Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Phần I: Mở đầu I. Tính cấp thiết của đề tài. Trong nền “Văn minh trí tuệ” khoa học - công nghệ đem lại những thành tựu to lớn, đang tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người làm biến đổi tận gốc mọi yếu tố của lực lượng sản xuất, của tự nhiên- xã hội và ngay bản thân con người. Nước ta điểm xuất phát là nước nông nghiệp, khoa học - công nghệ tuy đã có những bước tiến song vẫn thuộc loại lạc hậu. Do vậy, việc chuyển giao công nghệ là vấn đề vô cùng cấp bách. Nghị quyết hội nghị

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TW lần thứ 2 (khoá 8) đã khẳng định “ cùng với giáo dục- đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để khẳng giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội” [8,59] Trước đây cũng như hiện nay công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn được coi là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực chất của công nghiệp hoá là đưa nền sản xuất xã hội từ thủ công lạc hậu sang lao động bằng máy móc và phương tiện kỹ thuật mới hiện đại, tăn năng suất lao động xã hội, mở rộng tích luỹ nâng cao đời sống của nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay công nghệp hoá , hiện đại hoá ở nước ta được thực hiện theo đường lối đổi mới, thực hiện chính sách kinh tế mở cửa: theo quan điểm kinh mở nền kinh tế nước ta phải hội nhập với kinh tế thế giới phát huy lợi thế so sánh của mình, đồng thời khai thác cái hay, cái tốt của bên ngoài thông qua xuất nhập khẩu thu hút vốn đầu tư và công nghệ. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài : " Một số hình thức chuyển giao công nghệ để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. II. Tình hình nghiên cứu. Chuyển giao công nghệ là một đề tài hấp dẫn của khoa học kinh tế, cho nên đã có nhiều công trình nghiên cứu nó ở cấp độ quốc tế. tuy nhiên, ở Việt Nam trước đại hội VI ít công trình đánh giá mặt ưu điểm khoa học công nghệ thường phân tích minh hoạ theo hướng phê phán, cảnh giác trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Sau đại hộiVI, trên quan điểm đổi mới nên việc nhận thức vai trò KH- CN đã có những nét mới, nhất là qua thực tiễn tiếp cận, hợp tác, mua... công nghệ mới. Đã có một số đè tài có nghiên cứu về công nghệ như: Đổi mới công nghệ nghành, chuyển giao công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường...Nhưng chủ yếu dưới giác độ kinh tế kỹ thuật, ít có công trình nghiên cứu theo giác độ KTCT. vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này là một vấn đề đặt ra rất phong phú theo bước tiến của thời đại. III. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a/ Mục đích: Qua phân tich vai trò của khoa học công nghệ chuyển giao công nghệ, thực trạng và những thách thức đang đặt ra trong việc tiếp thu đổi mới công nghệ mà tác giả khoá luận lựa chọn các phương hướng và giải pháp hợp lý nhằm tiếp thu và sử dụng công nghệ có hiệu quả để phát triển kinh tế đất nước. b/ Nhiệm vụ: - Xem xét vai trò của khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ nhằm định hướng cho việc lựa chọn, tiếp thu công nghệ mới vào nước ta. - Phân tích và đánh giá thực trạng tiếp thu- đổi mưói công nghệ ở nước ta và kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước trong khu vực. - Đề ra những phương hướng và giải pháp hợp lý nhằm tiếp thu đổi mới công nghệ có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước. IV. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Khoá luận dựa trên phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các tài liệu về chiến lược phát triển khoa học- công nghệ và các văn kiện hội nghị của BCHTW Đảng về khoa học - công nghệ Ngoài ra khoá luận còn sử dụng phương pháp logíc kết hợp với phưong pháp lịch sử, so sánh phân tích, tổng hợp, thống kê. V. ý nghĩa của khoá luận. Đối với cá nhân: Việc viết khoá luận bước đầu giúp tôi làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, rèn luyện phương pháp tư duy khoa học, tiếp cận nghiên cứu những vấn đề mới có tính thực tiễn ở Việt Nam, nâng cao nhận thức về chuyên nghành kinh tế chính trị ý nghĩa lý luận và thực tiễn: Khoá luận có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu bước đầu cho những ai quan tâm đến vấn đề chuyển giao công nghệ cuả một số nước trong khu vực và Việt Nam VI. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mơ đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 2 chương: Chương I: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ Chương II: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển chuyển giao công nghệ. Phần II: nội dung Chương I: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ I/ Vai trò của chuyển giao khoa học - công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 1. Những khái niệm cơ bản về khoa học - kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường phát triển chung mà tất cả các nước trên thế giới đều trải qua, nhưng mỗi nước có con đường đi riêng của mình và có quan niệm khác nhau về nó. Đảng và nhà nước ta quan niệm: "Công nghiệp hoá- hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao đông với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao" [28,511]. Thực chất Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta là quá trình tạo ra những tiền đề vật chất, kỹ thuật về con người công nghệ phương tiện, phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xã hội cao. Như vậy, để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là phải cọi trọng quá trình chuyển giao công nghệ. 1.1 Khái niệm khoa học - công nghệ. - Khoa học là hệ thống kiến thức về các quy luật của tự nhiên- xã hội và tư duy, là một dạng hoạt động xã hội nhằm nghiên cứu và phát hiện các dạng quy luật, vận dụng những hiểu biết vào sản xuất - đời sống...trong những điều kiện kinh tế- văn hoá- xã hội cụ thể. - Công nghệ: Trước đây thường dùng khái niệm kỹ thuật để chỉ các công cụ, các giải pháp , kiến thức... được sử dụng trong sản xuất. Về sau mới xuất hiện khái niệm công nghệ có xuất xứ từ 2 từ trong tiếng Hy lạp cổ Hchno, Logy có nghĩa là tài năng nghệ thuật, kỹ thuật, sự khéo léo. Logy có nghĩa là lời lẽ ngôn từ cách diễn đạt hay lý thuyết , như vậy, ở gốc từ công nghệ (Hchnology) đã bao gồm ở trong đó khái niệm khoa học và kỹ thuật. Đến thế kỷ 19 thuật ngữ công nghệ bắt đầu xuất hiện và sử dụng rộng rãi với từ tiếng Anh: Technology hay còn gọi là công nghệ học - nghĩa của từ là khoa học về các kỹ thuật hoặc sự nghiên cứu một cách có hệ thống về kỹ thuật. Công nghệ được định nghĩa dưới nhiều giác độ khác nhau: 1- Theo world Band (NHTG): Công nghệ là phương pháp chuyển hoá các nguồn - các thành phần của 3 yếu tố: thông tin và phương pháp - cách thức sử dụng công cụ để thực hiện sự chuyển hoá, sự hiểu biết phương pháp để hoạt động. 2- Theo liên hiệp quốc ở hội nghị thương mại và phát triển (tại Hà Nội, 1988) công nghệ là một hàng hoá cần cho đầu vào của sản xuất và được mua bán trên thị trường. Đặc biệt nó gắn với quyết định đầu tư và nhân lực có trình độ cao, chuyên môn sâu, sử dụng đúng các thiết bị, kỹ thuật, thông tin...trong thương mại... đưa ra thị trường hay giữ bí mật để hoạt động độc quyền. 