Một số vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH ở nước ta hiện nay

Lời mở đầu Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung trọng yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta và là một nhu cầu bức bách trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn chỉ rõ nếu chỉ dựa vào nông nghiệp nông thuần nông, độc canh cây lúa thì nền kinh tế nông thôn không thể phát triển nhanh, bền vững, đời sống nông dân khó được cải thiện. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nó

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là động lực, là đầu tầu thúc đẩy nông nghiệp nông thôn phát triển, nó góp phần xoá bỏ phương thức sản xuất mang tính tự cung, tự cấp và chuyển sang sản xuất lớn, sản xuất hàng hoá dựa trên nhu cầu của thị trường. Chính vì thế phát triển công nghiệp nông thôn có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội nông thôn, nó là hạt nhân của phát triển kinh tế nông thôn trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp. Tuy nhiên vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay còn nhiều quan diểm khác nhau. Với hy vọng góp phần nhỏ của mình vào việc tìm những căn cứ khoa học mang tính lí luận, em đã đi sâu nghiên cứu “một số vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta hiện nay” và cho ra đề tài này. Đề tài này được sự hướng dẫn của TS .Vũ Đình Thắng và được trình bày theo nội dung sau: Bản chất của công nghiệp nông thôn. Vai trò của công nghiệp nông thôn. Nội dung chủ yếu của phát triển công nghiệp nông thôn. điều kiện tiền đề cho phát triển công nghiệp nông thôn. Xu hướng hình thành và phát triển công nghiệp nông thôn. Chủ chương của Đảng và Nhà Nước ta về phát triển công nghiệp nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. Với trình độ còn hạn chế, đặc biệt là sự tiếp cận thực tế mà chủ yếu là mang tính lí luận. Em trình bày nội dung này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu xót, em mong các thầy cô trong khoa đóng góp những ý kiến bổ ích giúp em nhận thức rõ hơn, thực tế hơn để em hoàn thiện hơn đề tài này và thực hiện tốt trong chuyên đề thực tập làm luận văn tốt nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 11 năm 2003 Sinh viên Trần văn nghĩa I. Bản chất của công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp cả nước, được phân bố trên địa bàn nông thôn,có quan hệ mật thiết vơí sự phát triển kinh tế nông thônã hội của nông thôn, bao gồm các hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, những cơ sở công nghiệp thuộc công nghiệp các thành phần kinh tế khác nhau ở những trình độ và hình thức tổ choc khác nhau, trên cơ sở khai thác các nguồn lực địa phương phục vụ cho thị trường địa phương, cả nước và xuất khẩu. 1. Tính chất hoạt động của công nghiệp nông thôn Công nghiệp nông thôn chỉ là một bộ phận của ngành công nghiệp, tiến hành trên địa bàn nông thôn, nó chỉ là hoạt động sản xuất mang tính chất công nghiệp diễn ra trên địa bàn nông thôn mà thôi. Tuy rằng trong các hoạt động phi nông nghiệp thì hoạt động công nghiệp có vai trò quan trọng nhất, song không thể đồng nhất hoạt động công nghiệp với các hoạt động khác.Sự đồng nhất này sẽ dẫn đến tư duy phiến diện, dẫn đến sự khập khiễng, kém hiệu quả trong đầu tư và quản lý vì mỗi hoạt động thương nghiệp, dịch vụ, công nghiệp cần vốn đầu tư, cách thức quản lý khác nhau.Việc xác định rõ ràng giữa hoạt động công nghiệp và các hoạt động khác sẽ cho phép việc đầu tư, quản lý đúng mức, đúng trọng điểm và hiệu quả Với sự phát triển ngày càng cao của xã hội thì sự phân ngành, phân rõ các bộ phận chi tiết trong một tổng thể càng cần thiết và là một đòi hỏi khách quan bởi mức độ phức tạp của từng bộ phận ngày càng cao nên cần phải phân nhỏ chi tiết, từ đó quản lý và đầu tư tốt hơn, hiệu quả hơn. Việc đồng nhất hay sự phân biệt không rõ ràng giữa hoạt động công nghiệp và các hoạt động phi nông nghiệp khác sẽ dẫn đến tổ chức quản lý đầu tư chồng