm qua. Đứng trước sức ép lớn của sự tồn tại với các doanh nghiệp và ngân hàng khác trong khi sự bảo hộ của Nhà nước về thuế, pháp lý…không còn được duy trì, thì giải pháp mà các NHTMNN cần đến là thực hiện CPH. 2.1.2.4 – Kết qủa cơ cấu lại tài chính đến tháng 6/2004. Về cấp bổ sung vốn điều lệ: - Đến 6/2004, nhà nước đã cấp bổ sung vốn điều lệ cho 4 NHTMNN với số tiền hơn 9000 tỷ VNĐ, hoàn thành hơn 85% kế hoạch bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2001-2004 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt. Với kết quả này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của 4 NHTMNN đến tháng 6/2004 như sau: + ICB: 4,43% + VCB: 4,7% + BIDV: 5,52% + Agribank: 6,17% - Dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2004, Bộ tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, cấp bổ sung vốn điều lệ cho 3 ngân hàng (VCB, ICB, Agribank) với số tiền gần 1500 tỷ VNĐ. Kết quả trên đây đã và sẽ cải thiện được một bước yêu cầu về an toàn vốn tối thiểu (so với tỷ lệ về an toàn vốn thời điểm 31/12/2000 của 4 NHTMNN trung bình là 3,05%), đồng thời tăng cường năng lực tài chính và sự chủ động trong việc cho vay những khách hàng có nhu cầu về vốn đầu tư lớn Kết quả xử lý nợ tồn đọng: Tính đến tháng 6/2004, tổng số nợ tồn đọng đã xử lý được của các NHTMNN đạt khoảng 65,5% tổng số nợ tồn đọng cần xử lý (nợ tồn đọng có dư nợ đến 31/12/2000). Trong đó: - Các NHTMNN tự xử lý bằng các biện pháp tận thu hồi nợ và dùng dự phòng rủi ro đạt 69,58%. - Nhà nước hỗ trợ nguồn để các NHTMNN xử lý đạt 30,42%. Kết qủa trên thể hiện nỗ lực rất lớn của các Chính phủ, các Bộ , các ngành và các NHTMNN trong việc xử lý nợ tồn đọng do lịch sử để lại, từng bước làm sạch bảng tổng kết tài sản và nâng cao uy tín của các NHTMNN trên trường quốc tế. 2.1.3 – Những bất cập về cơ cấu lại tài chính NHTMNN. Trong thời gian qua, mặc dù Chính phủ, các Bộ ngành và NHTMNN rất nổ lực trong việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện tái cơ cấu tài chính các NHTMNN, nhưng hoạt động này vẫn còn những tồn tại sau: 2.1.3.1 – Cơ chế, c._.ậm chí xây dựng kế hoạch mới phù hợp với từng giai đoạn. 2.4.4 – Xác định giá trị thực tế của NHTMNN Thực tế cho thấy đây là vấn đề khó khăn cho DNNN trong quá trình thực hiện CPH và như vậy đối với NHTMNN khi thực hiện CPH cũng sẽ là vấn đề hết sức khó khăn. Giá trị thực tế của ngân hàng là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của ngân hàng tại thời điểm CPH (đã loại trừ một số tài sản không phải của ngân hàng, một số khoản nợ, khoản đầu tư theo quy định…) có tính đến khả năng sinh lời của ngân hàng mà mà người mua , người bán cổ phần đều có thể chấp nhận được. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại ngân hàng là giá trị thực tế của ngân hàng sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi. Chính vì vậy những căn cứ để xác định giá trị thực tế của ngân hàng bao gồm: Số liệu trong sổ sách kế toán của ngân hàng tại thời điểm CPH; số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản thực tế của ngân hàng tại thời điểm CPH; Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trường tại thời điểm CPH; Giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh của ngân hàng, uy tín của ngân hàng, tính chất độc quyền về sản phẩm dịch vụ, thương hiệu; KHả năng sinh lời của ngân hàng xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Như vậy giá trị của ngân hàng bao gồm giá trị của các yếu tố hữu hình và vô hình. Điều quan trọng là khi CPH ngân hàng cúng ta phải đánh giá một cách chính xác giá trị các yếu tố hữu hình và phải lượng hoá được giá trị các yếu tố vô hình. Do đó cần phải xác định những yếu tố tác động toàn diện giá trị của ngân hàng. Bao gồm những yếu tố sau: KHả năng sinh lợi; Xu thế biến động của lợi nhuận; Tỷ suất lợi nhuận; Sự lành mạnh của tình hình tài chính và khả năng thanh toán; Thực trạng của tài sản hữu hình; Tài sản vô hình; Sự tăng trưởng, mở rộng hoạt động và phát triển; Trình độ và khả năng nhạy bén của cán bộ lãnh đạo và nhân viên; Mục tiêu dài hạn và chiến lược kinh doanh ngân hàng. Trong quá trình định giá NHTMNN, sẽ gặp phải một số vướng mắc