3- Theo UNIDO: Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp, bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và có phương pháp tốt. 4- Theo ESCAP: Công nghệ là hệ thống kiến thức vê quy trình kỹ thuật chế biến vật liệu và thông tin. 5- Cũng theo ESCAP: Công nghệ bao gồm các kỹ năng, kiến thức và phương pháp sử dụng trong sản xuất, hoặc dịch vụ, công nghiệp và quản lý. Như vậy, công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghệ bằng cách sử dụng những nghiên cứu và xử lý một cách có hệ thống và có phương pháp. Các công cụ công nghệ do con người tạo ra, phương tiện tăng năng lực, thể chất và tinh thần con người. Định nghĩa của ESCAP có tư duy mới về công nghệ coi nó luôn luôn gắn với quá trình sản xuất" Công nghệ được tiếp thu rộng rãi vào dịch vụ và quản lý" Định nghĩa rộng hơn còn chỉ công nghệ có các thành phần cấu thành nó" Ngày nay, công nghệ được hiểu một cách đầy đủ như sau: Công nghệ là tập hợp các phương pháp quy trình kỹ năng, bí quyết, công cụ phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phầm hàng hoá [3,8]. Với cách hiểu này công nghệ là tập hợp những hiểu biết hướng vào cải tạo tự nhiên phụ vụ các nhu cầu của con gnười. Nó là tác nhân chủ yếu trong quá trình biến các nguồn lực kinh tế thành sản phẩm hàng hoá. Công nghệ gồm thành phần " Phần cứng và phần mềm" Phần cứng: Gồm các trang thiết bị như máy móc, khí cụ, nhà xưởng, các phương tiện kiểm tra, đo lường tình toán... Nó giúp tăng năng lực cơ bắp ăng trí lực con người. Phần mềm: gồm phần con người (gồm tinh thần thái độ, kiến thức ngề nghiệp và khả năng tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ mới). Phần thông tin ( gồm các loại thông tin). Phần tổ chức quản lý( gồm tổ chức các hoạt động công nghệ, các dịch vụ cho các hoạt động đó, các tổ chức tiếp thị trước và sau bán hàng). Bốn yếu tố phần mềm có liên quan mật thiết nhau, trong đó phần con nghười giữ vai trò trung tâm, quyết định nhất. Như vậy, với cách hiểu truyền thống trước đây, đồng nhất kỹ thuật với thiết bị là chưa chú ý đến lý thuyết vận hành tay nghề của công nhân, năng lực tổ chức quản lý hoạt động sản xuất. Do vậy, hiện nay thuật ngữ " công nghệ" thưòng được sử dụng thay cho thuật ngữ " kỹ thuật". Với cách hiểu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay khi mà công nghệ thực sự trở thành nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh, khi mà tỷ lệ phần mềm trong các hệ thống công nghệ ngày càng có vị trí quan trọng quyết định đến 1 quy trình sản xuất. 1.2. Khái niệm chuyển giao công nghệ: Là những hoạt động nhằm đưa những công nghệ mới vào sản xuất. Đó có thể là việc áp dụng một kết quả nghiên cứu khoa học và sản xuất, hoặc áp dụng một công nghệ đã hoàn thiện từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác, từ nước này sang nước khác. Thực chất của chuyển giao công nghệ là làm thay đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng của công nghệ chuyển giao. Do vậy công nghệ chuyển giao là một thứ hàng hoá, chuyển giao công nghệ bao gồm 2 hình thức: chuyển giao dọc và chuyển giao ngang: - Chuyển giao dọc: là hình thức chuyển giao khi công nghệ mới chuyển từ khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất, tức là quá trình đưa 1 kết quả nghiên cứu vào áp dụng trong sản xuất đời sống. Điều đáng chú ý ở hình thức này là các kết quả nghiên cứu đã được khảo nghiệm trong giai đoạn triển khai thực nghiệm với những thông số kỹ thuật trong giai đoạn sản xuất thử chứ không phải là trong phòng thí nghiệm. Chuyển giao dọc được thực hiện qua các kênh như: mua bán bằng phát minh và bí quyết công nghệ; giấy chứng nhận phát minh * Giấy chứng nhận phát minh là một hình thức thông dụng nhất về chuyển giao công nghệ. Chế độ bằng phát minh quy định người sở hữu công nghệ đã phát minh được hưởng quyền khai thác nó, hoặc cho phép người khác khai thác nó. Người này có quyền chiếm hữu một cách hợp pháp những tri thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhất định và có thể đem chúng ra mua bán thông qua việc cho phép sử dụng chúng đổi lấy một khoản tiền. Tình hình thực tế ở các nước đang phát triển chỉ ra chế độ giấy chứng nhận phát minh được đăng ký ở các nước này phần lớn thuộc các công ty của nước ngoài chuyển giao cho (84% số bằng phát minh trong nước là mua các nước tư bản phát minh) Khi các nước tư bản phát triển đã bán bằng phát minh kèm theo quyền sử dụng công nghệ cho các nước đang phát triển thì các quốc gia chủ nhà có quyền áp dụng phát minh đó vào sản xuất và có nghĩa vụ thanh toán bằng giá trị cho người chủ sở hữu bằng phát minh. ở hình thức này nổi lên một yêu cầu là người mua phải có những điều kiện kỹ thuật, công nghệ nhất định để áp dụng. * Mua các bí quyết công nghệ là hình thức chuyển giao công nghệ mà các nước đang phát triển sử dụng để thu hút công nghệ chuyển giao. Sau khi mua bí quyết người mua có quyền sử dụng bí quyết đó vào công việc sản xuất ở nước mình. Có khi họ thuê chuyên gia để nhằm vào mục đích áp dụng bí quyết đã mua vào sản xuất... thông thường việc mua bí quyết công nghệ diễn ra đồng thời với việc tiếp nhận công nghệ dưới hình thức liên doanh và chìa khoá trao tay. Nhưng cũng có khi mua bí quyết công nghệ để áp dụng vào những xí nghiệp của nước mình. Đây cũng là hình thức được thương mại hoá trong điều kiện ngày nay, và do có quyền sở hữu công nghiệp thúc đẩy mà các nước tư bản phát triển chuyển giao công nghệ dưới thể thức này cho các nước đang phát triển. Thực tế cho thấy các công ty Nhật Bản đã tăng cường chuyển giao công nghệ cho các nước Đông nam á và việc chuyển giao bao gồm từ hình thức đơn giản như bán sản phẩm hoặc thiết kế và huấn luyện đến thiết lập các liên doanh và các nhà máy con. Trình độ công nghệ cũng đa dạng từ phụ tùng tới các máy vi mạch, như các bí quyết về bán dẫn Hình thức chuyển giao này có khó khăn cho người mua những bí quyết này là phải đánh giá trước tiên giá trị của bí quyết, xác minh xem giá cả của nó có đúng không. Khó khăn này sẽ càng tăng hơn, ở trong thực tế do những thiếu sót trong việc bảo hộ bằng pháp luật đối với những bí quyết không được cấp patent, vì người chủ công nghệ không muốn để lộ ra công nghệ trước khi hợp đồng mua công nghệ được ký kết. Mặt khác, hình thức thanh toán bằng tiền sau khi đã mua công nghệ làm cho các nước cung cấp công nghệ ít có trách nhiệm đối với việc bảo đảm sự thành công của chuyển giao bí quyết công nghệ. Hình thái công nghệ này thông thường sau khi ký kết hợp đồng mua bán thường đi đến một thoả thuận giữa bí mật nhờ đó mà người mua sẽ giữ bí mật tất cả những số liệu sẽ có được trong khi đàm phán. Người có công nghệ sẽ tiết lộ một số dữ liệu cần thiết cho phép người mua đánh giá được những cải tiến do kết quả của việc sử dụng bí quyết và quyết định được giá cả đòi hỏi của người bán là đúng hay sai. Bí quyết cũng có thể được bảo hộ khi tiến hành các thủ tục có khác nhau ỏ từng nước, song lại có sự thống nhất theo các công ước quốc tế đã được ký kết ở thế kỷ XIX, nhờ có những điều kiện cho việc cấp patent mà nó giúp cho người mua yên tâm trong khi mua bí quyết. Ngoài ra nhờ có điều khoản về bảo đảm của người chủ đối với người mua về những đặc tính của công nghệ chuyển giao giúp người mua đạt được mong muốn về số lượng và chất lượng. - Chuyển giao ngang: Là hình thức chuyển gao công nghệ đã hoàn thiện từ 1 xí nghiệp này sang 1 xí nghiệp khác hoặc giưã nước này sang nước khác. Chuyển giao ngang được thực hiện qua các kênh như liên doanh và hợp đồng chọn gói. * Qua kênh liên doanh. Liên doanh là mối quan hệ giữa các công ty nước ngoài với công ty của nước sở tại dựa trên cơ sở hợp đồng giữa hai bên, nhằm tạo ra những hoạt động kinh doanh, mà trong đó rủi ro, lợi nhuận cũng như thua lỗ đều được các bên tham gia chia sẻ. Ngày nay trong hợp tác giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển liên doanh là một kênh để chuyển giao công nghệ. Liên doanh là nhằm chuyển giao tay nghề, tiếp thu khả năng nghiên cứu và quản lý thị trường cũng như chuyển giao công nghệ. Liên doanh thường có những hoạt động trong các dự án thuộc nghành xây dựng và cơ khí trên quy mô lớn; trong thăm dò khai thác tài nguyên; trong hoạt động nghiên cứu, triển khai nhằm tạo ra sản phẩm mới hoặc quy trình; trong các ngành công nghiệp nhằm đạt trình độ kinh tế cao. Liên doanh giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển dưới các dạng chủ yếu sau đây: Liên doanh bao gồm cả chuyển nhượng li xăng và hỗ trợ kỹ thuật ở dạng này bên chủ thể chuyển nhượng có thể sử dụng toàn bộ khoản trả kỳ vụ và phí trợ giúp làm vốn đầu tư, hoặc bên chủ nhà tiếp nhận phải toàn bộ các chi phí nảy sinh trong hỗ trợ kỹ thuật ở bên nước mình. Liên doanh sản xuất: Đây chính là hình thức liên doanh giữa các công ty tư bản nước ngoài với các công ty của các nước đang phát triển, mà các bên đều đóng góp vốn dưới dạng tiền mặt, thiết bị, vật sở hữu và bí quyết. Những khoản không phải tiền mặt cần được đánh giá và chuyển thành vốn. Liên doanh thị trường : Đây là dạng liên doanh mà các bên cùng tham gia liên loanh dưới hình thức góp vốn trên cơ sở 50-50% cùng quy định người giám sát và các đại lý tiêu thụ. Qua nghiên cứu thực tiễn các liên doanh giữa các nước với nhau cho thấy liên doanh đã, đang và sẽ vẫn là một hình thức hợp tác kinh tế rất phổ biến nó có những mục tiêu thống nhất đó là: 1/ Hạn chế rủi ro, đạt đến quy mô kinh doanh cần thiết. 