Một số vấn đề pháp lý về ký kết mua bán hợp đồng ngoại thương

Lời nói đầu Những tháng năm cuối cùng của thế kỷ 20 với những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Bên cạnh đó, sự phân công lao động quốc tế theo những lợi thế so sánh tương đối cũng tạo ra một khối lượng ngày càng lớn các sản phẩm hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia với nhau. Kim ngạch thương mại Thế giới hiện nay chiế

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề pháp lý về ký kết mua bán hợp đồng ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m khoảng 33% tổng sản lượng thế giới, có nghĩa là 1/3 sản lượng thế giới làm ra là để trao đổi giữa các quốc gia với nhau. ở Việt Nam, công cuộc đổi mới kinh tế khởi đầu từ năm 1986 đã đạt được những tiến bộ quan trọng : chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập với nền kinh tế Thế giới. Nếu như trong thời kỳ bao cấp (1986 trở về trước) quan hệ buôn bán của Việt Nam chủ yếu tập trung vào một số nước XHCN như Liên xô (cũ) và các nước Đông Âu thì trong vòng hơn 10 năm trở lại đây Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 100 nước. Tính đến tháng 12 năm 1998 Việt Nam đã ký 65 Hiệp định Thương mại song phương với các nước ở hầu hết các châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại dương. Bên cạnh các Hiệp định song phương Việt Nam còn ký một số Điều ước đa phương: Hiệp định về buôn bán hàng dệt may Việt Nam - Cộng đồng châu Âu (25/12/1992); Hiệp định khung hợp tác Việt Nam - Cộng đồng châu Âu (17/7/1995); Gia nhập ASEAN (25/7/1995) và tham gia CEPT (12/1995); Tham gia APEC ( 12/1998)....đó là những điều kiện thuận lợi để nước ta mở rộng buôn bán quốc tế và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 10 năm (1986 - 1996) là 78.055,8 triệu USD trong khi 10 năm trước đó (1976 - 1985) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ là 18.773 triệu rup - USD (nguồn Thương mại thời mở cửa - Nhà xuất bản Thống kê 1996). Từ sự phát triển của nền kinh tế hệ thống pháp luật cũng đã và đang từng bước được điều chỉnh để thích nghi với điều kiện mới. Các quy phạm pháp luật mang tính chất mệnh lệnh, quyền uy, ban phát tặng cho được thay thế bằng các quy phạm pháp luật mang tính bình đẳng, ngang quyền, kích thích năng động sáng tạo của người lao động. Khung pháp luật về kinh tế đang dần được hoàn thiện với mục đích định hướng, tạo ra các chuẩn mực, thủ tục pháp lý và các giải pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển. Phục vụ cho công tác ngoại thương lần đầu tiên chế định về hợp đồng mua bán ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài được ra đời và quy định trong Luật thương mại 1997. Chế định về hợp đồng mua bán ngoại thương ra đời đã tạo nên một số nguyên tắc rõ ràng và thống nhất, cung cấp một cách hữu hiệu phương tiện giao dịch và điều chỉnh các quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài.Với tên đề tài “ Một số vấn đề pháp lý về ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương” bài thực tập tốt nghiệp của em là một số tìm hiểu pháp luật về Hợp đồng mua bán ngoại thương trong thời kỳ đổi mới để từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa chế định pháp luật này. Chương I: Những vấn đề lý luận chung về HĐMBNT. I. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán hàng hoá Khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa II. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán ngoại thương Khái niệm Hợp đồng mua bán ngoại thương Luật điều chỉnh Hợp đồng mua bán ngoại thương Chương II : Ký kết và thực hiện Hợp đồng mua bán ngoại thương A. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương B. Thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương I. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương II. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương III. Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương Chương III : Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng mua bán ngoại thương: Thực trạng - Giải pháp. Chương I Những vấn đề lý luận chung về HĐMBNT. i. Những vấn đề lý luận về Hợp đồng mua bán hàng hoá 1. Khái niệm về Hợp đồng mua bán hàng hóa Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa có hai hình thức kinh tế: kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa. Kinh tế tự nhiên là hình thức sản xuất tự cung tự cấp, các sản phẩm làm ra chủ yếu dùng để thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất trong nội bộ đơn vị kinh tế. Đối lập với hình thức kinh tế này là kinh tế hàng hóa trong đó hàng hóa được sản xuất ra nhằm mục đích mua bán , trao đổi để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Các quan hệ trao đổi hàng hóa khi được điều chỉnh bởi Nhà nước thì pháp luật về hợp đồng ra đời. Hợp đồng mua bán hàng hoá là một loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng tự nguyện giữa các chủ thể, nhằm xác lập, thực hiện chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa. Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa Đặc điểm của Hợp đồng mua bán hàng hóa là những dấu hiệu đặc trưng nhất giúp ta phân biệt được Hợp đồng mua bán hàng hóa với các loại hợp đồng khác. Cụ thể : Mặc dù là một loại Hợp đồng kinh tế nhưng chủ thể của HĐMBNT chỉ cần là thương nhân hay một bên là thương nhân (điều 47 Luật Thương mại) chứ không quy định phải là các bên có tư cách pháp nhân hay ít nhất phải có Đăng ký kinh doanh như điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hoá theo qui định tại khoản 3 điều 5 Luật Thương mại. Hàng hóa theo điều khoản này được bao gồm : máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác được lưu thông trên thị trường, nhà ở dùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua bán. Hợp đồng được thoả thuận ký kết không phải chỉ theo hình thức văn bản như trong Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 mà còn có thể bằng hình thức miệng hoặc bằng hành vi cụ thể khác. Đây là điểm tiến bộ của Luật Thương mại, thể hiện sự phù hợp với quy định chung của pháp luật các nước. Vì đối tượng của hợp đồng là hàng hóa nên nội dung của hợp đồng là toàn bộ nghĩa vụ của các bên xung quanh việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua, xung quanh việc làm thế nào để người bán nhận được tiền và người mua nhận được hàng. Những vấn đề lý luận chung về HĐMBNT Khái niệm HĐMBNT Về cơ bản hoạt động thương mại ở tất cả các quốc gia đều diễn ra dưới hai hình thức: mua bán hàng hóa nội địa và mua bán hàng hóa quốc tế. Về bản chất đó đều là những hoạt động mà trong đó người bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa cho người mua, còn người mua có nghĩa vụ chuyển cho người bán một khoản giá trị ngang bằng với giá trị hàng hóa được trao đổi. Tuy nhiên, khác với mua bán hàng hoá trong nước mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài và được sự điều tiết của Chính phủ các quốc gia khác nhau. Yếu tố nước ngoài hay còn gọi là tính chất quốc tế được hiểu không giống nhau theo pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia. + Tính chất quốc tế theo Công ước Lahaye 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình gồm: Chủ thể ký kết là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; và Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác; hoặc và Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau. Nếu các bên ký kết không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ. Vấn đề quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương. + Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá chỉ đưa ra một tiêu chuẩn để khẳng định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương, đó là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. + ở Pháp, khi xác định tính