Một số vấn đề của rủi ro tin dụng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng

Mục lục Phần mở đầu 3 Phần nội dung 5 Chương 1: Một số vấn đề về ngân hàng thương mại 5 Chương 2: Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 6 2.1 Rủi ro dặc thù 6 2.2 Rủi ro thị trường 7 Chương 3: Phân loại tín dụng 10 3.1 Cho vay các doanh nghiệp 10 3.2 Cho vay xây dụng nhà ở (cho vay địa ốc) 12 3.3 Tín dụng tiêu dùng 13 3.4 Các khoản vay khác 13 Chương 4: Nguyên nhân dẫn đên rủi ro tín dụng hiên nay 13 4.1 Môi trường pháp ly 14 4.2 Rủi ro do môi trư

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số vấn đề của rủi ro tin dụng trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng kinh tế 15 4.3 Rủi do tỉ giá 16 4.4 Rủi ro chính sách tiền tệ 16 4.5 Rủi ro do tình trạng yếu kém về tài chính của các doanh nghiệp 17 4.6 Rủi ro do trình độ và năng lực của ngân hàng 19 Chương 5: Quản lí rủi ro tín dụng trong các tổ chức tín dụng ngân hàng Việt Nam 19 5.1 Chính sách của ngân hàng nhà nước về an toàn rủi ro tài chính 20 5.2 Quản ly rủi ro trong các ngân hàng thương mại 22 Chương 6: Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro 24 6.1 Xây dựng phương thức cho vay……………………………...24 6.2 Thông tin khách hàng………………………………………..25 6.3 Tinh hình sử dụng vốn của doanh nghiệp……………………25 6.4 Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng………………….. 26 6.5 Cho vay dựa vào tài sản thế chấp cầm cố tài sản…………….27 6.6 Thực hiện tín dụng ngân hàng như “trung gian tài chính chuyển tiếp”……………………………………...27 6.8 Khả năng đo lương các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng ……………………………………27 6..9 Hạn mức tín dụng 28 Chương 7: Một số biện pháp nhằm quản lí rủi ro tín dụng hiện nay 28 7.1 Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng 28 7.2 Trích lập dự phòng rủi ro 29 7.3 Bảo hiểm rủi ro tín dụng 29 7.4 Biện pháp phân tán rủi ro 29 7.5 Sử dụng thị trường bán nợ 29 Phần kết luận 31 Danh mục tài liệu tham khảo 32 Phần mở đầu Sự ra đời hoạt động của ngân hàng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử phát triển và tiến bộ của con người, Lê Nin đã coi sự ra đời của ngân hàng như “Sự phát minh ra lửa” hay “Sự phát minh ra bánh xe”. Vai trò to lớn của hoạt động ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội được xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có hoạt động hết sức đặc thù khác rất xa với các doanh nghiệp kinh tế khác, điều này xuất phát từ chức năng kinh doanh tiền tệ với tư cách là tổ chức trung gian tài chính. Ngân hàng là tổ chức đi vay để cho vay, các ngân hang lắm giữ phần lớn tài sản Có của mình dưới dạng tài sản tài chính, và để tài trợ cho các tài sản Có này, các ngân hàng phải huy động tài sản nợ từ các thị trường bán lẻ và thì trường bán buôn, thông qua tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức và đi vay tại các tổ chức tài chính quốc tế khác. Nghề kinh doanh ngân hàng cũng giống như bất kì một hoạt động kinh doanh nào khác nó cũng luôn ẩn chứa những rủi ro. Hoạt động ngân hàng có đối tượng kinh doanh là tiền tệ, nên rủi ro có tính đa dạng. mức độ cao và sự lan truyền rộng khắp khi rủi ro xảy ra. Điều này có nguồn gốc từ đặc điểm đối tượng kinh doanh, nguồn vốn kinh doanh, về sử dụng vốn và các đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Vì vậy các ngân hàng thương mại cần có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro hữu hiệu để giảm tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hạn chế rủi ro cùng đồng thời là hạn chế cơ hội sinh lãi, vì vậy ngân hàng cần thiết phải chấp nhận rủi ro nhưng phải kiểm soát được Ngân hàng có thể quản lí rủi ro một cách tích cực như hạn chế rủi ro bằng cách giảm thiểu các hoạt động kinh doanh có nhiều rủi ro, hay cải thiện việc đa dạng hoá rủi ro (đa dạng