2/ Thực hiện liên kết có hiệu quả và sử dụng công nghệ cần thiết. 3/ Bước đầu mở rộng phạm vi hoạt động trên thế giới. 4/ Ngăn ngừa cạnh tranh và khai thác tài nguyên thiên nhiên. 5/ Vượt qua hệ thống bảo hộ mậu dịch. Bên cạnh những mục tiêu thông nhất trên, thì các bên cùng tham gia liên doanh còn có những sự khác nhau về lợi ích. Đó là về phía các nước phát triển thường có những lợi ích riêng như: Đẩy mạnh buôn bán ở các nước đang phát triển. Đối với những nước chưa từng trao đổi hàng hoá với các nước đang phát triển thì đây là cơ hội tốt để thâm nhập vào một thị trường đầy hấp dẫn, rộng lớn và rất có triển vọng. Mặt khác thông qua liên doanhvới các nước đang phát triển mà các nước phát triển thu đựoc một khoản ngoại tệ mạnh và cũng thông qua dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ cho liên doanh mà mong muốn đưa sản phẩm khác của mình vào thị trường các nước phát triển, cho nên các công ty này có thể hy vọng thâm nhập thị trường bằng cách thiết lập các kênh đưa vào các nước đang phát triển những hàng hoá khác thông qua đầu tư và chuyển giao công nghệ cho liên loanh. Về phía các công ty của các nước đang phát triển tham gia liên doanh với nước ngoài có mục tiêu là, tiếp nhận công nghệ của các nước tư bản phát triển; thúc đẩy quan hệ xuất khẩu; có được ngoại tệ mạnh nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thu hút mạnh mẽ hơn công nghệ của nước ngoài. Chuyển giao công nghệ qua hình thức liên doanh là một trong các hình thức có nhiều ưu điểm, bởi vì nó giảm bớt được sự kiểm tra so với các hình thức khác, do nó thu hút được sự có mặt thường xuyên của bên nước ngoài tham gia liên doanh. Công nghệ được chuyển giao cho liên doanh thường thông qua các thể thức sau: Một là: Chuyển giao dưới thể thức hợp đồng li xăng. ở thể thức này thì các bên tham gia liên doanh có thể cho liên doanh quyền sử dụng công nghệ thông qua hợp đồng chuyển nhượng li xăng riêng( Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng công nghệ). Hợp đồng này có thể là một trong những phụ lục của hợp đồng liên doanh. Hai là: liên doanh nhập khẩu từ một bên thứ ba- có nghĩa là liên doanh chuyển giao công nghệ qua một hợp đồng nhập khẩu công nghệ. Ba là: Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đóng góp cho liên doanh quyền sở hữu công nghiệp hoặc bí quyết như một nguồn vốn đầu tư của họ ở thể thức này cần chú ý xem xét những yếu tố như: Thứ nhất; các nhà đầu tư của các nước phát triển phải bảo đảm rằng họ là người sở hữu hợp pháp của công nghệ chuyển giao: Thứ hai; sản phẩm mới có nhu cầu cần thiết trong nước, hoặc có khả năng xuất khẩu: Thứ ba; giá trị của công nghệ không vượt quá 20% vốn đăng ký của liên doanh: Thứ tư; các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp hoặc bí quyết phải được đưa vào phần phụ lục của hợp đồng liên doanh và thứ năm; các hợp đồng nhập khẩu công nghệ phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền của các nước đang phát triển để xem xét và phê chuẩn theo các điều khoản thích hợp với nước chủ nhà. Ngày nay liên doanh là hình thức chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Bởi vì có nhân tố thúc đẩy quá trình ấy đó là quyền sở hữu công nghiệp. Thật vậy khi có nhân tố này sẽ cho phép người sở hữu công nghệ, công khai bộc lộ những cái mới mà không sợ làm giảm của các đối tượng cạnh tranh ở các nước kinh tế thị trường thường có bốn loại quyền sở hữu công nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư vào kiến thức và công nghệ. Đó là: Độc quyền sáng chế, quyền tác giả, bí mật thương mại và nhãn hiệu hàng hoá. Nhờ có quyền sở hữu công nghiệp mà các nhà tạo ra công nghệ bảo vệ được tài sản vô hình của mình, tránh được tình trạng sử dụng trái phép các quyền sở hữu công nghệ có thể đảm bảo giá trị thu hồi do áp dụng công nghệ đỡ mạo hiểm hơn. Do vậy làm tăng giá trị của công nghệ lên, chính điều này đã khuyến khích đầu tư cho phát triển công nghệ. Thực tế chỉ rõ trong chuyển giao công nghệ nhà đầu tư thường lo lắng đến việc công nghệ và bí quyết bị tiết lộ. Trong khi chuyển giao quyền sử dụng sáng chế giữ vai trò phụ trong các cuộc đàm phán. Liên doanh thì chuyển giao bí quyết là bảo hộ bí quyết lại có tầm quan trọng rất lớn. Do vậy các bên tham gia liên doanh cũng sẵn sàng bảo hộ các bí mật trrong thương mại, mặc dù chúng không được công nhận về mặt pháp lý. Chuyển giao công nghệ qua kênh “ chìa khoá trao tay” hay “ Hợp đồng trrọn gói”: Trong những hợp đồng “ chìa khoá trao tay” có quy định rõ một công ty chịu trách nhiệm toàn bộ những thao tác cần thiết để thành lập một xí nghiệp và vận hành xí nghiệp này một cách bình thường, ngoài ra các nước đang phát triển còn yêu cầu công ty này bảo đảm những hợp đồng “ sản phẩm trong tay” và “ thị trường trong tay” - có nghĩa là ngoài những việc bảo đảm nhà máy hoạt động bình thường còn phải đào tạo tay nghề, nhân viên kỹ thuật, sản xuất được những sản phẩm đạt đúng cách yêu cầu và bảo đảm thị trường tiêu thụ. Hình thức “ chìa khoá trao tay” còn gọi là hợp đồng “ trọn gói” nó bao hàm một mối quan hệ phụ thuộc lâu dài vào người chủ chuyển nhượng, dựa vào những thoả thuận về bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, cũng như nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ cho máy móc ở trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp những thoả thuận “ cả gói” vê kỹ thuật công nghệ thường bao gồm cả kiểm tra các loại giống, phân bón, thuốc trừ sâu,thiết bị máy móc. Hình thức “chìa khoá trao tay” là hình thức chuyển giao công nghệ bao gồm các công thức sản xuất, cách sử lý sản xuất , huấn luyện công nhân nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn về tài chính và những phương pháp về tổ chức. Nó bao gồm việc huấn luyện thành thạo tay nghề của những cá nhân riêng lẻ, cũng như của các tổ hợp công nghiệp. “ Chìa khoá trao tay” là hình thức chuyển giao công nghệ xuất hiện rất sớm, nó có ý nghĩa kinh tế rất lớn: - Trước hết, thông qua hình thức chuyển giao này nó góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngày càng gia tăng của công nghiệp, tạo ra một cơ cấu công nghiệp có cơ sở rộng rãi và tinh vi hơn ở các nước đang phát triển. Chẳng hạn, với hình thức chuyển giao công nghệ này mà Xinhgapo đến đầu năm 1980 đã xây dựng được các nghành dẫn đầu như lọc dầu, điện tử, máy công nghiệp. Còn ở Nam Triều Tiên thì thu hút 2/3 vốn và công nghệ chuyển giao của các nước tư bản phát triển vào hai ngành chiến lược là sản xuất hoá chất, điện tử và thiết bị điện, không những vậy hình thức “chìa khoá trao tay” còn góp phần làm cho hiệu quả của công nghiệp cao chẳng hạn ở Trung Quốc nhờ vào việc đổi mới công nghệ quản