Một số nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong nâng cao sức khoẻ trẻ em ở học sinh 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội

Lời cảm ơn Lời đầu tiên của luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Trường Đại học Y khoa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo và các cô chú kỹ thuật viên khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong năm học qua. Em vô cùng biết ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Thần Văn Dầ

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong nâng cao sức khoẻ trẻ em ở học sinh 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, thạc sĩ Lê Thị Kim Thoa, người trực tiếp hướng dẫn giúp em thực hiện và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn và những tình cảm chân thành nhất tới tập thể các thầy giáo, cô giáo trường tiểu học Khương Thượng và trường tiểu học Thái Thịnh cũng như các em học sinh ở cả 2 trường đã hết sức cộng tác với em để thực hiện chuyên đề này. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những người đồng nghiệp đã cho em những ý kiến để em thực hiện chuyên đề này tốt hơn. Hà Nội, ngày 20/06/2001 Sinh viên Vũ Thị Thuỷ Những chữ viết tắt KT: Khương Thượng TT: Thái Thịnh CS: Cộng sự NCSK: Nâng cao sức khoẻ GDSK: Giáo dục sức khoẻ I. Đặt vấn đề Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới có rất nhiều vấn đề về sức khoẻ còn tồn tại, đặc biệt là ở trẻ em, tỷ lệ bệnh tật còn cao, điển hình là các bệnh do kém vệ sinh gây ra. Theo Tô Văn Hải và Cộng sự, tỷ lệ trẻ em ở một số trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội là 55,3% bị nhiễm giun đũa1. Tô Văn Hải và cộng sự - Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Y Hà Nội - Tập 7-1995; tr.59-64. , tỷ lệ nhiễm ở nông thôn rất cao (>90%), số trẻ bị sâu răng chiếm 87,9% trong tổng số các bệnh về răng miệng, kèm theo là các bệnh về mắt, tai mũi họng, tiêu chảy... Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 33,6%... Nâng cao sức khoẻ (NCSK) là "quá trình tạo khả năng cho mọi người tự bảo vệ và tăng cường sức khoẻ2 Y học gia đình - Nhà xuất bản y học - 1999, tr.30. . NCSK không tác động trực tiếp tới một bệnh nào nhưng những hoạt động NCSK là những hoạt động đi trước để phòng bệnh. Bỏ thuốc lá là để phòng tránh rất nhiều bệnh cho đối tượng người trưởng thành, trong đó bệnh ung thư phổi là điển hình nhất. NCSK nhằm tăng cường khả năng của người dân thông qua các phương thức tiếp cận khác nhau như tiếp cận NCSK cho trẻ em. Bảo vệ sức khoẻ và NCSK cho trẻ em muốn đạt được hiệu quả thì phải thu hút những người ngoài ngành y tế tham gia. Chỉ có thể thực hiện được ở những nhà trường có NCSK khi có sự phối hợp thành công giữa ngành y tế và ngành giáo dục, có sựt ham gia của các bậc cha mẹ, cùng một loạt các tổ chức địa phương và các quốc gia có liên quan đến sự phát triển của trẻ em, hay nói cách khác là có sự tham gia của cộng đồng. Theo Salli-Renedict2 - cộng đồng là một nhóm người có một số điểm chung và họ biết cũng như nhận thức được những điểm chung đó. Một cộng đồng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Một cộng đồng đồng nhất là một nhóm người có những mối quan tâm chung dựa vào tính tương tự về nghề nghiệp, văn hoá, tôn giáo, hiểu biết, hoặc các hoạt động về giải trí. Các cá thể có thể đồng thời thuộc về vài cộng đồng tồn tại cùng một thời điểm và số cá thể có xu hướng dễ thay đổi. Dự án NCSK trẻ em thông qua hoạt động trẻ với trẻ được thực hiện thông qua tổ chức của Hội đồng đội Trung ương và được sự tài trợ của UNICEF đã được thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1996 trên 6 huyện khác nhau của 6 tỉnh miền Bắc và đến năm 1998 đã được triển khai trên diện rộng ở 8 tỉnh và cho đến nay là 14 tỉnh. Trong nội dung tập huấn giới thiệu dự án, một trong những nội dung đã được giới thiệu là vai trò của trẻ em và người lớn trong các hoạt động NCSK. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai hoạt động của dự án, một trong những khía cạnh cần dược đánh giá là sự tham gia của cộng đồng như thế nào trong các hoạt động NCSK. Đây là một cơ sở để xây dựng tài liệu và tìm ra những kinh nghiệm cho các hoạt động trong chu kỳ tới của dự án. Vì vậy, em tiến hành tham gia đề tài: "Một số nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong nâng cao sức khoẻ trẻ em ở học sinh 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội". Nhằm 2 mục tiêu sau đây: 1. Đánh giá kiến thức - thái độ và hành vi của học sinh về các vấn đề sức khoẻ. 2. Đánh giá sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng trong công tác NCSK học sinh. 3. Tìm mối liên quan giữa sự tham gia của cộng đồng với kiến thức - thái độ - hành vi của học sinh trong công tác NCSK. II. Tổng quan Sức khoẻ của con người là một trong những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Việc học cách sống một cách lành mạnh chiếm một phần quan trọng của công tác giáo dục. Đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em lại càng cần phải khoẻ mạnh để học tập và rèn luyện. Những quyết định về hành động trong công tác giáo dục sức khoẻ thường phụ thuộc vào cộng đồng hoặc vào các hoạt động của các nhà lãnh đạo và nó được sự nhất trí của những người khác như cha mẹ, người đứng đầu giáo phái, cán bộ y tế, thầy cô giáo... Từ lâu, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã đưa chương trình giáo dục sức khoẻ vào nhà trường phổ thông và đã thu được nhiều thành công. ở châu Âu giáo dục sức khoẻ không chỉ dừng ở cấp tiểu học mà còn được phát triển lên các lớp trên với các chủ đề như giáo dục giới tính, tâm lý và sức khoẻ sinh sản... Phương pháp "Trẻ em với Trẻ em" (Child to child) do Bác sĩ David Morley (Viện sức khoẻ trẻ em, trường Đại học Tổng hợp Luân Đôn) khởi xướng từ năm 1977 đã được giới thiệu ở hơn 100 nước trên thế giới. Phương pháp này giúp cho trẻ học tập về giáo dục sức khoẻ một cách tích cực và có ý nghĩa. Giúp trẻ tự tìm kiếm những thông tin và tiến hành các hành động nhằm nâng cao sức khoẻ cho bản thân các em, cho gia đình các em và cho cộng đồng. Quỹ nhi đồng liên hợp quốc UNICEF cũng rất quan tâm đến y tế - giáo dục và hiệu quả của nó đối với sức khoẻ cộng đồng. Hàng năm UNICEF đã tài trợ cho nhiều chương trình nâng cao sức khoẻ trẻ em ở các nước đang phát triển. Bác sĩ Yvon Moren đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục sức khoẻ trong nhà trường ở các nước đang phát triển và ông cũng là tác giả của một bộ 19 cuốn truyện tranh (tính đến tháng 4/1998) với những nội dung khác nhau về GDSK qua đó chúng ta có thể giúp các em cũng như các em giúp lẫn nhau nắm các vấn đề sức khoẻ một cách sinh động và hiệu quả. Tại Melbourne (úc) có "một cơ sở hạ tầng về các thiết chế y tế và giáo dục, có một tiềm năng to lớn về nghiên cứu sức khoẻ, cung cấp thông tin và đề ra các chiến lược dự phòng bệnh tật và tổn thương phát hiện các vấn đề sức khoẻ và hành vi ở giai đoạn sớm" (Giáo sư Frank Oberklaid, trường Đại học Tổng hợp Melbourne - "Xây dựng các khối để nâng cao sức khoẻ" - Hội thảo Việt - úc về nâng cao sức khoẻ, trang 13,14,15,20). Nước úc đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục trẻ em trong nhà trường và cả giáo dục tại bệnh viện các kiến thức y tế cho cha mẹ các em nữa. Tại Cămpuchia, với sự giúp đỡ của các tổ chức "Trẻ em và phát triển Pháp" giáo dục sức khoẻ đã được đưa vào toàn bộ các trường phổ thông ở Phnôngpênh và đang thử nghiệm theo phương pháp "Trẻ em với trẻ em". Liên minh quốc tế về cứu trợ trẻ em cùng có nhiều dự án cho giáo dục sức khoẻ trẻ em cho các nước nghèo. Đã có nhiều hội nghị quốc tế và trong nước thảo luận về vấn