Lời nói đầu
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hoá, từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động trong cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước, mỗi doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh thế của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải vận động trên thị trường, tìm mua các yếu tố cần thiết cho sản xuất và tìm khách hàng tiêu thụ các sả
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số phương pháp góp phần đẩy mạnh thị trường Tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Cơ khí Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phẩm sản xuất ra. Phương châm chi phối hoạt động của các doanh nghiệp là “sản xuất và đưa ra thị trường cái mà thị trường cần chứ không thể bắt thị trường chấp nhận những sản phẩm mà doanh nghiệp có sẵn”. Điều đó chứng tỏ rằng, thị trường là chiếc “cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dung, thị trường là khâu quan trọng nhất trong quá trình tái sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ số sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ luôn bán sát, thích ứng được với mọi biến động của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình, kể cả khi sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng. Vì thế, để tiêu thụ được sản phẩm, trang trải được các khoản chi phí, đảm bảo kinh doanh có lãi thật sự không phải là vấn đề đơn giản. Các doanh nghiệp phải đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - một trong những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Muốn vậy đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải suy nghĩa, trăn trở chứ không thể bình thản trước sự đời.
Là sinh viên năm cuối tôi mong muốn được hiểu được tất cả các những vấn đề liên quan tới thị trường một cách hệ thống và sâu sắc. Và đó là lý do thôi thúc tôi quyết định chọn đề tài:
“Một số phương hướng góp phần đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà Nội”
Phần thứ nhất
Lý luận chung về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
I. Các quan điểm cơ bản về thị trường
1. Khái niệm thị trường
Theo Các Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà sản xuất ra để bán. Hàng hoá được bán ở thị trường.
Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường :
Theo định nghĩa của kinh tế học : Thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các Công ty về sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu, cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh giá cả.
Theo quan điểm của Marketing : Thị trường là tổng số nhu cầu (hoặc tập hợp nhu cầu) về một loại hàng hoà nào đó, la nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ. Theo khái niệm này, thị trường chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng cung và cầu về một loại hàng, nhóm hàng nào đó. Thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian. Trên thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán và các quan hệ hàng hoá tiền tệ.
2. Các chức năng của thị trường.
Chức năng của thị trường là những tác động khách quan vốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới quá trình sản xuất và tới đời sống kinh tế xã hội.
Thị trường có 4 chức năng: Thừa nhận, thực hiện, điều tiết và thông tin.
. Chức năng thừa nhận.
Chức năng này được thể hiện ở chỗ : hàng hoá hay dịch vụ của dn có bán được hay không, nếu bán được có nghĩa là được thị trường chấp nhận. Hàng hoá, dịch vụ được thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra thị trường , tức thừa nhận giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ đó.
Chức năng thực hiện.
Thị trường là nơi diễn ra các hành vị mua bán hàng hoá và dịch vụ, một hàng hoá đã được thị trường thừa nhận thì hành vu mua bán sẽ được thực hiện. Người bán cần giá trị của hàng hoá, còn người mua thì lại cần giá trị sử dụng của hàng hoá, nhưng theo trình tự thì sự thực hiện về giá trị chỉ xảy ra khi nào thực hiện được giá trị sử dụng.
Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường.
* Chức năng điều tiết : Thông qua nhu cầu thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ chủ động điều tiết tiền vốn, vật tư, lao động của mình từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm thu lợi nhuận nhiều nhất. Điều này chỉ có thị trường mới chỉ ra được.
* Chức năng kích thích : Thị trường chỉ chấp nhận những hàng hoá có chi phí sản xuất và lưu thông trung bình hay mức thấp nhất. Do đó, nó kích thích các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành để hạ giá bán. Muốn vậy, thì họ phải tiết kiệm lao động vật hoá.
Chức năng thông tin.
Thị trường cung cấp thông tin cho cả người sản xuất và người tiêu dùng : thị trường chỉ cho người sản xuất biết nên sản xuất hàng hoá, dịch vụ nào , với khối lượng bao nhiêu để đưa sản phẩm ra thị trường vào thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất. Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá, dịch vụ nào, ở đâu, vào thời điểm nào là có lợi nhất cho họ. Chức năng này rất quan trọng, nó chứa đựng những thông tin về : Tổng số cung cầu, cơ chế cung cầu, quan hệ cung cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua bán.
Bốn chức năng trên của thị trường có quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện 4 chức năng trên.
3. Các cách phân loại và phân đoạn thị trường.
Các cách phân loại thị trường.
Phân loại thị trường chính là chia thị trường theo các góc độ khách quan khác nhau. Phân loại thị trường là cần thiết, là khách quan để nhận thức cặn kẽ thị trường. Hiện nay, trong kinh doanh nguời ta dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại thị trường.
a) Căn cứ vào quan hệ mua bán giữa các nước, người ta chia thành :
* Thị trường trong nước :
Thị trường thành thị – thị trường nông thôn
Thị trường miền xuôi – thị trường miền ngược
* Thị trường quốc tế :
b) Căn cứ vào hàng hoá lưu thông trên thị trường, người ta chia thành:
* Thị trường hàng hoá :
Thị trường tư liệu sản xuất (TLSX)
Thị trường tư liệu tiêu dùng (TLTD)
* Thị trường dịch vụ
c) Căn cứ vào vai trò nguời mua, người bán trên thị trường, người ta chia thành :
* Thị trường người mua
* Thị trường người bán
d) Căn cứ vào khả năng biến nhu cầu thành hiện thực, người ta chia thành :
* Thị trường thực tế : là thị trường mà người mua thực tế đã mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
* Thị trường tiềm năng : là thị trường thực tế + một bộ phận khách hàng có nhu cầu, có khả năng thanh toán nhưng vì một lý do nào đó mà chưa mua được hàng hoá để thoả mãn nhu cầu.
* Thị trường lý thuyết : là thị trường tiềm năng + một bộ phận khách hàng có nhu cầu nhưng không có khả năng thanh toán.
e) Căn cứ vào vai trò của từng thị trường trong hệ thống thị trường người ta chia thành :
* Thị trường chính (Trung tâm)
Thị trường phụ (nhánh)
f) Căn cứ vào số lượng người mua - người bán trên thị trường nguời ta chia thành :
* Thị trường độc quyền : + Độc quyền đơn phương
+ Độc quyền đa phương
* Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
* Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
Phân khúc (đoạn) thị trường
Phân khúc thị trường là việc căn cứ vào mục đích nghiên cứu và các tiêu thức cụ thể để chia thị trường thành một số đơn vị nhỏ (đoạn, khúc) để doanh nghiệp, Công ty áp dụng chiến lược Marketing thích hợp cho khúc hay đoạn thị trường đó.
Các doanh nghiệp cần phải phân khúc (đoạn) thị trường, bởi vì thị trường là một thể thống nhất nhưng không đồng nhất, trong đó có nhiều người mua, người bán có giới tính, thu nhập , tuổi tác khác nhau, đặc điểm, thói quen tiêu dùng khác nhau và khả năng của các doanh nghiệp có hạn. Chính vì vậy, phải tìm cho mình một khúc (đoạn) thị trường nào đó phù hợp với đặc điểm và áp dụng chiến lược Marketing thích hợp với thị trường đó.
Thị trường rất đa dạng, do đó không phải bất cức thị trường nào cũng phải phân đoạn. Có thị trường vô khúc, thị trường đa khúc, đa đoạn.
Việc phân khúc, phân đoạn thị trường được dựa vào những tiêu thức sau:
Tiêu thức dân số
Tiêu thức địa lý
Tiêu thức tâm lý
Tiêu thức thái độ đối với khách hàng.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp , do đó các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường cũng rất phong phú và phức tạp. Để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường cần phân loại các nhân tố đó.
4.1. Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường
Người ta chia ra các nhân tố thuộc về kinh tế - chính trị - xã hội, tâm sinh lý.
Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định, bởi vì nó có tác động trực tiếp đến cung cầu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu ... Các nhân tố thuộc về kinh tế rất phong phú.
