Một số vấn đề quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay

MỤC LỤC Trang BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT NSNN: Ngân sách Nhà nước UBND: Uỷ ban Nhân dân HĐND: Hội đồng Nhân dân SDĐNN: Sử dụng đất nông nghiệp DN: Doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức GTGT: Giá trị gia tăng TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TNCN: Thu nhập cá nhân TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt SDĐ: Sử dụng đất CQSD: Chuyển quyền sử dụng ANTT: An ninh trật tự XDCB: Xây dựng cơ bản NQD: Ngoài quốc doanh CNTT: Công nghệ thông tin LỜI MỞ

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẦU Chính sách Tài chính quốc gia là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế, là tổng thể các chính sách và giải pháp về Tài chính - Tiền tệ trong việc khai thác, động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách Thuế là một trong những nội dung quan trọng của chính sách Tài chính quốc gia được xuất phát từ vai trò quan trọng của Thuế trong việc điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế quốc dân, điều tiết mọi hoạt động giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, giữa các vùng nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội. Mặt khác, Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước mà nguồn thu Ngân sách hàng năm chiếm 18% đến 20 % GDP. Do vị trí quan trọng của Thuế, đòi hỏi phải thu đúng, thu đủ, chống thất thu có hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn phức tạp, nhưng cũng là yêu cầu cấp bách vừa nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, vừa khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Những năm gần đây, chính sách và cơ chế quản lý thu Thuế đã có nhiều đổi mới, góp phần tăng thu cho Ngân sách, khuyến khích sản xuất, kinh doanh đúng hướng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay khi các thành phần kinh tế phát triển tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho phát triển nền kinh tế, nhưng đồng thời vấn đề quản lý và thu thuế như thế nào đảm bảo tính công bằng giũa các thành phần kinh tế ở các địa phương khác nhau trong lĩnh vực thực hiện nghĩa vụ Thuế đối với Ngân sách Nhà nước là một vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu và giải quyết. Do vậy, quản lý nguồn thu về Thuế có một vị trí quan trọng, xét trên phương diện tài chính cũng như phương diện tác động của chúng đối với quá trình điều tiết sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Nên phải cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác quản lý thu Thuế nhằm đảm bảo công bằng xã hội, điều tiết hợp lý. Mặt khác đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách, góp phần thúc đẩy đất nước ngày càng vững mạnh trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Bản thân là một người con xứ Nghệ, được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Kỳ sơn, Nghệ An. Là một huyện miền núi xa trung tâm dân trí còn thấp, trình độ hiểu biết về pháp luật còn có nhiều bị hạn chế. Do đó còn có nhiều ảnh hưởng đến nhiều mặt nhất là trong vấn đề kinh doanh và chấp hành các nghĩa vụ của Ngân sách. Tuy số thu rất nhỏ, nhưng nhiệm vụ chính trị rất lớn. Nếu không quản lý điều hành tốt trong việc tiến hành thu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mặt chính trị. Từ những lý do đó em đã mạnh dạn chọn đề tài: ‘‘Một số vấn đề Quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay’’ để làm chuyên đề thực tập cho mình. Kết cấu chuyên đề gồm có 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội, chính sách thuế một công cụ của chính sách tài chính Phần II: Thực trạng công tác thuế và quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay Phần III: Phương hướng, nhiệm vụ và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay Em xin chân thành cảm ơn các bác, các chú, các cô trong Chi cục Thuế Kỳ Sơn; các thầy giáo, cô giáo trong khoa Khoa học quản lý và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Duệ đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em thực hiện được chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn.! PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ XÃ HỘI, CHÍNH SÁCH THUẾ MỘT CÔNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH I - Cơ sở lý luận về chính sách kinh tế xã hội 1. Khái niệm chính sách, chính sách kinh tế - xã hội 1.1 Khái niệm chính sách Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề lặp đi lặp lại. Chính sách là ý tưởng, sự tuyên bố của cá nhân, tập thể, nhà nước hay tập thể nhà nước đã quyết định một cách thận trọng và có ý thức giải quyết những vấn đề tương tự. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể, những quyết định nào là không thể. Từ đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức. Phân loại chính sách: * Xét theo phạm vi ảnh hưởng: - Chính sánh vĩ mô - Chính sách vi mô - Chính sách trung mô * Xét theo thời gian phát huy tác dụng - Chính sách dài hạn - Chính sách trung hạn - Chính sách ngắn hạn * Xét theo cấp độ của chính sách - Chính sách trung ương - Chính sách địa phương 1.2 Khái niệm chính sách kinh tế - xã hội Chính sách kinh tế - xã hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề chính sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất nước. Cấu trúc chính sách kinh tế - xã hội * Mục tiêu chính sách * Nguyên tắc * Các giải pháp 2. Các công cụ và giải pháp của chính sách 2.1 Các công cụ của chính sách Các công cụ của chính sách kinh tế - xã hội được xem xét theo quan điểm hệ thống tương đối thống nhất. Bao gồm các nhóm công cụ cơ bản sau đây: * Công cụ kinh tế là các ngân sách, các quỹ, hệ thống đòn bẩy và khuyến khích kinh tế như thuế, lãi suất, giá cả, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, tỷ giá hối đoái... * Công cụ hành chính - tổ chức: + Các công cụ tổ chức như mô hình các tổ chức, bộ máy và đội ngũ cán bộ công chức. + Các công cụ hành chính là các kế hoạch, quy hoạch của Nhà nước và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. * Công cụ tuyên truyền giáo dục là hệ thống thông tin đại chúng, hệ thống thông tin chuyên ngành, hệ thống giáo dục và đào tạo, hệ thống các tổ chức chính trị đoàn thể. * Công cụ kỹ thuật, nghiệp vụ đặc trưng cho từng chính sách. 2.2 Các giải pháp chính sách Các giải pháp là những phương thức hành động Nhà nước để đạt mục tiêu. Để đạt được mục tiêu của mình Nhà nước phải xác định một hệ thống các giải pháp và mỗi chính sách lại có các giải pháp của mình. Theo phương thức tác động bao gồm có các giải pháp tác động trực tiếp và các giải pháp tác động gián tiếp. Đối với các giải pháp tác động trực tiếp vào mục tiêu, Nhà nước hành động như một người tham gia vào thị trường, vào các hoạt động kinh tế - xã hội nhưng muốn thông