Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ma tuý trong trẻ em Hà Nội

Đề tài: Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ma tuý trong trẻ em Hà Nội 1. Lý do chọn đề tàI Hiện nay, trên thế giới ma tuý đang là một vấn đề mang tính toàn cầu, một hiểm hoạ song hành với đại dịch HIV/ AIDS. Ma tuý tàn phá nhân cách con người, làm đảo lộn trật tự tôn ti xã hội và gia đình,làm suy kiệt giống nòi của từng quốc gia dân tộc và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế và của tiến trình hoàn thiện con người. Việt Nam là một nước đang trong quá trình hội nhập mở cửa với th

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ma tuý trong trẻ em Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới ; bên cạnh những mặt tích cực của quá trình hội nhập thì ma tuý đang là một trong những mặt tiêu cực của quá trình này. Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đaị hoá đất nước của Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn trong đó có vấn đề buôn bán và sử dụng ma tuý. Thủ đô Hà Nội là một trung tâm kinh tế- văn hoá - chính trị của cả nước. ở đây, tốc độ đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng và cùng với quá trình đô thị hoá là những mặt tráI cuả nó trong đó có tệ nạn ma tuý. Hà Nội có thể được xem như mảnh đất màu mỡ cho tệ nạn ma tuý phát triển vì những đIều kiện thuận lợi của nó mà sự quản lý từ phía gia đình và xã hội không thể nào kiểm soát được. Việc sử dụng ma tuý tại Hà Nội tập trung chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên- là nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đây thực sự là một hiện tượng tiêu cực của xã hội, cho nên nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút của trẻ em Hà Nội cũng xuất phát từ sự ảnh hưởng của những tiêu cực xã hội. trẻ em là đối tượng chúng ta cần uốn nắn về nhân cách. Do đó tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ở trẻ em là một việc làm thiết thực góp phần hoàn thiện nhân cách của tr. Việc xác định yếu tố nào là nguồn gốc phát sinh ra tệ nạn nghiện hút ma tuý là một vấn đề không đơn giản. Song mỗi ngành khoa học đều có cách tiếp cận riêng của mình về đối tượng nghiên cứu mà chúng ta đI sâu tìm hiểu. ở đề tàI này, vỡi đối tượng nghiên cứu là tầng lớp trẻ em ( hay còn gọi là nhóm tuổi vị thành niên ) cho nên việc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiện hút được xác định do sự tác động tiêu cực từ ba môi trường : gia đình, nhà trường và xã hội. Đó là những hướng giảI thích cơ bản nhằm vào quá trình xã hội hoá nhân cách của trẻ em . Nó chỉ cho ta thấy sự tác động của nhóm xã hội, thiết chế xã hội lên mỗi cá nhân dẫn đến hành vi nghiện hút của mỗi người. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong đIều kiện hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới làm cho các quốc gia gắn bó ràng buộc với nhau nhiều hơn. Chính đIều này là đIều kiện cho bọn tội phạm quốc tế và buôn lậu ma tuý hoành hành. Ma tuý có mặt khắp mọi nơI, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng lên miền núi. Đối tượng sử dụng ma tuý cũng không phân biệt giau nghèo, già trẻ, gáI trai đủ mọi lứa tuổi. Nguy cơ nghiện ma tuý ngày càng tăng lên. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới(WHO) hiện nay thế giới có khoảng 50 triệu người nghiện ma tuý, hàng năm sử dụng 3033 tấn thuốc phiện. Các nước có số người nghiện ma tuý cao là Mỹ, Pháp, Colômbia, Italia…Nguy hiểm hơn là ma tuý đã len lỏi trong các trường học, tới tầng lớp học sinh sinh viên, thanh thiếu niên… Trước thực trạng đó, thế giới đã vạch ra chương trình hành động cho các năm từ 1991- 2000 là “thập kỷ chống ma tuý ”. Liên hợp quốc đã thành lập Uỷ ban phòng chống tệ nạn ma tuý để tiến hành phònh chống và kiểm soát ma tuý trên toàn thế giới. ở Mỹ và Italia trong năm 1997 đã có công trình nghiên cứu về “Thực trạng sử dụng ma tuý của học sinh trung học” ở Anh, Mỹ… ở nước ta, ma tuý đã tồn tại rất lâu đời. Từ việc cây ma tuý chỉ là một vị thuốc thì dưới thời phong kiến nó đã là một thứ để tầng lớp quan laị, địa chủ giàu có hút chơi. Dưới thời Pháp thuộc, ma tuý được thực dân Pháp sử dụng như một thứ công cụ để nô dịch đân ta. Sau 1954, Miền Bắc dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã giảI quyết được căn bản tình hình nghiện hút ma tuý. nhưng ở miền Nam, dưới chế độ Ngô Đình Diệm việc mua bán và sử dụng ma tuý trở nên công khai, phổ biến hơn. Từ sau 1975 ước tính miền Nam có khoảng 170000 người nghiện ma tuý. Từ sau Đại hội Đảng lần VI(!)(&) với đường lối đổi mới của Đảng, nền kinh tế xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực nhưng bên cạnh đó cũng nỷ sinh hàng loatj các vấn đề xã hội cần phảI giảI quyết trong đ0ó nổi cộm lên là vấn đề buôn bán và sử dụng ma tuý. Theo số liệu của cục phòng chống tệ nạn xã hội thì số người nghiện hút ma tuý trong 2 năm 1996- 1997 của Hà Nội là 10000 người. Từ thực trạng trên, chíng phủ đã đề ra một loạt các biện pháp cụ thể như: Thành lập uỷ ban quốc gia về phòng chống và kiểm soát ma tuý; xây dựng dự thảo pháp luật về phòng chống và kiểm soát ma tuý ; sửa đổi luật hình sự đối với tội phạm ma tuý ; thành lập cục cảnh sát phòng chống ma tuý trực thuộc Bộ nội vụ…Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về ma tuý như: - Đề tàI :“Đánh giá tình hình lạm dụng ma tuý trong học sinh sinh viên Hà Nội. Một số đề xuất, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn ” của thành đoàn Hà Nội tiến hành năm 1997. - Đề tàI:“Thực trạng vấn đề nghiện hút ma tuý ở thành phố Hà Nội ” của Bộ lao động thương binh xã hội được tiến hành năm 1996. - Đề tàI:“Nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ma tuý trong trẻ em thành phố Hà Nội ”của viện nghiên cứu thanh niên, được tiến hành năm 1996. NgoàI ra, còn một sốm đề tàI khác như: “Sử dụng chất hướng thần và phục hôI chức năng tâm lý xã hội trong việc phòng táI nghiện ma tuý ”của Sở y tế Hà Nội , được tiến hành năm 1997. Đề tàI:“Phòng chống tệ nạn ma tuý ở thành phố Hà Nội - Thực trạng, giảI pháp và phương hướng đồng bộ” của Sở lao động thương binh và xã hội, được tiến hành năm 1997. Đề tài“Các giảI pháp phòng chống và kiểm soát việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển, sử dụng các chất ma tuý, tiêm chích các chất hóa học có liên quan đến việc tổng hợp các chất ma tuý trên địa bàn thủ đô Hà Nội ” của công an thành phố Hà Nội, được tiến hành năm 1997. Hiện nay trong các trường đại học, các hoạt động nghiên cứu khoa học đang được đẩy mạnh và cũng có nhiều đề tàI tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, thực trạng của việc buôn bán và sử dụng ma tuý. 3.Một số khái niệm liên quan 3.1. Khái niệm ma tuý Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về ma tuý : - Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa(1982): “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là một thực thể hoá học, hoặc là những thực thể hoá học, hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cáI đợc đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thờng, việc sử dụng những phẩm chất đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần của con ngời”. - “Ma tuý là tên gọi chung của các chất có tác dụng gây trạng tháI ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện” (Từ đIển Tiếng Việt - Nxb KHXH - 1994) 3.2. KháI niệm nghiện ma tuý - “Ngiện” là sự ham thích đến mức thành mắc thói quen, khó bỏ. “Nghiện ma tuý là trạng tháI nhiễm độc chu kì hay mãn tính do các chất ma tuý gây nên cho ngời sử dụng chúng, có nghĩa là lệ thuộc về mặt thể chất và tâm thần(tức là phảI tăng liều)” (Phan Quốc Kinh-“Các chất ma tuý ở Việt Nam”- Nxb CAND. 1995) Như vậy có thể hiểu: nghiện ma tuý là thói quen sử dụng ma tuý dẫn tới tình trạng lệ thuộc vào chúng, hậu quả của sự lệ thuộc đó là sự biến đổi về thể chất và tinh thần theo hớng tiêu cực do sự nhiễm độc từ các chất ma tuý, có hại cho cá nhân và cộng đồng. 3.3. KháI niệm trẻ em - ĐIều 1- chơng I, Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em :“trẻ em là công dân Việt Nam dới 16 tuổi” - Từ đIển xã hội học:“trẻ em là các lứa tuổi đang trởng thành còn gọi là thiếu nhi. Về dân số học, khi nghiên cứu về táI sản xuất dân c thờng lấy tuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trởng thành. Tuy ranh giới ấy quá thấp nhng tiện lợi cho việc tính các độ tuổi cách nhau 5 năm, trong nhóm này còn phân biệt các nhóm nhỏ hơn. Về xã hội học, đó là nhóm ở trong quá trình xã hội - Theo tổ chức y tế thế giới định nghĩa(1982): “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là một thực thể hoá học, hoặc là những thực thể hoá học, hoặc là những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cáI đợc đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thờng, việc sử dụng những phẩm chất đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và tinh thần của con ngời”. 4. Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi nghiện hút ma tuý trong trẻ em Hà Nội 4.1. Nguyên nhân từ phía gia đình ở tuổi ấu thơ, gia đình là môi trường xã hội hoá đầu tiên của con người. Những chuẩn mực văn hoá xã hội được đứa trẻ tiếp nhận trực tiếp đầu tiên từ phía gia đình thông qua bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Nhìn từ góc độ xã hội học thì “ gia đình là một nhóm xã hội gồm hai hay nhiều người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nhận con nuôI ; vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của họ, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội về táI sản xuất dân cư theo nghĩa thể xác và tinh thần”. Xuất phát từ hoàn cảnh sống của gia đình thì thấy một số trẻ bị rơi vào hoàn cảnh éo le, lớn lên trong một gia đình không đầy đủ ( gia đình khuyết cha, mẹ hoặc mồ côI cả cha lẫn mẹ ). Trong những hoàn cảnh đó, các em phảI sống với họ hàng thân thích hoặc với các tổ chức xã hội, các cộng đồng và cũng có một phần không nhỏ các em phảI sống lang thang. Như vậy là tr đã thiếu đI thứ tình cảm của cha mẹ mà bất cứ ai sinh ra cũng cần có nó. Mặt khác, tỷ lệ gia đình không mẫu mực cũng ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng xấu đến đạo đức của trẻ em . Một số hư hỏng mà các bậc cha mẹ thường mắc phảI là ngoại tình, nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, buôn bán bất chính, đối xử không tốt với cha mẹ. ĐIều này khiến trẻ em noi gương và học theo. Một loại gia đình khác đang có chiều hướng gia tăng cùng với quá trình đô thị hoá cũng là một nhân tố làm nảy sinh hành vi nghiện hút ở trẻ em . Đó là loại gia đình có bố(mẹ), anh chị em phạm pháp. Các thành viên của loại gia đình này thường không ý thức được vai trò của mình trong gia đình, họ thường coi nhẹ các giá trị đạo đức tinh thần và tu dưỡng rèn luyện nhân cách. Những hành vi xấu của các thành viên trong gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, tháI độ và hành vi của trẻ em trong gia đình. Một kết quả đIều tra cho thấy phần lớn ý kiến cho rằng cha mẹ nghiện hút, trộm cắp, cờ bạc, ngoại tình hoặc có những hành vi xấu xa thì có ảnh hưởng rất nhiều đến nhân cách đạo đức của con cái. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy có một quy luật lặp đI lặp lại là ở vùng nông thôn, trẻ em nghiện hút ít hơn ở thành phố, và ở những gia đình khá giả, giàu có con cáI lại nghiện hút nhiều hơn ở gia đình nghèo; trong nội thành nghiện hút nhiều hơn ngoại thành. Như vậy, có thể kết luận rằng ở chỗ được coi là văn minh hiện đại thì tệ nạn nghiện hút và buôn bán ma tuý ngày càng gia tăng. Ta có thể lý giảI về hoàn cảnh gia đình đã ảnh hưởng đến hiện tượng nghiện hút ma tuý ở trẻ em qua hai trường hợp: - Thứ nhất, những gia đình phẩm chất đạo đức của các thành viên không tốt ( lệch chuẩn ) cũng dẫn đến việc trẻ em nghiện ma tuý. - Thứ hai, những gia đình có đIều kiện khá giả về kinh tế bố mẹ thường có những suy nghĩ hết sức không khoa học rằng : chỉ cầng có nhiều tiền cho con cáI ăn học thoảI máI là đã làm tròn bổn phận của cha mẹ, chúng nó sẽ chăm ngoan và không khổ sở. Vì vậy các bậc cha mẹ thường mảI làm ăn kiếm tiền, không quan tâm đến việc giáo dục con cái. Để khẳng định mình trước bạn bè, trẻ thường thích thể hiện sự giàu có và muốn bạn bè phảI tôn sùng mình. Rồi để ra vẻ người lớn, chúng sa vào kiểu tiêu sài “chơI chội, chơI sang”và bị sa ngã vào cạm bẫy ma tuý lúc nào không hay. Trong các nguyên nhân từ phía gia đình thì gia đình không làh tròn chức năng quản lý, giáo dục con cáI là một nguyên nhân rất quan trọng. ở những gia đình này, trẻ em thường xuyên đI chơI buổi tối, thường xuyên la cà quán nước và thường hay xem phim bạo lực, phim tươI mát… Đây là một lỗ hổng trong việc quản lý con cáI của các gia đình, chúng có thể thoảI máI tự do làm theo ý thích trong khi những nhận thức chưa được hoàn thiện và trưởng thành. Trong khi đó một số bậc cha mẹ còn thiếu kiến thức khoa học, kiến thức pháp luật trong việc giáo dục con cái. ĐôI khi các bậc cha mẹ sử dụng không có chọn lọc các loại hình giảI trí phù hợp với lứa tuổi cuă con trẻ nên chúng dễ dàng nhiễm thói hư tật xấu từ phương tiện truyền thông đại chúng hoặc phương tiện giảI trí. Như vậy đã có sự sai lệch lớn xảy ra trong các gia đình trong việc quản lý và giáo dục con cái. Thay vì giáo dục con cáI một cách khoa học, họ đã nuông chiềug con cáI bằng vật chất, bằng tiền mặt. Có thể nói nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nạn nghiện hút ma tuý ở trẻ em là do sự thiếu hụt về tình cảm và sự quan tâm từ phía gia đình.Buông lỏng trong quản lý giáo dục con cáI từ phía gia đình sẽ sô đẩy trẻ em đến với ma tuý. Tuy nhiên nguyên nhân không phảI hoàn toàn từ phía gia đình mà chúng ta cần xem xét nó từ phía nhà trường. 4.2. Nguyên nhân từ phía nhà trường Nhà trường là môi trường xã hội hoá tiếp theo của trẻ em sau gia đình. Đây là một thiết chế xã hội hoá chính thức, là môi trường truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng và cung cách ứng xử trong giao tiếp xã hội. Nhà trường là nơI trẻ em tiếp cận với nền văn minh nhân loại, là nơI mở rộng tầm hiểu biết của mình để trưởng thành. Vậy mà việc giáo dục, tu dưỡng đạo đức trong nhà trường còn nhiều bất hợp lý và phiến diện, chất lượng giáo dục nhìn tổng thể dường như có phần giảm sút. Nhiều giáo viên đôI khi phảI lo kiếm sống hoặc do cơ chế thị trường đã coi nhẹ việc đầu tư cho chất lượng bàI giảng, coi nhẹ việc giáo dục đạo đức cho học sinh khiến cho những đIều bổ ích thu được từ nhà trường râts ít ỏi. ĐôI khi kỷ cương nhà trường không nghiêm, thầy cô có tháI độ phân biệt đối xử với học sinh làm cho