Các nhân tố thuộc về chính trị - xã hội cũng ảnh hưởng to lớn đến thị trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tốc , quan hệ quốc tế, chiến tranh và hoà bình ... Nhân tố chính trị – xã hội tác động trực tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp đến thị trường.
Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó tác động mạnh mẽ tới nhu cầu và mong muốn trên thị trường.
Cũng như các nhân tố thuộc về tâm, sinh lý, nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến người tiêu dùng, tới nhu cầu và mong muốn. Tuy nhiên, thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường.
4.2. Theo tính chất quản lý, cấp quản lý
Người ta chia ra các nhân tố quản lý vĩ mô và các nhân tố thuộc quản lý vi mô.
Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là các chủ trường, chính sách, biện pháp của Nhà nước, các cấp tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể hiện sử quản lý của Nhà nước với thị trường, sự điều tiết của Nhà nước đối với thị trường.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước, từng thị trường, từng thời lỳ mà các chủ trương, chính sách và biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường mạnh mẽ khác nhau.
Những nhân tố thuộc quản lý vi mô là những chiến lược, chính sách và biện pháp của các cơ sở kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những nhân tố này rất phong phú và phức tạp. Những nhân tố này thường là các chính sách làm sản phẩm thích ứng với thị trường phân phối hàng hoá, giá cả, quảng cáo, các bí quyết cạnh tranh ... Đó cũng là những chiến lược, chính sách, biện pháp để các cơ sở kinh doanh tiếp cận và thích ứng với thị trường ... các cơ sở kinh doanh quản lý được các nhân tố này.
Nghiên cứu thị trường là quá trình phân tích thị trường về mặt lượng và mặt chất. Mục đích chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là tìm ra những khoảng trống của thị trường, tìm chiến lược thị trường (vô khúc, đa khúc đa đoạn, một khúc trung tâm) để từ đó xác định được chiến lược Marketing thích ứng cho khúc hay đoạn thị trường đó.
Nội dung chủ yếu của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu khả năng thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp . Hiện nay, người ta thường tiến hành hai loại nghiên cứu thị trường và tương ứng với chúng là các phương pháp nghiên cứu khái quát thị trường và nghiên cứu chi tiết thị trường.
5. Nghiên cứu khái quát thị trường.
Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô. Đó là nghiên cứu tổng cầu hàng hoá, tổng cung hàng hoá, giá cả thị trường của hàng hoá, chính sách của chính phủ về loại hàng hoá đó (kinh doanh tự do, kinh doanh có điều kiện, khuyến khích kinh doanh hay cấm kinh doanh)
Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô của thị trường.
Nghiên cứu tổng cung hàng hoá là nghiên cứu để xác định xem khả năng sản xuất trong một thời gian các đơn vị sản xuất có khả năng cung ứng chi thị trường tổng số bao nhiêu hàng ? khả năng nhập khẩu bao nhiêu ? Khả năng dự trù (tồn kho) xã hội bao nhiêu ? Giá cả hàng bán của doanh nghiệp sản xuất, giá hàng nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìm được chênh lệnh giá bán (trên thị trường bán) và giá mua. Có thể ước chi phí vận chuyển và nộp thuế để xác định thị trường mua hàng và quyết định khối lượng hàng cần đặt, hàng cần mua hoặc nhập khẩu.
Nghiên cứu chính sách của chính phủ về loại hàng kinh doanh cho phép. Đó là chính sách thuế, giá các loại dịch vụ có liên quan. Ngoài những vấn đề trên, nghiên cứu khái thị trường còn cần phải nghiên cứu động thái của cầu, cung trên từng địa bàn và trong từng thời điểm.
Nghiên cứu chi tiết thị trường.
Nghiên cứu chi tiết thị trường thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời các câu hỏi : Ai mua hàng ? Mua bao nhiêu ? Cơ cầu của loại hàng, mua ở đâu ? Mua hàng dùng là gì ? Đối thủ cạnh tranh ?
Nghiên cứu thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khách hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh.
Khi nghiên cứu chi tiết thị trường, doanh nghiệp phải xác định được tỷ trọng thị trường mà doanh nghiệp đạt được (thị phần của doanh nghiệp) và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng nghành, so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm, mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ phục vụ khách hàng của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác ... để đổi mớ thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình.
6. Vai trò của thị trường.
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế.
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các quan hệ hàng hoá tiền tệ. Do đó, thị trường còn được cọi là môi trường của kinh doanh. Thị trường là khách quan, từng cơ sở sản xuất, kinh doanh không có khả năng làm thay đổi thị trường và ngược lại, họ phải tiếp cận để thích ứng với thị trường. Thị trường là thước đo khách quan của mọi cơ sở kinh doanh.
Trong quản lý kinh tế, thị trường có vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng, là căn cứ của kế hoạch hoá. Cơ chế thị trường là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ điều tiết vĩ mô của kinh tế Nhà nước . Thị trường là môi trường của kinh doanh, là nơi Nhà nước tác động vào quá trình kinh doanh của cơ sở. Như vậy, thị trường có vai trò quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Vấn đề thị trường ngày càng trở nên quan trọng trong quản lý kinh tế cũng như trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
II. các quan điểm cơ bản về tiêu thụ
1. Khái niệm về tiêu thụ.
Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ (bán hàng) là quá trình chuyển giao hàng hoá cho khách hàng và nhận tiền từ họ. Theo đó, người có nhu cầu tìm người có cung hàng hoá tương ứng, hoặc người có cung hàng hoá tìm người có cầu hàng hoá, hai bên thương lượng và thoả thuận về nội dung và điều kiện mua bán. Khi hai bên thống nhất, người bán trao hàng và người mua trả tiền.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, hoạt động bán hàng (tiêu thu sản phẩm) của doanh nghiệp thường được hiểu theo nghĩa rộng : Đó là một quá trình từ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với một loại hoạt động hỗ trợ, tới thực hiện những dịch vụ sau bán hàng.
Đứng trên giác độ luôn chuyển tiền vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của vốn từ hình thái sản phẩm hàng hoá sang hình thái tiền tệ. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận tiền bán hàng (hoặc người mua chấp nhận trả tiền).
2. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Qua tiêu thụ, hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của đơn vị được hoàn thành.
Tiêu thụ hàng hoá là một quá trình hết sức quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chỉ qua tiêu thụ, tính chất hữu ích của sản phẩm hay hàng hoá mới được xác định một cách hoàn toàn. Có tiêu thụ được, thu được tiền về mới thực hiện được tái sản xuất, tăng nhanh quá trình tiêu thụ là tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, tiết kiệm vốn.
Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận tiêu thụ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp : Lợi nhuận là nguồn bổ xung vốn lưu động tự có và là nguồn hình thành các loại quỹ của doanh nghiệp dùng để kích thích vật chất tập thể, doanh nghiệp nhằm động viên công nhân viên chức vừa quan tâm đến lợi ích doanh nghiệp và bản thân, đồng thời khai thác mọi năng lực tiềm tàng của đơn vị.
Chỉ qua tiêu thụ sản phẩm thì người lao động trong doanh nghiệp mới cơ điều kiện nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời sống của mình.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm ở các đơn vị sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, có thể quy về ba loại nguyên nhân sau :
Những nguyên nhân thuộc về bản chất doanh nghiệp.
Hàng hoá tiêu thụ trong kỳ chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như số lượng, chất lượng, giá bán và việc tổ chức công tác tiêu thụ.