lý mà trong năm đầu sản xuất đã hạ thập được giá thành trên một đơn vị sản phẩm là 12% và tăng khối lượng sản phẩm thực tế của công ty lên 25%, kể cả tăng năng suất lao động [31,13]. - Thứ hai là, thông qua kênh chuyển giao công nghệ này đã góp phần vào giải quyết công ăn việc làm cho lao động ở các quốc gia đang phát triển. - Thứ ba là: Hình thức chuyển giao công nghệ “ chìa khoá trao tay” dưới hình thái những kỹ năng quản lý cùng với các bí quyết về kỹ thuật là lợi ích rất quan trọng cho các nước đang phát triển. Bởi vì thông qua sự xuất hiện những “ nhà máy chìa khoá trao tay” với kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại đã khuyến khích việc đổi mới kỹ thuật và nâng cao hiệu quả quản lý trong các xí nghiệp khác của nước chủ nhà . Ngoài những hình thức trên, công nghệ còn được chuyển giao thông qua các kênh như: thuê người quản lý và chuyên gia, thuê đào tạo cán bộ và tay nghề cho lao động. 2/ Vai trò của khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra những biến động to lớn trên toàn cầu, những biến động đó thuộc nền “ văn minh trí tuệ” mà nguyên nhân và động lực chính là cuộc cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy. Trong đó quyền lực không phụ thuộc vào của cải có trong tay, mà thuộc những nguồn trí thức nắm được. Tri thức- công nghệ là thứ của cải mà bất kể nước yếu hay mạnh, giàu hay nghèo đều có quyền chọn lựa tiếp thu để phát triển kinh tế xã hội. Phát huy ưu thế trí tuệ công nghệ, thể hiện vai trò của nó qua các tác động sau: 2-1. Khoa học công nghệ làm thay đổi sâu sắc phương thức lao động của con người. Hệ thống kỹ thuật của mỗi thời kỳ lịch sử quyết định lực lượng sản xuất của từng thời kỳ và tính chất nền văn minh của xã hội. ở thời kỳ nền văn minh nông nghiệp với công cụ chủ yếulà thủ công sử dụng năng lượng của cơ thể người và súc vật. Tiếp theo là nền văn minh công nghiệp tương ứng với nó là nền sản xuất cơ khí, sự phát triển của giai đoạn này gắn liềnvới những thành tựu khoa học kỹ thuật giúp cho con người khai thác và sử dụng các dạng năng lượng vốn có trong tự nhiên để phục vụ công sống của mình. Ngày nay với hệ thống công nghệ đương đại khác hẳn về chất so với hệ thống kỹ thuật trong cách mạng công nghiệp do đó đã đưa loài người lên nền văn minh tin học và phương thức lao động của con ngưòi cũng thay đổi theo. Đặc trưng của giai đoạn nàylà tự động hoá quá trình hoạt động của nền kinh tế với sự trợ giúp của tin học ngày càng mang tính chất xã hội hoá là sự chuyển biến về chất của phương thức sản xuất xã hội chính sự chuyển bién này kéo theo hàng loạt các chuyển biến khác vê tính chất lao động của con người về tổ chức sản xuất, về cơ cấu giá thành của sản phẩm. Xã hội thông tin đặt ra những yêu cầu rất cao đối với các hoạt động tư duy. Trong xã hội thông tin và nền văn minh tin học tri thức là sức mạnh, đóng vai trò quyết định cảu sự phát triển với năng lượng của nền kinh tế là thông tin. Chính trong giai đoạn này những ngành công nghệ cao xuất hiện, như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá trên cơ sở kỹ thuật vi điện tử. Sản xuất trên cơ sở điện- cơ khí đã chuyển sang cơ- điện tử. Sự ra đời của ngành tin học đã làm cho khả năng lưu giữ, sử lý và truyền bá kiến thức ở quy mô và tốc độ mà trước đó chưa hề có, rút ngắn đến mức tối thiểu thời gian đưa các phát minh sáng chế vào cuộc sống. Trong lĩnh vực kinh tế, tin học đã góp phần quyết định làm tăng hàm lượng trí tụe trong hàng hoá. Những quốc gia nào chiếm lĩnh đỉnh cao của tin học thì thu nhập nhiều bằng trí tuệ hiện đại hoá nèn kinh tế ở ca nước phát triển vừa qua thực chất là thay đổi cơ cấu công nghệ, trong đó những công nghệ cũ tiêu hao nhiều tài nguyên và sức lao động bằng những ngành công nghệ cao giảm suất tiêu hao các nguồn lực tính trên một đơn vị sản phẩm. Ví dụ, trong các sản phẩm vi mạch tích hợp hàm lượng nguyên vật liệu và năng lượng chỉ chiếm từ 5-2% còn lại 95-98% là chất xám. Nhờ ngành công nghệ cao mà ở Mỹ năng lượng tiết kiệm luỹ kế ước khoảng 3800 triệu tấn nhiên liệu quy ước trong thời gian 1974-1985. Trong các nước thuộc tổ chức tiêu thụ dầu lửa tỷ suất tiêu dùng năng lượng trong tổng sản phẩm quốc nội năm 1985 giảm 20% so với năm 1973 suất tiêu hao dầu lửa giảm 37%. Nhờ đổi mới trên cơ sở công nghệ cao trong thời kỳ 1965 - 1985, mà nền công nghiệp Nhật Bản tăng lên 2,5 lần trong khi mức tiêu thụ năng lượng, nguyên vật liệu vẫn giữ nguyên như trước. Nhìn chung chi phí năng lượng trên một tấn sản phẩm trong các ngành có mức tiêu hao năng lượng nhiều nhất ( hoá chất, luyện kim...) tính đến cuỗi thập niên 80 đã giảm xuống 30-50% [21,26] Khi phương thức lao động thay đổi nó cũng tác động đến việc nâng cao năng suất lao động xã hội ở các nước tư bản phát triển. Sự đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng năng suất lao động xã hội giữ vị trí chủ yếu, nó không chỉ thể hiện ở lượng lao động sống kết tinh trong sản phẩm giảm cả tương đối và tuyệt đôí, mà tương ứng với nó là hàm lượng chất xám kết tinh trong sản phẩm ngày càng tăng. Sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng ở các nước tư bản phát triển trong những năm đầu của thế kỷ XX chỉ chiếm từ 10-20% nhưng đến thập kỷ 50 đã lên đến 70-80%, cho đến đầu thập kỷ 90, đóng góp của khoa học, công nghệ vào tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia này vẫn rất lớn. Sự đóng góp của tiến bộ công nghệ vào tăng trưởng kinh tế Đóng góp tính theo % tăng trưởng kinh tế Nước Tư bản Lao động Tiến bộ công nghệ Pháp 28 -4 76 Tây Đức 32 -10 78 Nhật Bản 40 5 55 Anh 32 -5 73 Mỹ 24 27 49 Qua bảng trên cho thấy, ở cộng hoà liên bang Đức, Pháp , Anh sự đóng góp của công nghệ tiên tién vào mức tăng kinh tế vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, theo thứ tự là: 78%, 76%, 73%, trong khi đó tỷ lệ đóng góp của lao động sống vào tăng trưởng giảm: -10, -4, -5. Sở dĩ vai trò của công nghệ có vị trí cao như vậy là vì ở các quốc gia này đã xuất hiện nền sản xuất mới dựa trên công nghệ điện tử và hàng loạt các kỹ thuật sản xuất tự động hoá có tính chất then chốt như: hợp nhất sản xuất trên cơ sở máy công nghiệp, phương tiện kỹ thuật quan trọng của giai đoạn tự động hoá hiện nay thiết kế hay chế tạo bằng máy điện toán; phát triển các hệ thống sản xuất linh hoạt. Như vậy, trong quá trình chuyển sang nền sản xuất cơ - điện tử với các kỹ thuật và công nghệ điều khiển chương trình số trên cơ sở máy tính điện tử và kỹ thuật người máy đã làm cho năng suất lao động ở các nước phát triển tăng lên nhanh chóng. Đối với các nước phát triển sau, để theo kịp với các nước đi trước thì chỉ có cách thực hiện chuyển giao công nghệ. chuyển giao công nghệ sẽ giảm khoảng cách lạc hậu giữa nước phát triển và nước đang phát triển , đồng thời nó rút ngắn thời gian công nghiệp hoá. Nửa ở thế kỷ 18, một nước công nghiệp hoá thành công phải mất 100 năm, đến đầu thế kỷ 20 chỉ mất 30 năm, sang thập kỷ 70-80 này chỉ mất 20 năm ( Anh công nghiệp hoá mất 120 năm, Mỹ 90 năm, Đức 80 năm, Nhật 60 năm, các nước Nics 20 năm, Trung Quốc 11 năm [22,13] 2.2. Cách mạng khoa học công nghệ mang lại nền văn minh cho cuộc sống của con người. Cách mạng khoa học công nghệ ảnh hưởng to lớn đến đời sống tiêu dùng của từng gia đình. Các dụng cụ gia đình đều được cơ khí hoá và điện tử hoá, các thức ăn được chuẩn bị trước, các dịch vụ cung ứng tại nhà... đã giảm nhẹ rất nhiều công việc nội trợ của người phụ nữ, để họ dành được nhiều thời gian hơn cho những công việc khác như giáo dục con cái, tự học, giải trí, sinh hoạt xã hội...Với sự xuất hiện của ti vi, phương tiện nghe nhìn. thương thức giải trí, tự học cũng thay đổi về căn bản... Mặt khác khả năng đổi mới không ngừng các mặt hàng tiêu dùng theo th._.