Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận vẫn luôn là mục tiêu cơ bản nhất của các doanh nghiệp, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn tìm và thực thi những giải pháp nhằm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhưng để làm được điều này thì không phải là đơn giản mà nó đòi hỏi các doanh nghiệp bên cạnh tìm hướng đi đúng đắn cho mình, còn phải có một chế độ kế toán hợp lý, tức là phải phù hợp với thực tế, đặc điểm kinh doanh của
27 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp mình. Tổ chức hạch toán hợp lý và chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành. Tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung, ở từng bộ phận nói riêng góp phần quản lý tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác tạo điều kiện và có biện pháp phấn đấu hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đó là một trong những điều kiện quan trọng để thị trường chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có điều kiện cạnh tranh với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm còn là tiền đề để xác định chính xác kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Song nó lại có ý nghĩa rất quan trọng và chi phối đến chất lượng công tác kế toán khác, cũng như chất lượng và hiệu quả công tác quản lý kinh tế, tài chính, tình hình thực hiện chế độ, chính sách kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế sau quá trình tìm tòi và nghiên cứu, học tập, em đã chọn đề tài: “Một số suy nghĩ nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”.
Nội dung đề tài bao gồm các vấn đề sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất.
Nội dung
Chương I: Những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I. Chi phí giá thành sản xuất:
1. Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động vật hoá và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các yếu tố cơ bản là : lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra cấu thành nên giá trị của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Giá trị của sản phẩm bao gồm 3 bộ phận là:
C + V + m
Trong đó:
C : là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong quá trình tạo ra sản phẩm như : khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, năng lượng....Bộ phận này được gọi là hao phí lao động quá khứ.
V : là chi phí tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, dịch vụ, nó được gọi là hao phí lao động sống cần thiết.
m : là giá trị mới do lao động sống tạo ra trong quá trình hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm.
Các doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm thì phải bỏ ra hai bộ phận chi phí là C và V. Đó là chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tạo ra sản phẩm.
Như vậy trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá thì biểu hiện bằng tiền của những hao phí lao động vật hoá và lao động sống cần thiết của doanh nghiệp phải bỏ ra trong một kỳ để tiến hành sản xuất được gọi là chi phí sản xuất.
2. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại. Tuỳ theo việc xem xét chi phí ở góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chúng ta lựa chọn tiêu thức phân loại chi phí cho phù hợp. Sau đây là một số cách phân loại chi phí cơ bản;
a. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
Chi phí sản xuất kinh doanh: Gồm chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và quản lý tài chính.
Chi phí hoạt động tài chính : Gồm chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính.
Chi phí bất thường : Gồm những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan hay khách quan mang lại.
Cách phân loại này nhằm giúp cho việc phân định chi phí được chính xác, phục vụ cho việc phân tích giá thành, xác định chi phí và kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh.
b. Phân loại theo yếu tố chi phí
Những khoản chi phí có chung tính chất kinh tế được xếp chung vào một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh.
Phân loại chi phí theo cách này, chi phí được chia thành tám yếu tố chi phí:
Nguyên liệu, vật liệu chính mua ngoài( gồm cả bán thành phẩm mua ngoài)
Vật liệu phụ mua ngoài (gồm cả bao bì, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế).
Nhiên liệu mua ngoài( điện, nước...)
Tiền lương và các khoản phụ cấp tính theo lương: phản ánh lương phải trả cho công nhân viên chức.
Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính theo tỷ lệ quy định.
Khấu hao TSCĐ
Chi phí khác bằng tiền.
Cách phân loại này giúp cho việc tập hợp và lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí, cho biết chi phí của doanh nghiệp theo từng yếu tố nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động.
c. Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm: gồm các khoản mục chi phí sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ ... tham gia trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỉ lệ.
Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất( trừ hai khoản chi phí trên ).
d. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng
Chi phí sản xuất: là chi phí phát sinh lên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng.
Chi phí tiêu thụ: là những chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và những chi phí chung liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp.
e. Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Chi phí cố định.
Chi phí biến đổi (chi phí hỗn hợp).