đề bảo vệ sức khoẻ cho lứa tuổi học sinh và giáo dục cho các em biết cách tự chăm sóc mình. ở Việt Nam, phương pháp "Trẻ em với trẻ em" đã được Thạc sĩ Lê Thị Kim Thoa áp dụng dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục học Marie Feustain tại 2 trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội và 2 trường PTCS ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Và đến năm 1996, dự án NCSK Trẻ em thông qua hoạt động trẻ em với trẻ em được thực hiện thông qua tổ chức của hội đồng đội trung ương và được sự tài trợ của UNICEF thử nghiệm trên 6 huyện khác nhau của 6 tỉnh miền Bắc và đến năm 1998 đã được triển khai trên diện rộng ở 8 tỉnh và cho đến nay là 14 tỉnh. Đã có nhiều đề tài ở nước ta nghiên cứu về kiến thức - thái độ, hành vi của học sinh tiểu học và những yếu tố liên quan. Theo Trần Văn Dần - Lê Thị Kim Thoa - Nguyễn Thị Phương Loan nhận thấy các kiến thức, thái độ, hành vi sức khoẻ của các em được giảng dạy theo phương pháp "Trẻ em với trẻ em", tốt hơn hẳn các em học sinh không được truyền đạt theo phương pháp này. (Đề tài "Bước đầu đánh giá việc sử dụng phương pháp "Trẻ em với trẻ em" trong chương trình giáo dục sức khoẻ ở trường phổ thông - 1992"). Theo Trần Văn Dần và Hà Tấn Dũng, trong "Bước đầu đánh giá sự hiểu biết của học sinh phổ thông qua một số chương trình của Bộ y tế và Bộ giáo dục - đào tạo sau một năm thực hiện" đã chỉ ra những biến đổi tốt về kiến thức và hành vi sức khoẻ của học sinh sau một năm được học môn sức khoẻ. Đề tài "Bước đầu đánh giá nhận thức của học sinh phổ thông về công tác giáo dục sức khoẻ của ngành y tế trong nhà trường phổ thông" của Phùng Anh Hoa nêu lên rằng: việc đánh giá những hiểu biết của học sinh đối với các chương trình chăm sóc sức khoẻ là rất cần thiết. Nguyễn Võ Kỳ Anh đã nhấn mạnh "ở các trường tiểu học phải được coi trọng việc học tập các môn học giáo dục thể chất, giáo dục sức khoẻ và môi trường để từng bước hạn chế tình trạng hiểu biết thấp kém về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, cải tạo bảo vệ môi trường sống nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh và cộng đồng với các vấn đề trên". (Luận án Phó tiến sĩ 1995 - "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khoẻ bệnh tật ở học sinh tiểu học một số địa phương miền núi phía Bắc"). Trong chuyên đề tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa Vệ sinh - môi trường - dịch tễ khoá 1995-1997, Phạm Thị Thu Ba nhận xét rằng ở học sinh có kiến thức tốt hơn sẽ có hành vi sức khoẻ tốt hơn. Các tổ chức quốc tế như UNICEF, UNDP, Raida-Barden (Tổ chức trẻ em và phát triển Thuỵ Điển), EED (Tổ chức Trẻ em và phát triển Pháp)... hàng năm đầu tư nhiều dự án giáo dục sức khoẻ cho Việt Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn (ví dụ: dự án Nha Trang của EED, dự án tại Nghệ An của UNICEF). Dự án "Child to Child" là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục sức khoẻ cho trẻ em. Để tiếp tục góp phần vào việc đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh và các yếu tố liên quan đến công tác giáo dục sức khoẻ, và như đã nói ở phần đặt vấn đề, sau 5 năm triển khai hoạt động của dự án "Trẻ em với trẻ em", một trong những khía cạnh cần được đánh giá là sự tham gia của cộng đồng như thế nào trong các hoạt động nâng cao sức khoẻ, em tiến hành đề tài "Một số nhận xét về sự tham gia của cộng đồng trong NCSK trẻ em ở học sinh 2 trường tiểu học nội thành Hà Nội" với hy vọng cùng với các tác giả khác đóng góp cho công tác giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh nói riêng và cho trẻ em nói chung ở nước ta. III - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 1. Địa điểm nghiên cứu: 1.1. Trường tiểu học Khương Thượng: nằm ở phường Khương Thượng và trường tiểu học Thái Thịnh nằm ở phường Thái Thịnh. Cả 