hoá rủi ro có nghĩa là đa dạng các hoạt động kinh doanh, lỗ và lãi sẽ bù trừ nhau) Ngân hàng có thể quản lí rủi ro một cách thụ động như tăng khả năng chịu đựng rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro, hay lập dự trữ vốn tự có và vốn khả dụng (vốn tự có được coi như là cái đệm để bù đắp rủi ro khi ngân hàng thua lỗ là điều kiện để ngân hàng tồn tại và tiếp tục phát triển). Như đã nói ở trên với đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên rủi ro của ngân hàng cũng rât đa dạng. Trong một bài nghiên cứu nhỏ này chúng ta không thể đưa ra hết được tất cả các vấn đề liên quan đến rủi ro trong các ngân hàng xin chỉ gói gọn lại tập trung nêu ra một số vấn đề nhỏ của rủi ro tin dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khi mà hiện nay ở Việt Nam từ nhiều nguyên nhân khác nhau các ngân hàng còn đang hoạt động kinh doanh trong một mức độ rủi ro rất là lớn Ngày 8/2/1999 thống đốc ngân hàng nhà nước đã ban hàng quyết định số 48/1999/QĐ NHNN5 về phân loại tài sản Có trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết định này đã đưa ra một số thay đổi và cải tiến về cách thức quản lí tài chính và hoạch toán kế toán dự phòng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định của các tổ chức tín dụng Mặc dù em đã cố gắng nhưng chắc sẽ còn nhiều thiếu sót mong thầy chỉ bảo giúp em để lần sau em sẽ hoàn thành tốt hơn Em xin cảm ơn thầy Phần nội dung Chương 1: Một số vấn đề về ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trong nhất trong nền kinh tế. Tổng tài sản có của ngân hàng thương mại luôn có khối lượng lớn nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Mặt khác, khối lượng séc hay tài khoản gửi không kì hạn mà nó có thể tạo ra chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng cung tiền tệ M1 của nền kinh tế. Theo pháp lệnh ngân hàng ngày 24/5/1990 của Hội Đồng Nhà Nước xác định: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sủ dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Từ đây ta thấy có thể rút ra một số đặc điểm đặc trưng của của ngân hàng thương mại (NHTM) như sau: Thứ nhất, NHTM là một tổ chức được phép nhận kí thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả Thứ hai, NHTM là một tổ chức được phép sử dụng kí thác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác. Và trong mối quan hệ giữa các ngân hàng và phần còn lại của nền kinh tế tạo nên tín dụng ngân hàng. Bản thân ngân hàng là một tổ chức đi vay để cho vay, đối tượng kinh doanh là tiền tệ nên nó chứa đựng rất nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là gì? Rủi ro tin dụng được định nghĩa là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng. Có nghĩa là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách khác cụ thể hơn, luồn thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn. Các ngân hàng sẽ không bị đe doạ bởi rủi ro tín dụng nếu luôn nhận được cả gốc và lãi của các khản vay đúng thời hạn, ngược lại nếu người vay gặp khó khăn về tài chính, thì cả gốc và lãi vay bị đặt trong tình trạng rủi ro không thu hồi được. Trong điều kiện bình thường, phần lớn các tài sản tài chính do doanh nghiệp phát hành và được đầu tư bởi các ngân hàng nếu được đảm bảo với mức xác xuất cao, lãi thu được thường dưới dạng lãi suất cố định. Nhưng khi có rủi ro, mặc dù xảy ra với mức xác xuất thấp, mức vốn lại mất có thể không có giới hạn. Có thể lấy các trái phiếu cổ phiếu lĩnh lãi cố định do các doanh nghiệp phát hành và các khoản cho vay của ngân hàng để minh chứng cho mâu thuẫn giữa thu nhập và rủi ro tín dụng. Trong cả hai trường hợp, nếu không có rủi ro, nguồn thu nhập của ngân hàng là có giới hạn dưới dạng lãi suất các khoản cho vay hoặc lãi suất trái phiếu, ngược lại ngân hàng thường mất toàn toàn bộ lãi suất và có thể một phần