chất quốc tế của hợp đồng mua bán ngoại thương người ta căn cứ vào hai tiêu chuẩn kinh tế và pháp lý. Theo tiêu chuẩn kinh tế: Một hợp đồng quốc tế là hợp đồng tạo ra sự di chuyển qua lại biên giới các giá trị trao đổi tương ứng giữa hai nước. Theo tiêu chuẩn pháp lý: một hợp đồng được coi là quốc tế nếu nó bị chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý của nhiều quốc gia như quốc tịch của các bên, nơi cư trú của các bên, nơi cư trú của các bên, nơi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, nguồn vốn thanh toán. + ở Việt Nam, trước đây, HĐMBNT phải có ba điều kiện: chủ thể của HĐMBNT phải là các bên có quốc tịch khác nhau; hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được chuyển từ nước này sang nước khác; đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ với một trong hai bên ký kết (Phần I - Quy chế tạm thời số 4794/TM-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) ). Trong thực tiễn áp dụng pháp luật những quy định này đã bộc lộ nhiều nhược điểm của nó. Ví dụ : hàng hóa là đối tượng của HĐMBNT không nhất thiết phải chuyển từ nước này sang nước khác trong trường hợp có sự mua bán hàng hóa giữa khu công nghiệp - khu chế xuất - khu công nghệ cao với pháp nhân trong nội địa; hay trường hợp một thương nhân mang quốc tịch Việt Nam cư trú tại Pháp ký kết Hợp đồng mua bán hàng hóa với một pháp nhân Việt Nam tại Việt Nam. Trường hợp này hợp đồng không được xác định là HĐMBNT mặc dù thực chất chính là HĐMBNT. Để khắc phục nhược điểm này, điều 80 Luật Thương mại 1997 chỉ quy định : ”Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Và tính chất quốc tế của HĐMBNT chỉ tồn tại một tiêu chuẩn, đó là HĐMBNT được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. 2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán ngoại thương. - Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương là thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài có đủ tư cách pháp lý theo pháp luật của nước mà thương nhân mang quốc tịch. - Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán ngoại thương là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán. - Tranh chấp phát sinh giữa các bên xung quanh việc ký kết và thực hiện hợp đồng có thể do toà án dân sự của một nước hoặc do trọng tài quốc tế xét xử. - Luật điều chỉnh hợp đồng mang tính chất phức tạp, đa dạng; ngoài việc áp dụng pháp luật của các nước ký kết hợp đồng có thể sẽ phải áp dụng luật nước thứ ba, tập quán quốc tế, điều ước quốc tế hoặc thậm chí cả tiền lệ pháp. 3. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương. Luật điều chỉnh HĐMBNT HĐMBNT dù được ký kết hoàn chỉnh, chi tiết đến đâu , bản thân nó cũng không thể dự kiến chứa đựng, bao gồm tất cả các vấn đề, những tình hưống có thể phát sinh trong thực tế. Do đó, cần phải bổ sung cho HĐMBNT một cơ sở pháp lý cụ thể bằng cách lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng đó. Theo nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế, trong mua bán quốc tế, các bên đương sự hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận chọn nguồn áp dụng cho quan hệ hợp đồng của mình. Nguồn luật đó có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế về thương mại hoặc tập quán thương mại quốc tế và thậm chí cả tiền lệ pháp. Song, điều quan trọng ở chỗ nên chọn nguồn luật nào, làm thế nào để có thể chọn luật thích hợp nhất để bảo vệ được quyền lợi của mình. Vấn đề này thật không đơn giản. Cần phải nghiên cứu tất cả các nguồn luật nói trên và cách áp dụng cũng như vai trò giá trị pháp lý của từng nguồn luật đối với HĐMBNT. a. Điều ước quốc tế về thương mại. Điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản được các quốc gia ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ buôn bán quốc tế. Điều ước quốc tế về thương mại, xét về mặt chủ thể ký kết, có thể có hai loại là điều