TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MỘT SỐ NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
NÔNG HỘ TẠI HUYỆN TRI TÔN - AN GIANG
Chủ nhiệm đề tài: TRẦN XUÂN LONG
Long Xuyên, tháng 9 năm 2009
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Trường Đại học An Giang đã hỗ trợ kinh phí
cho nghiên cứu này. Cảm ơn Ủy Ban Nhân Dân, Phòng Nông nghiệp & Phát Triển
Nông Nghiệp huyện Tri Tôn, Ủy Ban Nhân Dân xã Tà Đảnh, Tân Tuyến, Núi
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5055 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri Tôn-An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tô,
Lương Phi, Châu Lăng đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp làm việc Trung tâm Nghiên cứu Phát
triển Nông thôn đã đóng góp ý kiến nhận xét và hỗ trợ hoàn thành nghiên cứu này.
Nghiên cứu này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận
được ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn.
iii
TÓM TẮT
Để tìm hiểu các nhân tố đã đang đóng góp và cản trở người dân trong việc nâng
cao thu nhập nông hộ. Đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ
tại Tri Tôn - An Giang” được tiến hành với mục tiêu xác định một số nhân tố chính ảnh
hưởng đến thu nhập nông hộ, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo thu
nhập của nông hộ tại Tri Tôn- An Giang.
Nghiên cứu chọn hộ điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã
với tổng số 135hộ. Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả và sử dụng
hồi quy đa biến để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thu nhập bình quân.hộ-1 ở địa bàn nghiên cứu
36,3 triệu đồng.năm-1. Nông hộ dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức thu nhập
bình quân trên hộ cao nhất (47,2 triệu đồng.năm-1) và thấp nhất là nhóm dân tộc Khmer
ở khu vực đồi núi (20,3 triệu đồng.năm-1). Khoảng cách thu nhập giữa các nông hộ có
thu nhập lớn nhất và thấp nhất là 7,0 lần. Ở khu vực đồng bằng các biến trình độ học
vấn của chủ hộ, diện tích đất ruộng.hộ-1, giá lúa, số nguồn thu nhập từ nông nghiệp là
những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1. Khu vực đồi núi các
biến: số lao động.hộ-1, diện tích đất ruộng.hộ-1, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp
là những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ.năm-1.
Những yếu tố nông hộ cho rằng đóng góp nâng cao thu nhập, cải thiện mức
sống trong thời gian qua là do năng suất cây trồng được tăng lên, tăng diện tích đất
canh tác. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm do tăng thu nhập từ phi nông
nghiệp, đa dạng cây trồng, tăng thu nhập từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, vẫn còn một số
khó khăn trong việc nâng cao thu nhập như giá vật tư nông nghiệp cao, giá sản phẩm
bấp bênh và thiếu vốn sản xuất. Các yếu tố này có sự khác biệt giữa hai nhóm nông hộ
sống ở đồng bằng và đồi núi, và giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Khmer.
Để góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đề tài đề
xuất một số kiến nghị. Người nông dân không ngừng cao trình độ, kỹ thuật canh tác.
Nhà nước cần xây dựng mạng lưới cung cấp và hỗ trợ thông tin cho người nông dân về
thị trường hàng hóa nông nghiệp, đầu tư xây dựng các hồ chứa nước, hệ thống kênh
nổi, trong vùng nhằm giảm tình trạng thiếu nước cho các khu vực đất cao.
Từ khóa: nhân tố, ảnh hưởng, thu nhập, nông hộ
iv
MỤC LỤC
Nội dung Trang
LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………. i
TÓM TẮT …………………………………………………………………... ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………... iii
DANH SÁCH BẢNG ………………………………………………………. vi
DANH SÁCH HÌNH ……………………………………………………….. vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………. viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU …………………………………………………………. 1
1. Giới thiệu ………………………………………………………………… 1
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………….. 1
3. Câu hỏi nghiên cứu ……………………………………………………… 1
4. Giới hạn nghiên cứu ……………………………………………………... 2
5. Lược khảo tài liệu ……………………………………………………….. 2
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ………………………………………. 2
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ……………………………………….. 2
6. Nội dung nghiên cứu …………………………………………………….. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….. 3
7.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3
7.1.1. Định nghĩa hộ nông dân ………………………………………………. 3
7.1.2. Các loại thu nhập ở nông hộ ………………………………………...... 4
7.1.3. Các yếu tố hạn chế thu nhập nông nghiệp ……………………………. 4
7.1.3.1 Đất đai manh mún, nhỏ lẻ …………………………………………… 4
7.1.3.2. Không đủ tài chính để đầu tư cho sản xuất …………………………. 4
7.1.3.3. Sản xuất tự phát và áp dụng kỹ thuật không đồng đều ……………... 5
7.1.3.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc hạ tầng kém ………………. 5
v
7.2. Chọn điểm nghiên cứu .............................................................................. 5
7.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu... …………………………………………… 6
7.3.1. Điều kiện tự nhiên……. ………………………………………………. 6
7.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..……………………………………………... 6
7.3.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế..………………………... 6
7.3.2.2. Dân số, lao động và việc làm….…………………………………….. 7
7.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………… 7
7.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp...……………………………………………... 7
7.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp………...………………………………………. 7
7.4.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng
đồng…………………………………………………………………………..
7
7.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra…………. …………………………. 8
7.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn……………………… …………... 8
7.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu..................................................... 9
7.5.1. Xử lý số liêu……………….................................................................... 9
7.5.2. Phân tích số liệu……. ............................................................................ 9
7.5.2.1. Phương pháp thông kê mô tả…………... ........................................... 9
7.5.2.2. Phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ…….................................. 9
7.5.2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ 9
PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 11
1. Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu ...................................... 11
1.1. Đặc điểm về nhà ở .................................................................................... 11
1.2. Đặc điểm nông hộ ………………………………………………………. 12
1.3. Diện tích đất canh tác ................................................................................ 13
1.4. Tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ ................................. 14
1.5. Hiện trạng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ ............................... 14
1.5.1. Nguồn thu nhập của nông hộ ................................................................. 14
vi
1.5.2. Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập của nông hộ ... 15
1.5.3. Quan điểm về thay đổi thu nhập của nông hộ ........................................ 16
1.5.3.1. Quan điểm về nâng cao thu nhập của nông hộ ................................... 16
1.5.3.2. Quan điểm về khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ .......... 17
1.5.4. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường, vốn của nông hộ ....... 18
1.5.4.1. Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông hộ .. 18
1.5.4.2. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ .................................. 19
1.5.4.3. Tiếp cận tín dụng của nông hộ ............................................................ 20
1.5.5. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ............ 20
1.5.5.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở khu vực đồng
bằng ..................................................................................................................
20
1.5.5.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ ở khu vực đồi núi 23
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 25
1. Kết luận ....................................................................................................... 25
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 27
PHỤ CHƯƠNG .............................................................................................. pc-1
vii
DANH SÁCH BẢNG
STT Tên bảng Trang
1 Đặc điểm về nhà ở của nông hộ .......................................................... 11
2 Các đặc điểm của nông hộ …………………………………………... 12
3 Trình độ học vấn của chủ hộ ………………………………………... 13
4 Quy mô diện tích đất ruộng bưng của nông hộ ……………………... 13
5 Phương tiện phục vụ sinh hoạt của nông hộ ………………………… 14
6 Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ …………………………. 14
7 Các nguồn thu nhập của nông hộ …………………………………… 15
8 Thu nhập bình quân và mực độ chênh lệch thu nhập của nông hộ …. 16
9 Những yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ …………… 17
10 Những khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ …………….. 18
11 Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý sản xuất của nông hộ ….. 19
12 Những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ ….………….. 20
13 Kết quả hồi quy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ở khu
vực đồng bằng ……………………………………………………….
21
14 Kết quả hồi quy cho biết các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ở khu
vực đồi núi ...........................................................................................
23
viii
DANH SÁCH HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Vị trí vùng nghiên cứu …………………………………………….. 5
2 Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế (triệu
đồng) ...................................................................................................
6
3 Tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn theo giá thực tế .............................................................................
7
ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GDP Tổng thu nhập bình quân đầu người
UBND Ủy Ban Nhân dân
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế của Việt
Nam, có diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích tự nhiên cả nước
(Nguyễn Trọng Uyên, 2007). Tuy chỉ chiếm khoảng 30% diện tích nông nghiệp, nhưng
đóng góp cho cả nước là hơn 50% sản lượng lúa; khoảng 90% sản lượng gạo xuất khẩu;
thủy sản chiếm trên 53%. Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế khu vực này vẫn còn chưa ổn
định, chưa tương xứng với tiềm năng, mức sống của người dân vùng ĐBSCL thấp, GDP
bình quân đầu người của vùng mới chỉ bằng khoảng 70% GDP bình quân của cả nước,
hệ thống kế cấu hạ tầng, mặt bằng dân trí thấp hơn bình quân cả nước, tỷ lệ đói nghèo
còn cao (Trần Khắc Nhường, 2009).