hay toàn bộ vốn gốc, điều nay cò phụ thuộc vào khả năng bồi hoàn của tài và kết quả của việc thanh lí tài sản trong trường hợp người vay bị phá sản. Chương 2: Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Trong đời sống kinh tế hằng ngày, rủi ro thường được coi là những bất trắc, những biến cố không có lợi ngoài sự mong đợi. Rủi ro nhiều khi mạng lại những hậu quả không lường. Vì vậy, người ta thường tìm cách để phòng ngừa, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất Hoạt động kinh doanh nói chung, cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro. Quá trình mở rộng kinh doanh đồng thời cũng là quá trình kở rộng rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không thoát khỏi quy luật này. Tuy nhiên rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có những đặc điểm bản chất riêng của nó. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng về cơ bản có thể chia thành hai loại: 2.1 Rủi ro dặc thù Rủi ro đặc thù là rủi ro do bản chất của ngân hàng hay lĩnh vực kinh doanh tạo ra. Các rủi ro này có thể được giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá danh mục cho vay giống như đa dạng hoá danh mục đầu tư trên các thị trường tài chính. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng rủi ro đặc thù thường bao gồm các yếu tố: Rủi ro quản lí: Đây là rủi ro do hoạt động sử dụng nguồn nhân lực bên trong ngân hàng tạo ra. Rủi ro này có thể bắt nguồn từ ban quản lí ngân hàng do họ thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức hoặc thiếu khả năng điều hành. Noa có thể xảy ra do sự yếu kém về năng lực hay đao đức của nhân viên ngân hàng. Rủi ro cung cấp các dịch vụ tài chính hay rủi ro kinh doanh (tín dụng). Rủi ro này gồm 6 loại chính: Rủi ro về hoạt động, rủi ro về sản phẩm, rủi ro về văn hoá, rủi ro về công nghệ, rủi ro đòn cân nợ và cuối cùng rủi ro do thiếu lỗ lực nghiên cứu và phát triển. Rủi ro thích ứng vốn. Đây cũng là rủi ro trong quản lí vốn của ngân hàng, nó thể hiện ngân hàng có quy mô vốn nhỏ thường ít an toàn hơn ngân hàng có quy mô vốn lớn. Rủi ro tài sản thế chấp: Là rủi ro tài sản tài sản thế chấp không đủ giá trị để bù đắp thiệt hại cho ngân hàng. 2.2 Rủi ro thị trường Rủi ro thị trường là rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá nên còn được gọi là “rủi ro không thể đa dạng hoá”. Có thể chia rủi ro thị trường ra làm 2 loại: Rủi ro môi trường vĩ mô và rủi ro môi trường cạnh tranh. 2.2.1 Rủi ro môi trường vĩ mô: Môi trường mà ngân hàng hoạt động đầy rẫy các rủi ro, chúng tác động đến ngân hàng bằng nhiều cách hoặc làm suy yêu khả năng khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng hoặc gây cho khách hàng những thiệt hại về tài chính. Những rủi ro này rất khó kiểm soát nên chúng được gọi là “rủi ro không kiểm soát được”. Trong thực tế người ta có thể kiểm soát chúng ở mức độ hạn chế trên cơ sở dự báo. Các rủi ro môi trường vĩ ngân hàng thường gặp là: Rủi ro tự nhiên hay còn gọi là rủi ro bất khả kháng: Là rủi ro do yếu tố thuộc về tự nhiên gây ra như: Lũ lụt, hoả hoạn, động đất .v.v. Thiệt hại do rủi ro này rất lớn nhưng thường diễn ra theo chu kì nên có thể kiểm soát ở mức độ giới hạn. Rủi ro về luật pháp liên quan đến việc thay đổi các luật lệ bất lợi cho ngân hàng. Ơ các nước đang phát triển đây là loại rủi ro có thể gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế, do thiếu các luật lệ hay thiếu các quy định cần thiết. Rủi ro về kinh tế liên quan đến sự vận động của nền kinh tế và chu ky kinh doanh. Các rủi ro xảy ra có thể do các yếu tố: Lạm phát, thất nghiệp, sự suy thoái kinh tế, khủng hoảng .v.v. ảnh hưởng của các yếu tố này đến ngân hàng thường rất lớn. Rủi ro về điều chỉnh: Nhằm thực hiện các chính sách vĩ mô các nhà quản lí cán bộ, ban ngành chức năng hoặc cơ quan lập pháp