Một số phương hướng và biện pháp phát triển thị trường của Doanh nghiệp thương mại quốc doanh

Mục lục Trang Danh Mục Tài LIệu Tham Khảo Nghị quyết V của đảng cộng sản việt nam Giáo trình kinh tế thương mai- trường đại học kinh tế quốc dân Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại- trường đại học kinh tế quốc dân. Tạp chí thương mại / 2001/ 2002 Tạp chí nghiên cứu và trao đổi /2002 Tạp chí kinh tế và pháp triển /2001 Tạp chí cộng sản Liên giám thống kê 1999. Liên giám thống kê 2000 A. Lời mở đầu. Từ năm 1986 đến nay, một nền kinh tế mới được hình thành. Đó là nền kinh tế the

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số phương hướng và biện pháp phát triển thị trường của Doanh nghiệp thương mại quốc doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cơ chế thọ trường có sự quản lý của Nhà Nước. Một thực tề mà trước đây ta đã nhìn nhận một cách sai lệch hay chưa hiểu biết chính xác về nó đó là” Thị Trường”. để nhần thức một cách đúng đắn và nắm vững được các yếu tố của thị trường, hiểu biết về quy luật vận động của chúng nhằm ứng xử( một cách) kịp thời, mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hành các hoạt động về nghên cứu thị trường. Qua sự nghiên cứu về thị trường trên lĩnh vực lý thuyết. Tôi xin cụ thể vào thị trường của doanh nghiệp thương mại đặc biệt là doanh nghiệp thương mại quốc doanh ở Việt Nam. Do thời gian, trình độ còn hạn hẹp nên sẽ có thiếu sót trong bài viết này mong thày châm trước và chỉ bảo thêm. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn thày PGS.TS.Đặng Đình Đào đã hướng dẫn tôi hoàn thành đề cương này. 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp thương mại một tác nhân của thị trường Doanh nghiệp thương mại là một tổ chức dùng tiền của, công sức vào việc buôn bán hàng hoá nhằm mục đích kiếm lời. Như vậy nó là một dạng của lĩnh vực đầu tư để thực hiện dịch vụ lưu thông hàng hoá trên thị trường( nhằm mục đích sinh lời); Nên phái nghiên cứu thị trường để phát triển kinh doanh thích ứng với thị trường . Xuất pháp từ vai trò và đặc điểm của thị trường ta thấy: nghiên cứu thị trường là suất phát điểm đề ra chiến lược kinh doanh nói chung và Doanh Nghiệp Thương Mại nói riêng, từ chiến lược đã được xác định doanh nghiệp nhà nước tiền hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh, chính sách thị trường. Bất kỳ một Doanh Nghiệp Thương Mại nào cũng cần phải nghiên cứu thị trường. Nó là công việc đầu tiên, cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh Thực tế đã cho ta thấy thị trường phải là bất biến mà luôn biến động, đầy bí ẩn và thay đổi không ngừng. Do vậy nghiên cứu thị trường là việc làm thương xuyên của doanh nghiệp của Doanh Nghiệp Thương Mại . Mục đích của việc nghiên cứu là xác định khả năng bán loại hàng hoặc nhóm hàng nào đó trên địa bàn xác định trên cơ sở đó nâng cao khả năng cung ứng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng 2. ý nghĩa bài viết. Tìm hiểu các yếu tố đảm bảo thành công trong kinh doanh đối với các Doanh Nghiệp Thương Mại Một số nhận xét và giải pháp về thị trường của Doanh Nghiệp Thương Mại nói chung và Doanh Nghiệp Thương Mại Nhà Nước Quốc Doanh nghiệp nhà nước nói riêng. 3. Nội dung nghiên cứu -Cơ sở lý luận về phát triển thị trường của Doanh Nghiệp Thương Mại Phân tích thực trạng thị trường của Doanh Nghiệp Thương Mại Nhà Nước Quốc Doanh nghiệp nhà Nước Quốc Dân. Các biên pháp pháp triển thị trường. B- Nội Dung Phần I: Cơ sở lý luận về thị trường của Doanh Nghiệp Thương Mại . I. Khái quát thị trường và phần loại thị trường của Doanh Nghiệp. 1- Thị trường Và thị trường của Doanh Nghiệp Thương Mại . 