2 trường đều thuộc quận Đống Đa - Hà Nội. 1.2. Tiêu chuẩn chọn trường: Trường đã được giới thiệu dự án (trẻ với trẻ) là trường Khương Thượng, còn trường chưa được giới thiệu dự án là trường Thái Thịnh. Hai trường này thuộc cùng một quận Đống Đa. 2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu 2 nhóm học sinh và 2 nhóm giáo viên. 2.1. Nhóm học sinh: * Xác định cỡ mẫu theo công thức: N = Z21-a/2. Trong đó: - N: Cỡ mẫu nghiên cứu - p: = 0,5 - q: 1-p = 0,5 - Z: Hệ số giới hạn tin cậy = 1,96 - d: Sai số ước lượng = 0,06 (5%) N = 1,962. = 300 Tổng số học sinh cần nghiên cứu ở cả 2 trường là 600. * Phương pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên, kết quả được bảng sau: Trường Khối Khương Thượng Thái Thịnh Nam Nữ Nam Nữ 3 45 55 50 50 4 60 40 60 40 5 56 44 50 50 Tổng 300 300 2.2. Nhóm giáo viên: Tiến hành phỏng vấn mỗi trường 20 giáo viên gồm các đối tượng: - Ban giám hiệu nhà trường: - Tổng phụ trách đội - Phụ trách sao nhi đồng - Giáo viên chủ nhiệm - Y tế nhà trường 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2001 4. Phương pháp nghiên cứu; 4.1. Thiết kế nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và thu thập số liệu: Nghiên cứu được thiết kế theo mẫu nghiên cứu mô tả cắt ngang. 4.1.1. Phiếu điều tra đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của học sinh phổ thông với các vấn đề sức khoẻ gồm 3 phần (xin xem phụ lục). - Phần I: Bộ câu hỏi về các nội dung cơ bản của giáo dục sức khoẻ. - Phần II: Phiếu điều tra về kiến thức, thái độ và hành vi về sức khoẻ để học sinh trả lời. - Phần III: Kiểm tra trực tiếp vệ sinh cá nhân do người điều tra thực hiện. Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tính tỷ lệ phần các câu trả lời đúng và các hành vi sức khoẻ tốt ở 2 trường nghiên cứu. Sau đó tiến hành so sánh giữa 2 trường. 4.1.2. Phiếu điều tra đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong nhà trường đối với công tác nâng cao sức khoẻ, gồm 6 vấn đề (xin xem phụ lục) + Vệ sinh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. + Vệ sinh học đường + Y tế học đường + Giáo dục sức khoẻ + Tệ nạn xã hội + Tham gia khác của cộng đồng. Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tính tỷ lệ phần trăm các câu trả lời ở 2 trường nghiên cứu. Chúng tôi cũng áp dụng phương pháp tính điểm cho phiếu điều tra thu được: - ở mỗi ý trả lời "có" chúng tôi cho 2 điểm. - ở mỗi ý trả lời "không thường xuyên" chúng tôi cho 1 điểm. - ở mỗi ý trả lời "không" chúng tôi cho 0 điểm. Để khách quan hơn chúng tôi tính gộp cho cả 20 phiếu ở mỗi trường và nhân với số điểm theo quy định và đánh giá như sau: - Từ 600-840 điểm: Cộng đồng nhà trường rất quan tâm đến NCSK cho học sinh. - Dưới 600 điểm: ít quan tâm. Sau đó tiến hành so sánh giữa 2 trường nghiên cứu. 4.2. Xử lý số liệu; Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học, trên máy vi tính chương trình EPIINFO 6. IV. Kết quả nghiên cứu A. Phần I: Kiến thức 1. Kiến thức vệ sinh cá nhân: Bảng 1. Kiến thức về vệ sinh cá nhân của học sinh tiểu học ở cả 2 trường Khương Thượng và Thái Thịnh (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Rửa tay để làm gì? Cho tay sạch 54,5 72 <0,05 Loại trừ mầm bệnh 99 65,9 <0,05 Phòng bệnh 45,8 63,7 <0,05 Không biết 2 11,6 <0,05 Trắng răng 37,7 56,1 <0,05 Đánh răng có lợi gì? Phòng sâu răng và viêm lợi 80,4 55,1 <0,05 Răng chắc khoẻ, ăn ngon 43,8 37,5 >0,05 Mồm sạch 33,2 13,5 <0,05 Nói hay, cười duyên 30,8 12,3 <0,05 Không biết 0 0,3 <0,05 Tại sao em muốn đánh răng buổi tối? Răng trắng hơn 15,2 47,4 <0,05 Phòng sâu răng và viêm lợi 95,2 65,5 <0,05 Không biết 0,3 3,6 Tắm rửa thường xuyên có lợi gì? Sạch sẽ 82,2 90,9 <0,05 Phòng bệnh 72,3 39,1 <0,05 Không biết 0,3 1,6 Nhận xét: Học sinh ở cả hai trường Khương Thượng và Thái Thịnh đều có kiến thức chung về vệ sinh cá