Một số giải pháp và triển vọng tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam

CHƯƠNG I: CƠ Sở Lí LUậN CHUNG I. Một số vấn đề chung về ĐTQT. 1.Khái niệm về đầu tư và đầu tư quốc tế. a.Khái niệm Đầu Tư và Đầu Tư Quốc Tế. Đầu tư là hoạt động sử dụng vốn theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thu được lợi ích. Thực chất, đầu tư là hoạt động sử dụng vốn nhằm mục đích kiếm lời.Đây là đặc điểm chung của tất cả các hoạt động đầu tư, cả đầu tư trong nước và đầu tư quốc tế.Tuy nhiên, đầu tư quốc tế có những đặc điểm riêng. Đầu tư qu

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Một số giải pháp và triển vọng tăng cường thu hút FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc tế là một quá trình trong đó các bên có quốc tịch khác nhau, cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh theo một chương trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Về bản chất, ĐTQT là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ xung và hỗ chợ cho nhau trong lĩnh vực thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. b. Nguyên nhân thực hiện Đầu Tư Quốc Tế. Sự phát triển của xu hướng đầu tư quốc tế bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: - Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Ngày nay quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng với quy mô tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinhtế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng. Qúa trình này càng diễn ra nhanh chóng sau thời kỳ chiến tranh lạnh đã chi phối TG trong một nửa TK, làm cho các nền kinh tế dân tộc đều theo xu hướng mở cửa và theo quỹ đạo của kinh tế thị trường.Bằng chứng là hiện nay phần lớn các nước đều gia nhập WTO, chấp nhận xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư. Trong điều kiện phát triển trình độ sản xuất, khả năng về vốn công nghệ , nguồn tài nguyên, mức độ chi phí ở các nước khác nhau; nguồn vốn đầu tư với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt tất yếu sẽ tuân theo nhữngqui luật thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao. -Sự phát triển nhanh chóng của CM-KH-CN và CMTT đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tếcuả các nước tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. CM KH CN đã tạo nên sự thay đổi nhanh chóng và kỳ diệu của thế giới.Đó là chu kỳ sản phẩm rút ngắn nhanh, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú.Đối với các quốc gia đi đầu và làm chủ trong khoa học học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc vào các nước khác trong tương lai.Do đó cuộc chạy đua giữa các quốc gia nhất là các nước phát triển bên thềm thế kỷ 21 ngày càng quyết liệt. ở đây có hai xu hướng: Một mặt, đối với những vấn đề KH CN có nhu cầu vốn lớn, một số ít các tập đoàn độc quyền sẽ xuất hiện có xu hướng hợp tác đầu tư, thay vì cạnh tranh để cùng chiếm lĩnh độc tôn trên thị trường. Mặt khác, các nước phát triển có xu hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác đối với sản phẩm đã "lão hoá", sản phẩm cần nhiều lao động, nguyên liệu thô hoặc gây ô nhiễm môi trường.Thông thường quá trình CGCN trên TG diễn ra theo mô hình "đàn sếu bay" nghĩa là các nước tư bản phát triển CGCN , thiết bị sang các nước NIC , các NIC chuyển giao thiết bị sang các nước đang phát triển hay chậm phát triển. Tuy nhiên, các nước chậm phát triển cũng có khả năng chọn lọc, tiép nhận công nghệ , thiết bị từ các nước công nghệ nguồn. Tranh thủ công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triển là bước"đi đầu đón tắt " trong chiến lược phát triển công nghệ, thu hút đầu tư Nước ngoài. Ngoài ra sự phát triển nhanh chóng của CMTT , bưu chính viễn thông, phương tiện GTVT đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp các chủ đầu tư thu thập xử lý thông tin kịp thời, đưa ra những quyết định đầu tư, điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn ở