qua đó để gây ra ảnh hưởng tới kết quả của thị trường vì các mục tiêu của chính sách. Còn các giải pháp tác động gián tiếp lên mục tiêu được sử dụng nhằm tạo ra những phản ứng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu từ những chủ thể kinh tế - xã hội. 3. Vai trò của chính sách kinh tế - xã hội Là một trong những công cụ quản lý quan trọng nhất của Nhà nước, các chính sách kinh tế - xã hội có vai trò hết sức to lớn được thể hiện trong các chức năng cơ bản sau đây: * Chức năng định hướng: Chính sách là công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế - xã hội cùng hướng tới những mục tiêu của đất nước. * Chức năng điều tiết: Chính sách được Nhà nước ban hành để giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo ra một hành lang hợp lý cho các hoạt động xã hội theo các mục tiêu đã đề ra. * Chức năng tạo tiền đề cho sự phát triển: Một trong những chức năng mang tính truyền thống và quan trọng nhất của các chính sách là xây dựng và nâng cấp các yếu tố quyết định sự phát triển như giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, hệ thống thông tin và các thị trường vốn. * Chức năng khuyến khích sự phát triển: Các chính sách kinh tế - xã hội ra đời và phù hợp với thực tế. Bản thân mỗi chính sách khi hướng vào việc giải quyết một vấn đề bức xúc đã làm cho sự vật phát triển thêm một bước. Đồng thời, khi giải quyết một vấn đề thì chính sách đó lại tác động lên các vấn đề khác, làm nảy sinh những nhu cầu phát triển mới. 4. Chính sách tài chính và vai trò của chính sách tài chính 4.1 Khái niệm: * Tài chính: Là những quan hệ thu chi tiền tệ, qua đó hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung (như Ngân sách Nhà nước) và những khoản tập trung, và sử dụng quỹ tiền tệ đó để thực hiện những mục tiêu nhất định. Tài chính là phạm trù kinh tế lịch sử khách quan nó gắn liền với sự ra đời, tồn tạị và hoạt động của Nhà nước. * Chính sách tài chính: Là các quyết định của Nhà nước về thu nhập và chi tiêu 4.2 Vai trò của chính sách tài chính: Chính sách tài chính quốc gia (cùng với chính sách tiền tệ) là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính sách kinh tế, là một trong những công cụ quản lý vĩ mô chủ yếu nhất của Nhà nước trong việc thực hiện những đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách thể hiện thông qua hai chức năng cơ bản tự thân của nó: * Chức năng phân phối: Phân phối lần đầu và phân phối lại các của cải xã hội và năng lực sản xuất của toàn xã hội trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân theo những định hướng phát triển của Nhà nước. * Chức năng giám sát: Giám sát bằng đồng tiền đối với toàn bộ những hoạt động của nền kinh tế. Hai chức năng tất yếu làm nảy sinh vai trò chủ động và tích cực của chính sách tài chính trong việc khuyến khích (hay kiềm chế) đối với hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, tổ chức và cá nhân theo những mục tiêu, định hướng và hoạch định của Nhà nước. Có ba vấn đề cơ bản mà chính sách tài chính quan tâm là: + Ổn định và phát triển kinh tế theo những định hướng mà Nhà nước. + Thâm hụt ngân sách nhà nước + Ảnh hưởng của nợ quốc gia. Như vậy chính sách tài chính có nhiệm vụ to lớn là phải làm sao để vừa ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu nhất định, vừa hạn chế tối đa mức thâm hụt ngân sách nhà nước, và nếu phải vay thì nên vay như thế nào để tối ưu hoá ảnh hưởng của nợ quốc gia. II - Chính sách Thuế - một công cụ của chính sách tài chính 1. Khái niệm về Thuế Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp Thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật. Phân loại Thuế: * Căn cứ vào tính chất của nguồn tài chính động viên vào ngân sách Nhà nước, thuế được phân thành hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu + Thuế trực thu: Là loại thuế mà Nhà nước thu trực tiếp vào phần thu nhập của các pháp nhân hoạc thể nhân. Tính chất trực thu thể hiện ở chỗ người nộp thuế theo quy định của pháp luật đồng thời là người chịu thuế. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập của người chịu thuế. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Thuế chuyển quyền sử dụng đất, Thuế sử dụng đất nông nghiệp... + Thuế gián thu: Là loại Thuế mà Nhà nước sử dụng nhằm động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, sử dụng dịch vụ thông qua việc thu Thuế đối với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Tính chất gián thu thể hiện ở chỗ người nộp Thuế và người chịu Thuế không đồng nhất với nhau. Thuế gián thu là một bộ phận cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ do chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh nộp cho Nhà nước nhưng người tiêu dùng lại là người phải chịu Thuế. Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng, Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt... * Căn cứ vào đối tượng đánh Thuế: + Thuế đánh vào hoạt đông sản xuất kinh doanh, dịch vụ như Thuế giá trị gia tăng + Thuế đánh vào sản phẩm hàng hoá như Thuế xuất nhập khẩu, Thuế tiêu thụ đặc biệt... + Thuế đánh vào thu nhập như Thuế thu nhập doanh nghiệp, Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao + Thuế đánh vào tài sản như Thuế nhà đất + Thuế đánh vào việc khai thác hoặc sử dụng một số tài sản quốc gia như thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất, sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước + Thuế khác và lệ phí, phí 2. Đặc điểm và bản chất của thuế 2.1 Đặc điểm của thuế * Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước tính quyền lực, tính cưỡng chế, tính pháp lý cao * Thuế là khoản thu chủ yếu của Chính phủ, nguồn thu chủ yếu của ngân sách là Thuế Nhưng để đảm bảo nguồn thu ngày một tăng, phải dựa vào sự phát triển của sản xuất và đảm bảo tiêu dùng của dân cư hợp lý. Do vậy điều quan trọng không phải là tăng thêm chủng loại thuế và thuế suất, mà phải phát triển sản xuất, mở rộng tiêu dùng và tận thu * Thuế là một công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hệ thống Thuế, Chính phủ có thể kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông, góp phần điều chỉnh những mất cân đối lớn trong nền kinh tế (cung - cầu, tiền - hàng, tích luỹ - tiêu dùng). * Thông qua hệ thống thuế, có các loại thuế khác nhau, với những thuế suất khác nhau, áp dụng cho các đối tượng nộp thuế khác nhau, Chính phủ có thể điều chỉnh thu nhập giữa các ngành, các vùng và các tầng lớp dân cư. Thông qua Thuế, Chính phủ thực hiện công bằng xã hội, khuyến khích sản xuất, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng, chống đầu cơ, góp phần ổn định thị trường Thuế luôn luôn mang tính pháp chế, tính cưõng chế rất cao vì nó được thể chế hoá bằng pháp luật do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước quy định. Chính vì vậy, Thuế