Số lượng sản phẩm, hàng hoá :
Doanh nghiệp muốn đạt được khối lượng tiêu thụ cao thì trước hết phải có đủ sản phẩm, hàng hoá cung cấp cho tiêu thụ. Điều đó thể hiện qua công thức :
Khối lượng SP
H2 bán ra
=
Số SP, H2
tồn đầu kỳ
+
Số H2 mua vào hoặc SX trong kỳ
-
Số xuất khác & tồn kho cuối lỳ
Chất lượng sản phẩm , hàng hoá :
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các tính chất của hàng hoá mà do đó hàng hoá có công dụng tiêu dùng nhất định. Chất lượng sản phẩm là điều kiện sống còn của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững và vươn lên trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải không ngừng tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp là công việc rất quan trọng của các nhà kinh doanh và ảnh hưởng to lớn đến khối lượng tiêu thụ. Khi mà sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng tốt thì sản phẩm sẽ có uy tín trên thị trường, khối lượng tiêu thụ tăng nhanh và kết thúc nhanh vòng chu chuyển vốn.
giá bán sản phẩm
Giá bán là một nhân tố có ảnh hưởng không ít đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ (xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường thì giá bán sản phẩm hàng hoá là do từng đơn vị sản xuất kinh doanh định đoạt. Nhìn chung giá bán của đơn vị hàng hoá cao thì khối lượng tiêu thụ giảm và ngược lại. Trong điều kiện bình thường, giá cả và lượng hàng tiêu thụ có quan hệ ngược chiều với nhau. Đường cong biểu thị mối quan hệ giữa cầu và giá thường có dạng sau :
y1 y2
Người tiêu dùng
cuối cùng
y1, y2 : Đường cong bán hàng tuỳ theo giá. Khối lượng hàng bán thay đổi nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá.
d) Tổ chức công tác tiêu thụ : bao gồm hàng loại khâu công việc khác nhau từ việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký kết hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng chuyển vận, điều tra, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng ... Cuối cùng là việc khẩn trương thu hồi tiền bán hàng ra. Đây là những biện pháp chủ quan của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ được nhanh chóng.
3.2. Những nguyên nhân thuộc về người mua :
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế”. Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn), mức tiêu thụ, thói quan, tập tính sinh hoạt, phong tục ... của người tiêu dùng là những nhân tố tác động trực tiếp đến chất lượng hàng tiêu thụ. Trong đó, mức thu nhập của khách hàng có tính chất quyết định lượng hàng mua. Thông thường, khi có thu nhập tăng thì nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của khách hàng cũng tăng lên.
3.3. Các nguyên nhân thuộc về Nhà nước.
Thuế khoá, chính sách tiêu thụ, chính sách bảo trợ ... của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh và tiêu dùng là một trong những nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến mức sản xuất, mức tiêu thụ. Nhà nước sử dụng các chính sách tài chính (thuế khoá, lãi suất ...) để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm, hàng hoá.
4. Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ.
4.1. Hoạch định bán hàng (tiêu thụ )
a) Nội dung hoạch định
Phải xác định được mục tiêu và nhiệm vụ bán hàng bằng những con số cụ thể : Sản lượng ? Doanh thu ? Chi phí ? Lãi ? ...
Phải lập được tiến độ bán hàng một cách chi tiết, cụ thể và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt : Tháng 1 ? Quý I ? ...
Phải xác định rõ những điều kiện liên quan đến bán hàng như địa điểm giao hàng, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán, mức chiết khấu ...
Xác định lượng dự trữ cho bán hàng (đặc tính của sản phẩm, lượng tồn kho đầu kỳ, chu kỳ sản xuất ...)
Phải dự kiến được những biến động trong quá trình bán.
b) Căn cứ để hoặch định
Để xác định đúng một chương trình bán hàng, doanh nghiệp cần dựa vào những căn cứ chủ yếu sau :
Nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp đã được xác định bao gồm : sản phẩm, chất lượng, sản lượng và cơ cấu, giá cả, thời gian đáp ứng.
Phương án kinh doanh mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
Chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.
Các đơn vị đặt hàng, hợp đồng tiêu thụ đã được ký kết.
Sự thay đổi của mạng lưới bán hàng, khả năng thu hút khách hàng.
Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
Các bước tiến hành trong quá trình hoạch định.
Chương trình bán hàng là một loại kế hoạch hành động của doanh nghiệp.
Chương trình bán hàng không chỉ đề ra các mục bán hàng cần đạt được mà còn xác định trình tự, tổ chức và các điều kiện để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Bởi vậy, muốn lập chương trình bán hàng có hiệu quả cần thực hiện những bước sau :
* Bước 1 : Thu nhập thông tin về :
+ Mục tiêu bán hàng
+ Các đơn vị đặt hàng đã ký kết được.
+ Những dự báo nhu cầu thị trường trong tương lai.
* Bước 2 : Xây dựng các phương án về mục tiêu và nhiệm vụ bán hàng.
* Bước 3 : Lập tiến độ bán hàng các công việc cần thực hiện
* Bước 4 : Phân công người chịu trách nhiệm đối với mỗi phần công việc
* Bước 5 : Lựa chọn và quyết định cách thức hoạt động.
4.2. Tổ chức mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp.
Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp là tập hợp các kênh nối liền giữa doanh nghiệp (người sản xuất) và người tiêu dùng sản phẩm. Nói cách khác, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy.
Mạng lưới bán hàng của doanh nghiệp được cấu thành bởi các nhân tố cơ bản sau :
Người sản xuất (doanh nghiệp) : được cọi là người bán hàng thứ nhất, họ bán chính những cái mà họ sản xuất ra.
Người tiêu dùng : là người sử dụng sản phẩm mua được vào việc thoả mãn nhu cầu của họ.
Người bán buôn : là người trực tiếp mua sản phẩm của doanh nghiệp bán lại cho người bán lẻ. Họ có vai trò rất quan trọng trên thị trường và các kênh phân phối, có khả năng đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Người bán lẻ : là người trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng nên họ có điều kiện tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với khách hàng, do đó hoc là người hiểu biết và nắm vững nhu cầu của thị trường.
Người đại lý : Người đại lý có thể thực hiện việc bán buôn cũng có thể thực hiện việc bán lẻ. Họ có thể trực tiếp làm đại lý cho doanh nghiệp hoặc cho người bán buôn, thậm chí người bán lẻ.
Đại lý được chia thành :
Đại lý uỷ thác
Đại lý hoa hồng
Đại lý độc quyền
Người môi giới : là người chắp nối các quan hệ mua bán trên thị trường. Công việc của người môi giới thường là :
Giúp người bán tìm người mua hoặc ngược lại
Giúp cách mua, cách bán, thậm chí thay mặt hai bên mua bán để ra các điều kiện.
Thực hiện việc mua, bán theo quan hệ uỷ thác từng chuyến hàng, lô hàng và được hưởng thù lao của cả hai bên.
Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Căn cức vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, người ta chia ra hai cách tiêu thụ :
Tiêu thụ trực tiếp : là hình thức người sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung gian.
Tiêu thụ gián tiếp : là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian bao gồm : người bán buôn, người bán lẻ, các đại lý.
Cả hai cách trên có thể thực hiện thông qua người môi giới.
Có thể mô hình hoá hai cách tiêu thụ sản phẩm trên bằng sơ đồ mạng sau :
Người tiêu dùng cuối cùng
Nhà sản xuất
Người môi
giới
Sơ đồ 1 : Mạng tiêu thụ trực tiếp
Người môi
giới
Người bán buôn
Người tiêu dùng
cuối cùng
Người bán buôn
Nhà sản xuất
Người môi
giới
Sơ đồ 1 : Mạng tiêu thụ gián tiếp
Căn cứ vào các yếu tố xây dựng mạng và vai trò của các trung gian, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của sản phẩm cũng như điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mà có thể sử dụng một trong các kênh tiêu thụ sản phẩm cơ bản sau :
Kênh trực tiếp dài
Kênh trực tiếp dài
Kênh trực tiếp ngắn
Người tiêu dùng
cuối cùng
Người tiêu dùng
cuối cùng
Người tiêu dùng
cuối cùng
Nhà sản xuất
Người đại lý
Nhà sản xuất
Người bán lẻ
Nhà sản xuất
Kênh trực tiếp ngắn
Nhà sản xuất
Bán lẻ
Môi giới
Buôn bán
4.3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ bán hàng.
Để thúc đẩy quá trình bán hàng, doanh nghiệp cần phải tiến hành một loạt các hoạt động xúc tiến bán hàng, hoạt động giao tiếp, hoạt động quảng cáo.