cách xa hàng vạn km , tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng qui mô để chuyển vốn trên toàn cầu đén các địa chỉ đầu tư hấp dẫn. -Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn tạo nên "lực đẩy" đối với ĐTQT. Trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này. Điều đó ,một mặt dẫn đến hiện tượng thừa vốn tương đối ở trong nước, mặt khác làm cho chi phí tiền lương cao,nguồn vốn TNTN thu hẹp và chi phí khác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng lên, tỉ suất lợi nhuận tăng lên, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Chính những nguyên nhân tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội ĐT ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao đồng thời kéo dài được tuổi thọ của sản phẩm của doanh nghiệp ở các thị trường tiềm năng mới. -Nhu cầu vốn ĐT để phát triển CNH- HĐH của các nước đang phát triển rất lớn, tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với nguồn vốn Đầu Tư Nước ngoài. Hiện nay, trình độ chênh lệch giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển ngày càng dãn cách ra , nhưng sự phát triển của một nền kinh tế toàn cầu đang đòi hỏi kết hợp chúng lại. Các nước tư bản phát triển không chỉ coi các nước tư bản phát triển là địa chỉ đầu tư cho chi phí thấp, lợi nhuận cao, thuận lợi cho việc dịch chuyển thiết bị, công nghệ lạc hậu mà còn thấy rằng sự thịnh vượng của các nước này sẽ nâng cao sức mua và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nước đang phát triển cũng trông chờ và mong muốn thu hút được vốn, công nghệ của các nước phát triển để thực hiện CNH, khắc phục ngay nguy cơ tụt hậu ngày càng xa ĐTQT là sự kết hợp lợi ích từ hai phía. Tuy nhiên trong điều kiện cung cầu vốn trên trường vốn QT căng thẳng, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng ác liệt thì việc tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, có những chính sách ưu đãi đối với ĐTNN, chấp nhận phần thiệt hơn về mình, về kinh tế đang chi phối chính của các nước đang phát triển hiện nay, tạo nên thời kỳ các chủ đầu tư lựa chọn địa chỉ đầu tư chứ không phải ngược lại. 2.Các hình thức ĐTQT. ĐTQT thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu: FDI và ODA, trong đó FDI được các doanh nghiệp Nước ngoài thực hiện là chủ yếu. FDI là hình thức ĐTQT chủ yếu mà nhà đầu tư nước ngoài ĐT toàn bộ hay phần đủ lớn vốn ĐT của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại. FDI là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư,quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi đồng thời sẽ điều hành toàn bộ , mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% VNN hoặc tham gia điều hành DNLD tuỳ theo tỉ lệ vốn góp của mình. 3. Động cơ của các doanh nghiệp thực hiện FDI. Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ , kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lí... là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Đồng thời cũng thể hiện được động cơ mà các doanh nghiệp tiến hành FDI. Bao gồm ba động cơ cụ thể tạo nên ba định hướng khác nhau trong FDI : -Đầu tư định hướng thị trường là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cua công ty mẹ sang các nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thiết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng cao tỉ xuất lợi nhuận. -Đầu tư định hướng chi phí là hình thức đầu tư ở nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên rẻ của nước sở tại nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ xuất lợi nhuận. -Đầu tư định hướng nguồn nguyên liệu là hình thức đầu tư theo chiều dọc. Các cơ sở đầu tư ở nước ngoài là một bộ phận cấu thành trong dây chuyền kinh doanh của công ty mẹ, có trách nhiệm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ của nước sở tại cung cấp cho công ty mẹ để tiếp tục chế biến hoàn chỉnh sản phẩm . Cũng giống như mọi hoạt động và quá trình khác, hoạt động FDI có tác động tới các bên có liên quan. Các bên có liên quan tới hoạt này chủ yếu là bên tiếp nhận FDI và bên đi đầu tư ở nước ngoài mà chúng thường là những nước công nghiệp phát triển và những nước đang phát triển. a.