có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, nó làm nảy sinh mối quan hệ giữa ngân sách với Nhà nước, giữa thu ngân sách với quá trình phát triển xã hội và sự vận động của các phạm trù giá trị. 2.2 Bản chất của thuế Sự ra đời, tồn tại và phát triển của thuế gắn liền với Nhà nước, bản chất của Thuế thể hiện bản chất của Nhà nước. Nhà nước ra đời phải có bộ máy quản lý và để duy trì bộ máy quản lý, duy trì xã hội thì Nhà nước phải có nhu cầu chi tiêu. Muốn vậy phải có sự đóng góp của các thành viên trong xã hội. Để thực hiện chức năng của mình thì Nhà nước phải can thiệp, điều hành toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Do đó Nhà nước phải ban hành các đạo luật, các sắc thuế, trên cơ sở đó mà mọi công dân, mọi tổ chức kinh tế phải thực hiện. Nhà nước dùng quyền lực để định ra các sắc thuế cụ thể cho từng đối tượng, từng loại hình sản xuất kinh doanh. Khoản Thuế thu vào ngân sách Nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nó không mang tính hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp Thuế mà được hoàn trả gián tiếp thông qua bằng hình thức phúc lợi công cộng. 3. Vai trò của Thuế * Thuế tồn tại qua các hình thái xã hội có Nhà nước, là nguồn thu chủ yếu, ổn định của Ngân sách Nhà nước (chiếm 80% tổng số thu Ngân sách Nhà nước và cơ bản trang trải nhu cầu chi tiêu trong Ngân sách Nhà nước), là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, không chỉ để có nguồn thu, mà điều chỉnh, can thiệp vào nền kinh tế, thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ mô, là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh nước ngoài. * Chính sách tài khoá là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Để điều tiết vĩ mô nền kinh tế phải có các chính sách lớn như chính sách tài khoá, chính sách đối ngoại. Vì bất cứ một loại Thuế nào đều tác động nhất định đến nền kinh tế. Nhà nước muốn khuyến khích phát triển một ngành nghề lĩnh vực kinh tế nào đó thì Nhà nước có thể cắt giảm thuế ở lĩnh vực đó và ngược lại muốn hạn chế nhà nước dùng biện pháp tăng thuế đối với ngành, lĩnh vực đó. * Thuế tham gia thiết lập sự công bằng xã hội: Loại thuế nào cũng đều tạo ra sự công bằng trong xã hội, có thể là công bằng theo chiều dọc, có thể là công bằng theo chiều ngang. * Thuế kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vì: Hệ thống thuế thường đựơc tổ chức theo đối tượng nộp thuế do đó thông qua việc thu thuế mà Nhà nước có đủ thông tin về các đối tượng nộp thuế quản lý được (như vốn, ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh, địa chỉ cụ thể, mã số thuế, nhân lực...) Vì vậy, có thể nói: Thuế là một trong những công cụ tài chính quan trọng nhất của Nhà nước để điều hành sự phát triển của nền kinh tế và các quan hệ xã hội theo những mục tiêu đã định. Quản lý Nhà nước về tài chính mà trong đó, thuế là nguồn tài chính quan trọng nhất, do Nhà nước thực hiện và đại diện cho lợi ích toàn xã hội. PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THUẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN THU VỀ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KỲ SƠN HIỆN NAY I - Tổng quan về Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 1. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội huyện Kỳ Sơn Huyện Kỳ Sơn là một huyện biên giới, rẻo cao, nằm ở phía Tây của xứ Nghệ, 3 phía Tây, Nam, Bắc tiếp giáp với nước bạn Lào có chiều dài đường biên giới là 192 km, toàn huyện có gần 9 vạn dân thuộc 5 hệ dân tộc anh em đoàn kết và sinh sống. Trong đó H’Mông chiếm 36,7%, Khơ Mú chiếm 32,55%, Thái chiếm 27%, còn lại là các dân tộc khác chiếm 3,75%. Từ năm 1995 trở về trước huyện Kỳ Sơn có 16/21 xã, thị trấn có tập quán lâu đời là trồng cây thuốc phiện, hàng năm có diện tích từ 2.800 ha – 3.000 ha. Là một huyện có diện tích trồng cây thuốc phiện lớn nhất cả nước, diện tích đất bằng, ruộng nước ít, tập quán canh tác lạc hậu. Đốt rừng làm rẫy và du canh du cư là chính, đời sống nhân dân nghèo nàn lạc hậu, thu nhập thấp và bấp bênh không ổn định. Các loại dịch bệnh như sốt rét, kiết lị…thường xuyên xuất hiện. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, đường sá giao thông đi lại khó khăn, năm 1996 gần 90% hộ nằm trong diện đói nghèo. Vì vậy Chính phủ đã xếp huyện Kỳ Sơn là một trong chín huyện nghèo và khó khăn nhất của cả nước. Ngày 31/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 135/CP phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa. Huyện Kỳ Sơn là một huyện trong tỉnh có 21 xã, thị trấn thuộc diện được hưởng chính sách trong chương trình này Từ năm 1999 đến nay toàn huyện Kỳ Sơn đã có các chương trình lồng ghép phát triển kinh tế - xã hội quyết tâm đưa huyện Kỳ Sơn thoát khỏi đói nghèo, tăng trưởng kinh tế về mọi mặt. Đối với trường trạm, giao thông, thuỷ lợi, nước sinh hoạt tất cả 21 xã, thị trấn đều được xây dựng. Đến nay bộ mặt huyện Kỳ Sơn đã có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt, nhất là an ninh quốc phòng, các tệ nạn ma tuý được xoá bỏ gần như hoàn toàn. Muốn thoát khỏi đói nghèo huyện Kỳ Sơn phải tự thân vận động khai thác mọi tiềm lực sẵn có như tài nguyên thiên nhiên, kinh tế trang trại hộ gia đình, khôi phục lại các nghề thủ công của các dân tộc như mây tre đan, dệt thổ cẩm… Áp dụng khoa học vào sản xuất, tăng diện tích khai hoang, đầu tư thuỷ lợi, giảm bớt tập tục du canh du cư và phá rừng làm rẫy. Tập trung sản xuất hàng hoá, tìm thị trường tiêu thụ, tổ chức các cơ sở kinh doanh dịch vụ thu mua và tiêu thụ hàng hoá cho nhân dân 2. Sự hình thành và phát triển của Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 2.1. Tên, địa chỉ của cơ quan Tên giao dịch: Chi cục thuế huyện Kỳ Sơn Trụ sở: Khối 2, Thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An Điện thoại: 0383.875151; 0383.876541 Fax: 0383.875880 2.2 Sự ra đời của thuế và thuế trong các xã hội * Sự ra đời của Thuế Nhà nước muốn duy trì quyền lực để lãnh đạo xã hội thì cần phải có quyền lực về kinh tế, phải đòi hỏi có sự đóng góp của người dân và các thành phần kinh tế. Do đó phải có sự quản lý về mặt tài chính, từ đó phải có Thuế. Nên Thuế ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nhà nuớc muốn tập trung nguồn tài lực vào tay mình thì phải thong qua công cụ đó là Thuế * Thuế trong các xã hội + Thuế của các xã hội có giai cấp bóc lột Đối với các xã hội có giai cấp bóc lột, Thuế là một công cụ trấn áp của giai cấp bóc lột bởi vì Thuế ra đời gắn liền với Nhà nước. Nhà nước nào mang tính chất bóc lột thì thuế mang tính chất bóc lột. + Thuế của các nước xã hội chủ nghĩa Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa Thuế mang bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó Thuế quyết định tính lành mạnh, tính tích cực, tính ưu việt của ngân sách. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò thu thuế được thể hiện rất rõ nét trong việc điều tiết, hướng dẫn tiêu dung, điều tiết thu nhập, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề sản xuất. Thông qua công tác Thuế tạo thêm mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa xuất khẩu và nhập khẩu tạo ra mặt bằng thuế quan hợp lý bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế thời mở cửa. + Thuế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đối với Việt Nam Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhà nước. Thuế ra đời là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế đã hình thành cùng Nhà nước trải qua dưới các triều đại phong kiến, pháp thuộc. 2.3 Quá trình hình thành và phát triển của Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn được thành lập theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 7 tháng 8 năm 1990 (nay là Chính phủ) Trải qua 19 năm xây dựng và phát triển Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn luôn khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong công tác thu và quản lý quỹ ngân sách nhà nước cũng như tham mưu cho cấp uỷ chính quyền địa phương quản lý và điều hành tài chính ngân sách, đảm bảo phục vụ kịp thời yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Nghệ An đề ra qua các thời kỳ, tạo đà cùng cả tỉnh giành được những thành tựu quan trọng đưa huyện Kỳ Sơn vững bước đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng cả nước. 3. Vị trí, chức năng của Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là Thuế) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn theo quy định của pháp luật. 4. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các luật Thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: * Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn * Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về lập và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao * Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế, đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước... * Quản lý thông tin về người nộp thuế, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn * Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật * Kiểm tra việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với  người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế, xử lý và kiến nghị xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật thuế, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế theo thẩm quyền * Kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ công chức thuế * Kiến nghị với cơ quan thuế cấp trên những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuế, các quy trình, quy định của cơ quan thuế cấp trên. Báo cáo Cục thuế những vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế  * Tổ chức thực hiện công tác kế toán thuế, thống kê thuế, lập các báo cáo kết quả thu thuế và các báo cáo khác phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan Thuế cấp trên, Ủy ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan, tổng kết đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế * Lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế, thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm nghiêm trọng pháp luật về thuế * Được quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế; thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế * Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, truy thu thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, khoanh nợ, giãn nợ, xoá tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật * Được quyền yêu cầu người nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; được yêu cầu tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp tài liệu và phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế * Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế để thu tiền thuế vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật * Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật * Tổ chức tiếp nhận và triển khai các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý thuế hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế. * Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. * Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. 5. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn gồm có 1 Chi cục trưởng; 1 Phó Chi cục trưởng và 9 đội: * Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế * Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học * Đội Kiểm tra thuế * Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế * Đội Nghiệp vụ- dự toán * Đội Hành chính- nhân sự -Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ * Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác * Đội quản lý thuế  Thu nhập cá nhân * Đội thuế liên xã, thị trấn CHI CỤC TRƯỞNG PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học Đội Kiểm tra thuế Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Đội Hành chính, nhân sự, tài vụ, quản trị, ấn chỉ Đội Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác Đội quản lý thuế  Thu nhập cá nhân Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Đội thuế liên xã, thị trấn Đội nghiệpvụ- dự toán 6. Chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuế thuộc Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn 6.1 Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch hỗ trợ người nộp thuế, tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế cho người nộp thuế, người dân và các cơ quan, tổ chức khác trên địa bàn. * Tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế cho người nộp thuế, người dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn. * Thực hiện công tác hỗ trợ về thuế; là đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế theo quy định. * Hướng dẫn, hỗ trợ và cấp hóa đơn lẻ cho các tổ chức, cá nhân có phát sinh doanh thu không thường xuyên kê khai, nộp thuế. * Chủ trì, phối hợp với các Đội thuộc Chi cục Thuế, các tổ chức liên quan tổ chức hội nghị đối thoại với người nộp thuế trên địa bàn. * Cung cấp các thông tin cảnh báo và các thông tin hỗ trợ khác trên cơ sở hệ thống thông tin do cơ quan thuế quản lý cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. * Tổng hợp các vướng mắc của người nộp thuế về chính sách thuế và các thủ tục hành chính thuế, báo cáo Lãnh đạo Chi cục giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. * Thực hiện công tác khen thưởng, tuyên dương và tôn vinh người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế các tổ chức và cá nhân khác ngoài ngành thuế có thành tích xuất sắc trong việc tham gia công tác quản lý thuế. * Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác hỗ trợ, tuyên truyền về thuế, công tác khen thưởng, tôn vinh người nộp thuế