ước quốc tế có tính chất song phương và điều ước quốc tế có tính chất đa phương; Xét về mặt phạm vi, quy mô ảnh hưởng, có thể có điều ước thương mại có tính chất khu vực và điều ước thương mại có tính chất toàn cầu; Xét về mặt nội dung, có điều ước quốc tế chuẩn tắc (là điều ước định ra các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết cũng như với tự nhiên nhân, pháp nhân của họ) và điều ước sang tính thực chứng (là điều ước thể chế hoá hoạt động của các tổ chức quốc tế, các hội nghị quốc tế, các văn phòng, uỷ ban mà điều ước có đủ thẩm quyền đưa ra nghị quyết, chỉ thị, quy tắc). Vai trò, hiệu lực, tác dụng cũng như mối quan hệ qua lại giữa các điều ước thương mại thế giới với luật quốc gia thường do tính chất của các loại điều ước nói trên quyết định. Về tên gọi, các điều ước quốc tế về thương mại có thể được gọi là Hiệp định thương mại, Công ước, Hiệp ước ... Một trong những điều ước quốc tế quan trọng điều chỉnh lĩnh vực ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương là Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước gồm 3 phần 101 điều quy định rõ những vấn đề liên quan tới việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Công ước là kết quả của một quá trình cố gắng, là một thành tựu đáng kể của Liên hợp quốc nhằm tiến tới việc nhất thể hoá luật về mua bán quốc tế, loại bỏ những cản trở do những quy định quá khác xa nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia về những vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng giữa người mua với người bán. Tuy nhiên, Công ước Viên chỉ đương nhiên áp dụng cho những hợp đồng mua bán giữa những nước là thành viên tham gia Công ước. Cho đến nay Việt Nam vẫn chưa tham gia Công ước Viên 1980, vì vậy, Công ước này chỉ được áp dụng để điều chỉnh những hợp đồng mua bán ngoại thương mà các chủ thể Việt Nam đã ký với các tự nhiên nhân hoặc pháp nhân nước ngoài nếu trong hợp đồng mua bán ngoại thương có các điều khoản sẽ áp dụng Công ước Viên 1980, hoặc hai bên thoả thuận với nhau sẽ dựa vào Công ước Viên để giải quyết những tranh chấp về hợp đồng mua bán ngoại thương. Nếu không có thoả thuận đó Công ước viên 1980 sẽ không có ý nghĩa, không có bất kỳ giá trị pháp lý nào đối với các chủ thể Việt Nam. b. Luật quốc gia. Luật quốc gia sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán ngoại thương khi: - Các bên có thoả thuận trong điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương (gọi là điều khoản về luật áp dụng). Điều khoản này có thể quy định như sau: “mọi vấn đề không được quy định hoặc quy định không đầy đủ trong hợp đồng này sẽ được giải quyết theo luật Việt Nam”. - Các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết. Phương pháp mà các bên ký kết trước đó, vì một lý do có tính chất khách quan hoặc chủ quan không có điều khoản về luật áp dụng. Lúc này thường là tranh chấp đã xảy ra nhưng các bên vẫn có thể đàm phán với nhau để thoả thuận chọn luật áp dụng. - Khi luật đó được quy định trong các điều ước quốc tế hữu quan. Điều này có nghĩa là nếu trong các điều ước quốc tế mà quốc gia mình đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy định điều khoản về luật áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế thì luật đó đương nhiên được áp dụng. Luật quốc gia được các bên lựa chọn có thể là luật nước ngoài bán, luật nước ngoài mua, luật của nước thứ ba hoặc cũng có thể là luật nơi ký kết hợp đồng, luật nơi thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng ... Trong trường hợp luật Việt Nam là luật được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ về hợp đồng mua bán ngoại thương thì chúng ta sẽ sử dụng các quy định của pháp luật về mua bán hàng hoá để áp dụng. c. Tập quán quốc tế về thương mại. Tập quán quốc tế về thương mại cũng là nguồn của hợp đồng mua bán ngoại thương. Tập quán thương mại