sau: Một là, xử lý nợ khó đòi: Về nguyên tắc nợ khó đòi phải loại khỏi giá trị doanh nghiệp CPH. Nếu việc xác định nợ khó đòi theo các chuẩn mực quốc tế của một NHTM nào đó quá cao (chẳng hạn tới 20-30%) thì có còn hấp dẫn nhà đầu tư và liệu chủ sỏ hữu (nhà nước) có chấp nhận ? Hai là, giá trị NHTM được CPH có thế tăng thêm khi đánh giá lại tài sản cố định, trước hết là nhóm bất động sản. Giá trị còn lại (sau khi khấu hao) của các trụ sở, văn phòng, tài sản xiết nợ (nếu đã chuyển thành TSCĐ của NH) phải được tính lại theo giá thị trường chắc chắn sẽ tăng hơn vì giá trị danh nghĩa đã quá lỗi thời. Tuy vậy, liệu khung giá mới theo Luật đất đai mới đã sẵn sàng và hợp lý hay chưa để có thể định giá lại. Ba là, vốn chủ sở hữu cũ (Nhà nước) về nguyên tắc phải là vốn thực. Nhưng thực tế qua 4 đợt bổ sung vốn vừa qua, Nhà nước đã cấp loại trái phiếu đặc biệt cho các NHTMNN. Về bản chất đây chỉ là vốn danh nghĩa (vốn ghi sổ) nên chúng không thể tạo nên giá trị doanh nghiệp. Vậy nhà nước có chấp nhận loại trừ vốn này khỏi giá trị doanh nghiệp để rồi sau khi CPH, vốn không tăng mà lại giảm? Còn nếu không loại trừ thì nhà dầu tư có chấp nhận không? Bốn là, về phương pháp xác định giá trị NHTMNN: Thay vì chỉ áp dụng một phương pháp duy nhất để xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản như trước đây, nghi định 187 đã quy định kết hợp thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp bằng 3 phương pháp cơ bản sau: Phương pháp tài sản ròng, trong đó định giá doanh nghiệp dựa vào việc xác định giá trị tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, với sự bổ sung các chuẩn mực trong việc xác định chất lượng tài sản, giá cả tài sản và giá cả lợi thế kinh doanh . Phương pháp chiết khấu dòng tiền căn cứ vào khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong quá khứ và trong tương lai để xác định giá trị doanh nghiệp. Phương pháp đấu giá bán doanh nghiệp và đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp dựa vào sự tính toán của các nhà đầu tư và quan hệ cung cầu trên thị trường để xác định giá trị đúng của doanh nghiệp. Năm là, tính giá trị quyền sử dụng đất (QSDĐ) khi định giá: QSDĐ của nhiều DNNN khi tính theo giá thị trường là rất lớn, thậm chí có khi còn lớn hơn giá trị của tất cả các tài sản khác của doanh nghiệp. Nếu không tình đến giá trị QSDĐ thì DNNN có thể bị định giá quá thấp. Vì vậy nhà nước đã có chủ trương thực hiện tính giá trị QSDĐ khi định giá DNNN để CPH. Tuy nhiên thực hiện chủ trương này trên thực tế còn rất khó khăn do thiếu những quy định cụ thể, chưa có thị trường cũng như các tổ chức định giá chuyên nghiệp. Hơn nữa hiện rất khó có cơ sở để xác định được giá trị của QSDĐ vì theo giá quy định của nhà nước thì khác quá xa so với giá thị trường, còn nếu lấy giá thị trường thì chưa có thị trường chuẩn để tham khảo. Lãnh đạo của các DNNN chuẩn bị CPH thường không đòng tình với chính sách tính giá trị QSDĐ khi định gia để CPH vì như vậy sẽ đẩy giá cổ phần của các DNNN CPH lên quá cao, làm cho họ bất lợi hơn các doanh nghiệp khácvà không hấp dẫn các nhà đầu tư tiềm năng. Các DNNN và tư nhân khác, theo Luật đất đai sửa đổi, vẫn được quyền lựa chọn hình thức giao và thuê đất nên không phải tính gá trị QSDĐ vào giá trị doanh nghiệp, do đó hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Như vậy vô hình chung sẽ tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng. Các doanh nghiệp CPH sẽ ở vào vị thế bất lợi hơn so với các doanh nghiệp không CPH. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, giải pháp cho vấn đề này là chỉ áp dụng một cơ chế duy nhất cho thuê đất cho mọi loại hình doanh nghiệp để đảm bảo một môi trương kinh doanh bình đẳng. 2.4.5 – Xử lý nợ và cơ cấu lại các khoản nợ. Hiện nay nợ đọng tại các NHTMNN chiếm tỷ lệ cao nhất so với các hệ thống NHTM khác, xuất phát từ những tồn tại cũ. Do vậy việc xử lý dứt điểm các khoản nợ này không chỉ phải nỗ lực của bản thân NHTMNN là đủ mà nó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình tài chínhvà khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, phụ thuộc vào cơ chế xử lý nợ của Chính phủ, đặc biệt là sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp trong việc hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ. Đây là vấn đề bức xúc của các ngân hàng hiện nay. 2.4.6 – Chính sách Trong bất cứ hình thức nào dù là hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh thì yếu tố con người luôn là vấn đề quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của đơn vị. Với ý nghĩa này khi thực hiện CPH đối với ngân hàng thì phải luôn tạo điều kiện và có chế độ ưu đãi đối với người lao động. Rút kinh nghiệm từ việc CPH các DNNN vừa qua còn cào bằng về quyền lợi và chưa tạo điều kiện hỗ trợ cho họ được mua vốn cổ phần. Do đó khi CPH các NHTMNN có những quy định tạo điều kiện cho CB-CNV-người lao động theo hướng: - Số cổ phần tối đa cho mỗi năm làm việc thực tế được mua với giá ưu đãi được giảm so với mệnh giá ban đầu. - Người lao động sở hữu số cổ phần được mua theo giá ưu đãi có quyền được thừa kế và các quyền khác của cổ đông theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động của ngân hàng được CPH. - Người lao động nghèo trong doanh nghiệp CPH được mua chịu cổ phần theo giá ưu đãi, được hoãn trả trong 3 năm đầu và trả dần tối đa trong 7 năm tiếp theo không phải chịu lãi suất. 2.4.7 – Tài chính Toàn bộ chi phí CPH bao gồm cả chi phí định giá theo quy định hiện hành của Bộ tào chính là không được phép vượt qua 500 triệu đồng. Đây là một trở ngại đối với những doanh nghiệp lớn, ví dụ chí phí định giá cho một DNNN trị giá khoảng 500 tỷ VNĐ, theo mức cố định hiện hành (0,1%) đã hết 500 triệu VNĐ, trong khi đó để CPH, doanh nghiệp còn cần phải chi trả phí kiểm toán, phí bán đấu giá cổ phiếu, công bố thông tin đại chúng… Trước khi tiến hành định giá để CPH, DNNN phải xử lý các tồn tại về tài chính, bao gồm xác định lại các khoản nợ. Đây là một trong những khó khăn phổ biến đối với nhiều doanh nghiệp vì có nhiều khoản nợ đã quá hạn quá lâu, hồ sơ nhiều khi không được lưu giữ đầy đủ, không xác định được con nợ hoặc con nợ đã giải thể… - Trước hết đó là tính phức tạp trong thời gian xác định nợ phải thu. Do tính chất của NHTM là trung gian tài chính đi vay để cho vay nên số lượng và mức độ các khoản vay là rất lớn dẫn đến việc các NHTM phải thực hiện thanh lý các hợp đồng thuê, mượn, nhập vốn liên doanh, liên kết…hoặc thoả thuận lại với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế thừa những hợp đồng đã ký hoặc ký lại hợp đồng và quy định “đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi CPH “ như quy định hiện hành về CPH. Chính vì vậy quả trình này sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến tân lý khách hàng và hoạt động bình thường của ngân hàng. - Tiếp là hiện nay các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của các NHTMNN khá lớn, trong khi đó dự phòng rủi ro không bù đắp các khoản nợ quá hạn, nợ xấu này, nên nếu các ngân hàng thực hiện quy định: “đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác thì doanh nghiệp có thể bán cho tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ” và phần tổn thất từ việc bán nợ được dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nếu vậy phần vốn nhà nước tại ngân hàng sẽ bị giảm đi khá nhiều hoặc để đảm bảo giữ phần vốn nhà nước thì chính phủ phải có cơ chế bù đắp cho ngân hàng để xử lý các khoản nợ này trước khi CPH. Đồng thời chính phủ phải xem xét lại cơ chế chính sách và tình hình nợ đọng chuyển sang cho ngân hàng được CPH kế thừa. Hiện nay con nợ lớn nhất của các NHTMNN chính là khu vực DNNN, trong đó rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tình hình tài chính kém lành mạnh, thuộc diện phải giải thể hoặc phá sản nhưng không thể phá sản…nhưng chưa đến hạn phải trả và đây sẽ là gánh nặng mà ngân hàng sẽ phải kế thừa sau khi CPH. CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 – Một số định hướng đẩy mạnh CPH NHTMNN ở Việt Nam: 3.1.1 – Lành mạnh hoá tài chính trước khi CPH NHTMNN. Đây là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quá trìng CPH để đảm bảo cổ phiếu của các NHTMNN phát hành ra được công chúng đón nhận với mức giá tốt. Bì vậy Chính phủ cần có chương trình lành mạnh hoá tài chính, đồng thời