đưa ra các chính sách, các quy định đôi khi gây thiệt hại cho ngân hàng. Các chính sách đó thường là chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất .v.v… 2.2.2 Rủi ro môi trường canh tranh Một ngân hàng trong kinh doanh thường chịu tác động của ngân hàng khách hàng hoặc các đối thủ từ nhiều phía. Vì thế luôn nhận được các tác động đầy rủi ro. Các rủi ro đó nếu tương đối cao có thể gây phá sản ngân hàng. Rủi ro do khách hàng là người kí thác cơ bản là rủi ro thanh khoản, rủi ro do khách hàng là người đi vay cơ bản là rui ro tín dụng, rui ro do các định chế tài chính thay thê là các đinh chế tài chính sắp thành lập là rui ro về canh tranh và cuối cùng là các rủi ro do biến động của thị trường như rủi ro về lãi suất và rủi ro về tỉ giá. Dưới đây, sẽ lần lượt đi vào tìm hiểu một số loại hình rủi ro chủ yếu. 2.2.3 Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là rủi ro xuất phát từ bản chất động trung gian của ngân hàng thương mại, tức là nó xuất phát từ sự chuyển hoá của các kì hạn vốn và nguồn vốn. Do kì hạn sử dụng vốn dài hơn kì hạn của các nguồn vốn. Rủi ro thanh khoản biểu hiện trên 2 mặt : Một khi ngân hang khồn đủ khả năng tiền mặt để thanh toán cho người gửi tiền khi có yêu cầu. Mặt khác, đó là rủi ro khi ngân hàng phải luôn quản lí tài sản nợ của mình ở trạng thái lỏng (ngần với tiền mặt hoặc dẽ dàng chuyển thành tiền mặt) để bảo đảm khả năng thanh khoản nếu có sự không tương thích về thời hạn tài sản có và tài sản nợ diễn ra. 2.2.4 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là rủi ro phát sinh khi có sự biến động của chênh lệch lãi suất giữa lãi suất cho của ngân hàng với lãi suất phải trả cho việc đi vay dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro này là hậu quả của những thay đổi lãi suất. Trong nền kinh tế lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm đối với biến động của nền kinh tế, hơn nữa nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ. Vì vậy rủi ro lãi suất là rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đối với loại rủi ro này ngân hàng trung ương có thể chủ động ngăn ngừa bằng cách ổn định mức lãi suất đầu vào và đầu ra cho phù hợp với sự chuyển biến của từng thời kì của nền kinh tê, sao cho vừa đảm bảo các ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả, vừa có tác dụng kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế. 2.2.5 Rủi ro tỉ giá Kinh doanh ngoại hối là một trong những hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động thuận lợi. Rủi ro tỉ giá xảy ra do sự thay đổi tỉ giá giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài. Rủi ro này xuất hiện trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt trong các khâu “đi vay” và “cho vay”. Khi tỉ giá tăng sẽ tạo ra “lãi” về hối đoái, tỉ giá giảm sẽ tạo ra “lỗ” về hối đoái. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng cũng như đối với khách hàng của ngân hàng là những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Đối với rủi ro này ngân hàng có thể ngăn ngừa bằng cách thường xuyên nghiên cứu sự biến động tỉ giá trên thị trường thế giới, qua đó dự đoán được hoạt động ngoại hối để dự trữ ngoại tệ thích hợp và chủ động đo lường, giới hạn mức tình thế ngoại hối của mỗi loại ngoại tệ vào cuối ngày giao dịch 2.2.6 Rủi ro tín dụng Như chúng ta đã biết ở trên rủi ro tín dụng là rủi ro trong hoạt động cho vay, xảy ra khi không thu được đủ nợ theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng (hay khế ước nhận nợ). Như vậy, rủi ro xuất hiện khi xảy ra một hoặc đồng thời cả hai điều kiện: không thu đủ nợ (bao gồm cả gốc và lãi) và không thu được theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ vào giai đoạn hưng thịnh hay suy thoái của một chu ky kinh tế; tuỳ vào từng thời điểm nhất định, trong môi trường