là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thoả mãn các yêu cầu: - Là một thói quen phổ biến được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên. - Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen độc nhất. - Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà dựa vào đó người ta có thể xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Tập quán quốc tế về thương mại sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương trong các trường hợp: - Khi chính các bên quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương. - Khi các điều ước quốc tế liên quan quy định. - Khi luật nội dung (luật quốc gia) do các bên thoả thuận lựa chọn, không có hoặc có nhưng không đầy đủ, còn khiếm khuyết vấn đề tranh chấp, về vấn đề cần được điều chỉnh. Trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương, tập quán quốc tế được sử dụng rộng rãi nhất là Incoterm 1936 - 1953 - 1967 - 1976 - 1980 - 1990 (International Rules for the Interpretation of trade Terms - Quy tắc chung giải thích các thuật ngữ buôn bán quốc tế). Incoterm được Hiệp hội thương gia quốc tế đặt ra nhằm thống nhất những giải thích đối với thuật ngữ buôn bán. Quy định chung đầu tiên ra đời vào năm 1936, sau đó, để thích ứng với nhu cầu phát triển nghiệp vụ buôn bán quốc tế, Hiệp hội thương gia quốc tế đã tiến hành sửa đổi, bổ sung từng phần vào những năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990. Incoterms sửa đổi lần cuối cùng có hiệu lực từ ngày 1/7/1990 và được gọi tắt là Incoterm 1990. Incoterm 1990 bao gồm 13 thuật ngữ buôn bán và được chia thành 4 nhóm E, F, C, D. Nhóm E Vận tải hàng không EXW: Ex Works Giao hàng tại nhà máy Nhóm F Cước vận chuyển chưa trả FCA: Free Carrie Giao hàng người vận chuyển FAS: Free Alongside Ship Giao hàng cạnh tàu cảng bốc xếp FOB: Free on Board Giao hàng trên tàu cảng bốc xếp Nhóm C Cước vận chuyển đã trả CFR: Cost and Freight Giá thành + Cước vận chuyển CIF: Cost Insurrance and Freight Giá thành + Bảo hiểm + cước vận chuyển CPT: Carriage Paid To Cước vận chuyển trả tới (2) CIP: Carriage and Insurrance Paid To Cước vận chuyển và phí bảo hiểm trả tới Nhóm D Đến nơi DAF: Delivered at Frontier Giao hàng tại biên giới DES: Delivered ExShip Giao hàng trên tàu cảng đích DEQ: Delivered ExQuay Giao hàng tại bến tàu cảng đánh DDU: Delivered Duty Unpaid Giao hàng chưa trả hết thuế DDP: Delivered Duty Paid Giao hàng đã trả hết thuế Trong các loại tập quán quốc tế về thương mại Incoterms là một loại có nội dung bao hàm nhiều nhất, phạm vi sử dụng rộng rãi nhất và ảnh hưởng lớn nhất. Theo quy định của pháp luật Việt Nam các bên trong hợp đồng được thoả thuận áp dụng mọi điều ước và tập quán thương mại quốc tế nếu điều ước hoặc tập quán thương mại đó không trái với pháp luật Việt Nam. Ngoài ba nguồn nói trên, thực tiễn buôn bán của các nước phương Tây còn thừa nhận cả án lệ và các bản điều kiện chung, các hợp đồng mẫu chuyên nghiệp làm nguồn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán ngoại thương. Chương II ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. a. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. 1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng mua bán ngoại thương muốn có hiệu lực phải thoả mãn bốn điều kiện mà Luật dân sự đã quy định chung cho mọi loại hợp đồng. Bốn điều kiện đó là: chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp, hình thức của hợp đồng phải hợp pháp, nội dung của hợp đồng phải hợp pháp và hợp đồng phải được ký trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện. a. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng. Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia quan hệ hợp đồng mua bán ngoại thương. Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương phía nước ngoài là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Năng lực hành vi của tự nhiên nhân nước ngoài ở những nước khác nhau có những quy định khác nhau. Có những nước quy định rằng, năng lực hành vi được xác định theo luật của nước mà người đó mang quốc tịch bất kể nơi cư trú (ví dụ: Pháp, Đức, Ba lan...). Một số nước khác lại quy định phải áp dụng pháp luật nơi cư trú của đương sự để xác định năng lực hành vi, bất kể quốc tịch của đương sự (ví dụ: Anh, Mỹ...). Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương cần phải tìm hiểu kỹ để xác định năng lực hành vi của tự nhiên nhân. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, pháp luật nhiều nước quy định một số trường hợp ngoại lệ không áp dụng pháp luật của nước đương sự là công dân hoặc của nước nơi đương sự cư trú.Ví dụ, theo điều 7 Phần mở đầu Bộ luật dân sự Đức, điều 23 Bộ luật dân sự Bồ Đào Nha, nếu đương sự không đủ năng lực hành vi ký kết hợp đồng theo pháp luật của nước mà đương sự là công dân, nhưng đủ năng lực hành vi theo pháp luật của nước mà toà án có thẩm quyền xét xử, thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý. Đối với pháp nhân, muốn xem xét một tổ chức nước ngoài nào đó ký hợp đồng với phía Việt nam có đủ tư cách pháp nhân hay không thì trước tiên phải tìm hiểu xem tổ chức đó thuộc quốc tịch nước nào, việc xác định quốc tịch của pháp nhân tạo cơ sở xác định nội dung quy chế pháp lý của pháp nhân trong ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Theo pháp luật của Pháp, của Đức và nhiều nước khác, pháp nhân đặt trụ sở ở nước nào thì mang quốc tịch nước đó, không phân biệt nơi đăng ký thành lập hay tiến hành hoạt động của pháp nhân. Pháp luật của Anh và Mỹ lại quy định rằng quốc tịch của pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập, bất kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi hoạt động của nó. Pháp luật của một số nước như Ai cập, Xi-ri...quy định áp dụng nguyên tắc quốc tịch pháp nhân tuỳ thuộc vào nơi đặt trung tâm hoạt động của pháp nhân, bất kể nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập. Do quy định của pháp luật các nước về nguyên tắc xác định quốc tịch pháp nhân không giống nhau, trong thực tiễn không tránh khỏi trường hợp một pháp nhân được hai hay nhiều nước coi là pháp nhân mang quốc tịch nước mình. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Để giải quyết tình hình này các nước thường ký kết với nhau điều ước quốc tế nhằm thống nhất nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân. Chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương vể phía Việt nam cũng có thể là tự nhiên nhân hay pháp nhân Việt nam. Tự nhiên nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương mại thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chừng nhận đăng ký kinh doanh và trở thành thương nhân. Tuy nhiên, không phải mọi thương nhân Việt nam đều được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương. Căn cứ vào điều 81 Luật thương mại nước CHXHCN Việt nam và nghị định 57 NĐ-CP ngày 31-7-1998 của Chính phủ, muốn được thừa nhận là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương thì chủ thể bên Việt nam phải là thương nhân được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo nghành nghề đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các thương nhân không được phép xuất nhập khẩu thì không có quyền giao dịch, ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các đơn vị này ký kết đều không có hiệu lực. * Thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. - Nếu hợp đồng được ký kết giữa các cá nhân hay các doanh nghiệp tư nhân với nhau thì người có thẩm quyền ký kết là chủ các doanh nghiệp đó. Họ là các cá nhân có tên trong đăng ký kinh doanh (ở Việt nam) hoặc có tên trong sổ đăng ký thương nhân, trong sổ đăng ký thương mại (ở các nước như Pháp...) hoặc những người được các chủ doanh nghiệp, các cá nhân có đăng ký kinh doanh uỷ quyền bằng hình thức văn bản. - Nếu hợp đồng được ký kết giữa các xí nghiệp dưới dạng công ty, hãng, hiệp hội, tập đoàn, tổng công ty...thì thẩm quyền ký kết thuộc về người đứng đầu các doanh nghiệp, các pháp nhân...