Một số kết quả nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa phòng không petrora c-125-2tm của quân chủng phòng không-không quân

Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 85 MỘT SỐ KẾT QUẢ NHIỆT ĐỚI HÓA TỔ HỢP TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG PETRORA C-125-2TM CỦA QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN ĐỒNG PHẠM KHÔI (1), LÊ NGỌC MINH (1), NGUYỄN VĂN BỘ (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc giữ tốt, dùng bền các trang thiết bị quân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng quyết định sức chiến đấu, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của quân đội ta, đặc biệt đối với bộ đội ra đa - tên lửa. Thực tế cho thấy c

pdf22 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số kết quả nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa phòng không petrora c-125-2tm của quân chủng phòng không-không quân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các trang bị điện tử hoạt động ổn định ít xảy ra hỏng hóc ở các vùng khí hậu ôn đới nhưng khi về Việt Nam, độ tin cậy suy giảm nhanh chóng, hỏng hóc nhiều. Nhiệt đới hóa vũ khí trang bị có tầm quan trọng, làm giảm thiểu các tác động bất lợi của khí hậu nhiệt đới đối với tổ hợp, kéo dài tuổi thọ sử dụng; đảm bảo tính sẵn sàng chiến đấu và nâng cao độ tin cậy; giảm tần suất hỏng hóc do tác động môi trường, tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí sửa chữa, bảo dưỡng. Quân chủng Phòng không-Không quân hiện đang được trang bị một số tổ hợp tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM, đây là tổ hợp tên lửa mới được cải tiến để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh hiện đại. Khi khai thác sử dụng trong môi trường khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam, các tổ hợp tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM thường được bố trí trên trận địa trên đồi cao, gần biển, phải chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố khí hậu nhiệt đới nên hoạt động không ổn định, thường xuyên xảy ra hỏng hóc do tác động của môi trường, gây khó khăn cho công tác đảm bảo sẵn sàng chiến đấu. Do đó, việc nghiên cứu tiến hành nhiệt đới hóa cho tổ hợp tên lửa Petrora C-125-2TM có tính cấp thiết. Đối tượng được lựa chọn là Tổ hợp tên lửa C-125-2TM tại Quảng Ninh gần bờ biển. Về cơ bản, tổ hợp này phải chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu, thời tiết khắc nghiệt đặc biệt là khí hậu nhiệt đới biển, đồng thời chịu tác động của các khí gây ăn mòn từ các khu công nghiệp lân cận. 2. PHƯƠNG PHÁP NHIỆT ĐỚI HÓA Qua khảo sát ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới đến tổ hợp TL C-125-2TM chúng tôi đưa ra các giải pháp công nghệ nhiệt đới hóa (NĐH) cho 5 nhóm đối tượng chính như sau: - Nhóm các bo mạch điện tử. - Nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối. - Nhóm anten. - Nhóm cáp. - Nhóm chi tiết cơ khí, động cơ điện và các tiếp điểm. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 86 Hình 1. Sơ đồ quá trình công nghệ nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa C-125-2TM [1] Hình 1 là sơ đồ quá trình công nghệ thực hiện NĐH cho tổ hợp C-125-2TM. Với từng đối tượng chúng tôi đưa ra các phương án nhiệt đới hóa khác nhau nhưng đều tuân thủ sơ đồ quá trình công nghệ trên hình 1. 