chéo kém hiệu quả. 2. Hình thức sở hữu và qui mô tổ chức sản xuất Công nghiệp nông thôn chỉ hàm chứa các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ hoặc rất nhỏ ở nông thôn như các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý là chủ yếu,các tổ hợp sản xuất thủ công các tư nhân và hộ gia đình tiểu chủ cá thể. Các qui mô vừa và nhỏ đa dạng nói trên có đăng ký sản xuất kinh doanh dựa trên hình thức sở hữu tư liệu sản xuất của các cơ sở đó là chủ yếu . Như vậy công nghiệp nông thôn thường không có các cơ sở công nghiệp có qui mô lớn bởi vì nếu có các cơ sở công nghiêp qui mô lớn thì đòi hỏi phải có một kết cấu cơ sở hạ tầng đồng bộ và các hoạt động khác (dịch vụ, văn hoá xã hội, y tế …) phát triển mạnh khi đó địa bàn đó sẽ không còn là nông thôn nữa. Nếu không phân biệt như vậy sẽ dẫn đến quá nhấn mạnh phát triển công nghiệp lớn ở nông thôn, xem nhẹ các hoạt động khác ngành nghề khác sẽ dẫn đến phát triển mất cân đối ngay chính ở nông thôn và không khai thác được các tiềm năng ở nông thôn. ở địa bàn nông thôn với trình độ lao động còn thấp chưa thể đáp ứng với sản xuất công nghiệp lớn, hiện đại nhưng lại rất phù hợp và có thế mạnh đối với các ngành nghề truyền thống như mộc, gốm sứ, thêu ren, đan nát, sản vật liệu xây dựng …. Chính vì vậy phát triển công nghiệp nông thôn phải triệt để và chú ý khai thác hoạt động này ở nông thôn bởi nó đem lại thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp và là cơ sở để truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ vào nông thôn thông qua các cơ sở này như dùng máy bào, máy cưa trong làm mộc, máy đóng gạch …thay cho làm bằng chân tay. Nhưng cần lưu ý là phát triển công nghiệp nông thôn không phải là không chú ý đến công nghiệp lớn, chúng ta cần phải chú ý đến công nghiệp lớn nếu có điều kiện để chuyển đổi nông thôn lên một bước mới, tiếp cận với thành phố, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn ở những vùng chuyên canh qui mô lớn có nguồn nguyên liệu lớn. Có phát triển mạnh công nghiệp nhỏ ở nông thôn đồng thời kết hợp phát triển hợp lý công nghiệp lớn , đặc biệt công nghiệp chế biến thì mới phát triển nông thôn nhanh được, giảm bớt sự tụt hậu so với thành phố.Thực tế cho thấy với sản xuất hàng hoá càng phát triển, nông sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều nhưng công nghiệp chế biến của chúng ta lại phát triển quá kém, không có định hướng qui hoạch … Chính vì thế mà giá trị nông sản phẩm không cao, kém sức cạnh tranh, do vậy cần phảiphát triển công nghiệp chế biến gắn với qui hoạch, định hướng để có thể tiếp cận với công nghiệp tiên tiến vào chế biến nông sản phẩm,tất nhiên phát triển công nghiệp chế biến với qui mô lớn cần phải gắn với qui mô sản xuất tập trung để cung cấp đủ nguyên liệu cho chế biến tránh tình trạng như hiện nay các nhà máy chỉ hoạt động được trung bình khoảng 60% công xuất. 3. Địa bàn bố chí sản xuất công nghiệp nông thôn Trước hết là do kết quả của quá trình phân công lao động tại chỗ diễn râ trên địa bàn nông thôn, chính vì vậy mà nhiều nước gọi công nghiệp nông thôn là công nghiệp gia đình, công nghiệp làng xóm ở ấn độ, công nghiệp hương trấn ở Trung quốc. Như vậy công nghiệp nông thôn diễn ra ngay trên địa bàn nông thôn, và nó bao giờ cũng thể hiện tính nông thôn, thể hiện ngay ở đầu vào của quá trình sản xuất, đó là lao động có trình độ không cao. Nguồn nguyên liệu và lao động ở nông thôn rất dồi dào, vì vậy cho phép hoạt động công nghiệp nông thôn diễn ra phong phú và đa dạng, các làng nghề truyền thống diễn ra khá đa dạng và mang đặc trưng riêng của mỗi vùng nông thôn như làng gốm Bát tràng, tơ lụa Hà đông, thổ cẩm Tây nguyên … ở mức độ bao trùm hơn, công nghiệp nông thôn phụ thuộc trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp tại chỗ. Đây là điểm phân biệt khá rõ ràng giữa công nghiệp nông thôn và công nghiệp thành phố. Công nghiệp nông thôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, nó phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như nghề rèn, còn công nghiệp thành phố chỉ chịu ảnh hưởng gián tiếp hoặc ít chịu ảnh hưởng ít hơn của hoạt động sản xuất nông nghiệp. ở góc độ địa bàn sản xuất, có thể nói rằng công nghiệp nông thôn bao gồm các hoạt động sản xuất từ nguồn tài nguyên sinh thái có khả năng tái tạo như rừng, hồ, sông, biển, đất… và tài nguyên không thể tái tạo được như các mỏ khoáng, vật liệu xây dựng…không phân biệt theo ngành sản xuất, theo cấp quản lý, theo thành phần kinh tế mà chủ yếu theo lãnh thổ là các địa bàn nông thôn và sử dụng lao dộng tại chỗ của nông thôn. Việc nhấn mạnh khía cạnh địa bàn hoạt động của công nghiệp nông thôn như trên cho phép nhận thức rõ các đặc tính, sự cần thiết khách quan cũng như con đường chủ yếu phát triển công nghiệp nông thôn.Đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá như ở nước ta hiện nay, nếu như không nhận thức rõ con đường khách quan phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn sẽ dễ dẫn tới việc du nhập tuỳ tiện một ngành nghề phi nông nghiệp nào đó vào nông thôn rất khó có sự phát triển ổn định và bền vững. 4. Hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn Hình thức chủ yếu của công nghiệp nông thôn Việt nam hiện nay là tiểu thủ công nghiệp – hình thức ban đầu của sự phát triển công nghiệp, đã tồn tại và phát triển từ rất nhiều năm nay trong quá trình phát triển công nghiệp nông thôn nước ta. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như đan nát, mộc, gốm … rất đa dạng phong phú, nó đã cung cấp rất nhiêu các loại sản phẩm không những trong nước mà đã có rất nhiều sản phẩm xuất khẩu như gốm, thổ cẩm, … các sản phẩm này không những có giá trị kinh tế cao chúng còn có giá trị phi kinh tế rất lớn, đó là bản sắc dân tộc, tinh hoa của con người việt nam. Cùng với sự phát triển của sản xuất xã hội, đặc biệt trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp chế biến ở nông thôn đang được chú trọng phát triển. Đây là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hoá lớn tới nông sản phẩm sản xuất ra cần phải được chế biến với công nghệ tiên tiến mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tế cho thấy công nghiệp chế biến kém thì hiệu quả đem lại từ sản xuất nông nghiệp sẽ rất thấp, thiếu sức cạnh tranh dẫn đến đời sống của nông dân gặp khó khăn. Chính vì vậy công nghiệp chế biến đang được sự quan tâm của mọi cấp, mọi ngành và được đẩy mạnh đầu tư phát triển ngay trên địa bàn nông thôn, đặc biệt là các vùng sản xuất chuyên canh qui mô lớn. II. Vai trò của công nghiệp nông thôn Nước ta là một nước nông nghiệp, 80% dân số sống ở nông thôn và khoảng 70% dân số sống bằng nông nghiệp là chủ yếu. Điều này có nghĩa là xuất phát điểm của chúng ta trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất thấp. Thực tế cho thấy nếu ở nông thôn chỉ sống bằng nghề thuần nông trồng lúa thì đời sống của đại bộ phận người dân khó có thể được cải thiện, nông thôn khó có thể phát triển nhanh để giảm bớt sự tụ thậu so với sự phát triển của thành thị được. Chính vì vậy mà phát triển công nghiệp nông thôn có một ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển nông nghiệp và toàn diện kinh tế xã hội ở nông thôn. Sự tác động qua lại giữa quá trình phát triển công nghiệp nông thôn với các ngành khác tạo lên một cơ cấu kinh tế nông thôn luôn vận động từ thấp tới cao. Trong cơ cấu này nếu có sự định hướng đúng đắn, có giải pháp phát triển phù hợp thì công nghiệp nông thôn sẽ có một vai trò to lớn đối với sự phát triểncủa nông thôn và toàn bộ nền kinh tế. 1. Phát triển công nghiệp nông thôn cho phép phát huy năng lực nội sinh, khai thác kịp thời những lợi thế vốn có ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá nông thôn là quá trình biến đổi của công nghiệp nông thôn từ chỗ chỉ là hoạt động kinh tế phụ trong kinh tế thuần nông truyền thống thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế mới ở nông