nhân tốt. Học sinh trường Khương Thượng hiểu được mục đích của việc rửa tay qua tỷ lệ trả lời cao nhất là để loại trừ mầm bệnh: 99%. Tỷ lệ câu trả lời này ở trường Thái Thịnh cũng là tương đối cao (65,9%) nhưng thấp hơn ở Khương Thượng (p <0,05). ở trường Thái Thịnh, đa số câu trả lời là để cho tay sạch (72%). Về lợi ích của việc đánh răng, tỷ lệ trả lời cao nhất ở trường Khương Thượng là để phòng sâu răng và viêm lợi: 80,4% và 95,2% số học sinh chọn câu trả lời cũng với lý do đó cho việc đánh răng buổi tối. Còn ở trường Thái Thịnh, tỷ lệ này chỉ chiếm 55,1% và 65,5%. Tuy nhiên, 95,2% số học sinh của trường Khương Thượng và 65,5% số học sinh của trường Thái Thịnh cho rằng đánh răng buổi tối là để phòng sâu răng và viêm lợi, nghĩa là đã tăng so với tỷ lệ vừa nêu. Tắm rửa thường để sạch sẽ là câu trả chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 2 trường: 82,2% số học sinh Khương Thượng và 90,9% số học sinh trường Thái Thịnh đã chọn câu trả lời này. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P <0,05). Tỷ lệ số học sinh không biết về vấn đề được hỏi ở trường Thái Thịnh cao hơn hẳn ở trường Khương Thượng (P <0,05). 2. Kiến thức về một số bệnh thường gặp Bảng 2. Kiến thức về bệnh giun của học sinh tiểu học ở 2 trường Khương Thượng và trường Thái Thịnh (%) Câu hỏi Trả lời KT TT P Lý do gì để em nghĩ em bị mắc bệnh giun Đau bụng 73,2 74 >0,05 Nôn ra giun 67,1 57,6 <0,05 Đi ngoài ra giun 56,6 58,3 >0,05 Dấu hiệu khác 31,2 11,6 <0,05 Không biết 7,6 4,3 >0,05 Nguyên nhân gây mắc bệnh giun? Ăn thức ăn bẩn 83 78,3 <0,05 Ăn rau sống 43,4 38,3 >0,05 Uống nước lã 60,3 56,6 >0,05 Ăn quả xanh không rửa 52 42,6 <0,05 Ruồi, muỗi đậu vào thức ăn 64,2 38 <0,05 ỉa bậy 2,9 0,3 <0,05 Dùng hố xí mất vệ sinh 11,9 3,6 <0,05 Rác, phân vướng vào 10,8 5 <0,05 Mút tay, ngậm đồ chơi 69,6 34,3 <0,05 Không biết 0,3 0,3 Bệnh giun gây tác hại gì? Làm cơ thể gầy, yếu 56 56 >0,05 Gây thiếu máu xanh xao 47,6 40,3 >0,05 Gây suy dinh dưỡng 34 34,3 >0,05 Tắc ruột 26,3 7 <0,05 Gây đau bụng 74,6 50,6 <0,05 Không biết 0,3 1,6 >0,05 Làm gì để phòng tránh bệnh giun? Rửa tay trước khi ăn 91 84 <0,05 Uống thuốc giun định kỳ 72,6 65,3 >0,05 Uống nước đã đun sôi 69,6 63 >0,05 Dùng hố xí hợp vệ sinh 31,6 9,3 <0,05 Không biết 0 0 Nhận xét: Qua kết quả trên, ta thấy kiến thức về bệnh giun của học sinh ở cả 2 trường là tốt. Các em đều nghĩ tới bệnh giun khi đau bụng, nôn ra giun hay đi ngoài ra giun. Về nguyên nhân gây bệnh, nhìn chung các em có nhận thức đúng đắn. Tỷ lệ câu trả lời cao nhất là do ăn thức ăn bẩn; 83% số học sinh trường Khương Thượng và 78,3% số học sinh trường Thái Thịnh. Riêng phần nguyên nhân gây bệnh giun là do hố xí không hợp vệ sinh thì học sinh ở cả 2 trường còn ít quan tâm đến. Chỉ có 11,9% học sinh Khương Thượng và 3,6% học sinh Thái Thịnh. Dù thấp nhưng sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 95% (P <0,05). 74,6% số học sinh trường Khương Thượng và 50,6% số học sinh trường Thái Thịnh biết tác hại của bệnh giun là gây đau bụng. Tỷ lệ các em biết tác hại của bệnh giun là làm cơ thể gầy yếu còn chưa cao (56% ở cả 2 trường) với P >0,05. Các em ở cả 2 trường đều biết được các kiến thức về phòng tránh bệnh giun là: rửa tay trước khi ăn, uống thuốc giun định kỳ, uống nước đã đun sôi. Trong đó tỷ lệ các em trả lời rửa tay trước khi ăn là cao nhất: 91% học sinh trường Khương Thượng và 84% số học sinh trường Thái Thịnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 3: Kiến thức về bệnh tiêu chảy Câu hỏi Trả lời KT TT P Do đâu mắc bệnh tiêu chảy? Ăn thức ăn bẩn 94,3 91 >0,05 Uống nước lã, nước bẩn 77,6 70,6 >0,05 ỉa bậy 7,6 6,6 >0,05 Không biết 3,6 4,6 - Làm gì để phòng bệnh tiêu chảy? Không ăn thức ăn bẩn 92,3 90,6 >0,05 Uống nước đã đun sôi 80,3 61 <0,05 Không biết 0,8 1,6 >0,05 Theo đa số các em, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy là do ăn thức ăn bẩn (94,3% học sinh trường Khương Thượng và 92% học sinh trường Thái Thịnh) và cách phòng bệnh tiêu chảy là không ăn thức ăn bẩn (92,3% học sinh trường Khương Thượng và 90,6% học sinh trường Thái Thịnh). Điều đó chứng tỏ các em có kiến thức tốt về bệnh này. Để phòng tránh bệnh tiêu chảy 80,3% học sinh trường Khương Thượng cho rằng phải uống nước đã đun sôi và 61% học sinh trường Thái Thịnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 95% (P < 0,05). Bảng 4: Kiến thức về bệnh sốt rét và sốt xuất huyết của học sinh tiểu học ở 2 trường Khương Thượng và Thái Thịnh Câu hỏi Trả lời KT TT P Bệnh sốt rét và sốt xuất huyết do đâu gây nên Ruồi 18,3 50 <0,05 Muỗi 95 79 <0,05 ở bẩn 14,3 16 >0,05 Không biết 2,6 3,0 >0,05 Làm gì để phòng tránh sốt rét và sốt xuất huyết Nằm màn 96 82,6 <0,05 Diệt bọ gậy 93 68,6 <0,05 Không biết 2 1,3 >0,05 Nhận xét: Bảng trên cho thấy một tỷ lệ khá cao các em biết được nguyên nhân của sốt rét và sốt xuất huyết là do muỗi truyền và do đó cách phòng chống là phải nằm màn. (? ở trường Khương Thượng 95-96%, ở trường Thái Thịnh 79-82,6%, P đều <0,05). Tuy nhiên, vẫn còn 50% học sinh trường Thái Thịnh lẫn lộn nguyên nhân gây ra 2 bệnh trên khi cho rằng đó là do muỗi. Bảng 5: Kiến thức về bệnh bướu cổ (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Vì sao mắc bệnh bướu cổ? Do thiếu Iod 97 89 <0,05 Do thiếu thịt trong thức ăn 10 28,6 <0,05 Không biết 4 6,3 >0,05 Bệnh bướu cổ gây những tác hại gì? Cổ to 73,3 80,6 <0,05 Khó ăn, khó nói 71,6 69,6 >0,05 Gây gầy yếu 48,6 44 >0,05 Trông không đẹp 35,3 32,3 >0,05 Đần độn 58,7 19,3 <0,05 Không biết 2,2 1,6 >0,05 Làm gì để phòng tránh bệnh bướu cổ? Ăn muối có Iod 94,4 89 <0,05 Tiêm thuốc có Iod 32,6 59,3 <0,05 Không biết 6,6 5,3 >0,05 Nhận xét: Kiến thức bệnh bướu cổ ở học sinh đã được nâng cao, đặc biệt các em biết được nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bướu cổ là do thiếu Iod nên từ đó có ý thức trong biện pháp phòng bệnh. Tuy nhiên, tác hại quan trọng nhất của bướu cổ là gây đần độn thì tỷ lệ học sinh trả lời đúng chưa cao: 58,7% ở trường Khương Thượng và 19,3% ở trường Thái Thịnh. Học sinh trường Khương Thượng trả lời đúng nhiều hơn trường Thái Thịnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 95% (P <0,05). Vẫn còn 28,6% học sinh ở trường Thái Thịnh cho rằng bướu cổ là do thiếu thịt trong thức ăn so với 10% học sinh trường Khương Thượng. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Bảng 6: Kiến thức về bệnh cong vẹo cột sống (tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Vì sao mắc bệnh cong vẹo cột sống? Bàn ghế không phù hợp 65 74,6 <0,05 Do ngồi sai tư thế 90 83 <0,05 Do bẩm sinh 26 13,3 <0,05 Làm gì để phòng cong vẹo cột sống? Di chứng của một số bệnh 13,6 13 >0,05 Không biết 2,3 12,3 <0,05 Ngồi học ngay ngắn 92,3 84,6 <0,05 Bàn ghế phù hợp 77,6 63,3 <0,05 Phòng học đủ ánh sáng 51,6 18,3 <0,05 Nâng cao sức khoẻ 12 12 - Không biết 0 3,3 - Nhận xét: Đại đa số học sinh ở cả 2 trường đều có kiến thức tốt về bệnh cong vẹo cột sống. Hầu hết các em đều biết nguyên nhân của bệnh cong vẹo là do ngồi sai tư thế và do bàn ghế không phù hợp (90-65% ở trường Khương Thượng và 83-74,6% ở trường Thái Thịnh). Và cách phòng chống là ngồi học ngay ngắn và bàn ghế phù hợp (92,3-77,6% ở trường Khương Thượng và 84,6 - 63,3% ở trường Thái Thịnh). P đều < 0,05. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh ở trường Thái Thịnh trả lời không biết còn (12,8%). So với 2,3% học sinh trường Khương Thượng. Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P <0,05. Bảng 7: Kiến thức về bệnh cận thị (tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Vì sao mắc bệnh cận thị? Do ngồi sai tư thế 65,3 51,3 <0,05 Do nơi ngồi học thiếu ánh sáng 94,6 79,6 <0,05 Do bàn ghế không phù hợp 46,3 22 <0,05 Do ăn uống 6,3 14,3 <0,05 Không biết 0 0 - Làm gì để phòng tránh bệnh cận thị? Ngồi học ngay ngắn 62 15,3 <0,05 Phòng học đầy đủ ánh sáng 95,3 87 <0,05 Bàn ghế phù hợp 59,6 28,6 <0,05 Ăn thực phẩm và hoa quả chứa nhiều vitamin 32,3 22 <0,05 Không biết 0 0 - Nhận xét: Nhìn chung các em có kiến thức về bệnh cận thị khá tốt. Các em biết rằng nguyên nhân của bệnh là do nơi học tập thiếu ánh sáng (94,6% học sinh trường Khương Thượng và 79,6% học sinh trường Thái Thịnh) và do ngồi sai tư thế, bàn ghế không phù hợp. Và cách phòng chống bệnh cận thị là phòng học phải đầy đủ ánh sáng (95,3% ở trường Khương Thượng và 87% ở trường Thái Thịnh). Tuy nhiên, học sinh trường Khương Thượng vẫn có kiến thức về bệnh tốt hơn học sinh trường Thái Thịnh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P <0,05. * Nhận xét chung: Qua các nhận xét trên về các bệnh tiêu chảy, bệnh giun, bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, lệnh bướu cổ, bệnh cong vẹo cột sống và bệnh cận thị ta nhận thấy rằng: học sinh trường Khương Thượng có kiến thức tốt hơn về các bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh của trường Thái Thịnh. 3. Kiến thức về vệ sinh môi trường: 3.1. Nguồn nước: Bảng 8: (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Dùng nguồn nước nào thì tốt cho sức khoẻ? Giếng khơi, giếng đào 12,3 12,6 >0,05 Giếng bơm tay 6 15 <0,05 Nước máy 91,3 80 <0,05 Nước mưa 2 8,3 <0,05 Nước ao, hồ 0 0 - Nhận xét: Hầu hết các em học sinh ở cả 2 trường đều cho rằng dùng nước máy thì tốt cho sức khoẻ 91,3% ở trường Khương Thượng và 80% ở trường Thái Thịnh (P <0,05). Có thể đây là do các em đều ở thành phố, có điều kiện sinh hoạt tốt. Tuy vậy, vẫn còn 12,3% học sinh trường Khương Thượng và 12,6% học sinh trường Thái Thịnh cho rằng dùng nước giếng khơi, giếng đào thì tốt cho sức khoẻ. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). 3.2. Rác: Bảng 9: Kiến thức về ảnh hưởng của rác của học sinh 2 trường (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Rác gây ảnh hưởng gì? Gây bẩn 72,6 78,3 >0,05 Gây hôi thối 59,6 55,3 >0,05 Là nguồn lan truyền bệnh 72 46,3 <0,05 Là nơi sinh sản ruồi, chuột 47,3 49,6 >0,05 Không biết 0,6 3 >0,05 Nhận xét: Về ảnh hưởng của rác lên sức khoẻ và môi trường, 72% học sinh trường Khương Thượng và 46,3% học sinh trường Thái Thịnh cho rằng rác là nguồn lan truyền bệnh (P < 0,05). Về tác hại gây bẩn và là nơi sinh sản của ruồi, chuột thì tỷ lệ học sinh trường Thái Thịnh lại trả lời cao hơn (78,3-49,6% so với 72,6-47,3%). Mặc dù vậy, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). 3.3. Xử lý phân: Bảng 10: Kiến thức của học sinh về phân và hố xí (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Phân người gây tác hại gì? Gây bẩn 58,3 73,3 <0,05 Gây bệnh giun 41 19,6 <0,05 Gây bệnh tiêu chảy 38,3 14,6 <0,05 Gây hôi thối 79,3 79,3 >0,05 Không biết 0 2,9 - Em biết những loại hố xí gì được dùng ở nước ta hiện nay? Hố xí cầu 60,3 61,6 >0,05 Hố xí 1 ngăn 51,6 46 >0,05 Hố xí 2 ngăn 48,3 48 >0,05 Hố xí tự hoại, bán tự hoại 78 46,6 <0,05 Không biết 4,3 4,3 - Nhận xét: Đa số học sinh của cả 2 trường Khương Thượng và Thái Thịnh đều cho rằng tác hại của phân người là gây hôi thối (79,3% ở cả 2 trường) và gây bẩn (58,3% ở Khương Thượng và 73,3% ở Thái Thịnh) (P < 0,05). Trong khi đó tác hại quan trọng nhất của phân người là gây bệnh giun thì chỉ có 49% học sinh Khương Thượng trả lời đúng và một tỷ lệ rất thấp (19,6%) học sinh Thái Thịnh trả lời đúng. Sự khác biệt này cũng có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất 95% (P < 0,05). Nhìn chung, các em có kiến thức tốt về các loại hố xí. Tuy nhiên, hiểu biết về hố xí tự hoại, bán tự hoại của các em trường Khương Thượng (78%) là cao hơn hẳn học sinh trường Thái