2.1. Nhiệt đới hóa cho nhóm bo mạch điện tử Sử dụng lớp phủ Nano 01: Là lớp phủ bảo vệ bo mạch điện tử trên công nghệ vật liệu nano: Lớp phủ đã được thử nghiệm, đánh giá theo các tiêu chuẩn về môi trường dùng cho thiết bị điện tử quân sự. Lớp phủ dạng màng mỏng, có khả năng cách ly bo mạch, linh kiện điện tử với môi trường bên ngoài và vẫn đảm bảo khả năng tản nhiệt của các linh kiện điện tử. Lớp phủ này cũng đã được chúng tôi sử dụng để nhiệt đới hóa các bo mạch điện tử trong các đề tài Nhiệt đới hóa đài ra đa Kacta-2E2, các bo mạch của thiết bị mật mã làm việc trong môi trường biển đảo của Ban cơ yếu chính phủ [2]. Tổng số các modul, và bo mạch điện tử được NĐH là 324. Một số hình ảnh NĐH cho Nhóm bo mạch điện tử (hình 2). Kiểm tra tình trạng KT trước khi NĐH Tháo rời các chi tiết và làm sạch Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 87 Tẩm phủ bằng lớp phủ bảo vệ Kiểm tra tình trạng KT sau khi NĐH Hình 2. NĐH cho Nhóm bo mạch điện tử của bệ phóng 5П73-2ТМ Kiểm tra tình trạng KT trước khi NĐH Tháo rời các chi tiết và làm sạch Tẩm phủ bằng lớp phủ bảo vệ Kiểm tra tình trạng KT sau khi NĐH Hình 3. NĐH cho Nhóm các bo mạch điện tử của ca bin УНК-2ТМ 2.2. Nhiệt đới hóa nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối Đối với các hệ thống giắc kết nối, cần thiết phải sử dụng các vật liệu bảo vệ có tính linh động cao, cho phép tự khôi phục lại màng bảo vệ sau khi tháo giắc ra và cắm lại một số lần. Định hướng sử dụng lớp phủ thông minh trên cơ sở vật liệu nano. Lớp phủ này có tính kị nước, sẽ chiếm chỗ của nước, hơi ẩm trên bề mặt vật liệu, hình thành khả năng cách điện, chống thấm nước, chống ăn mòn với môi trường bên ngoài. Lớp phủ có khả năng hoạt động tốt trong môi trường hơi nước, nước, hơi muối giúp tránh hiện tượng ôxy hóa tiếp điểm, đoản mạch, dò điện, chập điện và rất phù hợp khi sử dụng cho các khối nguồn (nhiệt độ làm việc từ -80oC ÷ +160oC) và các giắc cắm, giắc kết nối của thiết bị điện tử. Đặc biệt, các tính chất của sản phẩm được bảo toàn trong điều kiện điện áp cao (đến 110 kV). Sản phẩm trước khi sử dụng được kiểm tra, đánh giá hiệu quả bảo vệ theo tiêu chuẩn quân sự Mỹ MIL STD - 810G [3]. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 88 Một số hình ảnh NĐH cho Nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối được trình bày trong hình 4. Làm sạch các đầu “Ш” Làm sạch các giắc kết nối Phun Nano 02 cho các đầu “Ш” Phun Nano 02 cho các giắc kết nối Hình 4. NĐH cho Nhóm các khối nguồn, biến áp, giắc kết nối 2.3. Nhiệt đới hóa cho anten Anten УB-12 là an ten rất quan trọng của tổ hợp, có vai trò thu phát tín hiệu điều khiển để dẫn tên lửa tới mục tiêu. Các hư hỏng đặc trưng của anten УB-12 bao gồm: Nứt vỡ tấm che anten, gioăng cao su làm kín bị lão hóa, hơi ẩm và nước mưa xâm nhập vào bên trong gây ăn mòn mặt phản xạ, oxi hóa các chân chấn tử làm đứt gãy các chấn tử (hình 5). Hình 5. Ăn mòn, oxi hóa trên mặt phản xạ, chấn tử và chân chấn tử Giải pháp nhiệt đới hóa: - Với các chấn tử: Chúng tôi làm sạch bề mặt và tiến hành cromat hóa, thụ động bề mặt giảm thiểu ăn mòn và oxi hóa, các chân chấn tử sau khi lắp vào mặt phản xạ được tẩm phủ dung dịch nano số 2 (siêu chống ăn mòn). Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 89 - Với mặt phản xạ: Tẩy sạch sơn cũ bằng chất tẩy sơn, làm sạch bề mặt, tiến hành cromat hóa sau đó sử dụng hệ sơn trong suốt điện từ của Liên bang Nga (gồm sơn lót АК-070 và sơn phủ ЭП-140) để tiến hành sơn phủ cho anten. Hệ sơn này có tính kháng ẩm, chịu nhiệt, bền với môi trường khí quyển, bền với các tác nhân ăn mòn của nước biển, khí ăn mòn, tia cực tím; sử dụng phù hợp trong môi trường khí hậu nhiệt đới và có độ tổn hao tín hiệu truyền qua thấp hơn so với các loại sơn hiện đang được sử dụng để sơn cho anten [4]. - Với tấm che anten: Tiến hành vá các vết nứt, vỡ bằng vật liệu gốc (vật liệu sợi compsit). - Làm kín gioăng đệm: Các gioăng đệm trước khi lắp vào được phủ lớp silicon làm kín siêu kị nước để ngăn nước mưa và hơi ẩm lọt qua. Kết quả nhiệt đới hóa cho anten: Nhiệt đới hóa 32 chấn tử anten; 01 mặt phản xạ, vá 01 tấm che anten. Một số hình ảnh trong quá trình NĐH cho Anten УB-12 (hình 6) và sau khi nhiệt đới hóa (hình 7) Tẩy sơn anten УВ-12 Cromat hóa bề mặt Sơn lót АК-070 Sơn phủ trong suốt điện từ ЭП-140 Hình 6. NĐH cho anten УB-12 Hình 7. NĐH cho anten УB-12 Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 