Đối với những nước công nghiệp phát triển: Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, trong đó các công ty xuyên quốc gia đóng vai trò chủ chốt. -FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên Thế Giới. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài ở các nước về thực chất hoạt động như là chi nhánh của các công ty mẹ ở chính quốc. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hoặc láp ở nước sở tại sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phụ tùng của công ty mẹ ở Nước ngoài, đồng thời còn là biện pháp thâm nhập thị trường hữu hiệu tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước. -FDI giúp các công ty Nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển sản xuất và mức sống, thu nhập... giữa các nước nên đã tạo ra chênh lệch về điều kiện và giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, đầu tư Nước ngoài cho phép lợi dụng những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận...Bao gồm những chi phí về lao động, chi phí vận chuyển hàng hoá, tiết kiệm chi phí quảng cáo, tiếp thị... -FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định. Nguồn tài nguyên của các nước đang phát triển có nhiều nhưng không có điều kiện khai thác, chế biến do thiếu vốn, công nghệ. Vì vậy, mục tiêu các dự án đầu tư Nước ngoài tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các chủ đầu tư. -FDI giúp các chủ đầu tư Nước ngoài đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đổi mới thường xuyên công nghệ là điều kiện sống còn trong cạnh tranh; do đó các nhà đầu tư Nước ngoài thường chuyển những máy móc công nghệ đã lạc hậu so với trình độ chung của Thế Giới để đầu tư sang các nước khác. Điều đó, một mặt giúp các chủ đầu tư thực chất bán được máy móc cũ để thu hồi vốn nhằm đổi mới thiết bị công nghệ; kéo dài được chu kì sống của sản phẩm của các hãng ở thị trường mới; di chuyển máy móc gây ô nhiễm môi trường ra Nước ngoài và trong nhiều trường hợp còn thu được đặc lợi do CGCN đã lạc hậu đối với các chủ đầu tư Nước ngoài. b. Đối với các nước đang phát triển. - Nguồn thu FDI là nguồn bổ xung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện CNH- HĐH đất nước. So với toàn bộ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, vốn FDI ở Việt Nam hiện chiếm khoảng 30%. Do đó vốn FDI có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng đang chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỉ trọng càng lớn trong GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao. -Đầu tư Nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm mới cho các nước nhận đầu tư. Các dự án FDI có yêu cầu cao về chất lượng lao động do đó sự phát triển của FDI ở các nước sở tại đã đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn của người lao động. Mặt khác, chính các chủ đầu tư Nước ngoài cũng đã góp phần tích cực bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ lao động ở nước sở tại.Các dự án FDI cũng góp phần thu hút một lượng lớn lao động, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp. Chẳng hạn tính đến năm 2000, lượng lao động trực tiếp làm việc trong các dự án FDI ở Việt Nam là khoảng 2,4 triệu người người. -Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới xuất nhập khẩu của các nước chủ nhà. Tỉ lệ xuất khẩu của các dự án FDI so với tổng số xuất khẩu ở Việt Nam là 22,7%vào năm 2000. Các dự án FDI cũng tác động quan trọng nếu nhập khẩu của các nước và trong nhiều trường hợp do qui mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy móc rất lớn dẫn đến tiêu cực trong cán cân thương mại, gây ra sự thâm hụt thương mại thường xuyên. -Với chính sách thu hút vốn FDI theo các ngành nghề định hướng hợp lí, nguồn vốn FDI sẽ góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng CNH- HĐH.Chẳng hạn, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam có trên 72% tập trung vào lĩnh vực công nghiệp. -Các dự án FDI góp phần bổ xung quan trọng cho ngân sách quốc gia.Các dự án FDI tại Việt Nam đã đóng góp 11,2% tổng thu từ thuế năm 2000 và tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng. II.Chính sách đầu tư trực tiếp Nước ngoài của Việt Nam và Nhật Bản. 1. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam. Nhận thức được xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế ngày càng mở rộng. Đó là quá trình mà các nền kinh tế dân tộc tác động lẫn nhau, bổ xung cho nhau và phụ thuộc lẫn nhau, Đảng và nhà nước Việt Nam đã chủ trương lợi dụng" những khả năng to lớn của nền kinh tế Thế Giới về di chuyển vốn, mở rộng thị trường, CGCN để bổ xung và phát huy có hiệu quả các lợi thế và nguồn lực trong nước". Để thực hiện chủ trương trên, Đảng và nhà nước Việt Nam chủ trương "đa dạng hoá và đa phương hoá KTĐN". Trong đó FDI là hình thức quan trọng của hoạt động KTĐN. Từ việc nhận thức đầy đủ đặc trưng quan trọng của thời đại hiện nay là xu hướng Quốc Tế hoá đời sống kinh tế diễn ra mạnh mẽ nhà nước Việt Nam đã chủ trương mở cửa nền kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế trong nước và giữa trong nước với nước ngoài thông qua việc mở rộng kinh tế với các nước trên Thế Giới trong đó có hợp tác đầu tư và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đổi mới xây dựng kinh tế ở Việt Nam. Chính Phủ Việt Nam đã xây dựng chính sách đầu tư Nước ngoài theo mô hình: Thực hiện khuyến khích đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư Nước ngoài của Việt Nam.Với các biện pháp như thuế, chuyển đổi ngoại tệ, chính sách về lao động, quyền sở hữu đất đai,...Và đã được trình bày rõ ràng, cụ thể trong luật ĐTNN tại Việt Nam Bộ luật này được xây dựng trên cở sở các quan điểm của chính phủ Việt Nam về ĐTNN bao gồm những quan điểm sau: - Quan điểm về mục tiêu thu hút ĐTNN. Mục tiêu này là nhằm thu hút vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lí nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế của Quốc Gia về sức lao động và vị trí địa lí, tăng tích luỹ cho công nghiệp hoá,nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế...Trước mắt, giải quyết việc làm cho nghười lao động là mục tiêu hàng đầu.Đồng thời, nâng cao phúc lợi xã hội cho người lao động là mục tiêu lâu dài. - Quan điểm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà ĐTNN. Vấn đề cốt lõi trong chính sách hoạt động hợp tác ĐTQT, chi phối quan hệ về ĐTNN của Việt Nam là xử lí lợi ích của bên Việt Nam với bên Nước ngoài sao cho có lợi cho 2 bên.Với quan điểm bảo vệ lợi ích của nhà ĐTNN, luật ĐTNN tại Việt Nam qui định bên nước ngoài được hưởng những điều kiện ưu đãi về mặt lợi nhuận và bảo đảm an toàn đối với các quyền sở hữu chính đáng của họ cụ thể là: +Bảo đảm đối xử công bằng và thoả đáng đối với nhà ĐTNN +Vốn và tài sản thuộc quyền sở hữu của nhà ĐTNN không bị trưng dụng hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính. +Doanh nghiệp có VNN không bị quốc hữu hoá. +Cho phép người nước ngoài chuyển các khoản vốn, tiền, lợi nhuận thuộc sở hữu hợp pháp của họ . Việc qui định các loại thuế một cách hợp lí nhằm bảo đảm lợi ích của ta vừa bảo đảm lợi ích của nhà ĐTNN có tính đến các mức thuế được ban hành ở khu vực Đông Nam á-Thái Bình Dương. Các nhà ĐTNN được quyền chủ động chọn cơ quan trọng tài Việt Nam hay Quốc Tế để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ trong trường hợp xảy ra tranh chấp. - Quan điểm về khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam. Để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho việc thu hút vốn ĐTNN, Việt Nam phải xây dựng một hệ thống chính sách mở cửa cùng với hệ chính sách đối nội thông thoáng,hấp dẫn nhằm khuyến khích các