và công tác cải cách hành chính thuế; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ người nộp thuế và công tác tuyền truyền về thuế. * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 6.2 Đội Kê khai - kế toán thuế và tin học Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. Nhiệm vụ cụ thể: *  Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và tin học của Chi cục Thuế; *  Thực hiện công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế cho người nộp thuế trên địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các thủ tục chuyển đổi và đóng mã số thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. * Nhập dữ liệu và xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định; hạch toán ghi chép toàn bộ các thông tin trên tờ khai, chứng từ nộp thuế và các tài liệu có liên quan đến ng._.hĩa vụ thuế của người nộp thuế vào sổ thuế; * Kiểm tra ban đầu các hồ sơ khai thuế, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện kê khai không quy định; thực hiện việc điều chỉnh các số liệu về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi nhận được tờ khai điều chỉnh, các quyết định xử lý hành chính về thuế hoặc thông tin điều chỉnh khác của người nộp thuế theo quy định. * Xử lý và kiến nghị xử lý các vi phạm của người nộp thuế về thủ tục đăng ký thuế, nộp hồ sơ kê khai thuế, ngưng nghỉ kinh doanh, bỏ địa bàn kinh doanh thuộc phạm vi quản lý. * Tiếp nhận và đề xuất xử lý các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế. * Phân loại, xử lý các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế theo quy định; thực hiện miễn, giảm thuế không thuộc diện phải kiểm tra trước; chuyển hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước cho Đội Kiểm tra thuế. * Tính tiền thuế và thông báo số thuế phải nộp; ấn định thuế đối với các trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai thuế. * Phối hợp với các cơ quan chức năng đối chiếu, xác nhận kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN của người nộp thuế; đề xuất giải quyết các hồ sơ xin gia hạn thời hạn kê khai thuế, thời hạn nộp thuế. * Thực hiện công tác kế toán đối với người nộp thuế bao gồm: kế toán thuế người nộp thuế, kế toán tài khoản tạm thu, kế toán tài khoản tạm giữ, thoái trả tiền thuế cho người nộp thuế theo quy định và công tác thống kê thuế; thực hiện các chế độ báo cáo kế toán thuế, thống kê thuế theo quy định. * Lập danh mục, cập nhật thông tin, lưu trữ, quản lý các hồ sơ thuế của người nộp thuế; cung cấp thông tin về người nộp thuế và các tài liệu khác có liên quan theo đề nghị của các đơn vị trong và ngoài ngành thuế theo quy định của pháp luật và của ngành. * Đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng, trang thiết bị tin học tại Chi cục Thuế. * Tiếp nhận các chương trình ứng dụng và tổ chức cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ thuế vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý tại Chi cục Thuế. * Quản lý dữ liệu thông tin về người nộp thuế; sao lưu dữ liệu, kiểm tra độ an toàn của dữ liệu, bảo mật dữ liệu và phòng chống sự xâm nhập từ bên ngoài và Virus máy tính. * Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác xử lý hồ sơ khai thuế và kế toán thuế, công tác quản lý thiết bị tin học và ứng dụng tin học; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. *  Tổ chức thực hiện công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 6.3  Đội Kiểm tra thuế Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế trên địa bàn * Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế * Khai thác dữ liệu hồ sơ khai thuế hàng tháng của người nộp thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu thông tin của cơ quan thuế; kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; phát hiện những nghi vấn, bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời * Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của người nộp thuế; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế * Kiểm tra các hồ sơ miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thuộc diện kiểm tra trước; thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục ra quyết định; chuyển hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế không thuộc thẩm quyền cho cơ quan thuế cấp trên giải quyết theo quy định * Ấn định thuế đối với các trường hợp khai thuế không đủ căn cứ, không đúng thực tế phát sinh mà người nộp thuế không giải trình được * Xác định các trường hợp có dấu hiệu trốn lậu thuế, gian lận thuế để chuyển hồ sơ cho bộ phận thanh tra của cơ quan thuế cấp trên giải quyết * Kiểm tra các trường hợp người nộp thuế sáp nhập, giải thể, phá sản, ngừng kê khai, bỏ trốn, mất tích, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cổ phần hoá doanh nghiệp... * Thực hiện kiểm tra, đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo quy định; xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm về quản lý và sử dụng hoá đơn, sai phạm về thuế theo kết quả xác minh hoá đơn; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ quyền thu thuế, phí, lệ phí * Xử lý và kiến nghị xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế phát hiện khi kiểm tra thuế *  Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của người nộp thuế * Kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế; đề xuất ý kiến đối với các hồ sơ tố cáo về thuế không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế, chuyển cho các cơ quan thuế cấp trên và các cơ quan khác có liên quan giải quyết * Cung cấp các thông tin điều chỉnh về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; thông tin, kết luận sau kiểm tra cho bộ phận chức năng có liên quan; Rà soát, đôn đốc, theo dõi việc thực thi các quyết định xử lý, xử phạt về thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế * Nhận dự toán thu ngân sách của người nộp thuế thuộc Chi cục Thuế trực tiếp quản lý (trừ các đối tượng thuộc quản lý của Đội thuế liên xã, phường, thị trấn, dự toán thuế thu nhập cá nhân); trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý * Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao 6.4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế,  cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch quản lý nợ thuế và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trên địa bàn * Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước (NSNN); thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN * Theo dõi tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế, phân loại nợ thuế theo quy định; phân tích tình trạng nợ thuế của từng người nộp thuế trên địa bàn * Thu thập thông tin về người nộp thuế còn nợ tiền thuế; đề xuất biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ tiền thuế, tiền phạt; cung cấp thông tin về tình hình nợ thuế