90 2.4. Nhiệt đới hóa cho cáp cao su Với đầu các đầu “Ш”,“Ф” của cáp: Làm sạch bằng giấy ráp hoặc máy chà, máy nén khí, lau cồn và sấy khô, tẩm phủ bằng dung dịch Nano 02. Với thân cáp ngoài trời: Rửa sạch cáp bằng vòi phun áp lực rồi để khô tự nhiên, vá lại các vết nứt vỡ bằng silicon siêu kị nước, bọc bằng cao su non và quấn băng dính, sơn toàn bộ thân cáp bằng sơn bảo vệ cao su. Kết quả: Nhóm đề tài đã nhiệt đới hóa 3975m cáp. Một số hình ảnh NĐH cho cáp cao su (hình 8) Vỏ cáp bị nứt vỡ Vá lại cáp bằng silicon siêu kị nước Bọc bằng cao su non và băng keo Sơn lại bằng sơn bảo vệ cao su Hình 8. NĐH cho cáp cao su 2.5. Nhiệt đới hóa cho nhóm chi tiết cơ khí, động cơ điện và các trụ giao liên Sử dụng lớp phủ Nano 02, là lớp phủ bảo vệ các chi tiết cơ khí trên công nghệ vật liệu nano. Với các vòng bi dùng mỡ chịu mặn và làm kín gioăng đệm bằng silicon siêu kị nước. Kết quả nhiệt đới hóa: 08 động cơ, 03 giao liên của 03 bệ phóng và 01 giao liên của trụ anten. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN - Các nội dung NĐH ở các bệ phóng, các xe cụ thể như sau: + Cabin УНК-2ТМ và khối УБ-11-2TM: NĐH 144 mô đun, mảng mạch, khối; + Trụ УНВ-2ТМ: NĐH 234 mô đun, mảng mạch, khối; Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 91 + 03 bệ phóng: NĐH tổng số 81 mô đun, mảng mạch, khối; + Trạm nguồn điện: NĐH 18 mô đun, mảng mạch, khối. - Hệ thống cáp: NĐH 3975m. Kết quả kiểm tra đánh giá nhiệm vụ NĐH tổ hợp tên lửa phòng không C-125- 2TM sau 10 tháng đã kết luận: Khí tài sau NĐH đảm ảo hoạt động ổn định, tăng độ bền nhiệt đới, giảm các hỏng hóc do yếu tố môi trường. Số liệu thống kê hỏng hóc 10 tháng đầu năm 2018 là 10 hỏng hóc, và 10 tháng sau khi NĐH là 5 hỏng hóc. Như vậy sau khi NĐH, hỏng hóc giảm 50% so với trước khi NĐH đã chứng tỏ hiệu quả nhiệt đới hóa với tổ hợp. Điều này khẳng định các giải pháp NĐH, và các vật liệu sử dụng trong quá trình công nghệ là phù hợp với tổ hợp tên lửa C-125-2TM. Đặc biệt là giải pháp công nghệ vá lại tấm che anten bằng vật liệu composit sẵn có trong nước đảm bảo độ trong suốt điện từ. 4. KẾT LUẬN NĐH tổ hợp tên lửa phòng không C-125-2TM bằng công nghệ do chúng tôi phát triển sau 10 tháng thử nghiệm cho thấy tổ hợp sau khi NĐH hoàn toàn bảo đảm các tham số kỹ, chiến thuật trong giới hạn cho phép, tổ hợp đáp ứng đầy đủ điều kiện sẵn sàng chiến đấu. Số lượng hỏng hóc giảm 50% so với cùng kỳ trước NĐH. Công nghệ này cho thấy tính hiệu quả trong thực tế, không can thiệp và làm ảnh hưởng đến cấu tạo hay quy trình vận hành của tổ hợp, có thể hiệu chỉnh để áp dụng rộng rãi trong quân chủng Phòng không - Không quân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện ĐBNĐ, Bộ Quy trình Nhiệt đới hóa Tổ hợp TLPK C-125-2TM, 2018. 2. Nguyễn Phi Long, Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu, chế tạo lớp phủ bảo vệ bo mạch điện tử chống lại các tác động có hại của môi trường nhiệt đới, 2015. 3. Nguyễn Phi Long, Báo cáo tổng kết đề tài Xây dựng giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao độ bền nhiệt đới cho đài ra đa Kacta-2E2, 2017. 4. Thuyết minh kỹ thuật, Tổ hợp tên lửa phòng không C-125-2TM. Nhận bài ngày 20 tháng 01 năm 2020 Phản biện xong ngày 24 tháng 02 năm 2020 Hoàn thiện ngày 25 tháng 02 năm 2020 (1) Viện Độ bền Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 92 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH XÔNG HƠI GIẢI ĐỘC HUBBARD TẠI ĐÀ NẴNG VÀ HÀ NỘI HOÀNG ĐỨC HẬU (1), HÀ VĂN NHƯ (2) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê có khoảng 4,8 triệu người phơi nhiễm với dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam [1]. Chất độc dioxin khi xâm nhập cơ thể có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp, làm phát sinh nhiều bệnh lý [2, 3, 4]. Phương pháp điều trị thải độc dioxin chủ yếu vẫn là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện pháp tổng hợp như nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn giàu đạm, giàu vitamin, kích thích miễn dịch, uống thuốc thải độc bảo vệ tế bào gan hay uống thuốc chống oxy hóa kết hợp với xông hơi. Phương pháp xông hơi giải độc không đặc hiệu Hubbard (thanh lọc độc tố) đang được ứng dụng điều trị các nhiễm độc mạn tính và mang lại hiệu quả khá tốt tại một số quốc gia trên thế giới [5, 6]. Phương pháp này có tác dụng đào thải các chất độc tồn đọng lâu trong các mô, đặc biệt là mô mỡ, vào hệ tuần hoàn và ra ngoài cơ thể thông qua hệ bài tiết (chủ yếu qua mồ hôi, ngoài ra còn đào thải thông qua nước tiểu và phân) [7]. Tại Việt Nam, phương pháp xông hơi thải độc Hubbard đã được các bác sỹ chuyên ngành triển khai ứng dụng điều trị vào đầu những năm 2010. Kết quả bước đầu đã cho thấy sau điều trị, người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin được cải thiện sức khoẻ [8, 9]. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có những báo cáo tổng hợp kết quả điều trị riêng lẻ những đợt xông hơi giải độc tại các Trung tâm giải độc dioxin (TTGĐ) mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá về thực trạng việc thực hiện quy trình và những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện. Nghiên cứu này nhằm mục đích: i) Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình xông hơi giải độc (QTXHGĐ) Hubbard tại 02 TTGĐ ở Đà Nẵng, Hà Nội và ii) Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình xông hơi giải độc Hubbard. Kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất các hướng dẫn áp dụng và nhân rộng QTXHGĐ Hubbard tại các trung tâm giải độc trên toàn quốc. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định lượng: Hồ sơ quản lý bệnh nhân thực hiện QTXHGĐ theo phương pháp Hubbard tại 02 TTGĐ ở Đà Nẵng và Hà Nội. Cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB), vật tư và nhân lực thực hiện QTXHGĐ. Nghiên cứu định tính: Đại diện lãnh đạo (Ban giám đốc, bác sỹ trưởng). Cán bộ Y tế (CBYT) gồm: các bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên tại 02 TTGĐ ở Đà Nẵng và Hà Nội. Bệnh nhân điều trị theo QTXHGĐ sử dụng phương pháp Hubbard. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 93 Tiêu chuẩn lựa chọn: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân tham gia điều trị bằng phương pháp xông hơi giải độc Hubbard từ tháng 01/2018 đến tháng 06/2019. CSVC, TTB, vật tư và nhân lực phục vụ thực hiện QTXHTĐ. Đại diện lãnh đạo, CBYT tại 02 TTGĐ, người bệnh đang tham gia điều trị bằng xông hơi thải độc theo phương pháp Hubbard tại 02 TTGĐ tình nguyện tham gia vào nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh án có dấu hiệu tẩy xóa, rách nát, không ghi đầy đủ thông tin, hồ sơ bệnh nhân phải dừng xông hơi do dị ứng với thuốc, bệnh nhân gia đình có việc không thể tiếp tục thực hiện quy trình. Cán bộ y tế tại TTGĐ mới ký kết hợp đồng trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm nghiên cứu. Cán bộ y tế tại TTGĐ đang đi học dài hạn, nghỉ chế độ trong thời gian nghiên cứu. Người bệnh không có khả năng đọc, viết, giao tiếp độc lập và bị các khuyết tật về vận động, trí tuệ. 2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính. 2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu định lượng: 299 bộ hồ sơ bệnh án từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019, toàn bộ các báo cáo về nhân lực, CSVC, TTB, vật tư và các văn bản phục vụ thực hiện QTXHTĐ. Nghiên cứu định tính: 14 cán bộ y tế (CBYT) và 30 bệnh nhân. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu 2.4.1. Thu thập số liệu định lượng: Kết quả có 350 hồ sơ bệnh án từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2019 được thu thập, áp dụng theo tiêu chuẩn loại trừ còn 299 hồ sơ đáp ứng yêu cầu, sau đó điền thông tin vào bảng kiểm đã được thiết kế. 2.4.2. Thu thập số liệu định tính: Thông tin định tính được thu thập thông qua phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm trọng tâm (TLN). PVS được thực hiện với đại diện lãnh đạo TTGĐ và bệnh nhân đang điều trị. Mỗi PVS kéo dài 45 đến 60 phút. Nội dung PVS được ghi âm sau khi có sự đồng ý của đối tượng nghiên cứu (NC). Thảo luận nhóm (TLN) với CBYT trực tiếp thực hiện QTXHGĐ tại các TTGĐ. Mỗi cuộc TLN diễn ra trong vòng 120 phút. Nội dung TLN được ghi âm sau khi có sự đồng ý của thành viên tham gia TLN. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu định lượng được nhập trên Excel 2016 và phân tích bằng phần mềm Stata 14.2. Tính tần số, tỷ lệ %, trung bình, của các biến nghiên cứu. Thông tin từ các cuộc PVS, TLN được gỡ băng, đánh máy dưới dạng văn bản Word. Nghiên cứu sẽ mã hóa thông tin và phân tích theo chủ đề. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 94 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm chung của bệnh nhân tham gia NC (n = 299) Nội dung Hà Nội n (%) Đà Nẵng n (%) Chung n (%) Giới tính: Nam 158 (82,7) 72 (66,7) 230 (76,9) Nữ 33(17,3) 36(33,3) 69(23,1) Nghề nghiệp Nông nghiệp 74 (38,7) 40 (37,0) 114 (38,1) Nghề khác 136 (71,3) 70 (73,0) 225 (71,9) Tuổi (ܺ ± SD) 68 ± 5 57 ± 13 63 ± 8 Số liệu trong bảng 1 cho thấy 76,9% bệnh nhân tham gia điều trị tại 02 TTGĐ là nam giới. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 63±8. Kết quả điều tra về nghề nghiệp của bệnh nhân trước khi nghỉ hưu cho thấy 38,1% làm nông nghiệp còn lại 71% làm các nghề khác không liên quan đến nông nghiệp. 3.2. Thực trạng việc thực hiện QTXHGĐ Hubbard tại 02 TTGĐ Điều tra khảo sát 299 bộ hồ sơ bệnh án tại 02 TTGĐ cho thấy quy trình thực hiện tại TTGĐ được thực hiện theo 6 bước, trình bày trong bảng 2 và 3. Bảng 2. Thực hiện QTXHGĐ Hubbard từ bước 1 đến 5 Bước Nội dung Hà Nội n (%) Đà Nẵng n (%) Chung n (%) 1 Đo huyết áp, chiều cao và cân nặng trước khi điều trị 191 (100) 108 (100) 299 (100) Làm xét nghiệm (CTM, sinh hóa máu) trước điều trị. 0 (0,0) 105 (97,2) 105 (35,1) 2 Vận động từ 15 đến 30 phút/ngày 180 (94,2) 95 (88,0) 275 (92,0) 3 Tham gia đầy đủ thời gian xông hơi từ 2 đến 4,5 giờ/ngày 165 (86,4) 90 (83,3) 255 (85,3) 4 Bổ sung Vitamin, khoáng chất hàng ngày. 191 (100) 108 (100) 299 (100) Tuân thủ chế độ dinh dưỡng 176 (92,1) 99 (91,7) 275 (92,0) 5 Bác sỹ đưa ra giải pháp cho bệnh nhân sau mỗi ngày điều trị 183 (95,8) 103 (95,4) 286 (95,7) Nhận được phiếu đánh giá và đo huyết áp; mạch, cân (nặng) sau mỗi ngày điều trị. 191 (100) 108 (100) 299 (100) Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 95 Ở bước 1 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân làm các xét nghiệm công thức máu (CTM), sinh hóa máu tại các TTGĐ còn rất thấp (35,1%) và chỉ được thực hiện tại TTGĐ Đà Nẵng (97,2%), không được thực hiện tại TTGĐ Hà Nội (0%). Ở bước 2 của QTXHGĐ thấy rằng, phần lớn (92%) bệnh nhân đã tham gia vận động (chạy bộ) từ 20-30 phút/ngày. Ở bước 3, kết quả khảo sát cho thấy có 85,3% bệnh nhân được thực hiện đầy đủ xông hơi với thời gian từ 2 đến 4,5 giờ/ ngày. Tuy nhiên vẫn còn 1 tỷ lệ không nhỏ thực hiện chưa đầy đủ, cụ thể là 13,6% tại Hà Nội và 16,7% tại Đà Nẵng. Ở bước 4, có 100% số bệnh nhân được thực hiện đầy đủ bổ sung vitamin và khoáng chất hàng ngày. Trên 90% bệnh nhân tuân thủ chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị trong đó ở Hà Nội là 92,1% và ở Đà Nẵng là 91,7%. Kết quả thực hiện bước 5 cho thấy 100% bệnh nhân nhận được phiếu đánh giá và được đo huyết áp; kiểm tra mạch, cân (nặng) và có 95,7% bệnh nhân được bác sỹ đưa ra lời khuyên/giải pháp sau mỗi ngày điều trị. Bảng 3. Thực hiện QTXHGĐ Hubbard bước 6 Nội dung Hà Nội n (%) Đà Nẵng n (%) Chung n (%) Làm xét nghiệm (CTM, sinh hóa máu) khi kết thúc đợt điều trị 0 (0,0) 0 (0,0) 0 (0,0) Đánh giá triệu chứng hệ cơ xương khớp- thần kinh. 191 (100) 