thôn . Xét một cách đầy đủ thì đó chính là quá trình biến đổi kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng của nông nghiệp và gia tăng các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại…). Thực tế công nghiệp hoá nông thôn là quá trình biến đổi kinh tế nông thôn dưới sự tác động kép của quá trình tự nó biến đổi bằng năng lực nôi sinh và quá trình tác động của nhà nước các cấp từ trung ương, địa phương và cơ sở. Trên địa bàn nông thôn hoạt động sản xuất đặc trưng là sản xuất nông nghiệp, hoạt động này cần phải có các công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động sản xuất và hoạt động công nghiệp nông thôn tất yếu phát triển đáp ứng nhu cầu này. Hoạt động công nghiệp nông thôn có nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa các công cụ phục vụ cho hoạt độn sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa các nhu cầu của đời sống xã hội diễn ra ở nông thôn và cả thành phố nữa ngày càng đòi hỏi công nghiệp nông thôn phát triển để đáp ứng nhu cầu đó như nhu cầu nhà ở thì cần có công nghiệp vật liệu xây dựng, nhu cầu trang trí nội thất cần có nghề mộc, gốm sứ ra đời, may mặc cần có thêu ren, dệt …Như vậy công nghiệp nông thôn ra đời và phát triển là do chính hu cầu khách quan của sản xuất và đời sống ở nông thôn chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người. Mặt khác công nghiệp nông thôn không thể tồn tại, phát triển ổn định và bền vững được nếu như không có sự tác động của các cơ quan nhà nước các cấp một cách đúng lúc, đúng chỗ. Nếu để cho công nghiệp nông thôn phát triển một cách tự phát thì sự phát triển không vững chắc, manh mún và không tiến tới được sản xuất hàng hoá với qui mô đủ lớn, chất lượng không đảm bảo để dáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, phong phú và đa dạng. Và còn nghiêm trọng nếu để công nghiệp nông thôn phát triển một cách tự phát sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà thực tế đã diễm ra như làng nhuộm ở Hà Tây thải nước nhuộn ra làm ô nhiễm các con mương, sông phụ tưới tiêu nông nghiệp; làng gốm sứ Bát Tràng thải nước thải làm ô nhiễm các con sông nơi đó và nhiệt độ nơi đó cao hơn nhiệt độ các vùng khác từ 1oc đến 20c . Công nghiệp nông thôn phát triển còn dựa trên điều kiện khai thác tận dụng các nguồn nguyên liệu rất phong phú và dồi dào ở nông thôn, đây là một tiềm năng thế mạnh ở nông thôn. Trong quá khứ chúng ta đã có chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà xem nhẹ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn vốn có quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp về các mặt cung cấp nguyên liệu chế biến, sử dụng lao động lúc nông nhàn, về mặt tổ chức sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chỉ được coi là một ngành nghề phụ trong hợp tác xã sản xuất nông nghhiệp kiểu cũ. Vì thế chúng ta đã phải trả giá cho sự sai lầm này.Trong khi đó đại bộ phận tài nguyên nhiên, nhân lực và các tinh hoa truyền thống cảu dân tộc chủ yếu phân bố ở các vùng nông thôn mà những tiềm năng thế mạnh này cần phải được khai thác thông qua hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn, ít nhất trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá hiện đại hoá. 2. Phát triển công nghiệp nông thôn tạo ra sự phát triển cân đối các ngành, vùng của kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá . Công nghiệp nông thôn tách khỏi sản xuất nông nghiệp nhưng lại có quan hệ mật thiết vớí sản xuất nông nghiệp, nóphục vụ và kích thích hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển ngày càng tốt hơn. Việc phát triển công nghiệp nông thôn hợp lý, phù hợp với điều kiện từng vùng sẽ tạo mối liên kết phía sau và phía trước của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp nông thôn phát triển , đặc biệt là ho0ạt động công nghiệp chế biến phát triển thì sản xuất nông nghiệp mới có hiệu quả kinh tế cao , sức canh tranh trên thị trường mới được tăng cường và cho