II. Giá thành sản phẩm
1. Khái niệm về giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản xuất đã hoàn thành nên sản phẩm, dịch vụ.
2. Phân loại giá thành
Xét về mặt hạch toán và theo quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thành sản phẩm có hai loại là :
+ Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm: phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
Giá thành sản xuất Chi phí sản xuất chi phí sản xuất chi phí sản phẩm
thực tế sản phẩm = s.phẩm dở dang ĐK + trong kỳ(C) - dở dang cuối kỳ
+ Giá thành toàn bộ của sản phẩm(tiêu thụ): phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Giá thành toàn bộ Giá thành Chi phí quản lý Chi phí
của sản phẩm = sản xuất + doanh nghiệp + bán hàng
Xét theo thời điểm tính, về mặt quản lý giá thành thì giá thành sản xuất chia thành:
+ Giá thành định mức: là những chi phí theo định mức để hoàn thành thành phẩm, dịch vụ.
+ Giá thành kế hoạch: là những chi phí theo kế hoạch để hoàn thành thành phẩm, dịch vụ.
+ Giá thành thực tế: là những chi phí thực tế để hoàn thành sản phẩm, dịch vụ.
3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả của sản xuất. Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
III. Vai trò của chi phí trong việc ra quyết định đối với kế toán quản trị
Để tiếnh hành hoạt động sản xuất -kinh doanh ,các doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều loại chi phí mà gọi chung là chi phí kinh doanh .
Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý, năm). Thuộc chi phí kinh doanh bao gồm nhiều loại, có vị trí, công dụng khác nhau trong kinh doanh. Bởi vậy để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng và hạch toán chi phí kinh doanh thường được phân loại theo nhiều hướng mà trên ta đã xác định.
Gắn liền với chi phí kinh doanh đó là giá thành sản phẩm. Có thể nói chi phí và giá thành là hai mặt của quá trình sản xuất. Chi phí phản ánh mặt hao phí còn giá thành phản ánh mặt kết quả. Thực chất giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Căn cứ vào nguồn số liệu vào thời điểm tính giá thành, chỉ tiêu tính giá thành được chia làm gía thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. Mặt khác tuỳ thuộc vào phạm vi tập hợp chi phí, chỉ tiêu giá thành còn được chia thành giá thành công xưởng (giá thành sản xuất) và giá thành toàn bộ...
Có thể nói giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, chỉ tiêu giá thành còn giữ chức năng thông tin và kiểm tra về chi phí giúp cho người quản trị có cơ sở để ra quyết định đúng đắn, kịp thời. Muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu, trình độ thành thạo của người lao động, trình độ tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh ...)
Qua đó ta có thể thấy chi phí có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đối với kế toán quản trị bởi vì từ đó nó giúp cho nhà quản trị, cũng như người sử dụng thông tin có những quyết định quản lý tối ưu hơn.
IV. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất
A. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1. Tổ chức hệ thống chứng từ và hạch toán ban đầu đối với chi phí sản xuất:
Chứng từ gốc liên quan đến chi phí phát sinh là những chứng từ về các yếu tố chi phí như: vật tư(phiếu xuất kho), tiền lương(bảng tính lương phải trả), khấu hao tài sản cố định(bảng tính khấu hao TSCĐ), tiền mặt(phiếu chi), tiền gửi ngân hàng(giấy báo nợ hoặc sao kê) ....
Tuỳ theo việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp để tổ chức việc lập chứng từ kế toán hạch toán ban đầu cho từng đối tượng tập hợp chi phí(nếu là chi phí trực tiếp), còn những chi phí chung thì lập chứng từ kế toán theo khoản mục chi phí chung. Từ đó giúp cho kế toán các yếu tố chi phí sẽ hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng chi phí.
2. Tổ chức tài khoản kế toán để tập hợp chi phí sản xuất
2.1. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì sử dụng các tài khoản sau để kế toán các yếu tố chi phí khi phát sinh
Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ở doanh nghiệp
Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” dùng để tập hợp chi phí về tiền lương, tiền công, trích bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” dùng để tập hợp chi phí sản xuất cơ bản có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí ( khấu hao TSCĐ, dịch vụ mau ngoài, chi phí khác ...) và chi phí quản lý phục vụ sản xuất ở phân xưởng. Tài khoản 627 có các tài khoản cấp hai để phản ánh từng khoản mục chi phí cụ thể trong chi phí sản xuất chung:
+ Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu.
+ Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
+ Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Tài khoản 6278: Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh và cung cấp số liệu để tính giá thành sản xuất sản phẩm.