kinh tế xã hội nhất định với những chính sách cự thể của chính phủ mà mức rủi ro chịu ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố: - Quy mô tương đối của hoạt động trong toàn bộ kinh doanh của ngân hàng thương mại - Lĩnh vực đầu tư của ngân hàng (cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế…) - Đối tượng khách hàng (thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp…) Các dấu hiệu khi có rủi ro tín dụng xuất hiện bao gồm: a. Nợ quá hạn, lãi phát sinh. Nợ quá hạn và lãi treo phát sinh sẽ làm gia tăng các khoản chi phí cho việc đi đòi nợ, tăng chi phí hoạt động kinh doanh nên sẽ ảnh hưởng sấu đến hiệu quả. Nợ quá hạn và lãi treo phát sinh cũng sẽ làm mất cân bằng các cân đối tài chính, ảnh hưởng xấu đến tính chủ động trong kế hoạch nguồn vốn cảu ngân hàng. Ơ đây cần hiểu rằng các biên pháp xử lí nợ quá hạn như phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ cũng là đã xảy ra rủi ro, cho dù cuối cùng, ngân hàng có thể đủ nợ cả gốc và lãi. Việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm bảo toàn vốn khi không còn khả năng nào khác. Vì khi đó sẽ ảnh hường không tốt tới tâm lí khách hàng và mối quan hệ khách hàng lâu dài, hạn chế tới chính sách mở rộng khách hàng. Phải khẳng định rằng: trong các chi phí cho hoạt động kinh doanh thì việc để mất khách hàng là một chi phí lớn nhất. Việc phát mại tài sản thế chấp, cầm cố còn nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố pháp lí. Đặc biệt là trong điều kiện ở nước ta hiện nay, khi mà hệ thống pháp luật thiếu trặt trẽ, đồng bộ, tính pháp lí của các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố chưa dược chuẩn hoá thì việc tiến hàng phát mại tài sản là việc không đơn giản. b. Không thu được một phần hay toàn bộ nợ mà khách hàng phải trả theo như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thiết lập một cơ cấu tài sản có, tài sản nợ hợp lí, linh hoạt trong môi trường kinh doanh kinh tế cụ thể, ở nhưng thời điểm cụ thể để giảm thiểu rủi ro nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại luôn là một vấn đề cốt lõi trong quản lí tài sản có – tài sản nợ của các nhà quản trị ngân hàng. Chương 3: Phân loại rủi ro tín dụng 3.1 Cho vay các doanh nghiệp Cho vay các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các khoản tín dụng thương mại và công nghiệp với những đặc điểm chủ yếu sau: Thứ nhất, thời hạn của tín dụng này thường biến động từ một vài tuần đến khoản 8 năm hoặc dài hơn. Nó có thể được thực hiện dưới dạng đảm bảo hoặc không đảm bảo. Một khoản tín dụng có đảm bảo nghĩa là nó có tài sản thế chấp cho khoản nợ của mình nếu khách hàng không có khả năng trả nợ. Một khoản vay không có bảo đảm nghĩa là ngân hàng không có quyền ưu tiên đặc biệt nào đối với tài sản của người vay trong trường hợp họ có những khó khăn về vấn đền trả nợ. Như chúng ta sẽ giải thích sau này, giữa yêu cầu thế chấp cho một khoản vay và mức lãi suất hoặc phần rủi ro tín dụng (credit risk premium) theo yêu cầu của người cho vay có mối quan hệ với nhau. Thứ hai, lãi suất của các khoản tín dụng có thể là mức lãi suất cố định hoặc là lãi suất thả nổi. Lãi suất cố định được xác định ngay từ thời điểm kí hợp đồng tín dụng và được duy trì trong suốt giai đoạn của hợp đồng mà không bị anh hưởng bởi sự biến động lãi suất thị trường. Giả sử ngân hàng cho một công ty lớn vay 10 triệu AUD với lãi suất 10%, thời hạn một năm. Nếu lãi suất huy động vốn của ngân hàng tăng lên, ngân hàng sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro lãi suất vì nó không có khả năng điều chỉnh mức lãi suất cho vay đã kí. Đó chính là lí do nhiều khoản vay được thực hiện với lãi suất thả nổi, mức lãi suất có thể được điều chỉnh định kỳ căn cứ vào một công thức để sao cho phần rủi ro lãi suất được chia sẻ giữa ngân hàng và