Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam

Tài liệu Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam: MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam là một trong những đơn vị đầu ngành trong sản xuất và chế tạo nồi hơi và các thiết bị áp lực. Với gần 40 năm hoạt động công ty đã đạt được rất nhiều thành công quan trọng, chiếm lĩnh được thị trường. Đối với bất kỳ công ty nào thì vấn đề quản lý nhân lực là một vấn đề hết sức quan trọng. Với mục tiêu tăng cường sự gắn kết giữa lí luận với thực tiễn, kết hợp các kiến thức đã học trong nhà trường với thực tế của doanh nghiệp. Thực tập tốt ng... Ebook Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam

doc23 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp là một trong những giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên. Trong giai đoạn báo cáo tổng hợp là giai đoạn giúp sinh viên thực tập có thể tiếp cận được với thực tế, hiểu được các chức năng nhiêm vụ, công việc diễn ra như thế nào, để người học có thể đối chiếu so sánh với kiến thức đã học. Nội dung báo cáo thực tập của em gồm có ba phần: Chương I: Khái quát chung về công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam Chương II: Một số hoạt động về quản trị nhân lực tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam Chương III: Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty Do nhận thức còn hạn chế và thời gian gấp rút, báo cáo của em không thể tránh khỏi được sai sót, em rất mong cô tận tình chỉ dẫn để báo cáo của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn cô! NỘI DUNG Chương I. Khái quát chung về công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (Viet Nam Boiler Company ) là một doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Quá trình hình thành và phát triển của công ty có thể chia ra thành các giai đoạn chính như sau: Năm 1968: Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam được thành lập với tên gọi là Nhà máy cơ khí C70. Năm 1976: Công ty được đổi tên thành Nhà máy chế tạo thiết bị áp lực Đông Anh. Năm 1993: Theo Quyết định số 318NN/TCCB/QĐ, công ty phát triển thành công ty Nồi hơi Việt Nam. Năm 2002: Chuyển thành Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam theo Quyết định số 110/TTg-QĐ của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/02/2002. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC ĐƠN VỊ HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC XÍ NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU- XÂY LẮP CÁC XÍ NGHIỆP CHẾ TẠO VÀ LẮP MÁY PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRUNG TÂM TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY LẮP PHÒNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VĂN PHÒNG PHÒNG KINH DOANH 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 2.2.1. Văn phòng tổng hợp - Công tác lễ tân, văn thư hành chính, quản trị văn phòng. - Giữ dấu, bảo mật, lưu trữ hồ sơ tài liệu. - Quản lý hành chính về nhân sự và tiền lương, thủ tục quyết định hành chính, thi hành theo các quyết định của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. - Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, nâng bậc công nhân… trong công ty. - Cung ứng vật tư văn phòng phẩm hành chính nghiệp vụ. - Công tác thư ký thường trực cho ban điều hành của công ty. 2.2.2. Phòng kinh doanh - Tổ chức phát triển thị trường, tiếp thị và công tác Hợp đồng kinh tế với khách hàng của công ty. - Tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây lắp công trình, báo cáo, thống kê tổng hợp. - Lập dự án chào thầu, đấu thầu và đầu tư của công ty. - Quản lý giá thành kế hoạch, xây dựng tiêu chuẩn khung giá chuẩn của công ty cho các hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp. - Thực hiện nhiệm vụ trung tâm đầu mối với khách hàng của công ty từ lúc bắt đầu đến khi giao hàng, thanh lý hợp đồng. - Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, phụ tùng. - Quản