ị hiếu và sở thích của mọi tầng lớp cũng kích thích phong cách chạy theo thời trang của xã hội tiêu thụ. Với sự kết hợp giữa máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn và mạng thông tin viễn thông đang hình thành một kết cấu hạ tầng văn hóa hết sức quan trọng của thời đại- kết cấu hạ tầng của nền văn hoá màn hình. Mạng lưới vô tuyến truyền hình thông qua vệ tinh có khả năng bao phủ toàn bộ lãnh thổ của một nước, kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh nhất đang được sử dụng rất có hiệu quả để tổ chức việc học từ xa, kể cả việc xoá mù chữ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi. Máy vi tính trong mạng internet lưu trữ và phổ biến cơ sở dữ liệu và ngân hàng dữ liệu mở ra khả năng mới vô cùng to lớn cho các hoạt động nghiên cứu khoa học va trau dồi kiến thức. Trên cơ sở cách mạng viễn thông- tin học, hình thức làm việc ở xa đang tăng nhanh tại các nước phát triển, giảm hẳn thời gian đi đường và kẹt xe dọc đường, giảm diện tích làm việc tại cơ quan, nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt là hệ thống internet là một trong những phương tiện quan trọng để nối kết các quốc gia lại với nhau. Như vậy công nghệ hiện đại, đặc biệt la kỹ thuật điển tử và tin học đang có cống hiến to lớn vào việc cải thiện điều kiện làm việc, hợp lý hoà lối sống, nâng cao năng lực tư duy của con người. 2.3. Khoa học công nghệ tác động đến quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá nền kinh tế là xu hướng tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ, tập trung tư bản, dẫn tới hình thành nền kinh tế thế giới thống nhất. Dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ toàn cầu hoá kinh tế được hình thành và phát triển theo cùng với sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu của khoa học, công nghệ, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các thiết bị thông tin và công cụ giao thông phát triển với tốc độ cao, dung lượng lớn là cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn cầu hoá kinh tế, còn các công ty xuyên quốc gia là những mắt xích gắn kết các nền kinh tế lại thành khối thống nhất, tất nhiên nó cũng đòi hỏi có một hệ thống thị trường thế giới thống nhất và các quốc gia trên thế giới đều được thực hiện kinh tế thị trường mở. Toàn cầu hoá kinh tế đang là xu hướng phát triển mạnh và lâu dài, vì nó phản ánh quan hệ sản xuất phải thích ứng với lực lượng sản xuất đã phát triển lên trình độ toàn cầu. Quá trình này một mặt mỏ rộng địa bàn hợp tác và cạnh tranh giữa các nước ra khắp hành tinh. Khoa học công nghệ làm xuất hiện nền kinh tế tri thức, nền kinh tế này có các đặc trưng cơ bản là: Tri thức trở thành nội dung chủ yếu của sản xuất, phân phối và tiêu dùng. Đồng thời, nó làm cho luồng thương mại quốc té không ngừng tăng lên. Từ cuối thế kỷ 40 của thế kỷ XX thương mại bắt đầu cất cánh, cho đến 1989, hạn ngạch thương mại thế giới đã vượt 3000 tỷ USD. Trong giai đoạn 1986 đến 1996 khối lượng chu chuyển hàng hoá thế giới tăng trung bình 6,5% năm ( tăng 1,9 lần sau 1 thập kỷ). Từ 1985 đến 1994, phần buôn bán quốc tế trong GDP thế giới tăng gấp 3 lần so với các thập kỷ trước va tăng 2 lần so với những năm 70. Sự di chuyển nguồn vốn các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mới và nghệ thuật quản lý kinh doanh từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển điều đó sẽ tạo ra thời cơ rút ngắn khoảng cách cho các nước đang phát triển. Khoa học công nghệ không chỉ có tác động tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của thế giới mà còn có những tác động tiêu cực đòi hỏi phải được sự kết hợp của nhiều nước giải quyết có hiệu quả như vấn đề môi trường căn bệnh thế kỷ. 2.4. Khoa học công nghệ tạo điều kiện chuyển nền kinh tế tư phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu. Phát triển chiều rộng là sự tăng trưởng kinh tế nhờ vào việc gia tăng các yếu tố nguồn lực đầu vaò của sản xuất bao gồm vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế theo chiều sâu thì các nhân tố đổi mới công nghệ là yếu tố quyết định. Tuy không xác định được tỷ lệ đóng góp trực tiếp nhưng nó được thể hiện qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác như năng suất lao động tăng hiệu quả của việc sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, thiết bị. khoa học công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế có đặc tính nông nghiệp, khai khoáng sang chế tạo, chế biến, tổng hợp, tái sinh, trong đó tốc độ phát triển nhanh lao động trí tuệ là những đặc tính nổi bật II. Thực trạng chuyển giao công nghệ ở nước ta 1 .Giai đoạn kháng chiến chống Pháp(1945-1954) Trong cuộc chiến tranh chống Pháp thần thánh của nhân dân ta các ngành khoa học và kỹ thuật góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng sức dân để tạo nguồn lực ngày càng lớn mạnh cho sự nghiệp kháng chiến lâu dài. Trong nông nghiệp: đã tiến hành các cuộc vận động cải tiến kỹ thuật, tiếp thu các kinh nghiệm lâu đời của quần chúng, nâng cao các kinh nghiệm đó bằng những kiến thức khoa học mới rồi phổ biến rộng rãi trong nhân dân để khai thác có hiệu quả sức lao động thủ công và tài nguyên tại chỗ như các kỹ thuật tiến bộ về ủ phân bắc nước giải, trồng cây xanh, bèo dâu, về ngâm giống 3 sôi 2 lạnh về mật độ cấy, phổ biến cho các cán bộ xã phương pháp phòng và trị bệnh sốt, lở mồm long móng trâu bò bằng vệ sinh và thuốc dân tộc, sản xuất cào cỏ lúa cải tiến và dùng tuốt lúa. Ngoài ra, một số vác xin như vác xin dịch tả trâu bò và một số thuốc thảo mộc trị sâu bệnh, dịch bệnh đã được chế tạo. Trong y tế, năm 1949 bệnh đậu mùa, bệnh tả đã được thanh toán tại các vùng tự do. Đã sản xuất được một số loại thuốc chữa bệnh từ các dược liệu địa phương sản xuất vác xin đậu muà, tả thương hàn và một số thuốc ete, cloroform, gây mê và một số dụng cụ phẫu thuật phục vụ cứu chữa thương binh. Trong giao thông, chúng ta đã khôi phục được 3676km đường, làm mới 505km, tự thiết kế và thi công đường rộng 8m trên các tuyến chính. Đã nạo vét hàng chục vạn mét khối các kênh đào ở khu 4, phá đá ngầm trên Sông Lô, Sông Hồng, sông Đà để đảm bảo vận chuyển bằng thuyền, bè mảng phục vụ cho các chiến dịch. Trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng: đã xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tạo công nghệ như tạo phôi, gia công áp lực, cắt gọt để có thể gia công chế biến những loại vật liệu sẵn có tại các địa phương như tà vẹt, đường ray, ống gang, sắt thép của các công trình bị phá huỷ và nhiều loại phế liệu kim loại khác thành các chi tiết vũ khí có độ chính xác cao đặt biệt là đã thành công trong công nghệ dập sâu để chế tạo các vỏ đạn súng trường, súng máy, các lựu đạn chống tăng AT. Đồng thời cũng chế tạo được các loại vật liệu đặc trưng của công nghiệp quốc phòng như thuốc đen, pulminat thuỷ ngân và một số vật liệu cần thiết khác như axit sulfuric, axit nitric, gang thép... đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của cuộc chiến tranh. Như vậy, khoa học - kỹ thuật đã có những đóng góp đáng kể vào việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, tuy lực lượng khoa học và kỹ thuật của chúng ta còn rất nhỏ bé. 2. Giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế(1955-1964) Thực hiện lời dạy của Hồ Chủ Tịch “ Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo cho CNXH thắng lợi” Các hoạt động nghiên cứu và triển khai tuy còn non trẻ cũng đã có những đóng góp thiết thực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội. Trong nông nghiệp: đã đảm bảo thực hiện mục tiêu: “5 tấn thóc, 2 con lợn, 1 lao động, 1 ha gieo trồng”. Các kết quả nghiên cứu và triển khai kết hợp với kinh nghiệm sản xuất thực tế đã đi đến xác định các yêu cầu về giống, về phương pháp thâm canh, về các biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi...đưa đến một phong trào rộng rãi “ làm ruộng thí nghiệm 5 tấn/ha” tại hầu hết cá hợp tác xã. Trong công nghiệp và xây dựng cơ bản, các hoạt động nghiên cứu và triển khai đã thu được những kết quả ban đầu trong việc bảo quản máy móc thiết bị trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, phục hồi sản xuất phụ tùng thay thế. Đã giải quyết được nhiều nhu cầu về vật liệu xây dựng: xi măng lò đứng, gạch ngói, gạch lát, gạch hoa. áp dụng phương pháp thiết kế điển hình và thi công lắp ghép nhà ở. Đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ trong xây dựng cầu đường sử dụng vật liệu tại chỗ để gia cố mặt đường, dùng búa rung và búa khoan xung kích để thi công móng mố trụ, sử dụng dầm bê tông cốt thép ứng suất trước... nhằm nâng cao chất lượng và tốc độ thi công. Trong y tế: xúc tiến sản xuất các vac xin phòng bệnh, một số thuốc điều trị từ dược liệu trong nước. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. 3. Giai đoạn chống Mỹ cứu nước (1965-1975). Trong giai đoạn này các viện nghiên cứu phát triển mạnh từ 16 viện năm 1965 lên 39 viện năm 1970 và 53 viện năm 1975, các hoạt động nghiên cứu và triển khai cũng đã thu được nhiều kết quả thiết thực. Trong nông nghiệp, nhiều kỹ thuật tiến bộ được áp dụng vào sản xuất làm tăng sản lượng lúa lên 35% từ năm 1986-1972. Trong lĩnh vực thuỷ sản đã thành công bước đầu trong kỹ thuật cho cá đẻ nhân tạo để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt và cải tiến kỹ thuật lưới vây để tăng sản lượng đánh bắt cá. Trong y tế: Đẩy mạnh sản xuất các loại vác xin, sản xuất thuốc chữa bệnh từ dược liệu trong nước, tiếp tục phát triển kỹ thuật mổ gan khô và áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong điều trị. Đồng thời mở rộng sử dụng các kinh nghiệm tốt của y học dân tộc như dùng thuốc nam châm cứu để chữa bệnh, gây tê trong phẫu thuật. Trong công nghiệp: Các nhà công nghiệp đã thiết kế, chế tạo một số loại máy mọc thiết bị phục vụ cho nông nghiệp thuỷ lợi, thuỷ sản, điện lực, vận tải trên sông, thông tin bưu điện. Đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiến bộ trong gia công cơ khí, phục hồi và sản xuất phụ tùng, bảo quản nhiệt đới hoá các máy móc thiết bị. Trong lĩnh vực vật liệu đã giải quyết một phần các nhu cầu của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, hợp kim cứng, hợp kim bột, than cốc từ antraxit một số vật liệu xây dựng như: gạch xây, gạch lát, gạch không nung, xi măng lưới thép, một số vật liệu phục vụ công nghiệp nhẹ như bột giấy, da thuộc, men sứ, hương liệu...Trong công nghiệp khai thác than đã áp dụng các phương pháp nổ mìn tiên tiến và nâng cao trình độ cơ giới hoá trong các mỏ lộ thiên và mỏ hầm lò. Trong giao thông vận tải: Các lực lượng cầu phà của ngành giao thông và bộ đội công binh đã có những sáng tạo độc đáo, đa dạng về các phương tiện giao thông thời chiến như: cầu dây cáp, cầu treo, cầu phao, cầu ngầm, cầu phao bằng luồng, bằng thuyền tre, gỗ, bằng thùng xăng...Mạng lưới đường bộ được mở rộng nhanh chóng từ 12,350km năm 1965 lên 62.800km năm 1975. Cũng chính trong thời kỳ này một hệ thống vận tải đường ống vượt Trường Sơn đã được thiết kế và xây dựng để tiếp tế xăng dầu cho chiến trường miền Nam. Khoa học lỹ thuật quân sự phát triển khá nhanh để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của chiến đấu: đã làm chủ các vũ khí, khí tài hiện đại, chế tạo ra nhiều loại vũ khí phù hợp với cách đánh của bộ đội ở chiến trường ở Miền Nam. Chúng ta đã nghiên cứu thiết kế sản xuất và đưa vào chiến đấu hàng trăm phương tiện cơ giới phá bom trên bộ và dưới nước. Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật quân sự còn tham gia nghiên cứu đối phó với các thủ đoạn chiến tranh điện tử của đối phương góp phần bắn rơi hàng loạt máy bay chiến lược B52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972. 4. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước(1976-1990). Trong thời kỳ này, két quả chủ yếu của các hoạt động khoa học và kỹ thuật được thể hiện tập trung trên các mặt sau: Trong nông nghiệp: Năng suất lúa từ 20,8 tạ năm 1980 lên 27,8 tạ năm 985 và 20 tạ năm 1989, sản lượng lương thực từ 14,5 triệu tấn năm 1980 lên 18,2 triệu tấn năm 1985 và 21,4 triệu tấn năm 1989- năm 1989 đã xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo đứng hàng thứ 3 trong các nước xuất khẩu gạo trên thế giới. Khoa học và kỹ thuật đã giải quyết một phần các nhu cầu về năng lượng, vật liệu nâng cao một bước trình độ công nghệ sản xuất và thi công trong các ngành công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Về mặt năng lượng: Tự thiết kế thi công các mạng lưới điện với hầu hết các loại thiết bị dụng cụ tự sản xuất trong nước cho các mạng lưới từ 35kv trở xuống: máy biến thế, tụ điện, cáp điện, sứ và thuỷ tinh cách điện. Chế tạo lắp đặt nhiều trạm năng lượng sử dụng sức gió, khí sinh vật, năng lượng mặt trời, các trạm thuỷ điện từ mấy kw đến hàng nghìn kw. Về vật liệu: đã áp dụng kỹ thuật tiến bộ để đẩy mạnh sản xuất vật liệu kim loại: gang lò điện, sắt sốp, thép lò điện, chế biến ra khoáng ven biển... Đã thiết kế chế tạo nhiều dây truyền sản xuất vật liệu hoá chất như phân lân, phân hỗn hợp NPK, thuốc trừ sâu thảo mộc, thuốc trừ sâu vi sinh, các hoạt động kích thích sinh trưởng, một số hoá chất cơ bản, hoá chất tinh khiết, các loại sơn bảo vệ, đặc biệt là sơn chống hà trên cơ sở cao su vòng hoá; nhiều loại vật liệu xây dựng được nghiên cứu và đưa vào sản xuất: xi măng trắng, xi măng giếng khoan... Về mặt công nghệ chế tạo máy: Đã chế tạo các thiết bị động lực, các thiết bị điện, các máy móc thiết bị nông nghiệp, thuỷ lợi, các phương tiện vận tải đường bộ, đường biển, đường sắt, đóng tàu phà sông biển và tàu vận tải biển đến 3000T. Thiết kế chế tạo và lắp đặt nhiều dây truyền quy mô vừa, quy mô nhỏ phục vụ cho công nghiệp thực phẩm và các ngành công nghiệp nhẹ. Công nghệ điện tử và tin học cũng có bước phát triển mới rất đáng kể kết hợp công tác nghiên cứu và triển khai trong nước với việc nhập công nghệ từ nước ngoài, đã lắp ráp hàng loạt thiết bị điện tử dân dụng đảm bảo nhu cầu văn hoá của nhân dân, thiết kế lắp ráp nhiều loại thiết kế đo lường, một số thiết bị thông tin kỹ thuật số như vi ba băng hẹp, tổng đài điện tử y tế, lắp ráp máy vi tính để sử dụng trong nước và xuất khẩu, kỹ thuật tin học được sử dụng ngày càng phổ biến. Trong thời kỳ này chúng ta đã tiếp thu công nghệ từ nước ngoài qua kênh liên doanh, bước đầu tự động hoá một số trọng điểm của mạng lưới thông tin điện thoại, xây dựng và quản lý tốt mạng lưới thông tin vệ tinh hiện đại đưa lại hiệu quả kinh tế cao. 5. Giai đoạn từ 1991 đến nay. Xuất phát từ các nghị quyết, nghị định của Đảng và nhà nước, đã mở đường cho tiếp thu và phát triển khoa học công nghệ nước ta trên nhiều lĩnh vực. Giai đoạn này chuyển giao công nghệ được thực hiện một cách mạnh mẽ nhất là từ năm 1995 trở lại đây. Do khả năng có hạn của bản thân nên sẽ tập trung khai thác thực trạng tiếp thu công nghệ ở giai đoạn này theo các khía cạnh sau: * Thành quả tiếp thu công nghệ mới các ngành trong cả nước. - Tính đổi mới đồng bộ trong sự tiếp thu các ngành như:1- Vô tuyến viễn thông là ngành “ hiện đại hoá” nhanh, đi thẳng vào hướng “mã số hoá” tự động hóa và đa dạng dịch vụ, sử dụng vệ tinh viễn thông, truyền dẫn mạng bằng cáp quang vi ba băng rộng (Tức tổng đài tự động trong cả nước) hệ thống viễn thông di động, chuyển mạng gói truyền số liệu...2- Trong công nghiệp nhẹ: nhiều mô hình tiếp thu công nghệ mới mang tính điển hình trong đổi mới thiết bị - công nghệ như: Dệt ( sớm cải tiến cơ chế quản lý, kỹ thuật, tiếp thu công nghệ nước ngoài...) đã cố gắng cứu nguy cho tình trạng suy thoái của ngành, làm tăng sản lượng sợi- vải gấp 2-3 lần năm trước đó. Chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên khu vực Đông á. Thành quả tiếp thu đã đổi mới thiết bị dệt, dệt kim, may, nhuộm phụ trợ, thí nghiệm... tạo ra mặt hàng phong phú, đa dạng, chất lượng cao. Tăng lượng hàng dệt kim 23, 2%/1991 so với năm 1990( tỷ trọng sản phẩm tăng 10% năm. Nhiều đề tài tiếp thu công nghệ mới như kéo sợi bông nội địa, thiết kế, dây chuyền ươm tơ và thiết bị kiểm nghiệm tơ, sản xuất lụa và lụa mềm, tiếp thu công nghệ mới sản xuất sợi pha tổng hợp, sản xuất máy dệt mới... đã nâng cao trình độ tiếp thu mới trong ngành dệt.3- Trong ngành công nghiệp nặng: Thực trạng tiếp thu nâng cao tiềm lực công nghệ quốc gia tăng rõ rệt công nghệ xây cầu: Thăng long, thuỷ điện Trị an, dầu khí Vũng Tàu, cáp quang ra đảo...