Thịnh (46,6%). B. Phần II: Hành vi có liên quan đến sức khoẻ 1. Thái độ và hành vi vệ sinh cá nhân: Bảng 11: Hành vi về vệ sinh cá nhân của học sinh 2 trường Khương Thượng và Thái Thịnh (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Em rửa tay khi nào? Khi tay bẩn 59,3 69 <0,05 Trước khi ăn 89,6 80,3 <0,05 Sau khi đi ngoài 73,6 50,6 <0,05 Sau khi chạm vào phân, rác 81 24,6 <0,05 Sau khi nghịch đất hay đồ bẩn 65,7 20,6 <0,05 Không biết 0 0 - Em đánh răng khi nào? Buổi sáng khi ngủ dậy 93,6 86 <0,05 Buổi tối, sau bữa ăn 92,6 67,3 <0,05 Một ngày em đánh răng mấy lần? 1 lần 50 29,6 <0,05 2 lần 80,3 59 <0,05 Nhiều hơn 2 lần 14,6 6,6 <0,05 Không đánh răng 0 2,3 - Nhận xét: Đa số học sinh rửa tay trước khi ăn (89,6% học sinh của trường Khương Thượng và 80,3% học sinh trường Thái Thịnh). 73,6% số học sinh của trường Khương Thượng rửa tay sau khi đi ngoài, còn ở trường Thái Thịnh, con số này chỉ chiếm 50,6%, sau câu trả lời: "khi tay bẩn": 69% (ở trường Khương Thượng chiếm 1 tỷ lệ 59,3%) và câu trả lời "sau khi chạm vào phân rác": 24,6% (số học sinh trường Khương Thượng chọn câu trả lời này chiếm 81%). Sự khác biệt giữa các câu trả lời của 2 trường đều có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Học sinh Khương Thượng có ý thức tốt hơn học sinh Thái Thịnh về vệ sinh răng miệng (P < 0,05). Trên 90% các em đánh răng 2 lần 1 ngày, vào buổi sáng và buổi tối. ở Thái Thịnh, các em mới chỉ đánh răng buổi sáng (86%), và đánh răng buổi tối mới chỉ có 67%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng sắc xuất 95% (P < 0,05). Trong đó vẫn còn 2,3% học sinh Thái Thịnh không đánh răng. Bảng 12. Thái độ của học sinh về vệ sinh thân thể Câu hỏi KT (Trả lời có) TT (Trả lời có) P Em có thích tắm rửa hàng ngày không? 99 98,7 >0,05 Nhận xét: Nhìn chung, các em học sinh ở cả 2 trường đều thích tắm rửa hàng ngày: 99% ở Khương Thượng và 98,7% ở Thái Thịnh (P > 0,05). Bảng 13. So sánh hành vi của học sinh 2 trường về vệ sinh thân thể (theo tỷ lệ %). Trường <7 lần 7 lần >7 lần <2 lần 2 lần >2 lần Khương Thượng 20,9 49 30,1 8,7 26 65,3 Thái Thịnh 40,4 41,8 17,8 25,7 25,1 29 P <0,05 >0,05 <0,05 <0,05 >0,05 <0,05 Bảng 12 và bảng 13 cho thấy học sinh trường Khương Thượng có thái độ cũng như thực hiện vệ sinh cá nhân cao hơn học sinh Thái Thịnh. Số lần tắm trong 1 tuần về cả mùa hè và mùa đông của học sinh trường Thái Thịnh thấp hơn hẳn so với học sinh Khương Thượng. Và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 14. Thái độ và hành vi về vệ sinh môi trường (%) Câu hỏi Trả lời KT TT P Gia đình em đang dùng nguồn nước nào? Giếng khơi, đào 2,7 10 <0,05 Giếng bơm tay 1,3 11,7 <0,05 Nước máy 90,3 83 <0,05 Nước mưa 5,7 5,3 >0,05 Nước ao, hồ 0 0 - Em muốn dùng nguồn nước nào? Giếng khơi, giếng đào 3 10,3 <0,05 Giếng bơm tay 2,4 9,4 <0,05 Nước máy 92,3 84,2 <0,05 Nước mưa 2,3 7,1 <0,05 Nước ao, hồ 0 0 - Nhận xét: Hầu hết học sinh ở cả 2 trường đang dùng nước (90,3% và 83%) và bản thân các em cũng muốn dùng nước máy (92,3% ở Khương Thượng và 84,2% ở Thái Thịnh). Tuy nhiên, vẫn còn hơn 10% học sinh ở Thái Thịnh đang dùng nước giếng bơm tay và bản thân các em cũng muốn dùng nguồn nước này. Sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Bảng 15. Rác (tỉ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Nhà em đổ rác ở đâu? Hố rác, xe rác? 94,7 90,3 >0,05 Vườn 0,7 3,4 <0,05 Vứt ra nơi công cộng 4 4,6 >0,05 Nơi khác 0,6 1,7 >0,05 Nhận xét: Hầu hết gia đình các em đổ rác đúng nơi quy định vào hố rác, xe rác (94,7% ở Khương Thượng và 90,3% ở Thái Thịnh). Tỷ lệ đổ rác ra vườn ở Thái Thịnh còn cao hơn so với học sinh Khương Thượng (3,4% so với 0,7%) với P 0,05). Bảng 16. Xử lý phân (theo tỷ lệ %) Câu hỏi Trả lời KT TT P Gia đình em đi ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT225.doc
Tài liệu liên quan