108 (100) 299 (100) Đánh giá các triệu chứng về hô hấp 182 (95,3) 104 (96,3) 286 (95,7) Đánh giá các triệu chứng về tiêu hóa 156 (81,7) 86 (79,6) 242 (80,9) Đánh giá các triệu chứng về tim mạch 165 (86,4) 90 (83,3) 255 (85,3) Đo huyết áp, chiều cao và cân nặng cho bệnh nhân khi kết thúc đợt điều trị 191 (100) 108 (100) 299 (100) Kết quả thực hiện bước 6 cho thấy không có bệnh nhân nào được làm các xét nghiệm lâm sàng, đa số bệnh nhân được đánh giá triệu chứng của các cơ quan bộ phận, huyết áp, mạch và cân nặng sau đợt điều trị. Kết quả khảo sát tại 02 TTGĐ cho thấy có 91,3% số bệnh nhân đã tham gia đủ 21 ngày trong mỗi đợt điều trị theo đúng QTXHGĐ Hubbard, trong đó tại TTGĐ Hà Nội là 95,8% và tại TTGĐ Đà Nẵng là 83,3%. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 96 3.3. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện QTXHGĐ 3.3.1. Về phía cung cấp dịch vụ Về nguồn nhân lực: 100% CBYT đều được tập huấn về QTXHGĐ. Kết quả PVS thấy rằng nguồn nhân lực tham gia vào vận hành QTXHGĐ Hubbard còn thiếu, chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Trình độ chuyên môn của một số kỹ thuật viên còn hạn chế, thiếu nhân lực trình độ cao (dược sĩ đại học, bác sĩ đa khoa). Cán bộ y tế thường xuyên thay đổi. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Nguồn cơ sở vật chất ban đầu của các TTGĐ đều được tài trợ. Qua PVS và TLN, CBYT đều nhận định rằng, tại TTGĐ còn thiếu nhiều trang thiết bị hỗ trợ như máy xét nghiệm sinh hóa, thiết bị phần mềm lưu trữ hồ sơ bệnh án nhưng cũng còn nhiều trang thiết bị chưa khai thác, sử dụng hợp lý do thiếu hụt nguồn nhân lực vận hành. Quản lý và hệ thống thông tin: Các TTGĐ đều trực thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam của tỉnh/thành phố, hoạt động dựa trên sự tư vấn của Sở Y tế. Hệ thống văn bản liên quan tới QTXHGĐ Hubbard đều được Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam cung cấp, hướng dẫn chỉ đạo, tuy nhiên tài liệu dịch từ nước ngoài nên có một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, văn hóa và đặc điểm người bệnh tại cơ sở. Về tài chính: Các TTGĐ hoạt động dựa trên 02 nguồn chủ yếu từ trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc sở lao động thương binh của các tỉnh thành phố và từ xã hội hóa, do các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp làm từ thiện. Tài chính chưa đủ để duy trì và sửa chữa các trang thiết bị cũng như mở rộng phát triển TT. 3.3.2. Về phía bệnh nhân khi thực hiện QTXHGĐ Hubbard Kết quả phỏng vấn 30 đối tượng tham gia xông hơi, có 19 (63,3%) đối tượng đã tìm hiểu các thông tin về phương pháp xông hơi thải độc Hubbard trước khi tham gia điều trị, 57,8% được cung cấp bởi CBYT tại các TTGĐ và rất ít bệnh nhân biết được thông tin từ các kênh truyền thông. Đối tượng tham gia đều có nhận định chung là phương pháp XHGĐ Hubbard có hiệu quả và phù hợp với bản thân. Trong quá trình thực hiện QTXHGĐ Hubbard, bệnh nhân thường gặp các khó khăn (bảng 4) như nhiệt độ xông hơi khá cao ngay ở ngày đầu xông (63,3%); thời gian của một đợt xông khá dài (46,7%); phải sử dụng nhiều lượng thuốc uống mỗi ngày (36,7%). Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 97 Bảng 4. Một số khó khăn gặp phải trong quá trình xông hơi Một số khó khăn gặp phải trong quá trình xông hơi Hà Nội n(%) Đà Nẵng n(%) Chung n(%) Nhiệt độ xông 9 (60,0) 10 (66,7) 19 (63,3) Thời gian của 1 đợt xông 5 (33,3) 8 (53,3) 13 (46,7) Lượng thuốc 6 (40,0) 5 (33,3) 11(36,7) Nguyên nhân khác 4 (26,7) 2 (13,3) 6 (20,0) 4. KẾT LUẬN Thực trạng thực hiện QTXHGĐ Hubbard tại hai TTGĐ đều theo 6 bước. Xét nghiệm trước điều trị chỉ được làm tại TTGĐ Đà Nẵng. Đa số bệnh nhân đều được thực hiện các bước 2, 3, 4 và bước 5. Không có TTGĐ nào thực hiện xét nghiệm khi kết thúc điều trị như nội dung trong bước 6. Có 91% bệnh nhân đã tham gia đủ 21 ngày/đợt điều trị theo đúng QTXHGĐ Hubbard. 