lý kế hoạch thực hiện xây lắp công trình bên ngoài công ty. - Theo dõi các phản ánh và khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ và hàng hóa. - Đảm bảo hiểu rõ những yêu cầu của khách hàng trước khi chấp nhận đơn đặt hàng. - Thường xuyên theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ xây lắp của công ty. Phân tích và đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng để báo cáo Giám đốc chỉ đạo thực hiện. 2.2.3. Trung tâm thiết kế và xây lắp - Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới và ứng dụng sản phẩm. - Thiết kế các sản phẩm mặt hàng công trình theo kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Theo dõi sản xuất chế tạo tại hiện trường, giải quyết kịp thời cho các đơn vị trực tiếp sản xuất và vướng mắc về thiết kế- kỹ thuật. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn thiết kế- kỹ thuật xây lắp công trình tòan công ty. - In ấn, sao chép bản vẽ, lưu trữ hồ sơ thiết kế, tài liệu kỹ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn hóa. - Tư vấn dịch vụ thiết kế, kỹ thuật xây lắp công trình trong và ngoài công ty, hợp tác trong và ngoài nước về công tác thiết kế, kỹ thuật chuyên ngành. 2.2.4. Phòng sản xuất - Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa các mã hàng để giao sản xuất thực hiện tiến độ hợp đồng kinh tế của công ty. - Tổng điều độ sản xuất của công ty, thực hiện công tác định mức lao động, vât tư, kỹ thuật và xây dựng tiêu chuẩn công ty về các nhiệm vụ được giao. - Các hợp đồng giao khoán nội bộ trong sản xuất tại công ty đối với các nhiệm vụ khoán sản phẩm ( với công nhân lao động, tổ sản xuất và xí nghiệp) - Lập kế hoạch và thực hiện các hợp đồng mua bán vật tư, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng trên thị trường nội địa theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. - Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng vật tư nội địa chính cho công ty. - In ấn, sao chéo bản vẽ và lập quy trình công nghệ chế tạo, đồ gá để phục vụ sản xuất. - Quản lý tài sản cố định máy móc thiết bị nhà xưởng, làm nhiệm vụ thường trực công tác thẩm định đầu tư xây dựng cơ bản của công ty. - Vận tải, cẩu vận chuyển nội bộ phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. - Quản lý các kho nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. - Xử lý sản phẩm không phù hợp, báo cáo với Giám đốc xử lý những lô sản phẩm không đạt chất lượng. - Đề xuất và theo dõi các hành động khắc phục và phòng ngừa. 2.2.5. Phòng kiểm tra chất lượng và đo lường sản phẩm - Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty. - Chủ động theo sát việc kiểm tra chất lượng sản phẩm và nguyên nhiên vật liệu phụ tùng, thiết bị trong sản xuất kinh doanh. - Tổ chức bộ máy mạng lưới, quy trình kỹ thuật về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty từ khâu đầu đến khâu xuất xưởng thành phẩm, hàng hóa. - Xây dựng nội quy chất lượng, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của công ty. - Tổ chức nghiệm thu xuất xưởng nồi hơi và thiết bị áp lực theo tiêu chuẩn công ty và tiêu chuẩn Việt Nam. 2.2.6. Xí nghiệp Điện cơ- Tự động hóa - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. - Lập phương án, thực hiện các công tác sửa chữa đột xuất về điện, cơ khí, tự động khi có sự cố, đảm bảo phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. - Chế tạo và cung cấp các hệ thống thiết bị điện – tự động hóa và các phụ tùng cơ điện để thực hiện nhiệm vụ đồng bộ hóa sản phẩm nồi hơi, thiết bị áp lực theo kế hoạch sản xuất kinh doanh công ty giao cho. - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất được giao như các xí nghiệp 2.2.7. Các xí nghiệp: Cơ khí tạo phôi, Lắp máy I, Lắp máy II, Lắp máy III - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất được giao , đảm bảo chất lượng và tiến độ yêu cầu. - Tổ chức quản lý, sử dụng thiết bị máy móc, dụng cụ đồ gá được công ty giao, bảo quản tốt thiết bị máy móc. - Tuân