phép sản xuất nông nghiệp có điều kiện tiếp thu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và từ đó hoạt động công nghiệp nông thôn có điều kiện phát triển hơn nữa ở chỗ hoạt động sản xuất nông nghiệp khi áp dụng các thành tựu máy móc thiết bị tiên tiến thì cần phải thông qua hoạt động công nghiệp nông thôn , hoạt động công nghiệp nông thôn vừa chuyển giao vừa phục vụ sửa chữa máy móc thiết bị . Hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển lại kéo theo các hoạt động dịch vụ phát triển với tư cách cung cấp một số yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu , giống… .Có thể nói hoạt động công nghiệp nông thôn phát triển tạo ra một phản ứng dây truyền là nó kích thích sản xuất nông nghiệp , hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển dẫn đến các hoạt động dịch vụ phát triển theo và tạo nên mọt sự phát triển cân đối hợp lý các ngành ở nông thôn .Sự cân đối này là cơ sở vững chắc cho nền kinh tế nông thôn phát triển , nó sẽ kích thích sự chuyển dịch lao động từ hoạt động sản xuất nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ , tránh sự xoá trộn đột biến trong quá trình phân công lại lao động xã hội ở địa bàn nông thôn . Mặt khác hoạt động sản xuất công nghiệp nông thôn , đặc biệt là công nghiệp chế biến cần phải gắn với vùng nguyên liệu với tư cách là cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất . Nguyên liệu cung cấp đầu vào không chỉ từ một vùng mà có thể từ nhiều vùng và giữa các vùng cùng cung cấp nguồn nguyên liệu cần phải có mọt sự thống nhất hợp lý nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thừa thiếu nguyên liệu và đương nhiên hiệu quả kinh tế dem lại là không cao . 3. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần phân bó lại lao động và dân cư , tạo việc làm tại chỗ , tăng thu nhập và sức mua cho thị trường nông thôn Phân công lao động xã hội là một đòi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia . Xu hướng phân công lại lao động xã hội là giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp xuống và tăng tỷ trọng lao đông các ngành phi nông nghiệp , dân số thành thị sẽ tăng dần lên và dân số nông thôn sẽ giảm đi . Nhìn chung đây là xu hướng tích cực nhưng nó phải gắn vói điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng trong từng giai đoạn nhất định .Việc phát triển công nghiệp nông thôn là tiền đề thu hút lao động trong nông nghiệp , đặc biệt lao động trong thời kỳ nông nhàn . Công nghiệp nông thôn phát triển ngày càng mạnh sẽ dẫn đến rút bớt dần một bộ phận lao động nông nghiệp chuyển hẳn sang các hoạt động khác bởi vói công việc trong các ngành nghề ấy người ta vẫn đảm bảo cho cuộc sống và có tích lũy .Chẳng hạn một bộ phận lao đông nông nghiệp có thể chuyển hẳn sang sản xuất gốm sứ mỹ nghệ , sản xuất vật liệu xây dựng , làm dịch vụ sửa chữa và chế tác các công cụ phục vụ sản xuất vào đời sống ở nông thôn … . Và khi công nghiệp nông thôn phát triển mạnh hơn nữa cho phép sản xuất nông nghiệp có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, một số khâu thủ công sẽ được thay bằng máy móc thiết bị và đương nhiên không cân nhiều lao động nữa, lao động này có thể chuyển sang các ngành nghề khác ( phi nông nghiệp ). Như vậy là công nghiệp nông thôn phát triển sẽ tạo ra việc làm ngay tại chỗ trên đại bàn nông thôn cho dân cư nông thôn, mà thực tế thu nhập từ các hoạt động sản xuất phi cao hơn hẳn so với thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần tuý.Dĩ nhiên thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng tăng lên vì do áp dụng máy móc thiết bị làm năng xuất lao động và công nghiệp chế biến phát triển sẽ làm tăng giá trị nông sản phẩm do công nghiệp và dịch vụ tạo ra, là động lực cho công nghiệp và dịch vụ phát triển và tạo lên sự tăng trưởng của cả nền kinh tế . Vấn đề việc làm ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay rất cấp bách và bức xúc. Việc làm đang thiếu trầm trọng, tình trạng thất nghiệp gia tăng, cả thất nghiệp hữu hình lẫn vô hình và bán thất nghiệp mà đặc biệt ở nông thôn tình trạng bán thất nghiệp là hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Cho đến năm 2000 tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị chiếm 6,44% lực lao động, mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 73,86%.