An Giang là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có tiềm năng đất, nước, sinh thái và
khí hậu thuận lợi. Trong những năm qua, An Giang đã trở thành một tỉnh có sản lượng
lương thực và sản phẩm thủy sản xuất khẩu đứng đầu cả nước. Tuy nhiên, An Giang
vẫn là một tỉnh nghèo thu nhập bình quân đầu người bằng 85% trung bình cả nước, là
một trong những tỉnh chậm phát triển trong vùng ĐBSCL, mặc dù kinh tế tăng trưởng
cao (UBND Tỉnh An Giang, 2007)
Tri Tôn là huyện có tính đa dạng về sinh thái bao gồm vùng ruộng trên, vùng
triền núi và vùng đồng bằng thấp ngập lũ từ 1-2 m (Võ Tòng Anh, 2005), tổng diện tích
đất tự nhiên của huyện là 60.030 ha. Dân số của huyện là 122.090 người, trong đó có
94.024 người là dân nông thôn, chiếm 77%. Mức sống của người dân dần được cải
thiện, thu nhập bình quân đầu người đã có sự tăng lên, từ 4,550 triệu đồng.người-1.năm-1
(2002) lên 6.869 triệu đồng.người-1.năm-1 (2006) (Phòng thống kê huyện Tri Tôn,
2007). Tuy nhiên, so với các huyện trong tỉnh thì Tri Tôn vẫn là một huyện có tỷ lệ hộ
nghèo cao nhất, đời sống của nhiều hộ gia đình vẫn còn gặp khó khăn. Theo tiêu chí
mới của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số hộ nghèo năm 2006 của huyện Tri Tôn
là 8.396 hộ, chiếm 32,15% tổng số hộ (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2007). Đây cũng là
vùng đất bị nhiễm phèn, mùa khô một phần diện tích sản xuất thiếu nước chỉ trồng 1 vụ
lúa mùa trên và vụ mùa bưng không tưới dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó
khăn.
Về mặt xã hội, huyện Tri Tôn có đông đồng bào dân tộc Khmer cư trú (46.724
người) có tập quán sống quây quần quanh những ngôi chùa, tập trung thành những
Phum, Sóc và cánh đồng dưới chân núi khu vực Thất Sơn. Họ sống chủ yếu bằng nghề
trồng lúa và nuôi bò, mức sống của nhiều hộ còn quá thấp, toàn huyện có 3.971 hộ
nghèo người dân tộc Khmer (Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2007). Đâu là nhân tố đã
đang đóng góp và cản trở người dân trong việc nâng cao thu nhập? Có sự khác biệt nào
về thu nhập giữa các nhóm nông hộ không? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài “Một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại
Tri Tôn - An Giang”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại huyện Tri
Tôn
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc tạo thu nhập của nông hộ trên
địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất những kiến nghị góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu
2
3. Câu hỏi nghiên cứu
Tình trạng thu nhập hiện nay của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như thế
nào?
Nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, sở hữu đất đai, trình độ học vấn...) có
phải là nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập không?
Nông hộ nơi đây gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong việc nâng cao thu
nhập?
Nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là gì?
4. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của
nông hộ. Để nghiên cứu thu nhập của các hộ nông dân, việc chọn điểm được tiến hành
căn cứ theo khu vực sinh thái. Số mẫu điều tra là 135 hộ, số mẫu đại diện này rất ít nếu
so với 27.898 hộ ở huyện Tri Tôn (năm 2006) thì không thể đại diện đầy đủ hiện trạng
thu nhập của nông hộ. Bên cạnh đó, số liệu điều tra thực địa chỉ thể hiện tình trạng thu
nhập và sản xuất của hộ nông dân tại thời điểm nghiên cứu (2006).
5. Lược khảo tài liệu
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo tác giả Shrestha và Eiumnoh (2000) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố
quyết định đến thu nhập của nông hộ ở lưu vực sông Sakae Krang của Thái Lan cho
thấy những nhân tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của những nông hộ ở vùng đồng bằng
và vùng đồi núi là khác nhau. Nguồn thu nhập của những nông hộ ở hai vùng này chủ
yếu từ trồng trọt và chăn nuôi. Ở vùng đồi núi, một số nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa
đến tổng thu nhập của nông hộ bao gồm nguồn thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp,
giáo dục, nhận thức của người dân về môi trường, hiện trạng sở hữu đất và số thành
viên nằm trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, ở vùng đồng bằng những nhân tố ảnh
hưởng như khả năng tiếp cận về cở sở hạ tầng (giao thông), lượng phân bón, thu nhập từ
phi nông nghiệp, chi phí chăn nuôi được nhận thấy có ý nghĩa.
Một nghiên cứu khác về yếu tố quyết định đến các hoạt động tạo thu nhập của
nông hộ ở nông thôn vùng lân cận vườn quốc gia Lore-Lindu – Indonesia cho thấy,
nguồn thu từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là quan trọng nhất và chiếm 70% tổng
thu nhập của nông hộ. Phần còn lại trong tổng thu nhập của nông hộ là từ các hoạt động
phi nông nghiệp (Schwarze, 2004).
Readon (1997) nghiên cứu về việc làm phi nông nghiệp trong nông thôn ở vùng
Sub-sahara của Châu Phi. Ông nhận thấy rằng hoạt động phi nông nghiệp tương đối
quan trọng trong nông thôn, trong nhiều trường hợp chiếm khoảng 30-50% thu nhập.
Thu nhập phi nông nghiệp nông thôn có xu hướng quan trọng hơn ở những vùng gần
thành phố nơi có hạ tầng tốt, mật độ dân đông.
Ở Peru hoạt động phi nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập nông thôn
mặc dù tỷ lệ này thay đổi lớn giữa các vùng và các hộ. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động phi
nông nghiệp tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, tình trạng có điện, mức độ gần chợ và giá
trị sản lượng cây trồng trên một hécta (Escobal, 2001).
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Phùng Thị Hồng Hà (2005) đã tiến hành một nghiên cứu về “Những giải pháp
chủ yếu để tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn Thừa Thiên Huế” nhận
thấy lực lượng lao động tham gia vào các hoạt động nông nghiệp ở vùng núi cao hơn
3
vùng đồng bằng. Nguồn thu nhập chủ yếu của các nông hộ ở hai vùng là từ trồng trọt và
chăn nuôi. Thu nhập bình quân cho một lao động tham gia trong lĩnh vực ngành nghề và
dịch vụ là 6.141ngàn đồng.năm-1 (vùng đồng bằng) và 4.170 ngàn đồng.năm-1 (vùng
núi). Lao động tham gia trong các hoạt động nông nghiệp có mức thu nhập thấp hơn.
Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên 1 lao động ở vùng núi cao hơn vùng đồng
bằng nhưng thu nhập của lao động ở khu vực vùng núi vẫn thấp hơn thu nhập của lao
động vùng đồng bằng. Ở cả 2 vùng, diện tích đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến việc
làm và thu nhập của lao động khu vực nông thôn.
Phan Thành Tâm (2003) cho rằng thu nhập nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu
tố như: trình độ văn hóa chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất, số thành viên trong gia đình, lao
động ngoài nông nghiệp và khả năng tiếp cận với vốn vay. Ngoài ra, thu nhập nông hộ
còn bị tác động gián tiếp bởi các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và chính sách đa
canh đa dạng hóa sản xuất của nông trường thông qua các mô hình canh tác.
Một nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn thu nhập và nghèo đói ở vùng núi và
Trung du Bắc Bộ cho thấy tăng thu nhập từ trồng trọt ở các hộ nghèo chủ yếu do tăng
năng suất cây trồng, trong khi đó đối với hộ giàu thu nhập tăng từ việc tăng diện tích đất
canh tác. Hoạt động phi nông nghiệp phổ biến ở nhóm hộ có thu nhập cao hơn so với
nhưng hộ có thu nhập thấp hơn (IFPRI, 2003).
Theo Nguyễn Thị Nghệ (2006), ở Đồng bằng Sông Hồng cơ cấu thu nhập của
các hộ có sự khác nhau giữa các vùng. Thu nhập của hộ nông dân ở vùng ven đô thị phụ
thuộc nhiều vào chăn nuôi và hoạt động thương mại dịch vụ. Trong khi, tại các vùng
thuần lúa và đa dạng hóa nông nghiệp thì nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng trọt. Vùng
duyên hải ven biển có tỷ lệ thu nhập từ các ngành tương đối đồng đều, tuy nhiên quan
trọng nhất vẫn là từ các hoạt động chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
6. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về vùng nghiên cứu (huyện Tri Tôn), tình hình sản xuất nông nghiệp và
đời sống của nông hộ.
- Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu (nhân khẩu, lao động, diện tích
đất canh tác …)
- Tìm hiểu các nguồn thu nhập hiện tại của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
- Phân tích chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ
- Xác định một số nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc nâng cao thu nhập của nông hộ
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở lý luận
7.1.1. Định nghĩa hộ nông dân
Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát
triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn
chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân.
Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao
gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt
động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nông nghiệp và
không có liên quan với nông nghiệp. Gần đây có một khái niệm rộng hơn là hộ nông
thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng là một vấn đề còn tranh luận.
4
Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông
hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình
trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản
được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình
độ hoàn chỉnh không cao" (Đào Thế Tuấn, 2003 trích dẫn từ Ellis, 1988).
Hộ nông dân có những đặc điểm sau:
- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một
đơn vị tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ tự
cấp, tự túc, trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường.
- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào hoạt động phi
nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân.
7.1.2. Các loại thu nhập ở nông hộ
Thu nhập của một nông hộ được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ
được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở
rộng nếu có. Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà hộ thực hiện và có thể phân thành 3 loại:
Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông
nghiệp như trồng trọt (lúa, màu, cây ăn trái,…), chăn nuôi (gia súc, gia cầm,…) và nuôi
trồng thủy sản (cá,…).
Thu nhập phi nông nghiệp: Là thu nhập tạo ra từ các hoạt động ngành nghề công
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm các ngành nghề chế biến, sản xuất vật liệu xây
dựng, gia công cơ khí,… Ngoài ra, thu nhập phi nông nghiệp còn được tạo ra từ các
hoạt động thương mại dịch vụ như buôn bán, thu gom,…
Thu nhập khác: Đó là các nguồn thu nhập từ các hoạt động làm thuê, làm công
ăn lương, từ các nguồn trợ cấp xã hội và sản xuất.
7.1.3. Các yếu tố hạn chế thu nhập nông nghiệp
7.1.3.1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ
Trần Tiến Khải (2007) cho rằng, nguồn lực đất đai của người nông dân Việt Nam
quá khan hiếm, ít ỏi đủ để nuôi sống nông dân và gia đình. Bình quân ruộng đất trên hộ
gia đình nông nghiệp ở miền Bắc là 0,25 ha; ở Đồng bằng Sông Cửu Long từ 0,5 – 1,0
ha. Với giả định một hộ nông nghiệp có bình quân 1 ha đất canh tác, thu nhập bình quân
đầu người của hộ hầu hết là rất thấp, đối với các loại cây trồng như lúa thu nhập bình
quân 0,518 triệu đồng.người-1.tháng-1, bắp thu nhập bình quân 0,304 triệu đồng.người-
1.tháng-1. Theo Võ Tòng Xuân (2008) do tình trạng đất đai bị chia cắt manh mún, mỗi
hộ tự canh tác riêng lẻ trên mảnh đất nhỏ bé của mình, rất trở ngại trong sản xuất hiện
đại: sản phẩm không đồng đều, chất lượng thấp, giá thành cao, không còn lời bao nhiêu.
7.1.3.2. Không đủ tài chính để đầu tư cho sản xuất
Đây là một trở ngại tương đối phổ biến với phần nhiều nông hộ ở nông thôn. Sự
thiếu hụt vốn và sử dụng kém hiệu quả nổi lên rất rõ. Các vấn đề của nông dân khi vay
vốn chính thức là (1) rủi ro không trả được nợ (2) không đủ thế chấp (3) chi phí tiếp cận
dịch vụ cao, thời gian xét duyệt kéo dài. Tín dụng phi chính thức lại có lãi suất cao.
Hiện nay, đa số nông dân thiếu vốn tái đầu tư sản xuất mở rộng, chỉ đủ tái sản xuất giản
đơn (Trần Tiến Khải, 2007).
5
7.1.3.3. Sản xuất tự phát và áp dụng kỹ thuật không đồng đều.
Theo Võ Tòng Xuân (2008), người nông dân Việt Nam thường học theo nhau
nuôi, trồng một cách tự do, không tổ chức, không tìm hiểu đầu ra. Điều này đã làm cho
họ gặp rất nhiêu rủi ro, sản phẩm làm ra nhiều lúc không ai mua hoặc phải bán rẻ, khi
thì sản phẩm không có để bán. Mặt khác, mỗi nông dân thường làm theo kinh nghiệm,
không theo khuyến cáo kỹ thuật một cách triệt để dẫn đến phải sử dụng nhiều phân bón
và thuốc bảo vệ thực vật làm ô nhiễm môi trường, giá thành sản xuất cao, ảnh hưởng
chất lượng sản phẩm.
7.1.3.4. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm và cấu trúc hạ tầng kém.
Thị trường là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản trong chiến lược sinh kế
của hầu hết các hộ nông dân. Hiện nay, hệ thống tiêu thụ sản phẩm gần như không có sự
liên kết nào giữa nông dân và doanh nghiệp. Thương lái là lực lượng tiêu thụ sản phẩm
chủ yếu của nông dân (Võ Tòng Xuân, 2008). Trong đó, cơ sở hạ tầng giao thông, liên
lạc và thị trường có vai trò quan trọng trong quá trình thu mua, trao đổi hàng hóa (Hồ
Thị Minh Hợp, 2007). Nông dân sản xuất ở các vùng nông thôn sâu, xa, luôn bị thiệt
thòi vì không thể tiếp xúc với thị trường một cách dễ dàng. Họ phải bán sản phẩm cho
thương lái với giá rẻ trong khi mua lại hàng hóa với giá cao (Võ Tòng Xuân, 2008).
7.2. Chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu thu nhập của các hộ nông dân, trong đó phải thể hiện các hoạt
động tạo thu nhập cho hộ nông dân có tính đặc thù cho 2 khu vực. Do vậy, việc chọn
các điểm nghiên cứu cần phải đảm bảo tính đại diện và đặc trưng của khu vực sinh thái
khác nhau. Các tiêu chí lựa chọn các xã nghiên cứu: (i) Địa hình đặc trưng cho mỗi khu
vực; (ii) Tỷ lệ hộ sản xuất nông nghiệp cao. Các xã được lựa chọn đã cố gắng đảm bảo
các tiêu chí trên đây. Kết quả lựa chọn các xã để khảo sát như sau: xã Núi Tô, Lương
Phi và Châu Lăng đại diện cho khu vực đồi núi và 2 xã Tà Đảnh, Tân Tuyến, đại diện
cho khu vực đồng bằng.
Hình 1: Vị trí vùng nghiên cứu
6
7.3. Đặc điểm vùng nghiên cứu
7.3.1. Điều kiện tự nhiên
Tri Tôn có diện tích đất tự nhiên 59,556.5 ha nằm giữa vĩ độ 100 12’ và 100 57’
và kinh độ 1040 46’ và 1050 35’. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Vào mùa mưa, nước
sông Mêkong đổ về ngập lũ hàng năm và gây ra rửa trôi xói mòn mạnh tại khu vực đồi
núi. Vào mùa khô, tình trạng thiếu nước sản xuất và sinh hoạt xảy ra thường xuyên, nhất
là khu vực đồi núi (Nguyễn Thanh Sơn, 2007 trích dẫn từ Adam, 2003). Nhiệt độ trung
bình 27,50C, nhiệt độ thấp nhất 26,30C và cao nhất 28,70C. Lượng mưa trung bình năm
1,442mm. Tri Tôn tồn tại nhiều núi tạo thành chuỗi với các đỉnh cao chừng 500 - 700m.
Ven các núi là đồng bằng nghiêng với độ cao từ 5-40 m và độ dốc phổ biến 3-80 (Sở Tài
Nguyên Môi Trường tỉnh An Giang, 2000). Đất đai ở huyện Tri Tôn có 3 nhóm chính:
Nhóm đất phèn (67,0%), đất phù sa không phèn và đất đồi núi (Võ Quang Minh, 2007).
7.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
7.3.2.1. Thực trạng phát triển một số ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện Tri Tôn từ năm 2002 đến năm 2006 đã có sự chuyển
hướng. Tỷ trọng GDP của khu vực nông lâm, thủy sản giảm đáng kể trong giai đoạn
vừa qua, từ 47,7% (2002) xuống còn 39,5% (2006). Tuy nhiên, cơ cấu GDP cho thấy,
kinh tế huyện Tri Tôn vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng GDP
của khu vực dịch vụ tăng lên từ 36,8% (2002) lên 44,8% (2006) (Hình 2).