1.1. Thị Trường: Là một phạm trù kinh tế định nghĩa khác nhau. - Khái niệm về thị trường: Có người coi thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá. Hội quản Hoa Kì coi:” Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua”.Có nhà kinh tế lại quan niệm: “thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau đẻ xác định giá cả của sản phẩm ”, hoặc người mua về một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ. Gần đây có nhà kinh tế lại định nghĩa:” Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng hàng, trong một thời gian và không gian nhất định”. Các định nghĩa trên đây về thị trường có thể nhấn mạnh địa điểm mua bán, vai trò của người bán hoặc chỉ người mua, coi người mua giữa vai trò quyết định trong thị trường, chứ không phải người bán( nhà cung ứng), mặc dù không có người bán, không có người mua, không có hàng hoá dịch vụ, không thoả thuận thanh toán bằng tiền hoặc hàng, thì không thẻ có thị trường khổng thể hình thành thị trường. Cho dù thị trường hiện đại, có thể hình thành thị trường, thì thị trường vẫn chịu sự tác động của các yếu tố ấy và thực hiện việc trao đổi hàng hoá thông tin thị trường. Vì vậy ta đi đến một một khái niệm tổng quát về thị trường là: “ Thị Trường đề cập đén bất cứ tình huống nào àm tại đó người mua và người bán thực hiện cac giao dịch với nhau về mua bán hàng hoá và dịch vụ, không nhất thiết người mau và người bán phải gặp gỡ nhau, hàng hoá có thể chưa được sản xuất ( ví dụ như thương mại điện tử). Qua sự tìm hiểu về khái niệm thị trường ta có một vài kết luận như sau: -Nếu người mua và người bán không gặp nhau thì: + Thông tin phải chính xác. + Hàng hoá được tiêu chuẩn hoá. + Hệ thống pháp lý có hiệu lực. - Để có thị trường cần phải có các yếu tố sau: + phải có khách hàng(người mua hàng), không nhất thiét phải gắn với địa điểm xác định. + Khách hàng phải có nhu cầu chưa thoả mãn. Đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ. + Khách hàng phải có khả năng thanh toán tức là khách hàng phải có khả năng trả tiên để mua hàng. 2.1- Các chức năng của thị trường. Chức năng thừa nhận: Muốn thu được lợi nhuận, doanh nghiệp thương mại phải bán được hàng hoá. Nếu thị trường chấp nhận hàng hoá thì doanh nghiệp thương mại mới thu được doanh thu và hàng hoá được bán. Ngược lại, nếu hàng hoá đưa ra không ai mua, tức là không được thị trường thừa nhận. Do vậy đòi hỏi doanh nghiệp thương mại phải tiến hành nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Chức năng thực hiện: Chức năng này đòi hỏi hàng hoá dịch vụ phải được thực hiện giá trị trao đổi: Hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng hay bằng các chứng từ khác. Chức năng điều tiết và kích thích: Qua hành vi trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên trị trường và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển hay ngược lại. Đối với doanh nghiệp nhà nước , hàng hoá, dịch vụ bán hết nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tạo nguồn hàng, thu mua hàng hoá để cung ứng ngày càng nhiều hơn hàng hoá và dịch vụ cho thị trường. Ngược lại nếu hàng hoá không bán được, doanh nghiệp sẽ hạn chế mua, phải tìm khách hàng mới, thị trường mới, hoặc chuyển hướng kinh doanh mặt hàng khác đang hoặc có khả năng có khách hàng. Chức năng điều tiết kích thích này luôn điều tiết sự ra nhập ngành hoặc rút ra khỏi ngành của một số doanh nghiệp. Nó khuyến khích các nhà kinh doanh giỏi và điều chỉnh theo hướng đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh có lợi,có mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả năng bán được với khối lượng lớn. Chức năng thông tin: Thông tin trên thị trường là một thông tin về nguồn cung ứng hàng hoá dịch vụ, nhu cầu hàng hoá và dịch vụ. Đó là những thông tin kinh tế quan trọng đối với mọi nhà sản xuất, kinh doanh, cả người mua và người bán, tin thị trường không thể có quyết định của các cấp quản lý. Một lần nữa khảng định việc nghiên cứu thông tin và tìm kiếm thông tin có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc ra quyết định đúng đắn trong kinh doanh. Nó có thể đưa đến thành công, cũng như đưa đến thất bại bởi sự xác thực của các thông tin được sử dụng. 1.3. Vị trí của thị trường + Trong kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung tâm. Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là môi trường chuyển tải các hạot đoọng sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên thị trường, người mau, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hoá- dịch vụ. Quá trình sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: -Sản xuất, phân phối, trao đổi , tiêu dùng, thì thị trường đã bao gồm 2 khâu phân phối và trao đổi. Đó là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy nó có tác động nhiều mặt dến sản xuất, đến tiêu dùng xã hội. + Tác dụng của thị trường hàng hoá: - Bảo đảm cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng và bảo đảm cho người tiêu dùng phù hợp với thị hiếu(sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh. - Nó thúc đẩy nhu cầu gợi mở, nhu cầu đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới. Nó kích thích sản xuất ra sản lượng chất lượng cao. - Dự trữ hàng háo phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hoà cung cầu. - Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú, đa dạng văn minh.Giải phóng con người khỏi các công vệc không tên trong gia đình, vừa nặng nề vừa mất nhiều thời gian. - Thị trường hàng hoá dịch vụ ổn định có tác dụng to lớn định sản xuất ổn định đời sống của nhân. 1.4. Thị trường của doanh Nghiệp Thương Mại. ở phạm vi của thị trường của doanh nghiệp, thị trường được mô tả là một hay nhiều nhóm khách hàng với các nhu cầu tương tự nhau và những ngươì bán hàng cụ thể nào đó, mà ở đó doanh nghiệp có thể mua hàng hoá, dịch vụ để cung cầp và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy đối với Danh Nghiệp Thương Mại, thị trường cuả nó cũng bao gôm các chức năng và đặc điểm trên. 2- Phân Loại Thị Trường Của Doanh Nghiệp 2.1. Căn cứ vào công dụng của hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất. a) Thị trường hàng tư liệu sản xuất. Đó là những sản phẩm dùng để sản xuất, thuộc về hàng tư liệu sản xuất có: các loại máy móc, thiết bị như máy tiện. Phay bào… các nguyên vật liệu, các laọi hoá chất, các laọi dụng cụ, phụ tùng… Người ta còn gọi thị trường hàng tư liệu sản xuất là thị trường yếu tố “ đầu vào ” của các doanh nghiệp sản xuất-kinh doanh. b) Thị Trường hàng tư liệu tiêu dùng. Đó là những sản phẩm dùng để phục vụ cho tiêu dùng cá nhân của con người. Ví dụ: lương thực, quần áo, giầy dép, thuốc chữa bệnh… các sản phẩm này ngày càng nhiều theo đà pháp triển của sản xuất và nhu cầu đa dạng, nhiều vẻ của con người. 2.2. Căn cứ vào nguồn gốc sản xuất ra hàng hoá. a) Thị trường hàng công nghiệp( chiếm 35% GDP) Thị trường công nghiệp ban gồm sản phẩm hàng hoá do các xí nghiệp công nghiệp khai thác, chế biến sản xuất ra. Công nghiệp khai thác tạo ra sản phẩm là nguyên liệu. Nguyên liệu trải qua một vài công đoạn chế biến thì thành vật liệu. Do đó các loại hàng này thường có tính kỹ thuật cao, trung bình hoặc thông thường, có đặc tính cư, lý, hoá học và trạng thái khác nhau. b) Trị trường hàng nông nghiệp( bao gồm cả nông, lâm, hải sản chiếm 23%GDP). Đây là thị trường hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật( động vật, thực vật). Những sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp mới thu hoạch, mới sơ chế(chưa qua công nghệ chế biến) Vídụ: như thu thọc gạo, ngô, khoai… cá,lợn. Gà, vịt. Các loại hàng này dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, khóbảo quản được lâu. 2.3. Căn cứ vào nơi sản xuất. a) Hàng sản xuất trong nước. Hàng sản xuất trong nước là do các doanh nghiệp trong nước tỏ sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trong nước đến mức độ nào đó để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Các loại hàng này cũng phải hướng theo tiêu chuẩn quốc tế vừa thoả mãn tiêu dùng trong nước vừa có khả năng xuất khẩu. Không có một quốc gia nào trên thế giới lại hoàn toàn dùng hàng trong nước. Ngược lại hàng sản xuất trong nước chất lượng kém thì việc sử dụng nguồn lực để sản xuất hàng hoá đó là lãng phí và không thể đứng vững trên thị trường trong nước khi có hàng ngoại nhập vào. Công nghiệp hoà và hiện đại hoá đất nước thực chất là pháp triển sản xuất hàng trong nước. Có như vậy mới chủ động, tạo nhiều công ăn việc làm. đất nước phát triển và mới có hàng hoá để trao đổi với nước ngoài. b) Hàng nhập ngoại Hàng nhập ngoại cần thiết phải nhập từ nước ngoài vào do nguồn hàng trong nước chưa sản xuất đủ hoặc do kỹ thuật công nghệ, chưa thể sản xuất được. Nhập ngoại hàng hoá ( kể cả kỹ thuật, công nghệ tiên tiến) là một yếu tố không thể thiếu được và là một tác nhân kích thích cho sản xuất tiến lên. Trên thế giới ngày nay không có một quố gia nào lại không có ngoại thương, không có xuất nhập hàng hoá. Xuất nhập khẩu hàng hoá là lợi dụng được ưu thế tương đối và tuyệt đối của mỗi quốc gia và là yếu tố cho cả hai bên có quan hệ xuất nhập khẩu. Ngoài ba cách phân loại trên về thị trường hàng hoá người ta còn phân loại theo mã hàng, theo địa điểm.(Không gian, thời gian) theo trạng thái mặt hàng, theo tính chất kỹ thuật;( thị trường khác hàng của doanh nghiệp thương mại được phân chia thành 5 dạng sau:). Thị trường tiêu dùng: Những cá nhân và hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để sử dụng cá nhân. Thị trường các nhà sản xuất: Tổ chức mua hàng và dịch vụ để sử dụng chúng trong quá trình sản xuất, Hàng hoá và dịch vụ dùng trong quá trình sản xuất còn gọi là tư liệu sản xuất. Thị trường các nhà buôn bán trung gian: Tổ chức mẫu hàng hoá và dịch vụ sau đó bán lại để kiếm lợi nhuận, đây thường là những doanh nghiệp thương mại. Thị trường các cơ quan nhà nước: Mua hàng hoá dịch vụ để sử dụng lĩnh vực công cộng hoặc thực hiện việc chuyển giao hàng hoá cho các đối tượng cần nó. Thị trường các khách hàng quốc tế: bao gồm những cá nhân và tổ chức mua hàng ở nước ngoài. 2.5. Thị Trường với các doang nghiệp thương mại. + Doanh nghiệp thương mại tham gia vào các thị trường sau: Thị trường hàng hoá Thị trường sức lao động Thị trường vốn. Thị trường tiền tệ. Thị trường dịch vụ. II. Các yếu tố thị trường của doanh nghiệp thương mại. 1- Cầu của doanh nghiệp thương mại. Cầu của doanh nghiệp thương mại là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp thương mại có khả năng sẵn sàng mua ở các mức giá khách nhau trong một thời gian nhất định ( tất cả các yếu tố khác không thay đổi). Cầu thị trường của doanh nghiệp thương mại là tổng số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ được mua ở các nước giá khác trong khoảng thời gian đã cho. Cầu thị trường của Doanh nghiệp thương mại là tổng hợp các cầu của từng Doanh Nghiệp thương mại lại với nhau Luật cầu: Số lượng hàng hoá dịch vụ được cầu trong khỏng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hàng hoá đó hoặc dịch vụ đó giảm xuống Lượng cầu phụ thuộc vào những yếu tố sau: + Thu nhập của người tiêu dùng + Giá cả của các loại hàng hoá liên quan +Dân số +Thị hiếu +Kỳ vọng 2. Cung của Doanh nghiệp thương mại. Cung : là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà Doanh Nghiệp thương mại có khả ngăng và sẵn sàng bán ở các mức giá khacs nhau trong một thời gian nhất định (các yếu tố khác không đổi). Lượng cung của Doanh Nghiệp thương mại: Là lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà Doanh Nghiệp sằn sàng và có khả năng bán ở mức giá đã cho trong một thời gian nhất định. Luật cung: Số lượng hàng hoá được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên (các yếu tố khác không thay đổi) Lượng cung của Doanh Nghiệp thương mại cũng bị phụ thuộc vào các yếu tố + Công nghệ + Giá của các yếu tố sản xuất(đầu vào) + Chính sách thuế + Số lượng Doanh Nghiệp sản xuất +Các kỳ vọng 3. Giá cả thị trường Sự tương tác giữa cung và cầu hàng hoá, dịch vụ tạo nên