theo yêu cầu của các cơ quan pháp luật và theo chỉ đạo của lãnh đạo Chi cục Thuế; cung cấp danh sách các tổ chức và cá nhân chây ỳ nợ thuế để thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng * Tham mưu, đề xuất xử lý các hồ sơ xin khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thuế, tiền phạt và giải quyết các hồ sơ xử lý khác về nợ thuế; thẩm định trình cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc quyết định theo thẩm quyền việc khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt *  Theo dõi kết quả xử lý nợ của cơ quan thuế cấp trên và thực hiện các quyết định xử lý nợ đối với người nộp thuế * Thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định; hướng dẫn người nộp thuế lập hồ sơ xử lý nợ thuế * Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định và thực hiện cưỡng chế theo thẩm quyền hoặc tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thuộc phạm vi Chi cục quản lý; đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao 6.5 Đội Nghiệp vụ- Dự toán Giúp Chi Cục trưởng Cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu; triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công chức thuế trong Chi cục Thuế * Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN; đánh giá, dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục Thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn * Xây dựng dự toán trình cấp có thẩm quyền và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục Thuế giao dự toán thu NSNN cho các Đội; tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng tháng, quý, năm trên địa bàn quản lý; Tham mưu, đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế * Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu ngân sách cho các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND quận, huyện; tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép... * Hướng dẫn, hỗ trợ các bộ phận, cán bộ, công chức thuế thuộc Chi cục Thuế triển khai thực hiện chính sách, pháp luật thuế, nghiệp vụ quản lý thuế và các quy định về công tác uỷ nhiệm thu các khoản thu về đất đai, phí, lệ phí và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh khoán thuế ổn định * Đề xuất với cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Chi cục Thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thuế chưa phù hợp với tình hình thực tế phát sinh * Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Chi cục Thuế hàng tháng, quý, năm; theo dõi, đôn đốc và tham mưu cho lãnh đạo Chi cục chỉ đạo triển khai kế hoạch, chương trình công tác của Chi cục Thuế * Tổng hợp, phân tích, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế; tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của Cục thuế * Rà soát, thẩm định về nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do Chi cục Thuế soạn thảo; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành, hoặc hủy bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật hiện hành. * Tham mưu, giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc giải quyết tranh chấp, các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 6.6 Đội Hành chính - nhân sự - tài vụ- ấn chỉ Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.   Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế hàng năm. * Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; xây dựng và thực hiện dự toán kinh phí, quản lý kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc, trang phục, quản lý ấn chỉ thuế; thực hiện nhiệm vụ đơn vị dự toán cấp 3 của Chi cục Thuế. * Phối hợp với các đơn vị chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho hội nghị, cuộc họp của Lãnh đạo Chi cục Thuế. * Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi cục thuế, chế độ quản lý, sử dụng công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục thuế theo phân cấp quản lý. * Đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức thuế vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định, quy trình quản lý thuế theo phân cấp quản lý cán bộ. * Tổ chức các phong trào thi đua của ngành, của địa phương; theo dõi và tổng hợp công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Chi cục Thuế theo quy định. * Thực hiện công tác phục vụ cho các hoạt động của nội bộ Chi cục Thuế; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, kho tàng ấn chỉ, tài sản, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an toàn, vệ sinh cơ quan; quản lý cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và tài sản công; phối hợp với các phòng đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy chế và kỷ luật lao động. * Tổng hợp, báo cáo công tác nhân sự, hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản lý tài chính, quản trị, quản lý ấn chỉ trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý. * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhànước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội và của Chi cục Thuế theo quy định hiện hành về văn thư, lưu trữ. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 6.7 Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.   Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác quản lý thu đối với các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác trên địa bàn * Tiếp nhận hồ sơ khai thuế của người nộp thuế; kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác * Tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo * Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác của người nộp thuế trên địa bàn quản lý * Đề xuất xử lý những trường hợp người nộp thuế có hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác; đôn đốc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội * Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân nếu Chi cục chưa thành lập Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao 6.8 Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn * Nhận nhiệm vụ dự toán thu thuế thu nhập cá nhân và tổ chức triển khai thực hiện * Tổ chức quản lý thu thuế đối với cá nhân thuộc phạm vi quản lý + Phối hợp với các ban, ngành địa phương để quản lý cá nhân nộp thuế, lập danh sách đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân phải quản lý trên địa bàn; + Đôn đốc việc kê khai đăng ký thuế, kê khai nộp thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân + Kiểm tra việc chấp hành Luật thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn quản lý; kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân, các hồ sơ miễn, giảm, hoàn thuế thu nhập cá nhân thuộc Chi cục Thuế quản lý; lập biên bản các trường hợp vi phạm và đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật + Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế do Chi cục Thuế quản lý + Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ cá nhân nộp thuế, lưu giữ các thông tin, tài liệu cần thiết vào hồ sơ cá nhân nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra quyết toán thuế, xác nhận nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân nộp thuế * Tổng hợp, phân tích, đánh giá, báo cáo kết quả quản lý thuế thu nhập cá nhân, xác định các khâu làm thất thu thuế thu nhập cá nhân, đề xuất biện pháp, giải pháp chống thất thu thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. 