thủ nghiêm túc các quy trình kỹ thuật, các tài liệu hướng dẫn công việc trong các quá trình sản xuất. - Tổ chức tốt việc giao nhận vật tư, phôi phẩm, bán thành phẩm… chỉ đạo sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. - Thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép, báo cáo và duy trì hồ sơ của đơn vị mình, đảm bảo chính xác, kịp thời. 2.2.8. Phòng tài chính kế toán - Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của công ty. - Cung cấp số liệu tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê. - Lập phương án nguồn vốn và sử dụng vốn hàng năm, kế hoạch, tín dụng, lợi nhuận - Quản lý tiền mặt, chi lương, thưởng… 3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam (VBC) là một doanh nghiệp hàng đầu về chế tạo Nồi hơi và Thiết bị áp lực. Chuyên ngành của công ty là: - Thiết kế, chế tạo các loại nồi hơi, thiết bị áp lực, kết cấu thép siêu trường, siêu trọng và các sản phẩm cơ khí khác. - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, vận chuyển, thi công lắp đặt nồi hơi, thiết bị áp lực và các công trình cơ khí. - Sửa chữa, cải tạo phục chế nồi hơi, thiết bị áp lực, thiết bị cơ khí các loại. - Kinh doanh xuất khẩu nồi hơi, thiết bị áp lực, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu ( thép tấm, thép ống), phụ tùng ( bơm, quạt, vòi đốt dầu, các loại van) chuyên ngành. - Hợp tác, liên doanh, liên kết và làm đại lý cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh. Chúng ta có thể bắt gặp các sản phẩm của công ty tại nhiều nơi, không chỉ ở các nghành công nghiệp nặng như lò hơi công nghiệp và lò hơi nhà máy điện, đường ống, công ty xi măng và vật liệu xây dựng… mà còn có ở các ngành công nghiệp nhẹ và chế biến thực phẩm như tại các nhà máy dệt, may, da, công nghiệp bia và nước giải khát, nhà máy giấy, nhà máy nhựa, nhà máy đường…Bên cạnh đó công ty còn hoạt động trong lĩnh vực môi trường như xử lý khói thải công nghiệp, xử lý nước thải, rác thải bằng sinh hóa và cơ học… Trong nhiều năm qua, khẩu hiệu của Công ty là “ Chất lượng vì khách hàng”. Nhờ các biện pháp kiểm tra chất lượng ngặt nghèo và tòan diện, sản phẩm của công ty là một trong những sản phẩm tốt nhất được chế tạo tại Việt Nam về phương diện chất lượng. Trong gần 40 năm hoạt động, Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong việc cung cấp và lắp đặt các thiết bị và máy móc quan trọng trên toàn quốc, đã cung cấp trên 3.000 nồi hơi các loại và trên 40.000 tấn sản phẩm các loại. Công ty có một đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề chuyên chế tạo nồi hơi và thiết bị áp lực, các thợ hành áp lực của công ty được cấp Chứng chỉ Nhà nước về hàn nồi hơi và thiết bị áp lực. Từ khi thành lập đến nay, Công ty Cổ phần Nồi hơi Việt Nam đã đạt được những thành công lớn trong việc cung cấp và lắp đặt thiết bị và máy móc quan trọng trên toàn quốc. 4. Đặc điểm về quy trình công nghệ Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam với đặc thù là một nhà máy cơ khí chuyên sản xuất các loại nồi hơi, thiết bị áp lực cho các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm. Quy trình sản xuất nồi hơi và các thiết bị áp lực tại công ty được mô tả tóm tắt theo sơ đồ sau: Từ sơ đồ trên cho ta thấy được một cách chung nhất về việc sản xuất nồi hơi và các thiết bị áp lực. Đầu tiên, xuất phát từ các yêu cầu sản xuất, thì Phòng sản xuất sẽ chuẩn bị mã hàng. Tiếp đến quá trình chế tạo phôi do các xí nghiệp cơ khí đảm trách. Tiếp đến là quá trình gia công cắt gọt hay là qúa trình tạo hình cho sản phẩm do xí nghiệp điện cơ- tự động hóa đảm trách. Tiếp đến các bộ phận đó sẽ được lắp ráp với nhau tại xí nghiệp lắp máy, các bộ phận riêng lẻ của sản phẩm sẽ được hàn với nhau cho đến khi hòan thiện. Trải qua từng bước, sản phẩm đều được kiểm tra từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng. Khi sản phẩm đã được kiểm tra lần cuối và được chứng nhận đảm bảo chất lượng thì nó được gắn mác và được vận