100% hồ sơ bệnh án được lưu trữ, tuy nhiên chưa thực hiện lưu trữ bằng phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án. Hai TTGĐ còn thiếu nhân lực và các máy xét nghiệm, thiết bị phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án; Chưa đủ tài chính để duy trì, sửa chữa các trang thiết bị, nâng cao năng lực. Để khắc phục những khó khăn tại các TTXHGĐ cần: Thực hiện đầy đủ xét nghiệm cho tất cả bệnh nhân trước và sau thực hiện QTXHGĐ. Theo dõi đánh giá bệnh nhân trong quá trình xông hơi một cách chặt chẽ để có cơ sở cho việc đề xuất điều chỉnh thời gian xông hơi, lượng thuốc sử dụng phù hợp cho từng nhóm bệnh nhân. Thực hiện giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng trang thiết bị như tăng cường nguồn nhân lực, tập huấn nâng cao trình độ cho CBYT, trang bị đồng bộ các TTB. Đẩy mạnh công tác truyền thông giúp bệnh nhân biết và hiểu hơn về phương pháp XHGĐ Hubbard. Đối với Trung ương hội nạn nhân da cam/dioxin ở các tỉnh, thành cần có chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút, bồi dưỡng nguồn nhân lực và hoàn thiện tài liệu hướng dẫn phù hợp với văn hóa, điều kiện của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 50 câu hỏi và đáp về chất da cam/ dioxin, 2015, tr.8-16. 2. Institute of Medicine, Veterans and Agent Orange: Update 2012, Washington DC, 2014. 3. Andrey A., Panteleyev David R Bickers, Dioxininduced chloracne- reconstructing the cellular and molecular mechanisms of a classic environmental disease, Experimental dermatology, 2006, 15(9):705-730. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 98 4. Laukkanen J., Cardiovascular and other health benefits of sauna bathing: A review of the evidence, 2018, tr. 23. 5. Joy Hussain and et al., Clinical effects of regular dry sauna bathing: A systematic review, PubMed access, 2018. 6. Sauna B., A review of scientific literature supporting the detoxification method developed by L. Ron Hubbard, tr. 35-50. 7. M. Cecchini V. LoPresti, Drug residues store in the body following cessation of use: impacts on neuroendocrine balance and behavior-use of the Hubbard sauna regimen to remove toxins and restore health, Med Hypotheses, 2007, 68(4):868-79. 8. Nguyễn Văn Tường, Đánh giá sự thay đổi một số thông số huyết học và hóa sinh ở các đối tượng tập luyện theo quy trình Hubbard cải tiến, Đại học Y Hà Nội, 2010. 9. Hội nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin Việt Nam, Một số nội dung tư vấn phát triển bền vững phương pháp L. Ron Hubbard tại các trung tâm xông hơi giải độc VAVA, 2017, tr. 25-37. 10. Ban Khoa học Trung ương Hội và Hội Nạn nhân chất độc da cam - dioxin tỉnh Thái Bình, Khảo sát, đánh giá hiệu quả, chi phí điều trị tăng cường sức khỏe người bị nhiễm chất độc da cam bằng phương pháp xông hơi giải độc Hubbard, Hà Nội, 2016. Nhận bài ngày 20 tháng 8 năm 2019 Phản biện xong ngày 9 tháng 4 năm 2020 Hoàn thiện ngày 18 tháng 4 năm 2020 (1) Viện Y sinh Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga (2) Khoa Y học cơ sở, Trường Đại học Y tế công cộng Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 99 HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LOÉT DA, NIÊM MẠC DO BIẾN CHỨNG SAU XẠ TRỊ Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÙNG ĐẦU CỔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP OXY CAO ÁP PHẠM THỊ DUYÊN (1), NGUYỄN PHƯƠNG NAM (1) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư vùng đầu cổ thuộc nhóm ung thư phát sinh ở mũi, lưỡi, má, họng, amidan, thanh quản, tuyến nước bọt, tuyến giáp. Tùy theo loại ung thư và giai đoạn của bệnh mà người bệnh ung thư được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, miễn dịch trị liệu,[1, 2, 3]. Xạ trị là một trong những phương pháp được dùng khá phổ biến trong điều trị các loại u đặc: não, vú, cổ tử cung, vòm họng, da, xương, vùng