2.2. Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán tập hợp chi phí sử dụng các tài khoản kế toán sau:
Tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu”.
Dùng tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, quản lý... của doanh nghiệp ( trong trường hợp này gía thành sản xuất, khoản mục chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ tiêu hao nguyên vật liệu của doanh nghiệp dùng cho mọi đối tượng, mục đích trong kỳ ).
Tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp” ( giống trường hợp trên)
Tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung” (trừ chi phí về vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng).
Tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 631 “giá thành sản xuất” dùng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm
3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất:
3.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ tham gia trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Đối với những vật liệu khi sản xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí không thể hạch toán riêng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, theo số lượng sản phẩm.
Công thức phân bổ như sau:
Chi phí vật liệu phân bổ Tiêu thức phân bổ Tỷ lệ ( hệ số )
cho từng đối tượng = của từng đối tượng x phân bổ
Hệ số Tổng chi phí vật liệu cần bổ sung
phân bổ = Tổng tiêu thức phân bổ
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621( chi tiết ) TK 152
Giá thực tế của NVL xuất kho Giá thực tế của NVL
cho sản xuất trực tiếp đối tượng không hết nhập lại
TK411 TK 154
Giá thực tế của NVL được Cuối kỳ kết chuyển giá trị
cấp góp đưa vào sx trực tiếp NVL thực tế đã sử dụng trong
TK111,112 331
Giá thực tế NVL mua ngoài đưa
vào sản xuất không qua kho
TK 1331
Thuế GTGT
TK 151
Giá thực tế của NVL trên
đường đã về đưa vào sx trực
tiếp không qua kho
TK 311,336,338
Giá thực tế NVL đi vay đưa vào
sx trực tiếp không qua kho
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”
Phương pháp tập hợp như sau:
TK 334 TK 622(chi tiết) TK 154
Tiền lương phải trả công nhân Cuối kỳ kết chuyển chi phí
sản xuất trực tiếp đối tượng nhân công trực tiếp về tài
khoản tổng hợp
TK 338
Khoản trích nộp 19% theo lương
công nhân trực tiếp sản xuất
TK 335
Số trích lương nghỉ phép của công
nhân sản xuất trực tiếp(với doanh
nghiệp sản xuất theo thời vụ)
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng hoặc tổ đội không có tính chất trực tiếp như 621, 622. Các chi phí đó khi phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 627 “chi phí sản xuất chung”, chi tiết cho từng phân xưởng, tổ đội. Các chi phí này được chi tiết theo yếu tố chi phí vào tài khoản chi phí tương ứng.
Phương pháp tập hợp như sau:
TK 334,338 TK 627 TK 154
Tiền lương phải trả nhân viên Cuối kỳ kết chuyển chi
gián tiếp và 19% trích nộp sản xuất chung
TK 152
NVL xuất dùng cho sx chung
TK 1531
Công cụ dụng cụ xuất dùng 1 kỳ
TK 1421, 335
Chi phí trả trước phân bổ và
chi phí trích trước hàng kỳ
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ trong
sản xuất chung
TK 111,112 311 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
hàng kỳ(6277) + chi phí khác
bằng tiền
Nếu trong một phân xưởng, tổ đội có sản xuất > 2 loại thành phẩm, dịch vụ thì việc phân bổ chi phí sản xuất chung trong kỳ cho mỗi loại thành phẩm dịch vụ đó thường được lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ là một trong các tiêu chuẩn sau đây sao cho phù hợp:
Tiêu chuẩn phân bổ theo tiền công nhân trực tiếp sản xuất mỗi loại thành phẩm, dịch vụ.
Tiêu chuẩn phân bổ theo số lượng thành phẩm dịch vụ của mỗi loại
Tiêu chuẩn phân bổ theo số giờ máy chạy của mỗi loại thành phẩm dịch vụ
d. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí là tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” chi tiết cho đối tượng
Phương pháp hạch toán
+ Cuối kỳ( hoặc kết thúc đơn đặt hàng ) thì kết chuyển chi phí sản xuất từ ba khoản mục (621,622,627) về tài khoản 154 của đối tượng
+ Phản ánh phế liệu thu hồ, sản phẩm dịch vụ hỏng(nếu có).
+ Kiểm kê số sản phẩm dịch vụ làm dở lúc cuối kỳ và lựa chọn phương pháp đánh giá để xác định giá trị của số sản phẩm dịch vụ làm dở đó( Dư cuối kỳ của TK 154- chi tiết).