chuyển đến nơi lắp đặt hoặc đến tay khách hàng. SẮT, THÉP, TÔN GANG CẮT PHÔI TẠO HÌNH LẮP RÁP CỤM HÀN LẮP RÁP TỔNG THÀNH HÀN HOÀN THIỆN GẮN MÁC CHO SẢN PHẨM VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐẾN NƠI LẮP ĐẶT HOẶC ĐẾN TAY KHÁCH HÀNG LẮP ĐẶT TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐÚC GIA CÔNG KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA KIỂM TRA 5. Đặc điểm về lao động Biểu1: Tình hình lao động của công ty từ 2005-2007 TT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 SL ( người) CL (%) SL (người) CL (%) SL (người) CL (%) Tổng số lao động 324 332 351 1 Phân theo giới tính Lao động Nam 255 78.7 263 79.2 283 80.6 Lao động Nữ 69 21.3 69 20.8 68 19.4 2 Phân theo lứa tuổi Dưới 30 tuổi 80 24.7 89 26.8 107 30.5 Từ 31- 40 tuổi 48 14.8 47 14.2 51 14.5 Từ 41- 50 tuổi 147 45.4 137 41.3 113 32.2 Từ 51- 60 tuổi (nam ) 44 13.6 52 15.6 63 17.9 Từ 51- 55 tuổi (nữ ) 5 1.5 7 2.1 17 4.9 3 Phân theo chức năng Lao động gián tiếp 90 27.8 90 27.1 94 26.8 Lao động trực tiếp 234 72.2 242 72.9 257 73.2 Qua biểu trên chúng ta có thể thấy với đặc thù của một nhà máy cơ khí nên về cơ cấu lao động theo giới tính, lao động nam chiếm đa số cả về số lượng lẫn chất lượng tỷ lệ lao động nam luôn chiếm từ 78- 80%. Qua các năm từ 2005-2007 số lượng lao động nam tăng lên đáng kể, trong khi đó thì số lao động nữ không tăng mà có xu hướng giảm đi Bên cạnh đó qua cơ cấu theo tuổi, chúng ta có thể thấy độ tuổi từ 41-50 tuổi chiếm ưu thế cao nhất luôn từ 30- 45%. Tiếp theo là độ tuổi dưới 30 tuổi cũng có số lượng lớn và tỷ lệ cao từ 24- 30%. Độ tuổi này đang có xu hướng tăng nhanh hơn so với độ tuổi từ 41- 50. Điều này cho thấy xu hướng trẻ hóa đội ngũ lao động của công ty. Ngoài ra thì theo cơ cấu chức năng, chúng ta có thể nhận thấy , lao động trực tiếp cao hơn so với lao động gián tiếp. Từ năm 2005 -2007 thì lực lượng này có xu hướng tăng lên nhanh hơn so với lao động gián tiếp. 6. Một số kết quả đã đạt được trong thời gian qua Với lợi thế là một nhà máy cơ khí lâu đời, lĩnh vực kinh doanh rộng lớn, phạm vi hoạt động kinh doanh không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra nước ngòai, công ty đã đạt được một số các kết quả kinh doanh đáng kể Biểu 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2005- 2007 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2006/2005 Năm 2007/2006 1 Tổng sản lượng Tấn 2182 1950 2233 89.37 114.51 2 Doanh thu Tỷ đồng 91.097 114.426 148.508 125.61 129.79 3 Tổng số lao động Người 324 332 351 102.47 105.72 4 Thu nhập bình quân 1000 đồng 2023 2080 2995 102.82 143.99 5 Năng suất lao động Triệu đồng 281.2 344.7 423.1 122.58 122.76 Qua biểu trên chúng ta có thể nhận thấy công ty đang ăn lên làm ra với doanh thu năm sau cao hơn năm trước, vượt từ 25- 29%. Thu nhập bình quân của công nhân viên trong công ty cũng ngày một tăng, bình quân từ 2 triệu đồng trở lên. Năng suất lao động của người công nhân cũng tăng nhanh vượt trên 22%. Chương II. Một số hoạt động quản lý nhân sự tại công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam 1. Tuyển chọn, tuyển dụng Hoạt động tuyển dụng của công ty được diễn theo các bước sau: - Trưởng các đơn vị sẽ xác định nhu cầu tuyển dụng - Sau đó sẽ chuyển các nhu cầu xuống cho Văn phòng Tổng hợp lập ra kế hoạch tuyển dụng. Kế hoạch tuyển dụng sẽ bao gồm các nội dung như sau: * Số lượng * Ngành nghề * Trình độ * Thời gian cần tuyển Bản kế hoạch này được trình lên Giám đốc hay người được ủy quyền phê duyệt trước khi thực hiện . - Căn cứ vào kế hoạch hoặc yêu cầu tuyển dụng đã được Giám đốc phê duyệt, Văn phòng Tổng hợp chịu trách nhiệm thông báo tuyển dụng bằng các hình thức khác nhau như ( đăng báo, gửi thông báo đến các cơ sở đào tạo, dán thông báo ở Công ty…). Trong bản thông báo có bao gồm các yêu cầu tuyển dụng và các hồ sơ cần nộp. - Văn phòng Tổng hợp tiếp nhận và đánh giá hồ sơ dự tuyển, loại bỏ các hồ sơ không đạt yêu cầu theo thông báo và