+ Hoạt động xúc tiến bán hàng : xảy ra tại đại điểm bán hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng : văn hoá, văn nghệ, tặng quà ...
+ Hoạt động quảng cáo : dùng thông tin và hình ảnh để thu hút sự chú ý của khách hàng.
+ Hoạt động giao tiếp : tăng cường công tác bán hàng bằng cách tài trợ, tặng quà ...
Phải có cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Phải tham gia vào các hiệp hội kinh doanh
Phải sử dụng một số kỹ thuật yểm trợ như
+ Tạo cảm giác thiếu hàng hoặc tràn ngập hàng hoá
+ Bán hàng đối chứng
+ Dùng các thủ thuật : tặng phẩm, đặt gaias cao, giảm giá hàng bán, bán hàng hạ giá, bán hàng cả lô, bán kèm, bán hàng tận nhà, bán hàng trả góp, trả dần ...
4.4. Chính sách giá bán sản phẩm của doanh nghiệp
Những yêu cầu và ràng buộc của chính sách giá bán.
* Yêu cầu :
Về phía doanh nghiệp : Giá bán phải đảm bảo tăng khối lượng bán, bảo đảm bù đắp chi phí và có lãi.
Về phía người mua : Phải thoả mãn được khả năng thanh toán của người mua.
Về phía xã hội : Mức giá bán của mặt hàng nào đó phải tạo nên yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
* Những ràng buộc về chính sách giá cả :
Về phía Nhà nước : Nhà nước có thể can thiệp trực tiếp vào việc định giá hoặc là thông qua hệ thống thuế để ràng buộc việc định giá sản phẩm tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm trên thị trường.
Về phía doanh nghiệp : định giá bán sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí và tạo ra mức lợi nhuận hợp lý.
Về phía thị trường : giá bán sản phẩm phải phụ thuộc vào quan hệ cung cầu, tình hình cạnh tranh, mức giá thống trị, thị hiếu người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh trên thị trường, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Các chính sách giá bán sản phẩm
Chính sách đặt giá bán ngang với mức giá thống trị trên thị trường : doanh nghiệp căn cức vào mức giá thống trị trên thị trường với những sản phẩm cùng loại để định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp mình.
Chính sách định giá bán hàng thọc sâu vào thị trường : doanh nghiệp đặt giá thấp hơn mức giá thống trị trên thị trường của những mặt hàng cùng loại nhằm nhanh chóng mở rộng khu vực thị trường.
Chính sách định giá lướt qua thị trường : doanh nghiệp định giá bán cao hơn hẳn giá bán của đổi thủ cạnh tranh.
Chính sách định giá hướng vào doanh nghiệp : theo chính sách này doanh nghiệp đặt giá sản phẩm bằng chi phí biến đổi cộng với một phần chi phí cố định để lợi nhuận bằng 0.
Chính sách định giá phân biệt : cùng một sản phẩm nhưng ở các thời gian bán khác nhau khối lượng bán hàng, phương thức thanh toán, điều kiện phục vụ, tầng lớp xã hội khác nhau thì giá bán khác nhau ...
Chính sách bán phá giá : áp dụng trong trường hợp giải quyết hàng tồn kho ứ đọng, nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.
Như vậy, để tiêu thụ được hàng hoá không chỉ phụ thuộc vào việc hoạch định chương trình bán hàng, mà còn phụ thuộc vào việc định giá bán sản phẩm.
III. Mối quan hệ giữa thị trường và tiêu thụ.
Nói đến sản xuất hàng hoá thì phải nói đến thị trường và tiêu thụ sản phẩm bởi vì giữa thị trường và tiêu thụ có mối quan hệ hữu cơ với nhau, gắn bó mật thiết và tác động qua lại với nhau.
Thị trường được hình thành trên cơ sở của 3 yếu tố, đó là :
Phải có khách hàng (người mua hàng)
Khách hàng có nhu cầu chưa được thoả mãn : nhu cầu và động lực thúc đẩy họ mua hàng hoá, dịch vụ.
Khách hàng phải có khả năng thanh toàn.
Do vậy, thị trường là nơi diễn ra quá trình điều tra và phát hiện những đối tượng có mã lực (có khả năng thanh toán) và nhu cầu đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp muốn cung cấp. Mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liến với môi trường và thị trường. Doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường để giải quyết những vấn đề then chốt :
+ Sản xuất cái gì ?
+ Sản xuất như thế nào ?
+ Sản xuất cho ai ?
Muốn vậy, doanh nghiệp phải luôn bán sát nhu cầu thị trường trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu như họ sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, được thị trường chấp nhận. Sản phẩm của doanh nghiệp chỉ có thể được coi là tiêu thụ khi nó được thị trường thừa nhận, nghĩa là hành vi bán (tiêu thụ) sản phẩm được diễn ra trên thị trường. Nếu như không có thị trường sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra sẽ đi đến đâu ? Tiêu thụ là yếu tố cơ bán để hình thành thị trường. Thị trường của doanh nghiệp lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào khối lượng sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ trên thị trường nhiều hay ít.
Thị trường là một thực tể tồn tại khách quan, còn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thuộc về chủ quan của con người, bởi vậy thị trường phải được nghiên cứu trước khi đề ra kế hoạch. Thị trường là đối tượng, là cơ sở của kế hoạch tiêu thụ và là nơi kiểm tra tính đúng đắn của kế hoạch đó. Thị trường vừa là đối tượng cần nghiên cứu, vừa là điểm định hướng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế kinh tế hiện nay của chúng ta.
IV. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.
1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Trong kinh doanh không có bảo đảm chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm sẽ tiếp tục thành công, trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến nâng cao và các bước tiến hành tổng kết đánh._. giá kịp thời. Do vậy, các nhà kinh doanh muốn giữ vứng uy tính của sản phẩm và muốn chiếm vị trí độc quyền trong việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Muốn làm được điều đó, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được tiến hành thường xuyên.
Nâng cao chất lượng sản phẩm làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chuyển vốn và nâng cao danh lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp, đảm bảo giành thắng lợi trong cạnh tranh và thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng, góp phần phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
2. Chính sách giá bán.
Chính sách giá có tác động to lớn và là nhân tố ảnh hưởng quan trọng, kích thích lượng cầu từng loại hàng hoá phát triển.
Chính sách giá đúng đắn còn ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời và các giai đoạn khác nhau của vòng đời từng loại sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Chính sách giá còn được sử dụng như một thứ vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh, giữ vững được thị trường, đặc biệt là trong những vùng thị trường có khả năng thanh toán thấp.
3. Tổ chức kênh tiêu thụ.
Từ sản xuất đến tiêu dùng, hàng hoá có thể được mua bán qua các kênh phân phối khác nhau, tuỳ thuộc vào những yếu tố như đặc điểm, tính chất và các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng ...
Kênh tiêu thụ là sự kết hợp hữu cơ giữa người sản xuất với những người trung gian để tỏ chức vận động hàng hoá hợp lý nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu các khách hàng cuối cùng.
Việc tổ chức được các kênh tiêu thu hợp lý là một trong những nội dụng quan trọng của công tác bán hàng, giúp doanh nghiệp nâng cao khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Do đó, khi doanh nghiệp tổ chức kênh tiêu thụ và lựa chọn nó, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào.
Tính chất vật lý của hàng hoá và vị trí của hàng hoá trong nền kinh tế.
Chiến lược kinh doanh của các nhà sản xuất và người trung gian (đặc biệt là mục tiêu lợi nhuận và thế lực)
Phạm vi hoạt động của các nhà kinh doanh
Về quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau.
Dựa vào những căn cứ trên, doanh nghiệp có thể xây dựng và xác định xem mình nên chọn kênh phân phối nào : kênh trực tiếp ngắn hay dài ? Kênh gián tiếp ngắn hay dài ? Để từ đó giúp cho quá trình vận động của hàng hoá nhanh, tiết kiệm chi phí và thu được lợi nhuận tối đa.