Các phương pháp xác định giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ:
Phương pháp 1: Xác định sản phẩm dở dang theo đánh giá về % hoàn thành so với sản phẩm đã hoàn thành(áp dụng cho doanh nghiệp có hàng sản xuất truyền thống và nguyên vật liệu bỏ đều vào sản xuất ở cả quy trình).
Giá trị sản phẩm Đầu kỳ + CPDD trong kỳ số TP % hoàn
dở dang cuối kỳ = x x
Số TP + số TP x % hoàn làm dở thành
hoàn thành làm dở thành
Phương pháp2 : Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí chế biến(nếu có) áp dụng cho trường hợp mà sản phẩm dịch vụ được sản xuất chế biến có nguyên vật liệu chính được bỏ vào một lần ngay đầu quy trình sản xuất chế biến chúng.
CP NVL chính + CP NVL chính
Giá trị NVL trong dở dang ĐK sx trong kỳ Số sp dịch
số sản phẩm dịch = x vụ dở dang
vụ dở dang cuối kỳ Số TP, DV hoàn+ Số SP dịch vụ cuối kỳ
thành trong kỳ dở dang cuối kỳ
Phương pháp 3: Đánh giá giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức của phần công việc đã thực hiện được trong sản phẩm, dịch vụ dở dang(áp dụng mọi trường hợp)
Tổng ZCXTT của chi phí chi phí các khoản chi phí
số TP dịch vụ đã = dở dang + sản xuất - giảm trừ - dở dang
hoàn thành đầu kỳ trong kỳ chi phí cuối kỳ
ZCXTT của một thành = Tổng ZCXTT
phẩm dịch vụ hoàn thành Số lượng thành phẩm, dịch vụ hoàn thành
Và căn cứ vào kế hoạch lưu chuyển số thành phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ( dùng nội bộ, nhập kho, gửi bán, bán ngay) để hạch toán.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
TK 621 TK 154(chi tiết) TK 111, 1528
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Phế liệu thu hồi
nguyên vật liệu trực tiếp
TK 622 TK 335, 1386
Cuối kỳ kết chuyển chi phí Giá trị sản phẩm dịch vụ hỏng
nhân công trực tiếp (trong và ngoài định mức)
TK 627 TK 627,641,642
Cuối kỳ phân bổ kết chuyển Giá thành thực tế của thành
phẩm hoàn thành dùng ngay
chi phí sản xuất chung trong nội bộ doanh nghiệp
TK 155
Giá thành thực tế của sản phẩm
hoàn thành nhập kho
TK 157
Giá thành thực tế của sản phẩm
hoàn thành gửi bán không qua kho
TK 632
Giá vốn hàng bán
tiêu thụ ngay
3.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu:
Để phản ánh các chi phí vật liệu đã xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định được giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho và hàng mua đang đi đường.
Phương pháp tập hợp như sau:
TK 331, 111 TK 611 TK 621 TK 631
Giá trị vật liệu Giá trị vật liệu Kết chuyển chi phí
nhập kho trong kỳ xuất dùng cho sx vật liệu dụng cụ vào
SP, lao vụ, dịch vụ giá thành sản phẩm
TK 155, 152
Giá trị vật liệu tồn kho Giá trị vật liệu tồn kho
và đi đường cuối kỳ và đang đi đường đầu kỳ
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Cách tập hợp chi phí trong kỳ giống phương pháp kiểm kê thường xuyên. Cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 631 theo từng đối tượng bằng bút toán
Nợ TK 631
Có TK 622
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Toàn bộ chi phí sản xuất chung cuối kỳ được tập hợp vào TK 627 và được chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng tương tự với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được phân bổ vào TK 631 chi tiết theo từng sản phẩm, lao vụ để tính giá thành và ghi sổ.
Nợ TK 631
Có TK 627
d. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng TK 631 “Giá thành sản xuất” tài khoản này được hạch toán chi tiết theo từng địa điểm phát sinh chi phí và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm..... của toàn bộ phận sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ, chi phí thuê ngoài gia công chế biến..... Được hạch toán vào TK 631 bao gồm 3 loại
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung.
* Cách thức hạch toán:
Đầu kỳ kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào giá thành từng loại sản phẩm lao vụ dịch vụ
Cuối kỳ kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ vào giá thành từng loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ.....