15.7
36.8
44.8
47.7
39.5
16.6
0%
100%
2002 2006
Nông lâm thủy sản Công nghiệp xây dựng Dịch vụ
Hình 2: Cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn theo giá thực tế (triệu đồng)
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2007
Tính riêng trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của trồng trọt và
dịch vụ nông nghiệp từ năm 2002 đến năm 2006 hầu như không có sự thay đổi. Tỷ
trọng của ngành chăn nuôi đã giảm đáng kể từ năm 2002 đến năm 2006 (Hình 3). Trong
trồng trọt, lúa vẫn là cây trồng chủ đạo và đóng vai trò rất quan trọng, diện tích lúa có
xu hướng tăng liên tục từ 55,2 ngàn ha năm 2002 lên 72,9 ngàn ha năm 2006 (Phòng
thống kê huyện Tri Tôn, 2007).
7
78.1 78.6
16.3 15.9
5.6 5.6
0%
100%
2002 2006
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp
Hình 3: Tỷ trọng các ngành trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
theo giá thực tế
Nguồn: Phòng thống kê huyện Tri Tôn, 2007
7.3.2.2. Dân số, lao động và việc làm
Tri Tôn là địa bàn cư trú của 3 dân tộc, đa số là người Kinh, tiếp theo là người
Khmer, chiếm thiểu số là người Hoa. Dân số của Tri Tôn năm 2006 là 123.621 người,
mật độ dân số 206 người.km-2, khoảng 75% dân số sống trong khu vực nông thôn (Cục
thống kê An Giang, 2007). Toàn huyện hiện có 2.292 lao động có việc làm, trong đó:
lao động trong tỉnh (1.188 người), ngoài tỉnh (1.034 người), xuất khẩu lao động (70
người) (UBND Huyện Tri Tôn, 2006).
7.4. Phương pháp thu thập số liệu
7.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Tham khảo các tài liệu, báo cáo thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, tình hình
kinh tế - xã hội cũng như thông tin liên quan đến các mô hình sản xuất, ngành nghề tạo
thu nhập tại các phòng ban của huyện Tri Tôn, các nghiên cứu có liên quan, sách, báo,
và internet. Đây là những cơ sở dữ liệu ban đầu và là nguồn thông tin định hướng, kiểm
tra chéo cho các bước nghiên cứu tiếp theo.
7.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập qua các cuộc thực hiện đánh giá nông thôn có sự
tham gia của cộng đồng (PRA) và điều tra nông hộ bằng bảng hỏi.
7.4.2.1. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA)
Công cụ được sử dụng là thảo luận nhóm tập trung với mục đích thu thập
những thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội, những hoạt động sản xuất diễn ra
trên địa bàn nghiên cứu đóng góp vào thu nhập của nông hộ, phát hiện những nhân tố
chính ảnh hưởng đến thu nhập của họ và những thuận lợi, khó khăn của nông hộ trong
quá trình tạo thu nhập. Số nhóm hộ được chọn để nghiên cứu gồm 7-10 người, là những
8
hộ đang sinh sống và có các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở 2 khu vực đồi núi và
đồng bằng trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm cả người Kinh và Khmer, cả nam và nữ.
Kết quả thảo luận PRA sẽ là cơ sở thiết lập các chỉ tiêu nghiên cứu cho việc điều
tra theo bảng hỏi và những thông tin định tính hữu ích cho việc so sánh đối chiếu với
kết quả nghiên cứu định lượng. Tổng số cuộc PRA là 3 cuộc.
7.4.2.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện cho từng khu vực, việc
chọn hộ điều tra được chúng tôi thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5
xã với tổng số 135 hộ. Quy mô mẫu được xác định dựa trên những nguyên tắc chọn mẫu
của Thái Anh Hòa (2003):
- Quy mô mẫu không nên nhỏ hơn 30
- Quy mô mẫu càng lớn càng tốt nếu điều kiện thời gian và ngân sách cho phép
7.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn
Việc điều tra phỏng vấn các hộ nông dân được thực hiện bằng cách phỏng vấn
trực tiếp tại các hộ dựa trên bộ câu hỏi được chuẩn bị từ trước và được áp dụng chung
cho 2 khu vực.
Thông tin cần điều tra được tập hợp trong bảng phỏng vấn, cấu trúc bảng câu hỏi
khảo sát các nông hộ gồm 5 phần:
Phần A: Thông tin tổng quát
Phần B: Nguồn thu nhập nông hộ và những trở ngại trong việc tạo thu nhập
Phần C: Khả năng tiếp cận vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường
Phần D: Chi phí sản xuất và thu nhập của nông hộ
Phần E: Tìm hiểu những kiến nghị của người dân.
Để các mẫu đại diện và phù ._.hợp với mục đích nghiên cứu. Chúng tôi phối hợp
với cán bộ địa phương và những người chủ chốt trong cộng đồng trong quá trình phỏng
vấn.
7.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
7.5.1. Xử lý số liệu
Kiểm tra phiếu điều tra: Nhằm mục đích phát hiện bổ sung kịp thời các thông tin
không chính xác hoặc còn thiếu, thông tin do ghi chép sai và chỉnh sửa các số lượng để
có đơn vị thống nhất.
Mã hóa thông tin: Nhằm mục đích chuyển các thông tin thu thập ở phiếu điều tra
như các biến định tính, nội dung trả lời của các câu hỏi mở thành các chỉ tiêu phù hợp
với quá trình phân tích số liệu.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số liệu: Số liệu được nhập bằng phần mềm Excel
7.5.2. Phân tích số liệu
7.5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Được sử dụng để phân tích các đặc điểm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu như
đặc điểm nhà ở, độ tuổi, trình độ học vấn,… Ngoài ra còn phân tích các số liệu liên
quan đến thu nhập nông hộ như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, phần trăm.
9
7.5.2.2. Phân tích chi phí và thu nhập của nông hộ
Phương pháp phân tích chi phí và thu nhập là một trong những công cụ thông
dụng nhằm phân tích hiệu quả sản xuất trên cơ sở kinh tế nông hộ (Trần Thị Út, 2003):
TP (Total cost) = ∑∑
==
m
i
n
j
PiXi
11
TT (Gros Return) = ∑
=
n
ij
PjXj
Trong đó: TP = Tổng phí
TT = Tổng thu
Pi = Giá của nhập lượng thứ i
Xi = Lượng của loại nhập lượng i
Pj = Giá của sản phẩm j
Yj = Sản lượng
Thu nhập gia đình = Tổng thu – Chi phí mua ngoài
Chi phí mua ngoài là chi phí đầu vào mà nông hộ phải mua hay thuê trong quá
trình sản xuất.
7.5.2.3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy để xác định một số nhân tố chính ảnh
hưởng đến thu nhập của nông hộ. Thu nhập được coi là biến phụ thuộc chịu tác động
bởi các biến độc lập. Điều tra thực địa cho biết các biến tác động đến thu nhập của nông
hộ bao gồm: tuổi của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ, diện tích
đất ruộng của hộ, giá lúa, số lần tham dự khuyến nông, số nguồn thu nhập từ nông
nghiệp, số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp.
Phát biểu giả thuyết về quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích dùng
trong mô hình hồi quy
Biến số thứ nhất (X1) là tuổi của chủ hộ. Kỳ vọng mang dấu (+), vì tuổi của chủ
hộ lớn hơn đồng nghĩa với kinh nghiệm sản xuất nhiều hơn và kết quả sản xuất cao hơn
do đó dẫn đến thu nhập cao hơn.
Biến số thứ hai (X2) là trình độ học vấn của chủ hộ. Kỳ vọng mang dấu (+), vì
trình độ học vấn của chủ hộ có quan hệ đồng biến với thu nhập, với giả thiết chủ hộ có
trình độ học vấn cao hơn có thể quản lý sản xuất nông nghiệp tốt hơn chủ hộ không biết
chữ hoặc có trình độ thấp hơn. Hơn nữa, nếu chủ hộ có trình độ càng cao, họ có nhiều
khả năng tiếp cận và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật qua các phương tiện
thông tin hoặc từ các chương trình khuyến nông và áp dụng vào sản xuất, do đó hiệu
quả sản xuất sẽ cao hơn dẫn đến tăng thu nhập của hộ.
Biến số thứ ba (X3) là số lao động trong hộ. Kỳ vọng mang dấu (+), vì số lao
động trong hộ có quan hệ đồng biến với thu nhập. Hộ có số lượng lao động nhiều hơn
thì khả năng sản xuất tăng và do đó thu nhập có thể cao hơn.
Biến số thứ tư (X4) là diện tích đất ruộng của hộ. Kỳ vọng mang dấu (+), vì diện
tích đất ruộng của hộ có quan hệ đồng biến với thu nhập. Hộ có nhiều đất ruộng sẽ có
10
thể mở rộng sản xuất lúa nhiều hơn có thể có kết quả sản xuất cao hơn và do đó thu
nhập tăng.