giá cả bình quân (giá cân bằng) của hàng hoá đó trên thị trường. Đặc điểm quan trọng của mức giá cân bằng này là nó không xác định được từng Doanh Nghiệp riêng lẻ mà được hình thành bởi tổng thể các Doanh Nghiệp. Đây chính là quy định giá khách quan theo “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường 4. Dung lượng của thị trường. “Dung lượng của thị trường” là hàng hoá được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thế giới quan nhất định (thường là nghiên cứu dung lượng thị trường Doanh Nghiệp cần xác định nhu cầu thật của khách hàng cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của như cầu trong từng thời điểm. 5. Các quy luật của thị trường Xét cả một quá trình tổng thể, thị trường vận động không phải là hỗn loạn, ngẫu nhiên mà vận động có qui luật . Những qui luật đó là: a) Quy luật giá trị: Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá. Khi nào còn sản xuất và lưu thông hàng hoá thì quy luật giá trị còn phát huy tác dụng. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa vào cơ sở giá trị lao động của Xã Hội cần thiết trung bình để sản xuất và lưu thông hàng hoá và trao đổi ngang giá. Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường của Xã Hội là với nguồn lực có hạn phải sản xuất được bao nhiêu của cải vật chất cho Xã Hội nhất, hay là chi phí lao động Xã Hội cho một đơn vị sản phẩm là ít nhất với điều kiện chất lượng sản phẩm cao. Người sản xuất hoặc kinh doanh nào có chi phí lao động Xã Hội cho một đơn vị sản phẩm thấp hơn trung bình thì người đó có lưọi, ngược lại người nào có chi phí cao thì khi trao đổi sẽ không thu được giá trị đã bỏ ra, không có lưọi nhuận và phải thu hẹp sản xuât hoặc kinh doanh. Đây là yêu cầu khắt khe buộc các Doanh Nghiệp phải tích kiệm chi phí, không ngừng cải tiến kỹ thuật công nghệ, đổi mới sản phẩm, đỏi mới kinh doanh – dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng b) Quy luật cung cầu Cung cầu hàng hoá dịch vụ không tồn tại độc lập, riêng rẽ mà thường xuyên tác động qua lại với nhau trên cùng một thời gian cụ thể. Trong thị trường quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất thường xuyên được lặp đi lặp lại, khi tăng, khi giảm tạo thành quy luật thị trường . Như trên đã nghiên cứu; khi cung cầu gặp nhau giá thị trường được xác định (Eo). ở mức giá đó cung cầu ăn khớp với nhau. Tuy nhiên mức giá Eo lại không đứng yên, nó luôn luôn giao động trước sự tác động của lực cung, lực cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu giá sẽ hạ xuống và ngược lại. Sự thay đổi trên là so hàng loạt các nguyên nhân trức tiếp và gián tiếp tác động đến cầu, đến cung ; cũng như kì vọng của người sản xuất, người kinh doanh và của cả khách hàng. c) Quy luật cạnh tranh: Trong nền kinh tế có nhiều người mua, người bán với lợi ích kinh tế khác nhau thì việc cạnh tranh giữa họ tạo nên sự vận động vủa thị trường và trật tự của thị trường. Có thể nói “cạnh tranh trong nền kình tế là một cuộc chạy đua không đích cuối cùng”. Cạnh tranh trong nền kinh tế là một cuộc thi đấu không phải với một đối thủ mà là nhiều đối thủ. Nó làm cho Doanh Nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng đồng thời phải có chiến lược kinh doanh. Đây cũng là yếu tố tích cực để phát triển Doanh Nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cho nên Doanh Nghiệp không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh đón trước cạnh tranh và sẵn sàng sử dụng vũ khĩ cạnh tranh hữu hiệu. III- Các nhân tố tác động đến thị trường của Doanh Nghiệp thương mại Cùng với sự nghiệp nghiên cứu dung lượng thị trường các Doanh Nghiệp phải nắm bắt được tình hình Kinh Doanh mặt hàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh của mình và đặc biệt các điều kiện về chính trị, thương mại, tạo quán buôn bán từng khu vực để có thể hoà nhập với thị trường nhanh chóng có hiệu quả tác động của nhiều nhân tố bên trong những giai đoạn nhất định làm cho dung lượng thị trường thay đổi thường xuyên. ta có thể chia ra thành 3 loại nhân tố căn cứ vào thời gian ảnh hưởng của nó 1. Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến động có tính chu kỳ. Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả thị trường hàng hoá thế giới. Sự ảnh hưởng này có thể trên phạm vi thế giới, khu vực. Và Doanh nghiệp thương mại phải lưu ý phân tích sự biến động đó. Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thị trường hàng hoá của Doanh Nghiệp trong khâu sản xuất và phân phối lưu thông, tiêu dùng so đặc điểm sản xuất lưu thông của từng Doanh Nghiệp khác nhau nên sự tác động của các nhân tố này rất đa dạng với các mức độ khác nhau. 2. Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài : Đó là nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường bao gồm những tiến bộ khoa học kỹ thuật các biện pháp chính sách của nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoàn, thị hiếu, tập quán người tiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời. Các nhân tố này thường là hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây ra những đột biến về cung cầu, các yếu tố tư nhân như thiên tai, bão lụt hạn hán, động đất… Các yếu tố về chính trị – Xã hội như đình công, biểu tình… Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đến các Doanh Nghiệp Thương Mại ta cần phải thấy được nhóm nhân tố tác động chủ yếu trong từng thời kỳ dể cả trước kia, hiện nay và xu hướng tiếp theo. Nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường trong từng thời kỳ có ý nghĩa rất quan trong trong hoạt động kinh doanh hàng hoá, giúp ch các ông chủ Doanh Nghiệp Thương Mại cân nhắc để ra các quyết định kịp thời, chính xác, nhanh chóng chớp được thời cơ giao dịch nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Phần II Phân tích thực trạng thị trường DNTM nhà nước quốc doanh I. Sự hình thành và phát triển thị trường của DNTMQD 1. Thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp. Xét về phương diện lịch sử các hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá xuất hiện trước cả khi có sản xuất hàng hoá. Điều này không phaỉ chỉ có ý nghĩa lý luận mà tính thực tiễn cũng rất cao. Từ một nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc chuyển sang sản xuất hàng hoá có thể thực hiện bằng 2 con đường Con đường lịch sử tự nhiên, tức là quá trình tự chuyển biến trong nội bộ các vùng- Quá trình trao đổi xuất hiện khi có sản phẩm thừa so với nhu cầu. Sự trao đổi lặp đi lặp lại làm thay đổi phương thức sản xuất và biến thành các vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá. Theo con đường này các quốc gia phát triển trước đây và nhiều cước lạc hậu hiện nay đã phải trải qua 3 – 4 trăm năm Con đường thứ hai ngắn hơn rất nhiều. Đó là quá trình thực hiện tự so lưu thông hàng hoá, phá bỏ sự ngăn cấm trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các vùng, chủ động tạo ra thị trường cả ở những nơi chưa có sản xuất hàng hoá, chấn hưng quan hệ hàng hoá, tiền tệ … Các quốc gia công nghiệp mới đã đi theo con đường này và chỉ với thời gian 15 – 20 năm đã thay đổi căn bản bộ mặt nền kinh tế. Thực tiễn ở nước ta cũng đã chứng minh tính ưu việt của con đường đi này. Khi cách mạng tháng 8/1945 thành công nước ta giành được độc lập ; chủ động hướng nền kinh tế theo cơ chế tập trung để phục vụ chiến tranh thương mại đã trở thành ddiều kiện tồn tại và phát triển của mốt Doanh Nghiệp, mỗi vùng kinh tế Do sự phát triển của phân công lao động XH trong nền kinh tế quốc dân nước ta hình thành hai loại Doanh Nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ. Một là : Doanh Nghiệp Thương Mại là một bộ phận của Doanh Nghiệp sản xuất, do sản xuất chi phối và tổ chức. Những Doanh Nghiệp này thường đượng hình thành và áp dụng với những sản phẩm mà Doanh Nghiệp sản xuất có khối lượng lớn trên thị trường, đáp