hoàn thành xử lý căn bản nợ xấu của các NHTMNN trước khi tiến hành định giá và phát hành cổ phiếu. Nguồn tài chính để xử lý nợ xấu của các NHTMNN chủ yếu từ NSNN và một phần lấy từ dự phòng rủi ro nợ khó đòi, bởi vì quy mô nợ xấu của các NHTMNN lớn trong khi khả năng trích lập dự phòng rủi ro hàng năm lại nhỏ. Nợ xấu của các NHTMNN hiện nay chủ yếu liên quan tới các khoản vay thương mại, do đó cần phải tiến hành đánh giá và phân loại nợ theo mức độ rủi ro để có kế hoạch xử lý. Trong đó: - Chuyển các koản nợ xấu có tài sản bảo đảm sang Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp. - Dùng nguồn dự phòng rủi ro trích lập được để xử lý các khoản nợ xấu không có tài sản bảo đảm. - Tích cực bán tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã chuyển sang công ty AMC của các NHTMNN, có thể chấp nhận bán với giá thấp hơn để thu hồi vốn sớm, phần chênh lệch (thiếu) so với nợ gốc sẽ được khấu trừ vào phần vốn hiện có của nhà nước tại NHTMNN - Phát hành trái phiếu chính phủ để tạo nguồn cho lành mạnh hoá tái chính của các NHTMNN. Sau CPH, các NHTMNN tự chịu trách nhiệm trong việc duy trì quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản và vốn tự có để bảo đảm thực hiện nghiêm túc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%. Trong đó cần cho phép các NHTMNN tính các trái phiếu dài hạn vào vốn tự có để xác định chỉ tiêu an toàn vốn. 3.1.2 – CPH phải đi liền với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và gắn liền với thị trường chứng khoán (TTCK): Để đạt được diều này cần giải quyết nhũng vấn đề sau: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp (bao hàm cả NHTM). Không đánh đồng doanh nghiệp với nhà nước. Là 2 chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, song doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh, mục tiêu là tối đa lợi nhuận, trong khi nhà nước là cơ quan quản lý, có nhiệm vụ quy trì sự phát triển ổn định bền vững của toàn bộ nền kinh tế. Điều kiện để mỗi chủ thể này hoàn thành tốt sứ mệnh của mình trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào nhà nước. Một môi trường kinh doanh bình đẳng cùng với sự tôn trọng quyền tự chủ của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế là những điều mà các doanh nghiệp mong đợi từ phía nhà nước. Tạo môi trương kinh doanh thực sự mang tính thị trường. Điều này đảm bảo sự có mặt không hạn chế của các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau trrên thị trường, sự tự do tham gia các hoạt động kinh doanh không bị pháp luật ngăn cấm và điều quan trọng hơn là sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp . Mọi sự ưu đãi của nhà nước dành cho DNNN (bao gồm cả NHTMNN) chỉ tạo nên những ưu thế cạnh tranh giả tạo trên thị trường. Tình hiệu qủa của thị trường bị vô hiệu hoá bởi sự méo mó của thị trường. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp sau khi CPH bị đối xử khác hẳn với khi còn là DNNN. Mọi sự ưu đãi mất theo CPH, trong khi chuẩn bị cho một cơ chế hoạt động mới lại chưa thật đầy đủ. Chính vì không vượt qua được thách thức này mà nhiều vị lãnh đạo DNNN đã kém hào hứng khi thực hiện CPH doanh nghiệp của mình. CPH cần đựoc gắn ngay từ đầu với thị trường. Rất nhiều khâu từ định giá chứng khoán, tổ chức phát hành lần đầu ra công chúng…đều phải công khai minh bạch. Việc bán cổ phiếu, trái phiếu ngân hàng cần được công khai rộng rãi ra công chúng và CPH phải được gắn với niêm yết trên TTCK. Tình trạng cổ phiếu khép kín, vốn đi liền với CPH DNNN lâu nay, cần sớm khắc phục. Để gắn CPH với hoạt động TTCK, khâu định giá ban đầu chứng khoán của CTCP là rất quan trọng. Định mức giá quá cao có thể làm giảm tính hấp dẫn của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của doanh nghiệp . Nhưng một mức giá được chào bán quá thấp, không chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn có thể gây ra cơn sốt giá chứng khoán không đáng có cho thị trường. Cả 2 khuynh hướng trên đều cần và có thể khắc phục được. Việc xác định giá phải tuân thủ theo nguyên tắc khách quan, minh bạch và chuyên nghiệp. Phần lớn các DNNN khi CPH đều có vốn nhỏ (khoảng dưới 20 tỷ đồng), nên nhà nước cho phép