các em dễ cảm thấy mình bị thất thế, hụt hẫng, không tìm được chỗ đứng trong môi trường học tập quá nặng nề về kiến thức trừu tượng, không có chỗ cho vă nghệ, thể thao, máy móc công nghệ không giúp cho thanh thiếu niên hợp tác vui vẻ hơn với nhau ; tráI lại lấy việc hơn thua làm cứu cánh. Tình trạng bỏ học do mâu thuẫn với giáo viên, do học tập quá vất vả đã làm cho trẻ em bị cô lập, rơI vào trạng tháI thu mình, ích kỷ và trầm uất. Theo nhà xã hội học Mỹ R.E.Part :“Người ta sinh ra không phảI đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”. Vì vậy vai trò giáo dục của gia đình và nhà trường là hết sức quan trọng. Khi trẻ em bị hụt hẫng về tình cảm gia đình, thất thế ở nhà trường; trẻ bỏ học đI la cà đường phố- một môi trường hết sức phong phú và đầy rẫy những cám dỗ, trẻ em không chịu được những hụt hẫng, ấm ức, không tự kìm chế được đòi hỏi, thiếu thốn sự quan tâm chăm sóc thì dễ dàng tìm đến sự giảI toả ấm ức bằng cách thông qua một hành vi bạo lực hoặc nhờ vào ma tuý. Như vậy, nhân tố tác động tiêu cực từ phía gia đình và nhà trường là những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn ma tuý ở trẻ em . Tuy nhiên chúng ta cần kể đến một môi trường nữa cũng là nguyên nhân khiến trẻ em rơI vào cạm bẫy ma tuý, đó là nguyên nhân từ phía xã hội. 4.3. Nguyên nhân từ phía xã hội Nói về tầm quan trọng của môi trường xã hội như là môi trường xã hội hoá thứ ba sau gia đình và nhà trường, nhà xã hội học Pháp Sabran đã khẳng định “Xã hội như một con tàu, cá nhân phảI bước lên con tàu xã hội mới trở thành con người xã hội, nếu không phảI đứng mãI ở bến tàu”. Xã hội tạo nên tính cách con người, nó chứa đựng nhiều đIều mới lạ, là môi trường áp dụng kiến thức học được từ gia đình và nhà trường. Tuy nhiên xã hôI cũng chứa đựng không ít sự xấu xa, nguy hiểm, cám dỗ đối với trẻ em . Xã hội trước đây cũng như hiện nay vẫn đang tồn tại chất ma tuý. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng chính xã hội rộng lớn đã cung cấp ma tuý cho các em, nếu không có sự lưu thông và tồn tại thuốc phiện, làm mọc ra ra các tụ đIểm chích hút ma tuý thì chắc chắn sẽ không có nhiều người nghiện ma tuý đến như vậy. Công tác quản lý xã hội đối với ma tuý hiện nay ở Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả dự báo của công an thành phố Hà Nội thì trong htành phố hiện nay có khoảng trên500 đIểm bán lẻ hểôinvà tiêm chích ma tuý đang hoạt động lén lút. Cùng với nó là 4 tuyến trọng đIểm buôn bán vận chuyển ma tuý : Tuyến Hà Nội - Tây Bắc, Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An - ninh Bình - Hà Nam - Hà Nội và tuyến Hà Nội - Biên giới Việt - Trung. Việc buôn bán vận chuyển ma tuý diễn ra hết sức tinh vi và khôn khéo trong khi đó công an chỉ truy quét theo kiểu chiến dịch nên ma tuý vẫn tồn tại đầy rẫy trên thị trường và việc mua bán dễ như mua thuoóc lá. Chính sách xã hội và hệ thống pháp luật của chúng ta chưa hoàn thiện, các quy định về đấu tranh và phòng chống tệ nạn ma tuý về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Vì vậy trong khâu quản lý các chất ma tuý có nhiều sơ hở, công tác xử lý theo pháp luật các chủ chứa, môI giới hút hít ma tuý chưa thật nghiêm khắc. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá làm cho sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc, khoảng cách giàu- nghèo tăng lên, đạo đức xã hội xuống cấp, lệch lạc xã hội gia tăng, sự lan tràn của văn hoá phẩm độc hại… đã trở thành các nguy cơ của việc trẻ em nghiện hút ở Hà Nội. Ngoài các nguyên nhân trên thì nguyên nhân từ nhóm bạn bè cũng là một nguyên nhân quan trọng đưa trẻ em vào con đường nghiện ngập. Tục ngữ có câu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. trẻ em hàng ngày ngoài thời gian ở trường, thời gian còn lại chúng tìm đến những nhóm bạn bè không chính thức trong đó có nhóm bạn xấu, trẻ rất dễ hoà nhập bởi ở đó các thành viên đều được sống theo ý thích riêng của mình. Và do đó trẻ rất dễ tiếp thu những cái xấu hơn là những cái đẹp, cái hay… Và những băng nhóm tội phạm thì cũng hình thành từ đây. Việc tạo dựng một sân chơI bổ ích và lành mạnh cho trẻ là một việc làm không đơn giản. Trong xã hội, bên cạnh số đông đã thoả mãn với những gì đã có thì còn một số ít vẫn muốn thú vui khác người mang tính ly kì, mạo hiểm. Đó là điều mà bất cứ xã hội nào cũng phải chấp nhận. Nói tóm lại: gia đình, nhà trường và xã hội là những môi trườngxã hội hoá tiêu biểu cho cuộc đời mỗi cá nhân. Với trẻ em , ba môi trường này có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc khi mà trẻ em chưa thể có đủ trí khôn và kinh nghiệm để đối mặt với những cạm bẫy của cuộc đời. 5. Kết luận và kiến nghị Tệ nạn ma tuý có thể nói là một căn bệnh xã hội hết sức nguy hiểm trong giai đoạn hiện nay. Nếu không có những biện pháp kiên quyết mang tính ổn định lâu dàI để ngăn chặn sự phát triển của nó thì những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ bị què quặt về nhân cách, yếu đuối về thể xác và trí tuệ và có thể trở thành gánh nặng cho toàn xã hội. Tương lai của đất nước sẽ đI về đâu khi trẻ em đang chìm đắm trong khói thuốc. Việc tìm ra nguyên nhân của tình trạng nghiện hút ma tuý và loại bỏ nó ra khỏi đời sống xã hội không thể làm một sớm moọt chiều và cũng không phảI việc của riêng ai. Nhà nước với tư cách là bậc quản lý vĩ mô cần có chính sách, biện pháp đẩy lùi nguy cơ nghiện ma tuý, đồng thời phối hợp hành động loại bỏ thuốc phiện ra khỏi đời sống cộng đồng. PhảI có một chiến lược ngăn chặn toàn diện từ phía gia đình, nhà trường và xã hội ; 3 môi trường xã hội hoá này cần thiết phải bổ sung hỗ trợ nhau trong việc ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng trẻ em sử dụng ma tuý. Tệ nạn nghiện hút ma tuý ở trẻ em thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung là một hiện tượng xã hội phức tạp và có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân này có mối liên hệ giàng buộc, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Việc đấu tranh khắc phục chúng dưới góc độ xã hội học là một yêu cầu khách quan của xã hội. Hệ thống chính sách phảI được nghiên cứu lại, kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. Tệ nạn ma tuý nói riêng và tệ nạn xã hội nói chung là những hiện tượng xã hội bao gồm nhiều hành vi tiêu cực, nếu không được ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ gây ra những hậu quả kinh tế - xã hội - văn hoá - đạo đức hết sức nghiêm trọng, gây nên tâm trạng xã hội nặng nề, thậm chí nó còn gây suy thoáI giống nòi, gây mất ổn định về an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng Xã hội học đại cương. Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội - 2001 2. Báo cáo “Kết quả đIều tra về các yếu tố nguy cơ lạm dụng ma tuý trong nhóm gáI mại dâm ở Việt Nam” của Bộ lao động thương binh và xã hội ( Dự án AD/ RAS/ 98/ C75 Hà Nội 1/2001) 3. Báo cáo “Kết quả đIều tra về các yếu tố nguy cơ lạm dụng ma tuý trong nhóm thanh niên thất nghiệp và bán thất nghiệp ở Việt Nam” của Bộ laio động thương binh và xã hội ( Dự án AD/ RAS/ 98/ C75 Hà Nội 1 /2001) 4. Báo cáo thực tập tốt nghiệp của k41 xã hội học 5. Bài giảng chuyên đề tệ, khoa xã hội học Và một số tài liệu khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0301.doc
Tài liệu liên quan