4. Công tác bảo hành .
Trong những năm gần đây hoạt động bảo hành mang tính chất phổ biến và là hoạt động bắt buộc đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Điều đó không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình mà còn góp phần tạo nên một tâm lý tin cậy và yên tâm cho khách hàng khi mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Tuỳ theo đặc điểm về giá trị và thời gian sử dụng cũng như khả năng củ doanh nghiệp mà có những quy định khác nhau về thời gian bảo hành từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đến tính thiết thực và hiệu qủa của hoạt động bảo hành, tránh tình trạng hình thức và gây khó khăn cho khách hàng.
5. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, việc quảng cáo bán hàng có ý nghĩa to lớn. Quảng cáo là một trong những vũ khí lợi hại nhất để thu hút khách hàng. ở một số nước kinh tế thị trường phát triển , quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp lớn và số vốn đầu tư cho quảng cáo bán hàng đã chiếm một tỷ trọng cao trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh.
Quảng cáo sự trình bày để giới thiệu về hàng hoá cho mọi người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng.
Nhờ quảng cáo, nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp bán được nhanh và nhiều hàng hơn.
6. Kích thích vật chất tổ chức khuyến mại.
Trong nền kinh tế thị trường, để sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp cần sử dụng còn đòn bẩy kinh tế như kích thích vật chất. Vì lợi ích vật chất giữ vai trò chủ đạo, hạt nhân trong động lực thúc đẩy kinh doanh ngày càng có hiệu quả và là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao kết quả và hiệu qủa kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức khuyến mại là một nghệ thuật của các nhà kinh doanh. Khuyến mại là một hình thức kích thích người mua, tạo cho họ cảm giác khi mua sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được thêm phần nào đó mà không phải trả tiền. Doanh nghiệp có thể khuyến mại theo nhiều cách khác nhau để nâng cao khối lượng tiêu thụ
Bán có kèm tặng phẩm
Bán chịu trả góp
Bớt giá nếu mua nhiều
Cho xem, cho chọn, cho thử sản phẩm, thậm chí trả lại
phần thứ hai
phân tích thực trạng công tác duy trì và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cơ khí hà nội
a/ đặc điểm chung của Công ty.
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí hà nội
Công ty cơ khí Hà Nội - tên giao dịch quốc tế HAMECO - Công ty chế tạo máy công cụ lớn nhất của Việt Nam. Trong suốt chặng đường 40 năm hoạt động sản xuất kinh doanh (12/4/1958 - 12/4/1998) HAMECO đã trải qua biết bao thăng trầm dần từng bước vượt qua khó khăn, trụ vững vươn lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Hà Nội có thể chia thành 4 giai đoạn sau :
* Giai đoạn I : Từ năm 1958 đến năm 1965.
Tiền thân của Công ty cơ khí Hà Nội là nhà máy chung quy mô. Là đứa con đầu tiên của ngành cơ khí chế tạo tư liệu sản xuất cho cả nước, nhà máy được trang bị hàng loạt máy móc thiết bị chuyên sản xuất máy cắt gọt kim loại.Cho đến năm 1960 nhà máy đổi tên thành nhà máy cơ khí Hà Nội.
* Giai đoạn II : Từ năm 1966 đến năm 1976
Đây là giai đoạn chiến tranh phá hoại miềm Bắc của đế quốc Mỹ. Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển hướng trong quản lý kinh tế , nhà máy cũng mở rộng sản xuất những mặt hàng phục vụ cho chiến đấu như : Các loại pháo, xích xe tăng, máy bơm xăng ...
* Giai đoạn III : Từ năm 1976 đến năm 1986
Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Là một nhà máy lớn với mô hình sản xuất khép kín, nhà máy đã tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất. Bằng việc thực hiện các kế hoạch 5 năm, hoặt động sản xuất của nhà máy trở nên sôi động.
* Giai đoạn IV : Từ năm 1987 đến nay.
Thời kỳ đổi mới kinh tế, Đảng ta quyết định : Xoá bỏ cơ chế quản lý tập quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong thời gian đầu nhà máy phải tự cân đối cuộc sống cho cán bộ công nhân viên. Do chưa thích ứng được với cơ chế mới nên nhà máy đã gặp không ít khó khăn, tưởng chừng không sao vượt qua nổi. Số lượng lao động của nhà máy đã giảm đi từ 3000 người xuống còn 2000 người.
Từ năm 1993 đến nay, tổ chức quản lý sản xuất đi vào ổn định. Theo yêu cầu đổi mới của nền kinh tế đất nước, nhà máy đã từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá mặt hàng để tồn tại, nhằm phục vụ có trọng tâm cho cơ khí trong nước và các ngành kinh tế khác như: Thuỷ điện, nhiệt điện, đường mía, cao su, khai thác mở, tuyển quặng và dầu khí...
Năm 1998 một lần nữa nhà máy đổi tên thành: Công ty cơ khí Hà Nội -HAMECO - Theo quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 270/QĐ-TCNSĐT (22/5/1993) và số 1152/QĐ-TCNSĐT (30/10/1998) của Bộ Công Nghiệp nặng với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là : Công nghiệp sản xuất cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị, thiết kế chế tạo lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ, dây chuyển thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
Trên cơ sở thị trường, Công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi sâu sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong 2 năm gần đây (1999 và 2000), Công ty liên tục đạt huy chương vàng vể sản phẩm máy công cụ – một trong những sản phẩm truyền thống của Công ty.
Như vậy, qua 40 năm hoạt động và trưởng thành, HAMECO ngày càng phát triển dần dần thích nghi với nền kinh tế thị trường. Là một Công ty lớn đã và đang cung cấp cho đất nước nhiều máy móc, thiết bị và phụ tùng, trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, HAMECO càng phải phấn đấu vươn lên hơn nữa để trở thành một Công ty hiện đại có công nghệ tiên tiến, đội ngũ cán bộ vững vàng.
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty cơ khí Hà Nội.
1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất của Công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế quốc doanh hạch toán độc lập, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm phục vụ cho yêu cầu phát triển nghành cơ khí, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm đầu mới thành lập, nhiệm vụ chính của Công ty là chuyên sản xuất và cung cấp cho đất nước những sản phẩm máy công cụ như : máy tiện, máy khoan, máy bào ... Công ty sản xuất theo chỉ định của cơ quan chủ quản đến từng mặt hàng, từng chỉ tiêu kinh doanh vì khi đó Nhà nước cung cấp vật tư và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Trong những năm gần đây, để bắt kịp với nhọp độ của nền kinh tế cạnh tranh, đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Công ty đã chủ động tìm kiếm thị trường , mở rộng quan hệ với nhiều bạn hàng trong và ngoài nước, thực hiện đã dạng hoá sản phẩm ... vì vậy nhiệm vụ sản xuất của Công ty cũng được mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu của thị trường mới. Ngành nghề kinh doanh của Công ty hiện nay là : Công nghiệp sản xuất máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, sản phẩm đúc, rèn, thép cán và các phụ tùng thay thế. Thiết kế, chế tạo, lắp đặt các máy và thiết bị đơn lẻ, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp. Xuất nhập khẩu và kinh doanh vật tư thiết bị. Sản xuất Tole định hình mạ mầu, mạ kẽm.
Mặc dù, Công ty đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nhưng nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các máy móc thiết bị chứ không phải kinh doanh nên có tạo ra sản phẩm chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường mới là vấn đề sống còn của Công ty. Sản phẩm máy công cụ mà Công ty sản xuất hiện nay ngày càng giảm, chủ yếu là Công ty sản xuất theo những đơn đặt hàng, hợp đồng lớn đã ký kết với các bạn hàng. Mỗi năm, Công ty đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị trường để từ đó đề ra nhiệm vụ sản xuất trong những sản phẩm mới, phù hợp nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội ra đời là nhờ sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô (cũ). Do đó, máy móc thiết bị của Công ty hầu hết là những máy do Liên Xô (cũ) để lại. Ngoài ra, Công ty cũng có một số ít các loại máy của Tiệp, Đức, Ba Lan, Hungari ... gồm các máy như : máy đo toạ độ, máy bào giường lớn, máy phay, ...là những máy tuy đã cũ, hỏng nhiều bộ phận và thiết một số chức năng hiện đại song lại quý hiếm, duy nhất trong cả nước.