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Tổng giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
TK 154 TK 631 TK 154
Kết chuyển giá trị sản Kết chuyển giá trị sản
phẩm dở dang đầu kỳ phẩm dở dang cuối kỳ
TK 621 TK 632
Chi phí NVL trực tiếp Tổng giá thành sản xuất sản
phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành
TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627
Chi phí sản xuất chung
Sau đây là số liệu minh họa tập hợp chi phí sản xuất trong 1 tháng của một doanh nghiệp sản xuất như sau:
*Trong tháng chi phí phát sinh :
Nguyên vật liệu chính sản xuất dùng theo giá thực tế với trị giá 900.000.000
Nguyên vật liệu phụ xuất dùng theo giá thực tế trị giá 200.000.000
Tiền lương phải trả cho công nhân viên ,chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương phải trả công nhân sản xuất ,các khoản bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế ,kinh phí công đoàn
+ Công nhân sản xuất :180.000.000
+ Cho nhân viên phục vụ quản lý phân xưởng : 60.000.000
+ Trích bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế , kinh phí công đoàn theo tỷ lệ qui định
Trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ,trong đó :
+ Khấu hao máy móc thiết bị : 4.000.000
+ Nhà kho ,phân xưởng sản xuất : 400.000
+ TSCĐ cho bộ phận bán hàng : 200.000
+ Nhà làm việc phòng ban : 200.000
Chí phí điện nước phục vụ sản xuất phải trả trong tháng là :4.500.000 Từ số liệu trên, công ty đã hạch toán như sau:
Kế toán đã sử dụng các tài khoản sau đây để hạch toán:
+ TK621 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ TK622 chi phí nhân công trực tiếp
+ TK627 chi phí sản xuất chung
+TK154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
a. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
+. Khi xuất kho nguyên vật liệu chính, kế toán ghi:
Nợ TK 6211: 900.000.000
Có TK 1521: 900.000.000
+. Khi xuất kho nguyên vật liệu phụ, kế toán ghi:
Nợ TK 6212 : 200.000.000
Có TK 1522 : 200.000.000
+. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154 : 1.100.000.000
Có TK 621 : 1.100.000.000
Phản ánh trên sơ đồ tài khoản:
TK 1521 TK 621 TK 154
900.000.000
1.100.000.000
TK 1522
200.000.000
0 0
b. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
+. Khi tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 180.000.000
Có TK 334: 180.000.000
+. Khi trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 622 : 34.200.000
Có TK 338 : 34.200.000
+. Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154: 214.200.000
Có TK 622: 214.200.000
Phản ánh lên sơ đồ tài khoản:
TK 334 TK 622 TK 154
180.000.000
214.200.000
TK 338
34.200.000
0 0
c. Hạch toán chi phí sản xuất chung.
+. Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên phục vụ và quản lý, kế toán ghi:
Nợ TK 627: 60.000.000
Có TK 334: 60.000.000
+. Khi trích các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, khinh phí công đoàn, kế toán ghi:
Nợ TK 627: 11.400.000
Có TK 338: 11.400.000
+. Khi trích khấu hao TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 627: 4.800.000
Có TK 2141: 4.800.000
+. Chi phí điện nước phục vụ sản xuất phải trả trong tháng:
Nợ TK 627: 4.500.000
Có TK 331: 4.500.000
Phản ánh lên sơ đồ tài khoản.
TK334 TK627 TK154
60.000.000
TK338
11.400.000 80.700.000
TK214
4.800.000
TK331
4.500.000
0 0
d. Tổng hợp ( kết chuyển) chi phí.
TK 621 TK 154
1.100.000.000
TK 622
214.200.000 1.394.900.000
TK 627
80.700.000
B. Các phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Khi đã xác định được đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, cũng như phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành sản xuất, dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được và các tài liệu liên quan( chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ... ) để tính giá thành sản xuất sản phẩm theo phương pháp tính toán giá thành đã lựa chọn theo đối tượng tính giá thành cụ thể.
1. Tài liệu để tính giá thành sản phẩm.
Tuỳ thuộc vào phương pháp tính giá thành cần thiết phải có tài liệu cụ thể. Song những tài liệu cần thiết cho mọi phương pháp là:
Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ (dựa vào sổ chi tiết chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí ).