đầu cổ Xạ trị có tác dụng tốt trong diệt tế bào ung thư, làm teo nhỏ khối u, hạn chế di căn. Tuy nhiên, tất cả các mô bình thường xung quanh khu vực chiếu xạ có thể bị tổn thương cả cấp tính và mãn tính. Tổn thương cấp tính thường tự khỏi sau khi hoàn thành trị liệu, nhưng loại tổn thương mạn tính có thể phát triển nhiều tháng hoặc nhiều năm sau. Các di chứng lâm sàng sau xạ trị bao gồm xơ hóa mô mềm, teo da, loét biểu mô, hoại tử da, hình thành lỗ rò, vỡ mạch máu lớn và chậm lành vết thương bị tổn thương [4, 5]. Tại Việt Nam ung thư vùng đầu cổ là một trong 10 loại ung thư thường gặp nhất ở cả 2 giới, trong đó ung thư vòm họng là bệnh đứng đầu trong các ung thư vùng đầu cổ. Điều trị chủ yếu cho ung thư vùng này là phẫu thuật, hóa và xạ trị. Tổn thương sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ thường gặp nhất là xơ hóa mô, loét da, niêm mạc, sâu răng, viêm hoại tử xương hàm làm ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh [1]. Trên thế giới, liệu pháp oxy cao áp đã được sử dụng để điều trị và dự phòng những biến chứng sau xạ trị của nhiều loại ung thư, đặc biệt là ung thư vùng đầu cổ [6, 7]. Oxy áp suất cao đã được đề xuất như là một phương thức điều trị cho chấn thương bức xạ muộn như:viêm loét mô mềm, viêm hoại tử xương ở bệnh nhân sau khi chiếu xạ, nhằm tăng cường sửa chữa các vết thương do thiếu oxy, chống viêm, giảm phù nề do tăng cường oxy tinh khiết áp lực cao, ngăn ngừa hoại tử lan rộng bằng cách tăng sinh mạch máu mới giúp nuôi dưỡng, phát triển tổ chức hạt [8]. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ cải thiện vết loét ở nhóm bệnh nhân này. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 61 bệnh nhân không phân biệt giới tính được chẩn đoán có vết loét da, niêm mạc do biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ đến điều trị tại Trung tâm Oxy cao áp (thuộc Chi nhánh Phía Nam, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga) từ tháng 11/2018 đến 11/2019. Thông tin khoa học công nghệ Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 20, 06-2020 100 - Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: Các bệnh nhân > 16 tuổi được chẩn đoán có vết loét da, niêm mạc biến chứng sau xạ trị ung thư vùng đầu cổ không có chống chỉ định điều trị Oxy cao áp (OXCA). - Tiêu chuẩn loại trừ: Các bệnh nhân thuộc diện chống chỉ định điều trị OXCA: viêm phổi, tràn khí màng phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, chứng sợ buồng kín. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên (bệnh nhân tự đến, loại trừ những bệnh nhân không đúng tiêu chuẩn nghiên cứu), không có nhóm chứng. - Phương pháp điều trị OXCA: + Khám lâm sàng, làm hồ sơ bệnh án, điền phiếu đánh giá, đo kích thước vết thương, làm các xét nghiệm thường quy trước điều trị OXCA. + Buồng OXCA được sử dụng là loại buồng Rusovi TX 88 buồng đơn, áp suất cao do Công ty Cổ phần Y khoa Thanh Xuân sản xuất + Oxy tinh khiết dùng cho y tế. + Phác đồ điều trị áp suất 2,4-2,5 ATA x 60 phút/ngày x 10 ngày, đánh giá kết quả sau mỗi 10 ngày điều trị. - Phương pháp đánh giá: + Triệu chứng cơ năng: Có cải thiện Không cải thiện Các triệu chứng cơ năng như: xơ cứng, khó quay đầu, khô miệng, khó nuốt, đau có thay đổi làm cho bệnh nhân dễ chịu, thoải mái hơn Các triệu chứng không thay đổi + Triệu chứng thực thể: Tốt Trung bình Không hiệu quả - Giảm trên 50% diện tích vết thương. - Hơn 50% diện tích vết thương có mô hạt phát triển. - Không còn sưng nề, sung huyết, tiết dịch, tiết mủ không xuất hiện sang thương mới sau đợt điều trị, có thể lành thương. - Giảm từ 10 đến 50% diện tích vết thương. - Đạt từ 10 đến 50% diện tích vết thương có mô hạt phát triển. - Giảm sưng nề, sung huyết, giảm tiết dịch chảy mủ, có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_ket_qua_nhiet_doi_hoa_to_hop_ten_lua_phong_khong_petr.pdf
Tài liệu liên quan