Để có thể đánh giá một cách chính xác những ảnh hưởng của máy móc thiết bị đến kết quả kinh doanh của Công ty, chúng ta có bảng số liệu :
Bảng 1: Tình hình máy móc thiết bị của Công ty
TT
Tên máy móc
Số lượng (cái)
Công suất (KW)
Giá trj TB 1 máy (USD)
Mức độ hao mòn
TLCS
SX thực tế so với CSTK (%)
Chi phí BD cho năm (USD)
Thời gian SX SP (giờ)
Năm chế tạo
1
Máy tiện các loại
147
4 - 60
7.000
65
85
70
1.400
1956
2
Máy phay các loại
92
4 -16
4.500
60
80
450
1.000
1956
3
Máy bào các loại
24
2 - 40
4.000
55
80
400
1.100
1956
4
Máy mài các loại
137
2 - 10
4.100
55
80
410
900
1956
5
Máy khoan các loại
64
2 - 10
2.000
60
80
200
1.200
1956
6
Máy doa các loại
15
4 - 16
5.500
60
80
550
900
1960
7
Máy cưa các loại
16
2 - 10
1.500
70
85
150
1.400
1956
8
Máy chuốt ép các loại
8
2 - 8
5.000
60
70
500
700
1956
9
Máy búa các loại
5
4.500
60
85
450
900
1956
10
Máy cắt đột các loại
11
2 - 8
4.000
60
80
400
800
1956
11
Máy lốc tôn
3
10- 40
15.000
40
70
1.500
1.400
1956
12
Máy hàn điện các loại
26
5 - 10
800
55
85
80
1.400
1956
13
Máy hàn hơi các loại
9
400
55
85
40
1.200
1993
14
Máy nén khí các loại
14
10- 75
6.000
60
65
140
1.000
1956
15
Cầu trục các loại
65
700-1000
8.000
55
70
800
1.000
1956
16
Lò luyện thép
4
30
110.000
55
70
11.000
800
1956
17
Lò luyện gang
2
50.000
65
70
300
800
1956
Tổng cộng
642
Máy móc thiết bị các loại
Thông qua bảng 1 ta thấy : Số lượng máy móc thiết bị của Công ty khá lớn, nhưng hầu hết đã già cỗi, cũ ký, độ chính xác kém, mất đồng bộ. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất sản phẩm, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho sản phẩm của Công ty không cạnh tranh được về mặt chất lượng cũng như về giá cả. Qua từng năm hoạt động, Công ty đều chú trọng việc đầu tư và bổ xung sửa chữa từng phân xưởng nhằm hạn chế bớt mức độ hao mòn máy móc.
Năm 1999, với cố gằng trong khả năng vốn đầu tư còn hạn chế, Công ty đã tiến hành đầu tư mới và cải tạo lại nhà xưởng, thiết bị và đạt được những kết quả đáng ghi nhận - gấp 5,2 lần so với năm 1998. Trong đó làm mới và cải tạo thiết bị như : cân điện tử 40 tấn, máy búa 750 Kg, máy khoan cỡ lớn ...
Năm 2000, Công ty đã cố gắng tận dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư, sửa chữa thiết bị cũ trnag bị cho xưởng kết cấu thép đi vào hoạt động. Về thiết bị, Công ty đã đầu ta máy lốc tôn dày 2,5 ly, máy khoan cỡ lớn đường kính mũi khoan đến 100mm, máy hàn và nhiều thiết bị khác.
Năm 2001 vừa qua, Công ty đã tổ chức có hiệu quả kế hoạch sửa chữa định kỳ và nâng cấp một số dàn thiết bị chính và quan trọng của các xưởng. Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng, bảo quản máy tại xưởng được duy trì và kiểm tra thưởng xuyên. Riêng năm 2001, Công ty đã tổ chức đại tu thuần tuý được 37 thiết bị, chế tạo mới 5 thiết bị, di chuyển và lắp đặt 350 tấn thiết bị phục vụ chương trình đầu tư, sắp xếp lại theo yêu cầu sản xuất.
Theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với cơ khí trong và ngoài nước, Công ty chú trọng đầu tư chiều sâu như cải tạo, đầu tư mới, mua sắm một số thiết bị quan trọng trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm đúc, máy vi tính cho các phòng nghiệp vụ ... Với khả năng vốn tự có hạn hẹp, Công ty đã được Nhà nước, Bộ chủ quản và các cơ quan chức năng quan tâm ủng hộ.
3. Đặc điểm sản xuất sản phẩm của Công ty.
Bất kỳ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất nào cũng gắn liền với nhiệm vụ sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tác là trả lời các cầu hỏi.
Sản xuất cái gì ?
Sản xuất như thế nào ?
Sản xuất cho ai ?
Qua 40 năm hoạt động, Công ty cơ khí Hà Nội đã cung cấp nhiều máy móc và thiết bị, phụ tùng cho các nghành KTQD, đã sản xuất được gần 2 vạn máy công cụ các loại.
Sản phẩm máy công cụ là sản phẩm truyền thống của Công ty, đây là tư liệu sản xuất quan trọng của nền kinh tế. Do vậy, để hoàn thành được sản phẩm này là cả một quá trình, đòi hỏi nỗ lực của ban giám đốc Công ty cũng như toàn thể CBCNV trong toàn Công ty; đơn hàng do Giám đốc Công ty hoặc các nguồn khác đưa về được đến Ban giá Hội Đồng Kinh doanh , phòng kỹ thuật, xưởng máy công cụ có trách nhiệm xác định tính kỹ thuật, giá, tiến độ sản xuất. Hợp đồng sản xuất được chuyển về bạn thư ký Hội đồng Kinh doanh, đến phòng điều độ sản xuất đề ra lệnh sản xuất cho xưởng máy công cụ. Các bản vẽ đã có thiết kế máy được quay lại phòng điều độ sản xuất, đến phân xưởng đúc. Sau khi có mẫu và hộp ruột, xưởng đúc tổ chức sản xuất, qua kiểm tra của phòng KCS tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ của Công ty như sau :
Phôi mẫu
Mẫu gỗ
Làm khuôn
Làm ruột
Nấu thép
Rót thép
Làm sạch
Cắt ngót
Đúc
Gia công cơ khí chi tiết
Nhập kho bán thành phẩm
Lắp ráp
Tiêu thụ
KCS
Ngoài sản phẩm máy công cụ, trong khoảng 10 trở lại đây, Công ty đã sản xuất thêm sản phẩm thep cán phục vụ cho quá trình xây dựng của đất nước. Tuy đây không phải là mặt hàng then chốt, Công ty chỉ sản xuất để phục vụ nhiệm vụ trước mắt nhưng đây lại là mặt hàng đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Do vậy, Công ty đã cố gắng tìm tòi và áp dụng quy trình sản xuất gọn nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.
Qui trình công nghệ sản xuất thép cán của của Công ty là :
Thỏi
Phôi đúc
Cắt thành từng thỏi phù hợp tiêu chuẩn
Tiêu thụ
Nhập kho thành phẩm
Nung cán
(Bán thành phẩm)
KCS
Quy trình công nghệ sản xuất hai loại sản phẩm : máy công cụ và thép cán ở trên ta thấy : sản phẩm của Công ty muốn hình thành phải trải qua rất nhiều giai đoan khác nhau. Do đó, chất lượng sản phẩm bị phụ thuộc vào nhiều giai đoạn, chỉ cần hỏng ở một giai đoạn nào đó của quá trình sản xuất là sản phẩm sẽ không hoàn thành được, làm chậm tiến độ sản xuất, tăng chi phí thực hiện. Tất cả những điều trên sẽ làm ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty, Công ty khó có khả năng thâm nhập, mở rộng thị trường mới, làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.