Biến số thứ năm (X5) là giá lúa. Kỳ vọng mang dấu (+), vì giá lúa có quan hệ
đồng biến với thu nhập. Hộ bán lúa vào thời điểm giá cao sẽ đem lại nhiều lợi nhuận và
tăng thu nhập.
Biến số thứ sáu (X6) là số lần tham dự khuyến nông/năm của hộ. Kỳ vọng mang
dấu (+), vì số lần tham dự khuyến nông/năm của hộ có quan hệ đồng biến với thu nhập.
Qua nhiều lần tham dự khuyến nông, nông dân có thể biết được nhiều tiến bộ khoa học
kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất, giúp cho sản xuất hiệu quả và dẫn tới thu nhập của hộ
tăng.
Biến số thứ bảy (X7) là số nguồn thu nhập từ nông nghiệp của hộ. Kỳ vọng
mang dấu (+), vì số nguồn thu nhập từ nông nghiệp có quan hệ đồng biến với thu nhập.
Hộ có nhiều nguồn thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể có tổng thu
nhập cao
Biến số thứ tám (X8) là số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ. Kỳ vọng
mang dấu (+), vì số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp có quan hệ đồng biến với thu
nhập. Hộ có nhiều nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp có thể có tổng thu
nhập cao
Như vậy, nghiên cứu đưa ra giả thiết là 8 biến độc lập đều có quan hệ đồng biến
với biến phụ thuộc thu nhập của nông hộ. Trước hết xây dựng một ma trận kết hợp với
ước lượng giữa các biến. Sau đó sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để
phân tích mức độ ảnh hưởng của từng biến trong mô hình. Mô hình hồi quy đa biến
được áp dụng trong đề tài như sau :
Y= a0 + a1X1 + a2X2 + … + a8X8
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc tổng thu nhập nông hộ trong một năm (triệu đồng.năm-1)
- a0: là hằng số
- a1, a2, ..., a8: hệ số ước lượng của các biến X1,X2,…,X8
- X1: Tuổi của chủ hộ (năm)
- X2: Trình độ học vấn của chủ hộ (3= Cấp 3; 2= Cấp 2; 1= Cấp 1; 0= Mù chữ)
- X3: Số lao động trong hộ (người)
- X4: Diện tích đất ruộng của hộ (ha)
- X5: Giá lúa (đồng.kg-1)
- X6: Tham dự khuyến nông (lần)
- X7: Số nguồn thu nhập từ nông nghiệp
- X8: Số nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0 (Statistical Package for Social Science)
11
PHẦN II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thông tin về hiện trạng nông hộ vùng nghiên cứu
1.1. Đặc điểm về nhà ở
Do có sự khác nhau về địa hình nên sự phân bố nhà ở cũng có sự khác nhau. Ở
khu vực đồng bằng người dân thường làm nhà theo dọc các kênh đào và dọc theo các
đường bộ. Tại khu vực đồi núi người dân thường sống theo từng cụm nhiều lớp nhà san
sát nhau. Do sự phân bố đó nên các đặc điểm về nhà ở giữa hai khu vực cũng có sự khác
nhau. Kết quả khảo sát (Bảng 1) cho thấy, nhà ở của các nông hộ được làm khá đa dạng.
Vật liệu làm vách nhà ở của nông hộ người Kinh ở khu vực đồng bằng vật liệu làm
tường thường dùng là ván (48,1%) và tôn (25,9%), trong khi nông hộ người Kinh ở khu
vực đồi núi vật liệu tường là lá (35,5%) và bê tông (25,8%). Nông hộ người Khmer vật
liệu làm tường nhà chủ yếu từ bê tông (40,0%), gạch (24,0%) và lá (22,0%). Bên cạnh
đó, số liệu khảo sát cho thấy phần lớn nông hộ có mái nhà được làm từ tôn. Ngoài tôn
các hộ còn sử dụng một số vật liệu như bê tông, ngói, và lá. Do đặc điểm của các hộ
người Kinh ở vùng đồng bằng thường sống gần kênh rạch nên sàn nhà thường làm bằng
ván (63,0%) và số ít nông hộ làm sàn từ gạch men, gạch tàu, xi măng, đất. Vật liệu làm
sàn nhà của người Khmer thường bằng đất (34,0%) gạch men (26,0%) gạch tàu
(20,0%).
Bảng 1: Đặc điểm về nhà ở của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Đặc điểm nhà ở Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) Tổng (135)
Tường
Bê tông 3,7 25,8 40,0 22,2
Gạch 5,6 12,9 24,0 14,1
Ván 48,1 12,9 4,0 23,7
Tôn 25,9 6,5 6,0 14,0
Lá 16,7 35,5 22,0 23,0
Tre 0,0 6,5 4,0 3,0
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Mái
Bê tông 3,7 3,2 2,0 3,0
Ngói 5,6 6,5 26,0 13,3
Tôn 88,9 77,4 68,0 78,5
Lá 1,9 12,9 4,0 5,2
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Sàn nhà
Gạch men 11,1 12,9 26,0 17,0
Xi măng 9,3 48,4 20,0 22,2
Gạch tàu 11,1 9,7 20,0 14,1
Ván 63,0 6,0 0,0 25,2
Đất 5,6 29,0 34,0 21,5
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Số trong ngoặc là mẫu
12
1.2. Đặc điểm nông hộ
Tuổi của các chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu có sự biến động lớn (25-80 tuổi),
chủ yếu tập trung ở độ tuổi từ 31-60 tuổi (79,3%), và tuổi trung bình là 48,1 tuổi (Bảng
2). Độ tuổi trung bình của chủ hộ cũng có sự khác biệt giữa các nhóm. Nhóm chủ hộ
dân tộc Khmer có tuổi trung bình cao nhất (50,6), trong khi nhóm chủ hộ dân tộc Kinh ở
khu vực đồng bằng có tuổi trung bình thấp nhất (45,0) (pc 1). Điều này cho thấy, tuổi
trung bình của các chủ hộ đều đang ở tuổi trung niên, trải qua nhiều năm trong hoạt
động sản xuất nông nghiệp, nên họ đã có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật quản lý
và sản xuât nông nghiệp cho nông hộ.
Số người bình quân.hộ-1 trên địa bàn nghiên cứu là 4,8 người.hộ-1. Ở Khu vực
đồi núi số người bình quân.hộ-1 cao hơn so với khu vực đồng bằng (Bảng 2). Số nông
hộ Khmer có từ 5-6 người chiếm tỷ lệ cao nhất (54,0%) và nhóm dân tộc Kinh ở khu
vực đồng bằng chiếm tỷ lệ thấp nhất (42,6%) (pc 1). Điều này cho thấy, số người bình
quân.hộ-1 trên địa bàn nghiên cứu đang ở mức cao so với quy mô hộ gia đình ở An
Giang (4,5 người.hộ-1) và của ĐBSCL (4,3 người.hộ-1) (Tổng cục thống kê, 2008).
Lao động chính trong nghiên cứu này được quy định là những người thường
xuyên tham gia vào sản xuất, kể cả trong hay ngoài độ tuổi lao động theo quy định của
nhà nước. Với quy định này, số lao động chính của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu
biến động từ 1 đến 4 lao động.hộ-1, trung bình 2 lao động.hộ-1. Như vây, trung bình 2
lao động phải nuôi 3 người. Điều này cho thấy, nếu xét về mặt nhân khẩu thì gánh nặng
kinh tế của lao động trong hộ là khá lớn.
Bảng 2: Các đặc điểm của nông hộ
Đồng bằng Đồi núi
Đặc điểm của nông hộ Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Tuổi trung bình của chủ hộ 45,0 49,7 50,6 48,1
Lao động chính (người.hộ-1) 1,9 2,2 2,3 2,1
Số người trung bình.hộ-1 4,5 4,9 5,0 4,8
Số trong ngoặc là mẫu
Bảng 3 cho thấy, tổng quan trình độ học vấn có sự khác biệt giữa các nhóm. Tỷ
lệ chủ hộ mù chữ ở nhóm dân tộc Khmer cao (52,0%), và nhóm chủ hộ dân tộc Kinh ở
khu vực đồng bằng chiếm tỷ lệ thấp (9,3%), gần một nửa chủ hộ trên địa bàn nghiên
cứu chỉ đạt trình độ cấp 1, rất ít người học đến cấp 3 (2,9%). Giữa hai nhóm dân tộc
Kinh ở 2 khu vực, trình độ học vấn của nhóm dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng cao
hơn. Qua đây cho thấy rằng, trình độ học vấn của các chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu là
rất thấp. Các chủ hộ Khmer nhiều người không biết chữ Khmer lẫn tiếng Việt, điều này
tạo nên sự hạn chế trong tính toán và tiếp thu những kỹ thuật sản xuất. Trong thực tế,
trình độ học vấn của chủ hộ nhiều khi có tính quyết định rất cao đến hoạt động sản xuất
và sinh hoạt của nông hộ. Theo Nhóm hành động chống đói nghèo (2004), trình độ học
vấn của các bậc cha mẹ thấp thường không nhận thấy được tầm quan trọng và lợi ích
của giáo dục, từ đó chưa tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường và học tập ở cấp
cao hơn.