lập danh sách các ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu theo thứ tự ưu tiên bằng cấp, chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện ưu tiên khác của công ty. - Phối hợp cùng các đơn vị chuyên môn tổ chức tuyển chọn bằng các hình thức thích hợp: xét tuyển, thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp… Nội dung và hình thức tuyển chọn phù hợp với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. - Sau khi tuyển chọn được, Văn phòng Tổng hợp trình Giám đốc quyết định tuyển dụng và thông báo cho các ứng viên trúng tuyển đến nhận việc. - Ký hợp đồng thử việc với người tuyển dụng theo quy định của Luật lao động - Điều động người được tuyển dụng đến các bộ phận theo yêu cầu. - Sau khi kết thúc giai đoạn tập sự, người lao động phải báo cáo bằng văn bản về kết quả tập sự - Trưởng các đơn vị phải nhận xét kết quả nhân sự và đề xuất việc tuyển dụng chính thức hay thôi tuyển dụng người tập sự tại bộ phận mình phụ trách và gửi cho văn phòng Tổng hợp. - Văn phòng Tổng hợp xem xét đề nghị, lập báo cáo bằng văn bản và trình Giám đốc ra quyết định công nhận hết thời hạn tập sự hay thử việc. - Ký hợp đồng Lao động chính thức với người tuyển dụng. Nhận xét: Công tác xây dựng các bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc vẫn còn hết sức sơ lược vì hai bản này sẽ giúp đỡ rất nhiều cho hoạt động tuyển dụng 2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Công ty cổ phần Nồi hơi Việt Nam xây dựng, áp dụng và duy trì quy trình đào tạo nhằm thống nhất việc đào tạo cán bộ công nhân viên. Quy trình được áp dụng cho việc đào tạo ban đầu, đào tạo lại , bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho tất cả người lao động trong quá trình làm việc tại công ty. Quy trình được diễn ra qua các bước sau: 2.1. Xác định nhu cầu đào tạo: - Mọi nhu cầu đào tạo do các Trưởng đơn vị lập theo biểu mẫu của công ty và đều được chuyển đến Văn phòng Tổng hợp để xem xét và lập kế hoạch đào tạo - Hàng năm vào các quý IV, các trưởng các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và yêu cầu công việc đánh giá và lập nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với cán bộ công nhân viên thuộc thẩm quyển quản lý. - Khi tiếp nhận tuyển dụng nhân viên mới hoặc có sự thay đổi về kỹ thuật công nghệ sản xuất, nếu thấy cần thiết Trưởng các đơn vị phải lập các nhu cầu đào tạo. - Khi phát hiện thấy sự bất cập về trình độ so với yêu cầu công việc thì Trưởng các đơn vị lập nhu cầu đào tạo. 2.2. Lập kế hoạch đào tạo - Văn phòng Tổng hợp tập hợp nhu cầu và lập kế hoạch đào tạo chung của công ty, sau đó trình lên Giám đốc hay Phó giám đốc phê duyệt. Kế hoạch đào tạo bao gồm các nội dung sau: + Mục đích yêu cầu đào tạo + Nội dung đào tạo + Hình thức đào tạo + Thời gian thực hiện + Dự trù kinh phí đào tạo - Căn cứ vào kế hoạch chung, Văn phòng Tổng hợp lập Kế hoạch chi tiết cho từng khóa đào tạo trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc phê duyệt. Bản sao kế hoạch được gửi cho các bộ phận có liên quan biết để thực hiện. Đào tạo ngòai kế hoạch do văn phòng Tổng hợp đề nghị Giám đốc xem xét và quyết định. 2.3. Tổ chức đào tạo 2.3.1. Tự đào tạo - Việc đào tạo cán bộ, công nhân viên gồm: Đào tạo từ đầu, đào tạo lại, nâng bậc theo giáo trình công nghệ và tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng, do văn phòng Tổng hợp thực hiện. Các tài liệu này đựơc phê duyệt bởi các phòng ban chức năng. - Việc đánh giá kết quả bằng hình thức thi lý thuyết và thực hành - Văn phòng Tổng hợp thực hiện việc theo dõi thời gian đào tạo 2.3.2. Đào tạo bên ngòai - Cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo bên ngòai theo kế hoạch đã được Giám đốc công ty phê duyệt. Sau khi học phải nộp bản sao chứng chỉ đào tạo lại cho Văn phòng Tổng hợp. Trường hợp khóa học không cấp bằng chứng chỉ thì phải yêu cầu tổ chức đào tạo gửi biên bản đánh giá và xác nhận kết quả đào tạo hoặc xác nhận tham gia đào tạo - Khi có nhu cầu đào tạo tại chỗ, công ty sẽ mời các cơ sở chuyên nghiệp hay chuyên gia bên ngoài đến đào tạo tại công ty. Thủ tục mời, ký hợp đồng đào tạo và tổ chức lớp học do Văn phòng Tổng hợp tổ chức thực hiện. - Văn phòng Tổng hợp theo dõi quá trình, tiến độ thực hiện các khóa đào tạo, đối với những khóa đào tạo có cấp chứng chỉ thì Văn phòng Tổng hợp sẽ cập nhật vào hồ sơ nhân sự. Tùy theo tình hình thực tế, Văn phòng Tổng hợp có thể đề nghị Giám đốc hoặc Phó giám đốc quyết định điều chỉnh kế hoạch đào tạo Nhận xét: - Việc thực hiện công tác đánh giá sau đào tạo vẫn chưa tốt. - Mục tiêu đào tạo còn chung chung - Hình thức đào tạo chưa hấp dẫn người học - Xây dựng nhu cầu đào tạo vẫn chưa hiệu quả 3. Tiền lương, tiền thưởng 3.1 Chấm công để trả lương - Vào ngày 25+26 các đơn vị sẽ nộp bảng chấm công về văn phòng tổng hợp. - Vào ngày 26+27+28 các đơn vị sản xuất sẽ tính lương và duyệt tiền lương sản xuất, duyệt lương cán bộ chức danh, phân phối tiền lương cho các đơn vị phục vụ. - Từ ngày 26- 28, Văn phòng Tổng hợp có nhiệm vụ chi trả tiền lương khác cho người lao động ( phép, lễ). - Ngày 29, các đơn vị phân phối lương cho người lao động ( việc riêng, làm thêm giờ, BHXH..). - Ngày 30- 1, Văn phòng Tổng hợp hòan thiện số lượng, bảng kê tổng hợp và chuyển giao sổ lương cho phòng Tài chính kế toán. 3.2.Tổ chức trả lương, quản lý quỹ lương 3.2.1 Nguyên tắc chung trong trả lương - Việc phân phối chi trả tiền lương cho người lao động phải gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh ( sản lượng và doanh thu). - Đảm bảo tính công bằng trong phân phối, phù hợp với chức danh, ngành nghề, cấp bậc và kết quả của người lao động. - Động viên người lao động phát huy được tính lao động sáng tạo trong sản xuất và công tác nhằm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. 3.2.2. Nguồn để trả lương Nguồn để trả lương của công ty được lấy từ doanh thu theo tỷ lệ từ 12- 13% doanh thu. 3.2.3. Hệ thống thang bảng lương mà công ty đang áp dụng * Đối với công nhân trực tiếp sản xuất kinh doanh Áp dụng thang lương 7 bậc với nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử - tin học Ngành/ Nhóm ngành Bậc/ Hệ số, Mức lương I II III IV V VI VII Nhóm I 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.2 Nhóm II 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 Nhóm III 1.78 2.1 2.48 2.92 3.45 4.07 4.8 Trong đó : Nhóm I bao gồm : + Vận chuyển nội bộ, vệ sinh công nghiệp + Sửa chữa điện dân dụng + Thủ kho, lao động phổ thông Nhóm II bao gồm + Tiện, phay, bào, mài bóng, đánh bóng, mài sắt + Gia công bánh răng, nguội, gò, hàn điện, hàn hơi + Lắp ráp, ép nhựa + Sửa chữa cơ, sửa chữa điện, sửa chữa, lắp đặt ống nước + Khoan, xọc, mài ren, vạch dấu + Ép phôi, pha trộn, dập, cắt sắt. Nhóm III bao gồm: + Sơn trong buồng kín, hàn trong buồng kín + Sửa chữa lò hơi trong nhà máy nhiệt điện, thiết bị điện, thiết bị thủy lực, thiết bị trong nhà máy điện + Kiểm tra kim loại bằng quang phổ, siêu âm + Sửa chữa cơ khí điện tại mỏ, sửa chữa máy xúc, sửa chữa ô tô mỏ, máy khoan, máy gạt * Đối với cán bộ chức danh, kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ Chức danh Bậc/ Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Chuyên viên cao cấp, kinh tế viên cao cấp, kỹ sư cao cấp 4.57 4.86 5.15 5.44 2. Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính 3.26 3.54 3.82 4.1 4.38 4.66 3. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư 1.78 2.02 2.26 2.5 2.74 2.98 3.23 3.48 4. Cán sự, kỹ thuật viên 1.46 1.58 1.7 1.82 1.94 2.06 2.18 2.3 2.42 2.55 2.68 2.81 5. Nhân viên văn thư 1.22 1.31 1.4 1.49 1.58 1.67 1.76 1.85 1.94 2.03 2.12 2.21 6. Nhân viên phục vụ 1 1.09 1.18 1.27 1.36 1.45 1.54 1.63 1.72 1.81 1.9 1.99 3.2.4 Hình thức trả lương 3.2.4.1. Đối với khối phục vụ * Chi trả tiền lương cho đơn vị ( phòng hoặc tương đương) được tính theo công thức: L = ∑i x Kđc Li =[ (Ltt x KCB) + ( LBq x KCD)] x n/22 Trong đó : L là: tiền lương phân phối cho đơn vị ( phòng hoặc tương đương ) Li là: tiền lương của từng người trong đơn vị Ltt là: tiền lương tối thiểu nhà nước quy định KCB là hệ số lương cấp bậc đang hưởng của người lao động LBq là lương tính cơ sở của khối phục vụ LBq = LBqk x 0.7 LBqk là lương khóan bình quân của khối trực tiếp sản xuất n là số ngày công đi làm thực tế của người lao động KCD là hệ số lương phụ thuộc vào chức danh, trình độ, ngành nghề, năng suất… và được xác định theo bảng 1 và bảng 2 Kđc hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào khối lượng, năng suất, hiệu quả của đơn vị thực hiện trong tháng. Kđc = 0.8- 1.2 Bảng 1: Hệ số KCD phân loại A, B, C… theo cán bộ quản lý TT Chức danh Hệ số KCD A B C 1 Chủ tịch HĐQT 3.5 3.2 3 2 Giám đốc công ty 3.5 3.2 3 3 Phó giám đốc, Kế tóan trưởng 2.5 2.2 2 4 Trưởng phòng, GĐXN, GĐTT, GĐ Chi nhánh 2 1.8 1.6 5 Phó phòng, PGĐXN, PGĐTT, PGĐ CN, Phó KT trưởng 1.5 1.2 1 6 Đội trưởng 1 0.8 0.6 Bảng 2: Hệ số KCD phân loại theo trình độ nghề nghiệp TT Chức danh Hệ số KCD A B C 1 Tiến sĩ 1.5 1.2 1 2 Kỹ sư 1 0.85 0.7 3 Cao đẳng 0.7 0.6 0.5 4 Trung cấp +CNKT 0.5 0.4 0.3 5 Sơ cấp + Lao động phổ thông + Nhân viên 0.35 0.3 0.25 * Trả tiền lương cho người lao động - Đối với cán bộ chức danh: Giám đốc công ty căn cứ vào kết quả lãnh đạo và quản lý của từng cá nhân để chi trả tiền lương. - Đối với các phòng: Căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng phòng Giám đốc quyết định hệ số Kđc. - Đối với người lao động khối phục vụ: Căn cứ vào tổng tiền lương của đơn vị được phân phối và kết quả, thời gian làm việc của từng người. Phụ trách đơn vị phân loại A, B, C theo bảng 2 và chi trả tiền lương cho từng người lao động Phụ trách đơn vị căn cứ vào tổng tiền lương và kết quả, thời gian làm việc của từng người để tiến hành chi trả tiền lương và hệ số KCD. 3.2.4.2. Đối với đơn vị và người trực tiếp sản xuất hưởng lương sản phẩm - Căn cứ vào hợp đồng giao khoán khối lượng công việc, các văn bản định mức thời gian lao động cho sản phẩm, chi tiết kết quả đã thực hiện trong tháng. - Tiền lương được chi trả cho tập thể đơn vị được tính theo công thức: Lđv = (∑ T x A) Trong đó : Lđv: Tổng tiền lương đơn vị nhận được trong tháng. ∑ T: Tổng thời gian thực hiện tương ứng với khối lượng sản phẩm định mức đã hòan thành A: đơn giá tiền lương cho một giờ lao động Ngòai ra còn giao tiền lương điều hành cho các đơn vị : Kđh = (5- 10 %) Lđv 3.2.5. Các chế độ chi trả tiền lương khác 3.2.5.1. Tiền lương làm thêm giờ * Đối với người lao động trực tiếp sản xuất và hưởng lương sản phẩm - Làm thêm giờ vào ngày thường: ngòai tiền lương sản phẩm được hưởng thêm 3.500đ/h. - Làm thêm giờ ngày chủ nhật: ngòai tiền lương sản phẩm được hưởng thêm 5000đ/h. - Làm thêm giờ ngày lễ, tết: ngoài tiền lương sản phẩm được hưởng thêm 9.000đ/h. * Đối với người lao động thuộc đơn vị phục vụ và các cán bộ quản lý - Làm thêm giờ ngày thường : được tính bằng tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường nhân với hệ số K=1.5. - Làm thêm giờ vào ngày chủ nhật : được tính bằng tiền lường giờ của ngày làm việc bình thường nhân với hệ số K=2. - Làm việc thêm giờ ngày lễ+ tết: được tính bằng tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường nhân với hệ số K=3. 3.2.5.2. Phụ cấp làm ca đêm - Thời gian làm việc ca đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ ( 8 giờ). - Tiền phục cấp ca đêm được trả thêm là 40% lương cấp bậc 3.2.5.3. Trả tiền lương các ngày nghỉ - Lễ, phép, việc riêng, hội họp, học tập, thực hiện nghĩa vụ theo luật quy định - Được chi trả theo lương cấp bậc bậc nhân với hệ số K = 1 cho nghỉ phép, việc riêng có lương K = 1.3 cho hội họp, học tập 3.2.5.4. Lương trả cho BHXH - Những ngày nghỉ: ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được tính theo lương cấp bậc và các quy định theo chế độ hiện hành. 3.2.5.5. Trả phụ cấp trách nhiệm - Phụ cấp trách nhiệm công việc được tính 7% so với lương cấp bậc áp dụng cho thủ kho, lái xe, thủ quỹ tổ trưởng. 