4. Đặc điểm tình hình cung ứng nguyên vật liệu.
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Công ty cơ khí Hà Nội luôn quan tâm đến mọi khâu của quá trình sản xuất, đặc biệt là việc cung ứng nguyên vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính mà Công ty dùng vào sản xuất sản phẩm hầu hết là các loại thép phục vụ sản xuất thép cán và máy công cụ. Nguồn nguyên liệu này trong nước rất hiếm, vì vậy Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Số nguyên vật liệu Công ty nhập hàng năm là:
Các mặt hàng nhập khẩu
Số lượng nhập hàng năm (tấn)
Nguồn nhập
Giá đơn vị CIF USD (USD/Tấn)
Sắt thép chế tạo
150
Nam Triều Tiên
450
Tôn tấm các loại
150
SNG
350
Than điện cực
20
Trung Quốc, SNG
120
Năm 2000, Công ty nhập khẩu thép các loại phục vụ sản xuất thép cán và máy công cụ từ Liên Xô (cũ) với tổng giá trị 2.500.000 USD, vượt so với năm 1999 là 2,7%. Với tốc độ tăng trưởng cao của sản xuất, Công ty đã chủ động khai thác vật tư trong nước và nhập khẩu vật tư từ nước ngoài hỗ trợ thực hiện tiến độ gia công cơ khí. Về chất lượng, vật tư đã được chú trọng kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đi vào sản xuất.
Năm 2001, khối lượng vật tư chi dùng trong năm là : sắt thép các loại khoảng 1950 Tấn. Giá trị vật tư mua về trong năm phục vụ sản xuất khoảng 25 tỷ, trong đó nhập khẩu khoảng triêu USD. Phần lớn những vật tư chính đều được chuẩn bị và cung cấp kịp thời cho sản xuất. Công tác nhập khẩu vật tư, thiết bị luôn được Công ty quan tâm đặc biệt. Đối với các hoạt động phải dùng vật tư đặc chủng như: thép cây phi lớn làm trục lô ép, thep Inox, thép ống, thép tấm ... đều được mua thông qua nhập khẩu. Ngoài ra, Công ty còn tận dùng giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động kinh doanh thương mại (bằng 2,4 lần so với năm 2000) và nhập khẩu uỷ thác cho một số đơn vị sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn thu cho Công ty.
5. Đặc điểm về lao động và tổ chức bộ máy của Công ty.
Trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất thì lao động của con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Để có được năng lực sản xuất nhất định, doanh nghiệp phải có một số lượng công nhân và các cán bộ nhân viên thích hợp.
5.1. Đặc điểm lao động của Công ty.
Công ty cơ khí Hà Nội là một đơn vị kinh tế lớn đang có những bước phát triển vững mạnh. Công ty đã giải quyết tốt vấn đề về lao động; có những năm tổng số lao động của Công ty lên tới 3000 người (số liệu năm 1980), hiện nay số lượng lao động của Công ty giảm xuống còn 1058 người (số liệu năm 2001). Trước đây, do gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi kinh tế, Công ty làm ăn thua lỗ nên đã để mất đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ tay nghề cao. Hiện nay, Công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo cơ bản, tuy nhiên còn có những hạn chế đó là :
Tay nghề của công nhân sâu nhưng không đa dạng.
- Tuổi trung bình cao (40 tuổi) nên việc tiếp thu và thích nghi với công nghệ và hoàn cảnh mới còn chậm. Do đó, Công ty luôn mở lớp đào tạo cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ tya nghề và tuyển mới, nhằm trẻ hoá độ ngũ cán bộ, lao động của Công ty. Tính đến cuối tháng 12 năm 2001, số lượng và trình độ lao động của Công ty như sau :
Bảng 2 : Trình đọ CBCNV của Công ty :
Cấp bậc bình quân
Trình độ
Số lượng
(người)
%
Tiến sĩ
Phó tiến sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân bậc I
II
III
IV
V
VI
VII
2
1
165
5
82
13
59
91
99
180
141
82
0,19
0,09
15,6
0,47
7,76
1,2
5,58
8,6
9,4
17
13,3
7,76
Lao động khác + chờ giải quyết chế độ
138
13
Tổng cộng
1.058
100
Qua đó, ta có thể nhận thấy : trình độ lao động của Công ty tương đối cao, phù hợp với những yêu cầu của sản xuất trong cơ chế hiện nay. Trình độ tay nghề của công nhân sản xuất khá vững vàng, số công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ lớn. Có thể nói, Công ty có đội ngũ CBCNV tốt, với kết cầu lao động hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
Công ty là một đơn vị kinh tế có thể mạnh về chất lượng lao động. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng số liệu sau :
Bảng 3 : Tình hình lao động của Công ty
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
1998
1999
2000
2001
I
Lao động
1
Lao động thực tế có đến 31/12
người
1.114
1.067
1.047
1.058
a
Lao động SX KD chính
người
757
857
881
945
b
Lao động SX KD phụ
66
41
49
47
c
Hợp đồng
144
133
67
14
d
Chờ giải quyết chế độ
147
56
50
52
2
Lao động sử dụng thực tế bq
976
983
973
959
a
Lao động SX KD chính
765
803
730
723
b
Lao động SX KD phụ
67
47
65
74
c
Lao động khác
144
133
178
162
II
Thời gian làm việc
1
Bình quân giờ
giờ
7,5
7,5
7,5
7,5
2
Bình quân ngày
ngày
195
195
195
195
III
Năng suất LĐ theo giá trị:
đồng
1.054.600
1.187.260
1.718.970
1.891.750
Qua bảng trên, ta nhận thấy : mặc đù số lượng lao động của Công ty giảm đi nhưng điều đó không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất cả Công ty. Năng suất lao động theo giá trị vẫn tăng năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ trình độ lao động của Công ty đã được nâng cao.
Do yêu cầu ngày càng cao của công tác sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức năm qua đã kịp thời chuyển biến để phù hợp với yêu cầu mới và cấp bách. Riêng năm 2001 vừa qua, thực hiện nguyên tắc đào tạo hướng về lớp cán bộ trẻ - sử dụng theo năng lức cá nhân và yêu cầu của công việc đã bổ nhiệm. Công ty đã đề nghị tổng Công ty bổ nhiệm hai Phó giám đốc, điều động nội bộ 73 lao động và tuyển dụng 78 lao động - trong đó có 26 kỹ sư nhằm hoàn thiện tổ chức lao động của Công ty.
Bên cạnh đó, trường công nhân kỹ thuật của Công ty đã đào tạo được 260 lượt người, ra trường đạt tay nghề bậc II và III/IV. Đào tạo 18 công nhân cán thép, 11 công nhân lái cần trục, nâng cao tay nghề để nâng bậc cho 127 công nhân kỹ thuật. Công ty đã tổ chức mở lớp bỗi dưỡng kến thức quản trị kinh doanh do Trung tâm đào tạo kinh tế hiện đại giảng dậy cho 84 cán bộ, cử cán bộ đi học về tổ chức , đấu thấu quốc tế, kiểm toán và kế toán tài chính, tổ chức đi thăm quan, học tập tại nước ngoài như: các nước Đông Âu, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan ... 15 lượt người.
Với đội ngũ CBCNV có trình độ như vậy, cộng với sự nỗ lức lao động sáng tạo của trí tuệ. Phát huy cao độ nội lực, khai thác triệt để tiềm tàng chất xám, Công ty đã hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả. Chỉ đơn cử 3 năm gần đây, toàn Công ty đã có 450 sáng kiến, làm lợi ra trên 7 tỷ đồng. Tính riêng năm 2001, toàn Công ty có 274 sáng kiến cải tiến, hợp lý hoá và tiết kiệm. Trong 6 tháng đầu năm có 175 sáng kiến, con số trên cho ta thấy rõ chất lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao, được toàn Công ty quan tâm. Kết quả cho thấy, với những sáng kiến mới đã làm lợi cho Công ty số tiền trên 3 tỷ đồng. So với năm 1999 (36 sáng kiến) và năm 2000 (140 sáng kiến) thì năm 2001 là một thành công đáng mừng mà Công ty cần duy trì, phát huy và trân trọng.