13
Bảng 3: Trình độ học vấn của chủ hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Trình độ học vấn Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Mù chữ 9,3 16,1 52,0 26,7
Cấp 1 59,3 51,6 26,0 45,2
Cấp 2 27,8 25,8 22,0 25,2
Cấp 3 3,7 6,5 0,0 2,9
Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0
Số trong ngoặc là mẫu
1.3. Diện tích đất canh tác
Đất đai là nhân tố cơ bản để sản xuất các đầu ra trong nông nghiệp. Việt Nam
với hơn 75% dân số sống ở khu vực nông thôn, chính vì vậy đất đai và các chính sách
liên quan đến đất đai có tác động trực tiếp đến đời sống của người dân (Marsh S.P, T.G.
MauAulay và Phạm Văn Hùng, 2007). Theo Võ Quang Minh (2007), đất đai ở huyện
Tri Tôn được hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi tạo nhiều
nhóm đất khác nhau nên rất đa dạng về địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Vì
vậy, nông hộ sở hữu nhiều loại đất khác nhau như đất đồng bằng, đất co bưng, đất ruộng
trên, đất núi và triền núi.
Kết quả điều tra (Bảng 4) cho thấy, quy mô đất ruộng của các nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu đa số canh tác trên diện tích từ 0,1 ha đến 1,0 ha (50,4%), có khoảng
12,8% hộ được khảo sát có diện tích lớn hơn 3,0 ha nhưng chỉ tập trung ở các hộ dân
tộc Kinh. Quy mô diện tích đất thay đổi giữa các nhóm dân tộc, nhóm nông hộ dân tộc
Khmer có quy mô đất trung bình nhỏ nhất (1,3 ha.hộ-1) với 85,7% hộ canh tác trên diện
tích nhỏ hơn 1,0 ha; tỷ lệ hộ có diện tích lớn hơn 3,0 ha rất ít (2,4%). Hai nhóm nông hộ
người Kinh ở hai khu vực đồi núi và đồng bằng sở hữu quy mô diện tích tương đối
giống nhau, diện tích trung bình mỗi hộ là 2,4 ha.
Bảng 4: Quy mô diện tích đất ruộng của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Quy mô đất ruộng Kinh (54) Kinh (29) Khmer (42)
Tổng
(125)
<= 1 ha 33,3 31,0 85,7 50,4
1.1 - 2 ha 31,5 31,0 7,1 23,2
2.1 - 3 ha 16,7 20,7 4,8 13,6
> 3 ha 18,5 17,3 2,4 12,8
Trung bình.hộ-1 (ha) 2,4 2,4 1,3 2,0
Số trong ngoặc là mẫu
Đối với những hộ sống ở khu vực đồi núi họ còn sở hữu diện tích đất ruộng trên
và đất triền núi. Kết quả khảo sát cho thấy, nông hộ Kinh sở hữu bình quân 1,62 ha.hộ-1
đất đồi núi. Diện tích này chủ yếu trồng các loại cây ăn trái (xoài, chuối), cây công
nghiệp (điều và tầm vông). Diện tích đất ruộng trên của các hộ Khmer bình quân là 1,27
ha.hộ-1, chủ yếu được trồng lúa, và các loại màu công nghiệp như đậu xanh, đậu phộng.
14
1.4. Tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ
Theo số liệu ở Bảng 5, phần lớn nông hộ có các loại phương tiện sinh hoạt thông
dụng, như 74,8% hộ có ti vi, 74,8% hộ có xe máy, 85,2% hộ có xe đạp. Một số phương
tiện còn chưa phổ biến như chỉ có 9,6% hộ có tủ lạnh và 25,2% hộ có điện thoại. Kết
quả cũng cho thấy, có sự chênh lệch giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Khmer, tỷ lệ nông
hộ Khmer sở hữu các loại phương tiện sinh hoạt thấp hơn nông hộ Kinh.
Bảng 5: Phương tiện phục vụ sinh hoạt của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Phương tiện sinh hoạt Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Ti vi 85,2 90,3 54,0 74,8
Video 61,1 54,8 44,0 53,3
Radio 55,6 25,8 46,0 45,2
Xe máy 77,8 90,3 62,0 74,8
Xe đạp 79,6 80,6 94,0 85,2
Tủ lạnh 14,8 12,9 2,0 9,6
Điện thoại 38,9 22,6 12,0 25,2
Số trong ngoặc là mẫu
Bảng 6 cho thấy, phương tiện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các nông
hộ trên địa bàn chủ yếu là các phương tiện có giá trị thấp như bình xịt. Số hộ có các
phương tiện giá trị lớn chiếm rất ít như máy suốt lúa (3,7%),và máy xới đất (5,2%). So
với khu vực đồi núi, tỷ lệ nông hộ ở khu vực đồng bằng có các phương tiện phục vụ cho
sản xuất có giá trị lớn chiếm cao hơn trừ máy suốt (Bảng 6).
Bảng 6: Phương tiện phục vụ sản xuất của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Phương tiện sản xuất Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Xuồng máy 77,8 3,2 2,0 32,6
Ghe máy 18,5 0,0 2,0 8,1
Máy suốt 1,9 3,2 6,0 3,7
Máy xới 7,4 6,5 2,0 5,2
Máy bơm nước 31,5 6,5 8,0 17,0
Bình xịt 100,0 100,0 100,0 100,0
Sân phơi 63,0 32,3 20,0 40,0
Kho trử lúa 22,2 9,7 10,0 14,8
Số trong ngoặc là mẫu
1.5. Hiện trạng thu nhập và cơ cấu thu nhập của nông hộ
1.5.1. Nguồn thu nhập của nông hộ
Qua số liệu điều tra (Bảng 7) cho thấy, thu nhập của các nông hộ trên địa bàn
nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong các hoạt động nông nghiệp hiện nay, lúa
vẫn là cây trồng quan trọng nhất với 98,5% nông hộ có nguồn thu nhập từ lúa, chăn
nuôi (37,0%), cây ăn trái (27,4%), và cây màu (21,5%). Bên cạnh những nguồn thu
nhập chính từ hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tìm kiếm thêm nguồn thu từ các hoạt
15
động phi nông nghiệp. Trong số hoạt động phi nông nghiệp, thu nhập từ buôn bán
chiếm 25,2%, hưởng lương nhà nước (12,6%) và làm thuê phi nông nghiệp (11,1%).
Nguồn thu nhập của nông hộ cũng khác nhau giữa hai khu vực và các nhóm dân
tộc. Nguồn thu nhập từ trồng trọt của nông hộ ở khu vực đồng bằng chủ yếu từ lúa
(100,0%). Đối với các nông hộ ở khu vực đồi núi có thêm các nguồn thu nhập từ trồng
màu (đậu xanh, đậu phọng), cây ăn trái (xoài), cây công nghiệp (điều, tầm vong).
Ngược lại, các nông hộ ở vùng đồng bằng có thêm thu nhập từ mùa lũ (giăng câu, lưới,
chở đất).
Nhóm nông hộ người Khmer có nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp
chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm nông hộ người Kinh. Điều này do quy mô đất canh tác nhỏ và
thu nhập từ các sản phẩm nông nghiệp không cao nên các nông hộ phải tìm kiếm thêm
các nguồn thu nhập khác, từ buôn bán (30,0%), hưởng lương nhà nước (18,0%), làm
thuê phi nông nghiệp (16,0%).
Bảng 7: Các nguồn thu nhập của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Các nguồn thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Lúa 100,0 93,5 100,0 98,5
Màu 0,0 19,4 46,0 21,5
Cây ăn trái 0,0 74,2 28,0 27,4
Cây công nghiệp 0,0 48,4 12,0 15,6
Chăn nuôi 20,4 19,4 66,0 37,0
Buôn bán 25,9 16,1 30,0 25,2
Làm thuê nông nghiệp 29,6 12,9 8,0 17,8
Làm thuê phi nông nghiệp 11,1 3,2 16,0 11,1
Hưởng lương nhà nước 11,1 6,5 18,0 12,6
Mùa lũ 33,3 0,0 0,0 13,3
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.2. Thu nhập bình quân và mức độ chênh lệch về thu nhập của nông hộ
Bảng 8 cho thấy, thu nhập bình quân.hộ-1.năm-1 ở địa bàn nghiên cứu là 36,3
triệu đồng. Trong các nhóm nông hộ, nhóm dân tộc Kinh ở khu vực đồng bằng có mức
thu nhập bình quân trên hộ cao nhất (47,2 triệu đồng.năm-1) và thấp nhất là nhóm dân
tộc Khmer ở khu vực đồi núi (20,3 triệu đồng.năm-1). Kết quả cũng cho thấy, khoảng
cách thu nhập giữa các nông hộ có thu nhập lớn nhất và thấp nhất là (7,0 lần). Trong đó,
khu vực đồng bằng nơi có thu nhập bình quân.hộ-1 cao nhất nhưng cũng là nơi có sự
chênh lệch về thu nhập giữa các hộ lớn nhất (8,2 lần), nhóm hộ Khmer có sự chênh lệch
thu nhập thấp nhất, (4,7 lần).