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ (nếu có).
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ (nếu có) .
Khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành.
Ngoài ra, tuỳ theo từng phương pháp tính giá thành có thể cần có các tài liệu bổ sung như:
Hệ số giá thành.
Tỷ lệ giá thành giữa kế hoạch và thực tế.
Sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm
Giá thành định mức.
2. Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá sản phẩm đã xác định.
Có nhiều phương pháp được sử dụng để tính giá thành. Tuỳ theo đặc điểm tập hợp chi phí, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
Sau đây là một số phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm.
2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn.(phương pháp tính trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, ổn định. Ví dụ như Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải hàng hoá hoặc kinh doanh Du lịch - khách sạn . . . Doanh nghiệp đóng tàu, xây dựng dân dụng và điện nước. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ.
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
_
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Giá thành đơn vị sản phẩm, dịch vụ .
=
Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm,dịch vụ
Tổng số lượng S.p, D.v hoàn thành trong kỳ.
Ví dụ: Doanh nghiệp CYN có số liệu trong tháng 1 năm 2002 như sau:
* Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ gồm: 141.000.000 đ.
Trong đó:
Nguyên vật liệu trực tiếp : 100.000.000 đ
Nhân công trực tiếp : 20.000.000 đ
Chi phí sản xuất chung: 21.000.000 đ
* Chi phí phát sinh trong tháng:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.100.000.000 đ
Nhân công trực tiếp: 214.200.000 đ
Chi phí sản xuất chung: 80.700.000 đ
*. Kết quả sản xuất trong tháng của doanh nghiệp CYN đã sản xuất được 500.000 sản phẩm hoàn thành nhập kho.
*. Cuối tháng trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 87.000.000 đ.
Trong đó:
Nguyên vật liệu trực tiếp: 60.000.000 đ
Nhân công trực tiếp: 12.000.000 đ
Chi phí sản xuất chung: 15.000.000 đ
Từ số liệu trên kế toán doanh nghiệp tính giá thành như sau: áp dụng phương pháp tính giá giản đơn để tính giá thành. Kết quả tính toán được ta có bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm như sau:
Bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm.
Doanh nghiệp CYN
Sản lượng 500.000 s.p. (đơn vị tính: 1000đ)
Khoản mục chi phí
Chi phi s.p dở dang đầu kỳ.
Chi phí sản xuất trong kỳ.
Chi phí s.p dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành.
Giá thành đơn vị.
Chi phi NVL trực tiếp.
100.000
1.100.000
60.000
1.140.000
2,28
Chi phí nhân công trực tiếp.
20.000
214.200
12.000
222.200
0,4444
Chi phí sản xuất chung.
21.000
80.700
15.000
86.700
0,1734
Tổng
141.000
1.394.900
87.000
1.448.000
2,8978
2.2. Phương pháp tính tổng chi phí.
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện nhiều ở các bộ phận, nhiều công đoạn khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của bộ phận, chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + Z3 + Z4 + . . .+ Zn.
Trong đó, Z1, Z2, Z3. . . Zn là giá thành của các bộ phận, chi tiết sản phẩm.
2.3. Phương pháp hệ số quy đổi.
Phương pháp này được áp dụng cho doanh nghiệp có phân xưởng, tổ đội sản xuất nhiều loại thành phẩm, dịch vụ chi tiết cùng nhóm. Cách xác định giá thành cho mỗi loại thành phẩm, dịch vụ trong nhóm.
Kế toán chọn một loại hình thành phẩm, dịch vụ trong nhóm làm sản phẩm gốc sau đó quy đổi các loại thành phẩm còn lại trong nhóm về sản phẩm gốc này thông qua hệ số quy đổi Hi.
Z đm (KH)(i).
Hi =
Zđm (KH)(gốc).
Số lượng sản phẩm của các loại thành phẩm, dịch vụ quy về sản phẩm gốc là:
Q(gốc) = (qi x Hi)
Trong đó qi là số lượng thành phẩm dịch vụ (i) hoàn thành.
*. Xác định tổng giá thành công xưởng thực tế của nhóm thành phẩm dịch vụ hoàn thành.
Tổng Zcxtt cả nhóm thành phẩm dịch vụ hoàn thành
=
Chi phí dở dang đầu kỳ (nhóm)
+
Chi phí sản xuất trong kỳ (nhóm._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35352.doc