nhà ĐTNN vào kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Việc tiếp tục bổ xung và hoàn thiện luật pháp chính sách về hợp tác đầu tư, hải quan, xuất nhập cảnh, ngoại hối, tỉ giá hối đoái;...làm cho hệ thống luật pháp đủ sức hấp dẫn với nhà ĐTNN đồng thời cho phép và tạo điều kiện để Việt Nam có thể ra Nước ngoài tìm hiểu và ngiên cứu thị trường. - Quan điểm về bảo vệ quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của nhà ĐTNN. Luật ĐTNN tại Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm này và đang cố gắng tạo mọi điều kiện cho các DNCVĐTNN hoạt động tự chủ nhất. Luật qui định các bên hợp tác ĐT có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình . Qui định này phù hợp với cơ chế "mở cửa" thích hợp với sản xuất kinh doanh trong nước cũng như nước ngoài. - Quan điểm giữ vững chủ quyền và bản sắc dân tộc đồng thời bảo vệ lợi ích Quốc Gia trong quan hệ hài hoà với lợi ích các bên có liên quan. Các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và ĐTNN nói riêng chỉ có thể phát triển tốt và thực sự có hiệu quả trên cơ sở nước sở tại giữ vững được chủ quyền bản sắc dân tộc. Muốn vậy các nhà ĐTNN vào làm ăn ở nước ta phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp của Việt Nam .Để thực hiện quan điểm này, trong quá trình hợp tác đầu tư đòi hỏi chúng ta cương quyết về nguyên tắc, không để sơ hở, không để họ lợi dụng ta nhưng về sách lược và biện pháp phải linh hoạt, mềm dẻo,coi trọng cả kinh tế lẫn chính trị, lợi ích riêng, lợi ích chung, bảo đảm thông thoáng và hấp dẫn đối với nhà ĐTNN. - Quan điểm đa phương hoá quan hệ đối tác, đa dạng hoá hình thức đầu tư, triệt để khai thác thế mạnh của cả nước, của khu vực và các đối tác đầu tư để phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Mỗi chủ thể kinh tế quốc tế đều có thế mạnh riêng, để khai thác có hiệu quả thế mạnh của đối tác thì nước sở tại phải đa phương hoá quan hệ đối tác và đa dạng hoá hình thức đầu tư. Quan điểm này được thể hiện khá rõ nét qua việc thiết lập quan hệ kinh tế nói chung, quan hệ đầu tư nói riêng với nhiều cực, nhiều trung tâm kinh tế, nhiều đối tác, không phân biệt ý thức hệ và thể chế chính trị nhằm thu hút được nhiều vốn đầu tư, mở rộng thị trường và bạn hàng ba. d. Tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam. Như đã trình bày, FDI tác động tới cả nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư. Việt Nam là một nước tiếp nhận đầu tư của Nhật Bản. Do đó, FDI của Nhật Bản sẽ có tác động tới nền kinh tế của Việt Nam: - Khắc phục tình trạng thiếu vốn của Việt Nam để phát triển kinh tế . Cuối thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90, Việt Nam thực hiện mở cửa nền kinh tế với xuất phát điểm rất thấp. Việt Nam là một nước nghèo và lạc hậu, lại phải đương đầu với sự khan hiếm các yếu tố cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế như vốn, công nghệ, kiến thức quản lí và kinh doanh. Để đạt được sự tăng trưởng cao và ổn định, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, Việt Nam phải tiến hành CNH. Hai yếu tố có vai trò quyết định đến quá trình CNH là vốn và công nghệ. Trong khi nguồn vốn trong nước còn hạn chế thì phải tìm kiếm sự bổ xung nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng. Một trong những đặc điểm cơ bản của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng là thiếu ngoại tệ, tỉ lệ tiết kiệm nội địa thấp. Mặt khác quá trình tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chậm, không đáng kể cho yêu cầu CNH. Trong hoàn cảnh đó nguồn vốn FDI đặc biệt là nguồn vốn FDI của Nhật Bản là nguồn vốn hết sức quan trọng để phát triển kinh tế "Tổng số FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2000 lên tới 5098 triệu đô la trong đó vốn thực hiện là 3908 triệu đô la, tỉ lệ 38%" . Ngày nay dưới tác động của quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá, Việt Nam đã lợi dụng được quá trình này để