khách hàng. Nhìn chung, các khoản tín dụng dài hạn thường gắn với lãi suất thả nổi, và các khoản tín dụng ngắn hạn thường được thực hiện với lãi suất cố định. Thứ ba, hình thức tín dụng có thể là tín dụng giao ngay (spot loans) hoặc tín dụng cam kết (loan commitment). Tín dụng giao ngay có nghĩa là toàn bộ khối lượng tín dụng được người vay sử dụng ngay lập tức. Tín dụng cam kết là một phương tiện tín dụng mà trong đó, ngân hàng cam kết cung cấp một mức tín dụng nhất định trong một khoản thời gian nhất định và người vay có thể sử dụng tín dụng trong phạm vi đó. Thí dụ, ngan hàng cho vay 10 triệu AUD theo hình thức tín dụng cam kết, thờihạn một năm. Theo cam kết này người vay có quyền lựa chọn để sử dụng với bất kỳ số lượng nào trọng phạm vi 10 triệu AUD và tại bất kỳ thời điểm trọng phạm vi một năm. Đối với các cam kết tín dụng có lãi suất cố định, lãi suất được hình thành ngay từ khi kí kết hợp đồng và nó được trả khi khoản vay được sử dụng. Đối với các cam kết với lãi suất thả nổi, người vay sẽ trả theo mức lãi suất hiện hành tại thời điểm rút vốn vay. Theo ví dụ trên, giải sử khoản tin dụng cam kết 10 triệu AUD được kí vào 1/1995 với lãi suất thả nổi. Cho đến tháng 6/1995 người vay không sử dụng vố và cũng không trả lãi, đến tháng 7/1995 10 triệu AUD mới thực sự được sử dụng và lãi suất được trả theo lãi suất hiện hành tại thời điểm đó cho khoản vay cùng thời hạn. Bảng 4.1 cho thấy khối lượng tín dụng các ngân hàng Australia cấp cho các doanh nghiệp được phân loại theo quy mô tín dụng vào 12/1994. Quy mô tín dụng lớn nhất là khoản vay trên dưới 2 triệu AUD, tuy nhên một sự tính toán đơn giản cho thấy rằng, phần lớn các khoản tín dụng được thực hiện với quy mô chỉ chỉ hơn hoặc bằng 500.000 AUD. Các khoản vay quy mô nhỏ này chiếm 39,9% trong tông dư lợ của các ngân hàng và là tỉ lệ quan trọng trong tổng danh mục tín dụng của ngân hàng Australia. Tín dụng cho các doanh nghiệp của các ngân hàng Australia, 9/1994 (triệu USD) Tổng dư nợ tín dụng Các ngành kinh doanh <$100.000 >$100.000 <$500.000 >$500.000 <$2 triệu ≥$2 triệu Tổng số Nông nghiệp, đánh cá 3.171 5429 2383 2232 13215 Khai thác 83 137 211 1549 1981 Chế tạo 1493 2430 2362 11203 17487 Xây dựng 1367 1763 1340 3467 7938 Thương mại 4590 6149 3889 7950 22578 Tài chính và bảo hiểm 1007 3442 5362 20308 30118 Các ngành khác 5055 10827 9558 19383 45279 Tổng số 16766 30167 25105 66548 138595 Tỉ trọng 12,1% 21,8% 18,1% 48,0% 100% 3.2 Cho vay xây dụng nhà ở (cho vay địa ốc) Cho vay xây dựng nhà ở thực chất là khoản vay có đảm bảo bằng giá trị ngôi nhà được xây dựng của chủ sở hữu. Trong thực tế, thị trường tín dụng thị trường tín dụng được chia sẻ giữa các ngân hàng, các hiệp hội xây dựng (building society), các hiệp hội tín dụng (credit union) và các công ty bảo hiểm nhân thọ, mặc dù ngân hàng vẫn chiếm tỉ trọng chi phối trong thị trường này. Tín dụng nhà ở chiếm tỉ trọng lớn nhất trong danh mục tín dụng của các ngân hàng với các ly do sau: Thứ nhất, chất lượng tín dụng thấp của các khoản vay đối với các doanh nghiệp vào những năm 1980 và vào đầu những năm 1990 là động lực đẩy các ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận ở loại tín dụng nhà ở. Mặc dù vậy tỷ lệ sinh lời của loại tín dụng này không cao bằng loại tín dụng kinh doanh nhưng tỷ lệ rủi ro của nó thấp hơn nhiều (đặc biệt so với kinh nghiệm của một số nước), có lẽ bởi nó không bị hoặc ít bị ảnh hưởng chu kì suy thoái của thị trường bất động sản 1989-1990. Thứ hai, theo quy định, các khoản tín dụng ngân hàngà ở chỉ phải điều chỉnh tỷ lệ rủi ro là 50% để tính yêu cầu vốn tự có tối thiểu, trong khi tỷ lệ này cho các khoản vay kinh doanh là 100%. Có nghĩa là lượng vốn tự có tối thiểu để đảm bảo rủi ro cho loại tín dụng nhà ở thấp hơn các loại tín dụng kinh doanh và kết quả