ở vùng nông thôn sử dụng 70% lực lượng lao động nhưng hơn một phần tư thời gian lao động của họ chưa được sử dụng.Vấn đề thiếu việc làm, thất nghiệp ở nông thôn đã gây ra những hiện xã hội phức tạp như chộm cắp, nghiện hút, cờ bạc, mại dâm…, rồi hiện tượng di dân ra thành phố gây ra nhiều bức xúc ở thành thị như chộm cắp, tắc nghẽn giao thông, thiếu nhà ở … Những hiện tượng này hàng năm tốn hàng tỷ đồng của nhà nước để giải quyết nhưng vẫn chưa có kết quả mong muốn. Chính vì vậy phát triển công nghiệp nông thôn có ý nghĩa to lớn trong giải quyết các vấn đề bức xúc trên, góp phần ổn định phát triển đời sống kinh tế xã hội ở địa bàn nông thôn nói riêng và cả nền kinh tế nói chung . 4. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần hiện đại hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp nông thôn phát triển đòi hỏi cần phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, thông tin liên lạc….nhất định. Đây là cơ sở để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển và thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào nông thôn, đặc biệt là các vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều vùng nông thôn có nhiều thế mạnh về tài nguyên, lao động dư thừa nhưng do giao thông khó khăn, thông tin liên lạc không có, dẫn đến các nhà đầu tư không dám đầu tư vào và cơ hội vốn phát triển của các vùng nông thôn đó bị bỏ qua. Vì vậy nhà nước cần phải đầu tư co sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, hệ thống thông tin liên lạc. Đây là yếu tố làm bộ mặt nông thôn đổi mới với cơ sở hạ tầng thì nông thôn sẽ tiếp cận được nhiều tinh hoa từ bên ngoài hơn. Ngược lại công nghiệp nông thôn phát triển sẽ có điều kiện tích luỹ và đầu tư trở lại cho cơ sở hạ tầng , góp phần nâng cấp pháp triển hơn nữa cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn sẽ ngày càng cải thiện. Mối quan hệ tác động biện chứng này sẽ góp phần hiện đại hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nhờ đó giảm bớt sự tụt hậu của nông thôn so với thành phố,dân cư nông thôn có điều kiện tiếp cận với các điều kiện sống tốt hơn như y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…nó cho phép thực hiện đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người dân theo tinh thần của xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. 5. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần củng cố, duy trì và phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Nền kinh tế thị trường diễn ra sôi động chưa có từng có như hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các quá trình hội nhập hoá quốc tế hoá, đô thị hoá diễn ra cũng hết sức mạnh mẽ. Những quá trình này nó đã làm cho các giá trị truyền thống văn hoá của chúng ta đang bị mai một đi và một số giá trị đó đã mất hẳn. Đây là một nguy cơ lớn đối với truyền thống văn hoá của dân tộc trong quá trình hội nhập bởi quan điểm của ta là hoà nhập chứ không hoà tan. Đặc biệt nguy hiểm hơn hiện tượng này ở địa bàn nông thôn- nơi cất giữ những giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc đang diễn ra phổ biến, một số làng nghề, một số kỹ sảo truyền thống của các nghệ nhân mất dần. Công nghiệp nông thôn phát triển góp phần củng cố khôi phục lại những giá trị văn hoá tinh hoa của dân tộc mà nó là tiếng nói,là bản sắc, là hình ảnh của dân tộc Việt Nam. Khôi phuc phát triển các làng nghề, các kỹ xảo truyền thống nó sẽ đem laị thu nhập khá cao(cao hơn sản xuất nông nghiệp ), các sản phẩm của các nghệ nhân,của các làng nghề có giá trị xuất khẩu rất lớn, rất phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch. Các