thu hút thêm nguồn vốn từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn từ Nhật Bản. - Góp phần CGCN tiên tiến và kinh nghiệm quản lí của Nhật Bản vào Việt Nam. Nguồn vốn FDI, do tính đặc thù của nó là quyền sử dụng gắn liền với quyền sở hữu; do vậy để đảm bảo hiệu quả cho nguồn vốn đầu tư, các nhà đầu tư Nước ngoài thường CGCN tương đối tiên tiến sang các nước tiếp nhận FDI. Đứng về lợi ích lâu dài, đây chính là lợi ích căn bản nhất đối với các nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư. Thực tiễn cho thấy các nước thu hút nguồn vốn FDI đã cải thiện đáng kể công nghệ sản xuất ở nước mình.Thông qua FDI, công nghệ sản xuất ô tô, xe máy, hàng điện tử và sản xuất các mặt hàng khác của Nhật Bản đã được chuyển đến Việt Nam nói riêng và châu á nói chung. Qúa trình hình thành các mạng lưới giữa Nhật Bản và Việt Nam trên cơ sở phân công lao động quốc tế tạo ra sự bùng nổ lẫn nhau về phụ tùng, nguyên liệu, xu hướng thành lập cơ sở sản xuất lắp ráp và chế tạo ở Việt Nam. Khi các công ty Nhật Bản được bố trí ở Nước ngoài thì đồng thời Nhật Bản cũng đã CGCN và kiến thức quản lí tới các nước đó dưới hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài. Việc CGCN từ Nhật Bản đến Việt Nam, một mặt có nguyên nhân từ trong quá trình đầu tư; mặt khác khi Nhật Bản chuyển lên công nghệ kĩ thuật mới buộc Nhật Bản và các nước có nền kinh tế phát triển khác phải chuyển nhượng những công nghệ kĩ thuật truyền thống đến các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Thông qua FDI, công nghệ tương đối hiện đại của Nhật Bản, cùng với phương pháp quản lí tiên tiến và nghiệp vụ marketing năng động và hiệu quả đã tạo ra những bước nhảy vọt trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. - Thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh. Vào cuối thập kỉ 80, nền kinh tế Việt Nam còn kém phát triển, thế nhưng từ đầu những năm 90 cho đến nay, các quốc gia trên Thế Giới đang rất quan tâm theo dõi tới Việt Nam.Bởi vì, tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng khâm phục mà nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở Việt Nam từ năm 1990 cho đến năm 1995 là 9,5% và từ năm 1997 đến năm 2000 là 8,9% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính tiền tệ Đông Nam á nên tốc độ này đã xuống thấp, nhưng không vì thế mà phủ nhận thành tựu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Do đâu mà Việt Nam đạt được tỉ lệ tăng trưởng cao như vậy? Câu trả lời là do nhiều nhân tố, nhưng một trong những nhân tố có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng là FDI đặc biệt là đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản. - Nâng cao năng lực xuất khẩu và giải quyết công ăn việc làm. FDI là một hướng cơ bản góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó có ngoại tệ để nhập khẩu máy móc công nghệ tiên tiến đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH đất nước. Đồng thời cũng giúp Việt Nam giải quyết được công ăn việc làm. Hiện nay, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản chiếm 37% trong tổng số lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nước ngoài. 2.Chính sách đầu tư trực tiếp của Nhật Bản. Như đã trình bày, FDI được thực hiện chủ yếu bởi các nước phát triển mà Nhật Bản là một trong những nước đó. Chính sách FDI của Nhật Bản là nhằm giải quyết mâu thuẫn với các bạn hàng và hoà nhập quốc tế.Cụ thể là đối với các nước đang phát triển là khai thác những lợi thế so sánh trong sản xuất, hình thành sự phân công lao động quốc tế theo chiều ngang; đối với các nước phát triển là việc duy trì thị trường nhằm đối phó với các chính sách bảo hộ của những nước này. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản bắt đầu từ sau chiến tranh Thế Giới lần thứ hai vào năm 1951. Tới năm tài chính 1988, tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản lên tới 186 tỉ đô la.