đó. Người đứng đầu pháp nhân cũng có thể uỷ quyền bằng hình thức văn bản cho người khác thay mình ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, người được uỷ quyền không được ký hợp đồng ra ngoài phạm vi được uỷ quyền. b. Điều kiện về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thực hiện dưới một hình thức nhất định. Pháp luật của đại đa số các nước đều quy định hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có giá trị pháp lý về mặt hình thức khi nó được thực hiện dưới hình thức văn bản. Điều 11 Công ước Viên 1980 quy định: “Không yêu cầu hợp đồng mua bán phải được ký kết hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ một yêu cầu nào đó về mặt hình thức...”. Việc quy định này nhằm đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên chủ thể hợp đồng thuộc các nước thành viên Công ước có thể giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng. Mặc dù vậy, điều 96 Công ước Viên 1980 cũng quy định rõ: “Nếu nước thành viên nào mà trong pháp luật nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó sẽ được bảo lưu. Về vấn đề này, pháp luật Việt nam quy định: hợp đồng mua bán ngoại thương phải được lập thành văn bản mới có hiệu lực; điện báo, telex, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tủ khác cũng được coi là hình thức văn bản (khoản 3 điều 49 Luật Thương mại ). c. Nội dung của hợp đồng. Nội dung của hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thể hiện thoả thuận, biểu hiện ý chí tự nguyện của các bên chủ thể nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau. Tuy nhiên không phải bất cứ nội dung nào do các bên thoả thuận đưa vào hợp đồng cũng được coi là hợp pháp. Hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ hợp pháp về nội dung khi nó chứa đựng những điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật. Phần nội dung của hợp đồng thường có các điều khoản sau: - Đối tượng của hợp đồng: Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua và bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán. Hàng hoá phải được ghi cụ thể, chính xác tên thường gọi đối với hàng hoá đó, có kèm theo tên thương mại hoặc tên khoa học (nếu có) hoặc ghi kèm theo tên người sản xuất... sao cho tránh được sự lầm lẫn giữa hàng hoá này với hàng hoá khác. - Số lượng hoặc khối lượng của hàng hoá: Số lượng (khối lượng) hàng hoá được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế. Ghi cả phương pháp, địa điểm xác định số lượng. Nội dung và sự đơn giản hay phức tạp của điều khoản này cần phải xem đặc tính của hàng hoá để quy định. - Phẩm chất hàng hoá: Việc xác định phẩm chất hàng hoá phải được quy định cụ thể thông qua sự mô tả theo hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc xác định bởi đặc tính lý hoá của nó, hoặc theo một mẫu nhất định; hoặc theo một tiêu chuẩn (quốc gia, quốc tế) đối với hàng hoá đó. - Giá cả của hàng hoá: Giá cả là một điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán ngoại thương nên nó cần được quy định cụ thể. Giá cả phải được ghi bằng chữ và đồng tiền tính giá. Chú ý khi ghi đồng tiền tính giá phải ghi cụ thể là loại tiền gì, của nước nào, vì thực tế trên thế giới có nhiều loại tiền của các nước tuy tên gọi giống nhau nhưng tên gọi lại khác nhau. - Thời hạn giao hàng: để đảm bảo quyền lợi của mình và tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giao nhận hàng, các bên phải thoả thuận thời gian giao hàng. Thời gian giao hàng có thể được các bên ấn định vào một thời điểm cụ thể hoặc vào khoảng thời gian cụ thể. - Phương thức giao hàng: Phương thức giao hàng là những quy định về trách nhiệm của người mua hàng và người bán hàng trong các vấn đề có liên quan đến