3.3 Các hình thức thưởng Ngòai việc thưởng là thưởng theo quý và thưởng theo năm, theo quý cho việc tăng năng suất lao động và thưởng năm vào các dịp lễ tết, còn có các hình thức thưởng cho các ý kiến sáng tạo để nâng cao năng suất lao động. Nhận xét: 4. Thực trạng về điều kiện lao động - Với chính sách xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhà cửa, phương tiện làm việc, kho tàng, bến bãi… để bảo đảm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nên nhà xưởng được xây dựng theo đúng quy hoạch, thiết kế, thường xuyên được tu sửa sạch sẽ, thoáng mát. Không gian làm việc được đảm bảo theo đúng quy định, được trang bị đủ các phương tiện cần thiết để làm việc. - Bên cạnh đó công ty xác định yếu tố tác động của môi trường và quản lý môi trường làm việc cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm. + Khu cây xanh được quy định tưới nước 1lần/ ngày để đảm bảo bầu không khí luôn luôn trong sạch trong công ty. + Khu hàn đảm bảo thông thoáng để giảm nhiệt độ trong xưởng và thoáng gió, công nhân hàn phải được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ ( kính hàn và các trang thiết bị cá nhân khác). + Khu sơn làm sạch, khu đúc công ty trang bị và yêu cầu công nhân phải đeo khẩu trang. + Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp được dẫn theo các đường dẫn được xây dựng đảm bảo dẫn nước tới nơi quy định. + Các phòng làm việc, văn phòng, các xưởng đảm bảo độ sáng bình thường. Giữa các khu văn phòng và nhà xưởng có cửa ngăn nhằm giảm tiếng ồn. + Khi có điều kiện cùng cơ quan quản lý môi trường đánh giá tác động môi trường và thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan môi trường. + Nơi làm việc phải đảm bảo àn toàn lao động. + Thường xuyên vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ, ngăn nắp. + Hàng năm đều tổ chức cho người lao động tham gia khóa học về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy. + Do đặc thù là một nhà máy cơ khí nên có chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với công nhân làm việc trong môi trường quá nóng bức ngay khi nhiệt độ ngòai trời là 35oC. + Hàng năm đều tổ chức khám bệnh định kỳ cho công nhân viên. Nhận xét: + Môi trừơng lao động và làm việc của người lao động đã được chú trọng và cải thiện trong những năm qua. Điều này được thể hiện qua việc chi phí cho công tác bảo hộ lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đã được gia tăng, hàng năm đều có tổ chức huấn luyện về an tòan lao động nên không có vụ tai nạn lao động nào xảy ra, không có trường hợp nào mắc các bệnh nghề nghiệp, không có công nhân nào bị suy giảm về sức lao động. +Do đặc thù của một nhà máy cơ khí, nên môi trường lao động của người công nhân khá nóng bức và tiếng ồn lớn, bụi nhiều, rung lớn. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người lao động vì vậy công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác an toàn lao động và tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. 5. Tạo động lực - Tạo thuận lợi cho người lao động hòan thành nhiệm vụ: cung cấp các trang thiết bị máy móc cần thiết cho công việc, tạo môi trường làm việc năng động, bầu không khí vui vẻ. - Sử dụng hợp lý các khuyến khích tài chính như tăng lương, trả lương ngoài phần cơ bản thì còn có thêm một tăng năng suất, thưởng cho ý tưởng sáng tạo, cải tiến kỹ thuật - Sử dụng các khuyến khích phi tài chính như tổ chức, phát động các cuộc thi đua sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tuyên dương các cá nhân, tạo cơ hội cho họ học tập phát triển… 6. Quan hệ lao động 6.1. Hợp đồng lao động - Có hai loại hợp đồng lao động + Hợp đồng không xác định thời hạn + Hợp đồng thời vụ từ 3- 6 tháng áp dụng trong những trường hợp công việc tạm thời, tùy theo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu xét thấy chỉ cầ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12723.doc
Tài liệu liên quan