6.9 Đội thuế liên xã, thị trấn  Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế SDĐNN, thuế tài nguyên ...). Nhiệm vụ cụ thể: * Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác quản lý thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn được phân công. * Nắm tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn; lập danh sách và  sơ đồ quản lý người nộp thuế. * Tổ chức cho người nộp thuế trên địa bàn được đăng ký mã số thuế; hướng dẫn người nộp thuế trên địa bàn thực hiện pháp luật về thuế. * Thực hiện điều tra doanh thu, ấn định thuế với trường hợp khoán ổn định đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Đội theo quy định của pháp luật. * Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, tờ khai thuế, hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (nếu có) chuyển Đội Kê khai- kế toán thuế- tin học xử lý; tiếp nhận đơn ngừng nghỉ kinh doanh, đơn xin miễn giảm thuế của các hộ kinh doanh trên địa bàn, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. * Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của hộ kinh doanh cá thể thuộc địa bàn quản lý. * Phát hiện, theo dõi, quản lý thu đối với cơ sở xây dựng cơ bản vãng  lai. * Thực hiện công khai thuế theo quy định; phát thông báo thuế đến người nộp thuế theo quy định. * Thực hiện phân loại quản lý thu nợ, đôn đốc thu tiền thuế nợ, tiền phạt; chủ trì, phối hợp với Đội Quản lý thu nợ thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của đội thuế liên xã, thị trấn. * Đề xuất quyết định uỷ nhiệm thu và đôn đốc uỷ nhiệm thu thực hiện thu nộp thuế theo đúng quy định; giám sát công tác uỷ nhiệm thu, phát hiện kịp thời các dấu hiệu vi phạm để uốn nắn; đôn đốc uỷ nhiệm thu thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào Ngân sách, chống lạm thu, chống nợ đọng thuế (nếu có). * Thực hiện công tác đối chiếu xác minh hoá đơn và trả lời kết quả xác minh hoá đơn theo yêu cầu. * Phối hợp với Đội Kiểm tra thuế tham gia kiểm tra người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, các quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật. * Xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế của người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế. * Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Đội. * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao. II - Tình hình công tác thuế và quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay 1. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thuế và quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn 1.1 Thuận lợi * Được sự quan tâm của Thường vụ Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thường xuyên chỉ đạo sâu sát công tác thuế, sự quan tâm của Lãnh đạo Cục thuế Nghệ An và các Phòng thuộc Cục thuế. * Luật quản lý thuế đã có hiệu lực đi vào cuộc sống cùng với tổ chức bộ máy ngành Thuế vận hành theo chức năng đã phát huy hiệu lực, hiệu quả tạo điều kiện tốt cho công tác thu NSNN. * Chỉ đạo ngành Tài chính triển khai phân bổ giao chỉ tiêu dự toán cho các xã, thị trấn ngay từ đầu năm phấn đấu tăng thu Ngân sách 10 - 15%. Tổ chức giao ban thường kỳ theo quý giữa ba ngành Thuế, Kho bạc, Tài chính. Tạo sự phối hợp nhịp nhàng trong công tác thu. * Thành lập các đoàn chống thất thu, chỉ đạo điều tra, khảo sát tính thuế sát với tình hình kinh doanh trên địa bàn. * Chỉ đạo Chi cục thuế phát động các phong trào thi đua, cam kết giữa các cá nhân, giữa các đội thuế trong Chi cục. 2.2 Khó khăn * Kỳ Sơn là một huyện nghèo, nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển. * Tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu ảnh hưởng rất lớn tới nguồn thu Ngân sách cả nước nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng. * Các chính sách kích cầu phần nào cũng giảm nguồn thu đáng kể. * Do di dời chợ tạm để xây dựng chợ kiên cố làm cho tình hình kinh doanh của các hộ gặp nhiều khó khăn. * Địa bàn rộng, giao thông đi lại phức tạp, việc lưu thông hàng hoá bị hạn chế, kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ. * Trình độ dân trí còn hạn chế, mật độ dân thưa, trình độ quản lý công tác thu còn có nhiều mặt hạn chế. 2. Tình hình công tác thuế và quản lý nguồn thu về thuế trên địa bàn huyện Kỳ Sơn 2.1 Những kết quả đạt được: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Cục thuế tỉnh Nghệ An, Thường trực Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Kỳ Sơn, Chi cục Thuế huyện Kỳ Sơn đã thu được những kết quả đáng khích lệ trong việc quản lý và thu thuế, phí trên địa bàn huyện góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà trong nhiều năm qua. Cụ thể là: Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Kỳ Sơn thực hiện năm 2009 ước đạt 5,014 tỷ đồng + Đạt 204,16% so với chỉ tiêu Pháp lệnh + Đạt 194,96% so với chỉ tiêu HĐND huyện giao + Tăng 27,3% so với cùng kỳ Tổng thu nội địa do ngành Thuế quản lý cân đối đạt 4,354 tỷ đồng, bằng 182,93% dự toán Pháp lệnh; 166,30% dự toán HĐND; tăng 27,7% so với cùng kỳ năm 2008. Hầu hết các sắc thuế, lĩnh vực thu đều đạt kết quả cao so với dự toán, tăng trưởng cao so với cùng kỳ, trong đó: 1. Thu từ lĩnh vực CTN DVNQD Hiện nay Chi cục quản lý gần 300 hộ kinh doanh và 23 DN, Công ty TNHH, CTCP. Kết quả thu 2,215 tỷ đồng, đạt 184,63% dự toán Pháp lệnh, 167,97% dự toán Phấn đấu HĐND huyện giao và Tăng 15,53% so với cùng kỳ năm 2008 2. Thu lệ phí trước bạ Phối hợp với Công an, phòng Tài nguyên và môi trường, các xã, thị trấn tổ chức quản lý thu thuế trước bạ đất, ô tô, xe máy, kết quả thu 460 triệu đồng, đạt 153,24% dự toán Pháp lệnh; 139,31% dự toán Phấn đấu mà HĐND huyện giao và tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2008 3. Các khoản thu về đất * Tiền thu sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất tham mưu huyện quy hoạch, bán đấu giá phối hợp phòng Tài nguyên, các xã, thị trấn rà soát các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Kết quả: Thu tiền sử dụng đất trong cả năm 1,112 tỷ đồng, đạt 555.83% dự toán Pháp lệnh; 505.30% dự toán Phấn đấu HĐND huyện giao và tăng 537,19% so với cùng kỳ năm 2008 * Tổ chức quyết toán, lập duyệt bộ đúng lịch với Cục thuế, tổ chức thu thuế nhà đất ngay khi duyệt song bộ, kết quả thu 72,409 triệu đồng, đạt 241,36% dự toán Pháp lệnh; 219,42% dự toán Phấn đấu HĐND huyện giao. 4. Thu phí, lệ phí Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên công tác quản lý thu các khoản phí, lệ phí phát sinh tại địa bàn các xã, thị trấn, thu các loại phí, lệ phí đúng quy định. Kết quả thu 467 triệu đồng, đạt 467.32% dự toán Pháp lệnh; 424.83% dự toán Phấn đấu mà HĐND huyện giao và tăng 4.8% so với cùng kỳ năm 2008. 