doanh nghiệp tự xác định giá trị mà không cần đến các tổ chức định giá. Còn các NHTMNN có số vốn lờn hơn rất nhiều (vốn của VCB khoảng 106000 tỷ đồng). Như vây việc thuê tổ chức tài chính nước ngoài định giá là hết sức cần thiết. Khi CPH được gắn chặt với TTCK, các mục tiêu CPH được thực hiện tốt, TTCK cũng có điều kiện để phát triển một cách vững chắc. Do đó, một mặt TTCK giúp quá trình CPH diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, các CTCP được hình thành và lớn mạnh từ CPH sẽ là nguồn cung ứng hàng hoá dối dào và nuôi dưỡng sức sống cho TTCK. Khi đã trông cậy nguồn vốn ban đầu, cũng như nguồn bổ sung từ TTCK, các thông tin về hoạt động tài chính doanh nghiệp buộc phải luôn hấp dẫn minh bạch. Đây là cơ chế buộc các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và nền kinh tế luôn lựa chọn được những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Như vậy để đoạn tuyệt nhanh chóng cơ chế bao cấp , sớm tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh cần được coi là điều kiện đảm bảo sự thành công của CPH NHTMNN hiện nay. 3.1.3 – Luôn trung thành với mục tiêu CPH trong suốt quá trình triển khai: Đây là một vấn đề không nên xem thường. Bởi thực tế CPH DNNN đã bị xa rời. Nhìn chung mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp thông qua CPH cần đạt được là: - Tạo chế tổ chức và quản lý tối ưu, phát huy tính năng động sáng tạo của doanh nghiệp, gắn thành quả lao động với quyền lợi vật chất của người lao động trong doanh nghiệp. Từ đó nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tạo cơ chế huy động vốn từ thị trường. Từ đó nâng cao năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Khi 2 vấn đề này đạt được, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ được nâng cao, không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế, tạo tiền đề vững chắc để các doanh nghiệp Việt nam hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện CPH DNNN đã không đạt được những mục tiêu đã đề ra. Điều này phản ánh sự trì trệ trong nhận thức và quyết tâm đối với cải cách DNNN, nhưng cũng cho thấy các doanh nghiệp chưa tìm thấy mục tiêu hiện hữu từ quá trình CPH. Nếu 2 mục tiêu đề ra cho CPH đạt được thì không có lý do gì để các doanh nghiệp không thúc đẩy nhanh quá trình CPH, bởi vì đó là điều kiện sống còn của các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả vẫn tồn tại. Nghịch lý này là hiện thực bởi vẫn còn những ưu đãi bất hợp lý từ phía nhà nước đối với một số doanh nghiệp trong việc cấp vốn và việc chậm chạp trong việc đưa ra những giải pháp khắc phục. Như vậy phải chăng càng mở rộng CPH chúng ta càng xa rời mục tiêu ban đầu đặt ra. Rút kinh nghiệm từ quá trình CPH DNNN trong hơn 10 năm qua, ngay từ những ngày đầu tiên trong quá trình CPH các NHTMNN, việc xây dựng các đề án CPH phải luôn bám sát mục tiêu và nhiệm vụ của của quá trình CPH DNNN nói chung và CPH NHTMNN nói riêng. 3.2 – Giải pháp thúc đẩy CPH NHTMNN. 3.2.1 – Xác định giá trị doanh nghiệp và tiến hành kiểm toán quốc tế. Không nên định giá các NHTMNN thông qua Hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp do cơ quan có thẩm quyền quyết định CPH DNNN thành lập. Cho phép các NHTMNN được tiến hành kiểm toán quốc tế và các định giá trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tốt nhất, nên thuê công ty kiểm toán quốc tế và ngân hàng đầu tư kinh nghiệm và uy tín thế giới, kinh nghiênk về CPH DNNN ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam và Trung Quốc. Trong những năm gần đây, một số NHTMNN đã xây dựng cho mình uy tín và thương hiệu trong và ngoài nước. Việc định giá thương hiệu, lợi thế kinh doanh và các tái sản trí tuệ khác của các NHTMNN như thế nào là vấn đề phức tạp, nhờ đến các chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ trong lĩnh vực này. 3.2.2 – Tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Tìm kiếm và lựa chọn những nhà đầu tư chiến lược hay cổ đông chiến lược của NHTMNN là các TCTD có tiềm lực tái chính, công nghệ, thị trường và có chiến lược kinh doanh phù hợp với NHTMNN. Ưu tiên các nhà đấu tư chiến lược là các ngân hàng nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia quản trị, điều hành NHTMNN. Đây là giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện không chỉ mục tiêu cổ phiếu hoá NHTMNN: -Thu hút vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư có tiềm lực tái chính, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. -Nâng cao trình độ công nghệ, quản trị điều hành kinh doanh. -Mở rộng thị trường. Đối với những ngân hàng mà công nghệ lạc hậu và năng lực quản trị điều hành còn yếu thì đây là giải pháp hết sức quan trọng để nhanh chóng tạo ra những thay đổi căn bản về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên để đảm bảo không chỉ mục tiêu là thu hút vốn đầu tư thì cần phải tính đến những yếu tố pháp lý như tỷ lện nắm giữ vốn và những cam kết , ràng buộc (như cam kết chuyển giao công nghệ ngân hàng hiện đại, thời gian tối thiểu phải nắm giữ cổ phiếu, quy định về chuyển nhượng cổ phiếu) đối với nhà đầu tư chiến lược. Trên thực tế chúng ta cần tính đền động cơ của nhà đầu tư nói chung là lợi nhuận (do hoạt động của công ty đem lại và chênh lệch giá vốn thu được chuyển nhượng cổ phiếu). Nếu khoản đầu tư của nhà đầu tư chiến lược vào các NHTMNN không đem lại lợi nhuận như họ kỳ vọng thì khả năng chuyển nhượng cổ phần là có thể xảy ra. Vấn đề thứ hai là chúng ta kỳ vọng ở nhà đầu tư chiến lược chuyển giao những công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại nhưng thực ra đây là vấn đề khó xác định. Kinh nghiệm từ các ngân hàng liên doanh cho thấy mục tiêu này không nên quá kỳ vọng. Một số NHTMNN (ví dụ VCB) hiện nay đã đạt được trình độ công nghệ tương đối hiện đại, ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực, thì cần tính toán kỹ việc lựa chọn đối tác chiến lược khi CPH, bởi một câu hỏi đơn giản rằng các nhà đầu tư chiến lược sẽ gia tăng giá trị được bao nhiêu cho ngân hàng này. Thực tế, thay đổi văn hoá kinh doanh của một doanh nghiệp là vấn đề chiến lược lâu dài và hiện đại hoá công nghệ, quản trị ngân hàng đều thực hiện được nếu nguồn lực tài chính sẵn sàng và có đội ngũ cán bộ có năng lực. 3.2.3 – Phát hành cổ phiếu ra công bằng đấu giá cổ phiếu và gắn CPH với niêm yết chứng khoán. Thủ tướng chính phủ chỉ đạo trong chỉ thị số 11/2004/CT-TTg rằng “cần đẩy mạnh bán cổ phiếu theo phương thức bán đầu giá thông qua thị trường chứng khoán…, không CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp”. Đây là một bước tiến quan trọng về thực tiễn hành động nhằm đảm bảo sự bình đẳng về quyền lợi của nhà đầu tư, giá trị doanh nghiệp sẽ được thị trường định đoạt, tránh các hiện tượng tiêu cực trong phát hành cổ phiếu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những doanh nghiệp muốn niêm yết ngay sau CPH. Việc bán cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên làm việc tại các NHTMNN cũng cần được đối xử như bán cho các nhà đầu tư khác. Những tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi và số quỹ khen thưởng, phúc lợi đến thời điểm CPH thuộc về người lao động của NHTMNN. NHTMNN có thể dung tiền từ quỹ phúc lợi, khen thưởng để mua cổ phiếu chia cho người lao động hoặc phân chia trực tiếp tiền từ quỹ phúc lợi, khen thưởng cho người lao động để tuỳ họ sử dụng. Người lao động chỉ được hưởng quyền ưu tiên mua cổ phần theo giá hình thành qua đấu giá cổ phiếu. Không áp dụng bất cứ hình thức ưu đãi về giá nào trong IPO các cổ phiếu của các NHTMNN. Chỉ giành quyền ưu tiên mua trước đối với người lao động và nhà đầu tư chiến lược theo tỷ lệ quy định. Cổ phiếu của các NHTMNN cần được niêm yết ngay sau khi CPH nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK và tính minh bạch trong hoạt động của các NHTMNN, góp phần bảo vệ nhà đầu tư. Một số NHTMNN có năng lực tài chính tốt, cần tiến tới niêm yết cổ phiếu trên TTCK khu vực nhằm nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế. 3.2.4 – Mở rộng đối tượng mua cổ phiếu của NHTMNN. CPH NHTMNN là chủ trương lớn và thu hút một khối lượng vốn lớn từ công chúng, do đó cần mở chương trình giáo dục ý thức và cuộc vận động để khuyến khích công chúng đầu tư vào các NHTMNN. Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền mua cổ phiếu của các NHTMNN, đông thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu từ vào cổ phiếu của các NHTMNN. Cho phép các nhà đầu tư chiến lược nắm giữ tới 30% tổng số cổ phần trong các NHTMNN sau CPH, đồng thời cho phép các nhà đầu tư chiến lược tham gia quản trị, điều hành ngân hàng. 3.2.5 – Tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các NHTNCP: Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quá trình chuyển các NHTMNN sang hình thức NHTMCP diễn ra trong trật tự pháp luật và không gây xáo trộn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng. Những văn bản cần hoàn thiện để tạo khuôn khổ pháp lý cho CPH NHTMNN: Sửa đổi tiêu chí,danh mục phân loại sắp xếp DNNN và quy định về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia trong cơ cấu vốn phát hành lần đầu tại Quyết định 58/2002/QĐ-TTg và chỉ thị 01/2003/CT-TTg theo nguyên tắc: Nhà nước chỉ nắm giữ 100% vốn ở doanh nghiệp hoạt động trực tiếp trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng và những doanh nghiệp có vị trí đặc biệt trong một số ngành quan trọng của nền kinh tế như hệ thống truyền tải điện, trực thông tin, các doanh nghiệp hoạt động có tính chất đặc thù Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn do Thủ tướng chính phủ quyết định.Các doanh nghiệp còn lại đều có thể thực hiện CPH hoặc đa dạng hoá sở hữu theo tinh thần Nghị quyết TW 9-khoá IX. Sửa đổi cơ chế CPH, sắp xếp lại doanh nghiệp tại Nghị định 104/1999/NĐ-CP;Thông tư số 79/2002/TT-BTC; Nghị định 49/2002/NĐ-CP; Nghị định 64/2002/NĐ-CP theo hướng: Mở rộng đối tượng CPH theo tinh thần Nghị quyết TW 9 –khoá IX; thu hẹp đối tượng nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối theo hướng không căn cứ vào quy mô vốn mà căn cứ vào tính chất ngành nghề kinh doanh hoặc vị trí của doanh nghiệp đối với sự phát triển của vùng, lãnh thổ. Đổi mới phương thức định giá doanh nghiệp , bỏ cơ chế định giá thông qua hội đồng, thực hiện định giá thông qua các tổ chức kế toán , kiểm toán, thuê tư vấn tài chính trong nước, ngoài nước để tạo điều kiện nâng cao uy tín, tính công khai minh bạch và nâng giá trị doanh nghiệp, hạn chế tổn thất cho nhà nước khi CPH. Bổ sung giá trị hữu hình và vô hình, giá trị quyền sử dụng đất…vào giá trị doanh nghiệp để thực hiện bán cổ phần hoặc bán đấu giá doanh nghiệp. Đổi mới phương thức bán cổ phiếu doanh nghiệp CPH theo hướng: đấu giá niêm yết thông qua trung tâm giao dịch chứng khoán (kể cả lần đầu đối với các DNNN có quy mô lớn, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện niêm yết). Đấu giá bán trực tiếp đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thông qua hội đồng đấu giá; người lao động được dành 30% số cổ phiếu bán ra để mua với giắu đãi (<=50% giá giao dịch) và bỏ quy định bắt buộc sau 3 năm mới được bán cổ phiếu ra. Ban hành Nghị định về chuyển đổi các NHTMNN thành các NHTMCP. Quy định các phương pháp định giá trị doanh nghiệp KẾT LUẬN Chủ trương tiến hành mạnh mẽ việc CPH các DNNN trong đó bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm…là một trong những nội dung được Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 – khoá IX đề cập. Chỉ thị số 11/2004/CT-TTg ngày 30/3/ về đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới DNNN theo tinh thần nghị quyết TW 3, nghị quyết TW 9 và tổ chức triển khai thực hiện luật DNNN. Thủ tướng chính phủ đã giao ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng đề án CPH VCB, MHB để trình Thủ tướng chính phủ xem xét. Trong cuốn Luận văn này, tôi đã cố gắng trình bầy khái quát về bản chất của cổ phần hoá, những cái được và chưa được trong tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời nêu lên những khó khăn thách thức, vướng mắc trong tiến trình cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Cuối cùng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá Ngân hàng Thương mại Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO TS. Phạm Thanh Bình – “Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại nhà nước: Lộ trình và giải pháp”, xuất bản 8/2004. Th.S Trịnh Hữu Hạnh, Th.S Tạ Huy Đăng –“Xác định giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam-lý