là: Mặc dù tỷ lệ sinh lời của loại vay này thấp hơn nhưng tính chung lại tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có của hai loại vay có thể so sánh được với nhau. Tuy nhiên, đặc điểm của tín dụng nhà ở khác căn bản với loại tín dụng kinh doanh thông thường. Sự khác nhau thể hiện quy mô của từng khoản tín dụng, năng lực vay của tài sản thế chấp và thời hạn cho vay. Một đặc điểm khác biệt nữa liên quan đến yêu cầu phí và hoa hồng của khonả vay. Hơn nữa các hợp đồng tín dụng này còn được phân biệt căn cứ vào hình thức lãi suất cố định hay lãi suất thả nổi mà dạng đặc biệt của nó là lãi suất được điều chỉnh theo định kỳ căn cứ vào mức lãi suất chủ đạo. Tỷ trọng của các loại hợp đồng này trong tông doanh mục đầu tư của các tổ chức tín dụng sẽ thay đổi tuỳ theo chu kỳ biến đổi của lãi suất thị trường. Chẳng hạn trong giai đoạn lãi suất thấp, những người vay ưa thích được k‎í hợp đồng vay với lãi suất cố định hơn, và ngược lại. Các vay trên cơ sở thế chấp nhà ở này thường là dài hạn tới khoảng 20 - 25 năm. Trong trương hợp giá nhà ở thấp hơn giá trị dư nợ tín dụng, thì các khoản mục đầu tư này cũng bĩ đặt trong tình trạng rủi ro tín dụng tiềm năng. 3.3 Tín dụng tiêu dùng Một nhóm tín dụng khác của các tổ chức tín dụng là cho vay đối với người tiêu dùng dưới hình thức cho vay cá nhân, cho vay mua ô tô, hoặc là cho vay để sư dụng thẻ tín dụng như Visa, Master card. Cũng giống như loại vay nhà ở, thị trường tín dụng tiêu dùng được tham gia bởi nhiều người khác nhau, nhưng trong đó ngân hàng giữ vị trí chi phối. Trong số các loại vay tiêu dùng kể trên, thẻ tín dụng đang tăng lên một cách đáng kể. Như một loại tín dụng tuần hoàn (Credit revolving) người vay để sử dụng thẻ tín dụng được cấp một hạn mức tín dụng và trong phạm vi đó họ có thể rut ra hoặc chi trả theo nhu cầu trong thời gian của hợp đồng. Một hình thức cho vay tiêu dùng khác là thấu chi và cuối cùng là cho vay mua ô tô trả góp. Mức lãi suất của các loại vay tiêu dùng cũng khác nhau phụ thuộc vào các đặc điểm của khoản vay: Chất lượng và hình thức thế chấp, thời hạn, mức độ rủi ro và các yếu tố phi lãi suất kèm theo như khoản phí hoặc hoa hồng. 3.4 Các khoản vay khác Bao gồm các khoản vay đối với chính phủ và các khoản vay đối với các tổ chức tài chính khác. Các đối tượng vay cụ thể là ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, chính phủ bang và chính phủ liên bang, các ngân hàng nước ngoài và các khoản đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Rủi ro tín dụng thương không nghiêm trọng đối với các khoản vay của đối tượng này trừ loại cho vay trực tiếp ra nươc ngoài. Đối với khoản đẩu tư trực tiếp ra nước ngoài, việc phân tích rủi ro cá biệt và hệ thống liên quan đến nước được đầu tư cần phải được nghiên cứu cụ thể. Chương 4: Nguyên nhân dẫn đên rủi ro tín dụng hiện nay 4.1 Môi trường pháp ly 4.1.1 Sự thay đổi luật pháp Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh mẽ đến haọt động của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và được kí kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung một hợp đồng tín dụng kí kết trước khi văn bản pháp luật ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận thấy rủi ro. Đối với doanh nghiệp nếu một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ kí kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ không trả được nợ cho ngan hàng. Ví dụ: Trong thông tư số 25/TC/TCDN ngày 15/05/1997 của Bộ Tài Chính hướng dẫn trình tự, thủ tục, nguyên tắc xử lí tài chính khi giải thể daonh nghiệp Nhà Nước quy định: Các bi xem xét tuyên bố giải thể doanh nghiệp: 1.1_ Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết theo quy định sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty……. 