ứng được yêu cầu, hiểu biết sâu về thị trường. Người sản xuất tổ chức mạng lưới bán hàng của mình. Hai là: Doanh Nghiệp Thương Mại độc lập tương đối với người sản xuất. Đây là sự phân công lao động Xã Hội giữa người sản xuất và người lưu thông. Doanh Nghiệp mua bán hàng hoá của những người sản xuất hàng háo nhỏ hoặc của người sản xuất chưa chi phối được thị trường, chưa thiết lập được mạng lưới bán hàng trực tiếp. Loại Doanh Nghiệp này bao gồm cả mua bán ở trong nước và xuất nhập khẩu hàng hoá. Sau đây sẽ phân tích những nét chủ yếu nhất về lịch sử hình thành, phát triển của hệ thống doanh nghiệp thương mại dịch vụ nhà nước trong nền kinh tế quốc dân nước ta hiện nay -Khi trở lại xâm lược chính phủ cộng hoà non trẻ đã tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm và điều kiện cho cuộc kháng chiến lâu dài và đời sống của nhân dân lực lượng này đã có đóng góp to lớn vào cuộc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp. Từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc đã thực thi cơ chế quản lý kinh tế tập trung cao độ để huy động sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thị trường XH và hệ thống bảo đảm vật tư, hàng tiêu dùng cho sản xuất, đời sống của đân cư chịu sự chi phối bởi kế hoạch tập trung của nhà nước. - Năm 1954 cùng với việc không phục và phát triển các ngành kinh tế khác Đảng và chính phủ chủ trương chấn chỉnh thương nghiệp, tài chính tiền tệ thống nhất thị trường, giá cả của hai vùng (vùng tự do và vùng tạm bị địch chiếm) Trong thời kỳ trước đấu tranh với nạn đầu cơ của tư bản tư nhân và xây dựng nền móng của thương nghiệp XHCN Tăng cường thương nghiệp nhà nước. Làm cho thương nghiệp quốc doanh phát huy tốt đối với đời sống nhân dân và với sản xuất. Do có chủ trương đúng đắn nên cuộc đấu tranh “ai thắng ai” trên thị trường mặc dù diễn ra rất phức tạp nhưng đến những năm 1959 – 1960 về cơ bản thương nghiệp XHCN đã kiểm soát được khâu bán buôn và chi phối được khâu lưới thương nghiệp XHCN gồm ba cấp: Các tổng công ty, ngành hàng (Cấp I), các công ty thương nghiệp cấp I và công ty hợp tác xã mua bán cấp III sau thời kỳ cải tạo phát triển kinh tế, miền Bắc bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ thời kỳ 1960 – 1975 về công tác nội thương, ngoại thương, thị trường giá cả, là nội dung của nghị quyết 10 (khoá 3) của trung ương Đảng. tại hội nghị này Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã phân tích toàn diện về hiện trạng phát triển kinh tế XH về hoạt động nội thương, ngoại thương, thị trường giá cả của cả nước. Từ đó đề ra đường lối phát triển các mục tiêu, phương hướng cho cả một thời kỳ dài. Về sự phát triển và xải tạo thương nghiệp nghị quýết nêu rõ “Cần phải tiếp tục củng cố và mở rộng Thị trường XHCN thống nhất không ngương tăng cường lực lượng của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, tổ chức và quản lý tốt chợ nông thôn, phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực của nó, tiếp tục cải tạo thương nghiệp nhỏ chuyển phần lớn tiểu thương nghiệp sang sản xuất, tiếp tục cải tạo những người tư sản thực sự thành người lao động, kiên quyết ngăn ngừa và bài trừ tệ đầu cơ tích trữ …Ngăn chặn các nhân tố tự phát tư bản chủ nghĩa thủ tiêu triệt để các tàn tích của lề thói kinh doanh tư nhân tư bản chủ nghĩa”. Chủ trương xây dựng thị trường thống nhất toàn miền Bắc chịu sự tổ chức và quản lý tập trung của nhà nước, cá thị trường địa phương là bổ sung và phục tùng thị trường toàn miền bắc. chủ trương xây dựng hệ thống giá hoàn chỉnh và Tư liệu tiêu dùng, cả giới thu mua, bán buôn, bản lẻ đã được cụ thể hoá và thực hiệ trong thực tiễn “Thị trường có tổ chức ” đã thấy trị tuyệt đối cả về qui mô và ngành hàng. qua 15 năm (1960 –1973 ) Thương nghiệp quốc soanh đã có bước phát triển mạnh mẽ, có sức chi phối lớn và giữ và trò chủ đạo trên thị trường (Xem biểu đồ) Biểu đồ 1: Năm CNVC bình quân