16
Bảng 8: Thu nhập bình quân và mực độ chênh lệch thu nhập của nông hộ
Đơn vị: Triệu đồng.năm-1.hộ-1
Đồng bằng Đồi núi
Thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) Tổng (135)
Nhỏ nhất 9,6 9,1 7,1 7,1
Lớn nhất 135,3 70,1 48,1 135,3
Bình quân 47,2 33,7 20,3 36,3
Lớn nhất/nhỏ nhất (lần) 8,2 5,4 4,7 7,0
Độ lệch chuẩn 34,5 19,2 11,3 28,7
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.3. Quan điểm về thay đổi thu nhập của nông hộ
1.5.3.1. Quan điểm về nâng cao thu nhập của nông hộ
Với số lượng lớn các nông hộ cho rằng mức sống của họ được cải thiện trong
thời gian qua, một câu hỏi rõ ràng được đặt ra: đâu là những yếu tố chính đằng sau
những cải thiện này? Chúng tôi đã đề nghị các nông hộ nêu tên 3 yếu tố mà họ cho là
quan trọng trong việc góp phần làm thay đổi thu nhập. Bảng câu hỏi điều tra đưa ra 9
câu trả lời được mã hóa sẵn, nhưng những người được phỏng vấn cũng được phép đưa
ra câu trả lời khác. Trong số những nông hộ cho rằng mức sống được cải thiện, có
54,0% số người được phỏng vấn chính là do năng suất cây trồng được tăng lên (Bảng
9). Thực tế cho thấy, năng suất lúa đã tăng từ 4,3 tấn/ha (2002) lên 5,1 tấn/ha (2006)
(Phòng Thống kê huyện Tri Tôn, 2007). Điều này cũng đúng với nhận định của Minot
and Goletti (2000), một trong những nguyên nhân giảm nghèo ở Việt Nam là do tăng
năng suất lúa và các cây trồng khác. Ngoài ra, 34,5% nói rằng thu nhập của nông hộ
tăng lên nhờ tăng diện tích đất canh tác. Các nguyên nhân khác ít phổ biến hơn bao gồm
tăng thu nhập từ phi nông nghiệp và trình độ canh tác cao hơn trước (28,3%), đa dạng
cây trồng (27,4%), tăng thu nhập từ chăn nuôi (19,5%), kiếm được nhiều việc làm hơn
trước (14,2%), tăng thu nhập từ mùa lũ và giá lúa cao (6,2%) (Bảng 9).
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa các câu trả lời của hai nhóm nông hộ sống ở
đồng bằng và đồi núi, và giữa hai nhóm dân tộc Kinh và Khmer. Ở khu vực đồng bằng,
3 yếu tố quan trọng để cải thiện mức sống là tăng năng suất cây trồng (76,7%), tăng
diện tích đất canh tác (42,6%) và tăng thu nhập từ phi nông nghiệp (27,7%). Thực tế
cho thấy, hoạt động nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa 2 vụ (Đông Xuân và Hè Thu),
và chịu sự ngập lũ từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm nên đồng ruộng được bồi đắp phù
sa. Mặt khác, người nông dân đã có những áp dụng mới trong kỹ thuật sản xuất như
thay đổi giống lúa, sạ hàng, áp dụng IPM nên năng suất lúa ngày một tăng. Từ đó họ
tích lũy được nhiều hơn và mua thêm đất sản xuất. Đối với nhóm nông hộ người Kinh ở
khu vực đồi núi 3 yếu tố đóng góp quan trọng nhất để cải thiện mức sống là đa dạng cây
trồng (61,5%), tăng năng suất cây trồng (57,7%) và trình độ canh tác cao hơn trước
(42,3%). Ở đây, nông hộ ngoài sở hữu một phần diện tích ruộng sản xuất lúa 2 vụ, họ
còn sở hữu thêm phần diện tích đất đồi núi. Phần diện tích này được trồng chủ yếu là
cây ăn trái (xoài), các cây công nghiệp (điều, tầm vông) xen dưới là các loại hoa màu.
Vì vậy, ngoài lúa, nguồn thu từ các cây trồng trên cũng đã đóng góp đáng kể vào tổng
thu nhập của hộ.
Phần lớn nông hộ Khmer phải canh tác trên diện tích đất ruộng nhỏ (<1ha) và
đất ruộng trên phụ thuộc nhiều vào nước mưa, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả canh
tác và thu nhập. Vì vậy, đối với nhóm hộ này, việc tăng thu nhập nhờ vào các hoạt động
17
phi nông nghiệp (40,0%) như buôn bán, hưởng lương nhà nước, làm thuê phi nông
nghiệp được cho là một yếu tố quan trọng cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, lúa là cây
trồng chính, nông hộ cũng trồng cây ăn trái, cây công nghiệp, và trồng thêm đậu xanh,
đậu phộng ở ruộng trên. Mặt khác, trong những năm gần đây, các chương trình khuyến
nông cũng đã tập trung hỗ trợ nhiều về kỹ thuật canh tác cho các hộ Khmer. Vì vậy, đa
dạng cây trồng (37,5%), và trình độ canh tác cao hơn trước (32,5%) cũng được cho là
một trong những yếu tố cải thiện thu nhập.
Bảng 9: Những yếu tố góp phần nâng cao thu nhập của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi
Yếu tố nâng cao thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Đa dạng cây trồng 0,0 61,5 37,5 27,4
Tăng diện tích đất canh tác 42,6 34,6 25,0 34,5
Tăng năng suất cây trồng 76,6 57,7 25,0 54,0
Tăng thu nhập từ chăn nuôi 19,1 7,7 27,5 19,5
Kiếm được nhiều việc làm hơn 8,5 3,8 27,5 14,2
Tăng thu nhập từ phi nông nghiêp 27,7 11,5 40,0 28,3
Trình độ canh tác cao hơn 17,0 42,3 32,5 28,3
Tăng thu nhập từ mùa lũ 12,8 3,8 0,0 6,2
Giá lúa cao 12,8 0,0 2,5 6,2
Ghi chú: người trả lời phỏng vấn đưa ra nhiều câu trả lời
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.3.2 Quan điểm về khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ
Bảng 10 cho thấy, có nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong việc nâng cao thu
nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu, trong đó, yếu tố được nhiều nông hộ cho
rằng quan trọng nhất là giá vật tư nông nghiệp cao (78,1%). Theo Nam Nguyên (2008),
trong cơ cấu giá thành sản xuất lúa, chi phí phân bón vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có
xu hướng tăng trong những năm gần đây, tại An Giang năm 2007 ở mức thấp hơn
nhưng vẫn chiếm khoảng 37,2%.
Yếu tố khó khăn tiếp theo là giá sản phẩm bấp bênh (42,1%) kết quả điều tra cho
thấy giá lúa trên địa bàn nghiên cứu có sự dao động khá lớn vụ Đông Xuân từ 1.700 –
3.500 đồng/kg, vụ Hè Thu từ 1.600 – 2.800 đồng/kg. Theo Nguyễn Sinh Cúc (2003)
ĐBSCL là vùng thuần nông nghiệp vì vậy khi giá nông sản giảm, nông dân ở vùng này
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Võ Tòng Xuân (2008) cho rằng, hiện nay người nông dân
tiêu thụ sản phẩm thường thông qua thương lái là chính, sự liên kết giữa nông dân
(người sản xuất nguyên liệu) và doanh nghiệp (người đưa ra thị trường) đang rất thiếu,
lực lượng thương lái tư nhân thao túng từ xã đến cấp tỉnh. Vì vậy, người nông dân
thường bị ép giá và thua thiệt trong tiêu thụ sản phẩm.
Yếu tố thứ ba gây nên khó khăn trong nâng cao thu nhập theo các nông hộ là
thiếu vốn sản xuất (28,9%). Điều này đúng với nhận định của Võ Tòng Xuân (2008)
cho rằng, một trong những nguyên nhân làm cho lợi tức của người nông dân tăng chậm
là không đủ tài chính để đầu tư cho sản xuất. Đây là một trở ngại khá phổ biến với hầu
hết nông hộ ở nông thôn. Những nông hộ vay được vốn, chỉ vừa đủ để sản xuất và phải
trả nợ ngay sau thu hoạch. Vì thế người nông dân khó có điều kiện tiết kiệm tích lũy.