Đặc biệt, tiếp thu công nghệ xây dựng đường dây 500kVA Bắc - Nam (khởi công 1992, hoàn thành 1994, có công suất thiết kế 1.487km, 5 trạm biến thế quy mô lớn. Vốn đầu tư 5.714 tỷ đồng). Thuỷ điện Hoà Bình(1979-1994) công suất thiết kế 1.920 MW, vốn 1.563 tỷ đồng, thuỷ điện Yaly (1993-1999) công suất thiết kế 690 MW, vốn 5.713 tỷ đồng, công trình FIR tại thành phố Hồ Chí Minh (1993- 1998, vốn 50 triệu USD+ phụ kiện 8 tỷ) [19, 32]. Còn nhiều công trình hoá dầu, mở rộng cảng sâu, hiện đại hoá sân bay, quốc lộ I... Mức độ công nghệ mới được tiếp thu còn phản ánh trên trình độ điện khí hoá nông thôn - Đã có 5.381 xã có điện (chiếm 60,2% số xã cả nước) trong đó 4.400 dùng điện của (500kVA) quốc gia- Cả nước tỷ lệ xã dùng điện cao nhất là đồng bằng sông Hồng 98%, tiếp đến vùng Đông Nam Bộ 72%, đồng bằng sông Cửu Long 67% Bắc khu 4 cũ 62%, Duyên Hải miền trung 55%. Có những vùng điện khí hoá cao như Nam Hà 99%, Thái Bình 91%, nhưng cũng có vùng rất thấp; miền núi Bắc bộ 37%, vùng Tây Nguyên 31% [22,30]. Thành quả tiếp thu công nghệ mới trên, đồng thời cũng mở ra điều kiện tăng nhu cầu công nghệ mới trên các lĩnh vực khác. Thực trạng tiếp thu công nghệ phản ánh trên vốn đầu tư: 5 năm (1991-1995) nhà nước đầu tư hơn 1.192 tỷ đồng cho ngành Bưu điện, đã bảo đảm liên lạc “ điện thoại” thông suất cả nước mở rộng đàm thoại quốc tế tăng từ 19,9 triệu phút/1991 lên 136 triệu phút/1994 và 7 tháng đầu năm 1995 đã có 218 triệu phút. Trong cả nước đã có nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư để tiếp thu công nghệ mới. Bên cạnh những thành tựu đạt được quá trình chuyển giao công nghệ không tránh khỏi những hạn chế sau: * Thực trạng yếu kém của tiếp thu- đổi mới công nghệ chuyển giao công nghệ trong những năm vừa qua cho thấy: Tuy có tiếp thu - đổi mới công nghệ, nhưng thực trạng tình hình là hệ thống công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất đều lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ năng suất hiệu quả thấp. Do đó, sản phẩm chất lượng thấp giá thành cao, không hợp thị hiếu thị trường ( cả trong nước: hàng ngoại lấn, áp đảo. ở ngoài nước: không đủ sức cạnh tranh, thiếu độ tin cậy), sản phẩm xuất khẩu chủ yếu dạng thô bán thành phẩm. Thực trạng tiếp thu - đổi mới công nghệ trong các ngành: 1- Điện lực (nhất là nhiệt điện): Lạc hậu, hiệu suất nhiệt cao nhất không quá 27-29% trong khi bình quân của Hàn Quốc năm 1993 là 37, 35% (năm 1961 là 22,64%, năm 1975 là 33,3%). Tổn thất điện năng cuả ta là 22-28% của Hàn Quốc năm 1993 là 5,57% (năm 1961 là 29,35%) năm 1975 là 11,5%. 2- Ngành sản xuất xi măng: Được xem là tiếp thu công nghệ tiên tiến nhưng kém xa các NICS: Xi măng Hoàng Thạch vẫn tiêu thụ 1000 đến 1100 kilokalo/1kg clinke và năng suất lao động là 450 tấn xi măng/ 1người/1năm, trong khi các nước tiên tiến của thế giới là 720 kilôcalo/1clinke, năng suất lao động là 5000tấn xi măng/1người/1năm. 3- Các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến rất kém hiệu quả năm 1993 khảo sát 24 hạng mục công trình có 76% thiết bị thuộc thế hệ I, sản xuất những năm 50-60, 24% thuộc thế hệ II. Xét chung 24 hạng mục đã khấu hao 30%, tân trang lại 52% [5,114] Thực trạng tiếp thu - đổi mới công nghệ theo tính chất chuyên dùng, mức độ tự động hoá trong vận hành chỉ chiếm 16% so với mức tiên tiến của thế giới. ở nước ta công nghệ tham gia chế biến chỉ 10-20% hệ số đổi mới chỉ 7%, chưa bằng 1/2 mức đổi mới ở nước đang phát triển. Một số ngành tích cực đổi mới công nghệ nhưng mức đổi mới thấp: Dệt 33%, May 46%, khai thác than 37%, chế biến thuỷ sản 33% [15,25] Trình độ cơ khí hóa nền kinh tế còn thấp chỉ 43% lao động trong khu vực kinh tế TW, 23% thuộc địa phương là có cơ giới hoá, trong công nghiệp có cơ khí hoá cao nhưng chỉ hơn 50% (công nghệ TW 60%, công nghệ địa phương 47%) còn ngành nông nghiệp chưa quá 20% (NNTW 19%, NNĐP 18,4%) [5,115] Vốn ít, sản xuất - kinh doanh kém hiệu quả khó cho tiếp thu - đổi mới công nghệ. Các doanh nghiệp nhà nước được xem là lực lượng hùng hậu trong tiếp thu đổi mới công nghệ. Nhưng theo cục thống kê cho thấy: Vốn nhỏ và thiếu vốn, trong 6460 doanh nghiệp bình quân vốn 6,9 ty đồng/ 1 doanh nghiệp, xấp xỉ 600 nghìn USD(15,2%), vốn dưới 1 tỷ ( đến 49,9%), vốn trên 10 tỷ ( chỉ chiếm 7,7%), trong khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan, Malaixia, indonexia... là 1-1,5 triệu USD/1 doanh nghiệp, trong các ngành doanh nghiệp, thương mại vốn từ 5-10 tỷ/1 doanh nghiệp chỉ 19,6-10,5%. Trong số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, doanh thu, lãi suất, nộp ngân sách rất thấp là nguyên nhân gây cản trở việc tiếp thu đổi mới công nghệ. Thực trạng tiếp thu đang để lại công nghệ có công suất và hệ số sử dụng thấp: Hệ số làm việc chỉ 0,2 cá biệt công suất hoạt động của công nghệ chỉ 45%, hệ số sử dụng chỉ 25-30% ( ngành cơ khí chỉ 20%) Tiếp thu công nghệ nước người bằng kênh FDI gây nhiều thiệt hại về giá, công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường trong nước, kênh FDI thường đưa vào công nghệ thiết bị... Qua hơn 7 năm (87-95) vốn FDI thăng đăng ký đến 7/1995 đạt 17 tỷ USD, trong số 1.432 dự án. Nhưng thực tế hoạt động mới 33,6 dự án và vốn tương ứng 3,878 tỷ USD ( tính đến 12/1994) * Đánh giá chung + Ưu điểm: Trong cả nước : Nhiều ngành tích cực đầu tư, tiếp thu đổi mới công nghệ, điển hình là: Dệt, May, Giấy, Điên- Điện tử, Bưu chính viễn thông, công nghiệp, chế biến và tiêu dùng. Các ngành lắp ráp ô tô, xe máy, nhiều công trình lớn đã và đang xây dựng càng thu hút công nghệ mới vào, công nghệ điện tử, công nghệ tin học...Đóng góp phần lớn làm tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm công nghiệp đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu cho sản xuất - đời sống - xuất khẩu. Nhiều công trình lớn được xây dựng, một số ngành và khu công nghiệp lớn đã hình thành, tăng cường tiềm lực công nghệ quốc gia. Góp phần quan trọng làm tăng GDP bình quân/năm: 7,50%, tăng trưởng nông nghiệp 4%/năm đưa sản lượng nông nghiệp từ 21 triệu tấn/1990 lên 35,6 triệu tấn/2000, đưa tốc độ công nghiệp tăng bình quân 13,6%/năm, thành quả tiếp thu công nghệ mới đưa sản lượng điện, dầu thô, xi măng , bưu điện... tăng đáng kể, đưa kinh tế xuất nhập khẩu tăng 20%/năm tạo điều kiện đầu tư (FDI) phát triển. Đẩy lùi lạm phát từ 67% (1991) xuống 5% (1993) tăng GDP/người. Góp phần tích cực phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Nguyên nhân của những thành tựu trong việc tiếp thu - đổi mới công nghệ mang lại khách quan là do sức ép của thị trường cạnh tranh sản phẩm. Chủ quan là do: 1- Đảng và nhà nước có nghị quyết, nghị định đổi mới hoạt động khoa học công nghệ thúc đẩy việc tiếp thu công nghệ mới. 2- Doanh nghiệp có kinh nghiệm trong tiếp thu công nghệ ở khâu trọng yếu, bảo đảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhà nước hỗ trợ tư vấn, doanh nghiệp tự lựa chọn công nghệ, đào tạo chuyên gia, chọn đối tác đàm phán và hợp tác tái kinh doanh tiếp thu công nghệ có hiệu quả. + Đánh giá mặt hạn chế: Một là: Tiếp thu đổi mới công nghệ lẻ tẻ, thiếu quy hoạch chiến lược cơ bản, bị động vài áp lực của thị trường. Phần lớn các công nghệ tiếp thu, chủ yếu do phía nước ngoài giới thiệu, doanh nghiệp không chủ động tìm kiếm lựa chọn tiếp thu công nghệ nước ngoài trong lúc ta thiếu nhiều điều kiện tiền đề: Vốn, thị trường, kết cấu hạ tầng, năng lực lao động- quản lý thiếu thông tin, yếu trình độ. Hai là: Tiếp thu- đổi mới công nghệ gây lãng phí vốn đầu tư, gây ô nhiễm môi trường. Tâm lý tiếp thu công nghệ hiện đại sẽ là sức ép đến vấn đề việc làm và thất nghiệp. Ba là: Tiếp thu- đổi mới công nghệ thường chú ý phần cứng, những kinh nghiệm, bí quyết của phần mềm ít đề cập và lựa chọn. Bốn là: Quá trình tiếp thu... thiếu quan hệ giữa doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với ngành chủ quản. Có trường hợp ngành chủ quản không nắm trình độ công nghệ, trong ngành, có viện R-D không nắm thông tin công nghệ quốc tế, thiếu năng lực tham gia giám định tư vấn cho doanh nghiệp, để lựa chọn công nghệ mới hiệu quả. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Về khách quan: Sản xuất kinh doanh nước ta vừa chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường ở trạng thái còn nhiều bỡ ngỡ và mới mẻ. Trên lĩnh vực “đầu tư - công nghệ” nhà nước còn thiếu những chiến lược vĩ mô, trong khi thị trường đang áp lực nhiều phía ( cạnh tranh, giá cả, độc quyền...) buộc phải bị động tiếp thu nôn nóng để cứu nguy cho doành nghiệp. Đặc biệt chưa chuẩn bị những tiền đề cần thiết để thích nghi với công nghệ mới vào đã gây lên nhiều hạn chế lãng phí lớn cho nền kinh tế đất nước. Về chủ quan: Do thiếu thông tin, hạn chế năng lựcvề tri thức công nghệ, chỉ thấy phần cứng còn phần mềm của công nghệ chưa được hiểu. Hoặc quá cảnh giác để đàm phán tiếp thu công nghệ mới. Có khi bàng hoàng trước những công xưởng, tiềm lực khoa học- công nghệ hùng hậu của nước ngoài. Nên tiếp thu công nghệ lạc hậu không phù hợp với nước ta. Đặc biệt, một số người lợi dụng cơ chế thoáng của nhà nước khuyến khích việc tiếp thu công nghệ mới nên nhờ đối tác nước ngoài mua công nghệ - thiết bị với giá cao nhằm thu vén lợi ích cá nhân, thông qua nâng giá, hưởng hoa hồng. Không lại trừ thủ đoạn của đối tác nước ngoài, lợi dụng sơ hở - những hạn chế của phía Việt Nam, để họ kinh doanh trục lợi, cả ý đồ tha hoá cán bộ. Những hạn chế trong tiếp thu đổi mới công nghệ thời gian qua và những nguyên nhân đã nêu trên là những bài học “quý giá” và cần thiết. Đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm đúng, lựa chọn kinh nghiệm một số nước tìm thấy những giải pháp tối ưu. Để tiếp thu - đổi mới công nghệ có hiệu quả trong thời gian tới. Chương II: Phương hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh và phát triển chuyển giao công nghệ. I. Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở một số nước Châu á. ở một số nước cụ thể: * Nhật Bản: Sau thế chiến II nền kinh tế phát triển “Thần kỳ” nhờ tiếp thu, phát triển khoa học công nghệ theo hướng “Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản” [14,1]. Nhật không giàu tài nguyên (đứng thứ 9 trên thế giới) ngoài than đá (8,5 tỷ tấn) và bạc, còn các thứ khác không đáng kể. Đất hẹp người đông(300m2/ người vào 1994) - 80% diên tích đồi núi, 90% dân cư sống ở thành phố và ven biển, xã hội hóa nhanh và không ít khó khăn cho y tế- giáo dục và giao thông... Nhật công nghiệp hoá trước chiến tranh (từ công nghiệp dệt, chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng). Sau thế chiến II: Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, ngoại thương, kỹ thuật- công nghệ... không ngừng phát triển. Đến nay là nước có tự động hoá, và sử dụng nhiều người máy, có thu nhâp GDP theo đầu người cao nhất thế giới. A/ Rô bốt sử dụng trong các ngành công nghiệp ( 50.000) b/ Bình quân GDP/người USD 1984 1987 1989 1994 Nhật 30.000 106.000 43RB/50.000 37.561 Mỹ 15.000 30.000 62RB/50.000 25.687 CHLB Đức 6.000 14.900 Thứ 3 23.520 Anh 2.000 4.300 16.300 Trích từ: a/ PTS Đặng Kim Nhung - chuyển giao công nghệ trong kinh tế thị trường và VN, NXBNM, H-1994, tr32. b/ Tạp trí nghiên cứu kinh tế số 2(4/1995) * Tình hình tiếp thu công nghệ- Qua chính sách phát triển khoa học công nghệ: Trong công nghiệp: Xoá các cơ sở sản xuất kém hiệu quả, phát triển công nghệ ít tốn năng lượng và tiên tiến. Hiện đại hoá và hợp lý hoá doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng và phát triển đầu tư ra nước ngoài- Tập trung đầu tư cho cá ngành công nghệ “ trí tuệ”; điện tử cao cấp, máy tính, rô bốt... Trong nông nghiệp: Phát triển thâm canh cơ giới hoá- hoá học- Thuỷ lợi- điện khí hoá ngày càng cao. Mở rộng diện tích canh tác, đan xen trồng cây công nghiệp ( ngắn và dài ngày) thích hợp. Phát triển nguồn nhân lực khoa học- công nghệ xác định “ khoa học công nghệ là yếu tố” quyết định cho phát triển kinh tế Nhật. Thời kỳ đầu tiếp thu công nghệ tiên tiến từ Tây Âu + Mỹ, qua R-D Nhật đã chế tạo được công nghệ cao là nhờ “chính sách giáo dục” đúng đắn: Biết lấy “ sáng tạo” làm chuẩn mực, lấy phổ cập văn hoá cao làm thước đo và lấy siêng năng- cần cù học tập, khéo tay, tận tâm học theo “ ông chủ”... làm tiêu biểu cho người Nhật. Mục tiêu của các nhà khoa học Nhật là R-D có nhiều (sáng kiến phát minh) khoa học cấp thế giới. Họ sớm tiếp thu công nghệ ngoài vào: Nếu năm 1543 Nhật mua một khẩu súng thì năm 1553 đã sản xuất được 5000 khẩu. Nếu trước chiến tranh Thái Bình Dương, Nhật mua nylon của Mỹ thì sau chiến tranh ấy đã xuất khẩu nylon. Chất lượng R-D nghiêm khắc, sát hạch phát minh đạt tỷ lệ 50%. Nhưng số lượng bằng “ phát minh” được cấp vượt cả Mỹ, Anh. Trong chương trình đào tạo luôn đổi mới nội dung và phương pháp. áp dụng cấu trúc 6-3-3-4 ( tương ứng các hệ tiểu học- trung học thấp- trung học cao- đại học) và lấy đào tạo qua thực tế “công ty” làm nét đặc thù của Nhật “ học đầy đủ đạo đức, năng lực tiếp thu công nghệ sao cho phù hợp với các chỉ tiêu của doanh nghiệp” [10,219] đó là phương pháp dạy- học của Nhật. áp dụng chính sách văn hoá “hai tầng” là nét tiêu biểu: “Giữ gìn truyền thống văn hoá Nhật- tiếp thu văn hoá phương Tây” xem là nguyên tắc cuộc sống ( ở công sở là bộ âu phục , trong gia đình là bộ kimônô, ăn đũa, “tôn sư trọng đạo- gắn với khí phách oai hùng “ tinh thần võ sĩ trọng đạo” được biểu tượng “ Thanh kiếm và hoa Anh đào” càng thể hiện cốt cách người Nhật. Đầu tư mạnh cho R-D trong những năm 70 Nhật đầu tư phát triển công nghệ vượt cả Anh, Pháp. Đến năm 1975 đầu tư vượt Tây Đức và đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ) từ ( 1960-1973) Nhật chi R-D tăng 10 lần, đến 1979 đạt 4.500 tỷ Yên, 1989 lên 11,875 tỷ yên, tức là 1980-1985 tăng bình quân 9,8 %/năm, 1985-1985 tăng 6,2%/năm chiếm tỷ lệ 2,03% GNP/1989, so với Mỹ – Anh – Pháp thì Nhật chi cho R-D lớn nhất [17,170]. Hiệu quả của R-D công nghệ đem lại là: Nhật không chi tiết kiệm 100 tỷ USD(1985-1985) mà còn cải tiến công nghệ và tăng năng suất lao động không ngừng. Vốn đầu tư R-D nhà nước tiết kiệm là nhờ các doanh nghiệp tư nhân góp vốn từ 5%/1980 đến 6,6% 1998 (bằng 4748tỷ yên đã chiếm 58,1%/1980lên 69,7%/1988 so với vốn nhà nước) - Hợp tác R-D để tiếp thu khoa học- công nghệ quốc tế, qua hợp tác đa phương và song phương với Mỹ, Đức, Pháp...và các nước đang phát triển. Nhật đã tăng cường trao đổi thiết bị nhân lực, trợ giúp kỹ thuật và học bổng. Lập các trung tâm kỹ thuật quốc tế, triễn lãm khoa học- công nghệ mới. Những hợp tác trên đã giúp Nhật tiếp thu nhanh chóng công nghệ nước ngoài. Đã bù đắp những yếu kém của Nhật về công nghệ cơ bản, có khả năng ứng dụng công nghệ mới v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0045.doc
Tài liệu liên quan