việc giao hàng như: thuê phương tiện vận chuyển, mua bảo hiểm hàng hoá, xác định thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hoá từ người bán sang người mua... Thông thường người ta áp dụng phương thức giao hàng theo Incoterm 1990. Nếu có vấn đề gì cần thêm bớt vào các điều kiện giao hàng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế thì các bên cũng phải thoả thuận ghi rõ trong hợp đồng. Ngoài các điều khoản trên đây, các bên chủ thể có thể thoả thuận đưa vào hợp đồng các điều khoản khác như: điều khoản giám định hàng hoá, điều khoản thanh toán, điều khoản bảo hiểm, điều khoản trọng tài... Điều 50 Luật Thương mại của Việt Nam quy định: “Hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung sau: 1. Tên hàng 2. Số lượng; 3. Quy cách, chất lượng; 4. Giá cả; 5. Phương thức thanh toán; 6. Địa điểm và thời gian giao nhận hàng. Ngoài các nội dung chủ yếu quy định tại điều này các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng”. d. Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở của nguyên tắc tự nguyện. - Nguyên tắc tự nguyện cho phép các bên được hoàn toàn tự do thoả thuận về mọi vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong khuôn khổ pháp luật. - Nguyên tắc tự nguyện loại bỏ tất cả các hợp đồng được ký kết trên cơ sở dùng bạo lực, bị đe doạ, bị lừa bịp hoặc do có sự nhầm lẫn. 2. Ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương. a. Hình thức, nội dung và trình tự đàm phán giao dịch. * Về hình thức, đàm phán giao dịch có thể chia thành hai loại là: đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ. Đàm phán miệng chủ yếu là chỉ đàm phán đối diện trên bàn đàm phán, như tham gia các loại hội nghị giao dịch, hội nghị đàm phán, nhóm buôn bán ra thăm nước ngoài và mới khách tới đàm phán giao dịch... Ngoài ra, đàm phán miệng cũng có thể được tiến hành giữa hai bên thông qua điện thoại. Đàm phán giấy tờ là chỉ tiến hành đàm phán giao dịch thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện báo, FAX... Thông qua đàm phán miệng và đàm phán giấy tờ, sau khi hai bên đã đi tới thoả thuận về mặt điều kiện giao dịch, thì có thể làm hợp đồng chính thức về mặt giấy tờ. * Nội dung của đàm phán giao dịch có liên quan tới các điều khoản của hợp đồng mua bán ký kết, trong đó bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, bao bì, giá cả, bốc xếp vận chuyển, bảo hiểm, thanh toán và thương kiểm, bồi thường, trọng tài và trường hợp bất khả kháng... * Trình tự của đàm phán giao dịch có thể khái quát thành 4 khâu: mời báo giá, báo giá, trả giá và chấp nhận. Trong đó báo giá và chấp nhận là hai bước căn bản mà mỗi cuộc giao dịch không thể thiếu được. Mời chào giá. Mời chào giá chỉ là việc một bên giao dịch dự định mua hoặc bán ra một loại hàng nào đó, hỏi đối tác các điều kiện giao dịch có liên quan tới việc mua bán loại hàng này, hoặc đưa ra kiến nghị có điều kiện bảo lưu về cuộc giao dịch đó. Trong nghiệp vụ mua bán thông thường, mời chào giá là khâu không đặc biệt quan trọng, song trong một số phương thức buôn bán đặc thù như gọi thầu, đấu thầu, đấu giá thì tầm quan trọng của nó lại ở mức độ khác. Báo giá. Báo giá là chỉ hành vi mà một bên giao dịch - người báo giá, đưa ra các điều kiện giao dịch mua hoặc bán loại hàng nào đó với bên kia - người nhận báo giá - và tỏ ra muốn cùng đối phương đi đến thoả thuận giao dịch, ký kết hợp đồng theo điều kiện này. * Điều kiện của báo giá. Cầu thành nên một báo giá cần có đủ 3 điều kiện. Báo giá cần phải có người nhận báo giá nhất định, nội dung của báo giá cần xác định chắc chắn và phải tỏ rõ người báo giá chịu ràng buộc của nó. Người nhận báo giá có thể là một người, có thể là một người trở lên, có thể là tự nhiên nhân có thể là pháp nhân nhưng phải chỉ định rõ ràng. Nội dung báo giá cần xác đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9697.doc
Tài liệu liên quan