sản phẩm thể hiện giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam chủ yếu từ các làng nghề thủ công, nó rất đa dạng, gắn liền với từng vùng quê, tổ chức sản xuất gắn liền với hộ gia đình, với nhiều kỹ xảo tryền thống truyền từ đời này sang đời khác có tính bền vững và ổn định cao, lại rất phù hợp với đặc điểm khéo tay hay làm của người dân. Do vậy, muốn khai thác và phát huy lợi thế của các vùng nông thôn là khai thác nguồn lao động dồi dào, truyền thống cần cù, khéo tay; muốn vậy phải chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề tiểu thủ công truyền thống và nó phải được sự quan tâm thích đáng của mọi cấp mọi ngành từ trung ương đến địa phương. III. Nội dung chủ yếu phát triển công nghiệp nông thôn 1. Các ngành công nghiệp nông thôn Các hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp ở nông thôn rất đa dạng được phân bố trên các vùng nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng. Các sản phẩm của nó cũng rất đa dạng đáp ứng cho nhu cầu thị trường của mỗi vùng, cả nước và hướng xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Theo đặc điểm của hoạt công nghiệp nông thôn như kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu sử dụng, tính chất sản phẩm đầu ra ….thì có thể thấy công nghiệp nông thôn gồm: a. Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản Đây là ngành công nghiệp quan trọng nhất ở nông thôn, có mối quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ công nghiệp chế biến là cơ sở thúc đẩy mạnh nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, thông qua công nghiệp chế biến làm tăng giá trị sử dụng và giá trị của nông sản phẩm, do đó lợi ích của người sản xuất nông nghiệp được đảm bảo và đem lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp . Hiện nay ngành công nghiệp chế biến của chúng ta còn nhiều yếu kém chưa khắc phục được như công nghệ lạc hậu, qui hoạch thiếu đồng bộ …dẫn đến việc xuất khẩu nông sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu thô, sơ chế hoặc qua chế biến thì chất lượng kém. Vì vậy giá trị đem lại cho sản xuất nông sản phẩm là thấp, người nông dân luôn trong tình trạng bất lợi đời sống khó khăn . Theo xu hướng sản xuất hàng hoá qui mô lớn tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế đối với mọi ngành kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp noí riêng thì các sản phẩm mà thị trường đòi hỏi ngày càng tăng là các sản phẩm tinh chế, các sản phẩm thô hoặc sơ chế có nhu cầu ngày càng giảm. Chính vì vậy một đòi hỏi bức thiết đối với công nghiệp chế biến là phải làm sao chế biến từ những nông sản phẩm ra những sản phẩm kinh tế đủ khả năng đáp ứng và cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước, đặc biệt hiện nay nước ta lại là một nước nông nghiệp mà sản phẩm chủ yếu của nó là các nông sản phẩm . Một thực tế cho thấy hiện nay công nghiệp chế biến của chúng ta yếu kém mà khiến các ngành sản xuất nguyên liệu trong nước như cà phê là một điển hình luôn bị phụ thuộc, bị ép giá và bất lợi trong các quan hệ thương mại. Singapo là nước không sản xuất nguyên liệu cà phê, cao su nhưng lại nhập của chúng ta dưới dạng thô hoặc sơ chế vớigiá thành thấp, nhưng họ lại rất mạnh về công nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến nên cho ra các sản phẩm tinhn chế chất lượng cao, giá thành phải chăng từ nguyên liệu của chúng ta và quay sang tiêu thụ ngay trên thị trường thị trường của chúng ta, cạnh tranh với các sản phẩm của chúng ta và đương nhiên cúng ta rất khó có thể cạnh tranh được với các sản phẩm của họ. Điều này nói lên rằng công nghiệp chế biến của chúng rất yếu kém so với các nước trong khu vực, đã đến lúc chúng ta cần phải tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến một cách thích đáng bởi chúng ta có một lợi thế rất lớn là có thể sản xuất được nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành thấp, chất lượng khá và đặc biệt nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ. Có thể nói công nghiệp chế biến phát triển là động lực thúc đảy ngành nông nghiệp phát triển, nó không chỉ chế biến nông sản phẩm mà còn cả thuỷ hải sản nữa. Các nông sản phẩm, thuỷ hải sản muốn có giá trị kinh tế cao cần phải qua chế biến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tình của thị trường. Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc bố chí các cơ sở công nghiệp chế biến cần phải gắn với các vùng sản xuất tập trung và công tác qui hoạch thiết kế phải phù hợp với điều kiện vốn, lao đọng…của từng vùng, tránh tình trạng như hiện nay các nhà máy chế biến như mía đường, hoa quả không có đủ nguyên liệu để hoạt động, nhà máy chỉ hoạt động được khoảng 60%-70% công xuất thiết kế, như vậy dẫn đến lãng phí công nghệ, lãng phí vốn đầu tư và khấu hao tăng lên sẽ làm giá thành sản phẩm cao làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm yếu khó có thể tồn tại lâu dài, vững chắc được. b. Công nghiệp cơ khí và sửa chữa trong nông thôn Công nghiệp cơ khí và sửa chữa sản xuất các công cụ là các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất, dịch vụ và đời sống ở nông thôn, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Ngành công nghiệp này nó đáp ứng kịp thời cho nhu cầu rất đa dạng trong sản xuất và đời sống trên địa bàn nông thôn . Trong nhiều năm qua trên cơ sở kinh tế hộ tự chủ, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã đã đầu tư trang thiết bị máy móc để tự mở sản xuất và sửa chữa các máy móc, công cụ cải tiến phục vụ cho đời sống và sản xuất ngay trên địa bàn nông thôn và thực tế hoạt động này tổ ra rất hiệu quả. Hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc rất lớn vào địa bàn sản xuất cảu từng vùng, chính vì vậy mà công cụ sản xuất cũng rất đa dạng để phù hợp với địa bàn sản xuất. Ngành công nghiệp cơ khí và sửa chữa đã đáp ứng rất tốt điều này. Ngay cả khi cần nhập những máy móc thiết bị mới vào sản xuất nông nghiệp thì những máy móc này thường đã qua sử dụng, nhanh hỏng cần phải sửa chữa mới hoạt động tốt được. Ngành công nghiệp cơ khí và sửa chữa đã đáp ứng nhu cầu rất thường xuyên trong sản xuất và đời sống ở địa bàn nông thôn, nó giảm được chi phí, thời gian hco người dân nông thôn bởi họ không cần phải vận chuyển máy móc lên tận thành phố để sửa chữa hay mua sắm máy móc thiết bị và đặc biệt là mua các công cụ dụng cụ cải tiến phục vụ cho sinh hoạt đời sống và sản xuất. Song hiện nay ngành công nghiệp cơ khí và sửa chữa phát triển vẫn mang tính tự phát là chủ yếu chưa thực sự được quan tâm đầu tư của các cấp ngành trung ương và địa phương trong khi đó vai trò của nó lại không nhỏ, nó đã góp phần rất lớn ổn định đời sống kinh tế xẫ hội trên địa bàn nông thôn. Chính vì vậy các cấp, đặc biệt là cấp huyện và cấp tỉnh cần phải quan tâm đầu tư thích đáng với vị trí của nó trong nền kinh tế nông thôn. Để phát triển ngành công nghiệp cơ khí và sửa chữa ở nông thôn thì ngay bản thân nó phải đảm nhiệm sản xuất ra được các công cụ cải tiến, phải sửa chữa được các máy móc chuyên dụng phổ biến ở nông thôn. Đồng thời các thành phố thị trấn, thị xã, các trung tâm công nghiệp cần phải đáp ứng các máy công tác, máy động lực và có trách nhiệm đào tạo đọi ngũ lao động, công nhân kỹ thuật cho công nghiệp cơ khí và sửa chữa nông thôn và nhà nước cần phải có chính sách vốn, chính sách thuế…để tác động tạo điều kiện cho nó phát triển. Có như vậy công nghiệp cơ khí và sửa chữa nông thôn sẽ phát triển một cách đồng bộ, đem lại hiệu quả cao và đóng góp ngày càng nhiều vào sự phát triển ổn định lâu dài cho kinh tế xã hội nông thôn . c. Công nghiệp vật liệu xây dựng Nhu cầu xây dựng là nhu cầu không thể thiếu trong quá trình phát triển nông thôn nói riêng và cả nước nói chung. ở nông thôn nhu cầu về xây dựng là rất lớn như xây dựng nhà ở, các công trình nước sinh hoạt,._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35500.doc
Tài liệu liên quan