trong danh sách (nghìn người) Cửa hàng bán lẻ (triệu đồng) Tổng chi giá hàng hoá thu mua trong nước Tổng mức bán lẻ (triệu đồng) Chỉ số giá bán lẻ (năm trước = 100) 1955 1960 1961 1965 1966 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975 11.7 70.4 74.8 87.00 105.7 114.9 118.6 114.4 116.1 119.0 124.2 130.5 511 1897 1897 5148 5936 5809 5776 5826 6197 5874 61124 6404 156.4 983.0 899.4 1547.3 1462.9 1644.3 1738.0 2020.7 2036.6 2080.1 2322.2 2429.8 122.1 739.6 919.8 1609.0 1099.3 2264.4 2360.0 2637.2 2397.3 2689.2 2730.9 3086.2 98.9 98.7 100.7 200.8 100.4 98.9 100.0 100.5 100.9 Qua biểu đồ trên ta thấy được tốc độ phát triển khá cao của các chỉ tiêu chủ yếu của thương nghiệp quốc doanh so với năm 1955 đến năm 1975 số cán bộ công nhân viên trong ngành thương nghiệp quốc doanh gấp 11,2 lần, số cửa hàng bán lẻ 23,3 lần. Năm 1975 so với năm 1960 cán bộ công nhân viên thương nghiệp tăng gáp 1,8 lần, cửa hàng bán lẻ 3,3 lần, tổng trị giá hàng hoá thu mua trong nước tăng 2,4 lần tổng mức bán lẻ 4,2 lần. Hệ thống bảo đảm vật tư và hàng hoá tiêu dùng cho sản phẩm và đời sống của dân cư giai đoạn này đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở miền Bắc và thống nhất đất nước. Đã có những đóng góp lớn trong tổng sản phẩm Xã Hội và thu nhập quốc dân Đến năm 1973 cả nước độc lập thống nhất. Mạng lưới bảo đảm các yếu tố sản xuất và nhu cầu đời sống của nhân dân trên cơ sở sự hình thành và phát triển của hệ thống thương nghiệp giai đoạn trước thương nghiệp quốc dân có bước phát triển mạnh mẽ, thể hiện sự chi phối lớn và giữ vai trò chủ đạo trên thị trường. Song với cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấo đã gây ra những hậu quả nặng lề trong lĩnh vực thương nghiệp. Nó đã biến quá trình boả đảm các yếu tố sản xuất và đời sống dân cư vốn là quá trình kinh tế trở thành phí kinh tế. Thực hiện sản phẩm hàng hoá mà thực chất là chế độ phân phối và trao đổi hiện vật. Nó đã biến các đơn vị thương nghiệp thành kho cấp phát theo lệnh của nhà nước , làm cho đơn vị tiêu dùng thành nơi tiêu tốn các nguồn vật chất của nhà nước. Mua bán chỉ là động tác “giả vờ” nơi diễn ra các quan hệ mua bán không phải là các tổ chức kinh tế mà lại là ở “chợ hàng- uỷ ban kế hoạch các cấp…” Điều đó đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm pháp phi mã. 2. Cơ chế thị trường có sự quản lý nhà nước. Từ năm 1986 nền kinh tế nước ta đã có những biến chuyển cơ bản. Điều có ý nghĩa quan trọng và quyết định là đổi mới về tư duy kinh tế, cơ chế và chủ trương chính sách về kinh tế. Nó đã được khẳng định trong đạo hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 và tiếp tục hoàn thiện nâng cao ở đại hội 7 Đảng Cộng Sản VN, tư tưởng quan trọng là xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp thiết lập và hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nhà nước đổi mới chung của nền kinh tế và đổi mới trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại đã làm thay đổi cơ bản tổ chức hoạt động của hệ thống các Doanh Nghiệp Thương Mại. Các Doanh Nghiệp Thương Mại dịch vụ nhà nước giai đoạn này thực sự phải đối mặt với những vấn đề kinh tế hóc búa. II. Thực trạng của Doanh Nghiệp Thương Mại Quốc Doanh 1. Thực trạng của thương nghiệp Quốc Doanh thời kỳ 1955-1975 Như đã nói trong phần “sự hình thành và phát triển của Doanh Nghiệp Thương Mại Quốc Dân”, cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chính phủ đã tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm các điều kiện cho nhân dân và cuộc kháng chiến lâu dài. Chính vì vậy mà nền kinh tế Việt Nam đã dần dần hình thành một hệ thống kinh tế mang tính chất đặc thủ của các nước trên thế giới – mục đích chính là phục vụ cho cuộc kháng chiến và phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Vì vậy trong thời kỳ 1955-1973, đất nước._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35322.doc
Tài liệu liên quan