18
Các yếu tố khó khăn trong việc nâng cao thu nhập cũng có sự khác biệt giữa hai
nhóm nông hộ sống ở khu vực đồng bằng và đồi núi và giữa hai nhóm Kinh và Khmer.
Đối với nhóm nông hộ người Kinh ở khu vực đồi núi 3 yếu tố gây khó khăn trong việc
nâng cao thu nhập là giá vật tư nông nghiệp cao (75,0%), giá sản phẩm bấp bênh
(50,0%) và do thời tiết (20,0%). Trong khi đó đối với nông hộ người Kinh ở khu vực
đồng bằng là giá vật tư nông nghiệp cao (97,9%), giá sản phẩm bấp bênh (60,0%) và
thiếu vốn (36,2%). Đối với nhóm nông hộ người Khmer các yếu tố gây khó khăn trong
việc nâng cao thu nhập là giá vật tư nông nghiệp cao (59,6%), thời tiết, diện tích đất
canh tác ít, và thiếu vốn (31,9%). Có thể thấy, giá vật tư nông nghiệp là yếu tố chung
tác động lớn nhất đến các nhóm ở hai khu vực đồi núi và đồng bằng. Trong khi đó, theo
Bùi Đạt Trâm (2007), do Tri Tôn có địa hình núi cao, dốc, bị chia cắt thành từng khối,
thảm phủ rừng thưa, với hệ thống khe suối có lòng dẫn ngắn, dốc, diện tích lưu vực nhỏ,
nên tốc độ dòng chảy lũ nhanh, khả năng tạo dòng chảy ngầm trong mùa lũ bổ sung
nước cho mùa kiệt là rất ít, tình trạng thiếu nước dùng trong sinh hoạt và sản xuất trong
mùa khô diễn ra ở mức nghiêm trọng. Hơn nữa, do chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa
Đông Bắc và Tây Nam kết hợp với địa hình đồi núi, hạn khí tượng ở Tri Tôn là nặng nề
hơn các khu vực khác của tỉnh An Giang. Nơi đây hạn xảy ra không chỉ ở trong mùa
khô mà ngay cả trong mùa mưa. Phần lớn nông hộ người Khmer đều có sở hữu đất
ruộng trên. Vì vậy, yếu tố về thời tiết (thiếu nước) cũng là một trong những nguyên
nhân gây khó khăn không kém phần quan trọng ảnh hưởng lớn đến những nhóm hộ
sống ở khu vực đồi núi, đặc biệt là hộ Khmer bởi vì phần lớn những nông hộ này đều
canh tác ở đất ruộng trên.
Bảng 10: Những khó khăn trong nâng cao thu nhập của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi Khó khăn trong nâng cao
thu nhập Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50)
Tổng
(135)
Thiếu vốn 36,2 5,0 31,9 28,9
Diện tích đất canh tác ít 25,5 15,0 31,9 26,3
Thiếu việc làm 6,4 10,0 2,1 5,3
Ngành nghề chưa phát triển 2,1 0,0 4,3 2,6
Giá vật tư nông nghiệp cao 97,9 75,0 59,6 78,1
Giá sản phẩm bấp bênh 60,0 50,0 14,9 42,1
Dịch vụ khuyến nông chưa tốt 2,1 0,0 0,0 0,9
Trình độ canh tác thấp 0,0 10,0 17,0 8,8
Đông con 10,6 10,0 12,8 11,4
Thời tiết 2,1 20,0 31,9 17,5
Ghi chú: người trả lời phỏng vấn đưa ra nhiều câu trả lời
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.4. Khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật, thị trường, vốn của nông hộ
1.5.4.1. Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp và quản lý sản xuất của nông hộ
Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam phải đương đầu với sự cạnh
tranh của nền kinh tế thị trường và hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Ngoài những yếu
tố đầu vào quan trọng của sản xuất như giống, phân, thuốc, trang bị cơ giới và vốn, kiến
thức nông nghiệp đã trở nên yếu tố quan trọng giúp nông dân thành công trong hoạt
động sản xuất (Đinh Phi Hổ, 2003). Bảng 11 cho thấy, những hiểu biết về kỹ thuật quản
lý sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu từ kinh
19
nghiệm (100,0%). Kết quả trên cùng quan điểm với Võ Tòng Xuân (2008) cho rằng,
người nông dân áp dụng kỹ thuật sản xuất không đồng đều, mỗi người thường tự làm
theo kinh nghiệm không theo khuyến cáo kỹ thuật một cách triệt để, làm sâu bệnh dễ
xâm nhập từ đó phải sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, đẩy
giá thành sản xuất lên cao và làm giảm chất lượng sản phẩm.
Những kênh thông tin về sản xuất nông nghiệp được nông hộ tiếp cận nhiều là
tìm hiểu qua bạn bè, người thân (69,6%), từ tổ chức khuyến nông (65,9%), và từ xem ti
vi, nghe đài (53,5%). Nông hộ tìm hiểu kỹ thuật quản lý sản xuất nông nghiệp từ sách,
báo là rất thấp (1,5%), một phần nguyên nhân là do trình độ học vấn thấp nên khả năng
hiểu biết qua sách, báo khó khăn hơn. Đặc biệt, đối với các hộ người Khmer, tỷ lệ chủ
hộ mù chữ và chỉ học đến cấp 1 là rất cao, vì vậy, hầu như không có hộ nào tìm hiểu kỹ
thuật qua đọc sách báo. Mặt khác, các loại sách, báo về kỹ thuật nông nghiệp hiện nay
cũng chưa được phổ biến nhiều đối với người nông dân, chủ yếu chỉ được cung cấp
định kỳ cho cơ quan ở các xã, hay nói cách khác, cơ hội để người dân tiếp cận kiến thức
nông nghiệp qua sách báo rất thấp.
Bảng 11: Hiểu biết về kỹ thuật nông nghiệp, quản lý sản xuất của nông hộ
Đơn vị: phần trăm
Đồng bằng Đồi núi Hiểu biết kỹ thuật,
quản lý sản xuất Kinh (54) Kinh (31) Khmer (50) Tổng (135)
Kinh nghiệm 100,0 100,0 100,0 100,0
Tổ chức khuyến nông 74,1 67,7 56,0 65,9
Đọc sách, báo 1,9 3,2 0,0 1,5
Xem ti vi, nghe đài 83,3 54,8 20,0 53,3
Bạn bè 81,5 77,4 52,0 69,6
Số trong ngoặc là mẫu
1.5.4.2. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm của nông hộ
Theo kết quả nghiên cứu từ Bộ NN & PTNT, hiện nay trên 80,0% hộ sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam thường có thói quen bán hàng cho thương lái và chịu sự chi
phối trực tiếp của thương lái về giá cả (tình trạng phổ biến là bị thương lái ép giá). Chỉ
có chưa đầy 10% hộ tiêu thụ thông qua hình thức hợp tác xã và khoảng 8,0% hộ mang
sản phẩm của mình bán tại các chợ địa phương (Báo Sài Gòn Giải Phóng, 2008). Kết
quả khảo sát (Bảng 12) cũng cho thấy rằng, khó khăn lớn nhất trong việc tiêu thụ sản
phẩm của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu hiện nay là bị thương lái ép giá (37,8%),
điều này tác động nhiều đến thu nhập của hộ nông dân vì các sản phẩm nông nghiệp
được xem là nguồn thu chính của hộ. Theo Hồ Thị Minh Hợp (2007) cho rằng, những
người nông dân sẽ gặp thiệt thòi hơn khi thương lái vừa là người mua vừa là người cung
cấp thông tin giá cả. Bên cạnh khó khăn trên người nông dân còn phải đối mặt với việc
thiếu phương tiện vận chuyển (11,1%), sản phẩm chất lượng thấp (10,4%) và không biết
nơi tiêu thụ (8,1%).
Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nông hộ
và giữa hai khu vực. Ở khu vực đồi núi, tỷ lệ nông hộ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản
phẩm cao hơn ở khu vực đồng bằng, đặc biệt đối với nhóm hộ người Khmer (Bảng 9).
Nguyên nhân do địa hình đồi núi, hệ thống kênh rạch, các tuyến đường giao thông chưa
thuận lợi nên việc vận chuyển hàng hóa còn khó khăn, làm tăng chi phí tiêu thụ. Bên
cạnh đó, một số nông dân chưa quan tâm nhiều đến việc bảo quản sản phẩm sau thu
20
hoạch dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp. Hồ Thị Minh._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7700.pdf