luận, thực trạng và giải pháp”, tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 320-tháng 1/2005. Th.S Phạm Long –“Bàn về cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại”, tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 4 (7+8/2004). Nguyễn Duy Lộ - “Bàn về xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước –VIETCOMBANK trong công cuộc cổ phần hoá”, NHNT số 138+139 (1+2/2005). PGS. TS. Trịnh Thị Hoa Mai –“Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước-Sự cần thiết và những vấn đề đặt ra”, tập chuyên san của tạp chí Ngân hàng12/2004. Trần Ngọc Minh – “Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại Nhà nước-điều kiện cần và đủ”, xuất bản 8/2004. Th.S Vũ Văn Sơn –“Một số giải pháp tài chính thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá DNNN”, tạp chí Tài Chính tháng 10/2004. Lê Thị Băng Tâm –“Cổ phần hoá đang bước vào giai đoạn tăng tốc...”, báo tài chính tháng 3/2005. Đặng Trần –“VIETCOMBANK-Thương hiệu mạnh của ngành Ngân hàng Việt Nam”, tạp chí Doanh Nghiệp và Thương Hiệu. Nguyễn Khắc Việt Trung –“Nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, tạp chí ngân hàng-số 2/2005. LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC (CPH NHTMNN) 3 1.1 – Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước. 3 1.1.1 – Lợi ích đạt được từ việc CPH DNNN ở Việt Nam: 5 1.1.2– Những tồn tại trong quá trình CPH DNNN: 7 1.2 – Cổ phần hoá Ngân hàng thương mại nhà nước 8 1.2.1 – Lợi ích từ việc CPH NHTMNN: 9 1.2.1.1 – Đối với ngân hàng: 9 1.2.1.2 – Lợi ích đối với quốc gia: 11 1.2.2 – Kinh nghiệm CPH NHTMNN ở một số Quốc gia trên thế giới: 13 1.2.2.1 – Lý do Chính phủ tiến hành CPH NHTM thuộc sở hữu Nhà nước: 13 1.2.2.2 – Kết quả đạt được sau khi cổ phần hoá: 15 1.2.2.3 – Kinh nghiệm Ba Lan về CPH NHTMNN: 15 1.2.2.4 – Kinh nghiệm của Trung Quốc: 18 CHƯƠNG 2 TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 25 2.1 – Khái quát chung về hoạt động của NHTMNN Việt Nam: 25 2.1.1 – Thực trạng hoạt động của các NHTMNN trước năm 2001: 25 2.1.2 – Cơ cấu tài chính, nhân lực, tổ chức NHTMNN giai đoạn 2001-2004 26 2.1.2.1 – Năng lực tài chính: 27 2.1.2.2 – Về nguồn nhân lực 32 2.1.2.3 – Về cơ cấu tổ chức. 33 2.1.2.4 – Kết qủa cơ cấu lại tài chính đến tháng 6/2004. 34 2.1.3 – Những bất cập về cơ cấu lại tài chính NHTMNN. 35 2.1.3.1 – Cơ chế, chính sách : 35 2.1.3.2 – Thực trạng của các DNNN: 35 2.1.3.3 – Năng lực tài chính của các NHTMNN 35 2.1.3.4 – Nguyên nhân tồn tại. 36 2.2 – Mục tiêu của CPH NHTMNN Việt Nam: 38 2.2.1 – Tăng tiềm lực tài chính: 38 2.2.2 – Tăng tính cạnh tranh, hiệu quả và giảm độc quyền 39 2.2.3 – Tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước 40 2.2.4 – Cải thiện mạnh mẽ năng lực quản trị, điều hành NHTMNN. 40 2.3 – Điều kiện để có CPH NHTMNN Việt Nam: 41 2.3.1 – Khó khăn khi tiến hành CPH: 41 2.3.2 – Điều kiện thực hiện CPH NHTMNN. 42 · Về phía ngân hàng 43 · Về phía nhà nước: 43 2.4 – Tiến trình CPH NHTMNN: 44 2.4.1 – Hoàn chỉnh về mặt pháp lý 44 2.4.2 – Hình thức CPH 47 2.4.3 – Các loại cổ đông, cổ phiếu. 50 2.4.4 – Xác định giá trị thực tế của NHTMNN 52 2.4.5 – Xử lý nợ và cơ cấu lại các khoản nợ. 55 2.4.6 – Chính sách 55 2.4.7 – Tài chính 56 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CỔ PHẦN HOÁ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 58 3.1 – Một số định hướng đẩy mạnh CPH NHTMNN ở Việt Nam: 58 3.1.1 – Lành mạnh hoá tài chính trước khi CPH NHTMNN. 58 3.1.2 – CPH phải đi liền với việc xây dựng nền kinh tế thị trường và gắn liền với thị trường chứng khoán (TTCK): 59 3.1.3 – Luôn trung thành với mục tiêu CPH trong suốt quá trình triển khai: 61 3.2 – Giải pháp thúc đẩy CPH NHTMNN. 62 3.2.1 – Xác định giá trị doanh nghiệp và tiến hành kiểm toán quốc tế. 62 3.2.2 – Tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. 62 3.2.3 – Phát hành cổ phiếu ra công bằng đấu giá cổ phiếu và gắn CPH với niêm yết chứng khoán. 63 3.2.4 – Mở rộng đối tượng mua cổ phiếu của NHTMNN. 64 3.2.5 – Tạo môi trường pháp lý cần thiết cho sự ra đời và hoạt động của các NHTNCP: 65 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0275.doc
Tài liệu liên quan