Đầu tư Nước ngoài lên tới đỉnh cao vào năm 1973, sau đó giảm dần do cơn sốt dầu lửa và tăng trở lại vào những năm 1980, mức trung bình hàng năm của những năm nay là khoảng 2500 triệu đô la trường hợp đầu tư với tổng số vốn gần 8 tỉ đô la. Đầu tư đã tăng lên đột ngột sau khi đồng yên tăng giá, bắt đầu từ hiệp định PLAZA vào năm 1985.Trong những năm tiếp theo,FDI của Nhật Bản tiếp tục tăng mạnh.Việc tăng đột ngột trong FDI của Nhật Bản bắt nguồn từ việc đồng yên lên giá cùng với nó là giá đất tăng làm cho chi phí ở Nhật Bản trở nên cao nhất trên Thế Giới. Do sức cạnh tranh của nhiều hàng hoá Nhật Bản đã suy yếu các công ty đã tìm kiếm địa điểm sản xuất ở nước ngoài. Những xung đột về buôn bán cũng làm cho các công ty của Nhật Bản tăng vốn FDI ở các thị trường nước ngoài đặc biệt là Mỹ và EU. FDI sẽ tạo cho các công ty Nhật Bản mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế, thông qua việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo, lắp ráp ở Việt Nam dẫn đến những sản phẩm của họ sẽ được biết đến và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.Đồng thời là sự giảm chi phí sản xuất,rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư thu lợi nhuận cao do sự lợi dụng chênh lệch về điều kiện giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất ở Việt Nam so với Nhật Bản. Trước hết đó là chi phí về lao động. Tiền lương của người lao động Nhật Bản gấp 18 lần lương của người lao động Việt Nam. Thứ hai, là chi phí về nguyên, nhiên liệu có giá rẻ hơn lại không mất thêm những chi phí khác kèm theo bao gồm chi phí về vận chuyển, thúê, các chi phí khác có liên quan. Tiếp đó là các chi phí như quảng cáo, tiếp thị... Bên cạnh đó, FDI giúp các chủ đầu tư Nhật Bản đổi mới cơ cấu sản xuất , áp dụng công nghệ mới nâng cao năng lực cạnh tranh. FDI sẽ giúp các công ty Nhật Bản chuyển những máy móc, công nghệ lạc hậu so với trình độ chung của Thế Giới sang Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đổi mới thiết bị công nghệ, kéo dài chu kì sống của sản phẩm ở thị trường mới. chương ii đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam I. Tình hình chung quan hệ đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam 1. Từ năm 1989 đến năm 1997. Trong quan hệ kinh tế Việt Nam và Nhật Bản, FDI từ Nhật Bản sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 1989. Năm 1989, Nhật Bản có 4 dự án mang tính thăm dò, khảo sát trong các nghành chế biến, cơ khí, khách sạn. Đến năm 1990 chỉ mới có 1 dự án đầu tư với số vốn là 1 triệu đô la. Chín tháng đầu năm 1994 các công ty Nhật Bản có 21 dự án với tổng số vốn đầu tư 162 triệu đôla, tăng 107% so với năm 1989. So với các đối tác khác Nhật Bản là người đầu tư vào sau Việt Nam.Đến năm 1994, Nhật Bản là nước đứng thứ 5 trong số các nước chủ yếu đầu tư vào Việt Nam sau Đài loan, Hồng kông, Sinhgapo, Hàn Quốc. Một quan chức thuộc UBNN về hợp tác đầu tư ( SCCI) viết:" Trong số các bạn hàng nước ngoài, Nhật Bản là nước tương đối chậm chạp trong đầu tư ở Việt Nam, mức tăng đầu tư không cao, vừa đầu tư vừa nghe ngóng, chờ thời". So với đầu tư của Nhật Bản ở các nước đang phát triển khác ở châu á thì số lượng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là quá nhỏ. Đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam cũng tăng chậm so với đầu tư của Mĩ, mặc dù" các công ty Mỹ là người đến dự tiệc sau", vì đến tháng 2-1994 chính quyền Mỹ mới bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam . Chỉ sau tháng 3-1994 đến tháng 3-1995, đầu tư của Mỹ ở Việt Nam đã lên tới con số 517 triệu đôla, đứng thứ 8 trong thứ tự các nước đầu tư ở Việt Nam từ năm 1988, sau Đài loan với tổng số vốn đầu tư là 2,47 tỉ đô la, tiếp theo là Hồng kông với 2,02 tỉ đô la, Xinhgapo với 1,21 tỉ đô la,Hàn quốc1,07tỉ đô la, Nhật 949 triệu đô la, úC 678 triệu đô la, Malaixia 618 triệu đô la. Như vậy, các công ty Mĩ đã tiến nhanh trong danh sách các nhà ĐTNN ở Việt Nam. Nguyên nhân giải