1.2_ Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính mà vốn điều lệ của doanh nghiệp vẫn thấp hơn mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp….. Trong hai trường hợp trên ngân hàng khó có thể xác định được doanh nghiệp nào là “không cần thiết” và doanh nghiệp nào se không được cấp đủ vốn điều lệ. Do vậy khi doanh nghiệp bị xem xét giải thể mà ngân hàng đã cho vay rồi thì ngân hàng dễ dàng gặp rủi ro. Thông tư nói trên được kí vào ngày 25/05/1997 mà hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh hiện nay đang thiếu vốn điều lệ, nếu họ có khó khăn về kinh doanh mà họ xin giải thể thic chắc chắn ngân hàng cho vay sẽ gặp rủi ro. Trong thông tư này còn có quy định: “Kể từ ngày tuyên bố giải thể doanh nghiệp, mọi khoản nợ chưa đến hạn của doanh nghiệp được coi là đến hạn, các khoản nợ được ngừng tính lãi ….” Như vậy ngân hàng gặp phải hai rủi ro: Khoản nợ chưa thu được tồn đọng, nếu thu được chưa chắc đã cho vay ngay được. Lãi không được tính mặc dù khoản nợ đó đã đưa vào kế hoạch, đã được tính lãi kinh doanh 4.1.2 Thủ tục tố tục dân sự kéo dài Môi trường pháp lí còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lí đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ như việc phát mãi một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện gây rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ một hợp đồng có tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hang cũng phải chịu? Nên chăng, một chủ nợ có quyền đòi hỏi con nợ phải trả hết nợ khi con nợ đó còn tài sản trách nhiệm (tài sản kinh doanh) chỉ khi nào con nợ đó hết tài sản trách nhiệm thì chủ nợ mới chấm dứt quyền đòi nợ, vì vậy nếu tài sản thế chấp khi phát mãi không còn đủ giá trị để trả nợ thì con nợ phải dùng tài sản khác để trả nợ nếu con nợ còn tài sản trách nhiệm. Ngoài pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật Dân Sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết cac bụ án kinh tế (26/03/94), Pháp lệnh thi hành án (17/04/93), Luật phá sản doanh nghiệp.v.v…. Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước toà án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước toà án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai doạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ‎y đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của toà án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phát mãi được tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài ngần một năm, chưa kể trường hợp toà có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế. Tinh trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong núc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gủi. Đây là một thiệt thòi lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng 4.2 Rủi ro do môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế của Việt Nam hiện nay còn chưa ổn định, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn dựa vào các dự án trên cơ sở “ước định thị trường” hay “phó thác cho may rủi” mà chưa có một cách thức dự doán khoa học, có cơ sở thực tế. Cho nên việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều rủi do trong khâu tiêu thụ sản phảm hàng hoá. Thị trường tiêu thụ hàng hoá còn rất bấp bênh, hoặc không được bảo hộ hoặc không được trợ giá…Do vậy mà nhiêu khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải chịu rủi ro lớn như các hợp đồng xuất khẩu không được kí kết kịp thời, khả năng thu mua, bảo quản, chế biến bị giới hạn…v…v. Nếu khâu tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn có thể dẫn đến sự lỗ vốn và tất nhiên doanh nghiệp sẽ trì hoãn trả nợ ngân hàng. Hàng nhập khẩu không được cân đối với hàng cùng loại được sản xuất trong nước làm cho sản xuất trong nước khó tiêu thụ như dường, sả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0762.doc
Tài liệu liên quan