5.2. Đặc điểm tổ chức Công ty.
Với các phân xưởng sản xuất và các phòng có liên quan Công ty cơ khí Hà Nội đã có nhiều thay đổi qua các thời kỳ và cho đến nay để bắt kịp với quy mô sản xuất và quản lý mới đêm lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh trong giai đoạn nền kinh tế thị trường Công ty đã đưa ra mô hình tổ chức tổng hợp sau đây : (Hình A - B)
Xem sơ đồ tổ chức hành chính trên ta thấy sự liên quan chặt ché và luôn có sự giám sát từ trên xuống dưới giữa giám đốc - phó giám đốc - phòng kinh doanh - phòng kỹ thuật - xưởng sản xuất. Nó giúp công ty luôn đảm bảo thông tin chính xác và cập nhập từ dưới lên trên.
III. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt được trong những năm qua.
Trong nền kinh tế thị trường nhiệm vụ của một doanh nghiệp là không ngừng mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp càng nhiều hàng hoá cho xã hội.
Muốn làm được như vậy thì phải đầu tư máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện nâng cao đời sống lao động.
Trong giai đoạn hiện nay, Công ty cơ khí Hà Nội đã từng bước khẳng định mình. Cùng với những biến chuyển của ngành cơ khí nói chung, Công ty đã thu được một số kết quả ban đầu trong việc tổ chức lại sản xuất nhằm dần đưa các đơn vị chủ chốt vào hạch toán độc lập, tạo đà cho sự chuyển biến toàn diện trong việc củng cố và đưa Công ty đi lên, ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Cụ thể là :
Giai đoạn những năm 1991 - 1998, đặc biệt là năm 1998 Công ty đã từng bước thoát khỏi khó khăn tưởng chừng như không thể nào vượt qua nổi của cuối những năm 1980 doanh thu đã tăng gấp 3 lần từ năm 1991 - 1998 trong khi các khoản nộp (tuy chưa thực hiện được đầy đủ) cũng tăng gấp 4 lần trong cùng thời gian.
Bảng 5 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
T
T
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện
1997
1998
1999
2000
2001
1
2
3
4
5
Giá trị tổng sản lượng
Doanh thu tiêu thụ
Các khoản nộp ngân sách
Thu nộp bình quân
Lãi
Trđ
Trđ
Trđ
1000đ
Trđ
9.387
18.086
1.152
280
0
12.351
22.046
1.551
390
3
30.029
32.139
2.315
540
49
38.938
40.025
3.012
638
122
45.757
60.104
3.765
700
150
Dựa vào số liệu trên ta có thể tính được tốc độ tăng trưởng kinh tế của Công ty. Qua đó có thể minh hoạ bằng đồ thị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau :
Hình 2 : Lãi của công ty thể hiện qua các năm :
Hình 1 : Doanh thu tiêu thụ của Công ty thể hiện qua các năm:
Nếu cố định kỳ gốc, ta thấy tốc độ tăng trưởng của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Có thể biểu hiện trên đồ thị như sau :
Tốc độ tăng trưởng
1998/1997
1999/1997
2000/1997
2001/1997
1. Theo giá trị tổng sản lượng
1,3
3,2
4,1
4,9
2. Theo doanh thu tiêu thụ
1,2
1,8
2,2
3,3
Y
5
4
3
2
1
1997 1998 1999 2000 2001 T
X1
Y2
T : Thời gian
Y : Tốc độ tăng trưởng
X1 : Tốc độ tăng trưởng tính theo giá trị sản lượng
Y2 : Tốc độ tăng trưởng tính theo doanh thu
Qua bảng báo cáo tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đồ thì minh hoạ ở ta nhận thấy : từ năm 1999 đến nay tốc độ tăng trưởng ở tất cả các chỉ tiêu đều đạt cao hơn tốc độ bình quân của ngành cơ khí trong toàn quốc. Riêng trong 7 năm vừa qua, Công ty đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân 24,45 % và doanh thu tăng 39%.
Hàng năm, lượng hợp đồng được ký kết thực hiện gối đầu cho năm sau luôn ở mức từ 20-25 tỷ đồng, chiếm khoảng 25-30% doanh thu năm. Đặc biệt, đáng khích lệ Công ty đã tham gia và thắng đấu thầu nhiều hợp đồng trong nước và quốc tế. Một số hợp đồng có giá trị lớn từ 2-3 triệu USD cung cấp máy và thiết bị cho các liên doanh của Anh và Pháp tại Việt Nam.
- Đầu tháng 9/2001, Công ty đã thắng đầu thầu quốc tế đợt I, cung ứng gần 500 tấn thiết bị cho nhà máy đường Nghệ An - Tate & Lyle công suất 600 Tấn mía cây /ngày, giá trị 1,7 triệu USD (liên doanh giữa tỉnh Nghệ An với Công ty nổi tiếng hàng dầu của Anh trên lĩnh vực sản xuất đường với tổn số vốn đầu tư 120 triệu USD, đặt thuê chế tạo một phần thiết bị tại Việt Nam.
- Trước đó Công ty đã ký hợp đồng chế tạo đợt I hơn 1.300 tấn máy, thiết bị công nghệ trị giá 2,6 triệu USD cho nhà máy đường Tây Ninh có công suất 8000 tấn mía cây /ngày. Đến nay Công ty đã chế tạo song và giao đúng hạn cho Công ty đường Tây Ninh và nhà máy đường Nghệ An - Tate * Lyle hơn 1000 tấn thiết bị.
Bằng việc thắng thầu các hợp đồng quốc tế có ý nghĩa to lớn đối với Công ty, có tác động thúc đẩy sự phát triển, vươn lên đạt bước tiến về công nghệ.
Với định hướng nâng cao chất lượng mặt hàng máy công cụ, chú trọng thiết bị phi tiêu chuẩn, dựa vào sức mình là chính, tận dụng tối đa chất xám cán bộ kỹ thuật và thành tựu khoa học kỹ thuật của Thế Giới, Công ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp, tiêu thụ nhanh, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước và hướng tới mục tiêu xuất khẩu.
Trong năm 2000, Công ty đã đưa và sản xuất và hoàn thiện các máy T16x 1000, T16 x 3000, T14L đảm bảo độ cứng vững tốt, hình dáng đẹp, tính năng nâng cao.
Năm 2001, bằng việc thực hiện dự án KHCN 05-DAI, công việc thiết kế chế tạo máy tiện T16 x 1000 CNC, T18CNC, Công ty đã đẩy nhanh quá trình ứng dụng công nghệ điều khiển tự động để nâng cấp,tự động hoá các thiết bị công nghệ của chính mình và tạo ra các sản phẩm máy công cụ tự điều khiển đầu tiên tại Công ty.Kết quả là máy tiện T18A đạt huy chương vàng hội chợ Công nghiệp năm 2001. Công ty tiếp tục duy trì và hoàn thiện việc nghiên cứu,đưa bộ phận điều khiển chương trình số vào các máy công cụ như : T18CNC và hoàn thiện xử lý các vấn đề kỹ thuật,đảm bảo chất lượng cho các máy T630L, T630LD, T14L,K525 ...Hoàn thiện và sử lý công nghệ kỹ thuật và đồ gá cho chế tạo và lắp đặt các thiết bị đường Bowrbon Tây Ninh,NAT & L và các nhà máy đường khác.
Việc bám sát thị trường – phát huy nội lực – mạnh dạn đầu tư,tưởng chừng như thật đơn giản nhưng đó thực sự là kết quả của một quá trình vận động hết mình từ Giám đốc cho đến từng anh chị em cán bộ công nhân trong Công ty cơ khí Hà Nội.
b/ Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cơ khí Hà Nội
I . Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường,để đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả,trước hết đòi hỏi việc xây dựng kế hoạch sản xuất của d._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0308.doc