thích tại sao các công ty Nhật Bản chậm chạp đầu tư vào Việt Nam tất nhiên không phải do Nhật Bản không đủ mạnh về kinh tế. Cả Nhật Bản và Mỹ đều là những siêu cường kinh tế trên Thế Giới. Lí do chính cũng không phải do môi trường đầu tư của Việt Nam kém hiệu phát triển, vì với tình trạng môi trường đầu tư như vậy nhưng các nhà đầu tư đến từ Đài loan, Hồng kông, ..., đã đến đầu tư nhanh và nhiều hơn các công ty Nhật Bản.Vậy đằng sau các công ty Nhật Bản có nguyên nhân gì? Tiến sĩ TOSHIHIKO KINOSHITA, giám đốc điều hành viện ngiên cứu phát triển và ĐTQT Ngân hàng xuất nhập khẩu Nhật Bản, đã dựa trên những cơ sở điều tra của ngân hàng và nêu ra những mối quan tâm chủ yếu của công ty Nhật Bản như sau:"Thứ nhất là chi phí lao động, đất đai, nguyên liệu thô và năng lượng. Thứ hai là qui mô của thị trường địa phương hoặc thị trường khu vực. Thứ ba, là những trở ngại về vật chất, địa lí, và những trở ngại do con người tạo ra, trong đó có chính sách Công Ngiệp là cái quyết định những điều kiện trên đây. Nói một cách đơn giản là: Thứ nhất, nơi có yếu tố chi phí sản xuất thấp, có sự tập trung tương đối của các ngành công ngiệp mà khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào sẵn có với chi phí thấp. Thứ hai, trên các thị trường lớn hoặc đang mở rộng với tốc độ nhanh chóng, các công ty thiết lập được mạng lưới bán hàng, các cơ sở sản xuất khẳng định được khả năng cạnh tranh của họ. Trong một số trường hợp nhất định, việc đầu tư được thực hiện ở một địa điểm đặc biệt trong đó có sự hấp dẫn trên cả hai phương diện: chi fí và qui mô thị trường.Có thể thấy rằng các công ty Nhật Bản trong việc đưa ra quyết định theo hướng đa quốc gia hoá không khác gì so với các công ty Mỹ và Tây âu. Tuy nhiên, Nhật Bản có lợi thế về mặt địa lí ở Châu á, các công ty Nhật Bản có xu hướng ra quyết định đầu tư trên cơ sở, của tầm nhìn dài hạn, đầu tư của Nhật Bản tập trung các ngành chế tạo hơn là các ngành dịch vụ đặc biệt các công ty Nhật Bản rất cọi trọng trong việc kiểm tra chất lượng và tỉ giá trao đổi của đồng yên so với đồng đô la tăng lên một cách đột ngột và tăng mạnh đó là những đặc điểm đã chi fối phần lớn cách ứng xử của các công ty Nhật khi họ quyết định đầu tư vào đâu, hoặc CGCN như thế nào, cách làm này đã tạo ra những khác biệt quan trọng giữa các công ty Nhật Bản và các công ty đa quốc gia đóng tại Mỹ và Châu Âu. Tuy nhiên, mức đầu tư của Nhật Bản qua các năm đều tăng và luôn đứng vào nhóm các quốc gia có lượng vốn đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Theo số liệu của vụ quản lí Bộ KH - ĐT cho đến tháng 12-1997 số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là 262 với số vốn 3445,7 triệu đô la, vốn thực hiện là 1467,3 triệu đô la, doanh thu là 1201,9 triệu đô la và thu hút 20213 lao động. 2.Từ năm 1997- đến nay. Điều đáng chú ý là, Đầu Tư của Nhật Bản từ năm 1997 trở lại đây có xu hướng giảm sút với tốc độ khá nhanh. Cho đến năm 1997 Nhật Bản có 215 dự án(đứng thứ 2) với số vốn gần 3,5 triệu đô la(đứng thứ 3). Bước sang năm 1998 Nhật Bản có 17 dự án( đứng) với số vốn 177,5 triệu đô la (đứng thứ 6). Bước sang năm 1999, tốc độ còn giảm mạnh hơn, năm tháng đầu năm chỉ đạt trên 30,7 triệu đô la và cho đến hết tháng 11 chỉ đạt 42 triệu đô la và đứng hàng thứ 9 trong các đối tác Đầu Tư vào Việt Nam. Sự suy giảm này gắn liền với sự khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á và cuộc suy thoái kinh tế của Nhật Bản. Mặt khác ,sự suy giảm đầu tư của nền kinh tế Nhật Bản vào Việt Nam trong hai năm qua không nên chỉ nhìn nhận từ bối cảnh quốc tế và sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản .Nguyên nhân chính của sự suy giảm đó còn cần được nhìn nhận từ phía Việt Nam. Chúng ta đã nhiều lần sửa đôỉ luật đầu tư,ban hành không ít chính sách hỗ trợ.Song trên thực tế môi trường kinh doanh của ta._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35061.doc
Tài liệu liên quan