5. Đánh giá công tác cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế Công tác cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế hết sức quan trọng nhằm tăng cường quản lý thuế tăng cường thúc đẩy các biện pháp quản lý: * Về triển khai thực hiện các chính sách mới: + Kịp thời triển khai, hướng dẫn thực hiện các sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi về chính sách thu cho người nộp thuế + Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các Chỉ thị, Quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai Luật thuế TNCN và ban hành Quy chế hoạt động, Kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo, Tổ thường trực triển khai Luật thuế TNCN; xây dựng kế hoạch triển khai Luật thuế TNCN giai đoạn 2008 - 2010 + Thành lập các đoàn chống thất thu như đoàn kiểm tra khai thác, thu mua tài nguyên, khoảng sản. Đoàn kiểm tra, điều tra các hộ kinh doanh. Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm. Phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ, các Ban, Ngành và các cơ quan thông tin đại chúng để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến luật thuế TNCN; Tổ chức tập huấn luật thuế TNCN, tập huấn cấp mã số thuế TNCN cho toàn thể đội ngũ cán bộ công chức Thuế và các cơ quan chi trả thu nhập trên địa bàn; Rà soát, hướng dẫn việc đăng ký mã số thuế cho tất cả các tổ chức chi trả thu nhập và các cá nhân thuộc diện chịu thuế. * Về cải cách thủ tục hành chính thuế: Tiếp tục đổi mới công tác cải cách thủ tục hành chính thuế, loại bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp. Chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian giải quyết hồ sơ khai thuế tại một cửa. * Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế: Phối hợp với phòng Tin học Cục thuế nâng cấp kịp thời các ứng dụng: Quản lý thuế, Quản lý nợ, Quản lý hoá đơn bán lẻ, Quản lý hồ sơ, Quản lý ấn chỉ, Thanh kiểm tra... theo chỉ đạo của Cục thuế. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ quản lý thuế, kê khai quyết toán thuế tại Chi cục Do Lãnh đạo các Phòng như Phòng Tin học, phòng Kê khai kế toán thuế, Phòng Tuyên truyền hộ trợ làm giảng viên. Tập huấn Chương trình tin học cơ bản cho cán bộ trong Chi cục nhằm đảm bảo cho cán bộ công chức có thể sử dụng thành thạo và khai thác thông tin trên máy để phục vụ tốt nhất cho công tác của mình. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2010 đề nghị Cục thuể tổ chức các lớp tập huấn. Tạo điều kiện cho cán bộ được tham gia học các lớp Tại chức và Quản lý Nhà nước, nghiệp vụ Thanh tra, quản lý ấn chỉ, quản lý nợ để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công chức. 6. Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí * Phổ biến, quán triệt các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Tổng cục Thuế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng và chỉ đạo CBCNVC trong cơ quan thực hiện nghiêm túc các quy định trên. * Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản, chi tiêu tài chính . Ban hành các quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý tài sản công, đề ra nhiều biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát thực hiện chi đúng chế độ, đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý thuế toàn ngành. * Tăng cường kiểm tra nội bộ ngành, coi trọng việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ thuế. Bảng số 1: BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2008 Đơn vị tính: ngàn đồng TT CHỈ TIÊU Dự toán ngân sách (Pháp lệnh) Dự toán UBND huyện Thực hiện năm 2008 % So với KH năm % HĐND 1 2 3 4 5 6 7 A I II 1 2 3 4 5 6 7 8 B C TỔNG SỐ Ngành thuế quản lý Thu từ ngân sách TW Thu từ ngân sách ĐP Thu CTN - DVNQD Thuế môn bài Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TTĐB Thuế Tài nguyên Thu khác Mục 51: Thu phạt Mục 52: Tịch thu Mục 62: Thu khác Thuế nhà đất Thu tiền cho thuê đất (23) Thu tiền SDĐ (M 009) Thu từ CQSD đất và CQ TĐ Thu lệ phí trước bạ Phí và lệ phí Huyện quản lý Trong đó: Mục 35: Phí Thương mại Mục 38: Phí ANTT Mục 041: Thú y Mục 44: Ngành Tư pháp Mục 45: Phí Biên giới Mục 47: Phí Kinh doanh Mục 49: Lệ phí Công chứng Xã quản lý Trong đó: Mục 35: Phí Thương mại Mục 36: Giao thông Mục 42: Phí môi trường Mục 45: Phí biên giới Mục 46.02: Phí kiểm định Mục 47: Phí Kinh doanh Mục 49: Lệ phí Chứng thực Thu bán tài sản Thu khác ngân sách Thu cố định tai xã 1,790,000 1,670,000 100,000 1,570,000 1,200,000 95,000 700,000 370,000 20,000 15,000 15,000 20,000 30,000 100,000 30,000 100,000 90,000 40,000 50,000 30,000 90,000 1,969,000 1,836,000 110,000 1,726,000 1,319,000 104,000 770,000 407,000 22,000 16,000 22,000 33,000 110,000 33,000 110,000 99,000 44,000 55,000 33,000 100,000 4,012,949 3,410,954 3,410,594 2,215,505 96,500 1,275,590 382,557 446,558 14,300 9,700 4,600 28,444 53,977 87,051 207,243 335,659 467,316 83,278 314 441 29,305 50,580 2,638 360,245 319,018 13,398 22,246 3,111 144 2,328 39,192 602,355 224.19 204.23 217.24 184.63 101.58 182.23 103.39 2,232.8 95.33 142.22 179.92 87.05 690.81 335.66 467.32 208.20 720.49 2,007.9 203.81 185.76 197.60 167.97 92.79 165.66 93.99 2,029 89.38 129.29 163.57 79.14 628.01 305.14 424.83 189.27 654.99 1,825.3 Bảng số 2: BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2009 Đơn vị tính: ngàn đồng TT CHỈ TIÊU Dự toán ngân sách (Pháp lệnh) Dự toán UBND huyện Thực hiện năm 2009 % So với KH năm % HĐND 1 2 3 4 5 6 7 I A I II 1 2 3 4 5 6 7 8 9 B C TỔNG SỐ Ngành thuế quản lý Thu từ ngân sách TW Thu từ ngân sách ĐP Thu CTN - DVNQD Thuế môn bài Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TTĐB Thuế Tài nguyên Thu khác Mục 51: Thu phạt Mục 52: Tịch thu Mục 62: Thu khác Thuế nhà đất (1500) Thu tiền cho thuê đất (3600) Thu chuyển QSDĐ (1350) Thu tiền SDĐ (M 1400) Thu lệ phí trước bạ (2800) Phí và lệ phí Huyện quản lý Trong đó: Mục 2250: Phí Thương mại Mục 2300: Phí ANTT Mục 2550: Lĩnh vực Y tế Mục 2806: Phí giao dịch BĐTS Mục 2700: Ngành Tư pháp Mục 2805: Phí BĐTS Mục 2750: Phí Biên giới Mục 3061: Lệ phí Công chứng Xã quản lý Trong đó: Mục 2250: Phí Thương mại Mục 2300: Phí ANTT Mục 2550: Lĩnh vực Y tế Mục 2600: Phí môi trường Mục 2700: Ngành Tư pháp Mục 2850: Phí Kinh doanh Mục 2750: Phí Biên giới Mục 3050: Lệ phí Chứng thực Thuế thu nhập cao Thu bán tài sản Thu khác ngân sách Thu cố định tai xã 2,500,000 2,380,000 2,380,000 1,700,000 1._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31241.doc
Tài liệu liên quan